Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 206/QĐ-TTg Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang 2020

Số hiệu: 206/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 02/02/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 206/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chính như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN                   

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch tổng thphát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi phía Bắc; thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực của cả nước; đảm bảo thực hiện liên kết, hợp tác chặt chẽ gia các tiểu vùng trong tỉnh, giữa tỉnh với các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt dọc theo các tuyến hành lang và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Phát huy nội lực của tỉnh cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của trung ương và thu hút các nguồn lực khác để phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực có lợi thế của địa phương và của từng tiểu vùng. Cùng với phát triển ổn định, bền vững cần có nhng khâu đột phá, những vùng động lực trên cơ sở phát huy những lợi thế so sánh của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch.

3. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội; chú trọng phát triển nguồn nhân lực nhất là đối với cán bộ dân tộc thiểu số; xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống của nhân dân giữa các vùng trong tỉnh; phát huy và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí; hỗ trợ phát triển những vùng còn khó khăn, đảm bảo công bằng xã hội; bảo vệ tốt môi trường tự nhiên theo hướng phát triển bền vững.

4. Kết hợp chặt chẽ việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với bảo đảm quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc an ninh nội địa. Duy trì tốt mối quan hệ với các tỉnh láng giềng thuộc khu vực biên giới. Triển khai tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đảm bảo công tác phòng thủ tuyến biên giới phù hợp với đặc điểm của một địa bàn xung yếu trong điều kiện đất nước ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và thế giới; xây dựng biên giới hòa bình, ổn định và hợp tác lâu dài với tỉnh Quảng Tây và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên các lợi thế về điều kiện tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, lịch sử, xã hội và được vận hành trên cơ sở nền hành chính cải cách theo hướng cởi mở. Nâng cao đời sống vật chất của nhân dân, thu nhập bình quân đầu người đạt mức trung bình khá trong khu vực và khoảng cách ngày càng được rút ngắn so với mức trung bình cả nước; đời sống tinh thần được duy trì và phát triển trên cơ sở nền văn hóa đa dân tộc; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội và môi trường sống của người dân luôn được củng cố và cải thiện vững chắc.

2. Các mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a) Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 7,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 600 triệu USD; thu ngân sách trên địa bàn so GDP tăng lên 15% năm 2020.

- Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp chiếm 33%, công nghiệp - xây dựng chiếm 29% và dịch vụ chiếm 38%.

b) Về văn hóa, xã hội:

- Giải quyết việc làm cho khoảng 15.000 - 16.000 lao động/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60% năm 2020.

- Tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên khoảng 1,4% vào năm 2020; giảm hộ nghèo xuống khoảng dưới 5% năm 2020, trung bình mỗi năm giảm từ 3 - 5%.

- Phấn đấu tỷ lệ huy động trẻ từ 3 - 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt trên 99%; trẻ từ 6 - 14 tui đến trường đạt trên 99%; duy trì phổ cập trung học cơ sở bền vững; tỷ lệ trung học phổ thông đạt trên 30% vào năm 2020; tỷ lệ học nghề, cao đẳng, đại học đạt 60% năm 2020.

- Phấn đấu 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; bảo đảm đạt trên 50 giường và 8,8 bác sỹ/1 vạn dân; trên 98% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ; giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 18% năm 2020.

- Tỷ lệ xã, thị trấn có nhà văn hóa theo quy chuẩn đạt 60%; 65% số thôn bản, tổ dân phố đạt danh hiệu Làng Văn hóa; 25% xã đạt chuẩn Văn hóa nông thôn mới, 50% phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

c) Về môi trường:

- Tỷ lệ che phủ của rừng là 60% vào năm 2020 và duy trì tỷ lệ này ở các năm sau đó; tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch cho sinh hoạt đạt 80% năm 2020; số hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn đạt 60% năm 2020.

- Đến năm 2020 đảm bảo 100% chất thải rắn được thu gom và xử lý; 85% số hộ dân cư nông thôn được sử dụng điện lưới.

3. Tầm nhìn đến năm 2030

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 8,5%/năm giai đoạn 2021 - 2025 và khoảng 9,5%/năm giai đoạn 2025 - 2030. GDP bình quân đầu ngưi đạt khoảng 55 triệu đồng vào năm 2025 và 80 triệu đồng vào năm 2030; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 900 triệu USD vào năm 2025 và từ 1,5 đến 2 tỷ USD vào năm 2030; thu ngân sách trên địa bàn so GDP tăng lên 17% năm 2025 và 20% năm 2030. Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp chiếm 25,2%, công nghiệp - xây dựng chiếm 33,5% và dịch vụ chiếm 41,3%.

- Phấn đấu tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên khoảng 1,25% năm 2025 và 1,11% năm 2030; tỷ lệ trung học phổ thông đạt trên 50% năm 2030; tỷ lệ học nghề, cao đẳng, đại học đạt 75 - 80% vào năm 2030. Giải quyết việc làm cho khoảng 18.000 lao động/ năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75% vào năm 2025 và hơn 85% vào năm 2030.

- Duy trì tỷ lệ che phcủa rừng là 60%; tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước sạch cho sinh hoạt đạt 85 % năm 2025 và trên 90% năm 2030; số hộ có công trình vệ sinh hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn đạt 65% năm 2025 và hơn 70% năm 2030; đến năm 2030, phấn đấu 100% số hộ được sử dụng điện.

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Phát triển ngành nông, lâm nghiệp

- Phát triển toàn diện ngành nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn; phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 5,5 - 6% giai đoạn 2016 - 2020 và 6 - 7% giai đoạn 2021 - 2030.

- Nông nghiệp: Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, đưa giống mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao vào sản xuất; xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến các mặt hàng nông sản chủ lực có sức cạnh tranh trên thị trường, trọng tâm là phát triển cây lúa nước và ngô lai; chú trọng phát triển những cây trồng thích hợp với điều kiện của tỉnh như: Cây chè, dược liệu, đậu tương, lạc, hoa hồng, các loại rau; tiếp tục phát triển các loại cây ăn quả như: Cam, quýt, xoài, lê, mận, hồng không hạt... gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Chăn nuôi: Tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi theo lợi thế từng vùng, từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.

- Lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp theo hướng hàng hóa, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; thực hiện tốt dự án bảo vệ và phát triển rừng ở 4 huyện vùng cao núi đá của tỉnh, quy hoạch phát triển vùng rừng nguyên liệu giấy ở Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, Bắc Mê, Hoàng Su Phì và Xín Mần.

- Cây dược liệu: Phấn đấu trở thành vùng sản xuất dược liệu lớn nhất vùng Đông Bắc gắn với chế biến sâu các loại dược liệu sạch có thương hiệu riêng. Bảo tồn 6 khu thiên nhiên với tổng diện tích trên 49,5 ngàn ha, bao hàm 51 loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa; dự kiến đến năm 2020, diện tích dược liệu khoảng 19.419 ha và đến năm 2025 đạt 22.000 ha.

2. Phát triển ngành công nghiệp - xây dựng

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp, xây dựng đạt 10,8% vào năm 2020, trong đó công nghiệp tăng 13,8%/năm, xây dựng 7,4%/năm. Một số ngành công nghiệp chủ yếu như sau:

- Khai thác và chế biến khoáng sản: Khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản gắn liền với các cơ sở chế biến nhằm đáp ứng một số nguyên liệu, nhiên liệu thiết yếu cho sản xuất trong và ngoài tỉnh. Tập trung thăm dò, đánh giá trữ lượng tài nguyên khoáng sản, nghiên cứu đánh giá chi tiết về tiềm năng các loại khoáng sản chủ yếu như: Quặng sắt, quặng mangan, quặng chì - kẽm; đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao mức độ cơ giới hóa các cơ sở sản xuất nhỏ nhằm hạn chế tổn thất tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

Các khoáng sản chính có triển vọng khai thác bao gồm: Quặng sắt, quặng mangan, quặng chì - kẽm và mỏ bauxit

- Chế biến nông, lâm sản, thực phẩm: Tập trung vào các ngành như chế biến lâm sản sản xuất các sản phẩm gỗ xây dựng cơ bản, đồ mộc dân dụng, gỗ bao bì, ván sàn và các sản phẩm nội thất từ ván nhân tạo với công suất khoảng 20.000 m3 sản phẩm/năm; chế biến chè với sản lượng chè được chế biến khoảng 13.000 tn/năm; chế biến thịt bò vàng của 4 huyện vùng cao nguyên đá vùng cao; chế biến dược liệu theo tiến trình phát triển vùng nguyên liệu của tỉnh.

