Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2837/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận Người ký: Nguyễn Ngọc Hai
Ngày ban hành: 13/11/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2837/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 13 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THANH LONG BÌNH THUẬN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 2514/QĐ-UBND ngày 18 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt đề cương chi tiết Đề án nghiên cứu phát triển thị trường thanh long Bình Thuận; Quyết định số 174/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt kinh phí Đề án nghiên cứu phát triển thị trường thanh long;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương Bình Thuận tại Tờ trình số 678/TTr-SCT ngày 13 tháng 5 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án nghiên cứu phát triển thị trường thanh long Bình Thuận, với những nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU XUẤT KHẨU THANH LONG ĐẾN NĂM 2015 VÀ 2020.

1. Tập trung phát triển mở rộng thị trường nội địa để nâng dần tỷ trọng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tại chỗ từ 10 - 15% như hiện nay lên 16 - 17% vào năm 2015 và 18 - 20% vào năm 2020.

2. Đẩy mạnh xuất khẩu thanh long chính ngạch vào các thị trường; củng cố phát triển mở rộng thị trường truyền thống, tập trung vào các thị trường tiềm năng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…); đồng thời, tìm kiếm phát triển thị trường mới. Phấn đấu đến năm 2015, sản lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch đạt mức 100.000 tấn với giá trị 56 triệu USD; trong đó, nâng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thanh long vào thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ từ 10% lên 15%; phấn đấu đến năm 2020, sản lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch đạt mức 180.000 tấn với giá trị 100 triệu USD.

II. ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG.

1. Đối với thị trường nội địa: tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ nội địa; trong đó, tập trung phát triển thị trường khu vực phía Bắc (thị trường Hà Nội, Lạng Sơn, Lào Cai và một số tỉnh thành xung quanh Hà Nội); đối với thị trường miền Trung, chú ý và tập trung cho thị trường thành phố Đà Nẵng, Vinh, Thanh Hóa và một số tỉnh Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.

2. Đối với thị trường xuất khẩu:

- Củng cố phát triển mở rộng tiêu thụ tại thị trường Châu Á, trọng tâm là thị trường của Khối mậu dịch tự do Đông Nam Á (10 nước) và Khu vực mậu dịch tự do Asean + 6 (gồm 10 nước Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand); trong đó, tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch vào sâu trong thị trường nội địa Trung Quốc (mở rộng thị trường miền Trung, miền Đông, miền Bắc và Tây Nam của Trung Quốc) để hạn chế dần buôn bán theo hình thức biên mậu;

- Thực hiện quảng bá, xúc tiến thương mại vào các thị trường lớn như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ (Hà Lan, Đức, Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, Chi Lê…) và thị trường khu vực Trung Đông, Bắc Phi là thị trường có khí hậu nóng khá thích hợp để quảng bá tiêu dùng thanh long;

- Đối với xuất khẩu tại chỗ: thường xuyên thực hiện tốt việc quảng bá, giới thiệu công dụng, lợi ích của việc dùng trái thanh long, chỉ cho khách hàng “cách ăn” thanh long,… tại các nhà hàng, các khách sạn lớn, các điểm du lịch, các khu nghỉ dưỡng có nhiều khách nước ngoài (kể cả trong và ngoài tỉnh). Đây là một trong những cách tiếp thị, quảng bá sản phẩm ít chi phí nhưng hiệu quả cao.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.

1. Giải pháp quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất - kinh doanh thanh long:

a) Quản lý Nhà nước về quy hoạch diện tích thanh long:

Rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch thanh long cho phù hợp; không khuyến khích phát triển trồng mới; thiết lập bản đồ số hóa diện tích quy hoạch trồng thanh long quản lý quy hoạch; thường xuyên công bố công khai cho nhân dân biết để thực hiện;

b) Quản lý Nhà nước về quy trình sản xuất và bảo quản thanh long:

- Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đến người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP; triển khai đồng bộ từ khâu sản xuất đến cơ sở đóng gói, sơ chế, bảo quản để chủ động trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu;

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 40/CT-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh, ngăn chặn triệt để việc lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm thanh long. Tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để phát triển thanh long bền vững, an toàn;

- Tiếp tục củng cố và phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất thanh long an toàn để tăng cường năng lực sản xuất, xây dựng mô hình ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và nông dân;

- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến, đóng gói đạt tiêu chuẩn tham gia xuất khẩu vào thị trường lớn, có tiềm năng; đầu tư kho bảo quản dự trữ thanh long nhằm đáp ứng việc cung cấp đầy đủ, thường xuyên theo nhu cầu của khách hàng, thị trường, giúp điều tiết sản lượng thanh long cung cấp ra thị trường khi thu hoạch rộ, cung nhiều hơn cầu;

c) Quản lý Nhà nước về tiêu thụ sản phẩm thanh long:

- Thực hiện đầy đủ các quy định của các nước nhập khẩu có liên quan đến sản xuất, kinh doanh thanh long. Tăng cường theo dõi và có biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời các rào cản kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm;

- Tổ chức tốt việc gắn kết giữa doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với các hợp tác xã, tổ hợp tác và người sản xuất trong tiêu thụ sản phẩm thanh long bằng hợp đồng cung ứng, bao tiêu sản phẩm;

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ để hình thành doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, có khả năng dẫn dắt thị trường, tham gia tích cực các chương trình xúc tiến thương mại của Trung ương, của tỉnh để mở rộng thị trường;

d) Quản lý thu ngân sách Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long:

Tiếp tục tuyên truyền về chính sách thuế; triển khai tích cực các giải pháp nhằm quản lý đầy đủ, kịp thời các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn quản lý thuế; quản lý đầy đủ doanh thu tính thuế và tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, sử dụng hóa đơn chứng từ, hạch toán sổ sách kế toán và kê khai nộp thuế của các tổ chức và cá nhân kinh doanh, gắn với công tác quản lý thị trường để thiết lập lại trật tự trong mua bán thanh long, tránh tình trạng tranh mua, tranh bán.

2. Giải pháp về cơ chế chính sách:

a) Triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với sản xuất, bảo quản, nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long (hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch; hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn; hỗ trợ sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP, đổi mới công nghệ - thiết bị;…);

b) Xây dựng và triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, bảo quản, tiêu thụ thanh long:

- Tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như: điện, thủy lợi nội đồng, đường giao thông nông thôn,…, theo phương châm nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ theo chương trình xây dựng nông thôn mới, để đảm bảo cung cấp điện đủ công suất đáp ứng nhu cầu sản xuất thanh long trái vụ và đảm bảo nguồn nước tưới và tiêu nước hợp lý cho cây thanh long;

- Kêu gọi đầu tư xây dựng công trình trực tiếp phục vụ xuất khẩu thanh long như: xây dựng kho, cơ sở sơ chế, đóng gói thanh long; nhà máy xử lý nhiệt và chiếu xạ; khuyến khích đầu tư xây dựng nhà máy chế biến để đa dạng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm thanh long và giảm áp lực cho xuất khẩu sản phẩm tươi hiện nay;

c) Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, khuyến khích hoạt động xúc tiến thương mại theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh; bố trí kinh phí theo khả năng ngân sách để triển khai có hiệu quả các chương trình theo yêu cầu. Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại của địa phương để tìm kiếm, phát triển mở rộng thị trường cả nội địa và xuất khẩu; ưu tiên phát triển thị trường xuất khẩu mới;

d) Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng và phát triển Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận" dùng cho sản phẩm quả thanh long.

3. Giải pháp về công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho trái thanh long:

a) Đối với thị trường nội địa:

- Tăng cường thực hiện quảng bá giới thiệu lợi ích, công dụng tốt của trái thanh long để mở rộng thị trường tại các tỉnh, thành trong cả nước. Phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường, tiếp cận và sử dụng các chợ đầu mối, các hệ thống siêu thị làm khâu cầu nối để mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn, hiệu quả hơn;

- Vận động các doanh nghiệp tích cực tham gia các chương trình triển lãm, hội chợ được tổ chức ở các khu vực, các tỉnh, thành phố để qua đó giới thiệu, quảng bá thanh long Bình Thuận; lựa chọn và hỗ trợ các doanh nghiệp có khả năng, có điều kiện thuận lợi phân phối thường xuyên, giá cả ổn định đến nhà phân phối các tỉnh, thành phố để phát triển thị trường nội địa;

- Thông qua các cơ quan xúc tiến thương mại của các tỉnh, thành phố trên cả nước để hỗ trợ giới thiệu các đầu mối, các doanh nghiệp kinh doanh trái cây có uy tín, có năng lực; từ đó, tổ chức chương trình làm việc, kết nối doanh nghiệp thanh long Bình Thuận với các tỉnh, thành khác, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến; qua đó, tạo ra các kênh tiêu thụ từ tỉnh lỵ đến các địa bàn huyện của các tỉnh, thành;

b) Đối với thị trường xuất khẩu:

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận và tham gia các Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia và các chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh để mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long theo hướng đa dạng hóa thị trường. Thông qua việc tham gia các chương trình triển lãm, hội chợ tại nước ngoài để trực tiếp tiếp xúc với các đầu mối nhập khẩu thanh long của nhiều nước tại các hội chợ để đặt quan hệ, đàm phán tìm kiếm khách hàng;

- Thông tin, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia các Hội nghị gặp mặt Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài tổ chức tại Việt Nam; thiết lập mối quan hệ thường xuyên giữa cơ quan và doanh nghiệp của tỉnh với đại diện ngoại giao, các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để tiếp nhận, thu thập thông tin phục vụ yêu cầu phát triển xuất khẩu;

- Tiếp tục đề nghị Bộ Công thương đưa nội dung quảng bá, xúc tiến thương mại ở nước ngoài cho trái thanh long của tỉnh vào Chương trình xúc tiến thương mại Quốc gia hàng năm để tăng hiệu quả chương trình, đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu “Thanh long Bình Thuận”, thương hiệu doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trên thị trường quốc tế.

4. Giải pháp về phát triển Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm quả thanh long:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thanh long đăng ký quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý. Hướng dẫn và hỗ trợ kinh phí các tổ chức, cá nhân được cấp Chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh để xây dựng quy chế quản lý nội bộ, khai thác và phát triển giá trị thương mại của Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận" dùng cho sản phẩm quả thanh long;

- Ban hành các quy chế, văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm thanh long mang Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận"; tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát bên ngoài theo quy chế kiểm soát bên ngoài đối với sản phẩm quả thanh long mang Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận";

- Xây dựng mô hình dán tem Chỉ dẫn địa lý trên trái thanh long khi lưu thông trên các thị trường tiêu thụ (trong và ngoài nước);

- Tiếp tục triển khai đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thanh long Bình Thuận ra nước ngoài; ưu tiên đối với những thị trường truyền thống lâu nay và một số thị trường có tiềm năng.

Điều 2. Căn cứ Điều 1 Quyết định này, triển khai tổ chức thực hiện như sau:

1. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Tổ chức sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua; tham mưu giải quyết những tồn tại trong quản lý sản xuất thanh long; rà soát quy hoạch để tham mưu bổ sung điều chỉnh quy hoạch phát triển diện tích vùng sản xuất thanh long gắn liền với đầu tư kết cấu hạ tầng vùng trồng thanh long;

- Thiết lập bản đồ số hóa diện tích quy hoạch trồng thanh long đưa vào quản lý Nhà nước và công bố công khai thường xuyên;

- Triển khai công tác vận động, tuyên truyền, hướng dẫn các nội dung như: sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP; phát triển sản xuất thanh long an toàn theo đúng vùng quy hoạch; thực hiện đồng bộ an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu sản xuất đến cơ sở đóng gói, sơ chế, bảo quản; thực hiện nghiệm Chỉ thị số 40/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh để ngăn chặn triệt để việc lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm thanh long;

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao và thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn như dự báo phát hiện tình hình sâu bệnh hại và hướng dẫn cách phòng ngừa, xử lý đạt hiệu quả, an toàn, đảm bảo chất lượng trái thanh long,….; rà soát và hoàn chỉnh các quy trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản thanh long; hỗ trợ công tác tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất, thu hoạch và bảo quản thanh long nhằm tăng sản lượng, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm;

- Tổ chức các hội thảo để nông dân tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp; vận động và hướng dẫn các hợp tác xã, tổ, nhóm nông dân, trang trại liên kết chặt chẽ, gắn kết lợi ích với các doanh nghiệp để hình thành các liên minh, tổ chức ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm qua đó tạo cơ hội cho nông dân tiêu thụ thanh long với giá hợp lý góp phần phát triển thanh long ổn định và lâu dài;

- Phối hợp tổ chức các lớp huấn luyện các kiến thức về hợp đồng kinh tế, tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng đã ký kết cho nông dân; tổ chức tập huấn, hướng dẫn, cung cấp hồ sơ tài liệu, hỗ trợ tổ chức đăng ký sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Thanh long Bình Thuận”, thực hiện quy trình truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thanh long Bình Thuận; rà soát các chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất tập trung.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

- Kêu gọi, hỗ trợ thu hút đầu tư nhà máy chế biến các loại sản phẩm hàng hóa từ trái thanh long; nhà máy gia nhiệt, chiếu xạ theo yêu cầu kỹ thuật của một số thị trường;

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ để hình thành doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, có khả năng dẫn dắt thị trường. Mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ngoài tỉnh có năng lực tài chính, có thị trường tiêu thụ, có kinh nghiệm thị trường quốc tế… về tỉnh Bình Thuận thành lập doanh nghiệp đầu tư chế biến và xuất khẩu nhằm tạo thêm năng lực tiêu thụ mới.

3. Sở Giao thông Vận tải có trách nhiệm:

Phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra thực trạng và quy hoạch lại các tuyến đường giao thông trong vùng đã trồng thanh long tạo thuận lợi trong việc vận chuyển sản phẩm trái thanh long gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Công bố công khai Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 làm căn cứ để Ủy ban nhân dân các địa phương thực hiện và quản lý quy hoạch phát triển thanh long;

- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thanh long đến năm 2020 cho phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất được duyệt; phối hợp với địa phương thực hiện tốt việc quản lý vùng phát triển thanh long cho phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

5. Sở Công thương có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện Đề án;

- Quy hoạch mạng lưới điện phục vụ nhu cầu chong đèn sản xuất thanh long trái vụ. Chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai đầu tư, nâng cấp hệ thống điện (đường dây, trạm biến áp) đủ công suất đáp ứng nhu cầu sản xuất thanh long trái vụ;

- Thường xuyên theo dõi, thu thập thông tin dự báo nhu cầu thị trường, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, các thông tin có liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh thanh long cung cấp cho các doanh nghiệp, người sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích thông tin, tham mưu xây dựng giải pháp xuất khẩu phù hợp;

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại của các cơ sở thu mua và doanh nghiệp kinh doanh thanh long; chấn chỉnh hoạt động buôn bán thanh long gây mất trật tự tại các địa bàn;

- Xây dựng, vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại chương trình khuyến công. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng kinh doanh cho các doanh nghiệp để đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, hạn chế buôn bán biên mậu góp phần tạo ổn định trong quá trình sản xuất, kinh doanh thanh long Bình Thuận. Tăng cường quan hệ phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội, cung cấp thông tin và hỗ trợ hoạt động xúc tiến cho doanh nghiệp khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, nhân rộng mô hình liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã, tổ, nhóm sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP - hộ nông dân sản xuất thanh long;

- Phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức hình thành các mối liên doanh, liên kết để phát triển mạng lưới tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long. Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng các hoạt động giao dịch với các chợ đầu mối, các hệ thống siêu thị,… để phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm;

- Triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị chế biến gắn với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm. Vận động các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tự đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng công trình trực tiếp phục vụ xuất khẩu thanh long như: xây dựng, mở rộng nhà đóng gói, sơ chế đạt tiêu chuẩn quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, kho lạnh bảo quản thanh long để phục vụ xuất khẩu;

- Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Bình Thuận, các ngân hàng thương mại phổ biến phương thức cho vay, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn vay;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, kiểm soát, quản lý các doanh nghiệp thu mua thanh long liên quan đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm; sử dụng hóa đơn chứng từ, quy định về ghi nhãn hàng hóa…

6. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm:

- Nghiên cứu triển khai ứng dụng các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến chất lượng trái thanh long, sản xuất, bảo quản và chế biến thanh long;

- Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị chế biến gắn với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm (ISO, HACCP...), đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu thanh long;

- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh thanh long thực hiện tốt quy chế quản lý nội bộ sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm quả thanh long. Triển khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thanh long Bình Thuận ra nước ngoài; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thanh long đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

- Tiếp nhận, đăng tải cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); chọn lọc, chuyển ngữ những thông báo TBT liên quan đến sản phẩm, thị trường xuất khẩu thanh long để đăng trên Bản tin TBT và gửi trực tiếp đến cơ quan, doanh nghiệp xuất khẩu;

- Đề xuất và kiến nghị các cơ quan chuyên môn của Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí để hợp đồng với các cơ quan quốc tế có uy tín cao để đánh giá sản phẩm thanh long và công bố chính thức trên toàn cầu về đặc điểm quả, thành phần dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm, lợi ích đối với sức khỏe người tiêu dùng…

7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các trang trại thanh long có qui mô lớn trên địa bàn tỉnh nghiên cứu xây dựng mô hình trang trại có đủ điều kiện phát triển thành các điểm đến tham quan phục vụ khách du lịch, vừa góp phần làm phong phú nội dung các tour, tuyến du lịch, vừa tăng hiệu quả khai thác sản phẩm, quảng bá hình ảnh thanh long Bình Thuận;

- Cùng với Hiệp hội Du lịch Bình Thuận vận động các cơ sở du lịch, nhà hàng xây dựng thực đơn có các món ăn, món tráng miệng, nước giải khát… được chế biến từ trái thanh long phục vụ du khách;

- Phối hợp cùng các sở, ngành liên quan, Hiệp hội Du lịch Bình Thuận xây dựng và thường xuyên chiếu các video clip chuyên đề về thanh long (quy trình sản xuất thanh long an toàn, công dụng lợi ích của trái thanh long đối với sức khỏe, cách ăn thanh long,…) tại các cơ sở du lịch, các nhà hàng, khu nghỉ dưỡng nhằm giới thiệu, quảng bá và kích cầu tiêu dùng.

8. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm:

- Triển khai thực hiện các giải pháp quản lý đầy đủ, kịp thời các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn; quản lý đầy đủ doanh thu tính thuế; quản lý trách nhiệm kê khai và nộp thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thanh long;

- Nghiên cứu đánh giá việc thu thuế đối với các doanh nghiệp, các cơ sở thu mua thanh long trên địa bàn tỉnh; cán bộ thuế phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, khảo sát nắm rõ tình hình hoạt động, quy mô kinh doanh và mức doanh thu… Kiểm tra chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề, đúng địa chỉ cố định;

- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thu thuế đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thanh long; xử lý nghiêm mọi trường hợp ẩn lậu thuế, trốn thuế, vi phạm pháp luật về thuế… nhằm thiết lập trật tự ổn định trong lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, chống thất thu thuế và tạo sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong phân phối, lưu thông sản phẩm trái thanh long.

9. Chi cục Hải quan Bình Thuận có trách nhiệm:

Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp để đơn giản hóa các thủ tục hải quan theo chỉ đạo chung của ngành hải quan. Duy trì việc tư vấn thủ tục hải quan trên Báo Bình Thuận; hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn về thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh nói chung và doanh nghiệp kinh doanh thanh long nói riêng. Đồng thời, phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu thanh long của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

10. Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hội Nông dân tỉnh có trách nhiệm:

- Tiếp tục vận động các hộ nông dân, các trang trại sản xuất thanh long triển khai thực hiện theo quy trình VietGAP, GlobalGAP; thực hiện tốt các chính sách, quy định của Nhà nước nhằm bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường;

- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã sản xuất - kinh doanh thanh long. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ quản lý và người lao động, xã viên trong hợp tác xã;

- Vận động các cá nhân sản xuất thanh long thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác; tổ chức xây dựng các nhóm liên kết sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP. Tuyên truyền vận động, hướng dẫn các hợp tác xã, nhóm nông dân, trang trại liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp thông qua các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm; gắn kết lợi ích giữa nhà doanh nghiệp với tổ, nhóm sản xuất thanh long để phát triển thanh long ổn định và lâu dài.

11. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Bình Thuận có trách nhiệm:

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh quan tâm cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện vay vốn để phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở kinh doanh, chế biến, đóng gói thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP;

- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện tốt các phương thức thanh toán quốc tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:

- Thực hiện tốt việc quản lý quy hoạch vùng sản xuất thanh long trên địa bàn theo quy hoạch chung của tỉnh để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Chủ động thực hiện và đề xuất hình thức đầu tư thích hợp trên tinh thần huy động các nguồn lực để nâng cấp kết cấu hạ tầng (hệ thống kênh mương, đường nội đồng, mạng lưới điện,…) phục vụ sản xuất thanh long;

- Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất thanh long an toàn theo quy trình VietGAP tại địa phương; phối hợp triển khai các chính sách hỗ trợ, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao kỹ thuật sản xuất, công nghệ bảo quản sau thu hoạch… cho các hộ sản xuất thanh long;

- Phối hợp Sở Giao thông Vận tải kiểm tra thực trạng và quy hoạch lại các tuyến đường giao thông trong vùng đã trồng thanh long tạo thuận lợi trong việc vận chuyển thanh long gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện;

- Phối hợp, tham gia cùng các sở, ngành trong việc củng cố và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại để làm tốt chức năng cầu nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng tiêu thụ thanh long; chứng thực việc ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ thanh long giữa doanh nghiệp và nông dân, phối hợp xử lý các tranh chấp giữa các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ thanh long.

13. Hiệp hội Thanh long Bình Thuận có trách nhiệm:

- Thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long với nhau; giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân sản xuất thanh long; vận động các bên tăng cường đoàn kết, gắn bó, cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro; vận động các bên tham gia ký kết các hợp đồng cung ứng bao tiêu sản phẩm và thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết. Tham gia hòa giải, phối hợp xử lý các tranh chấp giữa các bên;

- Vận động các doanh nghiệp phát triển mở rộng mạng lưới thu mua, đầu tư xây dựng mở rộng hệ thống nhà đóng gói, bảo quản để bảo đảm tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho nông dân; đặc biệt, chú ý đến việc yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng cơ sở chế biến, đóng gói đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai và vận động doanh nghiệp dán tem Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên trái thanh long trước khi đưa ra thị trường;

- Phối hợp phổ biến, vận động các thành viên hiệp hội cũng như các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh thanh long thực hiện tốt chủ trương chính sách của Nhà nước, các chỉ đạo của tỉnh liên quan đến phát triển sản xuất - tiêu thụ thanh long bảo đảm an toàn, ổn định; trực tiếp tham gia và vận động doanh nghiệp cùng tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của quốc gia, các nội dung của chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh. Phối hợp đề xuất, thực hiện các giải pháp để giữ gìn, bảo vệ và phát huy Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” đối với sản phẩm thanh long để nâng cao uy tín thanh long Bình Thuận.

14. Các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm:

Chấp hành đầy đủ các chính sách, quy định, chỉ đạo của Nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh thanh long. Trong sản xuất phải tuân thủ theo quy hoạch của Nhà nước; tích cực hưởng ứng thực hiện tốt quy trình sản xuất thanh long theo VietGAP, GlobalGAP. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long phải xây dựng cơ sở sơ chế - đóng gói thanh long bảo đảm an toàn; tích cực tham gia chương trình xúc tiến thương mại nhằm tìm kiếm, phát triển mở rộng thị trường bảo đảm đầu ra cho trái thanh long. Giữa doanh nghiệp kinh doanh và tổ chức, cá nhân sản xuất thanh long cần tăng cường quan hệ tạo mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ nhằm góp phần để thanh long phát triển ổn định.

(Nội dung cụ thể, chi tiết được quy định trong Đề án nghiên cứu phát triển thị trường thanh long Bình Thuận gửi kèm theo Quyết định này).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thanh long căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hai

 

PHẦN MỘT

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ THANH LONG BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN (2006 - 2012)

I. Đánh giá tổng quan về tình hình phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh.

1. Hiện trạng phát triển sản xuất cây ăn trái ở Việt Nam:

1.1. Về diện tích cây ăn trái:

Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và cung cấp các loại trái cây nhiệt đới. Tổng diện tích cây ăn trái cả nước năm 2011 tiếp tục phát triển và đạt khoảng 832.700 ha tăng 6,8% so năm 2010; trong đó vùng Nam Bộ (gồm 13 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - ĐBSCL và 8 tỉnh khu vực Đông Nam Bộ - ĐNB) có 415.800 ha, tăng 1,84% so năm 2010, chiếm tỷ trọng 53,2% so với cả nước.

- ĐBSCL là khu vực trọng điểm về cây ăn trái của cả nước. Diện tích cây ăn trái toàn vùng năm 2011 là 288.300 ha với sản lượng 3,18 triệu tấn (chiếm 34,6% về diện tích cây ăn trái và 45,6% về sản lượng trái cây cả nước);

- Khu vực ĐNB cũng có điều kiện thuận lợi về đất đai, thời tiết thích hợp cho nhiều loại trái cây nhiệt đới. Diện tích cây ăn trái ở khu vực này khoảng 127.500 ha; trong đó 02 tỉnh có diện tích cây ăn trái lớn nhất ĐNB là Đồng Nai (48.000 ha) và Bình Thuận (29.474 ha) chiếm 57% diện tích trái cây của khu vực;

- Tại khu vực Miền Bắc, 02 loại cây ăn trái có diện tích vượt trội (chiếm 39% diện tích cây ăn trái toàn khu vực) là vải thiều và nhãn.

1.2. Sản lượng và chủng loại trái cây Việt Nam:

Tổng sản lượng trái cây Việt Nam năm 2011 ước 7,5 triệu tấn; trong đó, vùng Nam Bộ chiếm khoảng 4,3 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 57% trong tổng sản lượng trái cây cả nước. Một số loại trái cây có sản lượng vượt trội (số liệu thống kê 2011) là cam, quýt (739.300 tấn); vải (420.900 tấn), chôm chôm (304.400 tấn); nhãn (616.400 tấn), xoài (595.800 tấn); thanh long (468.300 tấn);…

- Vùng Nam Bộ có khá nhiều chủng loại trái cây khác nhau; trong đó 05 loại trái cây đạt sản lượng cao nhất là xoài (570.700 tấn, chiếm tỷ trọng 95,8% sản lượng cả nước); nhãn (375.100 tấn, tỷ trọng 63%); thanh long (467.000 tấn, tỷ trọng 99,7%); chôm chôm (297.000 tấn, tỷ trọng 97,6%) và sầu riêng (174.800 tấn, tỷ trọng 80,5%);

- Tại khu vực Miền Bắc, 02 loại cây ăn trái có sản lượng lớn là vải thiều (sản lượng 420.900 tấn) và nhãn (sản lượng 214.100 tấn);

- Một số cây ăn trái đã có thương hiệu trên thị trường như thanh long Bình Thuận, bưởi da xanh, bưởi năm roi, sầu riêng cơm vàng hạt lép, sầu riêng Ri6, sầu riêng sữa hạt lép (Cái Mơn, Monthong), xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên…).

 (diện tích, sản lượng một số loại cây ăn trái Việt Nam xem Bảng 1, 2 phần phụ lục).

1.3. Nhận xét chung:

Trước bối cảnh hội nhập quốc tế và yêu cầu ngày càng cao về chủng loại, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; sản xuất cây ăn trái Việt Nam nói chung có nhiều cơ hội, nhưng cũng phải đứng trước nhiều khó khăn, thách thức và sự cạnh tranh gay gắt, cần phải có những giải pháp tích cực, đồng bộ để tạo sự chuyển biến về chất lượng; bên cạnh đó, cần quan tâm đẩy mạnh việc phát triển mở rộng thị trường tương xứng với việc tăng diện tích, sản lượng trái cây trong những năm tới.

2. Hiện trạng phát triển sản xuất thanh long ở Việt Nam:

Theo số liệu của Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2011 diện tích sản xuất thanh long trên cả nước là 23.000 ha với sản lượng ước đạt 468.300 tấn.

Trước đây, thanh long chủ yếu sản xuất ở 03 tỉnh (Bình Thuận, Tiền Giang và Long An) và chủ yếu trồng giống thanh long ruột trắng. Tuy nhiên, trước hiệu quả kinh tế của cây thanh long, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang phát triển thanh long và chủ yếu là sản xuất thanh long ruột đỏ (do thanh long ruột đỏ có giá cao gấp 2 - 3 lần thanh long ruột trắng). Cụ thể:

- Tại vùng Nam Bộ: Bình Thuận đứng đầu cả nước về diện tích, năng suất và sản lượng thanh long (18.616 ha, sản lượng gần 400.000 tấn). Tiền Giang đang có 2.200 ha thanh long, quy hoạch đến 2015 đạt 4.600 ha; Long An hiện có 1.200 ha, quy hoạch đến 2015 đạt 1.800 ha; một số tỉnh khác như Vĩnh Long, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu,… cũng đang sản xuất thanh long;

- Tại Miền Bắc: tỉnh Quảng Ninh trồng trên 100 ha, Vĩnh Phúc có 54 ha, Thanh Hóa trên 9 ha, Yên Bái trên 6 ha, Lạng Sơn khoảng 6 ha, Hà Nội khoảng 30 ha, Hòa Bình khoảng 1,8 ha…;

- Ngoài ra, một số tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên cũng phát triển thanh long; có thể nói cây thanh long có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước.

* Ngoài Việt Nam, thanh long cũng được trồng ở một số quốc gia trên thế giới như Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Israel, Hoa Kỳ....

3. Tình hình sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận:

3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng của thanh long Bình Thuận giai đoạn từ năm (2006 - 2012):

a) Về diện tích:

Năm 2011, Bình Thuận có 18.616 ha thanh long (trong đó diện tích cho thu hoạch là 15.287 ha); vượt so với diện tích quy hoạch thanh long toàn tỉnh đến năm 2015 (15.000 ha). Hiện nay, người dân Bình Thuận vẫn đang tiếp tục phát triển thanh long, tính đến cuối năm 2012, tổng diện tích thanh long Bình Thuận đạt 19.413,98 ha. Nhìn chung, việc phát triển thanh long thời gian qua chủ yếu mang tính hộ gia đình nhỏ lẻ, số hộ có diện tích lớn chưa nhiều; tuy nhiên trong vài năm gần đây qui mô sản xuất thanh long theo hình thức trang trại với diện tích vài chục hecta ngày càng phát triển.

(Diện tích thanh long phân bổ ở các địa phương trong tỉnh giai đoạn (2006 - 2012) xem Bảng 3 phần phụ lục).

b) Năng suất và sản lượng:

Nhờ áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là việc đầu tư thâm canh, phòng trừ sâu bệnh hại hiệu quả và nhờ áp dụng tốt biện pháp chong đèn ra hoa trái vụ nên năng suất thanh long của tỉnh tăng cao; năm 2010 năng suất thanh long đã tăng gấp 1,4 lần so với năm 2005 và sản lượng đạt trên 300.000 tấn, tăng gấp 3,1 lần so với năm 2005. Năm 2011, Bình Thuận có sản lượng thanh long cao nhất nước với 397.700 tấn, chiếm tỷ trọng 85,07% sản lượng thanh long cả nước.

3.2. Kỹ thuật canh tác và tình hình sâu bệnh hại:

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất thanh long, nông dân trong tỉnh đã được hướng dẫn, tự nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học vào sản xuất để thâm canh tăng năng suất như: bón phân cân đối; tỉa cành tạo tán hợp lý; áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) và đặc biệt là ứng dụng kỹ thuật chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ đã làm cho năng suất thanh long không ngừng được nâng lên.

a) Tình hình chong đèn thanh long ra hoa trái vụ:

Năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 8.620 trạm biến áp (TBA) với tổng công suất là 462.000 KVA; trong đó có 7.901 TBA với tổng công suất 430.000 KVA phục vụ cho việc chong đèn sản xuất trái vụ cho 8.497 ha thanh long. Tính đến thời điểm hiện nay trên địa bàn tỉnh có 8.925 TBA với tổng công suất 476.000 KVA.

Việc chong đèn ra hoa trái vụ đã giúp cho thanh long Bình Thuận thu hoạch quanh năm nhờ vậy thanh long trở thành sản phẩm lợi thế. Giá thanh long vụ nghịch thường cao hơn so với chính vụ do vậy người nông dân thường tập trung sản xuất vào mùa trái vụ. Bình quân người nông dân thu hoạch thanh long khoảng 8 lần/năm (nhiều vườn khai thác quá mức có thể thu hoạch đến 10 lần/năm); trong đó, thu hoạch thanh long chong đèn trái vụ khoảng 2 - 3 lần/năm;

b) Tình hình sản xuất thanh long theo hướng an toàn (GAP):

Nhằm bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đã triển khai các mô hình sản xuất thanh long theo hướng an toàn, thực hành quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Sản xuất thanh long theo quy trình GlobalGAP: Bình Thuận là một trong những tỉnh đi đầu trong việc tổ chức sản xuất theo quy trình GlobalGAP trên cây ăn trái. Hiện nay toàn tỉnh có 10 đơn vị sản xuất thanh long với diện tích 235 ha được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP;

- Sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP: từ năm 2009 đến nay UBND tỉnh Bình Thuận đã tập trung chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong tỉnh hướng dẫn, hỗ trợ người nông dân sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP. Tính đến 31/12/2012 toàn tỉnh đã có 6.543 ha thanh long được chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP. Tình hình và kết quả triển khai thực hiện cụ thể phân tích trong Mục V.

(Diện tích thanh long đăng ký sản xuất theo quy trình VietGAP và diện tích được chứng nhận xem bảng 4, 5 và 6 phần phụ lục);

- Diện tích sản xuất và nhà đóng gói đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào Hoa Kỳ:

Tính đến cuối năm 2011, các chuyên gia kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ và các chuyên gia Việt Nam đã khảo sát, đánh giá và cấp 109 mã số đơn vị sản xuất (PUC) cho 1.922,75 ha thanh long Việt Nam để tham gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ; trong đó tỉnh Bình Thuận được cấp 74 mã số PUC với diện tích 1.468,98 ha. Ngoài ra, các chuyên gia Hoa Kỳ cũng đã cấp mã số nhà đóng gói (PHC) cho 12 doanh nghiệp; trong đó tỉnh Bình Thuận được cấp 08 mã số PHC.

(các doanh nghiệp, cơ sở đóng gói thanh long tỉnh Bình Thuận được cấp chứng nhận nhà đóng gói thanh long an toàn tính đến năm 2012 xem Bảng 7 phần phụ lục).

II. Đánh giá tình hình thị trường của thanh long Bình Thuận giai đoạn từ năm 2006 đến nay.

Thanh long được tiêu thụ ở dạng trái tươi dưới 2 hình thức: tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Qua khảo sát, thị trường nội địa chỉ tiêu thụ khoảng 15 - 20% sản lượng, khoảng 80 - 85% sản lượng chủ yếu được xuất khẩu; trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng khoảng 15 - 20%, còn lại 60 - 65% được vận chuyển ra các tỉnh biên giới phía Bắc để tiêu thụ theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc.

1. Thị trường nội địa:

Trái thanh long là mặt hàng mới so với các loại trái cây đang tiêu thụ trên thị trường nội địa; tuy nhiên, thanh long đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong cả nước, trong đó đặc biệt là thị trường các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố khác; trong đó chủ yếu là khu vực phía Bắc… Việc cung ứng và phân phối thanh long cho thị trường chủ yếu do các doanh nghiệp kinh doanh thanh long, các cơ sở sơ chế - đóng gói thanh long đảm nhận, thông qua các nậu vựa, thương lái tại các chợ đầu mối để cung cấp thanh long đến các chợ ở địa bàn xã, huyện, thị và các siêu thị trong cả nước.

Thanh long Bình Thuận chủ yếu tập trung cho xuất khẩu nên cung cấp thông qua các chợ đầu mối, siêu thị không nhiều. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chỉ có vài doanh nghiệp có cung ứng và giao hàng theo đơn đặt hàng của một số siêu thị; trong đó chủ yếu ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Đơn hàng được lập hàng tuần với số lượng và đơn giá cụ thể; trên cơ sở đó doanh nghiệp lập kế hoạch thu mua và cung cấp hàng cho siêu thị đúng theo yêu cầu. Riêng tại các siêu thị ở Hà Nội, do cung đường vận chuyển xa, tuyến đường vận chuyển giao hàng gặp nhiều khó khăn hơn nên hầu hết các doanh nghiệp ít quan tâm đến việc cung cấp hàng đến các siêu thị, do vậy các siêu thị lấy hàng từ các chợ đầu mối trong khu vực về bày bán.

(Hình 1: thanh long bày bán tại Siêu thị Big C)

Thanh long cung cấp cho thị trường nội địa hầu hết là thanh long loại 2; trong đó thanh long cung cấp cho các siêu thị có hình dáng, mẫu mã tốt hơn so với thanh long được bày bán ở chợ, nhất là các chợ địa bàn các thị trấn, thị tứ xa chợ đầu mối.

Do hình thức và ý nghĩa của tên gọi của trái thanh long, do tín ngưỡng sử dụng trong thờ cúng của người Châu Á nên thanh long được dùng nhiều để cúng vào các rằm, mùng một (âm lịch) và các ngày lễ tết, khiến nhu cầu trong các dịp này tăng cao so với ngày bình thường.

Thị trường nội địa tiêu thụ ngày một nhiều hơn do một phần doanh nghiệp trong tỉnh năng động, mặt khác công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến thương mại, trong đó quan trọng là quảng bá giới thiệu về lợi ích và công dụng của thanh long đối với sức khỏe con người được quan tâm và tích cực triển khai. Đặc biệt, từ giữa năm 2012 đến nay, sau những thông tin trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc còn tồn dư nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho người tiêu dùng, do vậy hiện nay người tiêu dùng rất cảnh giác và thận trọng khi mua trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc. Để an toàn, người tiêu dùng chọn mua trái cây trong nước và do hình thức và ý nghĩa của tên gọi của trái thanh long, do tín ngưỡng sử dụng trong thờ cúng của người Châu Á nên trái thanh long là một trong những sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn.

(trong Mục VI sẽ có báo cáo đánh giá cụ thể hơn về nội dung này)

2. Thị trường xuất khẩu:

Các doanh nghiệp Bình Thuận đã xuất khẩu (chính ngạch) trái thanh long đến 14 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; bao gồm Châu Á; Châu Âu; Châu Mỹ. Thị trường tiêu thụ chính là các nước Châu Á (chiếm tỷ trọng 80 - 90% về sản lượng và giá trị); trong đó chủ yếu là Trung Quốc. Việc mở rộng thị trường tại khu vực Châu Âu, Châu Mỹ vẫn gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố tác động, như: thời gian vận chuyển dài nên thời gian tiêu thụ ngắn và dễ bị giảm chất lượng; do tập quán tiêu dùng; công tác quảng bá chưa thực hiện đủ mạnh, trái thanh long ít được người tiêu dùng biết đến; do rào cản kỹ thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm…

Qua các chương trình khảo sát, thị trường Trung Quốc tiêu thụ rất nhiều thanh long Bình Thuận; tuy nhiên, do các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận chủ yếu buôn bán theo hình thức biên mậu nên không thống kê được kim ngạch xuất khẩu.

