BỘ
THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 477/QĐ-BTTTT
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRIỂN
KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN
2021-2030
BỘ TRƯỞNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và
Truyền thông;
Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg
ngày 24/6/2020 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt
“Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và
tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030”;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục
Thông tin cơ sở.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch hành động của Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chương
trình hành động Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.
Điều 2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng
Vụ Kế hoạch - Tài chính, Cục trưởng các Cục: Thông tin cơ sở, Báo chí, Phát
thanh, truyền hình và thông tin điện tử và các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Hoàng Vĩnh Bảo;
- Bộ Công thương;
- Sở TTTT các tỉnh, tp trực thuộc TW (để th/h);
- Lưu: VT, TTCS, LP (80).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Hoàng Vĩnh Bảo
|
KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH
ĐỘNG QUỐC GIA SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 477/QĐ-BTTTT
ngày 12 tháng 4 năm
2021 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông)
Triển khai thực hiện Quyết định số
889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “Chương
trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn
2021-2030”, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Kế hoạch
hành động triển khai chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền
vững giai đoạn 2021-2030 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao nhận thức, hành vi của cộng
đồng trong việc sản xuất và tiêu dùng bền vững nhằm phát triển kinh tế hiệu quả;
bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo và tái cơ cấu nền kinh tế; thúc đẩy nền
kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
2. Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử
dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích
phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy
sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và
phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy
mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm
xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng
đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
3. Tuyên truyền về Chương trình hành
động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững bằng nhiều hình thức truyền
thông phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đối tượng,
vùng, miền.
II. NỘI DUNG THÔNG
TIN VÀ PHƯƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN
1. Nội dung
thông tin
- Tuyên truyền về các chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Chính phủ về sản xuất và tiêu
dùng bền vững; phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho cơ quan, đơn vị,
chính quyền các cấp, người dân và cộng đồng về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
- Tuyên truyền về thúc đẩy sản xuất sạch
hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền
vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; hướng dẫn người dân thực hành tốt về mua sắm
xanh, thực hành lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Giới thiệu, phổ biến và nhân rộng
các mô hình thực hành tốt về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn
trong các lĩnh vực; mô hình về chuỗi cung ứng sản phẩm bền vững, chuỗi cung ứng
gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm; các mô hình nông nghiệp hữu cơ, mô hình
nuôi trồng bền vững; việc giảm thiểu, thu hồi, thu gom, tái sử dụng, tái chế chất
thải; các mô hình kinh tế tuần hoàn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu
trong hoạt động sản xuất và tiêu dùng...
- Quảng bá về xây dựng và phát triển
hệ thống dịch vụ hậu cần phân phối xanh, bền vững bao gồm các trung tâm hậu cần
xanh, hệ thống kho vận, giao nhận hàng hóa xanh, thúc đẩy sử dụng nhiên liệu
sinh học sạch, thân thiện môi trường trong các hoạt động phân phối, vận chuyển
hàng hóa.
- Kinh nghiệm của các nước trong việc
thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững.
2. Phương thức
truyền thông
2.1. Truyền thông trên báo chí
- Các cơ quan thông tấn, báo chí từ
Trung ương đến địa phương, bao gồm: Báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử và tạp
chí chuyên ngành tích cực tham gia thông tin, tuyên truyền về chương trình hành
động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững bằng các tin, bài, các ký sự,
phóng sự chuyên đề, các chương trình phỏng vấn, tọa đàm, các thông điệp...
- Các cơ quan thông tấn, báo chí phải
xác định đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị; hằng năm phối
hợp với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền cụ thể;
tổ chức thông tin, tuyên truyền đầy đủ, chính xác các nội dung về Chương trình
hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
2.2. Truyền thông trên hệ thống thông
tin cơ sở
Truyền thông ở cơ sở thông qua các
chương trình phát thanh trên cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, đài
truyền thanh cấp xã; thông tin trên các bảng tin công cộng, cụm pano cổ động của
địa phương; các băng - rôn treo trên các tuyến đường, nơi tụ điểm sinh hoạt văn
hóa, sinh hoạt cộng đồng của người dân; các tài liệu tuyên truyền đặt tại các tủ
sách pháp luật của xã, phường, thị trấn, điểm bưu điện - văn hóa xã; xây dựng nội
dung thông tin, in ấn tờ rời, tờ gấp cung cấp cho tổ chức, doanh nghiệp, cá
nhân, hộ gia đình hoặc phân phát cho người chăn nuôi, dán ở nơi công cộng (chợ,
nơi hội họp ở cấp thôn, xã); thông tin trên các bảng tin công cộng; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động ở cơ sở; tuyên truyền,
vận động thông qua các cuộc thi, các báo cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở.
