Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 354/QĐ-UBND quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Cồn Cỏ Quảng Trị 2016

Số hiệu: 354/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Nguyễn Đức Chính
Ngày ban hành: 23/02/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 354/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 23 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN ĐẢO CỒN CỎ ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật tổ chc chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định s92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một s điu của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ vlập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cThông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thm định, phê duyệt, điu chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Xét đề nghị của UBND huyện đảo Cồn Cỏ tại Tờ trình số: 04/TTr-UBND ngày 15/01/2016 và Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số: 25/TTr-SKH-TH ngày 29/01/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cồn Cỏ nhằm khai thác có hiệu quả và phát huy tối đa những tiềm năng, lợi thế, đặc biệt là lợi thế vvị trí địa kinh tế, địa chính trị của vùng biển đảo Cồn Cỏ.

- Xây dựng và phát trin đảo Cồn Cỏ phù hợp với Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và đặt trong tng th phát triển chung của tỉnh Quảng Trị. Gn kết chặt chẽ gia phát trin đảo Cồn Cỏ với sự phát triển trong khu vực, nhất là Khu du lịch Cửa Tùng - Cửa Việt, cảng biển Cửa Việt, thành phố Đông Hà, khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị.

- Phát triển đảo Cồn Cỏ theo hướng mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới, đồng thời phải trên quan điểm tổng hợp, có tầm nhìn dài hạn và bước đi thích hợp, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả và bền vng.

- Phát trin đảo Cồn Cỏ cn đặc biệt coi trọng việc tăng cường, củng cố tim lc quốc phòng, an ninh xng đáng với vị trí tiền tiêu ca đảo nhm givững n định chính trị và chủ quyền Quc gia vùng biển của Tổ quốc. Lấy phát trin kinh tế làm cơ sở để tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, lấy mục tiêu bảo đảm quc phòng, an ninh làm tiền đề để phát trin kinh tế.

- Phát huy hiệu quả về đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, đồng thời nắm bắt các cơ hội phát triển mới trong khu vực để thu hút đầu tư phát triển nhanh tạo sbứt phá vtăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; tng bước xây dựng Cồn Cỏ phát triển mạnh về kinh tế, giữ vững quốc phòng, an ninh và bảo vệ ch quyn Quc gia trên vùng biển đảo của Tổ quốc; đây là quan điểm chủ đo, có tính chiến lược lâu dài đối với sự phát triển của vùng biển đảo Cồn Cỏ.

- Đu tư có trọng tâm, trọng điểm, đầu tư vừa phát triển kinh tế, vừa bảo đảm quc phòng an ninh; ưu tiên đầu tư phát triển các ngành có lợi thế như dịch vụ, du lịch, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ biển, thủy sản, hình thành một ssản phm chủ lực, làm nền tảng thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cu kinh tế. Tập trung xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng; thực hiện các cơ chế chính sách ưu đãi và thông thoáng để thu hút dân cư; các nhà đu tư và phát triển sản xut kinh doanh trên đảo.

- Coi trọng phát triển kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội tăng cường di dân, n định dân cư phù hợp với sức chứa trên đảo; không ngừng nâng cao dân trí và đời sng của nhân dân trên đảo.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ, tái tạo tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái đảo, bảo đảm phát triển bền vững trong khu vực.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển từng bước có chọn lọc, hiệu quả và bền vững, tiến tới xây dựng Cồn Cỏ thành huyện đảo có kinh tế năng động, trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo của tỉnh Quảng Trị nói riêng và Chiến lược biển cả nước nói chung.

- Xây dựng đảo Cồn Cỏ thành đảo lưỡng dụng, vừa phục vụ phát triển kinh tế, vừa phải đảm bảo quốc phòng, an ninh. Phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo để làm cơ sở vững chắc nhằm bảo vệ quốc phòng, an ninh và chủ quyền Quốc gia vùng biển của Tổ quốc.

- Xây dựng Cồn Cỏ thành “đảo Thanh niên” phát huy vai trò xung kích của thanh niên và các hộ gia đình trẻ tham gia khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của biển đảo, xây dựng kinh tế hộ gia đình bền vững góp phần bảo vệ vững chắc biển đảo; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ tham gia củng cố và xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trên các đảo.

- Từng bước đưa đảo Cồn Cỏ trở thành một đỉnh trong tam giác phát triển du lịch Cửa Tùng - Cồn Cỏ - Khu kinh tế Đông Nam, trong vùng phát triển du lịch trọng điểm của tỉnh Quảng Trị.

2.2. Mc tiêu cthể:

a) Về kinh tế

- Phát triển kinh tế huyện đảo Cồn Cỏ theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ, du lịch, thủy sn, lâm nghiệp trồng rừng... ưu tiên phát triển các loại hình dịch vụ về hậu cần nghề cá, tránh trú bão, xăng dầu, đá lạnh, sửa chữa tàu thuyền, hàng hóa thực phẩm làm cơ sở phát triển du lịch trên đảo. Phát triển thành đảo du lịch theo hướng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, đảo của khu vực.

- Tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ và thủy sản, hậu cần nghề cá; du lịch, dịch vụ đ các ngành kinh tế nêu trên sẽ chiếm tỷ trọng chính trong cơ cấu kinh tế của huyện đến năm 2025.

- Hoàn thành các công trình hạ tầng thiết yếu như: cấp điện, cấp nước, bến cảng, tuyến tàu cao tc, các loại phương tiện, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên bin; phát triển hạ tng thông tin - truyền thông, dịch vụ hậu cần nghề cá, cơ sở hạ tng du lịch, dịch vụ; mở rộng, nâng cấp khu dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Cồn Cỏ cp vùng theo hướng lưỡng dụng, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

- Đảm bảo hoàn thành và đạt được các chỉ tiêu 100% hộ dân có nước ngọt và điện sinh hoạt 24h/ngày vào năm 2020.

b) Về xã hội

- Trang bị cơ sở vật cht, trang thiết bị và bsung đội ngũ cán bộ y tế, có đủ bác sỹ đảm bảo khám, điều trị các bệnh thông thường, phục vụ tốt cho quân dân trên đảo và du khách; không có trẻ em suy dinh dưỡng trên địa bàn huyện đảo.

- 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường, 100% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, khu dân cư đạt chun văn hóa được cấp huyện công nhân, trên 100% cơ quan, đơn vị đạt chun văn hóa. Tăng cường xây dựng, hoàn thiện các thiết chế văn hóa.

- Duy trì và củng cố vững chắc thành quả phổ cập giáo dục đúng độ tuổi. Tăng cường thu hút nhân lực, lao động qua đào tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh cho các ngành kinh tế, nhất là có du lịch, dịch vụ du lịch.

c) Về môi trường

- Nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 70% trở lên, bảo đảm chức năng phòng hộ, duy trì nguồn nước và môi trường sinh thái của đảo. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo đảm phát triển bền vững. Nâng cao tầm phát triển của khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ.

