Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 251/1998/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Công Tạn
Ngày ban hành: 25/12/1998 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 251/1998/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 251/1998/QĐ-TTG NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2005

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thủy sản,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2005 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU:

- Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản, đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng nhanh, đạt 1,1 tỷ USD vào năm 2000 và 2 tỷ USD vào năm 2005; đưa kinh tế thủy sản phát triển thành ngành mũi nhọn trong nền kinh tế đất nước, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, cải thiện bộ mặt nông thôn và ven biển, đồng thời góp phần giải quyết các vấn đề về môi trường sinh thái ;

- Gắn chế biến, xuất khẩu thủy sản với nuôi trồng, khai thác, bảo quản nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, tạo cơ sở vững chắc cho sản xuất và khai thác có hiệu quả tiềm năng thủy sản, nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng hiệu quả và tăng tích lũy để tái sản xuất mở rộng, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ hàng thủy sản Việt Nam.

II. NHIỆM VỤ.

1. Phát triển nuôi trồng, khai thác, đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu:

a) Nuôi trồng thủy sản: Đưa nuôi trồng thủy sản trở thành nguồn chính cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu, cụ thể là:

- Phát triển nuôi tôm: chuyển dần từ nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh, khuyến khích các hình thức nuôi xen canh, đồng thời hình thành các vùng nuôi tập trung cao sản, phấn đấu đến năm 2000 đưa diện tích nuôi tăng sản lên 175.000 ha, để có sản lượng tôm nuôi từ 160.000 đến 180.000 tấn và đến năm 2005 diện tích nuôi tôm tăng sản là 345.000 ha, chủ yếu nuôi tôm sú, tôm càng để có sản lượng tôm nuôi từ 220.000 đến 240.000 tấn.

- Tổ chức rộng rãi việc nuôi cá biển có giá trị xuất khẩu cao như: song, hồng, cam, giò, vược, bống, bớp, ... bằng phương thức nuôi lồng bè và nuôi cao triều để có sản lượng cá biển nuôi từ 4.000 đến 5.000 tấn vào năm 2000 và 8.000 đến 10.000 tấn vào năm 2005; đưa nhanh việc nuôi các loài thủy đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, chủ yếu là nhuyễn thể hai mảnh vỏ như: nghêu, ngao, sò lông, điệp, bào ngư, trai ngọc, hầu ... ở các vùng ven biển, để có sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ nuôi đạt 100.000 tấn vào năm 2000 và 150.000 tấn vào năm 2005.

- Mở rộng và khuyến khích việc nuôi các loài thủy sản nước ngọt phục vụ xuất khẩu như cá rô phi đơn tính, cá bống tượng, ba sa, cá tra, cá quả, cá thác lác, ba ba, lươn, ếch ... để đạt sản lượng trên 50.000 tấn vào năm 2000 và trên 100.000 tấn vào năm 2005.

b) Khai thác hải sản:

- Tiếp tục cải tiến nghề nghiệp và công nghệ khai thác hải sản, từng bước xây dựng đội tàu đánh cá xa bờ để khai thác hợp lý nguồn lợi ven bờ đi đôi với khai thác có hiệu quả nguồn lợi hải sản xa bờ, nhằm tăng nhanh tỷ trọng sản lượng hải sản có giá trị xuất khẩu trong tổng sản lượng hải sản khai thác, đạt 20% đến 22% vào năm 2000 và trên 22% đến 24% vào năm 2005.

- Tăng cường trang thiết bị và phương tiện bảo quản trên các tàu cá, từng bước đầu tư đóng mới đội tàu chuyên môn hóa để bảo quản, vận chuyển sản phẩm hải sản cung cấp các dịch vụ ngoài khơi; xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cảng cá, chợ cá để thay đổi công nghệ bảo quản sau thu hoạch, nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến xuất khẩu;

c) Khuyến khích việc nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để chế biến tái xuất khẩu, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu và sử dụng có hiệu quả công suất của các cơ sở chế biến.

Phấn đấu đến năm 2000 xuất khẩu đạt 195.000 tấn sản phẩm thủy sản, trong đó tôm 90.000 tấn, cá 60.000 tấn, nhuyễn thể 45.000 tấn và đến năm 2005 đạt 310.000 tấn, trong đó tôm 140.000 tấn, cá 100.000 tấn, nhuyễn thể 70.000 tấn; đồng thời tăng cường các mặt hàng xuất khẩu khác như cá hộp, các loại thực phẩm phối chế có gốc thủy sản và các đặc sản như cua, ghẹ, rong biển, trai ngọc...

