Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 878/QĐ-UBND 2019 phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hòa Bình

Số hiệu: 878/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Nguyễn Văn Dũng
Ngày ban hành: 26/04/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 878/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 26 tháng 4 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) GIAI ĐOẠN 2019-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TỈNH HÒA BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

n cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016;

Căn cứ chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện hiệu quả, bn vững Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐTTg ngày 9/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình mỗi xã Một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Thông tư s 08/2019/TT-BTC ny 30/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư s 43/2017/TT-BTC ngày 12/5/2017 của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Đ cương Đề án “Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020, về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

Căn cứ Quyết định số 929/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, về việc phê duyệt Đ cương Đề án Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình;

Căn cứ Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 20/9/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Chương trình mỗi xã Một sản phẩm (OCOP) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình s 279/TTr-SNN ngày 18 tháng 4 năm 2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Du lịch tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Văn phòng Điều phối TW;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Chánh, Phó Chánh VPUBND tỉnh;

- Lưu: VT, NNTN (Hg30).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Dũng

 

ĐỀ ÁN

CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) GIAI ĐOẠN 2019-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TỈNH HÒA BÌNH.
(Kèm theo Quyết định số: 878/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

PHẦN I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ

I- SỰ CẦN THIẾT

Nhằm tiếp tục xây dựng và thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia nông thôn mới trên phạm vi cả nước, Chính phủ tiếp tục quan tâm thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn cụ thể hóa bng Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là mô hình được học tập, vận dụng kinh nghiệm từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản từ thập niên 70 của thế kỷ trước. Phong trào này đã gắn kết được các hoạt động sản xuất với chế biến, tiêu thụ giúp tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao giá trị gia tăng, tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, từ đó làm tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Đến nay đã có hơn 40 nước học tập và triển khai thành công mô hình này.

Từ thực tế đó, việc xây dựng Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình là cần thiết và cấp bách, nhằm phát triển toàn diện khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh cũng như góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Văn bản của Trung ương

-Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/08/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

-Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

-Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 10/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá tr gia tăng và phát triển bền vững;

-Quyết định số 1528/QĐ-TTg ngày 01/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đến năm 2030;

-Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQGXDNTM giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ, về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/08/2016 về việc phê duyệt Chương trình MTQGXDNTM giai đoạn 2016-2020;

-Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH ngày 23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp;

- Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn;

- Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ, về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/05/2018 về khuyến nông;

- Nghị định số 98/NĐ-CP ngày 05/07/2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

-Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29/08/2018 về nông nghiệp hữu cơ;

- Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020;

- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị;

- Thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/05/2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 08/2019/TT-BTC ngày 30/01/2019 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 43/2017/TT-BTC ngày 12/05/2017 của Bộ Tài chính;

-Quyết định số 2277/QĐ-BNN-VPĐP ngày 05/06/2017 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt đề cương Đề án Chương trình Quốc gia OCOP giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2030;

- Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình MTQG giai đoạn 2016-2020, về việc ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020;

- Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/03/2018 hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

2. Văn bản của tỉnh

-Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 07/06/2011 về xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020;

- Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 13/11/2014 về hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2020;

- Nghị quyết số 97/2014/NQ-HĐND ngày 16/07/2014 về việc quy định mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2020;

- Nghị quyết số 116/2015/NQ-HĐND ngày 03/07/2015 về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020;

- Nghị quyết số 53/2017/NQ-HĐND ngày 13/07/2017 về việc ban hành Quy định mức chi cụ thể về công tác phí, chi phí hội nghị đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc tỉnh Hòa Bình;

- Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2012-2020;

- Quyết định số 07/2013/QĐ-UBND ngày 26/02/2013 về việc ban hành Quy định nội dung chi, mức hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

- Quyết định số 579/QĐ-UBND ngày 09/05/2014 về việc ban hành Danh mục nghề và mức kinh phí hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

- Quyết định số 2715/QĐ-UBND ngày 16/12/2015 về việc phê duyệt Đề án Khuyến nông trọng điểm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 1604/QĐ-UBND ngày 31/08/2015 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;

- Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 04/11/2015 về việc ban hành Quy định cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020;

- Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 về việc ban hành Quy định thực hiện chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 26/2016/QĐ-UBND ngày 30/06/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Quy chế xây dựng, qun lý và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Hòa Bình;

- Quyết định số 2735/QĐ-UBND ngày 27/10/2016 về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020;

- Quyết định số 53/2016/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 về việc sửa đổi, bổ sung nội dung của “Quy định về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2021” ban hành kèm theo Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 04/11/2015 của UBND tỉnh;

- Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 06/06/2017 về việc Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2020;

- Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND ngày 11/01/2018 về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

- Quyết định số 1132/QĐ-UBND ngày 09/05/2018 về việc phê duyệt Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020;

- Quyết định số 1340/QĐ-UBND ngày 05/06/2018 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển sản xuất nông sản hàng hóa chủ lực theo chuỗi giá trị đảm bảo an toàn thực phẩm” giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

- Quyết định số 929/QĐ-UBND ngày 11/4/2018, về việc phê duyệt đề cương Đề án Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình; Quyết định số 1890/QĐ-UBND ngày 10/08/2018 về việc phê duyệt dự toán chi tiết kinh phí năm 2018 để thực hiện Đề cương Đề án Chương trình Quốc gia OCOP giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình; Quyết định số 2412/QĐ-UBND ngày 18/10/2018 về việc phê duyệt kế hoạch lựa cho nhà thầu, gói thầu: Tư vấn xây dựng Đề án Chương trình Quốc gia OCOP giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình.

- Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 20/09/2018 về việc triển khai thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2018-2020;

-Kế hoạch số 145/KH-UBND ngày 16/11/2018 về việc Hỗ trợ phát triển hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;

- Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 21/11/2018 về việc Phát triển HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình;

- Quyết định số 2994/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 về việc ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp ch lực của tỉnh Hòa Bình.

PHẦN II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH

I. THỰC TRẠNG SẢN PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

Trên địa bàn tỉnh hiện có tổng cộng 420 sản phẩm nông nghiệp nông thôn, được xếp vào 6 nhóm:

(1) Nhóm Thực phẩm: 251 sản phẩm;

(2) Nhóm Đồ uống: 37 sản phẩm;

(3) Nhóm Thảo dược: 53 sản phẩm;

(4) Nhóm Vải và may mặc: 09 sản phẩm;

(5) Nhóm Lưu niệm - nội thất - trang trí: 19 sản phẩm;

(6) Nhóm Dịch vụ và du lịch nông thôn: 51 sản phẩm.

(Danh sách các sản phẩm nông nghiệp nông thôn hiện có trên địa bàn tỉnh được tng hợp chi tiết tại Phụ lục 01).

- Trên địa bàn tỉnh hiện có 13 sản phẩm chủ lực, thuộc 3 nhóm: Nhóm (I) Thực phẩm có 9 sản phẩm; Nhóm (V) Lưu niệm - nội thất - trang trí có 02 sản phẩm; Nhóm (VI) có 02 sản phẩm (Chi tiết tại Phụ lục 02);

- Nhóm sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp đã có đăng ký công bố chất lượng, có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ: Trên địa bàn tỉnh, hiện có 01 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý và 21 sản phẩm có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ;

(Danh sách các sn phẩm đã có chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Phụ lục 03).

- Nhóm sản phẩm chưa được đăng ký công bố chất lượng, chưa có đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ: 391 sản phẩm còn lại.

- Tng sản lượng sản xuất các sản phẩm trong 3 năm (2014, 2015, 2016) như sau: Nhóm (I) Thực phẩm: 196.952,8 tấn; Nhóm (II) Đồ uống: 886.221 lít; Nhóm (III) Thảo dược: 15.287,2 tấn; Nhóm (IV) Vải và may mặc: 76.210 sản phẩm; Nhóm (V) Lưu niệm - nội thất - trang trí: 42.908.500 sản phẩm; Nhóm (VI) Dịch vụ và du lịch nông thôn: 2.562.070 lượt khách;

- Tổng doanh thu trung bình của các sản phẩm là 1.369.481 triệu đồng/năm. Trong đó, doanh thu theo các năm là: Năm 2014 đạt 1.057.715 triệu đồng, năm 2015 đạt 1.317.307 triệu đồng, năm 2016 đạt 1.733.421 triệu đồng;

- Thị trường tiêu thụ chính của các sản phẩm gồm: Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Tình hình phát triển một số sản phẩm chủ lực của tỉnh Hòa Bình

Cây ăn quả có múi: Cây có múi được xác định là cây trồng chủ lực số một trong tái cơ cấu sản xuất trồng trọt của tỉnh Hòa Bình. Đến hết năm 2018, diện tích cây có múi toàn tỉnh là 9.853 ha (trồng mới gần 1.000 ha), chiếm gần 80% diện tích cây ăn quả của tỉnh, khoảng 5% diện tích cây ăn quả có múi toàn quốc và chiếm khoảng 10% trong tỷ trọng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản của tỉnh; Trong đó, diện tích trồng cam, quýt là 5.200 ha, kinh doanh 3.200 ha, sn lượng 78.000 tấn; bưởi 4.200 ha, kinh doanh 2.400 ha, sản lượng 4.000 tấn.

Cây mía: Diện tích trồng năm 2018 là 8,9 nghìn ha, tăng 259 ha so cùng kỳ năm 2017, trong đó Mía tím và Mía trắng ăn tươi 7,6 nghìn ha; Sản lượng đạt 592,7 nghìn tấn, giá trị đạt 1.033 tỷ đồng.

Cây rau: Tổng diện tích gieo trồng rau, đậu các loại trên 9.000 ha, sản lượng đạt 157 nghìn tấn; Giá trị thu nhập 200-250 triệu/ha/vụ; Bước đầu hình thành các vùng sản xuất rau hàng hóa, tập trung có thị trường tiêu thụ, phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng như: Vùng sản xuất Bí xanh, Bí đỏ, Dưa hấu, Dưa chuột, Lặc lày,... tại các huyện Kim Bôi, Tân Lạc, Yên Thủy; Sản xuất Rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, Yên Thủy; Rau su su tại huyện Mai Châu, Tân Lạc; Sản xuất Tỏi tía tại huyện Mai Châu.

Cá, tôm Sông Đà: Khai thác tôm, cá và nuôi cá lồng là một thế mạnh của 6 huyện/thành phố thuộc lưu vực sông Đà của tỉnh. Sản lượng là 8.310 tấn/năm, trong đó: khai thác nuôi trồng là 6660 tấn/năm, khai thác tự nhiên là 1.650 tấn/năm (số liệu báo cáo tổng kết năm 2018). Hiện nay, nghề nuôi cá lồng tại đây mang tính sản xuất hàng hóa tập trung với các loài cá chính như: Cá Lăng, Tầm, Chiên, Ngạnh, Cá Bỗng, Trắm đen, Trắm cỏ, Diêu hồng,... Các sản phẩm tôm, cá nuôi và khai thác có chất lượng cao, được người tiêu dùng tại Hà Nội và nhiều tỉnh/thành phố trong cả nước tin dùng. Hiện đã có Nhãn hiệu chứng nhận “Sông Đà - Hòa Bình” cho sản phẩm cá, tôm hồ thủy điện Hòa Bình.

Rượu cần: Hiện nay, ở Hòa Bình có gần 200 cơ sở sản xuất rượu cần cung cấp hàng vạn vò ra thị trường, tập trung nhiều ở khu vực thị xã Hòa Bình, huyện Lương Sơn. Sản phẩm Rượu cần Hòa Bình đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, có thị trường trên khắp cả nước.

II. THỰC TRẠNG CÁC CHỦ THỂ SẢN XUẤT

- Tổng có 176 tổ chức/cá nhân đang tham gia sản xuất sản phẩm nông nghiệp nông thôn tại tỉnh Hòa Bình. Trong đó có 04 Công ty Cổ phần, 01 Công ty Trách nhiệm hữu hạn, 38 Hợp tác xã, 17 Doanh nghiệp tư nhân, 47 T hợp tác, 46 Hộ sản xuất - kinh doanh, 10 liên gia, 11 làng nghề, 02 tổ chức khác.

- Tổng vốn điều lệ của các chủ thể sản xuất là 150.000 triệu đồng. Vốn huy động sản xuất là 395.879 triệu đồng (vốn tự có 316.022 triệu đồng, vốn vay ngân hàng 70.601 triệu đồng, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 1.056 triệu đồng);

- Trình độ công nghệ: Có 3 chủ thể sản xuất có trình độ công nghệ tự động hóa, 14 ch thể có trình độ cơ khí, 154 chủ thể trình độ thủ công;

- Tổng số lao động tham gia sản xuất tại các chủ thể sản xuất là 9.413 người. Trong đó: Trình độ đại học và cao đẳng 112 người, nghệ nhân 920 người, có chứng ch nghề 579 người, lao động phổ thông 7.769 người. Thu nhập bình quân của lao động là 4,7 triệu đồng/tháng;

- Trong tổng số 176 người đại diện theo pháp luật của các tổ chức/cá nhân sản xuất sản phẩm địa phương có 35 người có trình độ đại học và cao đẳng.

