ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
75/QĐ-UB
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày16 tháng 4 năm 1985
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ GIÁ Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH.
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ luật tổ chức Hội đồng
Nhân dân và Ủy ban Nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm
1983;
- Căn cứ Điều lệ quản lý giá ban hành kèm theo Nghị định 33/HĐBT ngày 27 tháng
2 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng;
- Trong khi chờ đợi sự hướng dẫn của Ủy ban Vật giá Nhà nước;
- Vận dụng Điều lệ quản lý giá ban hành kèm theo Nghị định 33/HĐBT vào điều kiện
cụ thể của thành phố;
- Theo đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá thành phố;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.-
Nay ban hành quy định tạm thời về quản lý giá ở thành phố Hồ Chí Minh kèm theo
quyết định này.
Điều 2.-
Phân công phân cấp quản lý giá trong tình hình cụ thể của thành phố là một vấn
đề phức tạp, Ủy ban Vật giá thành phố có trách nhiệm theo dõi tập hợp ý kiến phản
ánh của các ngành các cấp ở thành phố trong thực hiện và sự hướng dẫn của Uỷ
ban Vật giá Nhà nước để trình Uỷ ban Nhân dân thành phố về những bổ sung sửa chữa
cần thiết vào cuối năm 1985.
Điều 3.-
Các Quận, Huyện theo dự kiến của Quyết định 12/QĐ-UB ngày 31-1-1985 của Ủy ban
Nhân dân thành phố chưa lập phòng Vật giá, nay cũng phải tổ chức Phòng Vật giá ở
Quận, Huyện mình để giúp Ủy ban Nhân dân Quận, Huyện thực hiện tốt nhiệm vụ được
phân cấp quản lý giá.
- Các Sở: Công nghiệp, Giao thông
vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp phải sớm tổ chức Phòng Vật giá thuộc Sở để giúp
Giám đốc Sở thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý giá được phân công.
Các Sở Quản lý sản xuất kinh
doanh còn lại cần xúc tiến thành lập Phòng Vật giá của Sở.
- Ủy ban Vật giá thành phố, chủ
trì phối hợp với Ban Tổ chức chánh quyền thành phố, các Sở và Quận, Huyện xúc
tiến việc tổ chức các Phòng Vật giá nói trên.
Điều 4.-
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, những quy định về quản lý giá
trước đây ở thành phố trái với bản quy định ban hành kèm theo quyết định này đều
bãi bỏ.
Điều 5.-
Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân thành phố, Chủ nhiệm Uỷ ban Vật
giá thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chánh quyền thành phố, Thủ trưởng các Sở,
Ban, Ngành ở thành phố, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các Quận Huyện chịu trách nhiệm
thi hành quyết định này.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT/CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Võ Danh
|
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ GIÁ Ở TP. HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 75/QĐ-UB ngày 16 tháng 4 năm 1975 của
UBND TP Hồ Chí Minh)
Chương I
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA
CÁC NGÀNH, CÁC CẤP Ở THÀNH PHỐ TRONG VIỆC QUẢN LÝ GIÁ.
Điều 1.-
Ủy ban nhân dân thành phố quyết định những vấn đề lớn về giá cả có quan hệ đến
sản xuất, lưu thông, tích lũy và đời sống của nhân dân thành phố, có nhiệm vụ
và quyền hạn như sau:
1. Căn cứ vào sự chỉ đạo của
Trung ương, xác định phương hướng nhiệm vụ giá cả cho thành phố quyết định những
biện pháp cần thiết để thực hiện tốt kế hoạch chánh sách giá cả nhằm cải tạo xã
hội chủ nghĩa thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống.
2. Quy định quyền hạn và trách
nhiệm của các ngành, các cấp thuộc thành phố trong việc quản lý giá.
3. Chỉ đạo các cơ quan, xí nghiệp
do địa phương quản lý chấp hành chánh sách giá, nguyên tắc và phương pháp hình
thành giá, chế độ quản lý và giá chỉ đạo của Nhà nước.
Chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra
các cơ quan, xí nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố trong việc chấp hành
chánh sách giá, nguyên tắc và phương pháp hình thành giá, chế độ quản lý giá và
chỉ đạo Nhà nước.
4. Chỉ đạo các cơ sở kinh tế quốc
doanh, công tư hợp doanh, tập thể, cá thể và tư nhân chấp hành chế độ đăng ký
niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết.
5. Xem xét phương án giá mặt
hàng thành phố sản xuất, nhưng trung ương quy định giá.
6. Quyết định các nguyên tắc xác
định giá và giá các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của kinh tế địa phương có ảnh hưởng
lớn để sản xuất và đời sống nhân dân ở thành phố, hoặc có liên quan đến nhiều
ngành quản lý ngoài phần Trung ương quy định giá, theo danh mục số 1 đính kèm.
7. Quyết định giá trong trường hợp
có sự tranh chấp ý kiến giữa các cơ quan của thành phố được uỷ quyền xét duyệt
giá.
Điều 2.-
Ủy ban Vật giá thành phố là cơ quan của Ủy ban nhân dân thành phố có chức năng
giúp Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo công tác giá ở địa phương và được Ủy ban
nhân dân thành phố ủy quyền quyết định một số giá (theo danh mục số II đính
kèm). Mặt khác với tư cách là cơ quan của Ủy ban Vật giá Nhà nước tại địa
phương, Ủy ban Vật giá thành phố chịu sự chỉ đạo của Ủy ban Vật giá Nhà nước về
việc thực hiện và vận dụng chánh sách giá, về chế độ và nghiệp vụ công tác giá,
có trách nhiệm chấp hành các chỉ thị, nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng và của Ủy
ban Vật giá Nhà nước, báo cáo đầy đủ toàn diện tình hình công tác giá ở địa
phương với Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban vật giá Nhà nước.
Ủy ban Vật giá thành phố có nhiệm
vụ, quyền hạn sau:
1. Đề xuất với Ủy ban nhân dân
thành phố về phương hướng nhiệm vụ giá cả và các nguyên tắc, thể lệ quản lý áp
dụng ở thành phố.
2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân
thành phố những biện pháp kế hoạch nhằm thực hiện tốt phương hướng nhiệm vụ,
phương châm, chánh sách giá cả và mức giá chỉ đạo của Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban
vật giá Nhà nước và các cơ quan liên quan ở Trung ương ban hành.
3. Hướng dẫn các cơ quan, xí
nghiệp do địa phương quản lý chấp hành chánh sách giá, nguyên tắc và phương
pháp hình thành giá, chế độ quản lý giá và giá chỉ đạo của Nhà nước.
Tổ chức kiểm tra, thanh tra các
cơ quan, xí nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố trong việc chấp hành chánh
sách giá, nguyên tắc và phương pháp hình thành giá, chế độ quản lý giá và giá
chỉ đạo của Nhà nước, và xử lý các vụ vi phạm về kỷ luật giá ở thành phố.
Tổ chức kiểm tra và hướng dẫn
các quận, huyện tổ chức kiểm tra việc chấp hành chế độ đăng ký niêm yết giá.
