Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1971/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Bùi Văn Khánh
Ngày ban hành: 02/12/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1971/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 02 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN "MÔ HÌNH CHỢ THÍ ĐIỂM BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM" TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2013;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010; Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015;

Căn cứ Công văn số 2420/BCT-TTTN ngày 06/8/2013 của Bộ Công thương về việc xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;

Căn cứ Quyết định số 4305/QĐ-BCT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc phê duyệt đề cương, dự toán Dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại tỉnh Hoà Bình;

Căn cứ Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 24/2/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ tỉnh Hòa Bình đến năm 2020; Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 31/03/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2014; Quyết định số 682/QĐ-UBND ngày 30/05/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt điều chỉnh dự toán kinh phí Kế hoạch triển khai dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2014;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 807/TTr-SCT ngày 12/9/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, như sau:

(Theo dự án đính kèm).

Điều 2. Giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Dự án này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Công thương;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HHĐND;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh Phạm Anh Quý;
- Lưu:VT,TCTM,(Tu.40).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Khánh

 

DỰ ÁN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỢ THÍ ĐIỂM BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 1971/QĐ-UBND ngày 02/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Phần mở đầu

I. SỰ CẦN THIẾT LẬP DỰ ÁN

Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là vấn đề hết sức quan trọng được các cấp, các ngành và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Thực phẩm không đảm bảo an toàn và các bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn gây thiệt hại về kinh tế, gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Hiện nay, các loại thực phẩm được tiêu thụ chủ yếu thông qua hệ thống phân phối truyền thống (chợ) và hệ thống phân phối hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại). Toàn tỉnh hiện chỉ có 02 siêu thị có kinh doanh mặt hàng thực phẩm; còn lại tập trung ở 92 chợ truyền thống, được phân bố khắp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Chính vì vậy, hoạt động của các chợ trên địa bàn tỉnh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc cung ứng vật tư, nguyên liệu và tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, phục vụ sản xuất tiêu dùng của nhân dân, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, nông sản thực phẩm cung cấp hàng ngày cho mỗi gia đình. Các mặt hàng thực phẩm chủ yếu được lưu thông qua chợ bao gồm: Thịt gia súc, gia cầm; hàng thủy, hải sản tươi sống; hàng rau, củ, quả.

Trong những năm qua, công tác quản lý, phát triển chợ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống mạng lưới chợ đã được hình thành, phát triển. Tuy nhiên ngoài một số chợ đã được đầu tư xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp, còn phần lớn các chợ hoạt động lâu năm cơ sở vật chất xuống cấp, diện tích chật hẹp, chưa đáp ứng yêu cầu VSATTP; sự hiểu biết các quy định về VSATTP của cán bộ quản lý chợ và các hộ kinh doanh hàng thực phẩm trong chợ còn rất hạn chế. Tình hình mất VSATTP xảy ra ở hầu hết các chợ trên địa bàn; việc kiểm soát cũng như ý thức của người bán và người mua còn chưa cao. Kinh doanh hàng thực phẩm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất vệ sinh, dịch bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Xuất phát từ tình hình thực tế và theo chỉ đạo của Bộ Công Thương, để nâng cao năng lực quản lý của nhà nước, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các thương nhân kinh doanh tại chợ về VSATTP, góp phần bảo đảm sức khỏe, vì sự an toàn của người tiêu dùng, hạn chế ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh thì việc triển khai xây dựng Dự án "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh” là cần thiết.

Dự án tập chung đánh giá thực trạng về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh nhằm đưa ra giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn toàn tỉnh và thực hiện xây dựng "Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm" tại chợ Thái Bình, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình. Dự án cũng dự kiến lộ trình nhân rộng Mô hình thí điểm trong giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ LẬP DỰ ÁN

Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 17/6/2010 ;

Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật An Toàn thực phẩm;

Quyết định 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2015;

Công văn số 2420/BCT-TTTN ngày 06/8/2013 của Bộ Công Thương về việc xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm;

Quyết định số 329/QĐ-BCT ngày 10/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc chỉ định đơn vị thực hiện nhiệm vụ “xây dựng và tổ chức thực hiện dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2014 do Vụ Thị trường trong nước chủ trì;

Quyết định số 95/QĐ-UBND ngày 23/01/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2015;

Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 31/03/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2014;

Quyết định số 4305/QĐ-BCT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề cương, dự toán Dự án mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm tại tỉnh Hòa Bình;

Quyết định số 682/QĐ-UBND ngày 30/05/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt điều chỉnh dự toán kinh phí Kế hoạch triển khai dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2014;

Căn cứ số liệu niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình; số liệu theo dõi và báo cáo năm 2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế và số liệu điều tra, khảo sát của Sở Công Thương.

III. TÓM TẮT DỰ ÁN

1. Tên dự án: Xây dựng Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

2. Cơ quan quản lý dự án: UBND tỉnh Hòa Bình

3. Cơ quan chủ trì: Sở Công thương Hòa Bình

4. Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Hòa Bình.

5. Các chủ thể trong mô hình thí điểm: Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hòa Bình và thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ Thái Bình, thành phố Hòa Bình.

6. Mục tiêu của dự án: Nghiên cứu, xây dựng “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”, nhằm tăng cường sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc bảo đảm VSATTP; nâng cao nhận thức và tăng cường trách nhiệm, năng lực quản lý cho cán bộ, nhân viên Ban quản lý chợ, các doanh nghiệp kinh doanh chợ trong việc quản lý, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ; góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

7. Phạm vi thực hiện

Tại chợ Thái Bình, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình (thuộc Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Hòa Bình);

8. Nhiệm vụ thực hiện dự án

- Điều tra, khảo sát thu thập số liệu, tổng hợp đánh giá thực trạng công tác VSATTP tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2013.

- Xây dựng mục tiêu, phương án thực hiện xây dựng mô hình chợ thí điểm tại chợ Thái Bình, thành phố Hòa Bình bảo đảm VSATTP.

- Đề xuất một số giải pháp xây dựng mô hình thí điểm chợ Thái Bình, thành phố Hòa Bình bảo đảm VSATTP.

- Xây dựng mẫu mô hình chợ VSATTP, trên cơ sở đó áp dụng nhân rộng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

9. Sản phẩm của dự án

- Báo cáo tổng hợp và thuyết minh của dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP trên địa bàn tỉnh Hòa Bình”

- Phụ lục, hệ thống bảng biểu, số liệu kèm theo;

- Mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP tại chợ Thái Bình.

10. Đối tượng hưởng lợi dự án:

- Người tiêu dùng thực phẩm tại chợ;

- Các thương nhân kinh doanh tại chợ Thái Bình;

- Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Hòa Bình .

IV. NỘI DUNG DỰ ÁN

Ngoài phần mở đầu, dự án gồm 4 phần như sau:

1. Đánh giá khái quát thực trạng VSATTP tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2013.

2. Đề ra mục tiêu, phương án và tổ chức thực hiện xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm ATTP (sau đây gọi là mô hình chợ thí điểm)

3. Đề xuất giải pháp nhằm hỗ trợ thực hiện dự án mô hình chợ thí điểm.

4. Tổ chức thực hiện và kiến nghị.

Phần 1

ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VSATTP TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2013

I. THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BAN TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2013

1. Tình hình kinh doanh thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2013

1.1. Số lượng chợ (phân theo hạng) hoạt động kinh doanh hàng thực phẩm:

Tính đến ngày 31/12/2013, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 92 chợ, trong đó có 01 chợ hạng 1; 03 chợ đầu mối; 07 chợ hạng 2 và 81 chợ hạng 3. Mật độ chợ tính theo đơn vị hành chính xã/phường hiện nay tỉnh Hòa Bình gần 0,43 chợ/xã (phường). Là tỉnh có mật độ chợ thấp so với cả nước (0,87 chợ/ xã, phường); trung bình 50,08 km2 có 1 chợ; bình quân một chợ phục vụ 9.662 người (cả nước là 10.243 người/chợ); bán kính phục vụ trung bình của mỗi chợ là 4,01 km. Tổng diện tích đất chợ khoảng 335.817 m2, diện tích trung bình đã được đầu tư xây dựng các công trình thuộc chợ là 142.512 m2 và số hộ kinh doanh cố định trong chợ khoảng 8.602 hộ trong đó có 3.582 hộ kinh doanh cố định và 5.020 hộ kinh doanh lưu động với 18.194 lao động, số chợ kiên cố và bán kiên cố 70 chợ, số chợ tạm 22 chợ. Về hình thức tổ chức quản lý chợ áp dụng chủ yếu là: Ban quản lý, tổ quản lý, doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân và các tổ chức khác quản lý chợ. Trong 92 chợ, có 38 chợ có Ban Quản lý; 49 chợ có tổ quản lý; 04 chợ do doanh nghiệp; 01 chợ do hợp tác xã quản lý.

Nhìn chung cơ sở vật chất kỹ thuật các chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình còn lạc hậu, nhiều chợ vẫn trong tình trạng lán tạm và họp trên nền đất trống, chưa đáp ứng được nhu cầu trao đổi, giao lưu hàng hóa của dân cư. Các chợ nông thôn đều là chợ tổng hợp, chợ phiên, kinh doanh chủ yếu là hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, hàng nông sản, rau quả... nên các cơ sở kinh doanh trong chợ không ổn định. Các chợ đã xây dựng kiên cố được xây dựng có hệ thống điện, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, còn lại các chợ chưa được xây dựng kiên cố hệ thống điện, giao thông trong chợ không có, hệ thống cấp thoát nước thô sơ, hoặc chỉ là rãnh thoát nước tạm bợ.

Đa số các chợ trên địa bàn tỉnh thuộc chợ hạng 3, sản phẩm kinh doanh thông thường là hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, hàng tiêu dùng hàng ngày. Các hộ kinh doanh thường đặt hàng bán trong ngày hoặc các nhà sản xuất thường có lực lượng giao hàng tận nơi nên hoạt động dịch vụ tại chợ không có nhu cầu về kho chứa, kho bảo quản thực phẩm mà chỉ tập trung các dịch vụ cần thiết như bốc vác hàng hóa, vận chuyển, trông giữ xe ... dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm đa phần chưa được hình thành.

Hầu hết các chợ trên địa bàn tỉnh đều có kinh doanh ngành hàng thực phẩm (trừ chợ Đầu mối). Việc bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, điểm kinh doanh tại chợ chủ yếu gồm: Khu vực hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, dệt may, giày dép và khu bán hàng thực phẩm, rau quả... Trong đó, đều có bố trí khu vực kinh doanh thực phẩm tươi sống; thực phẩm chế biến và khu bán hàng nông sản, rau quả...

1.2. Nguồn hàng thực phẩm cung ứng cho các chợ:

- Nguồn cung thực phẩm từ các hộ nông dân: Rau quả, lạc, đậu, hoa quả, một số sản phẩm qua Sơ chế, chế biến và các loại gia cầm, sản phẩm gia cầm tự chăn nuôi.

- Các loại hoa quả chủ yếu là do các hộ kinh doanh hoa quả bán buôn giao tận chợ (hoa quả trong nước sản xuất và nhập khẩu).

