ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
4684/QĐ-UBND
|
Bình
Định, ngày 20 tháng 12 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT
MAY TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Xét đề nghị của Sở Công Thương
tại Tờ trình số 74/TTr-SCT ngày 22/9/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may
tỉnh Bình Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2035, với những nội dung chủ yếu
như sau:
1. Quan điểm,
mục tiêu phát triển
a. Quan điểm
Phát triển ngành dệt may tỉnh
Bình Định theo hướng hiện đại, chuyên môn hóa; từng bước chuyển từ gia công
sang sản xuất chuỗi sản phẩm, trên cơ sở công nghệ phù hợp đến hiện đại, hệ thống
quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý bảo vệ môi trường theo các chuẩn
mực quốc tế.
Thu hút mọi nguồn lực từ các
thành phần kinh tế để đầu tư phát triển ngành dệt may của tỉnh. Khuyến khích
phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên, phụ liệu nhằm nâng
cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
Khuyến khích doanh nghiệp
ngành dệt may không ngừng đổi mới thiết bị và cải tiến công nghệ để nâng cao
năng suất, chất lượng sản phẩm. Chú trọng và từng bước tạo ra sản phẩm có sức cạnh
tranh cao, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng của xã hội.
Tăng cường công tác đào tạo
nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân lành nghề,
đáp ứng yêu cầu phát triển. Từng bước hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả quản trị
doanh nghiệp trong ngành.
Phát triển ngành dệt may tỉnh
Bình Định phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam;
phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp và các quy hoạch có liên quan trên
địa bàn tỉnh, đồng thời gắn với phát triển bền vững và quá trình hội nhập kinh
tế thế giới.
b. Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát
Xây dựng và phát triển công
nghiệp dệt may tỉnh Bình Định trở thành ngành kinh tế quan trọng, một trong những
ngành chủ lực về xuất khẩu, có nhiều sản phẩm chất lượng cao; từng bước đồng bộ
từ sản xuất nguyên liệu đến sản phẩm; quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
Phấn đấu sau năm 2025, Bình
Định trở thành một trong những trung tâm dệt may của khu vực duyên hải miền
Trung, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong
khu vực và thế giới.
- Mục tiêu cụ thể
+ Giai đoạn 2016 - 2020:
Phấn đấu mức tăng trưởng giá
trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may toàn tỉnh đạt khoảng 17,8%/năm trong
giai đoạn 2016 - 2020.
Đến năm 2020, giá trị sản xuất
của ngành công nghiệp dệt may toàn tỉnh sẽ đạt khoảng 3.950 tỷ đồng, gấp 2,3 lần
so với giá trị đạt của năm 2015 (theo giá so sánh 2010).
Tổng kim ngạch xuất khẩu 05
năm (2016 - 2020) dự kiến sẽ đạt khoảng 495 triệu USD. Trên cơ sở đó, ngành dệt
may của tỉnh sẽ thu hút và tạo việc làm cho khoảng 18.800 lao động, tăng thêm
khoảng 4.800 lao động so với năm 2015.
+ Giai đoạn 2021 - 2025:
Phấn đấu tăng trưởng giá trị
sản xuất công nghiệp toàn ngành đạt 13-14%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025.
Đến năm 2025, giá trị sản xuất
công nghiệp của cả ngành dệt may sẽ đạt từ 7.400 - 7.800 tỷ đồng (giá so sánh
2010).
Tổng giá trị xuất khẩu đạt
khoảng 780 triệu USD (gấp 1,6 lần giai đoạn 2016 - 2020) và tạo việc làm cho
22.000 - 23.000 lao động (tăng thêm 3.800 - 3.900 lao động so với năm 2020).
+ Giai đoạn 2026 - 2030:
Dự báo mức tăng trưởng sản
xuất công nghiệp bình quân đạt 9-10%/năm, đưa giá trị công nghiệp của ngành đạt
khoảng 12.000 tỷ đồng và thu hút khoảng 23.500 - 25.000 lao động.