Có quyền yêu cầu các cơ quan cấp
thành phố, Ủy ban Nhân dân quận, huyện sửa đổi hoặc bãi bỏ các quyết định về
giá trái với quy định của Trung ương và của Ủy ban Nhân dân thành phố. Nếu chưa
nhất trí với yêu cầu của Ủy ban Vật giá thành phố thì được kiến nghị lên Ủy ban
Nhân dân thành phố xem xét và quyết định, nhưng trong khi chờ đợi giải quyết phải
chấp hành ý kiến của Ủy ban Vật giá thành phố.
4. Tổ chức điều tra nghiên cứu,
xây dựng phương án giá những mặt hàng theo chủ trương của Ủy ban Nhân dân thành
phố hoặc của Trung ương để trình Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định, hoặc kiến
nghị lên Trung ương quyết định.
Xem xét và đề xuất ý kiến để Ủy
ban Nhân dân thành phố quyết định về các phương án giá cho các cơ quan được Ủy
ban Nhân dân thành phố phân cấp quản lý giá xây dựng.
5. Hướng dẫn về nghiệp vụ công
tác giá cho các cơ quan, các ngành, các cấp, các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc
thành phố quản lý.
6. Tham gia với Ủy ban Kế hoạch
thành phố, Sở Tài chánh, Sở chủ quản trong việc xác định kế hoạch và thực hiện
giá thành sản phẩm và phí lưu thông của các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc
thành phố quản lý.
Thành viên của Hội đồng xét duyệt
hoàn thành kế hoạch của thành phố.
Điều 3.-
Các Sở và cơ quan ngang Sở có nhiệm vụ quản lý sản xuất, kinh doanh (sau đây gọi
tắt là Sở) có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Xây dựng và
trình phương án giá những sản phẩm và dịch vụ thuộc danh mục số I và số II do
các đơn vị thuộc Sở quản lý sản xuất kinh doanh.
2. Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc
xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật và quản lý hạch toán giá thành ở cơ sở.
Chỉ đạo việc lập kế hoạch giá thành, phí lưu thông và báo cáo tình hình thực hiện
kế hoạch giá thành và phí lưu thông sản phẩm ngành mình sản xuất, kinh doanh
cho Ủy ban Kế hoạch, Sở tài chánh, Ủy ban Vật giá, Cục thống kê thành phố.
3. Tổ chức kiểm tra các đơn vị
trực thuộc trong việc chấp hành chánh sách giá, nguyên tắc và phương pháp hình
thành giá, chế độ quản lý giá và giá chỉ đạo của Nhà nước.
4. Được Ủy ban Nhân dân thành phố
ủy quyền quyết định giá một số sản phẩm và dịch vụ theo danh mục số III đính
kèm.
5. Báo cáo đầy đủ kịp thời và
chính xác về công tác giá của Sở và các đơn vị trực thuộc với Ủy ban Vật giá
thành phố.
Điều 4.-
Các ngành quản lý, kinh tế tổng hợp (kế hoạch, Tài chánh, Ngân hàng, Lao động,
Thống kê) có trách nhiệm :
Cung cấp cho Ủy ban Vật giá
thành phố kế hoạch kinh tế xã hội và tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình
tài chánh và tiền tệ ở thành phố và cùng Ủy ban Vật giá thành phố xây dựng
trình Ủy ban Nhân dân thành phố kế hoạch và biện pháp thực hiện phương hướng
nhiệm vụ giá cả, kế hoạch giá cả và các nguyên tắc, thể lệ quản lý giá áp dụng ở
thành phố, xây dựng phương án giá những mặt hàng để Ủy ban Nhân dân thành phố
kiến nghị với Trung ương quyết định giá hoặc Ủy ban Nhân dân thành phố quyết định
giá.
Ngoài ra Ủy ban Kế hoạch thành
phố, Sở Lao động, Ủy ban xây dựng cơ bản, Cục Thống kê, Ngân hàng thành phố còn
có nhiệm vụ :
Ủy ban Kế hoạch thành phố: hướng
dẫn và quản lý việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho các đơn vị sản xuất,
kinh doanh ở thành phố và giao chỉ tiêu, kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm và
mức giảm giá thành cho các Sở.
Sở Lao động : Hướng dẫn và phản
lý việc xây dựng định mức lao động cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc
thành phố quản lý. Xác định và thông báo về mức thu nhập của người lao động ở
các ngành nghề trong khu vực quốc doanh CTHD trong tiểu công nghiệp, thủ công
nghiệp chịu trách nhiệm chính phối hợp với các Sở Quản lý ngành hướng dẫn mức học
phí dạy nghề ở các trung tâm do các Hội, Đoàn thể quản lý và ở các trường do tư
nhân mở lớp (trong diện được Ủy ban Nhân dân thành phố cho phép).
Ủy ban Xây dựng cơ bản thành phố:
chịu trách nhiệm chính phối hợp cùng với Sở Xây dựng, Ủy ban Vật giá thành phố
trong việc xây dựng và trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành bộ đơn giá xây
dựng cơ bản áp dụng ở thành phố. Duyệt giá dự toán các công trình xây dựng mà
thành phố được phân cấp xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật và thiết kế kỹ
thuật.
Cục Thống kê : Cùng Ủy ban Vật
giá thành phố theo dõi và báo cáo tình hình giá cả thị trường; tính toán và
công bố chỉ số vật giá định kỳ theo sự hướng dẫn của Tổng cục Thống kê và sự chỉ
đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
Ngân hàng Nhà nước thành phố :
Chỉ đạo các Ngân hàng Quận, Huyện quản lý chặt chẽ cho việc thanh lý thanh toán
các hợp đồng kinh tế theo đúng mức giá chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền theo
quy định này.
Điều 5.-
Ủy ban nhân dân quận, huyện có nhiệm vụ và quyền hạn :
1. Chỉ đạo các cơ quan xí nghiệp
do quận, huyện quản lý chấp hành chánh sách giá, nguyên tắc và phương pháp hình
thành giá, chế độ quản lý giá và giá chỉ đạo của Nhà nước.
2. Báo cáo và kiến nghị với Ủy
ban Vật giá thành phố xử lý những trường hợp vi phạm kỷ luật giá của các đơn vị
ngoài phạm vi quản lý của quận, huyện đóng trên địa bàn quận, huyện.
3. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện
và xử lý các vụ vi phạm chế độ đăng ký, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết
trên địa bàn quận, huyện.
4. Quyết định giá một số sản phẩm
và dịch vu cho các đơn vị thuộc quận, huyện sản xuất kinh doanh (theo danh mục
số 4 đính kèm)
5. Kiểm tra các cơ quan xí nghiệp
hoạt động trên địa bàn quận, huyện (kể cả cơ quan xí nghiệp tư hoặc thành phố quản
lý) trong việc chấp hành chế độ quản lý giá và giá chỉ đạo của Nhà nước.
Tổ chức Vật giá Quận, Huyện là
cơ quan chuyên môn của Ủy ban Nhân dân quận, huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban
nhân dân quận huyện chỉ đạo công tác giá ở quận, huyện và được Ủy ban nhân dân
quận, huyện ủy quyền kiểm tra việc chấp hành kỷ luật giá của Nhà nước trên địa
bàn quận, huyện, đồng thời tham gia cùng với các ngành kế hoạch, tài chánh,
Ngân hàng… ở quận, huyện trong việc xác định kế hoạch và thực hiện kế hoạch giá
thành, phí lưu thông sản phẩm các các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc quận,
huyện quản lý và là thành viên của Hội đồng xét duyệt kế hoạch của quận, huyện.