- Nguồn thực phẩm tươi sống (thịt lợn, trâu, bò, gia cầm) chủ yếu do các cơ sở giết mổ tại địa phương cung ứng.

- Các loại thủy sản (cá, tôm, ốc, hến..) nguồn cung chủ yếu đánh bắt tự nhiên và nuôi thả tại địa phương. Một số chợ ở khu vực thành phố còn có các loại thủy, hải sản tươi sống hoặc đông lạnh được cung ứng từ tỉnh ngoài.

- Nguồn thực phẩm công nghệ, thực phẩm qua chế biến hầu hết là do các cơ sở sản xuất trong nước cung ứng thông qua các nhà phân phối, cơ sở bán buôn, bán lẻ tại địa phương.

- Các hộ kinh doanh thực phẩm chín tự chế biến và bán tại chợ như: Giò, chả, nem, đậu và các quầy ăn uống, giải khát.

- Nguồn hàng thực phẩm lưu thông tại các chợ ngoài các sản phẩm có bao bì, nhãn hiệu, xác định được nguồn gốc, xuất xứ, hạn dùng, vẫn còn nhiều mặt hàng thực phẩm không có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc, xuất xứ... nên khó bảo đảm VSATTP.

Biểu 1: Nguồn hàng thực phẩm cung ứng chủ yếu cho các chợ trên địa bàn tỉnh

Đơn vị tính: %

SỐ TT

Ngành hàng

Nguồn cung hàng hóa

Sản xuất trong tỉnh

Từ các tỉnh khác

Nhập khẩu

1

Rau củ

90

8

2

2

Thịt gia cầm (gà, vịt)

100

0

0

3

Thịt gia súc (trâu, bò, lợn)

95

5

0

4

Trứng gia cầm

90

0

10

5

Thủy sản (cá, tôm,...)

90

10

0

6

Phụ gia thực phẩm

5

85

10

7

Thực phẩm khô

50

50

0

8

Ăn uống, giải khát

80

20

0

9

Thực phẩm chế biến sẵn

95

5

0

10

Hoa quả

30

60

10

11

Gạo, ngũ cốc

90

10

0

Nguồn: Sở Công thương điều tra phục vụ Dự án (tháng 7/2014)

1.3. Các mặt hàng thực phẩm chủ yếu kinh doanh tại các chợ:

Các ngành hàng thực phẩm tươi sống, rau xanh, thực phẩm khô và sơ chế, thực phẩm công nghệ..., chiếm khoảng 80% tổng số hộ kinh doanh thực phẩm. Trong đó, hàng thực phẩm tươi sống có số hộ kinh doanh lớn nhất, chiếm trên 18,85% tổng số hộ kinh doanh cố định tại chợ. Các mặt hàng thực phẩm chính kinh doanh tại chợ bao gồm:

- Thịt gia súc, gia cầm: Thịt lợn, thịt bò, thịt trâu; thịt gà, vịt, ngan...;

- Thủy sản: Cá, tôm, cua, ốc …;các loại hải sản tươi sống hoặc đông lạnh (tôm, cá biển...)

- Rau xanh, củ, quả, hoa quả các loại;

- Lương thực: Gạo, ngô, khoai, sắn,...

- Thực phẩm chế biến: Lòng lợn; thịt quay, giò chả,...

- Hàng ăn uống: Các quán cơm bình dân, hàng ăn sáng, hàng giải khát.

- Hàng khô và gia vị: Măng, miến, mộc nhĩ, các loại gia vị chế biến,...

- Hàng thực phẩm công nghệ: Đường, sữa, bánh, kẹo, mỳ chính,...

1.4. Số lượng và tình hình hoạt động của thương nhân kinh doanh thực phẩm tại các chợ:

Lực lượng tham gia mua, bán tại chợ chủ yếu là các hộ kinh doanh và người sản xuất nhỏ trực tiếp bán sản phẩm, đây là lực lượng chính cung cấp thực phẩm đến tay người tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hàng thực phẩm, chủ yếu làm đầu mối cung cấp hàng hóa cho các hộ kinh doanh bán lẻ trong chợ, chưa có doanh nghiệp thuê điểm bán thực phẩm trực tiếp.

- Theo số liệu điều tra, tổng số hộ kinh doanh cố định tại 92 chợ trên địa bàn tỉnh hiện nay có 8.602 hộ, trong đó kinh doanh hàng thực phẩm có 2.331 hộ, chiếm 27,1% tổng số hộ kinh doanh, bao gồm:

+ 1.625 hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống, chiếm 69,7% tổng số hộ kinh doanh thực phẩm;

+ 706 hộ kinh doanh hàng đóng gói, dịch vụ ăn uống chiếm 30,3% tổng số hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ;

- Số hộ cố định kinh doanh hàng thực phẩm tại chợ phân theo địa bàn huyện, thành phố như sau:

+ Thành phố Hòa Bình: Có 900 hộ cố định kinh doanh tại chợ, trong đó có 210 hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, chiếm 23,33% tổng số hộ và 78 hộ kinh doanh thực phẩm đóng gói, thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống.

+ Huyện Lương Sơn: Có 762 hộ cố định kinh doanh tại chợ, trong đó có 128 hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, chiếm 16,79% tổng số hộ và 59 hộ kinh doanh thực phẩm đóng gói, thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống.

+ Huyện Cao Phong : Có 288 hộ cố định kinh doanh tại chợ, trong đó có 86 hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, chiếm 29,86% tổng số hộ và 58 hộ kinh doanh thực phẩm đóng gói, thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống.

+ Huyện Lạc Sơn: Có 1900 hộ cố định kinh doanh tại chợ, trong đó có 312 hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, chiếm 16,42% tổng số hộ và 89 hộ kinh doanh thực phẩm đóng gói, thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống.

+ Huyện Đà Bắc: Có 372 hộ cố định kinh doanh tại chợ, trong đó có 83 hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, chiếm 22,31% tổng số hộ và 56 hộ kinh doanh thực phẩm đóng gói, thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống.

+ Huyện Kỳ Sơn : Có 249 hộ cố định kinh doanh tại chợ, trong đó có 85 hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, chiếm 34,13% tổng số hộ và 62 hộ kinh doanh thực phẩm đóng gói, thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống.

+ Huyện Lạc Thủy: Có 766 hộ cố định kinh doanh tại chợ, trong đó có 110 hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, chiếm 14,36% tổng số hộ và 68 hộ kinh doanh thực phẩm đóng gói, thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống.

+ Huyện Yên Thủy: Có 455 hộ cố định kinh doanh tại chợ, trong đó có 105 hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, chiếm 23,07% tổng số hộ và 50 hộ kinh doanh thực phẩm đóng gói, thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống.

+ Huyện Mai Châu: Có 1331 hộ cố định kinh doanh tại chợ, trong đó có 219 hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, chiếm 16,45% tổng số hộ và 66 hộ kinh doanh thực phẩm đóng gói, thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống

+ Huyện Kim Bôi: Có 736 hộ cố định kinh doanh tại chợ, trong đó có 135 hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, chiếm 18,34% tổng số hộ và 52 hộ kinh doanh thực phẩm đóng gói, thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống.

+ Huyện Tân Lạc: Có 843 hộ cố định kinh doanh tại chợ, trong đó có 152 hộ kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, chiếm 18,03% tổng số hộ và 68 hộ kinh doanh thực phẩm đóng gói, thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống.

(chi tiết xem biểu số 04 kèm theo)

Bình quân mỗi chợ trên địa bàn tỉnh có 18 hộ kinh doanh cố định mặt hàng thực phẩm. Các hộ kinh doanh hàng thực phẩm tại các chợ đa phần có quy mô nhỏ và bán lẻ là chủ yếu. số hộ có quy mô kinh doanh vừa hoặc lớn (bán buôn) không nhiều. Đối với các chợ ở khu vực nông thôn, mặt hàng rau, củ, quả được cung cấp bởi một số ít hộ kinh doanh cố định, còn chủ yếu do nông dân sản xuất trực tiếp mang hàng ra chợ bán.

Các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ thường được bố trí kinh doanh ở khu riêng biệt trong chợ, với diện tích kinh doanh 2 - 5m2 tùy từng chợ. Đối với các chợ mới được đầu tư xây mới hoặc cải tạo, nâng cấp thì diện tích một điểm kinh doanh thực phẩm đảm bảo từ 3 đến 5m2/hộ; các chợ nông thôn, chợ phiên thì diện tích còn chật hẹp và không cố định.

1.5. Cách thức kiểm tra nguồn hàng thực phẩm vào chợ của thương nhân trong chợ:

- Đối với các thương nhân kinh doanh hàng thực phẩm, hầu như không có phương tiện thiết bị kiểm tra, chủ yếu kiểm tra bằng trực quan, kinh nghiệm và tin vào đối tượng cung ứng đã hợp tác kinh doanh.

- Các loại thực phẩm như thịt lợn, thịt bò, thịt gà trước khi đưa vào bày bán tại chợ đã được cơ quan thú y của các huyện, thành phố kiểm dịch đóng dấu. Tuy nhiên vẫn còn một lượng lớn thực phẩm chưa được kiểm dịch do thương nhân kinh doanh chưa tự giác chấp hành, mặt khác lực lượng kiểm dịch cũng như điều kiện của từng địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Các mặt hàng như rau, củ, quả hầu như chưa được kiểm tra trước khi đưa vào chợ. Mặt hàng này chỉ được kiểm tra một số chỉ tiêu khi các cơ quan chức năng tiến hành các đợt thanh, kiểm tra VSATTP trên địa bàn.

1.6. Phương thức mua, bán hàng thực phẩm trong chợ:

- Phương thức mua bán hàng hóa nói chung, hàng thực phẩm nói riêng tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chủ yếu là mua bán trao tay trực tiếp giữa người mua và người bán. Các hộ kinh doanh tại chợ đã trực tiếp khai thác và tạo lập nguồn cung thực phẩm để kinh doanh tại chợ. Tuy nhiên do cơ chế thị trường, nhiều hộ kinh doanh chạy theo lợi nhuận, lợi dụng tình hình công tác kiểm tra còn lỏng lẻo hoặc cũng có thể do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết nên đã kinh doanh những mặt hàng không đảm bảo VSATTP, gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.

- Đối với việc bán hàng thực phẩm tại chợ chủ yếu là bán lẻ, tuy nhiên, đối với chợ có qui mô lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng có cả hai hình thức bán lẻ và bán buôn. Nhìn chung, một mặt do phong tục tập quán, thói quen mua sắm, mặt khác do cơ sở vật chất kỹ thuật tại các chợ chưa đáp ứng được yêu cầu nên hầu hết các giao dịch mua bán đều thực hiện trực tiếp, thanh toán - giao nhận tại chợ.