- Sản xuất vật liệu xây dựng: Mở rộng quy mô sản xuất và đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng cho thị trường vật liệu xây dựng trong tỉnh và khu vực. Các sản phẩm chủ yếu là xi măng, gạch tuy nen, gạch không nung, đá, cát, sỏi, ngói, vật liệu lợp, các cấu kiện bê tông...

- Công nghiệp cơ khí, lắp ráp, dịch vụ sửa chữa: Phát triển theo hướng vừa sửa chữa cơ khí, gò hàn, vừa chế tạo nông cụ, sản xuất các thiết bị chế biến nhỏ như chế biến hạt, củ, quả; thiết bị thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch; làm đất trong canh tác nông nghiệp. Đầu tư đổi mới công nghệ lắp ráp sản phẩm, linh kiện mới với chất lượng cao; phát huy năng lực sản xuất và hiệu quả đầu tư của các nhà máy lắp ráp ô tô hiện có trên địa bàn.

- Phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp nông thôn: Khôi phục, nâng cấp công nghệ các ngành nghề thủ công truyền thống, mang tính văn hóa của các vùng dân tộc như dệt lanh, thcẩm, may quần áo dân tộc, mây tre đan; phát triển các nghề sản xuất thủ công nghiệp, hình thành các hiệp hội nghề thủ công nghiệp, tạo điều kiện để mở rộng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường, nâng cao quy mô và giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ; phấn đu đến năm 2020 mỗi huyện có 3 - 4 làng nghề.

- Xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp: Quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mặt bằng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ, thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư sản xuất tại khu công nghiệp Bình Vàng với diện tích khoảng 254 ha. Hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và tiếp tục kêu gọi đầu tư vào các khu công nghiệp Bình Vàng, cụm công nghiệp Nam Quang theo quy hoạch được duyệt.

3. Phát triển ngành thương mại, dịch vụ

- Phát triển các ngành dịch vụ, trọng tâm là thương mại, du lịch và phát triển kinh tế biên mậu theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, mở rộng ngành nghề và giải quyết lao động tại chỗ, đưa dịch vụ thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 12 - 13%/năm thời kỳ 2016 - 2020.

- Thương mại: Phát triển thương mại, dịch vụ phải gắn với việc quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp, các khu du lịch và đô thị mới nhm phát triển đồng bộ và phát triển bền vững. Kết hợp phát triển thương mại truyền thống với đầu tư xây dựng mạng lưới thương mại văn minh, hiện đại thông qua hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị như: Trung tâm thương mại tại thành phố Hà Giang, huyện Vị Xuyên, huyện Bc Quang. Hoàn thiện hệ thống chợ của các thị trấn, phường, xã theo quy hoạch đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của dân cư. Phát triển hệ thống mạng lưới siêu thị và trung tâm thương mại phù hợp với quy hoạch đô thị, đa dạng hóa các loại hình, quy mô và phương thức kinh doanh.

- Kinh tế cửa khẩu: Tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.

- Du lịch: Tập trung phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng để tận dụng và phát huy tốt giá trị của các tài nguyên thiên nhiên, các di tích lịch sử và văn hóa đặc thù của các dân tộc trong tỉnh. Phn đấu đến năm 2020, du lịch Hà Giang trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ, tạo tiền đề đến năm 2030 là ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong nền kinh tế chung của tỉnh với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh; mang bản sắc văn hóa Hà Giang, thân thiện với môi trường, đưa Hà Giang trở thành một trong những địa bàn trọng điểm về du lịch của vùng và của cả nước.

- Các dịch vụ khác: Phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ vận tải, thông tin, bưu điện, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ xã hội khác; đa dạng hóa các hình thức và thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy; phát triển các loại hình giao thông công cộng như taxi, xe buýt; mở rộng mạng lưới dịch vụ phục vụ sản xuất ở nông thôn, tạo điều kiện giúp đỡ nông dân đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

4. Các lĩnh vực xã hội

a) Giáo dục và đào tạo:

- Phát triển toàn diện giáo dục - đào tạo, coi giáo dục đào tạo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để nâng cao dân trí và xây dựng lực lượng lao động có đủ trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị cho hệ thống trường học các cấp, đáp ứng nhu cu dạy và học; đy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy ở các trường học; đa dạng hóa các loại hình giáo dục và đào tạo dạy nghề. Phấn đấu đến năm 2020, 30% số trường đạt chuẩn quốc gia, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các cấp; phát triển mạng lưới đào tạo theo quy hoạch được duyệt.

b) Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng:

- Phát triển hệ thống y tế theo hướng hiện đại và bền vững; gắn y tế chuyên khoa, chuyên sâu với y tế phổ cập, kết hp hài hòa giữa phòng bệnh với phục hồi chức năng, giữa y học cổ truyền với y học hiện đại. Nâng cấp, cải tạo các bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, quy mô 600 giường, bệnh vin Lao và Bệnh phổi, bệnh viện Điều Dưỡng - PHCN, bệnh viện Y - Dược ctruyền tỉnh, bệnh viện Mắt và đầu tư xây dựng mới bệnh viện Phụ Sản - Nhi.

c) Văn hóa, thể dục thể thao:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa các dân tộc đáp ứng chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.

- Phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng, đẩy mạnh hoạt động thể dục, thể thao trường học. Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng của một số môn thể thao mang tính truyền thống và có thế mạnh của địa phương như: Cầu lông, bắn nỏ, đẩy gậy, cờ, bóng bàn.

- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hệ thống sân bãi ở các huyện, thành phố, xã, phường, các khu dân cư. Xây dựng, nâng cấp Trung tâm huấn luyện và thi đấu thdục thể thao thành Khu liên hiệp thể thao cấp tỉnh; xây dựng ở các huyện, thị xã, thành phố có đủ các công trình thể dục, thể thao cơ bản gồm: Sân vận động, nhà tập và thi đấu, bể bơi.

d) Lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội:

- Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt quan tâm đối với đồng bào các dân tộc sinh sống ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề gắn với tạo việc làm; phấn đấu đến năm 2020, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị còn dưới 2%; tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 87%.

đ) Phát triển khoa học - công nghệ:

- Đẩy mạnh việc phát triển và ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Lựa chọn các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để áp dụng vào thực tin như: Ưu tiên các đề tài về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm và hiệu quả; ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong bảo quản, chế biến nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh của nông sản, thực phẩm, đặc biệt là một số sản phẩm mũi nhọn của tỉnh.

5. Phát triển kết cấu hạ tầng

a) Giao thông:

Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông trên địa bàn, bảo đảm tính liên hoàn, liên kết giữa các địa phương trong tỉnh, trong vùng. Đầu tư phát triển giao thông cho các đô thị, các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung, các vùng định canh định cư và vùng biên giới gắn với quốc phòng an ninh.

- Đường bộ: Đầu tư nâng cấp, cải tạo theo quy hoạch các đường giao thông như: Quốc lộ 2, quốc lộ 279, quốc lộ 34 đoạn từ thành phố Hà Giang đến Khâu Đồn, quốc lộ 4C, quốc lộ 4 đoạn Hà Giang đến Lào Cai, kết nối với đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; nâng cấp một số tuyến lên quốc lộ, quy hoạch đường hệ thống đô thị, kết cấu hạ tầng bến bãi, điểm đỗ dừng xe, đường hành lang biên giới và đường tuần tra biên giới. Xây dựng các tuyến tránh các đường quốc lộ qua các thị trấn huyện.

