ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2146/QĐ-UBND
|
Tây Ninh, ngày
28 tháng 10 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
GIAI ĐOẠN 2013-2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quảng cáo ngày 21 tháng 6 năm
2012;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tại Tờ trình số 103/TTr-SVHTTDL, ngày 27 tháng 9 năm 2013 về việc đề
nghị phê duyệt Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai
đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy hoạch Quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh giai đoạn 2013- 2015, định hướng đến năm 2020.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với
các đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã triển khai thực hiện
Quy hoạch và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Lưu Quang
|
QUY HOẠCH
QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2013-2015,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2146/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 10 năm 2013 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Phần I
TÌNH HÌNH CHUNG
I.
Khái quát vị trí địa lý, lịch sử văn hóa xã hội, đặc điểm tình hình kinh tế tỉnh
Tây Ninh.
1. Vị trí địa lý, lịch
sử văn hóa xã hội
Là một tỉnh nằm trong
vùng Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; phía Đông giáp tỉnh Bình
Dương và Bình Phước, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía
Tây và phía Bắc giáp 3 tỉnh Svayriêng, Prâyveng và Kôngpôngchàm của Vương quốc
Campuchia với đường biên giới dài 240km; Tây Ninh có 02 cửa khẩu quốc tế, 04 cửa
khẩu quốc gia và 14 cửa khẩu tiểu ngạch là điều kiện thuận lợi để Tây Ninh phát
triển về kinh tế - xã hội và văn hóa. Khí hậu tương đối ôn hòa, được chia ra
làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10
hàng năm. Cùng với chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp đa dạng, đặc biệt là các loại cây công nghiệp, cây ăn quả,
cây dược liệu và chăn nuôi gia súc, gia cầm...., Tây Ninh ít chịu ảnh hưởng của
thiên tai.
Tổng diện tích tự
nhiên của tỉnh là 4.039,66 km2, với 9 đơn vị hành chính (trong đó có
8 huyện và 1 thị xã). Dân số tính đến năm 2012 là 1.090.140 người. Ngoài dân tộc
Kinh, có khoảng 21 dân tộc thiểu số đang sinh sống, chiếm khoảng 1,69% dân số
toàn tỉnh, trong đó số dân tộc thiểu số đông nhất là: Kh’mer, Hoa, Chăm và nhóm
người Tà Mun; còn lại là các dân tộc khác như: Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao,
H’Mông, Gia Rai, Ê đê…
2. Đặc điểm tình
hình kinh tế - xã hội
2.1. Tình hình phát
triển kinh tế:
Trong những năm gần
đây, nền kinh tế tỉnh Tây Ninh đã có những bước tăng trưởng khá, giai đoạn
2001-2005 đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14% năm, cao hơn so với mức tăng
GDP bình quân của cả nước cùng giai đoạn này (7,5%/ năm) và tăng cao hơn so với
mức tăng bình quân của giai đoạn 5 năm 1996-2000 (13,5%); giai đoạn 2006-2010 đạt tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân của tỉnh đạt 14,2%.
Cơ cấu kinh tế
tỉnh Tây Ninh có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với các lợi thế của tỉnh,
góp phần đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh phát triển phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Mục tiêu phát
triển kinh tế của tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 là “Xây dựng Tây Ninh cơ bản trở
thành một tỉnh công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương
đối hiện đại và đồng bộ, gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng của vùng đô
thị thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nâng cao tiềm lực
và sức cạnh tranh của toàn nền kinh tế, hội nhập thành công, nắm bắt những cơ hội
thuận lợi do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhằm phát triển kinh tế xã hội
nhanh, bền vững. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, tạo chuyển
biến mạnh về tốc độ phát triển, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế;
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; không ngừng cải thiện nâng cao đời sống
nhân dân; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; tạo tiền đề để
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”.
2.2. Về văn hóa - xã hội
Văn hóa – xã hội
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong những năm qua tiếp tục phát triển và đạt được
những kết quả tích cực; xã hội ổn định và phát triển; đời sống vật chất và tinh
thần nhân dân được cải thiện và từng bước nâng cao: Cơ sở vật chất trên lĩnh vực văn hóa được quan tâm đầu
tư, từng bước hoàn chỉnh theo quy định; trông lĩnh vực giáo dục cơ sở vật chất
được đầu tư trường đạt chuẩn Quốc gia, đội ngũ giáo viên được đào tạo theo kế
hoạch của tỉnh cơ bản chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong tình hình mới.
Cơ sở vật chất y tế được đầu tư nâng cấp bệnh việc tuyến tỉnh, huyện và Trạm y
tế cấp xã chuẩn Quốc gia và nguồn nhân lực trong y tế được đào tạo, từng bước
đáp ứng yêu cầu khám và chữa bệnh cho nhân dân; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế
trong nhân dân từng bước được nâng lên, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại
tuyến cơ sở thực hiện đảm bảo, góp phần
xây dựng môi trường vǎn hóa lành mạnh, xây dựng con người mới, tạo động lực
thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
2.3. Về hạ tầng
giao thông phục vụ phát triển kinh tế- xã hội:
Mạng lưới đường
bộ của tỉnh hiện nay có 2 tuyến quốc lộ, 39 tuyến đường tỉnh và 218 tuyến đường
huyện. Đường giao thông nông thôn đã phát triển rộng khắp trên địa bàn.
- Quốc lộ:
+ Quốc lộ 22:
Là tuyến đường Xuyên Á nối quốc lộ 1 từ thành phố Hồ Chí Minh đi Tây Ninh qua cửa khẩu Mộc
Bài sang nước bạn Campuchia, với chiều dài 58,6 km.
+ Quốc lộ 22B:
Nối từ quốc lộ 22 tới cửa khẩu quốc tế Xa Mát sang Campuchia, với chiều dài
87,6 km.
Đây là 2 tuyến
đường huyết mạch lưu thông của Quốc gia cũng như của tỉnh, có ý nghĩa chiến lược
trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng đối với Tây Ninh và khu vực.
- Đường tỉnh:
Với tổng chiều dài 716,6km, mạng lưới giao thông được phân bổ đều khắp trong
các huyện theo 2 hướng: Trục dọc Bắc – Nam và trục ngang Đông –Tây đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội đồng đều giữa các vùng trong tỉnh.
- Đường huyện:
Tổng chiều dài là 1.065,26 km, chiếm 21,86% tổng chiều dài toàn mạng giao thông
đường bộ của tỉnh.
- Đường giao
thông nông thôn: Tổng chiều dài 2.860 km, chiếm 61,4% tổng chiều dài toàn mạng
giao thông đường bộ của tỉnh.
- Các tuyến quốc lộ,
đường tỉnh, đường huyện đều được trải nhựa. Đường giao thông nông thôn hầu hết
đều trải cấp phối và đang thực hiện bê tông hóa theo Chương trình xây dựng nông
thôn mới.
II. Sự cần thiết xây dựng Quy hoạch quảng cáo ngoài trời
trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013-2015, định hướng đến năm 2020.
1. Thực trạng
hoạt động quảng cáo ngoài trời tại Tây Ninh
Những năm qua,
cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh đã có bước phát triển mạnh với sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Các hình thức quảng cáo ngày càng phong phú, đa dạng
thu hút được sự quan tâm của người dân; góp phần xây dựng hình ảnh và thương hiệu
của các công ty trên thị trường; bảo đảm yếu tố cảnh quan, kiến trúc văn minh
đô thị, trật tự an toàn xã hội.
