BỘ
THƯƠNG MẠI
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------
|
Số:
0577/TM-DM
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2005
|
THÔNG BÁO
HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC TỔ CHỨC KIỂM TRA LIÊN NGÀNH NĂNG LỰC SẢN
XUẤT HÀNG MAY MẶC CỦA THƯƠNG NHÂN
- Căn cứ Thông tư liên tịch số
04/2004/TTLT/BTM/BCN ngày 28/7/2004 của Liên Bộ Thương mại - Bộ Công nghiệp hướng
dẫn việc giao và thực hiện hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa
Kỳ năm 2005;
- Căn cứ Thông tư liên tịch số 07/2005/TTLT/BTM/BCN ngày 1/4/2005 bổ sung Thông
tư Liên tịch số 04/2004/TTLT/BTM/BCN;
- Căn cứ Thông báo của Văn phòng Chính phủ số 84/TB-VPCP ngày 25/4/2005 ý kiến
kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải về việc đẩy mạnh phát triển sản
xuất công nghiệp góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
2005,
Bộ Thương mại hướng dẫn việc tổ
chức kiểm tra liên ngành năng lực sản xuất hàng may mặc của thương nhân với một
số cải cách thủ tục hành chính như sau:
1. Tổ chức bộ
máy Đoàn kiểm tra liên ngành:
- Sở Thương mại/Thương mại - Du
lịch (sau đây gọi tắt là Sở Thương mại) làm đầu mối, chủ trì, phối hợp với Sở
Công nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư thành lập Ban Kiểm tra liên ngành kiêm nhiệm,
trong đó mỗi cơ quan trên sẽ có ít nhất 02 thành viên (có thể thay thế nhau)
tham gia trong các Đoàn kiểm tra liên ngành; trừ trường hợp cụ thể Liên Bộ/Bộ
Công nghiệp giao Sở Công nghiệp hoặc Tổ giám sát hàng dệt may Liên Bộ chủ trì
thành lập/điều phối Đoàn Kiểm tra liên ngành.
- Đoàn Kiểm tra liên ngành được
thành lập trong số thành viên của Ban Kiểm tra liên ngành kiêm nhiệm. Trưởng
đoàn phải là lãnh đạo cấp phòng/ban trở lên của Sở Thương mại. Sở Thương mại ra
quyết định thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành cho từng thương nhân khi có văn bản
đề nghị của Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp hoặc của thương nhân.
- Tỉnh/thành phố nào đã có Tổ/Ban/Đoàn
kiểm tra liên ngành do Sở Thương mại chủ trì, có đại diện của Sở Công nghiệp và
Sở Kế hoạch và Đầu tư thì tiếp tục hoạt động nhưng phải áp dụng các nguyên tắc
và mẫu biểu kiểm tra của Thông báo này; đồng thời rà soát, điều chỉnh lại hoạt
động của đơn vị kiểm tra liên ngành này cho phù hợp với quy định mới.
2. Nguyên tắc
và nội dung kiểm tra
- Kiểm tra kịp thời, không báo
trước (thương nhân chỉ được báo trước nhiều nhất 2 giờ đồng hồ trước khi Đoàn đến),
trừ trường hợp thương nhân tự đề nghị kiểm tra.
- Trưởng Đoàn cùng các thành
viên khác trong Đoàn xác định năng lực sản xuất hàng may mặc của thương nhân và
cập nhật vào biên bản kiểm tra theo mẫu đính kèm.
- Công tác kiểm tra được tiến
hành theo đúng quy định, không được sách nhiễu, gây trở ngại cho sản xuất của
thương nhân.
- Khi làm việc với thương nhân,
Trưởng đoàn trao 01 bản chính Quyết định của Sở Thương mại về thành lập Đoàn kiểm
tra thương nhân đó.
- Yêu cầu thương nhân nghiêm chỉnh
chấp hành quy định kiểm tra, cử đại diện có thẩm quyền hợp tác với Đoàn ngay
khi nhận được thông báo qua điện thoại hoặc khi Đoàn đến cơ sở. Thương nhân phải
cung cấp toàn bộ hồ sơ về quản lý máy móc, thiết bị, lao động và đưa Đoàn kiểm
tra trực tiếp tại tất cả các kho, xưởng; ký xác nhận vào biên bản kiểm tra.
- Liên Bộ Thương mại - Bộ Công
nghiệp có thể đột xuất cử Đoàn Kiểm tra (do Tổ Giám sát chủ trì) để tái kiểm
tra những thương nhân nghi vấn hoặc cần thêm thông tin bổ sung.
3. Tổ chức
thực hiện công tác kiểm tra:
Khi có văn bản đề nghị của Bộ
Thương mại, Bộ Công nghiệp hoặc của thương nhân có nhu cầu được kiểm tra, Ban
Kiểm tra liên ngành nêu trên sẽ chủ động tổ chức Đoàn Kiểm tra liên ngành một
cách nhanh chóng trong số thành viên của Ban để đi kiểm tra kịp thời, gửi Biên
bản kiểm tra về Bộ Thương mại (01 bản chính cho Ban Điều hành Hạn ngạch Dệt may
và 01 bản chính cho Tổ Giám sát Liên Bộ chậm nhất 02 ngày làm việc sau khi kết
thúc công tác kiểm tra.