Theo ước tính, với sản lượng thu hoạch 400.000 tấn/năm thì lượng thanh long mua bán biên mậu với Trung Quốc ước khoảng 300.000 tấn/năm; tuy nhiên, theo báo cáo của Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tại tỉnh Lạng Sơn, số lượng thanh long đã được cấp Chứng nhận xuất xứ năm 2010 là 635.625 tấn; năm 2011 thực hiện 592.196 tấn; năm 2012 thực hiện 553.193 tấn và cho biết trong đó chủ yếu là thanh long Bình Thuận. Riêng lượng thanh long do cư dân biên giới hai nước mua bán qua các cặp cửa khẩu phụ, cửa khẩu địa phương theo quy định không cần có C/O nên không thống kê được số lượng.

III. Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình về xuất khẩu chính ngạch thanh long Bình Thuận giai đoạn (2006 - 2011).

1. Kim ngạch và thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam:

* Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang một số thị trường năm 2010 - 2011 (xem Bảng 8 phần phụ lục).

Trong các năm qua, kim ngạch xuất khẩu rau quả nói chung và trái cây nói riêng của Việt Nam liên tục tăng trưởng và thị trường xuất khẩu luôn được mở rộng. Năm 2011, Việt Nam lọt vào top 5 quốc gia xuất khẩu rau quả lớn nhất thế giới với kim ngạch đạt 622,58 triệu USD (tăng 38,2% so với năm 2010); trong đó kim ngạch xuất khẩu trái cây đạt 259,9 triệu USD (chiếm tỷ trọng 41,7%), tăng 70,7% so với năm 2010 và tăng 2,4 lần so với năm 2009.

Biểu đồ 1: diễn biến kim ngạch xuất khẩu trái cây 2009 - 2012 (Đvt: triệu USD)

(Nguồn: bản tin xuất khẩu - Cục xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương)

- Chủng loại trái cây xuất khẩu của Việt Nam khá phong phú và đa dạng; trong đó các loại trái cây được xuất khẩu phổ biến là dừa, dứa (thơm), thanh long, chuối, chôm chôm, nhãn, vải, xoài, măng cụt, sầu riêng,… Mặc dù diện tích sản xuất không nhiều (chiếm khoảng 2,8% tổng diện tích cây ăn trái cả nước) nhưng thanh long hiện là mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu chủ lực của nước ta.

Biểu đồ 2: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chính ngạch một số loại trái cây Việt Nam năm 2011 .

( Nguồn: TT thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương, 2011)

- Thị trường xuất khẩu trái cây của Việt Nam năm 2011 tiếp tục được mở rộng (71 thị trường); trong đó Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu, đạt 139,7 triệu USD, chiếm 53,7% tổng kim ngạch; tiếp theo là Hà Lan (6,1%), Nga (5,4%), Mỹ (4,1%), Thái Lan (3,5%), Nhật (3,2%), Indonesia (3,2%), Hàn Quốc (2,4%) và Singapore (2,0%). Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam sang các thị trường Nam Phi, Rumani, Hy Lạp tăng, tuy nhiên cũng có nhiều thị trường giảm mạnh về kim ngạch như: Jamaica và Ai Cập (giảm 100%), Philippines (giảm 90%) và Iran (giảm 88%).

Trong 6 tháng đầu năm 2012, trái cây Việt Nam đã xuất khẩu đến 62 quốc gia và vùng lãnh thổ đạt kim ngạch 139,94 triệu USD, tăng 24,5% so cùng kỳ 2011; trong đó Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu dẫn đầu với kim ngạch đạt 86,48 triệu USD, tăng 65,3% so cùng kỳ 2011; kế tiếp là Hoa Kỳ và Hà Lan, Thái Lan, Nhật Bản…

* Kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam tại các thị trường và kim ngạch xuất khẩu một số loại trái cây chủ lực của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2012 (xem Bảng 9, Bảng 10 phần phụ lục).

Biểu đồ 3: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trái cây vào một số thị trường trong 6 tháng đầu năm 2012

2. Kim ngạch và thị trường xuất khẩu thanh long Việt Nam:

2.1. Về kim ngạch xuất khẩu:

Trong năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 218.500 tấn thanh long đạt giá trị 107,4 triệu USD, tăng 80,6% về lượng và 90% về kim ngạch so với năm 2010. Trong chủng loại trái cây xuất khẩu của Việt Nam, trái thanh long là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chiếm tỷ trọng 41,32% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam (Biểu đồ 2)

Trong 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thanh long đạt 74,46 triệu USD, chiếm tỷ trọng 53,21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây, tăng 87,7% so cùng kỳ 2011.

Biểu đồ 4: tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu một số loại trái cây chủ lực của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2012

2.2. Về thị trường xuất khẩu:

Năm 2010 có 36 thị trường nhập khẩu thanh long của Việt Nam, tăng 05 thị trường so với năm 2009. Trong năm 2011, ngoài những thị trường truyền trống lâu nay, trái thanh long còn được xuất khẩu sang một số thị trường mới như Bỉ, Philippines, Honduras, Thuỵ Điển, Na Uy…

Hiện nay, thanh long Việt Nam được xuất khẩu khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ; trong đó có cả các thị trường được coi là khó tính như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan… như lâu nay, năm 2012 đã phát triển thêm một số thị trường mới như Chilê, Brunei và Greenland. Tuy kim ngạch xuất khẩu thanh long vào các thị trường mới này còn khiêm tốn nhưng bước đầu đã thâm nhập và tạo được sự đa dạng hóa trong cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long của Việt Nam. Cụ thể:

a) Tại Châu Á:

 Việt Nam là nhà xuất khẩu thanh long hàng đầu vào thị trường Châu Á. Người tiêu dùng Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc mua thanh long còn để cúng nên coi trọng hình thức của thanh long (trong khi các dân tộc khác coi trọng hương vị của thanh long hơn hình thức của trái).

- Thị trường Trung Quốc: nhiều năm qua Trung Quốc vẫn luôn là thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường chủ lực tiêu thụ thanh long của Việt Nam.

Năm 2011, thanh long Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc đạt 169.500 tấn với kim ngạch đạt 67,3 triệu USD, tăng 15,3% về lượng và 43,5% về kim ngạch so với năm 2010; chiếm tỷ trọng lớn nhất (77,6% về lượng và 62,6% về kim ngạch) trong kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam.

- Các thị trường truyền thống khác: ngoài Trung Quốc, các nước Châu Á khác như Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia… cũng nhập khẩu nhiều thanh long từ Việt Nam; trong đó lượng thanh long xuất khẩu sang Thái Lan năm 2011 đạt 17,3 ngàn tấn với kim ngạch đạt 8,4 triệu USD, tăng 12,4% về lượng và 32,8% về kim ngạch so với năm 2010;

- Thị trường mới:

+ Kể từ ngày 20/10/2009, Nhật Bản bỏ lệnh cấm nhập khẩu quả thanh long tươi, loại vỏ đỏ ruột trắng, có xuất xứ Việt Nam sau khi đã được xử lý diệt ấu trùng ruồi đục quả bằng phương pháp xử lý hơi nước nóng. Năm 2010, lượng thanh long xuất khẩu qua Nhật chỉ đạt 420 tấn; năm 2011: 600 tấn và năm 2012: 800 tấn.

Tại tỉnh Bình Dương chỉ có một doanh nghiệp đầu tư nhà máy xử lý hơi nước nóng và được phía Nhật công nhận; tuy nhiên công suất xử lý vẫn còn thấp (4 tấn/ ngày). Hiện nay, Công ty Good Life ở TP.HCM cũng khởi công xây dựng nhà máy xử lý hơi nước nóng thứ 2 tại Việt Nam. Tại Bình Thuận, ngày 17/10/2011, Công ty TNHH xuất nhập khẩu nông sản Hồng Ân đã được UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy gia nhiệt thanh long (công suất hoạt động 4.200 tấn/năm) tại huyện Bắc Bình. Theo kế hoạch, nếu việc kiểm định của Nhật Bản thuận lợi thì vào quý 2/2013, nhà máy sẽ đi vào hoạt động, từ đó sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp tại Bình Thuận có điều kiện để xuất khẩu thanh long sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và kể cả Đài Loan nếu họ vẫn bắt buộc áp dụng biện pháp kỹ thuật;

+ Đối với thị trường Hàn Quốc: cũng như thị trường Nhật, từ tháng 10/2010, sau nhiều nỗ lực đàm phán, Hàn Quốc đã cho phép nhập khẩu thanh long của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thanh long sang thị trường này liên tục tăng mạnh. Năm 2011, lượng thanh long xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 172,4 tấn với kim ngạch đạt 298,4 nghìn USD, tăng 11,8 lần về lượng và 19,8 lần về kim ngạch so với năm 2010;

b) Tại Châu Âu:

 Việt Nam cũng là nước xuất khẩu thanh long hàng đầu vào thị trường Châu Âu. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thanh long sang thị trường Châu Âu đạt 7,7 triệu USD, tăng 43,7% so với năm 2010; kim ngạch xuất khẩu thanh long chiếm tỷ trọng 10,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này. Thái Lan và Israel là hai nước xuất khẩu thanh long lớn thứ 2 và 3 (sau Việt Nam) tại thị trường Châu Âu.

Châu Âu là thị trường khó tính, để xuất khẩu vào thị trường này, thanh long phải được sản xuất theo quy trình GlobalGAP; tuy nhiên diện tích thanh long được chứng nhận GlobalGAP còn khá ít nên sản lượng thanh long vào EU không nhiều;

c) Tại Châu Mỹ: Mexico và các nước Trung - Nam Mỹ là các đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với các nhà xuất khẩu thanh long từ Châu Á do lợi thế địa lý. Thanh long Việt Nam đã có thương hiệu khá lâu đối với người Mỹ gốc Á. Các nhà xuất khẩu từ Thái Lan, Malaysia... đang cố gắng tìm kiếm thị phần cho thanh long tại thị trường này.

- Đối với thị trường Hoa Kỳ: sau nhiều nổ lực đàm phán, với số diện tích thanh long được cấp mã số vườn trồng, sản lượng thanh long có thể xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ hơn 40.000 tấn/năm. Tuy nhiên, số lượng và giá trị thanh long xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt thấp không như mong muốn. Năm 2010, doanh nghiệp cả nước xuất khẩu thanh long vào thị trường Hoa Kỳ chỉ đạt 858 tấn (tăng 8,5 lần so 2009); năm 2011 xuất khẩu 1.200 tấn đạt kim ngạch 3,5 triệu USD, tăng 46,4% về lượng và 43,6% về kim ngạch so với năm 2010;

- Đối với thị trường Chi Lê: từ 03/8/2010, Cục Bảo vệ nông nghiệp Chi Lê (thuộc Tổng cục Bảo vệ Động - Thực vật Quốc gia Chi Lê - SAG) đã chấp thuận về mặt nguyên tắc cho trái thanh long của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường này; trong đó, phía Chi Lê yêu cầu Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam xác nhận trái thanh long phải được làm sạch đất và lá; không có các đối tượng gây hại như Rệp sáp giả, Ruồi đục trái và thanh long phải được xử lý theo phương pháp chiếu xạ với cường độ 400 Gy. Do bước đầu mới thâm nhập thị trường nên số lượng và kim ngạch thanh long xuất khẩu vào Chi Lê không đáng kể.

(số lượng thanh long xuất khẩu vào các thị trường khó tính 2010 - 2012 xem Bảng 11 phần phụ lục);

- Đối với thị trường Canada: đây là thị trường tương đối dễ tính so với Hoa Kỳ, Chi Lê; do đặc điểm về khí hậu (khá lạnh) nên không đòi hỏi áp dụng các biện pháp kỹ thuật để diệt côn trùng gây hại. Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Canada năm 2011 đạt 10,1 triệu USD (tăng 21,63% so năm 2010); năm 2012 đạt 11,45 triệu USD (tăng 13,4% so 2011). Đối với thanh long, năm 2007, các doanh nghiệp Bình Thuận xuất khẩu 240,5 tấn thanh long vào Canada đạt kim ngạch 268.400 USD; năm 2008 chỉ thực hiện 134,4 tấn đạt 78.800 USD.

Biểu đồ 5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long Việt Nam năm 2011.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu thanh long năm 2011

(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương, 2011)

Qua cơ cấu thị trường cho thấy sự phụ thuộc rất lớn của thanh long Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Khi thị trường này có sự thay đổi (về cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, sử dụng rào cản kỹ thuật…) thì người sản xuất - kinh doanh thanh long dễ gặp rủi ro và bất lợi lớn. Việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, đối với bất cứ mặt hàng nào, cũng có ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà.

3. Về giá xuất khẩu thanh long:

Giá xuất khẩu thanh long cao hay thấp phụ thuộc vào từng thị trường, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, chi phí xử lý (chiếu xạ, gia nhiệt), giá cước vận chuyển, bao bì đóng gói, tỷ lệ hư hỏng, độ rủi ro,... Thanh long Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Canada và Châu Âu luôn đạt mức giá cao hơn các thị trường khác.

Năm 2011, đơn giá thanh long Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga đạt mức giá trung bình cao nhất (4.500 USD/tấn); kế tiếp là Nhật (3.630 USD/tấn); Mỹ (2.760 USD/tấn); Canada (2.160 USD/tấn); Anh (2.100 USD/tấn); Indonesia (565 USD/tấn); Thái Lan (489 USD/tấn). Thanh long Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt mức giá là bình quân 396 USD/tấn.

(đơn giá xuất khẩu thanh long bình quân/ tháng vào các thị trường 2009 - 2011 xem Bảng 12 phần phụ lục).

4. Tình hình xuất khẩu chính ngạch thanh long do các doanh nghiệp Bình Thuận thực hiện trong giai đoạn (2006 - 2012):

4.1. Tình hình chung về kim ngạch và thị trường xuất khẩu thanh long Bình Thuận:

Trong những năm vừa qua (ngoại trừ năm 2009 do suy giảm kinh tế toàn cầu), việc xuất khẩu thanh long chính ngạch luôn có sự tăng trưởng cả về số lượng và giá trị; tuy nhiên tốc độ tăng không cao, bình quân giai đoạn (2006 - 2011) tốc độ tăng bình quân về sản lượng xuất khẩu là 3,54%/năm và kim ngạch 5,20%/năm. So với kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long luôn chiếm tỷ trọng trên 50%.

* Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long của các doanh nghiệp Bình Thuận từ 2006 - 2012: (xem Bảng 13 phần phụ lục).

 Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long của các doanh nghiệp Bình Thuận thực hiện trong năm 2010, 2011 chỉ đạt khoảng 19 triệu USD/năm; trong đó xuất khẩu vào các nước Châu Á khoảng 15,6 triệu USD/năm (tỷ trọng bình quân 81,5%), Châu Âu khoảng 3,5 triệu USD/năm (tỷ trọng bình quân 18,5%); riêng thị trường Châu Mỹ, năm 2010 đạt 90.900 USD, năm 2011 không có kim ngạch. Trong năm 2012, các doanh nghiệp Bình Thuận đã xuất khẩu 35.896 tấn thanh long đạt giá trị 20,92 triệu USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 10,7% về giá trị so với năm 2011.

 * Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long của các doanh nghiệp Bình Thuận từ 2006 - 2012 vào các thị trường: (xem Bảng 14 phần phụ lục).

4.2. Phân tích, đánh giá từng thị trường xuất khẩu:

a) Thị trường Châu Á:

Thị trường này tiếp tục phát triển mạnh do gần Việt Nam, chi phí vận chuyển thấp, có thời gian để bảo quản và lưu thông, thị hiếu người Châu Á ưa dùng thanh long, còn do tín ngưỡng sử dụng trong thờ cúng.

- Thị trường Trung Quốc:

 Những năm 2007 - 2008, sản lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc bình quân khoảng 5.500 tấn/năm với giá trị kim ngạch 2,6 - 2,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng khoảng 15% so với kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long vào các thị trường và chiếm khoảng 17,3% so với thị trường Châu Á.

Từ 2009 đến nay, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long vào Trung Quốc tăng mạnh (bình quân tăng 49,4% về lượng và 22,5% về kim ngạch) và trở thành thị trường xuất khẩu chiếm vị trí số một. Theo số liệu năm 2011, xuất khẩu thanh long chính ngạch vào Trung Quốc chiếm tỷ trọng 48,86% về sản lượng và 35,69% về giá trị (tính riêng ở khu vực Châu Á, thanh long vào Trung Quốc chiếm tỷ trọng 53,87% về lượng và 43,25% về giá trị). Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thanh long chính ngạch vào Trung Quốc đạt 8,94 triệu USD, chiếm tỷ trọng 47,03% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thanh long, tăng 45,21% so năm 2011;

- Thị trường Hồng Kông:

Năm 2006, Hồng Kông là thị trường tiêu thụ nhiều nhất thanh long Bình Thuận, các doanh nghiệp Bình Thuận đã xuất vào thị trường này 9.800 tấn đạt giá trị 4,89 triệu USD (chiếm tỷ trọng 33,62% về lượng, 33,20% về giá trị so với kim ngạch xuất khẩu thanh long toàn tỉnh năm 2006). Từ năm 2007 đến nay, sản lượng và giá trị xuất khẩu vào thị trường này giảm dần. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu chỉ còn 635 tấn với giá trị chỉ 0,3 triệu USD; tốc độ giảm bình quân khoảng 42,5%/năm. Năm 2012, kim ngạch thanh long xuất khẩu vào Hồng Kông tiếp tục giảm chỉ đạt 125,7 ngàn USD;

- Thị trường Đài Loan:

Những năm trước đây, Đài Loan là một trong những thị trường tiêu thụ chính của thanh long Bình Thuận (đứng sau Hồng Kông), sản lượng xuất khẩu năm 2006 đạt 6.932 tấn với kim ngạch 4 triệu USD chiếm tỷ trọng 23-25% về lượng và kim ngạch.

Từ cuối năm 2008, việc xuất khẩu thanh long vào Đài Loan gặp trở ngại do phía Đài Loan thực hiện quy định nghiêm ngặt về kiểm soát, ngăn chặn Ruồi đục quả và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trái cây nhập khẩu từ Việt Nam, trong đó có thanh long và Đài Loan yêu cầu thanh long phải được xử lý hơi nước nóng trước khi xuất khẩu. Sau khi phía Đài Loan cảnh báo (từ năm 2007 và đã được gia hạn 02 lần), do ta chưa có giải pháp kỹ thuật kiểm soát côn trùng gây hại - ruồi đục quả ổi lây nhiễm thanh long, chưa được xử lý hơi nước nóng nên từ 01/3/2009, Đài Loan ngưng nhập khẩu thanh long Việt Nam. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu thanh long sang Đài Loan tụt giảm mạnh chỉ đạt 0,45 triệu USD (bằng 12,3% so năm 2008) và từ 2010 đến nay thanh long không xuất vào thị trường này;

- Thị trường Singapore: giai đoạn (2006 - 2010), sản lượng và kim ngạch thanh long xuất khẩu vào thị trường này khá ổn định (bình quân 3.400 tấn/năm với kim ngạch 1,92 triệu USD); đến năm 2011 sản lượng xuất khẩu chỉ còn 1.386 tấn với kim ngạch 1,29 triệu USD (chiếm tỷ trọng 4,23% về lượng, 6,79% về giá trị so với kim ngạch xuất khẩu thanh long toàn tỉnh năm 2011);

- Thị trường Thái Lan: giai đoạn (2006 - 2008), sản lượng và kim ngạch xuất khẩu thanh long vào thị trường này có tăng nhẹ, bình quân tăng 11,41%/năm về lượng và 3,15%/năm về giá trị. Giai đoạn (2009 - 2010), sản lượng xuất khẩu giảm dần, bình quân khoảng 2.228 tấn/năm với kim ngạch 1,74 triệu USD/năm. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu giảm còn 1.765 tấn với kim ngạch 1,33 triệu USD (chiếm tỷ trọng 5,39% về lượng và 7,02% về giá trị so với kim ngạch xuất khẩu thanh long toàn tỉnh năm 2011) và năm 2012 chỉ đạt kim ngạch 0,95 triệu USD;

- Thị trường Malaysia: trong giai đoạn (2006 - 2010), sản lượng và kim ngạch thanh long xuất khẩu vào thị trường này ngày càng giảm dần (bình quân giảm 23,8%/năm); năm 2006 xuất khẩu 2.021 tấn = 0,56 triệu USD, đến năm 2010 chỉ còn 681 tấn với kim ngạch 0,43 triệu USD. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu tăng lên đạt 1.035 tấn, kim ngạch 0,67 triệu USD (chiếm tỷ trọng 3,16% về lượng và 3,52% về giá trị so với kim ngạch xuất khẩu thanh long toàn tỉnh năm 2011) và năm 2012 đạt kim ngạch 0,78 triệu USD tăng 17% so năm 2011;

- Thị trường Indonesia: năm 2006, lượng thanh long xuất khẩu vào thị trường này khá khiêm tốn (162 tấn, kim ngạch 54.160 USD). Năm 2007 lượng thanh long xuất khẩu vào thị trường này tăng hơn 10 lần so với năm 2006 (lượng 1.829 tấn, kim ngạch xấp xỉ 1 triệu USD). Giai đoạn (2008 - 2009) kim ngạch đạt 1,9 - 1,95 triệu USD; năm 2010 đạt kim ngạch 4,45 triệu USD và kết quả thực hiện năm 2011 đạt 8.758 tấn với giá trị 5,15 triệu USD (chiếm tỷ trọng 26,74% về lượng và 27,14% về giá trị so với kim ngạch xuất khẩu thanh long toàn tỉnh năm 20 chiếm tỷ trọng 47,03%, 11), đứng thứ hai sau thị trường Trung Quốc. Năm 2012, kim ngạch xuất thanh long vào thị trường này giảm 4,62% so năm 2011;

- Thị trường Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE): năm 2006, sau khi xuất chào hàng (19,45 tấn, kim ngạch 9.003 USD); đến năm 2009 thanh long mới xuất khẩu lại thị trường này, tuy nhiên sản lượng và giá trị khá ít. Năm 2011, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt 123 tấn với kim ngạch 148.800 USD. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu thanh long vào thị trường này đạt 354.500 USD, tăng gấp 2,4 lần so năm 2011;

b) Thị trường Châu Âu:

Số lượng và kim ngạch thanh long xuất khẩu vào thị trường này không lớn do thị trường này yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng, diện tích sản xuất và nhà đóng gói thanh long phải đạt tiêu chuẩn EurepGAP (nay là GlobalGAP); bên cạnh đó do cung đường vận chuyển xa, thanh long dễ bị hư hỏng, thời gian bảo quản trong lưu thông ngắn, chi phí giá thành cao nhưng hiệu quả kinh doanh đem lại bình quân không cao.

Trong khu vực Châu Âu, Hà Lan là thị trường tiêu thụ thanh long Bình Thuận nhiều nhất. Từ năm 2009 - 2011, các doanh nghiệp Bình Thuận đã xuất khẩu sang Hà Lan lần lượt là 1.453 tấn; 1.992 tấn và 1.851 tấn (bình quân 1.765 tấn/năm) đạt kim ngạch lần lượt là 2,50; 3,03 và 2,24 triệu USD (bình quân khoảng 2,6 triệu USD/năm). Năm 2012, xuất khẩu thanh long vào Hà Lan chỉ đạt 1,75 triệu USD, giảm 22% so với năm 2011. Các thị trường khác như Anh, Pháp, Đức… cũng nhập khẩu thanh long, tuy nhiên không ổn định như thị trường Hà Lan; cụ thể: xuất khẩu vào thị trường Anh năm 2010, 2011 lần lượt 275 và 279 tấn đạt kim ngạch 599 và 610 ngàn USD; còn thị trường Đức và Pháp không đáng kể;

c) Thị trường Châu Mỹ:

Thị trường Châu Mỹ nói chung là thị trường đồ sộ, có nhiều tiềm năng nhưng vì thời gian vận chuyển dài (khoảng 25 - 30 ngày), thanh long dễ bị hư hỏng, thời gian bảo quản trong lưu thông ngắn,… mặc dù giá tiêu thụ khá cao nhưng chi phí đầu vào cũng cao hiệu quả kinh doanh đạt thấp do vậy ít có doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu thanh long vào thị trường khu vực này.

 - Thị trường Canada: trong giai đoạn (2006 - 2008), các doanh nghiệp Bình Thuận xuất khẩu thanh long vào thị trường bình quân 164 tấn/ năm đạt kim ngạch khoảng 134 ngàn USD. Từ năm 2009 đến nay, các doanh nghiệp Bình Thuận không tiếp tục xuất khẩu vào thị trường do dễ gặp rủi ro vì hàng bị hư hỏng nhiều sau quá trình vận chuyển dài ngày, hiệu quả trong kinh doanh đạt thấp;

- Thị trường Hoa Kỳ: như đã nêu ở phần trước, với diện tích thanh long đã được Hoa Kỳ cấp mã số vùng trồng (1.468,98 ha, ước sản lượng thu hoạch trên diện tích này khoảng 30.000 tấn), thanh long Bình Thuận được một số doanh nghiệp (chủ yếu ngoài tỉnh) thu mua sau đó chiếu xạ và xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ; tuy nhiên, số lượng và giá trị thanh long xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt thấp. Trong 03 năm (2008 đến 2010), riêng các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận chỉ xuất khẩu 94,2 tấn đạt kim ngạch 200 ngàn USD; năm 2011 và 2012 không có kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ;

- Thị trường Chi Lê:

Kể từ năm 2012, thanh long Bình Thuận đã xuất khẩu vào Chi Lê, mặc dù giá xuất khẩu khá cao nhưng số lượng xuất khẩu chỉ ở mức thăm dò thị trường (1,8 tấn, kim ngạch xuất khẩu 15.000 USD).

4.3 Đơn giá xuất khẩu thanh long:

Nhìn chung, đơn giá thanh long xuất khẩu do các doanh nghiệp Bình Thuận thực hiện vào các thị trường qua các năm có tăng, năm sau so với năm trước. Giá thanh long xuất khẩu ở mỗi thị trường có chênh lệch khác nhau tùy theo mùa vụ, yêu cầu về tiêu chuẩn, mẫu mã; phương tiện vận chuyển, yêu cầu xử lý kỹ thuật trước khi xuất khẩu (chiếu xạ, gia nhiệt),… Những thị trường xa và khó tính như Châu Âu, Hoa Kỳ giá xuất khẩu khá cao nhưng doanh nghiệp xuất khẩu phải có kinh nghiệm và thật sự “chuyên nghiệp”, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương; ngoài ra doanh nghiệp phải tìm, lựa chọn nguồn hàng đáp ứng yêu cầu, trong quá trình xuất khẩu dễ gặp rủi ro… nên chỉ có các doanh nghiệp có kinh nghiệm mới xuất khẩu vào những thị trường khó tính này.

(đơn giá xuất khẩu thanh long bình quân từng thị trường do các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận thực hiện 2006 - 2012 xem Bảng 15 phần phụ lục).

IV. Điều tra nghiên cứu về tình hình, thực trạng xuất khẩu thanh long tại một số cửa khẩu biên giới phía Bắc.

1. Tình hình chung:

Thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn với dân số hơn 1,3 tỷ người nên nhu cầu nhập khẩu hàng hóa rất lớn để tiêu dùng trong nước và sản xuất - xuất khẩu; là thị trường đa dạng và có thể được xem là một thị trường dễ tính; mỗi vùng - miền có nhu cầu tiêu thụ hàng hóa khác nhau (các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung có nhu cầu thường xuyên về rau quả nhiệt đới, miền Tây Nam có nhu cầu thường xuyên về thủy hải sản,…), nhu cầu của thị trường Trung Quốc khá đa dạng do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khác nhau. Trung Quốc là thị trường láng giềng với điều kiện địa lý thuận lợi (có chung đường biên giới dài 1.450 km với 8 cặp cửa khẩu quốc tế, 13 cặp cửa khẩu chính cùng nhiều cửa khẩu phụ và chợ đường biên), cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu có nhiều nét tương đồng, phương thức mậu dịch phong phú, đa dạng (buôn bán chính ngạch, tiểu ngạch, hàng đổi hàng, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu). Đặc biệt hơn, Chính phủ hai nước đã có nhiều văn bản hợp tác trong lĩnh vực nông, hải sản mà đóng vai trò chủ chốt đó là lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA). Chính vì thế, kim ngạch mậu dịch song phương Việt Nam - Trung Quốc liên tục phát triển trong các năm qua.

Theo Bộ Công thương, thị trường Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục là một thị trường trọng điểm, có tiềm năng lớn và doanh nghiệp Việt Nam nên cố gắng khai thác. Đối với tỉnh Bình Thuận, thị trường Trung Quốc đang là thị trường quan trọng, không chỉ xuất khẩu tại các tỉnh giáp biên mà còn vào sâu trong lục địa kể cả các thành phố lớn. Các doanh nghiệp của tỉnh đã có mối quan hệ xuất khẩu với các đối tác Trung Quốc từ nhiều năm nay, với nhiều sản phẩm xuất khẩu của tỉnh như trái thanh long, cao su, hải sản chế biến…

2. Về chính sách ngoại thương biên giới với những quốc gia có chung biên giới với Trung Quốc (chính sách biên mậu):

Từ năm 1978, Trung Quốc bắt đầu cải cách mở cửa nền kinh tế, đã xác định “mở cửa toàn diện, nhiều hình thức, nhiều tầng”, trong đó có mở cửa ven biên giới đất liền. Phương châm của chiến lược mở cửa ven biên giới là: “lấy mậu dịch biên giới dẫn đường, coi hợp tác kinh tế - kỹ thuật là trọng điểm, lấy khu vực lục địa làm chỗ dựa, coi việc khai thác thị trường các nước xung quanh là mục tiêu”. Từ cuối những năm 80, Trung Quốc đã coi mậu dịch biên giới là “đột phá khẩu” và có những chính sách quản lý rất rõ ràng, thống nhất, hướng vào việc đẩy mạnh mậu dịch biên giới, nhằm cải thiện đời sống của cư dân vùng biên giới, phát triển kinh tế vùng biên. Trung Quốc thực hiện những chính sách ưu đãi như: xóa bỏ mọi sự hạn chế về hình thức sở hữu đối với các thành phần tham gia mậu dịch biên giới; xóa bỏ mọi sự hạn chế, ràng buộc của chính quyền địa phương sở tại đối với mậu dịch biên giới; xóa bỏ sự hạn chế về kim ngạch, đảm bảo các giao dịch của mậu dịch biên giới qua một cửa; thực hiện việc miễn thuế, giấy phép xuất nhập khẩu đối với những hàng hóa bình thường,… Chính phủ Trung ương Trung Quốc còn giao quyền cho chính quyền địa phương tự định ra các mức thuế suất phải thu theo nguyên tắc: mức thuế mặt hàng cùng chủng loại cấp tỉnh quy định phải thấp hơn mức thuế của Trung ương; cấp huyện, thị quy định phải thấp hơn mức thuế của cấp tỉnh và chỉ được thu ở các cửa khẩu địa phương, còn các cửa khẩu quốc tế do Hải quan thu và nộp về ngân sách Trung ương;

- Thực hiện chính sách quy hoạch, phát triển kinh tế vùng cửa khẩu biên giới của Trung Quốc, Nhà nước Trung Quốc giao cho các tỉnh, Khu tự trị tự cân đối và áp dụng chính sách thuế một cách linh hoạt để điều tiết lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hiện nay, thực hiện chính sách khuyến khích biên mậu, đối với cư dân biên giới phía Trung Quốc được mua hàng miễn thuế nhập khẩu, thuế VAT với mức 8.000 Nhân dân tệ/người/ngày (khoảng 25 triệu VNĐ) và số hàng này người dân được quyền bán lại cho doanh nghiệp (chính sách này của Việt Nam là 2 triệu đồng/người/ngày). Do vậy, đã có tình trạng cư dân phía Trung Quốc cho doanh nghiệp thuê chứng minh thư để nhập mua hàng miễn thuế làm cho tình trạng buôn bán tại cửa khẩu khá phức tạp. Đây là chính sách đã có tác động rất lớn đến tình hình biên mậu hiện nay, nên hết sức chú ý đến chính sách này trong các giải pháp, cơ chế chính sách liên quan của chúng ta.

Đối với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị là cửa khẩu quốc gia của Trung Quốc, hàng hóa giao dịch qua cửa khẩu này thực hiện theo Luật Ngoại thương. Những năm trước đây, thanh long xuất qua cửa khẩu này phải chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT), toàn bộ thuế nhập khẩu chuyển về Trung ương. Đối với cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) - Pò Chài (Quảng Tây) là cửa khẩu của địa phương tỉnh Quảng Tây, được áp dụng cơ chế riêng; theo đó thuế hoa quả giảm 50% và để lại cho tỉnh Quảng Tây. Do vậy phía tỉnh Quảng Tây khuyến khích giao dịch ngoại thương biên giới qua cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài.

Thực hiện lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, hiện nay thanh long xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc áp dụng mức thuế nhập khẩu là 0% (nếu hoàn tất thủ tục hồ sơ, trong đó có Giấy Chứng nhận xuất xứ theo mẫu quy định - C/O form E) nhưng vẫn phải chịu thuế VAT 13%;

- Trung Quốc quy định mỗi cửa khẩu biên giới với Việt Nam (cho dù là cùng chung một địa bàn, khu vực; là cửa khẩu quốc tế hay cửa khẩu quốc gia,…) chỉ được xuất - nhập khẩu một số chủng loại hàng hóa riêng biệt. Cụ thể: Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - tỉnh Lạng Sơn - Việt Nam là nơi xuất nhập khẩu máy móc thiết bị,…; Cửa khẩu quốc tế Móng Cái tỉnh Quảng Ninh - Việt Nam được xuất khẩu hàng thủy sản, nhân hạt điều, mủ cao su,… Đối với một số mặt hàng nông sản như đậu xanh, đậu nành, rau củ quả,… thì giao nhận qua cửa khẩu quốc gia Pò Chài (Trung Quốc) - Tân Thanh (Lạng Sơn).

Tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc đã thành lập Ban quản lý biên mậu để quản lý, điều hành mọi hoạt động tại cửa khẩu và chủ trương khuyến khích buôn bán biên mậu và phía họ chỉ cho một số doanh nghiệp nhất định thuộc tỉnh biên giới (doanh nghiệp biên mậu) được nhập khẩu thanh long theo hình thức biên mậu tại Tân Thanh (Lạng Sơn) - Pò Chài (Trung Quốc) theo kế hoạch cụ thể mà thực chất là theo hạn ngạch nhất định. Như vậy là phía Trung Quốc khống chế số lượng doanh nghiệp cũng như kiểm soát số lượng và giá cả thanh long nhập khẩu vào họ một cách khôn khéo. Thanh long Việt Nam xuất qua cửa khẩu Pò Chài (Quảng Tây - Trung Quốc) theo hình thức biên mậu được áp dụng thuế nhập khẩu của Trung Quốc là 0% và miễn giảm 50% thuế VAT.

Tại cặp cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai) - Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc), phía Vân Nam cũng đã thành lập Ban Cửa khẩu Chính phủ nhân dân huyện tự trị dân tộc Dao Hà Khẩu để quản lý, điều hành hoạt động mua bán tại cửa khẩu. Những năm trước đây, Vân Nam không cho trái thanh long Việt Nam xuất qua cửa khẩu Hà Khẩu để vào Vân Nam vì họ cho rằng trái thanh long là trái cây hoang dã, quý hiếm. Từ năm 2011, Vân Nam đã cho phép nhập khẩu thanh long vào tỉnh họ theo hình thức biên mậu nhưng số lượng nhập còn ít, chỉ 20 - 30 tấn/ ngày (mỗi ngày 01 - 02 xe). Vừa mới đây (tháng 9/2012), để thu hút lượng hàng hóa về Hà Khẩu - Vân Nam, Ông Chu Vinh Sinh, Cục trưởng Cục Thương vụ Công nghiệp và Thông tin kiêm Trưởng ban Ban Cửa khẩu Chính phủ nhân dân huyện tự trị dân tộc Dao Hà Khẩu đã làm việc với Sở Công thương Bình Thuận và cho biết, nếu thanh long xuất qua cửa khẩu Hà Khẩu theo hình thức biên mậu thì ngoài việc áp dụng mức thuế nhập khẩu 0%, thuế VAT chỉ phải nộp là 3% (nếu xuất bằng đường chính ngạch doanh nghiệp vẫn phải chịu thuế VAT 13%). Rõ ràng là phía Vân Nam, Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp buôn bán theo hình thức biên mậu.

3. Thực trạng xuất khẩu thanh long tại một số cửa khẩu biên giới phía Bắc:

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rất lớn thanh long xuất khẩu của Bình Thuận, nếu như trước đây thanh long Việt Nam chỉ được xuất qua cửa khẩu Pò Chài thì từ 2011 đến nay, thanh long Việt Nam xuất sang Trung Quốc qua hai cửa khẩu là Pò Chài (tỉnh Quảng Tây) và Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam). Ngoài ra, thanh long còn được cư dân biên giới 2 nước mua bán ở các cặp cửa khẩu phụ được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT với mức 8.000 Nhân dân tệ/ người/ ngày (tương đương 25 triệu đồng Việt Nam).

 Thực hiện chính sách khuyến khích biên mậu, các doanh nghiệp Trung Quốc (chủ yếu ở Quảng Đông, Quảng Tây) đặt hàng với các doanh nghiệp phía Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu theo hình thức biên mậu nhằm mục đích hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu biên mậu của phía Trung Quốc.

Việc tiêu thụ thanh long theo phương thức biên mậu với Trung Quốc hiện nay chủ yếu thông qua một trong hai hình thức: các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long tại Bình Thuận trực tiếp vận chuyển hàng đi tiêu thụ và các khách hàng Trung Quốc tổ chức các chân rết tại các địa bàn (chủ yếu ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) đặt hàng để các thương lái, cơ sở gom hàng, tổ chức vận chuyển hàng ra biên giới phía Bắc giao cho doanh nghiệp Trung Quốc.

Về phương thức giao dịch - thanh toán: các doanh nghiệp kinh doanh thanh long hiện đang áp dụng 01 và/hoặc 02 phương thức doanh; cụ thể như sau:

- Giữa hai bên doanh nghiệp có ký kết hợp đồng kinh tế; theo đó hai bên thỏa thuận số lượng, chất lượng, giá cả và thời hạn giao hàng. Với phương thức này nếu doanh nghiệp Việt Nam có yêu cầu thì doanh nghiệp Trung Quốc sẽ chuyển tiền đặt cọc theo thỏa thuận (tỷ lệ thường là 20 - 30% giá trị lô hàng). Sau khi lô hàng được vận chuyển qua cửa khẩu, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ kiểm tra chất lượng, số lượng và sau đó sẽ thanh toán tiền. Trường hợp hàng xấu (theo đánh giá của doanh nghiệp Trung Quốc) họ sẽ giảm giá, trừ tiền;

- Theo đề nghị của doanh nghiệp Trung Quốc (thỏa thuận miệng, hai bên không ký hợp đồng), doanh nghiệp Việt Nam tổ chức thu mua, vận chuyển hàng giao cho doanh nghiệp Trung Quốc để họ bán hộ, các doanh nghiệp Trung Quốc được hưởng hoa hồng tính trên số lượng. Theo giá thị trường tại từng thời điểm, các doanh nghiệp Trung Quốc bán hàng (sau khi thông báo cho doanh nghiệp Việt Nam biết - nếu có quy định), tùy theo nhu cầu thị trường, số hàng sẽ được bán hết trong vòng 2-3 ngày. Khi lô hàng bán xong, họ sẽ tổng hợp và chuyển tiền về cho doanh nghiệp Việt Nam (sau khi trừ chi phí hoa hồng).

