THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 703/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 07
tháng 06 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI CẠNH TRANH THEO HƯỚNG PHÁT
TRIỂN VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC, KẾT NỐI GIỮA CÁC HÌNH THỨC VẬN TẢI KHÁC NHAU, CHÚ
TRỌNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ GIẢM THIỂU CHI PHÍ VẬN TẢI TẠO THUẬN LỢI
CHO LƯU THÔNG, PHÂN PHỐI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA DOANH NGHIỆP”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngáy
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày
03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa
XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày
03 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị Ban chấp
hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Xây dựng thị trường vận tải
cạnh tranh theo hướng phát triển vận tải đa phương thức, kết nối giữa các hình
thức vận tải khác nhau, chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để giảm thiểu chi
phí vận tải tạo thuận lợi cho lưu thông, phân phối hàng hóa và dịch vụ của
doanh nghiệp" (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐỀ
ÁN
1. Phát triển thị trường vận tải hàng
hóa theo hướng phát huy lợi thế của từng phương thức vận tải,
gắn với nhiệm vụ tái cơ cấu vận tải để giảm thị phần vận tải đường bộ, tăng thị
phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển, đồng thời tăng cường kết
nối giữa các phương thức vận tải để phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ
logistics chất lượng cao.
2. Tăng cường quản lý nhà nước đối với
thị trường vận tải gắn liền với đổi mới, hoàn thiện nâng cao hiệu quả, hiệu lực
thi hành của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế
chính sách quản lý, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh, bình đẳng.
3. Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu
quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp đảm bảo đáp ứng yêu cầu
phát triển nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh và
hội nhập quốc tế. Phát triển doanh nghiệp vận tải mũi nhọn, có năng lực cạnh
tranh cao trong nước và quốc tế.
4. Ứng dụng mạnh
mẽ khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và các xu hướng công nghệ
mới trong vận tải và logistics như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, internet kết
nối vạn vật... để có những bước phát triển đột phá cả trong công tác quản lý
nhà nước và hoạt động của thị trường vận tải, nâng cao năng lực tiếp cận cách mạng
công nghiệp 4.0 của ngành giao thông vận tải.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ
ÁN
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh lành mạnh, phát huy thế mạnh của từng phương thức vận tải và
phát triển vận tải đa phương thức; ứng dụng các công nghệ vận tải tiên tiến để
tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giảm chi phí logistics của nền kinh tế
trong điều kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tăng cường quản lý nhà nước, đổi mới
và hoàn thiện thể chế chính sách về vận tải, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, có
hiệu lực cao, phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh thương mại,
bảo đảm các điều kiện cần thiết để tái cơ cấu lực lượng vận tải, đẩy mạnh xã hội
hóa, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư
kinh doanh vận tải.
b) Tiếp tục triển khai kiến trúc Chính
phủ điện tử Bộ Giao thông vận tải, làm nền tảng quy hoạch các hệ thống ứng dụng
công nghệ thông tin của toàn ngành; xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng
chung, từ đó hình thành nên cơ sở dữ liệu quốc gia về giao thông vận tải; nâng
cao năng lực hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin của Bộ Giao thông vận tải và
các giải pháp tăng cường đảm bảo an toàn thông tin, an ninh thông tin trong các
hoạt động của ngành; phát triển các ứng dụng với mục tiêu phục vụ cho hoạt động
quản lý nhà nước, phục vụ người dân và doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực
chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải.
c) Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu
quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải; hoàn
thành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực vận tải. Hình thành được
các doanh nghiệp vận tải có năng lực, khả năng liên kết các chuỗi vận tải và dịch
vụ logistics để cung cấp vận tải đa phương thức, vươn ra thị trường quốc tế, đặc
biệt là trong lĩnh vực hàng hải, đường sắt, hàng không.
d) Phát triển hợp lý các phương thức
vận tải gắn với các nhiệm vụ tái cơ cấu vận tải để đạt được chỉ tiêu cụ thể về
thị phần vận tải đến năm 2030 theo Chiến lược phát triển
thị trường vận tải Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 318/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 3 năm 2014.
đ) Tăng cường kết nối giữa các phương
thức để phát triển vận tải đa phương thức, đặc biệt là trên các hành lang vận tải
chính. Nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí vận tải, đưa chi phí vận tải
hàng hóa xuống còn khoảng 10% tổng giá trị sản phẩm quốc nội, góp phần giảm chi
phí logistics của Việt Nam xuống tương đương khoảng 15% GDP.
e) Ưu tiên nguồn lực phát triển kết cấu
hạ tầng giao thông theo chiến lược, quy hoạch đã được phê duyệt để nâng cao chất
lượng vận tải; ưu tiên xây dựng mới các công trình quan trọng tạo bước phát triển
đột phá cho vận tải, các công trình có vai trò kết nối các phương thức vận tải.
III. CÁC GIẢI PHÁP
CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật
a) Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật để tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp hơn cho quản lý
phát triển thị trường vận tải; thu hút các thành phần kinh tế tham gia kinh
doanh vận tải; đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính
trong lĩnh vực vận tải.
b) Tiếp tục rà soát, bổ sung hoàn thiện
hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư
(PPP); cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải (cảng
cạn, cảng biển, cảng thủy nội địa, trạm dừng nghỉ...).
c) Khẩn trương xây dựng kế hoạch hành
động thực hiện Luật quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm
2019 Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật quy hoạch, nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý
xây dựng chiến lược, quy hoạch ngành giao thông vận tải một cách đồng bộ, khoa
học, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
d) Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý, điều hành và khai thác vận tải, đặc biệt là đối với hệ thống
dịch vụ công trực tuyến, hệ thống dữ liệu và thống kê, hệ
thống giao thông thông minh, sàn giao dịch vận tải, trí tuệ nhân tạo...; xây dựng
các chương trình, đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo nâng cao
hiệu lực, hiệu quả của chính sách vận tải.
đ) Điều chỉnh, bổ sung các cơ chế,
chính sách khuyến khích phát triển vận tải đa phương thức, vận tải hàng hóa qua
biên giới phù hợp với thực tiễn.
e) Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung các quy định về tạo thuận lợi vận tải và thương mại qua biên giới, các hiệp
định song phương và đa phương về hàng không, hàng hải, đường bộ, đường sắt, đường
thủy nội địa, và vận tải đa phương thức trong khuôn khổ ASEAN, GMS. Rà soát các
quy định của pháp luật, các điều kiện về kinh doanh vận tải có yếu tố nước
ngoài theo các hiệp định, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
g) Chuẩn hóa hệ thống quy trình, quy
phạm, tiêu chuẩn, định mức nhằm giảm giá thành vận chuyển,
xây dựng, khuyến khích sản xuất, lưu thông hàng hóa và
nâng cao công tác quản lý nhà nước.
2. Phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông trọng yếu có vai trò thúc đẩy phát triển vận tải và nâng cao chất lượng dịch
vụ vận tải
a) Ưu tiên tập trung phát triển những
hạ tầng lớn, hiện đại, có sức lan tỏa: Nâng cấp Cảng hàng
không quốc tế Tân Sơn Nhất, xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc
Bắc - Nam phía Đông, một số đoạn tuyến quan trọng thuộc đường sắt tốc độ cao
trên trục Bắc - Nam. Xây dựng các phương án quy hoạch kết nối đường sắt vào các
cảng biển đầu mối, bao gồm các tuyến đường sắt đầu tư mới để triển khai thực hiện
đầu tư ngay khi có điều kiện.
b) Nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng
phục vụ vận tải container đường thủy nội địa và các dịch vụ logistics tại khu vực
Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ; tập
trung giải quyết dứt điểm các nút thắt, các điểm tắc nghẽn trên các tuyến đường
thủy nội địa huyết mạch như tĩnh không cầu Đuống, cầu Măng Thít...; đẩy nhanh
tiến độ thực hiện dự án xây dựng cảng container đầu mối khu vực Hà Nội (cảng
Phù Đổng) để phát triển vận tải container từ khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh về
Hà Nội.
3. Phát triển hài hòa, hợp lý các
phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics
a) Ưu tiên phát triển vận tải đa
phương thức trên các hành lang vận tải chính, đặc biệt là hành lang Bắc Nam và
các hành lang kết nối với các cảng biển cửa ngõ quốc tế nhằm tăng khối lượng
hàng hóa vận chuyển, giảm chi phí vận tải biển, giảm chi phí logistics đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu; đẩy mạnh kết nối vận tải đa phương thức giữa các cảng
biển khu vực Cái Mép - Thị Vải với thị trường Campuchia, các cảng khu vực Hải
Phòng với Tây Nam Trung Quốc, các cảng khu vực miền Trung với Lào, Thái Lan và
Myanmar.
b) Đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng
cạn theo quy hoạch được duyệt làm đầu mối kết nối các phương thức vận tải kết hợp
cung cấp các dịch vụ logistics. Ưu tiên đầu tư các cảng cạn kết nối với đường
thủy nội địa ở khu vực phía Nam, các cảng cạn kết nối với đường thủy nội địa,
đường sắt ở khu vực phía Bắc.
c) Nghiên cứu thiết lập và đẩy mạnh đàm phán để hình thành tuyến vận tải ven biển Việt Nam - Campuchia - Đông
Bắc Thái Lan.
d) Tăng cường kết nối dịch vụ vận tải
giữa các phương thức thông qua việc kết nối hoạt động của các doanh nghiệp;
khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp vận tải có quy mô lớn,
có khả năng thực hiện các chuỗi vận tải nội địa - quốc tế với giá thành hợp lý,
chất lượng cao.
đ) Tăng cường kết nối dịch vụ vận tải
đường sắt, đường thủy nội địa với các phương thức vận tải khác bằng các hình thức
xã hội hóa đầu tư hệ thống kho bãi, thiết bị xếp dỡ, đường giao thông kết nối tại
các ga, cảng đầu mối.
e) Nâng cao hiệu quả hoạt động của
các sàn giao dịch vận tải, logistics để tạo điều kiện kết nối giữa đơn vị vận tải
và chủ hàng, tăng tính minh bạch của thị trường vận tải, nâng cao hiệu quả khai
thác. Khuyến khích các doanh nghiệp vận tải và chủ hàng sử dụng sàn giao dịch vận
tải.
g) Đẩy mạnh phát triển vận tải sông
pha biển thành phương thức vận tải có chất lượng dịch vụ tốt, thuận tiện, giá
thành hợp lý để nâng cao tính cạnh tranh, đảm nhận thị phần vận tải ngày càng
cao trong vận tải nội địa trên hành lang Bắc Nam.
h) Chú trọng đầu tư phương tiện chở
container trên đường sắt, đường thủy nội địa và đường biển; nâng cao năng lực xếp
dỡ container tại các đầu mối tập kết hàng hóa, đặc biệt là các khu vực trọng điểm
sản xuất nông, lâm, hải sản.
i) Phát triển hoàn chỉnh hệ thống kho
vận, và xây dựng các trung tâm logisics chuyên dụng hàng không tại khu vực lân
cận các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Long Thành và Đà Nẵng đáp ứng nhu cầu của dây chuyền logistics.
4. Tạo thuận lợi cho vận tải quá cảnh,
vận tải qua biên giới
a) Tiếp tục thực hiện các hiệp định
song phương và đa phương về hàng không, hàng hải, đường bộ, đường sắt và đường
thủy nội địa, về tạo thuận lợi cho vận tải người và hàng hóa qua biên giới, vận
tải liên quốc gia, vận tải đa phương thức trong khuôn khổ ASEAN. Trước mắt tập
trung phát triển vận tải giữa Việt Nam với các nước láng giềng Lào, Campuchia,
Thái Lan, Myanmar và Trung Quốc. Đẩy mạnh phát triển vận tải trên hành lang
kinh tế Đông Tây và hành lang phía Nam.
b) Đẩy mạnh cơ chế một cửa quốc gia.
Áp dụng cơ chế một cửa quốc gia cho tất cả các thủ tục liên quan đến người,
phương tiện và hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh.
c) Luật hóa và triển khai đầy đủ các
cam kết trong các hiệp định song phương và đa phương về tạo thuận lợi cho vận tải
qua biên giới đã ký kết.
d) Sửa đổi, bổ sung các quy định về
phương tiện, người và hàng hóa qua biên giới để tạo thuận lợi cho vận tải qua
biên giới giữa Việt Nam và các nước láng giềng.
