UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
3025/2009/QĐ-UBND
|
Hạ
Long, ngày 02 tháng 10 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NINH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002;
- Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ
“Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá”; Nghị định số
75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ “Về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính
phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá”;
- Căn cứ Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài chính
“Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và Nghị định
số 75/2008/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP; các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước;
- Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số: 2119 TTr/TC-QLG ngày 21/8/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy định quản lý nhà nước về giá trên địa
bàn tỉnh Quảng Ninh”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết
định số 265/2005/QĐ-UB ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh “V/v
quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”.
Điều 3.
Các ông, bà: Chánh văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban,
Ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các
đơn vị, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT,P1,P2,P3;
- Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh;
- Như điều 3 (thực hiện);
- Sở Tư pháp; TTTT tỉnh;
- V0,V1, V2,V3, TH1,TM1,TM2,TM3;
- Lưu: VT,TM3.
50 bản, QĐ39
|
TM.
UBND TỈNH QUẢNG NINH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nhữ Thị Hồng Liên
|
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3025/2009/QĐ-UBND ngày 02/10/2009 của Uỷ
ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh)
Chương I:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh.
Quy định này quy định quản lý
Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; quy định cụ thể về danh mục hàng
hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; nội dung điều kiện và thẩm quyền quyết định,
công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá; danh mục tài sản, hàng hoá, dịch vụ
do cơ quan có thẩm quyền định giá và thẩm quyền quyết định giá; hiệp thương
giá; quản lý Nhà nước về thẩm định giá; kiểm soát các yếu tố hình thành giá;
danh mục hàng hoá, dịch vụ phải đăng ký giá, kê khai giá; công khai thông tin về
giá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng.
Các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá
nhân trong và ngoài nước hoạt động, sản xuất kinh doanh (trừ Điều ước quốc tế
có quy định khác); các tổ chức, cơ quan Nhà nước thuộc tỉnh có chức năng quản
lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Các tổ chức, cơ quan Nhà nước
thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
Chương II:
BÌNH ỔN GIÁ, ĐỊNH GIÁ,
KIỂM SOÁT CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH GIÁ, ĐĂNG KÝ GIÁ, KÊ KHAI GIÁ
Điều 3.
Bình ổn giá.
1. Danh mục hàng hoá, dịch vụ thực
hiện bình ổn giá gồm:
1.1. Các danh mục hàng hoá, dịch
vụ do Trung ương quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày
09/6/2008 của Chính phủ: Xăng dầu; xi măng; thép xây dựng; khí hoá lỏng; phân
bón hoá học; thuốc bảo vệ thực vật; thuốc thú y: vacxin lở mồm long móng,
vacxin cúm gia cầm, các loại kháng sinh: oxytetracycline, Ampicilline, Tylosin,
EnroFloxacin; muối; sữa; đường (đường trắng và đường tinh luyện); thóc, gạo;
thuốc phòng, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng
tại các cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ Y tế quy định; Cước vận chuyển hành khách bằng
đường sắt loại ghế ngồi cứng; Một số loại thức ăn chăn nuôi gia súc: ngô, đậu
tương, khô dầu đậu tương.
1.2. Danh mục hàng hoá, dịch vụ thực
hiện bình ổn trong tỉnh: ngoài danh mục quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều này
còn bao gồm gạch, ngói, đá xây dựng; giống lúa, giống ngô.
2. Điều kiện áp dụng các biện
pháp thực hiện bình ổn giá.
2.1. Điều kiện áp dụng các biện
pháp thực hiện bình ổn giá các hàng hoá, dịch vụ tại điểm 1.1 khoản 1 Điều này
theo quy định tại điểm 2 mục I phần B Thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày
13/11/2008 của Bộ Tài chính.
2.2. Điều kiện áp dụng các biện
pháp thực hiện bình ổn giá các hàng hoá, dịch vụ tại điểm 1.2 khoản 1 Điều này:
Trong thời gian tối thiểu 20 ngày liên tục, giá bán lẻ trên thị trường tăng từ
20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.
3. Các biện pháp thực hiện bình ổn
giá.
3.1. Đối với danh mục hàng hoá,
dịch vụ bình ổn giá Trung ương quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều này do trung
ương quyết định và công bố các biện pháp bình ổn giá.
3.2. Đối với danh mục hàng hoá,
dịch vụ bình ổn giá tỉnh quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều này: Căn cứ vào
tình hình thực tế thời điểm bình ổn giá Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định áp dụng
một hay một số các biện pháp sau:
Các biện pháp theo thẩm quyền để
điều hoà cung cầu hàng hoá;
Các biện pháp tài chính, tiền tệ;
Kiểm soát các yếu tố hình thành
giá;
Đăng ký giá, kê khai giá;
Công khai thông tin về giá;
Các biện pháp về kinh tế, hành
chính khác gồm:
- Quyết định đình chỉ thực hiện
các mức giá hàng hoá do doanh nghiệp đã quyết định và yêu cầu thực hiện các mức
giá trước khi có biến động bất thường.