1.7. Trang thiết bị của thương nhân kinh doanh hàng thực phẩm tại chợ:

Qua kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng trang thiết bị phục vụ kinh doanh thực phẩm của các thương nhân tại các chợ như sau:

- Số thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ có bàn, giá bày bán thực phẩm cách mặt đất từ 60 cm trở lên có 2066 người, chiếm 52% tổng số;

- Số thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ có bàn, giá bày bán thực phẩm bằng inox, gạch men có 387 người, chiếm 18,73% tổng số thương nhân kinh doanh thực phẩm có bàn, giá bày bán;

- Số thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ có sử dụng đồ chứa, thiết bị chế biến hợp vệ sinh 719 người, chiếm 18,1% tổng số người kinh doanh thực phẩm;

- Số thương nhân kinh doanh thực phẩm chế biến tại chợ có tủ kính bảo quản thực phẩm chín, thực phẩm chế biến có 314 người, bình quân một chợ có 3,4 tủ kính;

- Số thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ có quần áo, dụng cụ bảo hộ lao động 167 người, chiếm 4,2% tổng số người kinh doanh thực phẩm;

- Đối với các Hộ kinh doanh rau, củ, quả, hàng khô: Hầu như chưa có hoặc thường chỉ có các kệ kê bằng gỗ, hộp xốp, rổ, sọt...

- Đối với các Hộ kinh doanh hàng thủy, hải sản: Trang thiết bị phục vụ kinh doanh hàng thủy sản cũng rất thô sơ và chưa bảo đảm VSATTP, sử dụng các chậu, thuyền, hoặc các thùng chứa nước, thiết bị sục oxy nhằm đảm bảo cho thực phẩm luôn được tươi. Hoặc có thể được bày bán trên các bao dứa, ni lon, rổ xảo sô, chậu đặt ngay trên mặt đất.

1.8. Đối tượng tiêu dùng thực phẩm tại các chợ:

- Đối tượng tiêu dùng thực phẩm tại chợ chủ yếu là dân cư quanh khu vực chợ; các bếp ăn tập thể của cơ quan, trường học, nhà máy, nhà hàng khách sạn và đơn vị quân đội đóng trên địa bàn. Trong đó, người tiêu dùng ở khu vực nông thôn chiếm đại đa số, với thói quen tiêu dùng thực phẩm tại chợ phục vụ cho bữa ăn hàng ngày.

- Khách vãng lai: Tại một số chợ gần đường giao thông liên tỉnh, liên huyện hoặc ở các vùng có nhiều nông sản (cam, mía Cao Phong, gà đồi..) ngoài dân cư quanh khu vực còn có khách mua hàng từ các tỉnh khác đến.

1.9. Cơ sở vật chất của chợ phục vụ quá trình kinh doanh hàng thực phẩm:

Qua tổng hợp điều tra trên 92 chợ cho thấy, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh hàng thực phẩm tại các chợ trên địa bàn như sau:

- Mạng lưới chợ tỉnh Hòa Bình chủ yếu là chợ truyền thống hình thành từ lâu đời; diện tích chợ không lớn, nhiều chợ tạm, cơ sở vật chất xuống cấp, không đồng bộ, chưa được đầu tư cải tạo và nâng cấp vì không có kinh phí.

- Đại đa số các chợ nông thôn chưa có khu bán hàng thực phẩm cố định được đầu tư xây dựng sạch sẽ, hợp vệ sinh. Hàng thực phẩm vẫn được bày bán đan xen với các hàng hóa khác, hoặc bày bán trên các kệ sát mặt đất, thậm chí cạnh lối đi gây mất VSATTP. Một số chợ hàng hóa vẫn được bày bán ngoài trời và không được phân khu, bày bán theo đúng quy định.

- Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải: Việc chế biến nông sản thực phẩm tươi sống được thực hiện ngay tại chợ nên lượng rác thải hàng ngày là khá lớn, dễ bị phân hủy làm ảnh hưởng đến môi trường chợ và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm lưu thông trong chợ... Nhìn chung rác thải tại các chợ không được phân loại tại chợ mà được vận chuyển thẳng đến bãi chôn lấp tự nhiên. Nhiều chợ không có thiết bị thu gom rác.

- Tình hình ô nhiễm nước thải: Phần lớn các chợ chưa có đường dẫn nước đến các quầy hàng thực phẩm, cống rãnh thoát nước nhỏ. Hệ thống nhà vệ sinh trong chợ chưa đủ tiêu chuẩn. Có 70/92 chợ có hệ thống nhà vệ sinh tuy nhiên hệ thống các nhà vệ sinh chỉ là hình thức thô sơ, tạm bợ đôi khi không sử dụng được hoạt động không hiệu quả. Chất thải, nước thải không được xử lý trước khi đưa vào hệ thống chung. Ở những chợ họp trên nền đất, không có hệ thống cấp thoát nước thì hiện tượng ngập úng, bùn lầy trong khu vực chợ nhất là vào mùa mưa xảy ra khá phổ biến.

- Theo kết quả điều tra và khảo sát thực tế, có 23 chợ chiếm 25% tổng số chợ được đầu tư hệ thống phòng cháy, chữa cháy như bể nước, vòi ống dẫn nước, bình xịt chữa cháy. Đây là những chợ có qui mô lớn ở thành phố và trung tâm huyện. Nguồn nước cung cấp cho chợ và phục vụ công tác chữa cháy hầu như không có hoặc là rất ít. Đường quanh khu vực chợ, đường lưu thông nội bộ trong nhà chợ không đủ rộng để xe chữa cháy hoạt động, làm hạn chế khả năng ứng cứu nhanh chóng khi có hỏa hoạn xảy ra. Các chợ ở các khu vực nông thôn, chợ xã, trang thiết bị về phòng cháy, chữa cháy không có các thiết bị phòng chữa cháy. Mặt khác đa số chợ đều có ít lối ra vào, hệ thống giao thông trong khu vực chợ rất chật hẹp và ngày càng xuống cấp. Đây là lý do làm hạn chế rất lớn đến khả năng lưu thông của người và hàng hóa qua chợ, hạn chế khả năng ứng cứu khi xảy ra sự cố cháy nổ.

- Cân đối chứng: Qua khảo sát 92 chợ trên địa bàn tỉnh chưa chợ nào được trang bị cân đối chứng.

Từ thực trạng trên cho thấy, để bảo đảm VSATTP tại chợ, cần phải nghiên cứu, thiết kế một mô hình chuẩn cho khu bán hàng thực phẩm tại chợ.

2. Tình hình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2013

2.1. Nhận thức của thương nhân, người tiêu dùng và cán bộ quản lý chợ về việc bảo đảm VSATTP trong các chợ:

- Vấn đề VSATTP ngày càng được các ngành, các địa phương chú trọng và xã hội đặc biệt quan tâm. Thời gian qua, các văn bản pháp luật về VSATTP ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ; các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ VSATTP cho các thương nhân, từng bước đã tác động đến nhận thức, cũng như kiến thức về VSATTP của người sản xuất, người kinh doanh; điều kiện về cơ sở vật chất ngày càng được cải thiện đã cơ bản đáp ứng yêu cầu giao lưu hàng hóa và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các văn bản phổ biến hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn... nên nhận thức, trách nhiệm và kiến thức về VSATTP của cả người sản xuất, kinh doanh và người dân ngày càng được nâng lên, là cơ sở thuận lợi để thực hiện các quy định đảm bảo VSATTP.

- Những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định về VSATTP, nhưng đến nay vẫn còn nhiều cán bộ quản lý chợ và thương nhân kinh doanh hàng thực phẩm trong chợ chưa được tập huấn kiến thức về VSATTP.

- Theo số liệu điều tra của Chi cục ATVSTP - Sở Y tế Hòa Bình, kết quả tập huấn (cập nhật/tuyên truyền) kiến thức VSATTP giai đoạn 2010-2013 như sau: Tổ chức 656 buổi tập huấn với sự tham gia của 22.005 lượt người.

2.2. Tình hình thực hiện quy định của pháp luật và nội quy chợ về VSATTP của thương nhân kinh doanh trong chợ:

Việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và nội quy chợ về VSATTP tại các chợ trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực, cả trong nhận thức, trách nhiệm của thương nhân và trong công tác quản lý hoạt động của chợ, từng bước góp phần để công tác bảo đảm VSATTP đi vào nề nếp.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình thực hiện quy định của pháp luật và nội quy chợ về VSATTP của thương nhân kinh doanh trong chợ trên địa bàn tỉnh còn nhiều tồn tại, bất cập, cụ thể:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kinh doanh hàng thực phẩm đa phần còn chưa đầy đủ và đảm bảo yêu cầu VSATTP, trong khi đó việc thu hút kinh phí xã hội hóa để đầu tư nâng cấp, cải tạo còn khó khăn.

- Hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ hợp lệ vẫn được các thương nhân nhập về và bày bán tại chợ.

- Tình trạng thương nhân dùng các chất bảo quản thực phẩm, chất phụ gia không được phép sử dụng; bán hàng quá hạn sử dụng, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không bảo đảm VSATTP vẫn còn xảy ra ở một số chợ.

- Đa số các hộ kinh doanh thực phẩm tại các chợ chưa thực hiện quy định về khám sức khoẻ định kỳ; chưa có giấy chứng nhận đã qua tập huấn kiến thức về VSATTP theo quy định;

- Việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường ở các chợ cũng đáng báo động: Ở hầu hết các chợ cơ sở vật chất chưa đảm bảo yêu cầu, nền chợ ẩm thấp, nước thải tù đọng, không bảo đảm vệ sinh môi trường hệ thống xử lý nước thải và chất thải không đạt yêu cầu, gây ô nhiễm môi trường và dễ dẫn đến tình trạng lây nhiễm chéo qua hàng thực phẩm. Thậm chí, một số người kinh doanh còn bày thịt, cá vào rổ, mẹt, mặt vỏ thùng đặt ngay dưới nền đất ẩm ướt, không quan tâm tới vấn đề ô nhiễm thực phẩm ...

Tại các chợ thường có khu bán hàng ăn uống, nhưng nơi chế biến, các bàn ăn và người chế biến thực phẩm hầu như không bảo đảm các tiêu chí về VSATTP như: môi trường chung quanh ẩm thấp, chật hẹp, người chế biến không mặc bảo hộ lao động, sử dụng nguồn nước để chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc không có đủ nước để vệ sinh bàn, ghế, bát đũa...

- Toàn tỉnh mới có 19/92 chợ có nội quy, chiếm 20,65% tổng số. Hầu hết các chợ hạng 3 chưa xây dựng nội quy chợ theo quy định để quản lý thống nhất, chặt chẽ các hoạt động của chợ.

2.3. Số vụ vi phạm quy định của pháp luật về VSATTP tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian qua do cơ quan chức năng phát hiện và xử lý:

Qua số liệu tổng hợp kết quả kiểm tra của Chi cục ATVSTP - Sở Y tế, từ năm 2010-2013, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tổ chức kiểm tra 31.027 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm (trong đó có trên 3.102 lượt vụ kiểm tra tại các chợ, chiếm 10% tổng số lượt kiểm tra). Các cơ sở kinh doanh hàng thực phẩm thực hiện đúng qui định VSATTP qua các năm: Năm 2010 đạt 70,9%, năm 2011 đạt 72,2%, năm 2012 đạt 77,2%; năm 2013 đạt 74,2%.