Mặt khác với tư cách là cơ quan của Ủy ban Vật giá thành phố ở quận, huyện chịu
sự chỉ đạo của Ủy ban Vật giá thành phố về việc thực hiện và vận dụng chánh
sách giá, chế độ và nghiệp vụ công tác giá, báo cáo đầy đủ và kịp thời tình
hình công tác giá ở quận, huyện với Ủy ban nhân dân ở quận, huyện và Ủy ban Vật
giá thành phố.
Điều 6.-
Ủy ban nhân dân phường, xã có trách nhiệm và quyền hạn:
1. Kiểm tra đôn đốc việc chấp
hành giá chỉ đạo thu mua của Nhà nước tại các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất
Nông nghiệp, các Hợp tác xã/TT-MB phường, xã, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công
nghiệp trên địa bàn phường, xã.
2. Tổ chức và kiểm tra việc đăng
ký niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết trong phạm vi phường, xã. Xử lý một số
vi phạm về đăng ký niêm yết giá tại phường, xã theo hướng dẫn của Ủy ban nhân
dân thành phố và quận, huyện.
Giáo dục động viên nhân dân
trong phường xã quán triệt chủ trương chánh sách giá và chế độ quản lý giá cả
Nhà nước, qua đó tích cực tham gia đấu tranh ổn định giá cả thị trường.
Điều 7.-
Các đơn vị sản xuất kinh doanh, quốc doanh, Công tư hợp doanh (hạch toán kinh tế
độc lập) thuộc thành phố, quận, huyện quản lý. Ngoài những nội dung đã quy định
trong các điểm 1, 2, 3, 4 của điều 7 trong điều lệ quản lý giá ban hành kèm
theo nghị định 33/HĐBT ngày 27 tháng 2 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng, Các đơn
vị sản xuất kinh doanh thuộc thành phố và quận, huyện quản lý còn có trách nhiệm:
1. Lập kế hoạch
giá thành, thực hiện hạch toán giá thành và phí lưu thông đơn vị sản phẩm theo
đúng chế độ thể lệ của Nhà nước và sự hướng dẫn của Sở chủ quản: Báo cáo với Sở
chủ quản, Ủy ban Kế hoạch, Sở Tài chánh, Ủy ban Vật giá thành phố về kế hoạch
và thực hiện kế hoạch giá thành và phí lưu thông đơn vị sản phẩm.
2. Đối với các
Liên hiệp xí nghệp được duyệt giá xí nghiệp các sản phẩm cùng loại cho từng xí
nghiệp hoặc từng nhóm xí nghiệp trong Liên hiệp xí nghiệp, căn cứ vào giá xí
nghiệp bình quân mặt hàng đó đã được cấp có thẩm quyền duyệt giá cho Liên hiệp
xí nghiệp.
Chương II
TRÌNH TỰ LẬP PHƯƠNG ÁN
GIÁ QUYẾT ĐỊNH VÀ CÔNG BỐ GIÁ
Điều 8.-
Các Sở chủ quản các đơn vị sản xuất kinh doanh có trách nhiệm lập và trình
phương án giá với các cơ quan có thẩm quyền quyết định giá ở thành phố theo sự
phân công, phân cấp quản lý giá đã nêu ở chương I của quy định này.
Vận dụng vào điều kiện cụ thể của
thành phố các điều 9, 10 và 11 của Điều lệ quản lý giá ban hành kèm theo Nghị định
33/HĐBT ngày 27-2-1984 của Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban Vật giá thành phố có
trách nhiệm hướng dẫn cụ thể việc lập và trình phương án giá.
Điều 9.-
Việc xét duyệt giá phải theo đúng điều 12 của Điều lệ quản lý giá ban hành kèm
theo Nghị định 33/HĐBT ngày 27-2-1984 của Hội đồng Bộ trưởng. Tạm thời trong
khi chờ đợi chuyển biến chung, thời hạn xét duyệt một phương án giá (sau khi nhận
hồ sơ đúng thể thức và nội dung quy định).
- Giá bán buôn xí nghiệp 30
ngày.
- Giá gia công, thu mua sản phẩm
TTCN 15 ngày.
Đối với những phương án giá cần
có thêm thời gian nghiên cứu thì cơ quan có thẩm quyền quyết định giá có thể
quyết định kéo dài thời hạn duyệt giá nhưng phải thông báo cho cơ quan trình
phương án giá biết thời hạn kéo dài tối đa không quá 1 lần thời hạn nói trên.
Nếu quá thời hạn quy định mà cơ
quan có thẩm quyền quyết định giá chưa xét duyệt xong thì cơ quan trình phương
án giá có quyền tạm thời cho thực hiện mức giá đã kiến nghị trong phương án.
Nếu phương án giá lập trình
không đúng quy định thiếu những căn cứ để quyết định hoặc trong đó có những nội
dung không chính xác, thì trong phạm vi 10 ngày, kể từ ngày nhận được phương
án, cơ quan có thẩm quyền quyết định giá có quyền trả lại phương án, kèm theo
những yêu cầu bổ sung hoặc yêu cầu xây dựng lại phương án.
Điều 10.-
a) Việc
ban hành quyết định giá và việc công bố giá phải theo đúng điều 13 của Điều lệ
quản lý giá ban hành kèm theo Nghị định 33/HĐBT ngày 27-2-1984 của Hội đồng Bộ
trưởng.
b) Tất cả các quyết định giá của
các cơ quan được phân công, phân cấp theo quyết định này đều phải gởi cho Ủy
ban Vật giá thành phố 1 bản để tổng hợp theo dõi và lập bảng giá chỉ đạo của
thành phố.
Chương III
KIỂM TRA, THANH TRA, KỶ
LUẬT GIÁ
Điều 11.-
Ủy ban Vật giá thành phố có trách nhiệm tổ chức hệ thống thanh tra giá trên địa
bàn thành phố.
Điều 12.-
Các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ở thành phố có trách nhiệm chấp
hành nghiêm chỉnh chánh sách giá, nguyên tắc và phương pháp hình thành giá, chế
độ quản lý giá và giá chỉ đạo của Nhà nước. Mọi hành động vi phạm kỷ luật về
giá của Nhà nước như các điểm sau của điều 15 trong điều lệ quản lý giá ban
hành kèm theo Nghị định 33/HĐBT ngày 27-2-1984 của Hội đồng Bộ trưởng sẽ bị xử
lý thích đáng theo pháp luật hiện hành.
1. Quyết định giá không đúng thẩm
quyền, không đúng chế độ quy định.
2. Tự ý thay đổi mức giá, tiêu
chuẩn chất lượng hàng hoá hoặc địa điểm giao nhận hàng hoá đã được cơ quan có
thẩm quyền quyết định.
3. Báo cáo không trung thực chi phí
sản xuất, chi phí lưu thông, làm cho giá thành, phí lưu thông và giá cả bị sai
lạc (tăng lên hoặc hạ xuống) gây thiệt hại cho Nhà nước và nhân dân.
4. Cung cấp không đầy đủ, không
chính xác, không kịp thời những tài liệu và số liệu cần thiết cho việc lập
phương án giá, xét duyệt và quyết định giá, kiểm tra và thanh tra giá, trốn
tránh hoặc gây khó khăn cho việc kiểm tra, thanh tra giá.
5. Làm chậm trễ việc xét duyệt
và công bố giá; không công bố thi hành giá đúng thời hạn đã ghi trong văn bản
quyết định giá.
