Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3212/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Trần Xuân Việt
Ngày ban hành: 21/05/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3212/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 05 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND số 11/2003/QH11 ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 19/11/2011 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia; số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2012 - 2015; số 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Quyết định số 2283/QĐ-BNN-HTQT ngày 21/9/2012 của Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi “Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn dựa trên kết quả tại 08 tỉnh đồng bng sông Hồng” vay vốn Ngân hàng Thế giới;

Căn cứ Quyết định số 2863/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của UBND Thành phố phê duyệt Chương trình cung cấp Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội giai đoạn 2009 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 56/TTr-SNN kèm theo Kế hoạch số 21/SNN-TTN về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn thành phHà Nội giai đoạn 2013-2015 và đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 264/TTr-KH&ĐT ngày 14 tháng 5 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015 theo các nội dung chủ yếu như sau:

1. Tên và cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch:

a) Tên kế hoạch: Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015.

b) Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch: Sở Nông nghiệp và PTNT.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

Bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho người dân, tăng cường cải thiện các dịch vụ cấp nước và VSMTNT; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xây dựng nông thôn Thủ đô theo hướng văn minh sạch đẹp, phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của cả nước.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2015:

- 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh (trong đó 60% được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế);

- 100% số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh;

- 100% các cơ sở công cộng ở nông thôn (trường học, trụ sở UBND, trạm y tế xã, chợ) có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh;

- Tỷ lệ số hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi hp vệ sinh đạt 80%.

3. Đối tượng và phạm vi thực hiện:

Các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân trên địa bàn nông thôn thuộc 19 huyện/thị ngoại thành Hà Nội.

4. Nội dung các dự án thành phần của kế hoạch:

4.1. Nhóm dự án: Cấp nước sinh hoạt và môi trường nông thôn

a) Các dự án cấp nước sinh hoạt nông thôn:

a.1. Danh mục các dự án:

1) Nhóm 06 dự án cấp nước sạch liên xã thuộc 06 huyện ngoại thành Hà Nội sử dụng vốn xây dựng cơ bn tập trung và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác bao gồm:

- Dự án cấp nước sạch liên xã: Hiền Giang, Tiền Phong, Nguyễn Trãi, Tân Minh, Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến - huyện Thường Tín.

- Dự án cấp nước sạch liên xã: Thụy Phú, Hồng Thái, Nam Phong, Văn Nhân, Nam Triều - huyện Phú Xuyên.

- Dự án cp nước sạch liên xã: Viên An, Viên Nội, Sơn Công, Cao Thành, Hoa Sơn - huyện Ứng Hòa.

- Dự án cấp nước sạch liên xã: Phương Trung, Kim Thư, Đỗ Động, Kim An - huyện Thanh Oai.

- Dự án cấp nước sạch liên xã: Hp Thanh, Hợp Tiến - huyện Mỹ Đức.

- Dự án cấp nước sạch liên xã: Tiến Thịnh, Vạn Yên, Chu Phan, Liên Mạc, Thạch Đà - huyện Mê Linh.

2) Dự án htrợ 40.000 bể lọc xử lý nước hộ gia đình.

3) Nhóm dự án xây dựng 7 trạm cấp nước sạch quy mô xã, liên xã thuộc 7 huyện ngoại thành Hà Nội sử dụng nguồn vốn WB bao gồm:

- Dự án cấp nước sạch liên xã Cổ Đô, Phong Vân - huyện Ba Vì;

- Dự án cấp nước sạch liên xã Chàng Sơn, Thạch Xá - huyện Thạch Thất;

- Dự án cấp nước sạch liên xã Liên Phương, Hồng Vân, Thư Phú, Hà Hồi, Vân Tảo - huyện Thường Tín;

- Dự án cấp nước sạch liên xã Hiệp Thuận, Liên Hiệp - huyện Phúc Thọ;

- Dự án cấp nước sạch liên xã Tam Hưng, Thanh Thùy - huyện Thanh Oai;

- Dự án cấp nước sạch xã Hương Sơn - huyện Mỹ Đức;

- Dự án cấp nước sạch liên xã Liên Hà, Liên Hồng - huyện Đan Phượng;

4) Nhóm dự án cấp nước sạch cụm xã và xã đầu tư mới và cần tiếp tục hoàn thiện gồm:

- Trạm cấp nước sạch xã Tân Ước - Thanh Oai.

- Trạm cấp nước sạch xã Cao Dương - Thanh Oai.

- Trạm cấp nước cụm xã Long Xuyên và Thượng Cốc - huyện Phúc Thọ.

- Trạm cấp nước cụm xã Vân Phúc, Vân Nam, Xuân Phú - huyện Phúc Thọ.

- Trạm cấp nước sạch xã Liên Hà - huyện Đông Anh.

- Trạm cấp nước sạch xã Đại Cường - huyện Ứng Hòa.

- Trạm cấp nước sạch xã Hòa Xá - huyện Ứng Hòa.

- Trạm cấp nước sạch xã Phượng Dực - huyện Phú Xuyên.

- Dự án: Xây dựng hệ thống cấp nước sạch xã Tiền Phong, huyện Mê Linh.

- Trạm cấp nước sạch Thị trấn Đại Nghĩa - huyện Mỹ Đức.

- Hệ thống cấp nước sạch Bảo Lộc huyện Phúc Thọ.

- Xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 2 thị trấn Chi Đông và Quang Minh, huyện Mê Linh.

5) Các dự án Đầu tư mở rộng mạng cấp nước sạch đô thị từ các nhà máy nước Hà Đông, Sơn Tây, sông Đà, Bắc Thăng Long.