2. Tăng cường năng lực chế biến phục vụ xuất khẩu:

Quy hoạch lại hệ thống các cơ sở chế biến thủy sản để tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dưng mới, cụ thể là:

- Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở chế biến đi đôi với mở rộng, nâng cấp đồng bộ cả về cơ sở hạ tầng, điều kiện sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị, thực hiện đầu tư chiều sâu cho số cơ sở chế biến thủy sản hiện có, có đủ điều kiện mở rộng nâng cấp, trên cơ sở tính toán kỹ về hiệu quả kinh tế của từng cơ sở, nâng công suất chế biến lên 1000 tấn sản phẩm/ngày vào năm 2000 và 1500 tấn sản phẩm/ngày vào năm 2005; đồng thời đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, phấn đấu đến năm 2001 các cơ sở chế biến thủy sản đều được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm xuất khẩu;

- Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thủy sản chế biến có giá trị gia tăng, đưa tỷ trọng mặt hàng có giá trị gia tăng từ 17,5% hiện nay lên 25% đến 30% vào năm 2000 và 40% đến 45% vào năm 2005.

- Nâng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản tươi sống từ 4% đến 5% trong tổng sản phẩm xuất khẩu hiện nay lên 10% vào năm 2000 và 14% đến 16% vào năm 2005.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về giống:

a) Giống tôm:

Sắp xếp lại các cơ sở sản xuất giống tôm gắn với công nghệ sản xuất tôm giống sạch bệnh, giá thành hạ đi đôi với nhập tôm giống, tôm bố mẹ để bổ sung; nuôi dưỡng thuần hóa tôm bố mẹ nhập ngoại và khai thác tự nhiên, để đảm bảo có từ 5 đến 6 tỷ tôm giống, chủ yếu là tôm sú vào năm 2000 và 15 đến 16 tỷ tôm giống vào năm 2005, đáp ứng đủ nhu cầu về tôm giống và tôm bố mẹ cho nuôi trồng hàng năm, đặc biệt cho các vùng nuôi thâm canh và nuôi công nghiệp quy mô lớn.

b) Giống cá:

Mở rộng việc nhập giống và nhập công nghệ sản xuất giống cá biển và giống thủy đặc sản ở quy mô công nghiệp, đồng thời thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư sản xuất giống cá biển tại Việt Nam để có khả năng sản xuất 5 đến 6 triệu con giống/năm vào năm 2000 và 8 đến 10 triệu con giống/năm vào năm 2005. Mặt khác, đầu tư hoàn thiện các trung tâm nghiên cứu giống hải sản ở một số vùng trọng điểm; xây dựng mới và khôi phục, nâng cấp một số trại sản xuất giống cá, giống đặc sản phục vụ nuôi xuất khẩu ở một số địa phương thuộc miền Bắc, miền Trung và Nam Trung bộ;

c) Bảo tồn giống:

Nghiên cứu xây dựng đề án nuôi dưỡng và bảo tồn các loài giống thủy sản bố mẹ, giống gốc tại các Viện nghiên cứu và vùng trọng điểm nuôi thủy sản; có biện pháp bảo tồn giống tự nhiên.

2. Về thức ăn cho thủy sản:

Đầu tư xây dựng một số cơ sở sản xuất thức ăn cho thủy sản theo công nghệ mới nhằm tăng cường chất lượng thức ăn và hạ giá thành, đảm bảo vệ sinh và phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, đáp ứng nhu cầu về thức ăn công nghiệp cho nuôi thủy sản.

