ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
61/2006/QĐ-UBND
|
Đông Hà, ngày 01
tháng 8 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI KHKT VỀ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO VỆ
NGƯỜI TIÊU DÙNG TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP
ngày 30/7/2003 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội KHKT
về Đo lường chất lượng và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh và của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ Hội KHKT về Đo lường chất
lượng và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Quảng Trị đã được Đại hội thành lập Hội
KHKT về Đo lường chất lượng và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh thông qua ngày 9
tháng 5 năm 2006 tại thị xã Đông Hà.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan
và Chủ tịch Hội KHKT về Đo lường chất lượng và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2
- CT, PCT UBND tỉnh
- PVP UBND tỉnh
- Ban DVTU
- Sở Nội vụ
- Lưu VT, NC
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Lê Hữu Phúc
|
ĐIỀU LỆ
HỘI KHOA HỌC KỸ THUẬT VỀ ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG
TỈNH QUẢNG TRỊ
Chương I
TÊN GỌI, MỤC
ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA HỘI
Điều 1. Tên: Hội Khoa học kỹ thuật về Đo lường Chất
lượng và Bảo vệ Người tiêu dùng tỉnh Quảng Trị. Gọi tắt là Hội Đo lường Chất
lượng và Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. Hội Đo lường, Chất lượng và Bảo vệ Người tiêu
dùng Quảng Trị là một tổ chức tự nguyện của những người hoạt động trong các
lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng để trao đổi thông tin, kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ; giúp đỡ nhau
nâng cao trình độ; xây dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ trong
lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng, góp phần có hiệu quả vào sự
nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của tỉnh.
Điều 3. Hội hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh. Hội chịu
sự quản lý nhà nước của Sở Khoa học và Công nghệ và hoạt động tuân thủ theo
pháp luật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.
Hội là thành viên của các hội: Hội
Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam, Hội Đo lường Việt Nam,
Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Quảng Trị.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
là cơ quan bảo trợ hoạt động của Hội.
Điều 4. Hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài
khoản riêng để hoạt động. Trụ sở Hội đặt tại Đông Hà.
Điều 5. Hội có các nhiệm vụ sau đây:
1. Tập hợp, đoàn kết, động viên nhiệt
tình và khả năng lao động của hội viên nhằm đẩy mạnh các hoạt động tiêu chuẩn
hóa, đo lường, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
2. Hoạt động thông tin, trao đổi, đào
tạo, bồi dưỡng các kiến thức về khoa học, công nghệ, tiêu chuẩn hóa, đo lường,
chất lượng và các kiến thức về tiêu dùng.
3. Thực hiện chức năng tư vấn, giám
định và phản biện xã hội trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng.
4. Tham gia và kiến nghị với các cơ
quan quản lý nhà nước về những chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch
và biện pháp nhằm phát triển công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
5. Hợp tác chặt chẽ với Chi cục
TC-ĐL-CL tỉnh, các tổ chức công đoàn, phụ nữ, các hội khoa học-kỹ thuật để trao
đổi nâng cao kinh nghiệm hoạt động và tranh thủ sự giúp đỡ về thông tin, về
trang thiết bị cần thiết và đo lường thử nghiệm. Thực hiện các hoạt động hợp
tác quốc tế về tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
6. Đại diện cho hội viên trong hoạt
động liên quan đến mục đích, nhiệm vụ của Hội, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
hội viên.
Chương II
HỘI VIÊN
Điều 6. Các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực
tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tán
thành điều lệ Hội, tự nguyện tham gia công tác Hội có thể được kết nạp vào Hội.
Những cá nhân, tập thể, tuy không hoạt động cụ thể cho Hội nhưng có nhiều đóng
góp tích cực cho Hội có thể được công nhận là hội viên danh dự (hội viên danh
dự không có quyền biểu quyết).
Thủ tục kết nạp hội viên do Ban chấp
hành hội quy định.
Điều 7. Hội viên có quyền:
- Thảo luận và biểu quyết mọi công
việc của Hội, bầu cử và ứng cử vào Ban chấp hành Hội.
- Được thông tin và giúp đỡ để nâng
cao trình độ về tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng.
- Được hưởng những quyền lợi khác do
Hội quy định.
- Được quyền xin ra Hội.
Điều 8. Hội viên có nghĩa vụ:
- Tôn trọng và chấp hành điều lệ Hội,
thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, nghị quyết của Hội.
- Tuyên truyền, giáo dục quần chúng
về tiêu chuẩn hóa, đo lường, chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, mở
rộng ảnh hưởng và uy tín của hội, vận động quần chúng hưởng ứng mọi hoạt động
của hội.
- Tích cực nghiên cứu học tập để nâng
cao trình độ và áp dụng vào việc đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn hóa, đo lường,
chất lượng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Đóng hội phí đầy đủ.
