Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2652/QĐ-UBND 2017 thực hiện phát triển kinh tế xã hội theo 2085/QĐ-TTg Đắk Lắk

Số hiệu: 2652/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Võ Văn Cảnh
Ngày ban hành: 25/09/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐK LK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2652/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 25 tháng 09 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 (gọi tắt là Đề án 2085);

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Công văn số 978/UBDT-CSDT ngày 15/9/2017 của Ủy ban Dân tộc, về việc góp ý dự thảo Đề án theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg tỉnh Đắk Lắk;

Xét đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 492/TTr-BDT ngày 20/9/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2017 - 2020 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định hiện hành và hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Dân tộc, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Ủy ban Dân tộc;
- C
ác Bộ: KH&ĐT, TC;
- BCĐ Tây Nguyên;
- TT Tỉnh ủy;

- TT HĐND tnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ CVP, PCVP (Đ/c Dũng);
- Lưu: VT, KGVX. (HTN-50b)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Cảnh

 

ĐỀ ÁN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Kèm theo Quyết định s 2652/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 của UBND tỉnh Đắk Lk)

Phần I

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG VÀ SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Đắk Lắk là một tỉnh miền núi nằm ở trung tâm của khu vực Tây Nguyên, có đường biên giới dài khoảng 73km giáp với Vương quốc Campuchia, phía Bắc giáp tỉnh Gia lai; phía Nam giáp tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng; phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa; có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột (trung tâm tỉnh lỵ), thị xã Buôn Hồ và 13 huyện; có 184 xã, phường, thị trấn (152 xã, 20 phường, 12 thị trấn); 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có 608 buôn đồng bào DTTS tại chỗ.

Là tỉnh có diện tích đất tự nhiên lớn thứ tư cả nước, 13.125,37 km2; với dân số gần 1,9 triệu người, trong đó dân số đô thị chiếm 24,4%, nông thôn chiếm 75,6%. Hiện nay, tỉnh có 47 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh có khoảng 1,163 triệu người chiếm 61,2%, dân tộc thiểu số khoảng 637 nghìn người, chiếm 33,5% dân số tỉnh, phân bổ rải rác ở 184/184 xã, phường, thị trấn của tỉnh; trong thành phần dân tộc thiểu số, dân tộc thiểu số tại chỗ (gồm: Ê Đê, M’nông, Gia Rai) có số dân khoảng 389.710 người, chiếm 62,7% trong tổng số đồng bào dân tộc thiểu số.

Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 trên địa bàn tỉnh theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020, đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1598/QĐ-UBND ngày 29/6/2017: Toàn tỉnh có 428.665 hộ dân, số hộ nghèo là 76.432 hộ, chiếm tỷ lệ 17,83% (Trong đó: hộ nghèo dân tộc thiểu số 47.504 hộ, chiếm tỷ lệ 62,15%); số hộ cận nghèo là 41.377 hộ, chiếm tỷ lệ 9,65% (trong đó hộ cận nghèo dân tộc thiểu số là 18.815 hộ, chiếm tỷ lệ 45,47%).

Kết quả rà soát thôn, buôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 26/4/2017; theo đó, tỉnh Đắk Lắk có 45 xã Khu vực III; 234 thôn, buôn đặc biệt khó khăn thuộc 87 xã Khu vực II; 52 xã, phường, thị trấn thuộc Khu vực I.

Ngày 20/6/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 900/QĐ-TTg, phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020; theo đó, tỉnh Đắk Lắk có 46 xã được vào diện đầu tư Chương trình 135 (trong đó, có 45 xã đặc biệt khó khăn; 01 xã biên giới). Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 414/QĐ-UBDT ngày 11/7/2017, phê duyệt danh sách thôn, buôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn 2017 - 2020; theo đó, tỉnh Đắk Lắk có 231 thôn, buôn đặc biệt khó khăn của 64 xã, thị trấn Khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135.

Thực hiện các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ đất ở, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ nước sinh hoạt theo Quyết định số 134/QĐ-TTg, Quyết định số 1592/TTg, Quyết định số 755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ bằng đất sản xuất cho 8.788 hộ, hỗ trợ đất ở cho 5.531 hộ, hỗ trợ nhà ở cho 15.535 hộ, hỗ trợ chuyển sang giải pháp khác (mua bò cái sinh sản, mua sắm máy móc nông cụ phục vụ sản xuất) cho 780 hộ, hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 35.782 hộ và xây dựng 64 công trình nước sinh hoạt tập trung. Đây là nỗ lực lớn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách về hỗ trợ đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần giải quyết một phần nhu cầu bức thiết cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh.

Song song với các chính sách hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn ĐBKK thì các chương trình, chính sách đầu tư, chăm lo đời sống đồng bào các DTTS của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây đã được quan tâm đầu tư kịp thời, nhất là chính sách đầu tư, hỗ trợ cho hộ nghèo đồng bào DTTS, hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn ĐBKK như: Chương trình 135, Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ…, từ đó đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS nói riêng và trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung; đời sống của đồng bào DTTS dần được nâng lên và ổn định, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo chung của tỉnh (theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Giảm nghèo của tỉnh: giai đoạn 2011 - 2015, hộ nghèo đã giảm từ 81.053 hộ xuống còn 25.322 hộ, giảm 55.731 hộ; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 20,82% xuống còn 6,01%, giảm 14,81%, bình quân giảm 2,96%/năm đạt 98,67% chỉ tiêu, kế hoạch đề ra; riêng hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS giảm từ 46.555 hộ xuống còn 16.358 hộ, giảm 30.197 hộ, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS giảm từ 38,95% xuống còn 12,08%, giảm 26,97%, bình quân giảm 5,39%/năm. Hộ cận nghèo đã giảm từ 33.449 hộ xuống còn 15.727 hộ, giảm 17.722 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo giảm từ 8,59% xuống còn 3,73%, giảm 4,86%).

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhưng địa bàn vùng dân tộc thiu s và min núi vẫn còn gặp nhiều khó khăn, điều kiện tự nhiên không thuận lợi, tỷ lệ hộ nghèo DTTS cao, giảm nghèo không bền vững, trình độ dân trí, trình độ phát triển của các DTTS chưa đồng đều; chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, nền kinh tế vùng đng bào DTTS phát triển chậm, chưa tương xứng với tim năng, điều kiện của địa phương; kết cấu hạ tầng tuy có tăng cường, song so với nhu cầu vẫn còn thiếu, chưa đng bộ và chưa đảm bảo phục vụ phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân. Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số nghèo vẫn còn thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt hợp vệ sinh chiếm tỷ lệ thấp cần được Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư, hỗ trợ. Vì vậy, việc xây dựng Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là rất phù hợp, kịp thời đáp ứng với nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân.

Phần II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT SẢN XUẤT, ĐẤT Ở, NHÀ Ở, NƯỚC SINH HOẠT CHO HỘ ĐỒNG BÀO DTTS NGHÈO; CHÍNH SÁCH ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ TRONG THỜI GIAN QUA

I. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt trong thời gian qua:

1. Kết quả thực hiện một số Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Chương trình 134) trên đa bàn tỉnh Đắk Lắk:

1.1. Chính sách về đất sản xuất: Đã giải quyết được cho 7.737 hộ với tổng diện tích 2.771 ha, đạt 100% kế hoạch. Trong đó: cấp đất sản xuất là 3.754 hộ, diện tích 1.591 ha; cấp vườn cây cà phê và cây điều kinh doanh cho 1.937 hộ, diện tích 596,6 ha. Ngoài ra, là các giải pháp khác: nhận vào Doanh nghiệp làm công nhân 65 hộ, tương ứng với diện tích 17,7 ha; nhận khoán quản lý bảo vệ rừng 170 hộ - diện tích 3.953 ha đất rừng; hỗ trợ chăn nuôi 1.451 hộ - cấp 1.503 con bò sinh sản.