Bảng: Loại hình tổ chức của các chủ thể sản xuất sản phẩm địa phương

Số TT

LOẠI HÌNH

SỐ LƯỢNG

TỶ LỆ (%)

1

Công ty Cổ phần

04

2,27

2

Công ty TNHH

01

0,57

3

Hợp tác xã

38

21,59

4

Tổ hợp tác

47

26,70

5

Doanh nghiệp tư nhân

17

9,66

6

Hộ sản xuất - kinh doanh

46

26,14

7

Liên gia

10

5,68

8

Làng nghề

11

6,25

9

Tổ chức khác

02

1,14

 

Tổng

176

100

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÚC TIẾN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TẠI TỈNH HÒA BÌNH

Trong những năm gần đây, toàn tỉnh đã tổ chức 04 lớp bồi dưỡng, tập huấn, hội nghị về lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch, tổ chức 08 phiên chợ đưa hàng Việt về thị trường nông thôn tại một số huyện trong tỉnh. Tham gia trên 60 lượt gian hàng tại các Lễ hội, Hội chợ, triển lãm thương mại. Thường xuyên thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá tiềm năng du lịch tỉnh Hòa Bình thông qua các hoạt động tại các Hội chợ, triển lãm du lịch, liên hoan du lịch, hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch, tuần lễ, ngày hội văn hóa du lịch,... Đặc biệt tham gia và vận động các tổ chức du lịch tham gia các hoạt động trong Chương trình tổ chức Năm Du lịch Quốc gia và Chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng(1);

Phối hợp với các ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức thành công các sự kiện quảng bá du lịch, thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại tại địa phương(2);

Xây dựng và phát hành 14 số Bản tin “Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Hòa Bình” (định kỳ 1 số/quý) để tuyên truyền, quảng bá thông tin xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của tnh(3);

Thông tin, vận động, mời gọi và hướng dẫn, hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia các Hội chợ, triển lãm thương mại, du lịch trong và ngoài nước(4) nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ đặc sản, truyền thống của tỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh xúc tiến bán hàng, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác;

Tổ chức thành công “Lễ hội cây ăn quả có múi và Hội chợ nông nghiệp tỉnh Hòa Bình” hàng năm;

Ngoài ra, tỉnh đã hình thành một số cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trên địa bàn tỉnh: Cửa hàng thực phẩm sạch tại TP Hòa Bình, huyện Đà Bắc và Lạc Thủy, cửa hàng rau hữu cơ Lương Sơn tại thị trấn Lương Sơn.

IV. NHỮNG KHÓ KHĂN CHỦ YẾU TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI TỈNH HÒA BÌNH

Số liệu điều tra cho thấy những khó khăn chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hoà Bình hiện nay là:

- Chất lượng sản phẩm hạn chế do lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn công nghiệp; nguồn gốc xuất xứ hàng hóa chưa rõ ràng, sản phẩm kém lượng ăn theo sản phẩm có thương hiệu gây mất uy tín trên thị trường;

- Việc tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế;

- Thiếu thông tin thị trường;

- Khó khăn trong đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền;

- Thiếu kiến thức quản lý kinh tế;

- Thiếu các dịch vụ hỗ trợ sản xuất;

- Khó khăn trong liên kết với doanh nghiệp (đất đai manh mún, thiếu lao động, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng,...);

- Thiếu kinh phí, cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, điện, đất đai còn khó khăn;

- Công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế.

Kết quả điều tra cho thấy những khó khăn chủ yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện nay là:

V. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI, THÁCH THỨC CỦA TỈNH HOÀ BÌNH TRONG PHÁT TRIỂN VÀ THƯƠNG MẠI HÓA CÁC SẢN PHẨM ĐẶC TRƯNG, TRUYỀN THỐNG

ĐIỂM MẠNH

- Vị trí địa lý cùng với hệ thống giao thông quan trọng chạy qua như các quốc lộ: 6, 12B, 15A, 21, đường HCM tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán, quảng bá sản phẩm địa phương với các địa phương khác;

- Đất đai phù hợp có thể bố trí nhiều loại cây trồng, chủ yếu là đồi núi thấp thuận lợi cho việc canh tác cây ăn quả có múi và các nông sản khác;

- Diện tích mặt nước ở vùng hồ rộng, môi trường tương đối trong sạch thuận tiện cho việc nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch vùng hồ;

- Có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình thp hơn so với các vùng khác nên thuận lợi cho các loại nông sản như: mía, cam, bưởi, hạt dổi,... và các vật nuôi như: dê, lợn, gà, cá,... phát triển; Đồng thời với khí hậu mát mẻ không quá nóng, cùng với địa hình núi cao, phong cảnh thiên nhiên phong phú và tài nguyên tự nhiên như suối nước nóng, du lịch sinh thái có tiềm năng để phát triển;

- Đa dạng dân tộc, văn hóa phong tục tập quán, bề dày lịch sử, kinh nghiệm truyền thống,...

- Có sự năng động và quyết tâm đột phá trong chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của Ban lãnh đạo tỉnh;

- Chương trình Xây dựng NTM được triển khai tích cực cùng với chương trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

ĐIỂM YẾU

- Địa hình các huyện miền núi chia cắt, dân số thưa gây khó khăn trong sản xuất tập trung, thu hút đầu tư;

- Tập quán sản xuất ở một số địa phương lạc hậu, phụ thuộc thiên nhiên;

- Thương mại dịch vụ quy mô nhỏ; Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, năng lực đầu tư hạn chế do thiếu vốn;

- Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm chưa tốt dẫn đến sản phẩm làm ra khó tiêu thụ, không đến được với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh;

- Tâm lý trông chờ và ỷ lại Nhà nước của cộng đồng;

- Quy mô các tổ chức kinh tế nhỏ, chủ yếu là kinh tế hộ; Sản xuất tự sản tự tiêu, sản phẩm ít được đăng ký thương hiệu;

- Trình độ, năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý trên một số lĩnh vực còn bất cập, chất lượng không đồng đều, thiếu sự năng động, sáng tạo, đổi mới;

- Thói quen thực hiện “từ trên xuống” và áp đặt (theo hướng phát triển nông thôn ngoại sinh);

- Hiểu biết về sản phẩm, năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn kém;

- Kiến thức về kỹ năng về thị trường của cộng đồng và đội ngũ cán bộ còn yếu;

- Các sản phẩm truyền thống chưa hấp dẫn (về thiết kế), chưa có tiêu chuẩn cht lượng rõ ràng;

- Hệ thống hỗ trợ xúc tiến thương mại còn yếu.

CƠ HỘI

- Đất nước hội nhập sâu rộng, được tiếp cận thị trường hàng hóa, dịch vụ, vốn và công nghệ trên thế giới, hạn chế những bất lợi do hàng rào thuế quan và phi thuế quan các nước;

- Hệ thống pháp luật ngày được hoàn thiện, đẩy mạnh cải cách hành chính công khai, minh bạch;

- Có sự hỗ trợ của các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước;

- Chủ trương chính sách đổi mới của Đảng và Chính phủ, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới;

- Khoa học công nghệ, nhất là thông tin, internet hỗ trợ đắc lực cho thương mại trong nước và quốc tế.

NGUY CƠ VÀ THÁCH THỨC

- Tình trạng hàng hóa nhập lậu, hàng nhái hàng giả từ bên ngoài gây lũng đoạn thị trường;

- Công tác kiểm soát, thanh tra thị trường, sản xuất còn nhiều bất cập, sự tuân thủ pháp luật của cộng đồng và hệ thống hành pháp còn hạn chế;

- Sức cạnh tranh gay gắt, áp lực hàng nhập khẩu (nhất là hàng hóa tiểu ngạch);

- Lao động: Trình độ kỹ năng chuyên nghiệp chưa cao, lớp nghệ nhân giàu kinh nghiệm mai một, đào tạo chưa gắn với thực tiễn;

- Môi trường bị ô nhiễm, khai thác tài nguyên quá mức để phát triển kinh tế, hàng hóa.

PHN III

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

I- QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN

Là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, gắn phát triển nông thôn với đô thị.

Trọng tâm của OCOP-HB là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế của địa phương theo theo hướng gia tăng giá trị, do các tổ chức kinh tế (OCOP) tại cộng đồng thực hiện. Các sản phẩm tạo ra từ chương trình có sự khác biệt, mang đặc thù gắn với những nét truyền thống, văn hóa, điều kiện tự nhiên riêng biệt của tỉnh Hòa Bình để chiếm ưu thế khi đi ra thị trường phân phối trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Cơ quan quản lý Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và các chính sách; Định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; Quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; Hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, qung bá sản phẩm, tín dụng.

Cộng đồng dân cư (bao gồm cả doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm trên địa bàn nông thôn) tự tổ chức triển khai thực hiện.

"Mỗi xã một sản phẩm" nghĩa là: Phấn đấu mỗi xã/phường/thị trấn có tối thiểu 1 sản phẩm OCOP (có thể 2 hay nhiều xã kết hợp tạo ra 1 loại sản phẩm). Không giới hạn số sản phẩm OCOP của một xã/phường/thị trấn.

Sản phẩm (OCOP) là các sản phẩm thỏa mãn 3 điều kiện: (1) Sản phẩm, dịch vụ được phát triển dựa trên lợi thế so sánh của cộng đồng; (2) Sản phẩm có tác động/ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng; (3) Sản phẩm, dịch vụ phải đăng ký tham gia Chương trình (OCOP).

Tổ chức kinh tế (OCOP): Là các SMEs, HTX, THT, hộ gia đình (có đăng ký) kinh doanh tại địa phương. Ưu tiên các hình thức tổ chức có sự tham gia sở hữu nhiều hơn của cộng đồng (Hợp tác xã, Công ty Cổ phần).

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

1. Phạm vi của đề án: Triển khai trên toàn bộ các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

2. Đối tượng của đề án

- Sản phẩm: Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa: nông sản, thực phẩm tươi sng và sơ chế, đồ uống không có cồn và có cồn; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí; dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.

- Chủ thể thực hiện: Lấy chủ thể kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể làm nòng cốt, cụ thể là các Hợp tác xã, các SMEs làm nòng cốt cùng với Tổ hợp tác, hộ sn xuất.

3. Nguyên tắc thực hiện

- Tuân thủ chu trình (OCOP) 6 bước.

- Sản phẩm sản xuất ra đạt tiêu chuẩn chất lượng.

- Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Chương trình.

III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu tổng quát

- Tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, mang tính cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường, góp phần xoá đói giảm nghèo trong khu vực nông nghiệp nông thôn; góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý; Bảo vệ môi trường và gìn giữ, phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn Hòa Bình theo hướng bền vững.

- Thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới;

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh (ưu tiên phát triển Hợp tác xã, SMEs);

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Giai đoạn 2019-2020

a) Phát triển sản phẩm: Triển khai tiêu chuẩn hóa 50 sản phẩm thế mạnh của địa phương, gồm:

(1) Nhóm Thực phẩm: 22 sản phẩm;

(2) Nhóm Đồ uống: 11 sản phẩm;

(3) Nhóm Thảo dược: 12 sản phẩm;

(4) Nhóm Vải và may mặc: 02 sản phẩm;

(5) Nhóm Lưu niệm - nội thất - trang trí: 01 sản phẩm;

(6) Nhóm Dịch vụ và du lịch nông thôn: 02 sản phẩm.

(Chi tiết tại Phụ lục 04 kèm theo).

Trong đó đề xuất lựa chọn, thực hiện điểm 10 sn phẩm (OCOP) cấp tỉnh, dự kiến theo 6 nhóm sản phẩm, như sau:

Nhóm (I): Cá tôm Sông Đà (TP. Hòa Bình), Gà Lạc Thủy (huyện Lạc Thủy), Kim chi măng (huyện Lạc Thủy), Miến dong (huyện Kỳ Sơn);

Nhóm (II): Chè shan tuyết (thành phố Hòa Bình), Rượu men cam (huyện Cao Phong);

Nhóm (III): Cao cà gai leo (huyện Yên Thủy);

Nhóm (IV): Dệt thổ cẩm Mai Châu (huyện Mai Châu);

Nhóm (V): Gỗ lũa (huyện Lương Sơn);

Nhóm (VI): Du lịch Bản Lác (huyện Mai Châu).

b) Phát triển mới và củng cố các tổ chức kinh tế sản xuất-kinh doanh sản phẩm (OCOP): Củng cố, kiện toàn các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, HTX) đã có sản phẩm tham gia Chương trình; Phát triển mới ít nhất 20 tổ chức kinh tế (doanh nghiệp, HTX, THT), nâng cấp 25-30 tổ chức đã có tham gia Chương trình (OCOP).

c) Phát triển nguồn nhân lực:

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho 100% đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước: trong hệ thng OCOP (tỉnh, huyện, xã) và lãnh đạo các doanh nghiệp/HTX tham gia (OCOP).

- Nâng cao kỹ năng phân phối, tiếp thị cho đội ngũ nhân lực tham gia vào hệ thống xúc tiến và quảng bá sản phẩm (OCOP).

d) Duy trì chu trình (OCOP) thường niên:

- Chu trình chuẩn (OCOP) được duy trì liên tục tại cấp tỉnh và cấp huyện.

- Hằng năm mỗi huyện, thành phố có ít nhất 2-3 sản phẩm được hỗ trợ theo Chu trình (OCOP).

e) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành Chương trình (OCOP):

- Hoàn thiện tổ phức bộ máy chuyên trách (OCOP) từ tỉnh đến cấp huyện, theo hướng gọn nhẹ để triển khai chu trình (OCOP) thường niên tỉnh Hòa Bình.

- Ban hành chính sách riêng cho chương trình (OCOP); chế độ thanh tra, kiểm tra chất lượng sản phẩm (OCOP); hoàn thiện chu trình (OCOP) thường niên.