6) Nhóm các dự án hoàn thiện công trình cp nước sạch nông thôn đầu tư dở dang, gồm:

- Trạm cấp nước sạch xã Tam Hiệp - huyện Phúc Thọ

- Trạm cấp nước sạch xã Phùng Xá - huyện Thạch Thất

- Trạm cấp nước sạch xã Quảng Phú Cầu - huyện Ứng Hòa

- Trạm cấp nước sạch xã Liên Bạt - huyện Ứng Hòa

- Trạm cấp nước sạch xã Xuân Dương - huyện Thanh Oai

- Trạm cấp nước sạch xã Cự Khê - huyện Thanh Oai

- Trạm cấp nước sạch xã Ninh Hiệp - huyện Gia Lâm

- Trạm cấp nước sạch xã Kim Lan - huyện Gia Lâm

- Trạm cấp nước sạch xã Phù Đổng - huyện Gia Lâm

- Trạm cấp nước sạch xã Phú Nam An - huyện Chương Mỹ

- Trạm cấp nước sạch xã Tiên Phương - huyện Chương Mỹ

- Trạm cấp nước sạch xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức

- Trạm cấp nước sạch xã Thượng Cát - huyện Từ Liêm.

a.2. Dự kiến nguồn vốn thực hiện:

- Nhóm dự án số 1: Nguồn vốn XDCB tập trung - ngân sách Thành phố và các nguồn vốn huy động hp pháp khác.

- Dự án số 2: Ngân sách Thành phố và vốn đi ứng của hộ gia đình hưởng lợi.

- Nhóm dự án số 3: Ngân sách Trung ương cấp phát và cho vay lại từ nguồn vốn WB; ngân sách Thành phố đi ứng và vốn đóng góp của dân.

- Nhóm dự án số 4: Ngân sách huyện, xã và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

- Nhóm dự án số 5 và 6: vốn huy động xã hội hóa từ các doanh nghiệp và các nguồn vốn hp pháp khác.

a.3. Dự kiến cơ quan chủ trì thực hiện dự án:

- Nhóm các dự án tsố 1 đến số 3: Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Nhóm dự án số 4: UBND các huyện có dự án triển khai trên địa bàn hoặc các tổ chức, cá nhân thực hiện bằng hình thức xã hội hóa.

- Nhóm dự án số 5 và số 6: các tổ chức và cá nhân đủ có điều kiện tham gia theo quy định của pháp luật.

b) Các dự án Xây dựng công trình nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh trường mầm non, trường học ph thông:

b.1. Danh mục các dự án: gồm các dự án cải tạo, nâng cấp 167 nhà vệ sinh tại các trường học.

b.2. Dự kiến nguồn vốn thực hiện: Ngân sách Trung ương cấp phát từ nguồn vốn WB.

b.3. Dự kiến cơ quan chủ trì thực hiện dự án: Sở Giáo dục và đào tạo phối hp với UBND các huyện/thị xã.

c. Các dự án Xây dựng chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh:

c.1. Danh mục các dự án: Xây dựng hầm Biogas xử lý chất thải chăn nuôi.

c.2. Dự kiến nguồn vốn thực hiện: vốn tự có của các hộ dân và doanh nghiệp.

c.3. Dự kiến cơ quan chủ trì thực hiện dự án: các hộ dân và doanh nghiệp triển khai thực hiện.

4.2. Nhóm dự án Vệ sinh nông thôn:

a) Danh mục các dự án:

1) Nhóm dự án Cải tạo, nâng cấp 63 nhà vệ sinh tại các trạm y tế

2) Cải tạo, xây mới 22.100 công trình vệ sinh hộ gia đình.

b) Dự kiến nguồn vốn thực hiện:

- Nhóm dự án s1: Ngân sách Trung ương cấp phát từ nguồn vốn WB.

- Nhóm dự án số 2: Vốn tự có của các hộ gia đình, cá nhân.

c) Dự kiến cơ quan chủ trì thực hiện dự án:

- Nm dự án s1: Sở Y tế.

- Nhóm dự án s 2: Các hộ gia đình, cá nhân.

4.3. Dự án Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chương trình

a) Danh mục các dự án: Dự án nâng cao năng lực quản lý, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và các hoạt động truyền thông về nước sạch và VSMTNT.

b) Dự kiến nguồn vốn thực hiện: Ngân sách Trung ương cấp phát.

c) Dự kiến cơ quan chủ trì thực hiện dự án: Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hp với các Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo.

5. Dự kiến kinh phí thực hiện:

Tổng số: 3.939,886 tỷ đồng. Trong đó:

- Ngân sách Thành ph: 677,6 tỷ đồng; dự kiến hỗ trợ đầu tư các dự án sau đây:

+ Đầu tư 06 dự án cấp nước sạch tập trung liên xã (nhóm dự án cấp nước sạch số 1).

+ Hỗ trợ dự án xây dựng 40.000 bể lọc xử lý nước hộ gia đình (dự án cấp nước sạch số 2).

+ Đối ứng thực hiện các dự án xây dựng 7 trạm cấp nước sạch quy mô xã, liên xã sử dụng nguồn vốn WB (nhóm dự án cấp nước sạch số 3).

- Ngân sách TW cấp phát: 438,049 tỷ đồng từ nguồn vốn vay WB.

- Ngân sách TW cho vay lại: 185,32 tỷ đồng từ nguồn vốn vay WB.

(Để thực hiện các dự án: Xây dựng 7 trạm cấp nước sạch quy mô xã, liên xã sử dụng nguồn vốn WB; Cải tạo, nâng cấp 167 nhà vệ sinh tại các trường học; Cải tạo, nâng cấp 63 nhà vệ sinh tại các trạm y tế xã; Nâng cao năng lực quản lý, giám sát, htrợ kỹ thuật và các hoạt động truyền thông về nước sạch và VSMTNT).