1.2. Chính sách về đất ở: Đã giải quyết cho 5.531 hộ với diện tích 144,51 ha, đạt 100% kế hoạch; bình quân 260m2/hộ; trong đó có 1.838 hộ được giải quyết đất ở gắn liền với hỗ trợ làm nhà, 3.693 hộ chỉ hỗ trợ đất ở; kinh phí: 6.929 triệu đồng.

1.3. Chính sách về nhà ở: Đã hỗ trợ xây dựng 15.535 nhà cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; trong đó số nhà làm mới là 11.689 nhà, số nhà sửa chữa là 3.846 nhà; tổng kinh phí: 117.205 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra.

1.4. Chính sách về nước sinh hoạt: Đã hỗ trợ cho 16.059 hộ, bằng 100% kế hoạch. Trong đó, nước sinh hoạt phân tán 14.539 hộ; số công trình nước tập trung phục vụ cụm dân cư: 14 công trình, phục vụ cho 1.520 hộ, kinh phí thực hiện: 8.866 triệu đồng.

* Tổng kinh phí thực hiện: 208.009 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 99.825 triệu đồng;

- Ngân sách địa phương tự cân đối: 94.460 triệu đồng;

- Đóng góp (cộng đồng, doanh nghiệp, san sẻ, san nhượng): 13.724 triệu đồng.

2. Kết quả thực hiện Quyết định số 1592/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện một số Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt đến năm 2010 cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn (gọi tắt là Chương trình 1592) trên địa bàn tỉnh Đắk Lk:

Thực hiện Chương trình 1592 năm 2011 - 2012, tỉnh Đắk Lắk được Trung ương hỗ trợ kinh phí 31.000 triệu đồng; kết quả thực hiện như sau:

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng được 36/138 công trình nước sinh hoạt tập trung;

- Hỗ trợ cho 8.500 hộ nước sinh hoạt phân tán.

3. Kết quả thực hiện Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, buôn ĐBKK trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (gọi tắt là Đề án 755):

3.1. Tổng nhu cầu của Đề án 755 đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt tại Quyết định số 2371/QĐ-UBND ngày 09/10/2014:

- Về đất ở: Tổng số hộ có nhu cầu giải quyết: 4.979 hộ; diện tích: 291 ha;

- Về đất sản xuất: Tổng số hộ có nhu cầu giải quyết: 15.896 hộ chưa có hoặc thiếu đất sản xuất, trong đó:

+ Nhu cầu hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất: 9.142 hộ, diện tích 6.072 ha;

+ Do không còn quỹ đất để hỗ trợ phải chuyển sang giải pháp khác:

. Học nghề: 879 lao động/879 hộ;

. Nhu cầu chuyển đổi nghề, mua sắm nông cụ, máy móc: 5.578 hộ

. Nhu cầu xut khẩu lao động: 214 lao động /214 hộ;

. Nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng: 83 hộ.

- Về nước sinh hoạt: Tổng số hộ có nhu cầu là 26.894 hộ.

+ Hỗ trợ đầu tư xây dựng 133 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho 12.996 hộ;

+ Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: hỗ trợ cho 13.898 hộ.

* Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Đề án 755 trên địa bàn toàn tỉnh Đắk Lắk là 743.687 triệu đồng, trong đó:

- Nguồn vốn từ ngân sách Trung ương:

579.374 triệu đồng:

+ Ngân sách Trung ương hỗ trợ:

358.604 triệu đồng;

+ Nguồn vốn vay của NHCSXH:

220.770 triệu đồng;

- Nguồn vốn từ ngân sách địa phương:

164.313 triệu đồng;

+ Ngân sách tỉnh:

92.980 triệu đồng;

+ Ngân sách huyện:

71.333 triệu đồng.

3.2. Kết quả thực hiện (từ năm 2014 - 2016):

Qua 3 năm triển khai thực hiện từ năm 2014 - 2016, tổng kinh phí từ ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh Đắk Lắk để thực hiện Đề án 755 là 60.000 triệu đồng. Kết quả thực hiện như sau:

- Thanh toán trả nợ cho 18 công trình nước sinh hoạt tập trung thuộc Quyết định 1592/QĐ-TTg còn thiếu vốn để thanh toán, với kinh phí thanh toán trả nợ là 7.023 triệu đồng;

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới 14 công trình nước sinh hoạt tập trung, với kinh phí thực hiện là 16.345 triệu đng;

- Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 12.743 hộ, kinh phí thực hiện là 16.564 triệu đồng;

- Hỗ trợ chuyển sang giải pháp khác (mua bò cái sinh sản, mua sắm máy móc nông cụ phục vụ sản xuất) cho 780 hộ, kinh phí thực hiện là 3.900 triệu đồng;

- Hỗ trợ đất sản xuất cho 1.051 hộ, kinh phí thực hiện 13.926 triệu đồng.

3.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện Đề án 755 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk:

a) Những ưu điểm, thuận lợi:

- Kế thừa những thành công và bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chương trình 134, Chương trình 1592; ngay sau khi Chính sách theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản triển khai, chỉ đạo, giao trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ngành của tỉnh, các cấp chính quyền địa phương tiến hành rà soát đối tượng, xác định quỹ đất, xác định nhu cầu và nội dung hỗ trợ để xây dựng Đề án 755 sát với tình hình thực tế của mỗi địa phương.

- Sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành của tỉnh từ khâu lập kế hoạch, phân bổ nguồn vốn của Trung ương hỗ trợ, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện Đề án 755 trên địa bàn toàn tỉnh.

- Một số địa phương trong tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức để người dân hiểu, biết về các chính sách hỗ trợ của Đề án 755; tuyên truyền vận động người thân trong cộng đồng sang nhượng, san sẻ lại đất sản xuất.

b) Những tồn tại, hạn chế:

- Mục tiêu chung của Đề án 755 là: Phấn đấu đến hết năm 2015 giải quyết được trên 70% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Nhưng qua 03 năm triển khai thực hiện (2014 - 2016), nguồn vốn để thực hiện ít so với nhu cầu của Đán: ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh Đắk Lắk để thực hiện Đề án 755: 60.000 triệu đồng/358.604 triệu đồng, đạt 16,7% kế hoạch vốn Trung ương hỗ trợ; nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội đã bố trí: 52.000 triệu đồng/220.770 triệu đồng, đạt 23,5% kế hoạch vốn vay của Đề án. Trong khi đó, ngân sách của tỉnh Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn nên chưa cân đối, bố trí vốn để thực hiện Đề án 755 theo như phê duyệt.

- Quá trình rà soát, xác định quđất để xây dựng Đề án 755 của một số địa phương chưa chặt chẽ, thiếu chính xác, còn mang tính chủ quan. Do không còn quỹ đất, nên trong quá trình triển khai thực hiện việc hỗ trợ đất sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng của một số địa phương không thực hiện được; định mức hỗ trợ thấp (15 triệu đồng/hộ), tính cả phần vốn vay của ngân hàng chính sách (15 triệu đồng/hộ) thì tng s vn là 30 triệu đồng/hộ, với số vốn này là còn thấp so với mặt bằng giá cả thực tế trên thị trường. Vì vậy, giải pháp mua bán, sang nhượng giữa các hộ dân không thực hiện được.

- Một số địa phương còn quỹ đất nhưng khi tiến hành thực hiện Đề án 755, đất đã bị các hộ dân xâm chiếm, canh tác trái phép trên lâm phần do các Công ty lâm nghiệp quản lý; hoặc đất đã được các Công ty lâm nghiệp liên doanh liên kết với các đơn vị bên ngoài đtrồng cao su không có hiệu quả, đất bỏ hoang; thủ tục thu hồi, chuyn đi mục đích sử dụng đất gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện như: khảo sát, đánh giá hiện trạng rừng; đánh giá tác động môi trường; trồng lại rừng thay thế...

