ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2000/QĐ-UBND
|
Phú Yên, ngày
29 tháng 11 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH
PHÚ YÊN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng
6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh và Giám đốc Sở Công Thương tại Công văn số 658/SCT-VP, ngày 28 tháng
11 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này
thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương
tỉnh Phú Yên.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và các đơn vị có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
MỚI BAN HÀNH, THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2000/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Phú Yên)
PHẦN I. DANH MỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
I
|
Lĩnh vực An toàn thực phẩm
|
1
|
Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm
|
PHẦN II. NỘI
DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG
THƯƠNG TỈNH PHÚ YÊN
I. Lĩnh vực An toàn thực phẩm
1. Thủ tục Cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm
- Trình tự thực hiện:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo
quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả của Sở Công Thương. Địa chỉ: 80 Lê Duẩn, phường 7, thành phố Tuy Hòa, Phú
Yên.
- Công chức tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp
lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì viết giấy biên nhận
và hẹn thời gian giao trả;
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì
công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người nộp hồ sơ làm lại;
- Thời gian: Sáng từ 7h đến 11h; Chiều từ 13h30’
đến 16h30’ vào các ngày làm việc trong tuần.
Bước 3: Trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả
kết quả.
- Nộp giấy biên nhận;
- Nộp lệ phí;
- Nhận kết quả: Giấy chứng nhận.
Thời gian: Sáng từ 7h đến 11h; Chiều từ 13h30’ đến
16h30’ vào các ngày làm việc trong tuần.
- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ
quan hành chính Nhà nước.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
A. Cấp mới:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu Phụ lục
1 – Thông tư 29/2012/TT-BCT);
- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực
phẩm;
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết
bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu Phụ lục 2, 3 – Thông tư 29/2012/TT-BCT);
- Bản sao chứng thực Giấy xác nhận đã được tập
huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở, người trực tiếp sản
xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh
doanh do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Công Thương chỉ định cấp theo quy định;
- Bản sao chứng thực Giấy xác nhận đủ sức khỏe của
chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh hoặc danh sách các cán bộ của
cơ sở trực tiếp sản xuất kinh doanh do cơ quan y tế cấp quận/huyện trở lên cấp
theo quy định.
B. Cấp lại:
- Trước 6 tháng (tính đến ngày Giấy chứng nhận hết
hạn) trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh cơ sở phải nộp hồ sơ xin cấp
lại Giấy chứng nhận. Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận thực hiện như cấp mới. Mẫu
đơn theo Phụ lục 9 – Thông tư
29/2012/TT-BCT .
- Trường hợp Giấy chứng nhận đã được cấp nhưng bị
mất, thất lạc hoặc bị hỏng thì cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại. Mẫu đơn
theo Phụ lục 9 – Thông tư
29/2012/TT-BCT .
* Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 20 ngày (trong trường hợp
hồ sơ hợp lệ).
+ Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp
nhận hồ sơ, Sở Công Thương có trách nhiệm thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ. Trường
hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Công Thương sẽ có văn bản thông báo và yêu cầu chủ
cơ sở bổ sung hồ sơ, thời gian chờ bổ sung hồ sơ của các cơ sở không tính trong
thời gian thẩm định hồ sơ.
+ Trường hợp thẩm định cơ sở không đạt, trong thời
gian tối đa 03 tháng kể từ ngày thẩm định, cơ sở phải khắc phục theo yêu cầu của
Đoàn thẩm định, nộp báo cáo khắc phục (theo mẫu Phụ lục 6 - Thông tư 29/2012/TT-BCT) về
Sở Công Thương để tổ chức thẩm định lại. Nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt
thì Đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất Sở Công Thương không cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở
trong trường hợp xin cấp lại.
+ Đối với việc cấp lại Giấy chứng nhận đã được cấp
nhưng bị mất, thất lạc hoặc bị hỏng: Sở Công Thương sẽ căn cứ hồ sơ lưu và cấp
lại Giấy chứng nhận cho cơ sở trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được văn bản đề nghị hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp lại Sở sẽ có công văn thông
báo nêu rõ lý do.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cơ quan quyết định: Sở Công Thương tỉnh Phú
Yên.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Công Thương tỉnh
Phú Yên.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện: Sở Công Thương tỉnh
Phú Yên.
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng
nhận, có hiệu lực 03 (ba) năm.
- Thu phí, lệ phí:
a) Thu phí thẩm định:
+ Cơ sở có sản lượng nhỏ hơn 20 tấn/năm: 200.000
đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở có sản lượng từ 20 đến nhỏ hơn 100 tấn/năm:
300.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở có sản lượng 100 đến nhỏ hơn 500 tấn/năm:
400.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở có sản lượng 500 đến nhỏ hơn 1.000tấn/năm:
500.000 đ/lần/cơ sở.
+ Cơ sở có sản lượng từ 1.000 tấn/năm trở lên:
700.000 đ/lần/cơ sở.
Đối với thực phẩm là chất lỏng tùy theo từng loại
để quy ra đơn vị tương đương tấn/năm.
b) Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: 50.000 đ/lần cấp.
(Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của
Bộ Tài chính và Quyết định số 57/2006/QĐ-BTC ngày 19/10/2006 của Bộ Tài chính)
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
A. Cấp mới:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu Phụ lục
1 - Thông tư 29/2012/TT-BCT).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết
bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (theo mẫu Phụ lục 2, 3 - Thông tư 29/2012/TT-BCT).
B. Cấp lại:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện
an toàn thực phẩm (theo mẫu Phụ lục 9
- Thông tư 29/2012/TT-BCT).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày
17/6/2010;
+ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực
phẩm;
+ Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của
Bộ Công Thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn
thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương;
+ Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ngày 17/11/2005 của
Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản
lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
+ Quyết định số 57/2006/QĐ-BTC ngày 19/10/2006 của
Bộ Tài chính, về việc sửa đổi mức thu phí, lệ phí quản lý chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm tại Quyết định số 80/2005/QĐ-BTC ./.