Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2290/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 27/11/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2290/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU THỦY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải tại Tờ trình số 12102/TTr-BGTVT ngày 11 tháng 11 năm 2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch phát triển tng thể ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; tận dụng được các điều kiện sẵn có về tài nguyên biển, lao động và xu thế phát triển của ngành công nghiệp tàu thủy thế giới. Quy hoạch hệ thống các nhà máy được phân bố một cách hợp lý, tập trung tại các vùng có lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thị trường, thương mại và khu vực hàng hải truyền thống. Gắn kết chặt chẽ việc phát triển ngành công nghiệp tàu thủy với phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp hỗ trợ và các ngành kinh tế khác.

2. Lựa chọn phương hướng và bước đi thích hợp, kết hợp giữa tự lực với nhập khẩu và hợp tác; khuyến khích các nguồn lực để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp tàu thủy theo quy hoạch có hiệu quả, đồng thời có cơ chế, chính sách phù hợp để phát trin đáp ứng nhu cầu thực tế.

3. Mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài; tăng cường thu hút đầu tư công nghệ đóng tàu tiên tiến bằng chính sách linh hoạt, tạo bước đột phá tng thu hút đầu tư; tạo dựng và củng cố liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước; mở rộng khối lượng và nâng cao giá trị sửa chữa tàu trong và ngoài nước. Từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp tàu thủy gắn với tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng và phát trin ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020 và định hướng phát triển đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển phù hợp với Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; góp phần củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020: Duy trì và phát huy năng lực của các cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền hiện có; phát trin các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, nước ngoài; hình thành một số trung tâm sửa chữa tàu có quy mô lớn gắn liền với hệ thống cảng biển và các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng; có công nghệ sửa chữa tàu tiên tiến, thân thiện với môi trường; đảm bảo chất lượng và giá thành sửa chữa cnh tranh; có thđảm nhận sửa chữa đồng bộ các loại tàu thuyền trong nước và nước ngoài có trọng tải đến 300.000 tấn;

b) Đến năm 2030: Phát triển dài hạn ngành công nghiệp tàu thủy phù hợp với nhu cầu của thị trường, khả năng tài chính và năng lực quản lý; hình thành một số trung tâm có khả năng đóng mới tàu thuyền chuyên dụng có công nghệ cao, giá trị kinh tế lớn, bao gồm cả tàu Container, tàu chở dầu, tàu chở hàng rời, ụ nổi và kho nổi chứa dầu đến 100.000 tấn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Về cơ sở đóng mới tàu thuyền: Duy trì các trung tâm đóng mới tàu thuyền, cụ thể như sau:

a) Khu vực phía Bắc: Tập trung tại Hải Phòng, Quảng Ninh trên cơ sở các Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Phà Rừng và Bạch Đằng, trong đó Nhà máy đóng tàu Hạ Long chuyên môn hóa đóng mới các gam tàu vận tải phức tạp, có yêu cầu công nghệ cao như tàu chở ô tô, tàu Container, tàu tổng hợp đến 70.000 tấn. Nhà máy đóng tàu Phà Rừng chuyên môn hóa đóng mới các gam tàu cỡ trung bình từ 10.000 đến 40.000 tấn, loại tàu chính là tàu chở hóa chất, tàu chở dầu và tàu chở hàng rời. Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng chuyên môn hóa đóng mới các gam tàu, thiết bị nổi phức tạp, có yêu cầu công nghệ cao như: Tàu chở khí hóa lỏng (LPG), tàu Container có trọng tải đến 30.000 tấn. Định hướng từ nay đến năm 2020, giữ lại một phần nhà máy đóng tàu Nam Triệu để di chuyển Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng ra khỏi khu vực nội thành thành phố Hải Phòng.

Các nhà máy còn lại thc hiện đóng các gam tàu thuyền thông thường hoặc đóng vai trò là các cơ sở vệ tinh cho các nhà máy đóng tàu lớn trong khu vực. Cụ thể, Công ty đóng tàu Thịnh Long đóng tàu kiểm ngư, tàu cá, tàu hàng có trọng tải đến 25.000 tấn; Nhà máy đóng tàu Nam Triệu được quy hoạch giữ lại một phần phục vụ di dời Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng ra khỏi trung tâm thành phố, phần còn lại sẽ được bán, chuyển nhượng, hợp tác đầu tư theo quy định. Công ty cơ khí đóng tàu Vinacomin đóng các gam tàu hàng rời có trọng tải từ 15.000 đến 30.000 tấn và làm vệ tinh cho Nhà máy đóng tàu Hạ Long. Công ty chế tạo thiết bị và đóng tàu Hải Phòng (LISEMCO) đóng để xuất khẩu các gam tàu Container cỡ nhỏ có trọng tải đến 6.500 tấn. Các nhà máy đóng tàu vận tải hiện có dọc theo các sông Văn Úc, Kinh Môn, Thái Bình, Trà Lý, Sông Hồng, Ninh Cơ, Sông Đáy và sông Đào Nam Định thuộc địa phận các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nội, Phú Thọ, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình là các cơ sở đóng tàu có trọng tải dưới 5.000 tấn hoặc làm vệ tinh cho các nhà máy đóng tàu khác trong khu vực, được phát triển phù hợp với quy hoạch của địa phương, phù hợp với nhu cầu của thị trường và các quy hoạch chuyên ngành khác của địa phương và khu vực.

