Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 490/QĐ-TTg 2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Số hiệu: 490/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 07/05/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Thủ tướng phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 490/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 – 2020.

Theo đó, để phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, Chương trình đề ra 10 mục tiêu cụ thể, đơn cử như:

- Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành Chương trình đồng bộ từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã);

- Ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm;

- Tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 2400 sản phẩm; hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp;

- Triển khai thực hiện từ 8 – 10 mô hình Làng văn hóa du lịch;

- Củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia Chương trình;

- Phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã tham gia Chương trình…

Xem thêm nội dung chi tiết tại Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 490/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1760/QĐ-TTg ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020 (tên tiếng Anh là: One commune one product, gọi tắt là chương trình OCOP) với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới.

- Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố), bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành chương trình OCOP đồng bộ từ trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, xã);

- Ban hành Bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm;

- Ban hành và áp dụng chính sách đồng bộ để thực hiện hiệu quả chương trình OCOP trên phạm vi cả nước;

- Tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 2.400 sản phẩm; củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp;

- Triển khai thực hiện từ 8 - 10 mô hình Làng văn hóa du lịch;

- Triển khai xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với quảng bá, giới thiệu sản phẩm ở những vùng có đủ điều kiện;

- Củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP;

- Phấn đấu phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia chương trình OCOP;

- Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP;

- Đào tạo, tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh cho khoảng 1.200 cán bộ quản lý nhà nước (cấp trung ương, tỉnh, huyện) thực hiện chương trình OCOP và 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh tham gia chương trình OCOP.

3. Phạm vi, đối tượng, nguyên tắc thực hiện

a) Phạm vi thực hiện:

- Phạm vi không gian: chương trình OCOP được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trong toàn quốc; khuyến khích các địa phương tùy vào điều kiện thực tiễn, triển khai phù hợp ở khu vực đô thị.

- Phạm vi thời gian: chương trình OCOP được triển khai thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020.

b) Đối tượng thực hiện:

- Sản phẩm: Gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.

- Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

c) Nguyên tắc thực hiện:

- Sản phẩm hướng tới tiêu chuẩn chất lượng quốc tế;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

4. Nội dung

a) Triển khai thực hiện Chu trình OCOP tuần tự theo các bước:

- Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP;

- Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm;

- Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh;

- Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh;

- Đánh giá và xếp hạng sản phẩm;

- Xúc tiến thương mại.

(Phụ lục I)

b) Phát triển sản phẩm, dịch vụ theo 06 nhóm, bao gồm:

- Thực phẩm, gồm: Nông sản tươi sống và nông sản chế biến.

- Đồ uống, gồm: Đồ ung có cồn; đồ uống không cồn.

- Thảo dược, gồm: Các sản phẩm có thành phần từ cây dược liệu.

- Vải và may mặc, gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi.

- Lưu niệm - nội thất - trang trí, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại, gốm sứ, dệt may,... làm đồ lưu niệm, đồ gia dụng.

- Dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng, gồm: Các sản phẩm dịch vụ phục vụ tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, học tập, nghiên cứu,...

c) Hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm, bao gồm:

- Đánh giá và xếp hạng sản phẩm, gồm 05 hạng sao:

Hạng 5 sao: Sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế;

Hạng 4 sao: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế;

Hạng 3 sao: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 4 sao;

Hạng 2 sao: Sản phẩm chưa đạt đầy đủ tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 3 sao;

Hạng 1 sao: Sản phẩm yếu, có thể phát triển lên hạng 2 sao.

(Phụ lục II)

- Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia chương trình OCOP.

- Công tác kiểm tra, giám sát.

- Công tác đào tạo nguồn nhân lực:

Đối tượng đào tạo: Cán bộ quản lý triển khai thực hiện chương trình OCOP từ trung ương đến cơ sở; lãnh đạo quản lý, lao động tại các doanh nghiệp, hợp tác xã,... tham gia chương trình OCOP.

Nội dung đào tạo, tập huấn: Kiến thức chuyên môn quản lý chương trình OCOP; kiến thức chuyên môn quản trị sản xuất, quản trị kinh doanh theo Khung đào tạo, tập huấn của chương trình OCOP.

(Phụ lục III)

d) Công tác xúc tiến thương mại: Hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm; hoạt động thương mại điện tử; tổ chức sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP gắn liền với phát triển du lịch, hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP cấp tỉnh, vùng, quốc gia và quốc tế; xây dựng hệ thống Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP (Trung tâm OCOP) gắn với hỗ trợ khởi nghiệp và thiết kế mẫu mã sản phẩm OCOP, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP; điểm giới thiệu và bán sản phẩm tại các khu du lịch, khu dân cư, tại các siêu thị, chợ truyền thống, trung tâm hành chính (cấp huyện, tỉnh, trung ương).

đ) Các dự án thành phần của chương trình OCOP, bao gồm: Dự án phát triển thương hiệu sản phẩm chương trình OCOP; Dự án mô hình mẫu làng/bản văn hóa du lịch; Dự án một số vùng sản xuất, dịch vụ nông thôn trọng điểm quốc gia (đại diện cho một số khu vực sinh thái - văn hóa có lợi thế trong cả nước); Dự án Trung tâm thiết kế sáng tạo phát triển sản phẩm OCOP gắn với giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP tại các vùng trọng điểm; các dự án thành phần (dự án số 2, 3, 4) thực hiện theo hình thức PPP, được triển khai khi cấp có thẩm quyền phê duyệt.

5. Nguồn vốn và cơ cấu vốn huy động thực hiện Đề án

Tổng kinh phí thực hiện Đề án, dự kiến khoảng 45.000 tỷ đồng, gồm:

- Nguồn vốn thực hiện chương trình OCOP chủ yếu là nguồn xã hội hóa từ: Vốn của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tự huy động, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, tài trợ của các tổ chức quốc tế,...

- Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách sẽ hỗ trợ một phần, bao gồm: Ngân sách hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ, nguồn khuyến công, khuyến nông, các nguồn vốn lồng ghép khác của trung ương và địa phương.

6. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu

a) Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức:

Việc thông tin, tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương đến cấp xã, thôn; qua các hội nghị triển khai, khởi động chương trình OCOP, qua website của chương trình OCOP, dưới dạng bản tin, chuyên đề, câu chuyện sản phẩm gắn với hình ảnh, khẩu hiệu cụ thể...

b) Xây dựng hệ thống quản lý thực hiện chương trình OCOP:

- Cấp trung ương:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia.

+ Cơ quan thường trực: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Văn phòng điều phối nông thôn mới trung ương.

+ Ở cấp trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng tư vấn chương trình OCOP để hỗ trợ các địa phương đánh giá, xếp hạng sản phẩm; tư vấn xây dựng thương hiệu quốc gia sản phẩm OCOP; giám sát chất lượng sản phẩm OCOP; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện chương trình OCOP.

- Cấp tỉnh:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh;

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Văn phòng điều phối nông thôn mới cấp tỉnh.

+ Thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm ở cấp tỉnh và huyện tại mỗi kỳ đánh giá thường niên, do Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.

- Cấp huyện:

+ Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện;

+ Cơ quan tham mưu, giúp việc chuyên trách: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế.

- Cấp xã: Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức triển khai thực hiện chương trình OCOP.

c) Về cơ chế, chính sách:

Các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia thực hiện chương trình OCOP, được áp dụng thực hiện các chính sách hiện hành của Nhà nước về phát triển ngành nghề, phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tùy điều kiện thực tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ lãi suất tín dụng; hỗ trợ ứng dụng khoa học, công nghệ; hỗ trợ đào tạo nhân lực (cho đội ngũ giám đốc, nhân viên kinh doanh, kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ hộ sản xuất có phương án kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt).

d) Về khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ:

- Xây dựng và triển khai chính sách khoa học, công nghệ đối với sản phẩm OCOP theo hướng nghiên cứu ứng dụng, nghiên cứu triển khai, xây dựng tiêu chun hóa sản phẩm;

- Xây dựng và triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP. Các đề tài, dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế (ưu tiên các hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có địa chỉ ứng dụng cụ thể);

- Ưu tiên công tác phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP;

- Ứng dụng khoa học quản lý trong xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP tại cộng đồng.

đ) Xây dựng hệ thống tư vấn, đối tác hỗ trợ thực hiện chương trình OCOP:

- Hệ thống tư vấn hỗ trợ, gồm: (i) Các cơ quan quản lý chương trình các cấp, trọng tâm là cấp huyện; (ii) Các cá nhân, pháp nhân có kinh nghiệm và năng lực tư vấn toàn diện các hoạt động của chương trình OCOP.

- Hệ thống đối tác của chương trình OCOP, gồm: Các doanh nghiệp tham gia trong chuỗi sản xuất, kinh doanh sản phẩm; các viện, trường đại học, nhà khoa học trong lĩnh vực ngành hàng của chương trình ở các tổ chức khoa học công nghệ cấp trung ương, vùng và địa phương; các hiệp hội chuyên ngành; các tổ chức quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm, các ngân hàng, các quỹ đầu tư, đài phát thanh, truyền hình ở trung ương, địa phương, các nhà báo.

e) Về huy động nguồn lực:

- Nguồn lực ln nhất từ cộng đồng, do đó, có các phương pháp huy động nguồn lực từ cộng đồng như tiền vốn, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ,... được triển khai phù hợp với các quy định của pháp luật, được huy động trong quá trình hình thành các tổ chức kinh tế, dưới dạng góp vốn, triển khai các hoạt động theo Chu trình OCOP thường niên;

- Huy động nguồn lực tín dụng từ các tổ chức tín dụng hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất tham gia chương trình OCOP;

- Nhà nước bố trí nguồn vốn ngân sách phù hợp, kịp thời để hỗ trợ cộng đồng đầu tư sản xuất, tổ chức dịch vụ thực hiện chương trình OCOP.

g) Về hợp tác quốc tế:

- Hợp tác với các quốc gia triển khai OVOP/OTOP/OCOP trên thế giới, nhằm chia sẻ kinh nghiệm và đưa sản phẩm OCOP xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế;

- Tổ chức các chuyến tham quan học tập chương trình OCOP tại các quốc gia thích hợp (ưu tiên thành phần tham gia là đội ngũ cán bộ nhà nước trực tiếp tham gia quản lý, Điều hành, cán bộ quản lý các doanh nghiệp, hợp tác xã trong chương trình OCOP);

- Tổ chức các diễn đàn OCOP quốc tế 1 - 2 năm/lần nhằm nâng cao hiệu quả triển khai chương trình OCOP và huy động các nguồn lực quốc tế tham gia chương trình OCOP.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai chương trình OCOP theo giai đoạn và hàng năm;

b) Chỉ đạo và hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng, triển khai chương trình OCOP ở địa phương; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện chương trình OCOP ở các tỉnh, thành phố;

c) Chủ trì tổng hợp và xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình OCOP của các bộ, ngành trung ương, các địa phương trong kế hoạch chung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định;

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính dự kiến phương án phân bổ kế hoạch vốn ngân sách trung ương thực hiện chương trình OCOP trong phương án phân bổ kế hoạch vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;

đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; tổ chức các kỳ đánh giá xếp hạng sản phẩm gắn với tổ chức hội chợ toàn quốc; huy động nguồn lực tài chính từ các quỹ đầu tư, các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ hỗ trợ thực hiện chương trình OCOP; xây dựng giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cho chương trình OCOP; xây dựng và triển khai một số dự án thành phần của chương trình OCOP;

e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan lựa chọn 10 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng kinh tế để chỉ đạo điểm thực hiện chương trình OCOP;

g) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, đơn vị có liên quan đánh giá, tng kết thực hiện Đề án chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án chương trình OCOP cho giai đoạn tiếp theo.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Thẩm định và tổng hợp dự kiến phân bổ kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện chương trình OCOP theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào kế hoạch hằng năm, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Bộ Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, đảm bảo bố trí kinh phí chi sự nghiệp để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của chương trình OCOP theo quy định.