5. Tăng cường ứng dụng khoa học công
nghệ và năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
a) Tăng cường triển khai ứng dụng
công nghệ thông tin, áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 trong tất cả các
lĩnh vực hoạt động giao thông vận tải: Công tác quản lý nhà nước, quản lý điều
hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa
phương thức, dịch vụ logistics. Ưu tiên triển khai các ứng dụng công nghệ thông
tin nâng cao năng suất lao động, tăng cường năng lực khai thác hạ tầng, phương
tiện và cải cách thủ tục hành chính.
b) Hoàn thành xây dựng và đưa vào Kiến
trúc Chính phủ điện tử Bộ Giao thông vận tải, làm cơ sở cho việc xây dựng quy
hoạch, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin có thể áp dụng cho tất cả các đơn
vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải một cách kịp thời, chính xác, nâng cao năng
suất lao động, giảm chi phí hoạt động và thực hiện tốt quá trình cải cách hành
chính, đạt các mục tiêu về quản lý nhà nước và phục vụ người dân và doanh nghiệp.
c) Xây dựng hệ thống hạ tầng công nghệ
thông tin hiện đại, phù hợp với đặc thù của Việt Nam, vừa đảm bảo tính kế thừa,
vừa tạo đột phá để đạt được các mục tiêu cụ thể với tốc độ nhanh hơn, nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của ngành giao
thông vận tải.
d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về
hoạt động vận tải của các phương thức, thống kê số liệu vận tải, các phần mềm
quản lý hoạt động vận tải, quản lý phương tiện, quản lý hoạt động của các sàn
giao dịch vận tải..., đảm bảo đồng bộ, thống nhất, kết nối giữa các cơ quan quản
lý nhà nước với các đơn vị kinh doanh vận tải trong toàn quốc.
đ) Hoàn thiện hệ thống thông tin phục
vụ công tác quản lý vận tải đường bộ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản
lý, khai thác hệ thống trung tâm điều hành vận tải, trạm dừng nghỉ, kiểm soát tải
trọng xe, hệ thống giao thông thông minh, trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe,
triển khai đồng bộ thiết bị kiểm soát hành trình. Áp dụng công nghệ RFID để triển
khai đồng bộ hệ thống thu phí tự động không dừng tại tất cả trạm thu phí BOT.
e) Ứng dụng khoa
học công nghệ trong tổ chức điều hành vận tải, tăng năng lực thông qua và an
toàn trên các tuyến cho cả tàu khách và tàu hàng, đặc biệt là tuyến Hà Nội -
Thành phố Hồ Chí Minh. Đổi mới công nghệ khai thác đầu máy, toa xe và trang thiết
bị xếp dỡ; ưu tiên ứng dụng một số công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ
liên ngành mới như điện tử, tự động hóa, vật liệu mới, công nghệ nano, nhiên liệu
sạch...
g) Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ
tiên tiến nhằm nâng cao tốc độ chạy tàu, nâng cao năng lực xếp dỡ; phát triển
và nâng cao năng lực vận tải sông pha biển, vận tải container, vận tải hàng siêu
trường, siêu trọng. Thực hiện triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
(AIS) và trang bị thiết bị VHF trên phương tiện thủy nội địa
theo lộ trình;
h) Ứng dụng và từng
bước làm chủ công nghệ tiên tiến trong khai thác cảng biển, vận tải biển và dịch
vụ hàng hải như: Tự động nhận dạng container, ứng dụng hệ thống trao đổi dữ liệu
điện tử hàng hải nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Ứng
dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác luồng hàng hải, hiện đại hóa hệ thống
báo hiệu hàng hải; hệ thống các đài thông tin duyên hải Việt Nam; phát triển
các hệ thống thông tin hỗ trợ hàng hải, quản lý và theo dõi tàu thuyền hoạt động trên biển.
i) Tiếp tục hiện
đại hóa công nghệ trong các lĩnh vực hoạt động thương mại, kỹ thuật khai thác
và quản lý như công nghệ tự động hóa, số hóa, công nghệ dẫn
đường, giám sát và quản lý không lưu thông qua vệ tinh. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng
dụng khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình khai thác
phương tiện, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các cảng
hàng không; làm chủ công nghệ quản lý, khai thác các tàu bay thế hệ mới; thực
hiện tự do hóa vận tải hàng không theo lộ trình khu vực và toàn cầu.
6. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp vận tải; phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội chuyên
ngành
a) Huy động mọi nguồn lực, ưu tiên đầu
tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các công trình hạ tầng thiết yếu tạo động lực
thu hút doanh nghiệp vận tải.
b) Hỗ trợ, kiến tạo cho việc hợp tác,
liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp vận tải của các chuyên ngành để cung
cấp dịch vụ vận tải đa phương thức và các dịch vụ logistics liên hoàn và hình
thành những doanh nghiệp lớn về logistics, tạo định hướng và động lực phát triển
thị trường. Nâng cao số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trọn gói,
ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm đạt chất lượng dịch vụ cao hơn.
c) Nghiên cứu các biện pháp hỗ trợ để
nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch vận tải; khuyến khích doanh
nghiệp vận tải ứng dụng công nghệ để quản lý giám sát phương tiện và tích cực
tham gia sàn giao dịch vận tải hàng hóa đường bộ nhằm tối ưu hóa tuyến đường vận tải, giảm thiểu tình trạng xe chạy rỗng, tiết kiệm
chi phí.
d) Áp dụng các biện pháp nhằm ổn định
thị trường vận tải hàng hóa đường bộ, tạo sự cạnh tranh lành mạnh. Tăng cường
quản lý đối với phương tiện vận tải đăng ký vận tải hàng hóa nội bộ nhưng lại
tham gia kinh doanh vận tải dẫn đến mất cân bằng cung cầu về phương tiện vận tải,
gây cạnh tranh thiếu lành mạnh, đầu tư lãng phí. Tiếp tục thực hiện các biện
pháp kiểm soát tải trọng xe nhằm giảm thiểu tình trạng chở quá tải.
đ) Đổi mới quản lý khai thác kinh
doanh vận tải đường sắt; thực hiện tái cơ cấu Tổng công ty đường sắt Việt Nam theo Đề án được phê duyệt; tách bạch
giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước với chức năng kinh
doanh vận tải đường sắt của doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp kinh doanh kết cấu
hạ tầng với doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Mở cửa thị trường vận tải hàng hóa
đường sắt nhằm thu hút các nhà đầu tư tư nhân. Khuyến khích các doanh nghiệp có
đủ năng lực đầu tư, liên doanh, liên kết cung cấp các dịch vụ logistics đường sắt, vận tải đa phương thức có sự tham gia của vận tải đường sắt.
