THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
555/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 5 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07
tháng 9 năm 2006;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân
tỉnh Điện Biên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM
PHÁT TRIỂN
1. Phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Điện Biên đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự
phát triển bền vững, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung
du và miền núi phía Bắc, Quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực đến năm 2020
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Phát triển kinh tế - xã hội đảm
bảo khai thác tiềm năng, lợi thế để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; gắn phát triển kinh tế với phát triển
toàn diện các mặt văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, giảm nghèo bền vững và đảm
bảo an sinh xã hội.
3. Phát triển kinh tế - xã hội đảm
bảo nâng cao hiệu quả đầu tư công, tăng cường thu hút nguồn lực đầu tư của các
thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát triển mạnh du lịch
lịch sử, sinh thái gắn với bản sắc văn hóa dân tộc; đẩy mạnh tái cơ cấu nông
nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, phát triển công nghiệp chế biến,
sản xuất vật liệu xây dựng và nguồn thủy điện đóng góp cho tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế.
4. Phát triển kinh tế - xã hội đảm
bảo thu hẹp khoảng cách chênh lệch về GRDP/người so với trung bình cả nước, khu
vực và chênh lệch thu nhập giữa các nhóm dân cư và lao động trên địa bàn tỉnh.
5. Phát triển kinh tế đảm bảo gắn kết
chặt chẽ với tăng cường và củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội, tăng cường củng cố đối ngoại, xây dựng nền hành chính hiện đại.
II. ĐIỀU CHỈNH
MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế - xã hội nhanh
và bền vững, đi đôi với thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên
và môi trường, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, giữ vững ổn định
chính trị-xã hội; phấn đấu đến năm 2020, đưa Điện Biên thành tỉnh có trình độ
phát triển trung bình trong vùng trung du và Miền núi phía Bắc, từng bước thu hẹp
khoảng cách về mức sống của nhân dân so với các vùng khác trong cả nước.
2. Các mục tiêu phát triển cụ thể
a) Các mục tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng GRDP của tỉnh bình
quân cả thời kỳ 2016 - 2030 khoảng 7,2%/năm, trong đó: Giai đoạn 2016 - 2020
tăng trung bình 6,8%/năm, nâng mức GRDP bình quân đầu người của tỉnh so với
trung bình cả nước từ 50,2% năm 2015 lên 60,3% năm 2020.
- Tạo sự chuyển biến rõ nét và vững
chắc về cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp,
tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GRDP của tỉnh; đến năm 2020
nông lâm nghiệp chiếm khoảng 18,52%, công nghiệp - xây dựng 26,4%, dịch vụ
55,08%;
- Trong giai đoạn 2016 - 2020, phấn
đấu tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 11,3%/năm; chi đầu
tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu chính phủ bình quân bằng 59% GRDP.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai
đoạn 2016 - 2020 phấn đấu đạt từ 50 - 55 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 1,48 - 1,63
lần giai đoạn 2011 - 2015;
b) Các mục tiêu xã hội
- Trong giai đoạn 2016 - 2020, tạo
việc làm cho khoảng 7.800 - 8.200 lao động/năm. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa
chiều của tỉnh, đến năm 2020 còn khoảng 33%.
- Đến năm 2020, tỉnh đạt chuẩn xóa
mù chữ mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2, duy trì
và nâng cao tiêu chí chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2; trong đó 60% đơn
vị hành chính cấp xã và 03 đơn vị hành chính cấp huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục
tiểu học và trung học cơ sở mức độ 3. Tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi ra lớp:
0 - 2 tuổi (không bao gồm trẻ dưới 4 tháng tuổi) đạt 50%; 6 - 10 tuổi học tiểu
học đạt 99,5%; 11 - 14 tuổi học trung học cơ sở đạt 95%; 15-18 tuổi học trung học
phổ thông và tương đương đạt 70%;
- Phấn đấu đến năm 2020, số bác
sĩ/vạn dân cao hơn so với trung bình cả nước, 80% xã đạt tiêu chí quốc gia về y
tế xã, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 10%;
c) Mục tiêu sử dụng tài nguyên và bảo
vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu
- Khai thác và sử dụng hiệu quả và
bền vững tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai, nguồn nước, khoáng sản.
Nâng tỷ lệ che phủ của rừng từ 38,4% năm 2015 lên khoảng 42% năm 2020.
- Đến năm 2020 tất cả các đô thị
trong tỉnh được thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, trong đó thành phố Điện
Biên Phủ được xử lý, tái chế; 99,5% số dân đô thị sử dụng nước sạch và 84% số
dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh trở lên.
d) Mục tiêu an ninh quốc phòng
- Ổn định chính trị, bảo đảm quốc
phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới và khối đại đoàn kết các dân tộc;
kiềm chế gia tăng, đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội. Ngăn chặn kịp thời các tội
phạm và âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
- Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường
tuần tra biên giới; kiên cố hóa các đồn, trạm biên phòng theo tiêu chuẩn. Hoàn
chỉnh hệ thống đường vành đai biên giới, đường ra biên giới theo tiêu chuẩn đường
cấp V, VI miền núi.
III. TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2030
1. Mục tiêu chung:
Phát triển kinh tế - xã hội nhanh,
bền vững, cải thiện rõ rệt và đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng
ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế, dân sinh và đảm bảo quốc phòng,
an ninh. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực dân cư, các điều kiện
trật tự, an toàn xã hội và an sinh xã hội được đảm bảo tốt; an ninh được giữ vững.
Phấn đấu đến năm 2030 Điện Biên thành một tỉnh có trình độ phát triển ở mức
trung bình khá trong Vùng trung du và Miền núi phía Bắc; là Trung tâm dịch vụ,
du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.
2. Các mục tiêu phát triển cụ thể:
a) Các mục tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng GRDP của tỉnh bình
quân cả thời kỳ giai đoạn 2021 - 2030 tăng 7,5%/năm, GRDP bình quân đầu người của
tỉnh so với trung bình cả nước bằng 72,8% mức trung bình cả nước vào năm 2030.
- Tạo sự chuyển biến rõ nét và vững
chắc về cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp,
tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GRDP của tỉnh; đến năm 2030
nông lâm nghiệp chiếm khoảng 11,8%; công nghiệp - xây dựng chiếm 30,9% và dịch
vụ 57,3%.
- Trong thời kỳ 2021 - 2030, phấn đấu
tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân đạt 12%. Tổng vốn
đầu tư toàn xã hội khoảng 178,7 nghìn tỷ đồng.
b) Các mục tiêu xã hội
- Trong giai đoạn 2021 - 2030, tạo
việc làm cho khoảng 9.000 - 10.000 lao động/năm. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo
đa chiều của tỉnh, đến năm 2030 xuống dưới 10%.
- Đến năm 2030, tỉnh đạt chuẩn phổ
cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức
độ 3. Tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi ra lớp: 0-2 tuổi đạt 60%; 6- 10 tuổi
học tiểu học đạt 99,8%; 11-14 tuổi học THCS đạt 96,5%; 15-18 tuổi học THPT và
tương đương đạt 80%.
- Phấn đấu đến năm 2030, duy trì tỷ
số bác sỹ/vạn dân cao hơn trung bình cả nước, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ
em dưới 5 tuổi xuống còn dưới 9%;
Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ người
dân tham gia luyện tập thể thao thường xuyên đạt 35 - 38%, tỷ lệ hộ gia đình
luyện tập thể dục thể thao đạt 23 - 26% tổng số hộ.
c) Mục tiêu sử dụng tài nguyên và bảo
vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu
- Khai thác và sử dụng hiệu quả và
bền vững tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai, nguồn nước, khoáng sản.
Nâng tỷ lệ che phủ của rừng từ 38,4% năm 2015 lên khoảng 42% năm 2020 và 48%
năm 2030.
- Đến năm 2030: 100% số dân đô thị
sử dụng nước sạch và 95% số dân nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh
trở lên.
d) Mục tiêu an ninh quốc phòng
- Tiếp tục giữ vững ổn định chính
trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới và khối đại
đoàn kết các dân tộc; kiềm chế gia tăng đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội. Ngăn
chặn kịp thời các tội phạm và âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
- Nâng cấp, sửa chữa hệ thống đường
tuần tra biên giới; các đồn, trạm biên phòng theo tiêu chuẩn.
IV. CÁC KHÂU
ĐỘT PHÁ
1. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
và đô thị:
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện mạng
lưới giao thông, liên kết giữa các vùng trong tỉnh, với các tỉnh trong khu vực,
ưu tiên nâng cấp mở rộng sân bay Điện Biên Phủ theo quy hoạch điều chỉnh được
duyệt; khai thác nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng yêu
cầu phát triển.
