Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 962/QĐ-UBND 2023 Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường Hồ Chí Minh

Số hiệu: 962/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh Người ký: Phan Văn Mãi
Ngày ban hành: 21/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 962/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 3 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU, CÁC MẶT HÀNG PHỤC VỤ HỌC TẬP NĂM 2023 - TẾT GIÁP THÌN NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023;

Căn cứ Quyết định số 4556/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế triển khai Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 200/QĐ-UBND ngày 18 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố về giao nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1285/TTr-SCT ngày 14 tháng 3 năm 2023 về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, các mặt hàng phục vụ học tập năm 2023 - Tết Giáp Thìn năm 2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, các mặt hàng phục vụ học tập năm 2023 - Tết Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Giao Sở Công Thương là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở: Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Sở Y tế, Sở Du lịch; Trưởng các Ban: Ban Quản lý An toàn thực phẩm, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, các mặt hàng phục vụ học tập năm 2023 - Tết Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Công Thương; Bộ Tài chính;
- Bộ Y tế; Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ VH, TT và DL;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND/TP;
- UBMTTQVN TP.HCM
- TTUB: CT, các PCT;
- Văn phòng Thành ủy;
- Thành Đoàn;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ TP;
- VPUB: các PCVP;
- Phòng Kinh tế;
- Lưu: VT, (KT/Tuyet).

CHỦ TỊCH




Phan Văn Mãi

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU, CÁC MẶT HÀNG PHỤC VỤ HỌC TẬP NĂM 2023 - TẾT GIÁP THÌN NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số 962/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

- Chương trình Bình ổn thị trường năm 2023 - Tết Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Chương trình) nhằm chủ động, đảm bảo cung - cầu hàng hóa, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu; sẵn sàng ứng phó những tình huống cấp bách, nhất là khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh.

- Chương trình gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Chương trình triển khai thực hiện theo hướng xã hội hóa, gắn kết và khai thác tối đa tiềm năng các nguồn lực xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Thành phố.

- Hàng hóa trong Chương trình là sản phẩm được sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn về chất lượng, giá cả phù hợp; có nguồn cung dồi dào, ổn định, đảm bảo cân đối cung cầu và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thành phố, kể cả trong trường hợp xảy ra biến động thị trường.

- Chương trình thực hiện kết nối doanh nghiệp với ngân hàng, tổ chức tín dụng để vay vốn nhằm thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường; khuyến khích doanh nghiệp tăng cường mở rộng đầu tư, hợp tác với đối tác phù hợp tại các tỉnh, Thành phố để đầu tư vùng nguyên liệu, phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng người dân Thành phố và mở rộng thị trường.

- Chương trình thúc đẩy phát triển mạng lưới và đa dạng hóa loại hình điểm bán nhằm đảm bảo hàng hóa bình ổn thị trường được phân phối rộng khắp đến người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng; chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, khu chế xuất - khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực quận ven - huyện ngoại thành trên địa bàn Thành phố; đẩy mạnh cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến các bếp ăn tập thể, bệnh viện, trường học, xí nghiệp đông công nhân...

- Chương trình thực hiện kết nối các hợp tác xã với các đơn vị phân phối, các khách hàng có nhu cầu nhằm góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và cung ứng hàng hóa ngày càng dồi dào, phong phú cho thị trường Thành phố.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Mặt hàng, lượng hàng tham gia Chương trình

1.1. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu

- Nhóm hàng: 11 nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu gồm: lương thực (gạo, lương thực chế biến khô, bột...); đường RE, RS; dầu ăn; thịt gia súc; thịt gia cầm; trứng gia cầm; thực phẩm chế biến; rau củ quả; thủy hải sản; gia vị; sữa.

- Lượng hàng:

+ Các tháng thường, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 23% đến 31% nhu cầu thị trường, cụ thể:

* Lương thực:

3.912,6 tấn/tháng

* Trứng gia cầm:

56 triệu quả/tháng

* Đường:

1.300 tấn/tháng

* Thực phẩm chế biến:

512,4 tấn/tháng

* Dầu ăn:

1.370 tấn/tháng

* Rau củ quả:

5.751,7 tấn/tháng

* Thịt gia súc:

4.046,6 tấn/tháng

* Thủy hải sản:

134,4 tấn/tháng

* Thịt gia cầm:

6.313,5 tấn/tháng

* Gia vị:

1.834,5 tấn/tháng

* Các mặt hàng sữa:

386,9 tấn/tháng.

+ Các tháng Tết, lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 25% đến 43% nhu cầu thị trường, cụ thể:

* Lương thực:

4.890,1 tấn/tháng

* Trứng gia cầm:

69,5 triệu quả/tháng

* Đường:

1.880 tấn/tháng

* Thực phẩm chế biến:

954,5 tấn/tháng

* Dầu ăn:

1.930 tấn/tháng

* Rau củ quả:

9.208,5 tấn/tháng

* Thịt gia súc:

6.008,1 tấn/tháng

* Thủy hải sản:

208,9 tấn/tháng

* Thịt gia cầm:

8.385,6 tấn/tháng

* Gia vị:

2.324,3 tấn/tháng

* Các mặt hàng sữa:

386,9 tấn/tháng.