3. Về thị trường:

Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các Bộ Thương mại, Ngoại giao trong công tác xúc tiến thương mại và tăng cường công tác thông tin thị trường tăng cường đào tạo cán bộ thị trường và tiếp thị chuyên nghiệp ở các doanh nghiệp, để giữ vững và ổn định thị trường truyền thống, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, đồng thời mở rộng hơn nữa các mặt hàng Việt Nam có khả năng phát triển để xuất ra các thị trường lớn như: Liên minh Châu Âu (EU), Mỹ, Trung Quốc...; giảm tỷ trọng các thị trường trung gian, tăng nhanh tỷ trọng các thị trường tiêu thụ trực tiếp, cụ thể là:

- Đối với thị trường Nhật Bản cần tăng tỷ trọng các mặt hàng thủy sản tinh chế và hàng phối chế đóng gói nhỏ cho siêu thị, tôm sống, cá ngừ tươi và đông và các đặc sản khác, đưa tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản chiếm từ 38% đến 40% trong tổng sản phẩm xuất khẩu và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt từ 760 triệu đến 800 triệu USD vào năm 2005.

- Đối với thị trường Bắc Mỹ và Châu á ( kể cả thị trường Trung Quốc), xúc tiến việc công nhận lẫn nhau giữa Việt Nam và Mỹ về kiểm soát và chứng nhận chất lượng hàng thủy sản; bàn để thỏa thuận cơ chế thanh toán chính thức và mở rộng thị trường chính ngạch với Trung Quốc, nhất là với các tỉnh phía Tây Nam và Đông Bắc của Trung Quốc, cố gắng đưa tỷ trọng hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Châu á từ 20% đến 22%, thị trường Bắc Mỹ từ 16% đến 18% trong tổng sản phẩm xuất khẩu; giá trị kim ngạch xuất khẩu vào hai thị trường này đạt từ 720 triệu đến 800 triệu USD vào năm 2005.

- Đối với thị trường khối liên minh Châu Âu (EU) và một số thị trường mới khác ngoài các thị trường trên đây, cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu của các thị trường này, phấn đấu đưa tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào EU đạt từ 12% đến 16% và vào các thị trường khác từ 8% đến 10% trong tổng sản phẩm xuất khẩu, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường này đạt từ 400 triệu đến 520 triệu USD vào năm 2005.

Về Qũy hỗ trợ phát triển xuất khẩu thủy sản, Bộ Thủy sản cùng với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan căn cứ vào các qui định chung về Quĩ hỗ trợ xuất khẩu được ban hành để hướng dẫn thực hiện.

4. Về khoa học, công nghệ:

Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ ngành có liên quan trong việc tập trung nghiên cứu công nghệ cao về di truyền, chọn giống, nhân giống, công nghệ sinh học, công nghệ xử lý môi trường, công nghệ chuẩn đoán phòng trừ dịch bệnh, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch. Khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu các bí quyết công nghệ, công nghệ cao từ các nước phát triển; đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới về nuôi trồng, khai thác và chế biến xuất khẩu.

5. Về đổi mới quan hệ sản xuất và đào tạo cán bộ:

- Tiếp tục sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước về chế biến thủy sản theo hướng đẩy mạnh cổ phần hóa.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển thủy sản. Khuyến khích hộ gia đình và cá nhân xây dựng trang trại nuôi trồng thủy sản; phát triển các loại hình kinh tế hợp tác trong việc chế biến thức ăn, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu;

- Tăng cường và mở rộng hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý và kỹ thuật về công nghệ mới trong sản xuất giống, nuôi cao sản, khai thác, bảo quản sau thu hoạch và về quản lý chuyên ngành, đồng thời tăng cường đào tạo công nhân kỹ thuật về nuôi, khai thác, bảo quản, chế biến và nhân viên tiếp thị.

6. Chính sách đầu tư:

a) Vốn ngân sách Nhà nước đầu tư vào:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi tập trung gồm đê bao, kênh cấp và thoát nước cấp 1, cống và trạm bơm lớn; cảng cá và cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong hệ thống cảng cá, chợ cá quốc gia ở các vùng trọng điểm nghề cá của cả nước;

- Xây dựng hệ thống trại giống quốc gia;

- Nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất thức ăn, nuôi trồng, khai thác và chế biến xuất khẩu; Xây dựng cơ sở nghiên cứu sản xuất thuốc phòng trị bệnh cho thủy sản; xây dựng cơ sở và trang thiết bị phục vụ việc kiểm dịch và kiểm tra chất lượng hàng thủy sản; điều tra và bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; nhập khẩu công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến chế biến; mở rộng và nâng cao chất lượng công tác khuyến ngư.

- Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ phục vụ chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản.

b) Vốn tín dụng ưu đãi đầu tư theo kế hoạch Nhà nước tập trung vào:

Xây dựng trại giống cấp cơ sở; ao, kênh mương cấp 2 phục vụ cấp, thoát nước cho nuôi trồng thủy sản; xây dựng cơ sở sản xuất thức ăn cho thủy sản, phương tiện khai thác thủy sản, thiết bị kỹ thuật phục vụ nuôi thủy sản; nhà máy sản xuất nước đá phục vụ bảo quản và chế biến thủy sản xuất khẩu; xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu và chợ cá địa phương...

7. Chính sách thuế:

Các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế tham gia thực hiện Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản được hưởng các ưu đãi về thuế theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và các qui định hiện hành.

8. Về hợp tác đầu tư nước ngoài:

- Khuyến khích việc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn và phát triển giống nuôi thủy sản, đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu;

- Bộ Thủy sản phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành có liên quan trong việc tranh thủ nguồn tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế để có thêm nguồn vốn cho chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản, trước mắt ưu tiên cho các dự án về nuôi trồng thủy sản cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Chương trình xuất khẩu thủy sản được thực hiện thông qua các chương trình cụ thể của địa phương, trên cơ sở các dự án được duyệt.

Nhiệm vụ chủ yếu của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chương trình xuất khẩu thủy sản được quy định như sau:

1. Bộ Thủy sản là cơ quan chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình xuất khẩu thủy sản có trách nhiệm:

- Hướng dẫn việc xây dựng chương trình xuất khẩu thủy sản của địa phương trên cơ sở cụ thể hóa chương trình xuất khẩu thủy sản của cả nước; xây dựng kế hoạch đầu tư và các dự án cụ thể để thực hiện chương trình, đồng thời tổng hợp và trình duyệt theo quy định.

- Bổ sung, cụ thể hóa các giải pháp thực hiện chương trình. Tổng kết các mô hình tốt ở các tỉnh để phổ biến rộng rãi trong cả nước;

- Xây dựng đề án về quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn dịch bệnh cho vật nuôi thủy sản, trình Thủ tướng Chính phủ;

- Xây dựng các tiêu chuẩn nhà nước và tiêu chuẩn ngành về điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh đối với các cơ sở chế biến thủy sản, các cảng cá, chợ cá; xây dựng các cơ chế chính sách... để trình duyệt và chỉ đạo việc áp dụng thực hiện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đơn giản về thủ tục cho việc triển khai thực hiện chương trình;

- Củng cố và tăng cường năng lực hoạt động của các cơ quan nghiên cứu khoa học và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kiểm tra và chứng nhận an toàn vệ sinh thủy sản;

2. Các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thương mại, Lao động -Thương binh và Xã Hội, Ngoại giao, Ngân hàng nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan tham gia và phối hợp với Bộ Thủy sản trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm; xây dựng và cụ thể hóa các cơ chế chính sách, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện chương trình.

3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuôc Trung ương (nơi có sản xuất và xuất khẩu thủy sản) có trách nhiệm xây dựng chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản của địa phương, phù hợp với chương trình xuất khẩu thủy sản chung của cả nước và có ý kiến thống nhất của Bộ Thủy sản; cân đối ngân sách địa phương, giành phần vốn thích hợp, cùng với nguồn vốn của trung ương để thực hiện chương trình; chỉ đạo xây dựng các dự án cụ thể để trình duyệt theo quy định, đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình ở địa phương, sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành có liên quan hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có sản xuất và xuất khẩu thủy sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nguyễn Công Tạn

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 251/1998/QD-TTg

Hanoi, December 25, 1998

 

DECISION

ON THE RATIFICATION OF THE PROGRAM OF DEVELOPING THE EXPORT OF AQUATIC PRODUCTS UP TO 2005

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated September 30, 1992;
At the proposal of the Minister of Aquatic Products,

DECIDES

Article 1.- To ratify the Program of Developing the Export of Aquatic Products up to 2005 with the following contents:

I. OBJECTIVES

- To speed up the process of industrialization and modernization of the aquatic products service, to quickly increase the value of aquatic product exports to US$1.1 billion by the year 2000 and US$2 billion by 2005; to quickly develop the aquatic product economy into a spearhead branch in the economy of the country, create many more jobs in order to help raise the standard of living of the people, make a face-lift of the rural and coastal areas and contribute to solving problems of the ecological environment;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



