Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 5880/QĐ-UBND0 quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản muối Nghệ An

Số hiệu: 5880/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Đinh Viết Hồng
Ngày ban hành: 15/12/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5880/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 15 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN VÀ MUỐI TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015-2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 4/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030;

Căn cứ Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 03/12/2014 Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

Căn cứ Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định điều kiện đảm bảo An toàn thực phẩm và phương thức quản lý đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT/BNNPTNT-BNV ngày 25/3/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc UBND cấp Tỉnh và cấp huyện;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3062/TTr-SNN ngày 25/11/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý Chất lượng, An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030, với các nội dung chính như sau:

1. Quan điểm phát triển

1.1. Bảo đảm an toàn thực phẩm có tác động lớn đến sức khỏe của người dân, sự phát triển kinh tế và là mối quan tâm của toàn xã hội. Do đó công tác này phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài của cả hệ thống chính trị và của mi người dân, trong đó đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền;

1.2. Đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là đầu tư cho phát triển là đầu tư có hiệu quả, góp phn tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp và gián tiếp;

1.3. Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đòi hỏi sự phối hợp liên ngành chặt chẽ trong đó trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này đóng vai trò then cht. Do đó hoàn thiện và tăng cường đủ mạnh đối với hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là yếu tố tiên quyết đảm bảo sự thành công và hiệu quả trong hoạt động bo đảm an toàn thực phẩm;

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu chung

a) Hình thành và phát triển hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và mui một cách đồng bộ, xuyên suốt với sự tham gia của toàn hệ thng chính trị nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm;

b) Tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức cũng như hành động về qun lý chất lượng, an toàn thực phẩm của chủ cơ sở, người lao động của các cơ sở, trang trại, vùng sản xuất tập trung, làm cho họ hiểu và hành động theo đúng các quy định của Luật An toàn thực phẩm;

c) Việc kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm trong các chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn được thiết lập, xây dựng, hình thành và phát huy hiệu quả với một số sản phẩm thiết yếu góp phần chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể

a) Thời kỳ 2015-2020:

- Về nhận thức:

Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của tất cả các đối tượng liên quan, từ người quản lý, người sản xuất đến người tiêu dùng về tầm quan trọng, kiến thức, phương pháp luận và thông tin đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản. Chi tiêu cụ thể:

+ 100% cán bộ quản lý (bao gồm lãnh đạo UBND các cấp; lãnh đạo các Sở chuyên ngành: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị xã hội);

+ 100% nông dân, ngư dân tham gia sản xuất hàng hóa thực phẩm nông lâm thủy sản được cập nhật các thông tin, kiến thức về đảm bảo chất lượng và ATVSTP.

+ 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm.

- Về tổ chức bộ máy:

+ Hoàn thiện tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị, các cơ quan quản lý;

+ Tăng cường đầu tư năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối từ cấp tỉnh đến cấp xã đặc biệt các cơ quan đầu mối và đơn vị sự nghiệp liên quan tới quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm ở tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất:

+ 100% các huyện, thành phố, thị xã hoàn thành và phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất, chế biến tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm, tập trung vào các sản phẩm rau, thịt và ngành hàng thực phẩm chủ lực của địa phương;

+ 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm quy mô công nghiệp, tập trung được kiểm tra đảm bảo và được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

+ 100% cơ sở sản xuất, bảo quản, sơ chế, chế biến thực phẩm quy mô tập trung áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm như HACCP, ISO 9001, ISO 22000...;

+ 100% cảng cá, tàu cá từ 90 mã lực trlên, cơ sở thu mua nguyên liệu, cơ sở sơ chế nông lâm thủy sản đạt quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng như GMP, SSOP (Quy phạm vệ sinh chuẩn);

+ 40-50% cơ sở nuôi/vùng nuôi thâm canh, 15% cơ sở nuôi/vùng nuôi quảng canh được công nhận GaqP/CoC. 100% vùng nuôi thủy sản tập trung; 80% vùng nuôi nhỏ lẻ được giám sát dư lượng hóa chất độc hại; 60% diện tích sản xuất rau, quả, chè áp dụng VietGAP (Quy định của Việt Nam về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt).

