Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 4238/QĐ-UBND 2020 truy xuất nguồn gốc thực phẩm có nguồn gốc động vật Đồng Nai

Số hiệu: 4238/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Cao Tiến Dũng
Ngày ban hành: 10/11/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4238/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 10 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM THIẾT YẾU CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2019 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 74/2011/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không đảm bảo an toàn;

Căn cứ Thông tư số 11/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 03/2020/TT-BTTTT ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 4135/TTr-SNN ngày 05 tháng 10 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tên dự án: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025.

2. Chủ đầu tư Dự án: Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

3. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn các huyện, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

4. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2025.

5. Đơn vị tư vấn lập dự án: Hội Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh.

6. Quan điểm và mục tiêu của Dự án

6.1. Quan điểm

a) Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm được sự quan tâm của các ngành chức năng và toàn xã hội vì ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Trong đó, việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; sử dụng thuốc an thần, bơm nước vào cơ thể động vật trước khi giết m; sử dụng thuốc kháng sinh, hormon nhưng chưa đủ thời gian ngừng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất là vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm. Mặc dù, các cơ quan quản lý đã có nhiều nỗ lực đề ra các giải pháp khắc phục nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. Do đó, dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là giải pháp căn cơ và thiết thực để giải quyết nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc của người dân.

b) Truy xuất nguồn gốc (TXNG) có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng, đời sống xã hội toàn dân nói chung. Trong hệ thống truy xuất nguồn gốc, tem truy xuất nguồn gốc là yếu tố quan trọng đóng vai trò định danh đối tượng cần truy xuất, giúp liên kết dữ liệu và truy cứu thông tin truy xuất trong suốt chuỗi cung ứng.

c) Hiện nay, hoạt động Truy xuất nguồn gốc đang được đẩy mạnh, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương điển hình triển khai chương trình truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm rau, củ, quả và thịt heo kinh doanh trên thị trường thành phố. Một số địa phương như: Bến Tre, Cà Mau, An Giang, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và nhiều tỉnh thành khác cũng đang xây dựng chương trình nhằm đẩy mạnh hoạt động truy xuất nguồn gốc đối với những sản phm đặc sản, chủ lực trong vùng hoặc địa phương.

6.2. Mục tiêu

6.2.1. Mục tiêu tổng quát

a) Thiết lập mô hình quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin.

b) Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng, nhận diện và truy xuất nguồn gốc các sản phẩm từ khâu chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh.

c) Đảm bảo an toàn sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng; đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phm sạch để tiêu thụ hàng ngày.

d) Góp phần xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các nhà cung cấp, doanh nghiệp, người chăn nuôi, kinh doanh thịt heo đạt tiêu chuẩn VietGAHP.

6.2.2. Mục tiêu cụ thể

a). Giai đoạn chuẩn bị: Từ ngày Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án đến ngày 31/12/2020. Ban hành quy chế hoạt động, thành lập tổ công tác thực hiện dự án.

b). Giai đoạn thực hiện dự án: năm 2021 - 2025

- Năm 2021

+ Thực hiện theo các quy định hiện hành để đấu thầu và ký hợp đồng triển khai dự án.

+ Tổ chức hội nghị triển khai dự án; đào tạo, tập huấn, tuyên truyền cho các đối tượng tham gia, nhằm giúp các đối tượng thực hiện đúng, đầy đủ quy trình, quy định của dự án; tiếp nhận đăng ký tham gia dự án của các đối tượng.

+ Thực hiện thủ tục mua sắm, trang bị máy chuyên dùng, dụng cụ hỗ trợ cho các đối tượng tham gia.

+ Vận hành thử nghiệm hệ thống quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo từ công trang trại đến người tiêu dùng (Quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thịt heo từ khi heo được vận chuyển từ cổng cơ sở chăn nuôi, đến cơ sở giết mổ, vận chuyển, kinh doanh tại các chợ, siêu thị, cửa hàng, điểm kinh doanh an toàn và tới tay người tiêu dùng).