Dù bằng phương thức nào thì doanh nghiệp Việt Nam cũng ở vào thế bị động; việc giao hàng trước trả tiền sau rất dễ bị lợi dụng, bước đầu là trả chậm, sau đó là nợ “gối đầu”, giao hàng chuyến sau thì mới nhận được tiền chuyến hàng trước và điều này đã ràng buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tiếp tục giao hàng thì mới lấy được nợ; nhiều khi càng giao thêm hàng thì số nợ ngày một nhiều thêm, khi gặp thương nhân Trung Quốc làm ăn không đàng hoàng, hoặc bị thua lỗ phá sản,… thì các doanh nghiệp Việt Nam phải âm thầm chịu đựng.

Tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) - Pò Chài (Trung Quốc), hàng ngày có khoảng 100 xe container vận chuyển thanh long sang cửa khẩu này. Phương thức buôn bán hiện nay chủ yếu là giao dịch tại chợ (có thể hiểu đây là chợ đầu mối nông sản của Trung Quốc tại biên giới giáp với Việt Nam), các doanh nghiệp Việt Nam đều phải chuyển toàn bộ thanh long qua cửa khẩu Pò Chài (Trung Quốc) để tiêu thụ. Việc ký kết hợp đồng xuất khẩu chỉ mang tính chất thủ tục, phục vụ cho việc làm các hồ sơ, giấy tờ xuất khẩu như cấp C/O, khai báo hải quan, chứ ít có giá trị pháp lý; các điều khoản thường là thiếu chặt chẽ.

Bên cạnh đó, khi thực hiện buôn bán biên mậu thì việc thực hiện các hồ sơ thủ tục khá đơn giản, lợi dụng việc này, các doanh nghiệp Trung Quốc thường yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam ghi sai số lượng, chất lượng và giá cả trong hợp đồng (giảm lượng, giảm giá) để hạ thấp trị giá lô hàng, từ đó tiền nộp thuế VAT sẽ giảm đi. Khi thanh toán, số tiền chênh lệch (do giảm lượng, giảm giá) so với thực tế, doanh nghiệp Trung Quốc sẽ thanh toán riêng cho doanh nghiệp Việt Nam.

Từ những lý do trên, để tăng khả năng cạnh tranh và bán được hàng, các doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chọn hình thức buôn bán biên mậu. Với đặc điểm phương thức kinh doanh biên mậu, hồ sơ thủ tục giao hàng đơn giản, thuận lợi nên đa số các doanh nghiệp kinh doanh thanh long của tỉnh (hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ, thậm chí là quá nhỏ, năng lực ngoại thương yếu…) thường chọn phương thức này. Tuy nhiên, do hợp đồng được làm sơ sài, không có ràng buộc chặt chẽ về mặt pháp lý và ghi sai so với thực tế,… nên dễ xảy ra tình trạng người mua xù nợ không thanh toán đủ cho người bán; khi có tranh chấp thì rất khó xử lý, các doanh nghiệp Việt Nam không đủ cơ sở để khiếu kiện nên phải chịu thiệt hại.

Tân Thanh (Lạng Sơn) là cửa khẩu chuyên xuất nông sản sang Trung Quốc, ngoài thanh long (của Bình Thuận, Long An, Tiền Giang) còn có vải thiều, dưa hấu, nhãn, chuối,... của nhiều địa phương khác. Theo khảo sát của các cơ quan chức năng ở tỉnh Lạng Sơn, bình quân mỗi ngày có khoảng 2.500 - 3.000 tấn trái cây của Việt Nam xuất qua Trung Quốc, lúc cao điểm lượng hàng tập trung tại đây khoảng 5.000 - 7.000 tấn. Việc tập trung lượng hàng hóa quá lớn tại cửa khẩu này nên trong thời gian qua, thường xảy ra tình trạng ùn tắc, ứ đọng hàng hóa gây nhiều trở ngại cho doanh nghiệp.

Tại cửa khẩu Hà Khẩu (Vân Nam), mỗi ngày chỉ có 01 - 02 xe container vận chuyển thanh long sang thị trường Trung Quốc tiêu thụ; lượng thanh long vào thị trường này quá ít so với lượng thanh long xuất qua cửa khẩu Pò Chài. Nguyên nhân: do tỉnh Vân Nam chỉ mới mở cửa cho thanh long Việt Nam vào từ năm 2011 nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu thông tin về thị trường này; một số doanh nghiệp vì chưa hiểu rõ chính sách thuế, thủ tục kiểm dịch,… của phía Trung Quốc nên còn e ngại. Đồng thời, do đây là thị trường mới nên mạng lưới khách hàng mua bán còn hạn chế; vì là khách hàng mới, chưa quen biết nên chưa tin cậy lẫn nhau. Ngoài ra, do tuyến đường Hà Nội - Lào Cai xa hơn nhiều so với tuyến Hà Nội - Lạng Sơn, nền đường tuy khá tốt nhưng quá nhỏ, rất nhiều đèo dốc quanh co nên việc vận chuyển bằng xe container lạnh khá khó khăn, vất vả, lái xe không quen đường dễ gặp nguy hiểm rủi ro. Hiện nay, Nhà nước đang triển khai đầu tư tuyến đường cao tốc Hà Nội - Yên Bái - Lào Cai (hiện nay tuyến Hà Nội - Yên Bái cơ bản hoàn thành), theo kế hoạch, dự kiến đến năm 2013 sẽ thông xe tuyến đường này và tỉnh Lào Cai tập trung mọi nổ lực để thực hiện hoàn thành kế hoạch. Khi tuyến đường cao tốc hoàn thành, thời gian vận chuyển từ Hà Nội đến Lào Cai sẽ được rút ngắn (chỉ trong khoảng 05 giờ). Tương lai không xa nữa, thanh long Việt Nam - chủ yếu là thanh long Bình Thuận - sẽ đến thị trường này nhiều hơn và sẽ làm giảm bớt áp lực nơi cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài.

4. Những khó khăn, bất cập trong việc buôn bán thanh long tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc:

Theo nhận xét, đánh giá của Bộ Công thương, trong những năm gần đây, buôn bán biên giới giữa hai nước không ngừng phát triển, biên mậu Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành một bộ phận quan trọng không thể tách rời và có đóng góp tích cực trong quan hệ thương mại hai nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới phía Bắc nước ta.

Bên cạnh những ưu điểm là thị trường tương đối dễ tính, mua nhiều cấp loại hàng (loại 1, loại 2…) và không quá khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng; đặc biệt là điều kiện, thủ tục giao hàng, thanh toán thuận lợi, dễ dàng… nên việc kinh doanh theo hình thức biên mậu đã tạo thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh của Bình Thuận tham gia và góp phần làm cho người sản xuất thanh long dễ dàng tiêu thụ sản phẩm; song việc thực hiện buôn bán theo hình thức biên mậu cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

- Trong thực tiễn, Trung Quốc thường hay đưa ra những chính sách nhằm làm giảm cầu bên phía nhập khẩu và ứ đọng nguồn cung của bên xuất để dễ dàng đánh tụt giá;

- Khả năng về kho bãi ở cả hai phía chỉ đáp ứng được tối đa là 300 xe/ngày, trong khi đó khi vào mùa vụ giao thương (đặc biệt là các dịp cuối năm, mùa vụ thu hoạch của các loại trái cây như dưa hấu, xoài, chuối…) thì xảy ra hiện tượng ách tắc, ứ đọng hàng hóa tại cửa khẩu. Đáng lo ngại nhất là thanh toán theo hình thức giao hàng trước trả tiền sau, chuyển tiền “gối đầu”, thời hạn thanh toán chậm trễ, ngày càng kéo dài... nên dễ xảy ra tình trạng người mua không thanh toán gây hậu quả dây chuyền, thiệt hại khó lường, khó giải quyết. Đã có không ít các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long của Bình Thuận bị người mua không thanh toán dẫn đến thua lỗ nặng.

V. Tình hình thực hiện các nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về phát triển thanh long trong thời gian qua.

Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh trong 9 loại trái cây ở nước ta mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định. Để cây trồng lợi thế phát huy được khả năng cạnh tranh của nó, vấn đề đặt ra là phải tổ chức lại sản xuất đúng quy hoạch, quy trình sản xuất phải bảo đảm an toàn đã và đang trở thành đòi hỏi hết sức cấp thiết trong sản xuất nông nghiệp nước ta.

Trong những năm qua, nhằm phát triển thanh long theo hướng an toàn, ổn định, bền vững; Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận rất quan tâm đến vấn đề quy hoạch, định hướng và phát triển cây thanh long. UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành các chủ trương và chỉ đạo; cụ thể như sau:

1. Thực hiện quy hoạch vùng sản xuất thanh long:

- Nhằm mở rộng diện tích thanh long tại các vùng còn có điều kiện về đất đai, nguồn nước đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước về cây thanh long; Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 2114/QĐ-UBND ngày 03/8/2009 về việc phê duyệt Dự án phát triển thanh long Bình Thuận từ nay đến năm 2015; Quyết định 2115/QĐ-UBND ngày 03/8/2009 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch vùng trồng thanh long đến năm 2010 và Quy hoạch phát triển thanh long đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 2031/QĐ-UBND ngày 09/9/2010 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận về việc bổ sung vùng trồng thanh long đến năm 2010 và Quy hoạch phát triển thanh long đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh; theo đó diện tích thanh long của tỉnh đến năm 2010 là 13.000 ha và năm 2015 đạt 15.000 ha được phân bổ trên các xã thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố trên toàn tỉnh.

Để triển khai và quản lý Quy hoạch này, UBND tỉnh Bình Thuận đã giao cho UBND các huyện , thành phố trong vùng quy hoạch có trách nhiệm: “Công bố và lập quy hoạch chi tiết về quy hoạch phát triển thanh long tại địa phương, vùng nào được trồng thanh long, vùng nào trồng các loại cây trồng khác, phải cụ thể, lập bản đồ để theo dõi, điều hành; kiên quyết chỉ đạo theo đúng quy hoạch”. Mọi trường hợp làm sai quy hoạch, sai mục đích sử dụng đất hoặc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây thanh long trái phép, sẽ bị xử lý vi phạm theo Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

- Tuy nhiên, trước hiệu quả kinh tế của việc sản xuất thanh long khá cao so với nhiều loại cây trồng khác, nhiều hộ nông dân vẫn tiếp tục trồng thanh long dẫn đến việc phát triển tràn lan, phá vỡ quy hoạch.

Đến cuối năm 2012, diện tích thanh long toàn tỉnh là 19.413,98 ha, đã vượt 29,43% so với quy hoạch đến năm 2015. Đặc biệt trong thời gian qua, tại một số địa phương, người dân trồng thanh long trên đất lúa với diện tích vi phạm 3.168 ha (trong đó Hàm Thuận Bắc 2.782 ha, Hàm Thuận Nam 273 ha, Tuy Phong 65 ha, Bắc Bình 18,4 ha và Lagi 27 ha).

(diện tích thanh long theo quy hoạch và hiện trạng sản xuất đến năm 2012 xem Bảng 17 phần phụ lục).

Sản xuất vượt qui hoạch đã gây nhiều khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như: điện, nước, đường giao thông; công tác tìm kiếm thị trường tạo đầu ra cho sản phẩm;

- Về nguyên nhân sản xuất vượt qui hoạch:

+ Hiệu quả kinh tế của cây thanh long hơn hẳn cây trồng khác, nên nông dân tự ý đầu tư, phá vỡ quy hoạch;

+ Việc tuyên truyền, điều hành, chỉ đạo thực hiện quy hoạch của ngành nông nghiệp và PTNT và các địa phương trong thời gian qua là chưa thật quyết liệt; ý thức chấp hành của người dân chưa cao;

+ Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Nghị định 105/2009/NĐ-CP ngày 11/11/2009 của Chính phủ khi sử dụng đất không đúng mục đích (đối với trường hợp trồng thanh long trên đất lúa) có mức phạt thấp (từ 200 ngàn đồng đến 30 triệu đồng) so với hiệu quả do cây thanh long mang lại, do vậy mức phạt chưa đủ sức hạn chế sự vi phạm của người dân.

2. Thực hiện quản lý chất lượng trái thanh long:

Trước tình hình hoạt động sản xuất, tiêu thụ thanh long trên địa bàn tỉnh có hiện tượng một số ít nông dân lạm dụng chất kích thích, thuốc BVTV làm ảnh hưởng đến chất lượng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu thanh long; do vậy, ngày 16/8/2007, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 40/CT-UBND nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng thuốc BVTV, chất kích thích sinh trưởng trên cây thanh long và nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp, các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm ngăn chặn việc lạm dụng chất kích thích, thuốc BVTV trên thanh long, đảm bảo sản xuất - xuất khẩu thanh long an toàn.

- Để nâng cao nhận thức cho người dân nhận biết được nguy cơ, tác hại của việc lạm dụng chất kích thích và thuốc BVTV, ngành nông nghiệp đã tổ chức nhiều hội nghị quán triệt các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về sản xuất, kinh doanh thanh long an toàn: tổ chức tập huấn, hội thảo và cấp phát tờ rơi hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; tờ rơi hướng dẫn quy trình sản xuất thanh long an toàn,… phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh thực hiện nhiều chuyên đề trồng thanh long an toàn và các nội dung sử dụng thuốc BVTV an toàn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Triển khai cho các hộ trồng thanh trong tỉnh ký cam kết sản xuất thanh long an toàn cho 17.956/19.226 hộ nông dân (đạt 93,39%); các cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh thực hiện ký cam kết không vi phạm các quy định của Nhà nước trong kinh doanh thuốc BVTV; các doanh nghiệp, cơ sở thu mua thanh long “chỉ thu mua trái thanh long bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm”, không mua thanh long có hiện tượng lạm dụng chất kích thích tăng trưởng…;

- Thành lập các Đoàn Kiểm tra Liên ngành và tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh tình trạng buôn bán thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, vi phạm nhãn mác, thuốc cấm sử dụng trên thanh long và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tiến hành giám sát các doanh nghiệp, tổ nhóm thanh long VietGAP, lấy mẫu quả thanh long để phân tích về định lượng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích mà người nông dân thường sử dụng…

Sau khi thực hiện các giải pháp trên, tình hình kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn có chuyển biến tích cực, tình trạng buôn bán, lưu hành thuốc giả, thuốc cấm sử dụng đã giảm đáng kể (vẫn còn vài hộ buôn bán thuốc hết hạn sử dụng nhưng số lượng nhỏ, một vài gói, chai không đáng kể)… Đối với việc sử dụng, đến nay vẫn còn tình trạng người dân và thương lái thu mua vi phạm Chỉ thị 40/CT-UBND: phun xịt hóa chất trước khi thu hoạch, không bảo đảm đúng thời gian cách ly.

Nguyên nhân do:

- Tùy theo hình dáng, mẫu mã của trái, thương lái yêu cầu người sản xuất phải phun xịt trước khi thu hoạch nhằm tăng tỷ lệ hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, làm cho mẫu mã đẹp hơn, như vậy giá thu mua của doanh nghiệp sẽ cao hơn. Trong khi đó, người sản xuất dù biết là vi phạm, nhưng do sau khi phun trọng lượng trái và tổng sản lượng thu hoạch tăng, người sản xuất cũng có lợi, nên các hộ gần như đồng tình và không tố giác;

- Nhiều trường hợp do mức đầu tư kém, trọng lượng dưới 0,5 kg/trái rất khó bán nên đa số các hộ đều cho phun xịt trước khi thu hoạch vừa tăng được sản lượng vừa dễ bán;

- Các biện pháp chế tài về các hành vi lạm dụng chất kích thích, thuốc BVTV trên thanh long chưa đủ mạnh.

3. Tình hình triển khai sản xuất và chứng nhận thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP:

Thực hiện các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT (Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008 về việc ban hành Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn; Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 về việc ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn); Chỉ thị số 4136/CT-BNN-TT ngày 15/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phát động phong trào thi đua áp dụng VietGAP trong sản xuất rau, quả, chè an toàn,… Từ năm 2009 đến năm 2012, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành các Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 20/4/2009; Quyết định số 780/QĐ-UBND ngày 08/4/2010; Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 04/4/2011 và Quyết định số 651/QĐ-UBND ngày 30/3/2012 về việc phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình sản xuất thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện chủ trương của tỉnh, người trồng thanh long trong tỉnh đã tham gia Chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP khá tích cực, nhiệt tình; qua hơn 05 tháng triển khai, toàn tỉnh đã hình thành thành được 339 tổ hợp tác sản xuất, trang trại với 10.470 hộ tham gia và diện tích đăng ký là 7.474 ha.

Kết quả triển khai thực hiện chương trình VietGAP:

- Năm 2010: diện tích thanh long được chứng nhận VietGAP đạt 2.978 ha/ KH 5.000 ha (bao gồm diện tích tái cấp chứng nhận của năm 2009 và diện tích chứng nhận mới của năm 2010 là 2.400 ha);

- Năm 2011: diện tích giao đăng ký sản xuất VietGAP là 7.000 ha; trong đó có 5.000 ha được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Diện tích được chứng nhận gần 2.100 ha, nâng tổng số diện tích thanh long được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP toàn tỉnh đến cuối năm 2011 là 5.000 ha đạt 100% kế hoạch giao (bao gồm diện tích tái cấp chứng nhận của năm 2009, 2010 và diện tích chứng nhận mới của năm 2011).

Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, mức độ tham gia VietGAP của người dân giảm dần; cụ thể: số hộ tham gia trong 02 năm 2011 và 2012 giảm 68,37% (3.312 hộ/10.470 hộ); diện tích giảm 69,29% (2.266 ha/7.474 ha);

- Năm 2012, kế hoạch giao cấp chứng nhận thanh long VietGAP là 7.000 ha, kết quả đã cấp chứng nhận 6.543 ha với 8.070 hộ nông dân tham gia.

(diện tích thanh long sản xuất theo quy trình VietGAP xem Bảng 4, 5, 6 phần phụ lục).

Nguyên nhân do:

- Về nhận thức: hiện nay vẫn còn một số nông dân chưa nhìn thấy được lợi ích lâu dài của việc sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP, người mua cũng không yêu cầu sản phẩm phải sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP;

- Trong thời gian qua, việc buôn bán thanh long sản xuất theo VietGAP và chưa theo VietGAP vẫn bình thường như nhau, giá bán không có sự khác biệt;

- Thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu theo hình thức biên mậu và hiện nay thị trường này chưa đòi hỏi chứng thư sản phẩm an toàn theo GAP kèm theo lô hàng; do đó hầu hết doanh nghiệp Bình Thuận đều chưa quan tâm đến việc thu mua sản phẩm được sản xuất trên vườn trồng được cấp hoặc chưa được cấp chứng nhận VietGAP.

4. Thực hiện cung cấp điện cho sản xuất trái vụ:

Thanh long trái vụ là sản phẩm lợi thế và có tính cạnh tranh cao so với nhiều loại trái cây khác (vì thời gian này trên thị trường không có nhiều loại trái cây); do vậy nhu cầu về điện để chong đèn sản xuất trái vụ ngày càng trở nên bức thiết. Mặc dù tổng công suất nguồn cung cấp được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước nhưng với kết cấu lưới điện 110KV hiện hữu không thể khai thác hiệu quả và không thể giải quyết dứt điểm được tình trạng quá tải nguồn, phải cắt điện tiết giảm phụ tải. Nhằm hạn chế việc hạ trạm biến áp (TBA) tràn lan, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quy định điều kiện và trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng đường dây trung, hạ thế và trạm biến áp phục vụ thắp sáng thanh long của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 63/QĐ-UBND ngày 18/9/2009; theo đó, bên cạnh các tiêu chí cần có như diện tích sản xuất phải nằm trong quy hoạch thì diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP là một trong những tiêu chí được xem xét ưu tiên trong quá trình hạ trạm biến áp. Để giải quyết căn bản tình trạng quá tải nguồn, công trình đường dây 220KV Hàm Thuận - Phan Thiết và trạm 220KV Phan Thiết được khẩn trương thi công hoàn tất và đóng điện vận hành; tuy nhiên do diện tích chong đèn tiếp tục tăng nên tình trạng quá tải nguồn vẫn xảy ra, UBND tỉnh đã cho triển khai kế hoạch tiết giảm 50% công suất của các TBA đã được lắp đặt trên địa bàn nhằm bảo đảm cung cấp điện tương đối ổn định cho sản xuất thanh long trái vụ.

5. Triển khai công tác hướng dẫn, chứng nhận đủ điều kiện sơ chế rau quả an toàn đối với các cơ sở kinh doanh thanh long:

Thực hiện theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn; UBND tỉnh Bình Thuận đã có nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện việc xây dựng nhà đóng gói thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP; cụ thể:

- UBND tỉnh đã chỉ đạo, giao Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và cấp chứng nhận VietGAP; giao Sở Công thương vận động các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long đăng ký xây dựng nhà đóng gói theo tiêu chuẩn VietGAP, kiểm tra việc đăng ký của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về sản xuất - kinh doanh đảm bảo an toàn, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp & PTNT đã tổ chức nhiều cuộc họp quán triệt nội dung chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh về xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói rau quả an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT đến các doanh nghiệp, cơ sở đóng gói thanh long trên địa bàn tỉnh; thường xuyên vận động các doanh nghiệp, cơ sở thu mua - sơ chế - đóng gói thanh long đăng ký và liên hệ Sở Nông nghiệp và PTNT để được hướng dẫn thủ tục, quy trình thực hiện, sau đó sẽ xem xét, kiểm tra đánh giá và nếu đạt sẽ được ngành nông nghiệp cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Sở Công thương cũng đã quán triệt đến các doanh nghiệp: việc xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói rau quả an toàn là việc bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành; theo đó các doanh nghiệp phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2010; trường hợp các doanh nghiệp không chấp hành, các cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra theo chức năng nhiệm vụ được giao và có hình thức xử lý thích hợp theo quy định.

Sau khi tổ chức vận động, tính đến cuối năm 2009 đã có 29 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long liên hệ đăng ký xây dựng nhà đóng gói theo tiêu chuẩn VietGAP và đến cuối tháng 11/2010 đã có 34 doanh nghiệp cơ sở kinh doanh thanh long đăng ký triển khai thực hiện và đã được ngành nông nghiệp tổ chức tư vấn, hướng dẫn. Tuy nhiên, sau quá trình triển khai, một số doanh nghiệp không tiếp tục thực hiện. Qua xem xét báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT; ngày 30/3/2011, UBND tỉnh đã chỉ đạo và yêu cầu tất cả các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói, xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh nghiêm chỉnh chấp hành các chỉ đạo của UBND tỉnh về sản xuất - kinh doanh thanh long đảm bảo an toàn, đăng ký xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP để được ngành Nông nghiệp hướng dẫn thực hiện, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế rau, quả an toàn trước ngày 30/6/2011;

- Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã xây dựng kế hoạch kiểm tra, chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT tổ chức Đoàn kiểm tra Liên ngành để kiểm tra, kiểm soát các cơ sở thu mua, đóng gói thanh long trên địa bàn tỉnh, tiếp tục yêu cầu tất cả các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói, xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh nghiêm chỉnh chấp hành các chỉ đạo của UBND tỉnh về sản xuất - kinh doanh thanh long đảm bảo an toàn.

Đến nay, ngoài 04 cơ sở sơ chế thanh long đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, 08 nhà đóng gói đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đóng gói thanh long xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ; chỉ có 10 cơ sở được cấp giấy đủ điều kiện sơ chế rau, quả an toàn; trong đó có 02 cơ sở được cấp giấy chứng nhận VietGAP.

(Danh sách doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long được cấp chứng nhận đủ điều kiện sơ chế thanh long an toàn xem Bảng 7 phần phụ lục).

Kết quả thực hiện việc xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói thanh long bảo đảm an toàn theo quy trình VietGAP đạt thấp là do:

- Việc xây dựng nhà đóng gói theo tiêu chuẩn nào lệ thuộc vào việc kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng được yêu cầu của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, hầu hết sản lượng thanh long Bình Thuận đều được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và thị trường này chưa có yêu cầu, chưa có quy định về chuẩn nhà đóng gói nên hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm;

- Chưa đề xuất hình thức xử lý phù hợp, có sức răn đe đối với các doanh nghiệp chưa thực hiện đúng qui định trong việc xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

6. Triển khai ứng phó với một số rào cản kỹ thuật trong thương mại:

Trong vài năm gần đây, thị trường một số nước có cảnh báo đối với thanh long Bình Thuận như sau: thanh long có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép (Vương quốc Anh, Trung Quốc, Đài Loan; trong đó nặng nề nhất là Trung Quốc cảnh báo đến 03 lần); Phải có biện pháp kiểm soát côn trùng gây hại - ruồi đục quả ổi lây nhiễm thanh long (Đài Loan); Sản phẩm phải có mã vườn trồng, mã nhà đóng gói (Thái Lan, Hoa Kỳ); Sản phẩm phải được chiếu xạ (Hoa Kỳ) hoặc xử lý nhiệt (Nhật, Đài Loan).

Các cảnh báo trên đã được Sở Công thương, Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu UBND tỉnh và cung cấp tình hình, tài liệu đề nghị cơ quan Thương vụ và Tham tán thương mại Việt Nam ở nước ngoài đàm phán tháo gỡ, xử lý các tình huống không để xảy ra căng thẳng, nghiêm trọng hơn (thông qua mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước và cán cân thương mại giữa hai nước).

7. Về truy xuất nguồn gốc, xuất xứ lô hàng thanh long Bình Thuận:

Nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, người thu mua, cơ sở sơ chế, đóng gói thanh long trong việc tuân thủ và chấp hành các quy định về sản xuất - kinh doanh thanh long đảm bảo an toàn; nhận diện được sản phẩm của từng lô, từng vườn sản xuất, tránh nguy cơ nhầm lẫn sản phẩm ngay từ lúc thu hoạch đến khi sản phẩm được vận chuyển đến kho của doanh nghiệp và có thể truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ lô hàng thanh long khi đưa ra thị trường, đáp ứng yêu cầu chung của thị trường… Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Công thương đã xây dựng kế hoạch, thành lập Tổ Công tác truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ lô hàng thanh long Bình Thuận (thành phần: Sở Công thương và các sở, ngành, địa phương có liên quan) để triển khai thực hiện.

Sau khi dự thảo quy trình và tổ chức lấy ý kiến góp ý của các sở, ngành, đơn vị có liên quan, các doanh nghiệp kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh, Sở Công thương tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện truy nguyên nguồn gốc xuất xứ lô hàng thanh long kèm theo công văn số 6361/UBND-KT ngày 31/12/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận.

Trên cơ sở bản hướng dẫn đã ban hành, một số doanh nghiệp đã chủ động áp dụng và xây dựng quy trình phù hợp với đặc điểm, hình thức kinh doanh riêng của doanh nghiệp. Việc thực hiện quy trình góp phần tạo thuận lợi khi doanh nghiệp xây dựng quy trình đóng gói theo tiêu chuẩn GlobalGAP, giúp dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi có nhu cầu. Tuy nhiên, do thị trường chủ lực tiêu thụ thanh long (thị trường Trung Quốc) chưa có yêu cầu bắt buộc nên doanh nghiệp chưa áp dụng rộng rãi.

 8. Về đề xuất biện pháp để người tham gia thanh long VietGAP có lợi hơn:

 Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về đề xuất biện pháp để người tham gia thanh long VietGAP có lợi hơn; Sở Công thương đã cung cấp danh sách 133 nhóm đăng ký sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP (có địa chỉ cụ thể trên từng địa bàn) và yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở thu mua thanh long tập trung và ưu tiên thu mua thanh long của những hộ đã đăng ký sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm bảo đảm sản xuất và kinh doanh thanh long phát triển bền vững. Thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp trực tiếp đàm phán để ký hợp đồng với nhóm, tuy nhiên giữa 02 bên chưa đạt sự đồng thuận do các thành viên trong nhóm chưa có sự thống nhất, còn có ý kiến khác nhau về trách nhiệm, quyền lợi;

- Giá cả thu mua được hai bên thỏa thuận tại thời điểm giao hàng; tuy nhiên trong thời điểm này có nhiều doanh nghiệp, cơ sở thu mua công bố nhiều giá mua khác nhau (ngoài yếu tố chất lượng, giá cả còn tùy thuộc vào cung - cầu…) nên khó thống nhất trong việc xác định giá sàn. Trường hợp doanh nghiệp chọn giá mua là giá công bố của đa số các doanh nghiệp trên địa bàn nhưng người sản xuất chọn giá cao nhất tại thời điểm do thiểu số một vài doanh nghiệp công bố thì rất khó giải quyết, hợp đồng liên kết dễ bị phá vỡ;

- Doanh nghiệp và người sản xuất chưa thật sự cầu thị, chưa tự nguyện, tin tưởng lẫn nhau để cùng liên kết, hợp tác, đôi bên cùng có lợi hoặc chia sẻ rủi ro… chưa gắn được sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp với người sản xuất và vùng nguyên liệu; chưa đặt lợi ích của người sản xuất hài hòa với lợi ích của doanh nghiệp… nên việc ký kết hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và tổ nhóm liên kết chỉ mang tính hình thức là chính. Đây là những tồn tại cần phải được tháo gỡ để triển khai có kết quả việc tiêu thụ sản phẩm theo hợp đồng góp phần để quá trình sản xuất - kinh doanh thanh long bền vững.

9. Thực hiện quản lý cơ sở thu mua, kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh:

- Thực hiện các chỉ đạo của UBND tỉnh về tăng cường quản lý cơ sở thu mua, kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh; Sở Công thương đã triển khai đến các địa phương, các doanh nghiệp và tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh danh sách 254 thương lái, nậu vựa cung cấp thanh long cho 29 doanh nghiệp, cơ sở thu mua thanh long trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, sở tiếp tục chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tiến hành (i) kiểm tra, kiểm soát hoạt động của thương lái “trung gian” mua bán thanh long trên địa bàn tỉnh (chủ yếu ở hai huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc) nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp tranh mua tranh bán không lành mạnh; (ii) kiểm tra các điểm kinh doanh thanh long dọc theo các tuyến quốc lộ nhằm thực hiện tốt chỉ đạo của UBND tỉnh về kinh doanh thanh long đảm bảo an toàn; (iii) kiểm tra tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện các ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh liên quan đến sản xuất kinh doanh thanh long đảm bảo an toàn, đăng ký và triển khai xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói rau quả an toàn; chấn chỉnh hoạt động buôn bán thanh long gây mất trật tự tại các địa bàn…

Qua kiểm tra, nhìn chung, tình hình kinh doanh thanh long trên địa bàn ổn định, việc mua bán dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa nhà vườn và thương lái (thương lái đặt cọc trước, khi thu hoạch và giao hàng xong thì thanh toán đủ tiền đã thỏa thuận cho nhà vườn) trong điều kiện thông tin về giá cả phổ biến rộng rãi, kịp thời nên chưa thấy có hiện tượng ép giá hoặc ép nhà vườn không bán thanh long cho các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu.

Đối với các hộ kinh doanh, mua bán lẻ trái thanh long dọc tuyến Quốc lộ 1A, Chi cục Quản lý thị trường đã tổ chức kiểm tra, nhắc nhở và ký cam kết với 27 hộ; nội dung ký cam kết: kinh doanh trái thanh long phải bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có bàn, kệ trưng bày che đậy sản phẩm và bảo đảm mỹ quan, bảo vệ thương hiệu trái thanh long Bình Thuận.

10. Về ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ thanh long:

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ lực của thanh long Bình Thuận, tuy nhiên phương thức kinh doanh chủ yếu là buôn bán biên mậu, tiềm ẩn nhiều rủi ro… Nhằm giúp các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận, nhất là những doanh nghiệp đã và sẽ xuất khẩu sản phẩm hàng hóa vào thị trường Trung Quốc nắm thêm thông tin về thị trường xuất nhập khẩu Trung Quốc, cách tiếp cận, những quy định của Trung Quốc đối với việc nhập khẩu hàng nông sản, thủy sản…; Sở Công thương phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại tổ chức Hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc” mời báo cáo viên là Ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng, Vụ thị trường Châu Á - Thái Bình Dương, nguyên Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc hơn hai nhiệm kỳ.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về xây dựng phương án từng bước giảm dần sản lượng buôn bán thanh long đi qua Trung Quốc từ tiểu ngạch sang dần chính ngạch để thị trường ổn định, không tổn thất; ngày 26/7/2010, Sở Công thương chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan tổ chức buổi tập huấn chuyên đề “Xuất khẩu chính ngạch thanh long sang thị trường Trung Quốc” nhằm giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh thanh long ở tỉnh ta hiểu biết về quy trình, các hồ sơ thủ tục,… để từ đó mạnh dạn áp dụng phương thức xuất khẩu chính ngạch, hạn chế xuất tiểu ngạch.

(từ 2009 đến nay, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chính ngạch thanh long vào Trung Quốc tăng mạnh (bình quân tăng 49,4% về lượng và 22,5% về kim ngạch) và Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu chính ngạch thanh long chiếm vị trí số một).

11. Thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận:

a) Thời gian qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã có chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ - thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh; cụ thể: Quyết định số 43/2006/QĐ-UBND ngày 30/5/2006 về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ - thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh; Quyết định 35/2008/QĐ-UBND và Quyết định 22/2009/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ - thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh. Đến năm 2011, các Quyết định nêu trên được thay thế bằng Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 07/4/2011; theo đó khi doanh nghiệp vay vốn đầu tư, đổi mới công nghệ bảo quản quả thanh long (như: đầu tư kho lạnh, nhà đóng gói) đạt chuẩn công nghệ của tỉnh thì được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% lãi suất vay (theo mức lãi suất của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Bình Thuận tại thời điểm được cho vay), thời gian hỗ trợ lãi vay không quá 36 tháng.

Qua gần 6 năm thực hiện chính sách này, mặc dầu mức hỗ trợ khá cao; Liên Sở: Khoa học và Công nghệ - Công thương đã tổ chức nhiều lớp tập huấn phổ biến chính sách, đăng tải thông tin lên các trang tin điện tử của Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, trang tin Sở KH&CN, Sở Công thương… kể cả việc gửi công văn cho các doanh nghiệp hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký hỗ trợ từ chính sách, nhưng đến nay ngoài doanh nghiệp kinh doanh thủy sản đăng ký và được hỗ trợ thì không có bất cứ doanh nghiệp kinh doanh thanh long có ý kiến phản hồi về chính sách cũng như đề nghị hỗ trợ.

Về nguyên nhân: các doanh nghiệp tuy có quan tâm đến các chính sách hỗ trợ nhưng thiếu chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện đổi mới công nghệ để được thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, vốn, tài sản giá trị thấp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh thanh long nên khó đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được xem xét và thụ hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh;

b) Nhằm đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ trái thanh long, góp phần giải quyết việc tăng sản lượng, tận dụng các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, nâng cao giá trị của sản phẩm thanh long; năm 2006, tỉnh đã giao Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh ký hợp đồng với Trung tâm Nghiên cứu Bảo quản và Chế biến Rau quả - Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh (Hợp đồng số 14/2006/HĐ-KHCN ngày 18/7/2006) thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Đa dạng hóa sản phẩm từ trái thanh long”.

Năm 2009, Hội đồng Khoa học của tỉnh đã tổ chức nghiệm thu đề tài với kết quả đạt loại khá; Sở Khoa học và Công nghệ đã công nhận kết quả đề tài theo Quyết định số 67/QĐ-SKHCN ngày 24/09/2009; theo đó đã nghiên cứu thành công 6 sản phẩm thanh long qua chế biến (thanh long - dứa đóng hộp, nước ép thanh long, nước ép thanh long - nha đam, necta thanh long - mãng cầu xiêm, Jelly thanh long, rượu vang thanh long) với quy trình công nghệ xử lý, chế biến và bảo quản đơn giản, dễ hiểu, hiệu quả và có cơ sở khoa học cao, dễ dàng áp dụng cho người sản xuất, chế biến. Đã tiến hành xây dựng mô hình công nghệ xử lý, chế biến và bảo quản sản phẩm ở quy mô pilot để tạo ra 6 sản phẩm phục vụ đánh giá cảm quan và theo dõi các chỉ tiêu của sản phẩm. Tuy nhiên, việc ứng dụng vào sản xuất triển khai còn chậm.

- Năm 2010, UBND tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả an toàn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 theo Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND ngày 12/01/2010.

Thực hiện chính sách này, Công ty TNHH Rồng Xanh đã được tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí cho Dự án “Đầu tư trang thiết bị, chuyển giao công nghệ sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chế biến từ quả thanh long” với kinh phí 4,655 tỷ đồng/ tổng số 23,578 tỷ đồng. Hiện nay, các trang thiết bị của Công ty đã đầu tư theo đúng dự án được phê duyệt và đang hoạt động tốt.

Nhìn chung, việc ứng dụng đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đa dạng hóa sản phẩm chế biến từ trái thanh long chưa được các doanh nghiệp quan tâm (do năng lực, nguồn vốn của doanh nghiệp còn yếu);

c) Ngoài ra, để đáp ứng quy định của một số thị trường nhập khẩu thanh long (những thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Chi Lê, Nhật Bản, Hàn Quốc…), ngày 18/7/2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1377/QĐ-UBND về việc Quy định điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ thiết bị đối với ngành dịch vụ Chiếu xạ, Gia nhiệt tiệt trùng cho trái thanh long và ngành sản xuất sản phẩm thanh long chế biến. Hiện nay các sở, ngành có liên quan đang phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp để được thụ hưởng chính sách;

d) Về chính sách liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm, phát triển mở rộng thị trường:

Từ nhiều năm nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm thanh long Bình Thuận nhằm củng cố và mở rộng các thị trường đã có và phát triển thị trường mới (Báo cáo số 184/BC-UBND ngày 17/12/2008 của UBND tỉnh về tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu thanh long và biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ thanh long trong thời gian đến; Báo cáo số 54/BC-UBND ngày 05/05/2011 của UBND tỉnh về tình hình phát triển toàn diện sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; ban hành Chương trình phát triển xuất khẩu của tỉnh giai đoạn (2011- 2015) theo Quyết định số 2641/QĐ-UBND ngày 08/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh…). Hàng năm UBND tỉnh đều phê duyệt và bố trí kinh phí xúc tiến xuất khẩu chung cho tất cả các mặt hàng của địa phương (năm 2010: 360 triệu đồng, năm 2011: 601 triệu đồng, năm 2012: 635 triệu đồng; trong tổng kinh phí đó có một phần dành cho mặt hàng thanh long) để giúp các doanh nghiệp xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm cơ hội củng cố và phát triển mở rộng thị trường. Ngoài ra, còn vận động và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia một số nội dung trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình khuyến công, khuyến nông - khuyến ngư của tỉnh và của TW.