- Xây dựng hệ thống hỗ trợ các cộng đồng trong tỉnh phát triển và thương mại hóa sản phẩm OCOP, từ cấp tỉnh, huyện theo chu trình thường niên; hệ thống xúc tiến đồng bộ, hoạt động bài bản; thương hiệu sản phẩm (OCOP) Hòa Bình được lan rộng và phổ biến trên toàn quốc.

2.2. Giai đoạn 2021-2030

(1) Phát triển sn phẩm: chuẩn hóa thêm 160 sản phẩm (Chi tiết tại Phụ lục 05 kèm theo), phấn đu tổng số sản phẩm chuẩn hóa tới năm 2030 Hòa Bình có 210 sản phẩm (OCOP).

(2) Phát triển các tổ chức kinh tế: Tiếp tục củng cố kiện toàn doanh nghiệp, HTX tham gia thực hiện Chương trình (OCOP); Phát triển mới ít nhất 100 tổ chức kinh tế, nâng cấp 40-50 tổ chức đã có tham gia Chương trình (OCOP).

IV. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN

1. Triển khai thực hiện và duy trì chu trình OCOP

Tuân thủ thực hiện theo Chu trình (OCOP) hằng năm gồm: (1) Tuyên truyền, hướng dẫn về (OCOP), (2) Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm, (3) Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh, (4) Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh, (5) Đánh giá và xếp hạng sản phẩm, (6) Xúc tiến thương mại.

2. Xác định và phát triển sản phẩm, dịch vụ OCOP theo 6 nhóm sản phẩm, bao gồm:

- Nhóm thực phẩm: Nông sn tươi sông và nông sản chế biến

- Nhóm Đồ uống: Gồm đồ uống có cồn và đồ uống không có cồn

- Nhóm thảo dược: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu

- Nhóm vải và may mặc: Gồm các sản phẩm làm từ bông, sợi...

- Nhóm Lưu niệm - nội thất - trang trí: Gồm các sản phẩm từ gỗ, mây tre, gốm sứ,... đồ lưu niệm, đồ gia dụng, nội thất...

- Nhóm dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng: Gồm các sản phẩm dịch vụ du lịch, du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm, Homestay...

3. Triển khai hệ thng quản lý chất lượng và giám sát sản phẩm OCOP

Các hoạt động đánh giá, xếp hạng sản phẩm theo 05 hạng sao quy định tại bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP của Quyết định 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát có liên quan theo quy định.

4. Đào tạo nguồn nhân lực

Tập huấn, đào tạo cán bộ tham gia quản lý, điều hành Chương trình OCOP; đào tạo, tập huấn cho các chủ thể sản xuất, lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất. Nội dung đào tạo theo khung đào tạo Chương trình (OCOP) quy định tại Quyết định 490/QĐ-TTg, các nội dung cần thiết khác.

5. Thực hiện công tác xúc tiến thương mại

Hoạt động quảng bá, tiếp thị sản phẩm, thương mại điện tử, hội chợ, triển lãm; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP: Hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm (OCOP) gồm: Trung tâm OCOP (cấp huyện, cấp tỉnh); gắn kết gian hàng (OCOP) tại các siêu thị, chợ, khu dân cư lớn; điểm bán hàng (OCOP) tại các khách sạn, nhà hàng; quầy giới thiệu sản phẩm OCOP tại các vị trí thuận lợi (dự kiến 01 trung tâm giới thiệu và bán sn phẩm OCOP tại thành phố Hòa Bình).

6. Xây dựng và triển khai các dự án thành phần

6.1. Nhóm dự án nâng cấp/phát triển sản phẩm thực hiện theo chu trình OCOP thường niên

- Dự án nâng cấp/mở rộng/phát triển sản xuất các sản phẩm đã có;

- Dự án phát triển sản phẩm mới.

Các dự án này do cá nhân/tổ chức kinh tế (SMEs, HTX, THT,...) đề xuất và làm chủ đầu tư. Ban chỉ đạo (OCOP) cấp huyện, thành phố quản lý đầu tư, chủ trì phối hợp với các cơ quan tư vấn, các đối tác hỗ trợ trong quá trình triển khai dự án. Ngân sách nhà nước hỗ trợ theo cơ chế chính sách hiện hành.

6.2. Nhóm dự án xây dựng Trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình: Các dự án được triển khai sẽ hình thành các trung tâm, các điểm OCOP quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh.

6.3. Nhóm dự án khai thác thế mạnh nông nghiệp nông thôn tỉnh Hòa Bình gắn với phát triển du lịch

6.3.1. Nhóm các dự án cấp tỉnh

(1) Dự án Khu du lịch Quốc gia Hồ Hòa Bình

(2) Nhóm dự án nâng cấp, mở rộng chuỗi sản phẩm chủ lực cấp tỉnh

Dự kiến các chuỗi sản phẩm chủ lực gồm: Cam Cao Phong, Cá tôm sông Đà, Bưởi đỏ Tân Lạc, Gà Lạc Thủy, Lợn bản địa, Rau an toàn,...

(3) Dự án Làng/Bản văn hóa du lịch: Khai thác thế mạnh và tiềm năng du lịch của tỉnh, hình thành và nâng cấp một số điểm du lịch cộng đồng của tỉnh như: Bản Lác (Mai Châu), Xóm Ải, Xóm Ngòi (Tân Lạc), Bản Mỗ (Cao Phong), Bn Ké, Bản Đá Bia (Đà Bắc), Bản Tiện (Cao Phong), xóm Bích Trụ (thành phố Hòa Bình).

(4) Dự án vùng sản xuất, dịch vụ nông thôn trọng điểm của tỉnh

(5) Dự án xúc tiến thương mại, xuất khẩu nông sản chủ lực của tỉnh

(6) Dự án khởi nghiệp (OCOP): Các dự án cấp tỉnh triển khai khi có nguồn ngân sách thực hiện riêng.

(7) Dự án tuyến du lịch tâm linh Bình Thanh - Tân Phong - Dũng Phong - Yên Lập - Yên Thượng kết hợp du lịch cộng đồng (Cao Phong)

6.3.2. Nhóm các Dự án cấp huyện

Mỗi huyện xây dựng từ 1-2 Dự án phát triển sản phẩm trọng điểm theo chuỗi giá trị và theo hướng khai thác thế mạnh sản phẩm của huyện, tạo ra ít nhất 2-3 sản phẩm (OCOP) chủ lực cấp huyện;

V. KINH PHÍ VÀ NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

1. Tng kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện đề án: 785.680.682.000 đồng. Trong đó:

- Kinh phí từ Ngân sách Nhà nước: 71.665.000.000 đồng (chiếm 9,12% tổng kinh phí triển khai Chương trình);

- Kinh phí Lồng ghép từ các dự án, kế hoạch đang được triển khai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình: 147.525.682.000 đồng (chiếm 18,78% tổng kinh phí triển khai Chương trình);

- Kinh phí huy động từ các Chủ thể tham gia OCOP (Doanh nghiệp, HTX, THT, Hộ kinh doanh...): 566.490.000.000 đồng (chiếm 72,1% tổng kinh phí triển triển khai Chương trình).

(Chi tiết tại Phụ lục 06 kèm theo).

2. Nguồn vốn thực hiện

Nguồn vốn ngân sách, bao gồm: Ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, nguồn vốn khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại và các nguồn vốn lồng ghép Trung ương và địa phương khác.

Nguồn vn ngoài ngân sách, bao gồm: Vốn ODA, vốn của các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động; Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nguồn vốn hỗ trợ của các nhà tài trợ Chương trình (OCOP).

3. Phân khai kế hoạch vn ngân sách Nhà nước theo từng năm

* Giai đoạn 2019-2020: 121.017.841.000 đồng, trong đó:

- Nguồn từ ngân sách nhà nước (bao gồm vốn Chương trình MTQG Nông thôn mới của Trung ương và nguồn cân đối của tỉnh): 13.290.000.000 đồng

- Nguồn vốn lồng ghép bao gồm các chương trình, dự án khác là: 42.732.841.000 đồng

- Nguồn vốn khác bao gồm vốn của các chủ thể tham gia vào sản xuất, vốn vay ngân hàng: 64.995.000.000 đồng thực hiện các nội dung phối hợp sản xuất.

* Giai đoạn 2021-2030: 664.662.841.000 đng, trong đó:

- Nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm vốn Chương trình MTQG Nông thôn mới của Trung ương và nguồn cân đối của tỉnh): 58.375.000.000 đồng

- Nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án khác là: 104.792.841.000 đồng

- Nguồn vốn khác bao gồm vốn của các chủ thể tham gia vào sản xuất, vốn vay ngân hàng: 501.495.000.000 đồng

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức

Việc thông tin, truyền thông cần triển khai thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức khác nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở; trang web của Chương trình (OCOP); dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện gắn với hình ảnh; trong các đợt hội nghị, hội thảo, tập huấn... cần đưa Chương trình (OCOP) vào Nghị quyết của cp ủy các cấp; có trong kế hoạch, chương trình công tác chỉ đạo trọng tâm của chính quyền địa phương....

2. Xây dựng hệ thống chỉ đạo, thực hiện Chương trình (OCOP) từ tỉnh đến cơ sở, bao gồm:

- Cấp tỉnh:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh.

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Văn phòng Điều phối nông thôn mới).

+ Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp tỉnh tại mỗi kỳ đánh giá thường niên.

- Cấp huyện:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện.

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp huyện tại mỗi kỳ đánh giá thường niên.

- Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện Chương trình (OCOP).

3. Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện

3.1. Hệ thống tư vn OCOP: Tư vấn toàn diện (hoặc lĩnh vực cụ thể) các hoạt động của Chương trình (OCOP) tại Ban Điều hành OCOP (cấp tỉnh, huyện) và các tổ chức (OCOP) tại cộng đồng.

3.2. Hệ thống đối tác OCOP

- Hệ thống đối tác (OCOP) bao gồm các tổ chức/cá nhân có quan hệ với các chủ thể (OCOP) theo cách hợp tác cùng có lợi ích, bao gồm: Các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất kinh doanh sản phẩm (OCOP); các viện, trường đại học, nhà khoa học trong lĩnh vực ngành hàng của (OCOP) ở các tổ chức khoa học công nghệ trung ương, vùng và địa phương; các tổ chức/doanh nghiệp quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm; các ngân hàng, các quỹ đầu tư; các tổ chức quốc tế; các nhà báo.

- Tổ chức Hội nghị đối tác (OCOP), với sự tham gia của các tổ chức OCOP của tỉnh và các chủ thể tham gia chuỗi giá trị, các nhà hỗ trợ chuỗi.

4. Phát triển t chức kinh tế

- Hỗ trợ các đối tượng/tổ chức đã tham gia OCOP nâng cấp về tổ chức sản xuất và kinh doanh, bao gồm: Nâng cấp, tái cơ cấu các tổ chức kinh tế hiện có; Hình thành các hợp tác xã/doanh nghiệp vừa và nhỏ với các nhóm, hộ gia đình; Nâng cấp/hoàn thiện cơ sở sản xuất (nhà xưởng, thiết bị, nhân sự,...); mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh; kết nối các tổ chức (OCOP) với các nhà tư vấn phù hợp với ngành hàng và thúc đy các mi quan hệ đối tác này theo nguyên tc cùng có lợi.

- Hỗ trợ các tổ chức (OCOP) nâng cao chất lượng quản trị, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm: Tư vấn tại chỗ về quản trị sản xuất kinh doanh; tập huấn, tư vấn tổ chức kinh tế áp dụng các tiêu chuẩn, quản lý chất lượng tiên tiến.

5. Chính sách thực hiện

- Đề xuất chính sách tng thể: Trên cơ sở các chính sách đã có của trung ương và của tỉnh và xây dựng, hoàn thiện các chính sách đã có theo hướng các chính sách phải hỗ trợ lẫn nhau để cùng thực hiện mục tiêu chung là khuyến khích và hỗ trợ sản xuất kinh doanh cùng phát triển, bổ sung những chính sách còn thiếu để làm cơ sở cho việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình ocop ngày một hoàn thiện. Chú trọng các chính sách để phát huy nội lực của các chủ thể tham gia vào sản xuất.

- Đề xuất chính sách cụ thể: Chính sách cho chương trình đào tạo, tập huấn; hỗ trợ phát triển, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ du lịch; hỗ trợ thành lập và phát triển các tổ chức kinh tế, thu hút lao động có trình độ; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm; hỗ trợ đăng ký tài sản trí tuệ; hỗ trợ xúc tiến thương mại; hỗ trợ truyền thông, quảng bá sản phẩm OCOP; hỗ trợ tổ chức hội chợ, tham gia hội chợ (OCOP); hỗ trợ đầu tư xây dựng mới/nâng cấp Trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản phẩm (OCOP); hỗ trợ về vay vốn...

Vận dụng cơ chế, chính sách hiện hành của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển du lịch, khoa học công nghệ, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại,...tích hợp các cơ chế, chính sách này để hỗ trợ Chương trình; nghiên cứu xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách mới v (OCOP).

6. Huy động các nguồn lực thực hiện

- Xác định nguồn lực lớn nhất của Chương trình (OCOP) là nguồn lực từ cộng đồng (bao gồm tiền vốn, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ,...) được triển khai phù hợp với các quy định của pháp luật, được huy động trong quá trình hình thành các tổ chức kinh tế, dưới dạng góp vốn, triển khai các hoạt động theo Chu trình (OCOP) thường niên.

