MỤC LỤC
Mở đầu
Phần thứ nhất: Thực trạng mạng lưới kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
I. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển mạng
lưới kinh doanh LPG trên địa bàn
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã
hội
1.1.1. Vị trí địa lý
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên
1.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh giai đoạn 2006-2010
1.1.4. Cơ sở hạ tầng
1.1.5. Dân số - lao động
1.2. Đánh giá những thuận lợi khó khăn đối
với phát triển kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn
1.2.1 Những thuận lợi
1.2.2 Những khó khăn
II. Thực trạng kinh doanh LPG trên địa bàn
2.1 Các chủ thể kinh doanh LPG và nguồn cung
ứng LPG
2.1.1 Các chủ thể kinh doanh LPG
2.1.2. Nguồn cung ứng LPG
2.2. Khối lượng tiêu thụ và giá trị mặt hàng
LPG bán ra trên địa bàn từ 2006 đến 2010
2.2.1 Khối lượng tiêu thụ mặt hàng LPG
2.2.2 Giá trị tiêu thụ mặt hàng khí dầu mỏ
hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2006-2010
2.3. Mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên
2.3.1. Thực trạng mạng lưới kinh doanh LPG
2.3.2. Thực trạng hệ thống kho chứa LPG
III. Nhận xét đánh giá
3.1. Kết quả đạt được
3.2. Những tồn tại và những hạn chế
Phần thứ hai: Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011-2020
I. Dự báo triển vọng phát triển mạng lưới
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng giai đoạn 2011-2020
1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến
năm 2020 ảnh hưởng tới phát triển mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh
1.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
1.1.2. Phát triển giao thông
1.1.3. Phát triển đô thị và nông thôn
1.2. Dự báo nhu cầu sử dụng LPG trên địa bàn
giai đoạn 2011 – 2020
1.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu
tiêu thụ và tốc độ phát triển kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh
1.2.2. Dự báo tình hình cung cầu mặt hàng LPG
trong nước giai đoạn 2011 – 2020
1.2.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên
II. Quy hoạch mạng lưới kinh doanh LPG trên địa
bàn
2.1. Quan điểm, định hướng phát triển mạng
lưới kinh doanh LPG giai đoạn 2011 – 2020
2.1.1. Quan điểm phát triển
2.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển mạng
lưới LPG
2.2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở chiết nạp, kho
chứa, kho dự trữ trên địa bàn LPG giai đoạn 2011 - 2020
2.2.1. Cơ sở thực hiện quy hoạch hệ thống cơ
sở chiết nạp, kho chứa, kho dự trữ trên địa bàn
2.2.2. Những tiêu chuẩn chủ yếu đối với cơ sở
chiết nạp, kho chứa, kho dự trữ
2.2.3. Quy hoạch hệ thống cơ sở chiết nạp,
kho chứa, kho dự trữ
2.3. Quy hoạch mạng lưới cửa hàng kinh doanh
LPG giai đoạn 2011 – 2020
2.3.1. Cơ sở thực hiện Quy hoạch mạng lưới
cửa hàng kinh doanh LPG
2.3.2. Bán kính phục vụ
2.3.3. Quy hoạch mạng lưới các cửa hàng kinh
doanh LPG trên địa bàn Thái Nguyên
2.4. Quy hoạch mạng lưới trạm nạp LPG vào ô
tô giai đoạn 2011- 2020
2.4.1. Cơ sở để thực hiện quy hoạch hệ thống
trạm nạp LPG vào ô tô
2.4.2. Những tiêu chuẩn chủ yếu đối với trạm
nạp
2.4.3. Quy hoạch mạng lưới trạm nạp LPG vào ô
tô trên địa bàn tỉnh
2.5. Quy hoạch mạng lưới trạm bán LPG qua đường
ống giai đoạn 2011 -2020
2.5.1. Cơ sở thực hiện quy hoạch hệ thống
trạm bán LPG qua đường ống
2.5.2. Những tiêu chuẩn chủ yếu đối với trạm
bán LPG qua đường ống
2.5.3. Quy hoạch trạm bán LPG qua đường ống
trên địa bàn tỉnh
Phần thứ ba: Cơ chế, chính sách, giải pháp và
kiến nghị thực hiện quy hoạch
I. Cơ chế chính sách phát triển mạng lưới
kinh doanh LPG
1.1. Chính sách khuyến khích thương nhân kinh
doanh và đầu tư
1.2. Chính sách đất đai
1.3. Chính sách hỗ trợ thông tin thị trường
1.4. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực
II. Các giải pháp quản lý đối với các cửa
hàng, kho, trạm kinh doanh LPG
2.1. Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp
luật trong kinh doanh
2.2. Cải cách thủ tục hành chính
2.3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
2.4. Phối hợp với các ngành chức năng tăng
cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất kinh doanh
III. Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch
3.1. Tổ chức thực hiện
3.2. Trách nhiệm của các thương nhân kinh
doanh
Kết luận
Phụ lục
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
LPG Khí dầu mỏ
hóa lỏng
TCVN Tiêu chuẩn
Việt Nam
UBND Ủy ban Nhân
dân
TDMN Trung du miền
núi
TW Trung ương
TMBLHH&DTDVXH Tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ xã hội
CNH – HĐH Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG QUY HOẠCH
Khí dầu mỏ hoá lỏng là hỗn hợp chủ yếu của
Propane (công thức hóa học: C3H8) và Butane (công thức hóa học: C4H10) có nguồn
gốc từ dầu mỏ, tên tiếng Anh: Liquefied Petroleum Gas (viết tắt là LPG); tại
nhiệt độ, áp suất bình thường Khí dầu mỏ hóa lỏng ở thể khí và khi được nén đến
một áp suất, nhiệt độ nhất định Khí dầu mỏ hóa lỏng chuyển sang thể lỏng. Khí
dầu mỏ hóa lỏng là loại nhiên liệu thông dụng về tính đa năng có thể vận chuyển
như chất lỏng nhưng lại được đốt cháy ở thể khí. Lượng khí độc và tạp chất được
sản sinh ra trong quá trình cháy rất thấp đã làm cho Khí dầu mỏ hóa lỏng trở thành
một trong những nguồn nhiên liệu dùng làm chất đốt, nhiên liệu động cơ, nguyên
liệu phục vụ sản xuất, dân sinh thân thiện với môi trường.
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội,
nhu cầu sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng gia tăng nhanh, mạng lưới kinh doanh khí
dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phát triển mạnh, nguồn cung ứng,
khối lượng tiêu thụ cũng như số lượng các điểm kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
trên địa bàn ngày càng tăng.
Thực tế trong những năm qua, mạng lưới kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn Tỉnh phát triển nhanh từ thành thị đến
nông thôn miền núi, vùng cao. Đóng góp một phần quan trọng vào sự thay đổi tập
quán sử dụng nguyên liệu truyền thống như than, củi, dầu… sang khí dầu mỏ hóa
lỏng góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, việc phân bố mạng lưới kinh doanh
khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn mang tính tự phát, phân
bố chưa hợp lý, nhiều cửa hàng kinh doanh vi phạm các quy định như tồn chứa quá
nhiều bình khí dầu mỏ hóa lỏng; kho chứa hàng xen lẫn trong các khu dân cư, nơi
tập trung nhiều người qua lại; một số cửa hàng kinh doanh chưa đảm bảo an toàn
phòng chống cháy nổ; tổ chức kinh doanh đan xen với kinh doanh các mặt hàng tổng
hợp; diện tích kinh doanh và kho chứa hàng chưa đảm bảo đúng các quy định về
thiết kế và kết cấu công trình …
Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Thái Nguyên là trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào trước
năm 2020 sẽ xuất hiện những nhân tố mới ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển
của mạng lưới sản xuất kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng như: Sự gia tăng dân số,
thu nhập và đời sống nhân dân được cải thiện, quá trình đô thị hoá được mở
rộng, hình thành nhiều khu, cụm công nghiệp…cùng với việc nhận thức về bảo vệ
môi trường của người dân được nâng cao.
Xuất phát từ những lý do trên, việc Quy hoạch
phát triển kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là hết
sức cần thiết. Đây là bước cụ thể hoá quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thái
Nguyên, nhằm lập lại trật tự trong kinh doanh thương mại; xây dựng mạng lưới kinh
doanh khí dầu mỏ hoá lỏng theo hướng văn minh, hiện đại, phát triển một cách
bền vững.
II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
- Luật Thương mại 2005 được Quốc hội thông
qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 tại phiên lần thứ 7 khoá XI;
- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, ngày 12 tháng 6
năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm
kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện;
- Nghị định số 107/2009/NĐ-CP, ngày 26 tháng 11
năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008
của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/ NĐ-CP,
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Quyết định số 278/2005/QĐ-TTg, ngày
02/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
- Thông tư số 11/2010/TT-BCT, ngày 29/03/2010
của Bộ Công Thương về việc ban hành Quy chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa
lỏng;
- Quyết định số 1580/QĐ-BCT, ngày 31/03/2010
của Bộ Công Thương về việc phê duyệt chương trình huấn luyện nghiệp vụ kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Thông tư số 12/2010/TT-BKHCN, ngày 30/07/2010
của Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn về quản lý đo lường, chất lượng trong
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Thông tư số 17/2010/TT-BCT, ngày 05/5/2010
của Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê
duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại;
- Nghị quyết số 37-NQ-TW, ngày 01 tháng 7 năm
2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo
Quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi Bắc bộ;
- Quyết định số 28/2006/QĐ-BCN, ngày
16/08/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về ban hành quy
chế quản lý kỹ thuật an toàn về giao nhận, vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng bằng
bồn chứa;
- Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN, ngày
16/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về ban hành quy
chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai;
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6223-2011: Yêu
cầu chung về an toàn của cửa hàng kinh doanh khí hoá lỏng;
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6304-1997: Yêu
cầu chung về bảo quản, xếp dỡ vận chuyển chai khí hoá lỏng;
- Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 7441-2004: Hệ
thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng tại nơi tiêu thụ - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt
và vận hành;
chuẩn Việt Nam: TCXDVN 377:2006, Hệ thống cấp
khí đốt trung tâm trong nhà ở - Tiêu chuẩn thiết kế;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
- Quyết định số 3554/QĐ-UBND, ngày 21/12/2009
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ
thống đô thị tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025;
- Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh xăng
dầu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009 – 2020;
- Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020;
- Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020 định hướng tới năm 2025;
- Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng thương mại
gồm: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm phân phối trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2020;
- Quy hoạch mạng lưới giao thông tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020;
- Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Thái Nguyên được
ban hành kèm theo Quyết định số 3554/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của UBND tỉnh Thái
Nguyên;
- Quyết định số 1107/QĐ-UBND, ngày 14/5/2010;
Quyết định số 1579/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên
về việc phê duyệt đề cương và dự toán lập quy hoạch phát triển kinh doanh khí
dầu mỏ hoá lỏng tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 – 2020;
III. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xây dựng quy hoạch phát triển kinh doanh khí
dầu mỏ hóa lỏng (LPG) giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2025, nhằm phát triển
mạng lưới cửa hàng kinh doanh LPG, hệ thống kho chứa dự trữ, trạm triết nạp,
trạm nạp nhiên liệu vào ô tô, trạm bán LPG qua đường ống và phương tiện vận
chuyển LPG đảm bảo đúng các quy định về an toàn phòng chống cháy nổ, an ninh
năng lượng, bảo vệ môi trường, hạn chế gian lận thương mại. Đồng thời đề xuất
các giải pháp để xây dựng và tổ chức quản lý kinh doanh LPG phù hợp với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn 2011-2020.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 - Đối tượng nghiên cứu.
Là các hoạt động của các chủ thể kinh doanh
LPG trên địa bàn và các vấn đề kinh tế - xã hội có liên quan.
- Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Xây dựng quy hoạch trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó chú trọng đến các địa bàn trọng điểm như: Thành
phố, thị xã, trung tâm các huyện và các khu, cụm công nghiệp…
- Về thời gian: Đánh giá thực trạng mạng lưới
kinh doanh LPG hiện nay. Xây dựng quy hoạch phát triển kinh doanh LPG giai đoạn
2011-2020 có xét đến năm 2025.
- Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Dự án gồm các
vấn đề chủ yếu về hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng và điều kiện để kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên thị trường, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng kết hợp
giữa các phương pháp:
- Phương pháp điều tra, khảo sát;
- Phương pháp phân tích tổng hợp;
- Phương pháp thống kê, dự báo;
- Phương pháp tư vấn chuyên gia.
VI. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA DỰ ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung báo
cáo tổng hợp của Dự án chia làm 3 phần chính sau:
Phần thứ nhất: Thực trạng mạng lưới kinh
doanh LPG trên địa bàn Tỉnh.
Phần thứ hai: Quy hoạch phát triển kinh doanh
LPG giai đoạn 2010-2020, có xét đến năm 2025.
Phần thứ ba:Cơ chế, chính sách, giải pháp và
tổ chức thực hiện quy hoạch.
Phần Thứ Nhất
THỰC
TRẠNG MẠNG LƯỚI KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HOÁ LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH LPG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã
hội
1.1.1. Vị trí địa lý. Thái Nguyên là một
trong 14 tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, phía Tây giáp với các tỉnh:
Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Đông giáp: Lạng Sơn, Bắc
Giang, phía Nam giáp Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích là 3.531,02 km2; dân
số bình quân 1.131.278 người; có 9 đơn vị hành chính bao gồm: 01 Thành phố, 01
thị xã và 07 huyện. Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Việt Bắc,
nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng
bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế thông qua quốc lộ 3,
sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, cảng sông Đa Phúc và
đường sông đến Hải Phòng; đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Thái Nguyên - Bắc
Giang; đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên sẽ xây dựng là tuyến đường hướng tâm
nằm trong quy hoạch vành đai vùng Hà Nội, Thái Nguyên có nhiều điều kiện để
phát triển thương mại nói chung và phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ
hóa lỏng nói riêng.
Với vị trí là một trong những trung tâm kinh
tế, văn hóa, giáo dục của vùng Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông
Bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung
du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Việc giao lưu đã được thực hiện thông
qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái
Nguyên là đầu nút. Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc
miền núi phía Bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi
phía Bắc. Đây là yếu tố quan trọng làm tăng lưu lượng khách vãng lai qua địa
bàn Tỉnh, dẫn đến sự gia tăng của ngành ăn uống, dịch vụ, qua đó gián tiếp tăng
lượng tiêu thụ khí LPG hàng năm.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên
- Địa hình: Địa hình tỉnh Thái Nguyên có 04
nhóm cảnh quan hình thái địa hình là:
(1) Nhóm cảnh quan địa hình đồng bằng: Kiểu đồng
bằng aluvi có diện tích không lớn, phân bố chủ yếu thuộc 02 huyện Phú Bình và
Phổ Yên; Kiểu địa hình đồng bằng xen lẫn đồi núi thoải dạng bậc thềm cổ có diện
tích lớn hơn, độ cao khoảng 20-30m, phân bố dọc Sông Cầu và Sông Công thuộc huyện
Phổ Yên và Phú Bình. Các kiểu đồng bằng còn lại phân bố rải rác ở độ cao lớn
hơn.
(2) Nhóm cảnh quan hình thái địa hình gò đồi
chia thành 03 kiểu: Kiểu cảnh quan gò đồi thấp, trung bình (phân bố ở Phú Bình,
Phổ Yên); Kiểu cảnh quan đồi cao đồng bằng hẹp (ở phía Tây Bắc của Tỉnh, kéo
dài từ Đại Từ tới Định Hoá); Kiểu địa hình đồi cao sườn lồi, thẳng, đỉnh nhọn,
hẹp, kéo dài dạng dãy, độ cao từ 100 - 150m (ở lưu vực Sông Cầu, từ Đồng Hỷ,
Phú Lương đến Định Hoá);
(3) Nhóm cảnh quan hình thái địa hình núi
thấp hầu như chiếm trọn vùng Đông Bắc của Tỉnh, phân bố dọc ranh giới Thái
Nguyên với các tỉnh: Bắc Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc;
(4) Nhóm cảnh quan địa hình nhân tác là các
hồ chứa nhân tạo bao gồm các hồ lớn như: Hồ Núi Cốc, Khe Lạnh, Bảo Linh, Cây
Si, Ghềnh Chè…với tổng diện tích mặt nước gần 6.000 ha.
- Khí hậu: Thái Nguyên vào mùa đông được chia
thành 3 vùng rõ rệt vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai, vùng lạnh vừa
gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai, vùng ấm gồm các
huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông
Công.
Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng
6: 28,9 °C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2 °C) là 13,7 °C.Tổng số giờ nắng
trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các
tháng trong năm. Khí hậu Thái Nguyên chia làm 4 mùa rõ rệt. Lượng mưa trung
bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào
tháng 1. Nhìn chung khí hậu tỉnh Thái Nguyên thuận lợi cho phát triển ngành
nông, lâm nghiệp.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Tiềm năng đất: Thái Nguyên có tổng diện
tích đất tự nhiên là 353.102 ha (Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp 294.634 ha,
đất phi nông nghiệp là 42.706 ha và đất chưa sử dụng là 15.762 ha).
+ Tài nguyên nước: Thái Nguyên có 02 sông
chính là: Sông Công (có lưu vực 951 km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định
Hoá chạy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông được ngăn lại ở Đại Từ tạo thành
Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng 25 km2, chứa 175 triệu m3 nước) và Sông Cầu (nằm
trong hệ thống sông Thái Nguyên có lưu vực 3.480 km2 bắt nguồn từ Chợ Đồn - Bắc
Kạn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam). Ngoài ra, Thái Nguyên có trữ lượng nước
ngầm khá lớn mặc dù việc khai thác và sử dụng còn hạn chế.
+ Tài nguyên khoáng sản: Tài nguyên khoáng
sản của Thái Nguyên phong phú về chủng loại (bao gồm cả nhóm khoáng sản kim
loại, nhóm khoáng sản phi kim và nhóm vật liệu xây dựng). Trong đó, nhiều loại
có vai trò rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế đất nước như: Sắt, than,
titan, vonfram…Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có một số kim loại quý tuy trữ
lượng không lớn nhưng lại có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế như: Đồng, vàng,
thuỷ ngân…
+ Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện
có 180.639 ha đất lâm nghiệp (chiếm 51,16% diện tích tự nhiên). Trong đó, diện
tích rừng hiện có 176.731 ha; gồm rừng tự nhiên 96.303 ha, chiếm 53,3% đất lâm
nghiệp, rừng trồng 80.428 ha, chiếm 44,5% đất lâm nghiệp. Hiện tại, tài nguyên
rừng ở Thái Nguyên bị suy giảm so với trước đây, một số loại gỗ quý đã bị khai
thác, số lượng hệ động, thực vật bị giảm sút...
1.1.3. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh giai đoạn 2006 - 2010
- Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế trong giai đoạn 2006-2010.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (GDP)
theo giá thực tế tăng từ 8.022.083 triệu đồng năm 2006 lên 19.816,2 tỷ đồng năm
2010, tốc độ tăng trưởng bình quân cho cả giai đoạn 2006 - 2010 là 11,11%/năm;
GDP bình quân đầu người tăng từ 7,3 triệu đồng
năm 2006 lên 17,4 triệu đồng năm 2010 (tương ứng 950USD); tăng bình quân giai đoạn
2006-2010 là 23,8%. Năm 2010, mặc dù đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cả
nước 4,1% (11,11% - 7,01%), nhưng mức bình quân đầu người của Tỉnh chỉ mới bằng
76,31% GDP bình quân đầu người của cả nước (1.200 USD).
Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên trong giai đoạn
2006 - 2010 tiếp tục chuyển dịch ổn định theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, thương
mại dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp. Tỷ trọng khu vực công nghiệp,
xây dựng tăng từ 38,76% năm 2006 lên 41,54% năm 2010; thương mại – dịch vụ tăng
từ 36,52% năm 2006 lên 36,73 năm 2010; khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ
24,72% năm 2006 xuống còn 21,73% năm 2010.
- Thực trạng phát triển mộtSố ngành kinh tế
chủ yếu tỉnh Thái Nguyên
+ Ngành Nông - Lâm nghiệp - Thuỷ sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (theo
giá so sánh) tăng từ 1.964,4 tỷ đồng năm 2006 lên 2.453,7 tỷ đồng năm 2010;
tăng 5,75% so với năm 2009, tăng bình quân 5,9% năm; Cơ cấu kinh tế nội ngành
có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ.
Ngành trồng trọt và chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tỷ trọng ngành lâm
nghiệp và thuỷ sản có tốc độ tăng khá trong năm 2010, nhưng còn rất nhỏ (năm 2010
chiếm 5,7% so vớiTổng mức giá trị ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản).
Cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng chuyển dịch
theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm làm tăng giá trị sản xuất
trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp trồng trọt, năm 2010 đạt 55 triệu đồng/ha,
tăng bình quân trong giai đoạn (2006-2010) 19,7%/năm. Các sản phẩm nông nghiệp
chủ yếu của Tỉnh là: thóc gạo, chè, lạc, đậu tương, gia súc, gia cầm, hoa quả
tươi … Một số vùng sản xuất, chăn nuôi tập trung hướng vào các loại cây, con có
sản lượng và giá trị kinh tế cao như: chè, gạo đặc sản, trâu, bò, lợn, gà … Sản
xuất lương thực của Thái Nguyên ổn định về sản xuất, tăng năng suất và đảm bảo
an ninh lương thực của Tỉnh.
Sản lượng cây lương thực có hạt đạt mức ổn định,
tăng 9,1% so với đầu nhiệm kỳ. Cây lúa, ngô và các loại cây màu, do làm tốt
công tác chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nên năng suất, sản lượng được
duy trì và phát triển. Các loại cây trồng lâu năm tăng cả về diện tích và sản
lượng. Trong đó, cây chè tiếp tục khẳng định là cây có thế mạnh, đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Bình quân mỗi năm đã trồng mới và trồng lại được 698 ha. Năm
2010,Tổng diện tích chè toàn Tỉnh đạt 17.661ha, trong đó diện tích chè trồng
mới 323 ha, chiếm 1,83%.
Ngành chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng sản
xuất hàng hoá, tập trung theo quy mô trang trại, từng bước áp dụng các tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất. Năm 2010, toàn Tỉnh có 588 trang trại chăn nuôi và 25
trang trại nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chí trang trại, tăng 35,5% so với năm
2009. Sản xuất thuỷ sản chủ yếu tập trung vào khai thác và sử dụng mặt nước sẵn
có.
Công tác quản lý, bảo vệ phát triển rừng được
chú trọng. Trong 5 năm trồng mới 28.039 ha rừng tập trung, khoanh nuôi tái sinh
trên 20.084 ha rừng, góp phần đưa độ che phủ rừng trên 50%.
+ Ngành công nghiệp
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình
quân hàng năm đạt 18,7%, trong đó, công nghiệp địa phương đạt tốc độ tăng
31,4%; năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 1994) đạt 12.200
tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với năm 2006. Khu vực công nghiệp TW đạt 6.823,4 tỷ đồng,
tăng 1,9 lần so với năm 2006, khu vực công nghiệp địa phương đạt 4.661,6 tỷ đồng,
tăng 2,5 lần so với năm 2006, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 715 tỷ đồng,
tăng 2 lần so với năm 2006. Các nhóm ngành, sản phẩm có thế mạnh như: luyện
kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng… được quan tâm đầu tư phát triển và đứng
vững trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng ứng dụng công nghệ sản
xuất tiên tiến, đổi mới phương thức quản lý, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả
làm tăng thêm năng lực sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Công tác quy hoạch phát triển công nghiệp được
quan tâm, trong đó đã quy hoạch 7 khu công nghiệp tập trung, 29 cụm công
nghiệp, tạo tiền đề phân bố lại lực lượng sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Tỉnh đã xây dựng các chủ trương, cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp phát triển. Đến nay, có 474 doanh
nghiệp hạch toán độc lập và 9.795 cơ sở kinh tế cá thể sản xuất công nghiệp,
tăng 16,3% so với năm 2006, trong đó, số cơ sở chế biến, chế tạo chiếm trên 90%.
Trung bình hàng năm có trên 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội cho ngành công
nghiệp, góp phần tăng thêm nguồn thu ngân sách. Cơ cấu nội ngành công nghiệp đã
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành cơ khí, sản xuất vật liệu xây
dựng... Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được quan tâm đầu tư, phát
triển, giá trị sản xuất bình quân hàng năm tăng 36,8%; năm 2010 tăng gấp 4,8
lần so với năm 2006, góp phần giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, tăng thu
nhập cho người lao động, nhất là khu vực nông thôn.