- Phát triển các khu dân cư, khu đô
thị mới, khu thương mại dịch vụ và khu vui chơi giải trí... Tập trung đầu tư cơ
sở hạ tầng cho các địa bàn vùng cao, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa
bàn tỉnh. Thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã được quy
hoạch. Xây dựng thành phố Điện Biên Phủ đến năm 2020 đáp ứng tiêu chí đô thị loại
II và là trung tâm kinh tế khu vực Tây Bắc. Xây dựng thị xã Mường Lay trở thành
thị xã Văn hóa - Du lịch giai đoạn 2016 - 2020 và trở thành đô thị loại III vào
năm 2025.
2. Phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực:
Tập trung phát triển nguồn nhân lực
đảm bảo chất lượng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yêu cầu hội
nhập và phát triển của tỉnh. Nâng cao trình độ học vấn, trình độ nghề cho lao động.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng nhân lực khoa học và
công nghệ, đội ngũ doanh nhân. Phát triển một số cơ sở đào tạo nhân lực đa cấp,
đa ngành; liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo đáp ứng nhu cầu trong và
ngoài tỉnh.
3. Đột phá về thể chế: Kịp thời thể
chế hóa, cụ thể hóa các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương vào điều
kiện thực tế của tỉnh để hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, khai
thác tiềm năng lợi thế để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
V. ĐIỀU CHỈNH
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ
1. Nông nghiệp
a) Quan điểm phát triển nông nghiệp
- Tập trung tái cơ cấu lại ngành
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gia tăng giá trị trên mỗi đơn vị diện
tích đất, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, cách đồng mẫu lớn, sản
xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi sản phẩm và an toàn thực phẩm.
- Trong 10-15 năm tới tập trung
phát triển một số sản phẩm chủ lực, như: Lúa gạo, cà phê, cao su, chè, chăn
nuôi đại gia súc, bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chế biến lâm sản; Gắn phát
triển nông nghiệp với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng thành chuỗi du lịch.
b) Nhiệm vụ và giải pháp phát triển
nông nghiệp
- Về trồng trọt
Cây lúa: Tập trung phát triển, gắn
sản xuất với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ; xây dựng,
phát huy thương hiệu (chỉ dẫn địa lý) đối với gạo đặc sản Điện Biên, từng bước
hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lúa hàng hóa theo hướng cánh đồng lớn,
tạo liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với quy hoạch vùng trồng lúa chất
lượng cao tại các khu vực có điều kiện: Lòng chảo Điện Biên (khoảng 4.300 ha)
và huyện Tuần Giáo (2.000 - 2.500 ha).
Cây ngô: Diện tích ngô vào khoảng
29 nghìn ha; phát triển các vùng ngô trọng điểm như: Pú Nhung - Phình Sáng - Rạng
Đông (Tuần Giáo), vùng Tủa Chùa, Điện Biên Đông và Điện Biên.
Cây chè: Tiếp tục đầu tư khai thác,
chế biến chè và bảo vệ tốt gần 10.000 cây chè cổ thụ. Đến năm 2030, diện tích
chè toàn tỉnh khoảng 1.000 - 1.200 ha. Vùng sản xuất chè tập trung được quy hoạch
là cao nguyên Tủa Chùa.
Cây cà phê: Thực hiện thâm canh diện
tích cây cà phê hiện có, mở rộng diện tích cà phê khi có Điều kiện, chú trọng
chế biến và tiêu thụ. Đến năm 2030, toàn tỉnh có khoảng 5.000 ha cà phê, tập
trung tại địa bàn các huyện như Mường Ảng, Tuần Giáo, Điện Biên…
Cây cao su: Phối hợp chặt chẽ với Tập
đoàn Công nghiệp cao su bảo vệ và phát triển diện tích cao su theo quy hoạch Dự
kiến năm 2030, diện tích cao su toàn tỉnh khoảng 10.000 ha tạo vùng nguyên liệu
cho Công nghiệp chế biến mủ cao su.
Cây Macca: Từng bước đưa loài cây
này vào cơ cấu giống cây trồng của tỉnh, trồng tập trung ở các huyện: Tuần
Giáo, Mường Ảng, Điện Biên, Mường Nhé.
Cây ăn quả: Chăm sóc, bảo vệ diện
tích cây hiện có và phục tráng lại một số giống cây ăn quả quý (Cam Mường Pồn,
Quýt Thanh Chăn, hồng không hạt). Cải tạo vườn tạp ở các hộ gia đình. Khuyến
khích trang trại trồng cây ăn quả và kết hợp với chăn nuôi, gắn với công nghiệp
chế biến. Năm 2030, diện tích cây ăn quả toàn tỉnh vào khoảng 3.500 - 4.000 ha.
Cây thực phẩm: Phát triển trồng
rau, đậu và cây thực phẩm khác tại các khu vực ven đô, nhất là ven thành phố Điện
Biên Phủ, thị xã Mường Lay, ven các thị trấn, trung tâm cụm dân cư và các khu vực
tập trung dân cư.
Cây dược liệu dưới tán rừng: Với tiềm
năng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Trong thời gian tới tiếp tục phát
triển diện tích Thảo quả, Sa nhân, Sâm Ngọc Linh ở các vùng có độ cao trên
1.000 m thuộc địa bàn các huyện Tuần Giáo, Điện Biên Đông, Mường Nhé. Phát triển
thêm một số cây thảo dược khác có giá trị dưới tán rừng tự nhiên như: Tam thất,
Hà thủ ô đỏ, Mã tiền, Cốt toái bổ, Râu mèo, Hoàng đằng, Gừng, Nghệ. Đến năm
2030, diện tích trồng cây dược liệu khoảng 400 - 500 ha.
- Về chăn nuôi: Kết hợp giữa chăn
nuôi hộ gia đình với thu hút đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi, tạo nguồn
nguyên liệu cho nhà máy chế biến thịt quy mô nhỏ phục vụ du khách và nhu cầu nội
tỉnh. Tập trung tăng đàn gia súc bình quân hàng năm 4,85%. Phát triển nuôi
trâu, bò, lợn và gia cầm rộng khắp các huyện đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong tỉnh.
- Phát triển ngành lâm nghiệp: Tập
trung khoanh nuôi bảo vệ khoanh nuôi tái sinh rừng kết hợp trồng rừng mới để
phát triển lâm nghiệp bền vững. Xây dựng vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế
biến lâm sản; đưa tỷ lệ che phủ của rừng lên 42% vào năm 2020, lên 48% năm
2030.
- Định hướng phát triển ngành thủy
sản: Nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả trên cơ sở khai thác và
sử dụng hợp lý các hồ thủy lợi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp
với yêu cầu thị trường. Phấn đấu đến năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản
2.075 ha; tổng sản lượng thủy sản 2.998 tấn.
2. Định hướng phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp:
- Phát triển nhanh và vững chắc
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030, Điện Biên có các cơ
sở công nghiệp với quy mô, cơ cấu phù hợp với điều kiện, tiềm năng, lợi thế của
tỉnh và có khả năng cạnh tranh cao.
- Tập trung phát triển 4 ngành công
nghiệp: (i). Chế biến nông, lâm sản; (ii). Công nghiệp điện; (iii). Sản xuất vật
liệu xây dựng; (iv). Khai thác chế biến khoáng sản. Đồng thời duy trì các ngành
nghề sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ.
3. Phát triển các ngành dịch vụ có
trọng tâm, trọng điểm, trong đó trọng tâm là các đô thị và các dịch vụ du lịch,
thương mại, tài chính, xuất nhập khẩu, đồng thời nâng cao chất lượng hiệu quả của
các dịch vụ công; trọng điểm là phát triển dịch vụ tại các khu du lịch và Bản
văn hóa.
a) Phát triển thương mại: Từng bước
đầu tư hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại, tăng cường hợp tác phát triển
thương mại biên giới với các nước có chung biên giới. Trong giai đoạn 2016 -
2020, phát triển thương mại cửa khẩu: Xây dựng, phát triển thành phố Điện Biên
Phủ và cửa khẩu Tây Trang, cửa khẩu Huổi Puốc, lối mở A Pa Chải thành các trung
tâm trung chuyển để phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch; Phấn đấu tổng mức
lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 14,25%. Giá trị
xuất nhập khẩu năm 2020 đạt 100 triệu USD, năm 2030 đạt 500 - 600 triệu USD.