4. Thông báo này thay thế Thông báo số 0500/TM-DM do Bộ Thương
mại ban hành ngày 29/4/2005 "Hướng dẫn về việc tổ chức kiểm tra liên ngành
năng lực sản xuất hàng may mặc của thương nhân".
Nơi nhận:
- Các Sở TM/TM-DL,
- Bộ Công nghiệp,
- Hiệp hội DM VN,
- Vụ TMĐT (trang mạng)
- Tổ giám sát,
- Lưu VT, DM (02).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG
Lê Danh Vĩnh
|
Mẫu
UBND
tỉnh/thành phố ........
Sở Thương mại/TM-Du lịch
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------
|
Số:
..................
|
……….,
ngày…… tháng…… năm 2005
|
Kính
gửi:
|
Bộ Thương mại
(- Ban Điều hành Hạn ngạch Dệt
may
- Tổ Giám sát hàng dệt may
liên Bộ)
|
Thực hiện đề nghị của Bộ Thương
mại và/hoặc Bộ Công nghiệp tại công văn số ........, ngày ........ hoặc theo đề
nghị của <Thương nhân> tại công văn số ...... , ngày .... , Sở
Thương mại/Thương mại - Du lịch ra quyết định số ...... ngày..... thành lập
Đoàn và tiến hành kiểm tra năng lực sản xuất hàng may mặc của ....... và
gửi Bộ Thương mại (Ban Điều hành Hạn ngạch Dệt may và Tổ Giám sát hàng dệt may
liên Bộ) Biên bản kiểm tra năng lực sản xuất của Thương nhân như dưới đây./.
Nơi nhận:
- Như trên,
- Lưu VT, ...,
|
Sở
Thương mại/Thương mại Du lịch tỉnh/thành phố .......
(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Phần trên dành cho Sở Thương mại/Thương
mại - Du lịch gửi báo cáo Bộ Thương mại và Tổ Giám sát hàng dệt may liên Bộ
ĐOÀN
KIỂM TRA LIÊN NGÀNH
TỉnhThành phố: ................
-------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------
|
BIÊN BẢN
Kiểm tra năng lực sản xuất hàng may mặc
<tên
thương nhân .......................................................>
Hôm nay, vào hồi .....h ngày
....tháng......năm......, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm:
+ Ông/Bà
........................, đại diện Sở Thương mại/Thương mại - Du lịch.......,
Trưởng đoàn,
+ Ông/Bà
.........................., <chức vụ>, đại diện Sở Công nghiệp......,
thành viên Đoàn.
+ Ông/Bà ..........................,
<chức vụ>, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư......, thành viên Đoàn.
Trên cơ sở không báo trước/báo
trước tối đa 2 giờ đồng hồ trước khi đến/theo đề nghị của thương nhân, Đoàn đã
đến kiểm tra Cơ sở sản xuất của ........................., tại <địa chỉ cơ sở
sản xuất>:
+ Cơ sở sản xuất của thương nhân
không tồn tại:
+ Cơ sở sản xuất của thương nhân
đóng cửa, đã liên lạc với thương nhân nhưng không được:
+ Cơ sở sản xuất đang hoạt động,
nhưng thương nhân từ chối tiếp Đoàn:
+ Đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản
xuất của thương nhân:
cụ thể như sau:
I. Đoàn đã yêu cầu thương
nhân cung cấp thông tin về cơ cấu vốn sở hữu của doanh nghiệp; các hồ sơ, chứng
từ về máy móc, thiết bị, lao động
Đoàn đã trao cho thương nhân Quyết
định số ...... ngày..... của Sở Thương mại/Thương mại - Du lịch về việc thành lập
Đoàn.
1. Thương nhân đã đầu tư trang
thiết bị may với tổng số vốn là ............ tỷ VNĐ (hoặc triệu USD).
2. Loại hình doanh nghiệp, cơ cấu
sở hữu:
- Doanh nghiệp nhà nước:
- Doanh nghiệp dân doanh:
- Công ty có vốn đầu tư nước
ngoài:
+ Liên doanh:
Trong đó,
- Chủ sở hữu chính là
.............................chiếm ...........% vốn sở hữu,
- Các cổ đông khác .......
.............. ......................... ..... ........% vốn sở hữu.
+ Công ty 100% vốn nước ngoài:
- Công ty cổ phần:
Trong đó,
- Chủ sở hữu chính là
..........................chiếm ...........% vốn sở hữu,
- Các cổ đông khác .......
.......................................................% vốn sở hữu.
- Loại hình doanh nghiệp khác .............
Chủ sở hữu của doanh nghiệp trên
có sở hữu cổ phần trong doanh nghiệp dệt may
khác:
Có:
Không:
Nếu có, là : ...........<nêu
tên, địa chỉ đầy đủ của doanh nghiệp đó> ................................
...........................................................................................................................................