+ 100% sản phẩm rau, quả tại các vùng sản xuất tập trung đưa đi tiêu thụ nội địa, làm nguyên liệu cho chế biến và cho xuất khẩu là sản phẩm được chứng nhận và công bố sản xuất, chế biến theo quy trình sản xuất an toàn theo VietGAP và hệ thng phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP).

- Về công tác quản lý cộng đồng:

+ 100% huyện, thành phố, thị xã có vùng sản xuất rau, chăn nuôi tập trung; các vùng sản xuất không tập trung, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình được phân cấp quản lý cụ thể cho cấp xã và được giám sát dư lượng hóa chất độc hại và giám sát của cộng đồng về chất lượng sản phẩm.

+ Hình thành được hệ thống cảnh báo an toàn thực phẩm từ cấp Tỉnh đến Xã, thu thập xử lý, phản ánh thông tin kịp thời giữa các cấp quản lý, các tổ chức đoàn thể đặc biệt thông tin thông qua việc phát huy giám sát an toàn thực phẩm từ cộng đồng.

- Về xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại:

Xây dựng được thương hiệu và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông lâm thủy sản, đặc biệt các sản phẩm có ưu thế của tỉnh.

b) Tầm nhìn đến năm 2030:

Đến năm 2030 về cơ bản, việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hi nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

3. Định hướng kế hoạch thực hiện đề án đến năm 2020, tầm nhìn 2030

3.1. Định hướng thực hiện đề án

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án trong đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030 nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.

3.2. Nội dung thực hiện đề án:

3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý ATTP từ Tỉnh đến Huyện, Xã:

Thiết lập và duy trì hiệu quả bộ máy quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm xuyên suốt từ Tỉnh đến Huyện, Xã đảm bảo đủ nhân lực,năng lực phục vụ cho công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối.

a) Với cơ quan quản lý cấp Tỉnh:

Tăng cường nhân lực, bố trí cán bộ chuyên trách lĩnh vực an toàn thực phẩm tại các các quan quản lý cấp Tỉnh.

- Chi cục Quản lý Cht lượng Nông Lâm sản và Thủy sản:

Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản kiện toàn lại các phòng chuyên môn theo số lượng phòng, tên gọi, chức năng nhiệm vụ các phòng ban theo hướng dẫn và quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT tại Thông tư liên bộ số 14/2015/TTLT-BNV-BNNPTNT. Cụ thể:

+ Phòng chuyên môn nghiệp vụ:

Gồm 04 phòng:

(1) Phòng Hành chính – Tng hợp;

(2) Phòng Quản lý chất lượng, chế biến nông lâm thủy sản và muối;

(3) Phòng Thương mại nông lâm thủy sản và muối;

(4) Phòng Thanh tra - Pháp chế.

+ Thành lập trạm và Tổ chức sự nghiệp trực thuộc:

Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản thành lập các Trạm quản lý chất lượng nông lâm thủy sản liên huyện, trụ sở đặt tại các vùng trọng điểm sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chi cục. Trong giai đoạn 2015-2020 sẽ thành lập 4 trạm vùng liên huyện và 01 đơn vị sự nghiệp thuộc chi cục là Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản và muối. Địa bàn quản lý và địa điểm dự kiến đặt trạm:

(1) Trạm Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Bắc Nghệ An phụ trách địa bàn Huyện Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai, Yên Thành và Diễn Châu.

(2) Trạm Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Tây Bắc Nghệ An phụ trách gồm các huyện: Quế Phong; Quỳ Châu; Quỳ Hợp; Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa.

(3) Trạm Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Tây Nghệ An phụ trách gồm các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Tân Kỳ và Đô Lương.

(4) Trạm Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản vùng Vinh phụ trách gồm các huyện: Thanh Chương; Nam Đàn; Hưng Nguyên; Nghi Lộc; Thxã Cửa Lò; thành phố Vinh.

(5) Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản và muối có trụ sở đóng tại Vinh.

Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn làm việc cụ thể với SNội vụ và các đơn vị, địa phương liên quan tham mưu UBND Tỉnh quy định chức năng nhiệm vụ, nhân sự, địa điểm bố trí các trạm, trung tâm hợp lý, hiệu quả.