Nhằm tạo thuận lợi trong việc triển khai thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại của tỉnh; thực hiện Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế mới về việc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia; UBND tỉnh đã ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại tỉnh Bình Thuận theo Quyết định 33/2011/QĐ-UBND ngày 04/11/2011.

- Hoạt động xúc tiến thương mại đối với thị trường nước ngoài:

Trong các năm qua, đã trực tiếp tổ chức hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia 15 lượt xúc tiến xuất khẩu, tham gia hội chợ - triển lãm, khảo sát thị trường tại các nước ngoài cho trái thanh long Bình Thuận tại các thị trường: CHLB Nga (Vladivostock), Trung Quốc (Quảng Châu, Nam Ninh, Côn Minh, Trùng Khánh, Thượng Hải), CHLB Đức, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia;

- Hoạt động xúc tiến thương mại đối với thị trường trong nước:

Các hoạt động quảng bá thanh long của tỉnh đến với các thị trường nội địa luôn được chú trọng, thực hiện dưới hình thức: tham gia hội chợ, triển lãm và thực hiện các chương trình khảo sát thị trường, gặp gỡ đối tác. Thị trường quảng bá trái thanh long các năm qua, gồm: một số tỉnh miền Đông, Tây Nam bộ, Tây Nguyên, miền Trung (Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng) và phía bắc (Hà Nội, Lào Cai, Lạng Sơn). Thông qua các chương trình xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm tại các siêu thị, một số doanh nghiệp tìm được đối tác;

- Tổ chức hội thảo về phát triển thanh long:

Phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tổ chức hơn 20 cuộc hội thảo, các khóa đào tạo, tập huấn hỗ trợ các doanh nghiệp trong tỉnh hiểu rõ hơn về thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẩu mã, phát triển xuất khẩu. Đẩy mạnh công tác thông tin tư vấn cho doanh nghiệp về chính sách, pháp luật của Nhà nước, đánh giá thị trường nước ngoài, ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: Hội thảo chuyên đề “Thị trường Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức”; Hội nghị “Tập huấn xây dựng nhà đóng gói thanh long theo tiêu chuẩn VietGap”; Hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Đông và Nam Phi”; Hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc”; Tập huấn “Nâng cao nhận thức và khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam và quốc tế cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại của Việt Nam”, Hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc”, Tập huấn “Phổ biến kiến thức về HNKTQT và cam kết WTO”, “Nâng cao kỹ năng tiếp thị và xúc tiến xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ”, Hội thảo “Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc - Cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp Bình Thuận - Việt Nam”,…;

- Công tác quảng bá thông tin thanh long Bình Thuận, biên tập tài liệu nhằm giới thiệu và kêu gọi đầu tư phát triển thanh long Bình Thuận:

Quảng bá thông tin thanh long Bình Thuận trên Cổng Thương mại điện tử quốc gia (ECVN), Cổng Thông tin quốc gia (VNEX), diễn dàn Thương mại của Cục Xúc tiến Thương mại (SBMf), Hiệp hội rau quả Việt Nam, sàn giao dịch tỉnh Lào Cai, website xúc tiến thương mại Bình Thuận (xuctienbinhthuan.vn); trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Bình Thuận và một số báo, tạp chí chuyên ngành (thuộc Bộ Công thương, Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, Bộ Kế hoạch & đầu tư, VCCI...); thực hiện các phim chuyên đề về thanh long Bình Thuận (ngôn ngữ: Việt, Anh, Trung); xây dựng các tập gấp quảng bá sản phẩm thanh long (bằng nhiều ngôn ngữ Việt, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Đức, Nga, Hàn Quốc); xây dựng tập gấp, đĩa CD-ROM “Bình Thuận cơ hội đầu tư”, (ngôn ngữ: Việt, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh, Hàn Quốc, Nga) thực hiện kêu gọi đầu tư thông qua các chương trình xúc tiến thương mại….

Mặc dù đã có sự quan tâm chỉ đạo, nhưng đầu tư cho công tác quảng bá và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm thanh long chưa được mạnh mẽ và chưa tương xứng nội dung UBND tỉnh đã chỉ đạo và nhu cầu bức xúc về thị trường của việc tăng nhanh diện tích và sản lượng hiện nay. Thị trường nội địa doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng, thị trường nước ngoài chưa được mở rộng, doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu chủ yếu ở quy mô nhỏ và vừa, khả năng cạnh tranh còn yếu, hạn chế rất nhiều trong việc tham gia các Chương trình Xúc tiến Thương mại để mở rộng thị trường do kinh phí khó khăn. Ngân sách tỉnh bố trí cho các Chương trình Xúc tiến xuất khẩu còn quá ít, không đủ để xây dựng triển khai chương trình theo yêu cầu chỉ đạo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện nhiều hơn công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

Nhìn chung, sau nhiều năm triển khai các chương trình xúc tiến thương mại cho thấy, việc hưởng ứng và tham gia của các doanh nghiệp còn hạn chế, một số doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến công tác này.

Về nguyên nhân: đa số các doanh nghiệp của tỉnh là doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn kinh doanh còn hạn chế, ít am hiểu nghiệp vụ buôn bán quốc tế nên chỉ tham gia xúc tiến, quảng bá trong nước; đối với xúc tiến ở thị trường nước ngoài, doanh nghiệp không tham gia vì ngại tốn kém và nếu có khách hàng thì cũng khó tiếp cận để ký kết hợp đồng xuất khẩu.

12. Tình hình sử dụng và quản lý chỉ dẫn địa lý; xây dựng, đăng ký bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ:

Sau hai năm chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, qui trình canh tác và đặc thù riêng của thanh long Bình Thuận, ngày 15/11/2006 Cục Sở hữu trí tuệ đã có quyết định số 786/QĐ-SHTT quyết định đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa Bình Thuận cho sản phẩm quả thanh long (được ghi vào sổ đăng ký quốc gia số 0006); theo đó, tên gọi xuất xứ hàng hóa thanh long Bình Thuận đã được xác nhận là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo hộ vô thời hạn trên toàn lãnh thổ Việt Nam; UBND tỉnh Bình Thuận là cơ quan quản lý tên gọi xuất xứ hàng hóa.

a) Nhằm quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý thanh long “Bình Thuận”, UBND tỉnh đã ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm quả thanh long theo Quyết định số 60/2007/QĐ-UBND ngày 02/10/2007 và Quyết định này được thay thế bằng Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 08/7/2011 ban hành Quy chế kiểm soát bên ngoài đối với sản phẩm quả thanh long mang Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” theo Quyết định số 1650/QĐ-UBND ngày 03/8/2011. Giao Hiệp hội thanh long Bình Thuận ban hành Quy định về cấp tem, quản lý tem và nhãn sản phẩm mang Chỉ dẫn địa lý cho quả thanh long.

Tính đến cuối tháng 12/2012 đã có 72 tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm quả thanh long với diện tích 1.721,4 ha (trong đó năm 2012 cấp cho 4 cơ sở với diện tích 27,97 ha). Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh chỉ có 03 doanh nghiệp (Công ty TNHH Hoàng Hậu, DNTN TM Phương Giang và Trang trại thanh long Bé Dũng) gắn logo chỉ dẫn địa lý trên thùng đóng gói sản phẩm quả thanh long, còn các tổ chức sản xuất, kinh doanh quả thanh long khác chưa sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận”.

Việc dán tem Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” chưa được thực hiện rộng rãi là do các nguyên nhân sau:

+ Doanh nghiệp chưa nhìn thấy được lợi ích của kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý. Doanh nghiệp đã quen sử dụng nhãn hiệu riêng trong khi tem, nhãn mang chỉ dẫn địa lý gắn cho từng trái quá nhỏ không thể phối hợp với nhãn hiệu riêng;

+ Nhiều thị trường tiêu thụ không đòi hỏi bắt buộc phải có tem trên quả thanh long, việc sử dụng tem sẽ làm tăng giá thành (chi phí cho việc in tem, công dán tem, thời gian đóng gói sẽ tăng lên);

+ Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu còn phụ thuộc bao bì mang nhãn hiệu của nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ của nước ngoài vì vậy việc gắn chỉ dẫn địa lý Bình Thuận chưa được phía nhà nhập khẩu chấp nhận;

b) Về đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận tại thị trường nước ngoài:

Được sự uỷ quyền của UBND tỉnh Bình Thuận, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận đã tiến hành đăng ký nhãn hiệu chứng nhận đối với thanh long Bình Thuận tại Hoa Kỳ với tên nhãn là “Bình Thuận DRAGON FRUIT, hình”, được Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ cấp văn bằng bảo hộ vào ngày 29/11/2011. Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng kế hoạch bảo hộ 02 sản phẩm lợi thế của tỉnh (thanh long Bình Thuận và nước mắm Phan Thiết) tại các nước xuất khẩu và có tiềm năng xuất khẩu và ban hành Quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 10/5/2012 về việc phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thanh long Bình Thuận và nước mắm Phan Thiết sang các nước xuất khẩu và tiềm năng suất khẩu.

Nhằm khai thác, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận thanh long Bình Thuận, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có liên quan hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long Bình Thuận khai thác và sử dụng có hiệu quả nhãn hiệu thanh long Bình Thuận đã được bảo hộ tại Hoa Kỳ. Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn và hỗ trợ cho Hiệp hội thanh long lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sang các nước xuất khẩu và tiềm năng xuất khẩu. Đến nay Sở Khoa học và Công nghệ đã hoàn thành kế hoạch nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thanh long Bình Thuận vào 13 nước theo Quyết định 906/QĐ-UBND ngày 10/5/2012 của UBND tỉnh;

c) Thực hiện Quyết định số 597/QĐ-UBND ngày 17/3/2010 về việc ban hành Quy định chế độ chi cho Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Thuận, trong 02 năm (2011 - 2012) đã hỗ trợ kinh phí 40 triệu đồng cho 16 tổ chức kinh doanh, sản xuất thanh long xây dựng bảng hiệu có gắn logo chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận tại nơi hội họp, giao dịch và 04 Tổ hợp tác sản xuất thanh long được hỗ trợ kinh phí xây dựng quy chế quản lý nội bộ (2 triệu đồng/đơn vị).

Ngoài ra, thực hiện Dự án “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Bình Thuận cho sản phẩm quả thanh long” với tổng kinh phí thực hiện 1.073,71 triệu đồng (Ngân sách TW) về nội dung xây dựng mô hình quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lí “Bình Thuận” cho sản phẩm quả thanh long; Sở KH&CN đã phối hợp với Trung tâm Phát triển nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn và các cơ quan trong tỉnh, xây dựng các mô hình quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý trong Tổ Hợp tác sản xuất thanh long VietGAP Hàm Liêm 1 và Hiệp hội thanh long Bình Thuận. Sau hơn 02 năm (4/2009-6/2010), dự án đã hoàn thành, được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá đạt loại khá. Dự án đã thực hiện các nội dung: hỗ trợ triển khai, hoàn thiện các quy định của tỉnh trong quản lí Chỉ dẫn địa lí; xây dựng các phương tiện, cộng cụ và hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống quản lí và sử dụng chỉ dẫn địa lí; triển khai xây dựng kênh thương mại cho sản phẩm thanh long mang chỉ dẫn địa lý.

Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý đã chính thức định vị cho thương hiệu “Thanh long Bình Thuận”, cụm từ “Thanh long Bình Thuận” được nhắc đến nhiều hơn trong đời sống, trong hoạt động kinh doanh quả thanh long, các dịch vụ phục vụ sản xuất thanh long, đặc biệt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xuất phát từ những lợi thế do điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu; hiện thanh long của Bình Thuận đã được nhiều người biết đến, được xem như một trong những đặc sản quan trọng của địa phương với sản lượng cao nhất nước hiện nay.

13. Quản lý thu ngân sách Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận:

a) Các quy định của Nhà nước về đăng ký kê khai nộp thuế:

Tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh thanh long đều phải đăng ký thuế với cấp thẩm quyền và được cấp mã số thuế để quản lý thuế; theo đó:

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động sản xuất kinh doanh thanh long: thuộc đối tượng chịu giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN);

- Các cơ sở kinh doanh thanh long (bán buôn, bán lẻ) có địa điểm cố định: thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân (TNCN); khi mua bán hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không lập sổ sách kế toán thì phải nộp thuế khoán theo thông báo của cơ quan thuế;

- Các cá nhân hoạt động kinh doanh buôn chuyến trái thanh long, phải xuất hóa đơn, kê khai với cơ quan thuế và nộp thuế theo từng chuyến hàng, trước khi vận chuyển hàng đi. Đối với các điểm hoạt động thu gom thanh long từ nhà vườn đến bán cho các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh thanh long cố định: nộp thuế khoán;

b) Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thanh long:

Trong thời gian qua, nhờ ứng dụng công nghệ tin học nên công tác quản lý thuế của ngành thuế Bình Thuận ngày càng chặt chẽ theo hướng hiện đại; tất cả các loại thu, sắc thuế đều được theo dõi bằng phần mềm tin học; ngành thuế có khả năng quản lý đầy đủ người nộp thuế, số thuế kê khai, số thuế khoán lập bộ, số thuế phải thu, số thuế đã nộp, số thuế còn nợ; số hóa đơn chứng từ đang sử dụng; đối chiếu được hóa đơn mua vào bán ra của bất kỳ doanh nghiệp nào trên cả nước… các bước quản lý thuế được thực hiện theo quy trình thống nhất từ cục thuế đến chi cục thuế và đội thuế; các thủ tục hành chính thuế được công khai, minh bạch qua cơ chế “Một cửa” giải quyết nhanh đúng hạn theo “Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008”.

Tuy nhiên, trong thực tế tình trạng thất thu thuế vẫn cứ xảy ra; cụ thể:

- Đối với các doanh nghiệp: trong hoạt động kinh doanh, phần lớn các doanh nghiệp không lập chứng từ mua vào và không xuất hóa đơn khi bán hàng nhằm dấu doanh thu, trốn thuế GTGT và thuế TNDN;

- Đối với những cơ sở kinh doanh thanh long: tùy theo quy mô của từng cơ sở kinh doanh, cơ quan thuế phối hợp với Hội đồng Tư vấn thuế xã, phường khảo sát, xác định doanh thu để tính khoán thuế hàng tháng và lập bộ thu thuế ổn định trong năm. (doanh thu ấn định này cũng làm căn cứ để tính thuế TNCN phải nộp. Vấn đề thất thu thuế hoặc lạm thu thuế là do yếu tố “doanh thu ấn định” này có sát với thực tế hay không). Trường hợp có biến động tăng, giảm doanh thu tính thuế từ 20% trở lên thì sẽ được khảo sát, xác định lại mức thuế khoán. Tuy mức thuế khoán hàng tháng tương đối phù hợp, nhưng hầu hết các cơ sở này đều cho rằng mức thuế khoán quá cao so với thực tế thu nhập của họ; do vậy các cơ sở này lần lượt đăng ký chuyển loại hình kinh doanh lên doanh nghiệp để mở sổ sách kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai…;

- Các cá nhân hoạt động kinh doanh buôn chuyến trái thanh long: phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng; nhưng trong thực tế các đối tượng này ít chấp hành nộp thuế;

- Các điểm hoạt động thu gom thanh long từ nhà vườn đến bán cho các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh thanh long cố định: về nguyên tắc, các điểm này phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo đúng pháp luật; tuy nhiên, các điểm thu gom thanh long này thường không đăng ký kinh doanh và không nộp thuế vào NSNN.

Về nguyên nhân:

- Do việc kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động thu mua, vận chuyển hàng đi tiêu thụ thực hiện không thường xuyên nên doanh nghiệp không xuất hóa đơn nhằm ẩn lậu thuế, trốn thuế;

- Mối quan hệ phối hợp giữa ngành thuế với các ngành chức năng, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương thiếu chặt chẽ… nên tạo thuận lợi cho các đối tượng ẩn lậu thuế, trốn thuế;

- Cơ quan thuế và các cơ quan chức năng chưa xây dựng được phương án quản lý, kiểm soát hiệu quả để có thể kiểm tra chính xác việc kê khai thuế của doanh nghiệp; việc chế tài, xử lý vi phạm pháp luật về thuế chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe…;

- Do vướng mắc trong cơ chế quản lý: căn cứ pháp lý duy nhất để kê khai, tính thuế, nộp thuế, thanh tra, kiểm tra thuế là hóa đơn, chứng từ mua - bán hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh.

+ Người sản xuất thanh long trực tiếp bán ra không phải chịu thuế GTGT và thuế TNCN; do vậy, Luật Thuế cho phép người mua thanh long được phép sử dụng bảng kê mua hàng mà không cần phải hóa đơn hợp pháp. Cơ chế này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể kê khai không đúng số lượng, giá cả hàng mua vào, bán ra… Giá vốn hàng bán không đúng thực tế sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thuế TNDN;

+ Khi xuất khẩu chính ngạch thanh long, doanh nghiệp phải xuất hóa đơn GTGT để được hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, doanh nghiệp có thể thỏa thuận riêng với thương nhân nước ngoài về giá ghi trên hóa đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán; bên cạnh đó giá mua thanh long do doanh nghiệp tự khai (bằng bảng kê) tạo điều kiện cho doanh nghiệp ghi giá mua gần giá bán, sẽ làm giảm lợi nhuận, trốn thuế TNDN;

+ Khi doanh nghiệp chuyển hàng ra biên giới phía bắc để trực tiếp xuất khẩu theo hình thức biên mậu; doanh nghiệp chỉ cần đến hải quan cửa khẩu kê khai hàng hóa (không cần đến hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa) là được cấp tờ khai hải quan để chuyển hàng qua cửa khẩu biên giới. Cơ chế này đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp không cần phải xuất hóa đơn khi vận chuyển thanh long từ nơi sản xuất đến biên giới phía bắc để xuất bán. Doanh nghiệp xuất khẩu theo hình thức biên mậu có tờ khai hải quan thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT đầu ra tính trên doanh thu xuất khẩu này;

+ Khi doanh nghiệp chuyển hàng ra biên giới phía bắc sau đó bán cho các doanh nghiệp khác để các doanh nghiệp này trực tiếp xuất khẩu theo hình thức biên mậu thì cũng không cần đến hóa đơn; do vậy, doanh nghiệp bán thanh long cũng không cần phải xuất hóa đơn theo quy định của pháp luật thuế.

Khi bán hàng mà người mua hàng không cần hóa đơn thì sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long không xuất hóa đơn; đây là nguyên nhân chính để doanh nghiệp dấu doanh thu, trốn thuế Nhà nước;

- Việc quản lý thuế đối với cá nhân hoạt động kinh doanh buôn chuyến trái thanh long gặp khó khăn do địa điểm tập kết hàng để vận chuyển thường không cố định; bên cạnh đó, việc vận chuyển hàng đi tiêu thụ không ai được kiểm tra, kiểm soát; người mua thanh long không cần lấy hóa đơn… nên tình trạng trốn thuế khá phổ biến.

Đối với các điểm thu gom thanh long: hầu hết các điểm này không đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế đã nhiều lần phối hợp với UBND xã, phường có hoạt động này để kiểm tra quản lý thuế, nhưng không thành công, vì đặc điểm hoạt động của đối tượng này là hoạt động theo mùa vụ, không thường xuyên và địa điểm không cố định; các cá nhân này phần lớn là vệ tinh cung cấp hàng cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh cố định. Xét về doanh thu và thu nhập thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và chưa đến ngưỡng nộp thuế TNCN; do vậy, nên UBND các xã, thị trấn chưa tổ chức quản lý chặt chẽ đối tượng kinh doanh này.

VI. Khảo sát, điều tra về tình hình tiêu thụ thanh long tại một số chợ đầu mối, một số điểm bán lẻ tại một số thị trường lớn trong nước

1. Tại các chợ đầu mối:

Qua khảo sát tại các chợ đầu mối thanh long ở các tỉnh, thành phố, hoạt động kinh doanh, phân phối tiêu thụ như sau:

 1.1. Tại thành phố Hồ Chí Minh: có hai chợ đầu mối chuyên kinh doanh phân phối các loại trái cây (trong đó có thanh long) là Chợ đầu mối huyện Thủ Đức và Chợ đầu mối huyện Hóc Môn.

Hầu hết thanh long tập trung về Chợ đầu mối huyện Thủ Đức (bình quân khoảng 150 tấn/ngày), lượng thanh long về Chợ đầu mối huyện Hóc Môn ít hơn (bình quân khoảng 15 tấn/ngày). Thanh long đưa về các chợ này chủ yếu là thanh long loại 02 của tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Từ các chợ này, thanh long được chuyển đi các chợ nội thành thành phố Hồ Chí Minh, các chợ ở các tỉnh lân cận, các Khu Công nghiệp, Khu Chế xuất… để bán cho người tiêu dùng.

Hoạt động mua bán thanh long tại các chợ đầu mối khá nhộn nhịp, nhất là trong thời điểm từ 22h00 đến 05h00. Các nậu vựa lớn ở các chợ đầu mối nhận hàng sau đó phân phối cho các thương lái nhỏ hơn để các thương lái này chuyển hàng đến các chợ nhỏ khác trong vùng hoặc chợ các tỉnh lân cận bán cho người tiêu dùng nội địa.

Do vị trí chợ nằm sát đường quốc lộ, đường xá rộng và sự sắp xếp, bố trí của Ban quản lý chợ nên việc giao nhận các loại trái cây tại chợ khá nhanh và thuận lợi. Các nậu vựa tại chợ kinh doanh cùng lúc nhiều loại trái cây khác nhau cả trái cây sản xuất trong nước và nhập khẩu nên tại chợ không có bố trí khu vực riêng dành cho mặt hàng thanh long.

1.2. Tại Hà Nội: có hai chợ đầu mối chuyên kinh doanh phân phối các loại trái cây (trong đó có thanh long) là Trung tâm kinh doanh Chợ đầu mối phía Nam (Khu Đô thị Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội) và Chợ đầu mối Long Biên.

Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam - Hà Nội là nơi tiếp nhận hầu hết thanh long của các doanh nghiệp, cơ sở sơ chế đóng gói thanh của các tỉnh phía Nam vận chuyển đến; trong đó chủ yếu là thanh long của Bình Thuận. Do địa điểm và diện tích khá rộng nên lượng thanh long về Trung tâm khá lớn (bình quân khoảng 300 tấn/ngày). Từ đây, các thương lái tiếp tục được trung chuyển đến các chợ đầu mối, các điểm bán buôn khác ở Hà Nội và một số tỉnh lân cận thành phố Hà Nội.

Chợ đầu mối Long Biên nằm trong khu vực đông dân cư, mặt bàng khá chật hẹp, do các xe có tải trọng lớn, xe container không vào được nên việc tiếp nhận và phân phối trái cây chủ yếu được trung chuyển bằng các xe tải nhỏ (xe dưới 05 tấn). Lượng thanh long về chợ này chủ yếu được chuyển đến từ Trung tâm kinh doanh Chợ đầu mối phía Nam - Hà Nội hoặc nhận trực tiếp từ các doanh nghiệp kinh doanh thanh long ở Tiền Giang và chủ yếu là ở Bình Thuận qua các xe tải liên tỉnh. Từ chợ này, thanh long được chuyển đến nơi bán buôn và bán lẻ, các siêu thị tại thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận. Qua khảo sát, tại chợ này có 04 nậu vựa là nhà phân phối thường xuyên thanh long của một số doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận.

1.3. Nhận xét chung:

Thanh long Bình Thuận mua bán tại các chợ đầu mối không nhiều, không tập trung và hầu hết là thanh long loại 02, không có thương hiệu rõ ràng nên người tiêu dùng không nhận biết là thanh long có xuất xứ từ đâu.

Để đẩy mạnh tiêu thụ, các doanh nghiệp cần phải chú ý đưa vào khu vực bán buôn thanh long Bình Thuận các loại thanh long có mẫu mã tương đối đẹp; không đưa quá nhiều thanh long loại 02, hàng dạt nhằm tạo uy tín cho sản phẩm thanh long Bình Thuận. Về giá cả, cần tính toán phù hợp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa một cách ổn định.

Qua chuyến khảo sát và làm việc, Ban quản lý Chợ đầu mối huyện Thủ Đức thống nhất sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận thuê mặt bằng làm nơi tập trung kinh doanh, phân phối thanh long Bình Thuận; Ban quản lý Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam - Hà Nội cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận thực hiện trung chuyển, phân phối thanh long hàng tại trung tâm. Đây là điều kiện khá thuận lợi cho các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận tập trung khai thác để phát triển mở rộng việc tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa.

2. Tại các siêu thị:

2.1. Khái quát về nhu cầu tiêu thụ:

Qua khảo sát, tìm hiểu thông tin tại các siêu thị ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội cho thấy, thanh long tiêu thụ tại các siêu thị chưa nhiều; riêng các siêu thị ở Hà Nội tiêu thụ nhiều thanh long hơn.

Tình hình kinh doanh thanh long tại các siêu thị như sau:

+ Siêu thị Big C, cả năm 2011 tiêu thụ 300 tấn (trong đó có thanh long do DNTN Rau quả Bình Thuận cung cấp) và có khả năng phát triển khoảng 07 tấn/tuần. Người tiêu dùng thích thanh long kích thước lớn, vỏ dày để bảo quản tốt;

+ Siêu thị Coopmart - thành phố Hồ Chí Minh: nhu cầu tiêu thụ khá ít, khoảng 2 - 4 tấn/tháng; hình thức, mẫu mã thanh long bày bán tại siêu thị này khá xấu do là hàng loại 2, 3 và để lâu.

+ Siêu thị Fivimart tại Hà Nội tiêu thụ khoảng 4 tấn/tuần, chủng loại: thanh long ruột trắng và ruột đỏ và chủ yếu là thanh long tỉnh Tiến Giang;

(Hình 2: thanh long tại Siêu thị Big C - TP.HCM)

+ Siêu thị Maximark tiêu thụ 3,5 tấn/tuần nhưng chủ yếu là thanh long tỉnh Long An và Khánh Hòa;

+ Siêu thị Citimart, siêu thị Vinatex-Mart, hệ thống siêu thị của Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, hệ thống siêu thị của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, siêu thị Intimex Việt Nam, hệ thống siêu thị của Tổng Công ty TNHH Nhà nước MTV thực phẩm Hà Nội: chưa có mua, bán thanh long tỉnh Bình Thuận, chỉ có tiêu thụ thanh long của tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang và Ba Vì - Hà Nội.

2.2. Nhận xét chung:

- Thanh long bán ở các siêu thị lấy từ nhiều nguồn khác nhau, không phân biệt rõ nguồn gốc thanh long để người tiêu dùng nhận biết. Về hình thức mẫu mã thanh long tại các siêu thị chưa được tốt, chủ yếu là thanh long loại 2; về giá cả khá cao so với giá tại chợ và chưa ổn định;

- Các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận chưa tiếp cận trực tiếp với các siêu thị để thực hiện tiếp thị sản phẩm nên việc hợp tác phân phối thanh long Bình Thuận chưa có hợp đồng cụ thể, các siêu thị chủ yếu lấy hàng từ các đơn vị bán buôn, nậu vựa tại các chợ đầu mối.

Qua khảo sát, các siêu thị đều khẳng định thanh long Bình Thuận chất lượng tốt, phù hợp với người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đẩy mạnh việc tiêu thụ tại các siêu thị, các doanh nghiệp cần quan tâm đến một số vấn đề sau (tổng hợp ý kiến đề nghị của các siêu thị trong chuyến khảo sát):

+ Các doanh nghiệp cần tiếp cận với siêu thị để hai ký kết hợp đồng cung ứng thanh long với số lượng, giá cả ổn định, chất lượng tốt. Riêng các siêu thị Hà Nội và các tỉnh phía bắc đề nghị doanh nghiệp Bình Thuận tập trung đầu mối phân phối sản phẩm cho các hệ thống siêu thị của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội;

+ Cung cấp cả 02 loại thanh long ruột trắng và ruột đỏ để đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng;

+ Thanh long cần dán tem Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” để khẳng định thương hiệu, uy tín thanh long Bình Thuận đối với người tiêu dùng.

Ngoài ra, cần thực hiện tốt công tác quảng bá thương hiệu, sản phẩm tại các siêu thị bằng nhiều hình thức (như tờ rơi, pa nô, áp phích…); trong đó giới thiệu lợi ích của việc dùng thanh long, giới thiệu một số cách sử dụng thanh long (cocktail thanh long, thanh long trộn kem, sữa…)

3. Tại các điểm bán lẻ:

Qua kết quả khảo sát hoạt động bán lẻ thanh long tại các chợ truyền thống ở các tỉnh, thành phố miền Nam, miền Trung, miền Bắc cho thấy mức tiêu thụ không nhiều, không thường xuyên; giá cả thanh long không ổn định, thiếu đầu mối phân phối hàng hóa. Do đó, để phát triển thị trường bán lẻ trái thanh long, các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận cần liên kết với doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố để thực hiện tốt khâu phân phối thanh long với hình dáng, mẫu mã và giá cả phù hợp, ổn định.

VII. Điều tra, nghiên cứu tình hình, thực trạng thu mua, sơ chế, đóng gói thanh long tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh

1. Tình hình, thực trạng hoạt động thu mua thanh long trên địa bàn tỉnh:

1.1. Mạng lưới thu mua thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận:

Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 152 tổ chức, cá nhân kinh doanh trái thanh long, bao gồm 106 hộ kinh doanh và 46 doanh nghiệp, cơ sở thu mua - sơ chế - đóng gói; trong số này có 14 doanh nghiệp xuất khẩu chính ngạch thanh long.

Hoạt động thu mua thanh long tại nơi sản xuất chủ yếu do các thương lái đảm nhiệm, các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ trực tiếp thu mua tại những nhà vườn có số lượng tương đối lớn (3 - 5 tấn). Tại các địa phương có sản xuất thanh long (Bình Thuận, Long An, Tiền Giang), mạng lưới thương lái phát triển rộng khắp các địa bàn, lực lượng này thu mua thanh long từ nơi sản xuất về bán lại cho các doanh nghiệp kinh doanh - xuất khẩu thanh long, cơ sở sơ chế - đóng gói thanh long để phân loại, sơ chế và cung ứng đến các thị trường. Mỗi doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long đều có mạng lưới thương lái (khoảng vài chục cá nhân) trực tiếp thu mua thanh long tại các vườn sản xuất về cung cấp hàng theo nhu cầu của doanh nghiệp mình; tuy nhiên do yêu cầu thị trường khác nhau về tiêu chuẩn, mẫu mã nên các thương lái có thể phân loại hàng để giao cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh khác theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Việc thu mua thanh long diễn ra khá sôi động nhất là ở mùa trái vụ và thời điểm các doanh nghiệp đang cần hàng để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết.

1.2. Phương thức giao dịch và thanh toán giữa doanh nghiệp, thương lái với nông dân:

a) Cách thức giao dịch thông dụng:

Việc giao dịch, thỏa thuận trong mua bán thanh long giữa người sản xuất và người thu mua được thực hiện thông qua điện thoại hoặc gặp gỡ trực tiếp. Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa hai bên trước đó (là bạn hàng quen - mối hàng giao dịch thường xuyên; có giao dịch một vài lần;…) hoặc nhu cầu (cần bán - cần mua) mà người bán hoặc người mua chủ động liên lạc để thương lượng, thỏa thuận về giá cả kèm theo hình thức giao hàng. Sau khi thống nhất giá cả và phương thức tính toán, người mua sẽ đặt cọc trước một số tiền để làm tin. Số tiền đặt cọc thường chiếm khoảng 10 - 20% giá trị lô hàng tùy theo thỏa thuận giữa hai bên.

* Một số thỏa thuận chung giữa thương lái với nông dân:

- Thỏa thuận về chi phí thu hoạch, bốc xếp, vận chuyển:

+ Đối với hàng mùa (hàng chính vụ): nông dân phải chịu chi phí thu hoạch, bốc vác và vận chuyển đến điểm thu mua của thương lái (khoảng 2 - 3 km). Trường hợp hàng có số lượng nhiều, “hàng đẹp” hoặc thương lái muốn tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài… thì thương lái cho xe đến vận chuyển hàng tại điểm tập kết của nông dân (chi phí thu hoạch và bốc xếp người nông dân chịu);

+ Đối với hàng trái vụ: thương lái mua ngay tại vườn, chịu chi phí thu hoạch, bốc xếp và vận chuyển.

- Thỏa thuận về tỷ lệ khấu hao:

Tùy thuộc vào kích cỡ, chất lượng trái và mức độ thiệt hại do nấm, nứt,… tỷ lệ khấu hao thường được áp dụng là trừ 2 - 5% trọng lượng lô hàng. Trường hợp trong quá trình xếp hàng vào khay, thương lái chỉ chọn những trái đạt yêu cầu và loại bỏ những trái quá nhỏ, trái bị hư hại (nấm, nứt…) thì tỷ lệ khấu hao thường áp dụng là trừ 2 - 3%;

b) Các hình thức mua bán thanh long:

 Hiện nay, người nông dân bán thanh long cho các thương lái theo 02 hình thức chủ yếu là bán xô hoặc bán theo loại. Tùy theo từng địa phương, nông dân và thương lái lựa chọn các hình thức sau:

- Hình thức mua bán theo loại: thỏa thuận giá cả theo từng loại hàng, sau khi thu hoạch xong, người mua sẽ phân loại, cân xác định trọng lượng hàng theo từng loại;

- Hình thức mua bán xô: được chia theo nhiều cách:

+ Dựa trên trọng lượng: cắt hết trái và cân xác định trọng lượng để thanh toán;

+ Dựa trên số trái: bán hết các trái chín trên vườn thanh long theo cách “có trái có tiền” ;

+ Bán mão: qua ước lượng, hai bên thỏa thuận xác định giá trị lô hàng cả vườn theo cách “lời ăn lỗ chịu”;

c) Thanh toán:

Thông thường người mua sẽ thanh toán cho người bán bằng tiền mặt trước khi vận chuyển hàng đi. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự thỏa thuận, có khi 5 - 7 ngày sau khi giao hàng người mua mới thanh toán hết tiền hàng cho nông dân.;

d) Một số trường hợp vi phạm cam kết giữa người mua và người bán

Khi đến ngày thu hoạch đã có nhiều trường hợp vi phạm cam kết, gây tranh cãi giữa người mua và người bán:

- Nếu giá thị trường tăng cao hơn so với giá đã thỏa thuận (từ 20% trở lên), người nông dân thường đề nghị thương lái bù thêm giá hoặc đề nghị giảm hoặc bỏ tỷ lệ khấu hao… ;

- Nếu giá thị trường thấp hơn múc giá thỏa thuận, tùy thuộc vào sự tính toán mức thua lỗ, tùy vào sự quen biết giữa hai bên… khi đến ngày thu hoạch thương lái tìm cách tránh liên lạc với nông dân, không đến nhận hàng và bỏ tiền đặt cọc trước đó. Có trường hợp, để giữ mối quan hệ, thương lái chấp nhận mua nhưng đề nghị giảm bớt giá, tăng tỷ lệ khấu hao, lựa chọn hàng kỹ lưỡng hơn (lựa khó) để hạn chế thiệt hại…

1.3. Các mối quan hệ trong hoạt động thu mua thanh long:

a) Quan hệ giữa doanh nghiệp - thương lái:

Thương lái là lực lượng chủ yếu thu mua, cung cấp hàng cho doanh nghiệp; mỗi thương lái có thể cung cấp hàng cho một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long. Mặc dù giữa doanh nghiệp và thương lái không có văn bản ký kết nào nhưng mối quan hệ giữa hai bên khá chặt chẽ.

Các doanh nghiệp thông báo cho thương lái nhu cầu về số lượng hàng, tiêu chuẩn mẫu mã và cho giá thu mua (giá trong ngày hay giá một lô hàng/đợt); theo đó các thương lái sẽ đến các nơi sản xuất để thu mua hàng giao cho doanh nghiệp. Thương lái được doanh nghiệp chi trả hoa hồng thu mua; mức hoa hồng cao hay thấp tùy thuộc sự quen biết qua nhiều năm, cung cấp hàng thường xuyên với số lượng lớn, hàng đạt yêu cầu… Ngoài ra thương lái được hưởng mức chênh lệch số lượng (qua tỷ lệ khấu hao, chênh lệch trọng lượng bao bì…).

Nhìn chung, thương lái là lực lượng quan trọng, là cánh tay nối dài của doanh nghiệp, góp phần giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm một cách dễ dàng, thuận lợi. Tuy nhiên cần quản lý chặt chẽ hơn lực lượng này để hạn chế những mặt tiêu cực như tranh mua - tranh bán, ép cấp, ép giá;

b) Quan hệ giữa thương lái - nông dân; thương lái - HTX, tổ nhóm liên kết sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP:

Đây là mối quan hệ tự nguyện, hai bên thỏa thuận mua bán linh hoạt không có ký kết hợp đồng, được áp dụng phổ biến hiện nay do phù hợp với thói quen và tập quán mua bán truyền thống của nông dân. Tuy không có cam kết, trên nguyên tắc thuận mua vừa bán, người sản xuất có thể bán thanh long cho bất cứ thương lái nào để có lợi hơn; nhưng trong thực tế, khi hai bên đã có quan hệ mua bán vài lần liên tục trong năm thì thương lái xem nông dân đó là mối hàng và sẽ cố giữ không cho nông dân bán hàng cho thương lái khác bằng nhiều hình thức… nên đã xảy ra vài trường hợp tranh chấp giữa các thương lái gây mất trật tự trên địa bàn.

Với lực lượng khá đông đảo, phân bổ rộng khắp và phương thức thu mua linh hoạt (đi vào tận nơi sản xuất, không phân biệt số lượng nhiều ít, thanh toán tiền mặt ngay khi nhận hàng), các thương lái đã góp phần tích cực trong việc tiêu thụ thanh long cho nông dân trong thời gian qua;

c) Quan hệ doanh nghiệp - nông dân; doanh nghiệp - HTX, tổ nhóm liên kết:

Các doanh nghiệp ít khi mua hàng trực tiếp từ nông dân ngoại trừ nông dân có diện tích khá lớn, sản lượng nhiều hoặc có mối quan hệ thân tình; mỗi doanh nghiệp thường tổ chức thu mua tại một số vùng nhất định. Đa số các doanh nghiệp chọn hình thức giao dịch miệng với nông dân, ít khi ký kết hợp đồng. Đã có nhiều nông dân liên lạc trực tiếp với chủ doanh nghiệp để giao dịch bán hàng, tuy nhiên doanh nghiệp thường giao cho đại diện của mình tại từng địa bàn đến nơi sản xuất xem hàng và thương lượng giá; thông thường giá mua hàng của doanh nghiệp tương đương với giá hàng mà lực lượng thương lái đang thu mua, do vậy người nông dân cũng it muốn liên hệ với doanh nghiệp.