Giai đoạn 2010-2013 tổng số cơ sở vi phạm 8.091, chiếm 26,4%, trong đó đã xử lý:

- Phạt cảnh cáo: 1.589 cơ sở, chiếm 19,64% tổng số cơ sở vi phạm;

- Phạt tiền: 1.266 cơ sở, chiếm 15,65% tổng số cơ sở vi phạm và số tiền phạt là 955.225.000 đồng;

- Phạt phải đóng cửa kinh doanh: 0 cơ sở;

- Phạt nhắc nhở: 5.236 cơ sở, chiếm 64,71%, cụ thể theo biểu sau:

Năm

Tổng số cơ sở vi phạm

Hình thức xử lý vi phạm

Số cơ sở bị phạt cảnh cáo

Số cơ sở bị phạt tiền

Số cơ sở bị đóng cửa

Nhắc nhở

T.số

Số tiền (đồng)

2010

2065

1383

382

232.935.000

0

300

2011

1804

0

344

230.440.000

0

1460

2012

2092

117

327

243.550.000

0

1648

2013

2130

89

213

248.300.000

0

1828

Cộng

8091

1589

1266

955.225.000

0

5236

TBnăm

2022

397

316

238.806.000

0

1309

Nguồn: Chi cục VSATTP, Sở Y tế Hoà Bình.

Nhìn chung, thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ thường có quy mô không lớn, khi bị phát hiện vi phạm các vấn đề về VSATTP thì công tác xử lý vi phạm cũng gặp rất nhiều khó khăn, tùy vào từng trường hợp mà áp dụng các hình thức như: nhắc nhở, cảnh cáo hoặc phạt tiền.

3. Đánh giá chung về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2013

3.1. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm:

3.1.1 Kết quả về công tác bảo đảm VSATTP:

- Hình thành tổ chức hệ thống quản lý về VSATTP thống nhất từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn, là cơ sở để tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo về VSATTP của tỉnh nói chung và tại các chợ nói riêng đạt hiệu quả.

- Các ngành chức năng đã phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP. Qua đó đã tác động tích cực đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm, đồng thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm không đảm bảo VSATTP, góp phần giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, lành mạnh và ổn định thị trường thực phẩm.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm VSATTP tại chợ đã được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương như: tổ chức lễ phát động “Tháng hành động VSATTP”, hội nghị, hội thảo, chiếu phim, tập huấn, hội thi; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh tại các chợ, trên các phương tiện truyền thông của đài phát thanh, truyền hình, báo chí; băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi... đã mang lại những kết quả thiết thực.

- Công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức VSATTP được quan tâm, bước đầu đã trang bị cho các đối tượng là cán bộ quản lý các chợ, các thương nhân kinh doanh thực phẩm những kiến thức cần thiết theo quy định của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản pháp luật liên quan.

- Do ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo đảm VSATTP nên nhiều hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ đã tự đầu tư trang thiết bị như: tủ, bàn, quầy, quần áo bảo hộ, thùng đựng rác... đảm bảo hợp vệ sinh.

- Đã bước đầu hình thành các mối liên kết giữa các hộ kinh doanh trong chợ với các cơ sở sản xuất, chăn nuôi trên địa bàn để tạo nguồn cung thực phẩm sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

- Công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm luôn được duy trì và thực hiện tốt, đặc biệt là VSATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong chợ. Hầu hết các chợ trung tâm đều có kế hoạch giám sát và có các biện pháp xử lý, khắc phục khi xảy ra ngộ độc thực phẩm tại chợ. Do đó, tình hình ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm vẫn cơ bản được khống chế và duy trì ở mức độ khá ổn định, không có các dịch bệnh đường tiêu hóa nguy hiểm xảy ra.

- Tại các chợ, Ban quản lý chợ trung tâm đã phối hợp với các thành viên trong Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP tại địa phương, chủ động tổ chức kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành, xây dựng quy chế làm việc, kế hoạch thanh, kiểm tra định kỳ và tập trung vào các dịp trọng điểm trong năm như ngày Lễ, Tết. Quá trình kiểm tra, các trường hợp vi phạm đã kịp thời thông báo trên phương tiện thông tin để răn đe hoặc có các biện pháp xử lý, chấn chỉnh kịp thời.

3.1.2. Bài học kinh nghiệm:

Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo các yếu tố ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ cho thấy để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ cần giải quyết đồng bộ các yêu cầu sau:

Một là: Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp các chợ một cách hoàn chỉnh bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế chợ; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; vệ sinh môi trường; phòng chống cháy nổ và văn minh thương mại. Trong quy hoạch tổng mặt bằng chợ phải bố trí riêng khu bán hàng thực phẩm với thiết kế và trang thiết bị phù hợp để bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hai là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các đơn vị quản lý chợ, các hộ kinh doanh nói chung, hộ kinh doanh hàng thực phẩm nói riêng chấp hành các quy định của nhà nước và nội quy chợ về vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường trong khu vực chợ. Hình thức và nội dung tuyên truyền phải phù hợp với từng đối tượng.

Ba là: Tăng cường hơn nữa công tác thanh, kiểm tra đi đôi với việc xử phạt đối với những hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, dự trữ, bảo quản đến khi đưa ra kinh doanh tại chợ. Thông báo công khai tên cơ sở, hình thức xử phạt để tăng cường tính răn đe. Tăng cường công tác tái kiểm và xử phạt nặng các cơ sở tái phạm; tăng cường công tác kiểm dịch thú y và kiểm nghiệm thực phẩm tại các chợ.

Bốn là: Tăng cường trách nhiệm của từng cơ quan và sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa để bảo đảm có các sản phẩm sạch đưa vào kinh doanh tại chợ.

Năm là: Chuyển đổi mô hình quản lý chợ sang doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý kinh doanh khai thác chợ.

Sáu là: Tăng cường công tác thông tin truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; qua các tổ chức hội, đoàn thể để người tiêu dùng biết nói không với thực phẩm không an toàn từ đó tác động đến việc nâng cao ý thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:

3.2.1. Những hạn chế, tồn tại về công tác bảo đảm VSATTP:

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về VSATTP còn có những hạn chế nhất định, đó là: Nội dung, phương thức tuyên truyền còn đơn điệu, chậm đổi mới; chưa có các chương trình chuyên biệt, như hướng dẫn kinh nghiệm sản xuất an toàn, lựa chọn tiêu dùng thông minh...

- Cơ sở vật chất hạ tầng các chợ trên địa bàn tỉnh còn thấp kém, đặc biệt là các chợ ở địa bàn nông thôn. Đa số các chợ chưa có hệ thống xử lý chất thải (nước thải và chất thải rắn); nhiều chợ nền chợ chưa được bê tông hóa... Đầu tư xây dựng chưa theo quy hoạch, chưa tính đến các yếu tố đặc thù của sản xuất và tiêu dùng ở từng khu vực nên đã xảy ra tình trạng quá tải, đặc biệt là các chợ trung tâm huyện, thị hoặc chợ được xây dựng từ lâu đời, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp. Các thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, mang tính nhỏ lẻ. Khi phát hiện các thương nhân này vi phạm về công tác VSATTP thì chủ yếu là nhắc nhở, chưa đủ sức răn đe các trường hợp vi phạm. Mức xử phạt không tính đến quy mô của cơ sở kinh doanh, trị giá hàng hóa kinh doanh nên nhiều trường hợp không có khả năng thi hành quyết định xử phạt.

- Khu vực chế biến, kinh doanh thực phẩm tại các chợ chưa được chia theo nhóm hàng riêng biệt; trang thiết bị phục vụ kinh doanh thực phẩm còn thiếu và thô sơ, chưa đáp ứng yêu cầu đảm bảo VSATTP.

- Cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm tra trên địa bàn còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại. Công tác kiểm dịch trước khi đưa thực phẩm vào kinh doanh mua bán chưa được quan tâm, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ. Công tác kiểm dịch trước khi đưa thực phẩm vào kinh doanh trong chợ còn bất cập, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ban quản lý chợ với các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, giám sát.

- Việc quản lý theo chuỗi cung cấp thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn” còn nhiều bất cập; việc quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ địa lý của sản phẩm nên thực phẩm an toàn chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, giá thành cao khó cạnh tranh với thực phẩm thông thường, vì vậy chưa tạo động lực cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

- Tình trạng sử dụng hóa chất độc hại, mua bán thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc, hàng giả vẫn còn và diễn biến phức tạp, nguyên nhân chủ yếu là do công tác tuyên truyền quy định pháp luật về đảm bảo VSATTP chưa thường xuyên; lợi nhuận cao từ việc bán hàng giả, không rõ nguồn gốc; bên cạnh tập quán, thói quen ăn uống và buôn bán thực phẩm của người dân không quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng tác động, cần có sự điều chỉnh. Ngoài ra, tình trạng thực phẩm nhập khẩu kém chất lượng cũng ngày càng phổ biến trên thị trường, đe dọa đến sức khỏe và tạo ra mối lo ngại lớn cho người tiêu dùng.

- Hầu hết các chợ trên địa bàn tỉnh chưa trang bị các thiết bị dùng để kiểm tra nhanh nhằm phát hiện các chất bảo quản và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định do hạn chế về kinh phí, trình độ của cán bộ làm công tác quản lý chợ còn thấp, đối tượng quản lý chợ thường thay đổi, một vài nơi hoạt động còn lúng túng, cần được tiếp tục củng cố, bồi dưỡng, đào tạo để đáp ứng theo yêu cầu .

- Công tác quản lý chất lượng thực phẩm vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là công tác lấy mẫu kiểm nghiệm, cả tỉnh chỉ có Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh thực hiện công tác này nhưng cũng không thực hiện được thường xuyên, mà chỉ tập trung chủ yếu vào thời điểm Tháng hành động vì chất lượng VSATTP và dịp Tết Nguyên đán hàng năm.

- Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý chất lượng ATTP và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với cộng đồng chưa cao, còn có biểu hiện chạy theo lợi nhuận trước mắt, coi thường tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng.

- Hoạt động của Ban Quản lý hoặc tổ quản lý chợ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, khai thác và phát huy chức năng của chợ. Bộ phận quản lý trực tiếp chủ yếu thực hiện chức năng thu phí. Nhiều nội dung quản lý chợ còn buông lỏng, nhất là về công tác VSATTP.

3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Do công tác bảo vệ môi trường chưa theo kịp với tốc độ phát triển kinh tế xã hội nên môi trường nói chung và môi trường đất, nước đe trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nói riêng vẫn còn bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, áp lực của việc nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng cũng làm tăng việc sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất thực phẩm. Đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm thực phẩm, tồn dư hóa chất trong sản phẩm thực phẩm.

- Do việc huy động kinh phí xã hội hóa để đầu tư cơ sở hạ tầng chợ còn khó khăn nên cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kinh doanh thực phẩm còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo đảm VSATTP.

- Trang, thiết bị để phục vụ công tác kiểm tra, phát hiện các chất độc tố, hóa chất tồn dư trong thực phẩm còn thiếu, chưa đồng bộ nên việc triển khai lấy mẫu xét nghiệm gặp nhiều khó khăn, vì quy trình lấy mẫu kiểm định hết sức phức tạp, chi phí lớn, thời gian kéo dài.

- Do ý thức chấp hành pháp luật của người kinh doanh còn hạn chế và thói quen tiêu dùng dễ dãi của người dân... nên nhiều loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng VSATTP vẫn được bày bán tại chợ.