(Chi tiết tại Phụ lục số 2A, 2B)

1.2. Các mặt hàng phục vụ học tập

- Nhóm hàng: 05 nhóm hàng phục vụ học tập năm 2023 - 2024 gồm: tập vở; cặp, ba lô, túi xách; đồng phục học sinh; giày dép học sinh; dụng cụ học tập:

- Lượng hàng bình ổn thị trường chiếm từ 35% đến 50% nhu cầu tiêu dùng của học sinh, sinh viên trên địa bàn Thành phố năm học 2023 - 2024; cụ thể:

* Tập học sinh:

9,48 triệu quyển

* Đồng phục học sinh:

333.000 bộ

* Cặp, ba lô, túi xách:

612.300 cái

* Giày, dép học sinh:

124.000 đôi

* Dụng cụ học tập:

1,5 triệu cuốn (cái).

(Chi tiết tại Phụ lục số 3A, 3B)

2. Cơ chế thực hiện Chương trình

- Thời gian thực hiện: 12 tháng, bắt đầu từ ngày 01 tháng 4 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2024.

- Đối tượng, điều kiện, quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp tham gia Chương trình; nguồn vốn thực hiện chương trình; giá bình ổn thị trường; vận chuyển hàng bình ổn thị trường; phân phối hàng bình ổn thị trường: thực hiện theo Quy chế quy định tại Quyết định số 4556/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế triển khai Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Khuyến khích doanh nghiệp tham gia Chương trình đầu tư phát triển các loại hình phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chú trọng phát triển điểm bán tại các chợ truyền thống, khu chế xuất - khu công nghiệp, khu lưu trú công nhân, khu vực quận ven - huyện ngoại thành trên địa bàn Thành phố; tích cực tổ chức thực hiện các chuyến bán hàng lưu động và đẩy mạnh cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường đến các bếp ăn tập thể; chủ động tổ chức thực hiện các Chương trình khuyến mãi nhằm đẩy mạnh phân phối, xúc tiến tiêu thụ hàng hóa bình ổn thị trường.

- Doanh nghiệp tham gia Chương trình thực hiện nghiêm túc kế hoạch phát triển mạng lưới điểm bán hàng bình ổn thị trường đã đăng ký với Sở Công Thương.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

- Là Cơ quan thường trực, chủ trì triển khai Chương trình theo Quy chế quy định tại Quyết định số 4556/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế triển khai Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường và tình hình cung - cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa tham gia Chương trình, để kịp thời thực hiện biện pháp bình ổn thị trường theo thẩm quyền và tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo thực hiện trong trường hợp vượt thẩm quyền.

- Làm đầu mối tiếp nhận thông tin, phối hợp các đơn vị liên quan xử lý kịp thời khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tham gia thực hiện Chương trình và đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tham gia Chương trình Bình ổn thị trường.

- Chủ động phối hợp Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn thực hiện Chương trình; xử lý kịp thời khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong huy động vốn thực hiện Chương trình; tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chính sách hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp thực hiện Chương trình phù hợp từng thời điểm.

- Chủ động phối hợp Sở Giao thông vận tải hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bình ổn thị trường; đảm bảo việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa bình ổn thị trường được thông suốt, kịp thời.

- Quản lý hệ thống nhận diện thương hiệu của Chương trình Bình ổn thị trường; thực hiện tuyên truyền mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình, quảng bá hệ thống nhận diện thương hiệu của Chương trình; giúp người tiêu dùng thuận lợi trong nhận diện, phân biệt sản phẩm, điểm bán hàng bình ổn thị trường.

- Phối hợp các cơ quan báo, đài; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về Chương trình và tình hình cung - cầu hàng hóa; Kịp thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin - truyền thông thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan của Tổ Kiểm tra công tác thực hiện các Chương trình Bình ổn thị trường xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát năng lực sản xuất, khả năng đảm bảo nguồn hàng, tình hình dự trữ, cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường theo quy định của Chương trình; phối hợp các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện kiểm tra, giám sát tình hình cung ứng hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường trên địa bàn.

- Làm đầu mối phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương các tỉnh/thành, với các sở ngành Thành phố tổ chức hiệu quả Hội nghị Kết nối cung - cầu hàng hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh/thành năm 2023.

- Đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố khen thưởng các tập thể, cá nhân tham gia thực hiện tốt Chương trình.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp sở, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, thực hiện công bố, điều chỉnh, quản lý giá bình ổn thị trường theo Quy chế quy định tại Quyết định số 4556/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế triển khai Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký Giá bình ổn thị trường của doanh nghiệp; chủ trì phối hợp sở, ngành, doanh nghiệp cung ứng, doanh nghiệp phân phối xem xét, xác định và công bố Giá bình ổn thị trường phù hợp Quy chế quy định tại Quyết định số 4556/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế triển khai Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Trên cơ sở danh sách điểm bán hàng bình ổn thị trường do Sở Công Thương cung cấp, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của sản phẩm bình ổn thị trường; xử lý nghiêm theo pháp luật, quy định của Chương trình đối với các trường hợp vi phạm.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

- Triển khai thông tin liên quan đến Chương trình đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn; phối hợp Sở Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với các ngân hàng, tổ chức tín dụng, huy động vốn thực hiện Chương trình.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các tổ chức tín dụng tham gia Chương trình thực hiện việc cho vay theo quy định pháp luật hiện hành, theo nội dung ký kết khi tham gia Chương trình và các quy định khác có liên quan của Chương trình.

- Hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia Chương trình thực hiện việc giải ngân vốn vay cho doanh nghiệp bình ổn thị trường nhanh chóng, thuận lợi và đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Tổng hợp hạn mức, mức lãi suất, tình hình giải ngân của các ngân hàng, tổ chức tín dụng tham gia Chương trình; báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và thông tin về Sở Công Thương, Sở Tài chính để tổng hợp.

4. Sở Giao thông vận tải

Hỗ trợ và hướng dẫn doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phương tiện lưu thông vào khu vực nội đô Thành phố Hồ Chí Minh để vận chuyển hàng bình ổn thị trường theo Quy chế quy định tại Quyết định số 4556/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành Quy chế triển khai Chương trình Bình ổn thị trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp Sở Công Thương xét chọn nhóm hàng thiết yếu đưa vào Chương trình; giới thiệu doanh nghiệp có uy tín tham gia Chương trình.

- Chủ trì tổ chức thực hiện công tác thông tin - tuyên truyền về Chương trình và các hoạt động liên quan đến Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Thủ Đức, quận - huyện và các trường học trên địa bàn Thành phố để phụ huynh, học sinh, sinh viên biết và tham gia mua sắm.

- Chủ trì, phối hợp triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường đối với các mặt hàng phục vụ học tập; tổ chức kết nối, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Bình ổn thị trường giới thiệu hàng hóa bình ổn thị trường đến các trường học thuộc phạm vi phụ trách trên địa bàn Thành phố.

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố Thủ Đức và các quận - huyện phối hợp doanh nghiệp bình ổn thị trường tổ chức bán hàng lưu động, phân phối hàng hóa trong Chương trình đến các trường học, phục vụ học sinh, sinh viên; ưu tiên thực hiện tại các quận ven - huyện ngoại thành.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Định hướng, giới thiệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia Chương trình liên kết, đầu tư phát triển chăn nuôi tạo nguồn thực phẩm bình ổn thị trường.

- Giới thiệu các đơn vị chăn nuôi, sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn và có nguồn hàng ổn định (ưu tiên các sản phẩm đạt chuẩn Viet GAP, Global GAP, HACCP...) tham gia phân phối hoặc cung ứng hàng hóa vào mạng lưới điểm bán của Chương trình.

7. Sở Du lịch

Chủ trì phối hợp Sở Công Thương triển khai thực hiện các hoạt động kết nối tiêu thụ, tuyên truyền, quảng bá sản phẩm bình ổn thị trường và đặc sản vùng miền tại các hệ thống nhà hàng, khách sạn và điểm phục vụ du lịch trên địa bàn Thành phố hoặc thông qua các hội nghị, hội thảo, sự kiện văn hóa...

8. Ban Quản lý An toàn thực phẩm

- Phối hợp Sở Công Thương kiểm soát quy trình sản xuất, chế biến, đảm bảo an toàn thực phẩm của các doanh nghiệp tham gia Chương trình.

- Tổ chức các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm; phối hợp với các cơ quan báo, đài tuyên truyền về an toàn thực phẩm, phổ biến quy định của pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp các cơ quan có liên quan theo dõi tiến độ thực hiện và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các dự án sản xuất, cung ứng hàng hóa phục vụ bình ổn thị trường, Chương trình Hợp tác phát triển kinh tế - xã hội đã ký giữa Thành phố và các tỉnh, thành trong nước.

- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp bình ổn thị trường tham gia Chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì phối hợp cơ quan báo, đài thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình, tinh thần trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường.

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông đưa tin chính xác, kịp thời và phù hợp; chấn chỉnh, xử lý đối với việc đưa tin không chính xác, sai lệch, làm ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín của Chương trình.

- Phối hợp Sở Công Thương và các cơ quan có liên quan thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về mục tiêu, ý nghĩa của Chương trình, tinh thần trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp tham gia Chương trình.

11. Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao

- Tạo điều kiện, bố trí địa điểm phù hợp để tổ chức bán lưu động hàng hóa bình ổn thị trường phục vụ công nhân, người lao động; đăng ký danh sách địa điểm, thời gian, quy mô tổ chức và các yêu cầu khác (nếu có) gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, lập kế hoạch tổ chức bán hàng lưu động.

- Phối hợp Sở Công Thương kết nối doanh nghiệp tham gia Chương trình với các đơn vị liên quan nhằm cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường vào các trường học, bệnh viện, bếp ăn tập thể, khu chế xuất - khu công nghiệp và khu công nghệ cao.