- Sau năm 2020 tiếp tục nâng cấp hiện
đại hóa các Trung tâm thương mại ở các đô thị, các cửa khẩu và xây dựng đồng bộ
mạng lưới thương mại đến các điểm dân cư phù hợp với tiến độ phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh.
b) Phát triển du lịch: Xây dựng triển
khai có hiệu quả Đề án bảo tồn, phát huy giá trị quần thể tích lịch sử đặc biệt
chiến trường Điện Biên Phủ theo quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc
gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang. Phát triển du lịch nhanh, bền vững, gắn với an
ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Phát triển du lịch của tỉnh phải đặt
trong mối quan hệ với du lịch của các tỉnh trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ,
với thủ đô Hà Nội và các tỉnh biên giới nước bạn. Phát triển các loại hình du lịch
chủ yếu: Du lịch lịch sử, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch tâm
linh.
c) Các dịch vụ khác: Phát triển đồng
bộ các ngành dịch vụ: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ vận tải, thông
tin, bưu điện, tư vấn kỹ thuật, bất động sản và các dịch vụ xã hội khác.
4. Phát triển giáo dục - đào tạo:
Phát triển hệ thống giáo dục theo hướng đảm bảo các điều kiện để dạy tốt, học tốt,
quản lý tốt, tăng cường thực hành và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng
tạo của mỗi cá nhân; phát triển và củng cố mạng lưới trường, đặc biệt quan tâm
đến giáo dục vùng cao, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số; đổi mới cơ bản và toàn
diện giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội.
5. Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe
cộng đồng: Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chuẩn đoán và điều trị bệnh, kết
hợp y học cổ truyền với y học hiện đại. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tập
trung đầu tư để chuẩn hóa và hiện đại các đơn vị y tế hiện có đáp ứng yêu cầu
chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.
6. Phát triển văn hóa - thể dục thể
thao và phát thanh truyền hình
a) Về văn hóa: Tiếp tục duy trì và
phát huy sắc văn hóa độc đáo của 19 dân tộc; trong đó tập trung duy trì và phát
huy những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống của từng dân tộc. Tập trung xây
dựng đời sống văn hóa ở cơ sở theo hướng phát huy và khôi phục những nét đặc sắc
của văn hóa truyền thống các dân tộc; tiếp tục mở rộng và phát triển phong trào
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; tiếp tục khoanh vùng bảo
vệ, trùng tu tôn tạo các di tích đã được xếp hạng; xây dựng ngân hàng dữ liệu về
di sản văn hóa tỉnh Điện Biên.
b) Về thể dục, thể thao: Tiếp tục
thực hiện có hiệu quả các nội dung cuộc vận động Toàn dân rèn luyện thân thể
theo gương Bác Hồ vĩ đại. Phát triển thể thao quần chúng trong các cơ quan xí
nghiệp, các trường học, lực lượng vũ trang và trong nhân dân. Chú trọng bồi dưỡng
các vận động viên năng khiếu để phát triển một số môn thể thao thành tích cao.
c) Phát triển Thông tin và truyền
thông, phát thanh và truyền hình:
Nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu
chính, viễn thông, Internet; phát triển hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn có
dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới;
đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo đài phát thanh, truyền hình tiến
kịp mức độ hiện đại hóa, đồng thời tăng cường số giờ tiếp, phát sóng truyền
hình đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân.
7. Giải quyết việc làm, xóa đói, giảm
nghèo và bảo đảm an sinh xã hội: Huy động sử dụng lồng ghép nguồn lực để thực
hiện giảm nghèo bền vững, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng
nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng công tác đào tạo, dạy nghề cho
người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Thực hiện tốt các chính sách hỗ
trợ đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng chính sách.
8. Xây dựng đội ngũ cán bộ chính
quyền và đoàn thể các cấp: Chú trọng đào tạo nâng cao năng lực, trình độ đội
ngũ cán bộ, đặc biệt có chính sách ưu tiên bồi dưỡng, đào tạo cán bộ là người
dân tộc thiểu số cho các cấp, các ngành, cán bộ cơ sở ở các xã vùng cao, vùng
sâu, vùng xa. Thực hiện luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt trong nội
tỉnh, có chính sách thu hút các trí thức có trình độ học vấn cao về công tác ở
các địa phương trong tỉnh.
9. Phát triển khoa học - công nghệ:
Phát triển khoa học và công nghệ tập trung vào các vấn đề sau:
a) Đối với nông nghiệp: Áp dụng rộng
rãi các kỹ thuật công nghệ hiện đại trong quy trình sản xuất giống cây trồng, vật
nuôi; ứng dụng các công nghệ sơ chế quy mô nhỏ và vừa, công nghệ bảo quản sau
thu hoạch, đặc biệt là một số sản phẩm có lợi thế và triển vọng như gạo, cà phê,
chè, cao su, chế biến lâm sản.
b) Đối với công nghiệp: (i) Hợp tác
nghiên cứu và chuyển giao công nghệ chế biến nông lâm sản, khai thác và chế biến
khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, (ii) Hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao chất
lượng sản phẩm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. (iii) Lựa chọn và phổ biến áp dụng
các thiết bị cơ khí hóa thuộc quy mô nhỏ cho các khâu sản xuất và chế biến tại
chỗ. (iv) Thử nghiệm và mở rộng quy mô sản xuất các sản phẩm từ vật liệu mới hỗn
hợp, composite, vật liệu hút ẩm, giữ ẩm cho cây trồng, (v) Hợp tác nghiên cứu
phát triển các loài thảo dược quý hiếm và ứng dụng công nghệ bào chế để sản xuất
thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
c) Đối với du lịch và dịch vụ: (i)
Nghiên cứu phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch sinh thái theo thị hiếu
của du khách, (ii) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá, giới thiệu các
sản phẩm du lịch của tỉnh với du khách trong nước và quốc tế.
10. Phát triển đối ngoại
Tăng cường các hoạt động đối ngoại,
tích cực, chủ động hội nhập, chú trọng công tác biên giới, lãnh thổ, kết hợp chặt
chẽ giữa công tác đối ngoại với quốc phòng và an ninh.
Tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt
và hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào. Duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác với
tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Hợp tác với Thái Lan (tỉnh: Nan, Chiềng Rai).
Vận động và thu hút đầu tư từ các tổ
chức phi Chính phủ, giữ vững mối quan hệ đối ngoại theo quan điểm, chính sách
và pháp luật của Việt Nam. Xây dựng các chương trình hợp tác đối ngoại của tỉnh
cho giai đoạn tới.
11. Sử dụng hợp lý tài nguyên gắn với
bảo vệ môi trường: Quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm
môi trường và cân bằng sinh thái. Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng
bước phát triển "năng lượng sạch", "sản xuất sạch".
- Bảo vệ và sử dụng bền vững tài
nguyên nước; bảo vệ diện tích đất rừng hiện có, tăng cường trồng mới rừng
- Thu gom, xử lý và tái chế rác thải
tập trung bằng các công nghệ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Chủ động và tăng cường quan hệ hợp
tác, liên kết với các tỉnh lân cận (Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên
Bái) trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.
12. Định hướng sử dụng đất đai:
Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm hiệu quả quỹ đất; duy trì, bảo vệ, cải tạo,
chuyển đổi và mở rộng diện tích đất nông nghiệp; đẩy nhanh khoanh nuôi, trồng rừng
phòng hộ, rừng kinh tế đảm bảo phủ xanh đất trống đồi núi trọc; khai thác sử dụng
đất phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường.
13. Định hướng củng cố quốc phòng -
an ninh
a) Tăng cường, củng cố tiềm lực quốc
phòng - an ninh, xây dựng củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, giữ
vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh phát triển kinh tế
- xã hội kết hợp với quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh
biên giới.
b) Xây dựng các Khu kinh tế - quốc
phòng, thực hiện có hiệu quả Đề án xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên nhằm phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an ninh quốc phòng giai đoạn 2016 - 2020 (Đề án 29 xã biên giới), trong đó
đặc biệt chú trọng việc thực hiện các mục tiêu đưa dân ra định cư phát triển sản
xuất tại các khu vực biên giới. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng và xây dựng bộ máy chính quyền địa phương vững mạnh.
c) Giữ vững an ninh chính trị trật
tự an toàn xã hội. Phát huy tổng hợp sức mạnh của hệ thống chính trị và sức mạnh
của quần chúng nhân dân trong việc đấu tranh kiềm chế, làm giảm tội phạm nhất
là tội phạm hình sự buôn bán ma túy, giữ vững an ninh chính trị đảm bảo trật tự
an toàn xã hội trên địa bàn. Tăng cường quản lý dân cư, ngăn chặn có hiệu quả
tình trạng di cư tự do, tăng cường quản lý nhà nước về tôn giáo. Chủ động phòng
ngừa, đấu tranh ngăn chặn làm thất bại chiến lược diễn biến Hòa Bình, bạo loạn
lật đổ của các thế lực thù địch.
