THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1976/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 10
năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DƯỢC
LIỆU ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật dược ngày 14 tháng 6
năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM QUY
HOẠCH
1. Phát triển bền vững nguồn tài
nguyên dược liệu ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều
kiện tự nhiên và xã hội để phát triển các vùng trồng dược liệu, gắn với bảo tồn
và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên; bảo vệ đa dạng
sinh học và môi trường sinh thái.
2. Phát triển dược liệu theo hướng sản
xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ
sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản
phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ
nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu.
3. Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu
và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai
thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược
liệu.
4. Khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược liệu và các
sản phẩm từ dược liệu, góp phần tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp dược
trong tổng sản phẩm nội địa (GDP).
II. MỤC
TIÊU
1. Mục tiêu chung
a) Phát triển dược liệu thành ngành sản
xuất hàng hóa, trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị
trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết
xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức
cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
b) Quản lý, khai thác và sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên dược liệu phục vụ cho mục tiêu phát triển y tế và kinh tế;
chú trọng bảo hộ, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý, có giá trị; giữ
gìn, phát huy và tăng cường bảo hộ vốn tri thức truyền thống về sử dụng cây thuốc
của cộng đồng các dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Bảo tồn và khai thác dược liệu tự
nhiên
- Quy hoạch các vùng rừng, các vùng
có dược liệu tự nhiên ở 8 vùng dược liệu trọng điểm bao gồm Tây Bắc, Đông Bắc,
đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam
Bộ và Tây Nam Bộ để lựa chọn và khai thác hợp lý 24 loài dược liệu (Phụ lục I),
đạt khoảng 2.500 tấn dược liệu/năm.
- Xây dựng 05 vườn bảo tồn và phát
triển cây thuốc quốc gia đại diện cho các vùng sinh thái, là nơi tập trung, bảo
tồn và trồng mới nhiều loài cây thuốc được thu thập ở các địa phương khác nhau,
đại diện cho vùng khí hậu đặc trưng để phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu. Phấn đấu đến năm 2020 bảo tồn được
50% và năm 2030 là 70% tổng số loài dược liệu của Việt Nam.
- Tập trung bảo hộ, bảo tồn nguồn gen
đặc hữu, bản địa, có giá trị và có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Từng bước bảo vệ
an toàn số loài cây thuốc đang có nguy cơ tuyệt chủng để phát triển bền vững
trong tự nhiên.
- Ngăn chặn hiệu quả nguồn gen bản địa
bị đánh cắp và đưa ra nước ngoài trái pháp luật.
b) Phát triển trồng cây dược liệu
- Quy hoạch phát triển 54 loài dược
liệu thế mạnh của 8 vùng sinh thái (Phụ lục II) phù hợp với điều kiện sinh trưởng
và phát triển của cây thuốc để đến năm 2020 đáp ứng được 60% và đến năm 2030 là
80% tổng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước, tăng cường
khả năng xuất khẩu dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trong nước.
- Xây dựng các vùng trồng dược liệu tập trung phù hợp với từng vùng sinh
thái, có quy mô đáp ứng nhu cầu thị trường; phấn đấu đến năm 2020 xây dựng quy
trình và trồng 60 loài dược liệu và đến năm 2030 là 120 loài dược liệu tuân thủ
nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức
Y tế Thế giới (GACP-WHO).
c) Phát triển nguồn giống dược liệu
- Phấn đấu cung cấp đủ giống dược liệu
cho nhu cầu trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn. Đến năm 2020 cung ứng
được 60% và đến năm 2030 là 80% giống dược liệu sạch bệnh, có năng suất, chất
lượng cao.
- Phục tráng, nhập nội, di thực, thuần
hóa và phát triển các giống dược liệu có nguồn gốc là vị thuốc bắc sử dụng nhiều
trong y học cổ truyền.
- Nghiên cứu chọn, tạo các giống dược liệu mới có năng suất và chất lượng cao, đặc tính tốt, phù
hợp với từng vùng sinh thái phục vụ sản xuất dược liệu.
d) Tăng dần tỷ lệ nguyên liệu được
tiêu chuẩn hóa (cao chiết, tinh dầu, bột dược liệu) trong nhà máy sản xuất thuốc
theo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế
giới (GMP-WHO), phấn đấu đến năm 2020, đáp ứng được 80% và đến năm 2030 đạt
100% nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa phục vụ cho các nhà máy sản xuất thuốc
trong nước.
đ) Tạo ra các sản phẩm chất lượng
cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị trường. Quan tâm đến công tác bảo
vệ môi trường, sử dụng quy trình kỹ thuật GACP-WHO, công nghệ sạch, thân thiện
với môi trường và ít gây ô nhiễm.
e) Đầu tư xây dựng các nhà máy sơ chế,
chế biến, chiết xuất dược liệu, các trung tâm kinh doanh dược liệu để tạo lập
thị trường thuận lợi cho việc cung ứng và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.
g) Tiếp tục bổ sung quy hoạch phát
triển các loài tảo, nấm, động vật, sinh vật biển, vi sinh
vật và khoáng vật làm thuốc ở Việt Nam để sử dụng có hiệu quả mọi nguồn dược liệu phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân
dân và phát triển kinh tế xã hội.
