Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 919/QĐ-TTg 2022 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm 2021 2025

Số hiệu: 919/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Bình Minh
Ngày ban hành: 01/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

06 nhóm sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm

Ngày 01/8/2022, Thủ tướng ban hành Quyết định 919/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương.

Đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa.

Cụ thể, 06 nhóm sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 gồm:

- Nhóm thực phẩm: Nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác.

- Nhóm đồ uống: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.

- Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu: Sản phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược, tinh dầu và dược liệu khác.

- Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ: Các sản phẩm từ gỗ, sợi tự nhiên, kim loại, gốm sứ, dệt may, thêu ren... làm đồ lưu niệm, đồ trang trí, đồ gia dụng.

- Nhóm sinh vật cảnh: Hoa, cây cảnh, động vật cảnh.

- Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

Xem thêm tại Quyết định 919/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày ký.

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 919/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 (tên tiếng Anh là: One commune one product, gọi tắt là Chương trình OCOP) với những nội dung, như sau:

1. Quan điểm

a) Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

b) Phát triển sản phẩm OCOP có thương hiệu, theo chuỗi giá trị dựa trên thế mạnh, lợi thế về nguyên liệu địa phương, văn hóa và tri thức bản địa, đặc biệt là các đặc sản, sản vật, sản phẩm làng nghề và dịch vụ du lịch của làng, xã, cộng đồng theo hướng kinh tế tuần hoàn, bảo đảm hệ sinh thái bền vững.

c) Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần hợp tác của các chủ thể và cộng đồng để phát triển sản phẩm OCOP, đáp ứng yêu cầu của thị trường, gắn với mục tiêu tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo tn cảnh quan, văn hóa truyền thng, đặc biệt ở vùng miền núi, đồng bào dân tộc khó khăn.

d) Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, ưu tiên củng cố, kiện toàn và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với phát triển dịch vụ và ngành nghề ở nông thôn.

đ) Phát huy vai trò của hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, đặc biệt là cấp xã trong triển khai Chương trình OCOP, trong đó: Nhà nước giữ vai trò kiến tạo, ban hành cơ chế, chính sách thực hiện định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, tạo các vùng nguyên liệu để sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ; tăng cường quản lý và giám sát tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm; hỗ trợ: tín dụng, đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng NTM đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2025, phấn đấu ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.

- Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

- Ưu tiên phát triển các HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.

- Có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

- Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có ít nhất 40% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 20% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...); phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 01 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

- Diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng/xã một sản phẩm được tổ chức ít nhất 1 lần/năm nhằm nâng cao và khẳng định thương hiệu OCOP Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

3. Phạm vi, đối tượng và yêu cầu thực hiện

a) Phạm vi thực hiện

- Phạm vi về không gian: Chương trình OCOP được triển khai trên địa bàn nông thôn cả nước. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào điều kiện thực tế chủ động tổ chức triển khai phù hợp ở khu vực đô thị.

- Phạm vi về thời gian: Chương trình OCOP được triển khai thực hiện đến hết năm 2025.

b) Đối tượng thực hiện

- Chủ thể thực hiện: Các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch, chủ thể, bao gồm: Các đối tượng trên và các hội/hiệp hội, Trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương.

- Sản phẩm: Gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa.

Sản phẩm được phân theo 6 nhóm, gồm:

+ Nhóm thực phẩm, gồm: Nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác.

+ Nhóm đồ uống, gồm: Đồ uống có cồn; đồ uống không cồn.

+ Nhóm dược liệu và sản phẩm từ dược liệu, gồm: Sản phẩm chức năng, thuốc dược liệu, thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm có thành phần từ thảo dược, tinh dầu và dược liệu khác.

+ Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi tự nhiên, kim loại, gốm sứ, dệt may, thêu ren... làm đồ lưu niệm, đồ trang trí, đồ gia dụng.

+ Nhóm sinh vật cảnh, gồm: Hoa, cây cảnh, động vật cảnh.

+ Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

c) Yêu cầu thực hiện

- Phát huy tiềm năng, lợi thế và truyền thống của địa phương để phát triển các sản phẩm đặc sản có giá trị cao về kinh tế và văn hóa.

- Phát huy sáng tạo và sức mạnh cộng đồng trong sản xuất và hình thành các sản phẩm gắn với giá trị cộng đồng.

- Phát triển liên kết theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng lực sản xuất và phát triển bền vững các sản phẩm hàng hóa.

4. Nội dung và nhiệm vụ trọng tâm

a) Tổ chức sản xuất gắn với phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng:

- Ưu tiên đầu tư hợp lý cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực miền núi, đồng bào dân tộc, góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường.

- Tăng cường liên kết bền vững, khả năng truy xuất nguồn gốc giữa chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP với vùng nguyên liệu.

b) Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường

- Đẩy mạnh chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương, bao gồm:

+ Các đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

+ Các sản phẩm mới hình thành dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc, trong đó ưu tiên: (i) Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống được nghệ nhân, cộng đồng sáng tạo; (ii) Sản phẩm được chế biến, chế biến sâu từ sản phẩm đặc sản, nguyên liệu địa phương và tri thức bản địa; (iii) Sản phẩm có đóng góp vào bảo tồn văn hóa truyền thống.

+ Xây dựng bộ công cụ hướng dẫn chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn sản phẩm tham gia Chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP.

- Phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương...), gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng:

+ Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP.

+ Sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, hình thành các sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng và an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường; xây dựng các mô hình phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị.

+ Xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo vùng, miền và dân tộc.

- Nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng (đạt 3 sao trở lên) gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Xây dựng tiêu chuẩn và thử nghiệm, phát triển sản phẩm OCOP xanh theo hướng kinh tế tuần hoàn gắn với thị trường xuất khẩu, dựa trên lợi thế đặc hữu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng khu vực.

c) Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cho các chủ thể OCOP

- Tăng cường nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị; đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm; sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, tăng cường sử dụng và khai thác thương hiệu cộng đồng các sản phẩm từ khu vực nông thôn.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với chuỗi liên kết giá trị sản phẩm OCOP.

d) Về quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc thường niên gắn với văn hóa cấp quốc gia, cấp vùng, địa phương và quốc tế; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch trọng điểm.

- Xây dựng và quản lý đồng bộ, hiệu quả thương hiệu OCOP Việt Nam (nhãn hiệu chứng nhận); tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, nâng cao hình ảnh, khả năng nhận diện và giá trị sản phẩm OCOP trên thị trường.

- Thử nghiệm và nhân rộng mô hình điểm bán hàng OCOP; các tuyến phố OCOP; hệ thống phân phối sản phẩm OCOP trên các phương tiện giao thông; các mô hình xúc tiến thương mại trên nền tảng công nghệ số (Làng thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP, hội chợ và triển lãm thực tế ảo OCOP); các Trung tâm giới thiệu OCOP đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin, gắn với khai thác lợi thế về du lịch nông thôn.

