ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2855/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày 23
tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN QUẢN LÝ TỔNG THỂ CẢNG CÁ, CHỢ ĐẦU MỐI THỦY SẢN THỌ QUANG GẮN VỚI DỊCH
VỤ, DU LỊCH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết số 43/NQ/TW ngày 24 tháng 01
năm 2019 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng
6 năm 2021 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp
công lập;
Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm
2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng cá, khu
neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng
11 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch thành phố Đà Nẵng
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 431/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3
năm 2023 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc phê duyệt Đề cương và dự toán kinh
phí xây dựng Đề án quản lý tổng thể cảng cá, chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang gắn
với dịch vụ, du lịch;
Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5
năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch vùng Bắc Trung bộ
và Duyên hải Miền trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 1281/QĐ-TTg ngày 29 tháng
10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch
vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền trung thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tại Tờ trình số 5135/TTr-SNNPTNT ngày 29 tháng 11 năm 2024 và kết quả
biểu quyết của Thành viên UBND thành phố tại cuộc họp UBND thành phố ngày 19
tháng 12 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Quản
lý tổng thể cảng cá, Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang gắn với dịch vụ, du lịch
(sau đây viết tắt là Đề án), với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM
Xây dựng khu vực âu thuyền, cảng cá, chợ đầu mối thủy
sản Thọ Quang có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; quản lý và khai thác hiệu
quả các hạng mục công trình đầu tư; xử lý tốt môi trường, tạo điểm nhấn đặc sắc
để thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm theo đúng tinh thần Kết luận số
79-KL/TW của BCH Trung ương về tiếp tục thực hiện hiện Nghị quyết 43-NQ/TW của
Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2045; Quyết định số 1287/QĐ-TTg ngày 02 tháng 11 năm 2023 phê duyệt Quy
hoạch Thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số
582/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 -
2030, tầm nhìn đến năm 2050;
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Hoàn thiện mô hình quản lý tổng thể cảng cá, chợ đầu
mối thủy sản, khu neo đậu tàu cá theo hướng hiện đại gắn với dịch vụ; có cơ chế
chính sách linh hoạt, chủ động, đúng pháp luật; khai thác lợi thế của Trung tâm
nghề cá lớn khu vực miền trung gắn với ngư trường Hoàng Sa; xây dựng khu vực âu
thuyền và cảng cá, chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang trở thành Trung tâm thương mại
thủy sản năng động, có dịch vụ hậu cần đồng bộ; các khu chức năng được quy hoạch
bố trí khoa học, logic; có cảnh quan thiên nhiên, môi trường sạch đẹp, công tác
an ninh trật tự, an toàn thực phẩm được kiểm soát, là điểm đến hấp dẫn cho các
nhà đầu tư và kinh doanh thương mại thủy sản và khách tham quan du lịch, trải
nghiệm hấp dẫn.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Từ nay đến năm 2030
- Rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể, quy hoạch
chi tiết các khu chức năng đảm bảo thống nhất, khoa học; khai thác triệt để
công năng của các hạng mục công trình, đảm bảo các điều kiện môi trường, phòng
chống cháy nổ; cứu nạn cứu hộ, có cảnh quan xanh, sạch đẹp, vừa phục vụ hoạt động
thủy sản vừa kết hợp thu hút khách du lịch, trải nghiệm.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp hoàn thiện kết cấu hạ tầng
kỹ thuật đồng bộ, hiện đại (công trình thủy công và hạ tầng trên bờ) đảm bảo
tiêu chí cảng cá loại I, chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang văn minh, hiện đại,
sinh thái, môi trường.
- Nghiên cứu xây dựng phương án tổ chức quản lý đối
với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Nghiên cứu ban hành cơ chế chính sách đặc thù, chủ
động, linh hoạt, tạo nguồn thu hợp pháp đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển bền vững.
- Bố trí không gian mặt bằng, cảnh quan, cây xanh,
các hoạt động dịch vụ tạo môi trường thuận lợi gắn với phát triển điểm tham
quan du lịch; thí điểm dịch vụ du lịch tại Cảng cá, chợ đầu mối thủy sản Thọ
Quang.
- Áp dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào
trong quản lý các hoạt động tại khu vực, theo Đề án quản lý thông minh của UBND
thành phố;
b) Tầm nhìn đến năm 2045
- Thí điểm triển khai áp dụng phương án quản lý đơn
vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thời hạn 5 năm
(2030-2035). Sau đó đánh giá tổng kết, bổ sung hoàn thiện điều chỉnh phương án
áp dụng trong thời gian tiếp theo.
- Tổ chức, thu hút các tổ chức, đơn vị, cá nhân có
năng lực để đầu tư khai thác hiệu quả các khu chức năng.
- Rà soát đầu tư hoàn thiện các dịch vụ để liên kết
phát triển các loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch đặc sắc gắn với chức năng hoạt
động của cảng cá, chợ đầu mối để thu hút khách tham quan, du lịch, trải nghiệm.
Phấn đấu tăng trưởng lượng khách đến tham quan, trải nghiệm tăng từ 10-15%/năm.