+ Dự kiến truy xuất khoảng 300 con heo/01 ngày đêm, áp dụng tại các đầu mối sau đây và dựa trên thực tế cụ thể:

Toàn bộ kênh phân phối hiện đại: Siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Chợ bán lẻ: Triển khai thí điểm tại 04 chợ, mỗi chợ chọn ra 03 sạp tiêu biểu đăng ký tham gia và cam kết bán 100% thịt heo có truy xuất nguồn gốc.

Bếp ăn tập thể: Triển khai tại các bếp ăn, căn tin bệnh viện, căn tin trường học.

Cơ sở giết mổ (CSGM): Dự kiến khoảng 20 cơ sở giết mổ và theo thực tế.

- Năm 2022

+ Tiếp tục duy trì và vận hành hệ thống quản lý thịt heo ứng dụng công nghệ thông tin; quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo từ công trang trại đến người tiêu dùng.

+ Dự kiến truy xuất khoảng 500 con heo/01 ngày đêm, áp dụng tại các đầu mối sau đây và dựa trên thực tế cụ thể:

Tiếp tục thực hiện tại các cơ sở đã triển khai trong năm 2021.

Đối với chợ bán lẻ: Dự kiến số chợ truyền thống được kiểm soát là 08 chợ (Tăng thêm 04 chợ so với năm 2021), mỗi chợ chọn ra 03 sạp tiêu biểu đăng ký tham gia và cam kết bán 100% thịt heo có truy xuất nguồn gốc.

Cơ sở giết mổ: Dự kiến khoảng 30 cơ sở giết mổ và theo thực tế.

+ Tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm qua 02 năm triển khai dự án truy xuất nguồn gốc thịt heo. Trong trường hợp dự án phát huy được hiệu quả trong công tác quản lý thì tiếp tục thực hiện các giai đoạn tiếp theo của dự án truy xuất nguồn gốc thịt heo. Đồng thời, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương xây dựng dự án truy xuất nguồn gốc thịt gà và trứng gà.

- Năm 2023

+ Tiếp tục duy trì và vận hành hệ thống quản lý thịt heo ứng dụng công nghệ thông tin; quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo từ cổng trang trại đến người tiêu dùng; bắt đầu thực hiện truy xuất heo từ khi cai sữa đến khi xuất chuồng (Kiểm soát truy xuất nguồn gốc con giống, thức ăn, thuốc thú y, vệ sinh chuồng trại,...).

+ Dự kiến truy xuất khoảng 1000 con heo/01 ngày đêm, áp dụng tại các đầu mối sau đây và dựa trên thực tế cụ thể:

Tiếp tục thực hiện tại các cơ sở đã triển khai trong những năm trước.

Đối với chợ bán lẻ: Dự kiến số chợ truyền thống được kiểm soát là 12 chợ (tăng thêm 04 chợ so với năm 2022), mỗi chợ chọn ra 03 sạp tiêu biểu đăng ký tham gia và cam kết bán 100% thịt heo có truy xuất nguồn gốc.

Cơ sở giết mổ: Dự kiến khoảng 40 cơ sở giết mổ và theo thực tế.

+ Thực hiện dự án truy xuất nguồn gốc thịt gà và trứng gà.

- Năm 2024

+ Tiếp tục hoàn thiện và mở rộng quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc thịt heo từ trang trại tới cơ sở giết mổ, các chợ an toàn thực phẩm, bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn và người tiêu dùng.

+ Dự kiến truy xuất khoảng 1200 con heo/ 01 ngày đêm, áp dụng tại các đầu mối sau đây và dựa trên thực tế cụ thể:

Tiếp tục thực hiện tại các cơ sở đã trin khai trong những năm trước.

Đối với chợ bán lẻ: Dự kiến số chợ truyền thống được kiểm soát là 16 chợ (Tăng thêm 04 chợ so với năm 2023), mỗi chợ chọn ra 03 sạp tiêu biểu đăng ký tham gia và cam kết bán 100% thịt heo có truy xuất nguồn gốc.

Cơ sở giết mổ: Dự kiến khoảng 40 cơ sở giết mổ và theo thực tế.

- Năm 2025

+ Tiếp tục duy trì và triển khai thực hiện các hoạt động truy xuất nguồn gốc.