Các cơ sở đóng mới tàu thuyền chuyên dụng, đc biệt, phương tiện nổi phục vụ hoạt động của các lực lượng vũ trang; tàu công trình, tàu tìm kiếm, cứu nạn, tàu nghiên cứu biển tại khu vực phía Bắc được xây dựng tập trung tại khu vực Hải Phòng (trên cơ sở các nhà máy đóng tàu Damen, Sông Cấm, 189, Hồng Hà và X46).

Thực hiện di dời các Nhà máy sông Cấm, X46 ra khỏi trung tâm thành phố Hải Phòng, trong đó, sáp nhập Nhà máy đóng tàu Bến Kiền vào Nhà máy đóng tàu Sông Cấm; xây dựng hoàn thiện cơ sở II của X46 tại bờ Bắc sông Cấm để xây dựng thành trung tâm đóng, sửa chữa tàu chuyên dụng và làm vệ tinh cho các nhà máy đóng tàu khác trong khu vực."

b) Khu vực miền Trung: Tập trung tại các tỉnh Quảng Ngãi, Khánh Hòa trên cơ sở các nhà máy lớn hiện có, trong đó Nhà máy đóng tàu Dung Quất chuyên môn hóa đóng tàu dầu cỡ lớn có trọng tải đến 100.000 tấn, kho nổi chứa dầu và kết cấu giàn khoan phục vụ ngành dầu khí; sau năm 2015, tìm kiếm đối tác mạnh về công nghệ, thị trường và vốn để liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư hoàn chỉnh nhà máy theo quy hoạch, có thể đóng tàu theo đơn đặt hàng xuất khẩu các gam tàu ổn định, Nhà máy tàu biển Hyundai - Vinashin đóng mới các gam tàu tổng hợp có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn phục vụ xuất khẩu. Nhà máy đóng tàu Cam Ranh, sau năm 2015 tập trung đóng mới các gam tàu hàng rời, hàng tổng hợp và tàu chở dầu có trọng tải đến 50.000 tấn. Nhà máy đóng tàu Oshima - Cam Ranh đóng mới các gam tàu vận tải có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn phục vụ xuất khẩu. Các nhà máy còn lại tập trung đóng các loại tàu du lịch, thủy sản, tàu chuyên dụng và làm vệ tinh cho các Nhà máy nêu trên, phát triển phù hợp với quy hoạch của địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và quy hoạch chuyên ngành của địa phương và khu vực.

Các cơ sở đóng mới tàu thuyền chuyên dụng, đặc biệt, phương tiện nổi phục vụ hoạt động của các lực lượng vũ trang; tàu công trình, tàu tìm kiếm, cứu nạn, tàu nghiên cứu biển tại khu vực miền Trung được xây dựng tập trung tại Đà Nng, Cam Ranh (trên cơ sở các nhà máy Sông Thu và X52).

c) Khu vực phía Nam: Tập trung khai thác có hiệu quả các nhà máy đóng tàu hiện có (gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn và Nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển Long Sơn), trong đó Nhà máy của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn đóng mới các gam tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí, phà chở khách, tàu chở khách và tàu chở hàng có trọng tải đến 25.000 tn, kết hợp sửa chữa tàu vận tải. Nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển Long Sơn đóng tàu vận tải có trọng tải đến 50.000 tấn phục vụ xuất khẩu. Các nhà máy đóng tàu vận tải khác (bao gồm nhà máy đóng tàu Ba Son, An Phú, PTSC Ship Yard, nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch (Đồng Nai), Caric, X51, Bảo Tín, Sài Gòn Ship Yard, nhà máy của các công ty đóng tàu trong khu công nghiệp Đông Xuyên) đóng tàu chuyên dụng, các loại tàu du lịch, tàu nghiên cứu biển, tàu dịch vụ dầu khí, tàu khách... và làm vệ tinh cho các nhà máy nêu trên, được phát trin phù hợp với quy hoạch của địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và quy hoạch chuyên ngành của địa phương và khu vực.