- Quan tâm và tăng cường bảo vệ môi trường, hệ sinh thái rừng, biển, tính đa dạng sinh vật biển của khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, xem đây là nét đặc thù của bin đảo đlàm cơ sở phát triển du lịch. Hạn chế tối đa việc san lấp mặt bng trên đảo, hạn chế bê tông hóa, đảm bảo giữ được yếu tố tự nhiên của đảo.

d) Về quốc phòng, an ninh

Cồn Cỏ là đảo nằm án ngự ở phía Nam vịnh Bắc Bộ, là điểm để phân định đường cơ sở trong vịnh Bắc Bộ (Điểm A11, nằm ở Cửa Vịnh Bắc Bộ thông với biển Đông; Là tiền đồn phía Đông Bắc của các tỉnh miền Trung Trung Bộ, án nghai cửa biển quan trọng là Cửa Vit và Cửa Tùng; nằm gần 4 tuyến giao thông bin, đó là tuyến Hải Phòng- Thành phHồ Chí Minh, Hải Phòng- Đà Nng, Đà Nng - Bến Thủy và Hải Phòng - Manila; Cồn Cỏ được chọn là điểm đđịnh đường cơ sở, từ đó tính chiều rộng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam), do đó bên cạnh việc phát triển kinh tế-xã hội đảo phải quan tâm xây dựng Cồn Cỏ thành mặt trận tiền đồn vững chắc trong chiến lược đảm bảo quc phòng, an ninh quốc gia, thông tin, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Ngành nông - Lâm - Thủy sản

- Khai thác và phát huy các yếu tố đặc thù của biển đảo, khắc phục những hạn chế về điu kiện tự nhiên; từng bước đưa nông, lâm thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sở tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm. Cung cấp tại chỗ sản phẩm nông nghiệp sạch và hỗ trợ cho phát triển du lịch.

- Đu tư vào một số sản phẩm nông, thủy sản để tạo ra sự đặc trưng, du nhập mới các loại ging cây trồng, vật nuôi thích nghi cao với điều kiện đặc thù ca đảo.

a) Trồng trọt

- Tăng diện tích trồng rau sạch tại khu vực đất có điều kiện....tạo ra những vườn cây sinh thái xanh, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn nước tưới, ứng dụng mô hình trng rau quả bằng phương pháp thủy canh, tiết kiệm đất và không gian trồng phù hợp cho đảo; phương thức canh tác này sẽ thích ứng với các điều kiện tự nhiên ở đảo, năng suất cao, không sâu bệnh và cho sản phẩm an toàn.

- Trồng các chủng loại rau, quả, đậu thực phẩm phù hp với điều kiện tự nhiên, nâng dần diện tích trồng rau đáp ứng nhu cầu cho quân, dân trên đảo và phục vụ du khách; mô hình trng rau sạch tại vườn hộ gia đình, khu doanh trại và các khu vực có đủ điều kiện.

- Phát triển vườn, trại sinh thái phục vụ cho mục đích phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Trồng các loại cây ăn quả, kết hợp tạo bóng mát, cảnh quan và đa dạng hóa cơ cấu cây trồng.

- Tăng cường du nhập một số ging cây trồng thích nghi và có giá trị kinh tế đến với đảo. Khai thác các vùng đất cao kết hợp với đầu tư cải tạo vườn tạp đ trng cây ăn quả như: cam, nhãn, vải thiều, xoài, na, mít, dừa…, cây dược liệu.

b) Chăn nuôi

- Phát triển mô hình chăn nuôi theo hình thức lưu giữ, nuôi phù hợp ở các hộ gia đình, nội bộ doanh trại để đáp ứng một phần nhu cầu thực phẩm và dịch vụ du lịch.

- Chăn nuôi theo hướng tăng cường chất lượng, giảm ảnh hưng đến môi trường sinh thái, đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch; chú trọng nuôi động vật cảnh, duy trì và phát triển hợp lý đàn gia súc gia cầm để đáp ứng nguồn thực phẩm cho đảo.

- Khuyến khích phát triển mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện của đảo, nuôi các ging có năng suất, chất lượng; thường xuyên quan tâm công tác vệ sinh môi trường và bảo vệ cảnh quan, phòng chống dch bnh...

* Sinh vật cảnh:

- Du nhập một số giống động vật cảnh như: hươu, nai, công, trĩ, kỳ đà,...khả năng thích nghi tốt, thả ở các khu vực có kiểm soát để làm đa dạng sinh học và phục vụ du khách.

- Nghiên cu phát triển nghề nuôi chim yến trên đảo bằng kỹ thuật tiên tiến có hiệu quả cao.

c) Lâm nghiệp

- Thường xuyên trồng mới và bảo vệ rừng phòng hộ để bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế đáp ng mục tiêu phát triển kinh tế, quốc phòng gắn với chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.

- Tăng cường bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh kết hợp vi trng rừng mới đ tăng tỷ lệ che phủ, bảo đảm chức năng phòng hộ. Gn phát trin lâm nghiệp với phát triển du lịch và đời sống kinh tế của dân cư. Tăng cường trồng cây ở các khu vực xói lở, đường giao thông, khuôn viên...

- Thực hiện công tác chăm sóc, khoanh nuôi, làm giàu rừng tự nhiên triển khai trng dm, trng bsung cây phân tán và tổ chức vệ sinh rừng ở mt số đa đim theo quy định.

- Thực hiện công tác giao đất, khoán rừng, trên cơ sở quy hoạch sử dụng đt đến năm 2020 đã được duyệt đquản lý, bảo vệ. Tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng chng cháy rừng. Tổ chức tốt khâu dịch vụ (cung cấp ging, hỗ trợ kỹ thuật, t chc tập hun kỹ thuật v trng và chăm sóc, bảo vrừng) cho nhân dân.

d) Thủy sản

- Triển khai dự án bảo tồn giống Cua đá; phát triển mô hình nuôi trồng thủy sản đphục vụ du lịch và phát triển kinh tế, mô hình ốc hương trong đăng lng và một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao với chi phí hợp lý phù hợp với điều kiện địa hình huyện đảo, không ô nhiễm môi trường.

- Khai thác và đánh bắt hải sản trên biển theo quy định của khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ: vùng bảo vệ nghiêm ngặt (vùng lõi 534 ha), vùng phục hi sinh thái (gần 1.400 ha) và vùng phát triển (gn 2.400 ha).

- Kêu gọi, huy động nguồn vốn đầu tư phát triển thủy sản: đóng mới tàu đánh cá, xây dựng chính sách thu hút ngư dân, dân cư ra đảo để phát triển thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

2. Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

- Hình thành, phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trên đảo để hỗ trợ đc lực cho dịch vụ hậu cn nghcá, du lịch, giải quyết việc làm...

- Đầu tư từ 1 - 3 cơ sở sản xuất nước đá quy mô đến năm 2020 khoảng 6.000-9.000 tn/ngày cung cp cho các tàu cá có nhu cầu.

Đến năm 2025, kêu gọi xây dựng cơ sở cung cấp nước ngọt lọc từ nước biển.