3. Về hồ sơ, thiết bị:
- Thương nhân có cung cấp đầy đủ:
- Thương nhân cung cấp chưa đầy
đủ:
- Không có hồ sơ để cung cấp cho
Đoàn:
<Đoàn yêu cầu cung cấp các hồ
sơ, chứng từ, các văn bản liên quan đến việc đầu tư thiết bị sản xuất hàng may
mặc, và các máy móc thiết bị hiện có tại các kho xưởng; sử dụng những tài liệu
này để đối chiếu khi đi kiểm tra trực tiếp tại các kho xưởng>:
- Thiết bị mua trong nước có hoá
đơn tài chính:
- Thiết bị nhập khẩu có tờ khai
hải quan:
- Thiết bị thuê mua tài chính:
- Thiết bị thuê của công ty khác
(không phải do thuê mua
tài chính):
Tên, địa chỉ, điện thoại và tên
lãnh đạo công ty cho thuê :.....................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
4. Về lao động của Công ty:
Số lao động hiện tại trong hồ sơ
nhân sự :................ , trong đó,
Số lao động ký Hợp đồng dài hạn
(từ 1 năm trở lên): .................. (viết bằng chữ).
II. Đoàn xuống xưởng để xác định
năng lực sản xuất của thương nhân, cụ thể như sau:
1. Tình hình nhà xưởng <nêu số
nhà xưởng, tổng diện tích của các nhà xưởng khoảng .....m2 >
2. Số lao động hiện có tại thời
điểm kiểm tra <nêu số lượng lao động đang làm việc tại từng nhà xưởng>
3. Năng lực máy móc, thiết bị:
* Tổng số lượng thiết bị thực tế
được xác định tại các nhà, xưởng như sau:
STT
|
Loại
thiết bị
|
Số
lượng thiết bị
|
Số,
ngày, Hoá đơn tài chính, tờ khai Hải quan nhập khẩu
|
Đang
sản xuất
|
Đã
lắp đặt, c.bị đưa vào sản xuất
|
1
|
Máy may thẳng
|
|
|
<Liệt kê số, ngày hoá đơn
tài chính/tờ khai Hải quan nhập khẩu cho những lô máy chính trong số những
máy móc nêu bên>
Ví dụ:
+ Hoá đơn số .... ngày ....
cho 50 máy may thẳng, 30 máy vắt sổ
+ Hoá đơn số .... ngày ....
cho 100 máy may 2 kim, 70 máy may thẳng ....
|
2
|
Máy chuyên dùng
|
|
2.1
|
Vắt sổ
|
|
|
2.2
|
Máy 2 kim
|
|
|
2.3
|
Máy thùa khuyết
|
|
|
2.4
|
Máy vắt gấu
|
|
|
2.5
|
Loại khác
|
|
|
3
|
Máy cắt
|
|
|
4
|
Máy là hơi
|
|
|
5
|
Thiết bị khác (nếu có thì ghi
rõ loại gì)
|
|
- Tổng số thiết bị không tính
thiết bị khác (mục 5): ................... chiếc
- Tổng số thiết bị tính cả thiết
bị khác: ................... chiếc, (viết bằng chữ
.........................
.............................................................................................................................................
- Số dây chuyền sản xuất: ...................
dây chuyền
- Đánh giá chung về tình trạng
thiết bị: ................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
- Số thiết bị này có thể dùng để
sản xuất đợc các chủng loại sản phẩm (Cat.):
<đề nghị nêu các Cat. như
338/339, 347/348, 647/648.......>
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
4. Kiến nghị của thương nhân:
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Đoàn kiểm tra liên ngành đã kết
thúc công tác kiểm tra vào hồi .....h ngày .............. 200...
Đại
diện thương nhân
(chức vụ, ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu)
|
Trưởng
Đoàn kiểm tra liên ngành
(chức vụ, ký và ghi rõ họ tên)
|
Chữ
ký của các thành viên trong Đoàn kiểm tra:
<ký và ghi rõ họ tên từng thành viên>
Ghi chú:
Biên bản này được lập trực tiếp
trong quá trình kiểm tra và sao thêm 03 bản. Đại diện thương nhân, Trưởng đoàn
Kiểm tra và các thành viên trong Đoàn ký và lấy dấu của thương nhân. Trưởng
đoàn giao ngay cho thương nhân 01 bản chính; 03 bản đưa về Sở Thương mại/Thương
mại - Du lịch để người có thẩm quyền ký, đóng dấu (trường hợp Trưởng đoàn có thẩm
quyền ký đóng dấu thì Trưởng đoàn có thể ký đóng dấu cả vào phần gửi Bộ
Thương mại), lưu tại Sở Thương mại/T hương mại Du lịch 01 bản gốc và 02 bản
chính gửi về Bộ Thương mại bằng 01 phong bì công văn (Ban Điều hành hạn ngạch dệt
may và Tổ Giám sát hàng dệt may liên Bộ).
Phần trên dành cho Đoàn Kiểm tra
liên ngành cập nhật tại cơ sở sản xuất của thương nhân