III. NỘI
DUNG QUY HOẠCH
1. Quy hoạch các vùng bảo tồn và khai
thác dược liệu tự nhiên
a) Quy hoạch các vùng khai thác dược
liệu tự nhiên
- Triển khai điều tra, đánh giá và
xác định số loài, trữ lượng và vùng có khả năng khai thác.
- Quy hoạch các vùng khai thác các
loài dược liệu tự nhiên đã xác định theo 08 vùng sinh thái: vùng Tây Bắc, vùng
Đông Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung
Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ.
- Xây dựng kế hoạch và các giải pháp
khai thác bền vững góp phần cung cấp nguồn dược liệu tự nhiên phục vụ nhu cầu sản
xuất và sử dụng trong khám chữa bệnh.
b) Xây dựng hệ thống vườn bảo tồn và
phát triển cây thuốc
- Quy hoạch hệ thống các vườn bảo tồn
cây thuốc nhằm bảo tồn vững chắc nguồn gen dược liệu.
- Triển khai các hoạt động bảo hộ, bảo
tồn và đánh giá giá trị nguồn gen, tập trung vào các nguồn gen đặc hữu, bản địa,
có giá trị và có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Xây dựng 05 vườn bảo tồn và phát
triển cây thuốc quốc gia đại diện cho các vùng sinh thái phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu.
2. Quy hoạch các vùng trồng dược liệu
Quy hoạch 08 vùng trồng tập trung các
loài dược liệu có thế mạnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và sinh
thái để đáp ứng nhu cầu thị trường, cụ thể như sau:
a) Vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới:
Lào Cai (Sa Pa), Lai Châu (Sìn Hồ) và Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ)
Phát triển trồng 13 loài dược liệu
bao gồm 04 loài bản địa: Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn và 09 loài
nhập nội: Actisô, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ô đầu,
Tam thất, Xuyên khung với diện tích trồng khoảng 2.550 ha. Ưu tiên phát triển
các loài: Actisô, Đương quy, Đảng sâm.
Kết hợp trồng với nghiên cứu sản xuất
giống các loài cây thuốc nhập nội từ phương Bắc phục vụ
công tác phát triển dược liệu.
b) Vùng núi trung bình có khí hậu á
nhiệt đới: Lào Cai (Bắc Hà), Sơn La (Mộc Châu) và Lâm Đồng (Đà Lạt)
Phát triển trồng 12 loài dược liệu
bao gồm 05 loài bản địa: Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn, Ý dĩ và 07
loài nhập nội: Actisô, Bạch truật, Bạch chỉ, Dương cam cúc, Đỗ trọng, Đương
quy, Huyền sâm với diện tích trồng khoảng 3.150 ha. Ưu tiên phát triển các
loài: Bạch Truật, Đỗ trọng và Actisô.
c) Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: Bắc
Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Lạng Sơn
Phát triển trồng 16 loài dược liệu
bao gồm 13 loài bản địa: Ba kích, Đinh lăng, Địa liền, Gấc, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Hồi, Quế, Sả, Sa nhân
tím, Thanh hao hoa vàng, Ý dĩ và 03 loài nhập nội: Bạch chỉ, Bạch truật, Địa
hoàng với diện tích trồng khoảng 4.600 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Ba
kích, Gấc, Địa hoàng; duy trì và khai thác bền vững Quế và Hồi trên diện tích
đã có.
d) Vùng đồng bằng sông Hồng: Hà Nội,
Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Nam Định và Thái Bình
Phát triển trồng 20 loài dược liệu
bao gồm 12 loài bản địa: Cúc hoa, Diệp hạ châu đắng, Địa liền, Đinh lăng, Gấc,
Hòe, Củ mài, Hương nhu trắng, Râu mèo, ích mẫu, Thanh hao hoa vàng, Mã đề và 08
loài nhập nội: Bạc hà, Bạch chỉ, Bạch truật, Cát cánh, Địa hoàng, Đương quy,
Ngưu tất, Trạch tả với diện tích trồng khoảng 6.400 ha. Ưu tiên phát triển các
loài: Ngưu tất, Bạc hà, Hòe và Thanh hao hoa vàng.
đ) Vùng các tỉnh Bắc Trung Bộ: Thanh
Hóa, Nghệ An
Phát triển trồng 10 loài dược liệu
bao gồm các loài bản địa: Ba kích, Diệp hạ châu đắng, Đinh lăng, Củ mài, Hòe,
Hương nhu trắng, Ích mẫu, Nghệ vàng, Quế, Sả với diện tích
trồng khoảng 3.300 ha. Ưu tiên trồng các loài: Hòe, Đinh lăng.
e) Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam,
Khánh Hòa
Phát triển trồng 10 loài dược liệu
bao gồm các loài bản địa: Bụp giấm, Diệp hạ châu đắng, Dừa cạn, Đậu ván trắng,
Củ mài, Nghệ vàng, Quế, Râu mèo, Sa nhân tím, Sâm Ngọc linh với diện tích trồng
khoảng 3.200 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Bụp giấm, Dừa
cạn, Sa nhân tím và Sâm Ngọc Linh.
g) Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai,
Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông
Phát triển trồng 10 loài dược liệu
bao gồm các loài bản địa: Gấc, Gừng, Hương nhu trắng, Đảng sâm, Nghệ vàng, Sa
nhân tím, Sả, Sâm Ngọc linh, Trinh nữ hoàng cung, Ý dĩ với diện tích trồng khoảng
2.000 ha. Ưu tiên trồng các loài: Đảng sâm, Sâm Ngọc linh.
h) Vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ: An
Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng
Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh
Phát triển trồng 10 loài dược liệu
bao gồm các loài bản địa: Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Nghệ vàng, Nhàu, Rau đắng
biển, Hoàn ngọc, Tràm, Xuyên tâm liên, Râu mèo và Kim tiền thảo với quy mô khoảng
3.000 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Tràm, Xuyên tâm
liên, Trinh nữ hoàng cung.