- Xây dựng cây xăng, dầu phục vụ cho tàu, thuyền đi lại trên biển; Xây dựng kho đông lạnh có sức chứa 100 - 150 tấn hải sản/ngày và khu xuất nhập hải sản; xây dựng khu cơ khí sửa chữa tàu thuyền để duy tu bảo dưỡng và sửa chữa tàu gắn với Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá.

- Kêu gọi xây dựng cơ sở chế hải sản; thu mua hải sản đánh bắt từ các tàu đến đảo khoảng 200 tấn/ngày nhằm tạo đầu ra cho các tàu đánh bắt, giảm chi phí xăng dầu đi về đất liền cho các đội tàu, tăng thời gian khai thác.

- Phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp gồm sơ chế, chế biến thủy sản, sa chữa ngư lưới cụ... Khuyến khích đầu tư các cơ sở thủ công mỹ nghệ sản xut đlưu niệm từ bin như ngọc trai, vỏ trai, vỏ ốc, san hô... phục vụ khách du lịch và giải quyết việc làm tại chỗ. Khai thác và sơ chế rong biển, trồng và phát triển cây dược liệu đặc trưng của đảo để cung cấp cho các cơ sở y tế và thị trường.

3. Ngành Thương mại, dịch vụ, du lịch:

a) Thương mại:

- Phát trin cửa hàng kinh doanh bán buôn, bán l. Khuyến khích các hộ phát triển thương mại trong khu dân cư phục vụ du khách.

- Hình thành các cửa hàng, các quán ăn, nhà hàng, trạm dừng chân, ngắm cảnh, cửa hàng lưu niệm, khu mua sắm, chợ, khu ẩm thực.

- Xây dựng kho dự trữ lương thực và hàng hóa thiết yếu.

b) Dịch vụ:

- Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá: các hoạt động chủ yếu của dịch vụ nghề cá ở đảo gồm: xây dựng các trạm cung ứng một số vật tư, nhiên liệu, nước ngọt, nước đá, muối, các vật tư nghề cá như: lưới, sợi, linh kiện, phụ tùng máy thiết yếu cho tàu thuyền, sa chữa cơ khí, điện tử, điện…; xưởng bảo dưỡng sửa chữa nhỏ các tàu, cung cấp lương thực - thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng cho ngư dân trên bin... thu mua, sơ chế, bảo quản, trung chuyn hải sản tạo điều kiện phục vụ cho ngư dân nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ và dài ngày.

- Dịch vụ vận tải:

+ Đường biển: vận tải hành khách, hàng hóa giữa đảo và đất liền bằng các đội tàu: vận tải, tàu cá và tàu cao tc.

+ Hàng không: Triển khai vận tải bằng máy bay trực thăng trong các tình huống cứu hộ cứu nạn, đặc biệt, khẩn cấp và phục vụ bay du lịch đến với đảo và ngược lại.

+ Đường bộ: phát trin phương tiện tham quan trên đảo bng xe đạp, xe mô tô (điện), xe gia súc kéo.

- Dịch vụ tài chính, ngân hàng: khuyến khích thành lập điểm giao dịch của 1-2 chi nhánh ngân hàng có các dịch vụ đổi, rút tiền tự động, thanh toán, chuyển tiền cho khách du lịch...

- Dịch vụ bưu chính - viễn thông: kêu gọi các tổ chức đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, mạng internet, wifi, truyền hình kỹ thuật số, sóng điện thoại chất lượng cao...đáp ứng các yêu cầu như ở đất lin.

- Dịch vụ y tế: đáp ứng tốt nhu cầu y tế, khám chữa bệnh của người dân trên đảo, người đến làm ăn trên vùng biển và khách du lịch trong mọi điều kin thời tiết.

- Các loại hình dch vụ khác: dịch vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển; quản lý, khai thác cảng; quản lý tàu thuyền, hàng hóa qua cảng...

c. Du lịch:

Phấn đấu đạt mức tăng trưởng doanh thu thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 18 - 20%/năm, thời kỳ 2021 - 2030 vào khoảng 10 - 15%/năm; tập trung đu tư khai thác phát triển 5 loại hình du lịch chính:

(1) Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng dựa vào lợi thế đảo có không khí trong lành, cảnh quan bờ biển đẹp và độc đáo đa dạng...

(2) Du lịch sinh thái, khám phá, nghiên cứu khoa học: nghiên cứu đại dương, nghiên cứu địa cht, hoạt động núi lửa, rừng. Thảm thực vật trên đảo có thtrở thành đi tượng tìm hiu thiên nhiên và tăng cường ý thức bảo vệ môi trường,

(3) Du lịch thám hiểm lặn biển và tham quan hệ sinh thái rạn san hô: thể thao dưới nước (bơi, lặn, chèo thuyền, lướt ván, đua thuyền buồm), cắm trại câu cá, đi thuyền đáy kính xem san hô, ...

(4) Du lịch văn hóa, di tích lịch sử, cách mạng: Cồn Cỏ là đảo Anh hùng thời kháng chiến chng Mỹ, được mệnh danh là chiến hạm không bao giờ đắm trên bin Đông; các di tích lịch sử, cách mạng cần được tôn tạo để tham quan giáo dục truyền thống đấu tranh giữ nước.

(5) Du lịch giải trí, trò chơi có thưởng... nhằm tăng khả năng khai thác số lượng khách có khả năng thanh toán, tăng thời hạn lưu trú của du khách.

- Phấn đấu doanh thu từ du lịch đến năm 2025 đạt khoảng 0,5 - 0,8 triệu USD/năm; sau năm 2025 duy trì tốc độ tăng trưởng 10-15%/năm.

4. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng

4.1. Về giao thông vận tải

- Phát triển giao thông kết nối giữa đường bộ và đường thủy, giữa đường hiện có và quy hoạch, giữa trung tâm huyện với các khu dịch vụ bến tàu, khu dân cư... nhm tạo thành mạng lưới giao thông liên hoàn trên đảo phục vụ phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Ưu tiên đu tư các công trình đmở rộng và hoàn thiện tuyến vận tải thủy đtăng cường nối đảo và đất liền. Xây dựng các công trình giao thông phải phù hợp với các quy hoạch đã được phê duyệt.

- Đến năm 2020, hoàn thành mạng lưới đường hợp lý và đồng bộ theo quy hoạch chung xây dựng đã được phê duyệt.

- Đường hàng không: xây dựng và mở tuyến sân bay trực thăng (lưỡng dụng) với chức năng đảm bảo sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, phát triển hình thức vận tải taxi hàng không, đồng thời kết hợp thao trường, phục vụ quốc phòng, an ninh, cứu hộ cứu nạn.

- Ưu tiên phát triển các tuyến giao thông mang tính lưỡng dụng vừa phục vụ phát triển kinh tế vừa phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Tiếp tục nâng cp và xây dựng mới các tuyến đường nhánh, các đường ni trung tâm đảo đến các khu dịch vụ hậu cn nghcá, du lịch, dịch vụ.