4. Bộ Công Thương:

a) Phối hợp với các bộ, ngành liên quan hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình thiết kế sản phẩm; thực hiện có hiệu quả hoạt động khuyến công, công tác xúc tiến thương mại sản phẩm thuộc chương trình OCOP;

b) Hàng năm, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình thiết kế sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc chương trình OCOP. Tổng hợp đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP;

b) Hỗ trợ các địa phương và các tổ chức kinh tế phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến các sản phẩm OCOP, tư vấn định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP;

c) Hàng năm, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.

6. Bộ Y tế:

a) Chỉ đạo các cơ quan trong ngành hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm; thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nghiên cứu phát triển, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng, đánh giá tác dụng của các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu,...

b) Hàng năm, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.

7. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

a) Hỗ trợ các tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các vùng, miền; hỗ trợ các địa phương phát triển các Làng Văn hóa du lịch;

b) Hàng năm, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.

8. Bộ Giao thông vận tải:

Điều tiết, kết nối hệ thống vận chuyển hàng trong nước và quốc tế cho chương trình OCOP, phối hợp triển khai công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP trên các tuyến vận tải hàng không, đường bộ và đường thủy.

9. Bộ Thông tin và Truyền thông:

a) Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị báo chí, phát thanh, truyền hình tăng chuyên mục, thời lượng tuyên truyền về chương trình OCOP; thường xuyên đăng tải các tin, bài, nêu gương tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biu trong thực hiện chương trình OCOP;

b) Hàng năm, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan tổ chức các kỳ đánh giá và xếp hạng sản phẩm OCOP.

10. Các bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể hóa các nhiệm vụ của Đề án gắn với lĩnh vực phụ trách của ngành.

11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay để tổ chức sản xuất.

12. Đề nghị cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hội, hiệp hội tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, thành viên tích cực tham gia chương trình OCOP; chủ động tham gia vào các chuỗi giá trị hình thành trong chương trình OCOP.

13. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

a) Căn cứ nội dung chương trình OCOP được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tùy điều kiện, đặc điểm cụ thể, chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch thực hiện chương trình OCOP cấp tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, có lợi thế của mỗi địa phương và phát triển du lịch dịch vụ ở nông thôn;

b) Bố trí nguồn lực cần thiết, sử dụng lồng ghép các nguồn vốn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, nguồn vốn khuyến công, ngân sách địa phương, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức triển khai thực hiện chương trình OCOP;

c) Phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ngành; phân công cơ quan thường trực tham mưu, giúp việc triển khai chương trình OCOP trên địa bàn;

d) Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, kết quả triển khai chương trình OCOP trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về cơ quan thường trực chương trình OCOP cấp trung ương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Liên minh hợp tác xã Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục: KTTH, KGVX, TCCV, QHĐP, TH, PL,
NC, CN, KSTT, Công báo;
-
Lưu: VT, NN (2b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Vương Đình Huệ

 

PHỤ LỤC I

CHU TRÌNH OCOP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 05 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

Chu trình OCOP được thực hiện theo 6 bước, trên cơ sở nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng” (đề xuất nhu cầu từ dưới lên, theo nhu cầu và khả năng của hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp).

Chu trình triển khai OCOP hằng năm

Các bước triển khai Chu trình cụ thể gồm: (1) Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP; (2) Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm; (3) Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh; (4) Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh; (5) Đánh giá và xếp hạng sản phẩm; (6) Xúc tiến thương mại.

 

PHỤ LỤC II

BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP HẠNG SẢN PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 05 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

Toàn b các sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP đều phải được đánh giá và xếp hạng, dựa trên Bộ Tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm.

1. Mục đích của Bộ Tiêu chí

- Bảo đảm phát triển sản phẩm theo các yêu cầu của chương trình OCOP và bảo đảm chất lượng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong chương trình.

- Cung cấp thông tin cho các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất về các tiêu chuẩn cần đạt, từ đó so sánh với hiện trạng sản phẩm để triển khai tổ chức sản xuất.

- Làm cơ sở để các cán bộ OCOP cấp huyện, tỉnh tư vấn và hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất trong xây dựng bộ máy tổ chức sản xuất - kinh doanh, phát triển sản xuất và sản phẩm theo tiêu chuẩn.

2. Nội dung Bộ Tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm

Các sản phẩm được đánh giá và xếp hạng theo Bộ tiêu chí dựa trên Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa được Quốc hội thông qua năm 2007; các bộ Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng với từng nhóm sản phẩm theo bộ tiêu chí của chương trình OCOP. Nội dung của Bộ Tiêu chí gồm 3 phần:

- Phần A: Các tiêu chí đánh giá sản phẩm và sức mạnh cộng đng (35 điểm), gồm: 1) Tổ chức sản xuất; 2) Phát triển sản phẩm; 3) Sức mạnh cộng đồng.

- Phần B: Các tiêu chí đánh giá khả năng tiếp thị sản phẩm (25 điểm), gồm: 1) Tiếp thị; 2) Câu chuyện về sản phẩm.

- Phần C: Các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm (40 điểm), gồm: 1) Kiểm tra/phân tích tiêu chuẩn theo yêu cầu của loại sản phẩm; 2) Cơ hội tham gia thị trường toàn cầu.