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền, thu
phần chênh lệch giá do tăng giá bất hợp lý vào ngân sách nhà nước hoặc thu hồi
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Quyết định tổ chức các đoàn kiểm
tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý giá; kiểm
tra việc niêm yết giá và bán hàng hoá theo giá niêm yết. Xử phạt các vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định của pháp luật.
- Quyết định biện pháp thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, giảm giá thành sản phẩm.
4. Thời hạn áp dụng các biện
pháp thực hiện bình ổn giá.
Thời hạn áp dụng các biện pháp
bình ổn giá chỉ có hiệu lực trong thời gian giá cả thị trường có biến động bất
thường.
Khi tình hình giá cả thị trường
trở lại bình thường, cơ quan có thẩm quyền công bố chấm dứt thời hạn áp dụng
các biện pháp bình ổn giá.
Điều 4. Danh
mục tài sản, hàng hoá, dịch vụ do Uỷ ban Nhân dân tỉnh định giá.
1. Giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ
do Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định.
1.1. Giá cước vận chuyển hành
khách công cộng bằng xe buýt và mức trợ giá đối với các tuyến vận chuyển hành
khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp do Nhà nước tổ chức
đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách;
1.2. Giá bán báo Quảng Ninh khi
có quyết định của Nhà nước về việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
1.3. Giá cụ thể các loại đất;
1.4. Giá cho thuê mặt nước;
1.5. Đơn giá thuê đất;
1.6. Giá rừng, giá cho thuê các
loại rừng;
1.7. Giá bán hoặc giá cho thuê
nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà
nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách; giá bán hoặc giá cho
thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước để làm việc hoặc sử dụng vào mục đích khác;
giá cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; giá cho thuê nhà ở công vụ;
1.8. Giá bán lẻ điện sinh hoạt tại
khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo mà việc đầu tư và hoạt động của ngành điện
lực không có hiệu quả kinh tế nhưng không được cao hơn biểu giá bán lẻ điện do
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; giá bán điện đối với nguồn điện do địa phương quản
lý không thuộc mạng lưới điện Quốc gia;
1.9. Phê duyệt phương án giá nước
sạch và quy định giá nước sạch sinh hoạt;
1.10. Giá sản phẩm, dịch vụ công
ích được sản xuất theo đặt hàng, giao kế hoạch; giá hàng hoá, dịch vụ được sản
xuất theo đặt hàng của Nhà nước thuộc ngân sách địa phương thực hiện theo phương
thức lựa chọn nhà thầu, chỉ định thầu, tự thực hiện theo quy định của Luật đấu
thầu và không qua hình thức đấu giá;
1.11. Mức trợ giá, trợ cước vận
chuyển hàng hoá thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ nguồn vốn
ngân sách nhà nước; mức giá hoặc khung giá bán lẻ hàng hoá được trợ giá, trợ cước
vận chuyển; cước xếp dỡ, vận chuyển cung ứng hàng hoá, dịch vụ thiết yếu thuộc
danh mục được trợ giá, trợ cước phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và
hải đảo;
1.12. Giá giấy viết cấp không
thu tiền đối với các đối tượng chính sách.
1.13. Giá bán hàng hoá, dịch vụ
theo đặt hàng của Tỉnh thuộc ngân sách địa phương không qua hình thức đấu thầu,
đấu giá có giá trị 500.000.000 đồng trở lên.
1.14. Giá thóc để tính thuế sử dụng
đất nông nghiệp.
1.15. Giá gạo tẻ để hỗ trợ trong
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và giải phóng mặt bằng.
1.16. Đơn giá bồi thường công
trình, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi.
1.17. Giá dịch vụ xe ra, xe vào
bến xe ô tô theo quy định của Luật giao thông đường bộ;
1.18. Giá tối thiểu xe máy, xe ô
tô, tàu thuyền và giá xây nhà mới để tính thu lệ phí trước bạ.
2. Điều chỉnh mức giá tài sản,
hàng hoá, dịch vụ Uỷ ban Nhân dân tỉnh quy định.
Khi các yếu tố hình thành giá có
biến động ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống thì Uỷ ban Nhân dân tỉnh xem xét điều
chỉnh giá hoặc áp dụng các biện pháp khác cho phù hợp với điều kiên kinh tế- xã
hội của địa phương để đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hoạt
động bình thường và bảo đảm lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
Điều 5. Tài
sản của Nhà nước phải thẩm định giá.
1. Tài sản của Nhà nước phải thẩm
định giá, gồm:
a) Tài sản được mua bằng toàn bộ
hoặc một phần từ nguồn ngân sách Nhà nước;
b) Tài sản của Nhà nước cho
thuê, chuyển nhượng, bán góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác;
c) Tài sản của doanh nghiệp nhà
nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể, và các hình
thức chuyển đổi khác;
d) Tài sản khác của Nhà nước
theo quy định của Pháp luật phải thẩm định giá.