- Đường thủy: Xây dựng bến đường thủy nội địa tại huyện Bắc Mê phục vụ du lịch và vận chuyển hàng hóa trong vùng hồ thủy điện Na Hang theo tuyến Bắc Mê - Na Hang.

- Đường hàng không: Nghiên cứu quy hoạch phát triển cảng hàng không nội địa trước hết phục vụ vận tải taxi ở Tân Quang, đạt tiêu chuẩn 3C.

b) Cấp điện:

- Tiếp tục đầu tư xây dựng hệ thống thủy điện theo quy hoạch để đến năm 2020 tổng công suất lắp máy của các công trình thủy điện đạt gần 800 MW, sản lượng điện đạt 2,4 đến 2,5 tỷ KWh/năm, bao gồm các hệ thống thủy điện sông Nho Quế, các bậc thủy điện trên sông Lô và sông Chảy, hệ thống thủy điện trên sông Miện.

- Phát triển đồng bộ lưới điện 110 KVA, 220 KVA và các trạm biến áp truyền tải và phân phối đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; xây dựng hệ thống phân phối 35, 22, 10, 0,4 KV và các trạm biến áp trên địa bàn các khu dân cư.

c) Thủy lợi:

- Tập trung nguồn lực đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các hồ chứa nước, các công trình thủy lợi đầu mối, kiên cố hóa hệ thống kênh mương. Ưu tiên đầu tư hệ thống thủy lợi ở các vùng trọng điểm lúa nước được quy hoạch. Hoàn thiện việc sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có, kiên cố hóa hệ thống kênh mương.

- Nghiên cứu đầu tư mới các công trình thủy lợi ở các khu vực có tiềm năng về ngun nước và đất đai tương đối tập trung, chủ yếu là các hồ, đập nhỏ có diện tích từ 10 đến 150 ha; trong đó ưu tiên đầu tư: Cụm công trình thủy lợi Nam Yên Minh, cụm công trình thủy lợi huyện Xín Mần, cụm công trình thủy lợi Đông Yên - Vĩnh Phúc, cụm công trình thủy lợi Bằng Hành 1, cụm công trình thủy lợi Bằng Hành 2, cụm công trình thủy lợi huyện Vị Xuyên, cụm công trình thủy lợi huyện Bắc Mê, cụm 3 xã của Hoàng Su Phì.

d) Cấp nước:

- Tiếp tục đầu tư phát triển nguồn cung cấp nước sạch đạt tiêu chuẩn; xây dựng hệ thống cấp nước cho thành phố Hà Giang với công suất từ 8.000 đến 10.000 m3/ngày đêm; đầu tư xây dựng mới hoặc nâng công suất và hoàn chỉnh hệ thống phân phối nước ở các huyện, đến năm 2020 các thị trấn huyện đều có nhà máy nước công suất từ 1.000 m3/ngày đêm.

- Hoàn thành việc xây dựng các hồ chứa nước tập trung phục vụ sinh hoạt cho đồng bào bốn huyện vùng cao là Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc, Yên Minh.

đ) Thông tin và truyền thông:

- Đẩy mạnh phát triển thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng chương trình, dự án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất theo lộ trình; hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại hình phục vụ, mở rộng mạng lưới truyền dẫn phát sóng đi đôi với ứng dụng công nghệ hiện đại trong các lĩnh vực phát thanh, truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin.

- Phấn đấu đến năm 2020 đầu tư xây dựng xong các trạm truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh; có 250 điểm bưu cục; 100% xã được phủ sóng điện thoại di động; tỷ lệ hộ gia đình có máy tính lên 35% và tỷ lệ người dân được sử dụng internet trên 70%; tỷ lệ sử dụng internet đạt 8 thuê bao /100 dân. Xây dựng và hoàn thiện một số cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh gm: Cơ sở dữ liệu về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thủ tục hành chính quản lý công chức, viên chức; đất đai, tài nguyên, môi trường.

e) Bảo vệ môi trường, xử lý thoát nước thải, chất thải:

- Công tác quản lý, bảo vệ môi trường cần được kiện toàn lại từ tỉnh xuống huyện, xã; thực hiện công tác bảo vệ môi trường đạt hiệu quả hơn, nht là công tác quan trắc chất lượng môi trường; tiếp tục thực hiện tốt các chương trình, dự án nhằm phủ xanh đất trống đi trọc, nâng cao độ che phủ của rừng và tăng chất lượng rừng đa dạng sinh học.

- Đảm bảo kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường, trước mắt tập trung chủ yếu cho công tác xử lý rác thải đô thị, rác thải y tế, rác thải khu công nghiệp; hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị; nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách để kêu gọi tư nhân tham gia xử lý chất thải rắn đô thị.

- Đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải và các trạm xử lý nước thải tại thành phố Hà Giang, các trung tâm huyện lỵ, các khu đô thị, khu công nghiệp theo hướng tách riêng hệ thống thoát nước mưa với thoát nước thải; tiếp tục quy hoạch, xây dựng bãi rác thải tập trung theo tiêu chuẩn ở thành phHà Giang và các trung tâm huyện lỵ với quy mô, địa điểm phù hợp; quy hoạch các nghĩa trang xa dân cư, ngun nước.

6. Quốc phòng, an ninh

- Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm chủ quyền quốc gia, n định chính trị đphát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân kết hp với thế trận an ninh nhân dân. Bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống các loại tội phạm xâm hại đến an ninh quốc gia, đẩy lùi tệ nạn xã hội, kiềm chế tai nạn giao thông.

- Thường xuyên tổ chức huấn luyện chiến đấu, thực hiện diễn tập khu vực phòng thủ, chuẩn bị mọi điều kiện sẵn sàng chủ động trong mọi tình huống để bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc.

- Xây dựng đường biên giới Việt - Trung hòa bình, hữu nghị, mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác về kinh tế, khoa học - kỹ thuật và giáo dục - đào tạo.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN LÃNH THỔ

1. Phát triển các tiểu vùng kinh tế

a) Tiểu vùng thấp:

- Tiểu vùng này gồm: Thành phố Hà Giang và các huyện Bắc Mê, Bc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên. Đây là tiểu vùng động lực phát triển của tỉnh.

- Định hướng phát triển: Thương mại, dịch vụ, phát triển công nghiệp, kinh tế cửa khẩu (khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy). Hình thành các vùng trồng lương thực, chè, đậu tương, cây ăn quả có múi, tp trung thâm canh cao để có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn; phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản; phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, điện tử, điện lạnh, thủ công mỹ nghệ; phát triển thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, phát triển nguyên liệu giấy và công nghiệp sản xuất giy, công nghiệp chế biến chè, chế biến hoa quả, vật liệu xây dựng và thương mại, dịch vụ và du lịch. Vùng này cần tạo ra cơ chế chính sách tốt để khuyến khích mô hình hợp tác công tư hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ như du lịch, y tế, giáo dục.

b) Tiểu vùng núi đất phía Tây:

- Tiểu vùng gồm: Huyện Hoàng Su Phì, huyện Xín Mần và một số xã thuộc huyện Vị Xuyên, Quang Bình và Bắc Quang.

- Định hướng phát triển rừng nguyên liệu, cây công nghiệp như chè, đậu tương gn với công nghiệp chế biến để có sản phẩm hàng hóa; chăn nuôi gia súc như lợn, trâu, dê; phát triển thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo quy hoạch. Nâng cấp cửa khẩu Xín Mần - Đô Long thành cửa khẩu quốc gia để thúc đẩy giao thương của vùng biên giới giữa 2 nước.

c) Tiểu vùng núi cao phía Bắc:

- Tiểu vùng gồm các huyện: Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc và Yên Minh

- Định hướng phát triển chăn nuôi đại gia súc chủ yếu là bò, dê, lợn; phát triển cây lương thực chủ yếu là ngô; cây dược liệu; khai thác di sản tự nhiên của công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn để phục vụ và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước; phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo quy hoạch.

2. Phát triển hệ thống đô thị, dân cư nông thôn:

Phấn đấu tỷ lệ đô thị sẽ tăng lên khoảng 17 - 20% vào năm 2020, 25% năm 2025 và 28 - 30% năm 2030.

