TỔNG
CỤC LƯƠNG THỰC
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số:
47-LT-QĐ
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 04 năm 1964
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ TRONG NGÀNH LƯƠNG THỰC
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LƯƠNG THỰC
Căn cứ vào Nghị định số
167-CP ngày 18-10-1961 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và
tổ chức bộ máy của Tổng cục Lương thực;
Căn cứ vào Nghị định số 04-TTg ngày 04-01-1960 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
điều lệ tạm thời về chế độ hợp đồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và các
cơ quan Nhà nước;
Để bảo đảm thực hiện kế hoạch giao nhận, vận chuyển lương thực;
Theo đề nghị của ông Cục trưởng Cục Kho vận và Chánh văn phòng Tổng cục;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Nay ban hành điều
lệ tạm thời về hợp đồng giao nhận hàng hoá trong ngành lương thực kèm theo
quyết định này.
Điều 2: Bản điều lệ này
áp dụng cho các Sở, Ty Lương thực, Phòng Lương thực khu vực Vĩnh-linh, các nhà
máy xay quốc doanh, công tư hợp doanh, các cơ sở xay xát khác, Công ty Lương
thực cấp I và Đoàn vận tải chủ lực.
Điều 3: Những văn bản về
giao nhận hàng hoá của ngành lương thực từ trước đến nay không phù hợp với nội
dung bản điều lệ này đều bãi bỏ.
Điều 4: Các ông Cục, Vụ
trưởng: Kho vận, Kế hoạch, Tài vụ, Chế biến và ông Chánh văn phòng Tổng cục có
trách nhiệm hướng dẫn các đơn vị nói trên thi hành bản điều lệ này.
Điều 5: Bản điều lệ này
có giá trị thi hành kể từ ngày 15 tháng 4 năm 1964.
|
TỔNG
CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC LƯƠNG THỰC
Trần Văn Hiển
|
ĐIỀU LỆ TẠM THỜI
VỀ
HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN HÀNG HOÁ TRONG NGÀNH LƯƠNG THỰC
Chương 1:
NGUYÊN TẮC CHUNG
Điều 1: Bản điều lệ này
ban hành nhằm mục đích thông qua việc ký hợp đồng giao nhận hàng hoá lương thực
mà tăng cường trách nhiệm và tăng cường quan hệ hợp tác xã hội chủ nghĩa giữa
các đơn vị kinh doanh và xí nghiệp chế biến trong toàn ngành, bảo đảm thực hiện
kế hoạch giao nhận, vận chuyển lương thực.
Điều 2: Hợp đồng giao
nhận hàng hoá nói trong điều lệ này là hợp đồng giao nhận về lương thực là một
loại văn bản do người đại diện có thẩm quyền của những đơn vị, xí nghiệp giao
nhận lương thực ký kết với nhau. Nó có hiệu lực pháp lý.
Điều 3: Tất cả các kế
hoạch vận chuyển lương thực trong ngành đều phải được ký kết hợp đồng giao nhận
trước khi thực hiện.
Điều 4: Người ký hợp đồng
giao nhận cũng như người làm nhiệm vụ tiếp nhận hàng hóa phải có đủ tư cách đại
diện cho đơn vị mình, nếu thủ trưởng đơn vị bận việc thì phải có giấy uỷ quyền
cho một cán bộ khác. Cán bộ được uỷ quyền có quyền giải quyết công việc trong
phạm vi được uỷ quyền. Bên nào uỷ quyền không đúng, làm cản trở đến công việc
thì thủ trưởng bên ấy phải chịu trách nhiệm.
Điều 5: Hai bên phải tôn
trọng và nghiêm chỉnh thực hiện hợp đồng đã ký; mỗi bên không được tự ý thay
đổi hợp đồng trong quá trình thực hiện.
Chương 2:
HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN
Điều 6: Đơn vị nhận hàng
phải đến đơn vị giao hàng tiến hành ký kết hợp đồng mua bán và giao nhận.
Điều 7: Hợp đồng giao
nhận được ký trên cơ sở văn bản giao nhiệm vụ và kế hoạch điều động lương thực
của cấp trên và được hai bên mua bán lương thực thỏa thuận.
Kế hoạch hàng năm phải lập trước
một tháng; kế hoạch hàng quý phải lập trước 20 ngày; kế hoạch hàng tháng phải
lập trước 10 ngày.