2. Tài sản của Nhà nước tại khoản
1 Điều này có giá trị dưới đây phải thẩm định giá:
- Tài sản mua sắm có giá trị đơn
chiếc hoặc mua một lần cùng một loại tài sản có tổng giá trị từ 100.000.000 đồng
trở lên;
- Tài sản của Nhà nước cho thuê,
chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác có giá trị từ
500.000.000 đồng trở lên;
- Tài sản của doanh nghiệp Nhà
nước cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình
thức chuyển đổi khác có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
- Các tài sản khác của Nhà nước
có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
3. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp,
đơn vị sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước mua sắm tài sản quy định tại khoản 1 Điều
này (nguồn ngân sách Nhà nước mua sắm tài sản của Nhà nước phải thẩm định giá
bao gồm: vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn
ngân sách) nếu không qua đấu thầu và qua Hội đồng xác định giá thì phải thẩm định
giá.
4. Cơ quan thẩm định giá là cơ
quan có chức năng thẩm định giá và được phép thẩm định giá theo quy định của
pháp luật
Điều 6. Hiệp
thương giá.
Điều kiện tổ chức hiệp thương
giá: Việc tổ chức hiệp thương giá thực hiện đối với các hàng hoá, dịch vụ đáp ứng
các điều kiện sau:
- Hàng hoá, dịch vụ không thuộc
danh mục do Nhà nước định giá;
- Hàng hoá, dịch vụ quan trọng
được sản xuất, cung ứng trong điều kiện đặc thù, có tính chất độc quyền mua, độc
quyền bán và các bên mua bán phụ thuộc lẫn nhau, không thể thay thế được, thị
trường cạnh tranh hạn chế;
- Theo đề nghị của một trong hai
bên mua, bán khi các bên này không thoả thuận được giá mua, giá bán để ký hợp đồng.
Điều 7. Kiểm
soát các yếu tố hình thành giá.
Hàng hoá dịch vụ thuộc danh mục
kiểm soát các yếu tố hình thành giá, bao gồm:
- Hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm
quyền quyết định giá của Nhà nước;
- Hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục
thực hiện bình ổn giá;
- Theo yêu cầu của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 8. Đăng
ký giá, kê khai giá, công khai thông tin về giá, niêm yết giá.
1. Đăng ký giá
1.1. Hàng hoá, dịch vụ phải đăng
ký giá bao gồm:
1.1.1. Các danh mục hàng hoá, dịch
vụ do Trung ương quy định: Xăng, dầu; Xi măng; Thép xây dựng; Khí hoá lỏng; Nước
sạch cho sản xuất công nghiệp, kinh doanh dịch vụ; Phân bón hoá học: phân Urê,
DAP, NPK, phân lân; Thuốc bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu: Fenobucarb (min 96%),
Etofenrox (min 96%), Bupro fezin (min 98%), Imi đaclorpi (min 96%), Fiprnil
(min 96%), thuốc trừ bệnh: Isoprothiolane (min 96%), Tricyclazole (min 96%),
Kasugamycin (min 70%), Thuốc trừ cỏ: Glyphosate (min 95%), Pretilachlor,
Quynclorac (min 99%; Thuốc thú y: vac xin lở mồm long móng, vac xin cúm gia cầm,
các loại kháng sinh : Oxytetracycline dạng bột trộn thức ăn gia súc; Muối ăn do
các doanh nghiệp kinh doanh đăng ký; Sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi; Đường ăn:
đường trắng và đường tinh luyện; Gạo do các doanh nghiệp kinh doanh đăng ký; Thức
ăn chăn nuôi gia súc: ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương do các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi đăng ký; Than; Giấy: giấy in, giấy in báo, giấy
viết; Cước vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng; Dịch vụ bưu
chính viễn thông theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Thông tư số
02/200/TT-BTTTT ngày 13/12/2007; Sách giáo khoa; Giá vé máy bay trên các đưòng
bay nội địa không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá.
1.1.2. Danh mục hàng hoá, dịch vụ
trong tỉnh: Ngoài danh mục quy định tại tiết 1.1.1 điểm 1.1 khoản 1 Điều này
còn bao gồm xi măng, gạch, ngói, đá xây dựng; giống lúa, ngô.
1.2. Doanh nghiệp phải đăng ký
giá: Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc diện phải đăng
ký giá là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty cổ phần, Công ty TNHH có
trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong Điều lệ doanh nghiệp.
1.2.1. Đăng ký giá lần đầu: Đối
với sản phẩm lần đầu đưa ra thị trường.
1.2.2. Đăng ký lại giá đối với
các trường hợp sau:
- Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm
quyền
- Khi doanh nghiệp thực hiện việc
điều chỉnh giá so với giá quyết định lần đầu (hoặc điều chỉnh) trước liền kề.