- Áp dụng CNTT trong hầu hết các khâu trong công
tác quản lý hoạt động tại khu vực Cảng cá, chợ cá và khu neo đậu.
III. MÔ HÌNH QUẢN LÝ VÀ NHIỆM VỤ
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN ÂU THUYỀN, CẢNG CÁ, CHỢ CÁ GẮN VỚI DỊCH VỤ, DU LỊCH
ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
1. Về mô hình quản lý tổ chức
bộ máy
1.1. Từ nay đến 2030: Duy trì loại hình đơn
vị là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên (nhóm 2).
Nhiệm vụ:
- Rà soát, điều chỉnh hoàn thiện bộ máy đáp ứng
hiệu lực và hiệu quả.
- Kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý hệ thống cảng
cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, đáp ứng yêu cầu quản lý khai thác
thủy sản tại cảng cá, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, truy suất
nguồn gốc thủy sản, chống khai thác bất hợp pháp. Áp dụng hình thức quản trị số
tại tất cả các cảng cá loại I. Thực hiện nghiệp vụ quản lý dịch vụ hậu nghề cá
gắn với dịch vụ, du lịch. Bộ máy tổ chức hoàn thiện quản lý theo chu trình “Thiết
lập kế hoạch - Triển khai kế hoạch đã được thiết lập - Đánh giá kết quả triển
khai thực tế - Thay đổi cải tiến”.
- Cân bằng thu chi tự bảo đảm kinh phí chi thường
xuyên theo chế độ tiền lương mới của nhà nước quy định.
- Cập nhật các chức năng, nhiệm vụ cho Ban quản lý
theo Luật Thủy sản.
- Hoàn thiện các quy trình quản lý gắn với xây dựng
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, trong đó có nhiệm vụ dịch vụ du lịch.
- Nghiên cứu xây dựng phương án quản lý đơn vị sự
nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư cho Ban Quản lý Âu
thuyền và Cảng cá Thọ Quang.
- Xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật.
- Quản lý, kiểm tra (con người, vật tư tiêu hao, hiệu
quả công suất thiết bị) định kỳ, cải tiến tác nghiệp định kỳ các nghiệp vụ của
cảng cá.
1.2. Tầm nhìn đến năm 2045
- Áp dụng thí điểm (2030-2035): mô hình đơn vị sự
nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. (nhóm 1).
- Sau năm 2035: Tổng kết rút kinh nghiệm, để hoàn
thiện mô hình đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu
tư.
Nhiệm vụ:
- Tiếp tục rà soát hoàn thiện bộ máy đáp ứng
hiệu lực và hiệu quả. Thực hiện nghiệp vụ quản lý dịch vụ hậu nghề cá gắn với dịch
vụ, du lịch. Bộ máy tổ chức hoàn thiện quản lý theo chu trình “Thiết lập kế hoạch
- Triển khai kế hoạch đã được thiết lập - Đánh giá kết quả triển khai thực tế -
Thay đổi cải tiến”.
- Cân bằng thu chi tự bảo đảm theo quy định.
- Hoàn thiện các quy trình quản lý gắn với xây dựng
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015, trong đó có nhiệm vụ dịch vụ du lịch.
- Tiếp tục đầu tư hoàn thiện các hạng mục để tạo điểm
dịch vụ du lịch trải nghiệm đặc sắc, hấp dẫn cho du khách.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều
hành của đơn vị...
2. Một số giải pháp thực hiện Đề
án:
2.1. Giải pháp về quy hoạch,
bố trí không gian mặt bằng, cảnh quan, cây xanh, các hoạt động dịch vụ gắn với
phát triển điểm tham quan du lịch.
- Lập phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL
1/500 tại quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 04 tháng 04 năm 2017 của UBND thành
phố, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với quy hoạch hệ thống cảng cá và
khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 582/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2024 và quy hoạch phân khu ven sông Hàn
và bờ Đông được UBND thành phố phê duyệt tại quyết định số 2451/QĐ-UBND ngày 07
tháng 11 năm 2023 và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố;
- Trên cơ sở quy hoạch điều chỉnh, tiếp tục thực hiện
đầu tư các công trình, hạng mục công trình đảm bảo tính đồng bộ, hiện đại đáp ứng
được các tiêu chí phát triển kinh tế, môi trường, cảnh quan du lịch. Quy
hoạch khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang thành 06 không gian riêng biệt đảm
bảo sự chặt chẽ, không chồng chéo, khớp nối giữa các không gian hợp lý, phục vụ
hoạt động sản xuất và dịch vụ, du lịch.
2.2. Giải pháp đầu tư hoàn
thiện kết cấu hạ tầng âu thuyền, cảng cá, chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp Âu thuyền và cảng cá Thọ
Quang giai đoạn 2, triển khai giai đoạn 3 đảm bảo tiêu chí Cảng cá loại I. Chú
trọng các hạng mục công trình:
- Xây dựng hệ thống kè đứng bao quanh âu thuyền, tận
dụng diện tích mặt nước neo đậu tàu cá tăng thêm khoảng 02-3ha;
- Đầu tư thay mới, sửa chữa, bảo trì thường xuyên hệ
thống phao neo. Phao dẫn luồng theo quy định.