- Xây dựng hệ thống phân phối phù hợp, từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm OCOP riêng và đặc trưng gắn với các sản phẩm quà tặng, quà biếu, sản phẩm đặc sản địa phương.

- Xây dựng hệ thống xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế; nâng cao năng lực hệ thống logistic trong thương mại sản phẩm OCOP; xây dựng và triển khai chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá và nhận diện thương hiệu đối với các sản phẩm OCOP quốc gia.

- Xây dựng Không gian triển lãm và phát triển sản phẩm OCOP quốc gia nhằm quảng bá, giới thiệu, đào tạo, kết nối cung - cầu và thị trường sản phẩm OCOP.

- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại nhằm phát triển sản phẩm OCOP ra thị trường nước ngoài.

đ) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, giám sát sản phẩm OCOP

- Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên, tăng cường áp dụng công nghệ số trong tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

- Xây dựng và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia quản lý và giám sát sản phẩm OCOP đồng bộ và thống nhất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý, giám sát, thúc đẩy kết nối cung - cầu sản phẩm.

- Xây dựng quy chế và đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát việc áp dụng chính sách, quy định về đánh giá, phân hạng sản phẩm ở các địa phương, duy trì điều kiện sản xuất của các chủ thể và chất lượng sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá, công nhận.

- Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật về quy trình giám sát và đánh giá sản phẩm OCOP.

- Thử nghiệm và xây dựng lộ trình phù hợp áp dụng cơ chế xã hội hóa trong hoạt động giám sát, đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.

e) Nâng cao năng lực hệ thống hỗ trợ triển khai Chương trình

- Tổ chức quản lý, điều hành hoạt động các Trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP vùng, cấp tỉnh với Chương trình khởi nghiệp, quảng bá, giới thiệu và thương mại sản phẩm OCOP của các vùng trên cả nước, nhằm thu hút sự tham gia của các chủ thể và kết nối du lịch.

- Xây dựng tiêu chí, nâng cao năng lực và tổ chức quản lý, giám sát mạng lưới tư vấn nhằm hình thành mạng lưới tư vấn Chương trình OCOP chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, năng lực, đoàn kết và thống nhất trong hỗ trợ triển khai Chương trình trên cả nước.

- Nâng cao năng lực hệ thống các cơ sở đào tạo nghề gắn với Chương trình OCOP; các trung tâm thiết kế, sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP; điều chỉnh, bổ sung các quy định về đào tạo nghề (khung chương trình, nội dung đào tạo nghề, độ tuổi học nghề...) gắn với sản phẩm OCOP; tăng cường năng lực cho cán bộ nông nghiệp ở các địa phương (khuyến nông, khuyến công).

- Thúc đẩy phong trào phụ nữ, thanh niên khởi nghiệp, hợp tác xã khởi nghiệp gắn với phát triển sản phẩm OCOP.

g) Tăng cường chuyển đổi số

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hóa quá trình tiếp nhận hồ sơ, chấm điểm, phân hạng sản phẩm; số hóa sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP; hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về Chương trình OCOP.

- Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản vùng miền, địa phương.

- Triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân” nhằm tối ưu hóa ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, thương mại sản phẩm OCOP.

5. Nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn

a) Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP, bao gồm:

- Vốn ngân sách trung ương của Chương trình OCOP được bố trí trong kế hoạch vốn ngân sách trung ương của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, rà soát, cân đối và bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình OCOP trong tổng nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Vốn ngân sách địa phương.

- Vốn tín dụng (bao gồm: vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã,...).

- Vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động.

- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.

- Vốn huy động hợp pháp khác.

b) Kinh phí quản lý, giám sát thực hiện Chương trình ở các cấp: Được trích từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của các cấp được giao hàng năm.

c) Cơ chế tài chính của Chương trình: Thực hiện theo cơ chế tài chính của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và các quy định của pháp luật liên quan.

6. Giải pháp thực hiện Chương trình

a) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến cấp xã, thôn; gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng NTM.

- Tập trung nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng thông qua các hội nghị triển khai Chương trình OCOP; đa dạng hóa các hình thức truyền thông, qua các cổng thông tin điện tử (website), truyền thông mạng xã hội, tạp chí, bản tin, chuyên đề, tài liệu (sổ tay, cẩm nang...).

- Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các gói combo quà tặng, quà lưu niệm sản phẩm OCOP, gắn với lịch sử văn hóa quốc gia, vùng miền, địa phương.

b) Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ

- Rà soát, ban hành Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP giai đoạn 2021 - 2025.

- Rà soát, ban hành nội dung, mức hỗ trợ Chương trình OCOP theo từng hạng sao; ưu tiên hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm, hướng dẫn, xây dựng hồ sơ sản phẩm; phát triển vùng nguyên liệu địa phương; xây dựng chuỗi giá trị; hỗ trợ cơ sở hạ tầng sản xuất, máy móc, thiết bị chế biến quy mô nhỏ và vừa phù hợp với điều kiện của địa phương; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; đào tạo nghề cho lao động và nâng cao năng lực cộng đồng; sở hữu trí tuệ; bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc; xây dựng câu chuyện sản phẩm; hoạt động quảng bá, giới thiệu và xúc tiến thương mại; thương mại điện tử, thực tế ảo; khen thưởng sản phẩm OCOP; hỗ trợ tiếp cận các nguồn tín dụng; tổ chức đánh giá, phân hạng và giám sát sản phẩm OCOP.

- Rà soát, hoàn thiện tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế hỗ trợ các điểm, trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, ưu tiên xã hội hóa.

- Khuyến khích phát triển các Trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP cấp vùng, địa phương theo hình thức xã hội hóa, Nhà nước hỗ trợ về đất đai, hạ tầng theo quy định.

- Thử nghiệm, xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, giám sát thực hiện Chương trình OCOP theo hình thức xã hội hóa (thử nghiệm, giám định, chứng nhận bởi các tổ chức đánh giá sự phù hợp theo quy định); xây dựng và tổ chức cơ chế quản lý hệ thống tư vấn Chương trình OCOP phù hợp và hiệu quả.

c) Tổ chức bộ máy và đào tạo nguồn nhân lực

- Tổ chức triển khai Chương trình OCOP theo tổ chức bộ máy của Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025.

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ triển khai Chương trình OCOP và chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ trung ương đến địa phương.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực về quản trị, marketing cho các bộ quản lý, điều hành của các doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở/hộ sản xuất; đào tạo kỹ năng làm nông nghiệp cho thành niên, đào tạo lao động gắn với nhu cầu sản xuất sản phẩm OCOP.

d) Tổ chức triển khai Chu trình OCOP thường niên linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của sản phẩm, phát huy các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm; khuyến khích các chủ đề ưu tiên gắn với kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm.