- Ngân sách huyện, xã và các nguồn vốn hợp pháp khác: 357,179 tỷ đồng, để hỗ trợ đầu tư các dự án cấp nước sạch tập trung nông thôn (thuộc nhóm dự án cấp nước sạch số 4).

- Vốn huy động xã hội hóa: 1.658,586 tỷ đồng để đầu tư các dự án và nhóm dự án sau đây:

+ Nhóm các dự án Đầu tư mở rộng mạng cấp nước đô thị từ các nhà máy nước Hà Đông, Sơn Tây, sông Đà, Bắc Thăng Long (nhóm dự án cấp nước sạch số 5)

+ Hoàn thiện các dự án cấp nước sạch nông thôn còn ddang, chưa hoạt động (nhóm dự án cấp nước sạch số 6).

+ Huy động xã hội hóa cùng ngân sách Thành phố để xây dựng 6 nhà máy cấp nước sạch liên xã (nhóm dự án cp nước sạch số 1).

- Vốn tự có và đối ứng của dân: 623,152 tỷ đồng để đối ứng và tự thực hiện các dự án và công trình sau đây:

+ Đối ứng dự án Xây dựng 40.000 bể lọc xử lý nước hộ gia đình.

+ Tự đu tư xây dựng hầm 5000 hầm Biogas xử lý chất thải chăn nuôi.

+ Tự cải tạo, nâng cấp 22.100 nhà vệ sinh tại các hộ gia đình.

(Kinh phí thực hiện chương trình, cơ cấu nguồn vốn và cơ quan chủ đầu tư các dự án cụ thể sẽ được xác định chính thức theo khả năng cân đối ngân sách các cấp hàng năm và theo kết quả lựa chọn, giao chủ đầu tư từng dự án được cp có thẩm quyền phê duyệt).

6. Thời gian thực hiện kế hoạch: 2013-2015.

7. Giải pháp, cơ chế chính sách thực hiện Kế hoạch:

a) Quy hoạch, kế hoạch:

- Hoàn chỉnh và phê duyệt quy hoạch cấp nước & VSMT NT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở đó, cụ thể hóa quy hoạch đến cp huyện, xã.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm về cấp nước sạch & VSMT NT.

b) Huy động vốn, kinh phí:

- Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư đặc biệt là vốn tín dụng, vốn tư nhân và tài trợ của các tổ chức quốc tế. Thu hút mạnh nguồn vốn từ khu vực tư nhân thông qua chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư tại Quyết định 131/2009/QĐ-TTg ngày 2/11/2009.

- Ưu tiên bố trí vốn ngân sách để xây dựng các trạm cấp nước tập trung quy mô liên xã, liên khu vực.

- Kết hợp lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, đề án, kế hoạch khác nhằm phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân trên địa bàn để thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

c) Lựa chọn phương thức xây dựng, quản lý xây dựng và quản lý sau đầu tư phù hợp:

- Đảm bảo chất lượng xây dựng và tính bền vững của công trình nước sạch & VSMT NT.

- Ưu tiên thống nhất chủ đầu tư xây dựng và đơn vị quản lý vận hành công trình vào một chủ thể. Trường hợp chủ quản lý vận hành không đủ điều kiện làm chủ đầu tư, phải cử người đủ thẩm quyền tham gia giám sát xây dựng công trình ngay từ đầu để đảm bảo chất lượng xây dựng công trình và tiếp nhận, quản lý vận hành khai thác sau đầu tư.

- Củng cố mô hình và quy chế quản lý, đặc biệt với các công trình cấp nước tập trung, điều chỉnh phương thức hoạt động tphục vụ sang dịch vụ, lấy nhu cầu của khách hàng để đơn vị quản lý vận hành đầu tư thay đổi phong cách, phương thức cung ứng dịch vụ.

- Các công trình sau khi xây dựng xong đưa vào qun lý vận hành phải có quy trình vận hành, trong đó quy định thời gian, trình tự và các nội dung bảo trì, bảo dưỡng, sửa cha và thay thế các công trình, thiết bị. Quy trình vận hành phải được các cán bộ kỹ thuật và công nhân vận hành nắm vững, thực hiện nghiêm túc đầy đủ.

- Khuyến khích áp dụng mô hình: doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp có thu quản lý, khai thác công trình. Những công trình quá nhỏ, phân tán có thể giao cho cá nhân, hợp tác xã quản lý vận hành, đơn vị sự nghiệp hoặc doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ về kỹ thuật, cung ứng vật tư và sửa chữa công trình để đảm bảo bền vững.

- Giá thành nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch, thuế và lợi nhuận đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước.

- Về cấp nước: Đa dạng hóa các loại hình công nghệ khai thác, sử dụng nguồn nước hp lý đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của từng vùng, đảm bảo nguyên tắc bền vững. Ưu tiên cấp nước tập trung có quy mô liên xã, liên khu vực sử dụng công nghệ tiên tiến, bền vững, giá thành thấp, cấp nước đến hộ gia đình ở những vùng dân cư đông và tập trung; nâng cấp mở rộng các công trình cấp nước hiện có nhằm đảm bảo chất lượng nước sử dụng.

- Về vệ sinh: lựa chọn xây dựng loại nhà tiêu phù hợp: Chủ yếu xây dựng nhà tiêu dội nước bể tự hoại. Các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng phân xây dựng nhà tiêu khô: bể 2 ngăn ủ phân tại chỗ hoặc 1 ngăn ủ phân bên ngoài.