3. Xếp hạng sản phẩm OCOP

Sau khi đánh giá, các sản phẩm OCOP được xếp hạng như sau:

- Hạng 5 sao: 90 - 100 điểm: Sản phẩm chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; Hạng 4 sao: 70 - 89 điểm: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp để đạt tiêu chuẩn quốc tế; Hạng 3 sao: 50 - 69 điểm: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 4 sao; Hạng 2 sao: 30-49 điểm: Sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 3 sao; Hạng 1 sao: Dưới 30 điểm: Sản phẩm yếu, có thể phát triển lên hạng 2 sao.

4. Đánh giá công nhận và xếp hạng sản phẩm chương trình OCOP

Sản phẩm thuộc chương trình OCOP được đánh giá tại cấp huyện, cấp tnh và trung ương thực hiện nhiệm vụ công nhận và xếp hạng sản phẩm. Thời gian xét, đánh giá và xếp hạng sản phẩm được tổ chức hàng năm theo Chu trình OCOP:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá sản phẩm. Hội đồng đánh giá sản phẩm tổ chức họp đánh giá sản phẩm theo Bộ Tiêu chí đánh giá xếp hạng sản phẩm của chương trình OCOP. Lập danh sách sản phẩm (kèm theo hồ sơ) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, công nhận và xếp hạng.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm. Hội đồng đánh giá và xếp hạng sản phẩm tổ chức họp thẩm định sản phẩm theo Bộ Tiêu chí đánh giá xếp hạng sản phẩm, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cấp Giấy công nhận và xếp hạng sản phẩm. Lựa chọn sản phẩm được cấp giấy công nhận và xếp hạng sản phẩm của tỉnh tham dự đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp trung ương.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành lập Hội đồng tư vấn chương trình OCOP, tổ chức đánh giá và xếp hạng sản phẩm; ban hành quyết định cấp bằng công nhận và xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia.

 

PHỤ LỤC III

KHUNG ĐÀO TẠO CHƯƠNG TRÌNH OCOP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07 tháng 05 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

Phần 1

Khung đào tạo cán bộ quản lý chương trình OCOP

TT

Nội dung

Thời lượng (tiết)

A

Phần lý thuyết

 

I

Chương trình OCOP

 

1

Tổng quan về chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Nông nghiệp 4.0

4

2

Chiến lược phát triển dược liệu Việt Nam

2

3

Phát triển kinh tế tư nhân (doanh nghiệp nông nghiệp) và Hợp tác xã. Lý thuyết chung về doanh nghiệp, kinh doanh

2

4

Liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, dịch vụ du lịch nông thôn

2

5

Làng văn hóa du lịch

2

6

Các vấn đề tồn tại, xu hướng phát triển trong phát triển kinh tế vùng nông thôn và giải pháp

2

7

Các khái niệm cơ bản (cộng đồng và phát triển cộng đồng, sản phẩm và sản phẩm OCOP, tổ chức kinh tế OCOP)

2

8

Mục tiêu và nội dung cơ bản của OCOP

1

9

Hệ thống tổ chức OCOP và nhân sự (cơ cấu tổ chức, mô tả công việc và KPIs)

3

10

Chu trình OCOP và các mẫu biểu

2

11

Bộ Tiêu chí đánh giá, xếp hạng sản phẩm

2

II

Hình thành doanh nghiệp/hợp tác xã

 

1

Hình thành một doanh nghiệp/hợp tác xã tại cộng đồng

 

a

Khái niệm doanh nghiệp (Luật doanh nghiệp), hợp tác xã (Luật hợp tác xã)

4

b

Quy trình thành lập một doanh nghiệp/hợp tác xã

4

2

Khái niệm vốn, các loại vốn, các phương pháp huy động vốn.

2

3

Các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh

2

4

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã

2

III

Quản trị sản xuất và kinh doanh

 

1

Phân tích kinh doanh: Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, xác định các yếu tố ảnh hưởng, xác định các giải pháp, xây dựng phương án kinh doanh

2

2

Quản trị sản xuất và chất lượng

4

3

Quản trị phân phối và tiếp thị

4

4

Phân tích tài chính

4

5

Quản trị nghiên cứu và phát triển sản phẩm

4

IV

Một số kỹ năng hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã

 

1

Phương pháp luận cơ bản: Chu trình nghiên cứu hành động có sự tham gia của cộng đồng

4

2

Các kỹ năng cơ bản (thu thập và phân tích thông tin, nghe và thuyết trình)

4

B

Phần thực hành

 

 

Làm bài tập phân tích tình huống

8

C

Đánh giá

1

Phần 2

Khung đào tạo quản trị sản xuất - kinh doanh cho các nhà quản lý tổ chức kinh tế (CEO), hộ sản xuất tham gia chương trình OCOP

TT

Nội dung

Thời lưng (tiết)

A

Phần lý thuyết

 

I

Hình thành doanh nghiệp/hợp tác xã

 

1

Cộng đồng và phát triển cộng đồng

2

2

Lý thuyết chung về kinh doanh, doanh nghiệp

2

3

Hình thành một doanh nghiệp/hợp tác xã tại cộng đồng:

 

a

Các vấn đề tồn tại, xu hướng phát triển trong phát triển kinh tế vùng nông thôn và giải pháp

4

b

Khái niệm doanh nghiệp (Luật doanh nghiệp), hợp tác xã (Luật hợp tác xã)

4

c

Thu thập thông tin, phân tích SWOT, xác định tm nhìn, mục tiêu, các chiến lược, phân tích tài chính (nhu cầu vn, hòa vốn, hoàn vốn, dòng tiền), xây dựng kế hoạch kinh doanh

12

4

Khái niệm vốn, các loại vốn, các phương pháp huy động vốn.