- Nguồn vốn để thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg là nguồn vốn đầu tư, nên các thủ tục hồ sơ của các dự án đều phải thực hiện như đầu tư xây dựng cơ bản. Vì vậy các địa phương, các chủ đầu tư gặp rt nhiu khó khăn, lúng túng trong quá trình lập hồ sơ, giải ngân thanh toán nguồn vốn thực hiện Quyết định 755/QĐ-TTg.

- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở đối với chính sách hỗ trợ của Nhà nước có lúc, có nơi chưa đầy đủ. Quá trình triển khai thực hiện ở các huyện, xã có nơi còn lúng túng, một số vướng mắc chậm được tháo gỡ; một số huyện, xã chưa thực hiện tốt công tác vận động tuyên truyền cho người dân, dẫn đến tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nước của một số bộ phận người dân; công tác tuyên truyền vận động giúp đỡ trong cộng đồng còn nhiều hạn chế.

II. Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào DTTS theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg; Quyết định số 1342/QĐ-TTg; Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk từ năm 2008 đến 31/12/2016:

1. Kết quả thực hiện từ năm 2008 đến 31/12/2016.

1.1. Căn cứ Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số du canh du cư, tỉnh Đk Lk đã được phê duyệt 03 dự án định canh định cư tập trung và 03 dự án định canh, định cư theo hình thức xen ghép, với tổng mức đầu tư được phê duyệt là 40.415 triệu đồng, trong đó: Nguồn vốn theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 là 36.971 triệu đồng (nguồn vốn đầu tư phát triển là 24.206 triệu đồng, nguồn vốn sự nghiệp là 12.765 triệu đồng); nguồn vốn lồng ghép các chương trình, dự án là 3.444 triệu đồng. Cụ thể như sau:

* Các dự án ĐCĐC theo hình thức tập trung:

- Dự án ĐCĐC tập trung tại buôn Lách Ló, xã Nam Ka, huyện Lắk:

Tổng mức đầu tư được phê duyệt là 12.875 triệu đồng; trong đó, nguồn vốn theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg là 12.375 triệu đồng (nguồn vốn đầu tư phát triển: 11.363 triệu đồng, nguồn vốn sự nghiệp: 1.012 triệu đồng); vốn lồng ghép là 500 triệu đồng.

Kết quả thực hiện: Đã thực hiện ổn định, định canh định cư cho 37 hộ đồng bào dân tộc M’Nông.

- Dự án ĐCĐC tập trung tại xã Đắk Nuê, huyện Lắk:

Tổng mức đầu tư được phê duyệt là 14.865 triệu đồng; trong đó, nguồn vốn theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg là 14.065 triệu đồng (nguồn vốn đầu tư phát triển: 11.081 triệu đồng, nguồn vốn sự nghiệp: 2.984 triệu đồng); vốn lồng ghép 800 triệu đồng.

Kết quả thực hiện: Đã thực hiện ổn định, định canh định cư cho 105 hộ đồng bào dân tộc M’Nông.

- Dự án ĐCĐC tập trung tại xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc:

Tổng mức đầu tư được phê duyệt là 4.115 triệu đồng; trong đó, nguồn vốn theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg là 3.115 triệu đồng (nguồn vốn đầu tư phát triển: 1.763 triệu đồng, nguồn vốn sự nghiệp: 1.352 triệu đồng); vốn lồng ghép 1.000 triệu đồng.

Kết quả thực hiện: Dự án chưa được triển khai thực hiện.

Tất cả 03 dự án ĐCĐC tập trung của tỉnh Đắk Lắk được phê duyệt theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg, ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đều đang thực hiện dở dang, chưa dự án nào được hoàn thành.

* Các dự án định canh, định cư theo hình thức xen ghép:

Tỉnh Đắk Lắk không lập dự án, giao UBND huyện rà soát, lập phương án, quyết định phê duyệt đối tượng; Ban Dân tộc phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp &PTNT, Sở Tài chính xem xét, thẩm định, tham mưu UBND tỉnh quyết định giao kinh phí để UBND các huyện thực hiện:

- Dự án ĐCĐC xen ghép tại xã Dang Kang và xã Hòa Phong huyện Krông Bông cho 09 hộ- 28 khẩu, đng bào dân tộc Êđê.

- Dự án ĐCĐC xen ghép tại xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar: ổn định định canh định cư cho 46 hộ - 168 khu.

- Dự án ĐCĐC xen ghép tại xã Cư Né cho 180 hộ, đồng bào dân tộc tại chỗ Êđê hiện đang thiếu đất ở, thiếu đất sản xuất, tình hình kinh tế và đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Kết quả thực hiện: cả 03 Dự án ĐCĐC xen ghép trên đã hoàn thành cho 235 hộ ổn định định canh, định cư.

1.2. Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh Đắk Lắk cho các dự án ĐCĐC tập trung như sau:

- Dự án ĐCĐC tập trung tại buôn Lách Ló, xã Nam Ka, huyện Lắk:

Tổng mức đầu tư là 53.709.146.000 đồng, đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt tại Quyết định số 2338/QĐ-UBND ngày 03/9/2009, về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại cho buôn Lách Ló, xã Nam Ka, huyện Lắk.

- Dự án ĐCĐC tập trung tại xã Đắk Nuê, huyện Lắk:

Tổng mức đầu tư là 18.993.696.000 đồng, đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt tại Quyết định số 2594/QĐ-UBND ngày 10/10/2011, về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ xã Đắk Nuê, huyện Lắk.

- Dự án ĐCĐC tập trung tại xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc:

Tổng mức đầu tư là 20.590.000.000 đồng, đã được UBND tỉnh Đắk Lắk phê duyệt tại Quyết định số 2420/QĐ-UBND ngày 22/9/2010, về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc.

* Về nguồn kinh phí:

- Ngân sách Trung ương: Tính đến 31/12/2016, ngân sách Trung ương đã bố trí đủ vốn cho tỉnh Đk Lk đthực hiện 03 dự án ĐCĐC nêu trên theo Quyết định 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009, với tổng kinh phí là 35.830 triệu đồng, cụ thể như sau:

+ Nguồn vốn đầu tư phát triển: 30.360 triệu đồng (năm 2010: 2.000 triệu đồng; năm 2012: 8.000 triệu đồng; năm 2013: 7.360 triệu đồng; năm 2014: 6.000 triệu đng; năm 2015: 7.000 triệu đồng, đây là phần vốn sự nghiệp được Trung ương bố trí vượt tổng mức cho tỉnh Đắk Lắk so với Quyết định 1342/QĐ-TTg, được các B ngành Trung ương đng ý cho chuyển thành nguồn vốn đầu tư phát triển);

+ Nguồn vốn sự nghiệp: 12.470 triệu đồng (năm 2009: 2.000 triệu đồng - năm 2010: 2.000 triệu đồng; năm 2012: 7.000 triệu đồng; năm 2013: 1.470 triệu đồng).

- Ngân sách địa phương: tỉnh Đắk Lắk đã bố trí kinh phí cho 02 dự án với tổng kinh phí là 5.070 triệu đồng.