3. Phát triển nguồn giống dược liệu
a) Triển khai nghiên cứu các biện
pháp phục tráng, thuần hóa và nhập nội giống dược liệu. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để chọn, tạo ra các loại giống dược liệu có
năng suất, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất dược liệu.
b) Triển khai sản xuất các loại giống
dược liệu phục vụ cho sản xuất:
- Các loại giống dược liệu bản địa:
Chú trọng phát triển 28 giống cây bản địa bao gồm: Ba kích, Lạc tiên, Bụp giấm,
Chè dây, Cúc hoa, Đảng sâm, Đậu ván trắng, Địa liền, Diệp hạ châu đắng, Đinh
lăng, Dừa cạn, Gấc, Gừng, Hoa hòe, Củ mài, Hương nhu trắng,
Ích mẫu, Kim tiền thảo, Mã đề, Nghệ vàng, Quế, Râu mèo, Sa nhân tím, Sâm ngọc
linh, Thanh hao hoa vàng, Trinh nữ hoàng cung, Tục đoạn, Ý dĩ.
- Các loại giống dược liệu được nhập
nội: Tập trung sản xuất 16 giống dược liệu nhập nội để tạo nguồn nguyên liệu
trong nước bao gồm: Actisô, Bạch chỉ, Bạch truật, Bạc hà, Cát cánh, Địa hoàng,
Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ngưu tất, Tam thất, Trạch tả, Xuyên
khung, Đỗ trọng, Ô đầu.
c) Xây dựng Trung tâm nghiên cứu nguồn
gen và giống cây thuốc quốc gia đặt tại Viện Dược liệu - Bộ Y tế để phục vụ
nghiên cứu, chọn, tạo và cung cấp các loại giống dược liệu chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu thị trường.
4. Quy hoạch hệ thống các cơ sở sơ chế,
chế biến, chiết xuất và bảo quản dược liệu
a) Nâng cấp, cải tạo đồng bộ về cơ sở
hạ tầng, đổi mới công nghệ, đổi mới trang thiết bị các cơ
sở sơ chế, chế biến, chiết xuất, bảo quản dược liệu. Đầu tư xây dựng mới một số
cơ sở theo hướng hiện đại, đồng bộ để đảm bảo mỗi vùng có ít nhất 01 nhà máy sơ
chế, chế biến, chiết xuất cao dược liệu đạt tiêu chuẩn.
b) Phát triển hệ thống các nhà máy chế
biến, chiết xuất dược liệu tập trung vào 5 nhóm sản phẩm chủ lực sau:
- Sản xuất nguồn nguyên liệu cung cấp
cho công nghiệp dược, mỹ phẩm, hương liệu, thực phẩm chức năng và nguyên liệu
xuất khẩu.
- Sản xuất sản phẩm từ chiết xuất:
Cao tiêu chuẩn, bột nguyên liệu; chiết xuất các loại tinh dầu, hoạt chất tinh
khiết. Sử dụng các công nghệ mới như: Chiết xuất bằng khí hóa lỏng, chiết xuất
bằng siêu âm.
- Chế biến thuốc phiến phục vụ công
tác khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền.
- Sản xuất thuốc thành phẩm từ dược
liệu phục vụ cho nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh.
- Nghiên cứu phát triển một số thuốc
từ dược liệu có tác dụng phòng, chống ung thư, thuốc điều trị tim mạch, tiểu đường,
...
5. Củng cố, xây dựng hệ thống lưu
thông, cung ứng dược liệu
Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống lưu
thông, cung ứng dược liệu từ trung ương đến địa phương áp dụng theo nguyên tắc,
tiêu chuẩn Thực hành tốt về bảo quản, phân phối và nhà thuốc (GSP, GDP, GPP) đối
với dược liệu. Đến năm 2020, xây dựng 03 trung tâm kinh doanh, cung ứng dược liệu để kiểm soát được nguồn gốc,
chất lượng dược liệu tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
IV. MỘT
SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính
sách phát triển dược liệu
a) Xây dựng các cơ chế, chính sách về
đất đai, thuế, nguồn vốn... tạo điều kiện cho các địa phương, doanh nghiệp, người
dân tham gia bảo tồn và phát triển dược liệu. Xây dựng và phát triển các vùng
trồng dược liệu tập trung theo nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt
và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO) đối với các loài dược
liệu trong quy hoạch, gắn liền với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để bảo vệ
quyền lợi của người trồng dược liệu.
b) Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ
sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý về dược liệu.
c) Xây dựng chính sách ưu tiên trong
sản xuất, đăng ký, lưu hành sản phẩm đối với dược liệu và các sản phẩm từ dược
liệu đáp ứng với thực tiễn và phù hợp quy định hiện hành, tạo môi trường thuận
lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy thị trường tiêu
dùng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu của Việt Nam. Ưu tiên sử dụng thuốc đông
y, thuốc từ dược liệu sản xuất trong nước tại các cơ sở y tế công lập, trong đấu
thầu mua thuốc từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí bảo hiểm y tế và các
chương trình y tế quốc gia.
d) Xây dựng và ban hành các cơ chế,
chính sách khuyến khích các tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp, cá nhân đầu
tư vào hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng công
nghệ để sản xuất nguyên liệu dược liệu làm thuốc.