2. Kê khai giá.
2.1. Hàng hoá, dịch vụ phải kê
khai giá: Vật liệu nổ công nghiệp; Dịch vụ cảng biển theo danh mục trong Biểu
giá dịch vụ cảng biển do tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ cảng biển ban hành;
Dịch vụ cảng hàng không sân bay theo danh mục Biểu giá dịch vụ cảng hàng không
do Giám đốc cảng hàng không, sân bay ban hành; Giá vé máy bay trên các đường
bay nội địa thuộc danh mục nhà nước quy định khung giá; Cước vận tải bằng ô tô
thực hiện theo Thông tư liên tịch số 86/2007/TTLT/BTC-BGTVT ngày 18/7/2007 của
Liên Bộ Tài chính - Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn về mẫu vé xe khách (kê khai
giá cước, niêm yết giá cước và kiểm tra thực hiện giá cước vận tải bằng ô tô);
Thuốc phòng, chữa bệnh cho người theo quy định tại Thông tư liên tịch số
11/2007/TTLT/BYT-BTC-BCT ngày 31/8/2007 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ
Công thương hướng dẫn thực hiện quản lý Nhà nước về giá thuốc phòng, chữa bệnh
cho người; Thuốc lá điếu sản xuất, tiêu thụ trong nước; Ô tô nhập khẩu, sản xuất
trong nước dưới 15 chỗ ngồi.
2.2. Doanh nghiệp phải kê khai
giá: Tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo danh mục
quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều này đều phải kê khai giá (trừ các doanh nghiệp
phải đăng ký giá theo quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều này).
3. Công khai thông tin về giá.
Cơ quan quản lý Nhà nước về giá
có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tài sản, hàng hoá, dịch vụ
có trách nhiệm công khai những thông tin về giá, gồm:
- Các chủ trương, chính sách, biện
pháp quản lý giá của Nhà nước;
- Các quyết định giá của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền;
- Các mức giá do doanh nghiệp
quyết định và các thông tin kinh tế - kỹ thuật liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
Những quy định công khai thông
tin về giá không áp dụng đối với những thông tin không được phép công khai theo
quy định của pháp luật.
4. Niêm yết giá.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm phải niêm yết giá từng loại hàng hoá, dịch vụ
tại nơi giao dịch, bán hàng, cung cấp dịch vụ bằng cách thông báo công khai
trên bảng hoặc trên giấy hoặc gắn trực tiếp trên sản phẩm hoặc bằng các hình thức
khác để người mua hàng biết.
Giá niêm yết phải rõ ràng, cụ thể,
được bố trí ở nơi dễ quan sát tại các điểm giao dịch, mua bán hàng hoá, cung cấp
dịch vụ để người mua dễ nhận biết.
Các tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ không được bán cao hơn giá đã niêm yết.
Chương
III:
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM
CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC KINH TẾ, ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN TRONG THỰC HIỆN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ
Điều 9. Quyền
hạn và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện
quản lý Nhà nước về giá và phân cấp quản lý về giá trên địa bàn tỉnh theo quy định
của pháp luật.
2. Quy định danh mục tài sản,
hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá; danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện
bình ổn giá; danh mục hàng hoá, dịch vụ thực hiện đăng ký giá, kê khai giá tại
địa phương ngoài danh mục Trung ương quy định.
3. Ban hành các văn bản quy phạm
Pháp luật về giá tại địa phương theo thẩm quyền.
4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các
chủ trương, chính sách pháp luật về giá, các biện pháp bình ổn giá và các quyết
định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài
chính và các Bộ, cơ quan ngang Bộ tại địa phương.
5. Quyết định các biện pháp bình
ổn giá và công bố thi hành các biện pháp bình ổn giá trong trường hợp thị trường
có biến động bất thường xảy ra ở địa phương đối với những hàng hoá, dịch vụ thuộc
danh mục thực hiện bình ổn giá do Chính phủ quy định mà giá những hàng hoá, dịch
vụ này biến động ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương .
Tổ chức thực hiện các biện pháp
bình ổn giá đã được quy định trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Quyết
định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
6. Quyết định giá tài sản, hàng
hoá, dịch vụ tại Điều 4 Bản quy định này.
7. Trình phương án giá các loại
đất hàng năm cho Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua truớc khi quyết định.
8. Quy định giá một số hàng hoá,
dịch vụ quan trọng khác có tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
từng thời kỳ trong trường hợp cần thiết.
9. Phê duyệt việc mua sắm hoặc
bán tài sản theo phương thức chỉ định thầu hoặc không qua đấu thầu đối với các
tài sản mua sắm bằng nguồn ngân sách Nhà nước .
10. Phê duyệt giá mua mới hoặc
giá bán các tài sản thanh lý, giá nhượng bán mà những tài sản đó do các cơ quan
hành chính, tổ chức, đơn vị sự nghiệp trong tỉnh được mua sắm bằng nguồn ngân
sách Nhà nước trong các trường hợp:
- Tài sản mua đơn chiếc hoặc mua
một lần cùng loại tài sản có tổng giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên.
- Tài sản thanh lý, chuyển nhượng
có giá trị đánh giá lại từ 500.000.000 đồng trở lên.
- Nhà và công trình kiến trúc gắn
liền với đất.
Phê duyệt giá tài sản của Nhà nước
cho thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác có giá
trị đánh giá lại từ 500.000.000 đồng trở lên.
11. Chỉ đạo công tác thẩm định
giá của địa phương.
12. Chỉ đạo công tác niêm yết giá;
kiểm tra, thanh tra các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh chấp hành các quy định
của pháp luật về giá; xử lý vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.
Điều 10.
Quyền hạn và trách nhiệm của Sở Tài chính.
