ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 736/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày
26 tháng 5 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ ĐIỂM GIỚI THIỆU VÀ BÁN SẢN PHẨM OCOP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 920/QĐ-BCT
ngày 16 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành tiêu chí
điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn
2019 - 2020;
Căn cứ Quyết định 3041/QĐ-BCT
ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành và áp dụng
Bộ tiêu chí, mẫu thiết kế Biển hiệu/Biểu tượng cho điểm giới thiệu và bán sản
phẩm OCOP;
Căn cứ Quyết định số
386/QĐ-UBND ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc
phê duyệt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 -
2025;
Theo đề nghị của Sở Công Thương
tại Tờ trình số 178/TTr-SCT ngày 11 tháng 5 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý điểm giới
thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công
Thương; Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; Giám đốc các sở, ban,
ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Thị Minh Hoa
|
QUY CHẾ
QUẢN
LÝ ĐIỂM GIỚI THIỆU VÀ BÁN SẢN PHẨM OCOP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 736/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục tiêu
- Quản lý hệ thống phân phối sản phẩm OCOP đảm bảo
tính đồng bộ và đáp ứng các quy định hiện hành.
- Quản lý, giám sát, vận hành hiệu
quả điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn nhằm mục đích quảng bá,
xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
- Làm cơ sở để hỗ trợ các điểm giới
thiệu và bán sản phẩm OCOP theo các chính sách hiện hành.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế quy định tiêu chí; cơ chế quản lý, vận
hành, kiểm tra giám sát; trách nhiệm các bên liên quan trong vận hành điểm giới
thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức, cá nhân kinh doanh; cơ quan quản lý
nhà nước; cá nhân tổ chức khác liên quan đến việc lựa chọn, xây dựng, vận hành
điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn
bao gồm: Trung tâm OCOP cấp huyện, cấp tỉnh; gian hàng OCOP tại
các siêu thị, khu dân cư, cửa hàng, gian hàng, khu trưng bày giới thiệu
và bán sản phẩm OCOP tỉnh Bắc Kạn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
- Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP Bắc Kạn được
xếp hạng: Là sản phẩm được cấp giấy công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên
theo đúng quy định.
Chương II
TIÊU CHÍ ĐIỂM GIỚI THIỆU
VÀ BÁN SẢN PHẨM OCOP
Điều 4. Tiêu chí về điểm giới
thiệu và bán sản phẩm OCOP
1. Về vị trí điểm giới thiệu và
bán sản phẩm OCOP
Điểm giới thiệu và bán sản phẩm
OCOP được đặt tại các vị trí có giao thông thuận lợi, đông người qua lại, tập
trung nhiều khách du lịch, khu dân cư đông đúc, đáp ứng một trong các tiêu chí
sau:
- Tại khu vực các cửa hàng ở bến
xe.
- Tại các trạm; điểm dừng, nghỉ
trên cao tốc, quốc lộ.
- Tại các trung tâm thương mại,
siêu thị, chợ.
- Tại các cửa hàng trong khu du lịch,
nhà hàng, khách sạn.
- Tại các khu vực làng nghề truyền
thống.
- Tại các khu trung tâm dịch vụ
thương mại cấp huyện, cấp xã, các điểm công nghiệp.
- Tại các trung tâm hội chợ, triển
lãm, giới thiệu sản phẩm.
2. Về diện tích
- Đối với điểm là cửa hàng, siêu
thị mini có diện tích, kết cấu công trình, số lượng mặt hàng đáp ứng tiêu chuẩn
cửa hàng tiện lợi hoặc siêu thị mini quy định tại Quyết định số 4800/QĐ-BCT
ngày 08 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Hướng dẫn thực hiện và
xét công nhận tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong Bộ tiêu chí quốc
gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
- Đối với điểm là gian hàng, khu
trưng bày tại Hội chợ, triển lãm, siêu thị, trung tâm thương mại... có kích thước
tối thiểu 03m x 03m.
- Khu vực trưng bày sản phẩm OCOP
đảm bảo diện tích tối thiểu 10m2 đối với cửa hàng có quy mô đạt chuẩn
siêu thị mini; tối thiểu 05m2 đối với cửa hàng có quy mô đạt chuẩn cửa
hàng tiện lợi và được bố trí ở vị trí tiện lợi nhất cho việc tham quan, mua sắm.