- Thường xuyên kiểm tra, quan trắc, nạo vét lòng
âu; luồng ra vào đảm bảo quy định;
- Đầu tư máy móc, trang thiết bị đảm bảo tiêu chí cảng
cá loại I và cơ giới hóa các hoạt động tại cảng cá và chợ cá;
- Đầu tư hạ tầng kho lạnh để đáp ứng công suất 400
tấn; kho đông công suất 50 tấn; bố trí kho chứa dụng cụ với diện tích khoảng
500 m2.
- Đầu tư các hạng mục tường rào; cảnh quang cây
xanh;
- Thu gom, xử lý triệt để các loại chất thải tại
khu vực âu thuyền, cảng cá, chợ cá đảm bảo tiêu chí môi trường.
- Đầu tư các hạng mục công trình tạo điểm du lịch đặc
sắc, đáp ứng tiêu chí công nhận điểm du lịch theo quy định hiện hành.
2.3. Giải pháp số hóa và ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành
Áp dụng hình thức quản trị số tại Cảng cá, định hướng
vấn đề số hóa nhằm công khai, minh bạch và đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn
thời gian, tăng cường tính hiệu quả trao đổi thông tin, giao dịch giữa Ban Quản
lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang với các đối tượng hoạt động tại cảng cá và
các cơ quan có liên quan, số hóa phải đảm bảo đạt được dữ liệu để định hướng
phát triển Âu thuyền và Cảng cá trong tương lai.
Nhiệm vụ:
- Số hóa hoạt động quản lý tàu thuyền neo đậu tránh
trú bão.
- Số hóa hoạt động quản lý tàu thuyền ra vào cảng:
Thông tin tàu, nhật ký khai thác, ngành nghề, sản lượng, chủng loại thủy sản
khai thác,...
- Số hóa hoạt động quản lý phương tiện vận chuyển,
đậu đỗ ra vào cảng.
- Số hóa hoạt động quản lý thương nhân và người ra
vào cảng.
- Số hóa hoạt động thu phí dịch vụ.
- Số hóa hoạt động quản lý an ninh trật tự, cảnh
báo phòng chống cháy nổ.
- Số hóa hoạt động quản lý môi trường (nước thải,
rác thải,...)
- Số hóa hoạt động quản trị nội bộ.
- Tự động hóa một số hoạt động tại Âu thuyền và Cảng
cá Thọ Quang (Tàu thuyền cập cảng, xe ra vào cảng, thu phí tự động... được hướng
dẫn trên app điện thoại đến vị trí đậu đỗ).
2.4. Giải pháp kiểm soát tàu
cá, sản lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ qua cảng đáp ứng yêu cầu phục vụ
điểm tham quan du lịch, bảo vệ môi trường, nguồn lợi.
Số hóa tiến đến tự động hóa kiểm soát tàu cá, sản
lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ qua cảng đáp ứng nhu cầu quản lý ngành gắn
với phục vụ du lịch.
2.5. Giải pháp ban
hành bộ tiêu chí cho từng loại nghề hoạt động (tiêu chí tàu thuyền
được phép cập cảng; tiêu chí về quầy hàng, điểm kinh doanh; tiêu chí về điều kiện
kinh doanh mua bán;...)
2.5.1. Tiêu chí về quầy hàng, điểm kinh doanh
mua bán
Đáp ứng TCVN 11856:2017 Chợ kinh doanh thực phẩm;
QCVN 02- 30:2018/BNNPTNT Chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản - yêu cầu đảm
bảo an toàn thực phẩm và các quy định về An toàn thực phẩm và Phòng chống cháy
nổ.
Ngoài ra, Điểm kinh doanh mua bán thủy sản tại tầng
1 được đầu tư đồng bộ về kích thước, quy cách, cụ thể như sau:
- Khu vực bố trí Quầy hàng có diện tích đồng bộ.
Tùy vào nhu cầu chủ thể có thể mua 2, 3 kiot liền kề để hoạt động
- Biển hiệu có kích thước đồng bộ. Đặt đúng vị trí
phía trước trên đầu quầy hàng; Bố trí điện chiếu sáng quầy hàng; Biển hiệu phải
thể hiện đầy đủ họ tên, điện thoại; Số giấy phép đăng ký kinh doanh; Có mã QR
code (để sử dụng không thanh toán bằng tiền mặt).
- Khay đựng thủy sản bằng nhựa (hoặc Inox) có kích
thước đồng bộ; phân chia màu sắc theo từng khu vực bán sản phẩm riêng biệt.
- Bố trí sọt đựng rác tại khu vực Quầy, phân loại
và bỏ rác thải đúng nơi quy định.
- Sản phẩm được sắp đặt gọn gàng trong khuôn viên
được thuê, không lấn chiếm ra bên ngoài. Không trưng bày các sản phẩm không có
nguồn gốc, các sản phẩm bị cấm theo quy định của pháp luật.
- Sản phẩm kinh doanh phải được niêm yết giá công
khai.
2.5.2. Tiêu chí đối với người trực tiếp chế biến,
kinh doanh thực phẩm tại chợ
- Đối với người trực tiếp kinh doanh tại chợ:
+ Kiến thức về an toàn thực phẩm của người trực tiếp
kinh doanh.