Các cơ sở đóng mới tàu thuyền chuyên dụng, đặc biệt, phương tiện nổi phục vụ hoạt động của các lực lượng vũ trang; tàu công trình, tàu tìm kiếm, cứu nạn, tàu nghiên cứu biển tại khu vực phía Nam được xây dựng tập trung tại Vũng Tàu, Đồng Nai, Sài Gòn (trên cơ sở các nhà máy X51, Ba Son, PTSC Ship Yard, Nhà máy đóng tàu đặc chủng và sản xuất trang thiết bị tàu thủy Nhơn Trạch, Đồng Nai, Nhà máy Caric, Sài Gòn Ship Yard và các công ty đóng tàu trong khu công nghiệp Đông Xuyên). Khu vực phía Nam (tại các tỉnh miền Tây Nam bộ như Long An, Hậu Giang, Cần Thơ, Kiên Giang) ưu tiên phát trin các nhà máy đóng tàu, phương tiện thủy nội địa, tàu đánh cá và tàu ven biển cỡ nhỏ phục vụ nhu cầu thị trường phía Nam.

2. Về cơ sở sửa chữa tàu thuyền

Các cơ sở sửa chữa tàu thuyền được xây dựng, phát triển gắn liền với quy hoạch xây dựng, phát triển các cơ sở đóng mới, quy hoạch phát triển hệ thống cảng bin quốc gia, trong đó khu vực phía Bắc gắn liền với cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh được quy hoạch gồm nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines, nhà máy của Công ty trách nhiệm hữu hạn sửa chữa tàu biển Vinalines Đông Đô, các Nhà máy đóng tàu Phà Rừng, Bạch Đằng và Hạ Long. Khu vực miền Trung, các nhà máy sửa chữa tàu biển được ưu tiên phát triển tại các vịnh khu vực Nam Trung Bộ có quy mô xây dựng đáp ứng một phần nhu cầu sửa chữa đội tàu quốc tế hoạt động trên các tuyến hàng hải quốc tế qua khu vực Biển Đông và hỗ trợ cho đội tàu ra vào các cảng biển thuộc Nhóm cảng biển số 5; hạn chế phát triển các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu biển do không còn quỹ đất và khó khăn trong giải quyết vấn đề môi trường, bao gồm cơ sở sửa chữa của Công ty Cam Ranh, Dung Quất, Hyundai - Vinashin, đầu tư thiết bị công nghệ phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường để tham gia vào thị trường sửa chữa tàu có trọng tải từ 100.000 đến 300.000 tấn khi nhu cầu sửa chữa tăng cao. Khu vực phía Nam, đầu tư hoàn chỉnh các nhà máy hiện có hoặc đang thực hiện đầu tư nhằm hình thành hệ thống các nhà máy sửa chữa tàu thuyền gắn với hệ thống cảng biển lớn đã được quy hoạch, phục vụ hệ thống cảng biển khu vực Cái Mép - Thị Vải, Soài Rạp, Nhà Bè, Sài Gòn, bao gồm Nhà máy X51, cơ sở sửa chữa của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đóng tàu và công nghiệp hàng hải Sài Gòn, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Công nghiệp tàu thủy Sài Gòn; phục vụ hệ thống cảng biển trên sông Hậu, khu vực Trà Vinh; phục vụ hệ thống các cảng biển khu vực vịnh Thái Lan, khu vực Cà Mau, Kiên Giang.

3. Về cơ sở phá dỡ tàu cũ

Định hướng phát triển các cơ sở phá dỡ tàu cũ tập trung tại khu vực Hải Phòng và một số tỉnh miền Trung có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội phù hợp theo nguyên tắc tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có của các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu thuyền; phá dỡ tàu thuyền phải bảo đảm an toàn, an ninh, phòng, chống cháy, nổ và phòng ngừa ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường.

Vị trí, quy mô các cơ sở phá dỡ tàu cũ do Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương xác định, xây dựng và công b quy hoạch cụ thể.

4. Về phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ công nghiệp tàu thủy

Mạng lưới các nhà máy công nghiệp phục vụ ngành công nghiệp đóng tàu được quy hoạch xây dựng gắn với quy hoạch ngành công nghiệp hỗ trợ trên cả nước, trong đó: Khu vực phía Bc xây dựng các khu công nghiệp tàu thủy (hiện có khu Công nghiệp tàu thủy An Hồng, Shinec, Cái Lân) theo đúng quy hoạch được duyệt. Khu vực miền Trung tận dụng triệt để năng lực gia công của các dây chuyền sản xuất ống, mạ, đúc, rèn; dây chuyền sửa chữa động cơ diezen tàu thủy của các đơn vị quân đội; ưu tiên dành quỹ đất trong các khu công nghiệp Phú Yên, Khánh Hòa để xây dựng các nhà máy công nghiệp phụ trợ hỗ trợ các trung tâm đóng, sửa chữa tàu miền Trung. Khu vực phía Nam tận dụng triệt để năng lực gia công của các dây chuyền sản xuất ống, mạ, đúc, rèn; dây chuyền sửa chữa động cơ diezen tàu thủy và các nhà máy cơ khí công nghiệp tàu thủy đóng tàu của các đơn vị quân đội, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đông Xuyên và các khu công nghiệp khác.