+ Dự kiến truy xuất khoảng 1.500 con heo/01 ngày đêm, áp dụng tại các đầu mối sau đây và dựa trên thực tế cụ thể:

Tiếp tục thực hiện tại các cơ sở đã triển khai trong nhũng năm trước.

Đối với chợ bán lẻ: Dự kiến số chợ truyền thống được kiểm soát là 20 chợ (Tăng thêm 04 chợ so với năm 2024), mỗi chợ chọn ra 03 sạp tiêu biểu đăng ký tham gia và cam kết bán 100% thịt heo có truy xuất nguồn gốc.

Cơ sở giết mổ: Dự kiến khoảng 40 cơ sở giết mổ và theo thực tế.

Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả của dự án.

7. Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của Dự án

7.1. Nội dung

a) Việc truy xuất nguồn gốc chuỗi cung ứng sản phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật đã được quy định trong nhiêu luật, văn bản của các Bộ, ngành. Tuy nhiên, trước đây truy xuất chủ yếu dựa vào sổ sách giấy tờ. Việc kiểm tra, sử dụng thông tin truy xuất qua chứng từ bằng giấy có thể mất nhiều ngày hoặc nhiều tháng và khi tìm được thông tin thì sản phẩm đã không còn tồn tại (Do đã tiêu thụ hết). Với sự phát triển của công nghệ thông tin làm cho khả năng truy xuất bằng điện tử trở nên khả thi.

b) Ngày 19 tháng 01 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 100/QĐ-TTg về phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc” với mục tiêu chủ yếu sau đây:

- Hoàn thiện hệ thống quy định pháp luật, văn bản, tài liệu hướng dn về truy xuất nguồn gốc.

- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc để phục vụ hội nhập quốc tế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, bảo đảm chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa.

- Nâng cao nhận thức của xã hội, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo cho các bên liên quan.

- Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, cung cấp thông tin, kiến thức thiết yếu về truy xuất nguồn gốc.

c) Ngày 10 tháng 4 năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch số 4023/KH-UBND về triển khai hoạt động áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 với các nội dung sau:

- Nhằm giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của hoạt động truy xuất nguồn gốc trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, hỗ trợ việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc; từ đó giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thêm công cụ trong việc kiểm soát chất lượng, tính an toàn của sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất, kinh doanh, góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động ứng dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua các hoạt động h trợ doanh nghiệp.

- Đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin truy xuất nguồn gốc của sản phẩm, hàng hóa trên thị trường thông qua hoạt động kết nối thông tin truy xuất nguồn gốc từ các hệ thống truy xuất nguồn gốc của các ngành, lĩnh vực; đồng thời từng bước kết nối cng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

7.2. Nhiệm vụ

a) Ban hành tài liệu hướng dẫn áp dụng hệ thống TXNG; thống nhất, chuẩn hóa hình thức, nội dung thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để TXNG; cách thức quản lý việc áp dụng mã truy vết thông tin TXNG về cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến; thông tin về nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu; thông tin về an toàn, vệ sinh và chất lượng; yêu cầu, trách nhiệm đối với cơ sở sản xuất, gắn thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để TXNG, cũng như các bên liên quan.

b) Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm, hàng hóa theo yêu cầu quản lý nhà nước của từng bộ, ngành có liên quan.

8. Giải pháp thực hiện

8.1. Giải pháp về công nghệ

a) Cần thiết phải áp dụng truy xuất nguồn gốc hiện đại cho tỉnh Đồng Nai, sử dụng các công nghệ 4.0 phục vụ quản lý nhà nước trong hoạt động vận chuyển, giết mổ, phân phối kinh doanh thực phẩm với sự tham gia của toàn bộ chuỗi cung ứng và người tiêu dùng, đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi của các quy định pháp luật về chăn nuôi, giết mổ, phân phối, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và hướng đến phục vụ xuất khẩu toàn cầu.

b) Hệ thống truy xuất phải phục vụ thông tin cho chuỗi cung ứng để tăng cường giám sát nội bộ; có khả năng liên kết, kết nối với các hệ thống quản lý đàn chăn nuôi, các hệ thống quản lý về dịch bệnh.