+ Ngành dịch vụ
Các loại hình dịch vụ được quan tâm đầu tư
phát triển, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 11,86%. Hoạt động thương
mại có chuyển biến tích cực. Kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, xây mới,
với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất
và sinh hoạt tiêu dùng của nhân dân.
- Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thương
mại Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 là 12%/ năm (giá so sánh). Tính riêng năm
2010, giá trị tăng thêm của ngành thương mại chiếm 23,6 % giá trị tăng thêm của
khu vực dịch vụ và 8,68% GDP toàn tỉnh. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu
dịch vụ xã hội (TMBLHH& DTDVXH) trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2006-2010 tăng
bình quân 21,6%/năm; từ 3.980,2 tỷ đồng năm 2006 lên 9.464,5 tỷ đồng năm 2010.
Phân theo loại hình kinh tế thì kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng thấp, giảm từ 9,76%
năm 2006 xuống còn 7,75% năm 2010, khi đó các thành phần kinh tế dân doanh tăng
tương ứng (năm 2006 chiếm 90,24% đến 2010 chiếm 92,25%). Như vậy đến năm 2010
thành phần kinh tế nhà nước chỉ còn nắm ở một Số khâu trọng yếu để điều tiết
nền kinh tế vĩ mô. Sức mua bình quân đầu người năm 2010 đạt 8,34 triệu đồng/người/năm,
tăng bình quân cả giai đoạn 2006 - 2010: 20,7%/năm.
- Dịch vụ vận tải tăng nhanh, đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá. Các loại hình dịch vụ trên các lĩnh
vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, bưu chính
viễn thông… đều phát triển, tính đến hết năm 2010, số thuê bao điện thoại cố định
đạt 17 máy/100 dân. Đã hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ mới như
dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xúc tiến sản xuất, đầu tư, pháp lý, xuất khẩu lao động,
kinh doanh bất động sản, góp phần thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ phát triển.
- Các loại hình du lịch từng bước được phát
triển như: du lịch sinh thái, lịch sử, văn hoá... Bình quân hàng năm thu hút
trên 1 triệu lượt du khách trong và ngoài nước. Đặc biệt, việc tổ chức thành
công Năm du lịch Quốc gia 2007 với chủ đề "Về Thủ đô gió ngàn - Chiến khu
Việt Bắc" đã tạo điều kiện cho du lịch của tỉnh phát triển.
- Hệ thống ngân hàng ổn định và phát triển,
dư nợ tín dụng tăng bình quân hàng năm 26,2%, cơ bản đáp ứng nhu cầu về nguồn
vốn cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Thu ngân sách trên địa bàn có những chuyển
biến tích cực, bình quân hàng năm tăng 23,1%, trong đó thu ngân sách trong cân đối
tăng 27,4%. Thu ngân sách năm 2010 đạt 2.700,3 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần so với
năm 2006;
- Chi ngân sách địa phương đạt 3.863,9 tỷ đồng,
tăng 2,9 lần so với năm 2006. Nguồn chi thường xuyên hàng năm đảm bảo cho hoạt động
của hệ thống chính trị, các hoạt động sự nghiệp và quốc phòng - an ninh.
- Phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, văn
hóa, thể thao...:
+ Giáo dục, đào tạo Đại học, Cao đẳng, Trung
cấp và cơ sở đào tạo nghề: Hiện nay, Thái Nguyên đang là trung tâm nghiên cứu
khoa học và giáo dục đào tạo của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và cả nước với 7
trường đại học, 13 trường cao đẳng, 6 trường trung cấp chuyên nghiệp và 24 cơ
sở dậy nghề...Bình quân một năm đào tạo được trên 40 ngàn học sinh sinh viên
tốt nghiệp ra trường, trong đó có trình độ đại học, cao đẳng chiếm trên 32,2%.
Tuy nhiên, nhu cầu đào tạo nghề cho người lao động hiện vẫn chưa được đáp ứng đầy
đủ, số lượng công nhân kỹ thuật được đào tạo hàng năm chưa đủ cung cấp cho các
cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn và các tỉnh, các vùng khác.
+ Y tế, công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình:
Đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trên 539 cơ sở y tế, gồm: 21 bệnh
viện, 25 phòng khám đa khoa, 180 trạm y tế xã, phường và 313 cơ sở y tế khác
với 3.956 giường bệnh, bình quân 10,7 bác sỹ/ 1 vạn dân, nhằm cung cấp dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh cho nhân dân. Các chương trình y tế quốc gia được
triển khai và thực hiện tương đối tốt, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm được
cải thiện, các dịch bệnh lớn được kiểm soát tương đối hiệu quả, các bệnh xã hội
được tích cực phòng chống và bài trừ, các mục tiêu Chương trình quốc gia về
chăm sóc bảo vệ trẻ em được triển khai hiệu quả trên địa bàn.
+ Văn hoá, thể thao, thông tin tuyên truyền
và các lĩnh vực xã hội khác: Cùng với đời sống kinh tế, đời sống văn hóa, xã
hội của nhân dân trong tỉnh ngày càng được cải thiện. 100% số xã trong tỉnh được
phủ sóng truyền hình và truyền thanh, hoạt động văn hoá, thể thao, thông tin
tuyên truyền... phát triển rộng khắp với hình thức phong phú, chất lượng và nội
dung được nâng cao. Thái Nguyên hiện có 01 nhà văn hoá thông tin cấp Tỉnh, 09
nhà văn hoá thông tin cấp huyện và 1.135 nhà văn hoá thông tin cấp cơ sở.
+ Quốc phòng, an ninh: Công tác quốc phòng,
an ninh thường xuyên được sự quan tâm của các cấp uỷ và chính quyền. Công tác
quân sự địa phương luôn được đảm bảo, lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên
được tập trung huấn luyện định kỳ, đạt yêu cầu cả về tư tưởng và kỹ thuật tác chiến.
Tình hình trật tự trị an, an toàn xã hội có những bước chuyển biến tích cực.
1.1.4. Cơ sở hạ tầng
- Giao thông vận tải.
+ Đường bộ: Thái Nguyên có hệ thống giao
thông đường bộ khá thuận lợi. Quốc lộ 3 (trên địa phận Thái Nguyên dài 81,4 km)
nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng tới biên giới Việt Trung, Quốc lộ
1B nối Lạng Sơn - Thái Nguyên (trên địa phận Thái Nguyên dài 45,5 km), Quốc lộ
37 (trên địa phận Thái Nguyên dài 57,6 km) nối Tuyên Quang - Thái Nguyên - Bắc
Giang. Hệ thống đường tỉnh lộ (13 tuyến), huyện lộ (171 tuyến, trong đó đường
thành phố, thị xã 76 tuyến), có đường ô tô đến trung tâm các xã trong Tỉnh.
+ Đường sắt: Có 3 tuyến đường sắt: Hà Nội -
Thái Nguyên (trên địa phận Thái Nguyên dài 57,6 km); Quan Triều - Núi Hồng (dài
39 km); Lưu Xá - Kép (dài 25 km trên địa phận Thái Nguyên) và mạng lưới đường
sắt nội bộ Khu gang thép Thái Nguyên (dài 38,2 km).
+ Đường thuỷ: Thái Nguyên có 2 tuyến đường
thủy trên Sông Công và Sông Cầu.
Bắt đầu từ cảng sông Đa Phúc (là cảng đầu mối
của khu vực) đi Bắc Giang, Phả Lại, Hải Phòng, Quảng Ninh.
- Hệ thống điện. Toàn tỉnh Thái Nguyên có 1
trạm biến áp 220 KV x 250 MVA và 5 trạm 110 KV với tổng công suất lắp đặt 248
MVA, có 17 trạm trung gian: 35/10 KV, 35/6KV với tổng công suất 113 MVA. Tổng chiều
dài lưới trung áp 1.570 km; có 1.085 trạm biến áp 35/22/10/6/0,4 KV với tổng
công suất 142.200 KVA.
- Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông
+ Dịch vụ viễn thông: Thái Nguyên có 100% số xã
có điện thoại cố định, với 191.958 thuê bao (mật độ 17 máy/100 dân), 495.500
thuê bao điện thoại di động (đạt mật độ 44 máy/100 dân), đảm bảo cung cấp thông
tin trong nước và quốc tế thông suốt.
+ Mạng chuyển mạch: Thái Nguyên có 57 mạng
chuyển mạch với tổng dung lượng lắp đặt 114.369 lines.
+ Mạng truyền dẫn: Tuyến cáp quang liên tỉnh
Hà Nội - TP Thái Nguyên chiều dài 80 km, tuyến Thái Nguyên - Bắc Kạn dài 81 km,
tuyến Thái Nguyên - Tuyên Quang dài 82 km,Tổ chức theo cấu hình RING đảm bảo an
toàn mạng.
+ Mạng thông tin di động: Thái Nguyên hiện có
7 doanh nghiệp phát triển hạ tầng mạng di động. Đến nay, Thái Nguyên đã phủ
sóng di động đến 100% trung tâm các huyện, thị xã.
+ Mạng Internet và VoIP: Đến năm 2010, toàn
Tỉnh có trên 5.238 cổng ADSL lắp đặt với 32.983 thuê bao.
1.1.5. Dân số – Lao động
Dân số Thái Nguyên năm 2010 là 1.131.278
người, thuộc 8 dân tộc khác nhau, tốc độ tăng dân số bình quân 5 năm
(2006-2010): 0,55% /năm. So với các tỉnh trong cả nước về quy mô dân số, tỉnh
Thái Nguyên đứng thứ 33; trong số các tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc,
Thái Nguyên đứng thứ 3 (sau Bắc Giang và Phú Thọ).
Quá trình đô thị hoá trên địa bàn diễn ra khá
nhanh. Nếu như năm 2000, dân số khu vực thành thị có 234 nghìn người, chiếm
12,7%, thì sau 10 năm (năm 2010) dân số khu vực thành thị là 294 nghìn người,
chiếm 25,95% dân số của tỉnh. Như vậy, cơ cấu dân số thành thị của tỉnh đứng
thứ 22 so với cả nước và đứng đầu trong số các tỉnh trung du và miền núi phía
Bắc.
Dân số trong độ tuổi lao động trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên có khoảng 750 ngàn người, trong đó: Lao động đang làm việc trong
các phân ngành kinh tế là 679.623 người, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ
thuật từ sơ cấp trở lên chiếm 27,63%. Tuy nhiên, vẫn có sự chênh lệch lớn về
trình độ nguồn nhân lực giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị.
Dân cư phân bố không đều, mật độ 320
người/km2, vùng núi và vùng cao dân cư thưa, ở thành thị và đồng bằng dân cư
lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 77 người/km², cao nhất là
thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.501 người/km ².
1.2. Đánh giá những thuận lợi khó khăn đối
với phát triển kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn
1.2.1. Những thuận lợi
Cùng với sự gia tăng tốc độ phát triển kinh
tế - xã hội thì nhu cầu tiêu thụ mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng trên thị trường
ngày càng cao. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên việc sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng đang
trở nên phổ biến, dần thay thế cho các loại chất đốt truyền thống, không những đối
với nhu cầu sử dụng trong đời sống mà còn phục vụ đắc lực trong lĩnh vực sản
xuất. Nhu cầu sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng ngày một tăng cao, thúc đẩy các cơ sở
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng phát triển.
Với vị trí địa lý nằm ở khu vực trung tâm của
vùng Trung du miền núi (TDMN) Bắc Bộ lưu lượng khách vãng lai cũng như khách du
lịch ra vào lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình hình thành và phát
triển hệ thống kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Thu nhập bình quân đầu người từng bước được
cải thiện, cùng với sự đô thị hoá nhanh tại các địa bàn trong Tỉnh là những điều
kiện cần thiết làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn.
Do đó, hệ thống kinh doanh LPG trên địa bàn Tỉnh cũng có điều kiện để mở rộng
và gia tăng số lượng điểm bán.
1.2.2. Những khó khăn
- Mặc dù thu nhập và đời sống dân cư trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể, nhưng vẫn
thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Nhu cầu tiêu dùng của phần lớn dân cư
vẫn tập trung vào các hàng hoá tiêu dùng thiết yếu cho đời sống hàng ngày, nhu
cầu về các hàng hoá khác, trong đó có nhu cầu về sử dụng khí dầu mỏ hoá lỏng
còn thấp.
- Các điều kiện về địa hình, sự phân bố không
đồng đều của các khu vực dân cư cũng như sự phát triển của hệ thống nhà hàng
khách sạn phục vụ khách du lịch … trở thành những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
triển của mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn.
- Cơ sở kinh doanh LPG của thương nhân thiếu
các điều kiện cơ bản về vật chất theo quy định, đặc biệt là hệ thống kho và quy
định về thiết kế xây dựng.
- Phần lớn các cửa hàng kinh doanh LPG được
tận dụng từ nhà ở, không có nhà kho riêng biệt, kinh doanh LPG chung với nhiều
mặt hàng khác, các cửa hàng kinh doanh LPG đều tập trung ở khu vực đông dân cư,
nhiều người qua lại chưa đảm bảo các khoảng cách an toàn.
- Cơ sở chiết nạp bình LPG còn ít, máy móc
thiết bị cũ, chưa hiện đại, cán bộ công nhân viên người lao động chủ yếu vẫn là
hợp đồng ngắn hạn, nhiều cửa hàng vi phạm hành lang giao thông, tầng chứa bình
LPG quá quy định…
II. THỰC TRẠNG KINH
DOANH LPG TRÊN ĐỊA BÀN
2.1. Các chủ thể kinh doanh LPG và nguồn cung
ứng LPG
2.1.1. Các chủ thể kinh doanh LPG
Khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) xuất hiện tại Việt
Nam từ năm 1993 cho đến nay và dần trở thành một ngành công nghiệp, là chất đốt
chủ đạo trong sản xuất cũng như trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày của con
người. Cùng với sự phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội và đời sống của
người dân, LPG đã xuất hiện ngày một nhiều, không những ở đô thị lớn mà cũng có
tại thị trường các địa bàn nông thôn miền núi, vùng cao.
Từ năm 2007 trở về trước, các hoạt động kinh
doanh LPG được thực hiện theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP, ngày 03/3/1999 của
Chính phủ về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hoá
dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và Thông tư số
15/1999/TT-BTM, ngày 19/5/1999 của Bộ Thương mại về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
Từ năm 2010, các hoạt động sản xuất kinh doanh LPG được quản lý theo Nghị định
số 107/2009/NĐ-CP, ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu
mỏ hóa lỏng.
HIỆN TRẠNG SỐ CƠ SỞ
KINH DOANH
Chỉ tiêu
|
2006
|
2007
|
2008
|
2009
|
2010
|
Tăng BQ cả giai
đoạn
|
Số cơ sở kinh doanh
|
108
|
149
|
204
|
292
|
380
|
|
Tốc độ tăng so với năm trước
|
|
38%
|
37%
|
43%
|
30%
|
36,95%
|
Nguồn: Sở Công Thương
Thái Nguyên
Sự xuất hiện và tăng nhanh (tốc độ tăng
trưởng bình quân trong giai đoạn 2006 – 2010 vào khoảng 36,95%) các cơ sở kinh
doanh LPG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chứng tỏ LPG có vai trò quan trọng
trong việc phục vụ sản xuất và đời sống của người dân.
Do quy định của pháp luật không bắt buộc
trong lĩnh vực kinh doanh LPG về hình thức và quy mô kinh doanh, nên chủ thể
kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu đăng ký thành lập và hoạt động
theo mô hình hộ kinh doanh cá thể thường có quy mô nhỏ. Số chủ thể kinh doanh hoạt
động theo mô hình hộ kinh doanh cá thể chiếm phần lớn là do: Hoạt động theo mô
hình này thương nhân sẽ có lợi về vốn, thuế, các thủ tục hành chính khác trong
hoạt động kinh doanh. Hình thức kinh doanh LPG là mua bán thương mại theo hợp đồng
đại lý hưởng hoa hồng ….
Như vậy, có thể thấy, mạng lưới kinh doanh
LPG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm nhiều hình thức kinh doanh khác nhau,
các chủ thể đăng ký hoạt động rất đa dạng. Nhìn chung, các chủ thể kinh doanh
LPG đã hình thành một mạng lưới cơ bản bao trùm đa số địa bàn và đáp ứng được
nhu cầu của sản xuất, sinh hoạt của nhân dân trong Tỉnh.
2.1.2. Nguồn cung ứng LPG
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên,
nguồn cung ứng sản phẩm LPG cho các địa lý, cửa hàng kinh doanh tại địa phương được
chia làm hai nguồn: Nguồn được chiết nạp trên địa bàn Tỉnh và nguồn đã chiết nạp
từ ngoài tỉnh đưa vào. Theo thống kê, trong toàn Tỉnh hiện nay có khoảng 14
nhãn hiệu LPG khác nhau đang lưu thông trên thị trường. Các loại LPG này thường
được giới thiệu và kinh doanh dưới hình thức chi nhánh, tổng đại lý, đại lý các
cấp của các nhà máy sản xuất. Các loại LPG được kinh doanh dưới hình thức các
chai LPG tiêu chuẩn 12 -13 - 25 kg.
a, Nguồn LPG không chiết nạp tại Thái Nguyên
Các nguồn LPG không chiết nạp tại Thái Nguyên
bao gồmTổng công ty Petrolimex, Công ty Shell Gas Việt Nam, Công ty Efl Gas Sài
Gòn, Công ty Gas Thăng Long, Công ty phát triển Thương mại Nam Anh, Công ty
TNHH BP PETCO, Công ty Gas Vạn Lộc, Công ty Total Gas Hải Phòng.
b, Nguồn LPG chiết nạp tại Thái Nguyên
Thái Nguyên hiện nay có 2 doanh nghiệp là
Công ty Petrovietnam và Công ty cổ phần thương mại và phát triển Thăng Long Gas
là thực hiện việc chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn Thái Nguyên. Khối lượng
Gas do 2 công ty chiết nạp không nhiều, chỉ chiếm khoảng 25% khối lượng khí dầu
mỏ hóa lỏng lưu thông trên địa bàn.
Các nhãn hiệu LPG
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tính đến tháng 03/2011
TT
|
Nhãn hiệu LPG
|
Hình thức chiết nạp
|
Hãng LPG
|
1
|
Petrolimex
|
Không chiết nạp tại
Thái Nguyên
|
Tổng công ty Petrolimex
|
2
|
Shell Gas
|
Công ty Shell Gas Viẹt Nam
|
3
|
Efl Gas
|
Công ty Efl Gas
|
4
|
Thăng Long
|
Công ty Gas Thăng Long
|
5
|
VM Gas
|
Công ty PT TM Nam Anh
|
6
|
Vinashin
|
Công ty TNHH BP PETCO
|
7
|
Hoàng Long
|
|
8
|
Vạn Lộc
|
Công ty Gas Vạn Lộc
|
9
|
Gia Định
|
|
10
|
Hồng Hà
|
|
11
|
VT Gas
|
|
12
|
Total Gas
|
Công ty Total Gas Hải Phòng
|
13
|
PetroVietnam
|
Chiết nạp tại Thái
Nguyên
|
Công ty Petrovietnam
|
14
|
Thiên Long
|
Cty CPTM&PT Thăng Long Gas
|
Nguồn: Sở Công Thương
Thái Nguyên
2.2. Khối lượng tiêu thụ và giá trị mặt hàng
LPG bán ra trên địa bàn từ năm 2006 đến 2010
2.2.1. Khối lượng tiêu thụ mặt hàng LPG
Trong những năm gần đây, số hộ gia đình và
doanh nghiệp sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng làm chất đốt chính trong sinh hoạt
cũng như sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Năm 2006, toàn Tỉnh có 108 cơ sở kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, đến 31/12/2010 là 380 cơ sở kinh doanh, tốc độ tăng
bình quân là 36,95% năm. Theo số liệu điều tra, trên toàn địa bàn tỉnh Thái
Nguyên có khoảng 515.528 người sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng, chiếm 45,6% dân số
toàn Tỉnh.Số người sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng ở thành phố Thái Nguyên chiếm
69,9% dân số thành phố; thị xã Sông Công chiếm 35,94% dân số thị xã; huyện Định
Hóa chiếm 33,7% dân số toàn huyện; huyện Phú Lương chiếm 41,9% dân số toàn
huyện; huyện Đồng Hỷ chiếm 38% dân số toàn huyện; huyện Võ Nhai chiếm 33,0% dân
số toàn huyện; huyện Đại Từ chiếm 36,9% dân số toàn huyện; huyện Phổ Yên chiếm
39,9% dân số toàn huyện; huyện Phú Bình chiếm 35,8% dân số toàn huyện;
BIỂU ĐỒ SỐ NGƯỜI SỬ
DỤNG LPG CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2010
(Phân theo từng khu
vực)
Có thể thấy rõ rằng, hiện nay số người sử
dụng khí dầu mỏ hóa lỏng thường xuyên trong tỉnh còn thấp, chủ yếu tập trung
tại khu vực thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và một số khu vực trung tâm
huyện. Số người sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng thường xuyên phản ánh trình độ dân
trí cũng như mức sống của người dân. Do vậy, việc tiếp tục phát triển, mở rộng
mạng lưới cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh là một yêu
cầu bắt buộc và tất yếu đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Khối lượng tiêu thụ Khí dầu mỏ hóa lỏng trong
các năm 2006 đến năm 2010 có mức tăng trưởng cao, cụ thể:
- Thành phố Thái Nguyên năm 2006 lượng tiêu thụ
là 628,2 tấn đến năm 2010 lượng tiêu thụ đạt 2.708,5 tấn, tăng bình quân 44,1%/
năm;
- Thị xã Sông Công năm 2006 lượng tiêu thụ là
96,7 tấn đến năm 2010 lượng tiêu thụ đạt 561,1 tấn, tăng bình quân 55,2%/ năm;
- Huyện Định Hóa năm 2006 lượng tiêu thụ là
95,2 tấn đến năm 2010 lượng tiêu thụ đạt 354,9 tấn, tăng bình quân 39%/ năm;
- Huyện Phú Lương năm 2006 lượng tiêu thụ là
98,3 tấn đến năm 2010 lượng tiêu thụ đạt 673,9 tấn, tăng bình quân 61,8%/ năm;
- Huyện Đồng Hỷ năm 2006 lượng tiêu thụ là
117,8 tấn đến năm 2010 lượng tiêu thụ đạt 659,1 tấn, tăng bình quân 53,8%/ năm;
- Huyện Võ Nhai năm 2006 lượng tiêu thụ là
76,5 tấn đến năm 2010 lượng tiêu thụ đạt 272,2 tấn, tăng bình quân 37,4%/ năm;
- Huyện Đại Từ năm 2006 lượng tiêu thụ là
177,4 tấn đến năm 2010 lượng tiêu thụ đạt 914,2 tấn, tăng bình quân 50,7%/ năm;
- Huyện Phổ Yên năm 2006 lượng tiêu thụ là
150,5 tấn đến năm 2010 lượng tiêu thụ đạt 728,5 tấn, tăng bình quân 48,3%/ năm;
- Huyện Phú Bình năm 2006 lượng tiêu thụ là
117,0 tấn đến năm 2010 lượng tiêu thụ đạt 577,98 tấn, tăng bình quân 49,1%/ năm
(Phụ lục số 3 kèm theo)
2.2.2. Giá trị tiêu thụ mặt hàng khí dầu mỏ hóa
lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2006-2010
Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, giá trị
tiêu thụ các mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng tăng từ 20.762,89 triệu đồng năm 2006
lên 160.184,46 triệu đồng năm 2010, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 66,7
%/năm, cụ thể:
- Thành phố Thái Nguyên năm 2006 doanh thu đạt
8.280,63 triệu đồng đến năm 2010 đạt 58.232,15 triệu đồng, gấp 7 lần so với năm
2006;
- Thị xã Sông Công năm 2006 doanh thu đạt
1.305,72 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 12.064,34 triệu đồng, gấp 9 lần so với
năm 2006;
- Huyện Định Hóa năm 2006 doanh thu đạt
1.284,66 triệu đồng đến năm 2010 đạt 7.630,35 triệu đồng, gấp 6 lần so với năm
2006;
- Huyện Phú Lương năm 2006 doanh thu đạt
1.326,78 triệu đồng đến năm 2010 đạt 14.489,28 triệu đồng, gấp 11 lần so với
năm 2006;
- Huyện Đồng Hỷ năm 2006 doanh thu đạt
1.590,03 triệu đồng đến năm 2010 đạt 14.170,65 triệu đồng, gấp 9 lần so với năm
2006;
- Huyện Võ Nhai năm 2006 doanh thu đạt
1.031,94 triệu đồng đến năm 2010 đạt 5.852,73 triệu đồng, gấp 6 lần so với năm
2006;
- Huyện Đại Từ năm 2006 doanh thu đạt 2.394,52
triệu đồng đến năm 2010 đạt 19.654,44 triệu đồng, gấp 8,2 lần so với năm 2006;
- Huyện Phổ Yên năm 2006 doanh thu đạt
1.969,11 triệu đồng đến năm 2010 đạt 15.663,18 triệu đồng, gấp 8 lần so với năm
2006;
- Huyện Phú Bình năm 2006 doanh thu đạt 1.579,5
triệu đồng đến năm 2010 đạt 12.426,57 triệu đồng, gấp 7,8 lần so với năm 2006
(Phụ lục số 4 kèm theo).