Xây dựng các trung tâm xử lý chất thải rắn, kim loại nặng và chất thải công nghiệp tại các khu công nghiệp gắn với các trung tâm đóng, sửa chữa tàu các khu vực, phía Bắc đặt tại Khu công nghiệp Cái Lân, Khu công nghiệp Phà Rừng; miền Trung đặt tại Khu công nghiệp Dung Quất, Nam Vân Phong, Cam Ranh; miền Nam đặt tại Khu công nghiệp Cái Mép - Thị Vải và các khu công nghiệp khác phù hợp với quy hoạch chuyên ngành của địa phương và khu vực.

5. Về cơ sở đào tạo, dạy nghề và nghiên cứu thiết kế tàu thuyền

Từng bước xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đào tạo công nhân kỹ thuật, trình độ trung cấp, cao đẳng nghề và trình độ đại học phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy gắn liền với hệ thống các trường, cơ sở đào tạo, cơ sở dạy nghề hiện có, trong đó: Đối với đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu bổ sung các chuyên ngành công nghiệp tàu thủy tại các trường đại học hiện có (Đại học Bách khoa, Hàng hải, Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh). Đối với đào tạo nghề, tiếp tục duy trì và đầu tư chiều sâu về cơ sở vật chất các trường, cơ sthực hành; nâng cao chất lượng giảng viên, cải tiến chương trình đào tạo tại các trường hiện có, liên kết đào tạo vi nước ngoài để đào tạo lao động có chứng chỉ quốc tế tại các khu vực Bắc, Trung và Nam. Đẩy mnh hợp tác liên kết các cơ sở thiết kế tàu trong nước và quốc tế. Đầu tư trung tâm nghiên cứu, bể thử mô hình tàu thủy đạt tiêu chuẩn quốc tế thông qua chương trình phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Hoàn thiện hệ thống quy chuẩn kỹ thuật đóng tàu phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế về công nghiệp đóng tàu.

6. Định hướng quy hoạch phát triển công nghiệp tàu thủy đến năm 2030

Sau năm 2020 đến 2030 tiếp tục đầu tư chiều sâu các nhà máy, cơ sở công nghiệp và đào tạo thuộc ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam nhằm nâng cao công suất khai thác của các nhà máy đã đu tư; xem xét đầu tư một số nhà máy tiềm năng với quy mô phù hợp, đáp ứng nhu cầu thị trường.

7. Tiến độ thực hiện

a) Giai đoạn từ nay đến năm 2015: Tiếp tục tái cơ cấu toàn diện ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam một cách cơ bản, bảo đảm giữ được các cơ sở đóng, sửa chữa tàu thủy được đề cập trong quy hoạch phục vụ nhu cầu của thị trường; duy trì cơ bản năng lực của ngành đóng tàu đáp ứng các nhu cầu trong nước và xuất khẩu; chuyển đổi công năng, sáp nhập hoặc giải thể theo quy định để tránh tình trạng kinh doanh thua lỗ và đầu tư dàn trải đối với các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu hoạt động không hiệu quả, thua lỗ kéo dài.

b) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020: Thực hiện di chuyển dần một số nhà máy ra khỏi trung tâm đô thị (Sông Cấm, Bạch Đằng tại khu vực Hải Phòng) và xây dựng hoàn chỉnh các nhà máy đóng, sửa chữa tàu có vốn đầu tư nước ngoài theo quy hoạch để đến năm 2020 hình thành các trung tâm đóng, sửa chữa tàu tại 03 khu vực Bắc, Trung, Nam đạt mức công nghệ và năng suất tương đương với các nước trong khu vực; từng bước nâng dần sản lượng tàu xuất khẩu với các sản phẩm có khả năng cạnh tranh của Việt Nam như các tàu vận tải có yêu cầu độ phức tạp cao, bao gồm tàu chở ô tô, tàu Container, tàu chở dầu, một số gam tàu chở hóa chất, tàu tổng hợp; xuất khẩu một số tàu chuyên dụng như tàu tuần tra cao tốc, tàu tìm kiếm cứu nạn, tàu công trình và du thuyền với số lượng tàu xuất khẩu dự tính khoảng 1,67 - 2,16 triệu tấn/năm, bao gồm cả các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài thực hiện gia công xuất khẩu cho các công ty mẹ.