- Chi cục khác (Trồng trọt-Bo vệ thực vật; Chăn nuôi - Thủy; Thủy sản):

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, cơ sở vật chất, lực lượng cán bộ hiện có của mỗi chi cục. Các chi cục phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chuyên môn đảm nhiệm công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm theo nhiệm vụ được giao. Tại các trạm huyện bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm làm nhiệm vụ theo dõi, tham mưu công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tại địa bàn.

b) Quản lý cấp huyện/thành phố/thị xã:

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND Huyện/Thành phố/Thị xã về công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn đóng trên địa bàn: Trạm quản lý chất lượng nông lâm sản & thủy sản, trạm Trồng trọt - Bảo vệ thực vật; Trạm Chăn nuôi - Thú y; Trạm Thủy sản làm tốt công tác quản lý chất lượng, an toàn thc phẩm tại địa bàn.

c) Quản lý An toàn thực phẩm cấp Xã/Phường/Thị trấn:

Cấp Xã/Phường/Thị trấn sẽ không bố trí cán bộ làm công tác chuyên trách quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm. Tùy theo tình hình cụ thể của mi địa phương để bố trí cán bộ kiêm nhiệm, ưu tiên cán bộ phụ trách nông nghiệp - địa chính kiêm quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại địa bàn. Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND Tỉnh hỗ trợ kinh phí theo hình thức khoán công việc, ngân sách sẽ bổ sung cho các đơn vị triển khai công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của cán bộ cấp xã.

3.2.2. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

a) Cơ quan quản lý cấp Tỉnh:

- Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản & Thủy sản:

+ Đầu tư mới (hoặc bố trí) trụ sở làm việc cho Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản & Thủy sản, trung tâm và các trạm trực thuộc của chi cục tại các huyện. Trụ sở có vị trí thuận lợi, đdiện tích, trang thiết bị làm việc cho cán bộ công chức tác nghiệp. Địa điểm đặt văn phòng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản & Thủy sản tại Thành phVinh; Địa đim đặt trụ slàm việc của trạm tại các Huyện/Thị xã đặt trạm.

+ B sung trang thiết bị văn phòng cho văn phòng Chi cục, các trạm để thực thi nhiệm vụ;

+ Đầu tư phương tiện chuyên dụng phục vụ công tác (xe ô tô 7 chỗ);

- Đầu tư cho các Chi cục: Chăn nuôi-Thú Y; Trồng trọt - BVTV; Thủy sản:

Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất liên quan tới công tác chuyên môn làm nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tại các chi cục Chăn nuôi - Thú Y, Trồng trọt - Bảo vệ thực vật; Thủy sản theo đề xuất của các chi cục.

b) Cơ quan quản lý cấp Huyện/Thành phố/Thị xã:

Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất liên quan tới công tác chuyên môn làm nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tại các Huyện/Thành phố/Thị xã. UBND các Huyện/Thành phố/Thị xã sẽ trích ngân sách được giao cho đơn vị đthực hiện nhiệm vụ quản lý tại địa bàn. Với các đơn vị gặp khó khăn, chưa cân đi được nguồn thu-chi lập tờ trình đề nghị UBND Tỉnh xem xét, hỗ trợ.

c) Đầu tư thực hiện công tác quản lý cấp xã/phường/thị trấn:

Đầu tư hỗ trợ UBND xã/phường/thị trấn triển khai các nhiệm vụ được giao. UBND Huyện/Thành phố/Thị xã hỗ trợ kinh phí đầu tư các hạng mục cần thiết để triển khai quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tại xã/phường/thị trấn. Tập trung đầu tư hỗ trợ công tác tuyên truyền, giám sát, quản lý các hộ sản xuất ban đu nhỏ lẻ.

3.2.3. Xây dựng các chuỗi sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Trong giai đoạn 2015 - 2020 tiến hành xây dựng các mô hình, khu vực sản xuất tập trung và phát triển chuỗi cung cấp sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân.