2. Đánh giá kết quả thực hiện:

a) Ưu điểm:

- Đối với các dự án ĐCĐC theo hình thức xen ghép: Đã ổn định, định canh định cư cho 235 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đối với các dự án ĐCĐC theo hình thức tập trung:

Sau hơn 7 năm thực hiện chính sách hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào dân tộc thiu strên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, mặc dù chưa có dự án nào được hoàn thành, nhờ có nguồn kinh phí của Trung ương btrí thực hiện các dự án ĐCĐC đã góp phn ng cường đu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, gn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng thu nhập; qua đó ổn định đời sống cho các hộ đng bào dân tộc thiểu số đã được định canh, định cư, hn chế tình trng di cư tự do.

b) Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân:

- Các dự án ĐCĐC tập trung đều vướng về thủ tục thu hồi, giải phóng mặt bằng, cụ thể là:

+ Dự án ĐCĐC tập trung buôn Lách Ló, xã Nam Ka, huyện Lắk:

Đến nay, do tuyến đường đi vào vùng dự án theo quy hoạch là đi ngang qua khu rừng đặc dụng Nam Ka, huyện Lắk; mặc dù tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản đề nghị xin Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương thu hồi đất rừng đặc dụng giao lại cho địa phương để triển khai dự án này, nhưng vẫn chưa được chấp thuận. Vì vậy trục đường chính để đi vào vùng dự án chưa được thi công xong.

+ Dự án ĐCĐC tập trung tại xã Đắk Nuê, huyện Lắk:

Năm 2010, dự án đã bố trí được 2.000 triệu đồng, lồng ghép với nguồn vốn ổn định dân di cư tự do để làm đường giao thông và tràn liên hợp vào vùng dự án.

Tuy nhiên cho đến nay, dự án này đang vướng không có kinh phí để đền bù giải phóng mặt bằng (phần kinh phí này do địa phương tự cân đối).

+ Dự án ĐCĐC tập trung tại xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc:

Phần diện tích đất quy hoạch dự án để sắp xếp dân cư đất xấu, bạc màu, độ dốc lớn, diện tích vừa đủ để bố trí được đất ở cho 66 hộ. Đất sản xuất, đề nghị điều chỉnh địa điểm quy hoạch dự án, thu hồi 47 ha đất của Công ty Lâm nghiệp Phước An huyện Krông Pắc giao về địa phương để giải quyết cấp đất sản xut cho 66 hộ. vậy, để dự án được triển khai, có hiệu quả cần phải phê duyệt lại phương án bố trí đất ở, đất sản xuất và xin điều chỉnh địa điểm quy hoạch sắp xếp dân cư.

- Các dự án ĐCĐC tập trung của tỉnh Đắk Lắk đã được phê duyệt từ năm 2009 nhưng do thiếu nguồn vốn đầu tư, thời gian thực hiện kéo dài; tính Đắk Lắk đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương xem xét, phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án ĐCĐC tập trung, nhưng đến nay chưa được xem xét, phê duyệt nên không bố trí vốn cho các dự án này để tiếp tục triển khai thực hiện.

III. Kết quả thực hiện một số chính sách tín dụng trong thời gian qua tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk:

1. Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg, ngày 04/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định số 54):

a) Kết quả thực hiện:

Tổng kế hoạch vốn được giao cho vay từ năm 2013 - 2016 theo Quyết định số 54 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là 57.027 triệu đồng; doanh số cho vay 17.904 triệu đồng, doanh số thu nợ là 676 triệu đồng. Tổng dư nợ là 17.228 triệu đồng nợ trong hạn: 17.228 triệu đồng, nợ trung hạn: 17.228 triệu đồng. Tổng số khách hàng dư nợ là 2.225 hộ; Lũy kế số lượt khách hàng được vay vốn là 2.267 hộ. Doanh s thu ntheo Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính ph đgiải ngân cho vay theo Quyết định số 54 là 3.164 triệu đồng.

* Đánh giá chung những kết quả đạt được: Việc giải ngân cho vay vốn trên cơ sở bình xét công khai, dân chủ từ thôn, buôn nên các hộ được vay đảm bảo đúng đối tượng. Với những ưu đãi đặc biệt về chính sách lãi suất tiền vay và thời hạn cho vay, các hộ vay vốn có thể yên tâm phát triển sản xuất, ổn định đời sống; để sớm vượt qua đói nghèo, nguồn vốn cho vay được giám sát, hướng dẫn cách làm ăn của chính quyền cơ sở và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Vốn vay chủ yếu được hộ dân đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt; các hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích thực sự đã đem lại hiệu quả rõ rệt, góp phần xóa đói giảm nghèo.

b) Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện Quyết định số 54:

* Thuận lợi:

- Việc triển khai kế hoạch tín dụng hằng năm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương; sự đng thuận của các tổ chức Chính trị - Xã hội nhận ủy thác và của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

- Công tác phối hp giữa Chi nhánh NHCSXH tỉnh và Ban Dân tộc luôn được quan tâm thực hiện tốt, vai trò tham mưu trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, miền núi thông qua các chương trình tín dụng chính sách của NHCSXH đã được Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc các huyện, thị xã, thành phố thể hiện rõ nét trong thời gian qua.

- Tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và của NHCSXH cấp trên về việc phân bổ nguồn vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách với chất lượng tín dụng tốt, đảm bảo an toàn nguồn vốn. Đây là điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt các mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội được UBND tỉnh giao trong những năm qua.

- Công tác phối hp giữa NHCSXH và các đơn vị nhận ủy thác trong công tác quản lý Tổ TK&VV và hộ vay được thực hiện khá tốt, nhất là công tác bình xét cho vay và công tác giám sát sử dụng vốn vay. Đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng và thực hiện tt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, nguồn vốn đầu tư đến đúng đối tượng, được thụ hưởng chính sách tín dụng ưu đãi.

* Khó khăn:

Nguồn vốn phục vụ đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng đặc biệt khó khăn trong tỉnh theo Quyết định 54/2012/QĐ-TTg không được phân bổ đều theo các năm mà chỉ tập trung vào năm cuối (trong khi thời gian thực hiện của Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg chỉ trong giai đoạn 2012-2015), do vậy một số thời điểm nguồn vn không được giải ngân hết trong khi nhiều đối tượng thuộc diện phục vụ của chương trình, có nhu cầu lại không được vay vốn (do không còn nằm trong danh sách đối tượng được thụ hưởng theo quy định của Chính phủ). Số vốn còn tồn đọng của chính sách khá lớn do định mức cho vay thấp so với nhu cầu thực tế (8 triệu đồng/hộ).

Đến nay rất nhiều hộ không còn nằm trong danh sách đối tượng thụ hưởng. Để thực hiện nhiệm vụ các địa phương phải rà soát, xác định lại danh sách các đối tượng thụ hưởng và tổ chức bình xét từ cơ sở để lập danh sách đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh phê duyệt làm căn cứ cho vay theo đúng quy định.

Một số địa phương, hộ dân vẫn còn trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước, chưa tự lực vươn lên thoát nghèo; cá biệt có cấp ủy đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức, kịp thời, thường xuyên đến việc triển khai thực hiện Chương trình tín dụng chính sách, việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả; nguồn lực của Nhà nước còn khó khăn chưa đáp ứng hết nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách nhất là trong giai đoạn hiện nay; chính sách tín dụng còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế chậm được bổ sung, chỉnh sửa.

Tổ chức Hội cơ sở tại một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác nhận ủy thác, quản lý nguồn vốn của NHCSXH còn lơi lỏng, việc thực hiện các công đoạn ủy thác đã ký kết với NHCSXH có nơi, có chỗ chưa được triển khai đầy đủ, vẫn còn tình trạng tổ chức Hội phó mặc cho cán bộ chuyên trách và Tổ trưởng Tổ TK&VV trong việc quản lý nguồn vốn chính sách trên địa bàn.

Nguồn vốn đầu tư của NHCSXH tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, do trình độ dân trí thấp, người dân chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, giao thông đi lại khó khăn, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. Phần nào đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hộ vay khi đến hạn, một số địa phương đã có phát sinh nợ quá hạn chương trình tín dụng này.

c) Đề xuất một số giải pháp:

- Về điều kiện vay vốn, định mức cho vay còn thấp, chưa phù hợp với tình hình thực tế trước biến động của giá cả thị trường theo Quyết định số 54/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn, mức vay là 8 triệu đồng/hộ là thấp so với nhu cầu đầu tư sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo DTTS.