đ) Giải pháp về khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt là các sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt sao.

- Tăng cường chuyển giao ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa bản địa.

- Rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm OCOP đáp ứng các quy định của thị trường trong nước và xuất khẩu; xây dựng nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất và hoạt động giám sát, đánh giá sản phẩm OCOP.

- Thúc đẩy áp dụng các giải pháp về bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) cho sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

e) Huy động nguồn lực

- Ưu tiên huy động nguồn lực về vốn, đất đai, lao động, nguyên vật liệu, máy móc, công nghệ của chủ thể OCOP.

- Lồng ghép hiệu quả các chương trình/đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội và chương trình, dự án khoa học công nghệ và các cơ chế, chính sách khác có liên quan.

- Nhà nước hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng thông qua các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và chính sách hỗ trợ riêng của từng địa phương.

- Lồng ghép hiệu quả nguồn kinh phí từ các chương trình khuyến nông, khuyến công và các chương trình, dự án khác có liên quan.

g) Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP

- Nâng cao vai trò của các hội/hiệp hội trong triển khai Chương trình OCOP, khai thác và phát triển sản phẩm của địa phương gắn với bảo tồn sản phẩm, kỹ năng truyền thống, danh tiếng của cộng đồng.

- Đẩy mạnh giám sát của cộng đồng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu; duy trì sự đặc sắc, nét văn hóa của các sản phẩm địa phương; thúc đẩy sự tham gia và có cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp của cộng đồng vào sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP; phát triển vùng sản xuất nguyên liệu, sử dụng lao động địa phương.

h) Tăng cường hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh kêu gọi các tổ chức quốc tế hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực về chuyển đổi số, thúc đẩy cơ giới hóa trong phát triển sản phẩm OCOP, phát triển OCOP xanh theo hướng xuất khẩu, gắn với bảo tồn, phát triển bao trùm và bền vững (rừng, môi trường, cảnh quan...); nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển và quảng bá sản phẩm OCOP trong và ngoài nước.

- Tổ chức các sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP tới các Đại sứ quán, Lãnh sự quán, cơ quan đại diện của các nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

- Tham gia, tổ chức các sự kiện, diễn đàn khu vực, quốc tế về OCOP thường niên, góp phần quảng bá, giới thiệu văn hóa, du lịch Việt Nam.

i) Nghiên cứu xây dựng và triển khai các đề án, dự án ưu tiên

- Nghiên cứu xây dựng, vận hành dự án không gian triển lãm và phát triển sản phẩm OCOP quốc gia.

- Dự án xây dựng hệ thống giám sát và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia Chương trình OCOP.

- Dự án quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Việt Nam. Ưu tiên hình thành các Trung tâm giới thiệu sản phẩm tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm du lịch lớn và các sự kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP thường niên cấp vùng, liên vùng.

- Dự án xây dựng các Trung tâm Thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP cấp vùng và địa phương; thí điểm 4 Trung tâm tại tỉnh/thành phố (Hà Nội, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế và Kiên Giang) theo hình thức xã hội hóa.

- Đề án thí điểm các mô hình phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ.

- Đề án thí điểm phát triển nhóm sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng.

- Đề án thí điểm phát triển OCOP xanh gắn với tiêu chuẩn xuất khẩu, quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học.

(Có Danh mục các đề án/dự án ưu tiên thuộc Chương trình OCOP tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Trách nhiệm của các bộ, ngành trung ương

a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình OCOP theo từng giai đoạn và hàng năm. Chỉ đạo và hướng dẫn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, triển khai Chương trình OCOP.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng hướng dẫn triển khai Chương trình OCOP; rà soát kỹ lưỡng nội dung, nhiệm vụ của Chương trình, bảo đảm không trùng lắp, chồng chéo với nội dung, nhiệm vụ của các Chương trình chuyên đề khác và các chương trình, dự án khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng hệ thống quản lý, giám sát và thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Chương trình OCOP ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức đánh giá, phân hạng và công bố sản phẩm OCOP cấp Quốc gia.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn ngân sách trung ương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong tổng nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai 5 năm (2021 - 2025) và hằng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan rà soát, xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; huy động nguồn lực tài chính từ các quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP; phê duyệt danh sách và hướng dẫn xây dựng các mô hình thí điểm; xây dựng tài liệu đào tạo, tập huấn cho Chương trình OCOP; hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm OCOP cấp Quốc gia; xây dựng quy chế và tổ chức quản lý hệ thống tư vấn Chương trình OCOP; tổ chức quản lý và quảng bá, thúc đẩy thương hiệu OCOP Việt Nam; đẩy mạnh mạng lưới Chương trình OCOP khu vực và quốc tế.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng, triển khai Dự án đầu tư xây dựng Không gian triển lãm và phát triển sản phẩm OCOP quốc gia theo quy định của pháp luật về đầu tư. Quyết định theo thẩm quyền để bố trí không gian triển lãm và phát triển sản phẩm OCOP quốc gia phù hợp với cơ cấu tổ chức, bộ máy của Bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Phê duyệt, triển khai thực hiện các dự án, đề án ưu tiên theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ngành, địa phương xây dựng các Trung tâm Thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP cấp vùng theo hình thức xã hội hóa; xây dựng thí điểm một số mô hình Làng thương mại điện tử sản phẩm OCOP; các sự kiện quảng bá và giới thiệu sản phẩm OCOP thường niên cấp vùng, cấp Quốc gia.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai các giải pháp tăng cường chuyển đổi số Chương trình OCOP; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát và quản lý sản phẩm OCOP.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất tiêu chí, hình thức khen thưởng đối với các chủ thể OCOP theo quy định.

- Phối hợp với Bộ Nội vụ đề xuất lập các hiệp hội, hội về phát triển sản phẩm OCOP cấp quốc gia, cấp vùng.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Trên cơ sở đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình vào kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch hằng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương thực hiện Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

c) Bộ Tài chính: Trên cơ sở đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình trong kế hoạch kinh phí sự nghiệp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và hng năm để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

d) Bộ Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành liên quan rà soát, hoàn thiện các quy định về điểm bán hàng OCOP phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực tiếp cận thị trường; lồng ghép, ưu tiên hỗ trợ các chủ thể OCOP ứng dụng công nghệ, máy móc thiết bị từ nguồn khuyến công; thực hiện có hiệu quả hoạt động công tác xúc tiến thương mại sản phẩm trong Chương trình OCOP và kế hoạch xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm.

- Hàng năm, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP.