8. Các cơ chế, chính sách và giải pháp chủ yếu

a) Ưu tiên sắp xếp lại các nhà máy đóng và sửa chữa tàu phù hp với các đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam và các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực tàu thủy;

b) Lựa chọn đối tác chiến lược cho ngành công nghiệp tàu thủy, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị các tập đoàn đa quốc gia;

c) Đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy; đẩy mạnh đổi mới công nghệ đóng mới và sửa chữa tàu;

d) Xây dựng cơ chế, chính sách về vốn, thuế phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp tàu thủy theo quy hoạch; cơ chế, chính sách tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đóng tàu và sửa chữa tàu trong nước;

đ) Dành quỹ đất thích hợp tại các địa phương phục vụ phát triển công nghiệp tàu thủy; các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu được sử dụng nguồn vốn từ việc chuyển đổi công năng khi phải di dời theo quy hoạch;

e) Áp dụng chính sách như đối với kho ngoại quan đối với việc nhập khẩu vật tư, thiết bị của các nhà máy đóng tàu xuất khẩu.

9. Nguồn vốn thực hiện

Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp tàu thủy. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (cả trong và ngoài nước) tham gia đầu tư xây dựng phát trin các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu, ng nghiệp phụ trợ bng các hình thức phù hợp theo quy định hiện hành. Nguồn vốn ngân sách chỉ tập trung đầu tư hỗ trợ một phần các hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất (các hạng mục công trình công cộng, hạ tầng kết nối đến các nhà máy) cho các nhà máy thực hiện nhiệm vụ mục tiêu chiến lược quốc gia.

Điều 2. Trách nhiệm thực hiện

1. Bộ Giao thông vận tải tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch; tổ chức thỏa thuận đối với các dự án đầu tư cụ thể theo quy hoạch được duyệt; phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan nghiên cứu, lập quy hoạch chi tiết các cơ sở đóng và sửa chữa tàu; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định điều chỉnh quy hoạch này khi cần thiết. Tổ chức rà soát, hoàn thiện chính sách ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu trong nước; chương trình, nội dung đào tạo, dạy nghề phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy; hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Chủ trì, phối hp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương có liên quan xác định vị trí, xây dựng và công bố quy hoạch các cơ sở phá dỡ tàu cũ theo quy định.

2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các địa phương và các cơ quan liên quan xây dựng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ hỗ trợ ngành công nghiệp tàu thủy trong phạm vi cả nước. Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng các sản phm cơ khí sản xuất trong nước, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách đhuy động, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước nhằm khuyến khích phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu chính sách phát triển khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ đóng, sửa chữa tàu, chính sách đầu tư phòng thí nghiệm trọng điểm - bể thử mô hình tàu thủy theo chương trình trọng điểm quốc gia.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện chương trình, nội dung đào tạo, dạy nghề đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực cho ngành công nghiệp tàu thủy.

6. Các Bộ, ngành khác và địa phương có chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm, dịch vụ đóng mới và sửa chữa tàu trong nước.

Điều 3. Điều khoản thi hành

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục Hàng hải Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 2290/QD-TTg

Hanoi, November 27, 2013

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON DEVELOPMENT OF VIETNAM’S SHIPBUILDING INDUSTRY UP TO 2020, WITH ORIENTATIONS TOWARD 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government's Resolution No. 27/2007/NQ-CP of May 30, 2007, promulgating the Governments action program on implementation of Resolution of the Xth Party Central Committee, the 4,th plenum, on Vietnam s marine strategy up to 2020;

At the proposal of the Ministry of Transport in Report No. 1202/TTr-BGTVT of November 11, 2013, on the approval of the master plan on development of Vietnam s shipbuilding industry up to 2020, with orientations toward 2030,

DECIDES:

Article 1. To approve the master plan on development of Vietnam’s shipbuilding industry up to 2020, with orientations toward 2030, with the following principal contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The master plan on development of Vietnam’s shipbuilding industry must meet requirements for implementation of Vietnam’s marine strategy up to 2020, thus contributing to socio-economic development; make use of available marine resources, workforce and the development trend of the world shipbuilding industry. The system of shipyards must be reasonably planned and concentrated in regions with advantageous geographical location, natural conditions, market and trading, and traditional maritime zones. The development of the shipbuilding industry must be closely associated with the development of defense, supporting and other industries.

2. To select appropriate directions and steps, combining self-reliance with import and cooperation; to tap resources for effective formation and development of the shipbuilding industry under planning and, at the same time, adopt appropriate mechanisms and policies for developing the industry to meet practical demands.

3. To expand cooperation and association with foreign parties; to further attract investment in cutting edge shipbuilding technologies with flexible policies so as to create a breakthrough in investment attraction; to form and consolidate joint manufacture between foreign and domestic enterprises; to increase the volume and value of ship repair at home and abroad. To step by step build and develop the shipbuilding industry toward green growth, energy conservation and assurance of environmental protection and sustainable development requirements.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

To form and develop Vietnam’s shipbuilding industry up to 2020 and set development orientations toward 2030 with a view to meeting the requirements of development of the marine economy in conformity with Vietnam’s marine strategy up to 2020, serving socio-economic development and contributing to strengthening national defense and security and protecting national sovereignty in the country’s maritime zones and islands.