- Huy động nguồn lực tín dụng từ các tổ chức tín dụng hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia Chương trình (OCOP).

- Nhà nước bố trí nguồn vốn ngân sách phù hợp, kịp thời thông qua các chính sách để hỗ trợ cộng đồng đầu tư sản xuất, tổ chức dịch vụ thực hiện Chương trình (OCOP).

7. Gii pháp về khoa học công nghệ

- Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm (OCOP). Các đề tài/dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế (OCOP) (ưu tiên các hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ và vừa có địa chỉ ứng dụng cụ thể).

- Triển khai thực hiện, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tham gia Chương trình (OCOP). Xây dựng dữ liệu, ứng dụng phục vụ truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm (tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ cho từng sản phẩm). Thiết kế website giới thiệu và quảng bá sản phẩm, làng nghề tiêu biểu, tiếp nhận ý tưởng phát triển sản phẩm.

8. Giải pháp về môi trường: Tăng cường điều tra, khảo sát đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường do các hoạt động sản xuất kinh doanh; Xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về phát triển sản xuất kết hợp bảo vệ môi trường, cách xử lý rác thi,...Khuyến khích các mô hình sản xuất kinh doanh áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, hiện đại.

9. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm: Phát triển sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc tiếp cận theo thị trường; trong đó, đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch gắn kết chặt chẽ trong các chuỗi sản phẩm (OCOP) là giải pháp để tiêu thụ và nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm.

10. Hợp tác trong nước và quốc tế về triển khai: Hợp tác trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành Chương trình OCOP tại tỉnh và thúc đẩy xúc tiến xuất khẩu sản phẩm OCOP; tổ chức các chuyến tham quan, học tập Chương trình (OCOP) tại Thái Lan và các tỉnh, thành trong nước thực hiện tt Chương trình (OCOP).

VII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

Việc triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hòa Bình có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.

1. Hiệu quả về kinh tế

- Hình thành, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, có lợi thế cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường ở cấp cộng đồng, từ đó tạo nền tảng để nâng cấp, phát triển thành sản phẩm cấp tỉnh, cấp Quốc gia;

- Triển khai, thực hiện Chương trình (OCOP) của tỉnh, các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác,...) được kiện toàn và phát triển để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế tại địa bàn các xã, phường, thị trấn; hình thành nên các vùng sản xuất hàng hóa tập trung; góp phần tái cơ cấu nền kinh tế tỉnh Hòa Bình theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; đồng thời tạo môi trường thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp;

- Tạo ra luồng đầu tư của cộng đồng thông qua phát triển sản xuất và kinh doanh các sản phẩm (OCOP).

2. Hiệu quả về văn hóa, xã hội

- Làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự tin, sáng tạo khởi nghiệp trong các tầng lớp nhân dân, hướng người dân vào kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực nông thôn;

- Việc phát triển sản xuất các sản phẩm nông sản, tiểu thủ công nghiệp chủ lực, đặc trưng, tiềm năng tại các địa bàn nông thôn góp phần tạo công ăn việc làm, hạn chế việc di cư dân số từ nông thôn ra thành thị, giữ gìn ổn định xã hội nông thôn, từng bước đưa kinh tế khu vực nông thôn của tỉnh phát triển theo chiều sâu và bền vững, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị tỉnh Hòa Bình;

- Bên cạnh đó, Chương trình sẽ giúp người dân nâng cao trình độ nhận thức, từng bước tiếp cận và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất, nm bt tt thông tin thị trường từ đó quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhất theo quy chuẩn để tăng lợi thế cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

VIII. Ý NGHĨA, TÁC ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

- Chương trình góp phần tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình theo chiều sâu, nâng cao vai trò và tính chủ động của người dân, từ làm thuê bị động đến chủ động sản xuất theo nhu cầu thị trường, làm chủ doanh nghiệp,... góp phn phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo;

- Trong quá trình triển khai Đề án, nguồn lực đầu tư từ phía Nhà nước giảm dn theo thời gian (sau khi hình thành hệ thống hỗ trợ), trong khi đó doanh thu từ các sản phẩm (OCOP) dự kiến tăng liên tục;

- Nhiều thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến được chuyển giao và áp dụng, góp phần nâng cao trình độ khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như chất lượng của nguồn lao động;

- Các chủ cơ sở sản xuất sau khi được đào tạo tập huấn sẽ nắm vững các kiến thức về quản lý sản xuất, phát triển tổ chức, hiểu rõ hơn về thị trường và có khả năng đưa ra các quyết định sản xuất phù hợp; được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, giống, vật tư nông nghiệp, về xây dựng thương hiệu sản phẩm, bao, bì nhãn mác, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm làm nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, hiệu quả của sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng cao tiêu chí thu nhập của chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên toàn tỉnh.

- Góp phần quảng bá, nâng tầm hình ảnh của tỉnh Hòa Bình;

- Kết quả thực hiện Đề án sẽ đóng góp thêm vào hoạt động nghiên cứu chính sách phát triển Chương trình (OCOP); Góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn của các chính sách, giải pháp phát triển Chương trình (OCOP) trên cả nước;

- Việc thực hiện đề án sẽ giúp nâng cao năng lực nghiên cứu của các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan. Các cán bộ tham gia quản lý, triển khai Chương trình (OCOP) sẽ có thêm kinh nghiệm, trải nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực xây dựng nông nghiệp nông thôn, phát triển Chương trình (OCOP). Quá trình triển khai đề án cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị, các cán bộ thuộc các cơ quan chuyên ngành ở địa phương và các viện nghiên cứu/trường đại học.

PHẦN IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực, điều phối các hoạt động trong quá trình triển khai Chương trình (OCOP);

- Chủ trì phối hợp với các ngành tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn, củng cố, bổ sung thêm nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh; Rà soát lại các cơ chế chính sách hiện hành của ngành để tham mưu đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp;

- Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Chương trình (OCOP) theo giai đoạn và hàng năm;

- Hỗ trợ, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình (OCOP) ở địa phương; Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình (OCOP) ở các huyện, thành phố;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan đánh giá, tổng kết thực hiện Đề án Chương trình (OCOP) giai đoạn 2019-2020; Báo cáo và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt Đề án Chương trình (OCOP) cho giai đoạn tiếp theo.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì lồng ghép các nội dung của Đ án vào Quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm;

- Tham mưu các cơ chế, chính sách thu hút các nguồn đầu tư, tài trợ để thực hiện Chương trình (OCOP);

- Chủ trì thẩm định và dự kiến phân bổ kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện Chương trình (OCOP) theo đề xut của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cân đối khả năng ngân sách, đề xuất bố trí vốn sự nghiệp đ thực hiện các nội dung, nhiệm vụ Chương trình (OCOP) theo quy định;

- Hướng dẫn, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán, kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình (OCOP);

- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế hình thành trong Đề án về nghiệp vụ, chế độ quản lý tài chính; Hướng dẫn một số cơ chế chính sách liên quan đến huy động các nguồn lực trong triển khai thực hiện Đề án.

4. Sở Công Thương

- Phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt các nội dung có liên quan của đề án đã được phê duyt.

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các Sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm (OCOP).

5. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ và làm thủ tục công bố hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm liên quan đến ngành y tế đảm bảo các quy định hiện hành trước khi đưa sn phẩm lưu thông trên thị trường;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cho các đơn vị sản xuất và cán bộ quản lý các cấp về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhóm sản phẩm Thảo dược (các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu);

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm (OCOP).

6. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế: Xây dựng nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm/dịch vụ, đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thương hiệu sản phẩm/dịch vụ; Đăng ký mã số, mã vạch; Hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa; Triển khai, giám sát việc thực hiện quy định về quản lý tiêu chuẩn chất lượng sn phẩm (OCOP) theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị sản xuất/kinh doanh quản lý, sử dụng, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đảm bảo đúng quy định của Pháp luật; Có biện pháp xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa sản phẩm (OCOP),

- Tổng hợp nhu cầu về ứng dụng công nghệ trong canh tác, chế biến và bảo quản sn phẩm của các đơn vị sản xuất tham gia vào chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh, từ đó có phương án cung cấp thông tin, tư vấn về chính sách hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, kinh doanh; Kết nối các nhà cung cấp để ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm/dịch vụ; Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm tham gia Chương trình (OCOP);

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm (OCOP).

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các khóa đào tạo, tập hun chuyên môn nghiệp vụ du lịch cho các đơn vị quản lý, tổ chức, doanh nghiệp và người dân nông thôn tham gia phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai nhóm sản phẩm Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng (OCOP) và nhóm sản phẩm Lưu niệm - nội thất - trang trí theo lĩnh vực của ngành;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;

- Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam, thắng cảnh và truyền thống văn hóa của các dân tộc, vùng miền; Hỗ trợ các địa phương phát triển làng văn hóa du lịch;

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm (OCOP).

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các trường, cơ sở đào tạo nghề xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc sản xuất các sản phẩm tham gia Chương trình (OCOP) của tỉnh.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc bố trí quỹ đất phục vụ xây dựng các điểm giới thiệu, quảng bá sản phẩm gn với các điểm du lịch;

- Bổ sung các danh mục công trình, dự án sử dụng đất phục vụ Chương trình Mỗi xã một sản phẩm vào điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Hòa Bình và các năm tiếp theo;

- Giám sát các hoạt động liên quan đến môi trường tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, các khu du lịch, dịch vụ nhằm nâng cao ý thc bảo vệ môi trường, cảnh quan tại các khu vực này.

10. Sở Giáo dục và Đào tạo

Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các trường, cơ sở đào tạo nghề xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với việc sản xuất các sản phẩm tham gia Chương trình (OCOP) của tỉnh.

11. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thông tin tuyên truyền và hướng dẫn các cơ quan, đơn vị báo chí, phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh mở các chuyên mục, tọa đàm tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa Chương trình (OCOP);

- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị báo chí, phát thanh, truyền hình, các cổng thông tin điện tử thường xuyên đăng tải các tin, bài về triển khai Chương trình OCOP, các hội nghị, hội thảo, các gương tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chương trình (OCOP);

- Hàng năm, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm (OCOP).

12. Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sn phẩm (OCOP).

13. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chuyên mc, chuyên đề về Chương trình (OCOP) của tỉnh;

- Tăng thời lượng tuyên truyền về Chương trình (OCOP) tỉnh Hòa Bình; Thường xuyên đăng tải các tin, bài, nêu gương tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện chương trình (OCOP).

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hòa Bình

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan rà soát chính sách tín dụng và chỉ đạo hệ thống ngân hàng thực hiện việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã trong Chương trình (OCOP);

- Soạn thảo văn bản hướng dẫn các ngân hàng thành viên, các tổ chức kinh tế và người dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi phục vụ sản xuất (nguồn vốn vay theo Quyết định 68/2013/QĐ-CP, Nghị đnh 55/2015/NĐ-CP, Nghị định 116/2018/NĐ-CP của Chính phủ,...).

15. Các Trung tâm giáo dục dạy nghề

Chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gn với việc sản xuất các sản phẩm tham gia Chương trình (OCOP) của tỉnh.

16. Các Sở, ngành liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ của Đề án OCOP gắn với lĩnh vực phụ trách ca ngành, lng ghép trong chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

17. Các tổ chức chính trị, xã hội

17.1. Liên minh các HTX tỉnh

Chủ trì nghiên cứu hỗ trợ thành lập mới một số hợp tác xã gắn với việc phát triển các sản phẩm (OCOP) của tỉnh trong việc thực hiện Đề án.

17.2. Hội Nông dân

Ch trì xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động hội viên tích cực tham gia xây dựng phát triển sản phẩm Đề án.

17.3. Hội Phụ nữ

Chủ trì xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động hội viên tích cực tham gia xây dựng phát triển sản phẩm Đề án.

17.4. Hiệp hội các doanh nghiệp tỉnh

Chủ trì vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia vào các chuỗi giá trị hình thành trong Đề án.

17.5. Đoàn Thanh niên

Chủ trì xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động Đoàn viên tích cực tham gia khởi nghiệp, giới thiệu, quảng bá sản phẩm (OCOP) của địa phương.

17.6. Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chủ trì xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam (đặc biệt là các sản phẩm của chương trình OCOP).

18. UBND các huyện, thành phố

- Kiện toàn hệ thống tổ chức thực hiện Chương trình OCOP, trong đó kiện toàn bộ máy, phân công thực hiện cho các thành viên trong Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG cùng cấp tham gia thực hiện Chương trình OCOP;

- Xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng có lợi thế của mỗi địa phương gắn với phát triển du lịch, dịch vụ ở nông thôn;

- Rà soát thực trạng phát triển ngành nghề tại địa phương, có định hướng và giải pháp cụ thể để gắn phát triển ngành nghề với triển khai Chương trình (OCOP) trên địa bàn;

- Bố trí nguồn kinh phí địa phương và lồng ghép kinh phí từ ngân sách Trung ương phân bổ cho địa phương trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác để hỗ trợ triển khai Chương trình OCOP; đồng thời, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa để đa dạng hóa kinh phí triển khai Chương trình (OCOP) trên địa bàn;

- Hàng năm chỉ đạo, tổ chức triển khai chu trình (OCOP) tại địa phương, trên cơ sở nguyên tc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ”; Thành lập Hội đồng đánh giá, xếp loại sản phẩm (OCOP) cấp huyện, định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá, xếp loại sản phẩm cấp huyện để lựa chọn sản phẩm dự thi đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh;

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, kết quả triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn để xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện và hỗ trợ các tổ chức kinh tế, cơ sở, hộ gia đình sản xuất sản phẩm OCOP; Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về cơ quan thường trực Chương trình (OCOP) cấp tỉnh; Tích cực thực hiện công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm (OCOP).