Trong 5 năm
(2006-2010), trung bình tỉnh Tây Ninh đã cấp trên 300 giấy phép thực hiện quảng
cáo cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu quảng cáo trên địa bàn tỉnh. Các hình
thức quảng cáo trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung vào các hình thức bảng, biển,
hộp đèn có diện tích nhỏ hơn 10 m2 đặt tại các cửa hàng, đại lý của
sản phẩm; các bảng biển có diện tích từ 40 m2 trở lên không nhiều
(khoảng dưới 20 bảng) được đặt tại các tuyến đường quốc lộ, các tuyến trong tỉnh;
ngoài ra còn có các hình thức quảng cáo ngắn hạn khác như: Băng rôn, phướn, xe
phát loa… cũng thường xuyên thực hiện tại các tuyến đường trung tâm nhân các sự
kiện, chương trình thương mại. Nhìn chung, đa số các tổ chức, cá nhân thực hiện
các hình thức quảng cáo này đều tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng
cáo nên hoạt động quảng cáo đã từng bước đi vào nề nếp, ổn định, đúng pháp luật.
2. Sự cần
thiết phải xây dựng Quy hoạch
Năm 2008, Ủy
ban nhân dân tỉnh Tây Ninh phê duyệt và ban hành Quy hoạch địa điểm, vị trí thực
hiện tuyên truyền cổ động chính trị và quảng cáo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đến
năm 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1747/QĐ-UBND, ngày 07/8/2008 của UBND
tỉnh Tây Ninh), Quy hoạch đã được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, bước
đầu đã đạt được kết quả nhất định.
Tuy nhiên, do sự phát triển
kinh tế - xã hội, trong quá trình thực hiện Quy hoạch đã phát sinh nhiều bất cập,
đặc biệt đối với các trường hợp lắp đặt các Pano quảng cáo ngoài trời có diện
tích 40m 2 trở lên; quy cách thực hiện chưa được thống nhất; vị trí
xây dựng bảng quảng cáo còn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh
nghiệp; công tác quản lý các hoạt động quảng cáo chưa chặt chẽ, thiếu cơ sở
pháp lý.
Việc xây dựng
Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013- 2015, định hướng
đến năm 2020 sẽ giải quyết những bất cập nêu trên, đồng thời sẽ đáp ứng được những
yêu cầu cơ bản sau:
- Thực hiện đầy
đủ các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo, nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước đối với hoạt động quảng cáo trong phạm vi toàn tỉnh; bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của người tiêu dùng, của tổ chức cá nhân trong việc thực hiện quảng
cáo; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Các loại
phương tiện quảng cáo ngoài trời phải theo quy cách thống nhất, đảm bảo an toàn
kỹ thuật, đặt tại các khu vực, địa điểm đã được xác định. Ưu tiên các địa điểm
như: Ngã tư giao lộ lớn, các tuyến đường nội thị, nội ô, khu vực đông dân cư để
tuyên tuyền nhiệm vụ chính trị.
- Các vị trí
quy hoạch phải đảm bảo an toàn giao thông, tầm nhìn của người tham gia giao
thông, phù hợp với tình hình đặc điểm của tỉnh.
Với những yêu
cầu nêu trên, việc xây dựng Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh
giai đoạn 2013- 2015, định hướng đến năm 2020 là thật sự cần thiết trong giai
đoạn hiện nay.
III. Giải thích từ ngữ
1. Quảng cáo: Là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến
công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ
không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch
vụ được giới thiệu, ngoại trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá
nhân.
- Dịch vụ
có mục đích sinh lời: Là dịch vụ
nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ; dịch vụ không có mục
đích sinh lợi là dịch vụ vì lợi ích của xã hội không nhằm tạo ra lợi nhuận cho
tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ.
- Sản phẩm
quảng cáo: Bao gồm nội dung và hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh,
âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức
tương tự.
- Người
kinh doanh dịch vụ quảng cáo: Là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc
tất cả các công đoạn của quá trình quảng cáo theo hợp đồng cung ứng dịch vụ quảng
cáo với người quảng cáo.
- Diện tích
quảng cáo: Là phần thể hiện các sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo,
phương tiện giao thông hoặc trên các phương tiện quảng cáo tương tự.
- Phương tiện
quảng cáo gồm:
+ Màn hình
chuyên quảng cáo: Là phương tiện
quảng cáo sử dụng công nghệ điện tử để truyền tải các sản phẩm quảng cáo, bao gồm
màn hình LCD, LED và các hình thức tương tự.
+ Bảng quảng
cáo: Là phương tiện để thể hiện
các sản phẩm quảng cáo trên nhiều chất liệu và kích thước khác nhau. Bảng quảng
cáo bao gồm: Bảng, biển, pano, hộp đèn….
. Bảng quảng cáo tấm lớn gồm: Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40m2
trở lên; màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời có diện tích một mặt từ 20m2
trở lên; biển hiệu, bảng quảng cáo có diện tích một mặt
trên 20m2 kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn
vào công trình xây dựng có sẵn;
. Bảng quảng cáo tấm nhỏ: Có diện tích nhỏ hơn quy định bảng quảng cáo tấm lớn như trên.
+ Băng rôn
dọc: Bao gồm phướn, cờ đuôi nheo.
- Đoàn người
thực hiện quảng cáo: Là đoàn người
có từ 3 người trở lên mặc trang phục hoặc mang theo hình ảnh, vật dụng thể hiện
sản phẩm quảng cáo tại một địa điểm hoặc di chuyển trên đường giao thông.
2. Quốc lộ: Là các trục chính của các mạng lưới đường bộ, có
tác dụng đặc biệt quan trọng phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh của đất nước hoặc của khu vực.
3. Đường tỉnh: Là các đường trục trong địa bàn tỉnh hoặc 2 tỉnh
gồm đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện
hoặc trung tâm hành chính của tỉnh lân cận; đường nối quốc lộ với trung tâm
hành chính của huyện.
4. Đường
huyện: Là các đường nối từ trung
tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm
hành chính của huyện lân cận; đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của
xã hoặc trung tâm cụm xã.
5. Đường nội
thành, nội thị: Là các đường nằm
trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.
IV. Nguyên tắc xây dựng Quy hoạch
Quy hoạch quảng
cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013- 2015, định hướng đến năm 2020
được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc sau:
1. Phù hợp với
quy định của pháp luật về quảng cáo, xây dựng, giao thông và quy định khác của
pháp luật có liên quan.
2. Đảm bảo sự
thống nhất giữa các sở, ngành có liên quan để phối hợp quản lý và là căn cứ pháp
lý quan trọng để thực hiện việc cấp phép và xử lý vi phạm trong hoạt động quảng
cáo.
3. Đảm bảo
tính công khai, minh bạch và tính khả thi; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
quảng cáo phát triển.
4. Tại các điểm
tiếp giáp giữa Tây Ninh và các tỉnh, thành phố: Các bảng quảng cáo được thiết kế
đúng kỹ thuật, bảo đảm tính thẩm mỹ, sử dụng chất liệu bền vững. Kiểu dáng,
kích thước có sự tương đồng với nhau.