2.3. Mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên
2.3.1. Thực trạng mạng lưới kinh doanh LPG
2.3.1.1. Thực trạng phân bố cửa hàng kinh
doanh LPG trên địa bàn
Theo số liệu khảo sát, đến 31/12/2010 trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng 380 cửa hàng kinh doanh LPG, trong đó thành phố
Thái Nguyên có số lượng cửa hàng lớn nhất (113 cửa hàng); huyện Đại Từ (59 cửa hàng);
huyện Phổ Yên (45 cửa hàng); huyện Đồng Hỷ (38 cửa hàng); huyện Phú Bình (36
cửa hàng); huyện Phú Lương (35 cửa hàng); thị xã Sông Công (28 cửa hàng); huyện
Định Hóa (15 cửa hàng) và ít nhất là huyện Võ Nhai (11 cửa hàng).
Tính bình quân trên toàn tỉnh Thái Nguyên có 850
hộ dân/ 01cửa hàng và 2.977 nhân khẩu/01 cửa hàng các số liệu tương ứng của
thành phố Thái Nguyên là 834 hộ/cửa hàng và 2.475 nhân khẩu/cửa hàng; thị xã
Sông Công là 527 hộ/cửa hàng và 1.780 nhân khẩu/cửa hàng; huyện Định Hóa là
1.600 hộ/cửa hàng và 5.848 nhân khẩu/cửa hàng; huyện Phú Lương là 846 hộ/cửa
hàng và 3.029 nhân khẩu/cửa hàng; huyện Đồng Hỷ là 745 hộ/cửa hàng và 2.877
nhân khẩu/cửa hàng, huyện Võ Nhai là 1.481 hộ/cửa hàng và 5.883 nhân khẩu/cửa
hàng; huyện Đại Từ là 756 hộ/cửa hàng và 2.726 nhân khẩu/cửa hàng; huyện Phổ Yên
là 804 hộ/cửa hàng và 3.085 nhân khẩu/cửa hàng; huyện Phú Bình là 971 hộ/ cửa
hàng và 3.732 nhân khẩu/cửa hàng.
Hiện nay với 380 cửa hàng hoạt động trên địa
bàn chủ yếu tập trung phân bố ở các khu đô thị, thị trấn, thị tứ đông dân cư
trong tỉnh để thuận tiện cho việc kinh doanh cũng như phục vụ khách hàng.
2.3.1.2. Thực trạng đáp ứng các yêu cầu về
diện tích, kỹ thuật thiết kế
Qua khảo sát thực tế đến thời điểm
31/12/2010, các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn đã được
cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế cửa hàng và tiến hành kinh doanh, các cửa
hàng còn mắc phải một số vi phạm:
- Hầu hết các cửa hàng đều không đáp ứng được
các yêu cầu về thiết kế hệ thống điện chiếu sáng trong cửa hàng phục vụ cho
việc bốc xếp, lưu thông, vận chuyển hàng hóa.
- Khi tiến hành nhập các bình khí dầu mỏ hóa
lỏng vào cửa hàng, một số đơn vị thường xuyên bốc và xếp hàng trong cửa hàng
vượt quá số lượng cho phép, gây mất an toàn.
- Trong quá trình bốc xếp, cửa hàng chưa tuân
thủ đầy đủ các quy định về sắp xếp các bình khí dầu mỏ hóa lỏng, dễ gây nguy cơ
cháy nổ.
Nhìn chung, về cơ bản các cửa hàng kinh doanh
LPG đều đáp ứng được các yêu cầu cơ bản theo quy định tiêu chuẩn thiết kế và
phòng cháy chữa cháy.
2.3.1.3. Thực trạng lao động tại các cửa hàng
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
Theo số liệu khảo sát, hiện nay có khoảng 842
lao động đang hoạt động tại các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên, bình quân 2,2 người/cửa hàng. Tuy nhiên, số lao động được
cấp chứng chỉ đã qua đào tạo về nghiệp vụ kinh doanh LPG, nghiệp vụ phòng cháy
chữa cháy, an toàn lao động và vệ sinh lao động, đo lường chất lượng và bảo vệ
môi trường chiếm khoảng 50%.
Đặc thù của ngành sản xuất, kinh doanh khí
dầu mỏ hóa lỏng là rất dể gây cháy nổ, có nguy cơ mất an toàn cho người lao động,
người sử dụng cũng như những người xung quanh nên yêu cầu đối với chủ cửa hàng
và cán bộ làm việc tại ngành này là rất nghiêm ngặt. Tất cả các nhân viên, chủ
cửa hàng đều phải có giấy chứng nhận đã qua đào tạo nghiệp vụ kinh doanh LPG,
nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động và vệ sinh lao động, đo lường
chất lượng và bảo vệ môi trường do các cơ quan chức năng cấp theo quy định.
2.3.2. Thực trạng hệ thống kho chứa LPG
2.3.2.1. Kho chứa LPG tại cửa hàng kinh doanh
Quy mô kinh doanh của các cửa hàng khí dầu mỏ
hóa lỏng trên địa bàn tỉnh chỉ ở mức trung bình, phần lớn các cửa hàng không có
hệ thống kho dự trữ mà chỉ có khu vực tồn chứa tại cửa hàng phục vụ cho mục đích
bán lẻ. Hiện tại, hầu hết trong 380 đại lý kinh doanh LPG trên dịa bàn tỉnh
Thái Nguyên sử dụng hình thức này để phục vụ cho việc tồn chứa và lưu thông
hàng hoá.
2.3.2.2. Kho dự trữ LPG
Hiện tại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa
có kho dự trữ LPG chuyên dụng phục vụ cho việc chiết nạp và phân phối LPG phục
vụ kinh doanh.
2.3.3. Thực trạng phương tiện vận chuyển LPG
Phương tiện vận chuyển LPG trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên là do các đại lý kinh doanh LPG tự vận chuyển, phần lớn là xe gắn máy
phục vụ tới người tiêu dùng, phương tiện ôtô chuyên dụng chủ yếu là phục vụ vận
chuyển cho các tổng đại lý, cơ sở chiết nạp.
III. NHẬN XÉT ĐÁNH
GIÁ
3.1. Kết quả đạt được
Nhìn chung, hệ thống mạng lưới đại lý và cửa
hàng kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã được hình thành phù hợp
với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và nhu cầu của người tiêu dùng
trong tỉnh. Các đơn vị kinh doanh đều kiểm tra và được cấp giấy chứng nhận đảm
bảo an ninh trật tự, an toàn phòng cháy chữa cháy.
Các đại lý kinh doanh hoạt động có hiệu quả,
số lượng và chủng loại mặt hàng LPG ngày một đa dạng, phong phú vừa góp phần mở
rộng sự lựa chọn trong tiêu dùng của người dân, vừa làm tăng tính cạnh tranh
của thị trường.
Thị trường kinh doanh LPG tỉnh Thái Nguyên đang
phát triển và mở rộng, số lượng các cơ sở sản xuất và số hộ gia đình sử dụng
LPG ngày một tăng cao. Lĩnh vực kinh doanh LPG hứa hẹn sẽ trở thành một lĩnh
vực kinh doanh đem lại lợi ích chung cho xã hội, phát triển kinh tế - xã hội và
cải thiện đời sống dân sinh, góp phần bảo vệ môi trường.
3.2. Những tồn tại, hạn chế
Song song với những kết quả đạt được, kinh
doanh LPG nói chung và mạng lưới kinh doanh LPG tỉnh Thái Nguyên nói riêng còn
gặp một số hạn chế cần có những biện pháp khắc phục như:
- Chưa có hệ thống kho chứa phục vụ cho công
tác chiết nạp và phân phối khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn. Các cơ sở chiết
nạp chưa có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất … theo tinh thần Nghị định
số 26/2011/ NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính phủ.
- Hệ thống mạng lưới các tổng đại lý, cửa
hàng kinh doanh LPG trên từng địa bàn trong phạm vi toàn Tỉnh hình thành và
phát triển tự phát theo nhu cầu tiêu dùng của xã hội, chưa có quy hoạch nên
công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh LPG còn gặp nhiều
khó khăn.
- Hệ thống kinh doanh LPG tỉnh Thái Nguyên
thường chỉ đảm bảo được một phần yêu cầu tối thiểu về quy định thiết kế, tiêu
chuẩn kỹ thuật, hình thức bốc xếp, bảo quản... Các cửa hàng kinh doanh LPG
thường là xếp số lượng hàng hoá quá quy định.
- Người lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ
kinh doanh LPG, nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động và vệ sinh lao
động, đo lường chất lượng và bảo vệ môi trường làm việc trong các cơ sở sản
xuất, kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng còn chiếm tỷ lệ cao là rất nguy hiểm, cần
phải kiểm tra thường xuyên và có các biện pháp khắc phục.
Phần Thứ Hai
QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2011 – 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025
I. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG
PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG GIAI ĐOẠN 2011– 2020, CÓ
XÉT ĐẾN NĂM 2025:
1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến
ảnh hưởng tới phát triển mạng lưới kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh
1.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
a- Về kinh tế
- Thu nhập bình quân đầu người (giá thực tế)
tính theo USD đạt khoảng 3.200-3.300 USD vào năm 2020, cao hơn mức bình quân
chung của cả nước (theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư).
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt bình
quân khoảng 11-12% trong giai đoạn 2011-2020. Trong đó nông - lâm - thuỷ sản
tăng trưởng khoảng 5-5,5%, công nghiệp - xây dựng khoảng 13,5-14,5%, dịch vụ
khoảng 12-13%.
- Cơ cấu kinh tế được hình thành theo hướng
tăng các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh hơn
hẳn trong giai đoạn sau 2010. Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong
GDP đạt 41,54%, dịch vụ 36,73% và nông - lâm nghiệp - thủy sản 21,73%. Năm 2015
cơ cấu kinh tế trong GDP toàn tỉnh: Công nghiệp
- Xây dựng đạt 46,5%, Dịch vụ 38,5% và Nông -
Lâm nghiệp - Thủy sản 15%. Thái Nguyên trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng
hiện đại trước năm 2020.
- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại. Hình
thành một số ngành, sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Kim ngạch xuất khẩu đến năm
2020 đạt khoảng 570 triệu USD, tăng xuất khẩu bình quân hàng năm khoảng 20%
trong cả thời kỳ 2011-2020.
- Phấn đấu mức thu ngân sách trên địa bàn
tăng bình quân hàng năm khoảng 20% trong cả thời kỳ 2011-2020. Đến năm 2020 đạt
16.700 tỷ đồng (theo giá hiện hành).
b- Về mặt xã hội
- Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm trong
cả giai đoạn quy hoạch là 0,9%, trong đó tốc độ tăng dân số tự nhiên là
0,8-0,82% và tăng cơ học là 0,08 - 0,1%.
- Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng
15.000 lao động trong giai đoạn 2011-2015 và 12.000-13.000 lao động trong 5 năm
tiếp theo. Đảm bảo trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2015. Tỷ
lệ lao động qua đào tạo đạt 55% năm 2015 và tăng lên 68-70% năm 2020.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 2%
trở lên (theo chuẩn mới). Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân
cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Nâng chỉ số chung về phát triển nguồn nhân
lực (HDI) lên trên 0,8 vào năm 2020.
- Hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông trung
học cho 95% học sinh tại thành phố và thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo
dục chuyên nghiệp, còn lại tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% học sinh ở
các vùng, xã khó khăn.
- Đảm bảo đủ giường bệnh, nhân viên y tế,
nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh ở cả 3 tuyến. Tăng tuổi thọ trung bình lên
trên 75 tuổi vào năm 2020.
- Cải thiện một bước cơ bản về kết cấu hạ
tầng, bao gồm hệ thống giao thông, lưới điện, cấp nước sạch.
- Nâng tỷ lệ đô thị hoá lên 45% vào năm 2020.
Theo Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày
13/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế
xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến 2010 và tầm nhìn đến năm 2020. Vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm
2006-2010 là 10,25% (gấp 1,3 lần so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả
nước). Các tỉnh lân cận cũng đạt tốc độ tăng trưởng trên 7,5%/năm, trong đó có
nhiều tỉnh đạt tới 9-10%/năm.
Như vậy, để Thái Nguyên trở thành trung tâm
kinh tế vùng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII đề ra, đòi hỏi
Thái Nguyên phải có tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với mức trung bình của
cả vùng Trung du miền núi phía Bắc.
1.1.2. Phát triển giao thông
- Ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông đường
bộ. Cải tạo và nâng cấp hệ thống mạng lưới giao thông, gắn phát triển mạng lưới
giao thông của Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng là yếu tố tiền đề quan trọng
hàng đầu để gia tăng mối giao lưu giữa Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh trong
cả nước nhằm khai thác tối đa lợi thế của Thái Nguyên.
- Xây dựng và hoàn thiện đường quốc lộ cao
tốc mới nối với Hà Nội (cơ bản các tuyến quốc lộ đều đã có dự án nâng cấp, do
vậy cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện).
- Phát triển và nâng cao chất lượng các tuyến
tỉnh lộ gắn với các tuyến quốc lộ; nâng cấp, xây dựng các tuyến đường tỉnh đạt đường
cấp IV miền núi; các đường thuộc khu qua thị trấn, khu công nghiệp đạt cấp III
trở lên, mặt đường thảm bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng 100%; xóa bỏ, thay
thế toàn bộ ngầm, tràn bằng cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu.
- Nâng cấp các tuyến đường cấp huyện, thị xã
và liên xã: Đến năm 2020 hệ thống đường huyện đạt 100% mặt đường nhựa hoặc bê
tông xi măng; 100% đường ven đô thị, đường xã và liên xã đến các trung tâm xã được
nhựa hóa hoặc bê tông hóa.
- Phát triển giao thông nông thôn bảo đảm
giao thông vận tải thông suốt tới tất cả các xã trong Tỉnh. Đường giao thông
nông thôn phải gắn với quy hoạch tổng thể chung, phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế, xã hội và được thực hiện dựa trên cơ sở xã hội hóa. Đường vào
các làng nghề, cụm công nghiệp phải đạt tiêu chuẩn, đường trục xã không còn đường
đất, cải tạo bằng gạch hoặc bê tông.
- Tiếp tục triển khai các dự án thuộc các
nguồn vốn để cải tạo nâng cấp đường giao thông nông thôn, dự án cầu yếu...
- Nâng cao năng lực và khai thác hiệu quả hơn
dịch vụ cảng Đa Phúc, tạo sự kết nối thuận lợi hơn giữa đường thuỷ - đường bộ
- Nâng khổ đường sắt chặng Hà Nội - Quán
Triều, Núi Hồng để nâng cao hiệu suất hoạt động.
- Phát triển hệ thống đường bộ tĩnh (điểm
dừng, đỗ). Phát triển xe buýt, taxi phục vụ giao thông nội thị.
1.1.3. Phát triển đô thị và nông thôn
a- Phát triển đô thị
Dự báo, dân số đô thị năm 2015 là 474,6 ngàn
người, tỷ lệ đô thị hoá là 35% và năm 2020 là 570,72 ngàn người, tỷ lệ đô thị
hoá là 45%. Tốc độ đô thị hoá đạt bình quân trên 5,4%/năm trong cả giai đoạn
2011-2020. Nhu cầu đất đô thị vào năm 2011 trên 38.300 ha và tăng lên trên
66.765 ha vào năm 2020.
Hệ thống đô thị Thái Nguyên trong những năm
tới sẽ phát triển chủ yếu theo hướng lấy công nghiệp và dịch vụ làm nền tảng,
lấy hệ thống đô thị hiện tại làm hạt nhân; về mặt không gian, hệ thống đô thị
sẽ phát triển theo các trục hành lang Quốc lộ 3, Quốc lộ 3 mới, trục hành lang
quốc lộ 1B, Quốc lộ 37 và trục hành lang đường Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn hình
thành một số trục mới như trục đường vành đai số 1, đường vành đai 2,...Đến năm
2015 toàn tỉnh Thái Nguyên có 15 đô thị trong đó: Đô thị loại I có 01 đô thị;
loại III có 01; loại IV có 05; loại V có 08 đô thị. Đến năm 2025 toàn Tỉnh có
18 đô thị, gồm 12 đô thị trung tâm và 6 đô thị chuyên ngành.
- Nâng tầm của thành phố Thái Nguyên: Thành
phố Thái Nguyên nằm trong vành đai ảnh hưởng của Hà Nội, trong vùng phụ cận của
tam giác kinh tế tăng trưởng nhanh Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Theo Quy
hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2020, thành phố Thái Nguyên được xác định
là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch
vụ của Tỉnh và vùng TDMN Bắc Bộ; là một trong những trung tâm công nghiệp và
giáo dục - đào tạo của cả nước.
- Nâng cấp thị xã Sông Công: Thị xã Sông Công
là đô thị trẻ, hiện đang được xếp loại đô thị loại III và là trung tâm kinh tế vùng
phía Nam của Thái Nguyên với các ngành công nghiệp chủ chốt là cơ khí chế tạo,
sản xuất động cơ, sản xuất dụng cụ y tế...
- Xây dựng trung tâm huyện Phổ Yên đến năm
2020 trở thành thị xã công nghiệp: Quy hoạch và xây dựng tổ hợp khu công nghiệp
và đô thị Yên Bình, gắn kết với khu công nghiệp Điềm Thụy; hình thành các trung
tâm thương mại, khu thương mại dịch vụ tổng hợp, nâng cấp các đô thị Ba Hàng
(hiện là đô thị loại V của huyện Phổ Yên) lên đô thị loại IV (năm 2015), Bãi
Bông và Bắc Sơn lên đô thị loại V (năm 2015) tương xứng với tầm của thị xã công
nghiệp.
- Nâng cao chất lượng của 6 thị trấn huyện lỵ
(đa số đang là những đô thị loại V, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế,
văn hoá của các huyện) và 11 thị trấn, thị tứ (đang là trung tâm của các cụm
xã, trung tâm xã hoặc các đầu mối giao thông, hoặc nằm kề bên các xí nghiệp
khai thác mỏ hay các nông trường trạm trại). Các đô thị này sẽ là các trung tâm
phát triển các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm, chế biến lâm sản, khai
thác vật liệu xây dựng, cơ khí và dịch vụ sửa chữa, sản xuất hàng tiêu dùng,
hàng xuất khẩu. Các thị trấn Chùa Hang, Đại Từ, Thị trấn Đu (Phú Lương), Thị
trấn Hương Sơn (Phú Bình), Đình Cả, Chợ Chu, phấn đấu đạt 70% là đô thị loại IV
vào trước năm 2020.
- Thành lập đô thị ở khu vực Hồ Núi Cốc: Trên
cơ sở tách và sáp nhập các xã thuộc thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, thị xã
Sông Công, huyện Phổ Yên trong khu vực ven Hồ Núi Cốc thành đơn vị hành chính để
thống nhất quản lý nhằm giải quyết tình trạng lấn chiếm đất đai (nhất là ở vùng
lòng hồ) và đảm bảo gìn giữ được vẻ đẹp tự nhiên, bảo vệ môi trường thiên nhiên
khu du lịch Hồ Núi Cốc.
- Tăng cường đầu tư phát triển đô thị: Đến
năm 2020 đề nghị Nhà nước công nhận các điểm dân cư đô thị như: Yên Lãng, Yên
Ninh, Phú Thượng, Ninh Thanh, Thuận Thành là đô thị loại V.
Như vậy, bên cạnh yếu tố về đất dành cho cơ
sở hạ tầng, sự phát triển của các đô thị mới ở Thái Nguyên đến 2020 sẽ là những
yếu tố thúc đẩy khả năng phát triển hạ tầng thương mại tỉnh Thái Nguyên trong
thời kỳ quy hoạch.
b- Phát triển nông thôn
- Phát triển vùng núi cao. Vùng núi cao bao
gồm huyện Võ Nhai, Định Hoá và phần núi cao phía Bắc huyện Đại Từ và Bắc huyện
Phú Lương. Đây là vùng có địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn, đất đai bị rửa
trôi xói mòn nghiêm trọng, giao thông còn nhiều khó khăn; kinh tế nông, lâm
nghiệp là chủ yếu; hệ thống kết cấu hạ tầng chậm phát triển; đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân còn khó khăn, trình độ dân trí thấp; tài nguyên của vùng
này chủ yếu là lâm nghiệp. Hướng phát triển của tiểu vùng này là trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến lâm sản …
- Phát triển vùng núi thấp, đồi cao: Gồm
huyện Đồng Hỷ, Nam Phú Lương và Nam Đại Từ. Đây là vùng có địa hình gồm các dãy
núi đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng,
có điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn đa dạng, phong phú; kinh
tế tương đối phát triển, trình độ dân trí tương đối khá.
- Phát triển vùng đồi gò và vùng trung tâm
bao gồm huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một
số xã giáp thành phố của huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Đây là vùng có địa hình
tương đối bằng phẳng, đất đai tương đối tốt; là trung tâm phát triển, trọng điểm
sản xuất lương thực, thực phẩm của Tỉnh. Hướng phát triển nông nghiệp, nông
thôn của vùng là công nghiệp, dịch vụ, trồng trọt …
1.2. Dự báo nhu cầu sử dụng LPG trên địa bàn
giai đoạn 2011-2020
1.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu
thụ và tốc độ phát triển kinh doanh LPG trên địa bàn Tỉnh
a- Dự báo dân số, hộ gia đình đến 2020
Theo Quy hoạchTổng thể phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, đến năm 2015 Thái Nguyên sẽ có khoảng 1.183 ngàn
người và năm 2020 có khoảng 1.237 ngàn người, trong đó dân số thành thị sẽ
chiếm 39,3% vào năm 2015 và 44,6% vào năm 2020. Đồng thời, cùng với sự hình
thành và phát triển các khu công nghiệp, khu du lịch, các khu đô thị mới, tốc độ
tăng dân số khu vực thành thị sẽ tăng cao hơn so với khu vực nông thôn. Với mục
tiêu nâng cao từng bước đời sống của nhân dân, mục tiêu đặt ra cho những năm tới
là đưa mức GDP bình quân đầu người đạt khoảng 45 triệu đồng vào năm 2015 và
khoảng 66,5 triệu đồng vào năm 2020, cao hơn mức bình quân của cả nước.