19. Ủy ban nhân dân xã

- Tuyên truyền, vận động các tổ chức kinh tế, hộ gia đình trên địa bàn tham gia Chương trình (OCOP);

- Tng hợp ý tưởng sản xuất, kinh doanh sản phẩm của các tổ chức kinh tế, hộ gia đình trình hệ thống quản lý OCOP cấp huyện đánh giá, lựa chọn; Hỗ trợ tổ chức kinh tế, hộ gia đình triển khai thực hiện sản xuất kinh doanh trên ý tưởng được lựa chọn./.

 

PHỤ LỤC 01

DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HIỆN CÓ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 878/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

Số TT

Tên sản phẩm

Huyện

I

Nhóm (I) Thực phẩm: 251 sản phẩm

1

Bánh gai

Huyện Kỳ Sơn

2

Bắp cải

Huyện Tân Lạc

3

Bí đỏ

Huyện Kim Bôi

4

Bí đỏ

Huyện Lạc Sơn

5

Bí đỏ

Huyện Yên Thủy

6

Bí xanh

Huyện Kim Bôi

7

Bí xanh

Huyện Kỳ Sơn

8

Bí xanh

Huyện Lạc Sơn

9

Bí xanh Yên Thủy

Huyện Yên Thủy

10

Huyện Kỳ Sơn

11

Huyện Lạc Sơn

12

Huyện Lương Sơn

13

Bò giống

Huyện Kỳ Sơn

14

Bò lai sind

Huyện Lạc Sơn

15

Bưởi

Huyện Lạc Thủy

16

Bưởi

Huyện Lương Sơn

17

Bưởi

Thành phố Hòa Bình

18

Bưởi da xanh

Huyện Cao Phong

19

Bưởi da xanh

Huyện Kỳ Sơn

20

Bưởi da xanh

Huyện Lương Sơn

21

Bưởi da xanh

Huyện Yên Thủy

22

Bưởi da xanh Tân Lạc

Huyện Tân Lạc

23

Bưởi diễn

Huyện Đà Bắc

24

Bưởi diễn

Huyện Kỳ Sơn

25

Bưởi diễn

Huyện Lương Sơn

26

Bưởi diễn

Huyện Tân Lạc

27

Bưởi diễn

Huyện Yên Thủy

28

Bưởi diễn Bắc Sơn

Huyện Kim Bôi

29

Bưởi đỏ

Huyện Đà Bắc

30

Bưởi đỏ

Huyện Kỳ Sơn

31

Bưởi đỏ Tân Lạc

Huyện Tân Lạc

32

Bưởi đường

Huyện Yên Thủy

33

Bưởi thồ

Huyện Yên Thủy

34

Bưởi Yên Thủy

Huyện Yên Thủy

35

Huyện Lạc Sơn

36

Huyện Lương Sơn

37

Cà chua bi

Huyện Kỳ Sơn

38

Cá tôm Sông Đà

Huyện Cao Phong

39

Cá tôm Sông Đà

Huyện Đà Bắc

40

Cá tôm Sông Đà

Huyện Kỳ Sơn

41

Cá tôm Sông Đà

Huyện Mai Châu

42

Cá tôm Sông Đà

Huyện Tân Lạc

43

Cá tôm Sông Đà

Thành phố Hòa Bình

44

Cam

Huyện Lương Sơn

45

Cam

Thành phố Hòa Bình

46

Cam canh

Huyện Cao Phong

47

Cam canh

Huyện Kỳ Sơn

48

Cam canh Thung Rếch

Huyện Kim Bôi

49

Cam Cao Phong

Huyện Cao Phong

50

Cam Lạc Sơn

Huyện Lạc Sơn

51

Cam Lạc Thủy

Huyện Lạc Thủy

52

Cam lòng vàng

Huyện Cao Phong

53

Cam lòng vàng

Huyện Yên Thủy

54

Cam quà tặng cao cấp

Huyện Cao Phong

55

Cam V2

Huyện Kỳ Sơn

56

Cam V2

Huyện Lạc Thủy

57

Cam V2

Huyện Yên Thủy

58

Cây có múi

Huyện Lương Sơn

59

Cây có múi (cam, bưởi)