Điều 8: Đối với kế hoạch
hàng tháng, sau khi nhận được văn bản chính thức của cấp trên, các đơn vị mua
bán phải gặp nhau ký kết ngay, càng sớm càng tốt, chậm nhất là ngày 30 hoặc 31
tháng trước phải ký xong hợp đồng giao nhận tháng sau.
Trường hợp cần điều chỉnh kế
hoạch thì trứơc khi có văn bản chính thức. Tổng cục Lương thực phải điện báo
ngay cho cấp dưới; cấp dưới nhận được điện phải thi hành ngay; hai bên giao
nhận phải gặp nhau điều chỉnh hoặc sửa đổi lại những điều đã ký kết.
Điều 9: Hợp đồng giao
nhận có thể ký hàng năm, sáu tháng, hàng quý, hàng tháng và ký theo các kế
hoạch đột xuất.
Điều 10: Nội dung hợp
đồng phải ghi rõ: tên hàng, loại hàng, số lượng, phẩm chất, quy cách đóng gói,
thể thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao nhận và những điều cam kết để
đảm bảo hợp đồng;
Điều 11: Ký kết hợp đồng
xong, bên giao phải lập ngay kế hoạch gửi cho ngành giao thông và bên giao cũng
như bên nhận đều sao gửi hợp đồng đã ký xuống cơ sở trực tiếp giao nhận hàng.
Hai bên ký kết giữ bản hợp đồng chính lưu trữ vào hồ sơ. Hai bên phải bố trí
cán bộ, công nhân, các loại dụng cụ và phương tiện cần thiết để giao, nhận kịp
thời theo đúng Chỉ thị số 338-TTg ngày 14-9-1959 của Thủ tướng Chính phủ; không
vì ngày lễ, ngày chủ nhật mà làm chậm trễ đến việc giao, nhận hàng. Nếu việc
giao nhận hàng tiến hành vào ngày lễ, ngày chủ nhật thì bên giao phải báo cho
bên nhận biết trước 24 giờ.
Chương 3:
GIAO NHẬN HÀNG HOÁ
Điều 12: Để cho việc xếp
dỡ hàng hoá và giải phóng phương tiện được nhanh, đồng thời để đề phòng nhầm
lẫn, mất mát trong khi giao nhận vận chuyển, bên giao hàng phải đóng gói các
loại hàng theo đúng quy cách thống nhất như sau:
- Đối với hàng vận chuyển nội,
ngoại tỉnh: Gạo, ngô đóng gói tối đa là 90kg không kể bì.
Thóc đóng gói tối đa là 70kg
không kể bì;
Khoai khô, sắn khô đóng gói tối
đa là 50kg không kể bì.
- Đối với hàng vận chuyển xuất
khẩu: Gạo, ngô hạt đóng gói đúng 100kg không kể bì.
Điều 13: Trọng lượng mỗi
bao bì trong các loại bao bì bằng đay đều tính chung là 1kg.
Điều 14: Bên bán phải đưa
hàng đến kho bên mua; ngoài ra hai bên có thể thỏa thuận bên mua nhận hàng tại
kho bên bán.
Giao hàng tại kho chỉ áp dụng
cho phương tiện vận chuyển bằng ô-tô và các loại xe thô sơ khác.
Giao hàng tại ga xe lửa, bến
sông hay cảng chỉ áp dụng cho các loại phương tiện vận chuyển đường sắt và
đường thuỷ.
Điều 15: Khi nhận hàng,
bên mua phải cân lại theo thủ tục sau đây:
- Bên giao hàng phải có cán bộ
xúc tiếp với bên nhận hàng suốt trong thời gian giao hàng để cùng đọ cân và
giao nhận hàng hoá; khi đọ cân phải lập biên bản có thủ trưởng hoặc cán bộ được
uỷ quyền của hai bên và một người đại diện của công nhân bốc vác chứng kiến.