Xây dựng chính sách giá cước linh hoạt, hợp lý để nâng cao
tính cạnh tranh với vận tải đường bộ.
e) Điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính
sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa khuyến khích
phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa để thu
hút doanh nghiệp tiếp tục đầu tư phương tiện phát triển vận tải sông pha biển, vận tải container; hỗ trợ, khuyến khích doanh
nghiệp tham gia đầu tư nâng cấp, đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị bốc xếp tại
các cảng thủy nội địa, đặc biệt là bốc xếp container, đồng thời ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý điều hành hoạt động khai thác.
g) Tiếp tục rà soát, điều chỉnh khung
giá dịch vụ cảng biển đối với từng khu vực nhằm đưa ra khung giá sát nhất với
thực tiễn hoạt động, đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp cảng biển, đồng thời
có biện pháp phù hợp để các hãng tàu nước ngoài không thu các loại phí tùy tiện,
bất hợp lý. Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh các cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp
vận tải biển phù hợp với thực tiễn nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của đội tàu
quốc gia, đủ năng lực đảm nhận thị trường vận tải biển nội địa đồng thời tăng
thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu.
h) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề
án tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) và Tổng công ty Công nghiệp
tàu thủy Việt Nam (SBIC).
i) Nâng cao năng lực của các hãng
hàng không trong nước đủ sức cạnh tranh tham gia thị trường hàng không thống nhất
ASEAN, tiến tới tham gia có hiệu quả vào các thị trường hàng không liên khối rộng
lớn hơn như ASEAN - EU, ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Hàn Quốc...
Tiếp tục tăng cường sự tham gia của các hãng hàng không tư nhân, hàng không giá
rẻ. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa và nghiên cứu phát triển đội
tàu bay chở hàng riêng của các hãng hàng không Việt Nam tới các thị trường quốc
tế trọng điểm.
k) Đổi mới phương thức hoạt động,
nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội vận tải, hiệp hội
logistics. Các hiệp hội cần tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước
thúc đẩy các hoạt động liên kết doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ,
doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài; phát huy tối đa nguồn lực,
kinh nghiệm quản lý, công nghệ dẫn dắt của các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp
nước ngoài nhằm hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, hỗ
trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ logistics, tăng
cường liên kết phát triển vận tải đa phương thức và chuỗi dịch vụ logistics nội
địa và quốc tế. Đồng thời, các hiệp hội cần chủ động đổi mới và nâng cao năng lực,
tư duy, phương thức hoạt động trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ các doanh nghiệp
thành viên. Các hiệp hội địa phương tham gia triển khai chính sách ở các địa
phương, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.
l) Xây dựng lộ trình nâng cao tính cạnh
tranh cũng như năng lực cho các doanh nghiệp vận tải tiếp cận với các quy định,
các hiệp định thương mại tự do mới của thế giới.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế về giao
thông vận tải
a) Thúc đẩy hợp tác song phương và đa
phương trong lĩnh vực giao thông vận tải, logistics với các nước láng giềng, các nước GMS, ASEAN, EU... Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước là
đối tác truyền thống, đối tác quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đức... để tiếp tục kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát
triển kết cấu hạ tầng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến trong quản lý,
đầu tư và phát triển hệ thống giao thông vận tải.
b) Tích cực tham gia, đóng góp vào
các diễn đàn giao thông vận tải đa phương, trong đó ưu tiên tham gia một cách
chủ động, tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động hợp tác giao thông vận tải
trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM cũng như tham gia tích cực
hơn vào các hoạt động tại các diễn đàn quốc tế chuyên ngành giao thông vận tải
như Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO),
Tổ chức Đường sắt quốc tế (OSJD), Hiệp hội các Tổ chức đường
bộ quốc tế.
c) Tích cực hướng dẫn và hỗ trợ các
doanh nghiệp giao thông vận tải tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, tiếp cận
với các hiệp định thương mại tự do mới. Tiếp tục kiện toàn, phát triển nguồn
nhân lực hội nhập quốc tế.
d) Tăng cường hợp tác với các đối tác
nước ngoài để mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực nhằm
phát huy tác dụng của vận tải xuyên biên giới và quá cảnh.
8. Nâng cao chất lượng đào tạo và
phát triển nguồn nhân lực
a) Nghiên cứu, cập nhật, cải tiến nội
dung chương trình đào tạo về vận tải, logistics, áp dụng phương pháp đào tạo
tiên tiến, theo hướng đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, tăng thời gian đào tạo
thực hành.
b) Xây dựng và triển khai kế hoạch cụ
thể để đào tạo, đào tạo lại; xã hội hóa công tác đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên
chức và người lao động có đủ năng lực tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ các dự
án, các đối tác trong và ngoài nước thông qua đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo.
c) Nâng cao năng lực và trang thiết bị
cho các cơ sở đào tạo, huấn luyện, đặc biệt là đào tạo phi công, kiểm soát viên
không lưu, sĩ quan, thuyền viên hàng hải; tăng cường phối hợp và gắn kết giữa
đơn vị sử dụng nguồn nhân lực với các cơ sở đào tạo, huấn luyện để đảm bảo nhân
lực có kiến thức và kỹ năng sát với nhu cầu thực tế công việc và sử dụng hiệu
quả nguồn nhân lực đã được đào tạo.
d) Kết nối các tổ chức đào tạo, doanh
nghiệp logistics Việt Nam với các tổ chức đào tạo nước ngoài nhằm nâng cao hiệu
quả công tác đào tạo, huấn luyện nhân lực về logistics.
9. Công tác thanh tra, kiểm tra
a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra đối với hoạt động vận tải của tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là thanh tra kiểm
tra việc chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện
kinh doanh vận tải, các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, các quy định
về đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 29/CT-TTg
ngày 05 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý phương tiện giao
thông đường bộ hết niên hạn sử dụng, quá hạn kiểm định. Kiên quyết xử lý các
phương tiện không đảm bảo các điều kiện về đăng ký, đăng
kiểm để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải.
b) Xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng
xe, việc quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe, việc cấp và
sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải... Phối hợp
chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt
động vận tải trên địa bàn.
c) Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận,
xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp vận tải, người dân; đối
thoại tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Có biện pháp chấn chỉnh kịp thời đối với những
trường hợp thực hiện không nghiêm túc quy định về tiếp nhận, xử lý và trả lời
phản ánh, kiến nghị.