đ) Xây dựng cơ chế chính sách khuyến
khích cho hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu các sản
phẩm dược liệu của Việt Nam.
e) Rà soát danh mục các loài cây thuốc,
tảo, nấm, sinh vật biển, vi sinh động vật và khoáng vật làm thuốc; ban hành
danh mục dược liệu cấm khai thác, hạn chế khai thác vì mục đích thương mại để bảo
vệ bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trong nước.
g) Phân công đầu mối quản lý và trách
nhiệm cụ thể giữa các Bộ, ngành, địa phương trong lĩnh vực dược liệu.
2. Nhóm giải pháp về đầu tư, tài
chính
a) Ưu tiên đầu tư cho công tác nghiên
cứu, chọn tạo và sản xuất giống cây thuốc phục vụ công tác nuôi trồng và phát
triển dược liệu ở quy mô lớn; đầu tư cho công tác bảo tồn, bảo vệ và tái sinh
dược liệu. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác nghiên cứu tại
các vùng trồng dược liệu trọng điểm. Đầu tư kinh phí sự nghiệp khoa học cho các
đơn vị nghiên cứu về dược liệu phù hợp.
b) Đầu tư có trọng điểm xây dựng mới
hoặc nâng cấp:
- Tăng cường cơ sở hạ tầng, vật chất
kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu phát triển giống dược liệu, các trường đại học,
các trường dạy nghề theo hướng đồng bộ, hiện đại.
- Nâng cấp các cơ sở chiết xuất dược
liệu, sản xuất nguyên liệu dược, nghiên cứu sản xuất các dạng bào chế theo công
nghệ tiên tiến, hiện đại góp phần tạo nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh
thay thế nguyên liệu nhập khẩu.
- Đầu tư xây dựng mới theo hướng đồng
bộ, hiện đại một số trung tâm nghiên cứu nguồn gen và giống
dược liệu; trung tâm nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới có hàm lượng khoa học
cao, tạo ra giá trị gia tăng, tập trung phát triển các sản phẩm quốc gia từ dược
liệu; một số cơ sở sản xuất thuốc và các sản phẩm từ dược liệu với công nghệ
bào chế hiện đại. Đầu tư xây dựng mới 05 vườn cây thuốc quốc gia phục vụ cho
công tác bảo tồn, phát triển nguồn gen và giống dược liệu.
3. Nhóm giải pháp về khoa học công
nghệ
a) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên
tiến, hiện đại trong nghiên cứu chọn tạo giống và kỹ thuật
trồng cho năng suất, chất lượng cao, trong sơ chế và chiết xuất dược liệu nhằm
tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ, có sức cạnh tranh trên thị
trường phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Sử dụng các công nghệ sạch,
thân thiện với môi trường và ít gây ô nhiễm.
b) Nhập nội nguồn gen và giống dược
liệu tiên tiến, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới để
triển khai phát triển dược liệu.
c) Sưu tầm, nghiên cứu kế thừa các
bài thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc trong cộng đồng.
d) Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học,
chủ động chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và dây chuyền thiết bị mới,
tiên tiến để chiết xuất cao dược liệu đạt tiêu chuẩn, tinh chế các sản phẩm từ
dược liệu thành nguyên liệu dùng trong công nghiệp dược và các ngành khác.
đ) Phát triển, nâng cao năng lực
nghiên cứu khoa học, công nghệ về bào chế thuốc, công nghệ sinh học để phục vụ
sản xuất các thuốc mới. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản
lý, điều hành từ khâu nuôi trồng, khai thác đến chế biến, sử dụng dược liệu
trong sản xuất thuốc, khám chữa bệnh và các ngành khác (sản xuất thực phẩm chức
năng, mỹ phẩm, công nghiệp chiết xuất).
e) Đầu tư xây dựng hệ thống các Trung
tâm nghiên cứu nguồn gen và giống dược liệu để bảo tồn khai thác nguồn gen,
phát triển giống, kỹ thuật nuôi trồng.
4. Nhóm giải pháp về phát triển và
đào tạo nguồn nhân lực
a) Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ cho công tác dược liệu, có chính sách thu hút và phát huy nguồn nhân lực
có kinh nghiệm, tri thức trong nuôi trồng, khai thác, chế biến và sử dụng dược
liệu.
b) Đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dược, thực hiện cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ để khắc
phục sự mất cân đối nguồn nhân lực dược giữa các vùng, chú ý bảo đảm đủ nhân lực
cho các vùng dược liệu tập trung, các dự án phát triển dược liệu. Tăng cường đào
tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý
tài nguyên.
c) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức và năng lực của cộng đồng về bảo tồn, khai thác, sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
5. Nhóm giải pháp về hợp tác quốc tế
a) Tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy
mạnh công tác bảo tồn, khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu
và bảo tồn đa dạng sinh học. Hợp tác nghiên cứu khoa học, chia sẻ kinh nghiệm,
thu hút đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực dược liệu; nghiên cứu
ứng dụng và tiếp nhận chuyển giao các công nghệ tiên tiến, phù hợp với điều kiện
Việt Nam, thân thiện môi trường để tạo đột phá trong phát triển dược liệu và tạo
ra các sản phẩm có giá trị điều trị cao, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
b) Hợp tác đào tạo nhân lực tại các
nước có thế mạnh trong công tác nuôi trồng, chế biến, tạo
nguồn gen, giống dược liệu nhằm tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học trên thế giới.
c) Mở rộng liên
doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư phát triển
dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu.
V. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Giai đoạn từ nay đến 2015:
- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế
quản lý nhà nước về dược liệu. Chú trọng xây dựng và ban hành các cơ chế chính
sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các vùng dược liệu trọng điểm.
- Triển khai các chương trình, dự án
ưu đãi đầu tư.
2. Giai đoạn từ 2015 - 2020:
- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các
văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước.
- Tiến hành điều tra, xây dựng cơ sở
dữ liệu về tiềm năng, hiện trạng các loài nấm, tảo, động vật, sinh vật biển, vi
sinh và khoáng vật làm thuốc.
- Xây dựng và phát triển các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu đủ mạnh để
đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
3. Giai đoạn từ 2020 - 2030:
- Bổ sung quy hoạch các nguồn nấm, tảo,
động vật, sinh vật biển, vi sinh vật và khoáng vật làm thuốc để khai thác và
phát triển bền vững.
- Tiếp tục phát triển tiềm lực, lợi
thế dược liệu Việt Nam để phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân
và phát triển kinh tế xã hội.
VI. CÁC DỰ ÁN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ ĐỂ
PHÁT TRIỂN DƯỢC LIỆU
Ưu tiên triển khai thực hiện các dự
án ưu đãi đầu tư trong Quy hoạch phát triển dược liệu đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Phụ lục III).
Điều 2. Tổ chức thực
hiện
1. Bộ Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành và địa phương xây dựng quy hoạch, kế hoạch
chi tiết triển khai thực hiện các nội dung của Đề án có hiệu quả, đúng tiến độ.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ,
ngành nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành
theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách nhằm xã hội hóa
công tác phát triển dược liệu.
c) Triển khai các biện pháp bảo tồn
nguồn gen dược liệu; có giải pháp khai thác hợp lý và sử dụng bền vững nguồn
tài nguyên dược liệu; xây dựng hệ thống các đơn vị làm công tác nghiên cứu,
phát triển dược liệu; củng cố và tăng cường năng lực cho
công nghiệp dược, quan tâm phát triển các sản phẩm từ dược liệu; mở rộng và củng
cố hệ thống lưu thông, cung ứng dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu để đáp ứng
yêu cầu công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học
và Công nghệ nghiên cứu xây dựng Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm
nghiên cứu phát triển dược liệu.
đ) Đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành
lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển dược liệu toàn quốc
nhằm tăng cường khả năng phối hợp liên ngành để thực hiện quy hoạch hiệu quả.
e) Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát và định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng kết quả thực hiện quy hoạch
này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Y tế căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách
nhà nước để xem xét, bố trí vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước, huy động
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực
hiện quy hoạch.
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đầu tư, ưu đãi đầu tư tạo môi
trường thuận lợi phát triển dược liệu.
3. Bộ Tài chính
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Y tế căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để xem
xét, bố trí kinh phí thường xuyên để thực hiện quy hoạch theo phân cấp của Luật
ngân sách nhà nước.
b) Chỉ đạo Tổng cục Hải quan tăng cường
quản lý và giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập khẩu dược liệu và phối hợp với các
lực lượng Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường ngăn chặn nạn buôn bán dược liệu
trái phép.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế triển
khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ trong chọn, tạo giống, nuôi trồng
và thu hái dược liệu.
b) Nghiên cứu và phổ biến các kỹ thuật
trồng trọt, chăm sóc, phòng chống bệnh hại trên cây thuốc.
5. Bộ Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế quản
lý việc buôn bán, xuất, nhập khẩu dược liệu dùng sản xuất thực phẩm, thực phẩm
chức năng, mỹ phẩm, công nghiệp hóa dược, tinh dầu, chất thơm.
b) Phối hợp với Bộ Y tế trong điều
tra, khảo sát nguồn dược liệu phục vụ sản xuất hóa dược; lồng ghép các chương
trình để nghiên cứu và phát triển dược liệu.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ
a) Ưu tiên triển khai các nhiệm vụ
khoa học và công nghệ phục vụ phát triển dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
b) Tăng cường đầu tư phát triển tiềm
lực khoa học và công nghệ cho các tổ chức khoa học và công
nghệ nhằm phát triển dược liệu. Tạo điều
kiện thuận lợi để triển khai các nội dung về sở hữu trí tuệ, đăng ký sáng chế
liên quan đến nguồn gen, bảo hộ tri thức truyền thống, tiêu chuẩn chất lượng
liên quan đến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
c) Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng và
triển khai có hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm nghiên cứu
phát triển dược liệu để thúc đẩy phát triển dược liệu.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn và các địa phương rà soát quy hoạch sử dụng đất và
giao, cho thuê đất tạo thuận lợi để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch
và phù hợp với quy định hiện hành.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành
có liên quan tham mưu cho Chính phủ ban hành các quy định
về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ công bằng, hợp lý lợi ích phát sinh từ
việc sử dụng nguồn gen dược liệu;
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình đào tạo và mở mã ngành đào tạo
phù hợp để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển dược liệu.
9. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương
a) Chỉ đạo quán triệt, triển khai thực
hiện có hiệu quả những nội dung, nhiệm vụ của quy hoạch trên địa bàn quản lý.
b) Căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn
ngân sách địa phương để bố trí kinh phí thực hiện quy hoạch theo phân cấp của
Luật ngân sách nhà nước; có cơ chế, chính sách đầu tư, thu hút nguồn lực cho
lĩnh vực phát triển dược liệu, đặc biệt chú trọng đến các
vùng dược liệu trọng điểm.
c) Căn cứ vào đặc điểm, tình hình của
địa phương xây dựng kế hoạch để triển khai kịp thời các đề án, dự án trong quy
hoạch; bố trí quỹ đất phù hợp để nuôi trồng, phát triển các loại dược liệu thế
mạnh của địa phương.
d) Tăng cường công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức và vận động người dân bảo vệ nguồn tài nguyên cây dược liệu.
Hướng dẫn thu hái dược liệu hợp lý đi đôi với tái sinh
phát triển trồng mới cây dược liệu và phổ biến kinh nghiệm sử dụng dược liệu
làm thuốc phục vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân.
đ) Tạo điều kiện thuận lợi để các cấp
Hội Đông y, Hội Dược liệu các địa phương hoạt động và phát triển, góp phần tích
cực vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
e) Triển khai thực hiện các chương
trình, dự án ưu đãi đầu tư.
g) Tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện quy hoạch này tại địa bàn thuộc phạm vi quản lý; định kỳ
hàng năm gửi báo cáo về Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả
thực hiện Quy hoạch này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung
ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Viện Dược liệu, Bộ Y tế;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH,
KTN, V.HI, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Thiện Nhân
|
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC LOÀI DƯỢC LIỆU CÓ TIỀM NĂNG KHAI THÁC TRONG
TỰ NHIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ)
TT
|
Tên
Việt Nam
|
Tên
khoa học
|
1
|
Bách bộ
|
Stemona tuberosa Lour.
|
2
|
Bồ bồ
|
Adenosma indianum (Lour.) Merr.
|
3
|
Câu đằng
|
Uncaria
spp.(U. Tonkinensis Havil.; U.
sinensis (Oliv.) Havil.;
U. cordata (Lour.)
Merr.)
|
4
|
Cẩu tích
|
Cibotium
barometz (L.) J. Sm
|
5
|
Chân chim
|
Schefflera heptaphylla
(L.) Frodin
|
6
|
Chè dây
|
Ampelopsis cantoniensis (Hook.
& Arn.) Planch.
|
7
|
Chè vằng
|
Jasminum ssp.
(Jasminum nervosum Lour.; J.
subtriplinerve
Blume)
|
8
|
Cốt toái bổ
|
Drynaria spp.
(D. quercifolia (L.)J. Sm.; D. bonii H.
Christ.)
|
9
|
Củ chóc
|
Typhonium trilobatum (L.) Schott
|
10
|
Dành dành
|
Gardenia augusta (L.) Merr.
|
11
|
Dây đau xương
|
Tinospora sinensis (Lour.) Merr.
|
12
|
Hạ khô thảo
|
Prunella vulgaris L.
|
13
|
Hà thủ ô trắng
|
Streptocaulon juventas
(Lour.) Merr.
|
14
|
Hương phụ
|
Cyperus spp.
(Cyperus stoloniferus Retz.;
C. rotundus L.)
|
15
|
Huyết giác
|
Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep.
|
16
|
Hy thiêm
|
Siegesbeckia
orientalis L.
|
17
|
Mã tiền
|
Strychnos ssp.
(Strychnos nux-vomica L.; S. wallichiana Steud.)
|
18
|
Mạn kinh
|
Vitex ssp. (Vitex rotundifolia L. f.; V. trifolia L.)
|
19
|
Ngải cứu dại
|
Artemisia indica Willd.
|
20
|
Nhân trần
|
Adenosma spp. (Adenosma caeruleum R. Br.; Adenosma bracteosum
Bonati)
|
21
|
Sa nhân
|
Amomum spp.
(Amomum vilosum Lour./ L. longiligulare T. L. Wu/ A. xanthioides Wall.
|
22
|
Thiên niên kiện
|
Homalomena spp. (H. occulta (Lour.)