- Về công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi: Tập trung chủ yếu vào xử lý chất thải chăn nuôi gia súc quy mô hộ gia đình vi công nghệ truyền thống; trong đó ưu tiên áp dụng công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ Biogas.

d) Thông tin - giáo dục - truyền thông

- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền, ban ngành, đoàn thể các cấp trong tổ chức thực hiện chương trình.

- Tạo sự thay đi cơ bản về nhận thức và hành vi vệ sinh của người dân, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

- Lồng ghép các phương pháp khác nhau, chú trọng công tác truyền thông trực tiếp tại cộng đồng.

- Củng ckiện toàn, nâng cao năng lực mạng lưới thông tin - giáo dục - truyền thông.

e) Sự tham gia của cộng đồng

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng, bảo đảm tạo cơ hội thuận lợi và bình đẳng để người dân được hưởng lợi và tham gia một cách tích cực, chủ động vào các hoạt động của Chương trình.

f) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Chú trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đến đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức quản lý nhà nước các cấp, các tổ chức sự nghiệp, dịch vụ và đặc biệt là cộng tác viên cơ sở.

- Nội dung đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng từ phổ biến, hướng dẫn kịp thời những văn bản pháp quy, xây dựng quy hoạch - kế hoạch, khoa học công nghệ, đầu tư xây dựng và quản lý dự án, công tác truyền thông, quản lý khai thác và vận hành các công trình...

- Các hình thức đào tạo: Tập huấn, tham quan học tập kinh nghiệm, hội thảo... Sử dụng phương pháp đào tạo tích cực ly học viên làm trung tâm.

g) Mrộng hp tác quốc tế

- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin, chuyển giao công nghệ và huy động nguồn vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay tín dụng ưu đãi.

- Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các cơ quan của Chính phủ và các nhà tài trợ một cách rõ ràng, linh hoạt để tạo ra môi trường minh bạch, thuận lợi, có hiệu quả cho việc thực thi Chương trình; đẩy mạnh hoạt động quan hệ đối tác phía Việt Nam với các nhà tài trợ cho lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của các nhà tài trợ và đảm bảo thực hiện theo đúng các thỏa thuận đã cam kết.

Điều 2. Tổ chức thực hiện.

1. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Chủ trì tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình và các nhiệm vụ liên quan đến Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và VSMT thuộc thành phố Hà Nội đảm bảo tuân thủ các quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, số 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 phê duyệt Chương trình MTQG “Nước sạch và VSMT” giai đoạn 2012 - 2015.

- Xây dựng kế hoạch hàng năm thực hiện Chương trình, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch; Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan, UBND các huyện, Ngân hàng chính sách xã hội tổ chức hướng dẫn, triển khai kế hoạch cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Phối hợp, lồng ghép các dự án nước sạch và VSMTNT với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình, đề án, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân liên quan trên địa bàn Thành phố.

- Chủ trì, đề xuất, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT cân đối, phân bổ kế hoạch vốn WB thực hiện các dự án thuộc chương trình theo kế hoạch hàng năm.

- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất giải pháp thu hồi vốn vay WB và vốn đầu tư từ ngân sách Thành phố và cơ chế huy động vốn xã hội hóa khi triển khai các dự án; Tham mưu với Thành phố ban hành các văn bản phục vụ công tác quản lý nhà nước và cơ chế chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Tổ chức hội nghị quán triệt nội dung kế hoạch và định kỳ hàng quý tổ chức giao ban với các đơn vị thực hiện công tác cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp theo kế hoạch. Hướng dẫn UBND các huyện, thị xã thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về nước sạch và vệ sinh môi trường; điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Chương trình; tổng hợp, báo cáo kết quả và đề xut kiến nghị giải quyết những vấn đề phát sinh; lập kế hoạch và nhu cầu kinh phí phục vụ Chương trình hàng năm trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ đạo thực hiện.

- Chỉ đạo Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn triển khai thực hiện nội dung Chương trình theo kế hoạch này.

- Thực hiện báo cáo, giám sát đánh giá quản lý, điều hành chương trình; giám sát đánh giá đầu tư đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố về Chương trình mục tiêu Quốc gia và sử dụng vn ngân sách Nhà nước; tránh thất thoát lãng phí nguồn vốn Ngân sách.

- Chủ trì tổng hp kết quả thực hiện và các khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, đề xut báo cáo UBND Thành phố xem xét tháo gỡ kịp thời.

2. Sở Y tế: thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn về y tế, sức khỏe; chủ trì và phối hp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở ngành có liên quan cùng UBND các huyện/thị xã tổ chức triển khai Nhóm dự án Cải tạo, nâng cấp nhà vệ sinh tại các trạm y tế xã và phần việc có liên quan thuộc Dự án nâng cao năng lực quản lý, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và các hoạt động truyền thông về nước sạch và VSMTNT sử dụng vốn WB, đảm bảo chất lượng, mục tiêu kế hoạch và tiến độ thời gian kế hoạch đã phê duyệt

3. Sở Giáo dục và Đào tạo: chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các sở ngành có liên quan cùng UBND các huyện/thị xã tổ chức triển khai Nhóm dự án Cải tạo, nâng cấp nhà vệ sinh tại các trường học và phần việc có liên quan thuộc Dự án nâng cao năng lực quản lý, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và các hoạt động truyền thông về nước sạch và VSMTNT sử dụng vốn WB, đảm bảo chất lượng, mục tiêu kế hoạch và tiến độ thời gian kế hoạch đã phê duyệt.

4. Sở Tài chính:

- Chủ trì phối hp với các Sở ngành có liên quan: cân đối, đề xuất nguồn vốn sự nghiệp hàng năm để thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch; nghiên cứu xây dựng cơ chế và phương án cấp bù giá bán nước sạch từ ngân sách trong trưng hợp giá bán nước sạch cho khu vực nông thôn do UBND Thành phố quy định thấp hơn giá thành sản xuất nước sạch được doanh nghiệp cấp nước tính đúng, tính đủ, báo cáo UBND Thành phố xin ý kiến HĐND Thành phố xem xét, quyết định.