- Đô thị trung tâm: Tập trung cơ sở hạ tầng để hoàn thiện tiêu chí đô thị loại III tại thành phố Hà Giang.

- Đô thị có chức năng tổng hợp: Thị trấn Thành Thủy huyện Vị Xuyên, khu đô thị kinh tế của khẩu quốc tế.

- Đô thị trung tâm tiểu vùng gồm: Thị xã Việt Quang huyện Bắc Quang; thị trấn Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì; thị trấn Yên Minh huyện Yên Minh.

- Các đô thị dọc biên giới gồm: Thị trấn Cốc Pài huyện Xín Mần; thị trấn Phó Bảng, thị trấn Đồng Văn huyện Đồng Văn; thị trấn Mèo Vạc huyện Mèo Vạc; thị trấn Yên Minh huyện Yên Minh và thị trn Tam Sơn huyện Quản Bạ.

- Các đô thị khác: Thị trấn Vĩnh Tuy, Hùng An và Tân Quang huyện Bắc Quang; thị trấn Yên Bình, huyện Quang Bình; thị trấn Việt Lâm, thị trn Vị Xuyên huyện Vị Xuyên; th trn Yên Phú huyện Bc ; thị trn Xín Cái huyện Mèo Vạc; thị trấn Bạch Đích huyện Yên Minh.

- Các xã vùng biên: Được quy hoạch gắn kết chặt chẽ với hệ thống đô thị và các điểm dân cư nông thôn trên khu vực biên giới Việt - Trung.

V. DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

(Phụ lục kèm theo)

VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về vốn đầu tư

- Nhu cầu tổng vốn đầu tư thực hiện quy hoạch cho giai đoạn 2016 - 2020 ước tính là 43.000 tỷ đồng.

- Huy động các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn tín dụng, vốn các doanh nghiệp và các nguồn vốn khác. Trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu cho xây dựng kết cấu hạng tầng kinh tế xã hội; sử dụng tốt mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế; tiếp tục nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút các nguồn lực đầu tư, huy động vốn từ khai thác quỹ đất, vốn vay nước ngoài và xã hội hóa đầu tư.

2. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Kết hợp giữa đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại địa phương với thu hút lực lượng lao động chất lượng cao từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu phát triển nhất là các ngành đòi hỏi hàm lượng tri thức cao như công nghệ sinh học, vật liệu mới, công nghệ môi trường, thông tin truyền thông, năng lượng.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo, bao gồm: Đào tạo nghề cho người lao động; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, ngoại ngữ, tin học, đào tạo sau đại học cho đội ngũ cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh cho lực lượng lao động trong các doanh nghiệp và hỗ trợ, khuyến khích chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia trong việc mở các khóa học đào tạo nghvà tạo việc làm cho người lao động; thực hiện các giải pháp giúp người tht nghiệp, người thiếu việc làm có việc làm đầy đủ. Giải quyết hợp lý mi quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển nguồn lực con người và giải quyết việc làm cho người lao động.

3. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn tập trung đầu tư cải tiến công nghệ sản xuất, thay thế các thiết bị lạc hậu, đồng bộ hóa công nghệ trong những ngành có lợi thế của tỉnh như khai thác, chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm, thủy sản; chế biến thực phẩm. Tăng cường liên doanh liên kết với các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu và các trường đại học để tư vấn trong việc cải tiến công nghệ, đầu tư chiều sâu, chuyển giao các công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản phẩm hoặc sản xuất sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.

- Tuyển dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, từng bước nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ khoa học, chuyên viên kỹ thuật của tnh. Vận động các tổ chức, các nhà khoa học tham gia hoạt động và đóng góp vào lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường của tỉnh. Có chính sách ưu đãi, hỗ trợ việc chuyển giao các công nghệ mới, tiên tiến của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

- Khuyến khích các hoạt động bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các hành vi hủy hoại hoặc gây ô nhiễm môi trường, nhất là ở các khu vực đô thị, khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khu dân cư tập trung, khu vui chơi giải trí, du lịch, bệnh viện, bến xe.

4. Giải pháp về cơ chế, chính sách

a) Hỗ trợ phát triển:

- Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn bằng các cơ chế, chính sách ưu đãi khuyến khích trong việc thuê đất, sử dụng đất thực hiện dự án, đền bù giải phóng mặt bằng; có cơ chế phối hợp cụ thể trong quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo hài hòa giữa quốc phòng an ninh và phát trin kinh tế.

- Tiếp tục thực hiện một số giải pháp hỗ trợ sản xuất, nhất là những ngành có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội như công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin, truyền thông và công nghiệp công nghệ cao; đồng thời thực hiện tốt các cơ chế khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kinh tế tư nhân. Khẳng định khu vực kinh tế tư nhân là một bộ phận cu thành quan trọng của nn kinh tế, bảo đảm kinh tế tư nhân bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, hướng kinh tế tư nhân đầu tư phát triển các lĩnh vực có lợi thế, có nhu cầu thị trường, nhất là những lĩnh vực mà kinh tế tư nhân có nhiều điều kiện phát huy. Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, các hộ sản xuất kinh doanh tiếp cận và được vay vốn của các tổ chức tín dụng, quỹ hỗ trợ phát triển.

b) Hỗ trợ các hình thức tổ chức sản xuất:

- Củng cố và phát triển kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã, nhất là ở các vùng trồng trọt, chăn nuôi chuyên môn hóa, phát triển các làng nghề thủ công truyền thống; khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình bằng các chính sách hỗ trợ đào tạo, cung cấp dịch vụ tư vấn và tiếp cận các chương trình vay vốn.

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp công ích đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời các dịch vụ xã hội.

c) Củng cố và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm:

- Quan tâm mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Giảm giá thành, nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường một cách vững chắc; quan tâm hơn nữa việc tạo dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa có tiềm năng phát triển. Nâng cao khả năng tiêu thụ hàng hóa của nông dân. Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tìm kiếm phát triển thị trường.

d) Đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng bộ máy nhà nước các cấp: Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc công tác cải cách hành chính. Thực hiện tốt việc phân công, phân cấp. Cải cách hành chính cần gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, cải cách hành chính đồng bộ ở tất cả các ngành, các cấp và các nội dung, trước hết tập trung cải cách thể chế hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, bố trí đủ nguồn tài chính và nhân lực cho cải cách hành chính; xây dựng hệ thống chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, hiệu lực cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

5. Giải pháp về bảo vệ và phát triển môi trường bền vững:

- Gắn kết chặt chẽ việc bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Các ngành, lĩnh vực hoạt động cần chú trọng đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn tới là: Xây dựng hoặc mở rộng các đô thị, phát triển các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên, chế biến thức ăn chăn nuôi, phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái ở những nơi hệ sinh thái khá nhạy cảm với những tác động môi trường.

- Các giải pháp kỹ thuật cụ thể để giải quyết các vấn đề môi trường trong quá trình trin khai các nội dung của dự án gồm: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do khí thải và tiếng ồn; nâng cấp hệ thống giao thông đô thị; kim soát các loại phương tiện giao thông giảm thiểu khí thải và tiếng ồn từ những hoạt động giao thông; giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước do nước thải; giảm thiu ô nhiễm môi trường đất do sử dụng phân bón hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp; giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

6. Giải pháp về hợp tác liên kết phát triển vùng và hội nhập quốc tế

- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế với mức tăng trưởng cao và ổn định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, cải thiện môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh, khai thác tốt các nguồn lực trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vn đầu tư.

- Có định hướng tổng thể về hội nhập kinh tế quốc tế gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; nâng cao nhận thức của các cấp ủy, của cán bộ, doanh nghiệp và người dân trong tỉnh về hội nhập kinh tế quốc tế và các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển trong giai đoạn tới. Phổ biến rộng rãi kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế liên quan đến các hiệp định kinh tế, thương mại, đầu tư mà Việt Nam đã ký kết, những khó khăn đối với doanh nghiệp khi hội nhập kinh tế quốc tế.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao hoạt động kinh tế đối ngoại và hợp tác đầu tư với các nước hay địa phương của các nước có trình độ phát triển cao hơn và có tiềm năng về thị trường, trình độ khoa học công nghệ phát triển.