5. Các địa điểm
quy hoạch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể của địa phương, vị trí quy hoạch
đảm bảo được vẽ mỹ quan đô thị, an toàn giao thông. Ưu tiên các địa điểm, khu vực,
tuyến đường trung tâm tỉnh, huyện, thị xã cho công tác tuyên truyền chính trị.
- Tại vị trí
Khu vực I của các Di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh không lắp dựng các
Pano, băng rôn, phướn quảng cáo, màn hình chuyên quảng cáo.
- Tại các địa
điểm tuyên truyền cổ động chính trị: Khu trung tâm hành chính tỉnh; huyện, thị xã; xã, phường,
thị trấn; khu Đài tưởng niệm; khu vực trước trụ sở làm việc của cơ quan Đảng,
Nhà nước, đoàn thể, trường học không thực hiện các hình thức quảng cáo có mục
đích sinh lợi.
- Việc đặt bảng
quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về hành lang an toàn giao thông, đê
điều, lưới điện Quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ
dẫn công cộng; không được giăng ngang qua đường giao thông; không được treo, đặt,
dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông
và cây xanh nơi công cộng; phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và
quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
V. Phạm vi xây dựng Quy hoạch
Quy hoạch quảng
cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013- 2015, định hướng đến năm 2020
bao gồm các hình thức quảng cáo ngoài trời, thể hiện trên các phương tiện như:
Bảng quảng cáo tấm lớn, bảng quảng cáo tấm nhỏ, màn hình LED, màn hình LCD, bảng
thông tin quảng cáo (quảng cáo rao vặt), băng rôn ngang, băng rôn dọc, biển hiệu,
quảng cáo bằng đoàn người, quảng cáo bằng loa phóng thanh và hình thức tương tự,
quảng cáo trên các phương tiện giao thông.
Phần II
QUY
HOẠCH QUẢNG CÁO NGOÀI TRỜI
I. Vị trí dành cho các hoạt động quảng cáo ngoài trời
- Các bảng quảng
cáo có diện tích trên 40m2 được đặt dọc theo quốc lộ, đường tỉnh, đường
huyện, tại các vị trí đủ điều kiện lắp đặt; đặt ngoài đất của đường bộ, không
gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và được các cơ quan có thẩm quyền cho
phép.
- Các bảng quảng
cáo có diện tích dưới 40m2 được đặt tại các tuyến đường tỉnh xuyên
qua trung tâm các huyện, thị xã; đường huyện và khu vực ngoài đô thị (các xã)
có tuyến đường quốc lộ, đường tỉnh xuyên qua; tại nội thành, nội thị; tại các
khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, trung tâm thương mại, chợ... đặt
ngoài đất của đường bộ, không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, không che
khuất tầm nhìn các biển báo hiệu của tuyến đường, lối thoát hiểm (đối với các
biển quảng cáo đặt tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất,
trung tâm thương mại, chợ...) và được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Các hình thức
quảng cáo băng rôn dọc, băng rôn ngang thực hiện tại các địa điểm, tuyến đường
đã quy hoạch treo băng rôn; được Phòng Văn hóa, Thông tin cấp huyện bố trí địa
điểm cụ thể (ngoại trừ tuyến đường Cách mạng tháng 8, đường 30/4 – thị xã Tây Ninh là
hai tuyến đường Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý). Không được treo, đặt
băng rôn giăng ngang qua đường giao thông, trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu
giao thông và cây xanh nơi công cộng. Tại các khu vực trung tâm các huyện, thị
xã, không khuyến khích quảng cáo thương mại dưới các hình thức băng rôn dọc,
băng rôn ngang, cụ thể như sau:
Không treo
băng rôn dọc, băng rôn ngang trên một số tuyến đường:
+ Khu vực Thị
xã:
. Đường 30-4
(đoạn từ giao lộ đường 30-4, đường Cách mạng
tháng 8, đến giao lộ đường 30-3, đường Lê Lợi).
. Đường Cách mạng
tháng 8 (đoạn từ giao lộ đường Cách mạng tháng
8, đường 30-4 đến giao lộ đường Cách mạng tháng 8, đường Nguyễn Chí Thanh).
. Đường Nguyễn
Chí Thanh (giao lộ đường Nguyễn Chí Thanh, đường
Cách mạng tháng 8 đến giao lộ đường Nguyễn Chí Thanh, đường Phạm Tung).
+ Khu vực các
huyện: Không treo băng rôn trên các đoạn đường trước cơ quan Huyện ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã.
- Các hình thức
quảng cáo trên màn hình chuyên quảng cáo được thực hiện tại các vị trí trung
tâm như: Siêu thị, chợ, trung tâm thương mại; khách sạn; sân thể thao; bệnh viện;
trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao đa năng; các thiết chế văn hóa; tòa nhà
cao ốc… Đối với màn hình chuyên quảng cáo có diện tích một mặt từ 20m2
trở lên phải có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
+ Đối với hình
thức quảng cáo màn hình LED: Được đặt bên ngoài siêu thị, chợ, trung tâm thương
mại, khách sạn, sân thể thao, trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao đa năng,
toà nhà cao ốc. Không được dùng âm thanh, không được kết nối internet, không
online; độ ánh sáng theo quy định không làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông,
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị .
+ Đối với hình
thức quảng cáo màn hình LCD: Được đặt bên trong siêu thị, chợ, trung tâm thương
mại, khách sạn, sân thể thao, bệnh viện, trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao
đa năng…Được sử dụng âm thanh nhưng không vượt quá độ ồn cho phép theo Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
- Hình thức quảng
cáo rao vặt đặt tại Trung tâm VHTT các huyện, thị xã, Trung tâm Văn hóa, Thể
thao và Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn.
II. Quy hoạch quảng cáo ngoài trời
Quy hoạch quảng
cáo thực hiện dưới các hình thức: Bảng quảng cáo tấm lớn, bảng quảng cáo tấm nhỏ,
màn hình LED, màn hình LCD, bảng thông tin quảng cáo (quảng cáo rao vặt), băng
rôn ngang, băng rôn dọc, biển hiệu, quảng cáo bằng đoàn người, quảng cáo bằng
loa phóng thanh và hình thức tương tự cụ thể như sau :
1. Bảng Quảng
cáo tấm lớn (đối với các bảng quảng cáo đứng độc lập): được thực hiện trên quốc lộ, đường tỉnh và đường
huyện (ngoài đô thị).
1.1 Quốc lộ:
a. Quy
cách:
- Vị trí: Đặt
ngoài đất của đường bộ.
- Diện tích: Từ
120m2 đến 200m2 / mặt bảng.
- Chiều cao: Tối
đa 15m (tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng).
- Kiểu dáng: Một
cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt bảng.
- Khoảng cách:
Khoảng cách giữa các bảng quảng cáo tối thiểu 150m theo chiều dọc của tuyến đường.
Tại các đường cong, khoảng cách giữa 2 bảng quảng cáo tối thiểu 100m.
b. Địa điểm:
- Dọc hai bên
Quốc lộ 22 ( đường Xuyên Á) nối từ thành phố Hồ Chí Minh đi Tây Ninh đến cửa khẩu
Mộc Bài.
- Dọc hai bên
Quốc lộ 22B, đoạn từ thị trấn Gò Dầu đến cửa khẩu quốc tế Xa Mát.