- Xây dựng cơ sở sản xuất đảm bảo VSATTP:

+ Xây dựng 20-25 mô hình đảm bảo VSATTP trong sản xuất rau quả; cây ăn quả, chè (VietGap); chăn nuôi gia súc; gia cầm, thủy sản (VietGAHP) gn với chứng nhận và công bố tiêu chuẩn chất lượng;

+ Phổ biến, hướng dẫn cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO 22000);

- Xây dựng chuỗi cung cấp sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Đến năm 2020 hình thành và vận hành đảm bảo được 04 chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn với các sản phẩm chủ lực của tỉnh, có ảnh hưởng trực tiếp tới người dân:

+ Chuỗi cung cấp thịt (lợn, gà, bò) đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm;

+ Chui cung cấp lương thực (gạo, lạc, đỗ...) đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm;

+ Chui cung cp rau (rau, quả, cây ăn quả...) đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm;

Chuỗi cung cấp thủy sản (cá, tôm, thủy sản dạng mắm ….) đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm

3.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý và giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản:

Tổ chức điều tra, khảo sát xây dựng bộ dữ liệu và thiết lập hệ thống quản lý dữ liệu các cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh. Công khai kết quả kiểm tra của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đạt chất lượng, an toàn thực phẩm tới người tiêu dùng.

3.2.5. Đào tạo nguồn nhân lực làm công tác quản lý và tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các đối tượng tham gia:

a) Đào tạo, tập huấn cho đối tượng làm nhiệm vụ quản lý.

Thực hiện phân cấp đi đôi với đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho địa phương trong quản lý ATTP, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Đối tượng quản lý cấp Tỉnh:

Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, lấy mu phân tích do cấp Trung ương tổ chức.

Ch tiêu 100% cán bộ làm công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tại các đơn vị quản lý cấp tỉnh được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn và cập nhật kiến thức do cơ quan Trung ương tổ chức.

- Đi với tuyến huyện/thành phố/thị xã:

+ Cơ quan chuyên môn cấp Tỉnh căn cứ nhu cầu đào tạo của các huyện/thành phố/thị xã mlớp tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của huyện.

+ Đi với các các nội dung đào tạo, tập huấn cần thiết phân cấp cho cơ quan Trung ương đào tạo, căn cứ nhu cu của các huyện/thành ph/thị xã, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tập hợp đăng ký, liên hệ cơ quan Trung ương để tổ chức.

Chỉ tiêu: 100% cán bộ làm công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm tại các huyện/thành ph/thị xã được tham gia và cập nhật kiến thức do cơ quan cấp Tỉnh tổ chức.

- Đối với tuyến xã/phường/thị trấn:

UBND Huyện phi hợp Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tổ chức đào tạo, tập hun kiến thức, cách thức kiểm tra, quản lý an toàn thực phẩm cho đi tượng: phó chủ tịch phụ trách nông nghiệp/kinh tế; cán bộ xã được giao nhiệm vụ theo dõi chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

Chỉ tiêu: 100% cán bộ được phân công theo dõi chất lượng, an toàn thực phẩm tại các xã/phường/thị trn được tham gia và cập nhật kiến thức do cơ quan cấp tỉnh, huyện/thành phố/thị xã tchức.

Cơ quan chuyên môn cấp trên chịu trách nhiệm hỗ trợ cơ quan chuyên môn cp dưới. Giao Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản chịu trách nhiệm hỗ trợ về nhân lực, chuyên môn và trực tiếp chỉ đạo tuyến huyện, xã hoạt động hiệu quả, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao.

b) Đối tượng là các cơ sở sản xuất, kinh doanh:

+ Đào tạo, tập huấn các qui trình, kỹ thuật sản xuất, chế biến đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm (GAP, GAHP, GaqP, GHP, GMP, HACCP, SSOP) cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, vật tư nông nghiệp.

+ Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm (bao gồm nông dân, ngư dân, diêm dân, chủ trang trại, cơ sở sơ chế, giết mổ, chế biến, đại lý kinh doanh,...)

Các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh căn cứ nhu cầu đào tạo của các địa phương để tổ chức các lớp tập huấn, xác nhận kiến thức cho các đối tượng có nhu cầu hoặc trong diện phải xác nhận. Cp giy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm cho những học viên đạt yêu cầu.