đ) Bộ Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế thiết kế sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc Chương trình OCOP.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tài liệu đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ, hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong Chương trình OCOP.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm OCOP; triển khai hệ thống giám sát, đánh giá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm OCOP.

- Hỗ trợ các địa phương và các tổ chức kinh tế phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP.

- Hàng năm, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.

e) Bộ Y tế

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng tài liệu đào tạo, tập huấn và hướng dẫn các tổ chức kinh tế thực hiện và tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP.

- Chỉ đạo các cơ quan trong ngành hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm.

- Hàng năm, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.

g) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cho Nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch; tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

- Hỗ trợ phát triển, quảng bá, xúc tiến các sản phẩm dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với Chương trình OCOP; xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch gắn với nông nghiệp và NTM; tạo điều kiện để các sản phẩm OCOP cấp quốc gia, sản phẩm OCOP tiêu biểu của các địa phương tham gia các sự kiện, triển lãm về văn hóa cấp quốc gia, quốc tế.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP tại các thị trường khách du lịch trọng điểm.

h) Bộ Giao thông vận tải: Điều tiết, kết nối hệ thống vận chuyển hàng trong nước và quốc tế cho Chương trình OCOP, phối hợp triển khai công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP trên các tuyến vận tải hàng không, đường bộ và đường thủy.

i) Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong ngành đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về Chương trình OCOP trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài), các trang mạng xã hội; giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử của các doanh nghiệp bưu chính để hỗ trợ thụ sản phẩm và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường chuyển đổi số của Chương trình OCOP; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát và quản lý sản phẩm OCOP; chỉ đạo các Tập đoàn, doanh nghiệp thương mại điện tử hỗ trợ, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thí điểm Làng thương mại điện tử.

k) Bộ Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với hoạt động của chủ thể OCOP; hướng dẫn thực hiện các nội dung về môi trường trong đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP.

- Chủ trì hỗ trợ các hoạt động sản xuất xanh, thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên; ưu tiên vay vốn từ Quỹ Bảo vệ môi trường cho các hoạt động chuyển đổi công nghệ sản xuất thân thiện môi trường, xử lý chất thải; xây dựng tiêu chí, cấp Nhãn sinh thái Việt Nam cho các sản phẩm/dịch vụ OCOP.

l) Bộ Ngoại giao

- Chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trong xây dựng và phát triển mạng lưới sản phẩm OCOP; phối hợp quảng bá, giới thiệu và xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm OCOP.

- Quan tâm xem xét sử dụng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia để làm quà tặng, quà biếu trong các hoạt động đối ngoại, các sự kiện cấp quốc gia, cấp ngành thuộc phạm vi phụ trách.

m) Các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ của Chương trình OCOP gắn với lĩnh vực phụ trách của ngành.

n) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tham gia Chương trình OCOP tiếp cận vốn vay phục vụ phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của từng địa phương.

2. Trách nhiệm của các địa phương

a) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

- Căn cứ nội dung Chương trình OCOP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tùy điều kiện, đặc điểm cụ thể, chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

- Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP phù hợp với nội dung, định mức hỗ trợ của trung ương và điều kiện thực tế của địa phương.

- Bố trí nguồn lực cần thiết từ ngân sách địa phương, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021 - 2025, lồng ghép các nguồn vốn khuyến công, khuyến nông, ngân sách địa phương, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP.

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành; củng cố, kiện toàn cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc triển khai Chương trình từ cấp tỉnh, huyện, xã phù hợp và hiệu quả.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, kết quả triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về cơ quan thường trực Chương trình OCOP cấp trung ương.

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Tổ chức xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình OCOP của huyện theo kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh; bố trí nguồn lực từ ngân sách huyện, lồng ghép các Chương trình, dự án để thực hiện Chương trình OCOP.

- Trực tiếp triển khai các hoạt động của Chương trình OCOP ở cấp huyện.

- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tham gia vào các hoạt động của Chương trình OCOP.

c) Ủy ban nhân dân cấp xã

- Phân công cán bộ phụ trách triển khai Chương trình OCOP cấp xã.

- Tham gia vào các hoạt động triển khai Chương trình OCOP cấp xã theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh; chủ động rà soát các sản phẩm tiềm năng trên địa bàn và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình.

- Chủ động tuyên truyền cho các tổ chức kinh tế, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình OCOP, tích cực hỗ trợ, tư vấn cho các tổ chức kinh tế chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tham gia Chương trình OCOP.

3. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp: Đề nghị cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh), Liên minh hợp tác xã Việt Nam, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ đoàn viên, hội viên tích cực tham gia Chương trình OCOP, tham gia các mạng kết nối cung - cu, xúc tiến thương mại nông sản.

4. Các trường, viện, tổ chức nghiên cứu, tư vấn: Tăng cường các hoạt động đào tạo, tập huấn, hỗ trợ đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP phù hợp với định hướng, nội dung Chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ư
ơng;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Liên minh hợp tác xã Việt Nam;
- VPCP:
BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Phạm Bình Minh

DANH MỤC

CÁC ĐỀ ÁN/DỰ ÁN ƯU TIÊN TRIỂN KHAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Dự án đầu tư xây dựng Không gian triển lãm và Phát triển sản phẩm OCOP quốc gia.

2. Dự án quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Việt Nam.

3. Dự án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý và giám sát Chương trình OCOP.

4. Đề án nâng cao năng lực, chuyển đổi tư duy, triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân” trong Chương trình OCOP.

5. Đề án thí điểm xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ.

6. Đề án thí điểm sản phẩm OCOP xanh gắn với tiêu chuẩn xuất khẩu, quản lý tài nguyên và bảo tồn đa dạng sinh học.

7. Đề án thí điểm phát triển nhóm sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng./.

PRIME MINISTER OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 919/QD-TTg

Hanoi, August 01, 2022

 

DECISION

APPROVING “ONE COMMUNE ONE PRODUCT” PROGRAM IN 2021 – 2025 PERIOD

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;

Pursuant to Government’s Decree No. 27/2022/ND-CP dated April 19, 2022 on mechanism for management and implementation of national target programs;

Pursuant to Decision No. 263/QD-TTg dated December 22, 2022 of the Prime Minister on approval for national target program for development of new-style rural areas in 2021-2025 period;

Pursuant to Decision No. 07/2022/QD-TTg dated March 25, 2022 of the Prime Minister on principles, criteria, norms for allocation of central government budget and rates of counterpart fund of local government budgets for execution of national target program for development of new-style rural areas in 2021-2025 period;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. The “one commune one product” program in 2021-2025 period (hereinafter referred to as "OCOP program" is approved. The OCOP Program includes the following contents:

