ỦY BAN DÂN TỘC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 460/QĐ-UBDT
|
Hà Nội, ngày
21 tháng 8 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI
GIAI ĐOẠN 2021-2025
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số
13/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-TTg
ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025;
Căn cứ Văn bản số
1052/UBDT-KHTC của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc ban hành Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2025;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch - Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm
theo Quyết định này Chương trình hành động của Ủy ban Dân tộc thực hiện Kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2025.
Điều 2.
Quyết định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Vụ trưởng Vụ
Kế hoạch - Tài chính, Chánh Văn phòng Ủy ban, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy
ban Dân tộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT;
- Các Vụ, đơn vị thuộc UBDT;
- Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu: VT, KHTC (5).
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
Đỗ Văn Chiến
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN
2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 460/QĐ-UBDT ngày 21 tháng 8 năm 2020 của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
Ngày 19 tháng 8
năm 2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội (KTXH) vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn
2021-2025 (Văn bản số 1052/UBDT-KHTC) với mục tiêu tổng quát là “Tiếp tục quán
triệt và thực hiện hiệu quả các Mục tiêu, nhiệm vụ đã được Đảng, Quốc hội giao
tại: Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác
dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18/11/2019 của Quốc
hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn
2021-2030; Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 15/02/ 2020 của Chính phủ về việc triển
khai Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt đề án
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-
2030; Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội khóa XIV về việc
phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng
đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030”.
Căn cứ các mục
tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch phát triển KTXH vùng DTTS&MN giai đoạn
2021-2025, Ủy ban Dân tộc (UBDT) hành Chương trình hành động với những nội dung
chính như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH vùng DTTS&MN với phương
châm hành động “Tập trung cao độ trong chỉ đạo, điều hành để hoàn thành các
chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH vùng DTTS&MN giai đoạn 2021-2025, đã được
Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao tại các nghị quyết, chỉ thị,
kết luận, quyết định...,về lĩnh vực công tác dân tộc giai đoạn 2021-2025”,
Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo UBDT trên cơ sở kế thừa những kết quả quan trọng đã đạt
được giai đoạn 2016-2020, phát huy sức mạnh tinh thần đổi mới, sáng tạo, trách
nhiệm, kỷ cương quyết tâm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ, mục tiêu Kế hoạch phát
triển KTXH giai đoạn 2021-2025.
2. Yêu cầu
a) Việc xây dựng
và ban hành Chương trình hành động nhằm quán triệt và chỉ đạo các Vụ, đơn vị trực
thuộc UBDT, tập trung tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH
vùng đồng bào DTTS&MN 5 năm 2021- 2025.
b) Chương
trình hành động phải cụ thể hóa các nhiệm vụ nhằm thực hiện các mục tiêu, định
hướng phát triển KTXH vùng DTTS&MN 5 năm 2021 - 2025.
c) Chương
trình hành động phải thể hiện được vai trò, trách nhiệm tham mưu của các Vụ,
đơn vị trước Lãnh đạo UBDT, đối với nhiệm vụ được giao.
d) Các Vụ, đơn
vị căn cứ chức năng và nhiệm vụ được giao, chủ động đề xuất, xây dựng kế hoạch
hàng năm để triển khai Chương trình hành động cụ thể:
- Tổ chức triển
khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thuộc chức năng của Vụ, đơn vị được nêu trong
Chương trình hành động và nhiệm vụ khác do Lãnh đạo UBDT giao;
- Bố trí, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức, người lao động trong Vụ, đơn vị
thực hiện nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động, đảm bảo chất lượng,
tiến độ;
- Thường xuyên
kiểm tra, đánh giá công tác triển khai thực hiện Chương trình hành động, định kỳ
báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu của Lãnh đạo UBDT.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Tiếp tục
triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng, Chính phủ, Quốc
hội; các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ có liên
quan đến công tác dân tộc; trọng tâm là thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14
ngày 19/6/2020, gắn với thực hiện Kết luận số 65-KL/TW, ngày 30/10/2019 của Bộ
Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới.
2. Rà soát, sửa
đổi, bổ sung, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác dân
tộc để trình Quốc hội xem xét, ban hành; hoàn thiện quy trình xây dựng nhằm
nâng cao chất lượng chính sách. Tiếp tục nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật Dân tộc
hoặc Luật Hỗ trợ phát triển vùng DTTS&MN, đưa vào chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh của Quốc hội để thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về vấn
đề dân tộc, công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc.
