Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 909/QĐ-UBND 2015 Hỗ trợ kỹ thuật tài chính thị trường cho sản phẩm tôm càng xanh An Giang

Số hiệu: 909/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh An Giang Người ký: Lê Văn Nưng
Ngày ban hành: 01/06/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 909/QĐ-UBND

An Giang, ngày 01 tháng 6 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYÊT KẾ HOẠCH GÓI HỖ TRƠ KỸ THUẬT - TÀI CHÍNH – THỊ TRƯỜNG CHO SẢN PHẨM TÔM CÀNG XANH GIAI ĐOẠN 2015 - 2016

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1021/QĐ-UBND ngày 02/7/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 97/TTr-SNN&PTNT, ngày 11/5/2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang về việc xin phê duyệt Kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật - tài chính - thị trường cho sản phẩm tôm càng xanh giai đoạn 2015 - 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch gói hỗ trợ kỹ thuật - tài chính - thị trường cho sản phẩm tôm càng xanh giai đoạn 2015 - 2016, với những nội dung như sau:

I. Mục tiêu phát triển:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển sản phẩm tôm càng xanh nhằm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất và thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững; làm cơ sở thực hiện các chương trình sản xuất thuỷ sản ứng dụng công nghệ cao của tỉnh.

- Góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành, đa dạng hoá đối tượng nuôi; mở rộng và phát triển đối tượng thủy sản nuôi phục vụ xuất khẩu, góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2016, chuyển giao 01 công nghệ nuôi cải tiến giúp tăng năng suất, tăng kích cỡ thu hoạch cho ngư dân trong chi hội nuôi tôm, từ đó hướng dẫn ngư dân áp dụng thành công công nghệ vào sản xuất, đưa tổng diện tích nuôi tôm càng xanh ứng dụng công nghệ cao đạt 50 ha, năng suất đạt 1,5 - 2.5 tấn/ha/vụ; sản lượng nuôi đạt 75 - 125 tấn/năm, tăng lợi nhuận trên 30% so với mô hình nuôi truyền thống.

- Từ năm 2016, năng lực cung cấp của Trung tâm Giống Thủy sản có thể đáp ứng ít nhất 15 triệu con post/năm đủ cung cấp cho vùng nguyên liệu 100 ha theo quy hoạch phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Cuối năm 2016 hoàn thành việc đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP cho ít nhất 20 ha vùng nguyên liệu nuôi tôm cành xanh (chiếm 40% so với vùng nguyên liệu).

II. Nội dung chính của kế hoạch:

1. Gói hỗ trợ kỹ thuật:

1.1. Thành lập tổ Tư vấn kỹ thuật

Nhóm Tư vấn - kỹ thuật chịu trách nhiệm theo dõi xuyên suốt các nội dung công việc trong gói sản phẩm. Tổ Tư vấn kỹ thuật này do bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh - Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản An Giang làm Tổ trưởng. Quyết định chi tiết do Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thành lập nhưng không quá 09 người.

1.2. Lựa chọn công nghệ:

a) Công nghệ sản xuất giống: Sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực theo công nghệ Israel.

b) Công nghệ nuôi tôm càng xanh: Ứng dụng có cải tiến qui trình ương- nuôi thâm canh trong ao kết hợp nuôi luân canh trên ruộng lúa sử dụng con giống tôm càng xanh toàn đực.

c) Quy mô tham gia gói hỗ trợ kỹ thuật, tài chính, thị trường: Xây dựng và vận hành sản xuất vùng nguyên liệu nuôi tôm càng xanh ứng dụng công nghệ cao tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn đạt 50 ha.

1.3. Các hoạt động hỗ trợ gói kỹ thuật:

a) Đào tạo tập huấn qui trình ương - nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao kết hợp nuôi luân canh trên ruộng lúa (có cải tiến) cho ngư dân trong vùng nguyên liệu (Phú Thuận). Số lớp tổ chức: 02 lớp (30 người/lớp), thực hiện trong năm 2015.

b) Tập huấn về tổ chức sản xuất, công tác quản lý cho chi hội nuôi tôm Phú Thuận: 1 lớp X 30 người, thực hiện trong năm 2015.

c) Tổ chức 04 cuộc học tập kinh nghiệm các mô hình liên kết, sản xuất tôm càng xanh có hiệu quả, đặc biệt là mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực ứng dụng công nghệ cao, thực hiện trong năm 2015, cụ thể:

- 02 cuộc (20 người/cuộc) học tập mô hình nuôi tôm càng xanh hiệu quả ở Bạc Liêu (1 cuộc) và Kiên Giang (1 cuộc) cho các ngư dân có tiềm năng trong vùng nguyên liệu.