1.2 Đường tỉnh:
a. Quy
cách:
- Vị trí: Đặt
ngoài đất của đường bộ.
- Diện tích: Từ
100 m2 đến dưới 120m2 /mặt bảng.
- Chiều cao: Tối
đa 13m (tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng).
- Kiểu dáng: Một
cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt bảng.
- Khoảng cách:
Khoảng cách giữa các bảng quảng cáo tối thiểu 125m theo chiều dọc của tuyến đường.
Tại các đường cong, khoảng cách giữa 2 bảng quảng cáo tối thiểu 50m.
b. Địa điểm:
- Dọc hai bên
đường 781, nối cửa khẩu Phước Tân huyện Châu Thành với huyện Dương Minh Châu
qua trung tâm thị trấn Châu Thành, thị xã Tây Ninh và thị trấn Dương Minh Châu.
- Dọc hai bên
đường 782, tuyến chạy qua 3 huyện là Trảng Bàng, Gò Dầu và Dương Minh Châu. Đoạn
đầu từ ngã ba giáp đường Xuyên Á đoạn tránh Thị trấn Trảng Bàng đến ngã ba Bàu
Đồn, đoạn còn lại từ ngã ba Bàu Đồn đến ngã ba Cây Me ( giáp đường tỉnh lộ
789).
- Dọc hai bên
đường 785: Từ Thị xã đến ngã 3 KàTum.
- Dọc hai bên
đường 788: Điểm đầu tại ngã 3 Vịnh giáp quốc lộ 22B huyện Châu Thành, đến ngã
ba Lò Gò giáp ĐT 791 (huyện Tân Biên).
- Đường 787 B
(đoạn từ ngã ba Hai Châu đi các xã Lộc Hưng, Hưng Thuận, Đôn Thuận).
- Đường 784
(thuộc huyện Dương Minh Châu).
- Đường 790 (
Bời Lời): Từ Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ đến núi Bà Đen.
- Dọc hai bên
đường 795: Nối trung tâm hai huyện Tân Biên và Tân Châu, từ ngã 3 thị trấn Tân Biên (QL22B) đến
ngã 4 Đồng Pan ( ĐT 785).
- Dọc hai bên
đường 796: Từ ngã ba Bến Sỏi giáp đường 781, điểm cuối xã Long Vĩnh giáp đường
786.
- Đường từ giao lộ Quốc lộ 22B đi phà Bến Đình đến Phà Bến Đình.
- Tại các khu
kinh tế, khu, cụm công nghiệp, cảng nội địa, vườn sinh thái... :
1.3 Đường
huyện:
a. Quy
cách:
- Vị trí: Đặt
ngoài đất của đường bộ.
- Diện tích: Từ
40 m2 đến dưới 100m2 / mặt bảng.
- Chiều cao: Tối
đa 08m (tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng).
- Kiểu dáng: Một
cột hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt bảng.
- Khoảng cách:
Khoảng cách giữa các bảng quảng cáo tối thiểu 100m theo chiều dọc của tuyến đường.
Tại các đường cong, khoảng cách giữa 2 bảng quảng cáo tối thiểu 75m.
b. Địa điểm:
Tại các tuyến
đường huyện nhưng không thuộc nội thành, nội thị, có vị trí trống, không gian
trống, đảm bảo hành lang an toàn giao thông, đủ điều kiện lắp đặt Pano.
2. Bảng quảng
cáo tấm nhỏ: Được thực hiện
trên đường tỉnh, đường huyện và nội thành, nội thị.
2.1. Đường
tỉnh:
a. Quy
cách:
- Vị trí: Đặt
ngoài đất của đường bộ.
- Diện tích:
Dưới 40m2/ mặt bảng.
- Chiều cao: Tối
đa 6m (tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng).
- Kiểu dáng: Một
mặt hoặc nhiều mặt bảng; cột trụ thiết kế đảm bảo độ an toàn và vẻ mỹ quan.
- Khoảng cách:
Khoảng cách tối thiểu giữa 2 bảng liền kề là 100m.
b. Địa điểm:
Thực hiện theo biểu số 1
2.2. Đường
huyện:
a. Quy
cách:
- Vị trí: Đặt
ngoài đất của đường bộ.
- Diện tích:
Dưới 40m2/ mặt bảng.
- Chiều cao: Tối
đa 6m (tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng).
- Kiểu dáng: Cột
trụ thiết kế đảm bảo độ an toàn và vẻ mỹ quan; một mặt hoặc nhiều mặt bảng.
- Khoảng cách:
Khoảng cách tối thiểu giữa 2 bảng liền kề là 80m.
b. Địa điểm:
Tại các tuyến
đường huyện có vị trí trống, không gian trống, đặt ngoài đất của đường bộ, đủ
điều kiện lắp đặt pano và được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2.3. Nội
thành, nội thị:
2.3.1 Các
tuyến đường nội thành, nội thị:
a. Quy
cách:
- Vị trí: Đặt ngoài đất của đường bộ.
- Diện tích: Dưới 40m2 / mặt bảng
- Chiều cao: Tối đa 05m tính từ mặt đường đến mép dưới
của bảng.
- Kiểu dáng: Cột
trụ thiết kế đảm bảo độ an toàn và vẻ mỹ quan; một mặt hoặc nhiều mặt bảng.
- Khoảng cách:
Khoảng cách giữa các bảng quảng cáo trên cùng tuyến đường tối thiểu là 100m
theo chiều dọc tuyến đường.
b. Địa điểm:
Thực hiện theo biểu 2
2.3.2 Tại
các công viên
a. Quy
cách:
- Vị trí: Tại
hàng rào và trong khuôn viên của công viên, vườn hoa.
- Diện tích:
Dưới 40m2 / một mặt
- Chiều cao: Tối
đa 5m, tính từ mặt đường đến mép dưới của bảng quảng cáo
- Kiểu dáng: Một
cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt, có thể kết hợp với hộp đèn
bên trên.
b. Địa điểm:
- Công viên
30/4 Thị xã
- Công viên
khu phố 1 (khu dân sinh), Phường 3
- Dọc theo bờ
kè của rạch Tây Ninh (Công viên bờ sông Thị xã)
- Công viên,
vườn hoa huyện Hòa Thành
- Công viên,
vườn hoa huyện Dương Minh Châu
- Công viên,
vườn hoa huyện Châu Thành
- Công viên,
vườn hoa huyện Trảng Bàng
- Công viên,
vườn hoa huyện Gò Dầu
- Công viên,
vườn hoa huyện Bến Cầu
- Công viên,
vườn hoa huyện Tân Biên
- Công viên,
vườn hoa huyện Tân Châu
2.3.3 Tại
khu vực các bến xe, sân thể thao
a. Quy
cách:
- Vị trí: Tại
khu vực hàng rào bao quanh (tùy điều kiện thực tế của địa phương có thể di
chuyển vị trí lắp đặt)
- Diện tích:
Dưới 40m2 / mặt bảng.
- Chiều cao: Tối
đa 10m, tính từ mặt đất đến mép dưới của bảng quảng cáo
- Kiểu dáng: Một
cột trụ hoặc hai cột trụ; một mặt hoặc nhiều mặt
b. Địa điểm:
Tại các bến
xe, sân thể thao trên địa bàn các huyện, thị xã.