- Cơ sở kinh doanh thực phẩm, khu
vực bán thực phẩm phải đảm bảo đủ điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định.
3. Về trang thiết bị
- Tiêu chuẩn biển hiệu: Biển hiệu
cửa hàng thực hiện theo Quyết định số 3041/QĐ-BCT ngày 08 tháng 10 năm 2019 của
Bộ Công Thương về ban hành và áp dụng Bộ tiêu chí, mẫu thiết kế Biển hiệu/Biểu
tượng cho điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
- Có kệ giá, trưng bày khoa học, gọn
gàng, sạch sẽ, tiện lợi cho việc quan sát của khách hàng.
- Có trang thiết bị cần thiết (tủ
đông, tủ mát, kệ, giá...) để bảo quản hàng hóa phù hợp theo yêu cầu đặc thù của
sản phẩm.
-
Các phương tiện đo lường để phục vụ hoạt động kinh doanh trong cửa hàng phải được
kiểm định định kỳ theo quy định.
-
Có đầy đủ trang thiết bị về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định
hiện hành.
- Khuyến
khích sử dụng phương tiện quản lý, thanh toán hiện đại, không dùng tiền mặt.
Điều 5. Tiêu
chí về sản phẩm tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
1. Số lượng mặt hàng
- Số lượng mặt hàng tối thiểu là
30 loại sản phẩm OCOP Bắc Kạn được xếp hạng từ 3 sao trở lên, có dán tem OCOP
và tem truy xuất nguồn gốc.
- Sản phẩm OCOP và sản phẩm địa
phương của tỉnh Bắc Kạn chiếm tỷ lệ trên 60% số mặt hàng tại điểm bán.
2. Hàng hóa trưng bày tại điểm giới
thiệu và bán sản phẩm OCOP gồm:
- Sản phẩm tham gia Chương trình
OCOP Bắc Kạn được xếp hạng từ 3 sao trở lên; có sử dụng nhãn hiệu OCOP theo
đúng quy định tại Quyết định số 1162/QĐ-VPĐP-OCOP ngày 17 tháng 9 năm 2020 của
Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương và có tem truy xuất nguồn gốc.
- Các sản phẩm của địa phương,
chưa được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP nhưng có tên, bao bì và ghi nhãn
hàng hóa và xuất xứ của sản phẩm theo quy định; có mã số, mã vạch, mã QR-code đối
với những loại sản phẩm có thể đăng ký mã số và thuộc danh mục:
+ Sản phẩm trong kế hoạch thực hiện
Chương trình OCOP;
+ Trong danh mục sản phẩm chủ lực
của tỉnh;
+ Sản phẩm được công nhận sản phẩm
công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, cấp khu vực và cấp quốc gia;
+ Sản phẩm sản xuất trong tỉnh được
Cục Sở hữu trí tuệ bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận,
chỉ dẫn địa lý.
3. Hàng hóa là các sản phẩm OCOP
được xếp hạng 3 sao trở lên được bố trí hợp lý, sắp xếp theo khu vực “sản phẩm
OCOP” và không lẫn lộn với các sản phẩm khác.
4. Hàng hóa khác trong điểm giới
thiệu và bán có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định.
5. Các hàng hóa có bảo hành phải
ghi rõ thời hạn và điều kiện, địa điểm bảo hành.
6. Hàng hóa là thực phẩm phải đáp ứng
các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; ghi rõ ngày sản xuất, thời hạn
sử dụng, thành phần, định lượng, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, bảo quản theo quy
định. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi, sống hoặc sơ chế không có bao bì
đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ và thời hạn sử dụng.
7. Các hàng hóa kinh doanh tại điểm
giới thiệu và bán sản phẩm OCOP không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định
của pháp luật; hàng hóa thuộc danh mục hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều
kiện phải đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chương III
QUẢN LÝ ĐIỂM GIỚI THIỆU
VÀ BÁN SẢN PHẨM OCOP
Điều 6. Đăng
ký điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
1. Đăng ký nhu cầu xây dựng điểm
giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
Tổ chức kinh tế có nhu cầu và có
khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 của Quy chế này
làm đơn đăng ký (mẫu tại Phụ lục kèm theo Quy chế
này) nộp tại Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
2. Trường hợp xây dựng mới
2.1. Điểm do ngân sách nhà nước hỗ
trợ một phần kinh phí đầu tư
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
thực hiện khảo sát, lựa chọn vị trí điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP phù hợp
theo tiêu chí thông báo đến các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
- Trên cơ sở bản đăng ký của các tổ
chức kinh tế, Ủy ban nhân dân khảo sát, lựa chọn đơn vị tham gia xây dựng điểm
giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; xin ý kiến của Sở Công Thương và Văn phòng Điều
phối nông thôn mới tỉnh.