3.2.6. Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, kiến thức về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật, kiến thức về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cho các đối tượng: cán bộ làm công tác quản lý; các hộ nông dân, ngư dân, diêm dân, chủ trang trại, cơ sở sơ chế, giết mổ, chế biến, đại lý kinh doanh... và người tiêu dùng.

4. Các chương trình và dự án trọng điểm (có phụ lục kèm theo)

5. Các nhóm giải pháp thực hiện đề án

Để triển khai thực hiện hiệu quả các nội dung đặt ra trong đề án cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau:

5.1. Đầu tư, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác quản lý:

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc hỗ trợ công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối xuyên suốt các cấp từ tỉnh đến huyện đến xã. Trước mắt ưu tiên đầu tư cho cơ quan chuyên môn cấp Tỉnh là Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản đảm bảo đchi cục hoạt động hiệu quả.

5.2. Đầu tư nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học:

- Áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý, kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối.

- Tiếp tục triển khai và nhân rộng các mô hình quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến:

+ Thực hiện quy trình thực hành sản xuất tốt trong sản xuất rau, quả, chè (VietGAP), chăn nuôi gia súc; gia cầm, thủy sn (VietGAHP) gắn với chứng nhận và công bố tiêu chuẩn chất lượng.

+ Phổ biến, hướng dn cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, tư vấn và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO 22000).

+ Khuyến khích các cơ sở duy trì tốt điều kiện an toàn thực phẩm song song với áp dụng chế độ kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở vi phạm.

5.3. Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hiện hành, tham mưu UBND Tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ các cá nhân, đơn vị xây dựng mô hình sản xuất, chế biến nông lâm thủy sản đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến GMP, GHP, HACCP,..

- Trên cơ sở vùng sản xuất sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đã được xây dựng. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phi hợp với Sở Y tế, Sở Công thương xây dựng chui cung cấp sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân.

5.4. Tăng cường kiểm tra giám sát, thanh tra, kiểm tra:

Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm:

- Tổ chức lấy mẫu giám sát về chất lượng, an toàn thực phẩm tại tất cả các địa phương trong tnh. Tập trung lấy mẫu các sản phẩm có nguy cơ cao, được người tiêu dùng sử dụng hằng ngày;

- Tăng cường kim tra, kiểm tra đánh giá xếp loại; kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản. Tiến hành kiểm tra theo phân cấp đã được quy định, tránh hiện tượng chồng chéo giữa các cấp, các đoàn;

- Tăng cường thanh tra, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp, bảo đảm sử dụng đúng chất lượng, chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly của các loại vật tư nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm;

- Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP cho các cơ sở kiểm tra đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật. Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng các cơ sở đạt, chưa đạt, vi phạm ATTP để người tiêu dùng lựa chọn;

- Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

5.5. Giải pháp thương mại và xúc tiến đầu tư:

Xây dựng chính sách thương mại và xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nhm nâng cao giá trị sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Hỗ trợ các tổ chức cá nhân có sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm tham gia các hội chợ thương mại trong và ngoài nước. Cung cấp thông tin cụ thể, chính xác cho người tiêu dùng các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm để người tiêu dùng lựa chọn.

5.6. Giải pháp truyền thông, tuyên truyền phổ biến pháp luật.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối;

- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, truyền thông về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Tổ chức các hội thảo/lớp tập huấn đào tạo hướng dẫn và chia sẻ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, triển khai kiểm soát an toàn thực phẩm tại các công đoạn sản xuất trong chuỗi trên cơ sở đánh giá nguy cơ về an toàn thực phẩm.

5.7. Giải pháp đảm bảo môi trường:

Tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường tại các cơ sở chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản và muối. Tiến hành kiểm tra giám sát thường xuyên, phối hợp với các doanh nghiệp đề ra biện pháp xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở mức tối đa. Với các khu công nghiệp, cơ sở chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản thành lập mới cần tiến hành khảo sát đbố trí lực chọn địa đim phù hợp. Kiên quyết không phê duyệt các dự án đầu tư không có phương án bảo vệ môi trường sinh thái hiệu quả, kcả các dự án có vn đầu tư lớn trong nước ln đầu tư từ nước ngoài.