Riêng đối với Công ty Lương thực
cấp I., do hàng nhập khẩu về dồn dập lại giao cho nhiều đơn vị mà cán bộ chỉ có
hạn, nên không phải cử cán bộ xúc tiếp thường xuyên với bên nhận hàng; chỉ khi
nào hàng hoá bị thiếu hoặc bị hư hỏng, bên nhận hàng lập biên bản, báo tin ngay
cho Công ty Lương thực cấp I thì khi ấy Công ty Lương thực cấp I mới cử cán bộ
đến cùng bên nhận giải quyết. Nếu thời gian quá ba ngày sau khi nhận được báo
tin, Công ty Lương thực cấp I không cử cán bộ đến đơn vị nhận hàng thì Công ty
cấp I phải chịu trách nhiệm về hàng hoá bị thiếu hoặc hư hỏng theo biên bản đó;
nếu bên nhận hàng không báo tin ngay sau khi cân nhận và về thời gian cũng
không quá ba ngày cho Công ty cấp I thì bên nhận phải chịu trách nhiệm số hàng
thiếu hoặc hư hỏng đó.
- Hàng hoá vận chuyển bằng tàu
thủy, ca-nô và trong từng toa xe lửa có niêm phong cập chì, đóng gói đúng quy
cách, bên nhận có thể chọn bất kỳ một số bao hàng nào đó để cân đại diện nhưng
số bao của tổng số lần cân đại diện ấy không quá 15% số bao hàng gửi đến (trừ
bao đổ, vỡ), nếu thấy các bao đã cân có trọng lượng như nhau thì được coi là
đóng gói đủ, bên nhận chỉ cần đếm bao tính ra số lượng; nếu nhận chỉ cần đếm
bao tính ra số lượng; nếu thấy chênh lệch (thí dụ: bao nặng 70kg, bao nặng
71kg, bao nặng 69kg…) thì coi như không phải đóng gói đúng quy cách, bên nhận
lập biên bản và cân lại toàn bộ, tiền phí tổn về sự cân lại ấy do bên giao
chịu. Những bao bì đổ vỡ phải để riêng và đều cân lại cả.
- Hàng hóa vận chuyển trong toa
xe, hầm tầu nếu không có niêm phong cặp chì thì dù hàng hoá đó có đóng gói đúng
quy cách cũng phải cân lại toàn bộ, nếu trong khi đang giao nhận mà bên nhận
thấy đúng thì có thể không cần phải cân lại toàn bộ nữa nhưng phải do bên nhận
quyết định và bên nhận phải nhận của bên giao đúng theo số bao thực nhận tính
ra số lượng hàng. Nếu bên nhận hàng không cân lại thì coi như nhận đủ hàng và
khi hàng đã vào kho của mình thì không thể khiếu nại bên giao hàng.
- Hàng do ô-tô quốc doanh hoặc
công ty hợp doanh vận chuyển từng đoàn theo kế hoạch, có tổ chức chặt chẽ mà
hàng đóng gói đúng quy cách, thì chỉ cần cân đại diện, không cần cân lại cả;
nếu vận chuyển có tính chất kết hợp, đột xuất không có kế hoạch thì dù có tổ
chức thành đoàn vận chuyển cũng nhất thiết phải cân lại cả.
- Hàng nhập khẩu mà trường hợp
sang mạn tầu, mạn thuyền tiếp chuyển và điều kiện có đóng gói đúng quy cách,
niêm phong cặp chì thì khi nhận chỉ cân đại diện để xác định số lượng với cơ
quan ngoại thương.
Điều 16: Trong quá trình
cân đong, giao nhận, nếu gặp những trường hợp sau đây thì phải lập biên bản ghi
rõ và cụ thể sự việc xẩy ra.
- Mã cân của bên giao và bên
nhận ghi chênh lệch nhau;
- Hiện tượng nhầm lẫn, mất mát
như bị tháo cặp chì, mất dấu niêm phong, thiếu bao v.v…
Điều 17: Khi gửi hàng hoá
đi, người giao hàng phải:
- Có đủ giấy tờ hợp lệ khi gửi
hàng;
- Niêm phong cặp chì nếu vận
chuyển bằng xe lửa. tầu thuỷ, ca-nô lớn và những phương tiện khác có điều kiện
cặp chì;
- Kiểm tra chu đáo nhằm đảm bảo
an toàn hàng hóa, an toàn phương tiện trước khi phương tiện xuất phát.
- Báo tin ngay cho người nhận
hàng biết để bố trí tiếp nhận.