3. Tổ chức triển
khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -
2030” theo Nghị quyết số 120/2020/QH14, gồm các dự án sau:
(1) Giải quyết
tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt;
(2) Quy hoạch,
sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết;
(3) Phát triển
sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản
xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị;
(4) Đầu tư cơ
sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công của lĩnh vực dân tộc;
(5) Phát triển
giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực;
(6) Bảo tồn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với
phát triển du lịch;
(7) Chăm sóc sức
khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống
suy dinh dưỡng trẻ em;
(8) Thực hiện
bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em;
(9) Đầu tư
phát triển nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, khó khăn đặc thù;
(10) Truyền
thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.
d) Các bộ,
ngành, địa phương rà soát, sửa đổi, bổ sung, xây dựng các chính sách, chương
trình, dự án thực hiện tại vùng DTTS&MN; loại bỏ những nội dung chính sách
dân tộc không còn phù hợp; thực hiện tích hợp các chính sách có cùng lĩnh vực,
đối tượng, nội dung, địa bàn để tránh chồng chéo và tản mạn chính sách.
- Những chính
sách cần thiết tiếp tục điều chỉnh, bổ sung
(1) Chính sách
hỗ trợ đất ở, cải thiện nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt.
(2) Chính sách
đầu tư sắp xếp hộ dân di cư tự phát, hộ sinh sống ở rùng phòng hộ xung yếu, rừng
đặc dụng, khu vực hay xảy ra thiên tai, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất vào khu tái
định cư.
(3) Chính sách
bảo vệ và phát triển rùng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ
trợ đồng bào DTTS.
(4) Chính sách
tín dụng cho hộ DTTS và hộ nghèo sinh sống ở vùng ĐBKK.
(5) Chương
trình 135 và Chương trình 30a.
(6) Chính sách
hỗ trợ học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú.
(7) Chính sách
cử tuyển.
(8) Chính sách
mua bảo hiểm y tế cho người nghèo, hộ DTTS.
(9) Chính sách
hỗ trợ đầu tư phát triển DTTS rất ít người; tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ
ban hành tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, khó khăn đặc
thù.
(10) Chính
sách phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số
trong thời kỳ mới.
(11) Chính
sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng
vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (theo
Nghị định 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010).
Tuy nhiên, cần
nghiên cứu, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung định mức cho phù hợp với vùng, miền và
thực tế của từng địa phương theo hướng: Trung ương ban hành chính sách khung,
phân cấp cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể.
- Nghiên cứu đề
xuất không tiếp tục áp dụng các chính sách
(1) Chính sách
hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn.
(2) Chính sách
cử tuyển đối với các DTTS không thuộc nhóm dân tộc rất ít người và nhóm DTTS có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
(3) Chính sách
tăng cường tri thức trẻ về nông thôn, miền núi.
(4) Chính sách
nhân viên hợp đồng quy định tại chính sách củng cố, tăng cường đội ngũ cán bộ
dân tộc Mông trong hệ thống chính trị cơ sở ở các xã địa bàn trọng yếu (theo
Quyết định số 718/QĐ-TTg ngày 15/5/2014.
đ) Tăng cường
quản lý, chỉ đạo thực hiện các chính sách dân tộc. Tiếp tục đẩy mạnh công tác nắm
tình hình địa bàn vùng DTTS&MN; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
thông tin, tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS; hợp tác quốc tế và nghiên cứu
khoa học về lĩnh vực công tác dân tộc; công tác tiếp công dân; thanh tra, kiểm
tra, phòng chống tham nhũng, lãng phí trong thực hiện các chính sách dân tộc.
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
phục vụ sự chỉ đạo, điều hành trong lĩnh vực công tác dân tộc.
4. Tiếp tục
công tác quản lý, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra thực hiện các chương trình, đề án,
dự án, chính sách dân tộc còn hiệu lực trong giai đoạn 2021-2025. Tổ chức sơ kết,
tổng kết các chính sách, chương trình, dự án hết hiệu lực năm 2020; tập trung tổng
kết Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và xây dựng Chiến lược công tác
dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp tục nghiên cứu, đề
xuất xây dựng Luật Dân tộc.