1. Sở Tài chính là cơ quan tham
mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giá tại địa
phương; xây dựng và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh các văn bản quy phạm Pháp luật về
quản lý giá trên địa bàn; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố danh mục tài sản,
hàng hoá, dịch vụ do Uỷ ban nhân dân tỉnh định giá; danh mục hàng hoá, dịch vụ
thực hiện bình ổn giá, đăng ký giá, kê khai giá; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết
định và công bố các biện pháp bình ổn giá theo thẩm quyền.
2. Tham mưu đề xuất với Uỷ ban
Nhân dân tỉnh những chính sách, biện pháp trong việc quản lý giá trên địa bàn tỉnh.
3. Tổ chức triển khai thực hiện
giá các loại tài sản, hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định của trung
ương và địa phương.
4. Thẩm định phương án giá các
loại hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh:
giá các loại đất hàng năm và giá các loại hàng hoá, dịch vụ quy định tại các điểm
1.1, 1.2, 1.6, 1.7, 1.8, 1.17 khoản 1 Điều 4 Quy định này. Phương án giá do các
Sở, Ban, Ngành và đơn vị kinh tế lập và trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh theo thẩm
quyền được phân cấp.
5. Thẩm định và trình phương án
giá các loại hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Uỷ ban Nhân
dân tỉnh: giá đất giao có thu tiền sử dụng đất; mức trợ giá đối với các tuyến vận
chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp do Nhà
nước tổ chức đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách; giá
các loại hàng hoá, dịch vụ quy định tại các điểm 1.4, 1.5, 1.10, 1.11, 1.12,
1.13, 1.14, 1.15, 1.18 khoản 1 Điều 4 Quy định này sau khi có ý kiến tham gia của
các ngành chức năng có liên quan.
6. Thẩm định và trình Uỷ ban
Nhân dân tỉnh phê duyệt :
- Giá tài sản của Nhà nước cho
thuê, chuyển nhượng, bán, góp vốn và các hình thức chuyển quyền khác có giá trị
đánh giá lại từ 500.000.000 đồng trở lên.
- Giá tài sản nhượng bán, thanh
lý thuộc nguồn vốn ngân sách của các cơ quan hành chính, tổ chức đơn vị sự nghiệp
trong tỉnh có giá trị đánh giá lại từ 500.000.000 đồng trở lên; nhà và công
trình kiến trúc gắn liền với đất.
- Giá tài sản, dịch vụ mua sắm
đơn chiếc từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc mua một lần cùng một loại tài sản có
tổng giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên bằng toàn bộ hoặc một phần nguồn vốn
ngân sách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong phạm vi tỉnh.
Giá thẩm định được trình Uỷ ban
Nhân dân tỉnh đồng thời trong kế hoạch tổ chức đấu thầu hoặc đề nghị chỉ định
thầu.
7. Quyết định giá thuê đất cho từng
dự án cụ thể đối với các tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất.
8.Tham gia Hội đồng định giá
theo yêu cầu của Uỷ ban Nhân dân tỉnh và quy định của Pháp luật.
9. Phối hợp với Sở Xây dựng công
bố giá vật liệu xây dựng hàng tháng.
10. Quyết định định giá bán khởi
điểm hàng tịch thu trong các vụ án kinh tế, buôn lậu, hình sự do các cơ quan
thi hành Pháp luật thuộc tỉnh xử lý.
11. Quy định giá bán khởi điểm của
tài sản thanh lý, nhượng bán (trừ nhà và công trình kiến trúc gắn liền với đất)
thuộc nguồn vốn ngân sách có giá trị đánh giá lại của một tài sản từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng của các cơ quan hành chính, tổ chức,
đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh quản lý.
12. Thẩm định và phê duyệt giá
tài sản, dịch vụ được mua sắm bằng toàn bộ hoặc một phần nguồn ngân sách cấp tỉnh,
vốn uỷ quyền của ngân sách cấp trên do các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh
và các doanh nghiệp thực hiện đối với tài sản, dịch vụ có giá trị từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng cho một tài sản, dịch vụ hoặc một lần
mua sắm cùng một loại tài sản, dịch vụ.
13. Quy định giá bán thu hồi vật
liệu từ nhà cửa, công trình kiến trúc của các cơ quan hành chính, tổ chức, đơn
vị sự nghiệp thuộc tỉnh quản lý.
14. Tổ chức hiệp thương giá theo
yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh hoặc theo đề nghị của bên mua, bên
bán hoặc một trong hai bên mua bán mà cả hai bên mua, bán này có trụ sở đặt tại
tỉnh Quảng Ninh sản xuất kinh doanh những loại hàng hoá, dịch vụ quan trọng có
tác động đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo quy định của Pháp luật.
15. Chủ trì tiếp nhận và kiểm
tra tính hợp lý, hợp pháp hồ sơ đăng ký giá, rà soát nội dung giá đăng ký đối với
doanh nghiệp thuộc tỉnh quản lý theo quy định tại tiết 1.1.2 điểm 1.1 khoản 1
Điều 8 Quy định này; Tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp hồ sơ kê khai
giá đối với doanh nghiệp thuộc tỉnh quản lý theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2
Điều 8 Quy định này.
