ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do -
Hạnh phúc
-------------------
|
Số: 619/QĐ-UBND
|
Tiền Giang, ngày 21 tháng 3 năm
2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ HỖ TRỢ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT CHO
NGƯỜI NUÔI TÔM BỊ THIỆT HẠI DO BỆNH NGUY HIỂM GÂY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN
GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN
GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ
tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy
sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Quyết định số 49/2012/QĐ-TTg ngày 08/11/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 của Quyết định số
142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách
hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt
hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010 của Bộ
Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ cây trồng, vật nuôi, thủy sản
để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai dịch bệnh;
Căn cứ Thông tư số 52/2011/TT-BNNPTNT ngày 28/7/2011 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các biện pháp phòng, chống dịch
bệnh trên tôm nuôi;
Căn cứ Thông tư số 38/2012/TT-BNNPTNT ngày 02/8/2012 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục các bệnh thủy sản phải
công bố dịch;
Căn cứ Thông tư số 33/2013/TT-BTC ngày 21/3/2013 của Bộ Tài
chính sửa đổi, bổ sung Điều 2 của Thông tư số 187/2010/TT-BTC ngày 22/11/2010
của Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật
nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Dịch bệnh nguy hiểm gây thiệt hại đối với tôm nuôi bao gồm:
- Bệnh đốm trắng trên tôm sú, tôm chân trắng;
- Hội chứng Taura trên tôm chân trắng;
- Bệnh hoại tử cơ trên tôm chân trắng;
- Bệnh đầu vàng trên tôm sú, tôm chân trắng;
- Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô trên tôm
sú, tôm chân trắng;
- Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm sú, tôm chân
trắng.
2. Đối tượng áp dụng:
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nuôi tôm sú quảng canh và thâm
canh; tôm chân trắng thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bị thiệt hại do các
bệnh quy định tại khoản 1 của Điều này.
Điều 2. Điều kiện và hồ sơ đề nghị hỗ trợ
1. Điều kiện hỗ trợ:
Chủ nuôi phải thực hiện tốt các nội dung sau:
- Có đăng ký chăn nuôi với chính quyền địa phương; thực hiện
đầy đủ các thủ tục về vệ sinh thú y và môi trường theo quy định hiện hành của
Nhà nước. Thời điểm đăng ký chăn nuôi không quá 15 ngày kể từ khi thả giống;
- Tôm giống thả nuôi có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ
quan Thú y;
- Kịp thời khai báo với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị
trấn (gọi tắt Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc cơ quan thú y gần nhất khi tôm nuôi
bị nhiễm bệnh và tuân thủ hướng dẫn quy trình xử lý mầm bệnh của cơ quan chức
năng nhằm bao vây, khống chế không để lây lan dịch bệnh;
- Được cơ quan Thú y chẩn đoán xác định tôm nuôi bị thiệt
hại do một trong các bệnh quy định tại khoản 1, Điều 1 của Quyết định này.
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
- Sổ theo dõi hoạt động nuôi thủy sản của chủ nuôi;
- Giấy chứng nhận kiểm dịch;
- Biên bản xác minh bệnh thủy sản của cơ quan thú y (Biên
bản phải có đầy đủ chữ ký của chủ nuôi, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan thú y
tỉnh, huyện);
- Biên bản giám sát xử lý mầm bệnh trên tôm nuôi của Ủy ban
nhân dân cấp xã (Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của Ủy ban nhân dân cấp xã và
chủ nuôi).
Điều 3. Mức hỗ trợ
- Đối với tôm sú nuôi quảng canh bị thiệt hại hơn 70%, mức
hỗ trợ là 6.000.000 đồng/ha; bị thiệt từ 30 - 70%, mức hỗ trợ là 2.000.000
đồng/ha.
- Đối với tôm sú nuôi thâm canh bị thiệt hại trên 70%, mức
hỗ trợ là 8.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30 - 70%, mức hỗ trợ là 6.000.000
đồng/ha.
- Đối với tôm chân trắng nuôi thâm canh bị thiệt hại trên
70%, mức hỗ trợ là 20.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30 - 70%, mức hỗ trợ là
10.000.000 đồng/ha.
Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện
Sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách để chi, trong đó:
1. Ngân sách cấp tỉnh chi 80% đối với mức chi hỗ trợ quy
định tại Điều 3 của Quyết định này.
2. Ngân sách cấp huyện chi 20% đối với mức chi hỗ trợ quy
định tại Điều 3 của Quyết định này.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi tình
hình thực hiện Quyết định này, đồng thời chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt việc xử
lý mầm bệnh, theo dõi, giám sát tình hình chi hỗ trợ, thanh quyết toán đảm bảo
đúng đối tượng, số lượng theo quy định của nhà nước và định kỳ hàng năm báo cáo
Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn hướng dẫn các ngành và địa phương thực hiện chi và quyết
toán theo chế độ hiện hành của Nhà nước.
3. Giao Ủy ban nhân dân các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây,
Tân Phú Đông và thị xã Gò Công chỉ đạo các đơn vị chức năng, địa phương tăng
cường kiểm tra, phát hiện dịch bệnh kịp thời; phối hợp với các cơ quan chuyên
môn của tỉnh tổ chức xử lý mầm bệnh và thực hiện chi hỗ trợ cho người chăn nuôi
khôi phục sản xuất theo quy định. Định kỳ hàng năm.
Điều 6. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú
Đông, thị xã Gò Công và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi
hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết
định số 1219/QĐ-UBND ngày 22/5/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền
Giang về việc hỗ trợ khôi phục sản xuất cho người nuôi tôm bị thiệt hại do các
dịch bệnh nguy hiểm gây ra trên địa bàn tỉnh Tiền Giang./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Nghĩa
|