2. Nội
dung quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may
a. Quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp dệt may
- Định hướng phát triển
Phát triển ngành dệt may của
tỉnh Bình Định trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập và hợp tác quốc tế. Thu hút
và tiếp nhận nhanh làn sóng dịch chuyển đầu tư sản phẩm may từ các nước phát
triển; phát huy mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển ngành,
sản phẩm dệt may.
Tăng cường đầu tư phát triển
cho ngành dệt may xuất khẩu, đa dạng hóa mặt hàng, từng bước dịch chuyển phương
thức sản xuất kinh doanh hình thức gia công từ khâu đầu đến khâu cuối (CMT)
sang các hình thức khác như: Gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu - sản xuất
- bán thành phẩm (FOB).
Nâng cao năng lực sản xuất,
chất lượng sản phẩm và quản trị của doanh nghiệp trong tỉnh. Tập trung đầu tư đổi
mới ở những khâu có tính quyết định như khâu cắt vải, hoàn thiện sản phẩm... để
tăng năng suất lao động và đa dạng hóa sản phẩm.
- Phân bố không gian trên
địa bàn
Ngành may sử dụng nhiều lao
động, không gây tác động xấu tới môi trường, do đó các doanh nghiệp ngành may
nên được khuyến khích phân bố đều về địa bàn các huyện, thị xã và các khu vực
có nhiều lao động. Trong đó, may xuất khẩu được ưu tiên tập trung phát triển tại
các khu, cụm công nghiệp dệt may và các huyện, thị dọc Quốc lộ 1A và Quốc lộ
19.
Ngoài ra, chú trọng xây dựng
các cơ sở may hàng nội địa có quy mô nhỏ tại các huyện (bao gồm cả huyện miền
núi) nhằm phục vụ thị trường tại chỗ và khu vực. Trong đó, một số cơ sở có quy
mô khá hơn có thể làm vệ tinh cho may xuất khẩu; giải quyết việc làm cho các
lao động tại chỗ, góp phần giảm bớt sức ép về người lao động chuyển dịch về các
đô thị. Việc bố trí các cơ sở may mặc tại các cụm công nghiệp, làng nghề, thị
trấn, thị tứ, các chợ ở các huyện còn góp phần nâng cao tỷ lệ đô thị hóa và
chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.
- Sản phẩm chủ yếu
Sản phẩm dệt may chủ yếu của
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2026 - 2020 và giai đoạn
2021 - 2025 sẽ là: Quần, áo jacket; quần áo trẻ em; veston nam, nữ; sơmi; váy,
đầm; quần áo đồng phục; bảo hộ lao động…
Sản lượng sản phẩm tăng lên
khoảng 51 - 53 triệu sản phẩm vào năm 2020 và khoảng 64 - 65 triệu sản phẩm vào
năm 2025 (so với năm 2015 đạt khoảng 36 triệu sản phẩm).
b. Quy hoạch phát triển
công nghiệp hỗ trợ và nguyên, phụ liệu ngành dệt may
- Định hướng phát triển
và phân bố sản xuất
Khuyến khích mọi thành phần
kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh
ngành công nghiệp hỗ trợ, phụ liệu may tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững
ngành dệt may của tỉnh.
Định hướng các nhà máy sản
xuất sản phẩm phụ trợ tại các khu, cụm công nghiệp hoặc bố trí hợp lý gần với
doanh nghiệp may mặc nhằm giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành sản phẩm nâng
cao khả năng cạnh tranh.
Nghiên cứu quy hoạch một cụm
công nghiệp hỗ trợ chuyên ngành dệt may và da giày với diện tích 50 - 75 ha và
định hướng trở thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày cho tỉnh
Bình Định và cả Vùng Duyên hải Nam Trung bộ.
- Sản phẩm chủ yếu và lao
động
Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
ngành dệt may chủ yếu trong giai đoạn 2016 - 2025 gồm: Các phụ liệu cho ngành dệt,
may (chỉ thêu, mếch dựng, mếch nền, cúc áo, khóa…); phụ tùng đặc thù (lược, la
men, dây go, khuyên, nồi, suốt sắt…); bao bì đóng gói (bằng giấy, bìa, gỗ ván
hoặc container các loại …).