Tổng hợp ý kiến tham gia của các
Sở chuyên ngành về hồ sơ đăng ký giá, kê khai giá của các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh, có trách nhiệm gửi công văn đến doanh nghiệp yêu cầu giải trình những
yếu tố không hợp lý (nếu có) và yêu cầu doanh nghiệp đăng ký lại giá hoặc kê
khai lại giá trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ
sơ đăng ký giá, hồ sơ kê khai giá và văn bản tham gia của các Sở chuyên ngành.
16. Kiểm soát chi phí sản xuất,
lưu thông, giá hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khi phát hiện có dấu hiệu
liên kết độc quyền về giá cần xem xét việc hình thành giá độc quyền.
17. Kiểm soát các yếu tố hình
thành giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.
18. Tổ chức thu thập, phân tích,
xử lý thông tin giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh, báo cáo kịp thời theo yêu
cầu của Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính.
19. Tổ chức chỉ đạo việc kiểm
tra, thanh tra Nhà nước về giá, xử lý các sai phạm các vi phạm Pháp luật về giá
theo thẩm quyền và kiến nghị đề xuất các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm
Pháp luật về giá trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
Điều 11. Quyền
hạn và trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung
là UBND cấp huyện).
1. Tổ chức chỉ đạo thực hiện
chính sách, biện pháp giá và các quyết định giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ của
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương. Tổ chức các biện pháp bình ổn
giá được Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao.
2. Tổ chức chỉ đạo các cơ quan
chuyên môn thuộc huyện thực hiện thu thập thông tin, phân tích giá cả thị trường
trên địa bàn quản lý.
3. Lập phương án giá bán điện đối
với nguồn điện do địa phương quản lý không thuộc mạng lưới điện Quốc gia,
phương án giá bán lẻ điện sinh hoạt tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo mà
việc đầu tư và hoạt động điện lực không có hiệu quả kinh tế gửi Sở Công thuơng
thẩm định.
4. Thẩm định, phê duyệt giá tài
sản. dịch vụ do cơ quan hành chính, tổ chức đơn vị sự nghiệp mua sắm bằng nguồn
Ngân sách cấp huyện, vốn uỷ quyền của ngân sách cấp trên có giá trị từ
100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng cho một tài sản, dịch vụ hoặc một lần
mua cùng một loại tài sản, dịch vụ.
5. Quyết định giá bán khởi điểm
hàng tịch thu trong các vụ án kinh tế, buôn lậu, hình sự do các cơ quan thi
hành Pháp luật thuộc huyện xử lý.
6. Quy định giá bán khởi điểm
tài sản thanh lý, nhượng bán (trừ nhà và công trình kiến trúc gắn liền với đất)
thuộc nguồn vốn ngân sách có giá trị đánh giá lại từ 100.000.000 đồng đến dưới
500.000.000 đồng của các cơ quan hành chính, tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc
huyện quản lý.
7. Quy định giá bán thu hồi vật
liệu từ nhà cửa, công trình kiến trúc của các cơ quan hành chính, tổ chức, đơn
vị sự nghiệp thuộc huyện quản lý.
8. Quyết định giá thu hồi và tổ
chức thu hồi, xử lý đối với những tài sản đã bồi thường, hỗ trợ theo phương án
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà thuộc diện
phải thu hồi để giảm kinh phí bồi thường, hỗ trợ.
9. Quy định giá thuê đất cho từng
dự án cụ thể đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất.
10. Lập phương án giá các loại đất
hàng năm hoặc điều chỉnh, bổ sung trong năm (nếu có); Phương án trợ giá, trợ cước
vận chuyển hàng hoá thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ nguồn
vốn ngân sách nhà nước mà địa phương được giao kế hoạch và phương án giá cước bốc
xếp, vận chuyển cung ứng hàng hoá, dịch vụ thiết yếu thuộc danh mục được trợ
giá, trợ cước phục vụ đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tại địa
phương; phương án giá thóc tính thuế sử dụng đất nông nghiệp.
11. Thông tin, báo cáo tình hình
về giá theo yêu cầu của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Sở Tài chính và các Sở chuyên
ngành khác.
12. Tổ chức chỉ đạo việc niêm yết
giá trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
13. Tổ chức kiểm tra, thanh tra
việc chấp hành các quy định của pháp luật về giá, các quy định khác của Pháp luật
có liên quan đến quản lý Nhà nước về giá và xử lý các vi phạm pháp luật về giá
theo thẩm quyền.
14. Phối hợp với các Sở, Ban,
Ngành chức năng của Tỉnh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về giá.
Điều 12:
Quyền hạn và trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành trong quản lý Nhà nước về giá
1. Tổ chức thực hiện các biện
pháp bình ổn giá được cơ quan Nhà nước có thẩm hoặc Uỷ ban Nhân dân tỉnh giao.
2. Trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh
quyết định giá các loại hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định giá của Uỷ
ban Nhân dân tỉnh sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính và
các Sở, Ngành có liên quan, cụ thể:
2.1. Sở Giao thông Vận tải:
Phương án giá vận chuyển hành khách bằng xe buýt trong đô thị, khu công nghiệp
do các đơn vị vận chuyển bằng xe buýt của tỉnh lập theo hướng dẫn của Sở Giao
thông Vận tải; Phương án giá dịch vụ xe ra, xe vào bến ô tô theo quy định của
Luật giao thông đường bộ do Công ty quản lý bến tầu bến xe lập theo hướng dẫn của
Sở Giao thông Vận tải.
2.2. Ban biên tập báo Quảng
Ninh: Phương án giá bán báo Quảng Ninh (báo của cơ quan Đảng bộ Đảng Cộng sản
Việt Nam tỉnh).
Phương án giá do Ban biên tập
báo Quảng Ninh lập.
2.3. Sở Xây dựng:
- Phương án giá bán hoặc giá cho
thuê Nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính
sách, giá bán hoặc giá cho thuê Nhà thuộc sở hữu Nhà nước để làm việc hoặc sử dụng
vào mục đích khác. Phương án giá do Sở Xây dựng lập căn cứ vào văn bản quy định
của Trung ương.
2.4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phương án giá các loại đất hàng năm trên địa bàn toàn tỉnh, phương án giá các
loại đất điều chỉnh, bổ sung trong năm (nếu có).
Phương án giá do Sở Tài nguyên
và Môi trường lập căn cứ vào khung giá đất của Chính phủ.
2.5. Sở Công Thương: Phương án
giá bán điện đối với nguồn điện do tỉnh quản lý không thuộc mạng lưới điện Quốc
gia. Phương án giá do tổ chức quản lý nguồn điện lập;
Phương án giá bán lẻ điện sinh
hoạt tại khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo mà việc đầu tư và hoạt động điện
lực không có hiệu quả kinh tế. Phương án giá do tổ chức quản lý nguồn điện lập;
2.6. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Phương án giá rừng, giá cho thuê các loại rừng.
Phương án giá do Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn lập.
3. Các Sở chuyên ngành có trách
nhiệm:
- Xây dựng đơn giá bồi thường
công trình, vật kiến trúc, cây trồng, vật nuôi thuộc chuyên ngành quản lý trình
Uỷ ban Nhân dân tỉnh;
- Phối hợp cùng Sở Tài chính kiểm
tra tính hợp lý, hợp pháp hồ sơ đăng ký giá, rà soát nội dung giá đăng ký giá đối
với doanh nghiệp, đơn vị thuộc tỉnh quản lý sản xuất kinh doanh các mặt hàng
quy định tại tiết 1.1.2 điểm 1 khoản 1 Điều 8 Quy định này và kê khai giá đối với
doanh nghiệp, đơn vị thuộc tỉnh quản lý sản xuất kinh doanh các mặt hàng quy định
tại điểm 2.2 khoản 2 Điều 8 Quy định này, khi phát hiện hồ sơ đăng ký giá, kê
khai giá có yếu tố không hợp lý cần có văn bản gửi Sở Tài chính là cơ quan chủ
trì tiếp nhận hồ sơ trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ đăng ký giá, kê khai giá của doanh nghiệp.
- Tham gia Hội đồng thẩm định
giá theo yêu cầu của Uỷ ban Nhân dân tỉnh và quy định của Pháp luật;
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở,
Ban, Ngành khác của tỉnh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về giá.
- Tổ chức và chỉ đạo các đơn vị
trực thuộc thực hiện các chính sách, quyết định giá của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ, các Bộ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, các quy định của Nhà nước về quản lý
giá, thông tin giá cả thị trường;
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc
chấp hành các quy định của pháp luật và các quy định khác của Nhà nước liên
quan đến quản lý Nhà nước về giá theo thẩm quyền;
- Sở Xây dựng phối hợp với Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn đơn vị cấp nước xây dựng phương
án giá nước sạch theo quy định của Thômg tư Liên bộ, phù hợp với khung giá do Bộ
Tài chính quy định;
- Sở Xây dựng công bố đơn giá
xây dựng, chủ trì và phối hợp cùng Sở Tài chính công bố giá vật liệu xây dựng
trong toàn tỉnh hàng tháng;
- Sở Công Thương chỉ đạo, hướng
dẫn việc thực hiện niêm yết giá, kiểm tra niêm yết giá và bán theo giá niêm yết
đối với các đơn vị, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Điều 13:
Quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức kinh tế và cá nhân sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực giá.
1. Quyền hạn của các tổ chức
kinh tế, cá nhân sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ :
- Được quyền quy định giá, thoả
thuận giá mua, giá bán với khách hàng theo cơ chế thị trường, chịu sự giám sát
quản lý Nhà nước về giá theo quy định của Nhà nước đối với hàng hoá, dịch vụ
ngoài danh mục Nhà nước quy định.
- Có quyền kiến nghị cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền định giá điều chỉnh mức giá đối với những hàng hoá, dịch vụ
do Nhà nước định giá theo quy định của pháp luật. Khi kiến nghị cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền điều chỉnh giá phải nêu rõ lý do và cơ sở xác định mức giá đề nghị
điều chỉnh.