2. Specific objectives

a/ By 2020: To maintain and bring into play the capacity of existing shipbuilding and repair establishments; to develop new shipbuilding and repair establishments to meet the demands of domestic and overseas markets; to form some large-scale ship repair centers linked with the system of seaports and important international maritime routes; to apply cutting edge and environment-friendly ship repair technologies; to ensure quality and competitive prices of ship repair services; to be able to comprehensively repair domestic and foreign ships of up to 300,000 tons;

b/ By 2030: To develop the shipbuilding industry in a long term in conformity with market demands and financial viability and managerial capacity; to form some centers capable of building special-use vessels and ships with high technology and great economic value, including also container ships, oil tankers, bulk carriers, floating docks, and floating oil storages of up to 100,000 tons, which meet international quality standards and serve the domestic market and export demands.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Shipbuilding establishments: To maintain existing shipbuilding centers, specifically as follows:

a/ In the North: Concentrated in Hai Phong and Quang Ninh are Ha Long, Pha Rung and Bach Dang shipyards. Ha Long Shipyard is specialized in building sophisticated cargo ships requiring high technologies such as roll­on/roll-off ships, container ships and multi­purpose vessels of up to 70,000 tons. Pha Rung Shipyard is specialized in building medium­sized ships of between 10,000 and 40,000 tons, focusing on chemical tankers, oil tankers and bulk carriers. Bach Dang Shipyard is specialized in building sophisticated ships and floating equipment requiring high technologies such as LPG carriers and container ships of up to 30,000 tons. From now to the end of 2020, to maintain part of Nam Trieu Shipyard in order to relocate Bach Dang shipyard out of the inner area of Hai Phong city;

The remaining shipyards will build ordinary ships or operate as satellites for large shipyards in the region. Specifically, Thinh Long Shipbuilding Company will be specialized in building fisheries surveillance ships, fishing ships and cargo ships of up to 25,000 tons; part of Nam Trieu Shipyard will be maintained to serve the relocation of Bach Dang Shipyard from the inner area of Hai Phong city while the remaining part will be sold, transferred or used for investment cooperation according to regulations. Vinacomin Shipbuilding and Mechanical Company Limited will build bulk carriers of between 15,000 and 30,000 tons and operate as a satellite of Ha Long Shipyard. LISEMCO Joint-Stock Company will build small-sized container ships of up to 6,500 tons for export. The existing cargo ship building yards along Van Uc, Kinh Mon, Thai Binh, Tra Ly, Hong, Ninh Co, Day and Dao rivers in Hai Phong, Quang Ninh, Hai Duong, Hanoi, Phu Tho, Thai Binh, Nam Dinh and Ninh Binh will build ships of under 5,000 tons or operate as satellites for other shipyards in the region, and they will be developed in conformity with local planning, market demands and other local and regional specialized master plans.

Shipyards specialized in building special­ise and special ships and floating equipment for the armed forces; construction vessels, search and rescue vessels and marine research vessels in the North will be built concentratedly in Hai Phong (on the basis of Damen, Song Cam, 189, Hong Ha and X46 shipyards);

To relocate Song Cam and X46 shipyards out of the center of Hai Phong city, merging Ben Kien Shipyard with Song Cam Shipyard; to build the second facility of X46 Shipyard in the northern bank of Cam river so as to form a center specialized in building and repairing special-use ships which will also operate as a satellite for other shipyards in the region.

b/ In the central region: Concentrated in Quang Ngai and Khanh Hoa provinces are large shipyards, including Dung Quat Shipyard specialized in building large-sized oil tankers of up to 100,000 tons, floating oil storages and drilling platforms serving the petroleum industry; after 2015, to seek, associate or cooperate with partners that are strong in technology, market and capital so as to complete the planned construction of the shipyard to be able to perform stable export orders. Hyundai-Vinashin Shipyard will be specialized in building multi-purpose vessels of between 30,000 and 50,000 tons for export. Cam Ranh Shipyard, after 2015, will focus on building bulk carriers, multi-purpose vessels and oil tankers of up to 50,000 tons. Oshima- Cam Ranh Shipyard will build cargo ships of between 30,000 and 50,000 for export. The remaining shipyards will focus on building tourist ships, fishing ships and special-use ships and operate as satellites for the above- mentioned shipyards, and will be developed in conformity with local planning, market demands and local and regional specialized master plans;