Điều 18: Khi nhận được
báo tin hàng đến, người nhận hàng phải:
- Xem xét giấy tờ gửi hàng đến;
- Kiểm tra dạng bên ngoài của
toa xe, tầu biển v.v…xem cặp chì, niêm phong, nóc xe thành xe, thành tầu …; nếu
thấy có điều gì nghi ngờ thì cùng với chủ phương tiện lập biên bản ghi rõ sự
việc xẩy ra; nếu không có gì đáng ghi ngờ thì tiến hành mở toa xe, hầm tầu;
- Khi mở toa xe, hầm tầu…, cần
kiểm tra kỹ tình trạng bên trong của phương tiện và tình hình hàng hoá, nếu có
hiện tượng nghi ngờ thì cùng chủ phương tiện lập biên bản trước khi nhận, dỡ
hàng hoá.
Điều 19: Trường hợp giao
hàng không đúng (như số lượng thừa hoặc thiếu so với phiếu giao hàng, sai phẩm
chất quy cách, mất hàng hoá, hàng hư hỏng v.v…) thì bên nhận hàng phải lập biên
bản để hai bên cùng ký nhận và giải phóng phương tiện ngay, không để dôi nhật
phương tiện gây lãng phí. Trường hợp không có cán bộ của bên giao hàng, ở nơi
nhận hàng, thì sau khi nhận hàng bên nhận hàng phải báo tin và mời bên giao
hàng đến để cùng giao giải quyết.
Điều 20: Tất cả hàng
lương thực nhập khẩu đều do Công ty Lương thực cấp I tiếp nhận với ngành ngoại
thương và phân phối theo kế hoạch của Tổng cục Lương thực.
- Hàng nhập bằng phương tiện vận
chuyển đường biển thì Công ty Lương thực cấp I tiếp nhận tại cảng Hải-phòng;
trường hợp cần tiếp nhận tại cảng khác thì do Công ty Lương thực cấp I và Tổng
công ty Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm thuộc Bộ Ngoại thương bàn bạc và thoả
thuận nhưng phải được Tổng cục Lương thực và Bộ Ngoại thương duyệt y.
- Hàng nhập bằng phương tiện vận
chuyển đường sắt thì Công ty Lương thực cấp I tiếp nhận và phân phối theo kế
hoạch của Tổng cục Lương thực tại ga đầu mối ở tuyến đường tiện lợi. Ví dụ:
nhập đường Lạng-sơn thì phân phối tại ga Bằng-tường; nhập đường Lào-cai thì
phân phối tại ga Phố-mới …
- Tất cả hàng nhập và phân phối
đều phải có đủ giấy tờ hợp lệ, bảo đảm thủ tục tiếp nhận và an toàn hàng hoá
trước khi giao đến nơi tiêu thụ.
Điều 21: Tất cả hàng xuất
nhập khẩu của ngành lương thực đều do Công ty Lương thực cấp I tiếp nhận và
giao cho cơ quan ngoại thương.
- Nếu hàng xuất, đi suốt
Hải-phòng bằng một loại phương tiện thì Công ty cấp I ký hợp đồng giao nhận
thẳng với đơn vị bán hàng.
- Nếu hàng xuất, đi qua nhiều
nấc, qua nhiều loại phương tiện khác nhau thì Công ty cấp I phải ký hợp đồng
giao nhận với các đơn vị trung gian; đơn vị trung gian ký hợp đồng giao nhận
với đơn vị bán, và thanh toán với nhau theo hình thức mua bán giao dịch nội bộ.
Điều 22: Từ nay, việc
giao nhận hàng nội địa và xuất khẩu có tính chất trung chuyển đều áp dụng theo
hình thức mua bán. Hàng năm, quý, tháng, Tổng cục Lương thực phổ biến kế hoạch
điều động lực lượng lương thực cho các đơn vị mua, bán và các đơn vị trung gian
cần thiết để các đơn vị này chủ động xây dựng kế hoạch vận tải và dự trù kinh
phí vận chuyển.
Điều 23: Tất cả các kế
hoạch vận chuyển phục vụ công tác thu mua, chế biến, cung cấp …đều áp dụng
triệt để hình thức vận chuyển thẳng tính theo phương pháp vận trù học.
Điều 24: Đơn vị mua hàng
cùng các xí nghiệp máy xay có liên quan đến đơn vị bán hàng, kiểm nghiệm nguyên
liệu về chế biến hoặc sử dụng. Đơn vị bán hàng phải đảm bảo giao đúng số lượng,
phẩm chất hàng hoá theo kế hoạch và hợp đồng đăng ký.