II. TASKS

1. To expand the raising, planting, and exploitation of aquatic products in order to assure adequate raw materials in service of exports processing:

a/ Aquaculture: To transform aquaculture into the main source of supply of raw materials for export. More concretely:

- To develop shrimp farming: to gradually move from extensive shrimp farming to improved intensive farming, semi-intensive farming and intensive farming, to encourage the forms of inter-farming while forming areas of concentrated intensive shrimp farming in order to take the shrimp farming acreage to 175, 000 hectares and get from 160,000 to 180,000 tonnes of raised shrimp mainly ''tom su" and "tom cang'' in the year 2000 and 345,000 hectares and a total output of from 220,000 to 240,000 tonnes of raised shrimps in 2005.

- To organize on a large scale the raising of sea fish of high export value, such as groupers, madras snappers, long-jawed anchovy perches, goby, cabio

etc... by cage- and-raft raising and high tide raising in order to net from 4,000 to 5,000 tonnes of sea fish by the year 2000 and from 8,000 to 10,000 tonnes in 2005; to introduce quickly the raising of special marine products of high export value, chiefly bivalve mollusks such as cockle-shell, abalone arca, pearl-oyster, oyster etc. on the coastal areas with a view to an output of 100,000 tonnes of raised bivalve mollusks by the year 2000 and 150.000 tonnes in 2005.

- To broaden and encourage the raising of fresh water marine products for export such as unisexed tilapia, goby, ophi cephalidae turtles, eels and frogs... with a view to over netting 50,000 tonnes by the year 2000 and more than 100,000 tonnes by 2005.

b/ Exploitation of marine products:

- To continue improving the trade and technology of exploiting marine products, step by step build an offshore fishing fleet in order to rationally exploit the coastal resources along with the efficient exploitation of offshore marine resources, in order to quickly raise the proportion of exportable marine produce in the total output of exploited marine produce to 20%-22% by the year 2000 and from more than 22 %- 24% in 2005.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



preservation and transportation of marine products, offshore chandler services; to upgrade the existing system and build a new system of fishing ports and fish markets in order to renovate the technology of post-fishing preservation aimed at raising the quality of the raw materials for processing and export.

c/ To encourage the import of marine raw materials for processing for re-export in order to create more jobs, increase the income of the working people, increase the export value and efficiently use the capacity of the processing establishments.

To strive to net 195,000 tonnes of aquatic export products by the year 2000 including 90,000 tonnes of shrimps, 60,000 tonnes of fish and 45,000 tonnes of mollusks, and raise it to 310,000 tonnes in 2005 including 140,000 tonnes of shrimps, 100,000 tonnes of fish, and 70,000 tonnes of mollusks; at the same time to increase other exports such as tinned fish and aquatic products-based mixed foods and other speciality foods such as crab, algae, pearl oyster...

2. To increase the capacity of processing in service of export.

To carry out replanning of the system of aquatic products processing in order to continue investing in upgrading and new building. More concretely:

- To invest in building a number of new processing establishments together with expanding and upgrading synchronously the infrastructure, production facilities, renovating the technology and equipment, to conduct intensive investment in the existing aquatic product processing establishments, and provide necessary conditions for expanding and upgrading on the basis of careful calculations of the economic efficiency of each establishment in order to raise the capacity of processing to 1,000 tonnes of products per day by the year 2000 and 1,500 tonnes per day in 2005; at the same time to step up the application of the advanced system of quality control, so that by the year 2001 all the aquatic product processing establishments will have applied the advanced system of quality control so as to ensure safety food hygiene and quality of export products.

- To expand the variety and volume of added value processed aquatic products, to raise their proportion from 17.5 % at present to 25 % - 30 % by the year 2000 and to 40 % - 45 % by 2005.

- To increase the export rate of live aquatic products from 4 % to 5 % of the export total of aquatic products at present to 10 % by the year 2000 and from 14 % to 16 % by 2005.