- Rà soát, bố trí địa điểm phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia Chương trình thực hiện việc đầu tư phát triển điểm bán hàng bình ổn thị trường phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa tại các khu chế xuất - khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

12. Cục Quản lý thị trường

- Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, xử lý theo thẩm quyền, theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật như đầu cơ, găm hàng, sản xuất - kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không có hóa đơn, chứng từ, hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hàng không có nhãn mác, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm...

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định pháp luật về giá.

- Kiểm tra, phát hiện, xử lý theo thẩm quyền, theo quy định pháp luật đối với các trường hợp lợi dụng thương hiệu của Chương trình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và làm ảnh hưởng uy tín của Chương trình.

13. Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện

- Quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn hoạt động, sản xuất, kinh doanh đúng quy định pháp luật, quy định của Chương trình và tham gia tích cực các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn.

- Tổ chức thông tin - tuyên truyền về Chương trình, doanh nghiệp và điểm bán tham gia Chương trình để nhân dân trên địa bàn biết và tham gia mua sắm.

- Rà soát mặt bằng đang quản lý, sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích, mặt bằng thuộc sở hữu tư nhân có nhu cầu mở điểm bán lẻ... giới thiệu cho doanh nghiệp tham gia Chương trình đầu tư phát triển cửa hàng, siêu thị; hỗ trợ phát triển điểm bán bình ổn thị trường tại các chợ truyền thống.

- Tạo điều kiện, bố trí địa điểm phù hợp để tổ chức bán lưu động hàng hóa bình ổn thị trường phục vụ nhu cầu trên địa bàn; đăng ký danh sách địa điểm, thời gian, quy mô tổ chức và các yêu cầu khác (nếu có) gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, lập kế hoạch tổ chức bán hàng lưu động (ưu tiên các quận ven - huyện ngoại thành, các khu chế xuất - khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp đông công nhân trên địa bàn).

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định của Chương trình tại các điểm bán hàng bình ổn thị trường trên địa bàn; quản lý giá, kiểm tra, kiểm soát việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Theo dõi sát, chủ động thông tin và phối hợp Sở Công Thương, Sở Tài chính xử lý kịp thời những bất ổn trong diễn biến cung - cầu hàng hóa và các trường hợp biến động giá trên địa bàn (nếu có).

- Chỉ đạo các phòng - ban và cơ quan, đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp, hỗ trợ các sở - ngành và doanh nghiệp tham gia Chương trình thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường, hỗ trợ cho hoạt động của các phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa bình ổn thị trường và các điểm bán trong Chương trình trên địa bàn.

- Báo cáo tình hình cung - cầu hàng hóa và giá cả thị trường trên địa bàn gửi về Sở Công Thương, Sở Tài chính để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố./.

PHỤ LỤC 1

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 962/QĐ-UBND ngày 21 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh)

1. Báo cáo tình hình triển khai:

- Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và quận - huyện, Chi cục Quản lý thị trường báo cáo tình hình kiểm tra, công tác niêm yết giá hàng hóa trong Chương trình tại các điểm bán hàng bình ổn thị trường; đánh giá tình hình giá cả thị trường liên quan đến các mặt hàng trong Chương trình theo địa bàn quản lý.

- Ban Quản lý chợ đầu mối nông sản thực phẩm (Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn) và chợ trung tâm (Bến Thành, An Đông, Bình Tây, Bà Chiểu, Tân Bình, Phạm Văn Hai,...) báo cáo tình hình giá cả các mặt hàng trong Chương trình kinh doanh tại chợ.

- Các doanh nghiệp tham gia Chương trình báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch được giao.

- Thời gian báo cáo: trước 15 giờ, ngày 05 hàng tháng.

- Báo cáo gửi về:

Sở Công Thương - 163 Hai Bà Trưng, quận 3.

Sở Tài chính - 142 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3.

2. Báo cáo tổng hợp:

Sở Công Thương tổng hợp và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố vào ngày 10 hàng tháng về tình hình thực hiện Chương trình trong tháng liền trước.

Bộ phận thường trực của Chương trình

Điện thoại: 028. 3829 1670 Fax: 028. 3829 6389

Email: binhonthitruong@tphcm.gov.vn

PHỤ LỤC 2A

DANH SÁCH DOANH NGHIỆP THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU NĂM 2023 - TẾT GIÁP THÌN NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành theo Quyết định số 962/QĐ-UBND ngày 21/3/2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