+ Giấy khám sức khỏe được cơ quan có thẩm quyền cấp
có thời hạn trong vòng 1 năm.
+ Trang bị đầy đủ Bảo hộ lao động theo quy định về
ATTP.
+ Cung cấp danh sách người làm công và bản photo
căn cước công dân cho Ban Quản lý Chợ.
+ Có thẻ ra, vào khu vực do chính Ban Quản lý cấp.
+ Là người trực tiếp đúng tên trên giấy phép kinh
doanh của Quầy hàng.
+ Thực hiện đúng các quy định về truy xuất được nguồn
gốc thực phẩm kinh doanh (Có sổ sách, hóa đơn, hợp đồng... ghi chép nguồn gốc
xuất xứ của hàng hóa kinh doanh tại chợ).
+ Người tham gia bán hàng phải được đào tạo về cung
cách phục vụ, quy trình bán hàng.
+ Người tham gia bán hàng hóa, kinh doanh tại chợ
phải có thái độ văn minh khi giao tiếp, mua bán với khách.
+ Chấp hành tốt các nội quy, quy định. Không vi phạm
các Nội quy chợ do Ban quản lý ban hành và các quy định khác của Pháp luật.
+ Chủ quầy hàng phải có cam kết với Ban quản lý về
thực hiện các nội quy, quy định của Ban Quản lý, trường hợp vi phạm 3 lần, Ban
Quản lý sẽ thực hiện thanh lý Hợp đồng, thu hồi mặt bằng.
- Tiêu chí đối với tàu, thuyền cập cảng
+ Tàu cá đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn
theo QCVN 02-35:2021/BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
tại Thông tư số: 07/2021/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 07 năm 2021.
+ Chấp hành đúng quy định của Luật Thủy sản và nội
quy quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang. Xuất trình các giấy tờ đầy đủ khi
làm thủ tục khi cập cảng, rời cảng; báo cáo sản lượng khai thác đầy đủ theo quy
định.
+ Tàu phải có đăng ký, đăng kiểm.
+ Tàu phải có giấy phép khai thác thủy sản, nghề
khai thác.
+ Nhật ký khai thác thủy sản.
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực
phẩm.
+ Khai thác đúng ngành nghề, vùng khai thác, loài
khai thác.
+ Sổ Danh bạ thuyền viên.
+ Khuyến khích, ưu tiên các tàu có công nghệ bảo quản
hiện đại, đánh bắt xa bờ, có lịch sử chấp hành tốt nội quy cảng cá.
+ Nộp các loại phí theo quy định. Đảm bảo vệ sinh
môi trường, an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ khi hoạt động, neo đậu tại khu
vực.
+ Thường xuyên bố trí người trông giữ tàu, không được
sử dụng rượu bia, chất kích thích khi hoạt động neo đậu tại khu vực.
+ Chấp hành việc bơm nước thải lên bờ, nộp rác vào
bờ cho Ban Quản lý.
+ Chủ tàu, thuyền trưởng phải có cam kết với Ban quản
lý về thực hiện các nội quy, quy định của Ban Quản lý, trường hợp vi phạm 3 lần,
Ban Quản lý sẽ không đồng ý cho phép tàu vào khu vực hoạt động.
- Tiêu chí đối với hệ thống cung cấp nước đá
+ Nước đá sử dụng trong cảng cá phải làm từ nước sạch
đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế; được sản xuất tại các cơ sở phù hợp với QCVN
02-08:2009/BNN.
+ Phương tiện vận chuyển, thiết bị xay nghiền nước
đá có kết cấu thích hợp, dễ làm vệ sinh, được chế tạo bằng vật liệu bền, không
gỉ, không ngấm nước, không gây nhiễm độc cho sản phẩm.
- Tiêu chí đối với hệ thống cung cấp xăng dầu
+ Kho chứa xăng dầu phải bố trí xa và tách biệt với
khu vực có nguyên liệu thủy sản;
+ Bồn chứa và hệ thống đường ống dẫn xăng dầu phải
kín, bền và được bố trí đảm bảo không gây nhiễm cho sản phẩm;
+ Việc nhập và xuất xăng dầu đảm bảo an toàn, thuận
tiện và hợp vệ sinh.
+ Đối với Cửa hàng xăng dầu trên mặt nước cần tuân
thủ các yêu cầu được quy định tại QCVN 01:2020/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu và QCVN 06:2020/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về an toàn cháy cho nhà và công trình hoặc QCVN 72:2013/BGTVT Quy chuẩn quốc
gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa.
- Tiêu chí đối với xe chở hàng thủy sản
+ Đáp ứng các yêu cầu quy định tại QCVN
02-01:2009/BNNPTNT cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản - điều kiện
chung đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ Phương tiện vận chuyển phải đảm bảo kín, khít
không làm rò rỉ nước trong quá trình vận chuyển.
+ Phương tiện vận chuyển phải có phù hiệu nhận diện.
2.6. Bản vẽ số quy hoạch bố
trí mặt bằng các khu vực
- Bãi sân phía Bắc nhà Chợ đầu mối Thủy sản Thọ
Quang làm bãi giữ xe máy và bãi đỗ xe ô tô du lịch.