2.2. Điểm do tổ chức kinh tế tự đầu
tư
- Tổ chức kinh tế có văn bản xin ý
kiến Ủy ban nhân dân huyện, thành phố về địa điểm dự kiến xây dựng Điểm giới
thiệu và bán sản phẩm OCOP.
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
xem xét sự phù hợp của địa điểm dự kiến, có ý kiến bằng văn bản để tổ chức kinh
tế triển khai thực hiện.
3. Thẩm định điều kiện điểm giới
thiệu và bán sản phẩm OCOP
Sau khi hoàn thành xây dựng, Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố chủ trì, mời Sở Công Thương, Văn phòng Điều phối
nông thôn mới tiến hành thẩm định theo các tiêu chí tại Quy chế này.
4. Trường hợp điểm giới thiệu và
bán sản phẩm OCOP đã có
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
chủ trì, mời Sở Công Thương, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tiến hành thẩm định
theo các tiêu chí tại Quy chế này.
5. Thông báo kết quả thẩm định
Sau khi thẩm định, Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố có văn bản chấp thuận đăng ký điểm giới thiệu và bán sản phẩm
OCOP của tổ chức, cá nhân; đồng thời gửi thông báo đến Sở Công Thương để cập nhật
dữ liệu lên hệ thống cơ sở dữ liệu OCOP Bắc Kạn.
Trường hợp thẩm định chưa đạt yêu
cầu, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 7. Vận
hành điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký mở điểm
giới thiệu và bán sản phẩm OCOP phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp
luật; thường xuyên cập nhật dữ liệu lên hệ thống cơ sở dữ liệu OCOP Bắc Kạn. Tổ chức, bố trí hàng hóa một cách văn minh, khoa học
thuận tiện cho khách hàng lựa chọn, mua sắm và thanh toán.
2. Thực hiện niêm yết giá sản phẩm hàng hóa rõ ràng trên nhãn sản phẩm, bao bì sản phẩm, hoặc tại
giá hàng, quầy hàng tại điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
3. Điểm giới thiệu và bán sản phẩm
OCOP phải vận hành thường xuyên, liên tục và có thời gian mở cửa phù hợp với
nhu cầu mua sắm của người dân.
4. Người trực tiếp quản lý, nhân
viên giới thiệu, bán hàng được đào tạo về nghiệp vụ bán hàng; đảm bảo về sức khỏe,
có kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định.
Điều 8. Quản
lý, kiểm tra, giám sát điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
- Giám sát việc duy trì các tiêu
chuẩn tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Quy chế này.
- Kiểm tra, xử lý theo quy định
pháp luật đối với các trường hợp kinh doanh hàng giả, hàng giả sản phẩm OCOP;
hàng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đáp ứng các
tiêu chuẩn theo quy định.
- Kiểm tra, xử lý cơ sở kinh doanh không có đủ các tiêu chuẩn tại Điều 4,
Điều 5 và Điều 6 Quy chế này mà vẫn đặt tên, treo biển hiệu là Điểm giới thiệu
và bán sản phẩm OCOP Bắc Kạn.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CÁC BÊN LIÊN
QUAN
Điều 9. Tổ chức,
cá nhân tham gia xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP
- Thực hiện đầy đủ các quy định tại
Điều 8 Quy chế này.
- Định kỳ hằng quý báo cáo tình
hình kinh doanh, bán sản phẩm OCOP về Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
Điều 10.
Trách nhiệm các cơ quan, đơn vị
1. Sở Công Thương
- Thực hiện quản lý nhà nước
về hoạt động thương mại đối với hệ thống trung tâm, điểm giới thiệu và bán sản
phẩm OCOP.
- Tuyên truyền, quảng bá về điểm
giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên các phương tiện truyền thông.
- Công bố các điểm giới thiệu và
bán sản phẩm OCOP trên các Trang Thông tin điện tử (Website) của Sở Công Thương
và Website Cổng Thông tin điện tử Ngành Công Thương tại địa chỉ
http://xttmbackan.gov.vn.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến
thương mại, tuyên truyền, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại điểm giới thiệu và
bán sản phẩm OCOP.