Nhu cầu nhân lực làm việc
trong ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển ngành dệt may đến năm 2020 dự kiến cần
khoảng 600 lao động, năm 2025 là 900 - 1.000 lao động.
- Quy hoạch phát triển
+ Quy hoạch phát triển sản
phẩm
Khuyến khích và thu hút đầu
tư vào các lĩnh vực: Chất trợ và các phụ liệu ngành may (chỉ may, cúc, nhãn,
mác, mex, khóa kéo, băng chun...).
+ Công nghiệp chế tạo thiết
bị máy móc
Nhìn chung, để sản xuất ra sản
phẩm dệt may có chất lượng, có độ ổn định và hiệu quả kinh tế thì phần lớn các
thiết bị, đều đòi hỏi tính đồng bộ và tự động hóa cao trên toàn bộ dây chuyền sản
xuất. Do đó, các doanh nghiệp ngành dệt may đều lựa chọn hướng nhập khẩu hệ thống
dây chuyền sản xuất, máy móc tại các quốc gia có ngành cơ khí phát triển và có
truyền thống về chế tạo thiết bị như Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Trên thực tế, năng lực
nghiên cứu và chế tạo thiết bị máy móc phục vụ cho ngành công nghiệp dệt may của
doanh nghiệp chế tạo cơ khí trong nước còn có nhiều hạn chế nhất định. Ngoài
ra, doanh nghiệp cơ khí chế tạo trong nước, được tập trung đầu tư phục vụ nhiều
cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản, thực phẩm; cơ
khí thiết bị điện, ô tô… do đó, từ đặc thù phát triển của ngành và sản phẩm,
không cần thiết phải quy hoạch phát triển sản xuất máy móc thiết bị của ngành dệt
may trong giai đoạn tới.
Riêng các thiết bị phụ trợ
cho ngành như hệ thống kết cấu thép, máy kiểm tra lỗi vải, máy cắt... đều do
các công ty cơ khí trong nước sản xuất và với năng lực của ngành cơ khí trong
nước và của tỉnh Bình Định hiện nay, hoàn toàn có thể đáp ứng được theo nhu cầu
của doanh nghiệp ngành dệt may trong đầu tư và phát triển.
+ Định hướng chung về sử
dụng công nghệ và thiết bị
Để đạt được mục tiêu phát
triển bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Bình
Định cần khuyến khích đầu tư và sử dụng thiết bị sản xuất bằng công nghệ hiện đại,
tiên tiến, thiết bị mới hợp lý do các nhà sản xuất uy tín trên thế giới cung cấp.
+ Công nghiệp sản xuất
bao bì
Bao bì của sản phẩm ngành
công nghiệp dệt may chủ yếu là bao bì đóng gói bằng giấy, bìa, gỗ ván hoặc
container các loại chứa sản phẩm, trong khi vận chuyển… với các sản phẩm bao
bì, đóng gói, container, các doanh nghiệp trong nước và của tỉnh Bình Định hoàn
toàn đủ khả năng sản xuất và đáp ứng được cho ngành phát triển trong các giai
đoạn tới.
c. Phân bố ngành theo
không gian lãnh thổ
Về tổng thể, ngành sản xuất
sản phẩm dệt may của tỉnh đã được hình thành khách quan, tập trung và phát triển
chủ yếu ở các địa phương: Hoài Nhơn, An Nhơn, Phù Cát và thành phố Quy Nhơn. Thống
kê cho thấy, 04 địa phương này chiếm tới 82,4% số cơ sở sản xuất; 86,2% số lao
động và gần 90% năng lực sản xuất của toàn ngành dệt may tỉnh Bình Định.