- Hướng dẫn việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hàng năm của các đơn vị đảm bảo đúng quy định.

5. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội:

- Trực tiếp chỉ đạo quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố đến các xã, thị trấn, các phòng, ban chức năng; phổ biến mục đích, yêu cầu của việc thực hiện Kế hoạch đến các cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn để huy động, phối hợp cùng tham gia. Tổ chức tuyên truyền, vận động để mọi người dân, các cơ quan tổ chức có ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh môi trường; huy động các đơn vị, tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân địa phương tham gia thực hiện tổng vệ sinh hàng tuần.

- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể của từng huyện phù hợp với đặc điểm, điều kiện của huyện. Phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra, xử lý, đôn đốc, giám sát việc thực hiện của các xã, thị trấn, các đơn vị thực hiện công tác cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.

- Chủ trì huy động các doanh nghiệp, tổ chức đủ điều kiện triển khai một số dự án cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn và cân đi ngân sách địa phương theo kế hoạch hàng năm để tổ chức thực hiện.

- Trên cơ squy hoạch được duyệt, bố trí mặt bằng phục vụ xây dựng các công trình cấp nước và vệ sinh môi trường. Tchức quản lý, giám sát các hoạt động về cung cấp nước sạch, thu gom và xử lý rác thải, nước thải. Quản lý công tác bảo vệ môi trường, thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng; các dự án, mô hình điểm về nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn.

6. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan:

- Các Sở, ban, ngành thành phố Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ được phân công phối hợp, giúp đỡ các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ được giao; giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn.

- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố, Quỹ khuyến nông có trách nhiệm hướng dẫn, phối hp với các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Y tế, Giáo dục và Đào tạo trong quá trình triển khai thực hiện các dự án, cơ chế, chính sách liên quan đến nguồn vốn thực hiện kế hoạch (bao gồm cả nguồn vốn ngân sách Trung ương và ngân sách Thành phố), báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
-
Đ/c Chủ tịch UBND TP (để B/c);
- VPUB: CVP, PVPNNSơn, NNNT, TH;
- Lưu: VT, Sở KH&ĐT(G 30 bn).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Trần Xuân Việt

 

PEOPLE’S COMMITTEE OF HANOI CITY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

---------------

No.: 3212/QD-UBND

Hanoi , May 21, 2013

 

DECISION

APPROVING THE PLAN TO IMPLEMENT THE NATIONAL TARGET PROGRAM ON RURAL CLEAN WATER AND ENVIRONMENTAL HYGIENE IN HA NOI CITY DURING 2013-2015

PEOPLE’S COMMITTEE OF HA NOI CITY

Pursuant to Law on organizations of People’s Council and People’s Committee No. 11/2003/QH11 dated November 26, 2003;

Pursuant to the Resolution No. 13/2011/QH13 dated November 19, 2011, of National Assembly, on the national target program during 2011-2015;

Pursuant to Decisions of the Prime Minister: No. 135/2009/QD-TTg, dated November 04, 2009, promulgating the regulations on management and administration in implementation of the national target programs; No. 2406/QD-TTg dated December 18, 2011, promulgating the list of national target programs during 2012-2015; No. 366/QD-TTg, dated March 31, 2012, approving the national target program on rural clean water and environmental hygiene during 2012-2015;

Pursuant to Decision No. 2283/QD-BNN-HTQT dated September 21, 2012, of the Ministry of Agriculture and Rural Development, approving the Feasibility Study Report “Program on rural clean water and hygiene based on result in 08 provinces of Red river delta” for borrowing capital of the World Bank;

Pursuant to Decision No. 2863/QD-UBND dated June 11, 2009, of the City People’s Committee approving the program on rural clean water supply and environmental hygiene during 2009-2020;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DECIDES:

Article 1. Approving the plan to implement the national target program on rural clean water and environmental hygiene in Ha Noi city during 2013-2015 according to the principal contents as follows:

1. Name and agency presiding over organization of plan implementation:

a) Nam of the plan: The Plan to implement the national target program on rural clean water and environmental hygiene in Ha Noi city during 2013-2015

b) Agency presiding over organization of plan implementation: The provincial Department of Agriculture and Rural development.

2. Objectives:

a) Overall objectives:

To protect, increase healthy for people, strengthen reformation of rural water supply and environmental hygiene services; minimize environmental pollution, build capital rural area toward civilization, clean and beauty, sustainable development, contribute proactively into implementation of the national target program of rural clean water and environmental hygiene of whole country.

b) The specific objectives till 2015:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- 100% of households will have sanitary latrines;

- 100% of public facilities Article rural areas (school, head offices of People’s Committees, communal medical aid stations, markets) will have clean water and sanitary latrines;

- Rate of households with sanitary barns will be 80%;

3. Subjects and scope of implementation:

Households, organizations and individuals in rural area of 19 rural districts/suburb towns of Hanoi.

4. Content of sub-projects of the plan:

4.1. Group of projects: Rural daily-life water supply and environment

a) Projects for rural daily-life water supply:

a.1. List of projects:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Project for clean water supply of inter-communes: Hien Giang, Tien Phong, Nguyen Trai, Tan Minh, Nghiem Xuyen, Dung Tien, under Thuong Tin rural district.

- Project for clean water supply of inter-communes: Thuy Phu, Hong Thai, Nam Phong, Van Nhan, Nam Trieu, under Phu Xuyen rural district.