1. Viewpoints

a) The OCOP Program is an economic development program for rural areas with a view to increasing internal power and values; is considered as solution and important task for implementation of the national target program for development of new-style rural areas in 2021-2025 period; and contributes to deep, effective and sustainable development of new-style rural areas.

b) The Program focuses on value chain-based development of branded OCOP products on the basis of advantages of local materials, culture and knowledge, especially local specialties, craft village products and tourism services of villages, communes and communities towards circular economy and sustainable ecosystem.

c) The Program promotes initiative, creativity, and cooperation among participants and communities to develop OCOP products, thereby meeting market requirements in association with objectives of creating jobs, increasing income for people, and preserving landscapes and traditional culture, especially in mountainous areas and disadvantaged ethnic groups.

d) The Program gives focus on development of production forms, and priority to consolidation, improvement and development of agricultural cooperatives that operate effectively, development of small and medium-sized enterprises (SMEs) in association with the development of services and industries in rural areas.

dd) It is required to improve roles of the political system, authorities and agencies at all levels, especially communal agencies in implementation of the OCOP program. To be specific: The State shall play the role in formulation and promulgation of policies on development orientations for local specialties and establishment of zones with a view to supplying materials to produce goods and develop services; enhancement of management and supervision of standards and quality of products, and food safety; credit support, education, training, technical guidance, science and technology application, brand development, intellectual property protection, trade promotion and advertisement of OCOP products.

2. Objectives

a) General objectives: Develop OCOP products to exploit the potential and utilize advantages of rural areas for increase in people's income; contribute to continuation in restructuring of the agricultural sector in association with the development of cottage industry, industries, services and rural tourism; promote sustainable development of the rural economy on the basis of the application of digital transformation and circular economy, preserve cultural values, manage resources, preserve biodiversity, landscape and rural environment, thereby contributing to deep, effective and sustainable development of rural areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- By 2025, there will be at least 10.000 OCOP products which are ranked 3-star or higher of which 400-500 OCOP products which are ranked 5-star.

- At least 50% of OCOP products that have been assessed and ranked will be consolidated and upgraded; the priority is given to development of OCOP products in association with product brands, and development of rural tourism services.

- The priority is given to development of cooperatives and SMEs. There will be at least 40% of OCOP participants that are cooperatives and 30% of OCOP participants that are SMEs.

- At least 30% of OCOP participants will build value chain towards circular economy and green economy in association with sustainable material supply zone and the priority is given to OCOP products that have been assessed and ranked.

- At least 50% of traditional craft villages have OCOP products, thereby contributing to preservation and development of traditional craft villages.

- The percentage of trained employees with appropriate degrees or certificates working at OCOP participants will be at least 20%. At least 40% of OCOP participants will be women and at least 20% of OCOP participants will be ethnic minorities holding executive positions.

- At least 50% of OCOP participants will participate in modern trade (supermarkets, convenience stores, electronic trading platforms, etc.); There will be 01 area where OCOP products are introduced and sold in each province/central- affiliated city.

- The international cooperation forum on “one village/commune one product” will be held at least once a year in order to improve and affirm Vietnam’s OCOP brand in domestic and international markets.

3. Scope, participants and rules of implementation

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Spatial scope: The OCOP Program will be implemented in all rural areas of Vietnam. The implementation of the Program in urban areas is also encouraged depending on actual conditions of each province/central-affiliated city.

- Temporal scope: The OCOP Program will be implemented until the end of 2025.

b) Participants

- Participants: Cooperatives, artels, SMEs, farms and production households that have carried out business registration. Regarding community-based tourism, ecotourism and tourist destination services and products, participants include the above-mentioned participants, associations, operating centers or equivalent organizations.

- Products: Native-owned products and services with cultural and advantageous values, especially local specialties, craft village products and tourism services which are based on advantages in terms of natural conditions, material sources, local intellectuals and culture.

There are 06 groups of products, including:

+ Foods, including: fresh aquaculture and agriculture products; pre-processed and processed aquaculture and agriculture products; and other foods.

+ Beverages, including: alcoholic beverages; non-alcoholic beverages.

+ Herbs and products made of herbal ingredients, including: functional products, medicinal herbs, traditional medicine, cosmetic products containing ingredients from herbs, essential oils and other herbs.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Ornamental creatures, including: flowers, ornamental plants and animals.

+ Community-based tourism, ecotourism and tourist destination services and products.

c) Implementation rules

- Utilizing local potential, advantages and tradition so as to promote local specialties with high economic and cultural values.

- Stimulating creativity and community strength in production and creation of products in association with community value.

- Developing value chain-based linkage to increase production capacity and promote sustainable development of products and goods.

4. Contents and key tasks

a) Organization of production in association with development of typical material supply zones:

- Giving priority to considerable investment in infrastructure of material supply zones on the basis of advantages in terms of natural conditions, culture and production practices of people living in rural areas, especially mountainous and ethnic minorities areas, thereby contributing to the development sustainable and adaption to climate change.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Strengthening sustainable linkage and traceability between OCOP product manufacturers and material supply zones.

b) Standardization of processes and standards and value chain-based development of OCOP products in conformity with advantages in terms of production conditions and market requirements.

- Enhancing product standardization in association with advantages and conditions of each zone. To be specific:

+ Traditional specialties are associated with advantages in terms of production conditions and cultural value, especially products of craft villages, traditional crafts, and rural tourism services.

+ New products are created on the basis of application of science and technology and advantages of each zone with outstanding quality. The priority is given to (i) handicraft products and traditional crafts created by artisans and communities; (ii) products deeply processed from specialties, local materials and indigenous intellectuals; (iii) products which contribute to the preservation of traditional culture.

+ Developing toolkit for standardization of processes and standards of products which participate in the Program under the OCOP criteria.

- Developing OCOP products of 06 groups. The priority is given to agricultural and non-agricultural products and services that are valuable and traditional with advantages in each zone in the direction of increase in internal power (creative intelligence, labor, materials, local culture, etc.) and values in association with community development:

+ Investment in the application of science and technology, innovation in and completion of technology, processes of production, preparation, preservation and processing of products with a view to improving productivity and quality of OCOP products.

+ Product production according to the advanced quality management process for the purpose of creation of quality and unique OCOP products that fulfil market requirements and those for food safety, and are environmentally friendly; establishment of “material supply zone development” models in association with OCOP products along the value chain.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Upgrading and perfecting products which have been assessed and ranked (3-star or higher) in association with domestic and global market demands.

- Setting up standards and experiments, and developing green OCOP products towards a circular economy associated with export markets on the basis of endemic advantages of natural and socio-economic conditions of each area.

c) Increase in capacity and efficiency in operations of OCOP participants

- Increasing capacity of OCOP participants in terms of community capacity and cooperation spirit; innovation in production organization forms and management skills; product innovation and creativity; quality management and food safety; skills in packaging/product design and labeling; intellectual property and traceability along the value chain, use and utilization of community brands of products from rural areas.