- Xây dựng các chương trình hợp tác với các tỉnh vùng Trung du miền núi phía Bc, vùng kinh tế trọng điểm phía Bc, các tỉnh, thành phố lớn của cả nước để huy động nguồn lực khai thác các lợi thế so sánh của tỉnh

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được phê duyệt, tỉnh tổ chức công bố, phổ biến đến các cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn th, các doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh. Căn cứ nội dung của Quy hoạch tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể đkế hoạch thực hiện đạt kết quả.

2. Cụ thể hóa các nội dung của Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện và có đánh giá kết quả đạt được. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện điều chỉnh Quy hoạch.

3. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tổ chức giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế của địa phương với các nhà đầu tư; giới thiệu các chương trình, dự án cần được ưu tiên đầu tư, trong đó chú trọng kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm tạo ra những sản phẩm chủ lực.

Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành khác), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang căn cứ nội dung Quy hoạch được phê duyệt chỉ đạo việc lập, duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, thành phố; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong tỉnh phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh.

2. Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn gắn với các dự án cụ thể để có kế hoạch bố trí vốn đầu tư phù hợp.

3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và pháp luật của Nhà nước trong từng thời kỳ nhằm thu hút, huy động các nguồn lực thực hiện Quy hoạch.

Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang trong quá trình thực hiện Quy hoạch.

2. Phối hợp với tỉnh Hà Giang trong quá trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, lĩnh vực để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của Quy hoạch; xem xét, hỗ trợ tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch. Đẩy nhanh đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Hà Giang đã được quyết định đầu tư.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ,
quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND tỉnh H
à Giang;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách x
ã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ CỦA TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Danh mục chương trình, dự án

I

CHƯƠNG TRÌNH

1

Chương trình mục tiêu hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các địa phương

2

Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững

3

Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững

4

Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư

5

Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo

6

Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

7

Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn

8

Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

9

Chương trình mục tiêu y tế - dân số

10

Chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương

11

Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa

12

Chương trình mục tiêu phát triển hạ tng du lịch

13

Chương trình mục tiêu công nghiệp quốc phòng

14

Chương trình mục tiêu quốc phòng an ninh trên địa bàn trọng điểm

15.

Chương trình phát triển dược liệu tỉnh Hà Giang

II

CÁC D ÁN

1

Kè chống sạt lở Trạm biên phòng, Hải quan biên giới Thượng Phùng huyện Mèo Vạc

2

Xây dựng cơ sở hạ tầng cặp lối mở xã Nghĩa Thuận Việt Nam với Pả Pú Trung Quốc

3

Cải tạo nâng cấp thủy lợi 4 xã biên giới: Thanh Đức, Thanh Thủy, Lao Chải, Xín Chải

4

Cải tạo nâng cấp đường từ trung tâm xã Đường Âm huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang đến giáp ranh xã Yên Th, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bng

5

Đường cứu hộ, cứa nạn xã Nậm Dịch đi xã Nậm Ty huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

6

Cải tạo đường hầm căn cứ chiến đấu Kim Linh

7

Đầu tư cấp nước sinh hoạt trung tâm xã Mậu Duệ

8

Cụm thủy lợi Xuân Minh, huyện Quang Bình

9

Hồ chứa nước Ngòi Hốc, Ngòi Tra, xã Đồng Yên và hồ chứa nước thôn Thống Nhất xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang

10

Kè chống sạt lở xã Yên Cường, huyện Bắc Mê

11

Nâng cấp, cải tạo và kiên cố hóa công trình thủy lợi xã Bạch Đích, huyện Yên Minh

12

Kè chống sạt lở trung tâm xã Kim Thạch, hạ tầng trung tâm xã Kim Thạch, huyện Vị Xuyên

13

Kè bê tông suối Thác Ngoan, xã Phương Thiện, thành phố Hà Giang

14

Sân vận động huyện Quản Bạ

15

Cải tạo nâng cấp đảm bảo an toàn hồ chứa nước Bản Khén xã Lạc Nông; Bản Đuốc xã Yên Phong, xã Phiêng Luông huyện Bắc Mê

16

Cụm thủy lợi miền núi Quang Minh, xã Quang Minh, huyện Bắc Quang

17

Đường trung tâm xã Đường Hồng, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang đi đến xã Thượng Giáp, huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang

18

Đường từ trung tâm xã Lạc Nông đi xã Giáp Trung, huyện Bc Mê

19

Chương trình cải tạo, nâng cấp và xử lý bãi chôn lp rác thải sinh hoạt hợp vệ sinh huyện Bắc Mê

20

Kè chống sạt lở bờ sông Nhiệm, khu vực chợ và dân cư trung tâm cụm xã Niêm Sơn, Mèo Vạc

21

Kè chắn lũ khu vực đầu nguồn Sảng Pả, thị trấn Mèo Vạc

22

Nâng cấp cải tạo đường Km90 (Bắc Quang - Xín Mần) đi cửa khẩu Xín Mần và mốc 198 huyện Xín Mần (giai đoạn 2)

23

Cải tạo nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần

24

Đường hm qua núi Mỏ neo thành phố Hà Giang

25

Kè chống xói lở khắc phục hậu quả thiên tai, mở rộng cửa thoát nước suối Cao Mã Pờ, xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ

26

Đường vào khu du lịch địa chất, đa dạng sinh học và tâm linh Rừng thầnthôn Thiên Hương, thị trấn Đồng Văn

27

Xây dựng cơ sở hạ tng thị xã mới Tân Quang

28

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Bình Vàng

Ghi chú: Về vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các công trình, dự án trong Phụ lục nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong từng giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư phù hợp với nhu cầu, khả năng cân đối và huy động nguồn lực của tỉnh./.

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 206/QD-TTg

Hanoi, February 2, 2016

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF HA GIANG PROVINCE THROUGH 2020, WITH A VISION TOWARD 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the June 19, 2015 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Government’s Decree No. 92/2006/ND-CP of September 7, 2006, on the elaboration, approval and management of socio-economic development master plans; and Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP;

At the proposal of the Chairperson of the People s Committee of Ha Giang province,

DECIDES:

Article 1: To approve the master plan on socio-economic development of Ha Giang province through 2020, with a vision toward 2030 (below referred to as the master plan), with the following principal contents:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The master plan must comply with the national socio-economic development strategy, the master plan on socio-economic development in the northern midland and mountainous region, and must be consistent with sectoral master plans, ensure the close linkage and cooperation among areas in the province, between the province and other localities across the country, especially those along the corridors, and in pace with the international economic integration process.

2. To bring into play the province’s internal resources in addition to the central government’s investment and support and the attraction of other resources for fast development of advantageous sectors in the province and each of its sub-regions. Along with stable and sustainable development, the province needs breakthroughs and development-driving areas drawing on its comparative advantages in natural resources and tourism.

3. To closely combine economic and socio-cultural development; to attach importance to the development of human resources, especially ethnic minority staff; to eliminate hunger and reduce poverty and improve the people’s living conditions; to gradually narrow the sap in living conditions among areas in the province; to uphold and preserve national cultural identity and increase the people’s knowledge; to support the development of difficulty-stricken areas, ensuring social justice; to effectively protect the natural environment for sustainable development.

4. To closely combine economic and socio-cultural development with national defense and security maintenance and local security consolidation. To maintain good ties with neighboring border provinces. To effectively perform national defense and security tasks, safeguarding the borderline in a way suitable to the features of an important locality in the process of deep and wide integration in regional and global economies; to build a border of peace, stability and long-term cooperation with China’s Guangxi and Yunnan provinces.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

To develop and restructure the economy toward modernization and industrialization based on advantages of natural resources, geographical position, historical and social conditions that is operated based on administrative reform toward openness. To improve the people’s material life and raise the average per-capita income to above the average level in the region and narrow the gap with the country’s average level; to maintain and develop the people’s spiritual life based on the multi-national culture; to maintain national defense" and security and social order and consolidate and firmly improve the people’s living environment.