10. Các giải pháp, nhiệm vụ khác: Các
giải pháp, nhiệm vụ cụ thể phát triển thị trường vận tải
hàng hóa đến năm 2025 được quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Bộ Giao thông vận tải
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành và địa phương triển khai thực hiện Đề án này; nghiên cứu, đề xuất cơ chế,
chính sách huy động nguồn lực đảm bảo thực hiện Đề án có hiệu quả; tiếp tục thực
hiện đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 18 tháng 7
năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm
chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông.
b) Phối hợp chặt chẽ với các địa
phương trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động vận tải trên
địa bàn để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải.
c) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, tập
huấn và hướng dẫn các nội dung của Đề án; đồng thời định kỳ đánh giá tình hình
thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án khi cần
thiết.
2. Bộ Xây dựng
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải,
Bộ Khoa học và Công nghệ trong công tác sửa đổi, bổ sung, xây dựng các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến tiêu chí đảm bảo điều kiện kết nối giữa các
phương thức vận tải như: hệ thống nhà ga đường sắt, hệ thống kho bãi hàng, cảng
cạn...
b) Phối hợp với các địa phương và Bộ
Giao thông vận tải trong việc rà soát, di chuyển các kết cấu hạ tầng ra ngoài trung tâm đô thị như ga đường sắt, bến xe hàng, cảng biển.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, sửa đổi,
bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài
nhà nước cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và hoạt động khai thác vận tải,
đặc biệt là vận tải đa phương thức. Chủ trì, rà soát xây dựng hệ thống pháp luật
liên quan đến đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP).
4. Bộ Tài chính
a) Tham mưu đảm bảo các chính sách
tài chính cho việc thực hiện Đề án.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan rà soát sửa đổi, bổ sung chính sách thuế, phí, giá dịch vụ, cơ
chế hỗ trợ tài chính theo hướng tạo thuận lợi cho phát triển vận tải đa phương
thức và dịch vụ logistics.
c) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
xây dựng các cơ chế, chính sách về thuế, tài chính nhằm khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển và đầu tư
kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các công nghệ tiên tiến trong
ngành giao thông vận tải.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải
kết nối các chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tổ chức nghiên cứu,
thử nghiệm các công nghệ mới sử dụng trong lĩnh vực vận tải; tiếp tục ban hành
tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đối với phương tiện vận tải.
b) Chủ trì và phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải, các bộ, ngành có liên quan rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ
chế, chính sách có liên quan tới tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển
giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xã hội hóa
nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ, hỗ trợ ngành giao thông vận tải
thực hiện Đề án.
6. Bộ Công thương
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải và các bộ, ngành hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động dịch vụ
logistics.
b) Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải,
Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc hỗ trợ pháp lý về thương mại điện tử để
hình thành các sàn giao dịch vận tải hàng hóa.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp vận tải tiếp cận các quy định
trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
7. Bộ Thông tin và Truyền thông phối
hợp Bộ Giao thông vận tải tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông
tin chuyên ngành, ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp ngành giao
thông vận tải đầu tư, phát triển, kinh doanh công nghệ mới.
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp
với Bộ Giao thông vận tải và các địa phương rà soát, đề xuất các chính sách
liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo đảm cho hoạt động vận
tải đa phương thức, hoạt động logistics phát triển bền vững, thân thiện với môi
trường.
9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương
a) Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án
phù hợp với điều kiện của địa phương.
b) Nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến
khích đầu tư kết cấu hạ tầng phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa
phương; các cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển vận tải hàng hóa, vận
tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên địa bàn.
c) Chủ trì, phối hợp Bộ Xây dựng, Bộ
Giao thông vận tải và các doanh nghiệp lập kế hoạch cụ thể và các giải pháp đồng
bộ nhằm xây dựng, mở rộng, di dời một số kết cấu hạ tầng giao thông đầu mối như các cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, bến xe hàng, ga
đường sắt quốc gia, bến cảng biển; ưu tiên bố trí quỹ đất phục vụ nhu cầu phát
triển cảng cạn, trung tâm phân phối hàng hóa, bến xe hàng... quỹ đất cho phát
triển dịch vụ logistics.
10. Các hiệp hội, doanh nghiệp
a) Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA), Hiệp hội Vận tải ô
tô Việt Nam (VATA), Hiệp hội Đại lý và môi giới hàng hải
Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội Chủ hàng Việt
Nam (VNSC)... thúc đẩy tăng cường các hoạt động liên kết doanh nghiệp nhằm nâng
cao chất lượng dịch vụ vận tải, phát triển vận tải đa phương thức và chuỗi dịch
vụ logistics nội địa và quốc tế.
b) Các doanh nghiệp vận tải,
logistics trong nước tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt
là công nghệ thông tin để nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ
vận tải và giảm giá, phí các dịch vụ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Các hiệp hội: VLA, VSA, VATA, VISABA, VPA, VNSC;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, PL, NC, KGVX,
ĐMDN;
- Lưu: VT, CN (2) cp
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
PHỤ LỤC
CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI HÀNG
HÓA ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
Nhiệm vụ
|
Kết
quả đạt được
|
Cơ
quan thực hiện
|
Thời gian thực hiện
|
I
|
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật
|
1
|
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật để tạo môi trường vận tải cạnh tranh lành mạnh; thu hút các thành
phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải, dịch vụ logistics
|
Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù hợp hơn cho quản lý phát triển thị trường vận tải
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp
|
2019
- 2022
|
2
|
Rà soát các văn bản quy phạm pháp
luật, chính sách liên quan đến vận tải và logistics
|
Kiến nghị sửa đổi, ban hành mới các
chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận
tải xuyên biên giới
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp
|
2019
- 2020
|
3
|
Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung các quy định về tạo thuận lợi vận tải và thương mại qua biên giới, các
hiệp định song phương và đa phương về hàng không, hàng hải, đường bộ, đường sắt
và đường thủy nội địa
|
Kiến nghị các biện pháp đảm bảo
tránh xung đột trong cam kết về vận tải qua biên giới, vận tải quốc tế tại
các diễn đàn quốc tế, tránh xung đột giữa cam kết quốc tế
về vận tải với pháp luật trong nước
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Tư pháp
|
2019
- 2020
|
4
|
Xây dựng kế hoạch hành động triển khai thực hiện Luật Quy hoạch và các Nghị định của Chính phủ hướng
dẫn thực hiện Luật Quy hoạch
|
Đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý xây dựng
chiến lược, quy hoạch ngành giao thông vận tải một cách đồng bộ, khoa học;
phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với Bộ Tài chính
|
2019
- 2020
|
5
|
Rà soát xây dựng hệ thống pháp luật
liên quan đến đầu tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư (PPP).