Chương 4:
THANH TOÁN PHÍ VẬN CHUYỂN VÀ GIAO NHẬN
Điều 25: Bên nào huy động
phương tiện thì bên ấy chịu trách nhiệm thanh toán cước phí vận chuyển với chủ
phương tiện.
Điều 26: Nếu phương tiện
thuộc bên nhận hàng bị dôi nhật, thì bên nhận hàng phải ký nhận với chủ phương
tiện; bên giao hàng sẽ thanh toán tiền dôi nhật với chủ phương tiện và báo nợ
cho bên nhận hàng nếu việc dôi nhật đó do bên nhận hàng gây nên.
Điều 27: Các khoản tạp
phí về vận tải, bồi dưỡng, v.v…thuộc bên nào thì do bên ấy thanh toán.
- Đối với các lái xe chủ lực làm
ngoài giờ, đơn vị sử dụng xe phải thanh toán tiền bồi dưỡng, nhưng số tiền bồi
dưỡng làm ngoài giờ không quá một nửa tiền lương chính hàng tháng của người lái
xe chủ lực ấy.
- Các đơn vị sử dụng xe tầu cần
thống nhất với đoàn vận tải chủ lực về việc bồi dưỡng này khi ký hợp đồng thuê
xe, thuê tầu …
Điều 28: Tất cả các khoản
thanh toán, mua bán, báo nợ, v.v…đều thực hiện theo đúng nguyên tắc tính giá
giao dịch nội bộ như văn bản số 01-LT-TV ngày 07-01-1963 của Tổng cục Lương
thực đã ban hành.
Chương 5:
CÁC ĐIỀU KHOẢN XỬ LÝ
Điều 29: Trong quá trình
thực hiện hợp đồng giao nhận; bên nào gây ra dôi nhật phương tiện, lưu toa, lưu
bãi, hàng kém phẩm chất và hư hỏng trong khi vận chuyển, bốc dỡ hoặc hàng thiếu
hụt, mất mát chưa truy cứu ra v.v… thì bên ấy phải chịu trách nhiệm về các phí
tổn đó sau khi đã lập biên bản xác định.
Điều 30: Trong khi giao
nhận, vận chuyển, bên nào tự ý làm trì hoãn kế hoạch gây ra lãng phí thì bên ấy
phải bồi hoàn mọi khoản lãng phí đó.
Điều 31: Tất cả những sự
việc xẩy ra, nếu hai bên gặp nhau không giải quyết được thì làm báo cáo tỉ mỉ,
kèm theo đầy đủ giấy tờ hợp lệ trình lên Hội đồng trọng tài của Tổng cục Lương
thực giải quyết.
Điều 32: Cán bộ phụ trách
hướng dẫn công nhân đóng gói đúng quy cách, nếu vì thiếu tinh thần trách nhiệm
để xẩy ra thiệt hại do việc đóng gói gây nên thì tuỳ theo sự việc mà có thái độ
xử lý thích đáng đối với cán bộ và công nhân đó. Trường hợp có công nhân vì
chạy theo lợi ích cá nhận mà đóng gói sai quy cách, khâu bao dối v.v…thì kiên
quyết bắt buộc họ đóng gói lại cho đúng; các phí tổn đóng gói lại do công nhân
ấy chịu. Cục Kho vận và Phòng hoặc bộ phận Kho vận các Sở, Ty, Công ty có nhiệm
vụ kiểm tra, hướng dẫn việc đóng gói cho tốt.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 33: Đơn vị, bộ phận,
cán bộ, công nhân nào trong ngành lương thực chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ, có
thành tích hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch giao nhận, vận chuyển đều được xét
khen thưởng về tinh thần cũng như về vật chất.
Điều 34: Đơn vị, bộ phận,
cán bộ, công nhân nào trong ngành lương thực vi phạm điều lệ, thiếu tinh thần
trách nhiệm làm thiệt hại về chính trị và kinh tế gây khó khăn cho việc thực
hiện kế hoạch Nhà nước của ngành thì tuỳ lỗi nặng, nhẹ xử lý theo chế độ hiện
hành.
Điều 35: Điều lệ này ban
hành kèm theo Quyết định số 47-LT-QĐ ngày 06-4-1964 của Tổng cục Lương thực.