5. Tăng cường
công tác nắm tình hình địa bàn vùng DTTS&MN
Thường xuyên
theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng DTTS; phối
hợp nắm bắt, khắc phục kịp thời thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch
bệnh xảy ra ở vùng DTTS; chủ động nắm bắt tình hình các địa bàn nhạy cảm về an
ninh trật tự không để xảy ra các điểm nóng, phức tạp, nhất là tại các vùng trọng
điểm Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và Tây duyên hải miền Trung. Tổ chức các
đoàn công tác kiểm tra, kết hợp nắm tình hình; chủ động phát hiện những vi phạm,
kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giải quyết kiến nghị của các địa phương
trong quá trình triển khai thực hiện CSDT. Triển khai kịp thời các chủ trương,
chính sách mới ban hành; đảm bảo chủ trương, CSDT của Đảng và Nhà nước đi vào
cuộc sống. Chủ động tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo những vấn đề lớn vừa cấp bách, vừa lâu dài về vấn đề
dân tộc, công tác dân tộc.
6. Tiếp tục rà
soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc từ
Trung ương đến cơ sở theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017: Một
số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của
Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng
cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
7. Chú trọng
xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống
cơ quan làm công tác dân tộc theo tinh thần Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày
15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu
số đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày
14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, Quyết định số
771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Bồi
dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 -
2025". Tập trung các giải pháp phát triển Học viện Dân tộc, đây là cơ sở
quan trọng trong việc nghiên cứu lý luận, đào tạo bậc đại học, sau đại học cho
người DTTS và bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
trong hệ thống chính trị công tác ở vùng DT&MN.
8. Công tác cải
cách hành chính
- Tăng cường
trách nhiệm của người đứng đầu trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng
Chính phủ điện tử; phấn đấu nâng cao chỉ số đánh giá về Chính phủ điện tử với cả
ba nhóm chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI), hạ tầng viễn thông (TII) và nguồn
nhân lực (HCI); phối hợp với các cơ quan liên quan đánh giá, cung cấp thông tin
chính xác, cập nhật về tình hình xây dựng, triển khai Chính phủ điện tử của Ủy
ban Dân tộc;
- Xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương tới cơ
sở tinh thông nghiệp vụ, tâm huyết, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực
hiện nghiêm Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính
phủ về tăng cường kỷ Luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ công chức, viên chức trong triển
khai thực hiện công vụ. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
chỉ đạo của cấp trên, các nhiệm vụ giao cho đơn vị mình quản lý. Xử lý nghiêm
những cán bộ, công chức, viên chức tiêu cực, nhũng nhiễu, không chấp hành kỷ luật,
kỷ cương;
- Tiếp tục rà
soát, sửa đổi quy chế hoạt động các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBDT; áp dụng hiệu
quả đề án vị trí việc làm; thực hiện tốt công tác tuyển dụng, tiếp nhận, quy hoạch,
bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức,
viên chức;
- Tiếp tục đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc, gắn với
việc đổi mới phương thức điều hành tạo sự công khai minh bạch trong công tác quản
lý nhà nước; tiếp tục thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh việc
áp dụng quy trình quản lý hệ thống chất lượng ISO 9001:2015, sử dụng, khai thác
hiệu quả phần mềm Hệ điều hành tác nghiệp, tiếp tục nâng cấp cổng thông tin điện
tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của UBDT;
- Thực hiện tốt
Quy chế dân chủ ở cơ sở, đề cao vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động
của cán bộ, công chức. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, tập trung chỉ đạo giải
quyết những kiến nghị chính đáng của nhân dân.
9. Công tác
pháp chế, thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Công tác
pháp chế: Tập trung nâng cao chất lượng công tác pháp chế và thực hiện tốt các
nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP; công tác kiểm tra, xử lý và
rà soát, hệ thống hóa văn bản, pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc; nâng cao
hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, người lao
động trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc;
- Công tác
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tăng cường thanh tra việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ và việc chấp hành pháp luật phòng chống tham
nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các Vụ, đơn vị. Làm tốt công tác
tiếp dân, xử lý đơn thư và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo; tiến hành
thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành theo thẩm quyền, kiểm tra, đôn đốc
việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách dân tộc ở các Bộ,
ngành, địa phương nhằm kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khắc phục những bất hợp lý,
yếu kém trong quản lý nhà nước và đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu
quả thực hiện chính sách dân tộc. Chú trọng thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề
liên quan đến đời sống, lợi ích hợp pháp của đồng bào DTTS.