* Trong thời gian qua, mặc dù được khuyến khích nhưng việc liên kết tiêu thụ thanh long giữa doanh nghiệp với nông dân; giữa doanh nghiệp với HTX, tổ nhóm liên kết sản xuất thanh long còn khiêm tốn và mối quan hệ còn khá lỏng lẻo, chỉ là sự giao kết của hai bên với nhau trong tiêu thụ sản phẩm khi thu hoạch chứ chưa thật sự gắn kết chặt chẽ với nhau bằng những cam kết theo hợp đồng về kế hoạch giao hàng, giá cả, trách nhiệm quyền lợi…

2. Hoạt động sơ chế, đóng gói:

2.1. Quy trình sơ chế, đóng gói thanh long:

Quy trình thu mua - sơ chế - đóng gói thanh long gồm các công đoạn:

Thanh long thu hoạch từ nơi sản xuất ð Vận chuyển ð Nhập kho ð Phân loại ð Sơ chế (rửa, lau chùi, làm khô trái, cắt cùi…) ð Phân cỡ, đóng gói ð Ghi ký mã hiệu ð Lưu kho bảo quản.

Sau khi thanh long về kho, công nhân tiến hành phân loại nhằm chọn những trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu theo từng thị trường yêu cầu (thanh long xuất khẩu loại 1, loại 2…) và những trái thanh long bị hư hại (nấm, răn nứt, trầy xước, gãy tai trái… không đúng tiêu chuẩn, quy cách của khách hàng) chủ yếu giao cho thị trường nội địa. Khâu phân loại có thể được thực hiện trước hoặc sau khâu sơ chế, tuy nhiên các đơn vị thường thực hiện đồng thời hai khâu: trong lúc sơ chế thì tiến hành phân loại.

Các công đoạn tại khâu sơ chế, đóng gói gồm:

- Làm vệ sinh trái (rửa, lau chùi, làm sạch khoang mũi). Trái thanh long được cho vào dung dịch nước rửa trái (nước Ozon hay nước pha chế phẩm sinh học Umikai hoặc LonLife);

- Làm khô trái bằng quạt; tiến hành cắt cùi sau đó dán tem logo của doanh nghiệp hoặc tem Chỉ dẫn địa lý lên trái (nếu có yêu cầu);

- Dùng cân có độ chính xác cao (cân đã kiểm định) để lựa chọn trái có trọng lượng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, trái đồng đều, đúng theo cỡ size;

- Cho trái vào túi ny lông (PE) có đục lổ nhằm giảm sự cọ xát, tránh bầm dập, gãy tai trái. Vuốt miệng túi ny lông thẳng theo chiều mũi trái và xếp các trái vào thùng carton. Đóng đai nẹp nhựa;

- Ghi/ dán/ đánh dấu các thông tin lên thùng carton (như ngày tháng đóng gói, ngày hết hạn sử dụng, trọng lượng tịnh, trọng lượng cả bao bì, tiêu chuẩn loại hàng…);

- Chuyển hàng vào kho tồn trữ bảo quản (nếu hàng chưa được giao ngay cho khách). Nhìn chung quy trình sơ chế, đóng gói thanh long khá đơn giản.

2.2. Về nhà xưởng phục vụ đóng gói, kho bảo quản lạnh:

- Hiện nay, diện tích nhà xưởng của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác thu mua - sơ chế - đóng gói - bảo quản là khá lớn (khoảng 46.322 m2). Phần lớn nhà xưởng có độ thoáng tốt và chủ yếu chỉ phục vụ cho sơ chế, đóng gói trái tươi để giao hàng cho những thị trường dễ tính; việc bố trí nơi nhận hàng (đầu vào) và xuất hàng (đầu ra) chưa hợp lý, rất dễ xảy ra tình trạng nhiễm bẩn sau khi đã làm sạch và điều này cũng đã góp phần làm giảm chất lượng và số lượng thanh long tiêu thụ tươi.

Từ 2009, sau khi thanh long được phép xuất khẩu vào Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp đã triển khai cải tạo, nâng cấp hệ thống nhà xưởng để bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và được cấp code vào thị trường Hoa Kỳ.

Từ đầu năm 2011 đến nay, thực hiện theo Quyết định 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống nhà xưởng, kho lạnh để phục vụ sơ chế, đóng gói và bảo quản thanh long bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 18 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long đủ điều kiện sơ chế thanh long an toàn đang hoạt động. (cụ thể xem Bảng 7 phần phụ lục).

3. Diễn biến giá thu mua thanh long trên địa bàn tỉnh:

Cây thanh long bắt đầu thu hoạch chính vụ từ tháng 4 - 9 dương lịch hàng năm. Từ năm 1996 trở lại đây, người nông dân đã áp dụng thành công trong việc xử lý, điều khiển cho cây thanh long ra hoa trái vụ bằng ánh sáng đèn (vào khoảng thời gian từ tháng 10 - 3 dương lịch), cây thanh long trở thành cây cho trái quanh năm. Do đặc điểm như vậy nên có thể chia giá cả thanh long thành 02 mốc: giá thanh long chính vụ (hàng mùa) và giá thanh long trái vụ.

Nhìn chung, giá thanh long chính vụ luôn thấp hơn giá thanh long trái vụ. Giai đoạn tháng 6 - 9 dương lịch cũng là mùa thu hoạch của nhiều loại trái cây, do vậy giá thanh long mùa này tương đối thấp (và thấp hơn so với một số loại trái cây khác). Đối với thanh long trái vụ, người nông dân phải đầu tư và tốn kém nhiều chi phí để chong đèn xử lý cho thanh long ra hoa; tuy nhiên không phải người nông dân nào cũng có đủ điều kiện và nguồn vốn để đầu tư trạm biến áp - TBA phục vụ chong đèn, do vậy số diện tích thanh long có nguồn điện để chong đèn chỉ chiếm tỷ lệ 30 - 40% so tổng diện tích thanh long thu hoạch (giai đoạn trước 2006). Ngoài ra năng suất thanh long vụ chong đèn cũng không ổn định (phụ thuộc vào nhiều yếu tố (như nguồn điện, khí hậu thời tiết, kỹ thuật canh tác,…) nên sản lượng thanh long mùa này ít và giai đoạn này cũng không có nhiều loại trái cây… do đó, giá thanh long trái vụ cao hơn thanh long chính vụ. Vào các tháng giao thoa giữa thời điểm chính vụ - trái vụ (cuối tháng 3 đầu tháng 5 - cuối tháng 8 đầu tháng 10) lúc này sản lượng ít nên giá thanh long thường bấp bênh, lúc cao như hàng trái vụ, lúc thấp như hàng chính vụ. Trong các tháng còn lại, nhất là mùa trái vụ, giá thu mua tuy có biến động nhưng số lần biến động trong tháng ít hơn và mức độ chênh lệch không quá cao (ngoại trừ trường hợp cá biệt như ùn tắc hàng hóa tại cửa khẩu dài ngày…).

Giá cả thu mua thường xuyên biến động, mỗi ngày mỗi giá (có ngày 2 - 3 giá); trong đó giá thanh long loại 1 (hàng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu) do nhu cầu xuất khẩu nên biến động nhiều hơn và mức độ dao động khá cao (từ 3.000 - 5.000 đ/kg), riêng giá thanh long loại 02 khá bình ổn, mức độ dao động giá thấp (chỉ khoảng 500 - 1.000 đ/kg).

Giá thanh long phụ thuộc nhiều vào yếu tố cung cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc vì thị trường này tiêu thụ 70 - 80% thanh long của tỉnh ta. Khi nhu cầu của thị trường này giảm thì lập tức giá thu mua thanh long tại Bình Thuận tụt giảm. Từ năm 2009 đến nay, đã xảy ra tình trạng khủng hoảng thừa cục bộ, nhiều đợt giá thu mua thanh long giảm mạnh, có lúc giá thanh long trái vụ thấp hơn cả thanh long chính vụ đã gây ra bức xúc cho người sản xuất nói riêng và cả chính quyền các cấp nói chung (về nguyên nhân sẽ trình bày ở phần sau). Thực tế, đã nhiều lần, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận bị thua lỗ, nhất là đối với những cơ sở kinh doanh nhỏ, ít kinh nghiệm,… bị mất hết vốn phải tạm ngừng hoạt động. Để bù thiệt hại, nhiều doanh nghiệp chủ động hạ giá thu mua, do vậy vào những thời điểm này giá thu mua thanh long giảm thấp. Mặc dù giá thanh long xuất khẩu chính ngạch ở các thị trường (kể cả giá xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc) không có sự chênh lệch lớn nhưng do số lượng hàng xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ lệ còn thấp so với lượng hàng buôn bán biên mậu sang thị trường Trung Quốc nên bình quân giá mua thấp, không kéo giá lên được.

Trước đây, do diện tích thanh long được chong đèn khá ít nên giá thanh long trái vụ tăng cao gấp 3 - 4 lần so chính vụ. Trong vài năm gần đây, diện tích thanh long chong đèn chiếm tỉ lệ ngày càng cao (cuối năm 2011, diện tích chong đèn chiếm tỉ lệ 78% so diện tích thanh long thu hoạch trên địa bàn tỉnh) nên sản lượng thanh long mùa trái vụ ngày càng tăng lên khá nhanh và mức độ chênh lệch giá giữa thanh long trái vụ và chính vụ ngày càng giảm dần. Năm 2011, giá thanh long trái vụ chỉ cao hơn thanh long chính vụ 1,5 - 2 lần; tuy nhiên từ tháng 9 - 12/2012, giá thanh long chỉ tương đương thanh long cuối vụ hàng mùa (dao động trong khoảng 10.000 - 12.000 đ/kg).

 (diễn biến giá mua thanh long trên địa bàn tỉnh từ năm 2008 đến năm 2012 xem Bảng 16 phần phụ lục)

VIII. Nghiên cứu đánh giá thực trạng nhập khẩu thanh long của các thị trường trên thế giới.

1. Khái quát nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới:

1.1. Thị trường Châu Á:

- Trung Quốc là một trong những nước sản xuất rau quả hàng đầu thế giới, với sản lượng quả hàng năm đạt khoảng 62 triệu tấn, nhưng nhu cầu nhập khẩu rau quả của Trung Quốc vẫn rất lớn, nhất là những loại rau quả đặc trưng của Việt Nam như thanh long, dừa khô lột vỏ, vải, nhãn… Nhu cầu trái cây của Trung Quốc khá đa dạng do các tầng lớp dân cư có thu nhập khác nhau.

Trong giai đoạn (2005 - 2009), tốc độ tăng trưởng bình quân trái cây nhập khẩu của Trung Quốc về sản lượng là 16,46%, về giá trị là 23,98%. Theo khảo sát, mức tiêu thụ rau quả bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2008 là 68 kg/năm. Năm 2009 Trung Quốc nhập khẩu 2,14 triệu tấn trái cây đạt kim ngạch 1,407 tỷ USD (mặt hàng chủ yếu là chuối 491,3 ngàn tấn; nhãn 389,7 ngàn tấn; dưa hấu 263,7 ngàn tấn; sầu riêng 196,1 ngàn tấn và thanh long 195 ngàn tấn). Đến năm 2011, kim ngạch nhập khẩu trái cây của Trung Quốc đã đạt 2,45 tỷ USD; trong vòng 02 năm đã tăng 74%; so với năm 2001 tăng hơn 08 lần.

Trung Quốc nhập khẩu trái cây từ các thị trường chính như Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kỳ, Chi lê, Philippine, Canada, Brasil; trong đó, 03 thị trường lớn nhất là Thái Lan, Chi lê và Philippin; chiếm tỷ trọng lần lượt là 26%, 18% và 16% trong tổng giá trị nhập khẩu trái cây của Trung Quốc. (theo “Quốc tế thương báo” ngày 23/4/2012).

Các thị trường lớn khác của Châu Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia... cũng có mức tăng trưởng khá từ 20 - 80%.

- Nhu cầu nhập khẩu rau quả của Nhật Bản những năm gần đây đạt gần 6 tỷ USD/năm. Nhật Bản là một trong các quốc gia kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu nông thủy sản để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; đối với rau quả, cần thực hiện tốt khâu xử lý bảo quản tránh lây nhiễm dịch bệnh và côn trùng gây hại. Hàng rau quả của Việt Nam trong những năm qua vào thị trường này rất ít; trong lúc đó hàng rau quả của các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan, Philippines vào thị trường Nhật Bản khá nhiều do họ thực hiện và đáp ứng được yêu cầu của Nhật Bản. Nhu cầu tiêu dùng các loại trái cây có lợi cho sức khỏe như chuối, xoài, bơ, thanh long… đang tăng lên lên tại Nhật;

- Thị trường Indonesia: số liệu thống kê cho thấy nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Indonesia đã tăng mạnh trong những năm qua, từ 600 triệu USD năm 2006 lên 1,7 tỷ USD năm 2011. Sản phẩm chủ yếu bao gồm: hành tây (242 triệu USD), táo (153 triệu USD), cam (150 triệu USD), nho (99 triệu USD), nhãn (99 triệu USD), hành củ (74 triệu USD) và sầu riêng (74 triệu USD). Các nước khác xuất khẩu nhiều trái cây sang Indonesia là Trung Quốc (sản phẩm hàng đầu là táo và cam), Thái Lan, Mỹ, Chile và Australia;

- Thái Lan là một trong những nước nhiệt đới với rất nhiều loại trái cây, tuy nhiên nhu cầu đối với trái cây nhập khẩu của Thái Lan cũng rất lớn. Trong vòng 5 năm 2005 - 2010, nhập khẩu trái cây của Thái Lan đã tăng 181% (năm 2005 nhập khẩu trái cây của Thái Lan là 102,2 triệu USD, tăng lên 287,6 triệu USD vào năm 2010).

Hàng trái cây (đặc biệt là trái cây tươi) của Việt Nam đã có vị trí rất tốt trên thị trường Thái Lan. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam vào Thái Lan là 18,8 triệu USD, năm 2010 đạt 34,9 triệu USD; trong vòng 05 năm (2005 - 2010), kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi của Việt Nam vào Thái Lan đã tăng 86%. Tuy nhiên hiện nay xuất khẩu trái cây Việt Nam vào Thái Lan đang phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các nước xuất khẩu trái cây lớn trên thế giới như Trung Quốc, New Zealand, Australia; thị phần trái cây của Việt Nam tại Thái Lan đã giảm từ 18% xuống 12%, trong khi Trung Quốc đã tăng thị phần từ 60 lên 64%, New Zealand từ 2 lên 8%, Australia duy trì ở mức 5%;

- Singapore được đánh giá là thị trường rất hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu rau quả nước ngoài với danh mục tiêu thụ rất đa dạng, vừa đáp ứng cho nhu cầu của cư dân bản địa, vừa đáp ứng cho nhu cầu của khách du lịch. Thị trường cung cấp trái cây cho Singapore khá đa dạng; ngoài Thái Lan và Trung Quốc là hai thị trường cung cấp chính sản phẩm trái cây cho Singapore, còn có Australia, Pê-Ru, Chi Lê, Mỹ, New Zealand… Hiện nay, sản phẩm rau quả của Thái Lan chiếm thị phần lớn ở Singapore do Thái Lan đã xây dựng được thương hiệu và duy trì giá bán tại Singapore từ nhiều năm nay;

- Hàn Quốc có nhu cầu rất lớn trong tiêu thụ mặt hàng trái cây, đặc biệt là trái cây tươi; thị trường trái cây Hàn Quốc mỗi năm tăng trưởng đến trên 30% là thị trường đầy tiềm năng cho các nhà sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, đây cũng là nước có yêu cầu rất cao đối với mặt hàng trái cây nhập khẩu. Các nước xuất khẩu chính vào thị trường Hàn Quốc là Hoa Kỳ (chiếm khoảng 44% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc), Philippines (chiếm khoảng 28,2%), Chile (chiếm khoảng 11,6%)… Các loại sản phẩm nhập khẩu nhiều nhất của Hàn Quốc bao gồm chuối (cả tươi và sấy khô), các loại cam quýt (cả tươi và chế biến sấy khô, mứt…), nho, dứa, xoài, ổi, đu đủ, các loại hạt…

Năm 2011, Việt Nam xuất khẩu 18,9 triệu USD hàng rau quả sang Hàn Quốc (tăng 64,64% so 2010); trong đó trái cây đạt 4,59 triệu USD (tăng 120% so với năm 2010). Các mặt hàng trái cây đặc sản của Việt Nam như thanh long, dứa, xoài, cùng các loại hạt…có nhiều tiềm năng xuất khẩu vào thị trường này, nhưng để phát triển bền vững doanh cần kiểm soát chặt chẽ và nâng cao chất lượng trái cây.

1.2. Thị trường Châu Âu:

Mặc dù kinh tế Châu Âu đang gặp khó khăn nhưng nhu cầu tiêu thụ rau quả vẫn tăng; mỗi năm thị trường châu Âu nhập trên 80 triệu tấn trái cây tươi, trong đó trái cây nhiệt đới rất được ưa chuộng. Riêng 16 nước Tây Âu mỗi năm nhập khẩu khoảng 12 triệu tấn rau, củ, quả tươi và xu hướng còn tăng trong những năm tới, bình quân khoảng 1,4 triệu tấn mỗi năm (Theo John Hey, Tạp chí Asiafruit). Các quốc gia lớn ở khu vực Châu Âu như Đức, Pháp, Hà Lan, Anh được đánh giá là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới về mặt hàng trái cây nhiệt đới. Song để vào các nước này, trái cây của Việt Nam phải sản xuất theo các tiêu chuẩn GAP, VietGAP, GlobalGAP. Ở thị trường châu Âu, các loại trái cây của Việt Nam như bưởi, chanh, đu đủ, thanh long, vải… đã thiết lập thị trường ổn định, đang có nhiều triển vọng tăng kim ngạch.

1.3. Thị trường Châu Mỹ: Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn; trung bình hàng năm tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn trái cây tươi; trong đó chủ yếu nhãn, vải, chôm chôm cam, nho, táo, chuối, dứa… và trái thanh long. Đây là thị trường được đánh giá là rất tiềm năng, có khả năng tiêu thụ số lượng lớn và lâu dài, giá trị xuất khẩu cao, thể hiện đẳng cấp sản phẩm trên thị trường.

1.4. Nhận xét chung:

Như đã nêu ở Mục III; trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam không ngừng tăng lên; riêng đối với trái cây, kim ngạch xuất khẩu có sự tăng trưởng khá cao; trong giai đoạn (2009 - 2011), kim ngạch xuất khẩu trái cây đã tăng từ 109,3 triệu USD lên 259,9 triệu USD.

Tính đến cuối tháng 10 năm 2012, kim ngạch xuất khẩu rau quả đã đạt 650,95 triệu USD, tăng 29,72% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 4,57% so với cả năm 2011; trong đó:

- Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất của Việt Nam đối với ngành hàng này, với kim ngạch đạt 174,71 triệu USD, tăng 52,6% so với cùng kỳ năm 2011, chiếm tỷ trọng 37,58% trong tổng kim ngạch ngành hàng này. Các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc tương đối đa dạng do kiểm soát và yêu cầu về chất lượng không quá cao như các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Các mặt hàng chủ yếu gồm: dưa hấu, nhãn, vải, rau xanh các loại... ;

- Đối tác thứ hai là Nhật Bản với kim ngạch đạt 44,98 triệu USD, tăng 16,04% so với cùng kỳ năm 2011, chiếm tỷ trọng 9,68% trong tổng kim ngạch ngành hàng. Các mặt hàng chủ yếu gồm: thanh long, vú sữa, rau diếp, tỏi tây, hành tăm, salát, củ cải, rau xanh các loại...(các loại này thời gian gần đây càng tăng mạnh do xu hướng ăn kiêng của người Nhật ngày càng tăng);

- Đối tác thứ ba là Hoa Kỳ với kim ngạch đạt 31,45 tiệu USD, tăng 39,65% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 6,76%. Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là các mặt hàng như thanh long, bưởi, nấm rơm muối, nấm rơm đóng lon, ngô non đóng lon, ngô luộc, các loại khoai lang, hành củ, tỏi, gừng, nghệ,...

Riêng đối với mặt hàng trái cây, trong 6 tháng đầu năm 2012, Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch 7,02 triệu USD (sau Trung Quốc: 86,48 triệu USD và trên Hà Lan: 5,88 triệu USD);

- Tiếp theo là các thị trường Nga (chiếm tỷ trọng 5,15%), Indonesia (4,97%), Đài Loan (4,6%), Singapore (3,59%), Thái Lan (3,56%)…

Hiện nay Trung Quốc là thị trường lớn nhất của Việt Nam một phần do sự thuận lợi về địa lý, một phần do các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ kiểm soát rất chặt về chất lượng từ trồng, thu hái đến bảo quản sản phẩm khiến người trồng rau quả của Việt Nam gặp không ít khó khăn. Nhưng để phát triển lâu dài, việc nâng cao chất lượng là bắt buộc, càng làm nhiều với thị trường khó tính, chất lượng sản phẩm và tính chuyên nghiệp của các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam mới càng được nâng cao.

2. Thực trạng nhập khẩu thanh long ở các thị trường trên thế giới:

Thanh long được xem là loại trái cây tương đối mới, cho đến nay, trái thanh long vẫn chưa phải là sản phẩm được biết đến rộng rãi (ngoài cộng đồng các quốc gia Châu Á), do vậy đến nay vẫn chưa có nghiên cứu hay thống kê chính thức nào về sản lượng tiêu thụ và cung cấp sản phẩm này trên thế giới. Tuy nhiên các đánh giá đều cho thấy nhu cầu về thanh long có triển vọng phát triển tốt trong thời gian tới trên khắp thế giới, đặc biệt ở các thị trường mới của thanh long (ngoài châu Á). Hiện tại, các thị trường tiêu thụ thanh long chính trên thế giới gồm 03 khu vực:

- Châu Á: là thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất và cũng dễ tính nhất, đặc biệt là các quốc gia có cộng đồng người Hoa do niềm tin vào sự may mắn mang lại nhờ tên goi, hình dáng, và màu sắc của quả thanh long. Đây là các thị trường truyền thống của thanh long.

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ thanh long lớn nhất ở Châu Á và cũng là lớn nhất thế giới hiện nay; từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ lớn nhất thanh long của Việt Nam.

Một số quốc gia Châu Á không ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng ngày càng quan tâm đến sản phẩm thanh long do các đặc tính tốt cho sức khỏe mà trái thanh long mang lại;

- Châu Âu: là thị trường nhập khẩu rau quả tươi hàng đầu thế giới và thị trường này khá cởi mở với các sản phẩm mới. Tuy thanh long còn là một mặt hàng tương đối mới và chưa được quảng bá rộng rãi, giá thành lại cao, nhưng vẫn rất có triển vọng và thu hút được ngày càng nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng. Nếu có thể giảm bớt giá thành và quảng bá rộng rãi hơn nữa về giá trị dinh dưỡng của trái thanh long, chắc chắn loại trái cây này sẽ đến được với đông đảo cộng đồng dân cư tại các quốc gia châu Âu.

Trong khu vực Châu Âu, Hà Lan là thị trường tiêu thụ thanh long Bình Thuận nhiều nhất; trong giai đoạn (2008 - 2011) thị trường này tiêu thụ bình quân khoảng 1.765 tấn/ năm đạt kim ngạch bình quân khoảng 2,6 triệu USD /năm. Các thị trường khác như Anh, Pháp, Đức… cũng nhập khẩu thanh long, tuy nhiên không ổn định như thị trường Hà Lan;

- Châu Mỹ: thanh long là mặt hàng truyền thống đối với người tiêu dùng gốc Á nói chung và gốc Việt nói riêng ở Mỹ. Do cộng đồng người Á và Việt khá cao nên nhu cầu tiêu thụ thanh long tương đối lớn. Đối với các nhóm sắc tộc khác, thanh long vẫn là sản phẩm tương đối mới và còn xa lạ với đa số người tiêu dùng, họ chưa biết “cách ăn” thanh long… Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết đây là thị trường sẽ phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới, bằng chứng là các chủ trang trại ở Florida và California đã bắt đầu tiến hành trồng thanh long để đáp ứng và đón đầu thị trường.

Thị trường Châu Mỹ nói chung là thị trường đồ sộ, có nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển nhanh, đạt được thương hiệu và đẳng cấp sản phẩm. Việc xuất khẩu thanh long sang Hoa Kỳ trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, trở ngại do xa xôi, thời gian vận chuyển dài, thời gian bảo quản trong lưu thông ngắn, thanh long dễ bị hư hỏng sau quá trình chiếu xạ, vận chuyển dài ngày… mặc dù giá tiêu thụ khá cao nhưng chi phí đầu vào cũng cao (chi phí vận chuyển và đặc biệt là giá chiếu xạ cao), mức độ rủi ro cao, hiệu quả kinh doanh đạt thấp nên không có nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thanh long vào thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, thanh long Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh từ các nước như Mexico, Colombia, Ecuador, Guatemala.

Thị trường tiêu thụ thanh long tại Hoa Kỳ hiện nay vẫn ổn, nhưng hiện còn “vướng” là việc kiểm tra dư lượng thuốc BVTV. Trên thực tế, lượng thanh long xuất khẩu đi Hoa Kỳ rất ít so với diện tích sản xuất được phía Hoa Kỳ cấp mã số nhưng vẫn không đủ hàng xuất sang thị trường này do thiếu lượng hàng đạt yêu cầu. Sau một thời gian khai thông và mở rộng thị trường Hoa Kỳ, từ ngày 20/8/2012, Hoa Kỳ đã cho phép một số mặt hàng trái cây của 03 nước Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam được phép đưa thẳng vào Hoa Kỳ để chiếu xạ trực tiếp tại nước này; trong đó, Thái Lan có 05 loại trái cây, Ấn Độ 01 loại trái cây (xoài) và Việt Nam là trái thanh long. Đây là thông tin tốt, thể hiện lòng tin của thị trường Hoa Kỳ đối với trái thanh long Việt Nam nhưng cũng đặt ra những yêu cầu khó đối với việc sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp.

IX. Đánh giá chung về kết quả, những tồn tại và nguyên nhân.

1. Nhận xét chung:

Thanh long được xếp vào nhóm 11 sản phẩm lợi thế của Việt Nam; vừa qua, Bộ Nông nghiệp & PTNT đã xếp thanh long là một trong 09 loại cây trồng chủ lực của Việt Nam có lợi thế cạnh tranh (gồm thanh long, xoài, bưởi, cam sành, sầu riêng, dứa, nhãn, chôm chôm và chuối). Thanh long là một trong những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của Bình Thuận, là sản phẩm quan trọng góp phần nâng cao GDP của ngành nông - lâm - thủy sản nói riêng và GDP của tỉnh Bình Thuận nói chung. Phát triển thanh long của tỉnh đã góp phần to lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, cây thanh long đã trở thành cây “làm giàu”, tạo việc làm cho hàng vạn hộ nông dân sản xuất, cho nhiều doanh nghiệp, cơ sở sơ chế, đóng gói, kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, là sản phẩm quan trọng góp phần nâng cao nguồn thu cho ngân sách địa phương và làm thay đổi bộ mặt nông thôn…

Trong những năm qua, nhằm phát triển thanh long theo hướng an toàn, ổn định, bền vững; Tỉnh ủy, UBND tỉnh rất quan tâm đến vấn đề quy hoạch, định hướng và phát triển cây thanh long, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo các sở, ngành và địa phương có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển cây thanh long, do vậy việc sản xuất - kinh doanh thanh long đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

Mặc dù thanh long không phải là mặt hàng thiết yếu nhưng do hình thức và ý nghĩa của tên gọi của trái thanh long, do tín ngưỡng sử dụng trong thờ cúng của người Châu Á, thông qua việc quảng bá, giới thiệu lợi ích, công dụng của trái thanh long nên nhu cầu đối với thanh long ngày càng tăng. Trong những năm qua việc tiêu thụ thanh long khá ổn định (cả thị trường trong nước và xuất khẩu) đã góp phần tác động, thúc đẩy phát triển sản xuất.

Thanh long xuất khẩu chính ngạch luôn có sự tăng trưởng cả về lượng và giá trị; đối với mua bán biên mậu, mặc dù có những lúc thị trường Trung Quốc bị ách tắc và giá cả có lúc tụt giảm mạnh… nhưng nhìn chung hoạt động xuất khẩu thanh long vào thị trường này trong thời gian qua vẫn bình thường. Việc đẩy mạnh công tác xuất khẩu (gồm cả chính ngạch và mậu dịch biên giới) đã tạo ra thị trường có tác động giúp cho cây thanh long phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua.

2. Đánh giá về những thuận lợi trong sản xuất - tiêu thụ thanh long:

- Bình Thuận là tỉnh có diện tích sản xuất thanh long lớn nhất so cả nước, với sản lượng vượt trội. Nhằm bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, tại Bình Thuận đã triển khai các mô hình sản xuất thanh long theo hướng an toàn. Thanh long là sản phẩm cây ăn trái đầu tiên trong cà nước có nhiều diện tích được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP nhất. Đến cuối năm 2012, Bình Thuận có 10 đơn vị sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn GlobalGAP và đã được chứng nhận với tổng diện tích 235 ha; có 8.100 ha đang sản xuất theo quy trình VietGAP, trong đó có 6.543 ha thanh long được cấp Giấy chứng nhận VietGAP; có 1.468,98 ha thanh long được Hoa Kỳ cấp mã số vùng trồng. Về cơ sở sơ chế, đóng gói thanh long, Bình Thuận có 04 cơ sở đạt tiêu chuẩn GlobalGAP; có 08 doanh nghiệp được cấp mã số hội đủ tiêu chuẩn kỹ thuật nhà đóng gói (code) để xuất khẩu thanh long vào Hoa Kỳ; có 10 cơ sở được cấp giấy đủ điều kiện sơ chế rau, quả an toàn; trong đó có 02 cơ sở được cấp chứng nhận VietGAP… tạo thuận lợi cho thanh long Bình Thuận vươn đến các thị trường khó tính;

- Đặc biệt, với biện pháp chong đèn, kích thích ra hoa trái vụ, nắm vững qui trình kỹ thuật canh tác để cho ra trái thanh long theo ý muốn của mình về thời gian thu hoạch, kích cỡ trái, chất lượng trái; nhờ vậy có thể cung cấp cho thị trường quanh năm theo yêu cầu, được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng, giá cả ổn định;

- Kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất thanh long (giao thông nội đồng, thủy lợi, mạng lưới điện…) luôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp; diện tích nhà xưởng đóng gói, kho lạnh bảo quản thanh long của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng phục vụ tốt hơn cho công tác thu mua - sơ chế - đóng gói - bảo quản - tiêu thụ thanh long;

- Thị trường tiêu thụ luôn được quan tâm củng cố và phát triển mở rộng; các doanh nghiệp trong tỉnh đã xuất khẩu (chính ngạch) trái thanh long đến 14 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; bao gồm Châu Á (Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan,..); Châu Âu (Hà Lan, Anh, Pháp, Đức); Châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ; năm 2012 có thêm thị trường Chi Lê); đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện quảng bá, xúc tiến thương mại cả thị trường trong nước và ngoài nước; bên cạnh việc củng cố các thị trường truyền thống, trong đó đặc biệt quan tâm đến thị trường Trung Quốc (là thị trường chủ lực tiêu thụ thanh long Bình Thuận); tìm kiếm, phát triển thị trường thị trường mới, có tiềm năng nhằm bảo đảm tiêu thụ ổn định.

3. Một số hạn chế trong tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ và quảng bá thanh long:

3.1. Trong sản xuất:

- Việc sản xuất không theo quy hoạch nên việc quản lý, đầu tư phát triển hạ tầng là rất khó khăn, nhất là quy hoạch mạng lưới để cung cấp điện cho thanh long trái vụ; đồng thời do bố trí sản xuất tập trung vào một số thời điểm nhất định sẽ dễ xảy ra tình trạng tăng sản lượng đột biến trong cùng một thời điểm gây nên khủng hoảng thừa cục bộ (đã xảy ra trong thời gian vừa qua);

- Việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tình trạng lạm dụng thuốc BVTV và chất kích thích tăng trưởng trên cây thanh long vẫn còn xảy ra (tuy không phổ biến như trước) đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng thị trường mới đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng và đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Số doanh nghiệp thực hiện xây dựng cơ sở sơ chế đóng gói rau quả an toàn theo quy định của Bộ Nông nghiệp &PTNT còn quá ít;

- Việc triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhà máy xử lý trái thanh long bằng hơi nước nóng, nhà máy chiếu xạ còn chậm;

- Trong giai đoạn này, thanh long của tỉnh mới chỉ được tiêu thụ ở dạng quả tươi là chính. Các sản phẩm chế biến từ trái thanh long (như nước ép thanh long, thanh long sấy khô…) chỉ mới bước đầu sản xuất, cung cấp để thăm dò thị trường;

- Mối liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long với người sản xuất bằng hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm để tạo ra thế mạnh trong sản xuất cũng như tiêu thụ thanh long bước đầu được hình thành song chưa bền vững.

3.2. Trong tiêu thụ:

- Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận có qui mô vừa và nhỏ, trình độ ngoại thương còn hạn chế, khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế còn thấp, do đó việc thâm nhập, phát triển mở rộng thị trường gặp nhiều khó khăn,… Do vậy, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chính ngạch đạt tỷ lệ thấp so với thực tế lượng hàng doanh nghiệp thu mua vào, phần lớn là bán trong nước qua trung gian doanh nghiệp khác ngoài tỉnh để xuất khẩu.

Các doanh nghiệp kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh thiếu sự hợp tác, tính liên kết yếu, tình trạng tranh mua, tranh bán diễn ra thường xuyên góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng (nhất là khách hàng Trung Quốc) lợi dụng để ép giá làm thiệt hại cho chính doanh nghiệp và người sản xuất thanh long;

- Thị trường xuất khẩu còn thiếu yếu tố bền vững, trong đó đặc biệt là vấn đề rào cản kỹ thuật của nước nhập khẩu về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng các gốc hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, hiện diện côn trùng gây hại cây trồng…

Thị trường Trung Quốc trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục là một thị trường trọng điểm, là thị trường khổng lồ, đầy tiềm năng... nhưng đang tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất trắc; việc buôn bán biên giới thường không ổn định, thiếu lành mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Phương thức kinh doanh biên mậu đã tạo thuận lợi cho rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh thanh long của tỉnh Bình Thuận tham gia, dù góp phần làm cho người sản xuất thanh long dễ dàng tiêu thụ sản phẩm; song việc thực hiện buôn bán theo hình thức biên mậu các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhiều rủi ro trong giao hàng, thanh toán; tình trạng ép cấp, ép giá xảy ra thường xuyên và người thua thiệt là các doanh nghiệp tỉnh ta (đã phân tích ở Mục III, Điểm 4). Việc quá lệ thuộc vào một thị trường (cụ thể là thị trường Trung Quốc) dễ gặp rủi ro và bất lợi lớn đối với nền sản xuất một khi thị trường này có sự thay đổi (về mở rộng diện tích sản xuất thanh long để hạn chế nhập khẩu, về cơ chế chính sách xuất nhập khẩu, sử dụng rào cản kỹ thuật…);

- Thị trường nội địa chưa được quan tâm đúng mức. Các doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận chưa quan tâm đầy đủ đến việc tiếp cận trực tiếp để thực hiện tiếp thị, quảng bá và ký hợp đồng liên kết, hợp tác phân phối, cung ứng sản phẩm với các hệ thống siêu thị (do vậy nên đa số hệ thống các siêu thị chủ yếu lấy hàng từ các điểm bán buôn, nậu vựa tại các chợ đầu mối). Mẫu mã thanh long đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị chưa được tốt (do chủ yếu là thanh long loại 02) tạo sự phản cảm đối với người tiêu dùng khi so sánh với các loại trái cây khác không kể là trái cây sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm thanh long thường xuyên, ổn định tại các nhà hàng, các khách sạn lớn, các khu nghỉ dưỡng có nhiều khách nước ngoài;

- Về áp lực cạnh tranh: hiện nay, ngoài tỉnh Bình Thuận, nhiều địa phương khác trong nước đã và đang tiếp tục trồng thanh long (Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Nai, Cà Mau, một số tỉnh khu vực phía Bắc…); trên thế giới cũng có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trồng thanh long (Mexico, Columbia, Ecuador, Hoa Kỳ, Úc, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Srilanka, Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc); do vậy việc phát triển thanh long hiện nay được đặt trong tình thế sẽ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, nhất là trên hai mặt: chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

3.3. Trong xúc tiến thương mại, quảng bá, tiếp thị:

- Mặc dù đã có sự quan tâm chỉ đạo, nhưng đầu tư cho công tác quảng bá và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm thanh long chưa được mạnh mẽ và chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng về sản lượng và nhu cầu bức xúc về thị trường, tình hình cạnh tranh gay gắt đối với thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài;

- Việc quảng bá, tiếp thị của các doanh nghiệp còn thụ động, làm chưa được nhiều, trong đó đặc biệt là quảng bá về thương hiệu, quảng bá về sản phẩm trên thị trường cả trong nước và ngoài nước;

- Thị trường nội địa doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng, thị trường nước ngoài chưa được mở rộng; một số doanh nghiệp ít quan tâm và tham gia các hương trình xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường do kinh phí khó khăn. Ngân sách tỉnh bố trí cho các chương trình xúc tiến xuất khẩu còn quá ít, không đủ để xây dựng triển khai chương trình theo yêu cầu chỉ đạo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện nhiều hơn công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

PHẦN HAI

DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ THANH LONG BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN (2013 - 2015) VÀ DỰ TÍNH ĐẾN NĂM 2020

Thanh long là loại trái cây tương đối mới nên hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu hay thống kê chính thức nào về sản lượng tiêu thụ và cung cấp sản phẩm này trên thế giới. Nhằm phân tích và dự báo khả năng tiêu thụ thanh long tại thị trường trong nước và ngoài nước, cần phân tích nguồn cung các loại trái cây nói chung và trái thanh long nói riêng tại Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới.

* Đối với tiêu thụ nội địa: trái thanh long Bình Thuận chịu sự cạnh tranh với các loại trái cây sản xuất trong nước (trong đó có thanh long sản xuất ở các địa phương khác) và trái cây tươi nhập khẩu.

* Đối với xuất khẩu: trái thanh long Bình Thuận chịu sự cạnh tranh với thanh long của các tỉnh Tiền Giang, Long An và của một số nước có sản xuất thanh long; chịu sự cạnh tranh với các loại hoa quả (nhiệt đới và ôn đới) của các nước; trong đó chủ yếu là các nước sản xuất trái cây nhiệt đới tương đồng với Việt Nam như Thái Lan, Malaysia,…

I. Tình hình cung - cầu về trái cây nói chung và thanh long nói riêng.

1. Nguồn cung cấp trái cây sản xuất trong nước:

Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất và cung cấp trái cây nhiệt đới với tổng sản lượng thu hoạch năm 2011 khoảng 7,5 triệu tấn; chủng loại trái cây khá phong phú và đa dạng.

1.1. Về mùa vụ thu hoạch - thời điểm cung ứng cho thị trường:

Do đặc tính ra hoa theo mùa nên vào chính vụ, lượng trái cây thu hoạch tập trung khá lớn. Trong điều kiện bảo quản sau thu hoạch, chế biến sản phẩm còn nhiều hạn chế nên khi thu hoạch rộ thường tạo sức ép lớn cho tiêu thụ, giá bán giảm và hiệu quả sản xuất không cao, thường xảy ra hiện tượng “dội chợ”, khủng hoảng thừa cục bộ… đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sản xuất trái cây của nước ta thiếu yếu tố bền vững (tình trạng trồng - chặt, chặt - trồng thường xuyên xảy ra trong những năm qua), gây nhiều thiệt hại về kinh tế.