- Công tác thi đua khen thưởng, xây dựng điển hình tiên tiến thực hiện VSATTP tại chợ trên địa bàn thực hiện còn mức độ nên chưa tạo động lực góp phần giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm tự giác thực hiện các quy định pháp luật về VSATTP của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân.

II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VSATTP TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

1. Chủ trương, quy định của UBND tỉnh Hòa Bình về việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

Trong những năm qua công tác bảo đảm VSATTP đã được các cấp, các ngành ngày càng quan tâm. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành...từ Trung ương đến địa phương đã được ban hành nhằm bảo đảm VSATTP nói chung, VSATTP tại chợ nói riêng.

1.1. Các văn bản chỉ đạo và qui định của của tỉnh Hòa Bình về VSATTP đã ban hành:

- Để tăng cường quản lý nhà nước về VSATTP, ngày 23/12/2008 UBND tỉnh Hoà Bình đã ban hành Quyết định số 2885/QĐ-UBND về việc thành lập Chi cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế tỉnh Hòa Bình; Quyết định số 1442/QĐ-UBND ngày 06/9/2010 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc thành lập Chi cục quản lý chất lượng Nông - Lâm sản và Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa Bình.

- Công tác quản lý ATTP đã được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành trong tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 778/QĐ-UBND ngày 07/6/2013 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia An toàn thực phẩm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn 2030. Năm 2013, toàn tỉnh có 8261 cơ sở thực phẩm được phân cấp quản lý theo quy định của Pháp lệnh VSATTP như sau: Tuyến tỉnh quản lý 168 cơ sở, chiếm 2,03% tổng số; tuyến huyện, thành phố quản lý 3128 cơ sở, chiếm 37,86% tổng số; tuyến xã, phường quản lý 4965 cơ sở, chiếm 60,11% tổng số cơ sở thực phẩm.

- Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh được thành lập, kiện toàn theo Quyết định số 465/QĐ-UBND ngày 16/04/2013 của UBND tỉnh Hòa Bình. Hằng năm, Sở Y tế (Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh) đã căn cứ vào các kế hoạch, sự chỉ đạo của Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan đã chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tham mưu, trình Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh ban hành kế hoạch và chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn tỉnh, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành, các cấp và kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đề ra....

Tuy nhiên, quy định tiêu chuẩn về VSATTP trong chợ, để các Ban Quản lý chợ làm căn cứ quản lý và điều hành hoạt động tại chợ đến nay vẫn chưa được xây dựng và ban hành.

1.2. Tác động của hệ thống văn bản pháp luật (của Trung ương, của tỉnh) đối với công tác VSATTP tại các chợ:

- Hệ thống văn bản pháp luật của Trung ương, của tỉnh đã có tác động tích cực đến công tác bảo đảm VSATTP, là hành lang pháp lý để các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chính đáng và người sử dụng thực phẩm tại các chợ được hưởng quyền lợi và yên tâm hơn khi mua sắm thực phẩm tại chợ. Đồng thời là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, xử lý vi phạm.

- Thực hiện các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh về công tác phát triển và quản lý chợ nên cơ sở vật chất các chợ trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để bảo đảm VSATTP tại các chợ trên địa bàn.

- Các chính sách, pháp luật về VSATTP đã thúc đẩy việc liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc, chất lượng và an toàn giữa các hộ kinh doanh tại chợ với người sản xuất, chăn nuôi; thu hút người tiêu dùng mua thực phẩm ở các quầy cố định tại chợ, góp phần đạt hiệu quả kinh doanh.

2. Cơ chế, chính sách, và biện pháp của tỉnh Hòa Bình về VSATTP

2.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và cơ chế, chính sách về VSATTP đối với các chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình:

- Công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về VSATTP trong thời gian qua được thực hiện thường xuyên, bám sát các chủ đề của ‘‘Tháng hành động VSATTP, Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu, các đợt có vấn đề về một số thực phẩm và dịch bệnh xảy ra...”

Kết quả giai đoạn 2010-2013, toàn tỉnh đã tổ chức 44 buổi tuyên tuyền lễ phát động tháng hành động VSATTP với 149.187 lượt người tham gia; tổ chức 4.664 buổi nói chuyện, 45 buổi hội nghị hội thảo và 656 buổi tập huấn; cung cấp 1.764 băng rôn, khẩu hiệu; 4.642 tờ tranh, áp phích và 141.473 tờ rơi, tài liệu, 920 đĩa hình, đĩa âm.

(cụ thể xem biểu 02 kèm theo)

2.2. Tác động của cơ chế, chính sách của tỉnh đối với việc bảo đảm VSATTP tại các chợ trên địa bàn tỉnh:

- Cơ sở hạ tầng các chợ từng bước được nâng cấp, cải tạo, góp phần vào việc bảo đảm VSATTP tại các chợ trên địa bàn;

- Thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn sinh học, nhằm tạo ra các sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng cung cấp cho các chợ trên địa bàn tỉnh;

- Đội ngũ cán bộ Ban quản lý các chợ, các thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về VSATTP. Qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với công tác đảm VSATTP trong chợ.

- Từ nguồn kinh phí khoa học và công nghệ của tỉnh, đã hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như: HACCP (ISO 22000); GMP; TCVN ISO 9001:2007.

- Hỗ trợ xây dựng các Mô hình trình diễn trồng rau an toàn, quy hoạch và hỗ trợ xây dựng các cơ sở giết mổ và khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư tạo nguồn thực phẩm sạch, VSATTP cung cấp cho các chợ và người tiêu dùng.

Trong 4 năm qua, nguồn ngân sách chi cho công tác quản lý ATTP đã được Ngân sách trung ương và địa phương cấp, trong đó thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP chiếm 99,6% tổng kinh phí, bình quân kinh phí ngân sách Nhà nước đầu tư cho công tác VSATTP/người/năm là: Năm 2010 đạt 2.300 đồng; năm 2011 đạt 2.486,4 đồng; năm 2012 đạt 2.567,9 đồng và năm 2013 đạt 2.002,3 đồng. Số liệu cụ thể như sau:

ĐV tính: Đồng

Năm

Nguồn kinh phí

Cộng

Kinh phí bình quân/người/năm

Trung ương

UBND tỉnh

2010

1.825.000.000

0

1.825.000.000

2300

2011

1.965.000.000

23.600.000

1.988.600.000

2486.4

2012

2.070.000.000

0

2.070.000.000

2567.9

2013

1.613.000.000

5.200.000

1.618.200.000

2002.3

Cộng

7.473.000.000

28.800.000

7.501.800.000

2339.15

Nguồn: Sở Y tế Hòa Bình.

Thông qua việc thực hiện các chương trình, dự án đã góp phần nâng cao ý thức và hiểu biết về VSATTP của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm, từ đó thực hiện tốt hơn các quy định về VSATTP...

2.3. Công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, cơ chế chính sách về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh:

Việc thanh tra, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những công việc được quan tâm hàng đầu, nhằm đảm bảo sức khỏe, quyền lợi tốt nhất cho người tiêu dùng, hàng năm Sở Y tế và các ngành chức năng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra đột xuất các loại thực phẩm nguy cơ cao, kiểm tra định kỳ, kiểm tra theo chuyên đề, lấy mẫu kiểm nghiệm và test nhanh. Trong đó, có kiểm tra tại các chợ, các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, các sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể ...

Theo số liệu theo dõi, tổng hợp của Chi cục An toàn vệ sinh tỉnh Hòa Bình từ năm 2010 đến năm 2013, các lực lượng chức năng đã tổ chức kiểm tra 32.677 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và cơ sở kinh doanh ăn uống dịch vụ; bình quân kiểm tra 8.169 cơ sở/năm. Kết quả kiểm tra cho thấy: 73,6% cơ sở đạt tiêu chuẩn đảm bảo VSATTP bình quân trong 4 năm, trong đó cơ sở sản xuất chế biến đạt 74,7%; cơ sở kinh doanh 74,8% và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống 71%.

(chi tiết xem biểu 03 kèm theo)

Nhìn chung, công tác kiểm tra VSATTP đã có nhiều tiến bộ. Số lượt kiểm tra, số mẫu kiểm nghiệm định kỳ và số test nhanh được thực hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, việc kiểm tra cần có các khảo sát, đánh giá nguy cơ ngộ độc của các loại thực phẩm thiết yếu như sữa, rượu, gạo, rau, thịt, .. .từng năm và định hướng chỉ đạo kiểm tra định kỳ, nhằm cảnh báo trong cộng đồng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra theo các chuyên đề tại các chợ như: vệ sinh thực phẩm tươi sống; vệ sinh môi trường tại các chợ; kinh doanh các loại phụ gia thực phẩm ...

2.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo đảm VSATTP trong các chợ:

Thực phẩm ở chợ đa dạng, phong phú nhiều chủng loại, chính vì vậy, công tác quản lý nhà nước về VSATTP tại các chợ rất phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành. Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP của tỉnh, các ngành chức năng đã phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, thanh tra, kiểm tra VSATTP. Đặc biệt là trong công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm, thực phẩm không an toàn và nguồn thực phẩm gia súc, gia cầm trong các dịp lễ, tết, dịch bệnh. Đồng thời, công tác đảm bảo VSATTP còn được nhiều đoàn thể khác hưởng ứng tham gia như Giáo dục, Phụ nữ, Thanh niên ...

Tuy nhiên sự phối hợp của các cấp, các ngành còn có những hạn chế nhất định; có lúc, có nơi sự phối hợp chưa thật sự chặt chẽ, thống nhất dẫn đến sự chồng chéo hoặc bỏ ngỏ, kém hiệu quả.

3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước đối với vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ

3.1. Kết quả đạt được:

Nhìn chung, công tác bảo đảm VSATTP tại các chợ trên địa bàn tỉnh đã được các cấp chính quyền, các ngành chức năng quan tâm và tổ chức triển khai đạt hiệu quả, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về VSATTP đã được hạn chế. Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về đảm bảo VSATTP, nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm trong các hộ kinh doanh, người quản lý và một bộ phận người tiêu dùng đã được nâng lên một bước ... Bên cạnh, các lực lượng chức năng thường xuyên triển khai công tác kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm góp phần hạn chế tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về VSATTP tại các chợ. Kết quả đạt được:

- Mạng lưới chợ đã từng bước được cải tạo nâng cấp góp phần đảm bảo VSATTP, trong đó khu bán hàng thực phẩm cơ bản là đáp ứng yêu cầu VSATTP cũng như thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa ngày càng tăng.

- Hệ thống quản lý về VSATTP được hình thành thống nhất từ Trung ương xuống đến các địa phương. Thông qua công tác quản lý nhà nước, công tác phổ biến kiến thức vì chất lượng VSATTP đã được triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh. Từ đó nhận thức của cán bộ, nhân viên, người quản lý, kinh doanh và người tiêu dùng được nâng lên rõ rệt.

- Công tác quản lý, chỉ đạo về VSATTP của tỉnh nói chung và tại các chợ nói riêng đã được các ngành, các cấp quan tâm và đã trở thành tâm điểm chú ý của toàn xã hội, đặc biệt vào những thời gian cao điểm như ngày Lễ, Tết...