ĐƠN VỊ

ĐVT

THÁNG THƯỜNG

THÁNG TẾT

1

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh

Gạo

Tấn

1,270

1,800

+ Gạo trắng thường

Tấn

370

500

+ Gạo trắng thơm

Tấn

900

1,300

Đường RE

Tấn

900

1,400

Dầu ăn

Tấn

670

1,090

Thịt gia súc

Tấn

1,550

1,990

Thịt gia cầm

Tấn

745

975

+ Thịt gà ta

Tấn

440

+ Thịt gà thả vườn

Tấn

330

535

+ Thịt gà công nghiệp

Tấn

415

Trứng gia cầm

Triệu quả

2.5

3.1

+ Trứng gà

Triệu quả

1.5

2.1

+ Trứng vịt

Triệu quả

1.0

1.1

Thực phẩm chế biến

Tấn

250

550

Rau củ quả

Tấn

2,000

4,500

Thủy hải sản đông lạnh

Tấn

126

195

2

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV

Gạo

Tấn

8.3

9.0

Mì, Bún, Phở, Miến khô

Tấn

26.6

29.3

Thịt gia súc

Tấn

17.6

21.1

Thịt gia cầm

Tấn

13.9

15.4

Trứng gia cầm

Triệu quả

0.5

0.5

+ Trứng gà

Triệu quả

0.4

0.4

+ Trứng vịt

Triệu quả

0.1

0.1

Thực phẩm chế biến

Tấn

1.9

2.2

Thủy hải sản khô

Tấn

0.4

0.4

Nước mắm, nước tương, tương ớt

Tấn

1.0

1.2

Tương ớt, tương cà

Tấn

9.5

10.4

3

Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh

Gạo

Tấn

1,000

1,200

Dầu ăn

Tấn

700

840

Đường

Tấn

400

480

Nước mắm

Tấn

600

720

4

Tập đoàn Cental Retail tại Việt Nam (đại diện bởi Công ty TNHH Dịch vụ EB)

Gạo Thơm

Tấn

1.25

1.50

Bún, Phở

Tấn

0.08

0.12

Thịt gia súc

Tấn

39

67

Nước mắm

Tấn

0.31

0.40

Sữa và sản phẩm dinh dưỡng

Tấn

1.14

1.14

5

Công ty TNHH MM Mega Market (Việt Nam)

Rau củ quả

Tấn

7.48

6.58

Thịt gà thả vườn

Tấn

1.54

1.76

Trứng gà

Triệu quả

0.55

0.71

Sữa nước các loại

Tấn

1.65

1.65

6

Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Wincommerce

Gạo thơm

Tấn

2.40

5.00

Trứng gà

Triệu quả

0.51

0.97

Thực phẩm chế biến

Tấn

3.00

5.20

7

Công ty TNHH MTV Hội nhập Phát triển Đông Hưng

Gạo

Tấn

3.00

8.00

Bún, Mì, Phở

Tấn

0.30

0.60

Trứng gà

Triệu quả

0.08

0.12

Trứng vịt

Triệu quả

0.01

0.01

8

Công ty TNHH GS 25 VIETNAM

Gạo Thơm Jasmine

Tấn

0.36

0.36

9

Công ty Cổ phần ĐT TM DV Gigamall Việt Nam

Gạo (gạo thường và gạo thơm)

Tấn

50

65

10

Công ty TNHH Gạo Vinh Phát Wilmar

Gạo Thiên Kim Tây Đô

Tấn

100

300

Gạo Thiên Kim Hương Lài

Tấn

200

400

11

Công ty CP Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh

Gạo thông dụng 1 (TD1)