- 01 cuộc (5 người/cuộc) học tập mô hình liên kết sản xuất tôm càng xanh tiên tiến có hiệu quả cho thành viên quản lý chi hội nuôi tôm Phú Thuận.

- 01 cuộc (3 người/cuộc) học tập công nghệ nuôi và sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực ứng dụng công nghệ cao ở nước ngoài cho thành viên tổ tư vấn kỹ thuật. (dự kiến học tập tại trại sản xuất giống ở Trung Quốc).

d) Thực hiện mô hình: Quy mô thực hiện: Thực hiện 05 mô hình, trong đó 01 mô hình năm 2015 và 04 mô hình năm 2016, mỗi mô hình 2 ha, với định mức hỗ trợ như sau:

- Năm 2015 xây dựng 01 mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh toàn đực ứng dụng công nghệ cao cho 01 hộ. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 30% chi phí con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, nhiên liệu, nhưng không quá 200 triệu/mô hình.

- Năm 2016: Hỗ trợ nhân rộng 04 mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực ứng dụng công nghệ cao cho 04 hộ. Hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 8% con giống, thức ăn, thuốc, hóa chất, nhiên liệu, nhưng không quá 50 triệu/mô hình.

đ) Tiêu chí chọn hộ tham gia mô hình:

- Là thành viên trong chi hội nuôi tôm Phú Thuận, tham gia sản xuất trong vùng nguyên liệu, tuân thủ cơ chế quản lý hoạt động của Tổ hợp tác.

- Trong vùng nguyên liệu có diện tích nuôi từ 02 ha trở lên

- Có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ học nghề về kỹ thuật nuôi tôm càng xanh toàn đực.

- Có tâm huyết với nghề, đảm bảo thực hiện nuôi tôm càng xanh theo đúng hướng dẫn và thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng ký kết với đơn vị thực hiện kế hoạch.

- Tuân thủ đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của bên tiêu thụ. Đồng thời, phải có cam kết đảm bảo thực hiện cho đến khi kết thúc mô hình.

e) Tổ chức hội thảo chuyển giao công nghệ và nhân rộng: Sau khi kết thúc mỗi mô hình nêu trên, tổ chức các cuộc hội thảo để tổng kết, chuyển giao công nghệ cho ngư dân. Số cuộc thực hiện: 05 cuộc X 50 người/cuộc.

1.4 Tổ chức sản xuất: Hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân trong Chi hội nuôi tôm càng xanh thực hiện quy trình nuôi tôm càng xanh toàn đực ứng dụng công nghệ cao. Các chính sách hỗ trợ ngư dân trong Chi hội:

a) Hỗ trợ chi phí mua giống cho ngư dân trong Chi hội: Hỗ trợ 10% chi phí thả giống lần đầu tiên cho ngư dân. Nhưng tổng diện tích hỗ trợ của cả kế hoạch này tối đa không quá 50 ha (không áp dụng cho ngư dân đã được hỗ trợ xây dựng mô hình), với định mức hỗ trợ không quá 6,75 triệu/ha.

b) Hỗ trợ chi phí tư vấn và đánh giá chứng nhận theo tiêu chuẩn GAP cho ngư dân có tham gia chứng nhận chứng nhận GAP theo tinh thần Quyết định số 848/QĐ- UBND ngày 26/5/2015 của UBND tỉnh đối với sản phẩm tôm càng xanh.

c) Đối với những hộ có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất (mà được chứng nhận mô hình công nghệ cao) và những hộ có nhu cầu mua máy móc để sản xuất theo quy trình GAP, thì được hỗ trợ thủ tục vay theo quy định tại nội dung Quy chế số 21/QCPH ngày 17/12/2014 về việc phối hợp công tác giữa Ban Điều hành Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh tỉnh An Giang. Định mức và lãi suất vay ưu đãi được thực hiện theo quy định hiện hành.

2. Gói hỗ trợ về tài chính:

2.1 Xác định các công việc liên quan đến yếu tố tài chính cần hỗ trợ

- Chi các hoạt động kỹ thuật: Tập huấn quy trình nuôi, tập huấn công tác quản lý, tổ chức tham quan, xây dựng mô hình công nghệ cao, nhân rộng mô hình công nghệ cao, hội thảo tổng kết mô hình.