6. Không thi hành đúng chế độ
đăng ký, niêm yết giá; bán hàng không đúng giá niêm yết.
7. Lợi dụng, tham ô, móc ngoặc,
hối lộ trong việc xây dựng phương án giá, xét duyệt giá, công bố giá.
8. Tiết lộ bí mật về giá của Nhà
nước.
Điều 13.-
Việc trích thưởng đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác kiểm
tra, thanh tra, phát hiện và xử lý những vụ vi phạm kỷ luật Nhà nước về giá áp
dụng theo điều 16 trong Điều lệ quản lý giá ban hành kèm theo Nghị định 33/HĐBT
ngày 27 tháng 2 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng.
Điều 14.-
Căn cứ vào những quy định của Trung ương, vận dụng vào điều kiện của thành phố,
Ủy ban Vật giá thành phố khẩn trương nghiên cứu trình Ủy ban Nhân dân thành phố
ban hành quy chế về kiểm tra và xử lý vi phạm kỷ luật giá.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15.-
Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá thành phố có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, đôn đốc và
kiểm tra các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh thi hành.
Quá trình triển khai thực hiện,
Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá phối hợp chặt chẽ với Trưởng ban cải tạo Công thương
nghiệp tư doanh và Chủ tịch Quận, Huyện theo sự phân cấp và quản lý giá trong từng
phương án từng quy chế cải tạo từng ngành kinh tế kỹ thuật, từng ngành hàng.
ỦY
BAN NHÂN DÂN T.P HỒ CHÍ MINH
DANH MỤC I
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ DO ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ QUYẾT ĐỊNH
GIÁ
1. Cụ thể hóa giá thu mua chỉ đạo
của Trung ương đối với thóc tẻ, nếp, lạc vỏ, mía cây, thuốc lá, cói, đậu xanh,
dứa xuất khẩu, tôm xuất khẩu, thịt lợn hơi…
2. Quy định giá thu mua trong hợp
đồng hai chiều, giá thu mua khuyến khích rau vùng chuyên canh và những nông,
lâm, thủy, hải sản chủ yếu sản xuất, khai thác ở thành phố ngoài diện chỉ đạo
giá của Trung ương, hoặc Trung ương không giao chỉ tiêu thu mua, giao nộp.
3. Cụ thể hóa giá các loại vật
tư thuộc quyền Trung ương quy định giá cao áp dụng cho thành phố.
4. Quy định giá cước vận tải
hàng hóa và vận chuyển hành khách (giá chuẩn) trên các phương tiện cơ giới và
trên các loại đường ở thành phố.
5. Quy định đơn giá xây dựng cơ
bản khu vực áp dụng thống nhất cho tất cả các công trình xây dựng tại địa
phương (trừ những công trình được phép lập đơn giá riêng cho Ủy ban xây dựng cơ
bản Nhà nước duyệt).
6. Quy định
giá bán đối với những mặt hàng bán thêm cho cán bộ công nhân viên chức và các đối
tượng hưởng lương, hưởng trợ cấp của Nhà nước ngoài những mặt hàng trong diện
bán theo định lượng và không theo định lượng mà Nhà nước đã quy định giá.
7. Quy định
giá để tính tiền bù lỗ cho cán bộ công nhân viên chức khi phải trả bằng tiền đối
với những mặt hàng trong diện phải cung cấp bằng hiện vật (sau khi xin ý kiến của
HĐBT).
8. Quy định giá bán kinh doanh
thương nghiệp (giá chuẩn) đối với một số mặt hàng thiết yếu đến đời sống: gạo,
thịt heo, rau, cá, nước mắm, đường, chất đốt.
9. Quy định tỷ giá kết hối ngoại
thương đối với từng nhóm hàng xuất khẩu và nhập khẩu của thành phố sau khi trao
đổi thống nhất với Ủy ban Vật giá Nhà nước.
10. Hướng dẫn về giá đối với cải
tạo ở thành phố theo chỉ đạo của Trung ương.
DANH MỤC II
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ DO ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ỦY QUYỀN
CHO ỦY BAN VẬT GIÁ THÀNH PHỐ QUYẾT ĐỊNH GIÁ.
1. Giá mua nông, lâm, thủy, hải
sản sản xuất khai thác ở thành phố ngoài diện Trung ương và Ủy ban nhân dân
thành phố chỉ đạo giá.
2. Khung giá
thu mua hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố trên cơ sở quy chế xuất nhập khẩu
địa phương và căn cứ vào tỷ giá kết hối ngoại thương do Ủy ban nhân dân thành
phố chỉ đạo.
3. Khung giá
thu mua chuẩn đối với hàng tiểu, thủ công nghiệp do cơ sở tự lo nguyên liệu sản
xuất.
4. Cụ thể hóa giá gia công chuẩn
của Trung ương chỉ đạo đối với các mặt hàng mà các đơn vị Trung ương đưa gia
công ở thành phố và quy định giá gia công cụ thể (kể cả hình thức bán nguyên liệu
mua thành phẩm) trong trường hợp Trung ương chưa có giá chỉ đạo.
Quy định giá gia công (kể cả
hình thức bán nguyên liệu thu mua thành phẩm) đối với sản phẩm công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp do các đơn vị thuộc thành phố Quận, Huyện quản lý (ngoài phần
Trung ương chỉ đạo và phần phân công cho các Sở nêu ở danh mục III, phần phân cấp
cho quận, huyện nêu ở danh mục IV).
5. Giá gia công in ở thành phố.
6. Giá thuộc da, nuôi da, in
bông da.
7. Giá bán buôn vật tư các mặt
hàng do các đơn vị thuộc thành phố sản xuất ngoài diện chỉ đạo giá của Trung
ương.
8. Giá bán
buôn hàng nhập giá bán buôn vật tư đối với hàng thành phố tự nhập.
9. Giá bán
buôn xí nghiệp các mặt hàng do các đơn vị sản xuất thuộc thành phố quản lý
ngoài phần chỉ đạo giá của Ủy ban Vật giá Nhà nước.
10. Giá bán buôn công nghiệp các
mặt hàng ngoài diện giao nộp Trung ương hàng sản xuất từ vật tư thành phố tự nhập.
11. Giá cước bốc xếp thủ công
(áp dụng cho lực lượng bốc xếp chuyên nghiệp hoạt động ở các bến bãi cố định ở
thành phố).
12. Giá đóng
mới, phương tiện vận tải bộ (ngoài phần phân công cho Sở Giao thông vận tải và
các Sở khác nêu ở danh mục III) sửa chữa máy móc thiết bị thuê ngoài có giá trị
hợp đồng trên 100.000đồng.
13. Giá đóng
mới, sửa chữa phương tiện vận tải thủy thuê ngoài (ngoài phần phân công cho Sở
Giao thông vận tải và Sở Thủy sản nêu ở danh mục III) đối với các hợp đồng có
giá trị trên 100.000đồng.
14. Giá sửa
chữa nhà cửa kho hàng thuê ngoài (vật tư cơ sở mua ngoài) đối với các hợp đồng
có giá trị trên 100.000đồng.
15. Giá sửa
chữa hệ thống điện lạnh thuê ngoài (vật tư cơ sở mua ngoài) và sửa chữa khác có
giá trị hợp động trên 500.000đồng.