VI. TỔ CHỨC
KINH TẾ THEO LÃNH THỔ
1. Định hướng phát triển các vùng
kinh tế
a) Vùng kinh tế động lực (Trục kinh
tế động lực dọc theo quốc lộ 279): Phát huy chuỗi đô thị: Thành phố Điện Biên
Phủ, trung tâm huyện lỵ Điện Biên, thị trấn Mường Ảnh, Tuần Giáo, Khu kinh tế cửa
khẩu Tây Trang làm nền tảng căn bản cho việc phát triển công nghiệp và du lịch,
dịch vụ theo định hướng; phát huy thế mạnh cây trồng, đặc biệt là sản xuất
lương thực, cây công nghiệp, công nghiệp khai thác, chế biến và các ngành dịch
vụ... đưa vùng kinh tế động lực quốc lộ 279 có vị trí vai trò ngày càng quan trọng
hơn trong quy hoạch phát triển kinh tế của tỉnh.
b) Vùng kinh tế lâm - nông nghiệp
sinh thái Sông Đà: Tập trung phát triển mở rộng diện tích chè Tuyến Shan (chè
cây cao huyện Tủa Chùa), quy hoạch và từng bước triển khai tuyến vận tải thủy gắn
với du lịch trên lòng hồ thủy điện Sơn La. Đẩy mạnh công tác bảo vệ và khoanh
nuôi tái sinh diện tích rừng tự nhiên hiện có, đảm bảo chức năng phòng hộ của
khu vực, đồng thời phát triển mạnh trồng rừng phòng hộ kết hợp với trồng rừng sản
xuất. Khai thác hiệu quả tiềm năng thủy điện.
c) Vùng kinh tế Nậm Pồ - Mường Nhé:
Nhanh chóng sắp xếp ổn định dân cư tập trung khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về
đất đai, rừng, thủy năng, chăn nuôi đại gia súc kết hợp đẩy mạnh phát triển các
cây công nghiệp dài ngày (cao su, cà phê), kinh tế cửa khẩu.
2. Định hướng phát triển hệ thống
đô thị
a) Phát triển thành phố Điện Biên
Phủ
- Trong những năm tới cần tập trung
đầu tư phát triển toàn diện thành phố Điện Biên Phủ về mọi mặt, từng bước xây dựng
Điện Biên Phủ trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, an toàn, có cấu trúc
kinh tế và đô thị tổng hợp, năng động và linh hoạt, đáp ứng được những yêu cầu
phát triển của tỉnh Điện Biên, đồng thời hội nhập với thị trường quốc tế. Gìn
giữ và phát triển các giá trị văn hóa, lịch sử đặc biệt chiến trường Điện Biên
Phủ cùng các nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc vùng Tây Bắc.
Nâng cấp thành phố Điện Biên Phủ
lên thành phố loại 2 trước năm 2020. Tăng quy mô dân số của thành phố từ 5,5 vạn
dân năm 2015 lên 12,5 vạn dân năm 2020 và tăng lên khoảng 25 vạn dân năm 2030.
Tập trung phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, thương mại
và vận tải trung chuyển quốc tế gắn với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và trục kinh
tế Viêng Chăn - Điện Biên Phủ - Côn Minh. Triển khai sớm việc xây dựng khu công
nghiệp Tây Bắc Điện Biên Phủ để thúc đẩy kinh tế của thành phố phát triển nhanh
với cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông, lâm nghiệp. Xây dựng thành phố Điện
Biên Phủ thành trung tâm dịch vụ, du lịch và xuất nhập khẩu của cả tỉnh và cả
vùng Tây Bắc, tạo tiềm lực kinh tế cho tỉnh đầu tư phát triển các khu vực khác.
b) Phát triển các đô thị khác
- Giai đoạn 2016 - 2020: Cụ thể hóa
định hướng Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Điện Biên đến năm 2030, nâng cấp toàn
diện cơ sở hạ tầng các đô thị trong tỉnh (đạt chuẩn theo Nghị định số
42/2009/NĐ-CP), trong đó thị xã Mường Lay cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV,
trở thành đô thị mang đặc trưng truyền thống nhà sàn dân tộc Thái gắn với du lịch
lòng hồ thủy điện Sơn La.
- Giai đoạn 2021 - 2030: Hoàn chỉnh
mạng lưới đô thị phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng
quy hoạch xây dựng vùng tỉnh. Nâng tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh năm 2030 lên 25 -
30%.
3. Định hướng phát triển nông thôn
mới
Xây dựng nông thôn mới đảm bảo tính
kế thừa, phát triển bền vững vừa mang tính hiện đại, vừa giữ gìn bản sắc văn
hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên. Phấn đấu đến năm 2020, 35/116 (30%) xã đạt tiêu
chí cơ bản nông thôn mới (15-19 tiêu chí); số tiêu chí đạt theo chuẩn nông thôn
mới bình quân đạt 11,3 tiêu chí/xã, không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí; 29 xã
biên giới bình quân đạt 13,83 tiêu chí/xã, không có xã nào đạt dưới 10 tiêu
chí. Đến năm 2030 có 50% xã đạt tiêu chí nông thôn mới, các xã còn lại không xã
nào đạt dưới 15 tiêu chí.
4. Tổ chức lại các đơn vị hành
chính gắn với bố trí lại dân cư: Nghiên cứu điều chỉnh địa giới hành chính các
xã theo tinh thần Nghị quyết số 39/NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015, bảo đảm
không tăng đơn vị hành chính địa phương; xây dựng một số điểm tái định cư để sắp
xếp bố trí lại dân cư, đảm bảo đời sống nhân dân và ngăn chặn tình trạng di cư
tự do.
VII. PHÁT TRIỂN
HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG
1. Kết cấu hạ tầng kinh tế:
a) Phát triển hệ thống giao thông
Phát triển đồng bộ hệ thống giao
thông trên địa bàn, bảo đảm tính liên hoàn, liên kết trong toàn vùng Tây Bắc và
giữa các địa phương trong tỉnh. Chú trọng phát triển giao thông hướng ngoại. Đầu
tư phát triển giao thông cho các đô thị, các khu vực sản xuất hàng hóa tập
trung, các vùng định canh định cư và vùng biên giới gắn với quốc phòng - an
ninh.
- Trong giai đoạn từ nay đến 2020:
Tỉnh ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến đường tỉnh, đường huyện; nâng cấp các
tuyến đường tỉnh, đường huyện và đường vành đai biên giới quan trọng vào đúng cấp
kỹ thuật.
+ Quốc lộ: Các bộ ngành trung ương
sớm hoàn thành các tuyến đường đang và sẽ nâng cấp theo quy hoạch đã phê duyệt,
đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng 2 cầu qua sông Nậm Rốm. Xây dựng các đường
nhánh nối từ đường quốc lộ và đường vành đai biên giới đến các đồn biên phòng,
các chốt trọng điểm và khu dân cư.
+ Đường tỉnh: Hoàn thành một số tuyến
đường đang triển khai thực hiện. Ưu tiên đầu tư tuyến đường kết nối huyện Mường
Nhé (Điện Biên) với huyện Mường Tè (Lai Châu).
+ Giao thông nông thôn: Phấn đấu đạt
100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được quanh năm; 100% đường huyện
và 50% đường cấp xã được cứng hóa, đường huyện đạt tối thiểu cấp VI và giao
thông nông thôn loại A, đường xã chủ yếu đạt giao thông nông thôn loại loại A,
B. Đường thôn xóm và đường nội đồng được kiên cố hóa 35%.
+ Hệ thống đường thủy nội địa: Mở
tuyến vận tải đường thủy nội địa Mường Lay - Tủa Chùa - Quỳnh Nhai (Sơn La);
xây dựng cảng Huổi Só huyện Tủa Chùa, bến thuyền (Đồi Cao, Chi Luông, Cơ Khí, Pắc
Na, bến khách Huổi Lóng) và một số bến bãi thuộc các tuyến đường thủy nội địa
khác, đồng thời xây dựng cơ sở sửa chữa đóng mới phương tiện thủy tại Huổi
Lóng.
+ Định hướng phát triển đường đô thị:
Phát triển mạng lưới giao thông đô thị phù hợp với Quy hoạch Xây dựng đô thị được
duyệt, chú ý xây dựng bãi đỗ xe (giao thông tĩnh) trên mỗi khu phố.
+ Nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không
tỉnh Điện Biên: Giai đoạn từ nay đến năm 2020 tập trung hoàn thiện các thủ tục
để đầu tư xây dựng khu bay theo quy hoạch điều chỉnh được duyệt (đường cất hạ
cánh, đường lăn, sân đậu tầu bay) đảm bảo có thể khai thác được tầu bay A320,
A321 và tương đương.
- Trong giai đoạn 2021 - 2030
+ Đường bộ: Từng bước hiện đại hóa
hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là giao thông đường bộ; đề
nghị Trung ương tiếp tục nâng cấp mở rộng các tuyến đường quốc lộ QL12, QL279,
QL279B, QL6 đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp IIIMN; hệ thống đường hành
lang biên giới, đường ra biên giới đạt cấp IVMN, những đoạn đặc biệt
khó khăn cải tạo giữ cấp VMN, IVMN. Tỉnh ưu tiên nâng cấp
các đường huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp VIMN, các đường xã đạt
tiêu chuẩn đường A, B, nâng cấp mặt các tuyến đường dân sinh giao thông nông thôn.
Hoàn thành xây dựng hệ thống các bến xe, bãi đỗ, điểm dừng nghỉ; đến 2030, giao
thông nông thôn không còn khó khăn, không còn là yếu tố bất lợi lớn trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Giao thông nông thôn không còn khó khăn,
không còn là yếu tố bất lợi lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đường thủy: Xây dựng, nâng cấp
các cảng, bến, công trình đường thủy đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
xã hội.
+ Tiếp tục đầu tư các hạng mục còn
lại Cảng hàng không Điện Biên Phủ theo quy hoạch Điều chỉnh được duyệt.
b) Phát triển hệ thống thủy lợi
- Đầu tư đồng bộ hệ thống thiết bị điều
tiết và vận hành có hiệu quả các công trình thủy lợi, hồ chứa hiện có. Tiếp tục
đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi, hồ chứa nước, hệ thống kênh tưới đảm bảo
cung cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu úng và điều tiết lũ tại
những nơi có nguy cơ ngập úng và xảy ra lũ quét cao. Đến năm 2020, đầu tư nâng
cấp, sửa chữa cho các công trình thủy lợi bị xuống cấp; kiên cố hóa hệ thống
kênh mương, đảm bảo 100% chiều dài kênh cấp 1 và cấp 2 được bê tông hóa. Tập
trung xây dựng hoàn thành các công trình thủy lợi trọng điểm đang triển khai đầu
tư xây dựng như: Công trình thủy lợi Nậm Khẩu Hu, huyện Điện Biên; hồ chứa nước
Ẳng Cang - huyện Mường Ảng...
- Trong thời kỳ 2021 - 2030, tiếp tục
hoàn thành một số công trình thủy lợi quan trọng đã được khởi công trong giai
đoạn 2016 - 2020, đồng thời đầu tư xây dựng, kiên cố hóa các công trình thủy lợi
nhỏ ở các khu vực còn tiềm năng về nguồn nước. Dự kiến đầu tư xây dựng mới một
số công trình thủy lợi quan trọng, như: Hồ Huổi Cánh huyện Điện Biên, hồ Nậm Xả
huyện Mường Nhé; hồ chứa nước Bản Phủ huyện Tuần Giáo; hồ chứa nước Na Pá
Khoang huyện Điện Biên Đông...
c) Phát triển hệ thống cấp điện
- Giai đoạn 2016 - 2020, hoàn thành
các dự án thủy điện đã khởi công xây dựng trong giai đoạn 2011 - 2015, tiếp tục
khởi công các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; đồng thời, đầu tư cải tạo,
nâng cấp và xây dựng mới đồng bộ hệ thống truyền tải điện và lưới điện hạ thế;
đầu tư xây dựng 02 tuyến đường dây, trạm biến áp 110 KV: Tuyến Điện Biên - Mường
Chà - Nậm Pồ - nối thủy điện Lai Châu; tuyến nhánh rẽ Nhà máy xi măng Điện Biên
- trạm 110 KV Điện Biên 2 - trạm 110 KV Điện Biên Đông để tạo mạch vòng tuyến
110 KV toàn tỉnh và đấu nối các nhà máy thủy điện trên địa bàn, nâng cao khả
năng truyền tải đường dây 110 KV Sơn La - Thuận Châu - Tuần Giáo - Điện Biên,
giảm bán kính cấp điện, giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, giảm thời gian khắc phục
cấp điện khi xảy ra sự cố trên địa bàn 4 huyện, thị xã của tỉnh (Mường Chà, Nậm
Pồ, Mường Nhé, thị xã Mường Lay).
- Giai đoạn 2021 - 2030, tập trung
cho nâng cấp mạng lưới truyền tải điện gồm đường cao thế và các trạm, đường
truyền tải điện nông thôn, đồng thời phát triển các nguồn năng lượng sạch nhằm
đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên và thực hiện
quy hoạch phát triển điện lực tỉnh.
d) Phát triển hệ thống cấp, thoát
nước
- Trong giai đoạn 2016 - 2020:
+ Khu vực đô thị: về cấp nước, cần
xây dựng đồng bộ hệ thống cấp nước cho thành phố Điện Biên Phủ, thị trấn Điện
Biên và các vùng lân cận lòng chảo Điện Biên. Xây mới hệ thống cấp nước ở thị
trấn Mường Ảng, Nậm Pồ, nâng cấp hệ thống cấp nước ở thị trấn Mường Nhé.
Về thoát nước khu vực đô thị, cần đầu
tư hệ thống thoát nước đô thị gắn với các tuyến giao thông nội thị, hoàn thành
xây dựng Dự án thu gom xử lý nước thải thành phố Điện Biên Phủ.
+ Khu vực nông thôn: Chú trọng đầu
tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt, đặc biệt là cho các xã vùng cao,
vùng xa, vùng biên giới, các khu tái định cư và các đồn biên phòng, đồng thời cần
nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác sử dụng nước.
- Trong giai đoạn 2021 - 2030, áp dụng
công nghệ tiên tiến và xây dựng các mô hình cấp nước hợp vệ sinh cho nhân dân
khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn, các khu tái định
cư, các đồn biên phòng và vùng biên giới. Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước
và các công trình xử lý nước thải sinh hoạt ở thành phố Điện Biên Phủ. Đầu tư
xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước trục chính cho tất cả các thị trấn huyện
lỵ trong tỉnh và các khu dân cư tập trung.
2. Kết cấu hạ tầng xã hội
a) Kết cấu hạ tầng văn hóa xã hội
- Giáo dục - đào tạo: Ưu tiên bố
trí lồng ghép các nguồn vốn, nhất là nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới, vốn chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, nguồn
thu ngân sách địa phương để thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học, nhà
công vụ giáo viên và nhà nội trú học sinh, đảm bảo đến năm 2020 có trên 65% số
phòng học, phòng công vụ và phòng nội trú học sinh được kiên cố hóa, trên 60% số
trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia. Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật
chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin, tăng cường và đổi mới kịp
thời đồ dùng, thiết bị dạy và học phù hợp với đổi mới phương pháp dạy và học,
kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục - đào tạo.
Đến năm 2030, có 75% số trường đạt
chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, 85% số phòng công vụ và phòng nội trú học
sinh được kiên cố hóa.