Dự báo dânSố và hộ
gia đình của tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu
|
Đơn vị tính
|
Năm 2010 *
|
Năm 2015 **
|
Năm 2020 **
|
Tốc độ tăng bình
quân (%)
|
Giai đoạn 2011-2015
|
Giai đoạn 2016-2020
|
Tổng số dân
|
1.000 người
|
1.131,27
|
1.183
|
1.237
|
0,9
|
0,9
|
- Thành thị
|
1.000 người
|
293,55
|
474,6
|
570,7
|
10,1
|
3,8
|
So với tổng số
|
%
|
25,94
|
40,1
|
46,1
|
|
|
- Nông thôn
|
1.000 người
|
837,72
|
708,4
|
666,3
|
-3,3
|
-1,2
|
So với tổng số
|
%
|
74,06
|
59,9
|
53,9
|
|
|
Tổng số hộ
|
1.000 hộ
|
323,02
|
336,76
|
352,0
|
0,85
|
0,85
|
Nguồn:* Niên giám
thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010:
**Quy hoạch KTXH tỉnh
đến 2020
Trên thực tế, quá trình đô thị hoá trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đến năm 2020 sẽ diễn ra khá nhanh do sự hình
thành các khu đô thị mới, đặc biệt là quá trình tập trung hoá dân cư diễn ra
cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông. Sự gia tăng dân số đô thị của
Thái Nguyên sẽ diễn ra nhanh trong giai đoạn 2011 - 2015, nhưng sẽ tăng chậm
hơn chút ít trong giai đoạn tiếp theo. Mặc dù, sự gia tăng dân số trên địa bàn
tỉnh khá cao, nhưng do tỷ lệ xuất phát thấp, nên tỷ lệ dân số thành thị của
Thái Nguyên cũng chỉ đạt 40,1 % vào năm 2015 và 46,1% vào năm 2020. Số hộ gia đình
dự báo sẽ tăng từ 323 nghìn hộ (năm 2010) lên 336,7 nghìn hộ vào năm 2015 và 352
nghìn hộ vào năm 2020. Đây là một trong những yếu tố có tính chất quyết định
trong việc tăng lượng tiêu thụ khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong thời gian tới.
b- Dự báo thu nhập và quỹ mua của dân cư
trong Tỉnh
Dự báo tổng thu nhập và quỹ mua của dân cư
Thái Nguyên đến năm 2015 lần lượt là 36.482,65 tỷ đồng và 27.361,99 tỷ đồng,
trong đó hàng lương thực, thực phẩm là 19.153,39 tỷ đồng; các con số tương ứng đến
năm 2020 lần lượt là 85.123,84 tỷ đồng và 59.586,69 tỷ đồng và 41.710,68 tỷ đồng.
c- Tốc độ phát triển làng nghề, các khu, cụm
công nghiệp
Phát triển các làng nghề truyền thống, các
khu, cụm công nghiệp vừa là cơ sở tăng nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, mặt khác là điều kiện tăng nhu cầu sử dụng LPG trong lĩnh vực công nghiệp,
góp phần bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy hoạch đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh
phê duyệt đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tập trung phát triển làng
nghề, các khu, cụm công nghiệp, cụ thể:
c.1. Phát triển làng nghề thủ công
- Giai đoạn 2011- 2015: Mở mới 22 làng nghề,
phát triển 143 làng nghề hiện có đến năm 2010.
- Giai đoạn 2016- 2020: Mở mới 15 làng nghề,
phát triển 165 làng nghề hiện có đến năm 2015.
c.2. Phát triển các khu công nghiệp
+ KCN Nam Phổ Yên, KCN Tây Phổ Yên, thu hút các
ngành công nghiệp công nghệ cao, sản xuất phụ tùng ôtô, lắp ráp ôtô, cơ khí, điện
tử, Chế biến thực phẩm, đồ uống; giết mổ gia súc, gia cầm; chế biến thức ăn
nhanh; chế biến rau, củ; hoá dược; dụng cụ y tế; dụng cụ thú y; dệt may, da
giầy, thủ công mỹ nghệ; gốm sứ, thủy tinh; chiết nạp gas; cấu kiện bê tông,
SXVLXD, công nghiệp quốc phòng...
+ KCN Sông Công I, KCN Sông Công II, thu hút
các ngành công nghiệp như: Sản xuất kim loại, máy Diezen, phụ tùng, chế biến
nông sản thực phẩm, vật liệu xây dựng, may mặc, điện tử, sản xuất dụng cụ y tế,
phụ tùng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may mặc, sản xuất hàng tiêu
dùng...
+ KCN Quyết Thắng ở tại thành phố Thái Nguyên
thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao (vườn ươm công nghệ, công nghệ phầm
mềm), điện, điện tử.
+ KCN Điềm Thụy ở tại Phú Bình, thu hút các
ngành công nghiệp: Luyện kim, cơ khí, chế tạo máy, vật liệu xây dựng, sản xuất
lắp ráp ôtô, điện tử, công nghiệp phần mềm.
+ KCN - Đô thị Yên Bình ở khu vực 2 huyện Phú
Bình và Phổ Yên, có chức năng là KCN, khu chế xuất theo định hướng công nghiệp
sạch và công nghệ cao. c.3. Cụm công nghiệp.
Tập trung phát triển 29 cụm công nghiệp phân
bố trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã. Tập trung huy động vốn đầu tư vào
các lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp phụ trợ và phát triển các tổ
hợp dịch vụ thương mại, du lịch...
d- Dự báo tổng mức và cơ cấu lưu chuyển hàng
hoá bán lẻ xã hội tỉnh Thái Nguyên
Trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Tỉnh đạt bình quân 11,11%/năm và tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng
hóa và doanh thu dịch vụ xã hội tăng 21,6%/năm. Vì vậy, tương quan giữa tốc độ tăng
TMBLHH& DTDVXH và tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 1,0/1,91 vào năm 2010;
1,0/2,1vào năm 2015 và 1,0/2,3 vào năm 2020. Từ đó, dự báo tốc độ tăng
TMBLHH& DTDVXH bình quân hàng năm của tỉnh sẽ tăng khoảng 25%/năm trong
giai đoạn 2011 – 2015 và khoảng 20%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020. Tổng mức
bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội của Thái Nguyên tăng từ 9.464,5 tỷ đồng
năm 2010 lên 28.868 tỷ đồng năm 2015 và 71.800 tỷ đồng vào năm 2020 (tăng bình
quân 22,5%/năm giai đoạn 2011 - 2020).
e- Dự báo phát triển ngành Du lịch
Theo Quy hoạch phát triển du lịch đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020 Thái Nguyên sẽ phấn đấu đạt mục tiêu thu hút số lượt
khách du lịch đến tỉnh vào năm 2020 đạt khoảng 3,1 triệu lượt (trong đó khách
quốc tế trên 70 nghìn lượt), tăng bình quân 13,4%/năm giai đoạn 2011-2020. Số
ngày khách lưu trú đạt bình quân 2,2 ngày/lượt khách giai đoạn 2011 - 2020.
Doanh thu dịch vụ du lịch - khách sạn - nhà hàng đạt 5.000 tỷ đồng năm 2020
(tăng bình quân trên 18%/năm giai đoạn 2011-2020). Đây là những yếu tố tác động
trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng trên thị trường tỉnh Thái
Nguyên.
1.2.2. Dự báo tình hình cung cầu mặt hàng LPG
trong nước giai đoạn 2011-2020
Những năm đầu thập niên 90, khí dầu mỏ hóa
lỏng được xem như là nguồn chất đốt cao cấp và chỉ có mặt trong bếp những gia đình
giàu có. Đến năm 1994, 1995, thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng Việt Nam mới thật
sự phát triển với sự phát triển của hàng loạt công ty như: Elf gas, Saigon
Petro, VT gas, Petrolimex, Shell gas, Thăng Long, Đại Hải, Total… Cùng với sự
ra đời ngày càng nhiều của các công ty khí dầu mỏ hóa lỏng, giá bán khí dầu mỏ
hóa lỏng giảm từ 15.000 đồng xuống còn 8.000 đồng (năm 2002). Cũng nhờ vậy, số
hộ gia đình sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng tăng nhanh với tốc độ 15-20%/năm. Thị
trường khí dầu mỏ hóa lỏng phát triển kéo theo sự bùng nổ nhu cầu tiêu thụ khí
dầu mỏ hóa lỏng. Nếu năm 1999, nhu cầu tiêu thụ của cả nước xấp xỉ 300.000
tấn/năm thì 6 năm sau con số này đã là 900.000 tấn. Trong khi đó nhà máy Dinh
Cổ vận hành hết công suất cũng chỉ đáp ứng 320.000 tấn/năm. Gần 600.000 tấn khí
dầu mỏ hóa lỏng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng năm hoàn toàn lệ thuộc vào
khí dầu mỏ hóa lỏng nhập khẩu.
Sau khi công trình nhà máy lọc dầu Dung Quất
hoàn thành thì Việt Nam có thêm mỗi năm 250.000 tấn khí dầu mỏ hóa lỏng. Nhưng
với đà tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng 10 - 15%/năm. Từ năm
2009 lượng khí dầu mỏ hóa lỏng nhập khẩu vẫn chiếm khoảng 700.000 – 800.000
tấn/năm. Vì vậy, khi thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng thế giới biến động thì thị
trường khí dầu mỏ hóa lỏng Việt Nam cũng biến động theo
…Lâu nay, Thái Lan là nguồn cung ứng chính
cho thị trường Việt Nam, nhưng từ đầu năm 2006, Chính phủ Thái Lan triển khai
chương trình an ninh năng lượng quốc gia, hạn chế xuất khẩu khí dầu mỏ hóa lỏng
thì các nhà nhập khẩu phải nhập thêm từ Singapore, Trung Quốc, Malaysia … Khó
khăn này cộng với tập quán kinh doanh mạnh ai nấy làm, không định hướng cũng
như không chia sẻ thông tin, nên không ít công ty bị ép giá.
Thậm chí có lúc xuất hiện hiện tượng nhập
khẩu thừa, cung lớn hơn cầu nên phải thi nhau giảm giá. Thị trường hiện có đến
70 công ty kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nhưng chưa tới 10% đơn vị có kho chứa
khí dầu mỏ hóa lỏng. Không có sự định hướng, quy hoạch của cơ quan quản lý nên
kho chứa khí dầu mỏ hóa lỏng xuất hiện ở mọi nơi, một cách tự phát, điều đáng
lo ngại là trong khi các nước đã tiến dần đến quy hoạch kho, định hướng nguồn,
thực hiện dự trữ khí dầu mỏ hóa lỏng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia thì
các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải tự bươn chải.
Trong khi mức tăng trưởng của thị trường khí
dầu mỏ hóa lỏng thế giới chỉ từ 3-3,5%/năm thì thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng Việt
Nam có tốc độ tăng trưởng bình quân từ 25-30%/năm. Cũng chính vì thị trường khí
dầu mỏ hóa lỏng Việt Nam phát triển như vậy mà việc quản lý, kiểm soát dường
như không theo kịp. Do đó, thị trường khí dầu mỏ hóa lỏng đã, đang và sẽ tiếp
tục kéo dài tình trạng lộn xộn, mất an toàn. Dự báo, đến năm 2015 lượng tiêu
thụ khí dầu mỏ hóa lỏng của Việt Nam sẽ là 1.500 nghìn tấn. Thị trường khí dầu
mỏ hóa lỏng trong nước luôn đứng trước thực tế là số lượng doanh nghiệp so với
dung lượng thị trường vẫn ở thế mất cân đối, dẫn đến những tiêu cực trong phân
phối, tiêu thụ. Chiếm đến 95% lượng khí dầu mỏ hóa lỏng bán lẻ cho người tiêu
dùng do tư nhân đảm nhiệm, cả nước có khoảng hơn 5.000 cửa hàng kinh doanh khí
dầu mỏ hóa lỏng. Nhưng trên thực tế, việc kiểm soát các cửa hàng bán lẻ là rất
khó, vì khi có nhu cầu, người tiêu dùng mua khí dầu mỏ hóa lỏng qua các cửa
hàng là chủ yếu, chính vì vậy cũng không biết bình khí dầu mỏ hóa lỏng nào là
chính hiệu của hãng, bình khí dầu mỏ hóa lỏng nào là giả, không đảm bảo chất
lượng.
Bên cạnh đó cũng cần phải nói đến sự phân
phối khí dầu mỏ hóa lỏng hiện nay, giữa các tổng đại lý, đại lý cấp 1 với các đại
lý cấp 2, 3, 4 hầu như không có các ràng buộc nào về pháp lý và kinh tế, chỉ đơn
thuần là quan hệ mua bán thuần tuý, “mua đứt bán đoạn”, không chịu trách nhiệm
về chất lượng cũng như rủi ro. Chính điều này đã gây ra hiện tượng đầu cơ, nâng
giá bán, gian lận thương mại…
Việc chiết, nạp trái phép, khí dầu mỏ hóa
lỏng giả, khí dầu mỏ hóa lỏng nhái diễn ra với xu hướng gia tăng cùng với những
thủ thuật ngày càng tinh vi, nghiêm trọng hơn. Việc sang, chiết nạp khí dầu mỏ
hóa lỏng trái phép luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.
1.2.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ LPG trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên
Theo số liệu thực tế tiêu thụ khí dầu mỏ hóa
lỏng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong các năm 2006 -
2010 tăng bình quân 47,9%/năm, trong khi tốc độ tăng GDP trong giai đoạn tương
ứng là 11,11%/năm. Như vậy, nếu GDP của tỉnh Thái Nguyên tăng bình quân 1% thì
nhu cầu tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng tăng 4,3% - mức khá cao so với cả nước.
Trong thời kỳ quy hoạch, cùng với yêu cầu đẩy nhanh quá trình thực hiện CNH, dự
báo nhu cầu tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ tiếp
tục tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Tỉnh song chậm hơn so
với giai đoạn 2006-2010. Cụ thể, trong giai đoạn 2006 - 2010, quan hệ giữa tốc độ
tăng trưởng GDP và tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng sẽ là 1(%):
4,3(%), giai đoạn 2011 - 2015 tương tự là 1(%): 2,5(%) và giai đoạn 2016 - 2020
là 1(%): 2,3(%). Dự kiến đến năm 2025 tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng bền
vững và ổn định bình quân tăng 11% trong cả giai đoạn 2020-2025 thì tốc độ tăng
trưởng LPG sẽ là 1(%): 1,82(%).Như vậy, tương ứng với dự báo tăng trưởng GDP
của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch từ nay đến năm 2020, dự báo nhu cầu tiêu thụ
khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được tính toán cụ thể theo
bảng sau:
Dự báo nhu cầu tiêu
thụ khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu
|
2010
|
Dự kiến đến năm
2015
|
Tốc độ tăng BQ giai
đoạn 2010-2015 (%)
|
|
|
Dự kiến đến năm
2025
|
Tốc độ tăng BQ giai
đoạn 2020-2025 (%)
|
* Tốc độ tăng GDP (%)
|
11,11
|
|
12,0
|
|
11,0
|
|
11,0
|
* Tốcđộ tăng tiêu thụ LPG (%)
|
47,9
|
|
30
|
|
25,0
|
|
20
|
* Nhu cầu tiêu thụ LPG của tỉnh Thái Nguyên
(1000 tấn)
|
7,4
|
27,8
|
|
85,2
|
|
212,0
|
|
1. Thành phố Thái Nguyên
|
2,7
|
11,9
|
34,6
|
32,0
|
21,9
|
55,1
|
13,0
|
2. Sông Công
|
0,6
|
1,7
|
23,2
|
4,7
|
22,6
|
11,7
|
20,0
|
3. Định Hóa
|
0,4
|
0,8
|
15,0
|
3,8
|
36,6
|
17,1
|
35,0
|
4. Phú Lương
|
0,7
|
2,2
|
25,8
|
7,4
|
27,5
|
27,5
|
30,0
|
5. Đồng Hỷ
|
0,6
|
2,2
|
29,7
|
7,0
|
26,1
|
17,4
|
20,0
|
6. Võ Nhai
|
0,3
|
0,6
|
15,0
|
2,3
|
30,9
|
10,3
|
35,0
|
7. Đại Từ
|
0,9
|
2,9
|
26,3
|
10,2
|
28,6
|
28,7
|
23,0
|
8. Phổ Yên
|
0,7
|
3,0
|
33,7
|
9,5
|
26,0
|
23,6
|
20,0
|
9. Phú Bình
|
0,6
|
2,5
|
33,0
|
8,3
|
27,0
|
20,3
|
20,0
|
Nguồn: Tính toán của
nhóm thực hiện DA
Theo ước tính dựa trên số liệu tiêu thụ khí
dầu mỏ hóa lỏng trong giai đoạn 2006 - 2010, số hộ gia đình có sử dụng khí dầu
mỏ hóa lỏng cho sinh hoạt gia đình của Thái Nguyên năm 2010 chỉ ở mức 155.217
hộ, tương đương với tỷ lệ 48,1%Số hộ gia đình trên địa bàn Tỉnh. Các hộ có sử
dụng khí dầu mỏ hóa lỏng chủ yếu tập trung ở thành phố Thái Nguyên. Trong thời
kỳ quy hoạch 2011 - 2020, tiêu dùng khí dầu mỏ hóa lỏng của các hộ gia đình
trên địa bàn Tỉnh sẽ có xu hướng tăng nhanh cùng với triển vọng phát triển kinh
tế của Tỉnh và sự gia tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư.
Đến năm 2020, 68,3% số hộ gia đình trong tỉnh
sẽ sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng trong sinh hoạt gia đình và tỷ lệ tiêu thụ khí dầu
mỏ hóa lỏng theo địa bàn huyện, thành, thị trong Tỉnh cũng tương ứng với tỷ lệ
số hộ gia đình theo địa bàn, thành phố Thái Nguyên và các huyện có điều kiện
phát triển nhanh như Đại Từ, Phổ Yên, Đồng Hỷ... sẽ có tỷ lệ số hộ sử dụng khí
dầu mỏ hóa lỏng cho sinh hoạt cao hơn các huyện khác.
II. QUY HOẠCH MẠNG
LƯỚI KINH DOANH LPG TRÊN ĐỊA BÀN
2.1. Quan điểm, định hướng phát triển mạng
lưới kinh doanh LPG giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2025
2.1.1. Quan điểm phát triển
- Quy hoạch hệ thống kinh doanh khí dầu mỏ
hóa lỏng phải được xây dựng trên cơ sở quy hoạch chung của tỉnh theo không
gian, thời gian, nhưng phải đi trước một bước (với tư cách là một trong những
yếu tố cơ sở hạ tầng) để phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất, lưu thông
hàng hoá của các khu vực, các vùng khác nhau theo phương hướng quy hoạch đã được
đề ra.
- Quy hoạch mạng lưới chiết nạp, kho chứa và
mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn Tỉnh là một trong những
biện pháp kinh tế - kỹ thuật quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình thực hiện CNH
– HĐH trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên. Quy hoạch phải đảm bảo tính hợp lý giữa phát triển số lượng và quy mô
các điểm kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, trong đó cần chú trọng đến việc mở
rộng quy mô
- Quy hoạch mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa
lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng nâng cao tính cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia phù hợp với xu hướng đổi mới
cơ chế quản lý của Nhà nước và yêu cầu hội nhập của nền kinh tế nước ta.
- Quy hoạch mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa
lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải đảm bảo yêu cầu thực hiện chức năng
quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước trong cơ chế thị trường đối với lĩnh
vực kinh doanh quan trọng này.
- Quy hoạch mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ
hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi
trường.
2.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển mạng
lưới kinh doanh LPG
a- Những mục tiêu quy hoạch mạng lưới kinh
doanh LPG
Căn cứ vào những quan điểm phát triển mạng
lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, các mục tiêu phát triển mạng lưới kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 được cụ thể hoá như
sau:
+ Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng nâng giá trị đầu tư nhằm hiện đại hoá thiết bị và áp dụng
công nghệ bán hàng tiên tiến.
+ Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường thu hút lao động
và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kinh doanh cho các lao động.
+ Tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi
trường và an toàn phòng chống cháy nổ tại các điểm kinh doanh; đảm bảo 100%
điểm kinh doanh đạt tiêu chuẩn về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công
tác quản lý kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên cơ sở đổi mới, hoàn thiện quan
hệ quản lý và nội dung quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ
hóa lỏng theo ngành và theo lãnh thổ.
+ Tốc độ tăng trưởng khối lượng tiêu thụ khí dầu
mỏ hóa lỏng qua mạng lưới đạt bình quân khoảng 30%/năm trong giai đoạn 2011 –
2015; khoảng 25% giai đoạn 2016 – 2020 và khoảng 20% giai đoạn 2020-2025.
+ Đảm bảo quy mô tiêu thụ bình quân của điểm
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 tăng
gấp 1,7 - 1,8 lần so với quy mô tiêu thụ bình quân hiện nay. Bán kính phục vụ
bình quân của một điểm kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, theo mục tiêu đảm bảo sự
gia tăng quy mô tiêu thụ bình quân, sẽ giảm tương ứng từ 1,72 km/điểm kinh
doanh xuống còn 1,4 km/điểm vào năm 2020. Dự kiến đến năm 2025 bán kính phục vụ
chung toàn tỉnh giảm còn khoảng 1 km/điểm bán hàng.
b- Định hướng quy hoạch mạng lưới kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Những quan điểm và mục tiêu đặt ra đối với
quy hoạch mạng lưới khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong
thời kỳ từ nay đến năm 2020 được cụ thể hoá thành các định hướng chủ yếu sau:
Định hướng phát triển mạng lưới khí dầu mỏ
hóa lỏng theo địa bàn
Nhìn chung, sự phân bố các điểm kinh doanh
trong mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nói chung và trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên hiện nay nói riêng được xác lập trên cơ sở:
- Quy mô và sự phân bố của nhu cầu tiêu thụ
khí dầu mỏ hóa lỏng, trong đó bao gồm cả sự khác biệt về tốc độ gia tăng nhu
cầu giữa các vùng kinh tế của Tỉnh;
- Các yếu tố liên quan đến thực hiện đầu tư
(mặt bằng, giấy phép của cơ quan quản lý, quy mô vốn đầu tư phải bỏ ra,...);
- Các yếu tố liên quan đến việc đảm bảo sự
thuận tiện trong kinh doanh cả đối với khách hàng và doanh nghiệp (tiếp nhận
nguồn hàng, chi phí vận chuyển, thời gian mua của khách hàng,...).
Trong thời kỳ quy hoạch từ nay đến năm 2020,
những cơ sở xác lập sự phân bố của mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ có nhiều thay đổi do triển vọng phát triển
kinh tế và việc thực hiện các quy hoạch phát triển của các ngành. Do đó, việc
phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên trong giai đoạn 2011 - 2020 không thể chỉ phụ thuộc vào những cơ sở xác
lập đã hiện hữu, mà cần được định hướng phát triển phù hợp với xu hướng thay
đổi của những cơ sở xác lập và đảm bảo tính phục vụ kịp thời của mạng lưới kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
Định hướng phát triển các chủ thể tham gia
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Thực tế, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện
nay, các chủ thể tham gia kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đã có sự phát triển
khá nhanh của các thành phần kinh tế. Tuy nhiên, trong thời kỳ quy hoạch 2011
đến năm 2020, xu hướng phát triển chung cho thấy, có nhiều yếu tố tác động đến
cơ chế kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cũng như đến khả năng tham gia của các
thành phần kinh tế. Vì vậy, định hướng phát triển các chủ thể tham gia kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ quy hoạch
cần tập trung vào các phương diện sau:
Trước hết, theo cơ chế kinh doanh khí dầu mỏ
hóa lỏng hiện nay, các thành phần kinh tế chủ yếu phát triển kinh doanh khí dầu
mỏ hóa lỏng trong lĩnh vực bán lẻ theo hình thức đại lý cho doanh nghiệp Nhà
nước. Sự tham gia cạnh tranh của các thành phần kinh tế trên thị trường khí dầu
mỏ hóa lỏng tỉnh Thái Nguyên hiện nay tập trung trong lĩnh vực bán lẻ, nhưng
giá bán lẻ các mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng lại được quy định thống nhất trong
cả nước, nghĩa là, cạnh tranh sẽ tập trung vào chất lượng dịch vụ bán lẻ. Do
đó, trong định hướng phát triển các chủ thể tham gia kinh doanh khí dầu mỏ hóa
lỏng, phương diện đầu tiên cần được chú trọng là nâng cao năng lực phục vụ
khách hàng của các chủ thể đã và sẽ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này.
Thứ hai, quá trình chuyển đổi sang nền kinh
tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay đang và sẽ tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, đặc biệt
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh mặt hàng khí dầu mỏ hóa
lỏng không chỉ tập trung vào lĩnh vực bán lẻ, mà còn mở rộng sang lĩnh vực bán
buôn. Do đó, trong những năm tới, Thái Nguyên cũng cần chú trọng đến phương diện
thu hút các nhà kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng khác tham gia cung ứng và tạo
lập mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn Tỉnh.