Trước thực trạng này, trong những năm gần, vấn đề rải vụ sản xuất, thu hoạch trái cây đã được nhiều nông dân, nhiều địa phương quan tâm triển khai thực hiện và thu được kết quả khả quan. Đối với một số loại như chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng, khóm…, trong khoảng 05 năm gần đây, nhiều nông dân đã biết phát triển các giống cây trồng cho thu hoạch rải vụ, biết áp dụng kỹ thuật để sản xuất trái vụ (trước hoặc sau mùa vụ chính); tuy nhiên đây mới chỉ là hiện tượng đơn lẻ ở một vài vùng chuyên canh. Tuy nhiên nếu không có quy hoạch, bố trí sản xuất một cách hợp lý, nhiều nông dân cùng đồng loạt bố trí sản xuất trái vụ thì vụ nghịch sẽ trở thành vụ chính. Đối với thanh long, nhờ áp dụng thành công biện pháp kích thích ra hoa trái vụ bằng ánh sáng đèn nên thời vụ thu hoạch rãi tương đối đều ở các tháng trong năm; đây được xem là lợi thế so sánh số 1 của cây thanh long.

Qua khảo sát, nguồn trái cây sản xuất trong nước có thể cung cấp hầu như quanh năm cho thị trường; tuy nhiên các loại trái cây có sản lượng lớn nêu trên đều thu hoạch tập trung (rộ) trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 DL hàng năm; cụ thể như: xoài cát Hòa Lộc (tháng 4 - 6); xoài cát Chu ( tháng 4 - 5); chôm chôm (tháng 4 - 6); ); bưởi năm roi (tháng 6 - 7); bưởi da xanh (tháng 7 - 8); nhãn (Miền Nam: tháng 11 - 12, Miền Bắc: tháng 8 - 9); cam sành (tháng 6 - 7); chuối (tháng 5 - 7); măng cụt (tháng 5 - 7); vải thiều (tháng 6 - 7),… (cụ thể xem Bảng 18 phần phụ lục)

1.2. Tiêu thụ:

Trái cây Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ ở dạng trái tươi và thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường nội địa, tỷ lệ xuất khẩu trái tươi không đáng kể. Ngoài trái thanh long thị trường tiêu thụ chủ yếu là xuất khẩu (tiêu thụ nội địa chỉ khoảng 15 - 20%); đối với các loại trái cây khác, lượng xuất khẩu không đáng kể so với sản lượng thu hoạch như: nhãn khoảng 5.000 tấn/năm, bưởi chanh 1.000 tấn/năm, xoài 500 tấn/năm…).

Sản lượng trái cây đưa vào chế biến còn ít cả về chủng loại lẫn sản lượng; cụ thể: trái cây sấy khô (chuối, vải, nhãn, mít; riêng thanh long chỉ mới sản xuất thử nghiệm thăm dò thị trường); trái cây đóng hộp (khóm, vải, nhãn, chôm chôm…); sản xuất nước ép (cam, nho, dâu, thanh long…).

(Hình 3: bày bán trái cây tại siêu thị)

Nhìn chung khâu chế biến - bảo quản trái cây còn nhiều hạn chế nên áp lực tiêu thụ trái cây tươi ngày càng trầm trọng hơn trước việc phát triển mở rộng diện tích sản xuất, gia tăng năng suất, sản lượng trái cây.

2. Các loại trái cây nhập khẩu:

Trái cây tươi vốn là sở thích và nhu cầu dinh dưỡng của tất cả mọi người trên thế giới. Bên cạnh khá nhiều chủng loại trái cây tươi đặc trưng mà thiên nhiên ưu đãi cho các nước nhiệt đới, hiện nay do điều kiện phát triển, trái cây nhập khẩu trở nên quen thuộc với thị trường.

Trong 02 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam nhập khẩu rau quả từ các nước khoảng 294 triệu USD. Năm 2011, Việt Nam nhập khẩu rau quả đạt giá trị 293,48 triệu (bằng 99,83% so cùng kỳ); trong đó nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 157,97 triệu USD, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu trái cây của Việt Nam (53,83%), tăng 1,3% so cùng kỳ; nhập khẩu từ các nước ASEAN năm 2011 đạt giá trị 45,58 triệu USD, giảm 27% so cùng kỳ (cụ thể Thái Lan 31,22 triệu USD, giảm 29%; Myanmar 9,57 triệu USD, giảm 20,8%; Malaysia 4,04 triệu USD, giảm 4,9% và Indonesia 0,76 triệu USD, giảm 65,1%); nhập khẩu từ Chi Lê 2,9 triệu USD (tăng 21,1% so cùng kỳ); Hoa Kỳ (37,29 triệu USD, tăng 9%); Úc (13,62 triệu USD, tăng 11,1%); Brasil (1,89 triệu USD, giảm 28,7%) và các quốc gia vùng lãnh thổ khác 34,24 triệu USD.

Chủng loại trái cây nhập khẩu khá phong phú và đa dạng. Hầu hết những loại trái đặc trưng ôn đới đã có mặt tại thị trường Việt Nam. Từ việc làm phong phú thêm những lựa chọn của người tiêu dùng do yếu tố “lạ”, những loại mà trong nước không có, trái cây tươi nhập khẩu đang trở nên phổ biến như một nhu cầu tự nhiên.

Năm 2012, kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam tăng 14% so 2011 đạt 335 triệu USD. Sự phát triển của thị trường trái cây tươi nhập khẩu những năm gần đây cho người tiêu dùng cơ hội dễ dàng tiếp cận với những sản phẩm trái cây tươi chất lượng cao từ những nước có nền nông nghiệp phát triển, có đặc thù khí hậu khác biệt với nước ta. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu rau quả chủ lực của Việt Nam. Riêng tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh, mỗi đêm có khoảng 300 tấn rau củ, trái cây của Trung Quốc chuyển về chợ này (chiếm khoảng 10% tổng lượng rau củ quả về chợ này/ngày).

3. Khả năng cạnh tranh của trái cây Việt Nam nói chung, thanh long nói riêng đối với các loại trái cây khác tại thị trường trong nước:

3.1. Về ưu điểm và nhược điểm của trái cây nhập khẩu:

Nhìn chung trái cây nhập khẩu từ các nước đều có hình thức mẫu mã đẹp, ngon và chất lượng tốt, nhất là trái cây của các nước có nền nông nghiệp phát triển, có đặc thù khí hậu khác biệt với nước ta; bên cạnh đó yếu tố “lạ” cũng góp phần kích thích người tiêu dùng lựa chọn trái cây nhập khẩu. Tuy nhiên các loại trái cây của các nước này có giá khá cao nên kén chọn người tiêu dùng, chỉ những người có thu nhập khá mới thường sử dụng.

Riêng đối với các loại trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc: những năm trước đây trái cây Trung Quốc tiêu thụ rất mạnh và hầu như chiếm lĩnh thị trường trái cây Việt Nam do có hình thức mẫu mã khá đẹp, giá khá rẻ nên phù hợp với hầu hết người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn. Từ giữa năm 2012 đến nay, sau những thông tin trái cây Trung Quốc còn tồn dư nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho người tiêu dùng nên trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc ít được người tiêu dùng quan tâm. Tại chợ lẻ, trên các sạp trái cây, vẫn hiện diện trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng chiếm số lượng rất ít.

Để an toàn, người tiêu dùng chọn mua trái cây trong nước; thị trường đã có sự chuyển dịch, tỷ trọng trái cây trong nước bắt đầu chiếm ưu thế góp phần thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong nước. Có thể nói, đây là cơ hội để trái cây của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường nội địa.

3.2 Những rào cản kỹ thuật của Việt Nam đối với trái cây nhập khẩu:

Thực hiện Thông tư 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/3/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu (có hiệu lực từ 01/7/2011); theo đó các nước xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào Việt Nam phải gửi hồ sơ đăng ký và được phía Việt Nam công nhận theo quy định. Ngày 12/10/2012, được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản có văn bản cho phép doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu trước 01/7/2011 được làm thủ tục nhập khẩu đến hết ngày 31/12/2012 (công văn số 1720/QLCL-CL2 gửi đến Tổng cục Hải quan).

Kể từ 01/01/2013, Việt Nam sẽ tạm dừng nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật từ các nước chưa gửi hồ sơ và chưa được xem xét công nhận được phép xuất khẩu vào Việt Nam. Để tạo điều kiện thuận lợi, tránh xảy ra ách tắc cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm có nguồn gốc thực vật của nước xuất khẩu sang Việt Nam, ngày 20/11/2012, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản đã có công thư số 1985 /QLCL-CL2 gửi đến Đại sứ quán các nước tại Việt Nam (nước chưa được công nhận theo quy định của Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT) hoàn thành hồ sơ đăng ký để được xem xét công nhận.

Hiện nay Việt Nam đang nhập khẩu hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng đến nay mới chỉ có 13 nước được công nhận được phép xuất khẩu các mặt hàng này vào nước ta (Mỹ, Pháp, Australia, New Zealand, Canada, Thái Lan, Hàn Quốc, Chile, Campuchia, Nam Phi , Ấn Độ….). Riêng Trung Quốc đang ráo riết hoàn tất hồ sơ doanh nghiệp để đăng ký với các cơ quan chức năng Việt Nam; tuy nhiên, do nước này có nhiều doanh nghiệp xuất hàng vào Việt Nam và vấn đề an toàn thực phẩm có tới 03 bộ quản lý, mất nhiều thời gian để làm thủ tục giấy tờ, nên Việt Nam đã đồng ý gia hạn thêm thời hạn công nhận tạm thời cho Trung Quốc đến ngày 30/6/2013.

Việc tăng cường kiểm soát chất lượng cũng làm giảm lượng trái cây nhập khẩu vào Việt Nam góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của trái cây sản xuất trong nước.

3.3. Về ưu và nhược điểm của thanh long so với các loại trái cây sản xuất trong nước:

Do đặc điểm của một số loại trái cây sản xuất ở các vùng, miền khác nhau; do thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng… nên trái cây sản xuất ở vùng này thường được vận chuyển đến vùng khác để tiêu thụ; do vậy trái cây Việt Nam hầu hết đều có mặt ở các chợ trong cả nước. Đối với thanh long, loại trái cây này có những ưu điểm nổi trội so với một số loại trái cây khác; cụ thể:

- Lợi thế lớn nhất là thanh long có thể cho trái theo ý muốn quanh năm, còn hầu hết các loại trái cây khác còn bị ảnh hưởng bởi mùa vụ (một số loại trái cây có sản xuất rải vụ nhưng số lượng không đáng kể);

- Do hình thức và ý nghĩa của tên gọi của trái thanh long, do tín ngưỡng sử dụng trong thờ cúng của người Châu Á nên trái thanh long thường được lựa chọn;

- Trái thanh long nhiều vitamin và chất khoáng, hoàn toàn không chứa chất béo, giàu chất xơ (gồm cả 02 loại chất xơ không hòa tan - cellulose và chất xơ hòa tan - pectin) giúp điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, làm giảm các chất nguy hiểm đối với cơ thể (như các chất béo, cholesterol, các độc chất...); hàm lượng đường đơn trong trái thanh long thấp do vậy người bị đái tháo đường vẫn ăn được trái thanh long. Với lợi ích, công dụng của trái thanh long nên nhu cầu đối với thanh long ngày càng tăng;

- Để phát triển thanh long bền vững, với mục tiêu đảm bảo ATVSTP đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, hiện nay thanh long là cây trồng có nhiều diện tích được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP nhất (VietGAP và GlobaGAP); trong đó Bình Thuận chiếm đa số. Trong thời gian tới, diện tích thanh long sản xuất theo tiêu chuẩn GAP ngày càng được mở rộng, có thể khẳng định đây cũng là một lợi thế riêng của thanh long Bình Thuận;

- Đối với thanh long Bình Thuận, sau hai năm chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, qui trình canh tác và đặc thù riêng của thanh long Bình Thuận, ngày 15/11/2006 Cục Sở hữu trí tuệ đã có quyết định số 786/QĐ-SHTT quyết định đăng bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa Bình Thuận cho sản phẩm quả thanh long.

Xuất phát từ những lợi thế do điều kiện thiên nhiên ưu đãi mang lại, hiện thanh long của Bình Thuận đã được nhiều người biết đến, được xem như một trong những đặc sản quan trọng của địa phương với sản lượng cao nhất nước hiện nay;

- Về giá cả: giá thanh long trên thị trường không cao và khá ổn định so với một số loại trái cây khác. Nhiều loại trái cây rải vụ có giá chênh lệch khá cao so với chính vụ; riêng đối với thanh long, trong vài năm gần đây diện tích thanh long được kéo điện sản xuất trái vụ tăng nên sản lượng thanh long trái vụ ngày càng nhiều, giá thanh long giữa chính vụ và trái vụ không chênh lệch nhiều như những năm trước. Do vậy thị trường cũng dễ chấp nhận mua trái thanh long hơn.

4. Nhận xét chung:

Như đã phân tích, trên thế giới ngày nay, do nhu cầu nên nhiều nước đang thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, họ đang phát triển sản xuất thanh long cho nhu cầu trong nước để hạn chế nhập khẩu; vì vậy, việc phát triển thanh long Bình Thuận để xuất khẩu phải được đặt trong quan hệ cung - cầu và cạnh tranh toàn cầu. Trong thời gian tới, dự báo thanh long cả nước nói chung và thanh long Bình Thuận nói riêng vẫn được tiêu thụ ổn định và có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, mức độ tăng cụ thể còn phụ thuộc rất nhiều vào khâu tổ chức mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu, sản phẩm; đặc biệt là thông tin thanh long là sản phẩm được sản xuất theo quy trình bảo đảm an toàn, không có dư lượng các hóa chất độc hại, dùng thanh long có lợi cho sức khỏe và giá bán cạnh tranh, không quá cao so với một số loại trái cây khác.

(Hình 4: các loại trái cây Việt Nam bày bán tại chợ)

II. Dự báo, định hướng đối với thị trường nội địa và xuất khẩu tại chỗ.

1. Dự báo:

Thị trường nội địa vẫn sẽ tiếp tục ổn định và phát triển mở rộng, nhất là thị trường khu vực miền Bắc, duyên hải miền Trung và Tây nguyên. Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác quảng bá, giới thiệu công dụng, lợi ích tốt cho sức khỏe khi dùng trái thanh long tại các điểm du lịch, các khu nghỉ dưỡng trong và ngoài tỉnh có nhiều khách nước ngoài… cũng sẽ tạo điều kiện mở rộng dung lượng thị trường trong hiện tại và tương lai (khi trở về nước, lượng khách nước ngoài sẽ gián tiếp thực hiện quảng bá giùm cho chúng ta).

2. Định hướng thị trường tiêu thụ nội địa:

a) Tại khu vực ĐBSCL: đây là vựa trái cây của cả nước với khá nhiều chủng loại, quanh năm đều có trái cây; đặc biệt có 02 tỉnh đang sản xuất thanh long (và một số tỉnh khác ở khu vực này cũng đang trồng thanh long) nên thanh long Bình Thuận không thể cạnh tranh và tìm thị trường tiêu thụ ở khu vực này;

b) Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận: thanh long Bình Thuận phải cạnh tranh mạnh mẽ nhất đối với thanh long của tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang; phải cạnh tranh với các loại trái cây cả nước, trong đó áp lực cạnh tranh khá mạnh là trái cây đến từ khu vực ĐBSCL và Tây nguyên; đồng thời phải cạnh tranh với trái cây nhập khẩu. Tuy nhiên, nhờ những ưu điểm của trái thanh long, đặc biệt là thanh long Bình Thuận nên thanh long Bình Thuận vẫn có chỗ đứng tại khu vực này; song cần chú ý đến đối tượng sử dụng để cung cấp chủng loại thanh long với cả cả phù hợp:

- Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, ở các thành phố lớn, ngoài chất lượng tốt, bảo đảm an toàn; thanh long phải có hình dáng, mẫu mã đẹp, bắt mắt (không có sự chênh lệch với thanh long các tỉnh khác, với các loại trái cây khác) để người tiêu dùng dễ lựa chọn. Người tiêu dùng trung lưu tại các thành phố lớn ở khu vực phía Bắc, họ ưa thích và sẵn sàng mua trái thanh long loại to, bóng đẹp với giá cao, thậm chí cao hơn so với giá thanh long xuất khẩu;

- Người tiêu dùng ở các tỉnh lẻ, nhất là ở nông thôn, miền núi, vùng xa… lực lượng công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất… do mức sống thấp hơn nên thường chọn thanh long giá rẻ (thanh long nhỏ, hình thức xấu, hàng có khuyết tật…);

c) Tại khu vực Hà Nội và các vùng lân cận: khu vực này cũng sản xuất một số loại trái cây theo mùa vụ như mận, vải, nhãn…; nhưng do yếu tố tâm lý, người tiêu dùng ở khu vực này thường thích chọn mua các loại trái cây “lạ” ở các vùng, miền khác chuyển đến, nhất là ở khu vực miền Nam như măng cụt, vú sữa, bưởi da xanh, chôm chôm, thanh long (của Tiền Giang, Long An nhưng chủ yếu là thanh long Bình Thuận)… và các loại trái cây nhập khẩu từ các nước (những năm trước đây là trái cây Trung Quốc, hiện nay là trái cây ở các nước Mỹ, Chi Lê, Úc,…). Thanh long Bình Thuận phải chịu sự cạnh tranh với các loại trái cây nêu trên; tuy nhiên do thông tin quảng bá thanh long có lợi cho sức khoẻ nên người tiêu dùng có xu hướng dùng nhiều thanh long; họ rất ưa chuộng và sẵn sàng trả giá cao cho thanh long loại to, mẫu mã đẹp; theo đó thanh long Bình Thuận đáp ứng được yêu cầu này;

d) Tại các tỉnh duyên hải Miền Trung, Tây Nguyên: khu vực này không có nhiều loại trái cây và xu hướng đa số người tiêu dùng thường chọn trái cây không quá đắt; trong các loại trái cây được người tiêu dùng ở khu vực này lựa chọn như xoài, ổi, táo ta, thanh long… trái thanh long có thể tiếp tục được tiêu thụ mạnh tại thị trường này;

3. Định hướng thị trường xuất khẩu tại chỗ:

Trong các năm qua, lượng khách du lịch đến Bình Thuận thăm quan và nghỉ dưỡng không ngừng tăng lên, trong đó lượng khách quốc tế đến Bình Thuận nhiều hơn với số ngày lưu trú dài hơn. Trong năm 2011, có 2,8 triệu lượt khách đến tỉnh thăm quan và nghỉ dưỡng (tăng 12,18% so năm 2010); trong đó lượng khách du lịch quốc tế đến hơn 300 ngàn lượt, số ngày lưu trú trung bình 3,24 ngày/khách trên tổng ngày nghỉ của khách quốc tế là 973.782 ngày đã tạo doanh thu tính ra lượng ngoại tệ thu về 85.087.747 USD. Sang năm 2012, lượng khách quốc tế có nhích lên với 340 ngàn lượt, số ngày lưu trú bình quân cũng tăng lên được 3,3 ngày/khách khiến tổng ngày nghỉ vượt lên 1.122.000 ngày, mang doanh thu về khoảng 100.762.135 USD. Theo dự báo, đến 2015, lượng khách quốc tế đến tỉnh là 500 ngàn lượt, số ngày khách lưu trú bình quân sẽ tăng lên 3,75 ngày/khách. Việc chi tiêu bình quân của khách dự báo sẽ tăng từ 1.850 USD năm 2012 lên 2.100 USD cho một kỳ nghỉ nên doanh thu khách quốc tế của năm 2015 quy ra ngoại tệ thu được 191.140.776 USD. Nếu triển khai đồng bộ các giải pháp từ thu hút nhiều khách quốc tế đến nghỉ dưỡng, đẩy mạnh các dịch vụ liên quan đến các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú thì lượng ngoại tệ thu được sẽ nhiều hơn.

Lượng khách quốc tế đến Bình Thuận gồm nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó chủ yếu là khách Nga, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc… Các doanh nghiệp cần quan tâm xây dựng kế hoạch đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tiếp thị, quảng bá thương hiệu, sản phẩm tại các nhà hàng, các khách sạn lớn, các điểm du lịch, các khu nghỉ dưỡng có nhiều khách nước ngoài kể cả trong và ngoài tỉnh (Nha Trang, Phan Thiết…): giới thiệu công dụng, lợi ích của việc dùng trái thanh long, chỉ cho khách hàng “cách ăn” thanh long,… Đây là một trong những cách tiếp thị, quảng bá sản phẩm ít chi phí nhưng hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần quan tâm thực hiện thường xuyên, ổn định.

III. Dự báo, định hướng đối với thị trường xuất khẩu.

1. Dự báo:

Nhìn chung, trong thời gian qua xuất khẩu thanh long đạt tốc độ tăng trưởng mạnh ở nhiều thị trường. Giá thanh long xuất khẩu cao hơn so với năm trước đã góp phần nâng cao giá trị kim ngạch xuất khẩu thanh long của nước ta nói chung và Bình Thuận nói riêng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, Việt Nam đã xuất khẩu 136.700 tấn thanh long đạt kim ngạch 74,46 triệu USD, tăng 78,3% về số lượng và 87,7% về kim ngạch so cùng kỳ 2011 (kim ngạch xuất khẩu trái cây vào các thị trường trong 6 tháng đầu năm 2012 xem Bảng 9 phần phụ lục). Trong 10 tháng, lượng thanh long xuất khẩu đã tăng lên thành 226 ngàn tấn đạt kim ngạch 128 triệu USD và đến cuối năm 2012 kim ngạch xuất khẩu thanh long đã đạt 192,14 triệu USD, tăng 79,8% so với năm 2011.

Dự báo trong những năm tới, kim ngạch xuất khẩu thanh long sẽ còn tăng và thị trường xuất khẩu vẫn còn tiếp tục ổn định và phát triển mở rộng; tuy nhiên mức độ tăng trưởng ở từng khu vực, từng thị trường sẽ khác nhau và tùy thuộc vào sự nổ lực của chúng ta.

2. Mục tiêu xuất khẩu thanh long đến năm 2015 và 2020:

Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhóm giải pháp để củng cố, mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ thanh long:

- Tập trung phát triển mở rộng thị trường các tỉnh phía Bắc, miền Trung; tăng dần tỷ trọng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tại chỗ từ 10 - 15% như hiện nay lên 16 - 17% vào năm 2015 và 18 - 20% vào năm 2020;

- Đẩy mạnh xuất khẩu thanh long chính ngạch vào thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Châu Âu, Châu Mỹ; phấn đấu đến năm 2015, sản lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch đạt mức 100.000 tấn với giá trị 56 triệu USD; trong đó nâng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thanh long vào thị trường Châu Âu, Hoa Kỳ từ 10% lên 15%; củng cố phát triển mở rộng thị trường Châu Á, tập trung vào các thị trường tiềm năng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ), đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch vào sâu trong thị trường nội địa Trung Quốc, hạn chế buôn bán theo hình thức biên mậu…

Phấn đầu đến năm 2020, sản lượng thanh long xuất khẩu chính ngạch đạt mức 180.000 tấn với giá trị 100 triệu USD.

3. Định hướng thị trường:

a) Đối với thị trường Châu Á:

Trong những năm qua, Việt Nam là nhà xuất khẩu thanh long hàng đầu vào thị trường Châu Á; ngoài công dụng và lợi ích, người tiêu dùng Châu Á ưa chuộng thanh long do niềm tin vào sự may mắn mang lại nhờ tên gọi, hình dáng, và màu sắc của quả thanh long. Thái Lan, Malaysia, Philippines, Đài Loan… là những quốc gia, vùng lãnh thổ có chủng loại trái cây và thị trường xuất khẩu khá tương đồng với Việt Nam; tuy nhiên trong những năm qua, trái thanh long Việt Nam (chủ yếu là thanh long Bình Thuận) đang chiếm ưu thế trên thị trường.

Trong các quốc gia Châu Á, mặc dù thanh long Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ với thanh long của Thái Lan, Đài Loan,… nhưng do có lợi thế về vị trí địa lý và mùa vụ nên Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường chủ lực tiêu thụ đối với một số loại trái cây Việt Nam trong đó có thanh long. Trong những năm tới, dự báo Châu Á vẫn là thị trường tiêu thụ chủ yếu đối với thanh long Việt Nam nói chung và thanh long Bình Thuận nói riêng.

Riêng đối với thị trường Trung Quốc, cho đến nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ lực thanh long Việt Nam nói chung và thanh long Bình Thuận nói riêng; tuy nhiên trong tương lai gần (chỉ khoảng vài ba năm nữa) việc xuất khẩu thanh long vào thị trường Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều trở ngại và khó có thể lường trước được;

- Theo nguồn tin từ cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Đài Loan cho biết, Đài Loan đang có diện tích thanh long khá lớn (khoảng 10.000 ha); với nền khoa học kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến hơn so với nước ta, trình độ và kinh nghiệm quản lý, phân phối sản phẩm nông nghiệp hơn hẳn,… khi thanh long Đài Loan vào Trung Quốc chắc chắn sẽ cạnh tranh mạnh mẽ với thanh long của chúng ta cả về chất lượng và giá cả;

- Tại Trung Quốc: trong vài năm gần đây Trung Quốc đã phát triển thanh long, hiện nay Trung Quốc đang có chính sách khuyến khích người dân phát triển trồng thanh long trên diện tích lớn tại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, phía Nam Trung Quốc (diện tích sản xuất thanh long tại Trung Quốc chưa nắm được cụ thể, do vậy đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc… giúp đỡ tìm hiểu thông tin để giúp công tác dự báo, định hướng thị trường được tốt hơn). Khi Trung Quốc trồng nhiều thanh long thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu thanh long Việt Nam. Thanh long Việt Nam khó mà cạnh tranh với thanh long Trung Quốc ngay tại “sân nhà của Trung Quốc”, ngoài giá cả còn liên quan đến chất lượng, rào cản kỹ thuật trong thương mại mà Trung Quốc sẽ áp dụng trong tương lai. Do vậy, nhu cầu khá bức thiết hiện nay là tiếp tục quan tâm phát triển mở rộng các thị trường tiềm năng khác để hạn chế việc lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc;

Ngoài các thị trường truyền thống nêu trên, cần quan tâm triển khai và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thanh long vào thị trường tiềm năng khác như thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất;

- Nhật Bản là một trong những thị trường khó tính, người tiêu dùng chấp nhận trả giá cao nhưng đòi hỏi rất nghiêm ngặt về tiêu chuẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm. Nhật Bản nhập khẩu nhiều loại trái cây; trong đó chủ yếu là chuối, cam, nho, xoài, đu đủ, bơ, ổi, nhãn, sầu riêng, chôm chôm và thanh long. Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam là 38,96 triệu USD, tăng 13,67% so cùng kỳ 2011; tính đến cuối năm 2012, Nhật Bản nhập 54,65 triệu USD hàng rau quả từ Việt Nam, tăng 16,8% so năm 2011. Nhiều chủng loại trái cây tăng mạnh về kim ngạch như trái thanh long, xoài, nho, dứa, đu đủ… Hiện nay sản phẩm thanh long tươi của Việt Nam được bày bán tại khá nhiều siêu thị lớn của Nhật Bản. Dự báo trong thời gian tới nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng Nhật Bản đối với mặt hàng thanh long sẽ tiếp tục tăng mạnh;

- Hàn Quốc có nhu cầu rất lớn trong tiêu thụ mặt hàng trái cây, đặc biệt là trái cây tươi. Hàn Quốc có 5 tháng mùa đông, nên hàng rau quả tươi trong mùa này tại Hàn Quốc rất đắt. Mặc dù nhu cầu đối với các sản phẩm rau quả của thị trường Hàn Quốc rất cao nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này vẫn còn rất hạn chế. Trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 22,55 triệu USD tăng 19,33% so năm 2011. Rào cản hạn chế xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc chính là các quy định về nhập khẩu rau quả của Hàn Quốc hết sức nghiêm ngặt. Theo quy định của Hàn Quốc, tất cả các loại rau quả tươi nhập khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Hàn Quốc ban hành. Đối với các loại rau quả chế biến, nhà máy sản xuất, chế biến cần phải đạt được giấy chứng nhận xuất khẩu do phía Hàn Quốc chấp nhận liên quan tới dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị chế biến, kho lưu giữ bảo quản sản phẩm… ;

- Ấn Độ là quốc gia có 1,2 tỷ dân, trong đó khoảng 400 triệu dân trung lưu có mức tiêu dùng hàng cao cấp, đại đa số còn lại ở mức thu nhập trung bình hoặc thấp nên nhu cầu sử dụng hàng tiêu dùng khá tương đồng với Việt Nam. Những năm gần đây, Ấn Độ là một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực từ ngày 01/01/2010 đã tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào Ấn Độ. Tuy nhiên, theo Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý đến chất lượng, giá cả hàng hóa (chào giá cạnh tranh) và cần tìm hiểu thật kỹ thủ tục hải quan của Ấn Độ trước khi ký hợp đồng xuất khẩu. Hiện nay Ấn Độ đang mở cửa thị trường cho trái thanh long, nếu thanh long thâm nhập và phát triển tại thị trường này thì sẽ tránh được sự quá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay;

- Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE): Theo thông tin từ Bộ Công thương và Đại sứ Việt Nam tại UAE thì UAE là một đối tác rất tiềm năng, đặc biệt là về tiêu thụ hàng hóa và khả năng về vốn lớn. Hơn nữa, quốc gia này hiện không chịu nhiều ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế. Điểm đáng chú ý là ngoài thị trường tiêu thụ khá dễ tính, UAE còn là “trạm” trung chuyển hàng hóa cho cả khu vực Trung Đông và Châu Phi. Ở vị trí "cửa ngõ" vịnh Ba Tư, các cảng biển của UAE có lợi thế lớn trong giao lưu thương mại với Châu Phi, các nước Ả Rập và cả Châu Âu. UAE nhập khẩu rất nhiều loại hoa quả nhiệt đới (như chuối, nhãn, vải, chôm chôm...); trong năm 2012, UAE nhập khẩu 6,7 triệu USD hàng rau quả từ Việt Nam, tăng 12,5% so cùng kỳ 2011. Do vậy, cần có kế hoạch cụ thể nhằm phát triển xuất khẩu trái thanh long vào thị trường này;

b) Đối với thị trường Châu Âu:

Châu Âu là thị trường tiêu thụ rau quả lớn trên thế giới, mỗi năm nhập khẩu khoảng 12 - 13 triệu tấn rau quả. Năm 2011, kim ngạch nhập khẩu trái cây khoảng 51,78 tỷ USD; các chủng loại trái cây nhập khẩu chủ yếu là chuối, cam, dứa, táo, nho và khoảng 2,5 triệu tấn các loại trái cây nhiệt đới khác như xoài, đu đủ, bơ, ổi, nhãn, sầu riêng, chôm chôm và thanh long. Mặc dù được đánh giá là thị trường tiềm năng và triển vọng, nhưng trong thời gian qua sản lượng xuất khẩu vào thị trường này không nhiều do nhiều nguyên nhân; trong đó quan trọng là phải tuân thủ nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm, khâu sản xuất và đóng gói phải áp dụng quy trình GlobalGAP. Như đã nói trên, thanh long Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh rất lớn với thanh long của các nước, nhất là Thái Lan vì nước này thực hiện tốt và đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính này, bên cạnh đó do chí phí vận chuyển khá thấp so với Việt Nam nên cũng tạo thêm áp lực cho thanh long Việt Nam tại khu vực này.

Tại khu vực Châu Âu, cần tập trung củng cố và phát triển thị trường Hà Lan, Liên bang Nga, Đức, Pháp… Để có thể tiếp tục mở rộng hơn nữa thị trường này, ngoài việc thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên trái thanh long, cần đầu tư công tác quảng bá và xúc tiến thương mại nhiều hơn để củng cố và mở rộng thị trường này. Ngoài ra, trong điều kiện khủng hoảng kinh tế tài chính, người tiêu dùng các nước có xu hướng quay lại dùng các sản phẩm hàng hóa có giá hợp lý, do vậy cần có biện pháp thích hợp để hạ giá thành sản phẩm;

c) Đối với thị trường Châu Mỹ:

Đây là thị trường rộng lớn nhưng khó tính, luôn đòi hỏi rất nghiêm ngặt về tiêu chuẩn và an toàn vệ sinh thực phẩm; là thị trường có nhu cầu cao, đặc biệt là trái cây nhiệt đới.

Năm 2011, Hoa Kỳ nhập khẩu trái cây khoảng 10,92 tỷ USD, các chủng loại trái cây chủ yếu là chuối (21,3%), nho (11,3%) và các loại trái cây nhiệt đới (35,2%) như dứa, xoài, đu đủ, bơ, ổi, nhãn, sầu riêng, chôm chôm và thanh long. Trong năm 2012, Hoa Kỳ nhập khẩu 39,87 triệu USD hàng rau quả từ Việt Nam, tăng 38,3% so năm 2011. Trong thời gian qua, mặc dù rất nổ lực nhưng kim ngạch xuất khẩu thanh long vào khu vực này rất ít do thanh long dễ bị hư hỏng sau quá trình vận chuyển dài (khoảng 25 - 30 ngày), sau quá trình chiếu xạ; thời gian bảo quản trong lưu thông ngắn,… Mặc dù giá tiêu thụ tại thị trường này khá hấp dẫn nhưng chi phí đầu vào cao (chi phí vận chuyển và đặc biệt là giá chiếu xạ cao), mức độ rủi ro nhiều, hiệu quả kinh doanh đạt thấp nên ít có doanh nghiệp thực hiện xuất khẩu thanh long vào thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, thanh long Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng phải chịu áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước Châu Á như Thái Lan, Đài Loan, Australia, Srilanka, Israel…(trong đó đáng kể nhất là thanh long đến từ Thái Lan do chi phí vận chuyển và chi phí chiếu xạ khá thấp); từ các nước lân cận như Mexico, Colombia, Ecuador, Guatemala,… và thanh long sản xuất tại bang Florida, California - Hoa Kỳ.

Thị trường tiêu thụ ở Hoa Kỳ hiện nay vẫn khá ổn định, tuy nhiên cần xác định rõ quy định của Hoa Kỳ về mức tồn dư các loại hóa chất, thuốc BVTV. Trên thực tế, lượng thanh long xuất khẩu vào Hoa Kỳ rất ít so với sản lượng trái thanh long của cả nước nhưng vẫn không đủ hàng xuất sang thị trường này do thiếu lượng hàng đạt yêu cầu.

Ngoài Hoa Kỳ, cần quan tâm cung cố, phát triển các thị trường Canada, Chi Lê,… Đối với khu vực này, thanh long là mặt hàng mới, còn xa lạ với đa số người tiêu dùng, họ chưa biết “cách ăn” thanh long… do vậy cần phải có thời gian và triển khai nhiều giải pháp thì mới có thể tăng sản lượng, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này trong tương lai. Trong những năm trước mắt khó đạt được sản lượng lớn đối với thị trường này; tuy nhiên, việc xuất khẩu và giữ thị trường này để phát triển sẽ có ý nghĩa hướng đến việc tạo mặt bằng giá cho sản phẩm để có lợi khi xuất khẩu đến các thị trường khác.

d) Thị trường Châu Đại dương: cần quan tâm đến thị trường Úc, Niu-di-lân. Đối với thị trường Úc, tuy là nước có nền nông nghiệp phát triển, tuy nhiên các năm qua, thị trường này nhập khẩu nhiều loại rau quả của Việt Nam, năm 2011 kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này tăng khá mạnh, đạt giá trị 10,88 triệu USD, tăng 83,48% so với năm 2010.

PHẦN BA

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. Giải pháp quản lý Nhà nước về hoạt động sản xuất - kinh doanh thanh long:

Hoạt động sản xuất kinh doanh thanh long được Nhà nước khuyến khích, vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước.

Trong sản xuất kinh doanh nông sản thanh long được điều tiết bởi một số chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan, như Luật Thương mại; Luật Doanh nghiệp; Luật Đất đai năm 2003; Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010; Pháp luật Thuế hiện hành; Các cam kết song phương, đa phương về mở cửa thị trường trong Hội nhập kinh tế quốc tế; Các chủ trương, chính sách của UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo, điều hành sản xuất kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh…

1. Quản lý Nhà nước về quy hoạch diện tích thanh long:

Để đảm bảo sự ổn định trong quy hoạch diện tích trồng thanh long, các giải pháp quản lý Nhà nước được đề xuất trong thời gian đến như sau:

a) Sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua. Chỉ đạo giải quyết những tồn tại trong quản lý sản xuất thanh long. Định hướng phát triển thanh long của tỉnh trong điều kiện có những thay đổi mới về sản xuất, về thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới;

b) Bổ sung Quy hoạch phát triển thanh long trên toàn tỉnh, gắn liền với đầu tư cơ sở hạ tầng.

Từ việc phát triển tràn lan, phá vỡ quy hoạch thời gian qua, nhiều nơi trong tỉnh đã hình thành nhiều vườn trồng thanh long manh mún đã tạo nên khó khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Chính vậy, nên việc rà soát, bổ sung và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển thanh long theo Quyết định số 2031/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh càng trở nên cấp thiết. Cần tiếp tục thực hiện như sau:

 - Thiết lập bản đồ số hóa diện tích quy hoạch trồng thanh long đưa vào quản lý Nhà nước và công bố công khai thường xuyên cho người nông dân biết để thực hiện. Triển khai tổ chức cấm mốc trên thực địa ở từng địa bàn xã được quy hoạch, để xác định cụ thể: số thửa, số vùng chuyên canh thanh long; đường giao thông nông thôn tại các vùng trồng thanh long tập trung; hệ thống ao, hồ kênh mương thủy lợi phục vụ cây trồng; hệ thống lưới điện phục vụ sản xuất thanh long. Công bố, công khai quy hoạch bản đồ số hóa là tiền đề quan trọng về quản lý Nhà nước trong tiến trình đầu tư hạ tầng để phát triển thanh long bền vững;

 - Hiện nay, dù diện tích trồng thanh long tự phát đã vượt quy hoạch nhưng Tỉnh cần xem xét quy hoạch sử dụng đất của Tỉnh đến năm 2020 để quy hoạch lại các vùng thanh long đã trồng và quy hoạch bổ sung vùng chuyên canh thanh long với quy mô hợp lý, cân đối giữa các loại cây trồng nhằm thu hút các nguồn lực, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh để tạo ra sức bật mới cho trái thanh long - sản phẩm lợi thế của địa phương.