4

5

Các mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh

4

II

Quản trị sản xuất và kinh doanh

 

1

Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, xác định các yếu tố ảnh hưởng, xác định các giải pháp, xây dựng phương án kinh doanh

4

2

Phân phối và tiếp thị

4

3

Quản trị sản xuất

4

4

Quản trị chất lượng

4

5

Quản trị nhân lực

4

6

Cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh

4

7

Phân tích tài chính

4

III

Sản phẩm và phát triển sn phẩm

 

1

Khái niệm, phân loại, các yếu tố cấu thành, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn sản phẩm

4

2

Chu trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, các đầu cơ quan/tổ chức cần liên hệ

4

3

Tổ chức cuộc họp, thuyết trình, quản trị thời gian, quản trị rủi ro, giải quyết xung đột, đàm phán, giao tiếp, giao việc, tìm kiếm các nguồn lực...

8

B

Phần thực hành

 

 

Làm bài tập theo chuyên đề và tình huống của hp tác xã/doanh nghiệp của mình (có tư vấn)

16

C

Đánh giá

4

 

 

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM
---------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 490/QD-TTg

Hanoi, May 07, 2018

 

DECISION

APPROVING “ONE COMMUNE ONE PRODUCT” PROGRAM IN 2018 – 2020 PERIOD

THE PRIME MINISTER OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Organization of Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1600/QD-TTg dated August 16, 2016 giving approval for the National target program for development of new-style rural areas in the 2016 – 2020 period;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1760/QD-TTg dated November 10, 2017 providing amendments to the Prime Minister’s Decision No. 1600/QD-TTg dated August 16, 2016 giving approval for the National target program for development of new-style rural areas in the 2016 – 2020 period;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 414/QD-TTg dated April 04, 2017 promulgating the plan for implementation of the Resolution No. 32/2016/QH14 dated November 23, 2016 of the National Assembly on further increase of validity and effectiveness of implementation of the national target program on development of new-style rural areas associated with agricultural restructuring;

At the request of the Minister of Agriculture and Rural Development of Vietnam,

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. The “One commune one product” program in 2018 – 2020 period (hereinafter referred to as “OCOP Program”) is hereby given approval. The OCOP Program includes the following primary contents:

1. Viewpoints

OCOP Program is an economic development program for rural areas with a view to increasing internal power and values; is considered solution and task for implementing the national target program for development of new-style rural areas.  The OCOP Program focuses on value chain-based development of agricultural and non-agricultural products and services with advantages of each province with the primary participation by private sector entities (including enterprises and production households) and collective economic sector.

The State shall play the leading role in formulating and promulgating legal framework and policies for implementation of the Program; giving planning orientations for commodity production and service regions; managing and supervising product quality standards; giving support for provision of training and technical instructions for application of science and technology, development of brands, trade promotion, product promotion, and credit extension.

2. Objectives

a) General objectives:

- Develop production and business of various types (in which development of cooperatives, small and medium-sized enterprises (SMEs) is given priority) for producing traditional products and services with particular advantages, which are expected to meet relevant quality standards and be highly competitive in both domestic and international markets, and thus contributing to rural economic development.

- Contribute to economic restructuring, increase of income and improvement of lives of people as well as efficient implementation of “Economic and production organization” criteria included in the National criteria for new-style rural areas.

- Contribute to agricultural and rural industrialization and modernization by means of development of production in rural areas; promote rational restructuring of rural labour force (with a view to reducing the migration of workers from rural to urban areas), environmental protection and preservation of fine traditional values of Vietnam’s rural areas.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Develop a synchronous OCOP Program managing system from central to local government (including provincial, district and communal governments);

- Promulgate criteria and procedures for assessment and ranking of products;

- Promulgate and synchronously implement policies for efficient implementation of the OCOP Program nationwide;

- Standardize at least 50% of existing products, equivalent to 2.400 products; strengthen and complete production organization models towards association of production households with cooperatives and enterprises;   

- Develop at least 8 – 10 "culture and tourism village” models;

- Establish centers for design, creation and development of OCOP products associated with product promotion and introduction in eligible regions;

- Strengthen and reinforce all of enterprises and cooperatives participating in the OCOP Program;

- Strive to achieve the participation by at least 500 new SMEs and cooperatives in the OCOP Program;

- Develop trade and brand promotion programs for OCOP products;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Scope, subjects and rules of implementation

a) Scope:

- Spatial scope: The OCOP Program will be implemented in all rural areas of Vietnam; the implementation of the Program in urban areas is also encouraged depending on actual conditions of each area.

- Temporal scope: The OCOP Program will be implemented from 2018 to 2020.

b) Subjects:

- Products: Native-owned and indigenous products and services, especially local specialties, shall be developed by means of taking comparative advantages in terms of ecological and cultural conditions, genetic resources, local intellectuals and technologies.

- Implementing entities: SMEs, cooperatives, artels, and production households that have carried out business registration.

c) Rules of implementation:

- Develop products which are expected to meet international quality standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Contents of implementation

a) Perform the following steps of the OCOP cycle:

- Disseminate information and provide instructions on OCOP;

- Receive registration of product ideas;

- Receive business plans/projects;

- Implement business plans/projects;

- Carry out assessment and ranking of products;

- Carry out trade promotion.

(Appendix I)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Foods, including: fresh agricultural products and processed agricultural products.

- Beverages, including: alcoholic beverages; non-alcoholic beverages.

- Herbs, including: products made of herbal ingredients.

- Fabrics and garments, including: products made of cotton and fibre.

- Souvenirs, interior furniture and decoration articles, including: products made of wood, fibre, rattan, bamboo, metal, pottery and porcelain, textile and garment products, etc. used as souvenirs or household articles.

- Rural tourism and sales services, including: services and products serving sightseeing, tourism, convalescence, relaxation, study, research, etc.

c) Develop product management and monitoring system, including:

- Product assessment and ranking, including 05 star-based ranks:

5-star rank: High-quality products which meet international standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3-star rank: Standard products which may be developed into 4-star ranked products;

2-star rank: Substandard products which may be developed into 3-star ranked products;

1-star rank: Poor-quality products which may be developed into 2-star ranked products.