- Project for clean water supply of inter-communes: Vien An, Vien Noi, Son Cong, Cao Thanh, Hoa Son – under Ung Hoa rural district.

- Project for clean water supply of inter-communes: Phuong Trung, Kim Thu, Do Dong, Kim An, under Thanh Oai rural district.

- Project for clean water supply of inter-communes: Hop Thanh, Hop Tien, under My Duc rural district.

- Project for clean water supply of inter-communes: Tien Thinh, Van Yen, Chu Phan, Lien Mac, Thach Da, under Me Linh rural district.

2) Project of supporting 40,000 filter-begs for householders.

3) Group of project of building 7 clean water stations at scale of commune, inter-commune under 7 suburb rural districts of Hanoi using the WB capital source, include:

- Project for clean water supply of inter-communes of Co Do, Phong Van, under Ba Vi rural district;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Project for clean water supply of inter-communes of Lien Phuong, Hong Van, Thu Phu, Ha Hoi, Van Tao, under Thuong Tin rural district;

- Project for clean water supply of inter-communes: Hiep Thuan, Lien Hiep, under Phuc Tho rural district;

- Project for clean water supply of inter-communes: Tam Hung, Thanh Thuy, under Thanh Oai rural district;

- Project for clean water supply of Huong Son commune, under My Duc rural district;

- Project for clean water supply of inter-communes: Lien Ha and Lien Hong, under Dan Phuong rural district;

4) Groups of clean water supply projects for communal cluster and communes which have been invested newly and in need of continuing completion, include:

- Clean water supply station of Tan Uoc commune – Thanh Oai.

- Clean water supply station of Cao Duong commune – Thanh Oai.

- Clean water supply station of Long Xuyen and Thuong Coc communal cluster – Phuc Tho rural district.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Clean water supply station of Lien Ha commune – Dong Anh rural district.

- Clean water supply station of Dai Cuong commune – Ung Hoa rural district.

- Clean water supply station of Hoa Xa commune – Ung Hoa rural district.

- Clean water supply station of Phuong Duc commune – Phu Xuyen rural district.

- Projects: Construction of clean water supply system for Tien Phong commune, Me Linh rural district.

- Clean water supply station of Dai Nghia township – My Duc rural district.

- Clean water supply system of Bao Loc, Phuc Tho rural district.

- Construction of clean water supply system for Chi Dong and Quang Minh townships, Me Linh rural district.

5) Projects of investment in expanding urban clean water supply network from Ha Dong, Son Tay, Da river, North of Thang Long water plants.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Clean water supply station of Tam Hiep commune, under Phuc Tho rural district;

- Clean water supply station of Phung Xa commune, under Thach That rural district;

- Clean water supply station of Quang Phu Cau commune – Ung Hoa rural district.

- Clean water supply station of Lien Bat commune – Ung Hoa rural district.

- Clean water supply station of Xuan Duong commune – Thanh Oai rural district.

- Clean water supply station of Cu Khe commune – Thanh Oai rural district.

- Clean water supply station of Ninh Hiep commune, under Gia Lam rural district;

- Clean water supply station of Kim Lan commune, under Gia Lam rural district;

- Clean water supply station of Phu Dong commune, under Gia Lam rural district;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Clean water supply station of Tien Phuong commune – Chuong My rural district.

- Clean water supply station of Duong Lieu commune – Hoai Duc rural district.

- Clean water supply station of Thuong Cat commune – Tu Liem rural district.

a.2. Tentative capital sources for implementation:

- Group of project 1: capital source for concentrated capital construction – budget of city and other capital sources mobilized lawfully.

- Project 2: budget of city and reciprocal capital of households being beneficiaries.

- Group of project 3: allocation from central budget and receipt from loans provided by WB capital source; reciprocal budget of city and contributions of people.

- Group of project 4: budget of rural districts, communes and other capital sources mobilized lawfully.

- Group of projects 5 and 6: funding mobilized from socialization from enterprises and other capital sources mobilized lawfully.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Group of projects from 1 thru 3: the provincial Department of Agriculture and Rural Development.

- Group of project 4: People’s Committees of rural districts with projects carried out in their geographical areas or organizations, individuals will perform by form of socialization.

- Group of projects 5 and 6: organizations and individuals eligible to participate as prescribed by law.

b) Projects of building clean water works and sanitary latrines for preschool, secondary schools:

b.1. List of projects: Include projects of renovation, upgrading for 167 latrines at schools.

b.2. Tentative capital sources for implementation: Central budget will allocate from WB capital source.

b.3. Tentative agencies presiding over implementation of project: The provincial Department of Education and Training will coordinate with People’s Committees of rural districts/towns.

c. Projects of building sanitary barns:

c.1. List of projects: Construction of Biogas tank to process livestock waste.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c.3. Tentative agencies presiding over implementation of project: Households and enterprises will carry out project.

4.2. Group of rural hygiene projects:

a) List of projects:

1) Group of projects of renovation, upgrading for 63 latrines at communal medical stations.

2) Renovation, new construction of 22,100 hygiene facilities for households.

b) Tentative capital sources for implementation:

- Group of project 1: Central budget will allocate from WB capital source.

- Group of project 2: own capital of households and individuals.

c) Tentative agencies presiding over implementation of project:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Group of project 2: households and individuals.

4.3. Project of enhancing capability, media and supervision/ assessment about implementation of the Program

a) List of projects: Project of enhancing capability of management, supervision, technical support and media activities about rural clean water and environmental hygiene.

b) Tentative capital sources for implementation: Central budget will allocate.

c) Tentative agencies presiding over implementation of project: The provincial Department of Agriculture and Rural development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Departments of: Health, Education and Training.