Khi thực hiện việc rà soát, quy hoạch đặc biệt chú ý đến thông tin Trung Quốc, Đài Loan đang đầu tư mạnh cho việc trồng thanh long để bảo đảm nhu cầu nội địa và xuất khẩu. Do vậy, chỉ đạo xuyên suốt thời kỳ này là quản lý tốt quy hoạch, không khuyến khích phát triển trồng mới, tập trung nâng cao chất lượng, đảm bảo ATVSTP khi đưa ra thị trường tiêu thụ;

- Quy hoạch đường giao thông nông thôn đang là vấn đề cấp thiết. Cần kiểm tra thực trạng và quy hoạch lại các tuyến đường giao thông trong vùng đã trồng thanh long để giải quyết nhanh các ách tắc hiện nay: (i) Quy hoạch, thiết kế các tuyến đường hợp lý, thuận lợi, lâu dài cho vùng sản xuất chuyên canh. (ii) Tạo thuận lợi cho nông dân khai thác quỹ đất trong vùng được quy hoạch để phát triển trồng thanh long theo định hướng Nhà nước. (iii) Thu hồi, giải tỏa diện tích đất và xác định ranh giới tuyến đường theo quy hoạch để chính quyền địa phương chủ động kêu gọi nông dân cùng bỏ vốn đầu tư;

- Tỉnh ta đã có quy hoạch thủy lợi đến năm 2020 cho nông nghiệp, tuy nhiên, trong quy hoạch thủy lợi chỉ mới chú trọng đến cây lúa, chưa chi tiết đến hệ thống kênh mương và nguồn nước phục vụ cho các vùng đất quy hoạch trồng thanh long chuyên canh. Lợi thế của tỉnh ta là có nhiều ao, hồ và các công trình thủy điện, các hệ thống kênh mương chính đã được đầu tư xây dựng kiên cố và khá đồng bộ. Theo quy hoạch thủy lợi tổng thể, cần phải chi tiết quy hoạch tạo nguồn nước để tưới cho vùng đất trồng thanh long. Như vậy, vừa phát huy được thế mạnh tiềm năng về thủy lợi của tỉnh vừa hỗ trợ thiết thực cho người nông dân đầu tư phát triển kinh tế, hạn chế đến việc khai thác nước ngầm hiện nay;

- Chong đèn cho cây thanh long ra hoa, kết quả theo ý muốn là phát kiến của nông dân Bình Thuận, đã được các nhà khoa học trong nước và thế giới kinh ngạc, tiếp thu nghiên cứu. Thời gian qua, việc đưa điện đến vườn cây thanh long rất là vất vả: khó về vốn đầu tư; khó về hướng tuyến của đường dây; khó về nguồn điện cung cấp; kém mỹ quan về đường dây, trụ điện; sự nguy hiểm đến tính mạng người dân mãi rập rình do mắc nối điện thiếu an toàn… Nguyên nhân chính là do chưa thực hiện quy hoạch lưới điện theo quy hoạch vùng trồng thanh long. Để khắc phục tình trạng này, cần phải quy hoạch lưới điện theo đường giao thông nội đồng cho vùng chuyên canh thanh long;

- Trong những năm qua, hầu hết những hộ gia đình, cá nhân trồng thanh long đều có thu nhập cao và có tích luỹ vốn. Từ đó cho thấy rằng: (i) Hoạt động sản xuất thanh long theo quy hoạch vùng chuyên canh là đề án kinh tế lớn, hiệu quả cao và phát triển bền vững mang tính chiến lược của tỉnh. (ii) Người trồng thanh long đã và đang có thu nhập cao, có tích luỹ vốn, có thể huy động theo nhiều phương thức cùng có lợi. (iii) “Cơ sở hạ tầng” sản xuất thanh long đã mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp, nên vốn đầu tư vào “Cơ sở hạ tầng” này phải được hạch toán để thu lại chi phí của những người sử dụng hoặc huy động các nguồn lực của người trồng thanh long để thực hiện đầu tư “Cơ sở hạ tầng” này.

+ Nhà nước xây dựng, công bố và thiết lập tính pháp lý cho quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết phát triển thanh long các vùng chuyên canh trên địa bàn tỉnh. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng những công trình trọng yếu dẫn nguồn nước và hệ thống kênh mương phục vụ cho các vùng đất quy hoạch trồng thanh long chuyên canh và thu lại thủy lợi phí của người sử dụng;

+ Đầu tư giao thông nông thôn, nội đồng có thể thực hiện theo các phương thức: Nhà nước và nông dân cùng làm; hợp tác xã hoặc trưởng thôn huy động vốn của người trồng thanh long đứng ra đầu tư làm đường theo quy hoạch và thu phí; Các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng đấu thầu với UBND tỉnh, huyện để thi công công trình và thu phí người sử dụng.

Một khi đường giao thông đã được hình thành thì đường điện rất dễ đầu tư và sẽ giảm chi phí rất nhiều cho nông dân.

2. Nhóm giải pháp về phát triển sản xuất bảo quản, tiêu thụ thanh long:

2.1. Quản lý Nhà nước về quy trình sản xuất và bảo quản thanh long:

Những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả quản lý Nhà nước về sản xuất và bảo quản chưa thật tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do phương thức tổ chức sản xuất nhỏ lẽ, riêng rẽ, tự phát của các hộ gia đình nông dân. Để triển khai tốt hơn công tác quản lý Nhà nước trong thực hiện quy trình trồng và bảo quản thanh long, cần tiếp tục thực hiện tốt các nội dung sau:

a) Tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển thanh long an toàn theo hướng VietGAP. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đến người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP; triển khai đồng bộ từ khâu sản xuất đến cơ sở đóng gói, sơ chế, bảo quản để chủ động trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu;

b) Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nội dung Chỉ thị số 40/CT-UBND của UBND tỉnh với tinh thần quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn triệt để việc lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm thanh long. Tổ chức tốt việc quản lý, giám sát, phòng trừ sâu bệnh hại trên thanh long, nhất là đối tượng dịch hại ruồi đục quả, cũng như kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây thanh long một cách an toàn. Đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng vùng phi dịch hại về ruồi đục quả; phòng chống các đối tượng dịch hại nguy hiểm đối với cây thanh long. Tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở, các hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc BVTV; ngăn chặn việc kinh doanh các loại vật tư, thuốc BVTV không rõ nguồn gốc, cấm sử dụng trên thanh long;

c) Các cơ quan quản lý chuyên ngành nông nghiệp tăng cường công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật để phát triển thanh long bền vững, an toàn nhằm tăng chất lượng sản phẩm, kiểm soát chất lượng sản phẩm;

d) Vận động các hộ nông dân và cá nhân trồng thanh long tự nguyện thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm liên kết sản xuất thanh long theo mô hình phù hợp:

 - Hộ gia đình, cá nhân trồng thanh long giữ nguyên quyền chăm sóc, thu hoạch, bán sản phẩm thanh long của mình;

 - Hợp tác xã hoặc tổ hợp tác sản xuất theo quy trình VietGAP đã được cơ quan chuyên ngành nông nghiệp hướng dẫn để triển khai đến xã viên, tổ viên: (i) Tổ chức quản lý, chỉ đạo thực hiện quy trình trồng, bảo quản và chuyển giao khoa học kỹ thuật (ii) Hoạt động các dịch vụ: cung ứng vật tư kỹ thuật; cung ứng phân bón, thuốc BVTV; (iii) Môi giới và tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm lợi ích chính đáng cho xã viên hoặc tổ viên của mình theo Luật Hợp tác Xã.

Vì lợi ích thiết thực của mình, chỉ có hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất mới có thể thường xuyên, trực tiếp chỉ đạo điều hành, kiểm tra kiểm soát và hướng dẫn xã viên, tổ viên thực hiện tốt quy trình kỹ thuật trồng, bảo quản thanh long theo GAP, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Nhà nước;

đ) Đầu tư phát triển mạnh hệ thống đóng gói, bảo quản theo đúng quy trình công nghệ tốt sau thu hoạch nhằm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng thanh long trong quá trình tiêu thụ. Đặc biệt chú ý đến việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến, đóng gói đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm để đủ điều kiện tham gia xuất khẩu vào thị trường lớn có tiềm năng như Mỹ, Canada, Nhật, Châu Âu...

2.2. Quản lý Nhà nước về tiêu thụ sản phẩm thanh long:

Sản xuất thanh long của Bình Thuận được đặt trong toàn cục của sản xuất thanh long trong cả nước và nhiều nước trên thế giới. Phải hết sức chú ý đến thông tin, nhu cầu thị trường bằng nhiều nguồn thông tin khác nhau. Trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu và phân tích chi tiết về thị trường xuất khẩu; về đối thủ cạnh tranh; về những yếu kém trong hoạt động xuất khẩu thanh long của Việt Nam so với các nước để xây dựng giải pháp xuất khẩu phù hợp.

- Thực hiện đầy đủ các quy định của các nước nhập khẩu có liên quan đến sản xuất - kinh doanh thanh long. Tăng cường theo dõi và có biện pháp xử lý, giải quyết kịp thời các rào cản kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực ATVSTP;

- Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các chương trình quảng bá, xúc tiến thương mại nhằm củng cố, phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng mới; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thanh long chính ngạch vào thị trường Trung Quốc góp phần tạo ổn định trong quá trình sản xuất - kinh doanh thanh long Bình Thuận;

- Đề nghị Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT đưa trái thanh long vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia. Đối với thị trường mới cần có quan hệ phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội, cung cấp thông tin cho doanh nghiệp địa phương giúp đầu tư, khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu;

- Tổ chức tốt việc gắn kết giữa doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh với các hợp tác xã, tổ hợp tác và người sản xuất trong tiêu thụ sản phẩm thanh long bằng hợp đồng cung ứng, bao tiêu sản phẩm theo “Đề án mô hình thí điểm doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân tiêu thụ thanh long và cung ứng vật tư nông nghiệp”. Cần phải cụ thể trách nhiệm các bên trong hợp đồng cung ứng, bao tiêu sản phẩm cho phù hợp với thực tế hơn, như (i) Hai bên ưu tiên mua - bán sản lượng thanh long theo khả năng tối đa của mình (ii) Giá bán được hai bên thoả thuận cho từng lô hàng theo nguyên tắc không được thấp hoặc cao quá so giá thị trường tại thời điểm (iii) Hai bên phải thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau. Thông qua phương thức gắn kết này, doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, tìm kiếm những khách hàng lớn và ký những hợp đồng cung cấp dài hạn; đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ và yêu cầu các cơ sở kinh doanh thanh long thực hiện sơ chế đóng gói an toàn;

- Đẩy mạnh các hoạt động giao dịch với các chợ đầu mối, các hệ thống siêu thị, các khu du lịch, các nhà hàng… để phát triển mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm;

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ để hình thành doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, có khả năng dẫn dắt thị trường, tham gia tích cực các chương trình xúc tiến thương mại của TW, của tỉnh để mở rộng thị trường.

2.3. Tăng cường năng lực quản lý chất lượng sản phẩm thanh long:

Nhà nước cần quan tâm tăng cường năng lực quản lý chất lượng sản phẩm thanh long theo hướng:

- Nhanh chóng củng cố, bổ sung, kiện toàn hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng nông, lâm, thủy sản; quy trình quản lý theo hướng: thống nhất từ vườn trồng đến bàn ăn, theo từng nhóm ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý;

- Căn cứ các văn bản QPPL của Nhà nước có liên quan; các tiêu chuẩn ATVSTP; các Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - VietGAP, GlobalGAP; các tiêu chí rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu thanh long và điều kiện thực tế của tỉnh ta, UBND tỉnh nghiên cứu ban hành hệ thống tiêu chí an toàn thực phẩm chuẩn trong quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, kinh doanh thanh long Bình Thuận. Đồng thời hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh quy định chi tiết việc triển khai thực hiện an toàn thực phẩm đối với thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

- Thường xuyên tổ chức đào tạo chuyển giao kỹ thuật Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt - VietGAP, GlobalGAP; tuyên truyền mạnh mẽ các tiêu chí và pháp luật quy định về an toàn thực phẩm cho nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm liên kết sản xuất, các phòng ban đoàn thể huyện xã và toàn dân… làm cho mọi người nhận thức đầy đủ, tự kiểm tra và tẩy chay sản phẩm kém chất lượng để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và gia đình mình;

- Từng bước nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm chuyên ngành. Củng cố và phát triển lực lượng thực hiện công tác kiểm soát từ cơ sở sản xuất đến tiêu dùng và xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa; trước mắt phát triển nhanh các dịch vụ tư vấn, kiểm nghiệm, chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật các phòng kiểm nghiệm chuyên ngành để nâng cao năng lực phân tích 100% chỉ tiêu chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh. Có thể nghiên cứu đề xuất thành lập đơn vị sự nghiệp thuộc cơ quan quản lý chất lượng để thực hiện dịch vụ công về tư vấn, kiểm nghiệm, chứng nhận sản phẩm nông lâm thủy sản ở một số huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Thông qua công tác này, yêu cầu thanh long Bình Thuận phải bảo đảm an toàn thực phẩm khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu.

3. Quản lý thu ngân sách Nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh Bình Thuận:

Quản lý thu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành thuế, theo sự chỉ đạo của UBND các cấp và sự phối hợp đồng bộ với các sở, ngành liên quan trong công tác quản lý Nhà nước và thu ngân sách. Thời gian qua, ngành thuế đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long nhưng số thuế thu - nộp vào NSNN chưa tương xứng với nguồn thu này. Do vậy, cần phải có giải pháp tích cực, hiệu quả hơn:

3.1. Quản lý đầy đủ, kịp thời các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn quản lý thuế; trọng tâm là quản lý chặt chẽ từ xã, phường, thị trấn. Kiểm tra việc đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề, đúng địa chỉ cố định; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

3.2. Quản lý đầy đủ doanh thu tính thuế là khâu rất quan trọng trong công tác quản lý thuế:

 a) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức khác thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp kê khai, sử dụng hóa đơn, chứng từ trong hoạt động và kê khai nộp thuế: Cần khảo sát nắm rõ tình hình hoạt động, quy mô kinh doanh và mức doanh thu trung bình của từng đơn vị. Hàng tháng, cơ quan thuế kiểm tra đối chiếu doanh thu trên tờ khai thuế của đối tượng; nếu phát hiện kết quả kê khai thuế không bình thường thì cần phải khảo sát ngay để hướng dẫn, uốn nắn hoặc xử lý vi phạm kịp thời;

 b) Đối với các cơ sở kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) có địa điểm cố định, nộp thuế khoán: cơ quan thuế phối hợp với hội đồng tư vấn thuế phường, xã định kỳ tổ chức khảo sát doanh thu kinh doanh theo từng mùa vụ để xây dựng mức doanh thu khoán tính thuế cho phù hợp với thực tế của từng cơ sở kinh doanh. Cần quan tâm sự tương ứng mức thuế khoán với mức thuế kê khai của đối tượng để có phương thức quản lý doanh thu phù hợp. Nếu có sự chênh lệch mức thuế giữa hai loại hình kinh doanh này, tạo mất công bằng thì sẽ có sự chuyển dịch phức tạp, không cần thiết… ;

 c) Đối với các cá nhân kinh doanh buôn chuyến thanh long: cán bộ thuế phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh này tại địa điểm tập trung hàng, để kịp thời thu thuế theo từng chuyến hàng trước khi hàng vận chuyển đi bán.

3.3. Quản lý trách nhiệm kê khai và nộp thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thanh long:

- Cơ quan thuế phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, sử dụng hóa đơn chứng từ, hạch toán sổ sách kế toán và kê khai nộp thuế của các tổ chức và cá nhân kinh doanh;

- Cơ quan thuế tham mưu kịp thời với UBND cùng cấp chỉ đạo, điều hành thu ngân sách; chỉ đạo các cơ quan hữu quan tăng cường quản lý Nhà nước gắn với quản lý thuế; yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chấp hành nghiêm pháp luật thuế.

3.4. Xử lý nghiêm mọi trường hợp ẩn lậu thuế, trốn thuế, vi phạm pháp luật về thuế. Có thể nói, đây là khâu rất yếu trong công tác quản lý thuế của nước ta nói chung và Bình Thuận nói riêng. Tình trạng nợ thuế, trốn thuế, vi phạm pháp luật thuế ngày càng có xu hướng tăng cao; riêng ngành thuế kiểm tra xử lý, thì người nộp thuế chấp hành rất thấp; sự phối hợp với công an trong thanh tra, xử lý thì không thường xuyên và ít hiệu quả; hệ thống tòa án kinh tế, tòa án hành chính hoạt động chưa đồng bộ…đã làm cho tính pháp chế của pháp luật thuế giảm sút…ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu NSNN nói chung và quản lý thu thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh thanh long nói riêng.

II. Giải pháp về cơ chế chính sách.

Trong thời gian qua, Nhà nước ban hành nhiều cơ chế chính sách liên quan đến việc hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả; tuy nhiên việc cụ thể hóa còn chậm; một số chính sách (như đầu tư 100% kinh phí cho khảo sát quy hoạch; kinh phí cho cải tạo xây dựng kết cấu hạ tầng; hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay cho đầu tư chợ bán buôn, kho bảo quản, nhà sơ chế, bể chứa chất thải vật tư nông nghiệp…) gần như chưa thực hiện được; đặc biệt về chính sách đất đai chưa được các cấp thẩm quyền triển khai cụ thể.

Để bảo đảm quá trình sản xuất - kinh doanh thanh long phát triển ổn định, bền vững; UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ và thực hiện đồng bộ 03 nhóm giải pháp cơ bản: cụ thể như sau:

1. Cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất, bảo quản, nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long:

Thực hiện các chính sách của TW; UBND tỉnh Bình Thuận cũng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ nhưng sự tác động vào sản xuất, bảo quản, nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long chưa được nhiều. Nguyên nhân chính là (i) Cơ chế chính sách theo đúng với chỉ đạo của Trung ương nhưng tỉnh ta không đủ khả năng thực hiện; (ii) Các cấp thẩm quyền có nỗ lực trên nhiều mặt nhưng chưa kiểm tra, kiểm soát gắt gao để đôn đốc việc triển khai thực hiện…

Việc thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ cho sản xuất, bảo quản nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long Bình Thuận là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo ATVSTP, đáp ứng yêu cầu thị trường đối với thanh long; đây là điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Do vậy cần thực hiện các nhóm giải pháp sau:

- Nghiên cứu, rà soát nội dung Quyết định số 03/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh để bổ sung những vấn đề phát sinh mới cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh thanh long Bình Thuận hiện nay nhằm khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị chế biến gắn với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu thanh long.

Theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ “Về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản” và Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 9/1/2012 của Thủ tướng; theo đó, thanh long sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP thuộc đối tượng được hỗ trợ; “Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, các cơ chế, chính sách hiện hành, sử dụng ngân sách địa phương, nguồn hỗ trợ từ các chương trình, dự án của Trung ương và các nguồn vốn hợp pháp khác, quyết định mức hỗ trợ cụ thể cho các nội dung quy định tại Quyết định này”;

- Tổng kết, đánh giá thực hiện quy trình sản xuất thanh long đang áp dụng hiện nay; nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh để ban hành quy trình mới phù hợp theo điều kiện thực tế của địa phương hiện nay và xu thế, nhu cầu của thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới;

- Dựa vào các quy định của Nhà nước, danh mục thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng do Bộ Nông nghiệp và PTNT công bố, các quy định (rào cản kỹ thuật) của các nước nhập khẩu… để ban hành các quy định (cụ thể hóa Chỉ thị số 40/CT-UBND của UBND tỉnh), công bố và phổ biến rộng rãi danh mục các nhóm thuốc BVTV, chất kích thích tăng trưởng không được phép hoặc hạn chế sử dụng trên thanh long; trong đó cần quy định cụ thể giai đoạn nào của thanh long không được sử dụng,… để cho người sản xuất được biết; không cấm một cách chung chung làm giảm hiệu lực quản lý của Nhà nước;

- Soát xét nguồn kinh phí của NSNN Trung ương, địa phương hỗ trợ theo chính sách cho lĩnh vực sản xuất, bảo quản nâng cao chất lượng sản phẩm thanh long.

Từ kinh phí, nhất thiết phải quy hoạch lại các vùng chuyên canh thanh long của tỉnh; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; chuyển giao và quản lý thực hiện quy trình GAP… chú trọng cơ chế kiểm tra, kiểm soát thực hiện an toàn thực phẩm;

- Nghiên cứu và hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện các chính sách về sử dụng đất, chính sách về thủy lợi, về xây dựng mạng lưới giao thông nội đồng;

- Đối với điện phục vụ sản xuất thanh long trái vụ:

+ Bảo đảm cung ứng đủ nguồn điện, thực hiện các giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm điện và hiệu quả;

+ Ban hành các quy định về quản lý, sử dụng điện phục vụ sản xuất thanh long trái vụ theo hướng ưu tiên cho vùng quy hoạch sản xuất thanh long, hộ sản xuất thanh long theo GAP;

+ Mở lớp hướng dẫn nông dân về kỹ thuật lắp đặt hệ thống điện chong đèn thanh long đảm bảo an toàn; kỹ thuật vận hành, bảo trì máy phát điện loại nhỏ đối với những vùng chưa có điện lưới nhưng nông dân có nhu cầu trang bị máy phát điện để chong đèn trái vụ;

- Động viên, hỗ trợ qua các chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kho bảo quản dự trữ tại Bình Thuận; giúp điều tiết và hạn chế lượng thanh long thu hoạch rộ vận chuyển ra thị trường biên giới phía Bắc, giảm được hiện tượng “đắt đồng - ế chợ”, giá thanh long tụt giảm mạnh gây thiệt hại cho doanh nghiệp và người sản xuất;

- Tiếp tục triển khai thực hiện chủ trương quản lý diện tích mã vườn trồng, doanh nghiệp kinh doanh thanh long có mã nhà đóng gói, sản phẩm có tem chỉ dẫn địa lý; thu mua, sơ chế đóng gói theo quy trình được tỉnh ban hành để truy xuất được nguồn gốc. Đây cũng là giải pháp để phân biệt sản phẩm thực hiện theo quy trình GAP và chưa GAP, phù hợp với xu thế thương mại hiện nay bảo đảm cho sản phẩm uy tín, bền vững trong quá trình phát triển thị trường;

- Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ để thu hút đầu tư nhà máy chế biến các loại sản phẩm hàng hóa từ trái thanh long; thu hút đầu tư nhà máy gia nhiệt, chiếu xạ theo yêu cầu kỹ thuật của một số thị trường quan trọng như Nhật Bản, Hàm Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Chi Lê, Úc, Niu-di-lân… Đôn đốc sớm hoàn thành và đi vào hoạt động nhà máy gia nhiệt đang được đầu tư xây dựng tại huyện Bắc Bình để xuất khẩu sản phẩm đến một số thị trường có yêu cầu kỹ thuật này.

1.1. Chấn chỉnh và thực hiện tốt cơ chế chính sách:

- Thông tin đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ đến doanh nghiệp

- Tổ chức triển khai đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh; theo đó giao các Sở, ngành, địa phương có liên quan chịu trách nhiệm chỉ đạo, phân công, đôn đốc và kiểm tra các phòng ban chuyên môn trong quá trình thực hiện. Báo cáo kết quả (định kỳ hoặc theo yêu cầu), tham mưu đề xuất hướng giải quyết những vướng mắc phát sinh.

2. Cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược quảng bá và chương trình xúc tiến thương mại cho kinh doanh, xuất khẩu thanh long:

Quảng bá, xúc tiến thương mại là hoạt động gián tiếp nhằm hỗ trợ và tăng cường năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp của nước ta. Ngày 15/11/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 72/2010/QĐ-TTg ban hành Quy chế mới về việc xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia (áp dụng từ năm 2011). Hiện nay, do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, Chính phủ thắt chặt chi tiêu ngân sách, nên nguồn ngân sách dành cho các hoạt động xúc tiến thương mại vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, việc thụ hưởng chương trình này chủ yếu là các đơn vị hoạt động sự nghiệp trong lĩnh vực thị trường của các bộ, ngành TW, các hiệp hội ngành hàng của cả nước, các tập đoàn, tổng công ty; còn địa phương do nhiều nguyên nhân có thể nói rất khó tiếp cận để tranh thủ nguồn này và nếu có thì không đáng kể, không thể đáp ứng các yêu cầu bức xúc về thị trường của địa phương.

Từ nhiều năm nay, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đã quan tâm chỉ đạo hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm thanh long Bình Thuận. Về các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích hoạt động xúc tiến thương mại, UBND tỉnh đã ban hành kèm theo Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 04/11/2011; hàng năm ngân sách tỉnh đều có bố trí kinh phí xúc tiến xuất khẩu chung cho tất cả các mặt hàng của địa phương; trong đó có một phần kinh phí dành cho mặt hàng thanh long.

Mặc dù đã có sự quan tâm chỉ đạo, nhưng đầu tư cho công tác quảng bá và xúc tiến thương mại đối với sản phẩm thanh long chưa được mạnh mẽ và chưa tương xứng nội dung UBND tỉnh đã chỉ đạo; Ngân sách tỉnh bố trí cho các chương trình xúc tiến xuất khẩu còn quá ít, không đủ để xây dựng triển khai chương trình theo yêu cầu chỉ đạo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện nhiều hơn công tác quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.

 Nhằm thực hiện tốt chủ trương, định hướng của UBND tỉnh Bình Thuận đối với việc phát triển thị trường thanh long: “…cần quan tâm hơn nữa việc quảng bá sản phẩm thanh long và xúc tiến thương mại cả thị trường trong nước và ngoài nước. Phải thực hiện thường xuyên liên tục nhiều năm và phải xem nhiệm vụ này là đầu tư cho sự bền vững của quá trình phát triển cây thanh long” (theo Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2012 - 2020, định hướng đến 2030 ban hành theo Quyết định số 2669/QĐ-UBND ngày 25/12/2012 của UBND tỉnh); trước nhu cầu bức xúc về thị trường của việc tăng nhanh diện tích và sản lượng hiện nay; cần thực hiện các giải pháp sau:

a) Tiếp tục thực hiện Quyết định số 33/2011QĐ-UBND của UBND tỉnh:

Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vấn đề gì cần phải nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh cho sát hợp hơn với nhu cầu quảng bá, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm thanh long thì các sở, ngành, hiệp hội thanh long đề xuất tham mưu cho UBND tỉnh xem xét để quyết định;

b) Tạo lập nguồn kinh phí cho hoạt động quảng bá và xúc tiến thương mại sản phẩm thanh long Bình Thuận:

Mặc dù đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác XTTM nhưng nếu không có kinh phí thì không thể thực hiện chương trình; ngược lại nếu không hoạch định chương trình quảng bá xúc tiến thương mại tích cực, hiệu quả thì khó huy động để tạo lập nguồn kinh phí cho hoạt động. Đây là hạn chế cần được tháo gỡ trong hoạt động quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại ở tỉnh ta hiện nay.

Theo quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bình Thuận thì kinh phí cho hoạt động này hình thành từ các nguồn: (i) Ngân sách Trung ương: từ nguồn kinh phí hỗ trợ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; (ii) Ngân sách tỉnh hỗ trợ hàng năm; (iii) Đóng góp của các doanh nghiệp tham gia chương trình.

Trong những năm qua, tỉnh ta đã lập đề án đăng ký với Bộ Công thương đưa thanh long vào chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, nhưng đến nay do nhiều nguyên nhân khó khăn mà mặt hàng thanh long chưa được thụ hưởng theo chương trình này, trong những năm sắp đến, địa phương không nên trông chờ nguồn kinh phí từ chương trình quốc gia. Việc huy động kinh phí do doanh nghiệp đóng góp rất khó khăn, hạn chế (do hầu hết là doanh nghiệp nhỏ), nhiều doanh nghiệp đã từ chối tham gia chương trình nếu có đóng góp kinh phí. Như vậy, với tình hình này, trong những năm đến xác định nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh là chủ yếu.

- Nghiên cứu các khả năng phát triển thị trường thanh long Bình Thuận; đội ngũ doanh nhân và doanh nghiệp thanh long; thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; phương thức quảng bá và xúc tiến thương mại; khả năng ngân sách… để tham mưu hoạch định chương trình quảng bá và xúc tiến thương mại hàng năm theo hướng tích cực, bức phá cho sản phẩm thanh long, trên cơ sở đó báo cáo UBND tỉnh để bố trí kinh phí thoả đáng cho nhu cầu này. Đồng thời tiếp tục theo dõi, lập đầy đủ thủ tục tranh thủ từ nguồn kinh phí hỗ trợ chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và huy động nguồn kinh phí đóng góp từ các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu thanh long. Từ đó mới có thể đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường;

c) Hỗ trợ để phát triển doanh nghiệp:

Sau nhiều năm phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ thanh long; cho đến nay các doanh nghiệp thanh long ở Bình Thuận vẫn chủ yếu thuộc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí quá nhỏ. Chính vì vậy, có thể xem tầm vóc, quy mô doanh nghiệp không tương xứng với qui mô diện tích, sản lượng thanh long hiện nay đã làm hạn chế cạnh tranh của thanh long Bình Thuận. Thời gian đến cần tập trung nghiên cứu đề xuất và thực hiện:

- Nghiên cứu và sớm đề xuất cơ chế, chính sách của địa phương nhằm động viên, hỗ trợ các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh có mô hình thích hợp để hình thành những doanh nghiệp xuất khẩu thanh long có qui mô lớn, đủ mạnh để nâng cao cạnh tranh, vươn ra thị trường xa, khó tính; làm nòng cốt, có vị trí tương xứng khi đàm phán và xuất khẩu, dẫn dắt thị trường nội địa, làm đầu tàu của ngành hàng, đi đầu trong xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, có vai trò tích cực trong thực hiện GAP và hỗ trợ nông dân sản xuất theo GAP;

- Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút doanh nghiệp thanh long ngoài tỉnh có năng lực tài chính, có thị trường tiêu thụ, có kinh nghiệm thị trường quốc tế về Bình Thuận lập doanh nghiệp đầu tư chế biến và kinh doanh xuất khẩu nhằm tạo ra thêm năng lực tiêu thụ mới, góp phần tích cực hơn để thanh long phát triển bền vững;

- Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ để Hiệp hội thanh long Bình Thuận đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp thanh long, mở đại diện nhằm kết nối thông tin thị trường trực tiếp tại Lạng Sơn, Lào Cai và Hà Nội để ứng phó kịp thời đối với những bất lợi về tình hình giá cả, cung - cầu tại đầu mối tiêu thụ nhiều nhất thanh long Việt Nam nói chung, Bình Thuận nói riêng hiện nay;

d) Nâng cao năng lực hỗ trợ doanh nghiệp của các tổ chức xúc tiến thương mại:

Hiện nay hầu hết các chính phủ trên thế giới đều có hoạt động hỗ trợ thương mại; hướng dẫn các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp xuất nhập khẩu tham gia thị trường.

Việt Nam đã hình thành hệ thống tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước khá đồng bộ. Mạng lưới các tổ chức XTTM và hỗ trợ doanh nghiệp ở trong nước khá đầy đủ và toàn diện từ cấp trung ương đến địa phương hay ngành hàng. Sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động XTTM trong những năm gần đây đã và đang có những đóng góp tích cực hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong việc mở rộng thị trường đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, để có thể cung cấp dịch vụ tư vấn kinh doanh và phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp, các tổ chức XTTM phải dựa trên nền tảng thấu hiểu thị trường thông qua các nghiên cứu chi tiết chuyên sâu, kịp thời… Mặt khác, với sự phát triển của công nghệ thông tin, internet và thương mại điện tử cho đến việc thay đổi hành vi, lối sống, cách thức mua và đặt hàng cũng như khả năng tiếp cận xuyên biên giới trên nền tảng thương mại điện tử của khách hàng… đã làm cho hoạt động xúc tiến thương mại thay đổi đáng kể.

Theo xu thế chung, cần nâng cao năng lực của tổ chức xúc tiến thương mại địa phương, theo hướng:

- Cho phép Trung tâm XTTM cơ chế vận hành đặc thù theo yêu cầu của tỉnh để có thể chủ động trong hoạt động hiệu quả;

- Tăng cường số lượng nhân lực được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực: kinh tế - thị trường, ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ theo cơ chế dịch vụ - thị trường;

- Đầu tư cho cơ sở hạ tầng và đầu tư hệ thống trang thiết bị để phục vụ tốt cho hoạt động quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại;

- Thiết lập các cơ sở dữ liệu. Quan hệ nối kết quốc tế và trong nước để khai thác: thông tin thị trường; hoạt động sản xuất ngoại thương; quy định thương mại quốc tế; các quy tắc y tế, an toàn, chất lượng liên quan đến ngoại thương; giá cả hàng hóa; tìm kiếm khách hàng…cho phép doanh nghiệp địa phương cùng sử dụng khai thác;

- Hỗ trợ các chương trình đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học xúc tiến thương mại cho các công chức trung tâm;

- Tăng ngân sách chi cho các hoạt động xúc tiến thương mại địa phương, xem đây là khoản đầu tư quan trọng của tỉnh trong sự nghiệp quản lý điều hành phát triển kinh tế bền vững của tỉnh Bình Thuận;

đ) Đổi mới chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của các tổ chức xúc tiến thương mại:

Sự phát triển của các hoạt động XTTM là thực tế khách quan nhằm đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng quyết liệt của thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng đó đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập đối với các tổ chức và cơ quan Nhà nước về xúc tiến thương mại mà cần phải hoàn thiện, đổi mới:

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nội dung chính của hoạt động xúc tiến thương mại (hội chợ, triển lãm; quảng cáo; thông tin thị trường; tìm kiếm khách hàng…) nhằm nâng cao hiệu quả;

- Tỉnh ta cần hoạch định chiến lược xúc tiến thương mại. Trên nền tảng chiến lược, xác định các lộ trình và kế hoạch phù hợp. Trong khuôn khổ các nội dung chiến lược này sẽ làm rõ các nội dung và chương trình hành động cụ thể hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh, xuất khẩu thanh long Bình Thuận;

- Căn cứ vào khả năng thực tế, cần nghiên cứu và chọn phương thức quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại cho sản phẩm thanh long phù hợp, hiệu quả. Cần chú trọng đến đầu tư hệ thống trang thiết bị và ứng dụng công nghệ tin học để khai thác được thông tin; để quảng bá sản phẩm; để thuê dịch vụ… từ các tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài, đồng thời kết nối nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các trung tâm xúc tiến thương mại các địa phương trong nước;

- Một số nghiệp vụ trọng tâm công tác quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại của tỉnh, nhằm mở rộng thị trường phục vụ xuất khẩu:

 + Triển khai mạnh hoạt động quảng bá sản phẩm và đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu. Thiết lập mối liên hệ thường xuyên giữa các cơ quan và doanh nghiệp của tỉnh với các cơ quan đại diện ngoại giao, các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để tiếp nhận, thu thập thông tin phục vụ yêu cầu phát triển xuất khẩu;

 + Phổ biến, hướng dẫn giúp các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng xuất khẩu trong việc tiếp cận và tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của quốc gia, các nội dung của chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh. Triển khai công tác hỗ trợ việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh lên các trang web, cổng thông tin của Bộ Công thương, Cục Xúc tiến thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và của các tổ chức xúc tiến thương mại khác;

 + Tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường và quan tâm nhiều hơn nữa đến thị trường sản phẩm chất lượng cao; tăng kim ngạch xuất khẩu trực tiếp và sản phẩm xuất khẩu đã qua chế biến, hạn chế uỷ thác xuất khẩu và sản phẩm sơ chế, gia công;

 + Đẩy mạnh hoạt động quảng bá và quản lý có hiệu quả việc sử dụng thương hiệu, sản phẩm lợi thế địa phương (Chỉ dẫn địa lý thanh long “Bình Thuận” đã được công bố), quan tâm hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp xuất khẩu; + Quan tâm hướng dẫn và có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long vào thị trường Trung Quốc nhằm đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch tập trung vào thị trường sâu trong nội địa Trung Quốc (ở miền Đông, miền Trung, miền Bắc và Tây Nam - Trung Quốc), hạn chế dần xuất khẩu theo hình thức biên mậu ở biên giới như hiện nay. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các nội dung đã đàm phán với Đài Loan về việc dỡ bỏ rào cản thanh long vào thị trường này.

3. Cơ chế chính sách hỗ trợ thực hiện phương thức tiêu thụ sản phẩm Thanh long Bình Thuận phù hợp, hiệu quả:

Cần quan tâm thực hiện một số giải pháp sau:

- Tổ chức sơ kết, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện cơ chế chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh trong thời gian qua ở từng huyện, thị xã, thành phố và toàn tỉnh. Kết quả đạt được, không đạt được và nguyên nhân, trách nhiệm; từ đó rà soát, đề ra nhiệm vụ tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả thiết thực hơn;

- Khảo sát, đánh giá thực trạng các mô hình liên kết thời gian qua giữa doanh nghiệp - HTX, nhóm liên kết trong việc tiêu thụ thanh long VietGAP, từ đó có phương án củng cố mô hình, đồng thời tuyên truyền vận động để mở rộng mô hình liên kết hiệu quả thật sự, có tác động thiết thực gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới;

- Tiếp tục triển khai thực hiện, sau đó tiến hành sơ kết mô hình thí điểm tiêu thụ thanh long và cung ứng vật tư nông nghiệp giữa người sản xuất, trang trại - HTX - Doanh nghiệp. Rút ra ưu, khuyết điểm, biện pháp khắc phục; từ đó nghiên cứu tiếp tục nhân rộng mô hình này theo định hướng phát triển thị trường và “phát triển thương mại nông thôn giai đoạn (2010 - 2015), định hướng đến năm 2020” tại Quyết định 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thanh long Bình Thuận hiện đang chú trọng cho hoạt động xuất khẩu mà coi nhẹ, bỏ ngỏ thị trường trong nước. Tình trạng thị trường biên giới Trung Quốc xuống giá hoặc tạm ngưng tiêu thụ thì thanh long Bình Thuận sẽ dễ đổ vỡ do các kênh phân phối trong nước chưa được hình thành rộng khắp. Thời gian đến, tỉnh phải đặc biệt quan tâm tới cơ chế chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường trong nước song song với xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu;

- Đồng thời với triển khai thực hiện đầy đủ các cơ chế chính sách hỗ trợ của tỉnh và của Trung ương trong sản xuất và kinh doanh thanh long, UBND tỉnh cần giao nhiệm vụ cho cơ quan chức năng kiểm tra nghiêm ngặt ở khâu sau cùng: đưa trái thanh long đi tiêu thụ. Kiểm tra chặt chẽ thanh long phải an toàn thực phẩm và có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, số lượng thanh long vận chuyển đi tiêu thụ là giải pháp quản lý Nhà nước quan trọng để thanh long Bình Thuận phát triển bền vững và tăng thu NSNN tỉnh Bình Thuận;

- Đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ trái thanh long: với sản lượng thanh long ngày càng tăng, nhằm sử dụng hết sản lượng thanh long giá rẻ trong mùa chính vụ góp phần ổn định quá trình sản xuất; dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học đề tài “Đa dạng hóa sản phẩm từ trái thanh long”, cần thực hiện tốt chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi để triển khai thực hiện dự án “Đầu tư trang thiết bị, chuyển giao công nghệ chế biến các sản phẩm từ trái thanh long” phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và tham gia xuất khẩu;

- Trong điều kiện ở những vùng, những địa phương chưa có HTX, tổ hợp tác thực hiện vai trò cầu nối giữa nông dân và doanh nghiệp thì cần khuyến khích thương lái, hướng dẫn họ thu mua sản phẩm an toàn, tăng cường mối liên kết giữa họ với nông dân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải coi họ là cánh tay nối dài của mình để thu mua thanh long đủ tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn; nông dân phải coi họ là trợ thủ giúp mình trong việc đưa thanh long bán cho doanh nghiệp.