III. MEASURES OF IMPLEMENTATION

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Shrimp breed:

To rearrange the shrimp breeding farms in association with the technology of disease-free shrimp breeding, low production cost along with the import of breed shrimps and parents shrimps for supplementation; to domesticate imported parents shrimps together with exploiting natural resources in order to ensure from 5 to 6 billion breed shrimps chiefly "tom su" by the year 2000 and 15 to 16 billion breed shrimps in 2005, thus meeting the need in breed shrimps and parents shrimps for yearly raising, especially for the areas of intensive shrimp farming and large scale industrial raising.

b/ Fish breed:

To expand the import of breed and the technology of producing breed of sea fish and speciality aquatic products on an industrial scale together with carrying out the policy of encouraging foreign enterprises to invest in the production of sea fish breeds in Vietnam in order to raise the capacity for producing from 5 to 6 million fry/year by the year 2000 and from 8 to 10 million fry/year in 2005. On the other hand, to invest in perfecting the research centers on marine product breed in a number of key areas; to newly build, restore and upgrade a number of breeding farms for fish and speciality fish in service of fishing breeding for export in a number of localities in the North, the Central Region and the southern part of Central Vietnam;

c/ Preservation of breed:

To study and elaborate a project to raise and preserve species of parents breeds of aquatic products and stock breeds at the research institutes and key

areas for aquatic products raising, and take measures to preserve natural breeds

2. On feed for aquatic animals:

To invest in building a number of feed production establishments for aquatic animals according to the new technology aimed at raising the quality of feed

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. On market:

The Ministry of Aquatic Products shall assume the main responsibility and closely cooperate with the Ministry of Trade and the Ministry for Foreign Affairs in promoting trade and increasing market information, intensifying the training of professional market officers and marketing agents at the enterprises in order to maintain and stabilize the traditional markets; especially the Japanese market, along with further expanding the lines which Vietnam is able to develop in order to export to big markets like the European Union, the United States, China...; to reduce the proportion of intermediary markets and quickly increase the proportion of direct consumer markets. More concretely:

- For the Japanese market, it is necessary to increase the rate of refined aquatic products and mixed products in small packs for the supermarkets, live shrimps, fresh and frozen tuna and other specialty products in order to raise the rate of these products exported into the Japanese market to 38 % to 40 % of the total exports and the export value to US$ 760 million - US$ 800 million by 2005.

- For the North American and Asian markets (including the Chinese market), to promote the mutual recognition between Vietnam and the United States in the control and certification of quality of aquatic products; to discuss in order to reach agreement on the mechanism of official payment and expanding the official market with China, especially with the south-western and north-eastern provinces of China, strive to raise the proportion of aquatic products exported to the Asian market to 20 % - 22 %, to the North American market to 16 % - 18 % of the total export of aquatic products, and the total of export value to these two markets to US$ 720 million - US$ 800 million by 2005.

- For the markets in the European Union and a number of new markets outside the above markets, it is necessary to further raise the quality of products to meet the need of these markets, striving to raise the aquatic products exported to the EU to 12 % - 16 % and to the other markets to 8%-10% of the total export of aquatic products, and the total export value to these markets to US$ 400 million - US$ 520 million by 2005.

Concerning the Aquatic Products Export Development Support Fund, the Ministry of Aquatic Products together with the Ministry of Finance and the related Ministries and branches shall base themselves on the general regulations on the Export Support Fund already promulgated to guide the implementation.

4. On science and technology:

The Ministry of Aquatic Products shall assume the main responsibility and cooperate with the Ministry of Science, Technology and Environment and other concerned Ministries in conducting concentrated research on high technology, in genetics, selection and multiplication of breeds, biotechnology, environment handling technology, the technology of diagnosis and prevention of disease; the technology of processing and preserving after fishing. To encourage the enterprises to import technological

know-hows and high technology from developed countries; to invest in research into and application of new technology on the raising, exploitation and processing of aquatic products for export.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To continue re-arranging and renewing State-run enterprises for processing aquatic products along the line of promoting equitization.

- To encourage the economic sectors to invest in developing aquatic products. To encourage family households and individuals to build aquatic products raising farms, to develop the various forms of cooperative economy in the processing of aquatic product feed, in raising, exploiting and processing aquatic products for export;

- To intensify and expand the form of training in the country and abroad for research officials, managerial and technical officials in new technologies in the production of breeds, intensive breeding, exploitation and preservation after fishing and in the specialized management; at the same time to intensify the training of technical workers in the raising, exploitation, preservation and processing of aquatic products and in the training of marketing agents.

6. Investment policy:

a/ State budget capital shall be invested in:

- Building the technical infrastructure for raising aquatic products in concentrated raising areas including protection dikes, primary supply and drainage canals, major sluices and pumping stations; fishing ports and the technical infrastructure within the system of fishing ports and national fish markets in the key fishing areas of the whole country.

- To build the national system of breeding farms;

- To study and develop the technology of aquatic product feed production, raising, exploitation, and processing of aquatic products for export; to build establishments for studying the production of medicaments to prevent and cure diseases of aquatic products; to build establishments and equipment for the control of diseases and the quality of aquatic goods to survey, protect and develop the aquatic product resources; to import new technologies to raise the quality, of the products from production to processing; to expand and raise the quality of the fishing promotion work.

- To provide technical and professional training for officials of the program of developing the export of aquatic products.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Building breeding farms at grassroots level, secondary canals in service of water supply and drainage for aquatic products raising; building establishments to produce feed for aquatic products, means of exploiting aquatic products, technical equipment in service of raising aquatic products; ice factories in service of the preservation and processing of aquatic products for export; building, transforming and upgrading establishments for processing aquatic products for export and local fish markets...

7. Tax policy:

Organizations and individuals of all economic sectors that take part in the implementation of the Program of Developing the Export of Aquatic Products shall enjoy preferential taxation according to the prescriptions of the Law on Domestic Investment Promotion and the regulations in force.

8. On investment cooperation with foreign countries:

- To encourage the joint ventures with foreign investors to invest in raising aquatic products, production of feeds and developing breeds of aquatic products, renovating the technologies of raising, exploiting and processing aquatic products for export.

- The Ministry of Aquatic Products shall coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the related Ministries and in soliciting funding sources of foreign countries international organizations in order to increase sources of funding for the Program of Developing the Export of Aquatic Products. For the immediate future, priority shall be given to the projects of raising aquatic products to supply raw materials for export.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

The program of exporting aquatic products shall be carried out through specific programs of the localities on the basis of the approved projects.

The main tasks of the ministries, branches, the People's Committees of the provinces and centrally-run cities in the implementation of the program of export of aquatic products is provided as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To guide the elaboration of the program of export of aquatic products of the localities on the basis of the concretization of the program of export of aquatic products of the whole country, work out the investment program and concrete projects to carry out the program, also to synthesise the projects and submit them for approval as prescribed;

- To supplement and concretize the measures for implementation of the program. To sum up the good models in the provinces for wide popularization in the whole country;

- To elaborate the project of management of safety of food hygiene and safety from epidemics in the raising of aquatic products and submit it to the Prime Minister;

- To work out the State standards and branch standards on the production conditions and hygiene safety of the establishments processing aquatic products, fishing ports, fish markets; to work out the mechanism of policies for approval and to direct the implementation aimed at creating favorable conditions and simplifying procedures for the implementation of the program;

- To consolidate and strengthen the capacity of action of the scientific research agencies and the competent State agencies on inspection and certifying the safety of hygiene of the aquatic products.

2. The Ministry of Planning and Investment the Ministry of Finance, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Trade, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry for Foreign Affairs, the State Bank and the related Ministries and branches shall join and coordinate with the Ministry of Aquatic Products in the elaboration of investment plan for each year, in the building and concretization of the mechanism and policies aimed at creating favorable conditions for the implementation of the program.

3. The People's Committees of the provinces and centrally-run cities (which produce and export aquatic products) shall have to elaborate the Program of

Developing the Export of Aquatic Products of their localities suited to the common program of export of aquatic products of the whole country and shall reach agreement with the Ministry of Aquatic Products in balancing the local budget and devoting an appropriate fund together with the fund of the Central Government in order to carry out the program. They shall also direct the elaboration of concrete projects and submit them for approval, and organize the directing of the implementation of the program in the localities, sum up periodically and make a full wrap-up and report of the result of the implementation.

Article 2.- This Decision takes implementation effect 15 days after its signing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government and the Presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities which produce and export aquatic products shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER





Nguyen Cong Tan

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 251/1998/QĐ-TTg ngày 25/12/1998 phê duyệt Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2005 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.188

DMCA.com Protection Status
IP: 18.226.214.91
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!