Nhằm đáp ứng nhu cầu trước thực tế, Chính phủ cần nâng mức cho vay của chương trình tín dụng theo Quyết định số 54 lên 15 - 20 triệu đồng/hộ. Mở rộng phạm vi địa bàn thực hiện ngoài khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn; Tăng thêm dư nợ tín dụng hộ nghèo, mở rộng đối tượng được tiếp cận với chương trình cho vay hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo nhằm mục tiêu thoát nghèo bền vững.

- Để đồng bào DTTS được tiếp cận, sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn ưu đãi từ chương trình tín dụng chính sách, chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn (khuyến công, nông, lâm...) hướng dẫn, định hướng sản xuất, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với các hộ vay vốn. Phối hợp, lồng ghép vốn tín dụng chính sách với các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nâng cao hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi. NHCSXH phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức Hội, đoàn thể nhận ủy thác và các Tổ tiết kiệm & vay vốn đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước đến nhân dân. Đồng thời, hướng dẫn cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý, giám sát thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi.

2. Chính sách cho vay theo Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 755):

Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam đã phân bổ về cho tỉnh để thực hiện chính sách theo Đề án 755 là 52.000 triệu đồng.

Kết quả thực hiện cụ thể như sau: Toàn tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện giải ngân cho vay được 528 hộ thuộc đối tượng được vay theo Đề án 755, kinh phí cho vay 7.563 triệu đồng, đạt 14,5% kế hoạch vốn vay, trong đó:

- Cho vay để tạo quỹ đất sản xuất (cải tạo, mua bán sang nhượng...): 363 hộ, kinh phí cho vay 5.178 triệu đồng;

- Cho vay để mua máy móc nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp: 26 hộ, kinh phí cho vay 390 triệu đồng;

- Cho vay để mua bò chăn nuôi: 139 hộ, kinh phí cho vay 1.995 triệu đồng.

Tất cả các hộ vay vốn đã được hệ thống Ngân hàng CSXH tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn thủ tục cho vay theo đúng quy trình; hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích, đúng nội dung. Qua đó, đã giúp cho nhiều hộ nghèo DTTS có đất sản xuất để tự canh tác, sản xuất, ổn định cuộc sống góp phần xóa đói giảm nghèo của địa phương.

Tuy nhiên, việc giải ngân cho vay nguồn vốn thực hiện Đề án 755 của tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua còn đạt thấp so với tổng kế hoạch vốn vay giao (đạt 14,5%)

- Công tác tuyên truyền về chính sách cho vay thực hiện Đề án 755 của một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, hệ thống NHCSXH cơ sở chưa được quan tâm. Nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo thuộc đối tượng thụ hưởng chưa nắm được chính sách tín dụng này.

- Định mức cho vay thấp (15 triệu đồng/hộ), định mức hỗ trợ để thực hiện các chính sách cũng thấp so với giá cả thực tế trên thị trường nên nội dung vay để thực hiện việc mua, bán sang nhượng trong cộng đồng ít thực hiện được.

Phần III

NỘI DUNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2017-2020

I. Căn cứ xây dựng Đề án:

1. Các văn bản của Trung ương:

1.1. Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020;

1.2. Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020;

1.3. Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 - 2020;

1.4. Công văn số 468/UBDT-CSDT ngày 26/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc triển khai xây dựng Đề án Quyết định 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

1.5. Công văn số 978/UBDT-CSDT ngày 15/9/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc góp ý dự thảo Đề án theo, Quyết định 2085/QĐ-TTg tỉnh Đắk Lắk;

1.6. Công văn số 2925/NHCS-TDNN ngày 03/7/2017 của Ngân hàng Chính sách xã hội, hướng dẫn nghiệp vụ cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2017 - 2020.

2. Các văn bản của tỉnh Đắk Lắk:

2.1. Quyết định số 1598/QĐ-UBND ngày 29/6/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk, phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016;

2.2. Công văn số 4297/UBND-KGVX ngày 06/6/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk, về việc triển khai xây dựng Đán thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

2.3. Công văn số 5478/UBND-KGVX ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc ban hành định mức bình quân hỗ trợ đất ở, đất sản xuất thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

2.4. Công văn số 5653/UBND-KGVX ngày 20/7/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk, về việc gửi Đề án thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

2.5. Báo cáo rà soát, xác định đối tượng, tổng hợp nhu cầu vốn để thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

II. Mục tiêu của Đề án:

1. Mục tiêu chung: Tổ chức thực hiện hỗ trợ theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, buôn đặc biệt khó khăn cải thiện cuộc sống, ổn định sản xuất, góp phn đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn theo tinh thần Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 24/11/2015 của Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Nghị quyết số 186/NQ-HĐND ngày 07/01/2015 của HĐND tỉnh Đắk Lắk về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng tỉnh Đắk Lắk 5 năm giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình hành động số 17-CTr/TU ngày 06/7/2016 của Tỉnh ủy Đắk Lắk thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Quyết định, số 1582/QĐ-UBND ngày 28/6/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk, về việc ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số bình quân 4%/năm (theo Quyết định số 1582/QĐ-UBND ngày 28/6/2017 của UBND tỉnh Đk Lk, về việc ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng).

- Giải quyết đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho trên 80% số hộ đồng bào dân tộc thiu snghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn thiếu đất sản xuất; cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hnghèo sông phân tán ở vùng đặc biệt khó khăn.

- Tạo điều kiện đhộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất.

III. Nguyên tắc, đối tượng, phạm vi áp dụng:

1. Nguyên tắc:

- Hỗ trợ trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, buôn đặc biệt khó khăn. Đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng; các hộ được hỗ trợ phải sử dụng vốn đúng mục đích.

- Các hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt phải sử dụng đúng mục đích đphát triển sản xuất, cải thiện đời sống góp phần giảm nghèo bền vững; không được chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố, cho thuê đất ở, đất sản xuất trong thời gian 10 năm, kể từ ngày được Nhà nước giao đất.

- Các hộ thuộc đối tượng được giao diện tích đất ở phải gắn với phương án làm nhà ở, tránh tình trạng các hộ được hỗ trợ đất ở nhưng lại không có nhà ở.

- Mỗi hộ đồng bào DTTS nghèo, hộ nghèo ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất theo quy định chỉ được hỗ trợ một trong hai nội dung là hỗ trợ đất sản xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề.

- Giao quyn chủ động cho Ủy ban nhân dân các huyện, xã; tăng cường sự tham gia của người dân trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách.

- Bố trí vốn theo các quy định của chính sách và khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước.

2. Đối tượng áp dụng:

- Hộ DTTS nghèo; hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn theo hướng dẫn tại điểm a, b, c, d, khoản 2, Điều 1 của Thông tư s 02/2017/TT-UBDT có trong danh sách hộ nghèo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1598/QĐ-UBND ngày 29/6/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk, phê duyệt kết qu rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016.

- Danh sách các xã khu vực III, thôn ĐBKK xác định theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn ĐBKK, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2016-2020 và các Quyết định bổ sung của cấp thẩm quyn (nếu có).

- Thời điểm xác định nhu cầu hỗ trợ các nội dung của đối tượng hưởng chính sách xác định đến thời điểm tháng 8/2017. Nội dung hỗ trợ được xác định cụ thể đến từng hộ, thôn, xã trên địa bàn tỉnh và nhu cầu kinh phí hỗ trợ của từng nội dung chính sách.

3. Phạm vi: Chính sách này được thực hiện hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, buôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn toàn tỉnh.