III. Giải pháp về công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho trái thanh long.        

- Cần thực hiện tốt hơn nữa hoạt động quảng bá sản phẩm thanh long và xúc tiến thương mại cả thị trường trong nước và ngoài nước. Phải quan tâm, coi trọng hơn nữa đến công tác này; phải thực hiện thường xuyên liên tục nhiều năm và phải xem việc thực hiện tốt nhiệm vụ này là đầu tư cho sự bền vững của quá trình phát triển cây thanh long. Do vậy, phải huy động các nguồn lực theo hướng dẫn của Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 08/12/2011 của UBND tỉnh, trọng tâm trong những năm trước mắt bố trí nguồn ngân sách tỉnh là chủ yếu, đủ nhu cầu thực hiện chương trình quảng bá - xúc tiến thương mại tương xứng với thực tiễn đang tăng diện tích, sản lượng thanh long hiện nay;

- Để phát triển thương hiệu thanh long Bình Thuận có tác động mạnh, hiệu quả; cần hợp đồng cơ quan quốc tế có uy tín cao để đánh giá sản phẩm thanh long và công bố chính thức trên toàn cầu về đặc điểm quả, thành phần dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm, lợi ích đối với sức khỏe người tiêu dùng…, sử dụng chứng nhận được công bố này như là một “bảo bối” để quảng bá bằng nhiều hình thức, ngôn ngữ khác nhau trên toàn cầu là cơ sở bảo đảm hiệu quả để kích thích thị hiếu tiêu dùng, nhất là đối với những thị trường khó tính, thị trường có sức mua lớn và có nhiều sản phẩm trái cây cạnh tranh gay gắt;

- Hợp đồng thuê, đặt hàng cho đơn vị có kinh nghiệm xây dựng video clip quảng cáo, nghiên cứu hình thành ý tưởng, xây dựng kịch bản để dàn dựng video clip quảng bá thanh long Bình Thuận hàm chứa nội dung, chất lượng, nghệ thuật cao; tạo ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng; thanh long là trái cây ngon và tốt cho sức khỏe nhất; cách ăn, cách tiêu dùng trái thanh long chứa đựng văn hóa ẩm thực cao.

1. Đối với thị trường nội địa:

- Cần tăng cường thực hiện quảng bá giới thiệu lợi ích, công dụng tốt cho sức khỏe của trái thanh long nhằm kích thích thị hiếu tiêu dùng, tăng dung lượng thị trường, phát triển mở rộng thị trường tại các tỉnh thành trong cả nước; trong đó tập trung phát triển thị trường các tỉnh miền Bắc và miền Trung, là thị trường tiêu thụ khá tốt đối với thanh long Bình Thuận nhất là thị trường miền Bắc. Phát triển hệ thống phân phối tại các thị trường, tiếp cận và sử dụng các chợ đầu mối, các hệ thống siêu thị làm khâu cầu nối để mở rộng thị trường, tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn, hiệu quả hơn.

Trong thị trường miền Bắc cần đầu tư công tác thị trường nhiều cho thị trường Hà Nội, Lạng Sơn, Lào Cai và một số tỉnh thành xung quanh Hà Nội. Đối với thị trường miền Trung chú ý và tập trung cho thị trường thành phố Đà Nẵng, Vinh, Thanh Hóa và một số tỉnh duyên hải miền Trung, Tây Nguyên;

- Lựa chọn và hỗ trợ các doanh nghiệp thanh long của Bình Thuận có khả năng tiếp cận được đối tác, có điều kiện thuận lợi phân phối thường xuyên, giá cả ổn định đến nhà phân phối các tỉnh, thành phố để phát triển thị trường nội địa;

- Thông qua các cơ quan xúc tiến thương mại của các tỉnh, thành phố để đề nghị hỗ trợ giới thiệu các đầu mối, một số doanh nghiệp kinh doanh trái cây có uy tín, có năng lực; từ đó tổ chức chương trình làm việc, kết nối doanh nghiệp thanh long Bình thuận với các tỉnh thành, hỗ trợ các hoạt động xúc tiến như đàm phán thương mại, khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội để mở rộng thị trường. Qua đó tạo ra các kênh tiêu thụ từ tỉnh lỵ đến các địa bàn huyện của các tỉnh thành.

Nhiệm vụ này được thực hiện nhiều lần trên một địa bàn tỉnh, thành. Bản thân doanh nghiệp phải tích cực và có nhân lực làm công tác thị trường, chăm sóc khách hàng, qua đó phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc để kịp thời điều chỉnh phương thức cho phù hợp, mục đích hướng tới là thanh long Bình Thuận cạnh tranh và tiêu thụ tốt ở thị trường nội địa.

Phương pháp triển khai theo hướng thị trường lớn, thị trường trọng điểm, trung tâm của khu vực thực hiện trước, từ đó lan tỏa ra các thị trường liền kề;

- Tích cực hơn nữa trong việc tham gia các chương trình triển lãm, hội chợ được tổ chức ở các khu vực, các tỉnh, thành phố để qua đó giới thiệu, quảng bá thanh long Bình Thuận; làm cho người tiêu dùng nhận diện thanh long thường xuyên hơn trong suy nghĩ khi tiêu dùng. Đây cũng là dịp để doanh nghiệp khảo sát, tiếp cận thị trường, kết nối với doanh nghiệp của địa phương, từ đó tìm kiếm cơ hội tổ chức hệ thống tiêu thụ thanh long ở địa phương sở tại.

Hiệp hội thanh long và doanh nghiệp là người chủ trì tham gia các hội chợ, triển lãm này. Cơ quan quản lý Nhà nước và xúc tiến thương mại của tỉnh thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn, tổ chức chương trình kết nối doanh nghiệp.

Ngay từ đầu năm, cơ quan xúc tiến thương mại của tỉnh sẽ cung cấp thông tin các triển lãm, hội chợ trong nước; hiệp hội thanh long có kế hoạch, phân công các doanh nghiệp luân phiên tham gia các hội chợ, triển lãm này và đăng ký với cơ quan xúc tiến để chủ động trong việc tổng hợp, báo cáo, đề nghị hỗ trợ kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện;

- Quảng bá thường xuyên bằng các video clip, các phóng sự chuyên đề trên các Đài Phát thanh truyền hình, báo chí trung ương, địa phương, các website uy tín trong nước để tạo sự thân thiện, ưa chuộng của người tiêu dùng đối với trái thanh long Bình Thuận;

- Hiệp hội thanh long Bình Thuận cần tổ chức đại diện của mình ở các thị trường: Hà Nội, Lạng Sơn, Lào Cai để cung cấp thông tin thị trường, kết nối doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc mua bán thanh long qua biên giới.

2. Đối với thị trường xuất khẩu:

a) Trong những năm sắp đến cần ưu tiên các nguồn lực để đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến xuất khẩu phát triển thị trường Châu Á, trọng tâm là thị trường của Khối mậu dịch tự do Đông Nam Á (10 nước) và Khu vực mậu dịch tự do Asean + 6 (gồm 10 nước Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand).

Đối với thị trường này hầu hết có văn hóa tiêu dùng dễ tiếp cận, chi phí vận chuyển hàng hóa không quá cao, có nhiều thời gian để bảo quản và lưu thông, thị hiếu người Châu Á ưa dùng thanh long; trong đó thị trường Trung Quốc có dung lượng đồ sộ nhất, là thị trường lâu nay tiêu thụ nhiều nhất thanh long Việt Nam, trong vài năm nữa sẽ còn khả năng để mở rộng nhất là thị trường miền Trung, miền Đông, miền Bắc và Tây Nam của Trung Quốc. Các thị trường Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia là thị trường truyền thống cần tiếp tục củng cố, mở rộng; các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là thị trường lớn có yêu cầu áp dụng kỹ thuật xử lý hơi nước nóng; thị trường New Zealand, Australia yêu cầu kỹ thuật chiếu xạ; thị trường Ấn Độ, Myanmar là thị trường mới có nhiều tiềm năng để phát triển;

- Cùng với đó, tập trung thực hiện quảng bá, xúc tiến thương mại vào các thị trường lớn như Châu Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ (Hà Lan, Đức, Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ, Chi lê…) và thị trường khu vực Trung Đông, Bắc Phi là thị trường có khí hậu nóng khá thích hợp để quảng bá tiêu dùng thanh long;

b) Hàng năm, với các thông tin từ Chương trình Xúc tiến Thương mại Quốc gia, thông tin của các cơ quan Thương vụ Việt Nam và Tham tán Thương mại Việt Nam ở các nước. Cơ quan quản lý Nhà nước của địa phương sẽ lựa chọn theo nhu cầu định hướng phát triển thị trường thanh long để tổng hợp và thông báo đến hiệp hội thanh long và các doanh nghiệp xuất khẩu các chương trình khảo sát thị trường, các hội chợ chuyên ngành nông nghiệp, thực phẩm, trái cây; các sự kiện kết nối thương mại giữa các nước do cơ quan ngoại giao hoặc xúc tiến thương mại tổ chức. Từ các chương trình này, doanh nghiệp xuất khẩu và hiệp hội thanh long rà soát theo nhu cầu phát triển để thống nhất đăng ký với cơ quan quản lý địa phương và có phân công, ủy nhiệm các doanh nghiệp có kỹ năng ngoại thương, có nhà đóng gói thanh long an toàn, có nguồn hàng ổn định và được sản xuất theo quy trình GAP để luân phiên tham gia các chương trình này. Cơ quan quản lý sẽ tổng hợp nhu cầu đăng ký để xây dựng chương trình cụ thể báo cáo UBND tỉnh xem xét phê duyệt và cấp kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành để thực hiện;

c) Các hoạt động xúc tiến xuất khẩu tập trung như:

- Tổ chức các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long tham gia các Hội nghị gặp mặt Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài tổ chức tại Việt Nam để giới thiệu thị trường, cơ hội xuất nhập khẩu. Đồng thời, thiết lập mối quan hệ thường xuyên giữa cơ quan và doanh nghiệp của tỉnh với đại diện ngoại giao, các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để tiếp nhận, thu thập thông tin phục vụ yêu cầu phát triển xuất khẩu;

- Tiếp tục đề nghị Bộ Công thương để đưa nội dung quảng bá, xúc tiến thương mại ở nước ngoài cho trái thanh long của tỉnh vào Chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia hàng năm để tăng hiệu quả chương trình, đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu “Thanh long Bình Thuận”, thương hiệu doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trên thị trường quốc tế. Đồng thời, triển khai việc phổ biến, hướng dẫn giúp các doanh nghiệp tiếp cận và tham gia các Chương trình xúc tiến Thương mại quốc gia và các chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh để mở rộng thị trường xuất khẩu thanh long theo hướng đa dạng hóa thị trường;

- Tăng cường tổ chức hội thảo mang tầm cỡ quốc tế tại Việt Nam để XTTM:

Một số nước (Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc,…) thường xuyên đăng cai tổ chức các hội thảo quốc tế về cây ăn trái thông qua sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước. Do ít tổ chức nên Việt Nam mất cơ hội XTTM cho trái cây của mình chính trên đất nước mình nên trái cây của Việt Nam ít được thế giới biết đến. Hiện nay, Thái Lan được xem là “vương quốc của trái cây nhiệt đới”, còn Việt Nam mới chỉ có trái thanh long là có tiếng tăm. Nhà nước cần quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn nữa đối với ngành hàng này (như các nước đã và đang thực hiện) thì mới nhanh chóng tham gia nhiều hơn vào thị trường xuất khẩu trái cây nhiệt đới trên thế giới;

- Tổ chức cho các doanh nghiệp làm việc với đối tác nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam theo chương trình của các tổ chức xúc tiến Thương mại trong nước;

- Thông qua sự hỗ trợ, cung cấp thông tin đầu mối nhập khẩu của cơ quan Thương vụ và Tham tán Thương mại Việt Nam tại nước ngoài để tổ chức các chương trình cho doanh nghiệp thanh long trong tỉnh khảo sát thị trường, tham gia hội thảo, làm việc với đối tác ở nước ngoài; hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán, mở rộng thị trường thông qua các đầu mối nhập khẩu tại nước ngoài;

- Quảng bá sản phẩm thanh long đến người tiêu dùng nước ngoài thông qua việc tham gia các chương trình triển lãm, hội chợ tại nước ngoài. Đây cũng là dịp để trực tiếp tiếp xúc với các đầu mối nhập khẩu thanh long của nhiều nước tại các hội chợ, là cơ hội để đặt quan hệ, đàm phán tìm kiếm khách hàng;

- Lựa chọn một số kênh thông tin đại chúng có uy tín trong quảng bá thương mại để quảng bá một số video clip về thanh long tại nước ngoài để tạo sự quen thuộc, thân thiện người tiêu dùng khi sử dụng trái thanh long;

- Hợp tác với các tỉnh biên giới phía Bắc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long của tỉnh theo đường chính ngạch. Hỗ trợ lần đầu cho Hiệp hội thanh long Bình Thuận mở đại diện tại Lạng Sơn và Lào Cai để nắm thông tin hàng ngày về cung cầu, giá cả, từ đó cung cấp về cho hiệp hội kịp thời thông báo, hướng dẫn doanh nghiệp trong việc vận chuyển hàng ra biên giới, không để xảy ra hiện tượng chuyển hàng ra biên giới với số lượng lớn làm tăng nguồn cung, gây ứ đọng hàng hóa, từ đó dễ phát sinh tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam tranh bán và tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc ép giá gây thiệt hại cho chính doanh nghiệp và người sản xuất thanh long;

- Thông qua xúc tiến thương mại tiếp tục giới thiệu thu hút đầu tư, xây dựng các công trình trực tiếp phục vụ xuất khẩu thanh long: các cơ sở đóng gói, sơ chế, kho lạnh, bảo quản thanh long để phục vụ xuất khẩu, nhà máy chế biến, nhà máy chiếu xạ, nhà máy gia nhiệt thanh long.

3. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực xúc tiến thương mại:

a) Hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp phục vụ công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nội địa, xuất khẩu nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ, chuyên gia có trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển thị trường và xuất nhập khẩu hiện nay;

b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn bồi dưỡng người sản xuất và doanh nghiệp thực hiện tốt quy trình sản xuất, kinh doanh rau quả an toàn, tạo nguồn sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế;

c) Tổ chức hội thảo chuyên đề để cập nhật thông tin cho doanh nghiệp về các thị trường nội địa và thị trường nước ngoài phục vụ công tác phát triển thị trường trái thanh long cho doanh nghiệp.

IV. Giải pháp về phát triển chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dùng cho sản phẩm quả thanh long.

- Các sở ngành chức năng tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản phục vụ quản lý, sử dụng và phát triển Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận" dùng cho sản phẩm quả thanh long; xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sử dụng và phát triển Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận" dùng cho sản phẩm quả thanh long;

- Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đào tạo, tập huấn và phổ biến các quy định của pháp luật về sở hữu công nghiệp đối với Chỉ dẫn địa lý cho cán bộ của các sở, ngành, Hiệp hội thanh long Bình Thuận, các huyện, thành phố, thị xã có nhiệm vụ tham gia các hoạt động quản lý Chỉ dẫn địa lý; hướng dẫn và hỗ trợ kinh phí các tổ chức, cá nhân được cấp chỉ dẫn địa lý trên địa bàn tỉnh để xây dựng quy chế quản lý nội bộ, khai thác và phát triển giá trị thương mại của Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận" dùng cho sản phẩm quả thanh long. Xây dựng mô hình dán tem chỉ dẫn địa lý trên trái thanh long khi lưu thông trên các thị trường tiêu thụ (trong và ngoài nước);

- Tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm quả thanh long mang Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận" trong sản xuất, lưu thông tiêu thụ sản phẩm trên thị trường theo quy định của pháp luật;

- Ban hành các quy chế, văn bản hướng dẫn liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm thanh long mang Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận"; tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát bên ngoài theo Quy chế kiểm soát bên ngoài đối với sản phẩm quả thanh long mang Chỉ dẫn địa lý "Bình Thuận";

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thuyết phục các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thanh long đăng ký quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý;

- Tiếp tục triển khai đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thanh long Bình Thuận ra nước ngoài; ưu tiên đối với những thị trường truyền thống lâu nay và một số thị trường có tiềm năng.

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin (đặc biệt là quảng báo hình ảnh nhãn hiệu chứng nhận Bình Thuận DRAGON FRUIT đã được cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa kỳ cấp vào ngày 29/11/2011).

PHẦN BỐN

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Với hiện trạng về sản xuất và thị trường, các dự báo thị trường tiêu thụ và nội dung xác định về quản lý Nhà nước, về cơ chế chính sách hướng đến thanh long phát triển bền vững. Để triển khai thực hiện đạt kết quả, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ, sát sao của nhiều ngành, nhiều cấp trên địa bàn tỉnh với trách nhiệm cụ thể như sau:

1. Sở Nông Nghiệp & PTNT:

- Thiết lập bản đồ số hóa diện tích sản xuất thanh long hiện nay và theo quy hoạch vùng trồng thanh long; công bố công khai quy hoạch bản đồ số hóa giúp các sở ngành, UBND các địa phương làm căn cứ để thực hiện việc rà soát đầu tư hạ tầng và quản lý quy hoạch phát triển thanh long;

- Tổ chức sơ kết đánh giá việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển thanh long trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua; tham mưu giải quyết những tồn tại trong quản lý sản xuất thanh long; từ đó tham mưu UBND tỉnh rà soát quy hoạch, bổ sung điều chỉnh quy hoạch phát triển diện tích vùng sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh gắn liền với đầu tư kết cấu hạ tầng vùng trồng thanh long;

- Tiếp tục tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất thanh long an toàn theo đúng vùng quy hoạch, đúng qui trình VietGAP; trong đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền đến người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP; triển khai đồng bộ từ khâu sản xuất đến cơ sở đóng gói, sơ chế, bảo quản để sản phẩm an toàn trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu;

- Căn cứ quy hoạch thủy lợi đến năm 2020, cần lập quy hoạch chi tiết hệ thống kênh mương và nguồn nước phục vụ cho các vùng đất quy hoạch trồng thanh long chuyên canh;

- Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh thanh long triển khai thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các nội dung Chỉ thị số 40/CT-UBND ngày 16/8/2007 của UBND tỉnh với tinh thần quyết liệt hơn nhằm ngăn chặn triệt để việc lạm dụng chất kích thích và thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm thanh long. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành, kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm thanh long. Khuyến cáo cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, đúng cách trên cây thanh long; kiểm tra giám sát việc kinh doanh buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng trên cây thanh long. Công bố những loại phân bón kém chất lượng, thuốc BVTV cấm sử dụng và hạn chế sử dụng để người nông dân được biết. Dự báo phát hiện tình hình sâu bệnh hại và hướng dẫn cách phòng ngừa, xử lý đạt hiệu quả, an toàn, đảm bảo chất lượng trái thanh long;

- Thực hiện rà soát và hoàn chỉnh các quy trình sản xuất, thu hoạch và bảo quản thanh long; hỗ trợ công tác tập huấn, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về sản xuất, thu hoạch và bảo quản thanh long; phối hợp tuyên truyền các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về công nghệ tưới, kỹ thuật sản xuất thâm canh. Nghiên cứu đưa ra giải pháp tăng sản lượng, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm;

- Vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển mạnh hệ thống đóng gói, bảo quản theo quy trình công nghệ sau thu hoạch tiên tiến, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng thanh long trong quá trình tiêu thụ, đủ điều kiện tham gia xuất khẩu vào thị trường lớn có tiềm năng như Mỹ, Canada, Nhật, Châu Âu... ;

- Đề xuất biện pháp kiểm tra, xử lý răn đe các doanh nghiệp, cơ sở thu mua, đóng gói trong việc xây dựng cơ sở sơ chế, đóng gói rau quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP;

- Tổ chức các hội thảo để nông dân tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp; vận động và hướng dẫn các HTX, tổ, nhóm nông dân, trang trại liên kết chặt chẽ, gắn kết lợi ích với các doanh nghiệp để hình thành các liên minh, tổ chức ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm qua đó tạo cơ hội cho nông dân tiêu thụ thanh long với giá hợp lý góp phần phát triển thanh long ổn định và lâu dài;

- Phối hợp với sở, ngành liên quan: tổ chức các lớp huấn luyện cho nông dân sản xuất thanh long các kiến thức về hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp, việc tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng đã ký kết; tổ chức tập huấn, hướng dẫn, cung cấp hồ sơ tài liệu, hỗ trợ tổ chức đăng ký sử dụng Chỉ dẫn địa lý “Thanh long Bình Thuận”, thực hiện quy trình truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thanh long Bình Thuận; rà soát các chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất tập trung;

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn các trang trại thanh long có qui mô lớn trên địa bàn tỉnh nghiên cứu xây dựng mô hình trang trại có đủ điều kiện phát triển thành các điểm đến tham quan phục vụ khách du lịch, vừa góp phần làm phong phú nội dung các tour, tuyến du lịch, vừa tăng hiệu quả khai thác sản phẩm, quảng bá hình ảnh thanh long Bình Thuận.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Kêu gọi, hỗ trợ thu hút đầu tư nhà máy chế biến các loại sản phẩm hàng hóa từ trái thanh long; nhà máy gia nhiệt, chiếu xạ theo yêu cầu kỹ thuật của một số thị trường quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Chi Lê, Úc, Niu-di-lân… ;

- Nghiên cứu cơ chế, chính sách hỗ trợ để hình thành doanh nghiệp xuất khẩu có quy mô lớn, có khả năng dẫn dắt thị trường, tham gia tích cực các chương trình xúc tiến thương mại của TW, của tỉnh để mở rộng thị trường. Mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp xuất khẩu thanh long ngoài tỉnh có năng lực tài chính, có thị trường tiêu thụ, có kinh nghiệm thị trường quốc tế… về tỉnh Bình Thuận thành lập doanh nghiệp đầu tư chế biến và xuất khẩu nhằm tạo thêm năng lực tiêu thụ mới.

3. Sở Giao thông và vận tải:

Phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra thực trạng và quy hoạch lại các tuyến đường giao thông trong vùng đã trồng thanh long tạo thuận lợi trong việc vận chuyển thanh long gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Công bố công khai Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 làm căn cứ để UBND các địa phương thực hiện rà soát và quản lý quy hoạch phát triển thanh long;

- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thanh long đến năm 2020 cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được duyệt; phối hợp với UBND các địa phương thực hiện tốt việc quản lý vùng phát triển thanh long cho phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

5. Sở Công thương:

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện Đề án;

- Dựa vào quy hoạch phát triển diện tích vùng sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh và quy hoạch mạng lưới giao thông nội đồng trong vùng chuyên canh thanh long để quy hoạch mạng lưới điện phục vụ nhu cầu chong đèn sản xuất thanh long trái vụ;

- Chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai đầu tư, nâng cấp hệ thống điện (đường dây, trạm biến áp) đủ công suất đáp ứng nhu cầu sản xuất thanh long trái vụ; hướng dẫn nông dân về kỹ thuật lắp đặt hệ thống điện chong đèn thanh long đảm bảo an toàn và mỹ quan; kỹ thuật vận hành, bảo trì máy phát điện loại nhỏ đối với những vùng chưa có điện lưới nhưng nông dân có nhu cầu trang bị máy phát điện để chong đèn trái vụ;

- Thường xuyên theo dõi, thu thập, cung cấp thông tin dự báo nhu cầu thị trường, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, các thông tin có liên quan đến việc sản xuất - kinh doanh thanh long cho các doanh nghiệp, người sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó tiến hành nghiên cứu và phân tích chi tiết về thị trường xuất khẩu; về đối thủ cạnh tranh; về những yếu kém trong hoạt động xuất khẩu thanh long của Việt Nam để tham mưu xây dựng giải pháp xuất khẩu phù hợp;

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại của các cơ sở thu mua và doanh nghiệp kinh doanh thanh long; chấn chỉnh hoạt động buôn bán thanh long gây mất trật tự tại các địa bàn;

- Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, chương trình khuyến công quốc gia, chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng kinh doanh cho các doanh nghiệp nhằm hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp tạo thuận lợi cho việc nâng thêm lợi nhuận cho người sản xuất thanh long. Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu thanh long chính ngạch vào sâu trong thị trường nội địa Trung Quốc góp phần tạo ổn định trong quá trình sản xuất - kinh doanh thanh long Bình Thuận. Vận động, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các chương trình XTTM để củng cố, phát triển mở rộng các thị trường truyền thống. Đối với thị trường mới, có tiềm năng: tăng cường quan hệ phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội, cung cấp thông tin và hỗ trợ hoạt động xúc tiến cho doanh nghiệp khai thác, mở rộng thị trường xuất khẩu;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ nông sản theo hợp đồng, nhân rộng mô hình liên kết doanh nghiệp - hợp tác xã, tổ, nhóm sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP - hộ nông dân sản xuất thanh long;

- Phối hợp với các tỉnh, thành phố tổ chức hình thành các mối liên doanh, liên kết để phát triển mạng lưới tiêu thụ, mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long. Hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng các hoạt động giao dịch với các chợ đầu mối, các hệ thống siêu thị,… để phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm;

- Vận động các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tự đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng công trình trực tiếp phục vụ xuất khẩu thanh long như: xây dựng, mở rộng nhà đóng gói, sơ chế đạt tiêu chuẩn quy định về ATVSTP, kho lạnh bảo quản thanh long để phục vụ xuất khẩu. Kịp thời vận dụng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị chế biến (gắn với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm (ISO, HACCP...), đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu thanh long. Nghiên cứu cải tiến bao bì cho phù hợp với điều kiện vận chuyển bằng đường tàu biển trong thời gian dài ngày nhằm bảo đảm chất lượng trái thanh long khi xuất khẩu vào thị trường xa như Châu Âu, Châu Mỹ;

- Phối hợp với Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại Bình Thuận, các ngân hàng thương mại phổ biến phương thức cho vay, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận được nguồn vốn vay;

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, kiểm soát, quản lý các doanh nghiệp thu mua thanh long liên quan đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về VSATTP, sử dụng hóa đơn chứng từ, quy định về ghi nhãn hàng hóa.

6. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Nghiên cứu triển khai ứng dụng các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học liên quan đến chất lượng trái thanh long, sản xuất, bảo quản và chế biến thanh long nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo chất lượng ATVSTP để đáp ứng ngày càng cao nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu;

- Từng bước đầu tư, nâng cấp thiết bị, công nghệ các phòng kiểm nghiệm, nâng cao năng lực phân tích các chỉ tiêu phục vụ tốt công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường;

- Tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị chế biến gắn với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm (ISO, HACCP...), đáp ứng được yêu cầu của thị trường nước ngoài cho doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu thanh long;

- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh thanh long thực hiện tốt quy chế quản lý nội bộ sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho sản phẩm quả thanh long. Triển khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thanh long Bình Thuận ra nước ngoài; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh thanh long đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

- Tiếp nhận, đăng tải cung cấp thông tin về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT); chọn lọc, chuyển ngữ những thông báo TBT liên quan đến sản phẩm, thị trường xuất khẩu thanh long để đăng trên Bản tin TBT và gửi trực tiếp đến cơ quan, doanh nghiệp xuất khẩu;

- Đề xuất và kiến nghị các cơ quan chuyên môn của Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ kinh phí để hợp đồng với các cơ quan quốc tế có uy tín cao để đánh giá sản phẩm thanh long và công bố chính thức trên toàn cầu về đặc điểm quả, thành phần dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm, lợi ích đối với sức khỏe người tiêu dùng…

7. Cục Thuế tỉnh:

- Triển khai thực hiện các giải pháp quản lý đầy đủ, kịp thời các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thanh long trên địa bàn; quản lý đầy đủ doanh thu tính thuế; quản lý trách nhiệm kê khai và nộp thuế của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thanh long;

- Nghiên cứu đánh giá việc thu thuế đối với các doanh nghiệp, các cơ sở thu mua thanh long trên địa bàn tỉnh; cán bộ thuế phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, khảo sát nắm rõ tình hình hoạt động, quy mô kinh doanh và mức doanh thu…Kiểm tra chặt chẽ việc đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế, hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề, đúng địa chỉ cố định;

- Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý thu thuế một cách chặt chẽ đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thanh long; xử lý nghiêm mọi trường hợp ẩn lậu thuế, trốn thuế, vi phạm pháp luật về thuế… nhằm thiết lập trật tự ổn định trong lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, chống thất thu thuế và tạo sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong phân phối, lưu thông sản phẩm trái thanh long cũng chính là biện pháp để tăng giao dịch xuất khẩu chính ngạch, giảm bớt tình trạng tranh bán, tranh mua như hiện nay.

8. Hải quan Bình Thuận:

- Phối hợp cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động xuất khẩu thanh long (số lượng, kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường, …) của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm tạo cơ sở để đánh giá hiện trạng xuất khẩu, định hướng thị trường, đề xuất biện pháp giải quyết khó khăn vướng mắc giúp doanh nghiệp củng cố, phát triển mở rộng thị trường;

- Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp để đơn giản hóa các thủ tục hải quan theo chỉ đạo chung của ngành hải quan (thông quan điện tử, thanh toán tiền thu lệ phí hải quan qua thẻ tài khoản tại ngân hàng,…); Duy trì việc tư vấn thủ tục hải quan trên Báo Bình Thuận (chuyên mục Hải quan đồng hành với Doanh nghiệp); Hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn về thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh nói chung và doanh nghiệp kinh doanh thanh long nói riêng.

9. Liên minh HTX tỉnh; Hội nông dân tỉnh:

- Tiếp tục vận động các hộ nông dân, các trang trại sản xuất thanh long triển khai thực hiện theo quy trình VietGAP, GlobalGAP; thực hiện tốt các chính sách, quy định của Nhà nước nhằm bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng ATVSTP đáp ứng yêu cầu thị trường;

- Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX sản xuất - kinh doanh thanh long, chủ động sắp xếp bộ máy quản lý HTX hợp lý, gọn nhẹ trên cơ sở nâng cao chất lượng và trẻ hóa cán bộ quản lý HTX, tổ chức phân công trách nhiệm rõ ràng và bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thanh long. Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ quản lý và người lao động, xã viên trong HTX;

- Vận động các cá nhân sản xuất thanh long tự nguyện thành lập hợp tác xã, Tổ hợp tác; tổ chức xây dựng các nhóm liên kết sản xuất thanh long theo quy trình VietGAP. Tuyên truyền vận động, hướng dẫn các hợp tác xã, nhóm nông dân, trang trại liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp; gắn kết lợi ích giữa nhà doanh nghiệp với tổ, nhóm sản xuất thanh long thông qua các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm để phát triển thanh long ổn định và lâu dài;

- Phối hợp cung cấp thông tin bằng nhiều hình thức phù hợp về tình hình sản xuất, chế biến, xuất khẩu, diễn biến thị trường nhằm giúp HTX, xã viên, nông dân định hướng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế, ổn định cuộc sống.

10. Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Bình Thuận:

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng (bao gồm cả ngân hàng và các quỹ tín dụng nhân dân) trên địa bàn tỉnh quan tâm cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện vay vốn để phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở kinh doanh, chế biến, đóng gói thanh long an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP;

- Chỉ đạo các ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện tốt các phương thức thanh toán quốc tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh.

11. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hiệp hội du lịch tỉnh:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các trang trại thanh long có qui mô lớn trên địa bàn tỉnh nghiên cứu xây dựng mô hình trang trại có đủ điều kiện phát triển thành các điểm đến tham quan phục vụ khách du lịch, vừa góp phần làm phong phú nội dung các tour, tuyến du lịch, vừa tăng hiệu quả khai thác sản phẩm, quảng bá hình ảnh thanh long Bình Thuận;

- Vận động các cơ sở du lịch, nhà hàng xây dựng thực đơn có các món ăn, món tráng miệng, nước giải khát… được chế biến từ trái thanh long phục vụ du khách;

- Phối hợp cùng các sở ngành liên quan (Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh…) xây dựng và thường xuyên chiếu các video clip chuyên đề về trái thanh long (quy trình sản xuất thanh long an toàn, công dụng lợi ích của trái thanh long đối với sức khỏe, cách ăn thanh long, các món ăn được chế biến từ trái thanh long,…) tại các cơ sở du lịch, các nhà hàng, khu nghỉ dưỡng nhằm giới thiệu, quảng bá và kích cầu tiêu dùng;

- Phối hợp với Sở Công thương gửi tài liệu tuyên truyền là các brochure, đĩa DVD, VCD, giới thiệu chuyên đề về trái thanh long tại các hội nghị, hội thảo, hội chợ quảng bá xúc tiến du lịch.

12. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Thực hiện tốt việc quản lý quy hoạch vùng sản xuất thanh long trên địa bàn theo quy hoạch chung của tỉnh để hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung. Chủ động thực hiện và đề xuất hình thức đầu tư thích hợp trên tinh thần huy động các nguồn lực để nâng cấp kết cấu hạ tầng (hệ thống kênh mương, đường nội đồng, mạng lưới điện,…) phục vụ sản xuất thanh long;

- Tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất thanh long an toàn theo quy trình VietGAP tại địa phương. Thực hiện các chính sách hỗ trợ nông dân trong vùng sản xuất nông nghiệp như đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách ưu đãi tín dụng, về khoa học công nghệ, về chính sách khuyến công, khuyến nông - khuyến ngư;

- Phối hợp hỗ trợ tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất, công nghệ bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng thanh long; Hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật, hội thảo đầu bờ và hướng dẫn kỹ thuật thực tế cho các hộ sản xuất thanh long;

- Phối hợp Sở Giao thông vận tải kiểm tra thực trạng và quy hoạch lại các tuyến đường giao thông trong vùng đã trồng thanh long tạo thuận lợi trong việc vận chuyển thanh long gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện;

- Phối hợp, tích cực tham gia cùng các sở, ngành trong việc củng cố và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại để làm tốt chức năng cầu nối với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc ký kết hợp đồng tiêu thụ thanh long; chứng thực việc ký kết hợp đồng liên kết tiêu thụ thanh long giữa doanh nghiệp và nông dân, phối hợp xử lý các tranh chấp giữa các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ thanh long.

13. Hiệp hội thanh long Bình Thuận:

- Thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long với nhau; giữa doanh nghiệp với các tổ chức, cá nhân sản xuất thanh long (HTX, THT, nhóm sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, các hộ sản xuất thanh long ); vận động các bên tăng cường đoàn kết, gắn bó, cùng chia sẻ lợi ích cũng như rủi ro; vận động các bên tham gia ký kết các hợp đồng cung ứng bao tiêu sản phẩm và thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết. Tham gia hoà giải, phối hợp xử lý các tranh chấp giữa các bên;

 - Vận động các doanh nghiệp phát triển mở rộng mạng lưới thu mua, đầu tư xây dựng mở rộng hệ thống nhà đóng gói, bảo quản để bảo đảm tiêu thụ kịp thời sản phẩm cho nông dân; đặc biệt chú ý đến việc yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng cơ sở chế biến, đóng gói đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm tạo điều kiện để tham gia xuất khẩu vào thị trường lớn có tiềm năng như Mỹ, Canada, Nhật, Châu Âu... Vận động doanh nghiệp dán tem chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên trái thanh long trước khi đưa ra thị trường. Vận động các doanh nghiệp đóng góp kinh phí, phối hợp với các sở, ngành liên quan để xây dựng video clip quảng bá thanh long Bình Thuận;

- Phối hợp phổ biến, vận động các thành viên hiệp hội cũng như các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh thanh long thực hiện tốt chủ trương chính sách của Nhà nước, các chỉ đạo của tỉnh liên quan đến phát triển sản xuất - tiêu thụ thanh long bảo đảm an toàn, ổn định; trực tiếp tham gia và vận động doanh nghiệp cùng tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm của quốc gia, các nội dung của chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh. Phối hợp đề xuất, thực hiện các giải pháp để giữ gìn, bảo vệ và phát huy Chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” đối với sản phẩm thanh long để nâng cao uy tín thanh long Bình Thuận.

14. Các tổ chức, cá nhân sản xuất - kinh doanh thanh long trên địa bàn tỉnh:

- Chấp hành đầy đủ các chính sách, quy định, chỉ đạo của Nhà nước có liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh thanh long. Trong sản xuất phải tuân thủ theo quy hoạch của Nhà nước; tích cực hưởng ứng thực hiện tốt quy trình sản xuất thanh long theo VietGAP, GlobalGAP. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh thanh long phải xây dựng cơ sở sơ chế - đóng gói thanh long bảo đảm an toàn; tích cực tham gia chương trình XTTM nhằm tìm kiếm, phát triển mở rộng thị trường bảo đảm đầu ra cho trái thanh long. Giữa doanh nghiệp kinh doanh và tổ chức, cá nhân sản xuất thanh long cần tăng cường quan hệ tạo mối liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ nhằm góp phần để thanh long phát triển ổn định.

15. Trên cơ sở nội dung của Đề án này; các sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố (có diện tích sản xuất thanh long và doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thanh long) cần nghiên cứu, rà soát và chủ động xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ thực hiện của ngành mình, địa phương mình để cụ thể trách nhiệm, nội dung, giải pháp thực hiện có kết quả tốt nhất các vấn đề đã được nhận diện, đánh giá, xác định trong đề án.

Trong giai đoạn (2013 - 2015), tập trung triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp đã nêu trên; trong đó tập trung ưu tiên các nhóm giải pháp bức xúc nhất hiện nay là:

- Tập trung chỉ đạo chặt chẽ đối với khâu sản xuất, hạn chế việc phát triển diện tích thanh long trong vùng quy hoạch; ngăn chặn triệt để việc phát triển trồng mới ngoài vùng quy hoạch; phát triển mở rộng diện tích thanh long VietGAP, GlobalGAP; tăng cường quản lý chất lượng, đảm bảo ATVSTP để đáp ứng nhu cầu thị trường;

- Tập trung chỉ đạo các nhóm giải pháp về mở rộng dung lượng thị trường gồm xuất khẩu và nội địa để bảo đảm đầu ra cho sản phẩm; quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thanh long doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm thiết lập trật tự ổn định trong lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, chống thất thu thuế và tạo sự công bằng, cạnh tranh lành mạnh trong phân phối, lưu thông sản phẩm trái thanh long.

16. Căn cứ Đề án này, các sở ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình có phân kỳ hàng năm; đề xuất kinh phí và huy động các nguồn lực để thực hiện. Với phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt để thực hiện.

17. Giao trách nhiệm cho Sở Công thương theo dõi, đôn đốc các ngành, các địa phương được phân công thực hiện các giải pháp đã được xác định, được phân công trong Đề án này; định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh (thông qua Sở Công thương tổng hợp)./.

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2837/QĐ-UBND ngày 13/11/2013 phê duyệt Đề án nghiên cứu phát triển thị trường thanh long Bình Thuận

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


11.096

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.248.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!