Thứ ba, kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng là
lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, đòi hỏi các chủ thể tham gia vào lĩnh vực này
phải tuân thủ các quy định của Nhà nước. Việc thực hiện định hướng nâng cao
chất lượng phục vụ trong bán lẻ và định hướng thu hút các thành phần kinh tế
tham gia vào lĩnh vực bán buôn có thể sẽ ảnh hưởng đến các quy định và gây nên
sự hạn chế gia nhập thị trường của thành phần kinh tế tư nhân, của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, một phương diện quan trọng trong định hướng này là
cần đảm bảo việc thực hiện tốt nhất các quy định của Nhà nước, nhưng không làm
tăng khó khăn cho sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Định hướng phát triển các loại hình cửa hàng
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trong thời kỳ quy hoạch từ nay đến năm 2020,
cùng với sự phát triển đa dạng của nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng khí dầu mỏ hóa
lỏng, yêu cầu nâng cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu của giới tiêu dùng, trình độ
tổ chức và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp, yêu cầu nâng cao hiệu quả
kinh doanh của các cơ sở kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng... sẽ kéo theo sự phát
triển đa dạng của các loại hình cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, sự phát triển của các loại hình kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng một cách tự phát lại có thể tạo nên sự bất hợp lý, vi phạm
các nguyên tắc, điều kiện về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường của các cơ
sở kinh doanh. Vì vậy, các loại hình cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
trong mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
cũng cần được định hướng phát triển cụ thể như:
+ Phát triển các loại hình cửa hàng kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tại các khu vực trọng yếu như khu đông dân cư, nhiều
nhà hàng, khách sạn. Các lĩnh vực, mặt hàng kinh doanh được mở rộng trong loại
hình cửa hàng này phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn phòng chống cháy nổ và an
toàn về sức khoẻ cho người tiêu dùng.
+ Phát triển loại hình cửa hàng kinh doanh
chuyên doanh về tổ hợp mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng và các sản phẩm có liên
quan tại các khu vực phục vụ cho nhu cầu của các ngành có sử dụng nhiều đến khí
dầu mỏ hoá lỏng.
Định hướng phát triển hệ thống cơ sở vật
chất, kết cấu hạ tầng đảm bảo các quy định về điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ
hóa lỏng
Hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của
mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sẽ do
các doanh nghiệp đầu tư nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, theo
quan điểm phát triển trên đây, từ góc độ quản lý Nhà nước, việc hình thành và
phát triển hệ thống cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của mạng lưới do các doanh
nghiệp thực hiện vẫn cần được định hướng phát triển chung nhằm đảm bảo các yêu
cầu: 1) Tiết kiệm chi phí đầu tư chung của cả mạng lưới; 2) Đảm bảo độ tin cậy,
khả năng phục vụ của mạng lưới. Những khía cạnh cụ thể của định hướng này, bao
gồm:
+ Căn cứ vào định hướng phát triển các điểm
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng theo địa bàn, trên địa bàn Tỉnh cần có định
hướng phát triển cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng (có thể bằng các quy định cụ
thể) tương ứng với quy mô, khoảng cách giữa các cửa hàng và loại hình cửa hàng
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đã được xác định như số lượng máy sang chiết,
nạp, dung tích kho dự trữ khí dầu mỏ hóa lỏng lưu thông, các trang thiết bị
phòng cháy,...). Ngược lại, các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng tại các
tuyến giao thông huyện, gắn với thôn, xã chỉ cần đầu tư cơ sở vật chất ở quy mô
nhỏ...
+ Đối với các khu vực có số lượng điểm kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng lớn và khoảng cách giữa điểm kinh doanh khí dầu mỏ
hóa lỏng khá gần nhau (do đặc điểm phân bố của nhu cầu tiêu thụ) có thể định
hướng khuyến khích các doanh nghiệp phát triển hệ thống cửa hàng theo chuỗi để
trên cơ sở đó có thể xây dựng hệ thống cung ứng khí dầu mỏ hóa lỏng chung cho
các điểm kinh doanh bằng hệ thống đường ống.
+ Đối với các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ
hóa lỏng cũng cần có định hướng chung về trình độ công nghệ của các loại thiết
bị được đầu tư đảm bảo độ tin cậy về đo lường, về an toàn cháy nổ, về vệ sinh
môi trường.
Định hướng tăng cường công tác quản lý Nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên
Việc định hướng tăng cường công tác quản lý
Nhà nước đối với mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên trong những năm tới xuất phát từ những yêu cầu sau:
(1) Khí dầu mỏ hóa lỏng là mặt hàng có vị trí
quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình thực hiện CNH của Thái Nguyên trong thời kỳ quy hoạch;
(2) Việc vi phạm các điều kiện kinh doanh khí
dầu mỏ hóa lỏng của các cơ sở kinh doanh có thể dẫn đến những tổn thất to lớn,
có thể ảnh hưởng đến sinh mạng con người; Để thực hiện định hướng tăng cường
công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm tới cần chú trọng đến các phương diện
sau:
+ Tăng cường công tác quản lý Nhà nước theo
hướng đảm bảo thực hiện các quan điểm, mục tiêu và định hướng quy hoạch phát
triển mạng lưới khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng tốt nhu cầu
tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng, nâng cao hiệu quả chung của mạng lưới kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện CNH của tỉnh Thái
Nguyên trong thời kỳ quy hoạch.
+ Tăng cường công tác quản lý Nhà nước theo
hướng tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh khí dầu mỏ
hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ đến năm 2020, nhưng trên
cơ sở đảm bảo các chủ thể chấp hành đầy đủ các quy định của Nhà nước về điều
kiện kinh doanh.
+ Tăng cường công tác quản lý Nhà nước theo
hướng phát triển mối quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản lý và các chủ thể
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng một cách thường xuyên (chế độ báo cáo, kiểm
tra...), trên cơ sở đó các cơ quan quản lý chủ động điều chỉnh chính sách quản
lý, bao gồm cả việc điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí
dầu mỏ hóa lỏng nhằm đảm bảo lợi ích cho các chủ thể kinh doanh và lợi ích kinh
tế - xã hội chung của Tỉnh.
2.2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở chiết nạp, kho
chứa, kho dự trữ LPG giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2025:
2.2.1. Cơ sở thực hiện quy hoạch hệ thống cơ
sở chiết nạp, kho chứa, kho dự trữ trên địa bàn
Kho chứa và chiết nạp khí dầu mỏ hoá lỏng
phải tuân theo những quy định trong Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn về nạp khí
dầu mỏ hoá lỏng vào chai được ban hành theo Quyết định số 36/2006/QĐ-BCN, ngày
16 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương). Theo
đó:
- Cơ sở chiết nạp chỉ được phép nạp vào các
chai đúng thương hiệu và nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp nạp khí dầu mỏ hóa
lỏng vào chai mang thương hiệu, nhãn hiệu của cơ sở khác, phải được sự đồng ý
bằng văn bản của cơ sở đó. Văn bản phải thể hiện rõ yêu cầu về số lượng và chất
lượng khí dầu mỏ hóa lỏng, quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên trong việc nạp
khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Trạm nạp, các thiết bị nạp, hệ thống ống
dẫn, bồn chứa và thiết bị phụ phải tuân thủ đầy đủ các nội dung an toàn quy
định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6153:1996, TCVN 6154:1996, TCVN 6155:1996,
TCVN 6156:1996, TCVN 6304:1997, TCVN 6485:1999 và TCVN 6488:1999; TCVN 6486:
2008....
- Các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động, vệ sinh lao động của trạm đã được kiểm định và đăng ký theo
quy định tại Thông tư số 23/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 03/11/2003 của Bộ Lao động
Thương binh và Xã hội về việc quy định, hướng dẫn thủ tục đăng ký và kiểm định
các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động, vệ sinh lao động;
- Các máy, thiết bị có yêu cầu an toàn đặc
thù chuyên ngành công nghiệp của trạm đã được kiểm định và đăng ký theo quy
định tại Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN, ngày 19/11/2004 của Bộ trưởng Bộ Công
nghiệp ban hành Danh mục máy, thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc
thù chuyên ngành công nghiệp và Quy chế quản lý kỹ thuật an toàn đối với máy,
thiết bị, hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp.
- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề nạp khí
dầu mỏ hóa lỏng vào chai, đăng ký thương hiệu và nhãn hiệu theo quy định của
pháp luật.
- Những người có liên quan đến việc quản lý,
vận hành thiết bị trạm nạp, bảo quản, xếp dỡ, vận chuyển chai chứa khí dầu mỏ
hóa lỏng của trạm đã được đào tạo, huấn luyện về chuyên môn, kỹ thuật an toàn,
phòng chống cháy nổ và được cấp giấy chứng nhận theo quy định của Thông tư số
04/2004/TT-BCA, ngày 31/3/2004 của Bộ Công an về việc hướng dẫn thi hành Nghị
định số 35/2003/NĐ-CP, ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 37/2005/TT- BLĐTBXH,
ngày 29/12/2005 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn
luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động và quy định tại mục 4.5 của TCVN
6485:1999.
- Được cơ quan Công an cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Nghị định số
35/2003/NĐ-CP, ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh
trật tự theo quy định tại Nghị định 08/2001/NĐ-CP, ngày 22/02/2001 của Chính
phủ quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện.
- Có đầy đủ quy trình nạp khí dầu mỏ hóa lỏng
vào chai, quy trình vận hành các máy, thiết bị trong trạm, quy trình xử lý sự
cố và quy định về an toàn. Người vận hành nạp khí dầu mỏ hóa lỏng phải được
trang bị và sử dụng bảo hộ lao động.
2.2.2. Những tiêu chuẩn chủ yếu đối với cơ sở
chiết nạp, kho chứa, kho dự trữ
Theo Quyết định số 36 /2006/QĐ-BCN, ngày 16
tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) thì yêu
cầu cơ bản về kỹ thuật an toàn đối với trạm nạp khí dầu mỏ hoá lỏng vào chai
bao gồm:
a- Đối với trạm nạp và kho chứa
- Cấm không được bố trí trạm nạp, kho chứa
LPG ở tầng hầm, dưới mặt đất hoặc ở trên các tầng phía trên của nhà nhiều tầng.
- Các kho chứa của trạm nạp phải có thiết bị
kiểm tra nồng độ propan để phát hiện kịp thời sự rò rỉ.
- Sàn trạm nạp, kho chứa phải vững chắc, bằng
phẳng, không trơn trượt, bằng hoặc cao hơn mặt bằng xung quanh, làm bằng vật
liệu không cháy.
- Khu vực nạp và kho chứa phải có hàng rào
bao quanh với 2 cửa ra vào. Độ cao hàng rào tối thiểu là 2m.
- Cửa và cổng ra vào của khu vực trạm nạp,
kho chứa phải mở được cả hai phía ngoài, trong và không có cơ cấu tự hãm.
- Khí thải nước từ trạm nạp ra hệ thống thải
chung phải sử dụng thiết bị chuyên dùng để ngăn không cho hơi thoát vào hệ
thống thải.
- Hệ thống nối đất chống sét. Hệ thống nối
đất an toàn phải đánh thẳng có điện trở nối đất không lớn hơn 10. Tất cả phần
kim loại không mang điện của điện trở nối đất không lớn hơn 4, các thiết bị
điện và cột bơm đều phải nối với hệ nối đất an toàn. Tại vị trí nạp LPG phải
nối hệ tĩnh điện với các phương tiện nạp LPG.
- Thiết bị điện và thiết bị điện chiếu sáng
trong khu vực nạp, bồn chứa LPG phải là loại chống cháy nổ, phù hợp với các
tiêu chuẩn liên quan.
- Bồn chứa, hệ thống bồn chứa phải được thiết
kế, chế tạo lắp đặt, bảo trì, kiểm tra và thử theo tiêu chuẩn quy định tại TCVN
6156:1999 và các quy định hiện hành trong các thí nghiệm định kỳ theo TCVN 6153
tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.
- Phải treo biển cấm lửa, hướng dẫn chữa cháy
tại các vị trí dễ thấy.
- Phải có biện pháp loại trừ tất cả các nguồn
gây cháy trong khu vực bố trí thiết bị nạp, kho chứa và phải trang bị các
phương tiện chữa cháy theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
Yêu cầu đối với thiết bị nạp, hệ thống ống
dẫn và thiết bị phụ:
- Thiết bị nạp phải có các thiết bị kiểm tra
đo lường để kiểm soát quá trình nạp nói chung và mức nạp nói riêng.
- Trên từng nhánh nạp phải lắp van đóng ngắt
ngay phía trước thiết bị được nạp.
- Trong hệ thống nạp phải lắp đặt hệ thống
đóng ngắt sự cố trên đường cấp khí hóa lỏng. Kích thước cơ cấu đóng sự cố phải
đảm bảo 150% lưu lượng nạp tối đa.
- Cần dùng trong hệ thống nạp khí dầu mỏ hóa
lỏng vào chai phải được bảo dưỡng và kiểm định định kỳ theo các quy định của cơ
quan quản lý nhà nước về đo lường.
b- Yêu cầu đối với bồn chứa
- Các bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng phải được
đặt ngoài trời, bên ngoài nhà hoặc bên ngoài các công trình xây dựng kín, không
đặt trên nóc nhà, dưới cầu hoặc đường dây tải điện trên không.
- Các bồn chứa không được đặt chồng lên nhau,
các bồn chứa đặt nổi trên mặt đất phải có bệ đỡ chắc chắn. Bệ đỡ phải phẳng và
chịu được tải trọng ở mức tối đa của bồn chứa.
- Khi khu bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng đặt
tại những nơi có đường qua lại để vào bệnh viện, trường học, trung tâm thương
mại,… thì xung quanh khu chứa phải có hàng rào bảo vệ kiểu hở, có độ cao ít
nhất 2m và cách bồn chứa tối thiểu 1,5m.
- Số lượng bồn chứa nổi trong một cụm không
được quá 6 bồn, dung tích mỗi bồn không quá 135m3. Các bồn chứa nằm ngang không
được đặt nối đuôi nhau và không được đặt thẳng hàng theo trục dọc hướng về phía
nhà ở hoặc các công trình dịch vụ.
- Các bồn chứa khí dầu mỏ hóa lỏng không được
đặt trong khu vực mà xung quanh là các bồn chứa chất lỏng dễ cháy, khí dễ cháy
làm lạnh sâu, ôxy lỏng hoặc các chất có nhiệt độ thấp hoặc LPG lạnh.
- Khoảng phân cách an toàn cho khu bồn chứa
được quy định tại bảng 1 trong TCVN 6486: 1999; Khoảng phân cách an toàn từ bồn
chứa được quy định tại bảng 2 và bảng 4 trong TCVN 6486:1997.
- Tất cả các bồn chứa phải lắp ít nhất một
dụng cụ đo mức chất lỏng và một đồng hồ đo áp suất.
- Các bồn chứa phải lắp van an toàn có kích
thước phù hợp.
- Cơ cấu đóng khẩn cấp lắp vào bồn phải đồng
bộ với hệ thống đóng khẩn cấp toàn trạm. Tất cả các van đóng mở khẩn cấp đều
phải được điều khiển từ xa lắp ở vị trí có khoảng cách an toàn trong trường hợp
sự cố bồn.
c- Yêu cầu trong bảo quản
- Kho bảo quản chai chứa LPG phải đảm bảo các
khoảng cách an toàn quy định trong bảng 1 của TCVN 6304:1997.
- Không được bảo quản các chất ôxy hoá cùng
với LPG.
- Kho phải có nguồn nước chữa cháy đối với
kho chứa từ 25.000 kg LPG nguồn nước phải đảm bảo cung cấp 2.300 lít nước/phút
và liên tục trong 60 phút.
2.2.3. Quy hoạch hệ thống cơ sở chiết nạp,
kho chứa, kho dự trữ giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2025:
Dự kiến đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên có 05 kho kiêm trạm chiết nạp. Trong đó:
- Thành phố Thái Nguyên: Nâng cấp cải tạo 02
cơ sở tại xã Lương Sơn và phường Tân Thịnh; với công suất bình quân một trạm
khoảng 10.000 tấn/năm; diện tích đất sử dụng 15.000m2. Xây mới 01 cơ sở tại Cụm
công nghiệp số 1 thành phố Thái Nguyên với công suất 10.000 tấn/ năm, diện tích
đất sử dụng 12.000 m2.
- Huyện Phú Lương: Đầu tư xây mới 01cơ sở tại
xã Sơn Cẩm với công suất dự kiến 18.000 tấn/năm; diện tích đất sử dụng 5.500
m2.
- Huyện Đồng Hỷ: Đầu tư 01 cơ sở tại cụm công
nghiệp Quang Sơn, xã Quang Sơn với công suất dự kiến 15.000 tấn/năm; diện tích
đất sử dụng 10.000 m2.
Dự kiến đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên có thªm 04 kho kiêm trạm chiết nạp. Trong đó:
- Thị xã Sông Công: Xây mới 01 cơ sở tại Khu
công nghiệp Sông Công, công suất 10.000 tấn/năm, với diện tích dự kiến là
10.000 m2.
- Huyện Đại Từ: Đầu tư xây mới 01 cơ sở tại
Cụm công nghiệp An Khánh, công suất 10.000 tấn/năm, với diện tích đất sử dụng
khoảng 10.000m2.
- Huyện Phú Bình: Đầu tư 01 cơ sở tại Khu
công nghiệp Điềm Thụy – Phú Bình, công suất 15.000 tấn / năm, diện tích đất sử
dụng 10.000 m2.
- Huyện Phú Lương: Đầu tư xây mới 01 cơ sở
tại xã Yên Ninh (khu quy hoạch đô thị mới và gần đường Hồ Chí Minh) với công
suất dự kiến 10.000tấn/năm; diện tích đất sử dụng 10.000 m2.
2.3. Quy hoạch mạng lưới cửa hàng kinh doanh
LPG giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2025:
2.3.1. Cơ sở thực hiện Quy hoạch mạng lưới
cửa hàng kinh doanh LPG
Theo TCVN 6223: 2011 Cửa hàng LPG - yêu cầu
chung về an toàn của Bộ KHCN & Môi trường thì các tiêu chí quy hoạch cửa
hàng kinh doanh LPG bao gồm:
Quy định chung
a, Quy hoạch, bố trí các khu vực bán hàng tại
cửa hàng khí dầu mỏ hoá lỏng phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt về
phòng cháy chữa cháy và tuân thủ theo các quy định của tiêu chuẩn này.
b, Các sản phẩm kinh doanh tại cửa hàng phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khối lượng LPG trong chai phải phù hợp với
nhãn hàng hoá ghi trên chai LPG.
- Chất lượng LPG phải theo yêu cầu của Quy
chuẩn kỹ thuật hiện hành và phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng do nhà cung cấp (
nhập khẩu, sản xuất, chế biến) công bố.
- Chai chứa khí dầu mỏ hoá lỏng phải được
kiểm định và đăng ký theo quy định hiện hành.
Yêu cầu đối với thiết kế và xây dựng
a, Việc thiết kế, xây dựng cửa hàng kinh
doanh LPG phải tuân theo các quy định của TCVN 2622-2011.
b, Cửa hàng phải cách nguồn gây cháy ít nhất:
- 3m về phía không có tường chịu lửa.
- 0 m về phía có tường chịu lửa.
c, Diện tích mặt bằng cửa hàng.
- Tổng diện tích cửa hàng: tối thiểu 12m2;
- Diện tích khu bán hàng tối thiểu 2m2;
- Diện tích kho chứa hàng tối thiểu 10 m2;
d, Nền khu bán hàng và kho chứa.
- Làm bằng gạch hoặc bê tông bằng phẳng,
không gồ ghề, lồi lõm... đảm bảo an toàn khi mua bán và di chuyển hàng hoá.
- Cao hơn mặt bằng xung quanh, không được bố
trí đường ống, cống thoát nước tại nền nhà hoặc nếu có thì phải được trát kín
mạch.
- Mọi hầm hố phải nằm cách khu vực cửa hàng
ít nhất 2 mét. Nếu có rãnh nước hoặc mương máng không thể tránh khỏi nằm trong
khoảng cách 2 mét theo quy định trên thì phải có tấm che, chụp để hơi khí đốt
hoá lỏng không thể tích tụ hoặc không thể đi vào hệ thống cống được.
e, Tường nhà bán hàng và nhà kho
- Mặt tường bằng phẳng, nhẵn, không có khe hở,
vết nứt, vết lồi lõm. Sơn hoặc quét vôi màu sáng;
- Tạo các khe hở và lỗ thông hơi trên tường
đảm bảo thông thoáng. Vị trí đáy các khe hở và lỗ thông hơi không được cao hơn
sàn nhà 150 mm;
- Tường phải có lỗ thông hơi, diện tích lỗ
thông không ít hơn 2.5% tổng diện tích tường và mái nhưng không ít hơn 12.5%
tổng diện tích tường. Trường hợp kho không đảm bảo thông gió tự nhiên thì phải
thiết kế thông gió cưỡng bức (nhân tạo). Hệ thống thông gió phải đảm bảo khí
thải ra môi trường thấp hơn nồng độ an toàn cho phép. Hệ thống thông gió phải
làm bằng vật liệu chống cháy.
f, Mái và trần nhà bán hàng và nhà kho:
- Chống được mưa, bão có kết cấu mái chống
nóng.
- Trần nhà phải nhẵn, phẳng và làm bằng vật
liệu có giới hạn chịu lửa ít nhất 30 phút.
g, Cửa nhà và cửa thông gió phải đảm bảo các
yêu cầu sau:
- Bố trí cửa ra vào tại bức tường ngoài, cửa
có chiều cao ít nhất 2,2m và chiều rộng cửa ít nhất 1,2m. Cửa chính làm bằng
vật liệu có giới hạn chịu lửa ít nhất 30 phút;
- Ngoài cửa chính, phải có ít nhất 01 lối
thoát dự phòng, có cửa mở ra phía ngoài để người ở trong dễ thoát ra ngoài khi
có sự cố;
- Bố trí cửa thông gió trên tường, mái hoặc
vị trí thấp ngang sàn nhà và các cửa này phải được làm bằng vật liệu có giới
hạn chịu lửa ít nhất 30 phút.
h, Đường bãi, lồng xe ra vào phải được lót bê
tông với độ dày và khả năng chịu tải phù hợp với các phương tiện chuyên chở
hàng hoá.
i, Biển trưng Logo, biển hiệu của doanh
nghiệp, biển báo, biển quảng cáo, màu sắc trang trí theo quy định của đơn vị
quản lý kinh doanh.
k, Thiết kế khu vực bán hàng phải đảm bảo các
yêu cầu cơ bản sau:
- Thuận tiện cho việc mua bán, giao nhận và
di chuyển hàng hoá.
- Bố trí cân đối, hợp lý, mỹ quan, vệ sinh và
an toàn lao động.
- Có ít nhất 01 cửa ra vào và 01 cửa phụ để
di chuyển hàng ra ngoài dễ dàng phòng khi có sự cố.
- Phải sử dụng thiết bị chiếu sáng đảm bảo an
toàn cháy nổ.
l, Thiết kế kho chứa hàng phải đảm bảo các
yêu cầu cơ bản sau:
- Không được bố trí kho trong phòng kín, hầm
kín.
- Được phép bố trí kho gần phòng bán hàng
hoặc cạnh phòng bán hàng (tùy theo diện tích và quy mô toàn bộ cửa hàng).
- Kho chứa chai khí đốt hoá lỏng phải có ít
nhất 01 cửa chính và 01 cửa phụ, các cánh cửa phải làm bằng vật liệu có giới
hạn chịu lửa ít nhất 30 phút.
- Diện tích xếp đặt, tồn chứa chai khí đốt hoá
lỏng phải thông thoáng, đảm bảo bất kỳ rò rỉ khí đốt hoá lỏng nào cũng không có
khả năng gây cháy.
* Cung cấp điện:
- Việc lắp đặt hệ thống điện và các thiết bị
dùng điện phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật hiện hành.
- Toàn bộ thiệt bị điện trong trạm phải được
khống chế chung bằng một thiết bị đóng ngắt điện (áp tô mát hoặc cầu dao kiêm
cầu chì có hộp kín).
- Hệ thống điện phải là hệ thống phòng nổ,
dây dẫn đi trong ống kín, đèn và công tắc là loại phòng nổ.
- Các dây dẫn không được đấu nối giữa chừng
trên dây, chỉ được đấu nối tại các hộp phòng nổ.
- Tất cả các thiết bị điện trong cửa hàng
phải lắp đặt cách lớp chai LPG tối thiểu 1,5m.