2.3.4 Bảng
quảng cáo tại mặt tiền nhà và tại hông tường nhà
a. Tại mặt
tiền nhà:
- Đối với các
công trình nhà ở riêng lẻ: Mỗi tầng chỉ đặt một bảng quảng cáo với chiều dài
không vượt quá chiều ngang mặt tiền nhà, diện tích tối đa dưới 40m2.
Khoảng cách giữa 2 bảng quảng cáo tại các tầng liền kề tối thiểu là 01m.
- Đối với các
căn hộ chung cư: Diện tích bảng quảng cáo tối đa dưới 40m2 và không
vượt quá 1/3 diện tích mặt căn hộ; trường hợp có ban công thì chiều cao bảng quảng
cáo không vượt quá chiều cao của ban công.
- Tại các nhà
cao tầng không được đặt bảng quảng cáo vượt quá tầng 10.
b. Tại hông
tường nhà:
- Bảng hiflex ốp
sát vào hông tường nhà.
- Diện tích dưới
40m2 / mặt bảng .
- Khoảng cách
tối thiểu giữa 2 bảng quảng cáo là 1m.
* Riêng đối với
bảng quảng cáo có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội
(có gắn logo sinh lợi) phải theo các quy định sau:
- Logo quảng
cáo đặt ở phía bên phải của bảng.
- Diện tích thể
hiện của logo quảng cáo không quá 20% diện tích của bảng quảng cáo.
2.3.5 Bảng
quảng cáo đặt trên các dải phân cách, lề đường
a. Trên dải phân
cách
- Quy cách:
+ Vị trí: Tại các trụ
quảng cáo (đặt tại điểm giữa của 02 trụ đèn chiếu sáng), các cột đèn chiếu
sáng.
+ Diện tích:
. Đối với bảng dọc:
Chiều cao tối đa 1,2m, chiều rộng tối đa 0,8m, dày từ 0,2m - 0,4m
. Đối với bảng ngang:
Chiều cao tối đa 1,2m, chiều rộng tối đa 1,8m, dày từ 0,2m -0,4m.
+ Chiều cao: Tối đa 6m
tính từ mặt đường đến đỉnh của bảng.
+ Chất liệu, kiểu
dáng: Bảng chiếu sáng 2 mặt. Trên cùng một đoạn của dãi phân cách các bảng quảng
cáo phải giống nhau về kích thước, kiểu dáng, chất liệu (một đoạn của dãi phân
cách: Là điểm mở của đoạn này đến điểm mở của đoạn khác).
+ Khoảng cách:
* Đối với dãi phân
cách có đèn chiếu sáng: Bảng quảng cáo đầu tiên phải cách điểm đầu của dãi phân
cách 05m.
. Trên trụ quảng cáo
(đặt giữa 02 trụ đèn chiếu sáng): Lắp 01 bảng quảng cáo.
. Trên cột đèn chiếu
sáng: 01 cột đèn đặt 01 bảng.
* Đối với dãi phân
cách không có đèn chiếu sáng: Khoảng cách giữa 02 bảng quảng cáo liền kề là
30m.
- Địa điểm: Tại các dãi phân cách trên đường tỉnh, đường huyện và nội thành, nội thị, có kích thước
theo quy định.
b. Trên lề
đường (vỉa hè)
- Quy cách:
+ Vị trí: Tại
các trụ quảng cáo.
+ Diện tích:
Chiều cao tối đa 1,2m, chiều rộng tối đa 0,6m, dày từ 0,2m -0,4m.
+ Chiều cao: Tối
đa 6m, tính từ mặt đường đến đỉnh của bảng.
+ Chất liệu,
kiểu dáng: Bảng chiếu sáng 2 mặt. Trên cùng một tuyến đường các bảng quảng cáo
phải giống nhau về kích thước, kiểu dáng, chất liệu.
Khi đặt bảng
quảng cáo phải đảm bảo khoảng cách từ vỉa hè đến điểm thấp nhất của bảng quảng
cáo theo phương thẳng đứng là 2m, mép bảng quảng cáo phía ngoài cùng cách đường
xe chạy tối thiểu 0,5m. Đồng thời các bảng quảng cáo không làm ảnh hưởng hoặc
che khuất tầm nhìn của các biển báo hiệu của tuyến đường.
+ Khoảng cách
giữa 2 bảng quảng cáo liền kề là 30m.
- Địa điểm: Tại lề đường trên đường
tỉnh, đường huyện và nội thành, nội thị.
* Đối với đường không
có vỉa hè: Biển quảng cáo đặt cách mép đường hiện hữu tối thiểu 3m tính từ mép
ngoài biển quảng cáo và phải đảm bảo khoảng cách từ lề đường đến điểm thấp nhất
của biển quảng cáo theo phương thẳng đứng là 2m.
2.3.5 Bảng
quảng cáo đặt tại các trung tâm thương mại,
siêu thị, chợ…
- Quy cách:
+ Vị trí: Đặt
tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…
+ Diện tích: Tùy theo không gian, vị trí có diện tích cụ thể nhưng không
được vượt quá 40 m2 .
+ Chất liệu,
kiểu dáng: Bảng chiếu sáng hoặc không chiếu sáng, 01 mặt, 02 mặt bảng tùy theo vị trí, điều
kiện cụ thể.
+ Khoảng cách
giữa các bảng: Tùy theo điều kiện thực tế nhưng phải đảm bảo các quy định sau
đây phải đặt ngoài đất của đường bộ, không gây ảnh hưởng đến an toàn giao
thông, không che khuất tầm nhìn các biển báo hiệu của tuyến đường, lối thoát hiểm.
3. Màn hình
chuyên quảng cáo: Màn hình LED, màn hình LCD và các hình thức tương tự
3.1. Màn
hình LED và các hình thức tương tự:
a. Quy
cách:
- Vị trí: Từ
mép đường đến cạnh gần đường nhất của màn hình, tối thiểu là 05m.
- Diện tích: Tối
đa 100 m2 một mặt.
- Chiều cao:
Phù hợp với địa điểm lắp đặt, tối đa 10m tính từ mặt đất đến cạnh dưới của màn
hình.
- Kiểu dáng và
một số quy định khác: Một cột trụ hoặc ốp sát tường đảm bảo mỹ quan đô thị;
không được dùng âm thanh, không kết nối internet, không online; đảm bảo tối thiểu
6 ngày trong tháng tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị.
b. Địa điểm,
số lượng:
- Địa điểm:
Đặt bên ngoài ở vị trí trung tâm
siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, khách sạn, sân thể thao, trung tâm hoạt động
văn hóa, thể thao đa năng, tòa nhà cao ốc,… đảm bảo an toàn giao thông và quy
chuẩn kỹ thuật do Bộ Xây dựng ban hành.
- Số lượng: Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa điểm.
3.2. Màn
hình LCD:
a. Quy
cách:
- Vị trí: Đặt
trong siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, khách sạn, sân thể thao, bệnh viện,
phương tiện vận tải, trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao đa năng, tòa nhà cao
ốc, thang máy…
- Diện tích: Tối
đa 42 inch.
- Chiều cao:
Tương xứng với tầm nhìn người xem.
- Kiểu dáng:
Thống nhất trong từng khu vực, được dùng âm thanh nhưng không vượt quá độ ồn
cho phép theo nhưng không vượt quá độ ồn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về tiếng ồn.
b. Số lượng: Tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa điểm sẽ cho
phép lắp đặt số lượng màn hình cho phù hợp.