5.8. Giải pháp đảm bảo nguồn vốn đầu tư:

- Tổng vốn đu tư và phân kỳ vốn đầu tư:

Theo tính toán, để thực hiện các mục tiêu đề án đề ra, nhu cầu vốn đầu tư trong cả giai đoạn 2015 - 2030 là 418,55 tỷ đồng được phân đoạn như sau: giai đoạn 2015-2020 là 108,55 tỷ đồng, giai đoạn 2020-2025 là 135 tỷ đồng, giai đoạn 2025 - 2030 là 175 tỷ đồng (tính theo giá hiện hành).

- Huy động vốn đầu tư:

Vốn đầu tư thực hiện đề án được huy động từ các nguồn: Ngân sách nhà nước; đầu tư từ các doanh nghiệp, hộ gia đình; đầu tư từ vốn nước ngoài (FDI, ODA...). Trong đó:

+ Đầu tư từ ngân sách nhà nước:

Giai đoạn 2015-2030 là 152,35 tỷ đồng trong đó giai đoạn 2015-2020 là 52,35 tỷ đồng chiếm 48,23% tổng kinh phí đầu tư. Giai đoạn 2020-2025 là 50 tỷ đồng chiếm 37,04%; Giai đoạn 2025-2030 ngân sách đầu tư 50 tỷ đồng chiếm 28,57%. Lộ trình đầu tư từ ngân sách sẽ giảm dn trong tng vốn đầu tư.

+ Đầu tư từ các doanh nghiệp, hộ gia đình:

Giai đoạn 2015-2030 ước đạt 195,2 tỷ đồng trong đó giai đoạn 2015-2020 là 45,2 tỷ đồng chiếm 41,64% tổng kinh phí đầu tư. Giai đoạn 2020-2025 là 65 tỷ đồng chiếm 48,15%; Giai đoạn 2025-2030 là 85 tỷ đồng chiếm 48,57%. Trong đó dự kiến vốn t có của doanh nghiệp, cá nhân: 95,2 tỷ đồng chiếm 48%, vốn vay tín dụng ưu đãi 100 tđồng chiếm 52%.

+ Đầu tư, hỗ trợ từ nguồn vốn ngoài nước (FDI và ODA):

Đầu tư từ nguồn vốn ngoài nước giai đoạn 2015-2030 là 71 tỷ đồng trong đó giai đoạn 2015-2020 dự kiến đạt 11 tỷ đồng chiếm 9,43% tổng kinh phí đầu tư; Giai đoạn 2020-2025 là 20 tỷ đồng chiếm 14,81%; Giai đoạn 2025-2030 là 40 tỷ đồng chiếm 22,86% tổng vốn đầu tư.

5.9. Các giải pháp khác

- Xây dựng chính sách xúc tiến nhanh quá trình “dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất” và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn, chuyển mạnh từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa có quy mô lớn.

- Phát triển hệ thống thủy lợi, tưới tiêu cho các cây ăn quả, hoa màu và nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển giao thông nông thôn hình thành mạng lưới đảm bảo lưu chuyển nông lâm thủy sản hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện và thông suốt, đặc biệt ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nguyên liệu thủy sản, muối,...

- Phát triển hệ thống lưới điện đến các vùng sản xuất nông lâm thủy sản.

- Hệ thống xử lý chất thải ở các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng nguyên liệu nông lâm thủy sản.

- Nâng cao năng lực kiểm tra, kim soát của lực lượng quản lý thị trường đi với thực phẩm nông lâm thủy sản lưu thông trên thị trường;

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Phân công nhiệm vụ

1.1. SNông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì thực hiện Đán; tổ chức phối hợp, kiểm tra, đánh giá, tổng kết và báo cáo việc thực hiện các hoạt động của Đán trên phạm vi toàn tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản được phân cấp; Tham mưu UBND Tỉnh và tổ chức hướng dẫn phân cấp trách nhiệm các ngành, các cấp đảm bảo quản lý tốt chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan liên quan tham mưu UBND Tỉnh lồng ghép các nguồn vốn đầu tư để thực hiện các dự án;

- Tổng hợp danh mục các dự án ưu tiên trong lĩnh vực đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để vận động xúc tiến, kêu gọi đầu tư.