- Công tác thông tin - truyền thông luôn được coi là một trong những biện pháp quan trọng.. .đã mang lại những hiệu ứng thiết thực.

- Công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm được tăng cường nhằm trang bị cho các đối tượng là cán bộ quản lý các chợ, các ngành hàng kinh doanh thực phẩm những kiến thức cần thiết theo quy định của Luật An toàn thực phẩm. Hàng năm các ngành chức năng liên quan đã tổ chức hàng chục lớp tập huấn kiến thức VSATTP cho hàng trăm lượt người, trong đó có các cán bộ, người lao động, người kinh doanh tại các chợ.

3.2. Hạn chế, tồn tại, nguyên nhân:

- Đầu tư xây dựng chưa theo quy hoạch, chưa tính đến các yếu tố đặc thù của sản xuất và tiêu dùng ở từng khu vực nên đã xảy ra tình trạng quá tải, đặc biệt là các chợ trung tâm huyện, thị hoặc chợ được xây dựng từ lâu đời, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp. Các thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, mang tính nhỏ lẻ. Khi phát hiện các thương nhân này vi phạm về công tác VSATTP thì chủ yếu là nhắc nhở, chưa đủ sức răn đe các trường hợp vi phạm. Mức xử phạt không tính đến quy mô của cơ sở kinh doanh, trị giá hàng hóa kinh doanh nên nhiều trường hợp không có khả năng thi hành quyết định xử phạt.

- Công tác thanh, kiểm tra: Công tác thanh, kiểm tra tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ còn nhiều hạn chế. Số chợ nhiều nhưng số chợ được kiểm tra còn ít. Số lượng, chủng loại mặt hàng thực phẩm kinh doanh tại các chợ có nhiều nhưng số được kiểm tra không nhiều. Trong quá trình thanh, kiểm tra cũng gặp rất nhiều khó khăn do hệ thống quản lý, thanh tra liên ngành và kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đầy đủ, thiếu nhân lực; chưa có phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn để kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; thiếu trang thiết bị kiểm tra nhanh tại chỗ. Việc triển khai xét nghiệm lấy mẫu gặp nhiều khó khăn, trên thực tế để phát hiện ra các chất độc tố, hóa chất tồn dư thực phẩm đòi hỏi quy trình lấy mẫu kiểm định hết sức phức tạp, chi phí lớn, thời gian kéo dài, trong quá trình lấy mẫu và chờ kết quả kiểm định phải đình chỉ kinh doanh thực phẩm nghi có vi phạm.

- Tình trạng cơ sở vật chất hiện tại của hầu hết các chợ trên địa bàn không đáp ứng yêu cầu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ nhưng việc quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng các chợ trên địa bàn của các cấp chính quyền còn hạn chế.

- Nguồn hàng thực phẩm cung ứng cho các chợ không được kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ. Rất nhiều hàng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn được bày bán tại chợ mà không bị xử lý vi phạm.

- Trình độ tiêu dùng của một bộ phận dân cư còn thấp, người tiêu dùng còn quá dễ dãi khi chọn mua thực phẩm.

III. THỰC TRẠNG CHỢ THÁI BÌNH

1. Thông tin chung

Chợ Thái Bình thuộc Tổ 6, phường Thái Bình, TP Hòa Bình nằm ở vị trí trung tâm phường Thái Bình nơi có dân cư đông đúc, chợ nằm sát cạnh bến xe khách, trên Quốc lộ số 6 rất thuận tiện cho việc tập kết, tiếp nhận, trung chuyển hàng hóa bán buôn tới các chợ trong tỉnh Hòa Bình và các tỉnh lân cận khác như Sơn La, Điện Biên...Chợ đáp ứng nhu cầu buôn bán hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của dân cư các phường xã: phường Thái Bình, Chăm Mát, xã Dân Chủ, Thống Nhất...

Chợ Thái Bình, thành phố Hòa Bình đã được chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, chợ do Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hòa Bình đầu tư, thực hiện kinh doanh khai thác và quản lý chợ theo các quy định pháp luật Nhà nước.

Chợ có quy mô hạng 2, với 216 điểm kinh doanh và hiện có 129 hộ kinh doanh cố định và 87 hộ kinh doanh lưu động; Diện tích mặt bằng khu đất xây dựng chợ là: 5.282,8 m2, diện tích xây dựng nhà chợ, các công trình phụ trợ khác khoảng 3.400 m2, diện tích sân bãi và đường giao thông khoảng: 2.000m2. Chợ được Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Hòa Bình đầu tư xây dựng. Dự án được bắt đầu thi công từ ngày 15 tháng 12 năm 2010 và chính thức đưa vào sử dụng trong tháng 8 năm 2012 với tổng kinh phí đầu tư khoảng 19.850.582.000 đồng.

Chợ có phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, điểm kinh doanh và Nội quy chợ được phê duyệt theo Quyết định số 1825/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của UBND thành phố Hòa Bình. Trực tiếp quản lý điều hành hoạt động của chợ do Ban quản lý chợ Thái Bình, thuộc Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Hòa Bình thực hiện.

2. Công tác VSATTP

- Tổng số hộ kinh doanh thực phẩm cố định tại chợ Thái Bình có 40 hộ, chiếm 31% trong tổng số hộ kinh doanh cố định tại chợ, cụ thể gồm:

+ Kinh doanh hàng rau, củ quả:                           07;

+ Kinh doanh thịt, trứng gia cầm (gà, vịt...)           04;

+ Kinh doanh thủy, hải sản:                                03;

+ Kinh doanh hàng thịt gia súc ( bò, lợn ...)          11;

+ Kinh doanh hàng thực phẩm chế biến sẵn         04;

+ Kinh doanh tạp phẩm, thực phẩm khô              04;

+ Kinh doanh ăn uống, giải khát                          04;

+ Kinh doanh trái cây                                         01;

+ Kinh doanh gạo, ngũ cốc                                 02;

Ngoài ra còn các hộ kinh doanh các mặt hàng lương thực, hàng khô, hàng nước và các hộ kinh doanh không thường xuyên bán các nông sản, thực phẩm sản xuất ở các khu vực lân cận đến bán.

Trang thiết bị của thương nhân kinh doanh hàng thực phẩm tại chợ đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, trưng bày riêng biệt giữa thực phẩm tươi sống và chế biến. Tuy nhiên, chưa đảm bảo vẻ mỹ quan và an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ có các lô bán thịt heo, thịt bò là được xây xi măng, lát gạch men trắng, còn các lô kinh doanh rau củ, thủy sản, gà vịt sử dụng bằng nhiều loại như bàn gỗ, kệ nhựa, ghế gỗ kê kích hàng hóa, thậm chí có hộ kinh doanh thủy sản trong rổ, mẹt hoặc trải nilon dưới nền chợ để kinh doanh. Chợ có bố trí khu vực ăn uống bình dân phục vụ chính cho thương nhân kinh doanh tại chợ, có 04 hộ kinh doanh thực phẩm chín và nước giải khát, có tủ kính đựng thức ăn, nhưng kệ hàng và người chế biến thực phẩm hầu như không bảo đảm các tiêu chí về VSATTP, người chế biến không sử dụng găng tay, tạp dề, khẩu trang, tuy có kiểm tra sức khỏe định kỳ nhưng sự hiểu biết về thực hành VSATTP còn hạn chế.

- Về nguồn gốc xuất xứ thực phẩm kinh doanh trong chợ chủ yếu do các hộ kinh doanh tự khai thác theo các nguồn: Hàng thực phẩm của các nhà máy trong nước sản xuất do các nhà phân phối trong chuỗi cung cấp; các loại thịt lợn, gia súc... do các cơ sở giết mổ trên địa bàn tỉnh cung ứng; các loại rau, quả nguồn cung trong, ngoài tỉnh và nhập từ Trung quốc ...

- Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hòa Bình đã thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ, quy định của nhà nước, của tỉnh và các quy định nội bộ tại chợ để mọi người biết, thực hiện. Đồng thời, Ban quản lý chợ đã yêu cầu các hộ kinh doanh có cam kết bằng văn bản (theo mẫu thống nhất) về thực hiện VSATTP.

- Các công trình hạ tầng công cộng của chợ phục vụ liên quan tới công tác bảo đảm VSATTP được Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hòa Bình đầu tư, thường xuyên kiểm tra, kịp thời sửa chữa bổ sung khi hư hỏng, mất mát xảy ra.

- Ban Quản lý chợ Thái Bình bước đầu triển khai thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát VSATTP tại chợ như: Tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật về VSATTP; cảnh báo về các loại thực phẩm không nên dùng, có hại và ảnh hưởng sức khỏe; kiểm tra đôn đốc các hộ kinh doanh thực hiện vệ sinh môi trường...Đồng thời, Ban quản lý chợ luôn luôn có trách nhiệm hỗ trợ, tạo điều kiện và phối hợp với các ngành chức năng liên quan kiểm tra, giám sát về thực hiện VSATTP tại chợ.

3. Đánh giá

3.1. Kết quả đạt được:

Mặc dù vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về VSATTP theo quy định hiện hành, nhưng so với các chợ trên địa bàn toàn tỉnh thì chợ Thái Bình đã thực hiện công tác VSATTP tương đối tốt, cụ thể:

- Từ năm 2010 đến nay, tình hình kinh doanh trong chợ thường xuyên ổn định, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, nhất là các mặt hàng thực phẩm, nông sản...phục vụ đời sống, sinh hoạt của cộng đồng dân cư trong khu vực. Hoạt động của chợ đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động kinh doanh buôn bán tại chợ; tăng thu nhập cho doanh nghiệp và đóng góp đáng kể nguồn thu ngân sách nhà nước.Triển khai thực hiện đúng phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề, điểm kinh doanh tại chợ đã được UBND thành phố Hòa Bình phê duyệt.

- Các hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến đều đã có bàn quầy, tủ kính theo quy cách thống nhất của Ban quản lý chợ quy định với chiều cao bảo đảm từ 60 cm trở lên, diện tích tối thiểu 2 m2.

- Về các công trình hạ tầng trong chợ được đầu tư xây dựng đồng bộ và tương đối đầy đủ, như: Hệ thống cống thoát, thải đầy đủ, bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm môi trường; có hệ thống cấp nước sạch tới các quầy thực phẩm tươi sống; có nhà vệ sinh công cộng...

- Các hộ kinh doanh thực phẩm cố định hầu hết đã có biển hiệu, số điện thoại có địa chỉ rõ ràng theo quy cách của Ban quản lý chợ. Nhiều hộ kinh doanh thực phẩm cố định đã xây dựng được nguồn cung và thu hút lượng khách hàng quen ổn định, tín nhiệm, bước đầu manh nha hình thành chuỗi sản xuất - kinh doanh - tiêu thụ thực phẩm an toàn.

- Việc chấp hành các chính sách pháp luật nhà nước quy định trong kinh doanh nói chung và về VSATTP nói riêng đã được các hộ kinh doanh thực hiện nghiêm túc, không để xảy ra trường hợp các trường hợp vi phạm lớn, chưa có dịch bệnh phát sinh có nguồn gốc từ hàng thực phẩm kinh doanh tại chợ.