IV. Quy định về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất:

Định mức hỗ trợ đất ở, đất sản xuất được UBND tỉnh Đắk Lắk quy định tại Công văn số 5487/UBND-KGVX ngày 14/7/2017, về việc ban hành định mức bình quân hỗ trợ đất ở, đất sản xuất thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

1. Định mức hỗ trợ đất ở:

- Mức giao diện tích đất ở cho mỗi hộ bình quân 200m2/hộ.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chủ động cân đối quỹ đất và chủ động bố trí ngân sách để giao đất ở cho các hộ thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều 1 của Thông tư 02/2017/TT-UBDT.

2. Định mức hỗ trợ đất sản xuất:

a) Đối với hộ chưa có đất sản xuất:

Các huyện: Krông Bông, Lắk, Ea Súp, Buôn Đôn và M’Đrắk

Các huyện còn lại, thị xã Buôn Hồ

Thành phố Buôn Ma Thuột

Ghi chú

01 ha/ hộ đất nương rẫy hoặc 0,3 ha/hộ đất lúa nước 01 vụ, hoặc 0,2 ha/hộ đất lúa nước 02 vụ

0,5 ha/hộ đất nương rẫy, hoặc 0,25 ha/hộ đất lúa nước 01 vụ hoặc 0,15 ha/hộ đất lúa nước 02 vụ

0,3 ha/hộ đất nương rẫy

 

b) Đối với hộ thiếu đất sản xuất:

Trường hợp hộ đã có đất sản xuất nhưng chưa đủ với diện tích đất sản xuất quy định tại Điểm a, Mục này thì được hỗ trợ phần diện tích đất sản xuất thực tế còn thiếu đó.

V. Nội dung thực hiện các Chính sách của Đề án: Tổng số lượt hộ có nhu cầu hỗ trợ các nội dung: 44.154 lượt hộ, trong đó:

1. Hỗ trđất ở:

- Tổng số hộ có nhu cầu hỗ trợ đất ở là 8.097 hộ, diện tích 165,44 ha.

- Kinh phí thực hiện: do ngân sách địa phương tự cân đối.

2. Hỗ trợ đất sản xuất:

2.1. Nhu cầu hỗ trợ:

- Hỗ trợ đất sản xuất cho 9.878 hộ, diện tích 5.576,2 ha.

- Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương: 125.849 triệu đồng

- Vốn vay tín dụng: 380.314 triệu đồng.

2.2. Định mức hỗ trợ:

- Ngân sách trung ương hỗ trợ 15 triệu đồng/hộ.

- Vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất sản xuất. Đối tượng thụ hưởng chính sách có thể vay một hoặc nhiều lần nhưng tổng dư nợ cho vay không vượt tối đa áp dụng đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ. Thời hạn cho vay tối đa 10 năm, lãi sut cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ (các quy định vay vốn cụ thể được thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam).

2.3. Quỹ đất để giao cho hộ đồng bào DTTS chưa có hoặc chưa đủ đất sản xuất, bao gồm:

- Đất công Nhà nước thu hồi theo quy hoạch để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo theo quy định tại Quyết định 2085/QĐ-TTg;

- Đất thu hồi từ các nông, lâm trường và các doanh nghiệp;

- Đất khai hoang phục hóa, đất được hiến, mua, chuyển nhượng tự nguyện;

- Đất thu hồi từ các các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai và các nguồn khác.

3. Hỗ trợ chuyển đổi nghề: Những hộ chưa có hoặc thiếu đất sản xuất nhưng địa phương không còn khả năng tạo quỹ đất để cấp được chuyển sang hỗ trợ chuyển đổi nghề.

3.1. Nhu cầu hỗ trợ:

- Tổng số hộ có nhu cầu cần hỗ trợ 9.987 hộ.

- Kinh phí hỗ trợ: 58.992 triệu đồng

- Vốn vay tín dụng: 406.921 triệu đồng.

3.2. Định mức hỗ trợ:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ bằng tiền tối đa 05 triệu đồng/hộ.

- Vay vốn tối đa 50 triệu đồng/hộ tại Ngân hàng Chính sách Xã hội để chuyển đi nghề được sử dụng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh ngành nghề không trái pháp luật như: mua sm máy móc, công cụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán... để tạo thu nhập ổn định, lâu dài thay thế thu nhập từ đất sản xuất. Đối tượng thụ hưởng chính sách có thể vay 1 hoặc nhiều lần nhưng tổng dư nợ cho vay không vượt tối đa áp dụng đối với hộ nghèo theo từng thời kỳ. Thời hạn cho vay tối đa 10 năm, lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ (các quy định vay vốn cụ thể thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam).

* Lưu ý: Đối tượng chỉ được thụ hưởng một trong hai nội dung là hỗ trợ đất sản xuất hoặc hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Riêng đối với phần kinh phí hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống tại các xã khu vực III, thôn, buôn đặc biệt khó khăn cần vay vốn để sản xuất kinh doanh: theo báo cáo số liệu rà soát, xác định đối tượng, tổng hợp nhu cầu vốn để thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg của các huyện, thị xã, thành phố thì tỉnh Đắk Lắk không có nhu cầu vay vốn để thực hiện nội dung này.

4. Hỗ trợ nước sinh hoạt:

4.1. Nhu cầu hỗ tr:

- Tổng số hộ có nhu cầu cần hỗ trợ 15.752 hộ.

- Kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ: 23.591 triệu đồng.

4.2. Định mức hỗ trợ:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ bằng tiền tối đa 1,5 triệu đồng/hộ để tạo nguồn nước phục vụ sinh hoạt. Kinh phí hỗ trợ nước sinh hoạt được sử dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, xã và điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình như: đào giếng, mua vật dụng dẫn nước, trữ nước đảm bảo nguyên tắc các hộ được hỗ trợ kinh phí phải có nước sinh hoạt ổn định và được bố trí ở khu vực thuận tiện cho sinh hoạt gia đình.

- Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương, có thể tiến hành hỗ trợ theo nhóm hộ trên cơ sở mức hỗ trợ bình quân là 1,5 triệu đồng/hộ để xây dựng những công trình sử dụng chung, nhóm hộ phải tự nguyện, cam kết bảo vệ và duy trì công trình, đảm bảo có nguồn nước ổn định.

- UBND cấp huyện quyết định phê duyệt phương án hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, danh sách các hộ được hỗ trợ kinh phí theo chính sách do UBND cấp xã lập. UBND cấp xã giám sát và cấp vốn hỗ trợ theo chính sách cho các hộ trong danh sách đã được phê duyệt.

(Số liệu về nhu cầu thực hiện Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt theo Biểu số 01)

5. Hỗ trợ bố trí, sắp xếp ổn định dân cư:

Căn cứ Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg, ngày 05/3/2007 về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2007-2010; Quyết định 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009; Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tổng số dự án ĐCĐC đã được phê duyệt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là 06 dự án (bao gồm 03 dự án ĐCĐC xen ghép và 03 dự án ĐCĐC tập trung). Từ năm 2008 đến 31/12/2016, tỉnh Đắk Lắk đã được Trung ương bố trí đủ vốn và tỉnh đã triển khai thực hiện các dự án ĐCĐC, đạt 100% dự án được phê duyệt theo Quyết định 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 và Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 25/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, do chưa được Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét, điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án ĐCĐC tập trung theo như phê duyệt của UBND tỉnh Đắk Lắk, nên cả 03 dự án ĐCĐC tập trung đều chưa hoàn thành dứt điểm và đang thực hiện dở dang do không có nguồn kinh phí để tiếp tục thực hiện.

Vì vậy, tỉnh Đắk Lắk đề nghị Trung ương tiếp tục bố trí kinh phí để hoàn thành dứt đim 03 dự án ĐCĐC tập trung nêu trên, cụ thể như sau:

- Tổng số hộ: 440 hộ.