- Đường thủy: Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất 2 tuyến vận tải Cửa Việt - Cồn Cỏ; Cửa Tùng - Cồn Cỏ nhằm phục vụ đi lại giữa đảo và đt liền cho cán bộ, chiến sĩ nhân dân, du khách.

- Cảng: cải tạo, nâng cấp cảng thành cảng tổng hợp có thể tiếp nhận tàu với trọng tải lớn là các trang bị đng bộ tham gia đánh bắt vùng biển xa và tăng cường lực lượng tàu Cảnh sát biển, Kiểm ngư để khai thác, bảo vệ và giữ vững chủ quyn bin, đảo và đáp ứng nhu cầu neo đậu, trú tránh bão của tàu khai thác thủy sản từ các ngư trường xa (Trường Sa, Hoàng Sa). Triển khai xây dựng mở rộng cảng Cửa Việt theo quy hoạch chi tiết đã được duyệt đảm bảo cho các loại tàu thuyn cập bến thuận lợi và an toàn.

- Triển khai dự án đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh trú bão, kết hợp cảng cá phía Tây của đảo với tổng diện tích tối thiểu 120ha, phục vụ cho việc tránh trú bão đối với 800 - 1000 tàu các loại có công suất đến 1000 CV.

- Sau năm 2020, xây dựng mới cầu cảng phục vụ du lịch tại Bến Nghè.

* Giao thông giữa đảo và đt liền

- Giai đoạn từ năm 2016-2020 trang bị 01 tàu cao tốc, đầu tư xây mới ga, tuyến tàu chở hành khách, kết hợp du lịch; sau năm 2020 đầu tư thêm 1-2 tàu có công suất phù hp, với tốc độ ti thiểu đạt 25 hải lý/giờ để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch và dịch vụ huyện đảo.

- Đu tư Nhà chờ và khu dịch vụ tại hai đầu bến Cồn Cỏ và đất liền;

- Đu tư hoàn thiện các thiết bị an toàn hàng hải phục vụ cho tuyến vận tải Cửa Việt- Cồn Cỏ; Cửa Tùng - Cồn Cỏ.

* Giao thông nội bộ đảo

- Đường huyện, đạt tiêu chuẩn cấp V, IV và GTNT loại A, tỷ lệ rải nhựa, bê tông xi măng đạt 90% vào năm 2020, còn lại rải cấp phối.

- Đường giao thông quanh đảo đoạn qua trung tâm huyện thiết kế theo tiêu chuẩn cấp IV có quy mô phù hp với trung tâm huyện đặc thù, tỷ lệ rải nhựa, bê tông xi măng 100%.

- Đu tư hoàn thiện các hạng mục vỉa hè, canh xanh, biển báo... các tuyến đường trục chính. Đi với các tuyến đường khu vực nâng cấp các cống tuyến đường quanh đảo là tuyến giao thông huyết mạch phục vụ quốc phòng - an ninh và cũng là tuyến du lịch quanh đảo. Hoàn thiện các tuyến qua khu dân cư khu du lịch, dịch vụ, đường ngoài khu dân cư, du lịch dịch vụ, các tuyến đường khu vực nối các khu chức năng trong trung tâm, các tuyến đưng đi dạo ở trong các khu trung tâm, khu du lịch, di tích lịch sử, bãi đỗ xe... theo quy hoch đưc duyệt.

4.2. Thoát nước thải, chất thi rắn, nghĩa trang

a) Thoát nước thải

- Đi với khu vực xây dựng tập trung: Xây dựng các trạm bơm nâng cốt, theo 3 lưu vực chính phía Tây, phía Nam và phía Đông Bắc, tập trung về 03 trạm đxử lý. Các trạm xử lý đều có công suất không lớn, chọn công nghxử lý tự hoại cải tiến. Nước sau khi xử lý đạt loại B và được chứa trong hồ sinh học để tái sử dụng cho tưới cây xanh và dùng cho chữa cháy trên đảo.

- Khu dịch vụ khách sạn và dịch vụ cng: Chọn giải pháp xử lý nước thải cục bộ tại từng công trình bằng bể tự hoại cải tiến Bas Taf + bãi lọc trồng cây. Nước sau khi xử lý đạt loại A.

b) Quản lý cht thải rắn

Tái chế chất hữu cơ làm phân bón cho nông nghiệp của đảo. Đối với nhng cht thải không thể tái chế cần tiến hành chôn lp hợp vệ sinh. Đối với cht thải từ cặn dầu, sửa chữa từ các tàu thuyền cần thu gom riêng. Đi với chất thi rn từ chế biến thực phẩm được tái sử dụng làm thức ăn gia súc. Tại các đim bến tàu, các đim du lịch, dịch vụ b trí các điểm vệ sinh công cộng thùng rác; Xây dựng 1 cơ sở xử lý rác thải tổng hợp đáp ứng các tiêu chun về vệ sinh môi trường trên đảo và các khu vực quanh bờ.

c) Nghĩa trang: Mở rộng diện tích nghĩa trang hiện có lên khoảng 0,5ha và trồng cây xanh xung quanh cách ly.

4.3. Cp điện

- Đến năm 2020, trin khai dự án hòa điện lưới Quc gia bng cáp ngầm 35KV từ đất liền ra phục vụ cho huyện đảo, chiếu dài khoảng 35km.

- Khi hòa vào lưới điện Quốc gia thì các nguồn phát điện cục bộ từ các công trình gồm diesel, mặt trời trở thành nguồn dự phòng khi mt đin lưới.

4.4. Cấp nước

- Nước ngầm: Để đảm bảo phát triển bền vững, trong những năm đến cần sử dụng ngun nước mưa thu gom vào bể chứa và khuyến khích các tổ chức sử dụng công nghệ lọc nước ngọt từ nước biển.

- Khi đ các điu kiện kinh tế, dự kiến bổ sung thêm nguồn nước ngọt lọc từ nước bin để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và khách du lịch trên đảo theo công nghệ tiên tiến.

4.5. Thoát và thu gom nước mưa

- Xây dựng và hoàn thiện các công trình thoát nước theo định hướng quy hoạch chung đã được phê duyệt, triển khai các dự án đầu tư các công trình theo đán quy hoạch chi tiết 1/500 khu trung tâm hành chính huyện và cơ sở htầng 2 khu di dân.

- Nghiên cứu biện pháp trì hoãn thoát nước mưa để thu gom tối đa lượng nước vào hệ thống các bể chứa lắng lọc và xử lý nước mưa để phục vụ cho cp nưc cho đảo. Xây dựng mạng lưới thu gom nước, hồ trữ nước mưa.

4.6. Mạng lưới bưu chính, viễn thông và thông tin liên lạc

- Bưu chính. Hoàn thành phổ cập dịch vụ; mở rộng hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính theo hướng ứng dụng rộng rãi mọi lĩnh vực. ng dụng công ngh hin đại, trin khai tự động hóa trong khai thác, chấp nhận và ng dụng tin học hóa cấp bưu cục, điểm phục vụ. Phát triển kinh doanh tcác dịch vụ mi dịch vụ lai ghép, dịch vụ tài chính dựa trên mạng bưu chính điện tử tăng ttrọng doanh thu từ các dịch vụ mới.