3.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân:

- Một số quầy, tủ quầy bày bán, chứa đựng thực phẩm sau thời gian sử dụng đã hư hỏng hoặc đã xuống cấp, nhất là các mặt bàn bày bán thực phẩm tươi sống bằng gỗ rất khó cho việc vệ sinh lau rửa hàng ngày, tiềm ẩn nguy cơ mất VSATTP...

- Một số mặt hàng thực phẩm tươi sống, chế biến còn bày bán trên vỉa hè, lòng đường, gây ảnh hưởng an ninh trật tự và an toàn giao thông khu vực chợ.

- Vẫn còn một số hộ kinh doanh sử dụng chất tẩy rửa, diệt khuẩn, chất phụ gia không rõ nguồn gốc có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.

- Khu vực bán rau, quả, nông sản chưa được bố trí mặt bằng để kinh doanh riêng biệt. Thực phẩm bán tại chợ do các hộ kinh doanh cố định tự khai thác hoặc người nông dân nuôi trồng trực tiếp mang ra bán nên khó kiểm soát nguồn gốc, tiềm ẩn các yếu tố gây mất VSATTP.

- Công tác kiểm tra kiểm soát VSATTP tuy đã được thực hiện nhưng chưa thường xuyên, việc phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, nhất là các hộ kinh doanh nhỏ.

- Kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cũng như đầu tư đổi mới cơ sở vật chất phục vụ việc kinh doanh thực phẩm để bảo đảm VSATTP của doanh nghiệp cũng như hộ kinh doanh còn khó khăn.

Phần 2

MỤC TIÊU, PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG DỰ ÁN “MÔ HÌNH CHỢ THÍ ĐIỂM” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

I. MỤC TIÊU XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỢ THÍ ĐIỂM

1. Mục tiêu chung

- Xây dựng mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP nhằm đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ kinh doanh thực phẩm tại chợ theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn VSATTP; nâng cao chất lượng phục vụ, từng bước thực hiện văn minh thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực quản lý cho cán bộ, nhân viên Ban quản lý chợ, doanh nghiệp quản lý chợ và thương nhân kinh doanh tại chợ trong công tác bảo đảm VSATTP; tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng trong lĩnh vực ATVSTP.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng một mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP để thống nhất áp dụng cho các chợ kinh doanh thực phẩm trên phạm vi toàn tỉnh.

- Lựa chọn chợ Thái Bình, thành phố Hòa Bình để xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP. Tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng ra các chợ khác trên địa bàn tỉnh.

- Phấn đấu đến năm 2015, có 05 chợ được xây dựng theo mô hình thí điểm đảm bảo VSATTP. Đến năm 2020, áp dụng trên tất cả các chợ hạng I và hạng II có kinh doanh các mặt hàng liên quan đến VSATTP.

II. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỢ THÍ ĐIỂM

1. Căn cứ lựa chọn đưa chợ Thái Bình, thành phố Hòa Bình là mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

1.1. Tiêu chuẩn chung để lựa chọn chợ đưa vào mô hình thí điểm:

a) Chợ có trong Quy hoạch mạng lưới chợ của tỉnh, đang hoạt động kinh doanh thường xuyên.

b) Phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, điểm kinh doanh tại chợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có bố trí khu kinh doanh hàng thực phẩm riêng biệt, bao gồm các ngành hàng:

+ Thực phẩm tươi sống: Thịt gia súc, gia cầm; trứng gia cầm; thủy hải sản;

+ Hàng rau, củ, quả tươi;

+ Ngũ cốc: gạo, ngô, khoai, sắn;

+ Các sản phẩm đồ hộp, đóng chai, bao gói, phụ gia thực phẩm;

+ Thực phẩm chế biến ăn ngay, các món ăn đã nấu chín;

+ Dịch vụ ăn uống tại chỗ hoặc không ăn uống tại chỗ...

c) Các chủ thể kinh doanh hàng thực phẩm cố định phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

d) Về quản lý nguồn gốc các mặt hàng thực phẩm chủ yếu đang mua bán trong chợ phải xác định được nguồn gốc các mặt hàng thực phẩm chủ yếu đang mua bán trong chợ.

e) Về tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của chợ: Có tổ chức quản lý chợ (Ban quản lý, Doanh nghiệp, Hợp tác xã) được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập; ưu tiên chợ do doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý.

f) Chợ đã xây dựng Nội quy hoạt động và được cấp có thẩm quyền phê duyệt ban hành.

1.2. Căn cứ xét chọn chợ Thái Bình, thành phố Hòa Bình để xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP:

Sở Công thương và các ngành: Y Tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức khảo sát tại các chợ trên địa bàn, kết quả thống nhất nhận xét và đề xuất lựa chọn chợ Thái Bình, thành phố Hòa Bình để xây dựng mô hình chợ thí điểm bởi vì:

- Ngoài việc cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn chung nêu tại khoản 1.1, điểm 1, mục II trên đây, thì chợ Thái Bình còn có vị trí thuận lợi, đã được đầu tư xây dựng theo quy mô chợ hạng 2.

- Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hòa Bình (đơn vị đầu tư xây dựng, tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ Thái Bình), là doanh nghiệp có năng lực tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển và quản lý chợ. Đồng thời công ty đã đồng thuận và tích cực hợp tác với các cơ quan chức năng để xây dựng mô hình chợ thí điểm VSATTP.

- Nguồn kinh phí của tỉnh hỗ trợ cho Dự án có hạn nên phải tiếp tục huy động nguồn kinh phí xã hội hóa từ doanh nghiệp và các hộ kinh doanh để đạt mục tiêu của dự án.

2. Những tiêu chí chủ yếu xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

2.1 Tiêu chí về thực phẩm kinh doanh tại chợ:

- Hàng thực phẩm kinh doanh tại chợ được bày bán theo nguyên tắc dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. Không bày bán thực phẩm giả, thực phẩm đã quá hạn sử dụng, chất lượng không bảo đảm. Không sử dụng và bày bán các chất phụ gia, phẩm màu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.

- Hàng hóa thực phẩm kinh doanh trong chợ được trưng bày phù hợp với tính chất thương phẩm của hàng hóa, gọn gàng, đẹp mắt, theo từng nhóm hàng góp phần nâng cao phục vụ văn minh thương mại. Đặc biệt lưu ý đến việc bố trí riêng biệt thực phẩm tươi sống và thực phẩm nấu chín để tránh lây nhiễm.

- Hàng hóa kinh doanh cần có chứng từ, hóa đơn theo đúng quy định hiện hành và được lưu giữ trong suốt quá trình kinh doanh. Đối với hàng hóa nguồn cung trực tiếp từ người sản xuất (nông dân), thực hiện việc ghi chép theo hướng dẫn của cơ quan chức năng theo từng thời kỳ.

- Thực phẩm kinh doanh trong chợ có nguồn gốc rõ ràng. Các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm phải có sự kiểm soát và chứng nhận an toàn thực phẩm của cơ quan thú y.

- Hàng thực phẩm chế biến được bảo quản trong tủ kính hoặc che đậy, bao gói hợp vệ sinh, phải có ngày sản xuất, hạn sử dụng ghi đầy đủ trên bao, gói.

- Không sử dụng chất bảo quản thực phẩm và chất tẩy rửa không được phép sử dụng hoặc sử dụng quá mức cho phép.

- Nước sử dụng chế biến thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn quy định.

2.1.1. Đối với thịt gia súc, gia cầm.

- Tiến hành phân loại thịt gia súc, gia cầm kinh doanh tại chợ để có các biện pháp quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp:

+ Thịt gia súc, gia cầm thông thường: Đối với nguồn hàng này cần tăng cường kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Thịt gia súc, gia cầm có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất, lò giết mổ tập trung bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tất cả các loại thịt được bày bán phải có chứng nhận kiểm dịch thú y.

- Không được bày bán thịt bị bệnh, thịt ôi và thịt ô nhiễm.

- Tuyệt đối không sử dụng các chất bảo quản độc hại để bảo quản thịt.

2.1.2. Đối với thủy, hải sản.

- Tiến hành phân loại thủy, hải sản kinh doanh tại chợ để có các biện pháp quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp:

+ Thủy, hải sản có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Thủy, hải sản thông thường (chưa xác định được nguồn gốc, xuất xứ): Với nguồn hàng này phải tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bảo đảm thủy hải sản kinh doanh tại chợ đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Không được bày bán các loại thủy sản bị bệnh, ô nhiễm và ươn thối.

- Tuyệt đối không được dùng các loại hóa chất độc hại để bảo quản thủy, hải sản (hàn the, phân urê...).

- Nước sử dụng để rửa, bảo quản thủy, hải sản phải sạch.

2.1.3. Đối với rau, củ, quả.

- Tiến hành phân loại rau, củ, quả kinh doanh tại chợ để có các biện pháp quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp:

+ Rau, củ, quả có nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Rau, củ, quả thông thường (chưa xác định rõ nguồn gốc): Phải tăng cường công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Bảo đảm rau, củ, quả kinh doanh tại chợ đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Nơi bán hàng, kho chứa, phương tiện bán hàng, phương tiện vận chuyển, phương tiện bảo quản phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tuyệt đối không được phun, ngâm, tẩm các hóa chất để bảo quản rau quả. Không được bày bán rau quả úa, nát, ô nhiễm và rau quả bảo quản bằng hóa chất độc hại.

2.1.4. Đối với hàng ăn uống và thực phẩm chín.

- Nguồn nguyên liệu để chế biến thức ăn phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ; còn hạn sử dụng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Quá trình bảo quản phải đúng quy định, không để bị ôi, thiu, phân hủy, chuyển hóa thành chất độc hại.

- Tuyệt đối không dùng phụ gia, phẩm mầu ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.

- Có dụng cụ gắp, xúc thức ăn để bán cho khách.

- Đồ bao gói thức ăn phải sạch, chỉ dùng các loại chuyên dùng cho thực phẩm.

- Lưu mẫu thực phẩm theo quy định.

2.2. Tiêu chí về người trực tiếp kinh doanh thực phẩm tại chợ:

- Người trực tiếp kinh doanh thực phẩm tại chợ phải đạt tiêu chuẩn sức khỏe, không mắc các bệnh truyền nhiễm.

- Có giấy khám sức khỏe định kỳ (hàng năm).

- 100% thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ được phổ biến quy định của pháp luật về VSATTP; có giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP.

- 100% thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về VSATTP.

2.3. Tiêu chí về cơ sở vật chất, kỹ thuật

a) Đối với chợ:

- Khu chế biến, kinh doanh thực phẩm được chia theo nhóm hàng riêng biệt, để ngăn ngừa ô nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến ...

- Có khu xử lý chất thải trong chợ (khu xử lý nước thải và chất thải rắn) bảo đảm theo quy định.

- Hệ thống cống rãnh phải kín, thoát nước tốt, không gây ô nhiễm các vùng xung quanh. Dụng cụ chứa đựng rác thải phải có nắp đậy và được thu gom xử lý hàng ngày.

- Có kho (hoặc thiết bị) đông lạnh để bảo quản thực phẩm phù hợp với quy mô của chợ.