- Tổng nhu cầu kinh phí hỗ trợ từ NSTƯ: 66.432 triệu đồng (trong đó, vốn đầu tư phát triển là 62.932 triệu đồng, vốn sự nghiệp là 3.500 triệu đồng)

(Số liệu về nhu cầu vốn thực hiện các dự án ĐCĐC dở dang theo Biểu số 02)

VI. Nguồn vốn thực hiện Đề án theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk: Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 1.304.515 triệu đồng, trong đó:

1. Ngân sách Trung ương hỗ trợ là 1.062.099 triệu đồng, gồm:

1.1. Vốn hỗ trợ trực tiếp các nội dung là 274.864 triệu đồng, trong đó:

- Hỗ trợ đất sản xuất: 125.849 triệu đồng.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề: 58.992 triệu đồng.

- Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: 23.591 triệu đồng.

- Hỗ trợ, bố trí sắp xếp ổn định ĐCĐC tập trung: 66.432 triệu đồng.

1.2. Vốn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội là: 787.235 triệu đồng, trong đó:

- Vốn vay tạo quỹ đất sản xuất: 380.314 triệu đồng.

- Vốn vay chuyển đổi nghề: 406.921 triệu đồng.

2. Ngân sách địa phương: chủ động tự cân đối quỹ đất và nguồn ngân sách của tỉnh để thực hiện hỗ trợ đất ở theo tiến độ thực hiện của Đ án.

- Bố trí lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn thực hiện các chính sách theo Quyết định này với các Chương trình, dự án, các chính sách khác trên địa bàn.

Phần IV

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

1. Đối với hỗ trợ đất sản xuất:

a) Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất:

- Đất công Nhà nước thu hồi theo quy hoạch để hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hnghèo theo quy định tại Quyết định 2085/QĐ-TTg;

- Đất thu hồi từ các nông, lâm trường và các doanh nghiệp;

- Đất khai hoang phục hóa; đất được hiến, mua, chuyển nhượng tự nguyện;

- Đất thu hồi từ các các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai và các nguồn khác;

- Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng cho các hộ dân;

- Thực hiện hỗ trợ đất sản xuất gắn với công tác quy hoạch, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân để sản xuất ổn định lâu dài.

b) Chuyển sang hỗ trợ chuyển đổi nghề: Kinh phí hỗ trợ và vốn vay ngân hàng để chuyển đổi nghề được sử dụng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nghề không trái pháp luật (như mua sắm máy móc, công cụ sản xuất, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán...) đtạo thu nhập ổn định, lâu dài thay thế thu nhập từ đất sản xuất.

2. Đối với hỗ trợ đất ở:

Hỗ trợ đất ở phải gắn với phương án làm nhà ở trên diện tích đất được hỗ trợ; giao UBND các huyện, xã rà soát, tạo quỹ đất bố trí cho các hộ đồng bào DTTS nghèo chưa có đất ở, tùy theo điều kiện thực tế và quỹ đất của địa phương có thể hỗ trợ đất ở cho các hộ cao hơn mức bình quân tại Công văn số 5487/UBND-KGVX ngày 14/7/2017 của UBND tỉnh Đắk Lắk.

3. Đối với hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán:

- Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán phải linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của từng thôn, buôn, xã và điều kiện sinh hoạt của gia đình như: đào giếng; mua vật dụng dẫn nước, trữ nước (xây bể, lu, bồn chứa nước...) đảm bảo nguyên tắc các hộ được hỗ trợ kinh phí phải có nước sinh hoạt ổn định và được bố trí ở khu vực thuận tiện cho gia đình sinh hoạt.

- Tùy theo tình hình thực tế của từng địa phương, có thể tiến hành hỗ trợ theo nhóm hộ trên cơ sở mức hỗ trợ bình quân là 1,5 triệu đồng/hộ để xây dựng những công trình sử dụng chung, nhóm hộ phải tự nguyện, cam kết bảo vệ và duy trì công trình, đảm bảo có nguồn nước ổn định.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Bộ máy quản lý, chỉ đạo, điều hành các cấp:

1. Cấp tỉnh: giao Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh;

2. Cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung cấp huyện): Phòng Dân tộc cấp huyện làm cơ quan thường trực, tham mưu giúp UBND huyện quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tng hợp báo cáo thực hiện trên toàn địa bàn huyện.

3. Cấp xã: Phân công một đồng chí lãnh đạo UBND xã trực tiếp phụ trách, quản lý chỉ đạo thực hiện, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể xã tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn xã; bố trí cán bộ có năng lực, kinh nghiệm làm công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo.”

4. Bổ sung chức năng, nhiệm vụ Ban Chỉ đạo Giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, xã đchỉ đạo triển khai thực hiện Đồ án theo Quyết định 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh.

II. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, các ngành liên quan:

1. Cấp tỉnh:

1.1. Ban Dân tộc tỉnh: Là cơ quan thường trực, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan có nhiệm vụ:

- Tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch chung thực hiện các chính sách; chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phân bổ nguồn ngân sách Trung ương cho các huyện đthực hiện hỗ trợ các nội dung của Đề án.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu vốn thực hiện chính sách theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg, gửi Ủy ban Dân tộc cùng thời đim lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách hàng năm theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh gửi UBND tỉnh, Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh tiếp nhận các nguồn lực từ Trung ương để bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển cho các địa phương, chủ đầu tư thực hiện các chính sách theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, thực hiện lồng ghép nguồn vn có hiệu quả nguồn vn thực hiện các chính sách theo Quyết định này với các Chương trình, dự án, các chính sách khác trên địa bàn.

1.3. Sở Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện hỗ trợ đất ở cho các đối tượng thụ hưởng chính sách, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương hàng năm.

- Hướng dẫn các đơn vị và UBND các huyện, thị xã, thành phố quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án theo quy định hiện hành.

1.4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh về công tác quản lý, chỉ đạo giải quyết đất đai thuộc phạm vi Đề án 2085; hướng dẫn, kiểm tra việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được thụ hưởng chính sách.

1.5. Ngân hành Chính sách Xã hội tỉnh:

- Căn cứ nhu cầu vốn vay theo Đề án được duyệt, hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay đảm bảo đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam; tổ chức thực hiện cho vay, giải ngân kịp thời, đúng quy định.

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi Ban Dân tộc tổng hợp chung.

1.6. Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Ban Dân tộc đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg.

1.7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức tuyên truyền, vận động toàn dân hưởng ứng, tham gia giám sát thực hiện có hiệu quả Quyết định số 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách trên địa bàn tỉnh.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là huyện):

- Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trước UBND tỉnh trong việc lập kế hoạch, phê duyệt, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn huyện; chỉ đạo các ngành chức năng huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện trên địa bàn đảm bảo việc thực hiện đúng mục đích, đúng đối tượng, không để xảy ra tiêu cực; kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề vướng mắc ở cơ sở hoặc báo cáo tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện; định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh (thông qua Ban Dân tộc) để tổng hợp báo cáo Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định.

- Cân đối ngân sách huyện và thực hiện cấp giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho các hộ được hỗ trợ đất sản xuất theo quy định. Quản lý sử dụng kinh phí đúng mục tiêu; thực hiện thanh toán, quyết toán đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức và nội dung Đề án được cấp thẩm quyền phê duyệt; kết thúc niên độ lập báo cáo quyết toán chuyên đề gửi Ban Dân tộc, Sở Tài chính để tổng hợp theo dõi.

- Huy động các nguồn lực tại chỗ, chủ động lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn thực hiện các chính sách theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg với các chương trình, dự án, các chính sách khác trên địa bàn.