- Vin thông và thông tin liên lạc: Phát triển cung cấp dịch vụ băng rộng và truy nhập đa giao thức; nâng cấp dung lượng cho các tuyến cáp quang, đáp ứng nhu cầu các dịch vụ viễn thông. Đầu tư các tổng đài cố định, hệ thống truy cập Intenet và các trạm truy cập vệ tinh nhằm bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong mọi điều kiện thời tiết. Xây dựng các tuyến Viba có dung lượng lớn hoặc cáp quang biển; sử dụng thông tin vệ tinh. Mở rộng vùng phủ sóng, tăng số lượng các kênh phát thanh, truyền hình phục vụ thông tin biển, đảo. Phsóng di động các trên vùng bin và được cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông và Intenet, đáp ứng yêu cu thông tin liên lạc, bảo đảm quốc phòng, an ninh phát triển kinh tế và phòng chng thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... Duy trì và mở rộng cung cp các dịch vụ công ích.

5. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội

5.1. Y tế, dân svà chăm sóc trẻ em

- Tiếp tục đầu tư một số trang thiết bị thiết yếu như máy siêu âm, máy đo điện tim, máy thở, máy xét nghiệm sinh hóa...đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh tại chỗ có chất lượng cho người dân, cán bộ chiến sỹ, khách du lịch trên đảo; thường xuyên quản lý và kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

- Đảm bảo 100% trẻ em được chăm sóc tốt về dinh dưỡng, được thực hiện tiêm phòng gây miễn dịch cơ bản đối với 8 bệnh trong chương trình TCMR.

- Sau năm 2025 nâng cấp từ 15 giường bệnh hiện nay lên 50 giường bệnh nội trú.

5.2. Giáo dục - Đào tạo

- Huy động 100% trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường; các cơ sở giáo dục được xây dựng và trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện đại. Duy trì quy mô các lớp học, cấp học hiện có.

- Năm 2020, trường học ở đảo với quy mô 1 lp trẻ, 01 lớp mẫu giáo, 01 lớp tiểu học. Đến năm 2030, phát triển thành trường học đa cấp mầm non, tiểu học với quy mô 3-4 lớp mầm non, 2-3 lớp tiểu học.

5.3. Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

Phấn đấu trước năm 2020, có 100% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, khu phố đạt chuẩn văn hóa được cấp huyện công nhận, 100% cơ quan, đơn vị đạt chun văn hóa.

- Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ TDTT; chú trọng các hoạt động văn hóa văn nghệ - TDTT quần chúng. Triển khai các dự án bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử, khu văn hóa tâm linh, danh lam thắng cảnh trên đảo, đề xuất công nhận một số điểm trên đảo là di tích lịch sử cấp Quốc gia.

- Tăng cường xây dựng, củng cố các thiết chế văn hóa thông tin, truyền thông, nâng cao cht lượng hoạt động phục vụ của Đài truyền thanh - truyền hình, thư viện, phòng truyn thống và điểm truy cập Internet; nhà văn hóa thanh niên; xây dựng các cơ sở thể thao phù hợp với điều kiện của đảo.

5.4. Phát triển nguồn nhân lực

- Đảm bảo và giải quyết việc bền vững làm cho thanh niên sẽ di cư ra đảo phù hợp với điều kiện sống, năng lực lao động. Có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện để người lao động thường xuyên tham gia các khóa đào tạo đại học, sau đại học cử cán bộ tham gia lớp tập huấn, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ cho người dân trong các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, sản xut nông nghip; nuôi trng chế biến thủy hải sản, bảo vệ tài nguyên môi trường

- Có chính sách ưu đãi đặc biệt về tiền lương, phụ cấp, về nhà ở và các chế độ đãi ngộ khác...để thu hút đội ngũ y tế, giáo viên trong đất liền ra công tác tại đảo.

- Triển khai áp dụng chính sách cử tuyển và trợ cấp học phí cho con em đảo đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học...trên đất liền để tr vcông tác tại đảo. Đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chc các cp cho huyện đảo; kiến nghị ban hành các chính sách thu hút lao đng để thu hút nhân tài ra làm việc tại đảo.

- Tăng cường phổ biến các kiến thức về biển, đảo, pháp luật. Khuyến khích các phương pháp khai thác thủy sản tiên tiến cho ngư dân, kể cả ngư n trên đảo và ngư dân của các địa phương khác hot đng ti vùng biển quanh đảo.

- Thực hiện có hiệu quả công tác di dân ra đảo Cồn Cỏ, đảm bảo thực hiện các chính sách hiện có của Nhà nước và xây dựng chính sách hỗ trợ riêng cho vic di dân ra đảo.

6. Phát triển khoa học - Công nghệ, bảo vệ môi trường

6.1. Phát triển khoa học công nghệ

- Tăng cường ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, đời sng và bảo vệ môi trường, chú trọng áp dụng công nghsinh học, công nghtin học, vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sạch.

- Tiếp nhn vic chuyn giao một s công nghệ tiên tiến trong sản xuất chế biến, bảo quản thủy sản, nông lâm sản ...

6.3. Bảo vệ môi trường

- Bảo vệ đa dạng sinh học, nguồn gen thủy hải sản hệ sinh thái biển; nâng cao năng lực quản lý khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ. Bảo vệ môi trường vùng bo tn bin: nghiêm cấm lặn khai thác trái phép san hô đen, sử dụng mìn, cào điện...

- Bảo vệ rừng hiện có, tăng cường trồng mới cây xanh, bảo vệ tốt môi trường nước, xử lý nước thải, rác thải trên đảo theo công nghệ sạch để đảm bo không gây ô nhiễm môi trường nước quanh đảo.

- Xây dựng những quy định về bảo vệ môi trường, chú ý đánh giá tác động môi trường tại các khu dân cư cũng như đề xuất và thc hin đồng b các giải pháp bảo vệ môi trường.

7. Quốc phòng, an ninh

- Xây dựng các công trình dân sự, phát triển kinh tế - xã hội phải đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch tổng thể bố trí thế trận quốc phòng kết hợp với kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng các công trình trên đảo phải quan tâm đến yếu tkết hp với quốc phòng để khi có tình huống quốc phòng các công trình này sẽ trở thành các công trình phòng thủ nhằm bảo vệ vùng biển đảo, đồng thời kết hợp phát trin kinh tế. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong vùng xây dựng lực lượng quc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh.

- Từng bước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh các công trình phòng thủ, cảnh giới biển trên đảo Cồn Cỏ theo một kế hoạch thống nhất, ưu tiên tập trung xây dựng công trình các hướng, các khu vực trọng đim. Triển khai thực hiện quy hoạch khu vực phát triển cơ sở hạ tầng quốc phòng, an ninh đảo Cn Cỏ. Xây dựng đng bộ và từng bước hiện đại hóa các lực lượng quản lý và bảo vệ biển đảo (gm hải quân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, ...) dân quân và các lực lượng khác).