Trên cơ sở “Quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”,
kết hợp với định hướng phát triển ngành dệt may và định hướng phát triển công
nghiệp theo không gian lãnh thổ của “Quy hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp
tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”, cũng như dựa trên nền
các doanh nghiệp hiện có, nhu cầu đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng như truyền thống
phát triển, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý… dự kiến ngành công nghiệp dệt may của
Bình Định được định hướng phát triển theo hướng vừa tập trung vào một số khu vực
trọng điểm, vừa phân tán, cân đối, phân bố tương đối đồng đều theo không gian
lãnh thổ như sau:
- Khu vực I (Dọc Quốc
lộ 19 và thành phố Quy Nhơn)
Khu vực gồm thành phố Quy
Nhơn và các địa phương Tây Sơn, An Nhơn và Tuy Phước với diện tích 1.439 km2,
dân số 776.900 người, chiếm 23,7% về diện tích và 51,3% về dân số so với toàn tỉnh.
Mật độ dân số đạt 540 người/km2, gấp 2,1 lần mật độ trung bình toàn
tỉnh (đạt ~250 người/km2).
Khu vực này có vị trí thuận
lợi về sản xuất và vận chuyển sản phẩm đến Cảng để xuất hàng, có mức sống và tiềm
lực đầu tư cao. Khu vực này cũng đã có các khu công nghiệp tập trung nằm trong
tổng thể quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh gồm: Khu công nghiệp Phú Tài
(thành phố Quy Nhơn), Khu công nghiệp Long Mỹ (thành phố Quy Nhơn), Khu công
nghiệp Nhơn Hòa (thị xã An Nhơn) và nhiều cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Định
hướng thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành dệt may và các sản phẩm công
nghiệp hỗ trợ tại các cụm công nghiệp dọc tuyến Quốc lộ 19 và quy hoạch xây dựng
khu công nghiệp trọng điểm, bao gồm các nhà máy dệt may tập trung tại Khu kinh
tế Nhơn Hội của tỉnh.
- Khu vực II (Đồng bằng
ven biển và dọc Quốc lộ 1A)
Khu vực được quy hoạch phát
triển các cơ sở dệt may chủ yếu để xuất khẩu, gồm ba huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ và
Phù Cát, chiếm 27,3% diện tích và 37,9% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số của khu
vực hiện đạt khoảng 350 người/km2, gấp 1,4 lần so với trung bình
toàn tỉnh.
Khu vực được quy hoạch trở
thành khu vực trọng điểm về phát triển ngành công nghiệp dệt may của tỉnh.
Trong giai đoạn tới, tiếp tục tập trung đầu tư và bố trí các cơ sở dệt may xuất
khẩu vào các cụm công nghiệp đã quy hoạch nằm dọc tuyến Quốc lộ 1A và định hướng
đầu tư phát triển thành các tổ hợp hoặc khu liên hợp sản xuất nhằm phát huy lợi
thế về đầu mối hạ tầng giao thông và gần các nguồn cung cấp lao động cũng như xử
lý các vấn đề môi trường.
- Khu vực III (Trung
du và miền núi)
Khu vực này có diện tích lớn
nhất trong ba khu vực, chiếm 48,9% về diện tích và 10,8% về dân số so với toàn
tỉnh. Mật độ dân số đạt 55 người/km2.
Đây là khu vực chậm phát triển
bao gồm 04 huyện: An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh và Vân Canh có tổng giá trị sản
xuất công nghiệp chỉ chiếm dưới 2,0% giá trị công nghiệp toàn tỉnh (giá so sánh
2010).
Trên địa bàn huyện Hoài Ân
hiện có 01 doanh nghiệp may với công suất 1,5 triệu sản phẩm/năm, hoạt động từ
năm 2014 và thu hút khoảng 500 lao động. Tuy nhiên, nhìn chung khu vực hiện
chưa có nhiều điều kiện để phát triển mạnh ngành dệt may do các khó khăn về điều
kiện hạ tầng, dân số thấp (đặc biệt là 03 huyện An Lão, Vĩnh Thạnh và Vân Canh)
nên định hướng trong giai đoạn tới chủ yếu tiếp tục thu hút thêm các cơ sở may
quy mô nhỏ và vừa làm gia công vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh,
ngoài ra khuyến khích phát triển các cơ sở dệt may các sản phẩm đặc thù hoặc phục
vụ nhu cầu tại chỗ cho nhân dân.