4. Bảng
thông tin quảng cáo (quảng cáo rao vặt)
- Đặt tại
Trung tâm VHTT các huyện, thị xã, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng
xã, phường, thị trấn: 01 bảng / trung tâm) ; kích thước: 3m x 6m; 1.2m x
3m; 1.5 m x 3m; 2m x4m.
5. Băng rôn
ngang, băng rôn dọc
5.1. Băng
rôn ngang:
* Quy cách:
+ Vị trí: Treo
ở các vị trí cụ thể trên các tuyến đường chính trong nội ô, trung tâm.
+ Kích thước:
Rộng từ 0.8m – 0.9m x dài từ 7m -10m
Tuy nhiên tùy
theo nội dung quảng cáo và kích thước thực tế của đường phố, kích thước băng
rôn có thể điều chỉnh nhưng không lớn hơn hoặc nhỏ hơn 20% diện tích theo quy định trên.
+ Chiều cao: Tối
thiểu là 4,75m (theo phương thẳng đứng) tính từ mặt đường đến võng thấp nhất của
băng rôn. Nếu tại địa điểm treo có trụ cột treo băng rôn hai bên đường thì chiều
cao từ mặt đường đến đỉnh trụ cột tối thiểu là 07m.
* Riêng đối với
băng rôn ngang có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội
phải theo các quy định sau:
+ Logo quảng
cáo đặt ở phía bên phải của băng rôn.
+ Diện tích thể
hiện của logo quảng cáo không quá 20% diện tích của băng rôn ngang.
5.2. Băng
rôn dọc (phướn):
a. Quy
cách:
+ Vị trí: Tại
các cột đèn chiếu sáng ở dải phân cách và cột đèn chiếu sáng ở hai bên đường.
+ Kích thước,
quy cách: Dài từ 1.5m - 2m x rộng từ 0.6m – 0.8m; logo quảng cáo đặt ở phía dưới
cùng chiếm không quá 20% diện tích của băng rôn dọc.
+ Chiều cao: Từ
mặt dải phân cách hoặc mặt đường đến cạnh đáy tối đa là 1.4m.
+ Khoảng cách:
Một trụ đèn treo 01 phướn.
* Riêng đối với
băng rôn dọc có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải
theo các quy định sau:
+ Logo quảng
cáo đặt ở phía dưới của băng rôn.
+ Diện tích thể
hiện của logo quảng cáo không quá 20% diện tích của băng rôn dọc.
b. Địa điểm:
thực hiện theo biểu 3
6. Biển hiệu
của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh
6.1. Hình
thức, vị trí, kích thước
a) Hình thức: Biển hiệu phải bảo đảm vẻ mỹ quan
b) Vị trí,
kích thước:
- Vị trí: Biển
hiệu không được che chắn không gian thoát hiểm, cứu hỏa; không được lấn
ra vỉa hè, lòng đường, ảnh hưởng đến giao thông công cộng, không che khuất tầm
nhìn các biển báo hiệu của tuyến đường, lối thoát hiểm (đối với các biển quảng
cáo đặt tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, trung tâm
thương mại, chợ...) và được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Kích thước:
+ Đối với biển
hiệu ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét (m), chiều dài không vượt quá chiều
ngang mặt tiền nhà;
+ Đối với biển
hiệu dọc thì chiều ngang tối đa là 01 mét (m), chiều cao tối đa là 04 mét (m)
nhưng không vượt quá chiều cao của tầng nhà nơi đặt biển hiệu.
* Đối với biển hiệu có
diện tích một mặt trên 20 m2 trở lên phải có giấy phép xây dựng công trình.
6.2. Nội
dung:
a) Tên cơ quan
chủ quản trực tiếp (nếu có);
b) Tên cơ sở sản
xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Địa chỉ, điện
thoại.
* Việc thể hiện
chữ viết trên biển hiệu phải thể hiện bằng tiếng Việt, trừ trường hợp: Nhãn hiệu
hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ
ngữ đã được quốc tế hóa không thể thay thế bằng tiếng Việt.
Trong trường hợp
sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một biển hiệu thì khổ chữ nước
ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng
Việt.
7. Đoàn người
thực hiện quảng cáo
Đoàn người thực
hiện quảng cáo phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội; tuân thủ
các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo và quy định khác của pháp luật có
liên quan.
8. Quảng
cáo bằng loa phóng thanh và các hình thức tương tự
Quảng cáo bằng
loa phóng thanh và các hình thức tương tự không được vượt quá độ ồn cho phép
theo quy định của pháp luật về môi trường; không được quảng cáo tại trụ sở cơ
quan, đơn vị lực lượng vũ trang, trường học, bệnh viện; không được quảng cáo
trên hệ thống truyền thanh phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã, phường, thị trấn;
không được quảng cáo bằng loa phóng thanh gắn với phương tiện giao thông và các
phương tiện di động khác tại các phường trong khu vực thị xã Tây Ninh.
9. Quảng cáo trên các
phương tiện giao thông
Quảng cáo trên phương
tiện giao thông phải tuân thủ các quy định của quảng cáo và giao thông.
Không được thể hiện sản
phẩm quảng cáo ở mặt trước, mặt sau và trên nóc của phương tiện giao thông. Sản
phẩm quảng cáo không được vượt quá 50% diện tích mỗi mặt được phép quảng cáo của
phương tiện giao thông. Việc thể hiện biểu trưng, lô-gô, biểu tượng của chủ
phương tiện giao thông hoặc hãng xe trên phương tiện giao thông phải tuân thủ
các quy định của pháp luật về giao thông.
Phần III
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
I. Lộ trình thực hiện
Để việc thực
hiện Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2013-
2015, định hướng đến năm 2020 đạt hiệu quả cao và đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ
đề ra. Phân kỳ thực hiện quy hoạch theo các giai đoạn, cụ thể như sau:
1. Giai đoạn 1 (2013-2014):
- Triển khai quy hoạch;
- Khắc phục hiện
trạng trái với quy hoạch;
- Tập trung thực
hiện tại các khu vực trọng điểm.
2. Giai đoạn
2 (2015-2016):
- Tiếp tục triển
khai thực hiện quy hoạch rộng khắp trên địa bàn tỉnh;
- Sơ kết đánh
giá việc thực hiện quy hoạch;
- Bổ sung, điều
chỉnh quy hoạch ( theo nhu cầu phát triển của xã hội và quy định pháp luật có
liên quan).
3. Giai đoạn
3 (2017- 2020):
- Tiếp tục triển
khai thực hiện quy hoạch;
- Tổng kết
đánh giá việc thực hiện quy hoạch.
II. Nguồn lực thực hiện
1. Đối với các
hình thức quảng cáo có mục đích sinh lời (quảng cáo thương mại): Thực hiện 100%
từ nguồn kinh phí xã hội hóa
2. Đối với các
hình thức quảng cáo không sinh lời (tuyên truyền cổ động chính trị): Thực hiện
từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà nước và xã hội hóa.
III. Trách nhiệm các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện,
thị xã
1. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch.
Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn
tỉnh, có trách nhiệm theo dõi; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
công bố quy hoạch, niêm yết công khai quy hoạch tại trụ sở UBND các cấp; tăng
cường công tác quản lý nhà nước và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
quy hoạch.
