BỘ NGOẠI
GIAO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 05/2024/TB-LPQT
|
Hà Nội,
ngày 09 tháng 01 năm 2024
|
THÔNG
BÁO
VỀ
VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều
56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng
thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính
phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, ký tại Hà Nội ngày
06 tháng 01 năm 2024, có hiệu lực từ ngày 06 tháng 01 năm 2024.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Bản
ghi nhớ theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
|
TL. BỘ
TRƯỞNG
KT.
VỤ TRƯỞNG
VỤ
LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ
VỤ TRƯỞNG
Nguyễn
Lương Ngọc
|
BẢN GHI
NHỚ
VỀ
PHÁT TRIỂN VÀ KẾT NỐI HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI BIÊN GIỚI GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và Chính
phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (dưới đây gọi tắt là “hai
Bên” và gọi riêng là “Bên”);
Nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị vĩ đại,
đoàn kết đặc biệt, hợp
tác toàn diện, phát triển bền vững,
thúc đẩy thương mại biên giới giữa hai nước, trên cơ sở bình đẳng và
cùng có lợi,
Hai Bên nhất trí ký kết Bản ghi nhớ
này với những nội dung như sau:
Điều
1
Định
nghĩa
Trong Bản ghi nhớ này, một số thuật ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Hạ tầng thương mại biên giới bao gồm
chợ biên giới, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm,
trung tâm logistics, kho hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm trong khu vực
các xã, phường,
thị trấn đối với Việt Nam, các bản đối với Lào, có một phần địa giới hành chính
trùng với đường biên giới quốc
gia giữa hai nước Việt Nam - Lào (quy định tại Hiệp định về quy chế
quản lý biên giới và cửa khẩu biên
giới trên đất liền Việt Nam - Lào năm 2016).
2. Thương nhân bao gồm các tổ chức
kinh tế được thành
lập hợp pháp, cá nhân và hộ kinh
doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh
doanh theo quy định pháp luật mỗi nước.
3. Các tỉnh biên giới trong Bản
ghi nhớ này bao gồm:
a) Phía Việt Nam: Điện Biên, Sơn La,
Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Kon Tum.
b) Phía Lào: Phông Sa Lỳ,
Luông Pha Băng, Hủa Phăn,
Xiêng Khoảng, Bo Ly Khăm Xay, Khăm Muồn, Sạ Vẳn Nạ Khẹt, Sả Lạ Văn,
Xê Kông, Ắt Tạ Pư.
Điều
2
Mục
tiêu
Thiết lập và tăng cường sự hợp tác giữa
Việt Nam và Lào về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới, trên cơ sở bình đẳng và cùng
có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia, phù hợp với luật pháp quốc gia của mỗi Bên và điều ước quốc
tế mà mỗi Bên là thành viên.
Điều
3
Nội
dung hợp tác
1. Trao đổi thông tin về
tình hình xây dựng và
phát triển hạ tầng thương mại biên giới của mỗi Bên;
2. Hỗ trợ xây dựng và phát triển hạ tầng
thương mại biên giới hai Bên;
3. Khuyến khích thương nhân Việt Nam
và Lào đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại tại khu vực biên giới;
4. Trao đổi kinh nghiệm về khuôn khổ
pháp lý, kế hoạch
xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại biên giới;
5. Hợp tác phát triển và đào tạo nguồn
nhân lực cho các cơ quan quản lý nhà nước và thương nhân của hai Bên trong lĩnh
vực phát triển hạ tầng thương mại biên giới;
6. Phối hợp tổ chức các hoạt động xúc
tiến thương mại và đầu tư nhằm phát triển hạ tầng thương mại tại khu vực biên
giới Việt Nam - Lào; và
7. Các nội dung hợp tác khác do hai
Bên cùng thống nhất.
Điều
4
Kinh
phí
1. Việc bố trí nguồn tài chính để thực hiện các nội dung hợp
tác trong khuôn khổ của Bản ghi nhớ sẽ được hai Bên thống nhất trong
từng trường hợp cụ thể trên cơ sở ưu tiên về phát triển và kết nối hạ tầng
thương mại biên giới phù hợp với quy
định và pháp luật của mỗi nước.
2. Mỗi Bên xem xét bố trí nguồn kinh phí
cho từng dự án cụ thể phù hợp với khả năng bố trí nguồn vốn và nguồn lực của mỗi
Bên.
Điều
5
Thúc
đẩy phát triển hạ tầng thương mại biên giới
1. Hai Bên tiến hành khảo sát chung hạ
tầng thương mại biên giới và thống nhất lập danh mục hạ tầng thương mại biên giới
cần ưu tiên đầu tư xây dựng trên cơ sở phù hợp với quy hoạch của mỗi Bên.