- Y tế: Tiếp tục đầu tư hoàn thiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị cho y tế các tuyến, hệ (khám chữa bệnh và dự
phòng) chưa đáp ứng tiêu chuẩn y tế theo quy định và hướng dẫn chuyên ngành của
Bộ Y tế; ưu tiên đầu tư xây dựng các bệnh viện thuộc Trung tâm y tế huyện Mường
Ảng, huyện Nậm Pồ; nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh giai đoạn II (từ 300 giường
lên 500 giường bệnh); xây dựng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đạt chuẩn Y tế dự
phòng vào năm 2016 và hệ thống trạm y tế xã. Đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Tâm
thần, Bệnh viện Sản nhi, Bệnh viện điều dưỡng. Đầu tư hệ thống xử lý chất thải
cho các bệnh viện, các cơ sở y tế;
Đầu tư xây dựng 04 Trung tâm chuyên
khoa tuyến tỉnh chưa có cơ sở vật chất, gồm: Nội tiết, Trung tâm Giám định y
khoa, Trung tâm Pháp y, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm; đầu tư nâng cấp, cải
tạo các trạm y tế xã (toàn tỉnh còn 61 trạm y tế chưa được đầu tư) đáp ứng yêu
cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
- Văn hóa, Thể thao, Du lịch: Hoàn
thiện trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trình Chính phủ phê duyệt Đề
án bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường
Điện Biên Phủ gắn với phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030. Từ nay đến năm 2030, trùng tu, tôn tạo và phát huy các di tích lịch
sử Điện Biên Phủ tiếp tục đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử và danh thắng khác
ở 4 huyện Điện Biên Đông, Tuần Giáo, Tủa Chùa; xây dựng nhà văn hóa huyện Điện
Biên, Mường Ảng và các Nhà văn hóa - Trung tâm sinh hoạt cộng đồng xã bản còn lại;
Xây dựng sân vận động và nhà thi đấu
thể thao cho thành phố, thị xã và các huyện thị còn thiếu. Tiếp tục đầu tư xây
dựng các hạng mục công trình thuộc Trung tâm thể dục thể thao tỉnh tại thành phố
Điện Biên Phủ gồm: Sân vận động, bể bơi, sân tenis, trường bắn và hạ tầng kỹ
thuật liên quan;
Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các
khu, tuyến, điểm cụm du lịch; phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải
trí ở các khu du lịch trọng điểm nhằm thu hút phục vụ phát triển du lịch của tỉnh.
b) Hạ tầng thông tin và truyền
thông
- Trong giai đoạn 2016 - 2020, nâng
cao chất lượng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet; từng bước áp dụng
công nghệ mới và kỹ thuật hiện đại, ngầm hóa hệ thống cáp viễn thông ở khu vực
thành phố, trung tâm cấp huyện. Phát triển hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn
có dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng đến vùng sâu, vùng xa, biên
giới, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của
nhân dân.
Từng bước hình thành và phát triển
thị trường truyền dẫn, phát sóng nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển hạ tầng
kỹ thuật phát thanh; tăng thời lượng phát sóng Chương trình của Đài Phát thanh
- Truyền hình tỉnh và tăng thời lượng chương trình tự sản xuất. Đầu tư, nâng cấp
trang thiết bị các đài trạm thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đảm
bảo đủ điều kiện tiếp sóng Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Đài Trung ương.
Số hóa chương trình truyền hình và phát sóng qua mạng truyền dẫn phát sóng số mặt
đất, phát sóng qua mạng internet.
- Trong thời kỳ 2016 - 2030, phát
triển mạnh mạng thế hệ sau (NGN - Next Generation Network) nhằm cung cấp đa dịch
vụ trên một hạ tầng thống nhất. Đẩy mạnh công tác đầu tư mạng truy nhập băng rộng
để bảo đảm phát triển các dịch vụ qua mạng. Tăng dung lượng truyền dẫn, phát sóng
để đảm bảo chất lượng dịch vụ, tăng tốc độ kết nối. Phát triển tiến tới hệ thống
thông tin di động công nghệ (4G). Xây dựng mạng chuyển mạch đa dịch vụ tốc độ
cao; ngầm hóa mạng cáp nội thị theo Quy hoạch.
- Phát triển doanh nghiệp đầu tư,
khai thác và quản lý công trình ngầm dùng chung (bao gồm viễn thông, công nghệ
thông tin, phát thanh, truyền hình).
VIII. DANH MỤC
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Có phụ biểu chi tiết kèm theo)
IX. CÁC GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp thu hút vốn đầu tư
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ
ngành trung ương trong việc xây dựng chương trình, dự án hỗ trợ từ ngân sách
trung ương, đảm bảo các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh, nhất là các dự
án lớn về giao thông, thủy lợi, quốc phòng an ninh... được tập hợp đầy đủ trong
quy hoạch, kế hoạch phát triển của bộ ngành chủ quản nhằm đảm bảo nguồn vốn cho
đầu tư phát triển. Đề nghị các bộ ngành ưu tiên trong kế hoạch đầu tư đối với
các địa bàn khó khăn của tỉnh.
- Thực hiện cải cách hành chính, tạo
thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư; áp dụng các chính sách ưu đãi như: Giảm tiền
thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu... đối với mọi tổ chức
cá nhân trong tỉnh, trong nước và ngoài nước đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh trên địa bàn tỉnh; mở rộng các hình thức đầu tư như BOT, BT và các hình
thức khác để thu hút vốn của các doanh nghiệp; khuyến khích đầu tư từ khu vực
dân cư và tư nhân, đặc biệt vào các dự án phát triển các vùng nguyên liệu sản
xuất nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế trang trại, phát triển dịch vụ du lịch
và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; tiếp tục thực hiện mạnh mẽ hơn chính sách
xã hội hóa trong một số lĩnh vực theo chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà
nước để huy động tốt nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế.
- Nhà nước quan tâm giành nguồn vốn
ODA để hỗ trợ cho tỉnh. Mặt khác tỉnh cũng cần tăng cường và chủ động tiếp xúc
với các nhà tài trợ để vận động tăng cường nguồn vốn ODA, xúc tiến xây dựng các
dự án cụ thể để thu hút nguồn vốn này nhằm bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát
triển trên địa bàn.
2. Giải pháp đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực
- Mở rộng các hình thức đào tạo, dạy
nghề. Tăng cường năng lực đào tạo của các trường cao đẳng chuyên nghiệp trên địa
bàn, tiến tới thành lập Trường đại học Điện Biên. Khuyến khích các doanh nghiệp
tham gia dạy nghề cho lực lượng lao động của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh liên kết
giữa cơ sở đào tạo của tỉnh với các trung tâm đào tạo, dạy nghề trong cả nước.
- Đào tạo bồi dưỡng các cán bộ tại
chỗ căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức vụ
lãnh đạo, quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn lực của cơ quan, đơn vị.
- Mở rộng dạy nghề, truyền nghề bằng
nhiều hình thức thích hợp.
- Xây dựng và hoàn thiện chính
sách, cơ chế trọng dụng và thu hút nhân tài làm việc ở các cơ quan nhà nước.
3. Giải pháp khoa học - công nghệ:
Đẩy mạnh và ưu tiên ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất.
Hạn chế các đề tài nghiên cứu cơ bản, tập trung vào nghiên cứu ứng dụng. Có các
chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư áp dụng các công nghệ mới, tiên
tiến vào sản xuất. Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất tốt, kinh doanh
giỏi, có hiệu quả kinh tế cao, nhất là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp. Đối với nông nghiệp, cần đẩy mạnh ứng dụng các loại giống cây
trồng, vật nuôi có năng suất cao, khả năng chịu bệnh tốt, phù hợp với điều kiện
của tỉnh; ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong các khâu bảo quản, chế biến
nông sản và các ngành công nghiệp chế tác khác. Hình thành quỹ đầu tư phát triển
khoa học công nghệ.
4. Đề xuất cơ chế chính sách riêng
(đặc thù) cho tỉnh: Theo Kết luận số 85-KL/TW ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ
Chính trị, trên cơ sở đánh giá tiềm năng, lợi thế và yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội trong từng giai đoạn cần dự thảo các chính sách đặc thù về: (i). Phát
triển nông nghiệp, lâm nghiệp; (ii). Phát triển Du lịch; (iii). Phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và cụm công nghiệp; (iv). Chính sách cán bộ, công
chức, viên chức và bổ sung biên chế; (v). Chính sách đặc thù về lĩnh vực giáo dục
- đào tạo; (vi). Chính sách đặc thù về lĩnh vực y tế; (vii). Chính sách đặc thù
về xóa đói giảm nghèo; (viii). Chính sách đặc thù về bố trí nguồn vốn đầu tư
cho các công trình trọng điểm, trình lên Chính phủ xem xét phê duyệt.
5. Giải pháp về tăng cường hợp tác
liên tỉnh, liên vùng và mở rộng thị trường với bên ngoài
Xây dựng và thực hiện các cơ chế phối
hợp, hợp tác giữa tỉnh với các bộ, ngành và các địa phương trong và ngoài vùng
Tây Bắc, theo hướng tạo điều kiện để mở rộng thị trường, liên kết sản xuất kinh
doanh giữa các doanh nghiệp.
Hợp tác, liên kết phát triển giữa
Điện Biên và các địa phương trong vùng trên cơ sở vừa kinh doanh, vừa hỗ trợ hợp
tác; kết hợp hài hòa lợi ích của mỗi địa phương; đảm bảo an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội. Hợp tác tập trung vào các lĩnh vực: Phát triển công
nghiệp, các khu, cụm công nghiệp; phát triển du lịch, dịch vụ; nông nghiệp công
nghệ cao; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội và các lĩnh vực xã hội; hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hình thành các hành lang kinh tế; phối hợp bảo
vệ môi trường...