2. Specific targets through 2020

a/ Economic targets:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Economic structure: The agricultural sector will make up 33%, the industry-construction sector, 29%, and the services sector, 38%.

b/ Cultural and social targets:

- To generate jobs for 15,000-16,000 people per year; the rate of trained workers will be 60% by 2020.

- The natural population growth rate will be around 1.4% by 2020; the rate of poor households will decrease to below 5% by 2020 or an average of 3-5%/year.

- To draw more than 99% of children aged 3-5 years to kindergartens; and more than 99% of children aged 6-14 to schools; to sustainably maintain the universalization of lower secondary education; the rate of upper secondary students will surpass 30% by 2030, and the rate of vocational training, collegial and university students will be 60% by 2020.

- The rate of communes meeting national health standards will be 100%; the numbers of patient beds and doctors will be over 50 and 8.8 per 10,000 people, respectively; more than 98% of under-one children will be fully vaccinated; to reduce the malnutrition rate among under-five children to below 18% by 2020.

- Sixty percent of communes and townships will have standard cultural houses; 65% of hamlets, villages and street quarters will be awarded the Culture Village title; 25% of communes will attain the new countryside cultural standards; and 50% of wards and townships will reach urban civilization standards.

c/ Environmental targets:

- The forest coverage rate will be 60% by 2020 and will be maintained in the following years, 80% of rural population will have access to clean water and the rate of rural households with sanitary latrines will be 60% by 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Vision toward 2030

- The average economic growth rate will be around 8.5%/year in the 2021-2025 period and around 9.5%/year in the 2025-2030 period. The average per-capita GDP will reach around VND 55 million by 202 5 and VND 80 million by 2030; import-export turnover will reach USD 900 million by 2025 and between USD 1.5-2 billion by 2030; the local budget collection compared with GDP will increase to 17% by 2025 and to 20% by 2030. Regarding economic structure, the proportion of the agricultural sector will be 25.2%, that of the industry-construction sector, 33.5%, and that of the services sector, 41.3%.

- The natural population growth rate will be around 1.25% by 2025 and 1.11 % by 2030. The rate of upper secondary students will surpass 50% by 2030 and the rate of vocational training, collegial and university students will be 75-80% by 2030. To generate jobs for around 18,000 people per year; and the rate of trained workers will be 75% by 2025 and over 85% by 2030.

- To maintain the forest coverage rate of 60%, the rate of rural population using clean water will be 85% by 2025 and over 90% by 2030; the number of rural households with sanitary latrines will be 65% by 2025 and more than 70% by 2030. By 2030, all households will have access to the national power grid.

III. ORIENTATIONS FOR SECTORAL DEVELOPMENT

1. Agriculture and forestry development:

- To comprehensively develop agriculture and forestry toward commodity production associated with the process of agricultural and rural industrialization and modernization; to attain the growth rate of 5.5-6% in the 2016-2020 period and 6-7% in the 2021-2030 period.

- Agriculture: To speed up intensive farming for higher yield, put new high-yield, high- quality and high-effectiveness varieties into production; to develop material zones associated with processing major farm products with competitive edge in the market, focusing on the development of wet rice and hybrid maize; to concentrate on the development of plants suitable to the province’s conditions such as tea, medicinal plants, soya bean, groundnut, rose and vegetables; to continue developing fruit frees like orange, tangerine, mango, pear, plum and seedless persimmon in association with consumption markets.

- Animal raising: To focus investment on developing animal raising based on each area’s advantages, step by step turn animal raising into a major agricultural production activity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Medicinal plants: To become the biggest northeastern medicinal plant production zone combined with intensive processing of chemical-free medicinal plants with their own trademarks. To conserve six nature reserves covering more than 49,500 hectares with 51 endangered precious and rare medicinal plant species. The acreage under medicinal plants will reach around 19,419 hectares by 2020 and 22,000 hectares by 2025.

2. Industry-construction development

- To attain an average industry-construction growth rate of 10.8% by 2020 in which industry will grow 13.8%/year and construction, 7.4%/year. Some major industries will be developed as follows:

- Mining and mineral processing: To rationally exploit and use minerals associated with processing facilities in order to provide a number of essential materials and fuels to production in and outside the province. To focus on exploring and assessing mineral reserves, and study and make detail assessments of major mineral deposits such as iron ore, manganese ore and lead-zinc ore; to invest in technological renewal and raise the mechanization level at small production establishments to minimize loss of natural resources and protect the eco-environment.

Major minerals with mining prospects include iron ore, manganese ore, lead-zinc ore and bauxite mines.

- Agricultural and forest product and food processing: To concentrate on timber processing with an annual capacity of20,000 m3 of basic timber products for construction, household wood products, wooden packages, floorboard and interior products from artificial wood planks; tea processing with an annual capacity of around 13,000 tons; beef processing in four mountainous districts; and medicinal plant processing in line with the development of the province’s material zones.

- Construction material production: To expand production scale and renew technologies so as to meet provincial and regional markets’ demand for construction materials. Major products will be cement, tunnel brick, non-baked brick, stone, sand, gravel, roofing tile and materials, concrete components.

- Mechanics, assembling and repair service will be developed in the direction of mechanical repair, welding and manufacturing of farm tools and small seed, tuber and fruit processing equipment, harvest and post-harvest preservation equipment, and soil preparation equipment in farming. To invest in renewing technologies for high-quality product and part assembling; to bring into play the manufacturing capacity and increase the investment efficiency of the province’s existing automobile assembly plants.

- Handicraft and rural industry development: To restore and upgrade technologies of traditional handicrafts imbued with ethnic culture such as flax cloth and brocade weaving, making of traditional costumes of ethnic groups, and rattan and bamboo products; to develop crafts and establish crafts associations, facilitating the expansion of the connection of production, consumption and market development as well as expanding and increasing the value of the export of handicraft and fine arts products; each district will have 3-4 craft villages by 2020.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Trade and service development

- To develop services with focus on trade, tourism and cross-border economic development toward the diversification of types of services to serve production and people’s livelihood, expand trades and generate jobs for local people, turning services into the province’s important economic sector. To attain a growth rate of 12-13%/year in the 2016-2020 period.

- Trade: To combine trade and service development and the planning of industrial parks and clusters, tourist zones and new urban centers for comprehensive and sustainable development. To combine traditional trade development and investment in building a civilized and modem trade network of trade centers and supermarkets like trade centers in Ha Giang city, Vi Xuyen district and Bac Quang district. To complete the system of markets in townships, wards, and communes under planning to satisfy residents’ production and consumption demands. To develop the system of supermarkets and trade centers in line with the urban plan, diversify business types, scales and methods.

- Border-gate economy: To concentrate on developing the Thanh Thuy international border-gate economic zone.

- Tourism: To focus on developing ecological, cultural and community-based tourism to take advantage and bring into play the value of natural resources and specific historical and cultural relics of ethnic minorities in the province. Ha Giang tourism will become an important component in the service sector by 2020, creating a pre-condition for tourism to become an industry holding an important role in the provincial economy with synchronous physical and technical foundations and competitive high-quality, diversified and environment-friendly products with trademarks and Ha Giang cultural identity, making Ha Giang one of the key tourist localities in the region and the country.

- Other services: To synchronously develop other services such as finance, banking, insurance, transport, information, post, technical consultation, technology transfer and other social services; to diversify forms of and economic sectors participating in goods transport by road and waterway; to develop various forms of public transport such as taxi and bus; to expand the network of services for rural production, helping farmers promote commodity production and rural economic restructuring.