(Appendix II)

- National database on OCOP Program.

- Inspection tasks.

- Human resource training:

Trainees: Managerial officials in charge of implementing the OCOP Program from central to local governments; executives and workers of enterprises, cooperatives, etc. participating in the OCOP Program.

Training contents: Professional knowledge about management of the OCOP Program; professional knowledge about production and business management according to training framework of the OCOP Program.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Trade promotion: carry out product advertising and marketing; e-commerce; organize provincial, regional, national and international OCOP product promotion events associated with tourism development, trade fairs and exhibitions of OCOP products; establish centers for design, creation and development of OCOP products (OCOP centers) associated with support for startups and design of OCOP product models, introduction and promotion of OCOP products; establish points of introduction and selling of OCOP products in tourist resorts, residential areas, supermarkets, traditional markets, administrative centers (at district, provincial, and central levels).

dd) Component projects of the OCOP Program include: project on development of OCOP product brands; project on development of culture and tourism village models; project on establishment of some national key rural production and service regions (representing some ecological – cultural areas with advantages of the country); project on establishment of centers for design, creation and development of OCOP products associated with introduction and promotion of OCOP products in important regions; component projects (projects No. 2, 3, 4) in the PPP form that are implemented with approval of competent authorities.

5. Sources and structure of funding for implementing the Program

Total estimated funding for the OCOP program is VND 45.000 billion, including:

- Funding for the OCOP Program is primarily mobilized from private sector, including: funding mobilized by enterprises, cooperatives and production households, funds borrowed from credit institutions, investment funds, Small and Medium Enterprise Development Fund, cooperative assistance and development fund, aids given by international organizations, etc.

-  Funding derived from state budget includes: funding from state budget for implementation of the national target program on development of new-style rural areas in 2016 – 2020 period, funding for science and technology development, funding for industrial extension and agricultural extension, and funding for implementing other central and provincial combined programs.

6. Essential solutions and tasks

a) Disseminate information and increase awareness:

Information on the OCOP Program shall be frequently and continuously disseminated via the mass media from central to communal, village level; via opening conferences of the OCOP Program and the OCOP Program’s website, and in the forms of news, seminars or product stories associated with specific images and slogans, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- At central level:

+ Steering agency: The central steering committee for national target programs.

+ Standing agency: The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam.

+ Advisory and assisting agency: The central coordination office for new-style rural area development.

+ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall establish a central-level advisory council for OCOP Program that shall take charge of assisting provincial governments in assessing and ranking products; providing counseling on establishment of national OCOP product brands; monitoring quality of OCOP products; doing research and proposing mechanisms and policies for implementing the OCOP Program.

- At provincial level:

+ Steering agency: The provincial steering committee for national target programs.

+ Advisory and assisting agency: Provincial Department of Agriculture and Rural Development or the provincial coordination office for new-style rural area development.

+ Provincial and district-level product assessment and ranking councils shall be established according to decision of the same-level People's Committees in each annual assessment period.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ Steering agency: The district-level steering committee for national target programs;

+ Advisory and assisting agency: District-level Department of Agriculture and Rural Development or District-level Economic Department.

- At commune level: Commune-level People’s Committees shall organize the implementation of the OCOP Program.

c) Mechanisms and policies:

Business entities and production households participating in the OCOP Program are entitled to apply the State’s policies on career, agricultural and rural development. Depending on actual conditions of each province, the Provincial People’s Committee shall promulgate appropriate mechanisms and policies on loan interest rate subsidies; support for application of science and technology; support for human resource training (for directors, sales executives and accountants of SMEs, owners of production households that have their business plans approved by competent authorities).

d) Science and technology, and intellectual property rights:

- Formulate and implement science and technology policies for OCOP products with a view to doing research on establishment and application of product standardization;

- Formulate and implement topics/projects on science and technology research and development, improvement and application of technologies to production and trading of OCOP products.  Such topics/projects are developed based on specific demands of business entities (especially cooperatives and SMEs with specific application addresses);

- Prioritize development and application for establishment, protection and exercise of intellectual property rights for OCOP products;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Establish a consultant and partner system for implementation of the OCOP Program:

- The consultant system includes: (i) The Program managing authorities at all levels, especially district-level authorities; (ii) Individuals and juridical persons that are experienced and capable of providing comprehensive consulting for activities of the OCOP Program.

- The partner system for implementing the OCOP Program includes: Enterprises participating in product manufacturing and trading chains; institutions, universities, and scientists working in the fields/sectors of the OCOP Program in central, regional and provincial science and technology organizations; specialized business associations; product promotion organizations, banks, investment funds, central and provincial radio and television stations, and journalists.

e) Mobilization of resources:

- The major resources are those from the community. Thus, resources from the community such as capital, land, labour, raw materials, technologies, etc. should be mobilized under appropriate plans in accordance with regulations of law during the establishment of business entities in the form of capital contribution according to the annual OCOP Cycle;

- Credit resources from credit institutions shall be mobilized for supporting business entities and production households participating in the OCOP Program;

- Funding from state budget shall be allocated in an appropriate and timely manner to support investment and production activities, and service providers implementing the OCOP Program.

g) International cooperation:

- Cooperate with other countries to implement OVOP/OTOP/OCOP Programs in the world with the aims of sharing experience and exporting OCOP products as well as improving their competitiveness in international market;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Hold OCOP International Forum every one or two years so as to improve the efficiency of the OCOP Program and mobilize international resources for implementing the OCOP Program.