Phối hợp với các địa phương trong
vùng đối với các lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch. Giới thiệu sản
phẩm, liên doanh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhất là các sản phẩm chủ lực
trong nông nghiệp như chè tuyết Shan, cà phê, cao su, macca.
Tiến hành khảo sát, đề xuất cơ chế,
chính sách trình cấp có thẩm quyền xây dựng các cặp chợ biên giới thực hiện họp
luân phiên tại khu vực Huổi Puốc (Điện Biên) - Na Sơn (Luang Pra Bang); cặp chợ
biên giới tại khu vực Si Pha Phìn (Điện Biên) - Huổi Là (Phong Xa Ly); cặp chợ
biên giới A Pa Chải (Điện Biên) - Long Phú (Vân Nam Trung Quốc) để tăng cường
quan hệ buôn bán, trao đổi mậu dịch khu vực biên giới 2 bên.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện quy hoạch
1. Sau khi điều chỉnh quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và tầm nhìn đến
2030 được duyệt, tỉnh Điện Biên cần công bố, phổ biến đến các cấp ủy Đảng và
chính quyền các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh; tuyên
truyền, quảng bá, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để
huy động tham gia thực hiện quy hoạch.
2. Cụ thể hóa các mục tiêu Quy hoạch
bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện và có đánh giá kết quả đạt được.
Trên cơ sở đó tiến hành rà soát lại Quy hoạch và trình cấp có thẩm quyền điều
chỉnh, bổ sung kịp thời đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương trong từng thời kỳ. Nghiên cứu, triển khai thực hiện quy hoạch
phát triển các ngành, lĩnh vực và các quy hoạch chi tiết, xây dựng các kế hoạch
để thực hiện quy hoạch đạt kết quả và hiệu quả cao. Các cấp, các ngành, các tổ
chức chính trị - xã hội và nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, giám sát trong việc
thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Điều
chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực
hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
và các quy hoạch khác có liên quan), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Điện
Biên.
Điều 4. Giao
Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát
triển kinh tế - xã hội trong điều chỉnh Quy hoạch được phê duyệt chủ trì, phối
hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực
hiện theo quy định các nội dung sau:
1. Rà soát, điều chỉnh bổ sung quy
hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các
ngành, lĩnh vực trong tỉnh phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn
với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
2. Lập các kế hoạch dài hạn, trung
hạn, ngắn hạn gắn với các dự án cụ thể để có kế hoạch bố trí vốn đầu tư phù hợp.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc
trình cấp có thẩm quyền ban hành (nếu vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính
sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên.
Điều 5. Các
bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân
tỉnh Điện Biên trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
2. Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh
Điện Biên trong việc điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch ngành, lĩnh vực đảm bảo
tính đồng bộ, thống nhất của Quy hoạch; xem xét, hỗ trợ tỉnh trong việc huy động
các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 6. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số
230/2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ
2006 - 2020.
Điều 7. Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, Cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, QHĐP (2b)
|
THỦ
TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN
BIÊN NĂM 2020 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 555/QĐ-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng
Chính phủ)
TT
|
TÊN
CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
|
I
|
NÔNG LÂM, NGHIỆP
|
1
|
Trồng rừng sản xuất phục vụ các
nhà máy chế biến lâm sản (nhà máy đã xây dựng)
|
2
|
Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa
cháy rừng tỉnh Điện Biên
|
3
|
Cơ sở hạ tầng các khu bảo tồn tỉnh
Điện Biên
|
4
|
Hỗ trợ nhà máy chế biến lâm sản
|
5
|
Phát triển vùng chè đặc sản quy
mô 500 ha (gồm các xã: Sính Phình - Tả Phình - Tả Sìn Thàng - Sín Chải).
|
6
|
Quy hoạch và điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch cây chè, cây cà phê, cây mac ca, cây lấy gỗ đã có thời gian triển
khai trên 5 năm.
|
7
|
Xây dựng vùng chăn nuôi trâu bò
thịt tập trung Nậm Pồ - Mường Nhé và các xã với quy mô khoảng 50.000 con gắn
với cơ sở chế biến thịt
|
II
|
CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG
|
1
|
Barit Tủa Chùa
|
2
|
Đá phiến lợp Huổi Mút
|
3
|
Điểm quặng chì - kẽm Tà Lèng
|
4
|
Điểm sét xi măng Pe Luông
|
5
|
Khai thác chế biến đá ốp lát
|
6
|
Nhà máy chế biến cà phê
|
7
|
Xây dựng thêm 3 nhà máy chế biến
mủ cao su với tổng công suất 3.000 - 7.000 tấn/năm
|
8
|
Nhà máy chế biến tinh bột sắn Điện
Biên
|
9
|
Nhà máy chế biến thức ăn gia
súc......
|
10
|
Nhà máy giết mổ gia súc
|
11
|
Dự án cấp điện nông thôn từ lưới
điện quốc gia tỉnh Điện Biên GĐ 2014 - 2020
|
12
|
Thủy điện Mùn Chung
|
13
|
Thủy điện sông Mã 1, 2, 3
|
14
|
Thủy điện Na Phát
|
15
|
Thủy điện Na Son
|
16
|
Thủy điện Phi Lĩnh
|
17
|
Thủy điện Huổi Chan
|
III
|
THƯƠNG MẠI, DU LỊCH, CỬA KHẨU
|
1
|
Nâng Cấp chợ huyện Tuần Giáo
|
2
|
Xây dựng mới TT thương mại Tuần
Giáo
|
3
|
Xây dựng trung tâm thương mại huyện
Tủa Chùa
|
4
|
Xây dựng trung tâm thương mại thị
trấn Mường Ảng, Nậm Pồ
|
6
|
Khu du lịch sinh thái Huổi Phạ (đầu
tư xây dựng: Sân gôn; công viên nước; hồ biển nhân tạo; khách sạn cao cấp)
|
7
|
Khu du lịch Quốc gia Điện Biên Phủ
- Pa khoang - Mường Phăng
|
8
|
Khu du lịch sinh thái động Pa
Thơm
|
9
|
Khu dịch vụ, thương mại, văn hóa
và du lịch Cửa khẩu Huổi Puốc, cửa khẩu A Pa Chả
|
IV
|
VĂN HÓA, THỂ THAO
|
1
|
Trùng tu, tôn tạo và phát huy các
di tích lịch sử Điện Biên Phủ, các di tích được xếp hạng cấp Quốc gia trên địa
bàn tỉnh Điện Biên (hiện nay có 11 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia nằm
trên địa bàn các huyện: Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Điện Biên và thành phố Điện
Biên Phủ)
|
2
|
Kho lưu trữ chuyên dụng tỉnh Điện
Biên
|
3
|
Trung tâm Hội nghị - Văn hóa và
nhà khách huyện Mường Ảng
|
4
|
Trùng tu, tôn tạo và phát huy khu
du lịch Pú Vạp
|
5
|
Trung tâm TDTT tỉnh (các hạng mục:
Sân vận động, bể bơi, sân tenis, trường bắn và hạ tầng kỹ thuật liên quan).
|
6
|
Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ
giai đoạn II (đầu tư tiếp các hạng mục còn lại)
|
V
|
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
|
1
|
Trường THPT Lương Thế Vinh
|
2
|
Kiên cố hóa phòng học, nhà công vụ
cho giáo viên, nhà nội trú cho học sinh, nước sạch và vệ sinh môi trường học
|
3
|
Trường THCS và THPT Quài Tở
|
4
|
Trường phổ thông DTNT THPT huyện
Nậm Pồ (huyện/ trường mới thành lập)
|
5
|
Trường thực hành sư phạm tỉnh
|
6
|
Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo
dục hòa nhập tỉnh
|
7
|
Trường THCS và THPT Quyết Tiến
|
8
|
Trường phổ thông năng khiếu TDTT
tỉnh
|
9
|
Đầu tư thành lập, mở rộng, nâng
quy mô các trường phổ thông DTNT
|
10
|
Kiên cố hóa phòng học chức năng,
nhà điều hành, nhà đa năng
|
11
|
Trường Đại học Điện Biên
|
VI
|
HẠ TẦNG Y TẾ - XÃ HỘI
|
1
|
Cải tạo nâng cấp BVĐK tỉnh giai
đoạn II (từ 300 lên 500 GB)
|
2
|
Bệnh viện đa khoa tư nhân
|
3
|
Xây dựng hệ thống xử lý chất thải
y tế cho các bệnh viện, cơ sở y tế.