|
Đảm bảo làm căn cứ để thực hiện đầu
tư xây dựng theo hình thức đối tác công tư, phù hợp với yêu cầu thực tế.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối
hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải
|
2019
- 2022
|
6
|
Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện
các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế: chính sách về ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và khai thác vận tải hàng
không, hàng hải, đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.
|
Tạo môi trường pháp lý đầy đủ, phù
hợp hơn cho việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin quản lý, điều hành và
khai thác vận tải
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
|
2019
- 2020
|
7
|
Tiếp tục rà soát,
bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách xã hội hóa đầu tư cơ
sở hạ tầng phục vụ vận tải (cảng cạn, cảng biển, cảng thủy nội địa, trạm dừng nghỉ...)
|
Hoàn thiện chính sách khuyến khích
nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng đầu mối kết nối các
phương thức vận tải, phát triển dịch vụ logistics
|
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
các Bộ ngành liên quan
|
2019
- 2020
|
8
|
Đẩy mạnh áp dụng Cơ chế Một cửa Quốc
gia
|
Áp dụng Cơ chế Một cửa Quốc gia cho
tất cả các thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, người và
phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh
|
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
các Bộ ngành liên quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
|
2019
- 2020
|
II
|
Phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông trọng yếu có vai trò thúc đẩy phát triển vận
tải và tăng cường kết nối các phương thức vận tải
|
1
|
Ưu tiên tập trung phát triển những
hạ tầng lớn, hiện đại, có sức lan tỏa: nâng cấp cảng hàng không quốc tế Tân Sơn
Nhất, xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành, cao tốc Bắc-Nam phía Đông,
một số đoạn tuyến quan trọng thuộc đường sắt tốc độ cao
trên trục Bắc - Nam. Xây dựng các phương án quy hoạch kết nối đường sắt vào
các cảng biển đầu mối, bao gồm các tuyến đường sắt đầu tư mới để triển khai
thực hiện đầu tư ngay khi có điều kiện;
|
Hình thành các kết cấu hạ tầng giao
thông trọng yếu có tính lan tỏa nhằm thúc đẩy phát triển vận tải, nâng cao chất
lượng và tái cơ cấu thị phần vận tải.
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn
nhà nước tại doanh nghiệp
|
2019
- 2025
|
2
|
Nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải container đường thủy nội địa và các dịch
vụ logistics tại khu vực Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ; Giải quyết dứt điểm các nút thắt, các điểm
tắc nghẽn trên các tuyến đường thủy nội địa huyết mạch;
|
Phát triển mạnh mẽ và nâng cao thị
phần vận tải container thủy nội địa trên các tuyến hành lang vận tải chính
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố liên quan
|
2019
- 2022
|
3
|
Đẩy mạnh phát triển hệ thống cảng cạn
theo quy hoạch được duyệt. Ưu tiên đầu tư các cảng cạn kết nối với đường thủy
nội địa ở khu vực phía Nam, các cảng cạn kết nối với đường thủy nội địa, đường
sắt ở khu vực phía Bắc
|
Hình thành hệ thống cảng cạn theo
quy hoạch được duyệt, đảm bảo là đầu mối kết nối giữa các phương thức vận tải
và cung cấp dịch vụ logistics
|
Bộ Giao thông
vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan
|
2019
- 2025
|
4
|
Đầu tư mở rộng hạ tầng logistics nhằm
kết nối các cảng của Việt Nam với các nước láng giềng
|
Xây dựng công trình giao thông, kho
bãi, trung tâm logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối các cảng của
Việt Nam với Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Trung Quốc
|
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận
tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
liên quan
|
2019
- 2022
|
III
|
Phát triển hài hòa, hợp lý các
phương thức vận tải, phát triển vận tải đa phương
thức và dịch vụ logistics
|
1
|
Đẩy mạnh tái cơ cấu vận tải nhằm
phát triển thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý
|
Khắc phục tình trạng bất hợp lý về
cơ cấu vận tải, tăng thị phần của các phương thức vận tải khối lượng lớn,
tăng cường kết nối các phương thức vận tải, giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với các Bộ liên quan
|
2019
- 2025
|
2
|
Ưu tiên phát triển vận tải đa
phương thức trên các hành lang vận tải chính, đặc biệt là hành lang Bắc Nam
và các hành lang kết nối với các cảng biển cửa ngõ quốc tế
|
Tăng khối lượng hàng hóa vận chuyển
theo hình thức vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới, quá cảnh trên
các hành lang vận tải chính
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với các bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố liên quan
|
2019
- 2025
|
3
|
Khuyến khích, tạo điều kiện hình
thành các doanh nghiệp vận tải có quy mô lớn, có khả năng thực hiện các chuỗi
vận tải nội địa - quốc tế.
|
Hình thành một số doanh nghiệp có
quy mô và năng lực đảm bảo khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Công thương, Bộ Tài chính, các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2025
|
4
|
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các
sàn giao dịch vận tải, logistics
|
Đưa sàn giao dịch vận tải trở thành
công cụ phổ biến trong việc kết nối giữa người vận chuyển và khách hàng một
cách công khai, minh bạch và cạnh tranh bình đẳng.
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông
|
2019
- 2022
|
5
|
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng
hóa bằng đường sắt, đặc biệt là vận tải container
|
Tăng lưu lượng và thị phần hàng hóa
vận chuyển bằng đường sắt. Giảm thời gian, tăng độ tin cậy và chất lượng dịch
vụ. Kết nối tốt vận tải đường sắt với các hệ thống đường bộ, hàng hải, hàng
không, đường thủy nội địa
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan
|
2019
- 2025
|
6
|
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển vận tải ven biển (sông pha biển), vận tải
container đường thủy nội địa
|
Tăng khối lượng và thị phần vận tải
sông pha biển; thúc đẩy vận tải container
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với các bộ liên quan
|
2019
- 2022
|
7
|
Phát triển hệ thống kho vận tại các
cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất
|
Hình thành các trung tâm logistics
hàng không, trong đó có khu vực phục vụ các mặt hàng đặc biệt (hàng nguy hiểm,
hàng giá trị cao, hàng công nghệ cao, hàng cần chế độ bảo
quản đặc biệt..