- Hỗ trợ chi phí thả giống trong vùng nguyên liệu

- Chi phí tư vấn và đánh giá theo tiêu chuẩn GAP.

- Chi phí cải tạo cơ sở hạ tầng và nâng cấp cơ sở sản xuất tôm càng xanh

- Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực.

- Hỗ trợ chi phí quản lý và thực hiện kế hoạch.

2.2 Nhu cầu tài chính cho gói kỹ thuật

Nhu cầu tài chính cần để hỗ trợ, thực hiện các hoạt động liên quan gói kỹ thuật giai đoạn 2015 - 2016 với tổng dự toán là 2.148.773 triệu đồng, trong đó:

- Năm 2015: 1.035,055 triệu đồng

- Năm 2016: 1.113,718 triệu đồng

ĐVT: 1.000đ

Các hoạt động của kế hoạch

Thành tiền

Hoạt động dạy nghề, tập huấn, tham quan

52.384

Xây dựng mô hình CNC, hội thảo nhân rộng

207.171

Nhân rộng mô hình CNC, hội thảo nhân rộng

175.718

Hỗ trợ đánh giá chứng nhận VietGAP

500.000

Hỗ trợ chi phí lần đầu thả giống

337.500

Hỗ trợ chi phí quản lý và thực hiện kế hoạch

876.000

TỔNG CỘNG

2.148.773

2.3 Chính sách hỗ trợ cải tạo cơ sở hạ tầng và nâng cấp cơ sở sản xuất giống đe nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh.

a) Hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu 50 ha, thực hiện trong năm 2016, bao gồm:

- Mời tư vấn thiết kế

- Nạo vét kênh cấp nước và kéo điện ở tiểu vùng PT7, PT8

- Kinh phí thực hiện: 797.300.000 đồng

b) Cải tạo cơ sở sản xuất giống tôm càng xanh của Trung tâm Giống Thủy sản theo mô hình công nghệ cao để nâng cao năng lực cung cấp con giống cho vùng nguyên liệu 50 ha, nâng cấp và cải tạo được thực hiện hoàn chỉnh trong năm 2016. Kinh phí thực hiện: 658.900.000 đồng.

2.4 Chính sách hỗ trợ nguồn nhân lực

- Thuê 2 chuyên gia đầu ngành (học vị tiến sĩ): Tư vấn định hướng cải tiến qui trình sản xuất giống (1 Tiến sĩ) và nuôi thương phẩm tôm càng xanh (1 Tiến sĩ). Kinh phí thực hiện: 60.000.000 đồng.

- Tổ kỹ thuật: Đào tạo ngoại ngữ, chuyên môn, nâng cao kỹ năng quản lý, điều phối sản xuất kết nối với thị trường. Số người được đào tạo: 9 người. Kinh phí thực hiện: 185.900.000 đồng.

3. về thị trường: Sở Công Thương và Trung tâm Xúc tiến thương mại là đầu mối tìm kiếm và mời gọi đối tác tiêu thụ ổn định cho vùng nguyên liệu; xúc tiến thương mại thị trường trong và ngoài nước. Đặc biệt, là kết nối được ít nhất từ 02­03 doanh nghiệp tham gia ổn định vào quá trình triển khai Kế hoạch này.

Hiện đã có 01 doanh nghiệp (Công ty TNHH MTV DV và TM Phan Nam ở Bình Khánh - thành phố Long Xuyên) sẽ tiêu thụ sản phẩm đầu ra, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang sẽ cung cấp dịch vụ đầu vào cho 50 ha vùng nguyên liệu. Trong thời gian tới, dự kiến siêu thị Co.op sẽ tham kế hoạch và tiêu thụ sản phẩm phân phối vào hệ thống siêu thị Co.op trong khu vực.

4. Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện:

a) Tổng dự toán kinh phí thực hiện: 31.216,244 triệu đồng

Trong đó:

- Năm 2015: 17.348,334 triệu đồng

- Năm 2016: 13.867,910 triệu đồng

b) Nguồn kinh phí thực hiện: Vận dụng kinh phí từ nhiều nguồn, gồm:

- Nguồn sự nghiệp nông nghiệp: 1.226,164 triệu đồng. Thực hiện các hoạt động như mời chuyên gia tư vấn kỹ thuật, học tập mô hình, học tập công nghệ, tập huấn, dạy nghề, hỗ trợ chi phí thả giống, chi phí tư vấn và đánh giá theo tiêu chuẩn GAP và chi phí quản lý gói hỗ trợ sản phẩm.