4. Social fields

a/ Education and training:

- To comprehensively develop education and training, regarding education and training as the primary task to improve people’s knowledge and build a qualified workforce meeting future development requirements. To pay attention to making investment in building physical foundations and procuring equipment for schools at all levels, meeting teaching and learning requirements; to step up the application of information technology to school management and teaching; to diversify types of vocational education and training. By 2020, 30% of schools will meet national education standards and teachers at all levels will meet prescribed standards; to develop the training network under the approved plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To develop a modem and sustainable health system; to combine specialized and general medicine, harmoniously combine disease prevention and physical rehabilitation, and traditional medicine and modem medicine. To upgrade the provincial general hospital to have 600 beds, the tuberculosis and lung disease hospital, the convalescence-physical rehabilitation hospital, the provincial traditional pharmacy-medicine hospital and the eye hospital, and build a new obstetrics and pediatrics hospital.

c/ Culture, sports and physical training:

- To further speed up the conservation, inheritance and upholding of fine values of ethnic culture in line with the cultural development strategy through 2020.

- To develop sports and physical training among the people, promote school sports and physical training activities. To focus investment on improving the quality of some traditional sports that are local strengths such as badminton, crossbow shooting, tug-of-stick, chess and table tennis.

- To invest in building physical foundations and playing grounds in districts, cities, communes, wards and residential quarters. To upgrade the Physical Training and Sports Competition Center into the provincial Sports Complex; to build adequate basic sports and physical training facilities in districts, towns and cities such as stadiums, gyms and competition halls and swimming pools.

d/ Employment, hunger eradication and poverty reduction and social security:

- To fully implement policies for poor households and ethnic minorities with special attention to ethnic minorities living in border, remote and deep-lying areas.

- To improve the quality and effectiveness of vocational training together with job generation; by 2020, to slash the urban unemployment rate to below 2%; to increase the rural employment rate to 87%.

dd/ Science and technology development:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Infrastructure development

a / Transport:

To synchronously develop the transport system in the locality to ensure the uninterruptedness and connectivity among areas in the province and the region. To develop transport in urban zones, centralized goods production areas, resettlement areas and border areas in association with national defense and security protection.

- Roads: To upgrade and renovate roads under planning such as national highways 2 and 279 and national highway 34’s section from Ha Giang city to Khau Don, national highway 4C and national highway 4’s section from Ha Giang to Lao Cai connected with the Ha Noi-Lao Cai expressway; to upgrade a number of roads to national highways, zone off urban roads, bus station infrastructure facilities, parking lots, border corridor roads, and border patrol roads. To build national highway bypasses crossing townships.

- Waterways: To build an inland waterway wharf in Bac Me district to serve tourism and cargo transport on Na Hang hydro-power reservoir along Bac Me-Na Hang route.

- Airway: To study and plan the development of a domestic airport up to 3C standards to first of all serve taxi transport in Tan Quang.

b/ Power supply:

- To continue building the hydropower system under planning so that by 2020 the total capacity of hydropower plants will reach nearly 800 MW, turning out 2.4-2.5 billion kWh/year. They include the hydropower system on Nho Que river, the hydropower steps on Lo and Chay rivers, and the hydropower system on Mien river.

- To synchronously develop the 110 kVA and 220 kVA power networks and transmission and distribution transformer stations to achieve the local socio-economic development targets; to build the 35 kV, 22 kV, 10 kV, 0.4 kV distribution system and transformer stations in residential areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To focus investment sources on upgrading and building reservoirs and important irrigation works, and solidifying the canal and ditch system. To prioritize investment in the irrigation system in the planned key wet rice zones. To complete the repair and upgrade of the existing irrigation works and solidify the canal and ditch system.

- To study and build irrigation works in areas with water source potential and relatively centralized land areas, mainly small reservoirs and dams covering 10 ha to 150 ha, prioritizing investment in South Yen Minh irrigation works, Xin Man district irrigation works, Dong Yen- Vinh Phuc, Bang Hanh 1 and 2 irrigation works, Vi Xuyen and Bac Me district irrigation works, and three-commune cluster in Hoang Su Phi.

d/ Water supply:

- To continue developing clean water supply sources up to standards; to build a water supply system with a capacity of 8,000-10,000 rn per day in Ha Giang city; to build new water supply systems or raise the capacity of and complete the existing water supply systems in the districts. By 2020, every township will have a water plant with a capacity of at least 1,000 m per day.

- To finish the construction of centralized reservoirs serving the daily life of residents in the mountainous districts of Dong Van, Quan Ba, Meo Vac and Yen Minh.

dd/ Information and communications:

- To strongly develop information and communications activities meeting socio-economic development requirements; to formulate terrestrial television transmission and broadcasting digitalization programs and projects under schedule; to modernize and diversify service types, expand the transmission and broadcasting network associated with the application of modem technologies in the radio-television, television, telecommunications and communication.

- By 2020, to complete the construction of grassroots radio stations in the locality; to have 250 post offices. All communes with have mobile phone coverage; 35% of households will have computers and more than 70% of the population will have access to the Internet with the rate of 8 internet users per 100 people. To build and complete a number of common databases of the province such as the database on socio-economic development targets; administrative procedures for the management of public employees and civil servants; land, natural resources and environment.

e/ Environmental protection, wastewater drainage and waste treatment:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To guarantee funds for environmental protection work with immediate focus on the disposal of waste in urban centers, hospital waste and waste in industrial parks, and the urban wastewater collection and treatment system; to study and create mechanisms and policies to involve the private sector in the disposal of urban solid waste.

- To build wastewater drainage systems and treatment stations in Ha Giang city, district centers, urban centers and industrial parks to separate the rainwater drainage system from the wastewater drainage system; to continue zoning off and building centralized waste land dumps up to standards with suitable sizes and at suitable locations in Ha Giang city and district centers; to zone off cemeteries far from residential areas and water sources.

6. National defense and security

- To further strengthen national defense and security and social order and safety, ensure national sovereignty and political stability for socio-economic development. To build the all people national defense associated with the people’s security posture. To ensure political security and social order and safety; to prevent and combat crimes undermining national security, repel social evils and curb traffic accidents.

- To regularly organize combat training and military exercises in defense zones to prepare all conditions for proactive response in any circumstances to firmly safeguard the country’s border areas.

- To build the Vietnam-China border of peace and friendship, expand bilateral foreign relations and economic, science-technology and education-training cooperation.

IV. ORIENTATIONS FOR SPATIAL AND TERRITORIAL DEVELOPMENT

1. Development of economic sub-regions

a/ Low sub-region:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Orientation for development: trade, service, industrial development and border-gate economy (Thanh Thuy international border-gate economic zone). To set up centralized food crop, tea, soybean and citrus fruit tree cultivation zones in order to harvest a large commodity volume; to develop poultry and cattle farming and aquaculture; to develop agriculture, forestry and fisheries processing, electronic, refrigeration and handicraft and fine art industries; to develop hydropower, mining, mineral processing, paper material and paper production, tea and fruit processing, and construction materials industries and trade, services and tourism. This sub- region should have mechanisms and policies to encourage public-private cooperation models in services like tourism, healthcare and education.

b/ Western mountainous sub-region:

- The sub-region covers Hoang Su Phi and Xin Man districts and a number of communes of Vi Xuyên, Quang Binh and Bac Quang districts.

- To develop material forests and industrial plants such as tea and soybean associated with processing industry for commodity production; raising of pigs, buffaloes and goats; hydropower and mining and mineral processing industries under planning. To upgrade the Xin Man-Do Long border gate to a national border gate to boost the two countries’ border trade.

c/ Northern mountainous sub-region:

- The sub-region consists of Dong Van, Quan Ba, Meo Vac and Yen Minh districts.

- To develop raising of cows, goats and pigs; to develop maize and medicinal plants; to exploit the Dong Van Karst Plateau Geopark to attract local and foreign tourists; to develop construction material production, hydropower, mining and mineral processing under planning.

2. Urban development, rural population

The rate of urbanization will increase to 17-20% by 2020, 25% by 2025 and 28-30% by 2030.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Urban center with combined functions: Thanh Thuy township in Vi Xuyen district, an international border-gate economic urban zone.

- Central urban centers: Viet Quang town in Bac Quang district, Vinh Quang town in Hoang Su Phi district, and Yen Minh town in Yen Minh district.