- Increasing efficiency in operations of cooperatives, SMEs associated with the OCOP product value chain.

d) Trade promotion and connection between supply and demand

- Strengthening trade promotion and connection between supply and demand for OCOP products in forms of annual fairs, exhibitions, honoring events, promotion, and introduction of unique OCOP products in association with culture at national, regional, local and international levels; promoting consumption of OCOP products associated with key tourism market.

- Synchronously and effectively building and managing the Vietnam’s OCOP brand (certified brand); strengthening protection of intellectual property and improving image, recognition and value of OCOP products in the market.

- Experimenting and expanding the model of “areas where OCOP products are sold”; streets where OCOP products are sold; OCOP product distribution system on vehicles; trade promotion models on digital technology platforms (e-commerce villages for OCOP products, OCOP fairs and exhibitions which are based on virtual reality); OCOP Introduction Centers that are synchronous and modern, and apply information technology in association with utilization of advantages of rural tourism.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Building a trade promotion system to promote and sell OCOP products to the international market; improving logistics system capacity for OCOP product trade; developing and implementing programs for trade promotion, advertisement and recognition of brands for national OCOP products.

- Creating a national OCOP product development and exhibition space for promotion, introduction, training, and connection between supply and demand and the OCOP product market.

- Promoting international cooperation in advertisement, introduction and trade promotion to develop OCOP products in foreign markets.

dd) Development and completion of the system for managing and supervising OCOP products

- Conducting organization of annual assessment and ranking of OCOP products and enhancing the application of digital technology to such organization.

- Building and implementing a national database system for managing and supervising OCOP products in a synchronous and unified manner to improve quality and efficiency in management, supervision and development of connection between supply of and demand for the products.

- Making rules and strengthening inspection and supervision of the application of policies and regulations on assessment and ranking of products in local areas, maintaining production conditions applicable to participants and quality of OCOP products after they are assessed and recognized.

- Studying and developing technical standards applicable to supervision and assessment of OCOP products.

- Testing and building a suitable roadmap for application of private sector involvement mechanism to supervision, assessment and ranking of OCOP products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Organizing management and administration of Centers for creative design and development of OCOP products at regional and provincial levels, entrepreneurship programs and those for promotion, introduction and trade in OCOP products in all regions in Vietnam with a view to attracting the participation of participants and making tourism connection.

- Establishing criteria, increasing capacity and organizing management and supervision of the consultant network for development of a counselling network of the OCOP Program with experience, capacity, solidarity and uniformity in support for the implementation of the Program in nationwide.

- Improving the capacity of the system of vocational training institutions associated with the OCOP Program; centers for creative design and development of OCOP products; amending regulations on vocational training (program framework, vocational training contents, vocational training age, etc.) associated with OCOP products; increasing the capacity of agricultural staff in local areas (agricultural and industrial extension).

- Promoting entrepreneurship movements among women, young people and cooperatives associated with development of OCOP products.

g) Acceleration in digital transformation

- Developing the application of information technology and digital transformation in communications; formulating dossiers and managing OCOP product data, digitizing the process of dossier receipt, scoring and classifying products; digitizing products and building a traceability system along the OCOP product value chain towards establishment of a national database system of the OCOP Program.

- Promoting e-commerce development for OCOP products through e-commerce platforms, online channels and live stream, especially for small-scale products and local specialties.

- Developing the initiative "Every farmer is a businessman" to optimize the application of digital technology to production and trade in OCOP products.

5. Funding sources and structure

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Central government budget that is included in the central government budget plan of the national target program for development of new-style rural areas in 2021-2025 period. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall cooperate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in synthesizing, reviewing, balancing and allocating central government budget to implement objectives and tasks of the OCOP Program within the total budget of the national target program for development of new-style rural areas in 2021-2025 period which has been approved in accordance with the law on state budget, regulations on management and organization of the implementation of national target programs and other relevant legal documents.

- Local government budgets.

- Credit capital (including: preferential credit capital from the Vietnam Bank for Social Policies, loans from other credit institutions, investment funds, enterprise development funds, cooperative development support funds, etc.).

- Capital self-mobilized by enterprises, cooperatives and production households.

- Integrated capital from other programs and projects.

- Other legally mobilized capital.

b) Funding for management and supervision of implementation of the Program at all levels is derived from the state budget for implementation of the national target program for development of new-style rural areas of at all levels every year.

c) The financial mechanism of the Program shall follow the financial mechanism of the national target program for development of new-style rural areas in 2021-2025 period and relevant legal regulations.

6. Implementation solutions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Continue to promote communications and raise awareness ịn a regular and continuous manner via mass media from central to communal levels; connect and integrate dissemination activities to development of new-style rural areas.

- Focus on increase in awareness and thinking change for economic organizations in rural areas, state management agencies, distribution units and consumers through the OCOP Program conferences; diversify communication forms via websites, social media, magazines, newsletters, topics, documents (handbooks, ect.).

- Encourage and support the development of combo packages of gifts and souvenirs of OCOP products, associated with national, regional and local cultural history.

b) Development of support polices

- Review and promulgate criteria for assessment and ranking of OCOP products for the period 2021 - 2025.

- Review and promulgate contents and support amounts of the OCOP Program according to each rank; prioritize support for participants in product development, provide guidance and build product profiles; develop local material supply zones; build value chains; support production infrastructure, machinery, and small- and medium-scale processing equipment in conformity with local conditions; build an advanced quality management system; conduct vocational training for employees and increase community capacity; protect intellectual property; develop packaging, labeling and traceability; build product stories; carry out advertisement, introduction and trade promotion activities; promote e-commerce and virtual reality; give rewards to OCOP products; support access to credit sources; organize assessment, ranking and supervision of OCOP products.

- Review, and complete criteria, standards and support mechanisms for OCOP product introduction and sale areas and centers, prioritize private sector involvement.

- Encourage the development of centers for creative design and development of OCOP products at regional and local levels in the form of private sector involvement with the State’s support for land and infrastructure according to regulations.

- Test and build mechanisms and policies on management and supervision of the implementation of the OCOP Program in the form of private sector involvement (testing, inspection, certification by conformity assessment organizations according to regulations); build and organize a mechanism for appropriate and effective management of the OCOP Program consulting system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Organize the implementation of the OCOP Program according to the apparatus organization of the national target program for development of new-style rural areas in 2021-2025 period.

- Increase the capacity of staff implementing the OCOP Program and the quality of assessment and ranking of OCOP products from central to local levels.