Tấn

250

250

Gạo Thơm Jasmine

Tấn

150

150

12

Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương

Gạo trắng Hạt dài

Tấn

150

180

Gạo Thơm Jasmine

Tấn

120

150

13

Công ty Cổ phần Thực phẩm Bình Tây

Mì gói - Mì tô

Tấn

34.2

41.0

Bún - Bánh hỏi

Tấn

24.6

29.5

Phở gói - phở tô

Tấn

6.6

7.9

Miến

Tấn

9.6

11.5

Hủ tiếu

Tấn

2.3

2.8

Nước tương, nước chấm

Tấn

10.2

12.2

14

Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Colusa - Miliket

Mì ăn liền

Tấn

14

18

Hủ tiếu ăn liền

Tấn

3

5

15

Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản - VISSAN

Thịt heo

Tấn

360

380

16

Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV

Thịt heo tươi sống

Tấn

210

250

Thịt gà thả vườn, đóng gói nguyên con

Tấn

63

140

Thực phẩm chế biến

Tấn

31.5

70.0

17

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

Thịt heo mảnh

Tấn

600

1,200

Trứng gà

Triệu quả

10

15

18

Công ty TNHH Anh Hoàng Thy

Thịt gia súc

Tấn

420

900

19

Công ty TNHH FEDDY

Thịt gia súc

Tấn

375

550

20

Công ty TNHH GREENFIQUE

Thịt gia súc

Tấn

375

550

21

Công ty TNHH San Hà

Thịt gia súc

Tấn

100

100

Thịt gà ta Ngọc Hà

Tấn

920

1,943.5

Thịt gà công nghiệp

Tấn

2,300

2,300

Thịt gà thả vườn

Tấn

575

690

Thịt vịt nguyên con

Tấn

575

632.5

Sản phẩm thịt gia cầm pha lóc

Tấn

920

1,437.5

22

Công ty TNHH Chăn nuôi Long Bình

Thịt gà công nghiệp

Tấn

200

250

Trứng gà

Triệu quả

0.10

0.15

23

Công ty Cổ phần Ba Huân

Trứng gà

Triệu quả

24.1

27.3

Trứng vịt

Triệu quả

16.2

18.5

24

Công ty Cổ phần Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt

Trứng gà

Triệu quả

1.0

2.0

Trứng vịt

Triệu quả

0.5

1.0

25

Công ty Cổ phần Sài Gòn Food

Thực phẩm chế biến

Tấn

76

96

26

Công ty TNHH SX Thương mại Nông sản Phong Thúy

Rau củ quả

Tấn

700

1,000

27

Công ty TNHH MTV Thực phẩm Ánh Nhi

Rau củ quả

Tấn

450

550

28

Công ty TNHH Xuân Thái Thịnh

Rau củ quả

Tấn

250

300

29

Hợp tác xã Nông nghiệp Thương mại Dịch vụ Phú Lộc

Rau củ quả

Tấn

400

500

30

Hợp tác xã Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ Phước An

Rau củ quả

Tấn

619.5

767

31

Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Anh Đào

Rau củ quả

Tấn

598.5

600

32

Công ty TNHH Nông sản Thực phẩm Thảo Nguyên

Rau củ quả

Tấn

562.8

696.8

33

Công ty Cổ phần Vinamit

Rau củ quả

Tấn

40

60

Trái cây sấy

Tấn

50

80

34

Công ty TNHH Rau Củ Quả Trường Phát

Rau củ quả

Tấn

8.4

10.1

35

Công ty TNHH Thực phẩm Nam Việt Food

Rau củ quả

Tấn

90

180

36

Công ty Cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn

Thực phẩm chế biến

Tấn

3.8

5.5

Nước mắm cá cơm Bản Việt

Tấn

0.5

1.0

37

Công ty Cổ phần Thực phẩm CHOLIMEX

Tương ớt, tương cà

Tấn

513

729

Nước tương, nước mắm

Tấn

700

850

38

Công ty Cổ phần Vựa Hải sản Xanh

Thủy hải sản

Tấn

5

10

Công ty Cổ Phần Sản Xuất Thực Phẩm Anh Kim

Thực phẩm đóng gói (cháo tươi, súp dinh dưỡng)

Tấn

96.2

145.6

39

Công ty Cổ phần Siêu thị KPS

Gạo

Tấn

6.0

7.0

Rau củ quả, trái cây

Tấn

25.0

38.0

Thủy hải sản

Tấn

3.0

3.5

40

Công ty Liên doanh Bột Quốc tế

Bột

Tấn

480.0

218.5

41

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Sữa bột các loại

Tấn

1.4

1.4

42

Công ty Cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH

Sữa nước các loại

Tấn

361.5

361.5

43

Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood

Sữa bột các loại

Tấn

8.2

8.2

Sữa nước các loại

Tấn

4

4

44

Công ty Cổ phần Thực phẩm An toàn Long Quân

Sữa chua uống

Tấn

9

9

PHỤ LỤC 2B

LƯỢNG HÀNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU NĂM 2023 - TẾT GIÁP THÌN NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành theo Quyết định số 962/QĐ-UBND ngày 21/3/2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

MẶT HÀNG

ĐVT

THÁNG THƯỜNG

THÁNG TẾT

I

LƯƠNG THỰC

Tấn

3,912.6

4,890.1

1

Gạo

Tấn

3,311.3

4,525.9

1.1

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh

Tấn

1,270.0

1,800.0

1.2

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV

Tấn

8.3

9.0

1.3

Công ty TNHH Gạo Vinh Phát Wilmar

Tấn

300.0

700.0

1.4

Công ty CP Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh

Tấn

400.0

400.0

1.5

Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương

Tấn

270.0

330.0

1.6

Tập đoàn Cental Retail tại Việt Nam (đại diện bởi Công ty TNHH Dịch vụ EB)

Tấn

1.3

1.5

1.7

Công ty TNHH MTV Hội nhập Phát triển Đông Hưng

Tấn

3.0

8.0

1.8

Công ty Cổ phần ĐT TM DV Gigamall Việt Nam

Tấn

50.0

65.0

1.9

Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh

Tấn

1,000.0

1,200.0

1.10

Công ty TNHH GS 25 VIETNAM

Tấn

0.4

0.4

1.11

Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Wincommerce

Tấn

2.4

5.0

1.12

Công ty Cổ phần Siêu thị KPS

Tấn

6.0

7.0

2

Mì, bún, phở, hủ tiếu, miến... khô

Tấn

121.3

145.8

2.1

Công ty Cổ phần Thực phẩm Bình Tây

Tấn

77.3

92.8

2.2

Công ty cổ phần Lương thực thực phẩm Colusa - Miliket

Tấn

17.0

23.0

2.3

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV

Tấn

26.6

29.3

2.4

Tập đoàn Cental Retail tại Việt Nam (đại diện bởi Công ty TNHH Dịch vụ EB)

Tấn

0.1

0.1

2.5

Công ty TNHH MTV Hội nhập Phát triển Đông Hưng

Tấn

0.3

0.6

3

Bột các loại

Tấn

480.0

218.5

Công ty Liên doanh Bột Quốc tế

Tấn

480.0

218.5

II

ĐƯỜNG

Tấn

1,300

1,880

1

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh

Tấn

900

1,400

2

Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh

Tấn

400

480

III

DẦU ĂN

Tấn

1,370

1,930

1

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh

Tấn

670

1,090

2

Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh

Tấn

700

840

IV

THỊT GIA SÚC

Tấn

4,046.6

6,008.1

1

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh

Tấn

1,550.0

1,990.0

2

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV

Tấn

17.6

21.1

3

Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV

Tấn

210.0

250.0

4

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

Tấn

600.0

1,200.0

5

Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản - VISSAN

Tấn

360.0

380.0

6

Công ty TNHH San Hà

Tấn

100.0

100.0

7

Tập đoàn Cental Retail tại Việt Nam (đại diện bởi Công ty TNHH Dịch vụ EB)