* Yêu cầu về đảm bảo môi trường, phòng chống
cháy nổ
- Điều kiện về môi trường
+ Cơ sở kinh doanh LPG phải thường xuyên tuân
thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động
kinh doanh LPG. Thương nhân kinh doanh LPG phải tổ chức kiểm tra định kỳ cơ sở
kinh doanh LPG thuộc mình quản lý tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ
môi trường. Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh LPG, kinh doanh
dịch vụ LPG, kể cả người điều khiển phương tiện vận chuyển LPG phải được đào
tạo, huấn luyện nghiệp vụ về bảo vệ môi trường được cấp giấy chứng nhận.
+ Chủ đầu tư dự án xây dựng các cơ sở chiết
nạp, các tổng kho dự trữ LPG phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố
hóa chất theo quy định của pháp luật.
- Các yêu cầu về phòng chống cháy nổ:
+ Nhân viên cửa hàng phải được huấn luyện,
kiểm tra, cấp giấy chứng chỉ về PCCC.
+ Cửa hàng phải có biển “Cấm lửa”, “Cấm hút
thuốc”, tiêu lệnh, nội qui PCCC dễ thấy, dễ đọc.
+ Cửa hàng LPG phải được trang bị các thiết
bị chữa cháy sau: 01 bình chữa cháy CO2, loại 5 kg; 02 bình chữa cháy bằng bột
loại 8 kg; 02 bao tải gai hoặc chăn chiên; 01 chậu nước xà phòng 2 lít; 01
thùng nước 20 lít;
+ Tất cả thiết bị chữa cháy phải để ở nơi
thuận tiện gần cửa ra vào hoặc tại vị trí an toàn trên các đường giữa các chồng
chai chứa LPG để sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.
+ Phát hiện và xử lý chai khí đốt hóa lỏng bị
rò rỉ:
+ Phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện rò
rỉ. Khi phát hiện mùi khí dầu mỏ hóa lỏng hoặc thiết bị báo động có tín hiệu,
phải nhanh chóng phát hiện nơi rò rỉ. Dùng nước xà phòng bôi lên những nơi rò
rỉ để xác định có rò rỉ hay không. Tuyệt đối không được dùng ngọn lửa để tìm
chỗ rò rỉ.
+ Đánh dấu chai bị rò rỉ và chỗ bị rò rỉ;
+ Phải loại trừ ngay bất kỳ nguồn gây cháy
nào gần khu vực chứa chai LPG;
+ Bịt chặt chỗ rò rỉ lại và kịp thời di
chuyển chai bị rò rỉ ra ngoài, đặt xa nguồn lửa và nơi đông người;
+ Phải thông báo tiếp cấm hút thuốc và các
nguồn gây cháy;
+ Không được tháo bỏ hoặc sửa chữa van chai
đã bị hư hỏng, mà chuyển cho cơ quan nạp xử lý;
+ Khoanh vùng xếp đặt các chai rò rỉ, có treo
biển cấm người qua lại và thông báo ngay sự cố cho người cung cấp hàng.
+ Cấm tiến hành việc sửa chữa bảo quản chai
khí đốt hóa lỏng tại cửa hàng.
+ Cấm mọi hình thức sang, chiết nạp chai LPG
tại cửa hàng.
+ Cấm bán chai LPG mini nạp lại.
* Yêu cầu an toàn đối với việc xếp dỡ, tồn
chứa và bày bán chai LPG tại cửa hàng.
- Xếp dỡ chai chứa LPG phải được tiến hành
thứ tự theo từng lô, từng dãy.
- Các chai chứa LPG có thể được xếp chồng lên
nhau ở tư thế thẳng đứng, vững chắc. Độ cao tối đa mỗi chồng là 1,5m. Khi xếp
chồng chai chứa khí LPG có các loại kích thước khác nhau thì xếp theo nguyên
tắc lớp chai nhỏ xếp chồng lên lớp chai lớn. Khoảng cách giữa các dãy không nhỏ
hơn 1,5m ;
- Lượng LPG trong tất cả các chai được phép
tồn chứa tại cửa hàng là 500kg đối với diện tích tối thiểu là 12m2 theo quy
định và được phép chứa thêm 60kg cho mỗi mét vuông diện tích tăng thêm của khu
vực tồn kho chứa hoặc cửa hàng nói chung, không kể khu bán hàng.
- Trong mọi trường hợp không được tồn trữ
vượt quá 1000 kg.
- Các chai chứa LPG, khi bán cho khách hàng
phải còn nguyên niêm phong, tuyệt đối kín, bảo đảm chất lượng, khối lượng và
nhãn mác đăng ký.
- Chỉ cho phép trưng bày lâu dài trên quầy
hoặc trên giá quảng cáo những chai LPG rỗng hoặc LPG giả.
- Khi tồn chứa cũng như khi bày bán, van chai
luôn đóng kín.
- Không được cất giữ chai LPG ở khu vực cửa
ra vào, ở nơi hay có người qua lại.
- Chỉ cho phép tồn chứa chai LPG rỗng ở ngoài
trời với điều kiện trong nhà không còn diện tích. Nghiêm cấm tồn chứa chai khí
dầu mỏ hoá lỏng rỗng trên mái nhà.
2.3.2. Bán kính phục vụ
* Thời kỳ quy hoạch đến năm 2020: Bán kính
phục vụ của đại lý kinh doanh LPG được tính theo km từ đại lý tới khách hàng:
Bán kính phục vụ chung: 1,4 km – 1,5 km/Cửa
hàng
+ Khu vực thành thị: 0,6 km – 0,7 km/Cửa hàng
+ Khu vực nông thôn: 1,5 km – 3,0 km/Cửa hàng.
* Dự kiến đến năm 2025: Bán kính phục vụ
chung của đại lý kinh doanh LPG được tính theo km từ đại lý tới khách hàng: 1,0
km /Cửa hàng
2.3.3. Quy hoạch mạng lưới các cửa hàng kinh
doanh LPG trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2020
2.3.3.1. Định hướng quy hoạch chung:
Trên thực tế có hai xu hướng chính để bố trí
mạng lưới các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên:
- Xu hướng 1, bố trí các cửa hàng khí dầu mỏ
hóa lỏng theo chuỗi có quy mô lớn và khả năng cung cấp lớn. Phương án này có ưu
điểm là:
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng
trong việc lựa chọn nhà cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng chất lượng cao, giá cả hợp
lý, dịch vụ đa dạng thoả mãn các yêu cầu ngày một cao của người tiêu dùng.
+ Thuận lợi cho việc quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, dễ dàng kiểm soát các hoạt động của
doanh nghiệp.
+ Tăng cường sự cạnh tranh lành mạnh trong
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, xúc tiến sự phát triển của dịch vụ bán hàng,
nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Dễ dàng đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn
về an toàn giao thông, an toàn PCCC, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường và xử
lý khắc phục các sự cố có thể phát sinh trong lĩnh vực này.
+ Thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng.
Bên cạnh những ưu điểm, xu hướng này có nhược
điểm là cần có thời gian và đầu tư kinh phí lớn của xã hội để điều chỉnh lại
các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng hiện có cho phù hợp với phương án
quy hoạch.
- Xu hướng 2, bố trí các cửa hàng khí dầu mỏ
hóa lỏng phân tán theo từng cửa hàng với quy mô và khả năng cung cấp nhỏ.
Phương án này có ưu điểm là:
+ Việc bố trí phân tán tạo thuận lợi cho
người tiêu dùng khí dầu mỏ hóa lỏng, rút ngắn khoảng cách từ hộ tiêu thụ tới
các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, giảm được một phần mật độ người và
phương tiện lưu thông.
+ Trên cơ sở các cửa hàng kinh doanh khí dầu
mỏ hóa lỏng đã có được phát triển thêm các cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng mới tại
các vị trí quy hoạch và loại bỏ các cửa hàng, điểm bán khí dầu mỏ hóa lỏng ở
các vị trí nhỏ hẹp, không đảm bảo các yêu cầu phục vụ sự phát triển kinh tế,
văn hoá xã hội và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ít gây xáo trộn làm ảnh hưởng
tới hoạt động kinh doanh liên tục của doanh nghiệp.
Nhược điểm của phương án này là:
+ Việc điều chỉnh hoặc nâng cấp cải tạo sẽ
gặp nhiều khó khăn do vị trí và diện tích khu vực chật hẹp manh mún.
+ Khó khăn trong quản lý nhà nước đối với
hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, khó kiểm soát các hoạt động kinh
doanh, gây thất thu thuế và các khoản nộp ngân sách khác.
+ Khó đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn về an
toàn giao thông, an toàn PCCC, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ môi trường, khó khăn
trong việc cung cấp điện, cấp thoát nước, cung cấp các dịch vụ kỹ thuật hạ tầng
hoặc xử lý khắc phục các sự cố có thể xảy ra trong lĩnh vực này.
Qui hoạch về không gian mạng lưới cửa hàng
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng theo địa bàn thành phố, huyện, thị:
Dựa trên những tiêu chí quy hoạch hệ thống
cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng và thực trạng mạng lưới cửa hàng kinh
doanh khí dầu mỏ hoá lỏng hiện có trên địa bàn có thể thấy rằng xu hướng bố trí
cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng theo mô hình chuỗi vừa có tính khả thi
cao, vừa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế là hình thành hệ
thống phân phối khí dầu mỏ hoá lỏng văn minh hiện đại.
Quy hoạch mạng lưới cửa hàng kinh doanh khí
dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, có xét đến năm 2025
TT
|
Địa danh
|
Diện tích
(km2)
|
2010
|
2015
|
2020
|
2025
|
Số cửa hàng
|
Bán kính phục vụ
(km/CH)
|
Số cửa hàng
|
Bán kính phục vụ
(km/CH)
|
Số cửa hàng
|
Bán kính phục vụ
(km/CH)
|
Số cửa hàng
|
Bán kính phục vụ
(km/CH)
|
1
|
TP- Thái Nguyên
|
186,31
|
113
|
0,73
|
128
|
0,7
|
140
|
0,6
|
250
|
0,4
|
2
|
Thị xã Sông Công
|
82,76
|
28
|
0,95
|
42
|
0,8
|
50
|
0,7
|
120
|
0,5
|
3
|
Huyện Phổ Yên
|
258,87
|
45
|
1,40
|
54
|
1,2
|
62
|
1,1
|
150
|
0,7
|
4
|
Huyện Phú Bình
|
251,71
|
36
|
1,50
|
50
|
1,2
|
60
|
1,1
|
150
|
0,7
|
5
|
Huyện Đồng Hỷ
|
455,24
|
38
|
1,90
|
50
|
1,7
|
60
|
1,5
|
180
|
0,9
|
6
|
Huyện Võ Nhai
|
839,50
|
11
|
4,90
|
20
|
3,7
|
31
|
2,9
|
80
|
1,8
|
7
|
Huyện Định Hóa
|
513,51
|
15
|
3,30
|
26
|
2,5
|
49
|
1,8
|
80
|
1,4
|
8
|
Huyện Đại Từ
|
574,16
|
59
|
1,73
|
70
|
1,6
|
85
|
1,5
|
150
|
1,1
|
9
|
Huyện Phú Lương
|
368,95
|
35
|
1,83
|
48
|
1,6
|
62
|
1,4
|
100
|
1,0
|
|
Tổng
|
3.513,02
|
380
|
1,72
|
488
|
1,5
|
599
|
1,4
|
1.260
|
1,0
|
Như vậy theo dự kiến đến năm 2015 có 488 cửa
hàng, mỗi cửa hàng phục vụ bình quân 2.495 người và năm 2020 có 599 cửa hàng,
mỗi cửa hàng phục vụ bình quân 2.144 người. Dự kiến đến năm 2025 trên địa bàn
tỉnh có khoảng 1.260 cửa hàng, tăng bình quân 16,2% trong giai đoạn 2021-2025.
Đối với các dự án xây khu chung cư, nhà cao
tầng, khu dân cư mới xây dựng … đầu tư thiết kế, lắp đặt hệ thống cung cấp khí
dầu mỏ hóa lỏng chung đến từng hộ dân.
2.3.3.2. Cửa hàng xây dựng mới
a- Thành phố Thái Nguyên:
Thành phố Thái Nguyên có diện tích 186,31
km2; dân số 279.690 người; mật độ: 1.501 người/km². Thành phố Thái Nguyên là đô
thị loại 1, đóng vai trò là một đô thị trung tâm của vùng trung du và miền núi
Bắc Bộ, là trung tâm kinh tế - văn hóa - y tế - giáo dục - khoa học - quân sự
của vùng Đông Bắc. Thành phố Thái Nguyên là một trong những trung tâm đào tạo
lớn của đất nước, có hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp và dạy nghề đứng thứ ba so với cả nước (chỉ sau Hà Nội và TP.Hồ Chí
Minh), với 7 trường đại học, 13 trường cao đẳng, 6 trường trung học chuyên
nghiệp và 24 cơ sở dạy nghề … Dự kiến quy hoạch mạng lưới kinh doanh LPG thời
kỳ đến năm 2020 trên địa bàn thành phố như sau:
- Hiện tại trên trên địa bàn thành phố đã có
113 cửa hàng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của thành phố, trong thời gian
tới các cửa hàng này tiếp tục được mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất nâng công
suất phục vụ lên 1,5 lần vào 2015 và 2 lần vào 2020.
- Quy hoạch một số cửa hàng có quy mô lớn,
bán kính phục vụ rộng thành các tổng đại lý phân phối có mạng lưới các đại lý
trên toàn tỉnh theo quy định của Nghị định 107/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ
hoá lỏng.
- Tại các phường, xã và các khu đô thị, khu
dân cư mới xây dựng có thể xây dựng thêm các cửa hàng kinh doanh mới đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định để đến năm 2015 trên toàn thành phố có
khoảng 128 cửa hàng, bán kính phục vụ 0,7km/cửa hàng; đến năm 2020 toàn thành
phố có khoảng 140 cửa hàng, bán kính phục vụ 0,6 km/cửa hàng.
b- Thị xã Sông Công: có diện tích 82,76 km²,
dân số 49.840 người; mật độ: 602 người/km²; giáp với thành phố Thái Nguyên về
phía bắc; giáp huyện Phổ Yên về phía Nam; hướng Đông và Tây giáp thành phố Thái
Nguyên và huyện Phổ Yên. Thị xã Sông Công có khu công nghiệp Sông Công là một
trong những công trình trọng điểm với diện tích theo quy hoạch tổng thể là 320
ha. Dự kiến quy hoạch mạng lưới kinh doanh LPG thời kỳ đến năm 2020 trên địa
bàn thị xã như sau:
- Hiện tại trên địa bàn thị xã hiện có 28 cửa
hàng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của thị xã trong thời gian tới các cửa
hàng này tiếp tục được mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất nâng công suất phục vụ
lên 1,5 lần vào 2015 và 2 lần vào 2020.
- Quy hoạch một số cửa hàng có quy mô lớn,
bán kính phục vụ rộng thành các tổng đại lý phân phối có mạng lưới các đại lý
trên toàn tỉnh theo quy định của Nghị định 107/NĐ-CP về kinh doanh khí dầu mỏ
hoá lỏng.
- Tại các phường xã và các khu đô thị, khu
dân cư mới xây dựng có thể xây dựng thêm các cửa hàng kinh doanh mới đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định, đến năm 2015 trên toàn thị xã có khoảng 42
cửa hàng, bán kính phục vụ 0,8 km/cửa hàng đến năm 2020 toàn thị xã có khoảng
50 cửa hàng, bán kính phục vụ 0,7km/cửa hàng.
c- Huyện Phổ Yên: có diện tích 258,87 km2,
dân số trung bình 138.817 người, mật độ 536 người/km2. Nằm giáp thành phố Thái
Nguyên và thị xã Sông Công về phía bắc; giáp huyện Phú Bình về phía đông; huyện
Đại Từ về phía tây, tỉnh Vĩnh Phúc về phía tây nam, tỉnh Bắc Giang về phía đông
nam và thành phố Hà Nội phía nam. Huyện Phổ Yên phấn đấu trở thành thị xã công
nghiệp vào trước năm 2020, do vậy có thể xây dựng thêm các cửa hàng kinh doanh
mới đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định để đến năm 2015 trên toàn huyện
có khoảng 54 cửa hàng,bán kính phục vụ 1,2km/cửa hàng; đến năm 2020 toàn huyện
có khoảng 62 cửa hàng, bán kính phục vụ 1,1 km/cửa hàng.
d- Huyện Phú Bình: là một huyện trung du phía
đông nam tỉnh Thái Nguyên, có diện tích 251,71 km2, dân số trung bình 134.336
người, mật độ 534 người/km2. Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp
thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây; phía đông và nam giáp tỉnh Bắc
Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế); cách trung tâm thành phố Thái
Nguyên 26 km về phía bắc Tây Bắc. Dự kiến quy hoạch mạng lưới kinh doanh LPG
thời kỳ đến năm 2020 trên địa bàn huyện như sau:
Hiện tại trên trên địa bàn huyện hiện có 36
cửa hàng, có thể mở thêm các cửa hàng kinh doanh mới đáp ứng đầy đủ các tiêu
chuẩn theo quy định để đến năm 2015 trên toàn huyện có khoảng 50 cửa hàng, bán
kính phục vụ 1,2km/cửa hàng; đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 60 cửa hàng, bán
kính phục vụ 1,1km/cửa hàng.
e- Huyện Đồng Hỷ: là một huyện miền núi phía
đông bắc tỉnh Thái Nguyên. Diện tích 455,24 km2, dân số trung bình 109.340
người, mật độ 240 người / km2; giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn ở phía bắc,
huyện Võ Nhai về phía đông bắc; giáp huyện Phú Lương về phía tây; giáp thành
phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình về phía nam và giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc
Giang về phía đông.
Hiện trên địa bàn huyện có 38 cửa hàng, trong
thời gian tới các cửa hàng này tiếp tục được mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất
nâng công suất phục vụ lên 1.5 lần vào 2015 và 2 lần vào 2020 và mở thêm các
cửa hàng kinh doanh mới đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định để đến năm
2015 trên toàn huyện có khoảng 50 cửa hàng, bán kính phục vụ 1,7km/cửa hàng; đến
năm 2020 toàn huyện có khoảng 60 cửa hàng, bán kính phục vụ 1,5km/cửa hàng.
g- Huyện Võ Nhai: Huyện có diện tích tự nhiên
lớn nhất tỉnh và có mật độ dân số thấp nhất với diện tích 839,5 km2, dân số
trung bình 64.708 người, mật độ 77 người/ km2 là một huyện miền núi phía đông
bắc tỉnh Thái Nguyên.Võ Nhai giáp các huyện Chợ Mới và Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) về
phía bắc; giáp huyện Đồng Hỷ về phía tây; giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang)
về phía nam và giáp tỉnh Lạng Sơn về phía đông (các huyện Bình Gia, Bắc Sơn và Hữu
Lũng). Dự kiến quy hoạch mạng lưới kinh doanh LPG thời kỳ đến năm 2020 trên địa
bàn huyện như sau:
- Hiện tại trên địa bàn huyện hiện có 11 cửa
hàng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của huyện, trong thời gian tới các cửa
hàng này tiếp tục được mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất nâng công suất phục vụ
và tiếp tục mở thêm các cửa hàng kinh doanh mới đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn
theo quy định, đến năm 2015 trên toàn huyện có khoảng 20 cửa hàng, bán kính
phục vụ 3,7km/cửa hàng; đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 31 cửa hàng, bán kính
phục vụ 2,9km/cửa hàng.
h- Huyện Định Hoá: Là một huyện miền núi phía
tây bắc tỉnh Thái Nguyên. Diện tích tự nhiên: 513,51 km2; dân số trung bình
87.722 người, mật độ 171 người/km2 giáp tỉnh Bắc Kạn về phía bắc và phía đông;
giáp tỉnh Tuyên Quang về phía tây; giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương về phía
nam. Dự kiến quy hoạch mạng lưới kinh doanh LPG thời kỳ đến năm 2020 trên địa
bàn huyện như sau:
- Hiện tại trên địa bàn huyện hiện có 15 cửa
hàng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của huyện, trong thời gian tới các cửa
hàng này tiếp tục được mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất nâng công suất phục vụ
lên 1,5 lần vào 2015 và 2 lần vào 2020 và mở thêm các cửa hàng kinh doanh mới
đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định để đến năm 2015 trên toàn huyện có
khoảng 26 cửa hàng, bán kính phục vụ 2,5km/cửa hàng; đến năm 2020 toàn huyện có
khoảng 49 cửa hàng, bán kính phục vụ 1,8 km/cửa hàng.
i- Huyện Đại Từ: Có diện tích 574,16 km2, dân
số trung bình 160.827 người, mật độ 280 người/ km2, là một huyện miền núi nằm ở
phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, phía bắc giáp
huyện Định Hóa, phía đông nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía
đông bắc giáp huyện Phú Lương, phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc,
phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Dự kiến quy hoạch mạng lưới kinh doanh LPG thời
kỳ đến năm 2020 trên địa bàn huyện như sau:
- Hiện tại trên địa bàn huyện hiện có 59 cửa
hàng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của huyện, trong thời gian tới các cửa
hàng này tiếp tục được mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất nâng công suất phục vụ và
mở thêm các cửa hàng kinh doanh mới đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định
để đến năm 2015 trên toàn huyện có khoảng 70 cửa hàng, bán kính phục vụ
1,6km/cửa hàng; đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 85 cửa hàng, bán kính phục vụ
1,5km/cửa hàng.
k- Huyện Phú Lương: có diện tích 368,95 km2,
dân số trung bình 105.998 người, mật độ 287 người/ km2, là một huyện miền núi
phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên; giáp huyện Định Hóa về phía tây bắc; huyện Đại
Từ về phía tây nam, huyện Đồng Hỷ về phía đông, thành phố Thái Nguyên về phía
nam và huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn) về phía đông bắc. Dự kiến quy hoạch mạng
lưới kinh doanh LPG thời kỳ đến năm 2020 trên địa bàn huyện như sau:
- Hiện tại trên địa bàn huyện hiện có 35 cửa
hàng cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của huyện, trong thời gian tới các cửa
hàng này tiếp tục được mở rộng nâng cấp cơ sở vật chất nâng công suất phục vụ
và mở thêm các cửa hàng kinh doanh mới đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy
định để đến năm 2015 trên toàn huyện có khoảng 48 cửa hàng, bán kính phục vụ
1,6km/cửa hàng; đến năm 2020 toàn huyện có khoảng 62 cửa hàng, bán kính phục vụ
1,4 km/cửa hàng.
2.4. Quy hoạch mạng lưới trạm nạp LPG vào ôtô
giai đoạn 2011 - 2020 , có xét đến năm 2025
Hoạt động nạp LPG vào ô tô (Autogas) xuất
hiện tại Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ XX và phải tới những năm gần đây,
thị trường Autogas với thực sự có những bước phát triển ban đầu. Hiện nay, ước
tính cả nước có khoảng 1.000 ô tô sử dụng LPG, chủ yếu là xe taxi tập trung tại
các thành phố lớn là Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn
2011-2020 và đến 2025 Thái nguyên nên cân nhắc sử dụng LPG để làm nhiên liệu
cho các phương tiện giao thông vận tải chạy trong thành phố.
2.4.1. Cơ sở để thực hiện quy hoạch hệ thống
trạm nạp LPG vào ô tô
Theo Điều 33, Nghị định 107/2009/NĐ-CP ngày
26 tháng 11 năm 2009, điều kiện trạm nạp LPG vào ô tô như sau:
- Trạm nạp LPG vào ô tô phải được xây dựng
theo quy hoạch, quy chuẩn hiện hành, có Giấy phép xây dựng kèm theo dự án,
thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;
- Thiết bị đo lường đã được kiểm định, hiệu
chỉnh theo quy định;
- Thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn
nạp LPG vào ô tô đã được kiểm định và đăng ký theo quy định;
2.4.2. Những tiêu chuẩn chủ yếu đối với trạm
nạp
Tuân theo TCN 88:2005, Trạm nạp nhiên liệu
LPG cho các phương tiện giao thông đường bộ - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận
hành do Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) ban hành năm 2005.
2.4.3. Quy hoạch mạng lưới trạm nạp LPG vào ô
tô trên địa bàn Tỉnh:
Nhiên liệu khí dầu mỏ hóa lỏng hoàn toàn có
đủ tiêu chuẩn thay thế xăng phục vụ cho các loại phương tiện hiện đang hoạt
động trên thị trường (xe ô tô, xe máy …). Sử dụng LPG còn đem lại hiệu quả rất
thiết thực bởi chi phí giảm gần 30% so với giá xăng hiện tại. Không chỉ có vậy,
sử dụng LPG thay xăng còn có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường. So với xăng dầu,
sử dụng LPG giảm được 60% khí carbon và 20% khí NO2 thải ra môi trường. Tỷ lệ
giảm khí thải (nhất là khí carbon) ở mức cao như vậy tạo ra lợi ích lâu dài cho
cả cộng đồng. Nếu sử dụng LPG thay cho xăng thì môi trường sẽ được cải thiện ở
mức đáng kể.