- Develop training and refresher training to improve management and marketing capacity of managers and administrators of enterprises, cooperatives, and production establishments/households; carry out training in agricultural skills for the youth and promote labor training in association with the demand for production of OCOP products.

d) Organization of flexible implementation of the annual OCOP Cycle in conformity with conditions and product characteristics, utilization of local materials and labor, and advantages of the product quality; stimulation of priority topics associated with annual plans and tasks.

dd) Scientific and technological solutions 

- Promote the application of science and technology, innovate and complete small and medium-scale processing technologies, especially OCOP products that have been recognized and achieved 05 star based-ranks.

- Strengthen technology transfer and application, and digital transformation in production, market connection, traceability, especially application of information technology; promote social sciences and humanities in development of OCOP products associated with rural tourism and preservation of indigenous cultural value.

- Review and set up standards and regulations applicable to OCOP products, conforming to rules of domestic and export markets; establish technical standards to serve production, supervision and assessment of OCOP products.

- Adopt solutions to protection and effective development of the value of intellectual property (geographical indication, collective trade mark, certification mark) for OCOP products, especially national OCOP products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Give priority to mobilization of capital, land, labor, raw materials, machinery and technology of the OCOP participants.

- Effectively integrate socio-economic development programs/projects, science and technology programs and projects and other relevant mechanisms and policies.

- Assist OCOP participants in accessing credit capital sources through credit policies serving agricultural and rural development and specific support policies of each local area.

- Effectively integrate funding sources from agricultural and industrial extension programs into other relevant programs and projects.

g) Enhancement of the community role in development of OCOP products

- Enhance associations’ roles in implementation of the OCOP Program, utilization and development of local products associated with preservation of products, traditional skills, and reputation of the community.

- Promote supervision by the community of products and their quality, and development of material supply zones; maintain uniqueness and culture of local products; promote participation in and provide an appropriate mechanism for sharing benefit of the community to production and processing of OCOP products; develop material production zones and use local labor.

h) Improvement of international cooperation

- Accelerate the drawing of support from international organizations in terms of technical problems, resources for digital transformation and promotion of mechanization in development of OCOP products, and green OCOP products towards export in association with inclusive and sustainable development and conservation (forests, environment, landscapes, etc.); conduct research, share experiences and give support for the development and promotion of OCOP products in domestic and international markets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Participate and organize annual regional and international events and forums about OCOP, thereby contributing to promotion and introduction of Vietnamese culture and tourism.

i) Research on formulation and implementation of priority projects.

- Research formulation and operation of project on national OCOP product development and exhibition space.

- Carry out project on development of national database management and supervision system under the OCOP Program.

- Carry out project on advertisement and trade promotion of Vietnam's OCOP products. The priority is given to the establishment of product introduction centers in Hanoi, Ho Chi Minh City, major tourism centers and organization of regional and inter-regional OCOP product promotion and introduction events every year.

- Carry out project on establishment of Centers for creative design and development of OCOP products at regional and local levels; experimental construction of 04 centers in provinces/cities (Ha Noi, Quang Ninh, Thua Thien Hue and Kien Giang) in the form of private sector involvement.

- Carry out experimental project on models of the value chain-based development of OCOP products in association with local material supply zones towards circular economy and organic agriculture.

- Carry out experimental project on development of OCOP products that are community-based tourism services.

- Carry out experimental project on development of green OCOP products associated with export standards, resource management and biodiversity conservation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Implementation

1. Responsibilities of Ministries and central-government authorities

a) Ministry of Agriculture and Rural Development

- Preside over formulation and development of the plan for implementation of the OCOP Program in each period and every year. Give direction and guidance to agencies of provinces and central-affiliated cities on development and implementation of the OCOP Program.

- Preside over and cooperate with relevant ministries and central-government authorities to provide guidance on implementation of the OCOP Program; thoroughly review contents and tasks of the Program, avoiding duplication or overlapping with those of other thematic programs and other programs and projects approved by the competent authority; build a management and supervision system and regularly organize inspection and supervision of the implementation of the OCOP Program in provinces and central-affiliated cities.

- Preside over and cooperate with relevant ministries and central-government authorities in organizing assessment, ranking and announcement of national OCOP products.

- Preside over and cooperate with relevant ministries and central-government authorities to balance and allocate central government budget to implementation of objectives and tasks of the Program within the total budget of the national target program for development of new-style rural areas in 2021-2025 period, and send annual reports to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance so that they submit them to the Prime Minister according to regulations.

- Preside over and cooperate with relevant ministries and central-government authorities to review and develop criteria for assessment and ranking of OCOP products so as to submit them to the Prime Minister for approval; mobilize financial resources from investment funds, international organizations and donors to give support for the implementation of the OCOP Program; approve the list of and instructions about development of experimental models; issue training documents serving the OCOP Program; develop the national OCOP product management and supervision system; set up regulations and organize the management of the OCOP Program consulting system; organize management and promotion of the Vietnam OCOP brand; promote the regional and international OCOP Program network.

- Preside over and cooperate with relevant ministries and central-government authorities in building and implementing the investment project on construction of national OCOP product development and exhibition space according to regulations of the investment law. Decide within its jurisdiction to arrange national OCOP product development and exhibition space in conformity with its organizational structure and apparatus approved by the competent authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Preside over and cooperate with the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, ministries, central and local authorities to build centers for creative design and development of OCOP products at regional level in the form of private sector involvement; carry out experimental construction of some models “OCOP product e-commerce village”; organize annual events for OCOP product promotion and introduction at regional and national levels.

- Preside over and cooperate with the Ministry of Information and Communications to adopt solutions to enhancement of digital transformation of the OCOP Program; build a database system for supervising and managing OCOP products.

- Preside over and cooperate with the Ministry of Home Affairs in proposing criteria and forms of commendation provided for OCOP participants according to regulations.

- Cooperate with the Ministry of Home Affairs in proposing the establishment of OCOP product development associations at national and regional levels

b) Ministry of Planning and Investment

- Upon the request of the Ministry of Agriculture and Rural Development, synthesis demands and plan allocation of central government budget for implementation of the Program under the plan for the national target program for development of new-style rural areas in 2021-2025 period and annual plans, and then submit them to the competent authority for consideration and decision.

- Presider over and cooperate with the Ministry of Finance to synthesize, balance, and allocate investment capital from the central government budget to implementation of the Program on schedule and according to medium-term and annual investment plans, and then make submission to the competent authority for consideration and decision.

c) Upon the request of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Finance shall estimate the demands and allocation of the budget for implementation of the Program under the budget allocation plan of the national target program for development of new-style rural areas in 2021-2025 period and annual plans, and then submit them to the competent authority for consideration and decision.

d) Ministry of Industry and Trade

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Cooperate with relevant ministries and central government authorities to assist economic organizations to develop products and increase capacity for access to markets; promote integration and assist OCOP participants to apply technology, machinery and equipment from industrial promotion sources; effectively implement trade promotion of OCOP products under the Program and annual plans for national trade promotion.