Tấn

39.0

67.0

8

Công ty TNHH Anh Hoàng Thy

Tấn

420.0

900.0

9

Công ty TNHH FEDDY

Tấn

375.0

550.0

10

Công ty TNHH GREENFIQUE

Tấn

375.0

550.0

V

THỊT GIA CẦM

Tấn

6,313.5

8,385.6

1

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh

Tấn

745.0

975.0

2

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV

Tấn

13.9

15.4

3

Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV

Tấn

63.0

140.0

4

Công ty TNHH San Hà

Tấn

5,290.0

7,003.5

5

Công ty TNHH Chăn nuôi Long Bình

Tấn

200.0

250.0

7

Công ty TNHH MM Mega Market (Việt Nam)

Tấn

1.5

1.8

VI

TRỨNG GIA CẦM

Tấn

56

69.5

1

Trứng gà

Tấn

37.7

47.8

1.1

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh

Triệu quả

1.5

2.1

1.2

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV

Triệu quả

0.4

0.4

1.3

Công ty Cổ phần Ba Huân

Triệu quả

24.1

27.3

1.4

Công ty Cổ phần Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt

Triệu quả

1.0

2.0

1.5

Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam

Triệu quả

10.0

15.0

1.6

Công ty TNHH Chăn nuôi Long Bình

Triệu quả

0.1

0.2

1.7

Công ty TNHH MM Mega Market (Việt Nam)

Triệu quả

0.5

0.7

1.8

Công ty TNHH MTV Hội nhập Phát triển Đông Hưng

Triệu quả

0.1

0.1

2

Trứng vịt

Triệu quả

18.3

21.7

2.1

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh

Triệu quả

1.0

1.1

2.2

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV

Triệu quả

0.1

0.1

2.3

Công ty Cổ phần Ba Huân

Triệu quả

16.2

18.5

2.4

Công ty Cổ phần Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt

Triệu quả

0.5

1.0

2.5

Công ty TNHH MTV Hội nhập Phát triển Đông Hưng

Triệu quả

0.0

0.0

2.6

Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Wincommerce

Triệu quả

0.5

1.0

VII

THỰC PHẨM CHẾ BIẾN

Tấn

512.4

954.5

1

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh

Tấn

250.0

550.0

2

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV

Tấn

1.9

2.2

3

Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV

Tấn

31.5

70.0

4

Công ty Cổ phần Sài Gòn Food

Tấn

76.0

96.0

5

Công ty Cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn

Tấn

3.8

5.5

6

Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Wincommerce

Tấn

3.0

5.2

7

Công ty Cổ phần Vinamit

Tấn

50.0

80.0

8

Công ty Cổ Phần Sản Xuất Thực Phẩm Anh Kim

Tấn

96.2

145.6

VIII

RAU CỦ QUẢ

Tấn

5,751.7

9,208.5

1

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh

Tấn

2,000.0

4,500.0

2

Công ty TNHH SX Thương mại Nông sản Phong Thúy

Tấn

700.0

1,000.0

3

Công ty TNHH MTV Thực phẩm Ánh Nhi

Tấn

450.0

550.0

4

Công ty TNHH Xuân Thái Thịnh

Tấn

250.0

300.0

5

Hợp tác xã Nông nghiệp Thương mại Dịch vụ Phú Lộc

Tấn

400.0

500.0

6

Hợp tác xã Nông nghiệp Thương mại và Dịch vụ Phước An

Tấn

619.5

767.0

7

Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Anh Đào

Tấn

598.5

600.0

8

Công ty TNHH Nông sản Thực phẩm Thảo Nguyên

Tấn

562.8

696.8

9

Công ty TNHH MM Mega Market (Việt Nam)

Tấn

7.5

6.6

10

Công ty Cổ phần Vinamit

Tấn

40.0

60.0

11

Công ty TNHH Rau Củ Quả Trường Phát

Tấn

8.4

10.1

12

Công ty TNHH Thực phẩm Nam Việt Food

Tấn

90.0

180.0

13

Công ty Cổ phần Siêu thị KPS

Tấn

25.0

38.0

IX

THỦY HẢI SẢN

Tấn

134.4

208.9

1

Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại thành phố Hồ Chí Minh

Tấn

126.0

195.0

2

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV

Tấn

0.4

0.4

3

Công ty Cổ phần Siêu thị KPS

Tấn

3.0

3.5

4

Công ty Cổ phần Vựa Hải sản Xanh

Tấn

5.0

10.0

X

GIA VỊ (nước tương, nước chấm, nước mắm, tương ớt, tương cà...)