- Nguồn chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới: 382,889 triệu đồng. Thực hiện hoạt động như xây dựng mô hình và nhân rộng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Thủy lợi phí: 797,300 triệu đồng. Thực hiện hoạt động như cải tạo cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu (nạo vét kênh và kéo điện).

- Nguồn đầu tư xây dựng: 658,900 triệu đồng, thực hiện hoạt động như nâng cấp cơ sở sản xuất giống theo công nghệ cao.

- Nguồn đào tạo công nghệ cao (Sở Nội vụ quản lý): 185,900 triệu đồng, thực hiện hoạt động như đào tạo ngoại ngữ và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho Tổ Kỹ thuật.

- Nguồn Xúc tiến thương mại: 600,000 triệu đồng. Thực hiện hoạt động như hỗ trợ xúc tiến tìm thị trường.

- Nguồn vốn vay: 21.850 triệu đồng.

- Nguốn vốn dân tham gia mô hình: 5.515 triệu đồng.

Tổng hợp kinh phí thực hiện:

ĐVT: Triệu đồng

STT

Nguồn vốn

Phân kỳ đầu tư

Ghi chú

Tổng cộng

2015

2016

1

Ngân sách

3.851,253

1.179,785

2.371,468

 

-

Sự nghiệp nông nghiệp

1.226,264

588,264

638,000

 

-

CT MTQG NTM

382,889

199,521

183,368

 

-

Thủy lợi phí

797,300

 

797,300

 

-

Đầu tư xây dựng

658,900

 

658,900

 

 

Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chương trình ứng dụng công nghệ cao (Sở Nội vụ)

185,900

92

93,900

 

-

Xúc tiến thương mại

600

300

300

 

2

Dự kiến nhu cầu vốn vay

21.850

11.850

10.000

 

3

Vốn dân

5.514,991

4.318,549

1.496,442

 

Tổng cộng

31.851,253

17.348,334

13.867,910

 

5. Tổ chức thực hiện:

Trên cơ sở nội dung của Kế hoạch đã được phê duyệt, yêu cầu các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các huyện có tham gia vào kế hoạch phải tổ chức triển khai thực hiện các nội dung được phân công, đảm bảo hoàn thành tốt mục tiêu của Kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ 6 tháng/lần gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Sau 02 năm, tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

5.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Là đơn vị chủ quản, chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến trình triển khai thực hiện các hoạt động trong kế hoạch; Tổng hợp các kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh định kỳ 6 tháng/lần và đột xuất (nếu có); sau 2 năm, tổ chức Hội nghị tổng kết kết quả thực hiện.

b) Tìm kiếm đối tác về công nghệ mới, hiệu quả và mời chuyên gia đầu ngành để tư vấn, tham gia nghiên cứu công nghệ nuôi cải thiện chất lượng, ổn định số lượng sản phẩm.

c) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc:

- Trung tâm Giống Thủy sản: Là đơn vị thay mặt Sở Nông nghiệp và PTNT điều phối thực hiện các nội dung của Kế hoạch, phụ trách chính trong hoạt động sản xuất và cung cấp con giống chất lượng cho vùng nuôi; tập huấn qui trình nuôi cải tiến, tiêu chuẩn chất lượng cho những hộ nuôi trong vùng nguyên liệu và kỹ thuật viên của xã Phú Thuận; tham mưu và thực hiện các hoạt động theo phân công khác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chi cục Thủy sản: Xây dựng và hướng dẫn thực hiện nội dung tiêu chuẩn chất lượng ứng dụng cho vùng nguyên liệu; cử kỹ thuật viên kiểm tra, giám sát việc thực hiện qui trình nuôi của các hộ nuôi trong vùng nguyên liệu; Xây dựng định mức kỹ thuật để làm căn cứ thẩm định cho vay vốn; Thẩm định các điều kiện của hộ nuôi để đề xuất Hội đồng thẩm định của Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.

- Trung tâm Khuyến nông: Hỗ trợ kinh phí tổ chức lớp tập huấn tham quan mô hình tiên tiến trong và ngoài nước

- Văn phòng Điều phối Chương trình nông thôn mới (Chi cục Phát triển nông thôn): Ghi vốn hỗ trợ kinh phí thực hiện mô hình nuôi công nghệ cao, nhân rộng mô hình; Chi cục Phát triển nông thôn hỗ trợ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thuỷ sản: Hỗ trợ các dịch vụ công trong kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng các nguyên liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra phục vụ chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng.

- Chi cục Thuỷ lợi: Tham mưu các công trình thuỷ lợi liên quan trong việc nạo vét kênh, hỗ trợ cải thiện nguồn nước cấp, kênh tiêu cho vùng nguyên liệu

5.2. Sở Khoa học công nghệ: Làm đầu mối phối hợp với các đơn vị liên quan xác nhận hộ nuôi tôm càng xanh ứng dụng công nghệ cao mà có đủ điều kiện vay vốn, giới thiệu với Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh An Giang để hỗ trợ hộ nuôi vay vốn.

5.3. Sở Công Thương

- Làm đầu mối tìm kiếm và mời gọi đối tác tiêu thụ ổn định tham gia vào gói hỗ trợ thị trường cho vùng nguyên liệu; xúc tiến thương mại thị trường trong và ngoài nước.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gắn kết vùng nguyên liệu thông qua chi hội.

5.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư- Sở Tài chính:

- Bố trí vốn đầu tư xây dựng nhằm cải tạo cơ sở sản xuất giống theo mô hình công nghệ cao.

- Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, hàng năm bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo tiến độ.

- Bố trí nguồn thủy lợi phí để cải thiện hạ tầng cho vùng nguyên liệu.

5.5. Sở Nội vụ: Căn cứ Kế hoạch đã phê duyệt, xây dựng Kế hoạch hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực về trình độ ngoại ngữ, kỹ thuật chuyên sâu, nâng cao năng lực quản lý cho Tổ kỹ thuật theo điều kiện hoạt động thực tế và sắp xếp hợp lý về thời gian làm việc của Tổ.

5.6. Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư: Xây dựng dự toán kinh phí hoạt động cụ thể theo Kế hoạch để xúc tiến thương mại thị trường trong và ngoài nước đối với gói sản phẩm tôm càng xanh.

5.7. UBND huyện Thoại Sơn: Phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các nội dung của Kế hoạch thực hiện tại địa phương. Đồng thời, chỉ đạo phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thoại sơn:

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nội dung của Kế hoạch. Cử cán bộ kỹ thuật chuyên ngành tham gia thực hiện kế hoạch

- Phối hợp thực hiện các chuyến khảo sát địa bàn để xây dựng nội dung kế hoạch và chọn hộ nuôi tham gia kế hoạch

- Phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở vùng nguyên liệu.

- Lập hồ sơ thiết kế nâng cấp hạ tầng theo kế hoạch trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5.8. Hiệp hội nghề nuôi và chế biến thủy sản: Giới thiệu hội viên của vùng nguyên liệu đủ điều kiện để được vay vốn ưu đãi, phát triển hội viên trong vùng nguyên liệu.

5.9. Hội Nông dân tỉnh:

- Tham gia xây dựng và phát triển các tổ hợp tác sản xuất cho vùng nguyên liệu, làm cơ sở phát triển các hợp tác xã trong giai đoạn tiếp theo.

- Vận động nông dân hưởng ứng Kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật - tài chính – thị trường cho sản phẩm tôm càng xanh.

5.10. Trường Đại học An Giang:

- Tìm kiếm đối tác công nghệ, tranh thủ hợp tác quốc tế, các chương trình đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn cho nguồn nhân lực thực hiện kế hoạch.

- Cử cán bộ tham gia nhóm điều phối Kế hoạch.

- Tập trung nghiên cứu cải tiến công nghệ sản xuất giống và nuôi tôm càng xanh để ứng dụng vào sản xuất.

5.11. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh An Giang và các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh:

- Hướng dẫn, theo dõi hỗ trợ việc thực hiện tín dụng trong Kế hoạch này cho phù hợp với quy định.

- Ưu tiên bố trí vốn cho vay theo kế hoạch; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét thẩm định những hộ đủ điều kiện vay vốn; hướng dẫn các thủ tục, hình thức cho vay phù hợp với nhu cầu sản xuất của nông dân.

Điều 2. Sau khi Kế hoạch được phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm điều chỉnh và triển khai các nội dung Kế hoạch theo đúng tiến độ. Khi có phát sinh, điều chỉnh phải có báo cáo bằng văn bản việc điều chỉnh gởi về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND huyện Thoại Sơn, Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Nưng

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 909/QĐ-UBND ngày 01/06/2015 phê duyệt Kế hoạch gói hỗ trợ kỹ thuật - tài chính - thị trường cho sản phẩm tôm càng xanh giai đoạn 2015 - 2016 do tỉnh An Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.432

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.129.100
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!