- Every year, cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries and central government authorities to organize assessment and ranking of OCOP products.

dd) Ministry of Science and Technology

- Preside over and cooperate with ministries, central and local authorities to assist economic organizations to design products; promote the application of science, technology, and digital transformation in development and production of products under the OCOP Program.

- Preside over and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to issue documents on training and refresher training in intellectual property, and guidance on the application of standards and technical regulations to the OCOP Program.

- Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to review and set up standards and technical regulations applicable to OCOP products; develop the system for supervision, assessment and traceability of OCOP products.

- Assist local authorities and economic organizations to develop, apply for establishment, protect and enforce intellectual property rights related to OCOP products and provide advice on development orientations for OCOP product brands.

- Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries and central government authorities to organize annul assessment and ranking of OCOP products.

e) Ministry of Health

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Direct authorities in the health sector to assist economic organizations and production households in satisfying regulations on food safety and product quality registration.

- Every year, cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries and central government authorities to organize assessment and ranking of OCOP products.

g) Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam

- Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to review and set up criteria for assessment and ranking of OCOP products applicable to community-based tourism, ecotourism and tourist destination services and products; participate in assessment and ranking of OCOP products.

- Support the development, advertisement and promotion of agricultural and rural tourism products and services associated with the OCOP Program; establish tours, routes, and tourist destinations associated with agricultural and new-style rural areas; enable national and typical OCOP products of local areas to participate in cultural events and exhibitions at national and international levels.

- Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and other ministries, central and local authorities to promote sale, purchase and use of OCOP products in key tourist markets.

h) The Ministry of Transport of Vietnam shall regulate and connect domestic and international transport systems for products of the OCOP Program, and cooperate in carrying out trade promotion for OCOP products on air, road and waterway transport routes.

i) Ministry of Information and Communications

- Direct agencies and units in the information and communications sector to promote dissemination of the OCOP Program on mass media (newspapers, radio), and social media sites; introduce and promote OCOP products on e-commerce platforms of postal enterprises in order to support product sale and promote e-commerce development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k) Ministry of Natural Resources and Environment

- Preside over and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to direct, provide guide and inspect compliance with legal regulations on environmental protection by OCOP participants; give guidance on implementation of environmental contents in assessment and recognition of OCOP products.

- Preside over support for green, environmentally friendly and resource-saving production; prioritize loans from the Environmental Protection Fund for environmentally friendly production technology conversion and waste treatment; develop criteria and grant Vietnam Ecolabel to OCOP products/services.

l) Ministry of Foreign Affairs

- Direct diplomatic missions of Vietnam in foreign countries to learn from other countries' experiences in establishment and development of the OCOP product network; make cooperation in introducing and promoting the export of OCOP products.

- Focus on and consider using national OCOP products as gifts and giveaways in foreign affairs and events at national and sectoral levels within its responsibility.

m) Relevant Ministries and regulatory authorities shall, within the ambit of their assigned functions and tasks, proactively formulate plans for performing tasks of the Program in their responsible sectors.

n) The State Bank of Vietnam shall direct credit institutions to allocate loan capital to production and trade sectors; enable enterprises, cooperatives and production households participating in the OCOP Program to get loans to develop agricultural and non-agricultural products and services with advantages of each local area.

2. Responsibilities of local authorities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- According to the contents of the OCOP Program approved by the Prime Minister of Vietnam, and depending on actual conditions of each province, direct formulation, approval and implementation of provincial targeted and focused action plans for implementation of the OCOP Program, in which development of local specialties and traditional products in association with production conditions and local culture, especially products of craft villages, traditional crafts, and rural tourism services is prioritized;

- Issue specific mechanisms and policies applicable to the implementation of the OCOP Program in accordance with contents and support amounts form central authorities and actual conditions of local authorities.

- Allocate adequate resources from local government budgets, and use funding for the national target program for development of new-style rural areas in the 2021 – 2025 period, funding for agricultural and industrial extension, local-government budgets, credit capital, and other lawful funding sources for implementation of the OCOP Program;

- Assign tasks to provincial departments/authorities; consolidate and improve the standing agency to advise and help implementation of the Program at provincial, district, and communal levels in an appropriate and effective manner.

- Regularly organize inspection, supervision and assessment of implementation of the OCOP Program in their provinces and cities; strictly follow the information regime and send periodic and adhoc reports to the OCOP Program standing agency at central level.

b) People’s Committees of districts

- Organize development of plans to implement the OCOP Program in districts under the plan for implementation of the OCOP Program at provincial level; allocate resources from the district budget and integrate programs and projects to implement the OCOP Program.

- Directly implement activities of the OCOP Program at district level.

- Give direction and guidance to People's Committees of communes on participation in activities of the OCOP Program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Assign staff to implement the commune-level OCOP Program.

- Participate in the implementation of the commune-level OCOP Program as assigned by the district and provincial People's Committees; proactively review potential products in their communes and provide guidance for organizations and individuals on participation in the Program.

- Proactively provide information for economic organizations and people about meaning and support policies of the OCOP Program, actively assist and advise economic organizations to prepare dossiers and documents to participate in the Program.

3. Fatherland Front and socio-political organizations and socio-professional organizations shall request central agencies of the Fatherland Front and socio-political organizations (Vietnam Farmers' Association, Vietnam Women's Union, Ho Chi Minh Communist Youth Union, Veterans Association), Vietnam Cooperative Alliance, professional-social organizations, associations and unions to disseminate, mobilize, provide guidance and assist union members to actively participate in the OCOP Program, supply and demand connection network, and agricultural trade promotion.

4. Schools, institutes, research and consulting organizations shall strengthen training and refresher training and give support for innovation, creativity, entrepreneurship, and development of OCOP products in conformity with orientations and contents of the Program.

Article 3. This Decision comes into force from the date on which it is signed.

Article 4. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of governmental agencies, Chairpersons of People's Committees of provinces and central- affiliated cities and heads of relevant agencies units shall be responsible for implementation of this Decision./.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Pham Binh Minh

 

LIST

PRIORITY PROJECTS TO BE IMPLEMENTED
(Enclosed with Decision No. 919/QD-TTg dated August 01, 2022 of the Prime Minister)

1. Investment project on construction of national OCOP product development and exhibition space.

2. Project on advertisement and trade promotion of Vietnam's OCOP products.

3. Project on development of national database management and supervision system under the OCOP Program.

4. Project on capacity improvement, thinking change and implementation of the initiative "Every farmer is a businessman" under the OCOP Program.

5. Experimental project on value chain-based development of OCOP products in association with local material supply zones towards circular economy and organic agriculture.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Experimental project on development of OCOP products that are community-based tourism services./.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 919/QĐ-TTg ngày 01/08/2022 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.490

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.147.97
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!