- Nhà bao che cầu cảng dùng làm khu tiếp nhận và
phân loại thủy sản.
- Khu vực sân bãi khu bến mở rộng dùng làm khu vực
bốc dỡ hàng hóa (thủy sản).
- Khu vực sân bãi khu bến số 1 dùng làm khu vực
cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá.
- Khu vực sân bãi khu bến số 2 dùng làm khu vực bốc
dỡ hàng hóa (thủy sản), bãi để ô tô.
- Khu vực sân bãi khu bến số 3 dùng làm khu vực bãi
đỗ xe ô tô đón khách rời cảng (xe du lịch khi đỗ khách xong, di chuyển đến chờ
tại bãi đỗ xe này).
2.7. Giải pháp xây dựng các
hoạt động tạo ra sản phẩm, dịch vụ du lịch:
- Nghiên cứu tổ chức hoạt động đấu giá một số loại
hải sản để du khách tham quan sàn đấu giá, quá trình đấu giá thủy sản.
- Tham quan nhà truyền thống trưng bày nghề cá.
- Chiếu phim về các hoạt động liên quan đến nghề
cá, đa dạng sinh học biển; tổ chức hội thảo.
- Tham quan, mua sắm tại chợ cá và giao hàng trên
toàn quốc.
- Tham quan quá trình cập cảng, bốc dỡ, phân loại
thủy sản tại không gian âu thuyền, cầu cảng.
- Tham quan, check in tại các khu công viên điểm nhấn
dọc các tuyến đường nội bộ khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang (đường Vũng
Thùng 9, cổng ra vào...).
- Tham quan, trải nghiệm các hoạt động trên tàu cá
của người dân.
- Hướng dẫn chế biến các món ăn từ thủy sản, dùng
thử thủy sản ở khu vực trung tâm thương mại đa chức năng.
- Tham quan trung tâm thương mại đa chức năng (tạp
hóa, ăn uống, vui chơi giải trí,...).
- Hình thành đội tàu có chất lượng để du khách tham
quan, trải nghiệm.
- Xây dựng hồ sơ để đăng ký đánh giá công nhận điểm
du lịch Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.
- Ký kết thỏa thuận hợp tác/biên bản ghi nhớ với
Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng, Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng, Hiệp hội
du lịch Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh; hợp tác thỏa thuận với các blogger,
youtuber, KOL... để quảng bá hình ảnh điểm đến trên các trang mạng xã hội, nền
tảng trực tiếp (Facebook, Instagram, Twitter, Youtube, Tiktok, Naver....) để
xúc tiến du lịch và thu hút đầu tư.
IV. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Trên cơ sở định hướng phát triển, xác định các dự
án, tạo bước đột phá để triển khai thực hiện đề án “Quản lý tổng thể Cảng cá,
Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang gắn với dịch vụ, du lịch”, tùy thuộc vào khả
năng cân đối, huy động vốn của từng thời kỳ. (Chi tiết tại Phụ lục).
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, hội
đoàn thể, quận, huyện triển khai thực hiện đề án;
- Tham mưu trình cấp thẩm quyền ban hành kế hoạch,
nội dung thực hiện cụ thể; Hằng năm tổng kết, đánh giá kết quả báo cáo UBND thành
phố để biết chỉ đạo thực hiện;
- Chỉ đạo Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ
Quang kiện toàn tổ chức, bộ máy và xây dựng phương án quản lý theo mục tiêu đề
án; Tham mưu triển khai nội dung của Đề án. Trong đó cần tập trung thực hiện:
+ Quản lý hành chính và khai thác có hiệu quả các
nguồn lực tại Âu thuyền và Cảng cá (kể cả các hoạt động của các phương tiện thủy,
bộ ra vào)
+ Đảm bảo trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn thực
phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn trong cảng; có biện pháp phòng ngừa và khắc
phục những sự cố xảy ra trong khu vực.
+ Tổ chức quản lý việc sản xuất, kinh doanh và các
hoạt động dịch vụ, kết nối du lịch trong khu vực; tổ chức bán đấu giá thủy, hải
sản; các dịch vụ cho tàu thuyền qua cảng, các dịch vụ khác và chịu trách nhiệm
về kết quả kinh doanh, dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật.
+ Xây dựng các loại giá và mức thu trong khu vực cảng
cá và kế hoạch tài chính của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực
hiện việc thu, chi (kể cả thu, chi ngoại tệ) theo đúng quy định của pháp luật.
+ Thống kê và hướng dẫn tàu, thuyền, xe ra, vào,
neo đậu tại khu vực đúng nơi quy định, đảm bảo trật tự an toàn, văn minh; thống
kê nghề cá, xác nhận nguồn gốc thủy sản và thực hiện các chế độ báo cáo theo
đúng quy định.
+ Sau khi Cảng cá Thọ Quang được công nhận là điểm
du lịch, Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang cần thực hiện đủ các chức
năng được quy định theo Điều 25 Luật Du lịch.