16. Giá cho thuê kho bãi.
17. Giá bán lẻ:
- Bia, thuốc lá, rượu ở các cửa
hàng ăn uống thuộc Sở Ăn uống khách sạn, công ty cung ứng và dịch vụ tàu biển
nước ngoài, Công ty Du lịch thành phố.
- Dụng cụ thể dục thể thao trong
kế hoạch.
- Thuốc tân dược do các xí nghiệp
dược thành phố sản xuất từ nguyên liệu thành phố tự nhập.
- Kính thuốc bán cho cán bộ công
nhân viên.
- Thuốc thú y sản xuất từ nguyên
liệu thành phố tự nhập.
- Thức ăn gia súc.
- Gà giống, gà thịt, trứng gà
thương phẩm do các đơn vị sản xuất quốc doanh cấp thành phố sản xuất.
- Sách báo ấn phẩm, văn hoá phẩm
do các đơn vị thuộc thành phố sản xuất.
- Áo quan thông dụng sản xuất từ
gỗ nhóm 5 trở xuống.
18. Giá dịch vụ:
- Giá phòng ngủ ở các Khách sạn
thuộc sở Ăn uống khách sạn, Công ty Du lịch thành phố.
- Giá bữa ăn của các đoàn khách
quốc tế.
- Mức giá bữa ăn phục vụ cho cán
bộ công nhân viên chức khu vực hành chánh sự nghiệp.
- Giá biểu du lịch trong nước do
Công ty Du lịch thành phố tổ chức.
- Giá vé vào cửa Thảo Cầm Viên,
vé trò chơi trẻ em trong Thảo cầm viên. Giá vé vào cổng các Hội chợ Hội xuân do
cấp thành tổ chức.
- Giá vé xem biểu diễn nghệ thuật,
bóng đá do các đoàn nghệ thuật, đoàn bóng đá trong nước hoặc nước ngoài biểu diễn
ở thành phố. Giá vé xem chiếu bóng ở các Rạp do thành phố quản lý.
- Giá mai táng, bốc mộ (giá chuẩn).
- Giá vé giữ xe 2 bánh.
19. Hướng dẫn nguyên tác xác định
giá và đơn giá đền bù tài sản, hoa màu cho nhân dân do yêu cầu xây dựng các công
trình của Nhà nước.
20. Giá thanh lý tài sản do
thành phố quản lý.
21. Giá thanh toán cho Ngân sách
đối với tài sản mà tư nhân hiến cho Nhà nước.
22. Giá trưng, thu mua, giá đưa
vào hợp doanh tài sản trong cải tạo ở thành phố theo chỉ đạo của Trung ương và
hướng dẫn của Ủy ban Nhân dân thành phố.
DANH MỤC III
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ DO ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ỦY QUYỀN
CHO CÁC SỞ QUYẾT ĐỊNH GIÁ
A) Các Sở và cơ quan sản xuất
kinh doanh ngang Sở được định giá mua, bán hàng hóa trong liên kết kinh tế với các
tỉnh bạn sau khi trao đổi thống nhất với Ủy ban Vật giá thành phố.
B) Ngoài ra được quyết định giá
một số sản phẩm và dịch vụ theo sự phân công như sau:
I- SỞ THƯƠNG NGHIỆP:
1. Giá mua heo hơi cụ thể cho
các quận (huyện), theo giá chuẩn của Ủy ban nhân dân thành phố và sau khi trao
đổi thống nhất với Ủy ban Vật giá thành phố.
2. Giá mua trâu, bò, thịt ở
thành phố sau khi trao đổi thống nhất với Ủy ban Vật giá thành phố.
3. Quy định
giá mua cụ thể hàng tiểu, thủ công nghiệp mà cơ sở tự lo nguyên liệu sản xuất
căn cứ vào khung giá chỉ đạo của Ủy ban Vật giá thành phố (đối với phần các
Công ty, Cửa hàng thương nghiệp cấp thành phố mua).
4. Giá gia công hàng công nghiệp,
tiểu, thủ công nghiệp (trừ pháo Tết) phần các Công ty, Cửa hàng thương nghiệp cấp
thành phố gia công ở thành phố và theo giá chuẩn của Ủy ban Vật giá thành phố.
5. Cụ thể hóa
giá bán kinh doanh thương nghiệp các mặt hàng thiết yếu; thịt heo, rau, cá, nước
mắm, đường, chất đốt theo giá chuẩn của Ủy ban Nhân dân thành phố và sau khi
trao đổi thống nhất với Ủy ban Vật giá thành phố.
6. Quy định
giá bán lẻ kinh doanh thương nghiệp áp dụng tại thành phố các loại hàng hóa của
các công ty, cửa hàng thương nghiệp cấp thành phố, theo tinh thần Quyết định
622/QĐ-UB ngày 16 tháng 11 năm 1982 của Ủy ban Nhân dân thành phố.
Những mặt hàng sau đây, Sở
Thương nghiệp phải xây dựng phương án giá để Ủy ban Vật giá thành phố xem xét
thống nhất trước khi công bố giá.
- Thịt bò phi lê, bò kho.
- Rượu sirô, bánh trung thu, mứt
Tết, pháo Tết
- Kem đánh răng.
- Bột giặt, xà bông cây 45% acid
béo, xà bông thơm do xí nghiệp quốc doanh thành phố sản xuất.
- Giấy viết, giấy in, vở học
sinh.
- Nồi nhôm, dép nhựa.
- Một số loại vải: cheviotte,
gabardine, soie, Pháp, Katé.
- Máy may, quạt trần, quạn bàn,
máy thu thanh, thu hình, máy chiếu phim, bóng đèn tròn, đèn ống.
- Xe đạp và một số phụ tùng xe đạp:
vỏ, ruột, đùi dĩa, xích, líp.
- Xi măng, gạch ống, gạch thẻ, gạch
bông, tôn lợp nhà, fibrociment, sơn.
7. Quy định
khung giá và hướng dẫn các quận huyện quy định giá cụ thể.
Về giá công dịch vụ may đo, cắt,
uốn tóc, giặt ủi, đánh máy, sửa chữa xe đạp, máy thu thanh, thu hình, dụng cụ
điện, máy đánh chữ.
8. Hướng dẫn giá mua, bán hàng tự
doanh của thương nghiệp hợp tác xã.
9. Căn cứ vào sự chỉ đạo của
Trung ương quy định mức chiết khấu thương nghiệp cho từng đơn vị, từng cấp
trong ngành.
10. Cùng Ủy ban Vật giá thành phố
hướng dẫn mức giá niêm yết cho tư thương đối với những mặt hàng mà ngành kinh
doanh.
II- CÔNG TY VẬT TƯ TỔNG HỢP
THÀNH PHỐ:
1. Khung giá mua các loại phế liệu
kim loại, mảnh chai, giấy vụn, nhựa, vải vụn và các thứ khác (trừ lông vịt) thu
gom trong nhân dân và từ các nơi đưa về thành phố, sau khi trao đổi thống nhất
với Ủy ban Vật giá thành phố.
2. Giá gia công tái chế phế liệu
kim loại phục hồi, tân trang máy móc thiết bị do các đơn vị thuộc Công ty đưa
đi gia công ở thành phố.
III- TỔNG CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
THÀNH PHỐ:
1. Giá mua một
số hàng xuất chủ yếu, (vịt, lông vịt, cơm dừa, đậu xanh) trong từng thời kỳ căn
cứ và khung giá chỉ đạo của Ủy ban Vật giá thành phố.