5. Tentative funding for implementation:

Total: 3,939,886 billion VND In which:

- City budget: 677.6 billion VND; anticipated to support for investment in the following projects:

+ Investment in 06 the inter-commune concentrated clean water supply projects (group of clean water supply project No.1).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Reciprocal capital to perform projects of building 7 clean water supply stations at communal and inter-commune scales using WB capital source (group of clean water supply project 3).

- Central budget will allocate: 438.049 billion VND from capital source borrowed from WB.

- Central budget will provide loans of: 185.32 billion VND from capital source borrowed from WB.

(to perform the projects of: Construction of 7 clean water supply stations with scale of commune and inter-commune using WB capital source; renovation and upgrading of 167 latrines at schools; renovation and upgrading of 63 latrines at communal medical stations; enhancing capability of management, supervision, technical support and media activities about rural clean water and environmental hygiene).

- Budget of rural districts, communes and other lawful capital sources: 357.179 billion VND, support for investment in the concentrated clean water supply projects (under the clean water supply project group No. 4).

- Capital mobilized from socialization: 1,658.586 billion VND for investment in the following projects and project groups:

+ Group of projects of investment in expanding urban water supply network from Ha Dong, Son Tay, Da river, North of Thang Long water plans (group of clean water supply projects No.5)

+ To complete the unfinished rural clean water supply projects not put into operation (group of clean water supply projects No. 6).

+ Mobilize socialization in association with City budget to build 6 inter-commune clean water supply plants (group of clean water supply projects No.1).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Reciprocal capital for project of building 40,000 filter-begs for water treatment to householders.

+ Self-investment in construction of 5000 biogas tanks to process livestock waste.

+ Self- renovation and upgrading of 22,100 latrines at households.

(Funding to implement program, structure of capital sources, and agencies acting as investors of projects will be defined specifically and formally according to the capability of budget balancing at levels every year and according to result of selecting and assigning investor of each project already approved by competent authorities).

6. Duration of plan implementation: 2013-2015.

7. Solutions, policy mechanism to implement plan:

a) The master plans, plans:

- To complete and approve the master plan on rural water supply and environmental hygiene till 2020, with a vision by 2030. On that basis, concretizing the master plan down the district and communal levels.

- Building the annual plan on rural clean water and environmental hygiene.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Diversifying investment resources, especially credit capital, private capital and donations of international organizations. Strongly attracting capital sources from private sector through incentive, investment-promotion policies at Decision No. 131/2009/QD-TTg dated November 02, 2009.

- Prioritizing allocation of budget capital for building the concentrated water supply stations at inter-communal, inter-zone scales.

- Combining, integrating capital sources from programs, schemes, other plans with the aim to develop agriculture, increasing life of farmers in geographical areas so as to perform objectives of the Program.

c) To select the conformable methods of construction, construction management and post-investment management

- Ensuring the construction quality and sustainability of the rural clean water and environmental hygiene facilities.

- Prioritizing to unify the construction investors and units managing and operating the works into an object. In case the manager and operator fail to be eligible to act as investor, it must assign a competent person to participate in supervision of construction at the time of commencing so as to ensure quality of works construction and receipt, management and operation after investment.

- Consolidating the management model and regulations, especially the concentrated water supply works, adjusting the operational method from public service to service, taking demand of customers for the managing, operating and investing unit to change style, method of service provision.

- The works after finishing construction and putting into management and operation must have the operational process, in which prescribes time, order and contents of maintenance, repair and replacement of works and equipment. Technical officials and workers operating must master and comply with the operational process strictly and fully.

- Encouraging application of the model in which: Enterprises and non-business units with revenue will manage and exploit the works. The works too small, dispersed may be assigned to individuals, cooperatives for management and operation, non-business units or enterprises in geographical areas will provide technical support, supplies and repair the works so as to ensure the sustainability.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- About water supply: To diversify the technological types of water source exploitation and use rationally and ensure conformity with natural-socio-economic conditions of each region, ensure the sustainability principle. To prioritize the concentrated water supply with inter-commune, inter-zone scales, use the advanced and sustainable technologies, low cost price, water supply to households in the crowed and concentrated residential areas; upgrade and expand the existing water supply works so as to ensure quality of use water.

- About hygiene: To select construction of suitable latrines: Essentially building latrines with water and septic tanks. Households in need of using feces may build dry latrines: Tank divided in two parts on spot or one outside composting part.

- About technology of processing livestock waste: To concentrate mainly on processing cattle livestock waste with households scale and traditional technology; in which prioritize for application of technology about processing livestock waste by Biogas technology.

d) Information – education - communication

- To raise duty of authorities, sectors, mass associations at all levels in organizing implementation of the program.

- To create the basic change about consciousness and sanitary action of people, especially in mountainous, remote and isolated regions.

- To integrate various methods, to pay attention to direct communication at community.

- To consolidate, strengthen and increase capability of Information – education – communication network.

e) Participation of the community

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

f) Training and development of human resources

- To attach special importance to training and development of human resources, in which attach special importance to training and improving capability for cadres, civil servants in charge of state management at all levels, non-business and service organizations, especially collaborators at grassroots.

- Content of training is conformable with each object group, from timely popularization, guidance of legal documents, elaboration of master plans, plans, science and technology, construction investment and project management, communication, management of exploiting and operating the works…

- Forms of training: Courses of coaching, study tours, workshops… Using the positive training method which learners are center.

g) To expand international cooperation

- To push up international cooperation aiming to exchange experiences, share information, transfer technologies and mobilize capital sources from non-refundable aids and preferential credit loans.

- To set up a cooperation mechanism between agencies of Government and donors clearly and flexibly in order to create a transparent, advantage and effective environment for executing the Program; to push up partner relationship activities from Vietnam side with donors for sector of rural clean water supply and environmental hygiene.