Establishments specialized in building special-use and special ships and floating equipment for the armed forces; construction vessels, search and rescue vessels and marine research vessels in the central region will be built concentratedly in Da Nang and Cam Ranh (on the basis of Song Thu and X52 shipyards)

c/ In the South: To focus on effectively operating existing shipyards (including Saigon Shipbuilding Industry Company Limited and Long Son Shipyard). The shipyard of Saigon Shipbuilding Industry Company Limited will be specialized in building petroleum service ships, passenger ferries, passenger ships and cargo ships of up to 25,000 tons, and repairing cargo ships. Long Son Shipyard will build cargo ships of up to 50,000 tons for export. Other cargo ship building yards (including Ba Son, An Phu, PTSC, Nhon Trach (Dong Nai), Caric, X51, Bao Tin and Saigon shipyards and the shipyards of shipbuilding companies in Dong Xuyen industrial park) will build special-use ships, tourist ships, marine research vessels, petroleum service vessels, etc., and operate as satellites for the above-said shipyards, and will be developed in conformity with local planning, market demands, and local and regional specialized master plans;

Establishments specialized in building special-use and special vessels and floating equipment for the armed forces; construction vessels, search and rescue vessels and marine research vessels in the South will be built concentratedly in Vung Tau, Dong Nai and Saigon (on the basis of X51, Ba Son, PTSC, Nhon Trach (Dong Nai), Caric and Saigon shipyards as well as the shipyards of shipbuilding companies in Dong Xuyen industrial park. In the southern area (covering southwestern provinces such as Long An, Hau Giang, Can Tho and Kien Giang), priority will be given to developing shipyards specialized in building inland waterway crafts, fishing ships and small-sized coasters serving the southern market.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ship repair establishments will be built and developed in conformity with the master plan on building and development of shipbuilding establishments and the master plan on development of the national seaport system, linked with Hai Phong and Quang Ninh seaports in the North, including Nosco- Vinalines Ship Repair Yard, the yard of Vinalines-Dong Do Ship Repair Company Limited, and Pha Rung, Bach Dang and Ha Long shipyards. In the central region, ship repair yards will be developed in the bays in the southern central region to meet part of the demand for repairing international fleets operating along international maritime routes through the East Sea and supporting ships entering and leaving seaports of group No. 5. Development of the ship repair yards of Cam Ranh, Dung Quat and Hyundai-Vinashin shipyards will be restricted due to the lack of land and environmental problems. They will be invested with technologies and equipment that meet environmental protection requirements in order to be able to provide repair services for ships of between 100,000 and 300,000 tons when these services are in high demand. In the South, to complete the construction of existing yards or build new ones so as to form a system of ship repair yards linked with large seaports according to planning to serve the seaports in Cai Mep-Thi Vai, Soai Rap, Nha Be and Saigon areas, including X51 Shipyard and ship repair yards of Saigon ShipMarin and Saigon Shipbuilding industry Company Limited, seaports along Hau river in Tra Vinh and seaports in the Gulf of Thailand in Ca Mau and Kien Giang.

3. Shipbreaking establishments

Shipbreaking establishments will be developed concentratedly in Hai Phong and some central provinces with suitable natural and socio-economic conditions on the principle of making the best use of available infrastructure facilities of shipbuilding and repair yards. Shipbreaking must ensure safety, security, fire and explosion prevention and fighting, environmental pollution prevention and environmental protection.

The locations and sizes of shipbreaking establishments will be identified and provided in a detailed plan to be jointly formulated and publicized by the Ministry of Transport, the Ministry of Natural Resources and Environment and localities.

4. Development of supporting industries serving the shipbuilding industry

The network of supporting industry plants serving the shipbuilding industry will be planned in conformity with the master plan on supporting industries nationwide. In the North, to build shipbuilding industrial parks (the existing parks include An Hong, Shinec and Cai Lan shipbuilding industrial parks) according to approved master plans. In the central region, to make the fullest use of pipe-manufacturing, plating, casting and forging chains and marine diesel engine repair chains of armed forces’ units; to prioritize land in Phu Yen and Khanh Hoa industrial parks to build supporting industry plants serving shipbuilding and repair centers in the central region. In the South, to make the fullest use of pipe-manufacturing, plating, casting and forging chains, marine diesel engine repair chains and shipbuilding and marine engineering factories of military units and enterprises in Dong Xuyen industrial park and other industrial parks.

To build centers for treatment of solid waste, heavy metal and industrial waste in industrial parks, which are associated with shipbuilding and repair centers in the regions, including Cai Lan and Pha Rung industrial parks in the North, Dung Quat, Nam Van Phong and Cam Ranh industrial parks in the central region, and Cai Mep-Thi Vai industrial park and other industrial parks in the South, in conformity with local and regional specialized master plans.