|
4
|
Xây mới BVĐK huyện Mường Ảng
|
5
|
Xây mới BVĐK huyện Nậm Pồ
|
6
|
Đầu tư xây mới 04 Trung tâm
chuyên khoa tuyến tỉnh chưa có cơ sở vật chất: Trung tâm Nội tiết, Trung tâm
giám định Y khoa, Trung tâm Pháp Y, Chi cục An toàn VSTP. Đầu tư xây dựng các
trạm y tế xã.
|
7
|
Đào tạo nghề và xây dựng làng nghề
truyền thống
|
8
|
Ổn định đời sống nhân dân tái định
cư Huổi Lực, Tả Huổi Tráng - Huổi Loóng - Huổi Chẳng
|
9
|
Phương án bố trí dân cư vùng có nguy
cơ sạt lở, lũ quét, ĐBKK các bản Suối Lư I, Suối Lư II, Suối Lư III, đến định
cư tại khu vực Huổi Po, xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông
|
VII
|
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ
TẦNG
|
1
|
Đường Phì Nhừ - Phình Giàng - Pú
Hồng - Mường Nhà tỉnh Điện Biên - Đoạn Phì Nhừ - Phình Giàng (giai đoạn I)
|
2
|
Hạ tầng kỹ thuật khung khu trụ sở
cơ quan, khu công cộng, khu thương mại dịch vụ dọc trục đường 60 m
|
3
|
Chương trình đô thị miền núi phía
Bắc - thành phố Điện Biên phủ, giai đoạn 2017 - 2020 (DB02)
|
4
|
Công trình Cải tạo, xử lý triệt để
ô nhiễm bãi chôn lấp rác thải Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ
|
5
|
Đường Thanh Minh - Đồi Độc Lập và
khu dân cư (vành đai phía Bắc) thành phố Điện Biên Phủ.
|
6
|
Đường đấu nối đường 21 m Thanh Minh
- Đổi Độc Lấp với đường 60 m kéo dài
|
7
|
Nâng cấp đường vào khu di tích Sở
chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng thuộc dự án Phát triển cơ sở hạ
tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng
tỉnh Điện Biên.
|
8
|
Đường Na Phay - Huổi Chanh - Bản
Gia Phú A, B xã Mường Nhà (đường ra biên giới)
|
9
|
Đường nội thị trục 27m và khu tái
định cư thị trấn Mường Ảng GĐI, huyện Mường Ảng.
|
10
|
San ủi mặt bằng, đường nội thị
trung tâm huyện lỵ Nậm Pồ
|
11
|
Tái định cư các hộ dân, chỉnh trị
dòng chảy suối Nậm Pồ và san ủi mặt bằng khu trung tâm, huyện Nậm Pồ
|
12
|
Đường liên huyện Hua Ná - Pá Liếng
(xã Ẳng Cang, huyện Mường Ảng) đi Lọng Khẩu Cắm (xã Mường Phăng, huyện Điện
Biên).
|
13
|
Đoạn đầu đường dân sinh Đèo Gió -
Vàng Chua đến Km 2 đường Trung Thu - Lao Sả Phình
|
14
|
Đầu tư xây dựng công trình đường
Quảng Lâm - Huổi Lụ - Pá Mỳ.
|
15
|
Đường Tây Trang - Bản Pa Thơm
|
16
|
Đường từ TT xã Nặm Lịch đến Pá
Khôm - Trung tâm xã Mường Lạn
|
17
|
Nâng cấp và mở mới đường phía Tây
lòng chảo, huyện Điện Biên
|
18
|
Đường Trung tâm xã Phình Sáng -
Trung tâm xã Ta Ma
|
19
|
Đường Chà Cang - Nà Khoa - Nà Hỳ
|
20
|
Nâng cấp đường TT xã Pa Thơm - Bản
Pa Thơm
|
21
|
Đường ra biên giới Mường Nhà - Pha
Lay - Mốc 130 kết hợp kè bảo vệ chân mốc 130
|
22
|
Đường Na Sang (km450 QL 12) - TT
xã Huổi Mí - Pú Si - Nậm Mức (km450 QL6) - km456 QL6 - TT Tủa Chùa - Huổi
Lóng
|
23
|
Nâng cấp sân bay Điện Biên thành
sân bay quốc tế
|
24
|
Xây dựng thị xã Mường Lay theo hướng
đô thị xanh
|
25
|
Xây dựng đoạn quốc lộ 6A kéo dài
từ bản Xá đến Ho Luông và đoạn tránh ngập quốc lộ 12 từ bản Ho Luông đến Tạo
Xen - Đồi Cao. Xây dựng cảng đường thủy Đồi Cao.
|
26
|
Tiếp tục đầu tư phát triển các thị
trấn Mường Chà, thị trấn Tủa Chùa, các trung tâm cụm xã: Xá Nhè, Tả Sìn
Thàng.
|
27
|
Nâng cấp tuyến đường Nà Hỳ - Nà
Khoa - Na Cô Sa - Phiêng Vai; tuyến đường Nà Khoa - Na Cô Sa
|
28
|
Mở mới và nâng cấp các tuyến giao
thông liên xã, bản
|
29
|
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường
ra các cửa khẩu, đường tuần tra biên giới Việt - Trung, Việt - Lào
|
30
|
Hoàn thành dứt điểm hồ Nậm Khẩu
Hu
|
31
|
Hoàn thành dứt điểm hồ Ẳng Cang
|
32
|
Xây dựng hồ Nậm Sả
|
33
|
Xây dựng hồ Nậm Thẩm Phửng
|
34
|
Xây dựng hồ Huổi Bẻ
|
35
|
Xây dựng công trình thủy lợi Nậm
Pố
|
36
|
Sửa chữa, nâng cấp hồ Hồng Khếch
|
37
|
Hoàn thiện xây dựng đường dây
trung thế tuyến Chà Cang - Nà Hỳ - Nà Bủng, Chà Cang - Mường Nhé - A Pa Chải,
Mường Nhé - Pắc Ma để khép kín mạng lưới điện quốc gia; đường dây Km 45 - Nà
Bủng
|
38
|
Dự án xây dựng Trung tâm hành
chính tỉnh
|
39
|
Bến xe khách Thanh Minh, Bến xe
khách Thanh Trường thành phố Điện Biên Phủ
|
40
|
Xây dựng khu đô thị ven sông phường
Nam Thanh
|
41
|
Xây dựng tái định cư Khu đô thị dọc
trục đường 15 m từ cầu A1 đến cầu C4 phường Nam Thanh, thành phố Điện Biên phủ
|
42
|
Xây dựng kết cấu hạ tầng và khu
TĐC thuộc khu đã chức năng trục đường 60 m
|
43
|
Xây dựng khu đô thị mới phía Đông
thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
|
VIII
|
MÔI TRƯỜNG
|
1
|
Thu gom và xử lý chất thải thành
phố Điện Biên Phủ
|
2
|
Dự án Nhà máy nước TT huyện Mường
Ảng và TT huyện Nậm Pồ
|
3
|
Nhà máy xử lý rác thải
|
4
|
Dự án Khu bảo tồn thiên nhiên Mướng
Nhé
|
5
|
Nhà máy xử lý rác thải
|
6
|
Nhà máy xử lý rác thải
|
IX
|
KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ
|
1
|
Xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính
quyền điện tử tỉnh Điện Biên
|
2
|
Cơ chế hợp tác giữa tỉnh Điện Biên
và các tỉnh Tây Bắc nhằm thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và
giao lưu quốc tế
|
X
|
PHÁT TRIỂN RỪNG LIÊN QUAN ĐẾN
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
|
1
|
Bảo vệ rừng hiện có, trồng rừng mới
18.300 ha và khoanh nuôi tái sinh 166.707 lượt ha rừng, phấn đấu tăng tỷ lệ
che phủ của rừng lên 48%.
|
2
|
Phát triển thêm 6 khu rừng đặc dụng
với tổng diện tích là 118.516,4 ha: Khu rừng cảnh quan - Môi trường, thành phố
Điện Biên Phủ (145,8 ha), khu Bảo Tồn thiên nhiên Hừa Ngài - Sa Lông (8.121
ha), khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Khoang - Mường Mươn (26.655,5 ha), Khu Bảo
tồn thiên nhiên Mường Nhà - Mường Lói (7.423,6 ha)
|
3
|
Đầu tư phát triển 2 vùng nguyên liệu
rừng sản xuất tập trung lớn (gắn với các cơ sở chế biến)
|
4
|
Dự án trồng cây phân tán tỉnh Điện
Biên giai đoạn 2011 - 2020
|
* Ghi chú:
Vị trí, quy mô diện tích chiếm đất, tổng mức và nguồn vốn đầu tư của các chương
trình, các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong
giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng
cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ.