ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
24/2011/QÐ-UBND
|
Đồng
Tháp, ngày 20 tháng 9 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG
HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 06 năm 2006;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm
hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Quyết định số
36/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 04 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Quy
chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh văn phòng UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- VP Chính phủ (I + II);
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư
pháp);
- TT/TU; TT HĐND Tỉnh;
- CT và PCT/UBND Tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH Tỉnh ;
- LĐVP/UBND Tỉnh;
- Lưu VT, NC/KTN (1) nth;
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Dương
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2011/QĐ-UBND ngày 20 tháng 9 năm
2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
Chương I
QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy chế này quy định trách nhiệm
và sự phối hợp giữa các sở, ngành tỉnh có chức năng quản lý nhà nước về chất lượng
sản phẩm, hàng hóa (gọi tắt là Sở chuyên ngành) và ủy ban nhân dân (UBND) các
huyện, thị xã, thành phố trong hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các
Sở chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân đang
hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên
địa bàn tỉnh.
Chương II
PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA CỦA CÁC SỞ CHUYÊN NGÀNH TỈNH VÀ
UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Điều 3.
Nguyên tắc quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Quản lý nhà nước về chất lượng
sản phẩm, hàng hoá là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm
thực thi các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
2. Hoạt động quản lý nhà nước về
chất lượng sản phẩm, hàng hoá phải đảm bảo minh bạch, khách quan, không phân biệt
đối xử về xuất xứ hàng hoá và tổ chức, cá nhân đang hoạt động liên quan đến chất
lượng sản phẩm, hàng hoá, phù hợp với pháp luật của Việt Nam và thông lệ quốc tế,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người
tiêu dùng.
Điều 4.
Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ trong hoạt động quản lý nhà nước về chất
lượng sản phẩm, hàng hoá
1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân
Tỉnh xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế
chính sách, nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa trên địa bàn tỉnh.
2. Tổ chức phối hợp tuyên truyền,
phổ biến, hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm, hàng hóa.
3. Chủ trì và phối hợp với các Sở
chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và thực hiện
kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong sản xuất, xuất
khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường và trong quá trình sử dụng có khả năng
gây mất an toàn trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm,
hàng hóa và các văn bản pháp luật có liên quan.
4. Định kỳ 6 tháng và một năm,
hoặc đột xuất (theo yêu cầu) tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng sản
phẩm, hàng hóa trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường
trên địa bàn tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.
5. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng là cơ quan trực tiếp giúp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thực hiện kiểm tra chất
lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh theo quy định.
Điều 5.
Trách nhiệm của Sở chuyên ngành trong hoạt động quản lý nhà nước về chất lượng
sản phẩm, hàng hoá
1. Thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quản lý của Sở
chuyên ngành được phân công, phân cấp.
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến,
hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
chuyên ngành.
3. Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện
kiểm tra, xử lý vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo phân công, phân cấp.
4. Phân công nhiệm vụ cho một
đơn vị thuộc Sở chuyên ngành làm đầu mối trong việc liên hệ phối hợp thực hiện
công tác quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm của
mình.
5. Định kỳ 6 tháng và năm, hoặc
đột xuất (theo yêu cầu) gửi báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa trong sản xuất, lưu thông trên thị trường (báo cáo 6 tháng trước ngày 07/6,
báo cáo năm trước ngày 31/10) về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân Tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.
6. Trước ngày 30 tháng 9 hàng
năm, phải hoàn thành việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa trong sản xuất, lưu thông trên thị trường (thuộc lĩnh vực được phân công quản
lý) cho năm sau và gửi về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban
nhân dân Tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.
7. Cử cán bộ tham gia các đoàn
kiểm tra liên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng hoá trong sản xuất, xuất khẩu,
nhập khẩu, lưu thông trên thị trường.
Điều 6.
Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố trong hoạt động quản lý nhà
nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn
thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa
bàn do mình quản lý.
2. Phối hợp tổ chức các hoạt động
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về chất lượng sản phẩm, hàng
hóa lưu thông trên thị trường; xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày
05/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các văn bản pháp luật có
liên quan.
3. Định kỳ 6 tháng và năm, hoặc
đột xuất (theo yêu cầu) gửi báo cáo kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa trong sản xuất, lưu thông trên thị trường (báo cáo 6 tháng trước ngày 07/6,
báo cáo năm trước ngày 31/10) về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy
ban nhân dân Tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Phân công cho một đơn vị thuộc
UBND các huyện, thị xã, thành phố làm đầu mối quan hệ phối hợp với Sở Khoa học
và Công nghệ và các Sở chuyên ngành để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn.
5. Trước ngày 30 tháng 9 hằng
năm, phải hoàn thành việc xây dựng kế hoạch kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa trong sản xuất, lưu thông trên thị trường (thuộc địa bàn quản lý) cho năm sau
và gửi về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh và
Bộ Khoa học và Công nghệ.
6. Cử cán bộ tham gia hoạt động
kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường tại địa phương
do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.
Điều 7. Phân
công quản lý nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các
Sở chuyên ngành
1. Đối với chất lượng sản phẩm
trong sản xuất:
a) Sở Y tế
- Y dược cổ truyền; sức khoẻ của
cộng đồng; vệ sinh an toàn thực phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường
vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh
hoạt, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng
và y tế;
- Khám, chữa bệnh, chăm sóc, điều
dưỡng, phục hồi chức năng, giải phẫu thẩm mỹ;
- Thuốc, mỹ phẩm dùng cho người;
- Trang thiết bị và công trình y
tế.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Giống cây trồng; giống gia
súc, gia cầm và giống vật nuôi khác; giống thủy sản;
- Sản phẩm, dịch vụ trong khai
thác, nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản
và thủy sản trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ;
- Phụ gia, hóa chất sử dụng
trong sản xuất, kinh doanh nông sản, lâm sản và thủy sản;
- Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp,
thủy sản; thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; phân bón;
- Thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
c) Sở Giao thông Vận tải
- Các loại phương tiện giao
thông, phương tiện và thiết bị xếp dỡ và thi công vận tải chuyên dùng, trang bị
thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải theo phân cấp quản lý;
- Các dự án, dịch vụ trong lĩnh
vực giao thông vận tải do Tỉnh đầu tư hoặc được ủy quyền quản lý; các dự án lớn
của ngành giao thông được Trung ương đầu tư trên địa bàn Tỉnh được phân công cho
Sở Giao thông Vận tải theo dõi và phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng
hóa.
d) Sở Xây dựng
- Công trình hạ tầng kỹ thuật đô
thị; hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
- Dịch vụ trong lĩnh vực xây dựng.
đ) Sở Công Thương
- Máy, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn kỹ thuật công nghiệp thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành;
- Vật liệu nổ công nghiệp;
- Các loại hóa chất trong các
ngành công nghiệp;
- Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng,
công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của bộ quản lý
chuyên ngành;
- Dịch vụ trong lĩnh vực công
nghiệp và thương mại;
- Thương mại điện tử.
e) Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội
- Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động;
- Các sản phẩm đặc thù về an
toàn lao động theo quy định của pháp luật;
- Các công trình vui chơi công cộng;
- Dịch vụ trong lĩnh vực lao động,
thương binh, xã hội.
g) Sở Thông tin và Truyền thông
- Sản phẩm báo chí; xuất bản;
- Thiết bị, công trình, sản phẩm,
dịch vụ bưu chính và chuyển phát;
- Thiết bị, công trình, mạng lưới,
sản phẩm và dịch vụ viễn thông;
- Thiết bị, sản phẩm điện tử và
công nghệ thông tin;
- Tần số vô tuyến điện và thiết
bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện.
h) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Các ấn phẩm văn hóa, văn học,
nghệ thuật và các dịch vụ văn hóa khác;
- Công trình thể thao, trang thiết
bị và dụng cụ luyện tập, thi đấu thể dục thể thao;
- Dịch vụ du lịch, khách sạn,
nhà hàng.
i) Sở Tài nguyên và Môi trường
- Các sản phẩm về tài nguyên, nước
và khoáng sản;
- Các sản phẩm về đo đạc bản đồ;
- Các sản phẩm về khí tượng thủy
văn;
- Các sản phẩm dịch vụ khác
trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
k) Sở Giáo dục và Đào tạo
- Sách giáo khoa, sách tham khảo,
sách giáo viên và các giáo trình, tài liệu, ẩn phẩm khác có liên quan;
- Thiết bị dạy học, cơ sở vật chất,
đồ chơi cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý
chuyên ngành;
- Dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục,
đào tạo.
l) Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh
Phương tiện, trang thiết bị quân
sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không
thuộc đối tương bí mật quốc gia.
m) Công an tỉnh
Phòng cháy, chữa cháy, trang thiết
bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại sản phẩm
khác phục vụ cho lực lượng công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc
gia.
n) Sở Khoa học và Công nghệ
Thiết bị an toàn bức xạ hạt
nhân, phương tiện, dụng cụ đo lường và sản phẩm, hàng hóa khác trừ hàng hoá thuộc
trách nhiệm của các Sở chuyên ngành.
2. Đối với chất lượng hàng hóa
lưu thông trên thị trường, trong nhập khẩu, xuất khẩu, và trong quá trình sử dụng
có khả năng gây mất an toàn:
a) Sở Y tế chịu trách nhiệm quản
lý đối với thực phẩm, dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, nguyên liệu
sản xuất thuốc và thuốc cho người, hóa chất gia dụng, chế phẩm diệt côn trùng,
diệt khuẩn, trang thiết bị y tế;
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chịu trách nhiệm quản lý đối với cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức
ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản;
c) Sở Giao thông Vận tải chịu
trách nhiệm quản lý theo phân cấp đối với phương tiện giao thông vận tải,
phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công vận tải chuyên dùng, công trình hạ tầng
giao thông;
d) Sở Công Thương chịu trách nhiệm
quản lý đối với thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp,
hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Sở Xây dựng chịu trách nhiệm
quản lý đối với công trình xây dựng dân dụng; công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
công trình hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp;
e) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chịu
trách nhiệm quản lý đối với phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược,
khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng;
g) Công an Tỉnh chịu trách nhiệm
quản lý đối với trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị kỹ thuật,
vũ khí đạn dược, khí tài, công cụ hỗ trợ, trừ trường hợp thuộc trách nhiệm của
Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh.
h) Sở Khoa học và Công nghệ chịu
trách nhiệm quản lý đối với các loại hàng hóa liên quan đến an toàn bức xạ, an
toàn hạt nhân, thiết bị đo lường và sản phẩm, hàng hóa khác trừ hàng hoá thuộc
trách nhiệm của các Sở chuyên ngành.
Chương III
PHỐI HỢP KIỂM TRA CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Điều 8.
Nguyên tắc phối hợp kiểm tra
1. Thực hiện trên cơ sở chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định cho mỗi cơ quan.
2. Xác định rõ cơ quan chủ trì
và cơ quan phối hợp theo quy định:
a) Các Sở chuyên ngành chỉ định
cơ quan kiểm tra và thông báo cho Sở Khoa học và Công nghệ biết để phối hợp;
b) Cơ quan kiểm tra thuộc các Sở
chuyên ngành chủ động chủ trì tổ chức, thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản
phẩm, hàng hóa theo trách nhiệm được phân công quản lý; chủ trì, phối hợp với
cơ quan khác có liên quan trong quá trình kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra;
phối hợp với cơ quan khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi có
yêu cầu.
c) Cơ quan thuộc UBND các huyện,
thị xã, thành phố được phân công làm đầu mối để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên
quan thực hiện việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
3. Bảo đảm không chồng chéo
trong hoạt động kiểm tra và không gây phiền hà cho cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp có sự trùng lặp kế hoạch kiểm tra thì thực hiện như sau:
a) Kế hoạch kiểm tra của cơ quan
cấp dưới trùng với kế hoạch kiểm tra của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế
hoạch kiểm tra của cơ quan cấp trên;
b) Kế hoạch kiểm tra của cơ quan
cùng cấp trùng nhau về địa bàn, cơ sở thì các bên trao đổi thống nhất thành lập
đoàn liên ngành theo quy định tại khoản 5 Điều 9 của Quy chế này;
4. Thực hiện theo đúng nguyên tắc,
nghiệp vụ, chuyên môn, chế độ bảo mật của mỗi cơ quan.
5. Cơ quan chủ trì phải thông
báo bằng văn bản kết quả phối hợp kiểm tra cho cơ quan tham gia phối hợp.
6. Những vướng mắc phát sinh
trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, giải quyết theo quy định của pháp
luật và yêu cầu nghiệp vụ của các cơ quan liên quan. Trường hợp không thống nhất
được hướng giải quyết thì báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh xin ý kiến chỉ đạo để giải
quyết.
Điều 9. Hình
thức phối hợp kiểm tra
1. Trao đổi thông tin bằng văn bản
và các phương tiện thông tin liên lạc.
2. Tổ chức cuộc họp, hội nghị, hội
thảo để bàn bạc, thống nhất kế hoạch phối hợp.
3. Cử cán bộ tham gia vào các hoạt
động kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm,
hàng hoá.
4. Thông báo, chuyển hồ sơ cho
cơ quan liên quan để xử lý các vi phạm về chất lượng sản phẩm, hàng hoá.
5. Tổ chức kiểm tra liên ngành
trong các trường hợp sau đây:
a) Đối tượng kiểm tra là nhiều
loại sản phẩm, hàng hóa khác nhau mà các loại sản phẩm, hàng hóa đó thuộc trách
nhiệm quản lý của nhiều Sở chuyên ngành; Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
thuộc Sở Khoa học và Công nghệ sẽ chủ trì tổ chức kiểm tra liên ngành;
b) Theo chỉ đạo của Ủy ban nhân
dân Tỉnh;
c) Theo đề nghị của các cơ quan
kiểm tra thuộc Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Điều 10. Nội
dung kiểm tra
Các cơ quan kiểm tra thực hiện
kiểm tra theo các nội dung quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 27 Luật Chất lượng
sản phẩm, hàng hóa và Điều 5, Điều 12 Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa và các văn bản pháp luật có liên quan.
Điều 11. Phối
hợp trong việc xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch kiểm tra liên ngành
1. Cơ quan chủ trì xây dựng đề
án, chương trình và kế hoạch kiểm tra liên ngành về chất lượng sản phẩm, hàng
hóa phải lấy ý kiến của cơ quan có liên quan. Cơ quan được hỏi ý kiến có trách
nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn yêu cầu.
2. Trước khi tổ chức triển khai thực
hiện các đề án, chương trình và kế hoạch kiểm tra liên ngành, cơ quan chủ trì
phải trao đổi, thống nhất với cơ quan có liên quan về cách thức và biện pháp tổ
chức triển khai thực hiện.
Điều 12. Phối
hợp giữa các cơ quan kiểm tra trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1. Cơ quan kiểm tra chủ động, chủ
trì thực hiện các công việc sau đây:
a) Xác định đối tượng sản phẩm,
hàng hóa thuộc lĩnh vực được phân công quản lý để đưa vào kế hoạch kiểm tra hoặc
kế hoạch phối hợp kiểm tra với các cơ quan khác có liên quan;
b) Chủ trì tổ chức, thực hiện việc
kiểm tra thường xuyên chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm và địa
bàn được phân công; chủ trì, phối hợp với cơ quan khác có liên quan trong quá
trình kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra; phối hợp với cơ quan khác theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi có yêu cầu;
2. Trường hợp kiểm tra liên
ngành thì phải có sự trao đổi thống nhất giữa các cơ quan kiểm tra về nội dung
kiểm tra, địa bàn kiểm tra, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp.
3. Khi có đề nghị của cơ quan chủ
trì kiểm tra, cơ quan phối hợp kiểm tra hoặc tham gia xử lý phải có trách nhiệm
cử cán bộ để tham gia kiểm tra, xử lý.
Điều 13. Phối
hợp kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
1. Cơ quan kiểm tra thuộc Sở
chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì kiểm tra chất lượng
hàng hóa lưu thông trên thị trường và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định của
pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Khi phát hiện vi phạm cần xử lý vi
phạm hành chính, cơ quan kiểm tra chuyển hồ sơ và kiến nghị Thanh tra chuyên
ngành, Chi cục Quản lý Thị trường tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm hành
chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Thanh tra chuyên
ngành, Chi cục Quản lý Thị trường xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm thông
báo cho cơ quan kiểm tra biết việc xử lý và kết quả xử lý để theo dõi.
Trong trường hợp người bán hàng
không thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa,
không hợp tác trong công tác kiểm tra hoặc có hành vi kinh doanh hàng giả thì
cơ quan kiểm tra đề nghị Công an Tỉnh, Chi cục Quản lý Thị trường hoặc Thanh
tra chuyên ngành xử lý theo quy định.
2. Chi cục Quản lý Thị trường phối
hợp với các cơ quan kiểm tra thuộc Sở chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã, thành
phố, các cơ quan có liên quan trong việc kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông
trên thị trường khi có yêu cầu; chủ trì giám sát người bán hàng có hàng hóa vi
phạm trong việc thực hiện quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan khác có thẩm
quyền đối với hàng hóa vi phạm chất lượng; xử lý các hành vi vi phạm quyết định
đó.
3. Cơ quan kiểm tra phải chịu
trách nhiệm về nội dung thông báo và hồ sơ gửi cho các cơ quan quy định tại khoản
1 và khoản 2 của Điều này.
Điều 14. Phối
hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất
1. Khi phát hiện hàng hóa lưu
thông trên thị trường không bảo đảm các quy định về chất lượng, cơ quan kiểm
tra xử lý theo thẩm quyền, đồng thời thông báo cho cơ quan kiểm tra liên quan để
xem xét việc kiểm tra trong sản xuất. Trường hợp hàng hóa đó được sản xuất tại
địa phương khác thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan kiểm tra tương ứng tại địa
phương nơi sản xuất hàng hóa đó.
Khi nhận được thông báo, căn cứ
vào yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày
31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất
lượng sản phẩm, hàng hóa, cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm
trong sản xuất theo sự phân công. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý sản
phẩm không bảo đảm chất lượng thực hiện theo quy định của pháp luật về chất lượng
sản phẩm, hàng hóa.
2. Khi phát hiện sản phẩm không
bảo đảm các quy định về chất lượng hoặc cơ sở sản xuất không hợp tác trong việc
kiểm tra, cơ quan kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Thanh
tra chuyên ngành hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xử lý theo quy định.
3. Chi cục Quản lý Thị trường có
trách nhiệm phối hợp với các cơ quan kiểm tra thuộc Sở chuyên ngành, các cơ
quan kiểm tra thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình kiểm tra
chất lượng sản phẩm tại cơ sở sản xuất. Trường hợp phát hiện sản phẩm, hàng hóa
vi phạm pháp luật, hàng giả, cơ quan kiểm tra thông báo và gửi hồ sơ cho Chi cục
Quản lý Thị trường, cơ quan công an hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xử lý.
4. Cơ quan kiểm tra phải chịu
trách nhiệm về nội dung thông báo và hồ sơ gửi cho các cơ quan quy định tại Khoản
2 và Khoản 3 của Điều này. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để xử lý có trách nhiệm xử
lý theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả xử lý cho cơ quan kiểm tra
đã gửi thông báo.
Điều 15. Phối
hợp kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu
1. Cơ quan kiểm tra thuộc Sở
chuyên ngành chủ trì, phối hợp với cơ quan Hải quan tổ chức thực hiện kiểm tra
chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo phân công. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm
tra và xử lý kết quả kiểm tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về chất
lượng sản phẩm, hàng hóa.
Cơ quan kiểm tra thông báo kết
quả kiểm tra (hàng hóa nhập khẩu đáp ứng hoặc không đáp ứng yêu cầu chất lượng)
cho cơ quan Hải quan, cơ quan có liên quan, doanh nghiệp để xử lý tiếp theo.
2. Trường hợp kết quả thử nghiệm,
giám định chất lượng khẳng định hàng hóa không phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng
hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, cơ quan kiểm tra báo cáo cơ quan nhà nước có
thẩm quyền đồng thời thông báo các cơ quan liên quan phối hợp xử lý theo quy định
sau đây:
- Đối với hàng hóa bị buộc phải
tái xuất hoặc tiêu hủy thì cơ quan kiểm tra có trách nhiệm phối hợp với cơ quan
có thẩm quyền quyết định tái xuất hoặc tiêu hủy giám sát việc thực hiện quyết định
đó.
- Đối với hàng hóa bị buộc phải
tái chế thì cơ quan kiểm tra chủ trì việc kiểm tra, chất lượng sản phẩm, hàng
hóa sau tái chế và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết quả kiểm tra để
ra thông báo cho cơ quan hải quan và cơ quan khác có liên quan.
3. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu
chưa có kết quả chứng nhận, giám định chất lượng thì việc thông quan hàng hóa
nhập khẩu theo phương thức đăng ký trước, kiểm tra sau.
4. Khi phát hiện hàng hóa nhập
khẩu lưu thông trên thị trường không bảo đảm chất lượng, cơ quan kiểm tra xử lý
theo thẩm quyền và có trách nhiệm thông báo cho cơ quan kiểm tra tương ứng tại
địa phương nơi nhập khẩu tăng cường kiểm tra tại cửa khẩu hoặc kiến nghị cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tạm dừng hoặc dừng việc nhập khẩu loại
hàng hóa đó.
5. Hàng hóa xuất khẩu không bảo
đảm chất lượng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ tiến hành kiểm tra
trong sản xuất. Việc phối hợp kiểm tra thực hiện theo quy định tại Điều 14 của
Quy chế này.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16. Tổ
chức đánh giá hoạt động phối hợp
Hàng năm, Sở Khoa học và Công
nghệ chủ trì, phối hợp với các Sở chuyên ngành, UBND các huyện, thị xã, thành
phố thực hiện tổng kết, đánh giá hoạt động phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm,
hàng hóa tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Điều 17.
Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở chuyên ngành và UBND các huyện, thị xã, thành
phố tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vấn đề phát sinh vướng mắc hoặc đề nghị bổ sung, sửa đổi yêu cầu các Sở chuyên
ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố phản ánh về Sở Khoa học và Công nghệ để
tổng hợp, báo cáo kịp thời trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định./.