Chương III
TỔ CHỨC CỦA HỘI
Điều 9. Hội được tổ chức và làm việc theo nguyên tắc tập
trung dân chủ. Hội có văn phòng và có thể thành lập các tổ chức trực thuộc để
hoạt động. Việc thành lập và hoạt động của các đơn vị thuộc Hội phải tuân theo
các quy định của pháp luật.
Điều 10. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của hội là Đại hội
đại biểu toàn tỉnh của Hội. Đại hội được tiến hành 5 năm 1 lần, do Ban chấp
hành Hội triệu tập. Trường hợp đặc biệt, Ban chấp hành Hội có thể triệu tập đại
hội bất thường khi có 2/3 ủy viên Ban chấp hành yêu cầu.
Đại hội đại biểu của Hội có những
nhiệm vụ sau đây:
- Thông qua báo cáo của Ban chấp hành
Hội;
- Quyết định mục đích nhiệm vụ và
phương hướng công tác của Hội;
- Biểu quyết tán thành hoặc sửa đổi
Điều lệ hội;
- Bầu Ban chấp hành và Ban kiểm tra
của Hội.
Điều 11. Ban chấp hành hội là cơ quan lãnh đạo của hội
giữa hai kỳ đại hội. Thành phần, cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn của ủy viên Ban
chấp hành hội do Đại hội quyết định. Ban chấp hành hội có nhiệm vụ thảo luận
báo cáo tổng kết nhiệm kỳ hoạt động của hội, thi hành và triển khai các Nghị
quyết của đại hội và lãnh đạo toàn bộ công tác của hội trong thời gian giữa hai
nhiệm kỳ Đại hội.
Ban chấp hành hội họp mỗi năm 2 lần
vào tháng 6 và tháng 12 trong năm. Trường hợp đặc biệt Ban chấp hành có thể họp
bất thường theo yêu cầu của chủ tịch hội hoặc trên 1/3 hội viên đề nghị.
Điều 12. Ban chấp hành hội bầu ra Ban thường trực gồm có
chủ tịch, các phó chủ tịch và thư ký hội. Ban thường trực thay mặt Ban chấp
hành hội điều hành công việc thường xuyên của Hội và kiểm tra đôn đốc việc thực
hiện các chủ trương, nghị quyết của Hội do BCH hội thông qua.
- Chủ tịch Hội chịu trách nhiệm trước
BCH hội chỉ đạo toàn bộ công việc của Hội giữa 2 nhiệm kỳ. Các phó chủ tịch hội
do chủ tịch Hội phân công công việc giúp chủ tịch Hội và chịu trách nhiệm trước
chủ tịch Hội những công việc được phân công đó.
- Thư ký hội chịu trách nhiệm trước
chủ tịch hội điều hành công việc thường xuyên của hội, tổ chức xây dựng kế
hoạch công tác của hội.
Điều 13. Ban kiểm tra của hội do Đại hội đại biểu hội
viên bầu ra. Tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng ủy viên và thể thức bầu Ban kiểm tra
do BCH hội dự kiến, trình Đại hội quyết định.
Ban kiểm tra họp mỗi năm 2 lần vào
tháng 6 và tháng 12 trong năm. Trường hợp đặc biệt có thể họp bất thường theo
yêu cầu của Chủ tịch hội hoặc trưởng ban kiểm tra.
Quyền hạn và nhiệm vụ của Ban kiểm
tra bao gồm:
- Kiểm tra việc thực hiện điều lệ của
hội.
- Kiểm tra các hoạt động tài chính,
kế toán của hội và các tổ chức do hội thành lập.
- Xem xét và giải quyết các đơn khiếu
nại, khiếu tố.
Chương IV
TÀI CHÍNH CỦA HỘI
Điều 14. Nguồn thu của hội bao gồm:
- Hội phí của hội viên
- Thu nhập từ các hoạt động về kinh
tế của hội do Nhà nước cho phép.
- Tiền và hiện vật do cá nhân, tổ
chức, đoàn thể ở trong và ngoài nước ủng hộ.
- Tiền trợ cấp của Nhà nước, của hội
cấp trên.
- Các khoản thu không trái với quy
định của pháp luật.
Điều 15. Tài chính, tài sản của hội được quản lý và sử
dụng theo quy định của Ban thường trực và tuân thủ pháp luật của nhà nước.
Chương V
KHEN THƯỞNG VÀ
KỶ LUẬT
Điều 16. Những hội viên nào có thành tích xuất sắc trong
công tác hội sẽ được hội khen thưởng và đề nghị các cấp khen thưởng.
Điều 17. Hội viên nào hoạt động trái với Nghị quyết và
Điều lệ của hội hoặc làm tổn thương đến uy tín và danh dự của hội thì tùy theo
mức độ mà hội phê bình, giáo dục. Nếu sai lầm nghiêm trọng sẽ khai trừ ra khỏi
Hội.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI
HÀNH
Điều 18. Điều lệ này gồm 6 chương, 18 điều do Đại hội
đại biểu hội viên của hội thông qua ngày 09 tháng 5 năm 2006 và có hiệu lực kể
từ ngày được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.