Sử dụng LPG thay cho xăng tạo ra lợi ích kép,
việc đó đã được khẳng định trong thực tế. Tuy nhiên, chưa nói đến địa bàn nông
thôn mà ngay tại các thành phố lớn, đối tượng sử dụng LPG thay cho xăng còn rất
hạn chế. Ở đây có nhiều lý do, kể cả khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên
nhân cơ bản: công tác tuyên truyền chưa đúng, mạng lưới quầy hàng bán LPG còn
quá ít.
+ Dự kiến đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên sẽ đầu tư xây dựng mới khoảng 08 trạm nạp LPG vào ¤tô được xây dựng chủ
yếu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên các trục Quốc lộ 3; 1 B và quốc
lộ 37.
+ Đến năm 2025 bố trí thêm 10 trạm nạp LPG
vào ¤tô tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên các trục Quốc lộ 3; Quốc lộ
1B, Quốc lộ 37 và đường Hồ Chí Minh. Như vậy đến năm 2025 trên địa bàn toàn
tỉnh có 18 trạm nạp LPG vào ô tô.
TT
|
Địa điểm
|
Giai đoạn
|
Đơn vị quản lý
|
2011-2020
|
2021-2025
|
Quốc lộ số 3: Hướng Đa Phúc- Chợ Mới
|
1
|
Km 44 +300
|
X
|
|
Doanh nghiệp Hòa Bỉ
|
2
|
Km 47 + 830
|
|
X
|
CT Xăng dầu Bắc Thái
|
3
|
Km 56 +280
|
X
|
|
CT Xăng dầu Bắc Thái
|
4
|
Km 62 + 150
|
X
|
|
CT Xăng dầu Bắc Thái
|
5
|
Km 75 +800
|
|
X
|
Doanh nghiệp Vũ Tần
|
6
|
Km 77 +500
|
X
|
|
CT Xăng dầu Bắc Thái
|
7
|
Km 90 + 270
|
X
|
|
Doanh nghiệp Mạnh Quỳnh
|
8
|
Km 100 +050
|
|
X
|
Doanh nghiệp Vũ Tần
|
9
|
Trạm dừng nghỉ chân Phường Tân Long TPTN
|
X
|
|
Xây dựng mới
|
Quốc lộ 1B: Hướng Mỏ Gà - Tân Long
|
1
|
Km 100 +720
|
|
X
|
Doanh nghiệp Ngọc Thu
|
2
|
Km 108 +082
|
|
X
|
CT Xăng dầu Bắc Thái
|
3
|
Km 130 + 500
|
|
X
|
Doanh nghiệp Hùng Hà
|
4
|
Km 138 + 800
|
X
|
|
CT Xăng dầu Bắc Thái
|
Quốc lộ 37: Cầu Ca- Thái Nguyên- Bờ
Đậu- Đèo Khế
|
1
|
Km 99 +950
|
|
X
|
CT Xăng dầu Bắc Thái
|
2
|
Km 151 + 090
|
X
|
|
CT Xăng dầu Bắc Thái
|
3
|
Km 168 + 510
|
|
X
|
CT Xăng dầu Bắc Thái
|
Đường Hồ Chí Minh
|
1
|
Xã Yên Ninh- P. Lương
|
|
X
|
Xây dựng mới
|
2
|
Xã Định Biên- Đ. Hóa
|
|
X
|
Xây dựng mới
|
Tổng cộng
|
08
|
10
|
|
Trên các tuyến Quốc lộ 3, 1B, 37 đều bố trí
tại các cửa hàng xăng dầu hiện có, và các cửa hàng xăng dầu quy hoạch.
2.5. Quy hoạch mạng lưới trạm bán LPG qua
đường ống giai đoạn 2011 – 2020, có xét đến năm 2025:
Trạm nạp và bán LPG qua đường ống là mô hình
cung cấp năng lượng văn minh, tiện ích, an toàn, hiệu quả và thân thiện với môi
trường trong các khu đô thị và chung cư cao tầng. Là hệ thống thiết bị công
nghệ đồng bộ, hiện đại. Đây là mô hình được sử dụng rất phổ biến ở các nước
phát triển, song ở Việt Nam còn rất mới mẻ và đang là những bước đi đầu tiên
nhưng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáng khích lệ, là lĩnh vực tiềm
năng, triển vọng và nhiều hứa hẹn.
Từ năm 1998 đến nay sản lượng LPG dùng cho
sinh hoạt tại Việt Nam đã tăng gấp 5 lần, hình thức sử dụng phổ biến nhất là sử
dụng bình chứa khí 12 kg hoặc 25 kg. Tuy nhiên, phương thức sử dụng bình chứa
khí này chỉ phù hợp với các khu đô thị cũ, dân cư phân tán, phần lớn sinh sống
trong những căn hộ thấp tầng. Đối với khu đô thị mới, dân cư sinh sống chủ yếu
trong các chung cư cao tầng thì việc sử dụng bình LPG đưa lên các căn hộ không
còn thích hợp và hết sức bất tiện.
Với tốc độ đô thị hóa của Thái Nguyên trong
giai đoạn 2011-2025 cần thiết phải xây dựng các trạm nạp và bán LPG đến từng
căn hộ thông qua mạng lưới đường ống và đồng hồ đo đếm. Điều này có ý nghĩa
kinh tế - kỹ thuật – lợi ích xã hội rất lớn và đảm bảo an toàn cho sinh hoạt
tại các chung cư vì những lý do sau:
+ Cung cấp LPG liên tục và người dùng không
lo bị hết LPG khi đang sử dụng.
+ Tiết kiệm LPG không bị mất một lượng lớn
LPG còn lại trong bình khi đổi bình khí dầu mỏ hóa lỏng mới.
+ Chất lượng khí dầu mỏ hóa lỏng ổn định, đảm
bảo chất lượng và không sợ phải khí dầu mỏ hóa lỏng giả.
+ Các hộ gia đình sẽ được hưởng giá khí dầu
mỏ hóa lỏng ưu đãi vì không phải qua các đại lý khí dầu mỏ hóa lỏng.
+ Không bị mất tiền cược vỏ bình khí dầu mỏ
hóa lỏng, thiết bị van điều áp khi sử dụng.
+ Không cần diện tích đặt bình tại căn hộ,
tạo mỹ quan đẹp cho căn hộ.
+ Độ an toàn cháy nổ cao vì áp suất duy trì
trong đường ống chính 0.75kg/cm2 và áp suất đến hộ tiêu thụ xấp xỉ 0.03kg/cm2
chỉ bằng 1/150 đến 1/200 áp suất của bình LPG. Ngoài ra hệ thống khí dầu mỏ hóa
lỏng trung tâm còn được trang bị các thiết bị phát hiện rò rỉ khí dầu mỏ hóa
lỏng và đóng ngắt tự động khi có hiện tượng rò rỉ khí. Hệ thống này được thiết
kế với 3 cấp an toàn: Cấp an toàn 1 đóng/ngắt ở nguồn cấp; Cấp an toàn 2
đóng/ngắt ở phòng kỹ thuật khí dầu mỏ hóa lỏng từng tầng; Cấp an toàn đóng/ngắt
từng căn hộ làm tăng thêm độ an toàn cho cả tòa nhà.
+ Người sử dụng khí dầu mỏ hóa lỏng kiểm soát
được lượng khí dầu mỏ hóa lỏng tiêu thụ thông qua đồng hồ đo khí dầu mỏ hóa
lỏng hàng tháng đã được kiểm định của nhà nước và thanh toán theo phương thức
trả tiền sau.
+ Không gây ô nhiễm môi trường, nâng cao tính
tiện ích và giá trị sử dụng cho căn hộ, góp phần đồng bộ hóa hạ tầng đô thị.
Như vậy, hệ thống cấp khí dầu mỏ hóa lỏng
trung tâm là giải pháp tất yếu để thay thế phương thức sử dụng khí dầu mỏ hóa
lỏng cũ. Tuy đầu tư ban đầu tương đối lớn nhưng tính theo giá trị lợi ích kinh
tế mang lại cho thời gian của dự án là không nhỏ và tiết kiệm được rất lớn chưa
kể đến sự tiện ích và độ an toàn của hệ thống. Phần đầu tư cho hệ thống cung
cấp khí dầu mỏ hóa lỏng trung tâm chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng mức đầu tư vào
khoảng 1m2 sàn xây dựng cho từng căn hộ.
2.5.1. Cơ sở thực hiện quy hoạch hệ thống trạm
bán LPG qua đường ống
- Trạm bán LPG qua đường ống phải nằm tại một
vị trí thoáng và khuất trong khuôn viên của khu nhà có khoảng từ 200 căn hộ trở
lên. Khí dầu mỏ hóa lỏng sẽ được vận chuyển bằng xe bồn nạp vào bồn chứa tại
trạm này.
- Toàn bộ hệ thống từ bồn khí dầu mỏ hóa lỏng
với các thiết bị gắn trên bồn, hệ thống công nghệ: máy hóa hơi, van điều áp,
đường ống, van, thiết bị đo kiểm, thiết bị an toàn, thiết bị phòng chống cháy
nổ,..được thiết kế trên cơ sở các tiêu chuẩn của Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Anh –
những nước hàng đầu về ngành dầu khí và đã có kinh nghiệm sử dụng khí dầu mỏ
hóa lỏng trên 50 năm. Những tiêu chuẩn của các nước nói trên đều phù hợp và cao
hơn tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam và quy phạm ngành Dầu khí Việt Nam.
2.5.2. Những tiêu chuẩn chủ yếu đối với trạm
bán LPG qua đường ống
Theo TCXDVN 377:2006 – Tiêu chuẩn về thiết kế
“ Hệ thống cấp khí đốt trung tâm cho nhà ở” và - TCXDVN 387: 2006 – Tiêu chuẩn
về thi công và nghiệm thu “ Hệ thống cấp khí đốt trung tâm cho nhà ở”. Khi
thiết kế trạm cấp khí hoá lỏng cho nhà ở phải tuân thủ những quy định của tiêu
chuẩn TCVN 7441: 2004 và các yêu cầu chung sau:
- Trạm cấp khí hoá lỏng phải có hàng rào,
tường bảo vệ có chiều cao không thấp hơn 1,6 m làm bằng vật liệu chống cháy.
Khoảng cách từ mép bồn chứa tới hàng rào bao quanh không nhỏ hơn 1m;
- Trạm cấp khí hoá lỏng phải đặt tại vị trí
có đường giao thông thuận tiện cho xe bồn, xe chữa cháy ra, vào trạm khi cần;
- Bồn chứa khí hoá lỏng có thể đặt chìm hay
đặt nổi trên mặt đất. Không cho phép đặt bồn chứa trong nhà có tường bao kín
(trong phòng). Bồn chế tạo chuyên để đặt chìm không cho phép đặt nổi hay nửa
nổi nửa chìm;
- Dung tích chứa cho phép (V) tối đa trong
một bồn chứa:
+ Khi đặt chìm V ≤ 50 m3;
+ Khi đặt nổi trên mặt đất V≤ 5 m3.
- Bồn chứa khí hoá lỏng cần đặt có độ dốc
0,002- 0,003 về hướng cửa cấp khí hoá lỏng đến thiết bị hoá hơi;
- Bồn chứa đặt nổi phải có gối đỡ và giàn
thao tác cố định làm bằng vật liệu chống cháy (xây gạch, bê tông hay bằng
thép);
- Khoảng cách từ mép bồn chứa tới các công
trình xây dựng cần thoả mãn điều kiện Điều 4.1.1.3 của tiêu chuẩn TCVN 7441:
2004 và điều kiện ghi trong bảng sau:
Khoảng cách từ bồn chứa tới công trình xung
quanh
Loại công trình
|
Khoảng cách (m) từ
mép bồn chứa
|
Đặt nổi
|
Chôn chìm dưới đất
|
Tổng dung tích của
trạm chứa khí hoá lỏng (m3)
|
Đến 5
|
5 ÷10
|
đến 10
|
10÷20
|
20÷50
|
50÷100
|
100÷200
|
Công trình công cộng
|
40
|
-
|
15
|
20
|
30
|
40
|
40
|
Nhà ở có cửa nhìn ra trạm
|
20
|
-
|
10
|
15
|
20
|
40
|
40
|
Không có cửa nhìn ra trạm
|
15
|
-
|
8
|
10
|
15
|
40
|
40
|
Công trình công nghiệp
|
15
|
20
|
8
|
10
|
15
|
25
|
35
|
2.5.3. Quy hoạch trạm bán LPG qua đường ống
trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2020:
Dự kiến quy hoạch trạm bán LPG qua đường ống
trên địa bàn Tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực các khu công nghiệp, khu đô thị
là những khu vực có nguồn tiêu thụ lớn và ổn định cụ thể đến năm 2020 như sau:
a- Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp số 1,
số 2 thuộc phường Tân Lập, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 6 km về phía
nam.
- Khu đô thị Nam Sông Cầu- phường Quang
Vinh; Khu đô thị Túc Duyên- phường Túc Duyên; Khu đô thị Apec- phường Gia Sàng;
Hồ Xương Rồng - phường Phan Đình Phùng…vv.
b- Trên địa bàn thị xã Sông Công
- Khu công nghiệp Sông Công;
- Cụm công nghiệp Khuynh Thạch thuộc phường
Cải Đan, thị xã Sông Công.
- Cụm công nghiệp Nguyên Gon thuộc phường Cải
Đan thị xã Sông Công (đường đi trường công nhân Việt Đức đến kênh hồ Núi Cốc).
- Khu đô thị Kosy 39 ha tại phường Thắng Lợi
….
c-. Trên địa bàn Huyện Phổ Yên
- Khu công nghiệp Nam Phổ Yên thuộc xã Trung
Thành, Thuận Thành và xã Đồng Tiến.
- Tổ hợp khu đô thị, công nghiệp, nông nghiệp
và dịch vụ Yên Bình.
- Khu đô thị thị trấn Ba Hàng, Bãi Bông và
Bắc Sơn
d- Trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
- Cụm công nghiệp Quang Sơn 1 và 2; cụm công
nghiệp Linh Sơn và mỏ sắt Tiến Bộ.
- Các khu đô thị mới.
e- Trên địa bàn Huyện Phú Bình
- Khu Công nghiệp Điềm Thụy.
- Các khu đô thị mới
g- Huyện Phú Lương
- Cụm công nghiệp Động Đạt, cụm công nghiệp
Sơn Cẩm.
- Các khu đô thị mới.
Phần Thứ Ba
CƠ CHẾ,
CHÍNH SÁCH, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
I. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI KINH DOANH LPG
1.1. Chính sách khuyến khích thương nhân kinh
doanh và đầu tư
Vấn đề đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã, đang và ngày càng có ý nghĩa
quan trọng đối với quá trình thực hiện CNH và phát triển kinh tế của Tỉnh. Cùng
với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, quá trình
đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Nhà nước, quá trình phát
triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân ….Nhà nước sẽ không trực tiếp thực
hiện việc đầu tư phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng mà do các
thành phần kinh tế thực hiện. Đối với các chính sách khuyến khích đầu tư phát
triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
trong giai đoạn 2011- 2020 sẽ được thực hiện theo phương hướng sau:
- Thực hiện phân loại các dự án đầu tư cho
phù hợp với khả năng của các nhà đầu tư, có chính sách khuyến khích cho các nhà
đầu tư tham gia các dự án tại khu vực nông thôn miền núi, vùng cao.
- Cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư theo
hướng thông thoáng nhằm thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, nhất là
các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và kinh doanh khí dầu mỏ
hóa lỏng.
- Xây dựng chính sách khuyến khích các thương
nhân đầu tư trong xây dựng các cơ sở chiết nạp, kho dự trữ, trạm nạp khí dầu mỏ
hóa lỏng vào ôtô, trạm nạp vào các cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
- Khuyến khích các thương nhân, nhà đầu tư
thiết kế, lắp đặt hệ thống cung cấp khí dầu mỏ hóa lỏng chung đến từng hộ dân
trong các khu dân cư, nhà cao tầng, khu đô thị mới …
1.2. Chính sách đất đai
- Hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng mặt bằng
kinh doanh của doanh nghiệp (các cửa hàng và kho khí dầu mỏ hóa lỏng) phù hợp
với xu hướng gia tăng nhu cầu tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng, đáp ứng yêu cầu đảm
bảo hiệu quả kinh doanh và các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi
trường.
- Dành quỹ đất cho yêu cầu di chuyển, mở
rộng, đầu tư xây mới các cửa hàng khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh khí dầu mỏ hóa
lỏng làm thủ tục thuê đất xây dựng cửa hàng, kho tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Trong quá trình xây dựng phát triển kinh
tế, khu dân cư mới, thương nhân có nhu cầu sử dụng đất đầu tư xây dựng các cơ
sở sản xuất, kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng được hưởng mọi chính sách ưu đãi
theo quy định.
1.3. Chính sách hỗ trợ thông tin thị trường
- Hỗ trợ các thương nhân kinh doanh lĩnh vực
kinh doanh LPG tiếp cận những văn bản hướng dẫn quy định về thủ tục hồ sơ,
trình tự cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và các vấn đề có liên quan
đến hoạt động kinh doanh trên Website của Sở Công Thương.
- Hỗ trợ về cung cấp thông tin về mặt pháp
luật, thông tin khách hàng trong và ngoài tỉnh, các thông tin về giá cả mặt
hàng LPG trên bản tin và Website của Sở Công Thương.
1.4. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực
- Phối hợp với các trường đào tạo cán bộ
thuộc Bộ Công thương, các ngành của tỉnh, mở các lớp đào tạo bồi dưỡng về
nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên cửa hàng. Từng bước nâng cao trình độ chuyên
môn của cán bộ, nhân viên thông qua các chương trình tổ chức đào tạo huấn
luyện:
+ Nghiệp vụ đo lường chất lượng;
+ Phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự;
+ Công tác an toàn lao động và vệ sinh lao
động;
+ Công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh môi
trường.
- Cán bộ, nhân viên cửa hàng làm việc từ 03
tháng trở lên phải có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội theo quy định
hiện hành.
II. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ ĐỐI VỚI CÁC CỬA HÀNG, KHO, TRẠM KINH DOANH LPG
2.1. Tuyên truyền phổ biến chính sách pháp
luật trong kinh doanh
Công tác tuyên truyền
- Tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện
thông tin đại chúng, qua các kênh nghiệp vụ chức năng các chính sách có liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đến mọi tầng lớp dân cư, các đối tượng
kinh doanh và đối tượng tiêu thụ khí dầu mỏ hóa lỏng để thực hiện đúng quy định
của pháp luật;
- Thông báo rộng rãi tới các thương nhân kinh
doanh khí dầu mỏ hóa lỏng về định hướng quy hoạch phát triển kinh doanh khí dầu
mỏ hóa lỏng tỉnh Thái nguyên giai đoạn 2011-2020.
Tuyên truyền , cổ động an toàn trong kinh
doanh và người sử dụng
Người dân tự bảo vệ mình, ngoài việc nên tìm
mua phụ kiện có logo của chính hãng, một yếu tố để người dân có thể phân biệt
bình LPG sang chiết lậu là nên từ chối mua những bình LPG quá cũ, có vỏ ngoài
hoặc van bị bong, tróc sơn, hoặc bị gỉ sét.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
LPG cần triển khai các trung tâm hỗ trợ khách hàng nhằm nhắc nhở người dân đến
hạn thay phụ kiện (mở sổ theo dõi) và tư vấn sử dụng LPG an toàn.
Với cơ quan quản lý, buộc kiểm định toàn bộ
các phụ kiện LPG, cấm nhập hàng đã qua sử dụng “second hand” và quy định thay
van đầu bình, dây dẫn… 3 năm một.
Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh LPG cần
đề cao cảnh giác đối với cơ sở hay đại lý LPG nào có hành vi chiết nạp LPG lậu
hay đánh tráo vỏ bình LPG… tập trung thông tin đưa thông tin lên mạng chung của
các doanh nghiệp LPG. Dựa vào đó các doanh nghiệp có thể phát hiện đại lý của
mình vi phạm để có biện pháp xử lý hợp lý.
Bên cạnh nỗ lực của các cơ quan chức năng,
người dân cần tố giác những địa điểm kinh doanh, sang chiết nạp LPG trái phép.
Một mặt hỗ trợ các cơ quan chức năng sớm có biện pháp ngăn chặn, mặt khác tự
bảo vệ chính mình và những người xung quanh trước nguy cơ cháy, nổ.
2.2. Cải cách thủ tục hành chính
Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại quy
định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết Luật thương mại về hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh và kinh doanh có điều kiện.
Mặt hàng Khí dầu mỏ hóa lỏng là mặt hàng kinh
doanh có điều kiện, Sở Công Thương có trách nhiệm thẩm định và cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh
trên địa bàn. Hiện nay Sở Công Thương Thái Nguyên đã thực hiện các thủ tục hành
chính đối với việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chiết nạp, kinh doanh Khí
dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn Tỉnh tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở
Công Thương.
Mọi thông tin về quy trình giải quyết công
việc, hồ sơ đề nghị cấp được đăng tải trên website của Sở để các tổ chức, công
dân có nhu cầu tìm hiểu các thủ tục để tiến hành xin cấp đúng quy định.
2.3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên không
chỉ nhằm đảm bảo các doanh nghiệp tuân thủ các qui định của pháp luật về hoạt
động kinh doanh nói chung và điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng nói
riêng, mà còn nhằm phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trong
thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 theo yêu cầu quy hoạch đã đề ra. Xuất phát từ
đặc điểm, quy mô và thực tế kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng của các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay, việc tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn Tỉnh trong
thời gian tới... cần tập trung vào các vấn đề như:
- Phổ biến kịp thời các văn bản pháp quy về
sửa đổi, bổ sung các điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng cho các doanh
nghiệp trong tỉnh và trên cơ sở đó tăng cường chỉ đạo, giám sát việc chấp hành
của các doanh nghiệp. Đồng thời, các cơ quan quản lý cần yêu cầu các doanh
nghiệp có hình thức hợp lý để thông tin đến khách hàng về các quy định có liên
quan đến hình thức, chất lượng khí dầu mỏ hóa lỏng và các quy định khác có liên
quan đến lợi ích của người tiêu dùng.
- Thường xuyên thực hiện công tác chống gian
lận trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như gian
lận về sử dụng biển hiệu, lôgô của doanh nghiệp có uy tín nhưng mua bán khí dầu
mỏ hóa lỏng trôi nổi; chào mức hoa hồng cao hơn, gây cạnh tranh không lành mạnh...
Để khắc phục tình trạng này, cần áp dụng như quy định trách nhiệm liên đới của
các chủ thể kinh doanh (doanh nghiệp khí dầu mỏ hóa lỏng trong cả hệ thống:
Doanh nghiệp đầu mối - Tổng đại lý - Các đại lý bán lẻ); tăng cường hoạt động
kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả việc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Thực hiện việc đơn giản hoá các thủ tục
hành chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo việc
thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Nhà nước về kinh doanh khí dầu mỏ
hóa lỏng;
- Về công tác an toàn và vệ sinh môi trường.
Do đặc thù của khí dầu mỏ hoá lỏng là dễ bắt
lửa khi bị rò rỉ ra bên ngoài nên khi xây dựng hệ thống kho dự trữ, trạm chiết
nạp, bồn chứa cần phải thiết kế, lựa chọn thiết bị và kiểm tra việc lắp đặt, vận
hành hệ thống phòng cháy, chữa cháy theo Luật phòng cháy, chữa cháy ban hành.
Các cán bộ công nhân viên bán hàng, thủ kho phải được học tập kiến thức về sử
dụng thành thạo các phương tiện PCCC ban đầu và hệ thống chữa cháy cố định.