Tổ chức, hướng
dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh, tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động trong cộng đồng chấp hành, thực
hiện tốt quy định của pháp luật về quảng cáo.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng ở địa phương tổ chức việc
thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm
quyền.
Báo cáo định kỳ
với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc triển khai thực
hiện quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Xây dựng
Sở Xây dựng hướng
dẫn quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện ngoài trời do Bộ Xây dựng ban hành.
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch trong công tác hướng dẫn và cấp giấy phép xây dựng quảng cáo ngoài
trời trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo quy định.
3. Sở Y tế
Phối hợp với Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện quản
lý nhà nước về hoạt động quảng cáo có nội dung
liên quan.
Tiếp nhận hồ
sơ từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận
hồ sơ đăng ký quảng cáo sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, trang thiết bị y tế theo cơ
chế một cửa liên thông.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện quản
lý nhà nước về hoạt động quảng cáo.
Tiếp nhận hồ
sơ từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thẩm định và cấp giấy chứng nhận hồ sơ
đăng ký quảng cáo cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa liên thông liên quan
đến lĩnh vực quản lý về nông nghiệp.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan triển khai quy hoạch; đề xuất xử lý các doanh nghiệp vi phạm về quảng
cáo theo quy định.
6. Sở Giao thông vận tải
Phối hợp với Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện triển
khai thực hiện quy hoạch.
Tham gia xây dựng
quy hoạch các loại hình quảng cáo; thỏa thuận bằng văn bản về địa điểm, các
phương tiện, nội dung quảng cáo theo quy định quản lý chuyên ngành.
7. UBND các
huyện, thị xã
Phối hợp với
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện
Quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện chức
năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực quảng cáo, về hoạt động quảng cáo trên địa
bàn; tổ chức công bố niêm yết công khai quy hoạch. Tăng cường công tác thanh,
kiểm tra và xử lý các vi phạm về quảng cáo theo thẩm quyền.
Trong quá
trình triển khai thực hiện thường xuyên sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm trong tổ
chức thực hiện, trên cơ sở đó xem xét, tổng hợp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh để có sự điều chỉnh quy hoạch theo từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển
của địa phương./.
BIỂU SỐ 1
( Thực hiện quy định tại tiết b,
khoản 2.1, điểm II, phần II)
STT
|
Huyện/ Thị xã
|
Vị trí
|
1
|
Bến Cầu
|
- Đường Bến Đình –
Phà Bến Đình (thuộc xã Tiên Thuận xã Cẩm Giang)
- Khu dân cư Tây Nam
- Đường tỉnh 786
(các tuyến đường trung tâm)
|
2
|
Châu Thành
|
- Khu công nghiệp
Thanh Điền
- Cụm công nghiệp
Ninh Điền, Hòa Hội
- Khu trung tâm
thương mại huyện
- Hương lộ 23
- Dọc 2 bên đường tỉnh
lộ 786
|
3
|
Dương Minh Châu
|
- Dọc 2 bên đường 781
- Ngã tư Cầu Khởi
- Ngã ba Đất Sét
- Đập Tân Hưng (cống
Bàu Vuông)
- Ngã ba Khedol
- Ngã ba Bàu Cốp
- Vòng xoay cầu K13
- Ngã ba đập chính
- Đường tỉnh 784
(DMC):
+ Ngã 3 cầu Trường
Long
+ Ngã ba Bình Linh
+ Kênh Bến Đình
|
4
|
Gò Dầu
|
- Ngã ba Cây Xoài
- Đường Thị trấn đi
Phước Đông, Phước Thạnh, Bàu Đồn
|
5
|
Hòa Thành
|
- Dọc hai bên đường Nguyễn Lương Bằng
- Dọc hai bên đường
Phạm Hùng.
- Ngã ba Sân Bay Trường
Hòa
|
6
|
Tân Biên
|
- Đường tỉnh 785
- Quốc lộ 22B: Từ
Nghĩa trang liệt sĩ Tân Biên đến giáp ranh thị trấn
- Từ Trường THPT Trần
Phú (đường 30/4) đến ngã ba chợ cũ
|
7
|
Tân Châu
|
- Đường tỉnh 785 :
+ Ngã tư Tân Hưng
+ Ngã ba Tân Hiệp
+ Ngã ba Tân Đông
- Đường tỉnh 794:
+ Ngã ba Suối Ngô
+ Ngã ba Nhà máy xi
măng FiCo
|
8
|
Trảng Bàng
|
- Đường tỉnh 782 (
đoạn Trảng Bàng – Gò Dầu)
- Đường tỉnh 787A
(đoạn chợ mới giáp ranh Long An)
- Đường tỉnh 787B
(đoạn ngã 3 Hai Châu đi xã Lộc Hưng, Hưng Thuận, Đôn Thuận)
|
9
|
Thị xã
|
- Dọc hai bên đường
tỉnh 799 ( lộ Bình Dương): nối Thị xã và Hòa Thành, dài 12km.
- Dọc hai bên đường
Trưng Nữ Vương: Từ ngã tư đường 30/4 (trường THPT Trần Hưng Đạo) đến ngã 3
nhà máy bê tông ly tâm giáp QL 22B, dài 3,25 km
- Dọc 2 bên Đường
Tua Hai: Từ ngã tư Công An Thị xã đến ngã tư Bình Trung (ĐT 798), dài 1,8 km
- Cụm công nghiệp Thạnh
Tân
- Cụm công nghiệp
Tân Bình
- Đường vào xã Tân
Bình
- Dọc hai bên đường
tỉnh 798: Từ ngã 4 Bình Trung (QL 22B) đến ĐT 785, dài 3 km
|
BIỂU 2
( Thực hiện quy định tại tiết b,
khoản 2.3, điểm II, phần II)
STT
|
Huyện/ Thị xã
|
Vị trí
|
1
|
Bến Cầu
|
- 5 chợ biên giới: Lợi
Thuận, Long Thuận, Tiên Thuận, Long Khánh, Long Phước
- Khu Kinh tế cửa khẩu
Mộc Bài
- Các tuyến đường
trung tâm của xã (tỉnh lộ 786)
|
2
|
Châu Thành
|
- Các tuyến đường
trung tâm thị trấn huyện
- Hương lộ 1, 23, 7
- Đường Tua Hai
- Các tuyến đường
trung tâm của xã
|
3
|
Dương Minh Châu
|
- Ngã ba Suối Đá
- Ngã ba Phước Ninh
- Ngã ba Bàu Dài
- Cụm công nghiệp
DMC (ngã ba Cây Me)
|
4
|
Hòa Thành
|
- Dọc theo 2 bên đường
Lý Thường Kiệt
- Dọc theo 2 bên đường
Tôn Đức Thắng
- Dọc 2 bên đường An
Dương Vương
- Dọc 2 bên đường
Nguyễn Văn Linh
- Dọc 2 bên đường
Nguyễn Huệ
|
5
|
Gò Dầu
|
- Đường Hùng Vương
- Trung tâm thương mại
huyện
- Ngã 3 Cây Xoài
|
6
|
Tân Biên
|
- Đường 785: 4 bảng
- Quốc lộ 22B: Từ
NTLS Tân Biên đến giáp ranh thị trấn
- Từ đường Trần Phú
- ngã 3 chợ cũ
- Tại cửa khẩu Xa
Mát
|
7
|
Tân Châu
|
- Dọc theo đường
Nguyễn Thị Định
- Dọc theo đường Tôn
Đức Thắng
- Dọc theo đường Trần
Văn Trà
- Dọc theo đường Lê
Duẩn
- Ngã tư thị trấn
|
8
|
Trảng Bàng
|
- Ngã ba Hai Châu
- Ngã ba Cây Dương
- Ngã ba Lộc Thành –
Lộc Dương
- Ngã tư Bố Heo
- Kinh Trảng Bàng (
trước đền thờ Ông Cả Đặng Văn Trước)
- Ngã ba An Khương
|
9
|
Thị xã
|
- Dọc hai bên đường
Đại lộ 30/4
- Dọc hai bên đường
Nguyễn Chí Thanh
- Dọc hai bên đường
Nguyễn Trãi
- Dọc 2 bên đường
Cách mạng Tháng Tám
- Dọc 2 bên đường
Nguyễn Thái Học
- Dọc 2 bên đường Võ
Thị Sáu
- Dọc 2 bên đường
Hoàng Lê Kha
- Dọc 2 bên đường
Ngô Tùng Châu và Lạc Long Quân.