c) Đáp ứng chủ trương của Đảng và Chính phủ về việc tiết kiệm, giảm chi phí, giảm bộ máy quản lý, nên sử dụng phương pháp thuê dịch vụ công nghệ thông tin trọn gói từ công ty đã có kinh nghiệm quản lý tổ chức vận hành trên quy mô lớn, phục vụ 24/7 để đáp ứng đặc thù hoạt động của chuỗi cung ng mà không cần lập ra bộ máy mới.

d) Hệ thống thu nhập dữ liệu phải cố gắng tự động hóa ở mức cao nhất, tránh việc gây ra khó khăn phiền phức cho chuỗi cung ứng dẫn đến khả năng giả mạo, làm đối phó. Dữ liệu có khả năng chia sẻ, kết nối với Cổng thông tin truy xut hàng hóa quc gia. Thông tin, dữ liệu hình thành trong quá trình thuê dịch vụ hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ đều thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư. Nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, chuyn giao đầy đủ cho chủ đầu tư các thông tin, dữ liệu khi kết thúc hợp đồng thuê dịch vụ hệ thống.

8.2. Giải pháp tuyên truyền

a) Tuyên truyền sâu rộng đến người dân để có ý thức tiêu thụ các sản phẩm an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc qua các kênh truyền thông như báo chí, đài truyền hình.

b) Treo băng rôn, bảng hiệu tại các cơ sở có tham gia Dự án như cổng chợ, cổng siêu thị, khu bán thịt heo để người dân biết chỗ mua thực phẩm an toàn.

8.3. Giải pháp tổ chức theo chuỗi

a) Việc t chức thực hiện truy xuất nguồn gốc theo chuỗi được tiến hành từ các kênh bán lẻ như chợ, siêu thị để đi ngược lại tìm các cơ sở giết mổ cung cấp thịt heo cho các đơn vị này. Sau đó tiếp tục làm việc với thương lái cung cấp heo sống cho các cơ sở giết mổ để họ tiếp tục thực hiện việc nhập heo phải có thông tin truy xuất nguồn gốc từ hộ chăn nuôi và từ trang trại.

b) Tại các bếp ăn tập thể, căn tin, một mặt mở rộng việc truy xuất nguồn gốc tại các cơ sở giết mổ cung cấp thịt heo cho các đơn vị này, mặt khác giới thiệu các cơ sở giết mổ tham gia vào chương trình truy xuất nguồn gốc của tỉnh để các bếp ăn tập thể và căn tin có sự lựa chọn mua hàng.

c) Tổ chức kiểm tra thực tế việc thực hiện dự án tại các chợ, cơ sở giết m, cơ sở chăn nuôi, căn tin Bệnh viện, căn tin trường học, Bếp ăn tập thể trên địa bàn tỉnh.

8.4. Giải pháp về thông tin thị trường

Trong quá trình vận hành hệ thống truy xuất nguồn gốc, các thông tin cơ bản về truy xuất nguồn gốc là bắt buộc phải có. Bên cạnh đó, sẽ từ từ động viên khuyến khích các đối tượng tham gia đưa thêm các thông tin khác về giá heo hơi, giá heo giống, giá cám,... Các thông tin sẽ được bộ phận chuyên môn của cơ quan chức năng tổng hợp để báo cáo phục vụ công tác chuyên môn và cung cấp ngược lại cho chuỗi cung ng.

8.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

a) Đào tạo các cán bộ thực hiện tham gia chương trình theo các khóa hướng dn của đơn vị thực hiện dự án. Các khóa này nhằm mục đích hướng dẫn cán bộ và thương lái, cơ sở giết mổ, tiểu thương chợ bán lẻ, chuỗi siêu thị cách thức thao tác vận hành hệ thống.

b) Đào tạo cán bộ xử lý các thông tin, phân tích báo cáo do hệ thống sinh ra, các cán bộ chuyên trách sẽ cùng chuyên gia của nhà cung cấp dịch vụ học cách sử dụng hệ thống, lấy và tạo các báo cáo tổng hợp, phân tích để phục vụ công tác chuyên môn.