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với các bộ liên quan
|
2019
- 2025
|
IV
|
Tạo thuận lợi cho vận tải quá cảnh,
vận tải qua biên giới
|
1
|
Tập trung phát triển vận tải giữa
Việt Nam với các nước láng giềng Lào, Campuchia, Thái Lan,
Myanmar và Trung Quốc. Đẩy mạnh phát triển vận tải trên hành lang kinh tế
Đông Tây và hành lang phía Nam
|
Mở rộng kết nối hạ tầng, vận tải và
logistics với các nước láng giềng nhằm phát triển vận tải đa phương thức quốc
tế, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ liên quan
|
2019
- 2025
|
2
|
Đẩy mạnh cơ chế một cửa quốc gia
|
Áp dụng Cơ chế Một cửa Quốc gia cho
tất cả các thủ tục liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, người và
phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh
|
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
các bộ liên quan
|
2019
- 2022
|
3
|
Đẩy mạnh các hoạt động thuận lợi
hóa vận tải qua biên giới
|
Luật hóa và triển khai đầy đủ các cam kết trong các hiệp định song phương và đa
phương về tạo thuận lợi cho vận tải qua biên giới đã ký kết
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với các bộ liên quan
|
2019
- 2025
|
4
|
Sửa đổi, bổ sung các quy định về
hàng hóa, người và phương tiện qua biên giới
|
Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy
định chưa hợp lý để tạo thuận lợi cho hàng hóa qua biên giới giữa Việt Nam và
các nước láng giềng
|
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải và các bộ liên quan
|
2019
- 2020
|
V
|
Tăng cường ứng dụng khoa học
công nghệ và năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
|
1
|
Tăng cường triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin, áp dụng công nghệ của cuộc cách mạng 4.0 trong tất cả các
lĩnh vực hoạt động giao thông vận tải. Ưu tiên triển
khai các ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng suất lao động, tăng cường
năng lực khai thác hạ tầng, phương tiện và cải cách thủ tục hành chính
|
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin và áp dụng công nghệ tiên tiến trong ngành giao
thông vận tải
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2022
|
2
|
Tiếp tục triển
khai kiến trúc Chính phủ điện tử Bộ Giao thông vận tải làm nền tảng quy hoạch
các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin của toàn ngành
|
Tiếp tục triển khai kiến trúc Chính
phủ điện tử tại Bộ Giao thông vận tải
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2020
|
3
|
Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về
hoạt động vận tải của các phương thức, thống kê số liệu vận tải
|
Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu và
thống kê vận tải tin cậy phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động của doanh nghiệp
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
2019
- 2022
|
4
|
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý điều hành và khai thác vận tải hàng hóa đường bộ
|
Xây dựng các phần mềm quản lý hoạt
động vận tải, quản lý phương tiện, kinh doanh khai thác quản lý hoạt động của
các sàn giao dịch vận tải; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý, khai thác
hệ thống trung tâm điều hành vận tải, trạm dừng nghỉ, kiểm soát tải trọng xe,
hệ thống giao thông thông minh, trung tâm đào tạo, sát hạch lái xe, thiết bị
kiểm soát hành trình....
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2022
|
5
|
Tăng cường ứng dụng khoa học công
nghệ trong tổ chức điều hành khai thác vận tải đường sắt
|
Tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển
bằng đường sắt, tăng năng lực thông qua và an toàn trên các tuyến cho cả tàu
khách và tàu hàng; tăng năng lực kết nối với các phương thức vận tải khác, giảm
thời gian, tăng độ tin cậy và chất lượng dịch vụ
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2022
|
6
|
Tăng cường ứng dụng khoa học công
nghệ trong tổ chức điều hành khai thác vận tải đường thủy nội địa:
|
Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ
tiên tiến nhằm nâng cao tốc độ chạy tàu, nâng cao năng lực xếp dỡ; phát triển và nâng cao năng lực vận tải sông pha biển, vận tải container, vận
tải hàng siêu trường, siêu trọng; thực hiện triển khai lắp
đặt thiết bị giám sát hành trình (AIS) và trang bị thiết bị VHF trên phương tiện thủy nội địa
theo lộ trình;
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2022
|
7
|
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý điều hành và khai thác vận tải hàng hóa đường biển
|
Ứng dụng công nghệ tiên tiến để
nâng cao năng lực khai thác cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển
và dịch vụ hàng hải; hiện đại hóa hệ thống báo hiệu hàng hải; hệ thống các
đài thông tin duyên hải Việt Nam; phát triển các hệ thống thông tin hỗ trợ
hàng hải, quản lý và theo dõi tàu thuyền hoạt động trên biển
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2022
|
8
|
Tăng cường ứng dụng khoa học công
nghệ trong tổ chức điều hành khai thác vận tải hàng không
|
Hiện đại hóa công nghệ trong các
lĩnh vực hoạt động hoạt động thương mại, kỹ thuật khai thác và quản lý như
công nghệ tự động hóa, số hóa, công nghệ dẫn đường, giám sát và quản lý không
lưu thông qua vệ tinh. Hiện đại hóa công tác quản lý, khai thác và bảo đảm bảo tuyệt đối an
toàn, an ninh hàng không; tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng
không và khả năng xử lý hàng hóa với mức độ tự động hóa cao
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2022
|
VI
|
Nâng cao sức cạnh tranh của doanh
nghiệp vận tải; phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội
chuyên ngành
|
1
|
Hỗ trợ, kiến tạo cho việc hợp tác,
liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp vận tải và logistics của các
chuyên ngành vận tải
|
Hình thành những doanh nghiệp lớn về
logistics, tạo định hướng và động lực phát triển thị trường. Nâng cao số lượng
doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trọn gói, ứng dụng công nghệ hiện đại
nhằm đạt chất lượng dịch vụ cao hơn
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Công Thương, các bộ liên quan
|
2019
- 2022
|
2
|
Áp dụng các biện pháp nhằm ổn định
thị trường vận tải hàng hóa đường bộ, tạo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát tải trọng xe nhằm giảm thiểu tình trạng chở quá tải
|
Ổn định thị trường vận tải hàng hóa đường bộ, tạo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh. Giảm thiểu
tình trạng chở quá tải, đảm bảo phương tiện vận tải hoạt
động theo đăng ký
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với các bộ liên quan
|
2019
- 2022
|
3
|
Đổi mới quản lý khai thác kinh
doanh vận tải đường sắt; thực hiện tái cơ cấu Tổng Công ty đường sắt Việt Nam
theo Đề án được phê duyệt.