IV- CÔNG TY CUNG ỨNG VÀ DỊCH VỤ
TÀU BIỂN NƯỚC NGOÀI, CÔNG TY DU LỊCH THÀNH PHỐ:
1. Giá ăn uống và dịch vụ thu bằng
tiền Việt Nam tại các cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc ngoài diện chỉ đạo giá của Ủy
ban Vật giá thành phố.
2. Giá bán hàng kỷ niệm thu bằng
tiền Việt Nam tại các cửa hàng trực thuộc, sau khi trao đổi thống nhất với Ủy
ban Vật giá thành phố.
V- SỞ ĂN UỐNG KHÁCH SẠN:
1. Giá ăn uống ở các cửa hàng ăn
uống quốc doanh, hợp doanh, do Sở quản lý ngoài diện chỉ đạo giá của Ủy ban Vật
giá thành phố.
2. Giác các sản phẩm do các đơn
vị thuộc Sở sản xuất và tiêu thụ trong nội bộ ngành.
3. Giá bán các loại bánh do các
đơn vị thuộc sở sản xuất (trừ bánh trung thu).
4. Hướng dẫn các quận, huyện quản
lý giá ăn uống.
VI- SỞ THỂ DỤC THỂ THAO:
1. Giá vé xem thi đấu thể dục thể
thao (ngoại trừ bóng đá) do cấp thành tổ chức. Giá vé vào hồ bơi do Sở quản lý.
Hướng dẫn quận, huyện quản lý các loại giá này ở quận, huyện.
2. Giá bán dụng cụ thể dục thể
thao ngoài kế hoạch.
VII- SỞ LƯƠNG THỰC VÀ CÔNG TY KINH
DOANH LƯƠNG THỰC TP
1. Giá bán lương thực theo tiêu
chuẩn định lượng cho các đối tượng ngoài diện được mua lương thực theo giá chỉ
đạo của Trung ương, căn cứ vào giá chuẩn của Ủy ban nhân dân thành phố và sau
khi trao đổi thống nhất với Ủy ban Vật giá thành phố.
2. Giá bán kinh doanh ở thị trường
gạo, nếp, bột mì do các cửa hàng lương thực quốc doanh kinh doanh sau khi trao
đổi thống nhất với Ủy ban Vật giá thành phố.
3. Giá bán lương thực chế biến
do các đơn vị trực thuộc tổ chức gia công sản xuất.
4. Khung giá gia công chế biến
lương thực sau khi trao đổi thống nhất với Ủy ban Vật giá thành phố.
VIII- SỞ CÔNG NGHIỆP:
1. Giá giao
bán thành phẩm (điều động nội bộ). Giá giao phụ tùng, thiết bị lẻ, các khuôn mẫu
và các chi tiết sản phẩm có tính cách tiêu dùng phục vụ cho các xí nghiệp trong
ngành hoặc phục vụ cho các cơ quan xí nghiệp ngoài ngành mà sản xuất có tính
cách đơn chiết và đột xuất ngoài kế hoạch.
2. Giá bán phụ
tùng thay thế và sửa chữa, thiết bị lẻ phục hồi do xí nghiệp thuộc Sở tự cân đối
vật tư sản xuất và nằm ngoài diện chỉ đạo giá của Trung ương. Ủy ban nhân dân
thành phố, Ủy ban Vật giá thành phố.
3. Giá bán các sản phẩm do các
xí nghiệp hợp doanh thuộc Sở sản xuất căn cứ khung giá chuẩn của Ủy ban Vật giá
TP.
4. Giá bán buôn vật tư hàng ngoài
chỉ tiêu Nhà nước tiêu thụ trong nội bộ Sở (trừ vật tư thành phố tự nhập).
5. Giá sửa chữa
máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải bộ do xí nghiệp thuộc Sở sửa chữa cho
các đơn vị trong nội bộ Sở.
6. Giá tài sản cố định của cơ sở
tư nhân đưa vào các xí nghiệp hợp doanh do Sở quản lý theo hướng dẫn của Ủy ban
Vật giá thành phố.
7. Giá gia
công phụ tùng xe đạp phần các đơn vị thuộc Sở quản lý đưa đi gia công trong
thành phố.
8. Giá gia
công do các đơn vị thuộc Sở quản lý hợp đồng gia công cho các đơn vị thuộc
thành phố, quận, huyện quản lý (trừ các ngành hàng dệt, hồ, tẩy, nhuộm, in
bông, may mặc sẵn, phụ tùng xe đạp).
IX- CÁC SỞ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ
KINH DOANH KHÁC :
Ngoài các phần
việc nêu trong các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Sở Công nghiệp, các Sở còn được ủy
quyền quyết định:
1. Sở Giao thông vận tải :
a) Cụ thể hóa giá cước vận tải
hàng hóa và vận chuyển hành khách trong nội bộ thành phố do các đơn vị vận tải
quốc doanh, công tư hợp doanh, thuộc Sở thực hiện theo mức giá chuẩn của Uỷ ban
Nhân dân thành phố và sau khi trao đổi thống nhất với Ủy ban Vật giá thành phố.
b) Giá vận chuyển hàng hóa và
hành khách của các hợp tác xã vận tải ở thành phố sau khi trao đổi thống nhất với
Ủy ban Vật giá thành phố.
c) Giá cho thuê xe du lịch, giá
cước xe taxi, xe lam, xe xích lô, xe ba gát sau khi trao đổi thống nhất với Ủy
ban Vật giá thành phố. Giá cước qua phà do thành phố quản lý theo giá chuẩn của
Bộ và sau khi trao đổi thống nhất với Ủy ban Vật giá thành phố.
d) Giá sửa chữa
phương tiện vận tải thủy trong nội bộ Sở.
Giá sửa chữa phương tiện vận tải
thủy do các đơn vị thuộc Sở hợp đồng sửa chữa cho bên ngoài hoặc phương tiện của
các đơn vị thuộc Sở thuê các cơ sở thuộc quận, huyện quản lý, sửa chữa có giá
trị hợp đồng từ 1 triệu đồng trở xuống.
e) Giá sửa chữa đóng mới phương
tiện vận tải thực hiện trong nội bộ Sở.
g) Giá sửa chữa
duy tu cầu đường thuộc thành phố.
h) Lệ phí bến bãi do ngành Giao
thông vận tải quản lý.
2. Sở Thủy sản :
a) Giá sửa chữa
phương tiện, vận tải thủy thực hiện trong nội bộ Sở.
b) Giá sửa chữa phương tiện vận
tải thủy do các đơn vị thuộc Sở hợp đồng sửa chữa cho bên ngoài có giá trị hợp
đồng từ 1 triệu đồng trở xuống.
c) Giá gia công dệt lưới, bao bì
của xí nghiệp thuộc Sở hợp đồng với các đơn vị thuộc thành phố quản lý.
d) Giá mua giống thủy, hải sản của
người sản xuất ở thành phố.
e) Giá bán cá giống, cá thịt của
xí nghiệp nuôi trồng thuộc Sở.
g) Giá mua thỏa thuận cá chượp
làm nước mắm.
h) Giá mua thủ hải sản xuất khẩu
trên địa bàn thành phố..