Huyện Kim Bôi

60

Cây có múi Mường Động

Huyện Kim Bôi

61

Chanh

Thành phố Hòa Bình

62

Chanh leo

Huyện Mai Châu

63

Chanh tứ quý

Huyện Yên Thủy

64

Chuối

Huyện Kim Bôi

65

Chuối

Huyện Lạc Sơn

66

Chuối

Huyện Lạc Thủy

67

Chuối

Huyện Tân Lạc

68

Chuối Thái Lan

Thành phố Hòa Bình

69

Chuối tiêu hồng

Huyện Yên Thủy

70

Chuối Viba

Huyện Lương Sơn

71

Cơm lam Hạ Bì

Huyện Kim Bôi

72

Củ cải

Huyện Tân Lạc

73

Củ đậu

Huyện Lạc Sơn

74

Cừu

Huyện Lương Sơn

75

Đậu tương

Huyện Kim Bôi

76

Đậu tương

Huyện Lạc Sơn

77

Đậu tương

Huyện Lạc Thủy

78

Đậu tương

Huyện Lương Sơn

79

Huyện Kim Bôi

80

Huyện Kỳ Sơn

81

Dê núi

Huyện Lạc Sơn

82

Dê núi

Huyện Lạc Thủy

83

Dê núi

Huyện Lương Sơn

84

Dê núi đá

Huyện Yên Thủy

85

Dưa chuột

Huyện Lạc Thủy

86

Dưa chuột Nhật

Huyện Kim Bôi

87

Dưa chuột Nhật

Huyện Kỳ Sơn

88

Dưa hấu

Huyện Kim Bôi

89

Dưa hấu

Huyện Lạc Sơn

90

Dưa hấu

Huyện Yên Thủy

91

Dưa kim Hoàng hậu

Huyện Lạc Thủy

92

Gà bản địa Lạc Sơn

Huyện Lạc Sơn

93

Gà đồi

Huyện Kỳ Sơn

94

Gà đồi

Huyện Lương Sơn

95

Gà đồi

Huyện Yên Thủy

96

Gà đồi

Thành phố Hòa Bình

97

Gà đồi Hương Nhượng

Huyện Lạc Sơn

98

Gà đồi Thượng Tiến

Huyện Kim Bôi

99

Gà giống

Huyện Lương Sơn

100

Gà Lạc Thủy

Huyện Lạc Thủy

101

Gà thả vườn

Huyện Lạc Sơn

102

Gà thả vườn

Huyện Tân Lạc

103

Gà thả vườn

Huyện Yên Thủy

104

Gà thả vườn Thuận Phát

Huyện Lương Sơn

105

Gạo

Huyện Kim Bôi

106

Gạo

Huyện Lạc Sơn

107

Gạo

Huyện Lạc Thủy

108

Gạo

Huyện Lương Sơn

109

Gạo

Huyện Tân Lạc

110

Gạo

Huyện Yên Thủy

111

Gạo J02

Huyện Đà Bắc

112

Gạo J02

Thành phố Hòa Bình

113

Gạo tẻ thơm

Huyện Kỳ Sơn

114

Giò gia truyền bà Thiềng

Huyện Lạc Thủy

115

Gừng

Huyện Yên Thủy

116

Hạt dổi

Huyện Cao Phong

117

Hạt dổi Lạc Sơn

Huyện Lạc Sơn

118

Hạt dổi Nuông Dăm

Huyện Kim Bôi

119

Hoa cúc chi vàng

Huyện Kỳ Sơn

120

Hồng bì

Huyện Kỳ Sơn

121

Hồng bì

Thành phố Hòa Bình

122

Kem Thanh Nhàn

Huyện Đà Bắc

123

Khoai lang Phú Cường

Huyện Tân Lạc

124

Khoai sọ Phúc Sạn

Huyện Mai Châu

125

Khoai sọ Yên Thủy

Huyện Yên Thủy

126

Khoai Tam Đảo

Thành phố Hòa Bình

127

Khoai tây Vĩnh Đồng

Huyện Kim Bôi

128

Kim chi măng

Huyện Lạc Thủy

129

Lạc

Huyện Kim Bôi

130

Lạc

Huyện Lạc Sơn

131

Lạc

Huyện Lạc Thủy

132

Lạc

Huyện Lương Sơn

133

Lạc

Huyện Mai Châu

134

Lạc

Huyện Yên Thủy

135

Lạc giống

Huyện Yên Thủy

136

Lặc lày

Huyện Kim Bôi

137

Lặc lày

Huyện Lạc Sơn

138

Lặc lày

Huyện Lương Sơn

139

Lạc thương phẩm

Huyện Yên Thủy

140

Lợn

Huyện Kỳ Sơn

141

Lợn

Huyện Lương Sơn

142

Lợn

Huyện Tân Lạc

143

Lợn

Huyện Yên Thủy

144

Lợn bản địa

Huyện Cao Phong

145

Lợn bản địa

Huyện Đà Bắc

146

Lợn bản địa

Huyện Lạc Sơn

147

Lợn bản địa

Huyện Lạc Thủy

148

Lợn bản địa

Huyện Mai Châu

149

Lợn bản địa

Huyện Tân Lạc

150

Lợn bản địa

Thành phố Hòa Bình

151

Lợn bản địa Bắc Sơn

Huyện Kim Bôi

152

Lợn giống

Huyện Kỳ Sơn

153

Lợn giống

Huyện Yên Thủy

154

Lợn Mường

Huyện Cao Phong

155

Măng

Huyện Kim Bôi

156

Măng

Huyện Lạc Thủy

157

Măng

Thành phố Hòa Bình

158

Măng bương

Huyện Lạc Sơn

159

Măng củ

Huyện Cao Phong

160

Măng húc

Huyện Mai Châu

161

Mật ong

Huyện Đà Bắc

162

Mật ong

Huyện Kim Bôi

163

Mật ong

Huyện Kỳ Sơn

164

Mật ong

Huyện Lạc Sơn

165

Mật ong

Huyện Lạc Thủy

166

Mật ong

Huyện Lương Sơn

167

Mật ong

Huyện Yên Thủy

168

Mật ong

Thành phố Hòa Bình

169

Mật ong chanh đào hữu cơ

Huyện Kim Bôi

170

Mía

Huyện Kỳ Sơn

171

Mía nguyên liệu

Huyện Lạc Sơn

172

Mía tím

Huyện Kim Bôi

173

Mía tím

Huyện Lạc Sơn

174

Mía tím

Huyện Yên Thủy

175

Mía tím Hòa Bình

Huyện Cao Phong

176

Mía tím Hòa Bình

Huyện Tân Lạc

177

Mía tím Hòa Bình

Thành phố Hòa Bình

178

Mía trắng

Huyện Kim Bôi

179

Mía trắng

Huyện Lạc Sơn

180

Mía trắng

Huyện Tân Lạc

181

Mía trắng

Huyện Yên Thủy

182

Mía trắng

Thành phố Hòa Bình

183

Mía trắng ép nước

Huyện Cao Phong

184

Miến dong

Huyện Đà Bắc

185

Miến dong

Huyện Kỳ Sơn

186

Miến dong

Huyện Lạc Thủy

187

Mướp đắng lấy hạt

Huyện Kim Bôi

188

Mướp đắng lấy hạt

Huyện Kỳ Sơn

189

Mứt (cam, bưởi, quýt) sấy hữu cơ

Huyện Kim Bôi

190

Mứt cam

Huyện Cao Phong

191

Mứt vỏ cam

Huyện Cao Phong

192

Na

Huyện Kim Bôi

193

Na

Huyện Kỳ Sơn

194

Na

Huyện Lạc Sơn

195

Na

Huyện Lương Sơn

196

Na

Thành phố Hòa Bình

197

Na Đồng Tâm

Huyện Lạc Thủy

198

Nấm sò

Huyện Kỳ Sơn

199

Nghệ vàng

Huyện Kỳ Sơn

200

Ngô hạt

Thành phố Hòa Bình

201

Ngô nếp Thung Khe

Huyện Mai Châu

202

Nhãn

Huyện Kim Bôi

203

Nhãn

Huyện Lạc Sơn

204

Nhãn

Huyện Lạc Thủy

205

Nhãn

Huyện Mai Châu

206

Nhãn Miền Lương Sơn

Huyện Lương Sơn

207

Nhãn Sơn Thủy

Huyện Kim Bôi

208

Ổi Yên Mông

Thành phố Hòa Bình

209

Ong giống

Huyện Kỳ Sơn

210

Ớt

Huyện Lạc Sơn

211

Ớt

Huyện Lạc Thủy

212

Quả có múi (cam, quýt, bưởi) Hà Phong

Huyện Cao Phong

213

Quả có múi (cam, quýt, chanh, bưởi) hữu cơ

Huyện Kim Bôi

214

Quýt

Huyện Cao Phong

215

Quýt bản địa

Huyện Lạc Sơn

216

Quýt Nam Sơn

Huyện Tân Lạc

217

Rau an toàn

Huyện Cao Phong

218

Rau an toàn

Huyện Đà Bắc

219

Rau an toàn

Huyện Kim Bôi

220

Rau an toàn

Huyện Kỳ Sơn

221

Rau an toàn

Huyện Lạc Thủy

222

Rau an toàn

Huyện Tân Lạc

223

Rau an toàn

Thành phố Hòa Bình

224

Rau bồ công anh

Thành phố Hòa Bình

225

Rau củ quả

Thành phố Hòa Bình

226

Rau củ quả hữu cơ

Huyện Mai Châu

227

Rau củ quả hữu cơ Lương Sơn

Huyện Lương Sơn

228

Rau dớn bản địa

Thành phố Hòa Bình

229

Rau ngót

Thành phố Hòa Bình

230

Rau su su Tân Lạc

Huyện Tân Lạc

231

Ruốc

Huyện Kỳ Sơn

232

Sả

Huyện Kỳ Sơn

233

Sả

Thành phố Hòa Bình

234

Sắn

Huyện Lương Sơn

235

Sắn

Huyện Tân Lạc

236

Sung

Huyện Lạc Thủy

237

Tai chua

Huyện Lạc Sơn

238

Thanh long

Thành phố Hòa Bình

239

Thanh long ruột đỏ

Huyện Kỳ Sơn

240

Thanh long ruột đỏ

Huyện Lạc Thủy

241

Thịt chua

Huyện Kỳ Sơn

242

Thịt sấy

Huyện Đà Bắc

243

Thịt trâu khô

Huyện Đà Bắc

244

Thịt xông khói

Huyện Kỳ Sơn

245

Tỏi tía Pù Bin

Huyện Mai Châu

246

Trâu

Huyện Kỳ Sơn

247

Trứng gà

Huyện Kỳ Sơn

248

Trứng gà

Huyện Lạc Thủy

249

Vải thiều

Huyện Kim Bôi

250

Vịt Bầu Bến

Huyện Lạc Sơn

251

Vịt thả đồng

Thành phố Hòa Bình

II

Nhóm (II) Đồ uống: 37 sản phẩm

1

Bia

Thành phố Hòa Bình

2

Chè khô Đà Bắc

Huyện Đà Bắc

3

Chè shan tuyết

Huyện Đà Bắc

4

Chè shan tuyết

Huyện Mai Châu

5

Chè shan tuyết

Huyện Tân Lạc

6

Chè shan tuyết

Thành phố Hòa Bình

7

Chè xanh

Huyện Đà Bắc

8

Chè xanh

Huyện Lạc Sơn

9

Chè xanh

Huyện Lương Sơn

10

Chè xanh

Huyện Yên Thủy

11

Chè xanh Sông Bôi

Huyện Lạc Thủy

12

Nước cam lên men

Huyện Cao Phong

13

Nước cốt cam

Huyện Cao Phong

14

Nước khoáng thiên nhiên Hòa Bình

Huyện Kim Bôi

15

Nước khoáng thiên nhiên Kim Bôi

Huyện Kim Bôi

16

Nước khoáng thiên nhiên Vĩnh Đồng

Huyện Kim Bôi

17

Nước khoáng thiên nhiên Vĩnh Tiến

Huyện Kim Bôi

18

Nước uống đóng bình, đóng chai Mường Động

Huyện Kim Bôi

19

Rượu

Huyện Lạc Thủy

20

Rượu cam

Huyện Cao Phong

21

Rượu cần

Huyện Lạc Sơn

22

Rượu cần Hạ Bì

Huyện Kim Bôi

23

Rượu cần Hòa Bình

Huyện Lạc Sơn

24

Rượu cần Hòa Bình

Huyện Lương Sơn

25

Rượu cần Hòa Bình

Thành phố Hòa Bình

26

Rượu Đù Địn

Huyện Yên Thủy

27

Rượu hoãng

Huyện Đà Bắc

28

Rượu Mai Hạ

Huyện Mai Châu

29

Rượu men cam

Huyện Cao Phong

30

Rượu Mường Đình

Huyện Yên Thủy

31

Rượu ngô Cao Sơn

Huyện Đà Bắc

32

Rượu Nhân Hồ

Huyện Lương Sơn

33

Rượu Tứn Khửn

Huyện Lạc Thủy

34

Rượu xứ Mường

Huyện Kim Bôi

35

Sữa bò nguyên liệu

Huyện Lương Sơn

36

Sữa đậu nành

Thành phố Hòa Bình

37

Trà chanh mật ong

Huyện Cao Phong

III

Nhóm (III) Dược liệu: 53 sản phẩm

1

Hạt sachi

Huyện Cao Phong

2

Hạt sachi

Huyện Đà Bắc

3

Hạt sachi

Huyện Kỳ Sơn

4

Hạt sachi

Thành phố Hòa Bình

5

Trà giảo cổ lam

Huyện Đà Bắc

6

Trà giảo cổ lam Tân Lạc Sơn

Huyện Tân Lạc

7

Trà Hòa tan sachi

Huyện Đà Bắc

8

Trà sachi

Huyện Kỳ Sơn

9

Trà thảo dược

Huyện Tân Lạc

10

Trà túi lọc Xạ Mộc Hương

Huyện Kim Bôi

11

Trà cà gai leo

Huyện Yên Thủy

12

Rượu ngâm đinh lăng

Huyện Kỳ Sơn

13

Rượu ngâm thuốc bắc

Huyện Lạc Thủy

14

Rượu ngâm thảo dược

Huyện Kỳ Sơn

15

Các sản phẩm chế biến từ hạt sachi

Thành phố Hòa Bình

16

Cà gai leo

Huyện Đà Bắc

17

Cà gai leo

Huyện Kim Bôi

18

Cà gai leo

Huyện Kỳ Sơn

19

Cà gai leo

Huyện Lạc Thủy

20

Cà gai leo

Huyện Lương Sơn

21

Cà gai leo

Huyện Yên Thủy

22

Cao cà gai leo

Huyện Yên Thủy

23

Cao dược liệu xạ đen

Huyện Yên Thủy

24

Cao xạ đen

Huyện Lương Sơn

25

Cây dược liệu

Huyện Lạc Sơn

26

Cây dược liệu (đinh lăng, hà thủ ô)

Huyện Lạc Thủy

27

Cây thuốc nam

Huyện Cao Phong

28

Cây thuốc nam

Huyện Đà Bắc

29

Đinh lăng

Huyện Kỳ Sơn

30

Giảo cổ lam

Huyện Đà Bắc

31

Nấm kim chi

Huyện Kim Bôi

32

Nấm lim xanh trồng tự nhiên

Huyện Kim Bôi

33

Nấm linh chi

Huyện Kỳ Sơn

34

Nấm linh chi đỏ

Thành phố Hòa Bình

35

Thuốc nam

Huyện Kỳ Sơn

36

Thuốc nam

Huyện Lương Sơn

37

Thuốc nam

Thành phố Hòa Bình

38

Thuốc nam (xoa bóp, bổ thận, tráng dương, hiếm muộn)

Huyện Kim Bôi

39

Thuốc nam cổ truyền

Huyện Yên Thủy

40

Tinh bột nghệ

Huyện Yên Thủy

41

Tinh dầu cam

Huyện Cao Phong

42

Tinh dầu hương nhu

Huyện Đà Bắc

43

Tinh dầu sả

Huyện Kim Bôi

44

Tinh dầu sả

Huyện Kỳ Sơn

45

Tinh dầu sả

Thành phố Hòa Bình

46

Tinh dầu sả chanh

Huyện Lạc Thủy

47

Tinh dầu sachi

Huyện Kỳ Sơn

48

Xạ đen

Huyện Cao Phong

49

Xạ đen

Huyện Lạc Thủy

50

Xạ đen

Huyện Lương Sơn

51

Xạ đen

Huyện Tân Lạc

52

Xạ đen

Huyện Yên Thủy

53

Xạ đen Thượng Tiến

Huyện Kim Bôi

IV

Nhóm (IV) Vải và may mặc: 9 sản phẩm

1

Dệt thổ cẩm Làng Lục

Huyện Lạc Sơn

2

Dệt thổ cẩm Mai Châu

Huyện Mai Châu

3

Dệt thổ cẩm Tày, Dao

Huyện Đà Bắc

4

Dệt thổ cẩm Xóm Cóm

Huyện Tân Lạc

5

Dệt thổ cẩm Xóm Pà Cò Con

Huyện Mai Châu

6

Dệt truyền thống Làng Nhót

Huyện Mai Châu

7

Dệt vải truyền thống

Huyện Cao Phong

8

Trang phục dân tộc

Thành phố Hòa Bình

9

Vải thô

Huyện Lương Sơn

V

Nhóm (V) Lưu niệm - nội thất - trang trí: 19 sản phẩm

1

Chổi chít Kỳ Sơn

Huyện Kỳ Sơn

2

Chổi chít thành phố Hòa Bình

Thành phố Hòa Bình

3

Đá cảnh

Huyện Lạc Thủy

4

Đá cảnh

Huyện Lương Sơn

5

Đồ gỗ mỹ nghệ (phù điêu)

Huyện Lạc Thủy

6

Đồ gỗ nội thất

Huyện Kỳ Sơn

7

Đồ gỗ nội thất

Huyện Tân Lạc

8

Đũa tre

Thành phố Hòa Bình

9

Gạch không nung

Huyện Lạc Sơn

10

Gạch không nung

Thành phố Hòa Bình

11

Giấy dó Suối Cỏ

Huyện Lương Sơn

12

Gỗ lũa

Huyện Lương Sơn

13

Hoa tươi

Thành phố Hòa Bình

14

Mây tre đan

Huyện Lạc Thủy

15

Mây tre đan

Huyện Lương Sơn

16

Mây tre đan Đông Bắc

Huyện Kim Bôi

17

Mây tre đan Xóm Bui

Huyện Lạc Sơn

18

Sản phẩm mây tre đan (mâm mây, bâm đựng xôi,...)

Huyện Cao Phong

19

Xà phòng cam

Huyện Cao Phong

VI

Nhóm (VI) Dịch vụ và du lịch nông thôn: 51 sản phẩm

1

Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam

Huyện Cao Phong

2

Dịch vụ bơi thuyền, ăn uống, du lịch Động Thác Bờ

Huyện Đà Bắc

3

Dịch vụ chăm sóc người có công

Huyện Kim Bôi

4

Du lịch An Lạc Eco Farm and Hot Springs

Huyện Kim Bôi

5

Du lịch Ao Bó

Huyện Tân Lạc

6

Du lịch Bản Lác

Huyện Mai Châu

7

Du lịch Bản Mường Yên Lập

Huyện Cao Phong

8

Du lịch Bản Mường Yên Thượng

Huyện Cao Phong

9

Du lịch cộng đồng Hòa Sơn

Huyện Lương Sơn

10

Du lịch cộng đồng homestay

Huyện Đà Bắc

11

Du lịch cộng đồng homestay

Huyện Lạc Sơn

12

Du lịch cộng đồng homestay

Huyện Mai Châu

13

Du lịch cộng đồng homestay

Huyện Yên Thủy

14

Du lịch cộng đồng homestay Xóm Bích Trụ

Thành phố Hòa Bình

15

Du lịch cộng đồng homestay văn hóa Mường Bản Đá Bia

Huyện Đà Bắc

16

Du lịch cộng đồng homestay văn hóa Mường Bản Ké

Huyện Đà Bắc

17

Du lịch cộng đồng homestay văn hóa Mường Bản Mỗ

Huyện Cao Phong

18

Du lịch cộng đồng Xóm Ải

Huyện Tân Lạc

19

Du lịch cộng đồng Xóm Ngòi

Huyện Tân Lạc

20

Du lịch Cửu Thác Tú Sơn

Huyện Kim Bôi

21

Du lịch Đầm Nại

Huyện Tân Lạc

22

Du lịch Hang Đầu Rồng

Huyện Cao Phong

23

Du lịch Hang Kiến

Huyện Tân Lạc

24

Du lịch Hang Luồn

Huyện Lạc Thủy

25

Du lịch Hang Tam

Huyện Tân Lạc

26

Du lịch Hồ Dụ

Huyện Kỳ Sơn

27

Du lịch học đường tìm hiểu hệ thống canh tác hữu cơ

Huyện Kim Bôi

28

Du lịch Long thái lâm

Huyện Kỳ Sơn

29

Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch sinh thái Đông Bắc

Huyện Kim Bôi

30

Du lịch nghỉ dưỡng resort Serena

Huyện Kim Bôi

31

Du lịch nhà vườn

Huyện Kim Bôi

32

Du lịch nhà vườn

Huyện Lương Sơn

33

Du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình

Huyện Cao Phong, Huyện Đà Bắc, Huyện Mai Châu, Huyện Tân Lạc, Thành phố Hòa Bình

34

Du lịch resort Tây Long Thượng Bì

Huyện Kim Bôi

35

Du lịch Rừng Trâu Bãi Bùi

Huyện Lạc Sơn

36

Du lịch sinh thái Động Nam Sơn

Huyện Tân Lạc

37

Du lịch sinh thái Hồ Trọng

Huyện Tân Lạc

38

Du lịch sinh thái nông thôn Xóm Cời

Huyện Lương Sơn

39

Du lịch sinh thái Thác Mu

Huyện Lạc Sơn

40

Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Bình Sơn

Huyện Kim Bôi

41

Du lịch suối khoáng Kim Bôi

Huyện Kim Bôi

42

Du lịch tâm linh Chùa Khánh

Huyện Cao Phong

43

Du lịch tầm linh Chùa Quèn Ang

Huyện Cao Phong

44

Du lịch tâm linh Chùa Tiên - Đầm Đa

Huyện Lạc Thủy

45

Du lịch tâm linh Đền Băng

Huyện Lạc Sơn

46

Du lịch tâm linh Đền Bờ

Huyện Cao Phong

47

Du lịch tâm linh Đền Bồng Lai

Huyện Cao Phong

48

Du lịch tâm linh Động Đá Bạc

Huyện Lương Sơn

49

Du lịch Thác Mặt Trời Kim Tiến

Huyện Kim Bôi

50

Du lịch Thác Thăng Thiên

Huyện Kỳ Sơn

51

Du lịch V'resort Vĩnh Tiến

Huyện Kim Bôi

 