- Triển khai xây dựng dự án âu tàu mới đảm bảo để các tàu chiến, tàu cảnh sát bin, tàu kiểm ngư... có thể cập cảng trong mọi tình huống. Đầu tư các phương tiện có công suất lớn để kết hợp các hoạt động kinh tế, khai thác hải sản với công tác tun tra bảo vệ chủ quyn, an ninh biển đảo; bảo vệ các hoạt động kinh tế - xã hội trong khu vực; phòng chống buôn lậu, tội phạm, đồng thi phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên biển.

- Chú trọng công tác an ninh, chủ động phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả đối với các thủ đoạn của các thế lực thù địch và các loại tội phạm. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống, không để tình hung xảy ra đột xut, bất ngờ hoặc “điểm nóng” trên biển đảo. Củng cố chính quyn cơ sở, n định đời sng nhân dân ở các khu dân cư.

- Phi hợp với các cơ quan có liên quan trong việc ngăn chặn có hiệu quả tình trạng buôn lậu trên biển; tăng cường công tác quản lý biển và phòng, chống buôn lậu trên biển nhằm xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển.

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN, LÃNH THỔ

1. Định hướng sử dụng đất

a) Đt nông nghiệp: Toàn bộ diện tích nuôi trồng thủy sản được bố trí khoanh nuôi trên mặt nước ven biển; đất trồng cây hàng năm (cây thực phẩm) được bố trí thành những mảnh vườn nhỏ trong các khu đt, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ cho cán bộ nhân dân trên đảo. Đất lâm nghiệp có xu hướng giảm để chuyn sang cho các mục đích sử dụng khác nhưng vẫn giữ được độ che phủ rừng phải đạt trên 70%.

b) Đt phi nông nghiệp:

- Đất bố trí công trình cảng, âu tàu, trung tâm hành chính - văn hóa. Tại khu vực này sẽ btrí trụ sở cơ quan hành chính, văn hóa, y tế, giáo dục, khu dân cư, khu dịch vụ hậu cần nghề cá (kho tàng, cơ sở chế biến, sản xuất nước đá, sa chữa tàu thuyn...) và chợ ở phía Tây Nam đảo.

- Đất bố trí các khu dịch vụ du lịch như: nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ vui chơi - giải trí...ở phía Đông Nam đảo. Các khu vực này được liên kết bi các khu dân cư, doanh trại quân đội sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển đảo.

- Đt ở: các khu dân cư cn được hình thành theo những quy hoạch có bản sc của một huyện đảo, hiện đại, nhưng phải bảo đảm hài hòa với cảnh quan tự nhiên.

c) Đất chuyên dùng

Bố trí cơ cấu các loại đất chuyên dùng hợp lý trên cơ squy hoạch nhm tránh lãng phí, ưu tiên cho các công trình phục vụ sản xuất, du lịch - dịch vụ, tăng cường xây dựng công trình phục vụ đời sống nhân dân, phân bổ đất chuyên dùng hợp lý và tiết kiệm.

d) Đt nghĩa địa: Diện tích đất nghĩa địa trong thời kỳ quy hoạch khoảng 0,50 ha.

e) Đất chưa sử dụng: Toàn đảo hiện có 24,34 ha đất chưa sử dụng chủ yếu là bãi cát, bãi đá san hô vụn khó đưa vào khai thác sử dụng. Đnh hướng thời gian tới sẽ đưa khoảng 14,00 ha đất bằng chưa sdụng vào khai thác sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp và trồng rừng.

2. Định hướng phát triển khu trung tâm huyện

Đầu tư nâng các công trình hạ tầng trung tâm huyện đảo Cồn Cỏ đạt tiêu chuẩn đô thị loại V (đặc thù) với chức năng chính là hành chính, dịch vụ, du lịch, thương mại; với quy mô dân số và khách du lịch dự kiến khoảng 1.500 - 1.600 người vào năm 2025. Sau năm 2020, đầu tư mở rộng quy mô trung tâm hành chính huyện theo quy hoạch chung, theo hướng dịch vụ, du lịch chất lượng cao.

3. Định hướng phân vùng lãnh thổ: Không gian của huyện được chia thành 4 vùng, như sau:

- Vùng trung tâm hành chính huyện đảo (vùng động lực phát triển): Vùng kinh tế động lực đã và đang dần hình thành bao gồm: trung tâm hành chính huyện đảo kết hợp dân cư và phát triển dịch vụ, thương mại. Vùng kinh tế động lực sẽ tăng mức giao lưu hàng hóa dịch vụ, đóng góp vào thu Ngân sách trên địa bàn.

- Vùng kinh tế nông, lâm nghiệp gắn với quốc phòng: gồm khu vực rừng bao quanh đảo đến đỉnh trạm Hải đăng: Cơ cấu kinh tế của vùng này là phát triển nông lâm kết hợp và du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái. Lâm nghiệp chủ yếu là phát triển trồng rừng phòng hộ; Nông nghiệp: nông nghiệp sạch, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu.

- Vùng kinh tế phía Tây: gồm khu chức năng dịch vụ hậu cần nghề cá, cảng, vận tải hành khách, khu dân cư mới, các cơ quan hành chính. Các cơ sở dịch vụ liên quan đến hậu cần nghề cá, vận tải, khai thác hải sản.

- Vùng còn lại và khu vực bao quanh đảo (dưới nước): Phát triển các cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ du lịch lặn biển, phát triển thủy hải sản, bảo tồn biển đảo.

IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ (Có phụ lục kèm theo).

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư

- Đối với nguồn vốn huy động từ ngân sách cần tập trung chủ yếu cho phát triển kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm quốc phòng - an ninh; các nguồn vốn ngoài ngân sách sẽ được tp trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực như: phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá dịch vụ vận tải, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí

- Ưu tiên vốn kịp thời cho các chương trình, dự án lớn, có tính chất chiến lược, dài hạn, từ đó đầu tư tập trung, trọng điểm, gắn phát triển kinh tế với bo đảm quc phòng - an ninh. Coi trọng việc đầu tư vào các lĩnh vực khu vc mang tính đột phá và cấp thiết.

- Trin khai thực hin các dự án do Trung ương và tỉnh quản lý trên địa bàn theo đúng tiến đ, đng thời đưa các công trình, dán trọng điểm trên địa bàn vào quy hoạch và các kế hoạch hàng năm của tỉnh và của các Bộ ngành đkịp thời bố trí vốn.

- Sdụng có hiệu quả các nguồn htrợ từ ngân sách, sử dụng đúng mục đích. Lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án đang triển khai trên đảo.

- Tăng cường công tác quản lý đầu tư, quản lý xây dựng, quản lý thu chi ngân sách. Huy động đúng mức các nguồn thu từ các thành phần kinh tế theo chính sách thuế hiện hành. Thực hiện tt việc thanh tra, kiểm tra giám sát đầu tư. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quản lý đầu tư, quản lý xây dựng để tránh thất thoát, lãng phí, nhất là trong khâu xây dựng cơ bn.