Trong vận hành chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng phải đảm bảo an toàn đối với người
lao động và thiết bị, có khoảng cách thuận tiện không che khuất tầm nhìn của
công nhân vận hành, phải đảm bảo hệ thống điện chiếu sáng và cường độ ánh sáng
vào ban đêm. Đảm bảo thiết bị kiểm soát an toàn các khu chứa nguyên liệu như
van một chiều, van đóng ngắt tự động, van an toàn.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp
luật về đảm bảo an toàn, phòng, chống cháy nổ, điều kiện lao động, vệ sinh công
nghiệp, cung cấp trang thiết bị lao động, sử dụng công nghệ cao, thiết bị an
toàn, định kỳ kiểm tra hệ thống điều khiển, báo động tự động.
- Xây dựng, cập nhật, hoàn thiện và duy trì
thường xuyên các kế hoạch ứng phó trong các trường hợp khẩn cấp: kế hoạch
phòng, chống cháy nổ, ứng cứu sự cố, các trường hợp tai nạn, thiên tai …
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục,
phổ biến kiến thức, đào tạo về an toàn và bảo vệ môi trường trong hoạt động dầu
khí đối với cán bộ, công nhân viên ngành dầu khí và cộng đồng.
- Phối hợp các giải pháp bảo vệ môi trường
trong công nghiệp khí với các giải pháp bảo vệ môi trường trong các hoạt động
khác trên cùng địa bàn hoạt động. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và triển khai
các biện pháp cần thiết đảm bảo sức khỏe người lao động, chủ động phòng tránh
và điều trị, xử lý kịp thời các trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp.
- Đầu tư mạnh cho khâu điều tra cơ bản tại
các vùng hoạt động hoặc các dự án phục vụ cho công tác đánh giá và giải pháp bảo
vệ môi trường.
- Nguồn nước phát sinh khi súc rửa, sơn sửa
cửa hàng, bồn chứa … phải được xử lý thông qua hệ thống lắng cặn trước khi thải
ra ngoài.
- Nguồn nước phát sinh khi có mưa, có lẫn tạp
chất vô cơ thì thoát ra hệ thống mương hở thẳng ra hệ thống thoát nước chung.
* Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên của
các doanh nghiệp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn Tỉnh không chỉ về
các chỉ tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, mà cả những đề xuất của doanh nghiệp
về việc di chuyển, mở rộng cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
2.4. Phối hợp với các ngành chức năng tăng
cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động sản xuất kinh doanh:
a-Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các
ngành.
Được coi là giải pháp chính, khi thực hiện tốt
công tác này thì các giải pháp khác mới thực hiện tốt, có hiệu quả cao. Để thực
hiện tốt công tác này cần xác định đây là trách nhiệm của các cấp, ngành trong
việc khắc phục tồn tại trong hoạt động kinh doanh LPG, tích cực, chủ động phối
hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định khi thực tế yêu cầu.
Công tác phối hợp được chú trọng thực hiện
trên một số vấn đề cụ thể:
- Hướng dẫn thực hiện việc thiết kế và xây dựng
cửa hàng, kho chứa khí dầu mỏ hóa lỏng.
- Xây dựng đầu mối tiếp nhận nhu cầu học tập
đào tạo, huấn luyện về nghiệp vụ bảo quản đo lường chất lượng; phòng cháy chữa
cháy; an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường của cán bộ, nhân
viên tại cơ sở kinh doanh LPG.
- Xây dựng và kiểm tra về đo lường, chất lượng
hàng hóa, nhãn hiệu sản phẩm.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra liên ngành.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên ngành.
b- Công tác phối hợp kiểm tra:
- Tập trung vào kiểm tra, kiểm soát chống
hàng giả và gian lận thương mại tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh LPG. Kiên
quyết thu hồi giấy phép kinh doanh đối với trường hợp có biểu hiện vi phạm như:
sang chiết nạp LPG trái phép, kinh doanh LPG không có giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh LPG, không có phương án PCCC, không đảm bảo diện tích tối thiểu
25m2. Tuyệt đối nghiêm cấm cá nhân, hộ dân tùy tiện sang chiết nạp LPG, mọi trường
hợp vi phạm phải được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra
phòng chống cháy nổ, tuyên truyền vận động người dân, người kinh doanh LPG nâng
cao ý thức phòng cháy chữa cháy. Đối với các đơn vị có bếp ăn tập thể sử dụng
nhiều LPG như doanh nghiệp sản xuất, trường học … cần được cung cấp LPG từ đại
lý chính hãng, khuyến khích các chủ đầu tư, các dự án chung cư, khu dân cư mới
đầu tư, thiết kế lắp đặt hệ thống cung cấp LPG chung đến từng hộ dân.
- Cần phối hợp giữa các cơ quan chức năng
liên quan với Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Thái Nguyên với các
thương nhân kinh doanh LPG trong việc cung cấp thông tin có liên quan và sử dụng
loại tem chống hàng giả, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng chức năng
trong công tác quản lý chống việc kinh doanh LPG, bếp gas và phụ kiện giả.
III. TỔ CHỨC TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH
3.1. Tổ chức thực hiện
3.1.1. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành
liên quan và Ủy ban Nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, giám sát
thực hiện, tham mưu điều chỉnh quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh khí
dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2020.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình và triển
khai thực hiện quy hoạch; Phối hợp xây dựng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy
phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn Tỉnh.
- Theo dõi, quản lý và tham gia ý kiến đối
với thiết kế cơ sở đầu tư xây dựng hệ thống kho chứa, cửa hàng kinh doanh khí
dầu mỏ hóa lỏng; đảm bảo phát triển mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
phù hợp theo quy hoạch chung và các quy hoạch phát triển giao thông, đô thị...
trên địa bàn.
- Thực hiện việc xem xét, thẩm định các điều
kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các kho chứa, cửa hàng
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng theo quy hoạch được UBND Tỉnh phê duyệt và các
quy định hiện hành của pháp luật.
- Làm đầu mối tổ chức kiểm tra liên ngành đối
với các hoạt động kinh doanh, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp mở rộng kho chứa
khí dầu mỏ hóa lỏng... theo quy định của pháp luật, tổng hợp báo cáo định kỳ,
hàng năm với Ủy ban nhân dân Tỉnh và Bộ Công Thương.
- Trên cơ sở quy hoạch được phê duyệt, Sở
Công Thương trình Ủy ban nhân dân Tỉnh quy định rõ thời gian những kho chứa,
các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng có nhiều vi phạm như: không nằm
trong quy hoạch phát triển mạng lưới cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng,
không đủ điều kiện về địa điểm kinh doanh, có nguy cơ cháy nổ cao, làm mất trật
tự cảnh quan đô thị, vi phạm nghiệm trọng lộ giới an toàn giao thông, xây dựng
trái phép… phải di dời đúng với quy hoạch hoặc tháo dỡ, đình chỉ hoạt động.
3.1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Hướng dẫn thẩm định các thủ tục cấp giấy
đăng ký kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho các doanh nghiệp dựa trên cơ sở quy
hoạch được phê duyệt.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách thu
hút đầu tư, chính sách hỗ trợ di dời (nếu có) và tổ chức mạng lưới kinh doanh
khí dầu mỏ hóa lỏng, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia
đầu tư phát triển mạng lưới trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.1.3. Sở Khoa học và Công nghệ
- Thẩm định chất lượng thiết bị, máy móc,
phương tiện phục vụ kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đảm bảo đúng, đủ và phù hợp
các tiêu chuẩn, quy định hiện hành;
- Phối hợp với các Ban, Ngành thường xuyên
kiểm tra chất lượng khí dầu mỏ hóa lỏng, hệ thống đo lường, các thiết bị phục
vụ, chống sự cố, gian lận thương mại trong kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.
- Tổ chức đào tạo huấn luyện nghiệp vụ đo
lường chất lượng LPG cho cán bộ, nhân viên các cơ sở kinh doanh LPG.
3.1.4. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan
kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh LPG về giá các loại LPG.
- Theo dõi, đề xuất các chính sách hỗ trợ
nhằm tăng khả năng tái đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh khí dầu mỏ hóa
lỏng;
3.1.5. Sở Xây dựng:
- Cấp (hoặc uỷ quyền cấp) Giấy phép cho xây
dựng mới các kho chứa, trạm nạp, cửa hàng chuyên kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
hoặc sửa chữa, nâng cấp mở rộng các cơ sở hiện có đảm bảo đúng các quy định của
pháp luật hiện hành, đúng địa điểm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp
với quy hoạch.
- Xem xét, thẩm định những vấn đề thuộc thẩm
quyền về quy hoạch, thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản và các quy định khác theo
quy định của pháp luật.
3.1.6. Sở Giao thông vận tải
Kiểm tra, giám sát các thương nhân kinh doanh
dịch vụ vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng trong việc tuân thủ các quy định của
pháp luật về phương tiện vận chuyển các loại khí dầu mỏ hóa lỏng.
3.1.7. Công an tỉnh
- Có trách nhiệm quản lý Nhà nước về an ninh
trật tự đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Chỉ đạo
hướng dẫn lực lượng Công an các cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy
định về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh LPG theo quy định hiện hành.
- Thoả thuận thiết kế kỹ thuật xây dựng,
nghiệm thu an toàn hệ thống PCCC với cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đã
được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng.
- Tiến hành thẩm định các điều kiện để cấp
giấp chứng nhận đủ điều kiện về PCCC của các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa
lỏng trên địa bàn. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về
đảm bảo an toàn PCCC.
- Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân
viên các cơ sở kinh doanh LPG về công tác phòng cháy, chữa cháy theo quy định
của pháp luật.
- Tăng cường công tác kiểm tra xử lý các
phương tiện vận chuyển LPG chai bằng xe hai bánh không đảm bảo các quy định lưu
hành tham gia giao thông.
3.1.8. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Hướng dẫn các huyện, thành phố, thị xã và
các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch sử dụng đất để xây dựng mạng lưới kho
chứa, trạm nạp, cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng phù hợp với quy hoạch
phát triển chung của từng giai đoạn, thực hiện các trình tự, thủ tục giao đất
đúng quy định của pháp luật.
- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan
trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh khí dầu mỏ
hóa lỏng tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn môi trường. Thẩm định
và trình phê duyệt kế hoạch ứng cứu sự cố tràn hóa chất của đơn vị sản xuất
kinh doanh LPG (nếu có);
- Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi
trường theo quy định.
- Phối hợp với các ngành liên quan xây dựng
cơ chế chính sách nhằm phát triển bền vững mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa
lỏng trên địa bàn Tỉnh.
- Tổ chức đào tạo huấn luyện cán bộ, nhân
viên các cơ sở sản xuất kinh doanh LPG về công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh
môi trường.
3.1.9. Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
Phối hợp tổ chức đào tạo huấn luyện cho cán
bộ, nhân viên các cơ sở sản xuất kinh doanh LPG về công tác an toàn lao động và
vệ sinh lao động.
3.1.10. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
và thị xã
Ủy ban nhân dân cấp huyện là cấp quản lý quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giải quyết những vấn đề liên quan đến môi
trường, an toàn cháy nổ do các doanh nghiệp kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên
địa bàn gây ra, vì vậy, trong quá trình thực hiện quy hoạch và quản lý mạng
lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng, Uỷ ban nhân dân dân các thành phố, thị xã,
huyện cần:
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất xây dựng các
trạm, chiết nạp, các kho dự trữ, các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
trên địa bàn.
- Phổ biến quy hoạch phát triển mạng lưới
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đã được phê duyệt trên địa bàn đến các doanh
nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Theo dõi tình hình phát triển mạng lưới
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn để phối hợp cùng Sở Công Thương và
các Sở, Ngành chức năng đề xuất với Uỷ ban nhân dân Tỉnh xử lý có hiệu quả các
vấn đề nảy sinh trong thực tế và điều chỉnh bổ sung quy hoạch cho phù hợp với
sự phát triển chung;
- Uỷ ban nhân dân thành phố, thị xã, huyện có
trách nhiệm quản lý kiểm tra chặt chẽ việc đầu tư xây dựng mạng lưới cửa hàng
kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn và chỉ được cấp phép xây dựng cửa
hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (theo phân cấp) đúng địa điểm quy hoạch.
Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo về Uỷ ban nhân dân Tỉnh (thông qua Sở Công
Thương) về việc thực hiện quy hoạch mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
trên địa bàn mình quản lý; xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường theo quy
định.
3.2. Trách nhiệm của các thương nhân kinh
doanh
- Thương nhân sản xuất kinh doanh LPG phải
chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật về kinh doanh LPG.
- Chấp hành các yêu cầu hướng dẫn của các cơ
quan chức năng về việc thực hiện các quy định điều kiện kinh doanh LPG. Đặc
biệt, chủ dự án kinh doanh LPG phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố
hóa chất, huấn luyện về kỹ thuật an toàn hóa chất đối với cán bộ nhân viên trực
tiếp tiếp xúc với hóa chất. Đây là điều kiện để cấp giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh LPG.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo
quy định.
KẾT LUẬN
Dự án “Quy hoạch phát triển mạng lưới kinh
doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, có xét
đến năm 2025” được thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế hoạt động
của các doanh nghiệp, các cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa bàn
Tỉnh và các thông tin, tư liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau phản ánh
thực trạng và triển vọng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích thực trạng
và triển vọng phát triển của mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa
bàn, dự án đã đưa ra những nội dung cơ bản về quy hoạch phát triển theo yêu cầu
đảm bảo thực hiện vai trò của nó trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ từ nay đến năm 2020 và dự kiến một
số nội dung quy hoạch phát triển mạng lưới LPG chủ yếu mang tính định hướng đến
năm 2025. Đồng thời, dự án cũng đề xuất một số chính sách và giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển mạng lưới chiết nạp, kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng trên địa
bàn Tỉnh theo yêu cầu quy hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, để Dự án được thực hiện
thành công, cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, các ngành trong
Tỉnh.
Trên cơ sở dự án quy hoạch này, thành phố
Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện của Tỉnh cần xây dựng kế hoạch triển
khai cụ thể cho phù hợp với tình hình phát triển và điều kiện đặc thù của mình
để khai thác có hiệu quả mạng lưới kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên./.
PHỤ LỤC
Phụ
lục 1.
HIỆN
TRẠNG DÂN SỐ VÀ SỐ NGƯỜI SỬ DỤNG LPG TRÊN ĐỊA BÀN THÁI NGUYÊN NĂM 2010
TT
|
Huyện/thành phố/thị
xã
|
Số người sử dụng
LPG
|
Dân số
( người)
|
Số người sử
dụng/dân số (%)
|
Số lượng
|
%
|
|
Toàn tỉnh
|
515.528
|
100
|
1.131.278
|
45,6
|
1
|
TP Thái Nguyên
|
195.780
|
37,98
|
279.690
|
69,9
|
2
|
Thị xã Sông Công
|
18.912
|
3,67
|
49.840
|
37,9
|
3
|
Huyện Định Hoá
|
29.575
|
5,74
|
87.722
|
33,7
|
4
|
Huyện Phú Lương
|
44.510
|
8,63
|
105.998
|
41,9
|
5
|
Huyện Đồng Hỷ
|
41.550
|
8,10
|
109.340
|
38,0
|
6
|
Huyện Võ Nhai
|
22.010
|
4,26
|
64.708
|
34,0
|
7
|
Huyện Đại Từ
|
59.500
|
11,54
|
160.827
|
36,9
|
8
|
Huyện Phổ Yên
|
55.526
|
10,80
|
138.817
|
39,9
|
9
|
Huyện Phú Bình
|
48.165
|
9,34
|
134.336
|
35,8
|
Nguồn: Tổng hợp số
liệu điều tra
Phụ
lục 2.
HIỆN
TRẠNG DÂN SỐ VÀ SỐ CỬA HÀNG KINH DOANH LPG TRÊN ĐỊA BÀN THÁI NGUYÊN
(Tính
đến 31/12/2010)
TT
|
Huyện, Thành Thị xã
|
Số lượng cửa hàng
LPG
|
Số hộ
|
Bình quân số hộ /
C.Hàng
|
Số khẩu
|
Bình quân số khẩu/
C.Hàng
|
|
Toàn tỉnh
|
380
|
323.022
|
850
|
1.131.278
|
2.977
|
1
|
TP Thái Nguyên
|
113
|
94.298
|
834
|
279.690
|
2.475
|
2
|
Thị xã Sông Công
|
28
|
14.769
|
527
|
49.840
|
1.780
|
3
|
Huyện Định Hoá
|
15
|
24.005
|
1600
|
87.722
|
5.848
|
4
|
Huyện Phú Lương
|
35
|
29.622
|
846
|
105.998
|
3.029
|
5
|
Huyện Đồng Hỷ
|
38
|
28.306
|
745
|
109.340
|
2.877
|
6
|
Huyện Võ Nhai
|
11
|
16.296
|
1481
|
64.708
|
5.883
|
7
|
Huyện Đại Từ
|
59
|
44.587
|
756
|
160.827
|
2.726
|
8
|
Huyện Phổ Yên
|
45
|
36.176
|
804
|
138.817
|
3.085
|
9
|
Huyện Phú Bình
|
36
|
34.963
|
971
|
134.336
|
3.732
|
Nguồn: Sở Công Thương
Thái Nguyên
Phụ
lục 3.
KHỐI
LƯỢNG TIÊU THỤ KHÍ DẦU MỎ HÓA LỎNG NĂM 2006, 2010
TT
|
Khu vực
|
Khối lượng tiêu thụ
(kg)
|
Tốc độ tăng bình
quân (%)
|
Năm 2006
|
Năm 2007
|
Năm 2008
|
Năm 2009
|
Năm 2010
|
1
|
TP- Thái Nguyên
|
628.200
|
990.600
|
1.395.420
|
2.054.520
|
2.708.472
|
44,1
|
2
|
Thị xã Sông Công
|
96.720
|
131.040
|
227.292
|
413.180
|
561.132
|
55,2
|
3
|
Huyện Định Hóa
|
95.160
|
152.880
|
216.060
|
278.460
|
354.900
|
39,0
|
4
|
Huyện Phú Lương
|
98.280
|
218.400
|
329.160
|
482.040
|
673.920
|
61,8
|
5
|
Huyện Đồng Hỷ
|
117.780
|
204.360
|
312.780
|
503.100
|
659.100
|
53,8
|
6
|
Huyện Võ Nhai
|
76.440
|
96.720
|
145.860
|
208.260
|
272.220
|
37,4
|
7
|
Huyện Đại Từ
|
177.372
|
262.392
|
471.900
|
730.080
|
914.160
|
50,7
|
8
|
Huyện Phổ Yên
|
150.540
|
271.440
|
368.940
|
590.460
|
728.520
|
48,3
|
9
|
Huyện Phú Bình
|
117.000
|
167.232
|
297.960
|
448.500
|
577.980
|
49,1
|
|
Tổng cộng
|
1.557.492
|
2.495.064
|
3.765.372
|
5.708.600
|
7.450.440
|
47,9
|
Nguồn: Tổng hợp các
phiếu điều tra
Phụ
lục 4.
GIÁ
TRỊ TIÊU THỤ MẶT HÀNG LPG TRÊN TỪNG ĐỊA BÀN NĂM 2006-2010
TT
|
Huyện, Thành Thị xã
|
Giá trị tiêu thụ
(Triệu đồng)
|
Tốc độ tăng BQ (%)
|
Năm 2006
|
Năm 2007
|
Năm 2008
|
Năm 2009
|
Năm 2010
|
1
|
TP. Thái Nguyên
|
8.280,63
|
14.859,00
|
20.931,30
|
38.008,62
|
58.232,15
|
62,9
|
2
|
Thị xã Sông Công
|
1.305,72
|
1.965,60
|
3.409,38
|
7.643,83
|
12.064,34
|
74,3
|
3
|
Huyện Định Hoá
|
1.284,66
|
2.293,20
|
3.240,90
|
5.151,51
|
7.630,35
|
56,1
|
4
|
Huyện Phú Lương
|
1.326,78
|
3.276.00
|
4.937,40
|
8.917,74
|
14.489,28
|
75,0
|
5
|
Huyện Đồng Hỷ
|
1.590,03
|
3.065,40
|
4.691,70
|
9.307,35
|
14.170,65
|
72,8
|
6
|
Huyện Võ Nhai
|
1.031,94
|
1.450,80
|
2.187,90
|
3.852,81
|
5.852,73
|
54,3
|
7
|
Huyện Đại Từ
|
2.394,52
|
3.935,88
|
7.078,50
|
13.506,48
|
19.654,44
|
59,3
|
8
|
Huyện Phổ Yên
|
1.969,11
|
4.071,60
|
5.534,10
|
10.923,51
|
15.663,18
|
67,9
|
9
|
Huyện Phú Bình
|
1.579,50
|
2.508,48
|
4.469,40
|
8.297,25
|
12.426,57
|
67,5
|
|
Tổng
|
20.762,89
|
37.425.96
|
56.480,58
|
105.609,10
|
160.184,46
|
66,7
|
Nguồn: Tổng hợp số
liệu điều tra
CÁC TIÊU CHUẨN VIỆT
NAM VỀ GAS (LPG)
TT
|
Tên văn bản
|
Nội dung và phạm vi
áp dụng
|
Năm ban hành
|
CQ ban hành
|
ĐƠN VỊ SẢN XUẤT KINH DOANH GAS
|
1
|
TCVN 5684
|
An toàn cháy các công trình dầu mỏ-yêu cầu
chung
|
2003
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
2
|
QĐ36/2006/QĐ-BCN
|
Qui chế kỹ thuật an toàn về nạp khí dầu mỏ
hóa lỏng vào chai
|
2006
|
Bộ Công nghiệp
|
CỬA HÀNG ĐẠI LÝ KINH DOANH GAS
|
3
|
TCVN 6223
|
Cửa hàng khí đốt hóa lỏng - yêu cầu chung
về an toàn
|
1996
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
BẢO QUẢN - VẬN CHUYỂN GAS
|
4
|
TCVN 6304
|
Chai chứa khí đốt hóa lỏng yêu cầu an toàn
trong bảo quản, xếp dỡ và vận chuyển
|
1997
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
5
|
TCVN 6484
|
Khí đốt hóa lỏng (LPG) - Xe bồn vận chuyển
- Yêu cầu an toàn về thiết kế, chế tạo và sử dụng
|
1999
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
HỆ THỐNG CUNG CẤP GAS TẠI NƠI TIÊU THỤ
|
6
|
TCVN 6486
|
Khí đốt hóa lỏng - Tồn chứa dưới áp suất -
Vị trí, thiết kế, dung lượng và lắp đặt
|
1999
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
7
|
TCVN 7441
|
Hệ thống cung cấp LPG tại nơi tiêu thụ -
Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành
|
2004
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
TRẠM NẠP GAS CHO PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
|
8
|
TCN 88:2005
|
Trạm nạp nhiên liệu LPG cho các phương tiện
giao thông đường bộ - Yêu cầu thiết kế, lắp đặt và vận hành
|
2005
|
Bộ thương mại
|
BÌNH GAS
|
9
|
TCVN 6153
|
Bình chịu áp lực yêu cầu kỹ thuật an toàn
về thiết kế, kết cấu, chế tạo
|
1996
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
10
|
TCVN 6154
|
Bình chịu áp lực yêu cầu kỹ thuật an toàn
về thiết kế, kết cấu, phương pháp thử
|
1996
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
11
|
TCVN 6155
|
Bình chịu áp lực yêu cầu kỹ thuật an toàn
về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa
|
1996
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
12
|
TCVN 6156
|
Bình chịu áp lực yêu cầu kỹ thuật an toàn
về tắp đặt, sử dụng, sửa chữa, phương pháp thử
|
1996
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
13
|
TCVN 6290 - ISO 10463
|
Chai chứa khí - Chai chứa khí vĩnh cữu -
kiểm tra tại thời điểm nạp khí
|
1997
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
14
|
TCVN 6291 - ISO 448
|
Chai chứa khí - Chai chứa khí dùng trong công
nghiệp - Ghi nhãn để nhận biết khí chứa
|
1997
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
15
|
TCVN 6292 - ISO 4706
|
Chai chứa khí - Chai chứa khí bằng thép hàn
có thể nạp lại
|
1997
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
16
|
TCVN 6294 - ISO 14060
|
Chai chứa khí - Chai chứa khí bằng thép
cacbon hàn - kiểm tra & thử định kỳ
|
1997
|
Bộ KHCN & Môi trường
|
17
|
TCVN 6485
|
Khí đốt hóa lỏng (LPG) - Nạp khí vào chai
có dung tích đến 150lít - Yêu cầu an toàn
|
1999
|
Bộ KHCN & Môi trường
|