2.3. Tổ chức các Hội nghị, hội thảo,
tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề cung cấp thông tin về chương
trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
III. THỜI GIAN THỰC
HIỆN: Từ năm 2021 đến
năm 2030
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch thông
tin, tuyên truyền về Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền
vững giai đoạn 2021-2030 được bố trí hằng năm trong tổng kinh phí phục vụ công
tác truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững; kinh phí thường xuyên theo
chức năng, nhiệm vụ được giao phân bổ cho các đơn vị.
Các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ
vào điều kiện thực tế, xây dựng dự toán kinh phí hoạt động, triển khai thực hiện
Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về Chương trình hành động
quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững, tổng hợp chung vào dự toán ngân
sách hằng năm của cơ quan, đơn vị mình theo quy định hiện hành về quản lý ngân
sách nhà nước để chủ động nguồn kinh phí tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên
truyền theo kế hoạch.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Thông tin cơ sở
- Chỉ đạo, triển khai thực hiện các
hoạt động tuyên truyền về Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu
dùng bền vững trên hệ thống cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện và hệ thống
thông tin cơ sở.
- Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ
và cung cấp thông tin cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin cơ sở của các địa
phương tuyên truyền Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền
vững
- Kiểm tra việc thực hiện công tác
thông tin, tuyên truyền trên hệ thống cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện
và hệ thống thông tin cơ sở.
- Tổng hợp báo
cáo việc thực hiện công tác tuyên truyền khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Cục Báo chí, Cục Phát thanh,
truyền hình và thông tin điện tử
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí tại
giao ban báo chí định kỳ do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền
thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức: tăng thời lượng, tần suất thông tin, tuyên
truyền Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu
dùng bền vững.
- Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền
thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy, Thành ủy đưa nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức về sản xuất
và tiêu dùng bền vững vào định hướng tuyên truyền hàng tháng tại hội nghị giao
bao báo chí.
- Chỉ đạo, triển khai thực hiện các
hoạt động tuyên truyền về Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu
dùng bền vững trên hệ thống báo chí thuộc lĩnh vực quản lý.
- Tổ chức các Hội nghị, hội thảo, tập
huấn, bồi dưỡng chuyên đề cung cấp thông tin về chương trình hành động quốc gia
về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên các cơ
quan báo chí.
- Kiểm tra việc thực hiện công tác
thông tin, tuyên truyền của các cơ quan báo chí thuộc lĩnh vực quản lý.
- Theo dõi thông tin trên báo chí
tuyên truyền Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững;
thực hiện báo cáo việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền khi có yêu cầu
của cơ quan có thẩm quyền.
3. Các cơ quan báo chí
- Chủ động xây dựng kế hoạch và thực
hiện thông tin, tuyên truyền về Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và
tiêu dùng bền vững theo nội dung mục 1 phần II của Kế hoạch
thông tin, tuyên truyền Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu
dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.
- Tăng diện tích và thời lượng, tần
suất thông tin về các vấn đề liên quan đến việc Chương trình hành động quốc gia
về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên báo chí.
4. Sở Thông
tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền về
Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bàn
tỉnh và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí địa
phương, cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện và đài truyền thanh cấp xã
xây dựng và nâng cao chất lượng các tin, bài, tuyên truyền về Chương trình hành
động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
- Chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin cấp
huyện tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch thông tin,
tuyên truyền trên địa bàn; tăng cường sử dụng các hình thức thông tin, tuyên
truyền trực quan như: Treo băng rôn, pano, áp phích; tổ chức các đội truyền
thông lưu động, phát tờ rời, thông báo trên bảng tin tại các cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp, trường học, khu dân cư.
- Phối hợp với Sở Công Thương và các
sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn chủ động cung cấp thông tin hoặc mời các
chuyên gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đến cung cấp thông tin tại giao
ban báo chí định kỳ ở địa phương.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp hướng dẫn lực lượng báo cáo
viên, tuyên truyền viên ở cơ sở lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền
vững trong hoạt động tuyên truyền miệng tại các buổi sinh hoạt cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp, tổ dân phố, khu dân cư...
- Kiểm tra việc
thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về sản xuất và tiêu dùng bền vững của
địa phương theo quy định.
- Thực hiện báo cáo công tác tuyên
truyền khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền./.