2. Hai Bên thống nhất lựa chọn và ưu
tiên bố trí nguồn kinh phí để xây dựng ít nhất một (01 ) loại hình hạ tầng thương mại biên giới
thuộc danh mục hạ tầng thương mại biên giới quy định tại khoản 1 của Điều này.
3. Căn cứ danh mục hạ tầng thương mại
biên giới, các tỉnh biên giới hai Bên Việt Nam và Lào ưu tiên, khuyến
khích và thu hút đầu tư phát triển hạ tầng thương mại biên giới phù hợp với nhu
cầu thực tế và mục tiêu của Bản ghi
nhớ.
Điều
6
Tổ
chức thực hiện
1. Hai Bên giao cho Bộ Công Thương nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Công Thương nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào là cơ quan đầu mối của hai
Bên phối hợp với các Bộ, ngành và các tỉnh biên giới của hai Bên thực hiện Bản
ghi nhớ.
2. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
chính quyền các tỉnh biên giới tương ứng của mỗi Bên có trách nhiệm
kiểm tra, giám sát, đánh giá và ký kết các văn bản hợp tác trong khuôn khổ Bản ghi nhớ sau
khi có ý kiến đồng
ý của các Bộ, ngành liên quan của mỗi Bên.
Điều
7
Giải
quyết tranh chấp
1. Mọi sự khác biệt hoặc tranh chấp
liên quan tới giải thích hoặc thực hiện Bản ghi nhớ sẽ được giải quyết trên cơ sở
tham vấn hoặc đàm phán giữa
hai Bên.
2. Mọi yêu cầu tham vấn phải được lập
thành văn bản bằng tiếng Việt
hoặc tiếng Lào hoặc
tiếng Anh gửi thông qua các cơ quan đầu mối quy định tại khoản 1 Điều
6 của Bản ghi nhớ.
Điều
8
Rà
soát, sửa đổi, bổ sung
1. Trong thời hạn Bản ghi nhớ có hiệu lực,
nếu một trong hai Bên muốn rà soát, sửa
đổi hoặc bổ sung toàn bộ hay một phần nội dung các điều khoản đã ký kết thì phải
có đề nghị bằng văn bản với
bên còn lại.
2. Trong vòng 03 (ba) tháng, kể từ khi
nhận được đề nghị của một Bên về việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, Bên còn lại phải
trả lời chính thức bằng văn bản.
3. Những rà soát, sửa đổi, bổ sung có
hiệu lực từ ngày được hai Bên
thỏa thuận. Các điều khoản đã được hai Bên nhất trí sửa đổi, bổ sung là bộ phận
cấu thành không tách rời của Bản ghi nhớ.
Điều
9
Hiệu
lực
1. Bản ghi nhớ có hiệu lực
kể từ ngày ký và có hiệu lực trong vòng 03 (ba) năm.
2. Trong vòng 03 (ba) tháng trước khi
Bản ghi nhớ hết hiệu lực, nếu không Bên nào thông báo bằng văn bản
cho Bên kia về việc chấm dứt hiệu lực của Bản ghi nhớ, thì Bản ghi nhớ sẽ tự động kéo
dài thêm ba (03) năm và sẽ tiếp tục được gia hạn
theo thể thức đó.
3. Trong trường hợp Bản ghi nhớ hết hiệu lực,
các điều khoản của Bản ghi nhớ vẫn được áp dụng cho các dự án và các hoạt động
liên quan đang diễn ra
được ký kết bởi 2 Bên theo
Bản ghi nhớ cho
đến khi các dự án và hoạt động đó
được hoàn
thành.
4. Bản ghi nhớ sẽ không ảnh hưởng tới
quyền và nghĩa vụ của hai Bên ký kết được quy định tại các điều ước quốc tế
khác có liên quan mà mỗi Bên là
thành viên.
ĐỂ LÀM BẰNG, những người ký tên dưới đây đã được Chính phủ
hai Bên ủy quyền ký Bản ghi nhớ.
Bản ghi nhớ ký tại Hà Nội, ngày 06 tháng
01 năm 2024, thành hai (02) bản chính, mỗi bản bằng tiếng Việt, tiếng Lào và tiếng Anh,
các bản có giá trị pháp lý như nhau. Trong trường hợp có sự giải
thích khác nhau, bản tiếng Anh được dùng làm
cơ sở./.
THAY MẶT
CHÍNH PHỦ
NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
NGUYỄN HỒNG DIÊN
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
|
THAY MẶT
CHÍNH PHỦ
NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN
DÂN LÀO
MALAITHONG
KOMMASITH
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
|