Quy hoạch thu hút đầu tư vào
các cụm công nghiệp như Cụm công nghiệp Núi Một An Tân (huyện An Lão); Cụm công
nghiệp Nam Gò Bùi (huyện An Lão); Cụm công nghiệp Dốc Truông Sỏi (huyện Hoài
Ân)...
3. Các
giải pháp chủ yếu
Để triển khai thực hiện Quy
hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng
đến năm 2035, có các giải pháp chủ yếu sau:
- Giải pháp về huy động vốn
đầu tư
- Giải pháp về khoa học và
công nghệ
- Giải pháp bảo vệ môi trường
- Giải pháp về đào tạo nguồn
nhân lực
- Giải pháp về phát triển
công nghiệp hỗ trợ
- Giải pháp về thị trường và
tiêu thụ sản phẩm
- Giải pháp về xây dựng cơ sở
hạ tầng
- Giải pháp về xúc tiến kêu
gọi đầu tư
- Giải pháp về nâng cao vai
trò của quản lý Nhà nước
(Có Danh mục các
chương trình, dự án ngành dệt may thu hút và khuyến khích đầu tư kèm theo)
Điều
2. Tổ chức thực hiện:
Giao Sở Công Thương chủ trì,
phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố
thực hiện công bố, triển khai thực hiện các nội dung của Quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp dệt may tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035.
Điều
3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc
các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông Vận tải,
Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công
nghệ; Trưởng ban Ban quản lý Khu kinh tế; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã,
thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Cao Thắng
|
DANH MỤC
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN NGÀNH DỆT MAY THU
HÚT VÀ KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ CHỦ YẾU
(Kèm theo Quyết định số 4684/QĐ-UBND ngày 20/12/2016 của UBND tỉnh)
Tên dự án
|
Địa điểm
|
Giai đoạn 2016 - 2020
|
Giai đoạn 2021 - 2025
|
Công suất (Tấn/năm)
|
Vốn đầu tư (Tỷ đồng)
|
Công suất (Tấn/năm)
|
Vốn đầu tư (Tỷ đồng)
|
Nhà máy May (áo polo và
T-shirt)
|
Cụm công nghiệp
|
51 chuyền
|
155
|
|
|
Dự án Nhà máy Dệt may
Delta Galil Industries Ltd VN
|
CCN Cát Trinh
|
1,3 triệu SP/n
|
275
|
|
|
Đầu tư Nhà máy khăn xuất
khẩu
|
Cụm công nghiệp
|
5 triệu SP/n
|
15
|
|
|
04 Nhà máy may xuất khẩu
|
Cụm công nghiệp
|
1,5 triệu sản phẩm/năm/nhà máy
|
60 tỷ đồng/nhà máy
|
|
|
Nhà máy veston Nam (giai
đoạn 2)
|
H. Tây Sơn
|
0,8 triệu SP/n
|
|
|
|
Nhà máy may Vinatex Bồng
Sơn
|
CCN Bồng Sơn
|
1,98 Tr.SP/n
|
134
|
|
|
Trung tâm thời trang, giới
thiệu sản phẩm, cung cấp dịch vụ…
|
TX. An Nhơn
|
5-10 ha
|
200-300
|
|
|
04 Nhà máy may xuất khẩu
|
Cụm công nghiệp
|
|
|
1,5 Tr.SP/năm /nhà máy
|
60/nhà máy
|
Nhà máy nguyên, phụ liệu
|
KKT, KCN
|
|
|
50 T/n (chỉ may, chỉ thêu) 0,5 tr.mét/n (mếch dựng, mếch nền) 10 tr.chiếc/n
(cúc áo các loại) 0,5 tr.mét/năm (khóa)
|
100-120/nhà máy
|