c) Tổ chức các lớp học chuyên sâu về vấn đề truy xuất nguồn gốc áp dụng các công nghệ 4.0 như Blockchain, AI, Bigdata; giới thiệu, phổ biến các công nghệ, phương pháp mới nhất trên thế giới và cách thức áp dụng tại Việt Nam để nâng cao hiểu biết và cải tiến phương pháp thực hiện tại tỉnh Đồng Nai.

d) Tổ chức các lớp tập huấn cho các đối tượng tham gia dự án nhằm giúp các đối tượng thực hiện đúng, đầy đủ quy trình, quy định của dự án.

đ) Tiếp nhận thông tin, báo cáo tự động từ hệ thống để đối chiếu rà soát nhằm phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật, quy chế của dự án đối với các đối tượng tham gia.

8.6. Giải pháp về cơ chế chính sách

a) Ưu tiên các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển chăn nuôi, kiểm soát hoạt động giết mổ, vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành cho các cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cá nhân, tổ chức thực hiện nội dung dự án như: Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư về nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số 143/2019/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; hỗ trợ chính sách về xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, áp dụng VietGAP trong chăn nuôi, an toàn thực phẩm...

b) Người chăn nuôi khi tham gia dự án sẽ được ưu tiên khi thực hiện hỗ trợ phòng chống dịch bệnh.

8.7. Giải pháp về huy động nguồn lực

a) Kinh phí thực hiện dự án được bảo đảm từ các nguồn: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tài trợ quốc tế và trong nước, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Trong đó nguồn ngân sách nhà nước được sử dụng để: Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, tài liệu hướng dẫn về truy xuất nguồn gốc; nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới.

b) Về nguồn vốn ban đầu thực hiện dự án sẽ do Ngân sách của tỉnh h trợ một phn chi phí để mua sắm thiết bị, vật tư tiêu hao, tổ chức đào tạo tuyên truyn, sau đó chui cung ứng sẽ tự chi trả toàn bộ chi phí vận hành thông qua chi phí vật tư tiêu hao và chi phí truy xuất nguồn gốc.

c) Đây là giải pháp kết hợp công tư, Nhà nước hỗ trợ kinh phí ban đầu, sau đó chui cung ứng tự tham gia và người tiêu dùng trả thêm phí dịch vụ với giá có kiểm soát. Lợi ích nhà nước được là có công cụ kiểm soát an toàn thực phẩm, điều tiết vĩ mô, chuỗi cung ứng được nhận thông tin để tự kiểm soát chéo và người tiêu dùng được dùng sản phẩm có kiểm soát chặt chẽ về an toàn thực phẩm.

9. Kinh phí thực hiện Dự án

a) Tổng dự toán kinh phí thực hiện Dự án: 12.180.384.266 đồng (Mười hai tỷ, một trăm tám mươi triệu, ba trăm tám mươi bốn ngàn, hai trăm sáu mươi sáu đồng). Trong đó:

- Kinh phí triển khai thực hiện (chi phí thiết bị): 10.478.212.000 đồng;

- Chi phí quản lý: 211.839.701 đồng;

- Chi phí lập Dự án: 226.495.000 đồng;

- Chi phí tư vấn: 196.191.450 đồng;

- Chi phí khác: 51.710.000 đồng;

- Chi phí dự phòng: 1.015.936.115 đồng.

b) Nguồn kinh phí: Sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp.

(Dự toán chi tiết theo phụ lục I, II, III đính kèm)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ nội dung Điều 1 của Quyết định này chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện các nội dung theo Dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025 đã được phê duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ; Cục Thống kê Đồng Nai; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Chánh, các PCVP. UBND tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT. KTN.
(Khoa/516.Qdtruyxuatnguongoc)

CHỦ TỊCH




Cao Tiến Dũng

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 4238/QĐ-UBND ngày 10/11/2020 về phê duyệt dự án truy xuất nguồn gốc thực phẩm thiết yếu có nguồn gốc động vật trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2019-2020, định hướng đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.771

DMCA.com Protection Status
IP: 18.225.92.60
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!