Article 2. Implementation organization

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam shall:

a) play the leading role in formulating and implementing the action plan for implementation of the OCOP Program for each period and on annual basis;

b) direct and instruct provincial governments to formulate and implement OCOP programs in their provinces; carry out regular inspection and assessment of implementation of OCOP programs in provinces;

c) play the leading role in consolidating and including plans for implementation of the OCOP Program of Ministries, central regulatory authorities and provincial governments in the general action plan for implementation of the national target program for development of new-style rural areas which shall be the submitted to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance as prescribed;

d) play the leading role and cooperate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in planning the allocation of funding derived from state budget for the OCOP Program under the plan for allocation of funding for the national target program for development of new-style rural areas;    

dd) play the leading role and cooperate with the Ministry of Industry and Trade and relevant Ministries, regulatory authorities and units in formulating the criteria for assessment and ranking of OCOP products; organizing assessment and ranking of OCOP products associated with organization of trade fairs nationwide; mobilizing financial resources from investment funds, international organizations, and sponsors for implementing the OCOP Program; formulating training curriculums and materials for the OCOP Program; formulating and implementing some component projects of the OCOP Program;

e) play the leading role and cooperate with relevant Ministries and regulatory authorities in selecting 10 qualified provinces and cities representing economic regions to give instructions for implementing the OCOP Program;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Ministry of Planning and Investment of Vietnam shall:

Appraise and consolidate plans for allocation of funding, specific norms and tasks for implementing the OCOP Program at the request of the Ministry of Agriculture and Rural Development in the annual plan which will be submitted to the Prime Minister for consideration and decision.

3. The Ministry of Finance of Vietnam shall:

Play the leading role and cooperate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Agriculture and Rural Development in balancing and allocating funding for performing contents and tasks of the OCOP Program as prescribed.

4. The Ministry of Industry and Trade of Vietnam shall:

a) cooperate with relevant Ministries and regulatory authorities in assisting business entities and households in product design; effectively performing agricultural extension activities and trade promotion for products of the OCOP Program;

b) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant Ministries and regulatory authorities in organizing annual assessment and ranking of OCOP products.

5. The Ministry of Science and Technology of Vietnam shall:

a) play the leading role and cooperate with relevant Ministries, regulatory authorities and provincial governments in assisting business entities and households in product design; promoting application of science and technology to development and production of products of the OCOP Program.  Consolidate annually proposed science and technology tasks in connection with OCOP products;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant Ministries and regulatory authorities in organizing annual assessment and ranking of OCOP products.

6. The Ministry of Health of Vietnam shall:

a) direct health agencies to assist business entities and production households in complying with regulations of law on food safety, and product quality registration/declaration; perform topics of scientific research, research and development, formulation of quality standards, and assessment of efficacy of products made of herbs, etc.

b) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant Ministries and regulatory authorities in organizing annual assessment and ranking of OCOP products.

7. The Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam shall:

a) assist business entities and community groups in doing research and development, promotion of tourism products and services associated with rural tourism on the basis of promoting advantages of regional famous landscapes and cultural traditions; assist provincial governments in developing culture and tourism villages;

b) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant Ministries and regulatory authorities in organizing annual assessment and ranking of OCOP products.

8. The Ministry of Transport of Vietnam shall:

Regulate and connect domestic and international transport systems for products of the OCOP Program, and cooperate in carrying out trade promotion for OCOP products on air, road and waterway transport routes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) direct press, radio and television broadcasting agencies to increase the number of columns and news bulletins on the OCOP Program; frequently publish news and information about collectives and individuals with outstanding achievements in implementing the OCOP Program;

b) cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant Ministries and regulatory authorities in organizing annual assessment and ranking of OCOP products.

10. Relevant Ministries and regulatory authorities shall, within the ambit of their assigned functions and tasks, proactively formulate plans for performing tasks set out the Program in their responsible sectors.

11. The State Bank of Vietnam shall direct and instruct commercial banks, BIDV, Agribank, and Vietnam Bank for Social Policies to assist enterprises, cooperatives, and production households in getting production loans.

12. Central-government authority of Vietnamese Fatherland Front and socio-political organizations, Vietnam Cooperative Alliance, socio-professional organizations, and other business associations are requested to intensify dissemination of information and encourage their members to actively participate in the OCOP Program; proactively participate in value chains established from the OCOP Program.

13. Provincial People’s Committees shall:

a) based on the contents of the OCOP Program approved by the Prime Minister of Vietnam, and depending on actual conditions of each province, direct formulation, approval and implementation of provincial targeted and focused action plans for implementation of the OCOP Program, in which development of key products with specific advantages of each province and rural tourism services is prioritized;

b) allocate adequate resources, and use funding for the national target program for development of new-style rural areas in the 2016 – 2020 period, funding for agricultural extension, local-government budget, loan capital, and other lawful funding sources for implementing the OCOP Program;

c) assign tasks to provincial departments/authorities; designate provincial advisory and assisting agencies for implementing the OCOP Program;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. This Decision comes into force from the date on which it is signed.

Article 4. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, chairpersons of provincial People’s Committees and heads of relevant agencies units are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

PP. THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Vuong Dinh Hue

 

APPENDIX I

OCOP CYCLE
(Enclosed with Decision No. 490/QD-TTg dated May 07, 2018 of the Prime Minister)

The OCOP Cycle is comprised of 6 steps which are known, discussed, participated and enjoyed by the people (demands are presented from the lowest level and appropriate for demands and capacity of production households, cooperatives and enterprises).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Annual OCOP Cycle

Steps of the OCOP Cycle include:  (1) Disseminate information and provide instructions on OCOP; (2) Receive registration of product ideas; (3) Implement business plans/projects; (4) Implement business plans/projects; (5) Carry out assessment and ranking of products; and (6) Carry out trade promotion.

 

APPENDIX II

CRITERIA FOR ASSESSMENT AND RANKING OF PRODUCTS
(Enclosed with Decision No. 490/QD-TTg dated May 07, 2018 of the Prime Minister)

All products of the OCOP Program must undergo assessment and ranking according to this set of criteria for product assessment and ranking.