TỔNG: 420 SẢN PHẨM

 

PHỤ LỤC 02

DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN ….
(Chỉ tính loại sản phẩm có doanh thu 30 tỷ đồng)
(Kèm theo Quyết định số: 878/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

STT

TÊN SẢN PHẨM

TÊN CHỦ THỂ SẢN XUẤT

I

Nhóm (I) Thực phẩm: 9 sản phẩm

1

Cam Cao Phong

HTX nông nghiệp, liên gia

2

Cam Lạc Thủy

Doanh nghiệp, liên gia

3

Cam lòng vàng Yên Thủy

Liên gia, HTX nông nghiệp

4

Bưởi Lạc Thủy

Doanh nghiệp, liên gia

5

Bưởi đỏ Tân Lạc

Liên gia

6

Rau an toàn Tân Lạc

HTX rau an toàn Quyết Chiến

7

Mía tím Hòa Bình

HTX nông nghiệp, liên gia

8

Mía trắng ép nước Cao Phong

HTX nông nghiệp, liên gia

9

Gà Lạc Thủy

Liên gia

II

Nhóm (II) Đồ uống: 0 sản phẩm

III

Nhóm (III) Thảo dược: 0 sản phẩm

IV

Nhóm (IV) Vải và may mặc: 0 sản phẩm

V

Nhóm (V) Lưu niệm - nội thất - trang trí: 2 sản phẩm

1

Chổi chít Kỳ Sơn

Hộ: Nguyễn Văn Quang

2

Chổi chít thành phố Hòa Bình

Liên gia

VI

Nhóm (VI) Dịch vụ và du lịch nông thôn: 2 sản phẩm

1

Du lịch Bản Lác

HTX dịch vụ NLN và du lịch Bản Lác

2

Du lịch tâm linh Chùa Tiên - Đầm Đa

Ban quản lý khu di tích huyện Lạc Thủy

 

TỔNG: 13 SẢN PHẨM

 

PHỤ LỤC 03

DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM ĐÃ CÓ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ, ĐĂNG KÝ BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 878/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

STT

TÊN SẢN PHẨM

CHỦ SỞ HỮU

GHI CHÚ

A

Chỉ dẫn địa lý

1

Cam Cao Phong

UBND tỉnh Hòa Bình

 

B

Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ

 

Nhãn hiệu tập thể: 11 sản phẩm

I

Nhóm (I) Thực phẩm

1

Bưởi đỏ Tân Lạc

Hội nông dân huyện Tân Lạc (TT. Mường Khến - Huyện Tân Lạc)

 

2

Cam Lạc Thủy

Hội nông dân huyện Lạc Thủy (TT. Chi Nê - Huyện Lạc Thủy)

 

3

Hạt dồi Lạc Sơn

Hội nông dân huyện Lạc Sơn (TT. Vụ Bản - Huyện Lạc Sơn)

NH04

4

Lặc lày

Hội nông dân huyện Lương Sơn (TT. Lương Sơn - Huyện Lương Sơn)

NH05

5

Mía tím Hòa Bình

Hội sản xuất và tiêu thụ mía tím tỉnh Hòa Bình

NH03

6

Nhãn Sơn Thủy

HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Thủy (Xã Sơn Thủy - Huyện Kim Bôi)

 

7

Quýt Nam Sơn

Hội nông dân xã Nam Sơn (Huyện Tân Lạc)

 

8

Rau củ quả hữu cơ Lương Sơn

Hội nông dân huyện Lương Sơn (TT. Lương Sơn - Huyện Lương Sơn)

NH05

9

Rau su su Tân Lạc

HTX dịch vụ tổng hợp Quyết Thắng (Xóm Biệng - Xã Quyết Chiến - Huyện Tân Lạc)

 

II

Nhóm (II) Đồ uống

1

Rượu cần Hòa Bình

Hội sản xuất và kinh doanh rượu cần tỉnh Hòa Bình

NH01

IV

Nhóm (IV) Vải và may mặc

1

Dệt thổ cm Mai Châu

Hội nông dân huyện Mai Châu (TT. Mai Châu - Huyện Mai Châu)

NH02

 

Nhãn hiệu chứng nhận: 2 sản phẩm

1

Cá tôm sông Đà

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình

 

2

Mật ong Hòa Bình

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình

 

 

Nhãn hiệu thông thường: 8 sản phẩm

I

Nhóm (I) Thực phẩm

1

Gà đồi (Yên Ngần - Kỳ Son)

Công ty trách nhiệm hữu hạn Yên Ngần

NH136

 

2

Lợn (Yên Ngần - Kỳ Sơn)

Công ty trách nhiệm hữu hạn Yên Ngần

NH136

 

II

Nhóm (II) Đồ uống

 

1

Bia

Công ty TNHH Bia Hòa Bình

NH13

 

2

Chè shan tuyết (Núi Biều - Đà Bắc)

Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền

NH35

 

3

Chè shan tuyết (Pà Cò - Mai Châu)

Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền

NH34

 

4

Chè shan tuyết (TP. Hòa Bình)

Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền

NH36

 

5

Rượu Mường Đinh (Yên Thủy)

Cơ sở sản xuất rượu Bùi Đức Long

NH134

 

III

Nhóm (III) Thảo dược

 

1

Thuốc nam (TP. Hòa Bình) Công ty cổ phần y dược học cổ truyền Hòa Bình

NH19

 

 

TỔNG: 22 SẢN PHẨM

 

 

PHỤ LỤC SỐ 04

DANH SÁCH CÁC SẢN PHÀM TỈNH HÒA BÌNH DỰ KIẾN TIÊU CHUẨN HÓA GIAI ĐOẠN 2019-2020
(Kèm theo Quyết định số: 878/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

STT

TÊN SẢN PHẨM

HUYỆN

CHỦ THỂ DỰ KIẾN

ĐỊA CHỈ

I

Nhóm thực phẩm (22 sản phẩm)

1

Bưởi đỏ Tân Lạc

Tân Lạc

HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ Bưởi đỏ Tân Lạc

TT. Mường Khến

2

Cá tôm Sông Đà

TP. Hòa Bình

Công ty TNHH Cường Thịnh

X. Sủ Ngòi

3

Cam Cao Phong

Cao Phong

HTX nông nghiệp, dịch vụ và thương mại Mạnh Khoa

TT. Cao Phong

4

Cam quà tặng cao cấp

Cao Phong

HTX 3T nông sản Cao Phong

TT. Cao Phong

5

Gà đồi Hương Nhượng

Lạc Sơn

HTX chăn nuôi gà đồi Hương Nhượng

X. Hương Nhượng

6

Gà Lạc Thủy

Lạc Thủy

HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy

X. An Bình

7

Gạo J02

Đà Đắc

HTX dịch vụ đa ngành nghề xã Mường Chiềng

X. Mường Chiềng

8

Hạt dổi Lạc Sơn

Lạc Sơn

HTX cung ứng giống cây hạt dổi và dịch vụ nông nghiệp

X. Chi đạo

9

Kim chi măng

Lạc Thủy

Công ty Cổ phần nông lâm sản Kim Bôi

X. Thanh Nông

10

Mật ong

Kỳ Sơn

HTX nuôi ong xóm Văn Tiến

X. Dân Hạ

11

Mật ong

Lương Sơn

Tổ hợp tác nuôi ong Lâm Sơn

X. Lâm Sơn

12

Mật ong chanh đào hữu cơ

Kim Bôi

Nông trại Linh Dũng

X. Vĩnh Tiến

13

Mía tím Hòa Bình

Cao Phong

Tổ hợp tác

Các xã Nam Phong, Tây Phong

14

Miến dong

Đà Bắc

HTX dịch vụ sản xuất nông, lâm nghiệp

Xóm Sèo, X. Cao Sơn

15

Miến dong

Kỳ Sơn

HTX Tiến Phu

X. Phú Minh

16

Mứt (cam,bưởi, quýt) sấy hữu cơ

Kim Bôi

Nông trại Linh Dũng

X. Vĩnh Tiến

17

Mứt vỏ cam

Cao Phong

HTX Hà Phong

X. Bắc Phong

18

Nhãn Sơn Thủy

Kim Bôi

HTX dịch vụ nông nghiệp Sơn Thủy

X. Sơn Thủy

19

Quả có múi (cam, quýt, chanh, bưởi) hữu cơ

Kim Bôi

Nông trại Linh Dũng

X. Vĩnh Tiến

20

Rau củ quả hữu cơ

Mai Châu

HTX dịch vụ nông nghiệp Tam Hòa

Xóm Tam Hòa, X. Tân Sơn

21

Rau củ quả hữu cơ Lương Sơn

Lương Sơn

HTX rau các xã/thị trấn: Cao Răm, Cư Yên, Hợp Hòa, Nhuận Trạch, Thành Lập, Xóm Mòng (TT. Lương Sơn)

6 xã/TT. của huyện

22

Rau ru su Tân Lạc

Tân Lạc

HTX Rau an toàn Quyết Chiến

Xóm Biệng, X. Quyết Chiến

II

Nhóm đồ uống (11 sản phẩm)

1

Chè shan tuyết

TP. Hòa Bình

Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giống cây trồng Phương Huyền

Tổ 17, P. Tân Thịnh

2

Chè xanh Sông Bôi

Lạc Thủy

Công ty TNHH MTV Sông Bôi

X. Cố Nghĩa

3

Nước cốt cam

Cao Phong

HTX Hà Phong

X. Bắc Phong

4

Nước uống đóng bình, đóng chai Mường Động

Kim Bôi

Cơ sở SX nước uống đóng bình, đóng chai Mường Động

X. Đông Bắc

5

Rượu Đù Địn

Yên Thủy

Tổ hợp tác nấu rượu Làng Đinh

Xóm Đình, X. Phú Lai

6

Rượu Mai Hạ

Mai Châu

Nhóm hộ

Xóm Chiềng Hà, X. Mai Hạ

7

Rượu men cam

Cao Phong

HTX Hà Phong

X. Đắc Phong

8

Rượu ngâm đinh lăng

Kỳ Sơn

Nhóm hộ

Khu 3, TT. Kỳ Sơn

9

Rượu ngô Cao Sơn

Đà Bắc

HTX dịch vụ sản xuất nông, lâm nghiệp

Xóm Sèo, X. Cao Sơn

10

Rượu Nhân Hồ

Lương Sơn

Cơ sở sản xuất rượu Nhân Hồ

X. Cư Yên

11

Trà chanh mật ong

Cao Phong

HTX Hà Phong

X. Bắc Phong

III

Nhóm dược liệu (12 sản phẩm)

1

Dầu Omega 3 shachi inchi dạng viên

TP. Hòa Bình

Công ty Cổ phần INCA SHACHI Việt Nam

Số 89B, đường Bùi Thị Xuân, tổ 24, P. Hữu Nghị

2

Dầu Omega 3 shachi inchi đóng chai

TP. Hòa Bình

Công ty Cổ phần INCA SHACHI Việt Nam

Số 89B, đường Bùi Thị Xuân, tổ 24, P. Hữu Nghị

3

Hạt shachi inchi sấy khô

TP. Hòa Bình

Công ty Cổ phần INCA SHACHI Việt Nam

Số 89B, đường Bùi Thị Xuân, tổ 24, P. Hữu Nghị

4

Hạt shachi inchi sấy khô phủ chocolate

TP. Hòa Bình

Công ty Cổ phần INCA SHACHI Việt Nam

Số 89B, đường Bùi Thị Xuân, tổ 24, P. Hữu Nghị

5

Sản phẩm chế biến từ hạt cây sachi

TP. Hòa Bình

HTX dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình

Xóm Máy 2, X. Hòa Bình

6

Trà cà gai leo Yên Thủy

Yên Thủy

Công ty cổ phần dược liệu Bình An

X. Yên Lạc

7

Trà giảo cổ lam

Tân Lạc

HTX Tân Lạc Sơn

Xóm Bào, X. Thanh Hối

8

Trà túi lọc Xạ Mộc Hương

Kim Bôi

HTX dịch vụ nông nghiệp Thượng Bì

X. Thượng Bì

9

Cao cà gai leo Yên Thủy

Yên Thủy

HTX nông lâm nghiệp Bảo Hiệu

X. Bảo Hiệu

10

Cao xạ đen

Lương Sơn

THT cây dược liệu Đồng Phú

X. Cao Dương

11

Quả thể nấm linh chi trồng trên cây thân gỗ (Nấm linh chi đỏ)

TP. Hòa Bình

HTX dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình

Xóm Máy 2, X. Hòa Bình

12

Tinh dầu cam

Cao Phong

HTX Hà Phong

X. Bắc Phong

IV

Nhóm vải, may mặc (02 sản phẩm)

1

Dệt thổ cẩm Làng Lục

Lạc Sơn

Làng nghề dệt thổ cẩm Làng Lục

X. Yên Nghiệp

2

Dệt th cẩm Mai Châu

Mai Châu

Làng nghề Dệt thổ cẩm Xóm Chiềng Châu

X. Chiềng Châu

V

Nhóm thủ công, mỹ nghệ, quà lưu niệm (01 sản phẩm)

1

Gỗ lũa

Lương Sơn

Làng nghề gỗ lũa, đá cảnh Xóm Đoàn Kết

X. Lâm Sơn

VI

Nhóm Dịch vụ, Du lịch cộng đồng (02 sản phẩm)

1

Du lịch Bản Lác

Mai Châu

Hợp tác xã

X. Chiềng Châu

2

Du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình

H. Cao Phong, H. Đà Bắc, H. Mai Châu, H. Tân Lạc, TP. Hòa Bình

BQL dự án

Tỉnh Hòa Bình

 

TỔNG CỘNG: 50 SẢN PHẨM

 

PHỤ LỤC 05

DANH SÁCH CÁC SẢN PHẨM OCOP TỈNH HÒA BÌNH DỰ KIẾN TIÊU CHUẨN HÓA GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số: 878/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

I

Nhóm sản phẩm thực phẩm (85 sản phẩm)

 

1

Bánh gai

Kỳ Sơn

2

Bí xanh

Kỳ Sơn

3

Bí xanh Yên Thủy

Yên Thủy

4

Lạc Sơn

5

Bưởi

Lạc Thủy

6

Bưởi da xanh

Kỳ Sơn

7

Bưởi da xanh Tân Lạc

Tân Lạc

8

Bưởi diễn

Đà Bắc

9

Bưởi diễn Bắc Sơn

Kim Bôi

10

Bưởi Yên Thủy

Yên Thủy

11

Cá tôm Sông Đà

Mai Châu

12

Cam canh Thung Rếch

Kim Bôi

13

Cam Lạc Sơn

Lạc Sơn

14

Cam Lạc Thủy

Lạc Thủy

15

Cam lòng vàng

Yên Thủy

16

Cam V2

Kỳ Sơn

17

Chanh leo

Mai Châu

18

Chuối Thái Lan

TP. Hòa Bình

19

Chuối Viba

Lương Sơn

20

Cơm lam Hạ Bì

Kim Bôi

21

Kỳ Sơn

22

Dê núi

Lạc Sơn

23

Dê núi

Lạc Thủy

24

Dê núi

Lương Sơn

25

Dê núi đá

Yên Thủy

26

Dưa chuột Nhật

Lạc Thủy

27

Dưa chuột Nhật

Kỳ Sơn

28

Dưa kim Hoàng hậu

Lạc Thủy

29

Gà đồi

Kỳ Sơn

30

Gà đồi

Lương Sơn

31

Gà đồi Thượng Tiến

Kim Bôi

32

Gà thả vườn

Yên Thủy

33

Gà thả vườn Thuận Phát

Lương Sơn

34

Gà thảo dược

Đà Bắc

35

Giò gia truyền bà Thiềng

Lạc Thủy

36

Gừng

Yên Thủy

37

Hạt dổi

Cao Phong

38

Hạt dổi Nuông Dăm

Kim Bôi

39

Hồng bì

Kỳ Sơn

40

Hồng bì

TP. Hòa Bình

41

Kem Thanh Nhàn

Đà Bắc

42

Khoai lang Phú Cường

Tân Lạc

43

Khoai sọ Phúc Sạn

Mai Châu

44

Khoai sọ Yên Thủy

Yên Thủy

45

Khoai Tam Đảo

TP. Hòa Bình

46

Khoai tây Vĩnh Đồng

Kim Bôi

47

Lặc lày

Lương Sơn

48

Lợn

Yên Thủy

49

Lợn bản địa

Đà Bắc

50

Lợn bản địa

TP. Hòa Bình

51

Lợn bản địa Bắc Sơn

Kim Bôi

52

Măng

Kim Bôi

53

Măng bương

Lạc Sơn

54

Măng húc

Mai Châu

55

Mật ong

Đà Bắc

56

Mật ong

Kim Bôi

57

Mật ong

Lạc Sơn

58

Mật ong

Lạc Thủy

59

Mật ong

TP. Hòa Bình

60

Mật ong

Yên Thủy

61

Mía trắng ép nước

Cao Phong

62

Mướp đắng lấy hạt

Kỳ Sơn

63

Na Đồng Tâm

Lạc Thủy

64

Nấm sò

Kỳ Sơn

65

Ngô nếp Thung Khe

Mai Châu

66

Nhãn Miền Lương Sơn

Lương Sơn

67

Ổi Yên Mông

TP. Hòa Bình

68

Ớt

Lạc Sơn

69

Ớt

Lạc Thủy

70

Quýt Nam Sơn

Tân Lạc

71

Rau an toàn

Kim Bôi

72

Rau an toàn

Kỳ Sơn

73

Rau an toàn

Lạc Thủy

74

Rau an toàn

Tân Lạc

75

Rau an toàn

TP. Hòa Bình

76

Rau dớn bản địa

TP. Hòa Bình

77

Sả

TP. Hòa Bình

78

Tai chua

Lạc Sơn

79

Thanh long ruột đỏ

Kỳ Sơn

80

Thịt trâu khô

Đà Bắc

81

Tỏi tía Pù Bin

Mai Châu

82

Trứng gà

Kỳ Sơn

83

Trứng gà

Lạc Thủy

84

Vịt thả đồng

TP. Hòa Bình

II

Nhóm đồ uống (15 sản phẩm)

 

1

Chè shan tuyết

Đà Bắc

2

Chè shan tuyết

Mai Châu

3

Chè xanh

Đà Bắc

4

Nước cam tươi lên men

Cao Phong

5

Nước khoáng thiên nhiên Kim Bôi

Kim Bôi

6

Nước khoáng thiên nhiên Vĩnh Đồng

Kim Bôi

7

Nước khoáng thiên nhiên Vĩnh Tiến

Kim Bôi

8

Rượu cần Hạ Bì

Kim Bôi

9

Rượu cần Hòa Bình

TP. Hòa Bình

10

Rượu ngâm đinh lăng

Kỳ Sơn

11

Rượu ngâm đinh lăng

Kỳ Sơn

12

Rượu ngâm thuốc bắc

Lạc Thủy

13

Rượu Nhân Hồ

Lương Sơn

14

Rượu Tứn Khửn

Lạc Thủy

15

Rượu xứ Mường

Kim Bôi

III

Nhóm Dược liệu (25 sản phẩm)

 

1

Hạt sachi

Đà Bắc

2

Trà giảo cổ lam

Đà Bắc

3

Trà Hòa tan sachi

Đà Bắc

4

Trà sachi

Kỳ Sơn

5

Cà gai leo

Lương Sơn

6

Cà gai leo

Yên Thủy

7

Cao dược liệu xạ đen

Yên Thủy

8

Cây dược liệu

Lạc Sơn

9

Cây dược liệu (đinh lăng, hà thủ ô)

Lạc Thủy

10

Nấm lim xanh trồng tự nhiên

Kim Bôi

11

Nấm linh chi

Kim Bôi

12

Nấm linh chi

Kỳ Sơn

13

Nấm linh chi đỏ

TP. Hòa Bình

14

Quả thể nấm linh chi trồng trên cây thân gỗ (Nấm linh chi đỏ)

TP. Hòa Bình

15

Thuốc nam (xoa bóp, bổ thận, tráng dương, hiếm muộn)

Kim Bôi

16

Tinh bột nghệ

Yên Thủy

17

Tinh dầu hương nhu

Đà Bắc

18

Tinh dầu sả

Kim Bôi

19

Tinh dầu sả

Kỳ Sơn

20

Tinh dầu sả

TP. Hòa Bình

21

Tinh dầu sachi

Kỳ Sơn

22

Xạ đen

Tân Lạc

23

Xạ đen

Yên Thủy

24

Xạ đen Thượng Tiến

Kim Bôi

25

Xà phòng cam

Cao Phong

IV

Nhóm vải, may mặc (03 sản phẩm)

 

1

Dệt thổ cẩm Xóm Cóm

Tân Lạc

2

Dệt thổ cẩm Xóm Pà Cò Con

Mai Châu

3

Dệt truyền thống Làng Nhót

Mai Châu

V

Nhóm Thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm (11 Sản phẩm)

 

1

Chổi chít Kỳ Sơn

Kỳ Sơn

2

Chổi chít thành phố Hòa Bình

TP.Hòa Bình

3

Đá cảnh

Lạc Thủy

4

Đá cảnh

Lương Sơn

5

Đồ gỗ mỹ nghệ (phù điêu)

Lạc Thủy

6

Đồ gỗ nội thất

Kỳ Sơn

7

Giấy dó Suối Cỏ

Lương Sơn

8

Mây tre đan

Lương Sơn

9

Mây tre đan Đông Bắc

Kim Bôi

10

Mây tre đan Xóm Bui

Lạc Sơn

11

Sản phẩm mây tre đan (mâm mây, bâm đựng xôi,...)

Cao Phong

VI

Nhóm Dịch vụ, Du lịch cộng đồng, bán hàng (22 sản phẩm)

 

1

Du lịch An Lạc Eco Farm and Hot Springs

Kim Bôi

2

Du lịch cộng đồng Hòa Sơn

Lương Sơn

3

Du lịch cộng đồng homestay văn hóa Mường Bản Đá Bia

Đà Bắc

4

Du lịch cộng đồng homestay văn hóa Mường Bản Ké

Đà Bắc

5

Du lịch cộng đồng homestay văn hóa Mường Bản Mỗ

Cao Phong

6

Du lịch cộng đồng homestay Xóm Bích Trụ

TP. Hòa Bình

7

Du lịch cộng đồng Xóm Ải

Tân Lạc

8

Du lịch cộng đồng Xóm Ngòi

Tân Lạc

9

Du lịch Cừu Thác Tú Sơn

Kim Bôi

10

Du lịch Hang Luồn

Lạc Thủy

11

Du lịch Hồ Dụ

kỳ Sơn

12

Du lịch học đường tìm hiểu hệ thống canh tác hữu cơ

Kim Bôi

13

Du lịch Long Thái Lâm

Kỳ Sơn

14

Du lịch sinh thái Động Nam Sơn

Tân Lạc

15

Du lịch sinh thái Thác Mu

Lạc Sơn

16

Du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Bình Sơn

Kim Bôi

17

Du lịch suối khoáng Kim Bôi

Kim Bôi

18

Du lịch tâm linh Chùa Tiên - Đầm Đa

Lạc Thủy

19

Du lịch tâm linh Động Đá Bạc

Lương Sơn

20

Du lịch Thác Mặt Trời Kim Tiến

Kim Bôi

21

Du lịch Thác Thăng Thiên

Kỳ Sơn

22

Du lịch V’resort Vĩnh Tiến

Kim Bôi

 

TỔNG CỘNG: 160 SẢN PHẨM

 

 

PHỤ LỤC 06

TỔNG HỢP KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN OCOP TỈNH HÒA BÌNH PHÂN THEO GIAI ĐOẠN
(Kèm theo Quyết định số: 878/QĐ-UBND ngày tháng 4 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

ĐVT: đồng

Số TT

Giai đoạn

Tổng kinh phí giai đoạn

Ngân sách Nhà nước

Vốn lồng ghép

Nguồn khác

1

2019-2020

121,017,841,000

13,290,000,000

42,732,841,000

64,995,000,000

2

2021-2030

664,662,841,000

58,375,000,000

104,792,841,000

501,495,000,000

TỔNG

785,680,682,000

71,665,000,000

147,525,682,000

566,490,000,000

Cơ cấu vốn (%)

100.00

9.12

18.78

72.10

 



(1) Tổ chức 28 lượt gian hàng tham gia các Lễ hội, Hội chợ, triển lãm, tuần lễ, ngày hội văn hóa du lịch được t chức tại các tnh, thành phố phía Bc như: L Hội Hoa Ban tỉnh Điện Biên, Hội chợ Du lịch Quc tế Việt Nam - VITM Hà Nội, Hội chợ OCOP khu vực phía Bắc - Qung Ninh,...

(2) Tham mưu, giúp UBND tỉnh tổ chức thành công Phiên chợ vùng cao tnh Hòa Bình năm 2016 trong dịp Lễ k niệm 130 năm thành lập tnh, 25 năm tái lập tnh và L hội Chiêng Mường tnh Hòa Bình lần th 2 năm 2016; phối hợp với UBND huyện Tân Lạc trong công tác tổ chức Hội nghị giới thiệu tiềm năng, quảng bá du lịch thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại huyện Tân Lạc 2017 (theo Kết luận của đng chí Bí thư Tỉnh ủy tại Thông báo Kết luận s 951-TB/VPTU, ngày 23/6/2017 của Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình),...

(3) Năm 2015 phát hành 2 s Bản tin với số lượng 600 cuốn; Năm 2016, 2017 mỗi năm phát hành 4 số Bn tin với s lượng 1.200 cuốn; Năm 2018 phát hành 4 s Bn tin với s lượng 800 cuốn.

(4) Năm 2015 hỗ trợ 5 doanh nghiệp tham gia các Hội chợ, triển lãm thương mại, du lịch; Năm 2016, 2017 mi năm hỗ trợ 10 lượt doanh nghiệp tham gia hội chợ; 2018 hỗ trợ 13 lượt doanh nghiệp tham gia hội chợ.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 878/QĐ-UBND ngày 26/04/2019 phê duyệt Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Hòa Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.481

DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.218.230
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!