- Border urban centers: Coc Pai township in Xin Man district, Pho Ban and Dong Van townships in Dong Van district, Meo Vac township in Meo Vac district, Yen Minh township in Yen Minh district, and Tam Son township in Quan Ba district.

- Other urban centers: Vinh Tuy, Hung An and Tan Quang townships in Bac Quang district, Yen Binh township in Quang Binh district, Viet Lam and Vi Xuyen townships in Vi Xuyen district, Yen Phu township in Bac Me district, Xin Cai township in Meo Vac district, and Bach Dich township in Yen Minh district.

- Border communes will be zoned off in close connection with the urban system and rural residential areas along the Vietnam-China border.

V. LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY (see the enclosed Appendix).

VI. MAJOR SOLUTIONS FOR THE MASTER PLAN IMPLEMENTATION

1. Investment capital

- The total demand for investment capital to implement the master plan in the 2016-2020 period is estimated at VND 43 trillion.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Human resources

- To combine training and development of local human resources and attraction of high- quality workforce from other localities to meet development requirements, especially for high- knowledge industries such as biotechnology, new material, environmental technology, information and communication, and energy.

- To develop training support policies, including vocational training for workers; training and retraining in professional, management, foreign language, information technology knowledge and skills, and postgraduate training for local officials; training and retraining in economic management and business administration for enterprise managers; and to support and encourage the shifting of labor from agriculture to other occupations.

- To encourage all economic sectors to organize vocational training courses and create jobs for workers; to implement solutions to help the unemployed and underemployed find jobs. To rationally deal with the relations between economic growth and human resource development and employment for workers.

3. Science and technology

- To encourage local enterprises to focus investment on renewing production technologies, replacing outdated equipment and synchronizing technologies in the advantageous sectors of the province such as mining and mineral processing, agricultural, forest and fisheries product processing; and food processing. To promote consultation cooperation with scientific centers, research institutes and universities in technology renovation, in-depth investment and technology transfer with the aim of raising productivity and quality and cutting product prices or turning out new products, meeting social consumption demands.

- To employ and satisfactorily treat scientists and technologists, step by step improve the capacity of the province’s scientists and technical experts. To encourage science organizations and scientists to take part in and contribute to the province’s science, technology and environment fields. To adopt incentive policies to support enterprises and production establishments in the transfer of new advanced technologies.

- To encourage environmental protection activities, strictly handle acts of environmental destruction or pollution, especially in urban areas, industrial parks and clusters, craft villages, centralized residential areas, entertainment and tourist sites, hospitals and bus stations.

4. Mechanisms and policies

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To create an attractive investment environment with incentive mechanisms and policies to encourage land lease and use to implement projects, and compensate for site clearance; to adopt specific mechanisms for coordination in land use planning and ensure the harmony between national defense and security and economic development.

- To continue implementing a number of solutions to support production, especially sectors capable of boosting socio-economic development such as electronic industry, information and communication technology, and hi-tech industry; to effectively implement mechanisms to encourage the development of rural industry.

- To encourage and facilitate the development of non-state economic sectors, especially the private economic sector. To reaffirm the private economic sector as an important integral part of the economy, ensure equality between the private economic sector and other economic sectors, direct the private economic sector to invest in developing advantageous fields with market demands, especially fields that the sector has many conditions to develop. The State will create conditions for private enterprises and production and business households to access and borrow loans from credit institutions and development assistance funds.

b/ Support for various forms of production organization

- To consolidate and develop the collective economy with cooperatives being the core, especially in specialized cultivation and animal raising areas, and develop traditional craft villages; to encourage the development of household economy through training support, provision of consultation services and access to loan programs.

- To promote the state management role through the development of public-utility enterprises to timely and fully provide social services.

c/ Consolidation and development of product outlets:

To pay attention to expanding domestic and foreign markets. To reduce prices, improve quality, and renovate designs and patterns of products so as to increase their competitiveness and sustainably develop the market; to pay more attention to building and advertising trademarks for products with development potential. To raise farmers’ commodity sale capacity. To encourage and support enterprises and economic sectors in seeking and developing outlets.

d / Speeding up administrative reform and building up the state apparatus at all levels: To increase the instruction, inspection and urging of administrative reform. To effectively implement the assignment and decentralization policy. To combine administrative reform and implementation of grassroots democracy regulations and synchronous administrative reform in all sectors and at all levels and in all aspects with immediate focus on administrative institution reform and personnel building, allocating sufficient finance and human resources for administrative reform; to build a transparent, strong and efficient administration system meeting socio-economic development requirements from provincial to grassroots levels.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To closely combine environmental protection and the implementation of projects. Sectors that need to attach importance to environmental protection assessment in the coming time include building and expanding urban centers, developing mining and animal feed processing and tourism, especially eco-tourism in areas that are home to ecosystems sensitive to environmental impacts.

- Specific technical solutions to tackle environmental problems during the implementation of the projects’ contents include reducing air pollution caused by gas emissions and noise; upgrading the urban transport system; controlling vehicles to reduce gas emissions and noise from transportation activities; reducing water pollution caused by wastewater; reducing land pollution caused by chemical fertilizers and pesticides used in agricultural production; and reducing environmental pollution due to solid waste.

6. Cooperation and connection in regional development and international integration

- To take the initiative in international economic integration, improving competitiveness, promoting high and stable economic growth rate based on rational economic restructuring, improving the investment and business and production environment, effectively exploiting domestic and foreign resources, and raising the efficiency of using investment capital.

- To work out general orientations for international economic integration associated with the master plan on socio-economic development of the province through 2020, with a vision toward 2030; to raise the awareness of Party committees at all levels, officials, enterprises and people in the locality about international economic integration and future development objectives and tasks. To widely disseminate knowledge of international economic integration relating to economic, trade and investment agreements that Vietnam has signed and difficulties faced by enterprises during international economic integration.

To promote international cooperation, increase trade and investment cooperation with foreign countries or localities of countries with higher development level, market potential and advanced science and technology level.

- To develop cooperation programs with provinces in the northern mountainous and midland region and northern key economic region, as well as other provinces and major cities across the country to mobilize resources to tap the province’s comparative advantages.

VII. ORGANIZATION OF THE MASTER PLAN IMPLEMENTATION

1. After this master plan is approved, the province will publicize and disseminate it to Party committees and local administrations at all levels, sectors, mass organizations, enterprises and people in the province. Based on the contents of this master plan, the province shall formulate a specific action program for effective implementation of the master plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To step up investment promotion activities, introduce the local potential and advantages to investors; to introduce programs and projects prioritized for investment, with focus on key projects manufacturing major products.

Article 2. The master plan serves as the foundation for formulating, appraising, approving and implementing sectoral master plans (construction master plan, land use master plan and plans and other related master plans), and investment projects in the province.

Article 3. To assign the People’s Committee of Ha Giang province, based on the approved master plan, to guide under regulations the formulation, approval and implementation of:

1. Socio-economic development master plans of districts and cities; construction master plan; land use master plan and plans; the master plan on development of sectors in the province to ensure conformity with the province’s socio-economic development tasks and association with national defense and security.

2. Long-, medium- and short-term plans, and specific projects for appropriate allocation of investment capital.

3. Studying, formulating and promulgating or submitting to competent authorities for promulgation mechanisms and policies suitable to the province’s development requirements in each period in order to attract and mobilize resources to implement the master plan.

Article 4. Related ministries and sectors within their functions, tasks and powers shall:

1. Guide and assist the People’s Committee of Ha Giang province in the course of the master plan implementation.

2. Coordinate with Ha Giang province in the course of reviewing, adjusting and supplementing sectoral development master plans and fields to ensure synchronicity and consistency of the master plan; consider and assist the province in mobilizing domestic and foreign investment capital sources to implement the master plan. Speed up investment and implementation of regional works and projects that play an important role in the development of Ha Giang province, which have already received investment decisions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. The chairperson of the People’s Committee of Ha Giang province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.-

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

*All appendices to this Decision are not translated.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 206/QĐ-TTg ngày 02/02/2016 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.351

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.171.235
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!