+ Phối hợp đặt hàng Sở Du lịch, Sở Khoa học
và Công nghệ “Xây dựng thí điểm phát triển du lịch tại Âu thuyền và cảng cá Thọ
Quang.
2. Sở Công Thương
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn và các Sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát
triển các hoạt động thương mại, thương mại điện tử, khu đấu giá thủy sản, hình
thành và phát triển Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang thành chợ điểm phục vụ du lịch
theo Quyết định số 1708/QĐ-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2022 của UBND thành phố Đà
Nẵng.
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước tại Chợ đầu mối
thủy sản Thọ Quang theo phân công.
- Kiểm tra, thẩm định, cấp phép các cơ sở, tàu cung
cấp xăng dầu hoạt động tại khu vực Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang
3. Cơ quan chuyên môn theo dõi
về môi trường
- Các cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ về môi trường
căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát công
tác xử lý vệ sinh môi trường tại khu vực, đảm bảo tiêu chí theo quy định.
- Hỗ trợ nguồn lực và các giải pháp hiệu quả cho
Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang trong kiểm soát nguồn thải, gây ô
nhiễm từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tập trung kiểm tra giám
sát và có giải pháp hiệu quả để kiểm soát nước thải, mùi hôi từ các nhà máy chế
biến thủy sản và các đối tượng liên quan khác xung quanh cảng cá.
4. Sở Du lịch
- Hỗ trợ hướng dẫn lập hồ sơ trình tự thủ tục để
trình cấp thẩm quyền công nhận điểm du lịch đối với Cảng cá Thọ Quang theo quy
định.
- Hỗ trợ tập huấn bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ du
lịch cho cán bộ nhân viên Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang và các hộ
kinh doanh tại Cảng cá Thọ Quang.
- Hỗ trợ truyền thông quảng bá các sản phẩm dịch vụ
gắn với điểm đến tại Cảng cá Thọ Quang.
- Hỗ trợ vận động các đơn vị hoạt động trên lĩnh vực
du lịch quan tâm xây dựng tour du lịch kết nối các điểm du lịch lân cận và Cảng
cá Thọ Quang.
5. Cơ quan chuyên môn về lĩnh vực
Khoa học công nghệ, truyền thông thông tin
- Chỉ đạo, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền sâu rộng
nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn thành phố về
phát triển Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang gắn với du lịch, dịch vụ.
- Hỗ trợ hoạt động đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao
nhận thức và kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Ban Quản lý
Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.
- Hỗ trợ xây dựng quy chế, quy định về hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin tại Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang. Phối hợp
tổ chức, triển khai hướng dẫn thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin
tại Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.
- Hỗ trợ Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang
thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số “dự án ứng dụng công nghệ thông tin”.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về đầu tư công nghệ trong thu gom xử
lý nước thải từ hoạt động tàu cá khi vào khu vực âu thuyền.
6. Sở Xây dựng
Chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rà
soát, cập nhật, thẩm định điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL 1/500 tại quyết định
số 1796/QĐ-UBND ngày 04 tháng 04 năm 2017 của UBND thành phố, nhằm bảo đảm tính
thống nhất, đồng bộ với quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão
cho tàu cá được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày
03 tháng 7 năm 2024 và quy hoạch phân khu ven sông Hàn và bờ đông được UBND
thành phố phê duyệt tại quyết định số 2451/QĐ-UBND ngày 07 tháng 11 năm 2023 và
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố;
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND thành
phố Đà Nẵng bố trí kế hoạch vốn đầu tư công đối với các hạng mục sử dụng vốn
ngân sách nhà nước để thực hiện đầu tư đúng quy định của pháp luật.
8. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Sở Nội vụ thẩm định và tham mưu cấp thẩm quyền phê duyệt phương án tổ chức
bộ máy theo Đề án được duyệt;
- Hướng dẫn cơ chế tài chính cho đơn vị, đảm bảo chủ
động, linh hoạt, đúng pháp luật.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát các
nhiệm vụ nhà nước cấn đặt hàng để trình cấp thẩm quyền phê duyệt, làm cơ sở bố
trí vốn sự nghiệp hằng năm theo quy định.
9. Sở Nội vụ:
Hướng dẫn đơn vị lập hồ sơ thủ tục để chuyển đổi mô
hình từ đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên (nhóm 2) sang loại
hình đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (nhóm
1)
10. Bộ Chỉ huy Bộ đội biên
phòng thành phố
Chỉ đạo các lực lượng phối hợp với Ban Quản lý Âu
thuyền và Cảng cá Thọ Quang giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự xã hội
khu vực Âu thuyền Thọ Quang; Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các phương tiện tàu
thuyền ra vào âu thuyền và cảng cá Thọ Quang theo đúng quy định; đấu tranh,
phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác khu vực Âu thuyền
và Cảng cá Thọ Quang.
11. Công an thành phố
- Chỉ đạo các lực lượng phối hợp kiểm tra việc chấp
hành các quy định phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội khu vực Cảng cá Thọ
Quang.
- Tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác về tội phạm; khởi
tố, điều tra tội phạm và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo lực lượng trực thuộc phối hợp với Ban Quản
lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đảm bảo an ninh trật tự; PCCC; đấu tranh
phòng phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác tại khu vực
Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.