5. Training, vocational training and ship design and research institutions

To step by step build a complete system of institutions to provide technical training and training at intermediate, college and university degrees to serve the shipbuilding industry, which are associated with existing training and vocational training schools and institutions. For university and postgraduate training, to study the supplementation of shipbuilding disciplines at the existing universities (the University of Technology, Vietnam Maritime University and Ho Chi Minh City Transport University). For vocational training, to further maintain, and make intensive investment in physical foundations for vocational schools and practice facilities; to raise the quality of lecturing staff and renovate training programs at existing schools, and conduct joint training with foreign partners so as to provide training with international certificates in the northern, central and southern regions. To boost cooperation and association between domestic and foreign ship design institutions. To invest in research centers and ship model basins up to international standards within the program on national key laboratories. To improve the system of technical regulations on shipbuilding in conformity with requirements of international integration in the shipbuilding industry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

After 2020 up to 2030, to continue making intensive investment in shipyards, industrial establishments and training institutions of the shipbuilding sector so as to increase the operation capacity of shipyards already built; to consider investing in some potential shipyards with appropriate sizes to meet market demand.

7. Implementation schedule

a/ From now to 2015: To continue comprehensively and basically restructuring Vietnam’s shipbuilding industry, maintaining shipbuilding and repair establishments mentioned in the master plan to meet market demand; to basically maintain the capacity of the shipbuilding sector to serve the domestic market and export; to convert, merge or dissolve according to regulations shipbuilding and repair establishments which operate ineffectively and suffer losses for a long time;

b/ From 2016 to 2020: To gradually relocate a number of shipbuilding and repair yards out of urban centers (Song Gam and Bach Dang shipyards in Hai Phong) and complete the construction of foreign-invested shipbuilding and repair yards as planned so as to form in the northern, central and southern regions shipbuilding and repair centers with technologies and capacity on a par with those of regional countries; to step by step increase the number of exported ships that are competitive products of Vietnam, such as highly sophisticated cargo ships, including roll-on/roll-off ships, container ships, oil tankers and some types of chemical tankers and multi-purpose vessels; to export some types of special-use ships such as high-speed patrol boats, search and rescue vessels, construction ships and cruises with an estimated capacity of approximately 1.67-2.16 million tons/year, including export processing orders performed by foreign-invested enterprises for their parent companies.

8. Major mechanisms, policies and solutions

a/ To prioritize the re-arrangement of shipbuilding and repair yards in conformity with the restructuring schemes of Vinalines and other shipbuilding enterprises;

b/ To select strategic partners for the shipbuilding industry and, at the same time, encourage enterprises to participate in the value chains of multinationals;

c/ To step up the development of supporting industries serving the shipbuilding industry; and to strongly renovate shipbuilding and repair technologies;

d/ To formulate capital and tax mechanisms and policies to meet development requirements of the shipbuilding industry according to the master plan, and mechanisms and policies on the sale of domestic shipbuilding and repair products and services.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ To apply policies applicable to bonded warehouses to supplies and equipment imported by shipyards for building ships for export.

9. Capital sources for implementation

To accelerate the raising of capital of various sources for investment in the development of shipbuilding infrastructure facilities. To encourage and create favorable conditions for enterprises of all economic sectors, domestic and overseas, to invest in the construction and development of shipbuilding and repair establishments and supporting industry establishments in appropriate forms according to current regulations. State funds may be used only for providing partial support for essential infrastructure facilities serving manufacturing activities of establishments performing national strategic tasks (public works and infrastructure facilities linking to such establishments).

Article 2. Implementation responsibility

1. The Ministry of Transport shall manage the implementation of the master plan; organize negotiations for specific investment projects according to the approved master plan; coordinate with the People’s Committees of the related provinces and centrally run cities in studying and making detail plans on shipbuilding and repair establishments; and propose the Prime Minister to consider and decide on adjustments to the master plan when necessary. The Ministry shall review and improve policies prioritizing the use of domestic shipbuilding and repair products and services; training and vocational training programs and contents serving the shipbuilding industry; and the system of technical regulations applicable to Vietnam’s shipbuilding industry. It shall also assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and related localities in, determining the locations of, and formulating and publicizing a master plan on, shipbreaking establishments according to regulations.

2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Transport and related localities and agencies in, formulating the master plan on development of supporting industries for the shipbuilding industry nationwide; study and formulate mechanisms and policies to encourage the use of home-made mechanical products, and submit them to the Prime Minister for consideration and decision.

3. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the State Bank of Vietnam and related agencies in, studying and formulating mechanisms and policies to raise and attract capital at home and abroad for developing Vietnam’s shipbuilding industry, and submitting such mechanisms and policies to the Prime Minister for consideration and decision.

4. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for studying policies on science and technology development and transfer of shipbuilding and repair technologies, and policies on investment in key laboratories - ship model basins under the national key program.

5. The Ministry of Education and Training and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the Ministry of Transport in improving training and vocational training programs and contents to meet the requirements of development of human resources for the shipbuilding industry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Implementation provisions

This Decision takes effect on the date of its signing.

Ministers, heads of ministerial-levels agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Decision.-

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2290/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.361

DMCA.com Protection Status
IP: 3.239.97.34
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!