Tấn

1,834.5

2,324.3

1

Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV

Tấn

10.5

11.6

2

Công ty Cổ phần Thực phẩm Bình Tây

Tấn

10.2

12.2

3

Tập đoàn Cental Retail tại Việt Nam (đại diện bởi Công ty TNHH Dịch vụ EB)

Tấn

0.3

0.4

4

Công ty Cổ phần Thương mại Bách Hóa Xanh

Tấn

600.0

720.0

5

Công ty Cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn

Tấn

0.5

1.0

6

Công ty Cổ phần Thực phẩm CHOLIMEX

Tấn

1,213.0

1,579.0

XI

SỮA, SẢN PHẨM DINH DƯỠNG (sữa bột, sữa nước, sữa chua...)

Tấn

386.9

386.9

1

Tập đoàn Cental Retail tại Việt Nam (đại diện bởi Công ty TNHH Dịch vụ EB)

Tấn

1.1

1.1

2

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

Tấn

1.4

1.4

3

Công ty Cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH

Tấn

361.5

361.5

4

Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood

Tấn

12.2

12.2

5

Công ty Cổ phần Thực phẩm An toàn Long Quân

Tấn

9.0

9.0

6

Công ty TNHH MM Mega Market (Việt Nam)

Tấn

1.7

1.7

PHỤ LỤC 3A

DANH SÁCH DOANH NGHIỆP THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG PHỤC VỤ HỌC TẬP NĂM HỌC 2023 - 2024 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành theo Quyết định số 962/QĐ-UBND ngày 21/3/2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

ĐƠN VỊ

ĐVT

Lượng hàng phục vụ học tập năm học 2023 - 2024

1

Liên hiệp HTX Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh

Đồng phục học sinh

Bộ

33,000

Tập học sinh

Quyển

810,000

2

Công ty Cổ phần May Sài Gòn 2

Đồng phục học sinh

Bộ

300,000

3

Công ty Cổ phần Văn hóa Nhân Văn

Tập học sinh

Quyển

150,000

Cặp học sinh

Cái

50,000

4

Công ty Cổ phần Phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh - FAHASA

Tập học sinh

Quyển

1,000,000

Dụng cụ học tập: giấy kiểm tra, giấy thủ công, giấy bao tập, giấy kê tay, nhãn học sinh, tập chép nhạc, sổ giáo án, tập vẽ, thời khóa biểu,...

Cuốn/ Cái

1,500,000

5

Công ty Cổ phần Giấy Vĩnh Tiến

Tập học sinh

Quyển

6,000,000

6

Công ty Cổ phần Tập Việt

Tập học sinh

Quyển

1,500,000

7

Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Hương Mi

Cặp học sinh

Cái

150,000

Ba lô học sinh

Cái

300,000

8

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trương Vui

Ba lô học sinh

Cái

32,000

Cặp học sinh

Cái

15,000

Túi xách các loại

Cái

5,000

9

Công ty TNHH LILA MITI

Cặp học sinh

Cái

60,000

10

Công ty TNHH Nhựa Thương Mại Liên Đoàn

Giày dép học sinh

Đôi

124,000

11

Công ty TNHH MM Mega Market (Việt Nam)

Tập học sinh

Quyển

18,000

Ba lô

Cái

300

Cặp học sinh

Cái

300

PHỤ LỤC 3B

LƯỢNG HÀNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG PHỤC VỤ HỌC TẬP NĂM HỌC 2023 - 2024 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành theo Quyết định số 962/QĐ-UBND ngày 21/3/2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

STT

Nhóm hàng

ĐVT

Lượng hàng phục vụ học tập năm học 2023 - 2024

I

ĐỒNG PHỤC HỌC SINH

Bộ

333,000

1

Liên hiệp HTX Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ

33,000

2

Công ty Cổ phần May Sài Gòn 2

Bộ

300,000

II

TẬP HỌC SINH

Quyển

9,478,000

1

Liên hiệp HTX Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh

Quyển

810,000

2

Công ty Cổ phần Văn hóa Nhân Văn

Quyển

150,000

3

Công ty Cổ phần Phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh - FAHASA

Quyển

1,000,000

4

Công ty Cổ phần Giấy Vĩnh Tiến

Quyển

6,000,000

5

Công ty Cổ phần Tập Việt

Quyển

1,500,000

6

Công ty TNHH MM Mega Market (Việt Nam)

Quyển

18,000

III

CẶP, BA LÔ HỌC SINH

Cái

612,300

1

Công ty Cổ phần Văn hóa Nhân Văn

Cái

50,000

2

Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Hương Mi

Cái

450,000

3

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trương Vui

Cái

52,000

4

Công ty TNHH LILA MITI

Cái

60,000

5

Công ty TNHH MM Mega Market (Việt Nam)

Cái

300

IV

GIÀY DÉP HỌC SINH

Đôi

124,000

1

Công ty TNHH Nhựa Thương Mại Liên Đoàn

Đôi

124,000

V

DỤNG CỤ HỌC TẬP

Cuốn/ Cái

1,500,000

1

Công ty Cổ phần Phát hành sách thành phố Hồ Chí Minh - FAHASA

Cuốn/ Cái

1,500,000

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 962/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, mặt hàng phục vụ học tập ngày 21/03/2023 - Tết Giáp Thìn năm 2024 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


717

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.35.54
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!