1. Purposes

- Ensure development of products that meet the requirements of the OCOP Program and ensure quality of products and services of the OCOP Program.

- Provide information for business entities and production households on standards which they are required to meet in order to organize appropriate production activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Criteria for product assessment and ranking

Products are assessed and ranked according to this set of criteria established in accordance with regulations of the Law on quality of products and goods approved by the National Assembly of Vietnam in 2007, and Vietnam’s national technical regulations for each group of products subject to the OCOP Program criteria. This set of criteria is comprised of 3 parts:

- Part A: Criteria for assessment of products and community strength (35 points), including: 1) Production organization; 2) Product development; 3) Community strength.

- Part B: Criteria for product marketing assessment (25 points), including: 1) Marketing; 2) Product story.

- Part C: Criteria for assessment of quality of products (40 points), including: 1) Inspection/analysis on standards to be met by products; 2) Opportunities for products to participate in global market.

3. Ranking of OCOP products

Upon completion of assessment, OCOP products shall be ranked as follows:

- 5-star rank: 90 – 100 points: High-quality products which meet international standards; 4-star rank: 70 - 89 points: Standard products which may be developed to meet international standards; 3-star rank: 50 - 69 points: Standard products which may be developed into 4-star ranked products; 2-star rank: 30-49 points: Substandard products which may be developed into 3-star ranked products; 1-star rank: Below 30 points: Poor-quality products which may be developed into 2-star ranked products.

4. Assessment for recognition and ranking of OCOP products

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- District-level People's Committees shall establish product assessment councils. Product assessment councils shall hold meetings for assessing products according to the set of criteria for assessment and ranking of products of the OCOP Program. The list of products (enclosed with relevant documents) shall be prepared and submitted to Provincial People's Committees for consideration, recognition and ranking.

- Provincial People's Committees shall establish product assessment and ranking councils. Product assessment and ranking councils shall hold meetings for appraising products according to the set of criteria for assessment and ranking of products, and request the Provincial People’s Committees to issue decisions to issue certificate of recognition and ranking of product.  Products granted certificate of certificate of recognition and ranking of product by Provincial People’s Committees shall be sent for assessment and ranking by central-level authorities.

- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall play the leading role and cooperate with the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Health, and the Ministry of Culture, Sports and Tourism in establishing an advisory council for implementation of the OCOP Program, and organizing assessment and ranking of products; issue decisions to issue national-level certificate of recognition and ranking of product.

 

APPENDIX III

TRAINING FRAMEWORK OF OCOP PROGRAM
(Enclosed with Decision No. 490/QD-TTg dated May 07, 2018 of the Prime Minister)

Part 1

Training framework for managerial officials of OCOP Program

No.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Training duration
(period)

A

Theory

 

I

OCOP Program

 

1

Overview of Vietnam’s agricultural and rural development strategies. Agriculture 4.0

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2

Vietnam’s strategies for development of herbal products

2

3

Development of private sector entities (agricultural enterprises) and cooperatives. General theory about enterprises and business

2

4

Value chain linkages in production of agricultural products and rural tourism services

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Culture and tourism villages

2

6

Shortcomings and development trends in economic development of rural areas and solutions

2

7

Basic concepts (community and community development, products and OCOP products, OCOP business entities)

2

8

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1

9

OCOP organization and personnel system (organizational structure, job description and KPIs)

3

10

OCOP Cycle and templates

2

11

Criteria for product assessment and ranking

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



II

Establishment of enterprises/cooperatives

 

1

Establishment of an enterprise/cooperative in community

 

a

Concepts of enterprise (Law on enterprises) and cooperatives (Law on cooperatives)

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Procedures for establishment of an enterprise/cooperative

4

2

Capital concepts, types of capital, capital mobilization methods.

2

3

Business and production models

2

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2

III

Production and business management

 

1

Business analysis: Business performance assessment, determination of factors affecting business performance, solutions therefor, and formulation of business plans

2

2

Production and quality management

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3

Distribution and marketing management

4

4

Financial analysis

4

5

Research and development management

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Some necessary skills for supporting enterprises and cooperatives

 

1

Basic methodologies:  Community-based participatory action research cycle

4

2

Basic skills (information collection and analysis, listening and presentation)

4

B

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

Case study exercises

8

C

Assessment

1

Part 2

Training framework for business – production management for chief executive officers (CEOs) of business entities and production households participating in OCOP Program

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Contents

Training duration
(period)

A

Theory

 

I

Establishment of enterprises/cooperatives

 

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2

2

General theory about enterprises and business

2

3

Establishment of an enterprise/cooperative in community:

 

a

Shortcomings and development trends in economic development of rural areas and solutions

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b

Concepts of enterprise (Law on enterprises) and cooperatives (Law on cooperatives)

4

c

Information collection, SWOT analysis, determination of vision, goals and strategies, financial analysis (demand for capital, break-even analysis, payback and cash flow), formulation of business plan

12

4

Capital concepts, types of capital, capital mobilization methods.

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Business and production models

4

II

Production and business management

 

1

Business performance assessment, determination of factors affecting business performance, solutions therefor, and formulation of business plans

4

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4

3

Production management

4

4

Quality management

4

5

Human resource management

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6

Competition and competitive strategies

4

7

Financial analysis

4

III

Products and product development

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Concepts, classification, components, quality and standards of products

4

2

Research and development cycle, relevant authorities/organizations

4

3

Organization of meetings, presentation, time management, risk management, conflict resolution, negotiation, communication, assignment of tasks, mobilization of resources, etc.

8

B

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



 

 

Seminars and case study exercises (with counseling)

16

C

Assessment

4

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 07/05/2018 phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.133

DMCA.com Protection Status
IP: 85.208.96.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!