Schott; H. tonkinensis Engl.)
|
23
|
Tràm
|
Melaleuca leucadendra L.
|
24
|
Thổ phục linh
|
Smilax
glabra Wall. et Roxb.
|
PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÁC LOÀI DƯỢC LIỆU TẬP TRUNG PHÁT TRIỂN Ở
QUY MÔ LỚN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ)
TT
|
Tên
Việt Nam
|
Tên
khoa học
|
Diện
tích trồng (ha)
|
Ước
năng suất (tấn/ha)
|
Ước
sản lượng (tấn)
|
|
I
|
Nhóm loài dược liệu bản địa
|
21.700
|
|
82.280
|
|
1
|
Bình vôi
|
Stephania glabra
(Roxb.) Miers
|
200
|
1
|
200
|
|
2
|
Ba kích
|
Morinda officinalis How
|
400
|
2
|
800
|
|
3
|
Bụp giấm
|
Hibiscus sabdariffa L.
|
200
|
1
|
200
|
|
4
|
Củ mài
|
Dioscorea
persimilis Prain et Burkill
|
300
|
3
|
900
|
|
5
|
Cúc hoa
|
Chrysanthemum indicum L.
|
300
|
2
|
600
|
|
6
|
Đảng sâm
|
Codonopsis javanica (Blume) Hook.
f. & Thoms.
|
300
|
1
|
300
|
|
7
|
Đậu ván trắng
|
Lablab
purpureus (L.) Sweet
|
300
|
2
|
600
|
|
8
|
Địa liền
|
Kaempferia galanga
L.
|
600
|
2
|
1.200
|
|
9
|
Diệp hạ châu đắng
|
Phyllanthus
amarus Schum. et Thonn.
|
800
|
5
|
4.000
|
|
10
|
Đinh lăng
|
Polyscias fruticosa
(L.) Harms.
|
600
|
1
|
600
|
|
11
|
Dừa cạn
|
Catharanthus roseus (L.) G. Don
|
100
|
2
|
200
|
|
12
|
Gấc
|
Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.
|
400
|
27
|
10.800
|
|
13
|
Giảo cổ lam
|
Gynostemma pentaphyllum (Thunb.)
Makino
|
200
|
2
|
400
|
|
14
|
Gừng
|
Zingiber officinale Rosc.
|
500
|
15
|
7.500
|
|
15
|
Hà thủ ô đỏ
|
Fallopia
multiflora (Thunb.) Haraldson
|
300
|
2
|
600
|
|
16
|
Hoàn ngọc
|
Pseuderanthemum palatiferum (Nees)
Radlk.
|
200
|
1,5
|
300
|
|
17
|
Hòe
|
Styphnolobium japonicum (L.) Schott
|
1.500
|
1
|
1.500
|
|
18
|
Hồi
|
Illicium verum Hook. F.
|
500
|
0,8
|
400
|
|
19
|
Hương nhu trắng
|
Ocimum gratissimum L.
|
700
|
1,5
|
1.050
|
|
20
|
Ích mẫu
|
Leonurus japonicus Houtt.
|
900
|
3
|
2.700
|
|
21
|
Kim tiền thảo
|
Desmodium styracifolium (Osb.) Merr.
|
300
|
3
|
900
|
|
22
|
Mã đề
|
Plantago major
L.
|
500
|
3
|
1.500
|
|
23
|
Nghệ vàng
|
Curcuma longa
L.
|
1200
|
20
|
24.000
|
|
24
|
Nhàu
|
Morinda citrifolia L.
|
300
|
1
|
300
|
|
25
|
Quế
|
Cinnamomum cassia Presl
|
2.000
|
1
|
2.000
|
|
26
|
Rau đắng biển
|
Bacopa monnieri (L.) Wettst.
|
100
|
1,5
|
150
|
|
27
|
Râu Mèo
|
Orthosiphon spiralis (Lour.) Merr.
|
600
|
2
|
1.200
|
|
28
|
Sả
|
Cymbopogon spp.
(C. citrates (DC. Ex Ness) Stapf); C. nardus (L.) Rendle; C. martinii (Roxb) Wats)
|
1000
|
4
|
4.000
|
|
29
|
Sa nhân tím
|
Amomum longiligulare T. L.Wu
|
1600
|
0,3
|
480
|
|
30
|
Sâm Ngọc linh
|
Panax vietnamensis Ha et Grushv.
|
600
|
1
|
600
|
|
31
|
Thanh hao hoa vàng
|
Artemisia annua L.
|
1200
|
3
|
3.600
|
|
32
|
Tràm
|
Melaleuca leucadendra
L.
|
1000
|
6
|
6.000
|
|
33
|
Trinh nữ hoàng cung
|
Crinum latifolium
L.
|
300
|
1
|
300
|
|
34
|
Tục đoạn
|
Dipsacus japonicus Miq.
|
500
|
2
|
1.000
|
|
35
|
Xuyên tâm liên
|
Andrographis paniculata (Burm. f.) Wall. ex Nees.
|
200
|
2
|
400
|
|
36
|
Ý dĩ
|
Coix lacryma - jobi L.
|
1000
|
1
|
1.000
|
|
II
|
Nhóm loài dược liệu nhập nội
|
6.600
|
|
30.950
|
|
1
|
Actisô
|
Cynara scolymns
L.
|
1000
|
20
|
20.000
|
|
2
|
Bạc hà
|
Mentha arvensis L.
|
500
|
2
|
1.000
|
|
3
|
Bạch chỉ
|
Angelica
dahurica (Fisch. ex Hoffm.) Maxim.
|
700
|
2
|
1.400
|
|
4
|
Bạch truật
|
Atractylodes macrocephala Koidz.
|
700
|
2
|
1.400
|
|
5
|
Cát cánh
|
Platycodon
grandiflorum (Jacq.) A. DC.
|
100
|
2
|
200
|
|
6
|
Địa hoàng
|
Rehmanmia glutinosa (Gaertn.) Libosch. ex Steud
|
200
|
2
|
400
|
|
7
|
Đỗ trọng
|
Eucommia ulmoides Oliv.