- Các tổ chức kinh tế có trụ sở
đặt tại tỉnh Quảng Ninh kinh doanh những hàng hoá, dịch vụ quan trọng tác động
đến phát triển kinh tế- xã hội tại tỉnh Quảng Ninh là bên mua hoặc bên bán có
quyền đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Sở Tài chính tổ chức hiệp thương giá khi
các bên mua và bán không thoả thuận được giá mua, giá bán để ký hợp đồng.
- Khiếu nại tố cáo các hành vi
vi phạm pháp luật về giá, các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của các tổ chức
kinh tế và cá nhân sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ :
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy
định của Pháp luật về giá và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến
quản lý Nhà nước về giá, thực hiện đúng giá chỉ đạo (mức giá cụ thể, khung giá,
giới hạn giá) hàng hoá, dịch vụ do cấp có thẩm quyền quy định.
- Lập phương án giá hàng hoá, dịch
vụ đối với hàng hoá, dịch vụ do các tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh thuộc
danh mục Nhà nước định giá, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Hồ sơ
và nội dung phương án giá theo quy định tại mục III phần B Thông tư số
104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính
- Đối với các doanh nghiệp tỉnh
quản lý mà thuộc diện phải đăng ký giá theo quy định tại tiết 1.1.2 điểm 1.1
khoản 1 Điều 8 Quy định này: Trước khi ban hành quyết định giá bán hàng hoá, dịch
vụ phải thực hiện đăng ký giá với Sở Tài chính và các Sở chuyên ngành. Thực hiện
đăng ký lại giá theo yêu cầu của Sở Tài chính và khi doanh nghiệp thay đổi mức
giá. Hồ sơ, thủ tục đăng ký giá theo quy định tại mục VI phần B thông tư số
104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính, hồ sơ gửi cho Sở Tài chính, Sở
Công Thương và Sở chuyên ngành.
- Đối với các doanh nghiệp tỉnh
quản lý mà thuộc diện phải kê khai giá theo quy định tại điểm 2.2 khoản 2 Điều
8 Quy định này: Hồ sơ, thủ tục kê khai giá theo quy định tại mục VII phần B
thông tư số 104/2008/TT-BTC ngày 13/11/2008 của Bộ Tài chính, hồ sơ gửi cho Sở
Tài chính, Sở Công Thương và Sở chuyên ngành.
- Công khai thông tin về giá
hàng hoá, dịch vụ sản xuất cung ứng
- Cung cấp thông tin về chi phí
sản xuất kinh doanh liên quan đến hình thành giá bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ
theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về giá.
- Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp
thời thông tin về giá, các quyết định giá hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của cơ
quan có thẩm quyền quản lý Nhà nước về giá.
- Thực hiện văn minh thương mại
về niêm yết giá
- Không được đầu cơ nâng giá, lợi
dụng độc quyền, liên kết độc quyền về giá. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh khi nhận được yêu cầu kiểm soát giá độc quyền và liên kết độc quyền về
giá có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chính xác, kịp thời số liệu, tài liệu có
liên quan theo quy định cho Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính khi nhận được yêu cầu
điều tra.
- Chấp hành các biện pháp bình ổn
giá của Chính Phủ, Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính, Uỷ ban Nhân dân tỉnh .
- Thực hiện các nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 14.
Quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí ngân
sách nhà nước:
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc tỉnh
và thuộc huyện quản lý (kể cả các đơn vị hành chính sự nghiệp cấp dưới trực thuộc
Sở, Ban, Ngành):
- Được quyền quyết định giá mua
tài sản, dịch vụ bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước trong một lần mua một
tài sản, dịch vụ hoặc cùng một loại tài sản, dịch vụ có giá trị dưới
100.000.000 đồng.
- Được quyền quyết định giá bán
khởi điểm tài sản thanh lý, nhượng bán thuộc nguồn vốn ngân sách (trừ nhà và
công trình kiến trúc gắn liền với đất) có giá trị đánh giá lại cho một tài sản
dưới 100.000.000 đồng trở xuống.
2. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng
nguồn kinh phí ngân sách để mua tài sản, hàng hoá và dịch vụ cho đơn vị mình tự
chịu trách nhiệm về mức giá mua phê duyệt và giá thanh lý, nhượng bán tài sản
thuộc thẩm quyền; thực hiện việc mua tài sản, hàng hoá, dịch theo quy định của
Nhà nước; thực hiện những quy định về quản lý Nhà nước về giá.
Điều 15. Các
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quy định giá hoặc thẩm định giá phải thông báo
công khai, cụ thể thủ tục, hồ sơ, tài liệu, thời gian cần thiết đối với việc
phê duyệt giá hoặc thẩm định giá.
Chương IV:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16.
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố, các đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực
hiện các quy định quản lý nhà nước về giá theo quy định của Trung ương và bản
Quy định này.
Trong quá trình thực hiện có vướng
mắc các ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Sở
Tài chính để tổng hợp báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh nghiên cứu sửa đổi, bổ xung
cho phù hợp./.