- Kết nối, hỗ trợ điểm giới thiệu
và bán sản phẩm OCOP xây dựng gian hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử
hoặc các kênh bán hàng điện tử khác.
- Hằng năm chủ trì, thực hiện xây
dựng, củng cố hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP từ nguồn vốn ngân sách
nhà nước được giao.
- Định
kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát các tổ chức kinh tế sản xuất các sản
phẩm OCOP đảm bảo các tiêu chuẩn của ngành và có biện pháp xử lý theo quy định.
- Hằng năm tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả hoạt động của các điểm giới thiệu và
bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh.
2. Văn phòng Điều phối nông thôn mới
- Cung cấp, giới thiệu danh mục sản
phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao trở lên cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh.
- Phối hợp với Sở Công Thương và
các đơn vị liên quan đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ Chương trình
OCOP theo hướng khuyến khích xây dựng, phát huy hiệu quả điểm giới thiệu và bán
sản phẩm OCOP.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Ủy
ban nhân dân huyện, thành phố tiến hành lựa chọn, thẩm định điểm giới thiệu và
bán đạt tiêu chuẩn tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Quy chế này.
- Hằng năm tổng hợp, đề xuất bố
trí kinh phí kết nối, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP của tỉnh.
3. Sở Tài chính
Hằng năm, căn cứ vào khả
năng cân đối ngân sách tỉnh, Sở Tài chính phối hợp với các đơn vị có liên quan
tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định bố trí kinh phí hỗ trợ
cho hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các điểm
giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh đảm bảo đúng quy định và phù
hợp với kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối
hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tổ chức cung cấp thông tin, hướng
dẫn tuyên truyền, quảng bá các điểm bán và sản phẩm OCOP trên Cổng Thông tin điện
tử của tỉnh và các phương tiện thông tin, truyền thông khác.
5. Cục Quản lý thị trường tỉnh
Kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm
việc kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất
xứ, không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định; không thực hiện niêm yết giá tại
điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
6. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Cung cấp, giới thiệu danh mục sản
phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao trở lên cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên
địa bàn.
- Tuyên truyền, quảng bá về điểm
giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên các phương tiện truyền thông.
- Đăng tải các điểm giới thiệu và
bán sản phẩm OCOP trên trang thông tin điện tử (Website) của địa phương.
- Trên cơ sở danh sách đăng ký của
tổ chức, cá nhân, tiến hành khảo sát, lựa chọn đơn vị thực hiện; trình xin ý kiến
và phối hợp với Sở Công Thương, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thẩm định,
thông báo kết quả thẩm định điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của cửa hàng OCOP sau khi
hoàn thành đưa vào sử dụng.
- Định kỳ, trước ngày 20/12 hằng
năm báo cáo kết quả hoạt động của các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên
địa bàn gửi về Sở Công Thương tổng hợp theo quy định./.
PHỤ LỤC:
ĐƠN ĐĂNG KÝ XÂY DỰNG ĐIỂM GIỚI THIỆU VÀ BÁN SẢN PHẨM
OCOP
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN
ĐĂNG KÝ XÂY DỰNG ĐIỂM GIỚI THIỆU VÀ BÁN SẢN PHẨM OCOP TỈNH BẮC KẠN
Kính gửi: Ủy ban nhân dân huyện/thành
phố.....
Tên cơ sở:.....................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh............do.........cấp ngày......................
Địa chỉ trụ sở chính:
..................................................................................
Địa điểm giới thiệu và bán sản phẩm
OCOP: .................................................
Điện thoại..........................................Email..............................................
Lĩnh vực kinh doanh
chính:......................................................................
Cơ sở chúng tôi đăng ký:
- Xây dựng điểm giới thiệu và bán
sản phẩm OCOP Bắc Kạn.
- Tại địa chỉ:..............................................................................................
- Dự kiến:................................sản
phẩm OCOP.
- Loại điểm giới thiệu và bán
□ Xây mới hoàn toàn
□
Hiện trạng đã có
Tổng diện tích xây dựng:...........................................................................
Cơ sở chúng tôi đăng ký và cam kết
triển khai xây dựng, vận hành điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP theo quy định.
|
..............,
ngày tháng năm
Đại diện cơ sở
|