|
700
|
1
|
700
|
|
8
|
Độc hoạt
|
Angelica
pubescens Maxim.
|
300
|
1,5
|
450
|
|
9
|
Dương cam cúc
|
Matricaria
chamomilla L.
|
200
|
1
|
200
|
|
10
|
Đương quy
|
Angelica acutiloba (Sieb. et Zucc) Kitagawa Angelica sinensis
(Oliv.) Diels.
|
900
|
2
|
1.800
|
|
11
|
Hoàng bá
|
Phellodendron
spp. (Phellodendron amurense Rupr.; P. chinensis Schneid.)
|
150
|
5
|
750
|
|
12
|
Huyền sâm
|
Scrophularia spp. (Scrophularia
ningpoensis Hemsl.; C. buergeriana Miq.)
|
50
|
2
|
100
|
|
13
|
Mộc hương
|
Aucklandia lappa DC.
|
300
|
2
|
600
|
|
14
|
Ngưu tất
|
Achyranthes bidentata Blume
|
400
|
3
|
1.200
|
|
15
|
Ô đầu
|
Aconitum spp.
(Aconitum fortunei
Hemsl.; A. carmichaeli Debx.)
|
100
|
1,5
|
150
|
|
16
|
Tam thất
|
Panax notoginseng (Burkill) F. H
Chen
|
50
|
2
|
100
|
|
17
|
Trạch tả
|
Alisma plantago
- aquatica L.
|
200
|
2
|
400
|
|
18
|
Xuyên khung
|
Ligusticum wallichii Franch.
|
50
|
2
|
100
|
|
|
Tổng
|
28.300
|
|
113.230
|
|
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ)
TT
|
Tên
dự án
|
Nội
dung, Chỉ tiêu
|
Địa
điểm
|
Thời gian
|
1
|
Điều tra tổng thể nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam
|
+ Giai đoạn 1: Điều tra nguồn tài
nguyên cây thuốc
+ Giai đoạn 2: Điều tra nguồn tài nguyên động vật, vi sinh vật, sinh vật biển và khoáng vật
|
Toàn
quốc
|
2014-2017
2020-2030
|
2
|
Bảo tồn, phát triển dược liệu, sản
phẩm từ dược liệu và sản phẩm quốc gia
|
- Triển khai dự án bảo tồn, phát
triển dược liệu Việt Nam
- Phát triển 03 sản phẩm Quốc gia từ
dược liệu
|
Tại
các vùng
|
2013-2018
|
3
|
Xây dựng 02 phòng thí nghiệm nghiên
cứu phát triển dược liệu trọng điểm
|
Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị theo hướng đồng bộ, hiện đại
|
Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh
|
2014-2018
|
4
|
Nghiên cứu phát triển nguồn lực cho
ngành dược liệu Việt Nam.
|
Triển khai đề án đào tạo và thu hút
nhân lực để phát triển dược liệu.
|
Toàn
quốc
|
2013-2015
|
5
|
Xây dựng và tăng
cường năng lực nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển dược liệu.
|
Đầu tư, tăng cường năng lực cho một
số lĩnh vực: Đánh giá tài nguyên, nghiên cứu hóa học, kiểm tra chất lượng, đánh giá tác dụng sinh học... phục vụ công tác phát triển
dược liệu
|
Toàn
quốc
|
2014-2019
|
6
|
Nhập nội 50 giống cây dược liệu có
chất lượng cao
|
Nhập nội và tiến hành nghiên cứu thích nghi các giống các cây dược liệu tiến bộ của
các nước phục vụ phát triển dược liệu của Việt Nam.
|
Phát triển và trồng cây dược liệu phù hợp
|
2013-2015
|
7
|
Xây dựng Trung tâm thông tin và thư
viện điện tử về dược liệu
|
Xây dựng, trang bị đồng bộ cho Trung tâm để thu thập, cung cấp thông tin về khoa học và thị
trường. Thiết lập cơ chế chia sẻ thông tin quốc gia giữa các nước trong khu vực
và quốc tế.
|
Viện
Dược liệu
|
2015-2020
|
8
|
Xây dựng Trung tâm kinh doanh dược
liệu
|
03 Trung tâm với diện tích sử dụng
khoảng 10.000 m2/01 Trung tâm
|
Tại
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
|
2013-2016
|
9
|
Nâng cấp hoặc
đầu tư xây mới nhà máy sơ chế và chế biến dược liệu.
|
150
- 200 tấn dược liệu khô/tháng
|
Tại
các vùng phát triển dược liệu trọng điểm (dự kiến khoảng
02 nhà máy/vùng)
|
2014-2018
|
10
|
Xây dựng nhà máy chiết xuất dược liệu
qui mô công nghiệp
|
900
tấn cao khô/năm
|
Tại
các vùng gần Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đồng bằng sông Cửu Long
|
2015-2020
|
11
|
Xây dựng Vườn bảo tồn và phát triển
cây thuốc Quốc gia
|
05
Vườn
|
Tại
05 vùng: Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ
|
2013-2030
|
12
|
Xây dựng Trung tâm nghiên cứu nguồn
gen và giống dược liệu Quốc gia đặt tại Viện Dược liệu, Bộ Y tế.
|
01 Trung tâm
|
Hà Nội
(Trực thuộc Viện Dược liệu)
|
2013-2015
|