3. Sở Quản lý Nhà đất và công
trình công cộng :
a) Giá sửa chữa, đường ống nước
trên đường phố, bên trong nhà của các cơ quan xí nghiệp và nhân dân.
b) Giá sửa chữa kho bãi, sửa chữa
nhà, quét vôi (theo định mức đơn giá được duyệt) cho cơ quan xí nghiệp và nhân
dân.
c) Giá làm mới, sửa chữa : vỉa
hè, đèn công cộng, đèn tín hiệu lưu thông, cống thoát nước, nhà vệ sinh công cộng.
d) Giá đặt mới và thay đổi thủy
lượng kế.
e) Giá vận chuyển xà bần, hút hầm
cầu.
g) Giá bán áo quan ngoại cỡ và
áo quan sản xuất từ gỗ nhóm 4 trở lên.
h) Giá bán chim, cá, hoa, cây cảnh,
gỗ, củi, cành thu được do đốn cây trong thành phố.
i) Giá sửa chữa thang máy.
k) Giá hỏa táng cụ thể hóa và hướng
dẫn các quận, huyện quản lý giá mai táng, bốc mộ theo giá chuẩn của Ủy ban Vật
giá thành phố.
4. Sở Lâm nghiệp
a) Giá gia công, chế biến gỗ do
các đơn vị thuộc Sở quản lý hợp đồng gia công cho các đơn vị thuộc thành phố,
quận, huyện quản lý.
b) Giá bán cây giống.
5. Sở Xây dựng :
Giá gia công sản xuất vật liệu
xây dựng do các đơn vị thuộc Sở quản lý hợp đồng gia công cho các đơn vị thuộc
thành phố, quận, huyện quản lý.
6. Sở Nông nghiệp :
a) Giá mua giống cây trồng do
Công ty Giống cây trồng thuộc Sở mua của người sản xuất ở thành phố.
b) Giá mua lại sản phẩm vượt kế
hoạch đối với cây, con mà các đơn vị thuộc Sở đưa gia công hoặc nhân giống
trong nhân dân sau khi trao đổi thống nhứt với Ủy ban Vật giá thành phố.
c) Giá gia công gia súc, gia cầm
của các đơn vị chăn nuôi gia công các Nông trường thuộc Sở hợp đồng gia công với
nhân dân sau khi trao đổi thống nhất với Ủy ban Vật giá thành phố.
d) Giá bán gia súc phải loại
trong quá trình chăn nuôi gia công của các đơn vị thuộc Sở.
e) Giá bán heo hậu bị, heo nọc,
tinh nhân tạo, vôi, phân hữu cơ do các đơn vị thuộc Sở sản xuất.
g) Đơn giá thụ tinh nhân tạo gia
súc.
h) Giá bán heo thịt, heo giống,
thức ăn gia súc, ngoài chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh.
i) Hướng dẫn giá cày bừa thô sơ,
giá bơm nước.
7. Sở Y tế :
a) Giá mua, bán, hoa hồng chiết
khấu các loại dược liệu ở thành phố ngoài diện chỉ đạo giá của Trung ương.
b) Giá mua, bán thuốc tân dược
(mua ở các cửa khẩu thành phố và qua kiều hối)
c) Giá bán thuốc dân tộc, các loại
thuốc do quận, huyện sản xuất và tiêu dùng trong nội bộ quận, huyện.
d) Giá hàng viện trợ cho ngành Y
tế.
e) Giá bán các loại kính đeo mắt
do các đơn vị thuộc Sở quản lý sản xuất ngoài diện chỉ đạo giá của Ủy ban Vật
giá thành phố.
g) Hướng dẫn bán thuốc ngoại nhập
ở các nhà thuốc, sau khi trao đổi thống nhất với Ủy ban Vật giá thành phố.
h) Hướng dẫn các quận, huyện quản
lý giá dịch vụ y tế ở khu vực tập thể, tư nhân như trồng trám răng, nhổ răng,
khám bệnh, tiêm thuốc, tiểu phẩu, chụp quang tuyến.
8. Sở Văn hoá thông tin :
a) Hướng dẫn giá mua mua ngoài vật
tư ngành in, điện ảnh, nhiếp ảnh, băng, cassette, loa, ampli, micro, nhạc cụ…
b) Giá bán lẻ sách cũ, hàng ký gởi
vật tư nhiếp ảnh, điện ảnh ngoại nhập, nhạc cụ.
c) Hướng dẫn giá cho thuê sách.
e) Giá vé xem Video cassette.
g) Hướng dẫn giá công dịch vụ :
photocopy, chụp ảnh, phóng ảnh, in ảnh, sang băng nhạc, sửa chữa máy chụp ảnh,
máy quay phim, máy chiếu phim do các cơ sở dịch vụ quốc doanh tập thể tư nhân
trên địa bàn toàn thành phố.
h) Hướng dẫn các quận, huyện về
giá vé xem chiếu bóng, xem văn nghệ, vé vào cửa hội chợ, hội xuân thuộc phần quận,
huyện quản lý.
C. Các Sở và cơ quan sản xuất kinh
doanh ngang Sở không được ủy quyền lại cho các đơn vị trực thuộc, (trừ những
đơn vị đã được phân công cụ thể trong danh mục này).
DANH MỤC IV
SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ DO ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN, HUYỆN QUYẾT ĐỊNH
GIÁ
1. Giá thu mua nông sản, thực phẩm
sản xuất và tiêu thụ trong phạm vi quận, huyện.
2. Giá thu mua, giá gia công : ô
đê các loại, con dấu nghiệp vụ, giỏ tre, sọt cần xé, nón lá, giẻ lau máy do các
cơ sở trong quận, huyện sản xuất hợp đồng với các đơn vị do quận, huyện quản lý
và các đơn vị ngoài phần quận, huyện quản lý.
3. Giá thu
mua hàng TTCN khác (cơ sở tự lo nguyên liệu sản xuất) do các đơn vị thuộc quận,
huyện quản lý hợp đồng mua của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong quận,
huyện (trừ hàng xuất khẩu, bao bì gỗ, bao bì nhựa).
a) Nếu là hàng mà thành phố đã
có giá chỉ đạo thì phải chấp hành mức giá chỉ đạo.
b) Cụ thể hóa khung giá chỉ đạo
của Ủy ban Vật giá thành phố nếu là mặt hàng nằm trong khung giá.
c) Quy định giá nếu là mặt hàng
nằm ngoài khung giá chỉ đạo của thành phố và là hàng chưa có giá chỉ đạo cụ thể
của Ủy ban Vật giá thành phố, Sở Thương nghiệp.
4. Giá mua
nông sản, thực phẩm xuất khẩu của Công ty cung ứng hàng xuất khẩu quận căn cứ
vào khung giá của Ủy ban Vật giá thành phố (trừ tôm, mực (tươi và khô) vịt,
lông vịt, cơm dừa, đậu phộng do Ủy ban Vật giá thành phố và Tổng Công ty xuất
nhập khẩu thành phố, Sở Thủy sản quy định giá).
5) Giá gia công chăn nuôi gia
súc do các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc quận, huyện quản lý hợp đồng với
nhân dân trong quận, huyện.
6. Giá gia công : nghiền bột thạch
cao, đóng, xén sách do các cơ sở thuộc quận, huyện quản lý, hợp đồng với các
đơn vị Nhà nước.