12. UBND quận Sơn Trà
- Chỉ đạo các ngành chức năng địa phương phối hợp với
Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang liên quan đến tổ chức lễ hội (Khu di
tích lịch sử - văn hóa làng Mân Quang, đền thờ Đức Thần Nam Hải cửa khẩu sông
Hàn) gắn với kết nối đưa khách du lịch về Cảng cá.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình du lịch lồng ghép
đề án du lịch cộng đồng của Quận Sơn Trà trong việc kết nối các điểm du lịch
trên địa bàn như: lễ hội cầu ngư tại các đình làng, lễ hội đua thuyền, các làng
nghề truyền thống, lễ hội đường phố, hát bả trạo, các giải thể thao theo vệt
tuyến từ Lê Đức Thọ, Hồ Hán Thương, Chu Huy Mân, Vũng Thùng 9 nối với cảng cá
Thọ Quang.
- Phối hợp với Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ
Quang thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu
nạn, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm
và các hành vi vi phạm pháp luật khác khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.
13. Ban Quản lý An toàn thực
phẩm thành phố
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về công tác an toàn thực phẩm khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đối với
bảo quản, vận chuyển, phân phối, kinh doanh các loại thủy sản và các thực phẩm
khác.
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền.
- Công tác truyền thông, hướng dẫn về an toàn thực
phẩm.
14. Hiệp hội Du lịch thành phố
- Hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp du lịch lữ hành
trong nước và quốc tế với Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang để xúc tiến
các tour du lịch.
- Hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường sự hợp tác và phối
hợp chặt chẽ với các sở ban ngành ở địa phương nhằm thực hiện các nhiệm vụ định
hướng thị trường, phát triển sản phẩm, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch,
đóng góp ý kiến hoàn thiện các chính sách phát triển du lịch tại Cảng cá
Thọ Quang.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành UBND các quận,
huyện và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án này đảm bảo hiệu quả,
thanh quyết toán theo đúng quy định.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng
UBND thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ trưởng các
sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TTTU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- CPVP UBND TP;
- Công an thành phố;
- BCH Bộ đội Biên phòng TP;
- Các Sở: CT, DL, XD, KH&CN, TN&MT, TT&TT, KH&ĐT, TC, NV
- BQL An toàn thực phẩm Tp;
- UBND quận Sơn Trà
- Cổng Thông tin điện tử thành phố;
- Lưu: VT, KT, SNN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Chí Cường
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “QUẢN LÝ TỔNG
THỂ CẢNG CÁ, CHỢ ĐẦU MỐI THỦY SẢN THỌ QUANG GẮN VỚI DỊCH VỤ, DU LỊCH”
(Kèm theo Quyết định số 2855/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2024 của UBND
thành phố Đà Nẵng)
STT
|
Nội dung nhiệm
vụ
|
Mục tiêu
|
Phân kỳ giai đoạn
đầu tư
|
Đơn vị chủ trì
|
Đơn vị phối hợp
|
Nguồn vốn
|
Giai đoạn 2024
- 2030
|
Giai đoạn
2030-2045
|
I
|
QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG CƠ BẢN
|
1
|
Rà soát phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu chức
năng thuộc cảng cá, chợ cá và âu thuyền đến năm 2050
|
Quy hoạch chi tiết 1/500 làm căn cứ để thực hiện các
hạng mục, công trình đầu tư vào Cảng cá
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Sở Xây dựng, các
ngành liên quan
|
Vốn ngân sách nhà
nước
|
2
|
Dự án phát triển hạ tầng phục vụ phát triển du lịch
|
|
|
|
|
|
|
a
|
Công trình Nhà truyền thống tại cảng cá
|
Khu trưng bày về nghề cá từ quá khứ đến hiện tại
và tương lai. Kết hợp trưng bày sản phẩm OCOP (125 m2)
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn
|
Sở Văn hóa và Thể
thao
|
Vốn ngân sách và
nguồn vốn khác
|
b
|
Khu đấu giá thủy sản
|
Cải tạo, bổ sung khu đấu giá thủy sản (172 m2)
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Sở Công Thương; Sở
Kế hoạch và Đầu tư
|
Ngân sách TW,
thành phố
|
c
|
Khu vực phía Nam chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang
|
Nâng cấp, cải tạo, bố trí đồng bộ hạ tầng
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Sở Công Thương; Sở
Kế hoạch và Đầu tư
|
Ngân sách TW,
thành phố
|
3
|
Đầu tư khối nhà thương mại (có dịch vụ ăn uống,
mua sắm, nghỉ ngơi,...)
|
Phục vụ dịch vụ cần thiết đảm bảo phục vụ khách
du lịch và ngư dân (Điểm d Khoản 2 Điều 11 Nghị định 168/2017/NĐ-CP) (2.549 m2,
khối nhà 3 tầng)
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư; Sở Tài chính
|
Ngân sách trung
ương đối ứng vốn thành phố
|
4
|
Đầu tư kè tường đứng bao quanh Âu thuyền
|
Tăng diện tích mặt nước cho Âu thuyền Thọ Quang (2,2
km)
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư; Sở Tài chính
|
Ngân sách trung
ương
|
5
|
Thay mới, sửa chữa, hệ thống phao neo và trụ neo
|
Đảm bảo việc neo đậu tránh trú bão an toàn, hiệu
quả
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Sở Kế hoạch và Đầu
tư; Sở Tài chính
|
Ngân sách trung
ương, địa phương
|
6
|
Đầu tư hoàn thiện thiết bị đáp ứng cơ giới hóa việc
bốc dỡ, vận chuyển.