|
Nâng cao vai trò, năng lực, thị phần
và chất lượng dịch vụ của vận tải đường sắt
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với các bộ liên quan
|
2019
- 2022
|
4
|
Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ
năng lực đầu tư, liên doanh, liên kết cung cấp các dịch vụ logistics đường sắt,
vận tải đa phương thức có sự tham gia của vận tải đường sắt.
|
Tăng khối lượng vận tải đa phương
thức và dịch vụ logistics có sự tham gia hiệu quả của đường sắt
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Công thương, các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2022
|
5
|
Điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính
sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa
|
Đề xuất điều chỉnh, bổ sung Quyết định
47/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/10/2015 về Cơ chế, chính sách khuyến
khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa đảm bảo phù hợp với thực
tế, khả thi trong thực hiện
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Tài chính; các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2022
|
6
|
Tiếp tục nghiên cứu rà soát, điều chỉnh
khung giá dịch vụ cảng biển đối với từng khu vực.
|
Ban hành các khung giá dịch vụ cảng
biển phù hợp đối với từng khu vực.
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Tài chính, các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2025
|
7
|
Nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh các cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp vận tải biển phù hợp với thực
tiễn
|
Nâng cao thị phần vận chuyển hàng
hóa xuất nhập khẩu của đội tàu biển Việt Nam và chất lượng dịch vụ vận tải
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Tài chính, các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2025
|
8
|
Nâng cao năng lực của các hãng hàng không trong nước đủ sức cạnh tranh tham gia thị trường hàng
không thống nhất ASEAN, tham gia có hiệu quả vào các thị
trường hàng không liên khối rộng lớn hơn như ASEAN - EU,
ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN - Hàn Quốc...
|
Tăng khả năng
và thị phần của các hãng hàng không trong nước tham gia các thị trường hàng
không quốc tế
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
2019
- 2022
|
9
|
Tiếp tục tăng cường sự tham gia của
các hãng hàng không tư nhân, hàng không giá rẻ. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận
tải hàng hóa và nghiên cứu phát triển đội tàu bay chở hàng riêng của các hãng
hàng không Việt Nam tới các thị trường quốc tế trọng điểm
|
Thu hút thêm các hãng hàng không tư
nhân, hàng không giá rẻ tham gia thị trường. Đầu tư một số tàu bay chở hàng
tham gia vận tải quốc tế
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
|
2019
- 2022
|
10
|
Đổi mới phương thức hoạt động, nâng
cao vai trò và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội vận tải, hiệp hội
logistics.
|
Nâng cao hiệu quả hoạt động của các
hiệp hội vận tải, hiệp hội logistics.
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Tài chính, các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2020
|
VII
|
Tăng cường hợp tác quốc tế về
giao thông vận tải
|
1
|
Thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương
trong lĩnh vực giao thông vận tải, logistics với các nước láng giềng, các nước
GMS, ASEAN. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước là đối tác truyền thống, đối
tác quan trọng trong lĩnh vực giao thông vận tải như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa
Kỳ, Đức,...
|
Đẩy mạnh cơ hội hợp tác và thu hút
doanh nghiệp logistics nước ngoài đến làm ăn, hợp tác với doanh nghiệp Việt
Nam
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với các bộ liên quan
|
2019
- 2022
|
2
|
Tích cực tham gia vào các diễn đàn giao
thông vận tải đa phương, trong đó ưu tiên tham gia một cách chủ động, tích cực
và có trách nhiệm vào các hoạt động hợp tác giao thông vận tải trong khuôn khổ ASEAN cũng như tham gia
tích cực hơn vào các hoạt động tại các diễn đàn quốc tế chuyên ngành giao
thông vận tải như Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức Hàng hải
quốc tế (IMO), Tổ chức Đường sắt quốc tế (OSJD), Hiệp hội các Tổ chức đường bộ
quốc tế
|
Nâng cao uy tín và đảm bảo tuân thủ
các tiêu chuẩn quốc tế về vận tải và logistics của các
doanh nghiệp Việt Nam
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với các bộ liên quan
|
2019
- 2022
|
3
|
Tăng cường hợp tác với các đối tác
nước ngoài để phát triển vận tải và dịch vụ logistics quốc tế
|
Tăng cường liên kết với các hiệp hội
và doanh nghiệp vận tải, dịch vụ logistics quốc tế.
|
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối
hợp với Bộ Công thương, các Hiệp hội liên quan
|
2019
- 2022
|
VIII
|
Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực
|
1
|
Nghiên cứu, cập nhật, cải tiến nội
dung chương trình đào tạo về vận tải, logistics, áp dụng phương pháp đào tạo
tiên tiến, theo hướng đào tạo chuyên sâu
|
Các trường đại học nghiên cứu xây dựng
chương trình, giáo trình đào tạo về logistics, thành lập khoa logistics. Công
nhận chuyên ngành đào tạo logistics
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải
|
2019
- 2025
|
2
|
Xây dựng và triển khai kế hoạch cụ
thể để đào tạo, đào tạo lại; xã hội hóa công tác đào tạo để nâng cao trình độ,
năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức và người lao động
|
Tổ chức đào tạo cơ bản về logistics
cho cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ quản lý nhà nước để có thể vận dụng
trong hoạt động chuyên môn của đơn vị mình
|
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải
|
2019
- 2025
|
3
|
Nâng cao năng lực và trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, huấn luyện, đặc biệt là đào tạo
phi công, kiểm soát viên không lưu, sĩ quan, thuyền viên
hàng hải; tăng cường phối hợp và gắn kết giữa đơn vị sử dụng nguồn nhân lực với
các cơ sở đào tạo, huấn luyện
|
Đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở
đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo
|
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông vận tải
|
2020
- 2025
|
4
|
Kết nối các tổ chức đào tạo, doanh
nghiệp logistics: Việt Nam với các tổ chức đào tạo nước ngoài
|
Hợp tác với các tổ chức đào tạo nước
ngoài tiến hành các khóa đào tạo dựa trên thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công
tác đào tạo, huấn luyện nhân lực về logistics
|
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ
logistics Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội
|
2020
- 2025
|