|
BIỂU 3
( Thực hiện quy định tại tiết b,
khoản 5.2, điểm II, phần II )
TT
|
Tuyến đường
|
Số lượng tối đa
|
Băng rôn
|
Phướn
|
I
|
Huyện Bến Cầu
|
|
|
1
|
Các giao lộ thị trấn
|
02
|
50
|
2
|
Đường Xuyên Á
|
|
100
|
II
|
Huyện Châu Thành
|
|
|
01
|
Đường tỉnh 781
|
05
|
100
|
02
|
Thị trấn Châu Thành
|
05
|
50
|
03
|
Hương lộ 1, Hương lộ
23, Hương lộ 7
|
02
|
100
|
04
|
Đường Tua Hai
|
03
|
100
|
05
|
Đường 786 (đoạn từ
xã Thanh Điền - đến xã Long Vĩnh)
|
04
|
100
|
06
|
Đường 796
|
02
|
100
|
III
|
Huyện Dương Minh
Châu
|
|
|
1.
|
Cầu Kênh 13 ( giao lộ
đường 781 và Khedol của xã Phan)
|
02
|
50
|
2.
|
Ngã ba Bờ hồ (giao lộ
đường 781 và Bờ hồ Bàu Vuông)
|
02
|
50
|
3.
|
Ngã ba Đất sét (giao
lộ đường 784, Bến Củi và Trà Võ)
|
02
|
50
|
4
|
Dọc theo bên đường
785 (ngã ba Suối Đá-ngã ba bờ Hồ)
|
03
|
50
|
IV
|
Huyện Gò Dầu
|
|
|
1
|
Đường Xuyên Á (Trâm
Vàng-Thanh Phước)
|
03
|
100
|
2
|
Quốc lộ 22B
|
|
50
|
3
|
Xung quanh khu vực
công viên huyện Gò Dầu
|
02
|
50
|
4
|
Trung tâm VHTT huyện
|
03
|
50
|
V
|
Huyện Hòa Thành
|
|
|
1
|
Đường Nguyễn Du
|
01
|
50
|
2
|
Đường Hai Bà Trưng
|
01
|
50
|
3
|
Đường Trương Quyền
|
01
|
50
|
4
|
Đường Tôn Đức Thắng
|
02
|
50
|
5
|
Đường Nguyễn Văn
Linh
|
04
|
50
|
6
|
Đường Phạm Văn Đồng
(đoạn từ giao lộ đường Nguyễn Thái Học – đường Âu Cơ đến giao lộ đường Phạm
Văn Đồng - Lý Thường Kiệt – Phạm Hùng)
|
01
|
100
|
8
|
Đường Ngô Thời Nhiệm
|
01
|
50
|
9
|
Đường Phan Văn Đáng
|
01
|
50
|
10
|
Đường Bùi Thị Xuân
|
01
|
50
|
11.
|
Đường Huỳnh Thanh Mừng
|
01
|
50
|
VI
|
Huyện Tân Biên
|
|
|
1.
|
Đường Nguyễn Chí
Thanh
|
02
|
50
|
2.
|
Quốc lộ 22B
|
03
|
100
|
3.
|
Đường 30/4
|
01
|
50
|
VII
|
Huyện Tân Châu
|
|
|
1.
|
Đường Lê Duẩn
|
03
|
50
|
2.
|
Đường Tôn Đức Thắng
|
03
|
50
|
3.
|
Đường Trần Văn Trà
|
02
|
50
|
5
|
Đường Nguyễn Thị Định
|
02
|
50
|
6
|
Dọc theo đường 785
|
02
|
100
|
VIII
|
Huyện Trảng Bàng
|
|
|
1
|
Quốc lộ 22B
|
03
|
100
|
2
|
Ngã 4 Trảng Bàng
|
02
|
50
|
3
|
Ngã ba Hai Châu
|
02
|
50
|
4
|
Đường Xuyên Á
|
03
|
100
|
5
|
Sân Vận động Trảng
Bàng
|
02
|
50
|
6
|
Đường Nguyễn Văn Rốp
|
|
50
|
7
|
Tỉnh lộ 6
|
|
100
|
IX
|
Thị xã
|
|
|
1
|
Đường 30/4 (đoạn từ
giao lộ đường 30/4 - Trường Trần Hưng Đạo – Trưng Nữ Vương đến giao lộ Lạc
Long Quân – 30/4)
|
12
|
150
|
2
|
Đường 30/4 (đoạn từ
giao lộ đường 30/4 - Trần Hưng Đạo đến đường Bời Lời)
|
02
|
50
|
3
|
Đường Lê Lợi
|
01
|
50
|
4
|
Đường 30/4 (đoạn từ
giao lộ 30/4 – Cách Mạng Tháng Tám đến giao lộ 30/4 – Trần Hưng Đạo)
|
|
|
4
|
CMT8 (đoạn từ giao lộ
CMT8 – Nguyễn Chí Thanh đến giao lộ CMT8 - Điện Biên Phủ)
|
03
|
100
|
5
|
Đường Nguyễn Trãi
|
|
50
|
6
|
Đường Võ Thị Sáu
|
|
50
|
7
|
Đường Hoàng Lê Kha
|
02
|
100
|
8
|
Đường Ngô Tùng Châu
|
01
|
100
|
9
|
Đường Lạc Long Quân
|
01
|
50
|
10
|
Đường Võ Văn Truyện
|
02
|
50
|
|
Đường 785 (đoạn giao
lộ 30/4 – Bời Lời đến giao lộ 785- 793)
|
|
|
11
|
Đường 786
|
05
|
100
|
12
|
CMT8 (đoạn từ giao lộ
CMT8 - Võ Văn Truyện đến giao lộ CMT8 - Quốc lộ 22B)
|
|
50
|
13
|
Đường Trưng Nữ Vương
|
|
50
|
14
|
Đường Tua Hai
|
03
|
50
|
15
|
Đường Nguyễn Trọng
Cát
|
02
|
100
|
16
|
Đường Nguyễn Chí
Thanh (đoạn từ giao lộ đường CMT8 - Nguyễn Chí Thanh đến giao lộ đường Nguyễn
Chí Thanh - Phạm Tung).
|
|
50
|