- Quyết định phê duyệt danh sách chi tiết các hộ gia đình được hưởng chính sách hỗ trợ và đăng ký vay vốn theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg làm cơ sở để tổ chức thực hiện chính sách.

- Đảm bảo quỹ đất để bố trí đất ở, đất sản xuất theo nội dung Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã):

- Tổ chức họp thôn, buôn bình xét các hộ nghèo được thụ hưởng từ cơ sở thôn, buôn, đảm bảo công khai, dân chủ, đúng đối tượng thông qua các tổ chức đoàn thể; UBND xã xem xét rà soát, xác định đối tượng, tổng hợp trình UBND huyện kiểm tra, phê duyệt danh sách, tổng hợp nhu cầu vốn gửi Ban Dân tộc để tổng hợp xây dựng Đề án chung của tỉnh gửi xin ý kiến thẩm tra của Ủy ban Dân tộc trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án.

- Chịu trách nhiệm trước UBND huyện trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện chính sách trên địa bàn xã; tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân tích cực tham gia hưởng ứng; huy động các tổ chức, doanh nghiệp, Công ty Cà phê, Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp đóng chân trên địa bàn tham gia thực hiện chính sách, giúp đỡ hộ nghèo bằng nhiều hình thức.

- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể xã thường xuyên kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về UBND huyện theo quy định.

III. Công tác tổng hợp, thông tin, báo cáo:

1. Cấp tỉnh:

Định kỳ 6 tháng, hàng năm, Ban Dân tộc báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chính sách, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; sơ kết thực hiện chính sách định kỳ hàng năm và tổng kết chính sách theo quy định.

2. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng và hàng năm, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách trên địa bàn gửi Ban Dân tộc tỉnh; sơ kết thực hiện chính sách trên địa bàn định kỳ hàng năm và tổng kết chính sách theo quy định./.

 

Biểu số 1

TỔNG HỢP NHU CẦU THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẤT Ở, ĐẤT SẢN XUẤT, NƯỚC SINH HOẠT, BỐ TRÍ SẮP XẾP ỔN ĐỊNH DÂN CƯ

(Kèm theo Quyết định số: 2652/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 của UBND tỉnh Đk Lắk)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Huyện, thị xã, thành phố

Tổng số hộ hưởng các chính sách

Tng vốn giai đoạn 2016 - 2020 (NSTW)

Tổng Vốn vay

Đất

Đất sản xuất

Nước sinh hoạt

Số hộ

Diện tích (ha)

Vốn hỗ trợ tNSĐP

Hỗ trợ đất sản xuất

Hỗ trợ chuyển đi nghề

Số hộ

Vốn hỗ trợ

Shộ

Diện tích (ha)

Vốn hỗ trợ

Vốn vay

Shộ

Vốn hỗ trợ

Vốn vay

1

2

3=(6+9+ 13+16)

4=(11+14+ 17)

5=(12+15)

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1

Huyện Cư M'gar

2.345

9.363

64.710

212

4,01

 

216

85,10

2.553

8.510

1.124

5.620

56.200

793

1.190

2

Huyện Ea Kar

2.708

7.740

54.690

369

6,94

 

42

17,35

535,5

2010

1074

5.370

52.680

1.223

1.834,5

3

Huyện Cư Kuin

1.536

9.792

8.445

37

0,74

 

563

0

8.445

8.445

57

28,5

0

879

1.318,5

4

Huyện Krông Búk

885

3.303

19.300

197

3,94

 

368

184

2.760

18.400

18

90

900

302

453

5

Huyện Krông Năng

2.276

19.086

60.100

370

7,16

 

827

414

12.405

41.350

375

5.625

18.750

704

1.056

6

Huyện Lắk

5.713

29.322

37.065

1.371

27,40

 

1.416

800,00

21.240

21.240

1.055

5.275

15.825

1.871

2.807

7

Huyện M'Đrk

3.247

13.767

26.589

360

3,65

 

550

434,90

6.523,50

5.869

1.068

5.340

20.720

1.269

1.903,5

8

TP Buôn Ma Thuột

621

4.248

4.411

199

3,98

 

285

66,01

3.930,85

3.930,85

32

160

480

105

157,5

9

Huyện Buôn Đôn

4.763

18.820

117.600

938

15,60

 

485

463,54

7.275,0

24.250

1.867

9.335

93.350

1.473

2.209,5

10

Thị xã Buôn Hồ

513

1.279

10.150

107

18,23

 

0

0

0

0

203

1.015

10.150

203

263,9

11

Huyện Ea H'leo

1.780

9.238

48.000

425

8,50

 

521

215,00

6.450,0

26.050

439

2.195,0

21.950

395

592,5

12

Huyện Ea Súp

5.933

29.204

118.850

1.550

29,73

 

1.431

1.284,99

21.465

71.550

946

4.730

47.300

2.006

3.009

13

Huyện Krông Ana

1.865

11.690

42.250

330

7,14

 

643

209,11

9.645

32.150

202

1.010

10.100

690

1.035

14

Huyện Krông Bông

5.157

21.445

104.600

729

14,57

 

1.983

1.159,71

17.396

99.150

109

545,0

5.450

2.336

3.504

15

Huyện Krông Pắc

4.372

20.136

70.476

903

13,85

 

548

242,50

5.225

17.410

1.418

12.653

53.066

1.503

2.258

 

Tổng

43.714

208.431

787.235

8.097

165,44

-

9.878

5.576,20

125.849

380.314

9.987

58.992

406.921

15.752

23.591

 

Biểu số 2

TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐỊNH CANH ĐỊNH CƯ GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

(Kèm theo Quyết định số: 2652/QĐ-UBND ngày 25/9/2017 của UBND tỉnh Đk Lắk)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

TÊN DỰ ÁN

Địa điểm án ĐCĐC

Đối tượng du canh, du cư

Tổng mức đầu tư để hoàn thành dự án (theo các Quyết định phê duyệt dự án của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Vốn TW đã cấp

Vốn đề nghị TW bổ sung để hoàn thành dự án hoặc mmới dự án ĐCĐC

Shộ

Số khẩu

Vốn trung ương

Vốn đa phương & lồng ghép

Tổng số

ĐTPT

SN

Tổng số

ĐTPT

SN

Tổng số

ĐTPT

SN

Tổng số (I+II+III)

440

2.050

96.792

93.292

3.500

2.300

30.360

30.360

0

66.432

62.932

3.500

I

CÁC DỰ ÁN ĐANG THỰC HIỆN DỞ DANG

 

440

2.050

96.792

93.292

3.500

2.300

30.360

30.360

0

66.432

62.932

3.500

A

Dự án ĐCĐC tập trung

 

440

2.050

96.792

93.292

3.500

2.300

30.360

30.360

0

66.432

62.932

3.500

1

Dự án ĐCĐC tập trung tại buôn Lách Ló, xã Nam Ka, huyện Lắk

buôn Lách Ló, xã Nam Ka, huyện Lắk

61

282

53.709

53.709

0

500

28.360

28.360

0

25.349

25.349

0

2

Dự án ĐCĐC tập trung tại xã Đắk Nuê, huyện Lắk

Tiểu khu 1408, xã Đắk Nuê, huyện Lắk

313

1.555

18.993

18.993

0

800

2.000

2.000

0

16.993

16.993

0

3

Dự án ĐCĐC tập trung tại xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc

Thôn 4, xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc

66

213

24.090

20.590

3.500

1.000

0

0

0

24.090

20.590

3.500

B

Dự án ĐCĐC xen ghép

 

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

II

CÁC DÁN KHỞI CÔNG MỚI

 

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

A

Dự án ĐCĐC tập trung

 

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

B

Dự án ĐCĐC xen ghép

 

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2652/QĐ-UBND ngày 25/09/2017 về phê duyệt Đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg do tỉnh Đắk Lắ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.717

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.11.212
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!