- To use effectively capital sources of donors and ensure performance in accordance with the committed agreements.

Article 2. Organization of implementation:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To preside over organization to carry out plan on program implementation and tasks related to the national target program of rural clean water and environmental hygiene under Hanoi city, ensure compliance with regulations and decisions of the Prime Minister: No. 135/2009/QD-TTg, dated November 04, 2009, promulgating the regulations on management and administration in implementation of the national target programs; No. 366/QD-TTg, dated March 31, 2012, approving the national target program on rural clean water and environmental hygiene during 2012-2015.

- To build the annual plans on program implementation, check implementation of plans; assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Departments, sectors, the district-level People’s Committee, Bank for social policy, in guiding, carrying out plans on rural clean water supply and environmental hygiene. To combine, integrate the rural clean water and environmental hygiene projects with economic-social development programs, and the relevant programs, schemes, plans of agricultural development, increasing life of farmers in City.

- To preside over, propose, report to the Ministry of Agriculture and Rural development in balancing, allocating WB capital for performing projects under program according to the annual plan.

- To preside over research, propose solutions to withdraw loans from WB and investment capital from City budget and mechanism of raising socialization capital when carrying out projects; to advise the City to promulgate documents in serve of state management and policy mechanism about rural clean water and environmental hygiene.

- To hold conferences to grasp thoroughly content of plans, and quarterly, hold briefing meetings with units carrying out work of clean water supply and environmental hygiene in order to perform effectively tasks and solutions under plans. To guide People’s Committees of district, towns in implementing professional tasks about clean water and environmental hygiene; adjust, supplement the specific solutions to solve difficulties, problems during course of implementation.

- To inspect, assess for learning experiences in implementation of the Program; to sum up, report results and give out proposals for solving the arising problems; make annual plans and funding need in serve of the program and submit them to competent authorities for approval and directing implementation.

- To direct the Center of rural daily-life water and environmental hygiene in carrying out content of the Program under this plan.

- To report, supervise, assess management and administration of the program; supervise, assess investment aiming to ensure compliance with current regulations of State and the City involving the national target program and use of state budget capital; to prevent loss or wastefulness of budget capital sources.

- To preside over summing up results of implementation and difficulties, problems during implementation, propose and report to the City People’s Committee for timely consideration and removal.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The provincial Department of Health shall: Assume the prime responsibility for, and coordinate with the provincial Department of Agriculture and Rural development, and relevant departments, sectors, together with People’s Committees of districts/towns in carrying out group of projects on renovating and upgrading restrooms at schools and relevant affairs under Project of enhancing capability of management, supervision, technical support and communication activities involving rural clean water and environmental hygiene, using WB capital, ensuring quality, objectives of plans and schedule of plans as approved.

4. The provincial Department of Finance:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Departments and sectors in: balancing, proposing annual non-business capital sources for tasks in plans; studying, elaborating mechanism and plan to offset sale price of clean water from budget in case where clean water sale price to rural areas as prescribed by the City People’s Committee is lower than the cost sale of clean water production which is calculated exactly and sufficiently by the water supplier, report to the City People’s Committee to ask opinion of the City People’s Council for consideration and decision.

- Guide use and make final settlement of annual funding of units so as to ensure compliance with regulations.

5. Responsibilities of People’s Committees of rural districts, towns in Ha Noi City:

- Personally directing, grasping thoroughly, and carrying out the plan of City People’s Committee down communes, townships, functional divisions, boards; popularizing purpose, requirement of plan implementation down agencies, units and enterprises which located head offices in geographical areas in order to mobilize, coordinate in participation with each other. Organizing propagation, mobilization for all people, agencies and organizations to have voluntary consciousness in keeping environmental hygiene; mobilizing units, mass associations and local people classes for participating in performing weekly total hygiene.

- Directing elaboration of specific plan of each rural district in conformity with characteristics and conditions of rural districts. Allocating responsibilities for implementation, inspection, handling, urging, supervision of implementation of communes, townships, units executing mission of clean water supply and environmental hygiene.

- Presiding over mobilization of enterprises, organizations eligible for carrying out several rural clean water supply projects in geographical areas and balancing local budget under annual plans so as to organize implementation.

- On the basis of the approved master plans, arrange premises in serve of construction of water supply and environmental hygiene works. Organizing management, supervision of activities involving clean water supply, collection and treatment of garbage, sewage. Managing environmental protection, regularly conducting inspections, examinations and handling of violations on rural clean water and environmental hygiene in their geographical areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Responsibilities of relevant agencies:

- Departments, sectors of Hanoi City shall, within their assigned functions and tasks, coordinate and help Departments of: Agriculture and Rural development, Health, Education and Training in carrying out the assigned tasks; solve relevant administrative procedures when carrying out the national target program on rural clean water and environmental hygiene in geographical areas.

- The provincial Departments of: Planning and Investment, Finance, City’s Investment and Development Fund, Fund for agricultural extension shall guide, coordinate with the provincial Departments of: Agriculture and Rural development, Health, Education and Training in carrying out projects, mechanism, policy related to capital sources for plan implementation (including capital sources from central budget and city budget), report to City People’s Committee for consideration and decision.

Article 3. This Decision takes effect from the day of its signing. The Chief of office of City People’s Committee, Directors of Departments, sectors, Chairpersons of People’s Committees of rural districts, towns, and heads of relevant units shall implement this Decision.

 

 

 

ON BEHALF OF PEOPLE’S COMMITTEE
FOR THE CHAIRPERSON
VICE CHAIRPERSON





Tran Xuan Viet

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3212/QĐ-UBND ngày 21/05/2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.693

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.212.113
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!