1.3. Sở Tài chính:

Hàng năm cân đối ngân sách tỉnh đề ưu tiên btrí vốn thực hiện các chương trình, dự án đã được xác định trong đề án.

1.4. Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương nghiên cứu về định biên vị trí việc làm, chi tiêu biên chế cho các cơ quan quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối ở Tỉnh, huyện và cộng tác viên cấp xã.

1.5. SY tế:

Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản và muối. Chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có sử dụng bếp ăn tập thể thu mua nguyên liệu chế biến, khuyến cáo người dân thu mua sản phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.

1.6. Sở Công thương:

- Tăng cường công tác quản lý sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản đưa vào các chợ, siêu thị, và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phi hàng hóa thực phẩm.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư đẩy mạnh xúc tiến thương mại các sản phẩm nông lâm thủy sản của Tỉnh, tổ chức tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Thực hiện việc kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm nông lâm thủy sản và muối.

1.7. Sở Khoa học và Công nghệ:

Tăng cường nghiên cứu/chuyển giao các đề tài khoa học tiên tiến, khả năng ứng dụng trong thực tiễn cao, phù hợp với địa phương trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản và muối.

1.8. UBND các huyện/thành phố/thị xã:

- Quản lý nhà nước đối với vật tư, hàng hóa nông lâm, thủy sản, công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm phục vụ sản xuất, tiêu dùng trên địa bàn quản lý theo hướng phân công phân cấp cụ thể trong Đ án.

- Huy động các đoàn thể chính trị, xã hội trên địa bàn tích cực tham gia các hoạt động giám sát, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo qui định pháp luật việc sản xuất, kinh doanh buôn bán vật tư nông nghiệp và các sản phẩm nông lâm thủy sản không đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

1.9. Các cơ quan truyền thông tỉnh:

Các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh, tăng thời lượng, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm, thủy sản và muối; kịp thời biểu dương những điển hình tốt; Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố công khai các sản phẩm không đảm bảo chất lượng, những đơn vị không nghiêm túc chp hành các qui định của nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm, thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa tỉnh.

1.10. Các tổ chức chính trị xã hội, hiệp hội ngành hàng:

- Phối hợp và tham gia tổ chức vận động, nâng cao nhận thức về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tham gia đề xuất cơ chế, chính sách, phản biện công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm sản và thủy sản và muối.

2. Chế độ báo cáo

- Giao các Sở, ngành; UBND các huyện, thành, thị theo định kỳ báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nội dung đề án theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của Sở, Ngành mình về UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- S Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các S, Ngành; UBND các huyện, thành, thị theo dõi, đôn đốc thực hiện đán, định kỳ tổng hợp, báo cáo, đánh giá tình hình thực hiện đề án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Nội vụ, Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT
Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Phó Chủ tịch NN;
- PVPTC;
- Lưu: VT
UB, CVNN

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Viết Hồng

 

CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN TRỌNG TÂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM NÔNG LÂM THỦY SẢN & MUỐI TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2015-2020, TẦM NHÌN 2030
(Kèm theo Quyết định số 5880/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 của UBND tỉnh Nghệ An)

1- Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về công tác quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản.

2- Hoàn thiện bộ máy quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối từ Tnh đến Huyện, Xã:

- Xây mới (hoặc bố trí) trụ sChi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản và muối;

- Thành lập các trạm vùng quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và muối tại các vùng trọng đim;

- Thành lập Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng nông lâm thủy sản ;

3- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

4- Đào tạo nguồn nhân lực cho cơ quan quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản và muối ở các cấp.

5- Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối.

6- Xây dựng và phát triển chuỗi cung cấp sản phẩm nông, lâm, thủy sản đảm bảo chất lượng, VSATTP.

7- Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại hỗ trợ các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối.

8- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, kiến thức về chất lượng, an toàn thực phẩm./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 5880/QĐ-UBND ngày 15/12/2015 phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý Chất lượng, An toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối tỉnh Nghệ An giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.854

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.109.150
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!