10. Công tác đối
ngoại và thu hút đầu tư
- Cụ thể hóa
đường lối đối ngoại của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tăng
cường công tác thông tin đối ngoại về lĩnh vực công tác dân tộc. Tiếp tục thực
hiện các Thỏa thuận với các nước láng giềng, các nước ASEAN, một số nước châu
Âu, châu Á và các tổ chức quốc tế (UNDP, WB, ADB, JICA...) để tăng cường quan hệ,
trao đổi công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc, đồng thời tăng cường vận
động, tranh thủ mọi nguồn lực của các cá nhân tổ chức quốc tế, các quốc gia
trên thế giới hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS;
- Tiếp tục triển
khai hiệu quả Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã
hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số” kéo dài thực hiện Quyết định số 2214/QĐ-TTg
ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục Chương trình phối hợp công
tác giữa Ủy ban Dân tộc và Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam giai đoạn
2021-2025; Tổ chức triển khai công tác chuẩn bị Dự án “Xây dựng cơ sở hạ tầng
thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số - CRIEM”, vay vốn
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành có liên
quan và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) về đề xuất, triển khai Dự án
“Phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc các tỉnh miền
núi, trung du phía Bắc”. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đề nghị Chính phủ
Hàn Quốc tài trợ vốn không hoàn lại cho dự án phát triển điện năng lượng tái tạo
vùng DTTS, miền núi.
- Phối hợp với
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ
chế, chính sách đầu tư nước ngoài vào vùng DTTS&MN, nhằm cải thiện môi trường
đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội, tập trung một số
lĩnh vực: Đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghiệp “xanh”, thân thiện với môi trường;
chế biến sâu tài nguyên khoáng sản; đào tạo nguồn nhân lực; những lĩnh vực, dự
án có giá trị gia tăng cao. Tăng cường kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả
đầu tư nước ngoài; khuyến khích thu hút đầu tư vào các cửa khẩu biên giới; xây
dựng và thực hiện các chương trình kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực
ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS.
11. Công tác
khoa học, công nghệ và môi trường
- Đưa vào ứng
dụng kết quả nghiên cứu các nhiệm vụ thuộc Chương trình khoa học và công nghệ cấp
quốc gia giai đoạn 2016-2020 "Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc
thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030", Mã số CTDT/16-20
và các đề tài cấp Bộ.
- Xây dựng
Chương trình Khoa học Công nghệ cấp quốc gia “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về
dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030” giai đoạn II
(2021 - 2025);
- Tiếp tục triển
khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện
Nghị quyết;
12. Nâng cao
chất lượng công tác thống kê
Tăng cường và
nâng cao chất lượng thông tin thống kê, chế độ báo cáo thống kê của ngành, thực
hiện tốt cơ chế phối hợp, cung cấp, phổ biến thông tin trong công tác thống kê;
thường xuyên cập nhật, phổ biến kịp thời thông tin tình hình chính trị, xã hội
trên thế giới, khu vực và trong nước, nhất là những thông tin có tác động ảnh
hưởng đến vùng DTTS&MN.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng
các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm tổ chức thực hiện những nhiệm
vụ và nội dung công tác theo chức năng, nhiệm vụ được nêu trong Chương trình
hành động, đảm bảo tiến độ và chất lượng. Căn cứ nhiệm vụ và yêu cầu công tác đề
ra, hằng năm chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp, định kỳ gửi báo cáo
tình hình thực hiện Chương trình và những khó khăn vướng mắc về đơn vị đầu mối
để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo UBDT.
2. Giao Vụ Kế hoạch
- Tài chính làm đầu mối đôn đốc, kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện
Chương trình công tác đã đề ra; báo cáo lãnh đạo Ủy ban theo định kỳ. Hàng năm
tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện Chương trình theo quy định gửi
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.