|
Đáp ứng 100% cơ giới hóa theo Quyết định số
582/QĐ-TTg ngày 03/7/2024 về Cảng cá loại I thuộc trung tâm nghề cá lớn, sản
lượng >300 tấn/ngày,đêm qua cảng (4 xe nâng hàng, 6 xe chở hàng, 5 xe tải,
4 cân dây (loại 100kg) , 3 trạm cân điện tử 60 tấn, 16 băng chuyền) và đáp ứng
mục 2.5.4 Phương tiện vận chuyển thủy sản theo QCVN 02-12:2009/BNNPTNT
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
|
Ngân sách trung
ương/Xã hội hóa
|
7
|
Đầu tư hạ tầng kho lạnh
|
Đầu tư kho lạnh (tổng công suất 400 tấn) và kho
đông (tổng công suất 50 tấn)
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
|
Ngân sách trung
ương/Xã hội hóa
|
8
|
Nạo vét Âu thuyền
|
Đảm bảo chiều sâu cảng theo công bố.
|
|
X
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Sở Tài chính
|
Ngân sách trung
ương, địa phương
|
II
|
DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TỔNG THỂ ÂU
THUYỀN VÀ CẢNG CÁ THỌ QUANG
|
1
|
Đề án kiện toàn bộ máy quản lý cảng cá phù hợp với
tình hình mới
|
Xây dựng đề án
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Sở Nội vụ
|
Ngân sách thành phố
|
III
|
DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRANG THIẾT BỊ VÀ PHẦN MỀM QUẢN
LÝ SỐ
|
1.
|
Dự án ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số vào
công tác quản lý cảng cá (website, phần mềm)
|
Xây dựng website, phần mềm quản lý (lồng ghép nguồn
vốn từ chương trình Dự án chuyển đổi số thành phố Đà Nẵng đến năm 2025)
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Sở Thông tin và
Truyền thông; Sở Du lịch
|
Vốn đầu tư phát
triển thành phố Đà Nẵng
|
2.
|
Dự án đầu tư đồng bộ các trang thiết bị trưng bày
sản phẩm tại các lô bán thủy sản lẻ để phục vụ khách du lịch.
|
Hỗ trợ đầu tư đồng bộ các trang thiết bị trưng bày
sản phẩm tại các lô bán thủy sản lẻ để phục vụ khách du lịch.
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
|
Vốn ngân sách
thành phố/Xã hội hóa
|
3.
|
Màn hình
|
Đầu tư màn hình quảng bá về cảng cá, các loại thủy
sản, cách chế biến các món ăn từ thủy sản.
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
|
Vốn ngân sách
thành phố
|
IV
|
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ DU LỊCH TẠI CẢNG CÁ
|
1.
|
Xây dựng thí điểm phát triển du lịch tại Âu thuyền
và Cảng cá Thọ Quang
|
Xây dựng tour du lịch, Phát triển thí điểm du lịch
|
x
|
X
|
Sở Du lịch
|
Sở Công Thương, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Vốn ngân sách
thành phố
|
2.
|
Xây dựng hồ sơ để đăng ký đánh giá công nhận điểm
du lịch Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.
|
Công nhân điểm du lịch
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Sở Du lịch
|
Vốn ngân sách
thành phố
|
V
|
HẠNG MỤC KHÁC (MÔI TRƯỜNG, VĂN HÓA, AN NINH TRẬT
TỰ, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY...)
|
1.
|
Công tác tuyên truyền về thu gom rác thải, bảo vệ
môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, nâng cao văn hóa ứng xử trong
kinh doanh cho các đối tượng trong, ngoài cảng và khách du lịch.
|
Nâng cao nhận thức các đối tượng liên quan để đáp
ứng tiêu chí chợ văn minh thương mại, bảo vệ môi trường
|
x
|
x
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
UBND quận Sơn Trà
|
Vốn sự nghiệp chi thường
xuyên
|
2.
|
Giám sát môi trường định kỳ
|
Giám sát chất lượng môi trường tại Cảng cá
|
x
|
x
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
Vốn sự nghiệp chi
thường xuyên
|
3.
|
Thùng rác
|
Phân loại rác tại nguồn (cầu cảng, chợ, các tuyến
đường nội bộ) (chợ: 12 thùng, cầu cảng: 24 thùng; tuyến đường: 20 thùng. Tổng:
56 thùng)
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
|
Vốn sự nghiệp chi
thường xuyên
|
4.
|
Lavabo rửa tay
|
Đảm bảo phương tiện rửa tay theo mục 2.5.2 QCVN
02-12:2009/BNNPTNT (22 cái)
|
x
|
|
Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
|
|
Vốn sự nghiệp chi
thường xuyên
|