- Tạo môi trường thuận lợi, áp dụng các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Ưu tiên các tổ chc và cá nhân thành lập các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đẩy mnh các hoạt động xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thủy sản. Tranh thủ huy động ngun vn ODA và các nguồn vốn viện trợ của nước ngoài cho phát triển hạ tng, tạo sinh kế cho người dân, phục vụ tốt việc phát triển y tế giáo dục nước sạch, vệ sinh môi trường.

- Đa dạng hóa các hình thức tạo vốn và các hình thức huy động vốn. Tổ chức quản lý tt hoạt động của Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá để tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn.

- Có chính sách cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng các công trình dự án theo hình thức BOT, BT, BO, PPP...

- Tranh thủ các chương trình dự án từ Trung ương đầu tư như: Chương trình mục tiêu Quốc gia, htrợ có mục tiêu, nguồn vốn Trái phiếu Chính ph ngun Bin Đông- Hải đảo để đầu tư cho hệ thống giao thông, kè bảo vệ đảo

2. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

- Phát triển hệ thng giáo dục, đào tạo nghề; thường xuyên mở các lớp tập hun, ph biến kiến thức và chuyển giao công nghệ cho người dân đảo trong sn xut nông, thủy sản, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo hướng dẫn du lịch, kỹ thuật hàng hải, cơ khí tàu thuyền, ngoại ngữ, tin học.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, các doanh nghip tham gia đào tạo và htrợ cho công tác đào tạo nguồn nhân lc của đa phương.

- Áp dụng các chính sách ưu tiên, chế độ đãi ngộ cụ thể về tiền lương phụ cấp, về nhà ở và các chế độ đãi ngộ khác để thu hút nhiu lao động có kỹ thut và trình độ chuyên môn cao từ các địa phương khác ra sinh sống và làm việc lâu dài tại đảo Cồn Cỏ.

- Đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức. Chú trng bi dưỡng kiến thức về pháp luật, nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng qun lý cho đội ngũ cán bộ ở đảo.

3. Cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế chính sách

- Tiếp tục thực hin cải cách hành chính theo hướng tinh giản gọn nhẹ; đơn giản hóa các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục về đất đai, cấp phép đu tư, cp phép xây dựng. Công khai, minh bạch các chính sách của Nhà nước cũng như của địa phương.

- Kin toàn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương có đủ năng lc, phẩm chất để quản lý, giải quyết đúng thẩm quyền các nhiệm vụ được giao nhm nâng cao hiệu quả và hiệu lực của bộ máy hành chính.

- Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” ở các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý ở địa phương theo hướng giao cho một cơ quan tiếp nhận và giải quyết.

- Đưa nhanh các phương tiện vận tải hiện đại, cht lượng cao vào hoạt động vận tải giữa đảo với đất liền; nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công ngh mi trong thăm dò, đánh giá tài nguyên nước ngầm trên đảo.

- Đy mạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng biogaz, năng lượng thy triều) phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân trên đảo.

4. Thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển

- Tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phn. Khuyến khích các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ hợp tác và hộ gia đình phát triển sản xuất kinh doanh theo luật định.

- Có chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, hướng nghiệp và thông tin thị trường giúp các tổ hợp tác và cá thể có điều kiện phát trin sản xuất. Chú trọng htrợ các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, liên doanh liên kết với bên ngoài, nhất là trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch và khai thác, chế biến thủy sản đphát triển sản xuất, kinh doanh.

- Phát triển đa dạng kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế hộ gia đình. Cần có chính sách hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, hướng nghiệp và thông tin thị trường giúp cho kinh tế cá thể có điều kiện phát triển sản xuất. Quan tâm hỗ trợ cho nhân dân ở đảo và các gia đình nghèo, thanh niên xung phong mới lập nghiệp gia đình chính sách.

5. Bảo đảm quốc phòng, an ninh

- Đu tư xây dựng các công trình quc phòng, an ninh, mua sắm phương tin, các trang thiết bị, khí tài đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh th, lãnh hải, an toàn trật tự trên biên giới biển, đảo;

- Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên bin. Trin khai nhanh chóng công tác di dân ra đảo để định cư làm ăn lâu dài trên đảo, kết hợp tăng cường lực lượng bảo vệ quốc phòng an ninh.

- Kin toàn t chc hành chính trên đảo; xây dựng các cụm, tuyến dân cư trên đảo, góp phn củng cố thế trận quốc phòng, an ninh trên tng đảo, từng khu vực.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh ngay trong quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện.

6. Giải pháp về bảo vệ môi trường

- Tăng cưng ph biến, giáo dục tới các cá nhân, doanh nghiệp, các cơ quan liên quan đến hoạt động kinh tế trên đảo, trên biển, nhằm gim thiểu mâu thun, xung đột giữa các hộ dân cư hưởng lợi từ các hệ thống tài nguyên và môi trường bin, cũng như sử dụng bền vững nguồn tài nguyên và bảo vmôi trường rừng, biển đảo.

- Khuyến khích các cơ sở dịch vụ, lưu trú du lịch, các cơ quan, khu dân cư chú trọng bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm tài nguyên và giảm thiu tác động đến môi trường rừng, biển.

- Xây dựng hệ thống xử lý rác, nước thải hoàn thiện nhất là hệ thống xử lý nưc thi tại ni btừng công trình, trước khi đưa vào hệ thống thải chung của khu vực.

7. Xây dựng và áp dụng một số chính sách đặc thù trên đảo

- Có chính sách ưu đãi đặc thù về đất, các loại thuế cho các doanh nghiệp đu tư vào vùng bin đảo Cồn Cỏ đảm bảo đúng quy định của Pháp luật đồng thời tạo động lực nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân trong nước và nưc ngoài đến đầu tư tại huyện đảo Cồn Cỏ.

- Các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức khác đủ điều kiện được thành lập và hoạt động theo pháp luật của Việt Nam được khuyến khích mở chi nhánh tại huyện đảo Cồn Cỏ.

Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan), các dự án đầu tư trên địa bàn huyện đảo Cồn Cỏ.

* Giao Ủy ban nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ căn cứ mục tiêu, định hướng phát triển trong quy hoạch được duyệt chỉ đạo việc lập, duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:

- Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn gắn với các dự án cụ thể đcó kế hoạch bố trí vốn đầu tư phù hp.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành (nếu vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện trong từng giai đoạn, nhằm thu hút đầu tư, huy động tốt các ngun lực thực hiện Quy hoạch.

- Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tnh đến năm 2020 cho cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong huyện được biết ngay sau khi quy hoch đưc phê duyệt; tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để tng bước thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chỉ huy trưởng BCH Quân sự tỉnh; Thủ trưởng các Ban ngành, Đoàn thể có liên quan và Chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điu 3;
- Bộ Tư lệnh Quân khu 4 (B/c);
- Ban Thường vụ Tnh ủy (B/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (B/c);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- BCH BĐ Biên phòng tỉnh;
- TT Huyện ủy, TTHĐND huyện đảo Cồn Cỏ;
- Các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chính

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 23/02/2016 của UBND tỉnh)

A. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH

STT

Tên các chương trình

Thi gian

Ghi chú

1

Chương trình Biển Đông - Hải Đảo

2016-2020

 

2

Chương trình phát triển thủy sản

2016-2020

 

3

Chương trình giảm nghèo

2016-2020

 

4

Chương trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm

2016-2020

 

5

Chương trình di dân ra đảo

2016-2020

 

6

Chương trình phát triển giáo dục, y tế

2016-2020

 

7

Chương trình phát triển dịch vụ, du lịch, thương mại, thy sản

2016-2020

 

8

Chương trình phục hồi và trồng rừng (rừng phòng hộ, dược liệu, sn xuất..)

2016-2020

 

9

Chương trình khôi phục hệ sinh thái quanh đảo, bảo tn đa dạng sinh học

2016-2020

 

10

Chương trình phát triển hạ tầng (xã hội và kthuật)

2016-2020

 

11

Chương trình liên kết phát triển các ngành kinh tế (du lịch, dịch vụ, thủy sản...)

2016-2020

 

B. DANH MỤC CÁC D ÁN ƯU TN ĐU TƯ

TT

Tên dự án đầu tư

Quy mô dự kiến

Thi gian thực hiện

Nguồn vốn

I

XD cơ sở hạ tầng

 

 

 

1

Dự án đầu tư Tàu vận tải hành khách

 

2016-2020

NSNN

2

Dự án Nâng cp và cứng hóa mặt đường quanh đảo

 

2016-2020

NSNN

3

Dự án Kè chống xói lở bờ biển, gđ 3

 

2016-2020

NSNN

4

Dự án ĐT Khu thể thao đa chức năng

 

2020-2025

NSNN

5

Dự án ĐT Khu neo đậu tránh trú bão và kết hợp cảng cá (nâng cấp từ cấp tỉnh lên cấp khu vc)

 

2016-2020

NSNN

6

Dự án Trang thiết bị, cơ svật chất ngành giáo dục

 

2016-2020

NSNN

7

Dự án Trang thiết bị và cơ sở vật cht ngành y tế

 

2016-2020

NSNN

8

Dự án ĐT Hoàn thành bến chờ 2 đầu cảng

3

2020-2025

NSNN

9

Dự án Đầu tư cáp ngầm nối với lưới điện Quốc gia từ đất liền ra đảo

4-4,2 MW

2016-2020

BĐ-HĐ

10

Dự án XD nâng cấp, mrộng các tuyến đường du lịch sinh thái (7km), các trục đường giao thông khác (cơ động quanh đảo 4,2km...)

11km

2016-2020

NSNN

11

Dự án XD sân vận động kết hợp bãi đỗ trực thăng

1 ha

2020-2025

NSNN

12

Dự án XD các hạng mục mới hồ chứa nước

100.000 m3

2020-2025

BĐ-HĐ

13

Dự án XD mạng cấp nước (đã triển khai giai đoạn 1)

Giai đoạn 2

2016-2020

NSNN

14

Dự án Xây dựng các bãi tắm (giai đoạn 1: 150 khách; giai đoạn 2: từ 300 khách trở lên)

1-1,5ha

2020-2025

NS

15

XD khu dân cư phía Tây

Theo QHCT

2020-2025

NSNN

16

XD hoàn thành kè chống sụt lở từ cảng GĐ 2

Theo QHCT

2020-2025

NSNN

17

XD hệ thng chiếu sáng

Theo QHCT

2016-2020

NSNN

18

Dự án Tôn tạo, mở rộng khu di tích cách mạng trên đảo

1,5 ha

2016-2020

CT mục tiêu

19

Dán lọc nước biển - nước ngọt

 

2020-2025

Kêu gọi ĐT

20

Dự án Xây dựng công trình xử lý rác, nước thải

 

2020-2025

NS + nhà đầu tư

21

Dự án Đầu tư mua sm 2 tàu vận tải

2

2020-2025

NS + nhà đầu tư

II

Ngành thủy sản

 

 

 

1

XD Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá

4 ha

2016-2020

BĐ - HĐ

2

XD cơ sở tiểu thủ công nghiệp, sơ chế...

3 cơ s

2020-2025

Kêu gọi ĐT

3

Dự án phát triển nông, lâm nghiệp

3 dự án

2016-2020

NSNN

4

XD cơ sở sửa chữa tàu thuyền

1 cơ sở

2020-2025

Kêu gọi ĐT

III

Hạ tầng y tế, giáo dục,

 

 

 

1

DA XD Trung tâm y tế huyện

30 giường

2020-2025

NSNN

2

DA XD trường Tiểu học và THCS, mẫu giáo

12 phòng

2020-2025

Kêu gọi ĐT

3

DA XD Cơ sở của trung tâm nghiên cứu và bảo tồn sinh vật biển

01 trung tâm

2016-2020

NSNN

4

Dự án cấp trường mẫu giáo- tiểu học

 

2016-2020

NS+kêu gọi đầu tư

IV

Thương mi, dịch vụ, du lịch

 

 

 

1

Dự án Xây dựng chợ, cơ s thương mại

01 chợ

2020-2025

NSNN

2

Dự án QH và XD khu du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp, chất lượng cao 40-45ha

Theo QHCT

2016-2020

NS + nhà đầu tư

3

XD trung tâm giải trí, công viên, vườn hoa

1,5 ha

2020-2025

NS

4

Dự án XD khách sạn đạt tiêu chun từ 2 sao trở lên

80-100 phòng

2020-2025

Kêu gọi ĐT

5

XD các đội tầu chở khách cao tốc, chất lượng cao từ đất liền ra đảo và ngược lại

2

2020-2025

Kêu gọi ĐT

6

Dự án XD Các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch

10-15 cơ s

2016-2020

Kêu gọi ĐT

7

Dự án Các cơ sở Văn hóa - TT

 

2020-2025

 

8

Dự án Xây dựng khu vui chơi giải trí có thưng

01 khu

2020-2025

Nhà đầu tư trong và ngoài nước

9

Dự án Xây dựng bến cập tàu du lịch

tàu 500 CV

2020-2025

NSNN

10

Dự án Trung tâm hi dương nghiên cứu, giới thiệu các loại sinh vật biển ca Khu bảo tn biển Đảo Cồn Cỏ.

 

2020-2025

Nhà đầu tư + NS

V

Cơ quan hành chính, cây xanh, cảnh quan, quy hoạch

 

 

 

1

Dự án Cải tạo, mở rộng xây dựng mới trụ sở các cơ quan

1,5 ha

2020-2025

NSNN

2

Dự án Xây dựng công viên, vườn hoa, cảnh quan

Theo QH

2020-2025

NSNN

3

Các đán Điều chỉnh quy hoạch thiết kế đô thị

30 ha

2016-2020

NSNN

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 354/QĐ-UBND ngày 23/02/2016 phê duyệt đề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo Cồn Cỏ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.718

DMCA.com Protection Status
IP: 52.14.8.34
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!