7. Giá gia
công một số hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác (trừ giá gia công hàng
xuất khẩu) theo giá chuẩn của Ủy ban Vật giá thành phố, đối với các hợp đồng mà
các bên hợp đồng (a và b) đều ở trong cùng quận, huyện và là đơn vị do quận huyện
quản lý.
Cụ thể : - Nhóm hàng nhựa (trừ
bao bì bằng nhựa như thùng, lu, cal, bao PP, bao PE).
- Nhóm hàng cao su (trừ găng
tay, vỏ ruột xe ô tô).
- Nhóm đồ nhôm gia dụng.
- Cưa xẻ gỗ và chế biến gỗ (trừ
bao bì gỗ)
- Nhóm phụ tùng xe đạp, hàng điện
máy.
- Nhóm hàng bằng da và giả da.
- Nhóm hàng bằng thủy tinh.
- Nhóm đồ chơi trẻ em bằng gỗ, sắt,
nhựa…
- Tim đèn, lưới bóng chuyền, nùi
lau nhà (bằng vải sợ cotton).
- Dệt vải, may mặc sẵn, đan len
(trừ hồ, tẩy, nhuộm, in bông).
8. Giá gia công chế biến các mặt
hàng từ lương thực do các đơn vị thuộc quận, huyện quản lý đưa gia công ở các
cơ sở sản xuất trong quận huyện theo khung giá hướng dẫn của Công ty kinh doanh
lương thực thành phố sau khi trao đổi thống nhất với Ủy ban Vật giá thành phố.
9. Giá bán buôn xí nghiệp, giá
bán buôn công nghiệp các sản phẩm do các đơn vị sản xuất kinh doanh quốc doanh,
công ty hợp doanh thuộc quận quản lý từ nguồn vật tư nguyên liệu do quận tự cân
đối.
10. Giá sửa
chữa máy móc thiết bị, tàu (vật tư không được cấp bán theo giá chỉ đạo) do các
cơ sở thuộc quận, huyện quản lý thực hiện và giá hợp đồng từ 100.000 đồng trở
xuống. Riêng sửa chữa ô tô từ nay giao cho quận, huyện (Phòng Vật giá) duyệt.
- Giá sửa chữa điện lạnh, sửa chữa
khác (vật tư không được cấp bán theo giá chỉ đạo) do các cơ sở thuộc quận huyện
quản lý thực hiện với giá trị hợp đồng từ 50.000 đồng trở xuống.
Giá sửa chữa nhà cửa (vật tư
không được cấp bán theo giá chỉ đạo) do các cơ sở thuộc quận, huyện quản lý hợp
đồng với các đơn vị trên địa bàn thành phố (Trung ương, thành phố, quận, huyện),
với giá trị hợp đồng từ 100.000 đồng trở xuống, giá theo sự hướng dẫn và quy chế
của UBND thành phố.
11. Giá bán cây giống, con giống
ngoài diện chỉ đạo giá của thành phố, gia súc thải loại trong quá trình chăn
nuôi gia công của các đơn vị của quận, huyện.
12. Giá bán các sản phẩm do xí
nghiệp quốc doanh, công tư hợp doanh thuộc quận, huyện sản xuất từ vật tư
nguyên liệu do quận tự cân đối, ngoài diện các mặt hàng thành phố đã chỉ đạo
giá bán buôn vật tư hoạc giá bán lẻ kinh doanh thương nghiệp.
Giá bán sản phẩm do các xí nghiệp
hợp doanh thuộc quận, huyện sản xuất từ nguồn vật tư tự cân đối căn cứ vào
khung giá của Ủy ban Vật giá thành phố.
13. Giá bán hàng tự doanh của
HTX/MB-TT quận (huyện), phường (xã) theo sự hướng dẫn của Sở Thương nghiệp.
14. Giá mua bán các loại dầu
gió, dầu cau do các cơ sở thuốc quận huyện quản lý sản xuất theo sự hướng dẫn của
Sở Y tế.
15. Giá bán bản tin của quận huyện
phát hành.
16. Giá dịch vụ ăn uống ở các cửa
hàng quốc doanh, hợp doanh thuộc quận huyện quản lý theo sự hướng dẫn của Sở Ăn
uống khách sạn.
17. Giá cho thuê phòng trọ thuộc
quận huyện quản lý theo giá chuẩn của Ủy ban Vật giá thành phố.
18. Giá vé xem chiếu bóng ở các
rạp do quận huyện quản lý theo giá chuẩn của thành phố và theo sự hướng dẫn của
Sở Văn hóa thông tin.
Giá vé vào cửa hội chợ, Hội xuân
do quận huyện tổ chức, theo sự hướng dẫn của Sở Văn hóa thông tin.
Giá vé xem biểu diễn văn nghệ do
các đơn vị thuộc quận huyện quản lý diễn trên địa bàn quận huyện theo sự hướng
dẫn của Sở Văn hoá thông tin.
Giá chụp, in, phóng ảnh, sang
băng nhạc, sửa chữa : máy chụp ảnh, máy quay phim, máy chiếu phim, do các cửa
hiệu thuộc quận, huyện quản lý thực hiện theo sự hướng dẫn của Sở Văn hóa thông
tin.
19. Giá cắt
tóc, may đo, giặt ủi, sửa chữa đồ điện, sửa chữa máy thu thanh, thu hình ở quận
huyện theo sự hướng dẫn của Sở Thương nghiệp.
20. Giá vé xem thi đấu thể dục
thể thao (ngoài trừ bóng đá) do quận huyện tổ chức ở sân bãi thuộc quận, huyện
quản lý theo hướng dẫn của Sở Thể dục thể thao.
21. Giá cước vận tải hàng hóa, vận
chuyển hành khách trên các phương tiện thô sơ và trên các loại đường ở quận,
huyện ngoài phần chỉ đạo giá của thành phố như: đò, xe bò, xe ngựa, xe trâu (nếu
là vận tải liên quận, huyện thì bàn bạc giữa các quận có liên quan để thống nhất
mức giá chỉ đạo).
22. Giá cước bốc xếp thô sơ quận,
huyện ngoài phần chỉ đạo giá của thành phố và theo giá chuẩn của Ủy ban Vật giá
thành phố.
23. Giá dịch vụ bốc mộ, hoả
táng, mai táng ở quận, huyện theo hướng dẫn của Sở Quản lý Nhà đất và công
trình công cộng thành phố.
24. Giá dịch vụ y tế theo sự hướng
dẫn của Sở Y tế.
25. Giá dịch vụ phục vụ khác
ngoài phần chỉ đạo giá của thành phố.
26. Giá điều hòa trong nội bộ hợp
tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp về tiền công, tư liệu sản xuất nông nghiệp.
27. Giá thanh lý tài sản thuộc
diện phân cấp cho quận huyện quản lý.
28. Giá cho thuê máy móc, thiết
bị vắng chủ do quận huyện quản lý theo hướng dẫn của Ủy ban Vật giá thành phố.
29. Giá tài sản cố định của các
cơ sở tư nhân đưa vào các xí nghiệp, cửa hàng hợp doanh của quận huyện theo sự
hướng dẫn của Ủy ban Vật giá thành phố.
30. Giá đền bù tài sản hoa màu ở
quận huyện theo hướng dẫn của Ủy ban Vật giá thành phố.
31. Hướng dẫn giá niêm yết ở quận
huyện theo hướng dẫn của Ủy ban Vật giá thành phố.