- Có khu giết mổ gia súc, gia cầm riêng cách biệt khu bày bán thực phẩm.

- Có nhà vệ sinh, chậu rửa tay và thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ.

- Có đủ nước sạch sử dụng trong chợ.

- Có biển hiệu “chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” tại cửa ra vào chính của chợ.

b) Đối với thương nhân kinh doanh tại chợ:

- Chủ thể kinh doanh thực phẩm cố định phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, cụ thể:

*Đối với các thương nhân kinh doanh thực phẩm tươi sống:

- Bàn hoặc giá bày bán thực phẩm cao cách mặt đất ít nhất 60 cm, được thiết kế về kích thước, quy cách, vật liệu thống nhất do Ban quản lý chợ quy định.

- Mặt bàn bày bán thực phẩm tươi sống (gia súc, gia cầm, thủy hải sản...) được chế tạo bằng chất liệu dễ dàng làm vệ sinh (inox, gạch men...)

- Trang thiết bị, dụng cụ có bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Đồ chứa đựng, dụng cụ, thiết bị chế biến, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh, được rửa sạch, khử trùng trước và sau khi sử dụng, không gây ô nhiễm thực phẩm.

- Sử dụng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn, không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường.

- Có biển hiệu ghi tên người bán hàng, số điện thoại... (theo qui cách thống nhất do đơn vị quản lý chợ qui định) tại quầy bán; bảng niêm yết giá được bố trí ở những nơi khách hàng dễ quan sát, nhìn thấy được dễ dàng, tránh gây nhầm lẫn.

* Đối với các thương nhân kinh doanh thực phẩm chín và dịch vụ ăn uống tại chợ:

- Có tủ trưng bày, bảo quản thực phẩm đảm bảo vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng, động vật gây hại. Tủ được kê ở nơi thoáng mát, cách xa mặt đất, đảm bảo các quy định về VSATTP.

- Nơi chế biến thực phẩm phải sạch, riêng biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm) và thực hiện quy trình chế biến một chiều (từ nguyên liệu đầu vào, sơ chế, chế biến thành phẩm đầu ra được bố trí theo một chiều duy nhất, giữa các khu chế biến phải bảo đảm tách biệt, tránh gây ô nhiễm chéo).

- Có tạp dề, bao tay, mũ chụp tóc trang bị cho người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

- Có bàn, tủ hoặc giá bày bán thực phẩm cao, cách mặt đất ít nhất 60 cm.

- Có tủ kính hoặc thiết bị bảo quản thực phẩm hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng, ngăn được sự xâm nhập của ruồi và các côn trùng động vật khác.

- Có đủ nguồn nước sạch cho khâu chế biến thực phẩm và nước sạch để rửa bát, đĩa đảm bảo VSATTP.

- Có dụng cụ chứa đựng rác thải có nắp đậy và được di chuyển trong ngày.

- Có biển hiệu ghi tên người bán hàng, số điện thoại... (theo qui cách thống nhất do đơn vị quản lý chợ quy định) tại quầy bán. Người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm chế biến không mắc các chứng bệnh truyền nhiễm lây truyền qua thực phẩm.

2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra:

- Công tác thanh tra, kiểm tra (định kỳ hoặc đột xuất) việc bảo đảm VSATTP tại chợ được duy trì thường xuyên theo quy định của pháp luật.

- Dụng cụ đo lường sử dụng tại chợ phải đảm bảo tiêu chuẩn và phải được đặt tại chỗ bán hàng để người mua hàng có thể dễ dàng theo dõi, thực hiện cân, đo, đong, đếm chính xác, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.

3. Quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể tham gia mô hình chợ thí điểm (Cán bộ của Ban quản lý chợ, HTX, doanh nghiệp quản lý, kinh doanh chợ, thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ và người tiêu dùng các sản phẩm tại chợ)

3.1. Quyền lợi

* Đối với Ban quản lý chợ; Hợp tác xã, doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ; thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ:

- Được tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và cấp phát miễn phí một số văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu về VSATTP.

- Tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý chợ, VSATTP do cơ quan chuyên môn tổ chức.

- Được hỗ trợ một phần kinh phí để đầu tư trang thiết bị, cải tạo nâng cấp bàn quầy, tủ quầy, dụng cụ thu gom chứa rác thải, quạt thông gió, hệ thống cấp, thoát nước... để đáp ứng yêu cầu bảo đảm VSATTP quy định trong kinh doanh (cụ thể chủng loại, số lượng và mức hỗ trợ theo dự toán kinh phí được UBND tỉnh phê duyệt).

- Cán bộ kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm kinh doanh trong chợ Thái Bình được tập huấn về nghiệp vụ kiểm nghiệm VSATTP.

- Cán bộ quản lý chợ và đại diện một số thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ được đi khảo sát thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các chợ (trong và ngoài tỉnh) để làm tốt công tác VSATTP tại chỗ.

* Đối với người tiêu dùng:

- Được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa do các tổ chức, cá nhân cung cấp.

- Được lựa chọn hàng hóa thực phẩm theo nhu cầu, được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, được khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.

3.2. Trách nhiệm

a) Trách nhiệm chung:

- Tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và nội quy chợ về vệ sinh an toàn thực phẩm.

b) Trách nhiệm của Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hòa Bình:

- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và vận động thương nhân trong chợ chấp hành đúng quy định về VSATTP.

- Bố trí, sắp xếp các điểm kinh doanh thực phẩm trong chợ bảo đảm các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với tính chất của mặt hàng thực phẩm (có thể tổ chức khu vực bán hàng thực phẩm sạch - chất lượng cao riêng biệt) theo phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, điểm kinh doanh tại chợ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức các dịch vụ tại chợ nhằm bảo đảm VSATTP.

- Tổ chức quản lý, điều hành, kiểm tra và xử lý các vi phạm theo Nội quy chợ đã được UBND thành phố Hoà Bình phê duyệt, trong đó cần chú trọng thực hiện các quy định về VSATTP.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ VSATTP. Định kỳ 6 tháng một lần thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng (Quản lý thị trường, VSATTP, tiêu chuẩn đo lường và chất lượng) trong việc kiểm soát chất lượng, số lượng, nguồn gốc, an toàn thực phẩm đối với hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi chợ do mình quản lý.

- Phối hợp với Tổ xây dựng dự án nghiên cứu, khảo sát, thiết kế các trang thiết bị mẫu phục vụ quá trình kinh doanh thực phẩm tại chợ, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các hộ kinh doanh và tình hình thực tế tại chợ.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về VSATTP tới các hộ kinh doanh và người lao động tại chợ; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về VSATTP của thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ.

- Thực hiện những trách nhiệm có liên quan khác được quy định tại Điều 9 của Nghị định 02 và Thông tư 06/2003/TT-BTM ngày 15 tháng 8 năm 2003 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.

c) Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ:

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và nội quy chợ; tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức về VSATTP.

- Thực phẩm kinh doanh trong chợ phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn. Hàng thực phẩm chế biến phải được bảo quản trong tủ kính hoặc che đậy, bao gói hợp vệ sinh. Không bán hàng thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, hàng giả, quá hạn sử dụng, hàng không bảo đảm chất lượng VSATTP.

- Tự giác thực hiện và giữ gìn vệ sinh môi trường tại chợ.

- Thực hiện đúng các tiêu chí của chợ bảo đảm VSATTP, cụ thể:

+ Sử dụng đồ chứa đựng, bao gói, dụng cụ, thiết bị bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm.

+ Dùng chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất tiêu độc an toàn không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, tính mạng của con người và không gây ô nhiễm môi trường. Không sử dụng chất bảo quản thực phẩm và chất tẩy rửa không được phép sử dụng hoặc sử dụng quá mức cho phép.

+ Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đạt tiêu chuẩn sức khoẻ, không mắc các bệnh truyền nhiễm và có kiến thức về VSATTP; có giấy khám sức khoẻ định kỳ (hàng năm).

- Ký cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về VSATTP và nội quy chợ với Ban hoặc tổ quản lý chợ.

d) Trách nhiệm của người tiêu dùng:

- Lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, không gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không ảnh hưởng đến môi trường.

- Phải kiểm tra hàng hóa trước khi thực hiện các giao dịch mua bán.

- Thông tin cho cơ quan nhà nước các tổ chức liên quan biết khi phát hiện hàng thực phẩm sản xuất, lưu thông trên thị trường không đảm bảo an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của nhân dân.

III. LỘ TRÌNH NHÂN RỘNG MÔ HÌNH CHỢ THÍ ĐIỂM

1. Tổng kết nhân rộng mô hình thí điểm

Sau khi Dự án xây dựng “Mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hoàn thành. Sở Công thương sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá hiệu quả của mô hình để nhân rộng cho các chợ trên địa bàn tỉnh. Lộ trình nhân rộng dự kiến như sau:

1.1. Giai đoạn 2014-2015

- Năm 2014: Xây dựng 01 mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP: Chợ Thái Bình, thành phố Hòa Bình.

- Năm 2015: Lộ trình thực hiện nhân rộng mô hình thí điểm giai đoạn 2014-2015: 05 chợ.

+ Chợ Nghĩa Phương: Thành phố Hòa Bình.

+ Chợ đầu mối nông sản Bưng: Huyện Cao Phong.

+ Chợ thị trấn Mai Châu: Huyện Mai Châu.

+ Chợ đầu mối nông sản: Huyện Lạc Thủy.

+ Chợ Vụ Bản: Huyện Lạc Sơn.

1.1. Giai đoạn 2016-2020

Tất cả các chợ hạng 1 và hạng 2 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hoàn thành việc xây dựng theo mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP.

2. Kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí phục vụ công tác nhân rộng mô hình chợ đảm bảo VSATTP được bố trí từ các nguồn:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ theo chương trình mục tiêu hàng năm;

- Ngân sách địa phương;

- Nguồn xã hội hóa.

IV. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN

1. Hiệu quả về kinh tế

- Xây dựng thành công mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP, trước hết sẽ bố trí, sắp xếp được các ngành hàng kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định VSATTP, nâng cao chất lượng phục vụ, thuận lợi cho hoạt động mua bán.

- Huy động được các nguồn lực của xã hội (nhà nước, doanh nghiệp, hộ kinh doanh...) để đầu tư, cải tạo nâng cấp, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh thực phẩm trong các chợ đảm bảo thống nhất, khoa học, vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

- Tạo cơ hội cho người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, không gây ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, không ảnh hưởng đến môi trường.

- Thúc đẩy thiết lập, hình thành các chuỗi “sản xuất - chế biến - tiêu thụ” thực phẩm sạch, an toàn, ổn định bền vững, trong đó các chợ trên địa bàn là kênh phân phối, tiêu thụ hiệu quả của chuỗi.

2. Hiệu quả về xã hội

- Xây dựng thành công mô hình chợ thí điểm là điều kiện thuận lợi để phát triển chợ theo xu hướng văn minh, hiện đại vì trên thực tế các chợ truyền thống còn nhiều bất cập về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Mục tiêu dự án được thực hiện sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân, giảm tỷ lệ mắc bệnh, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh.

- Góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của Ban quản lý chợ và các thương nhân kinh doanh thực phẩm trong việc thực hiện các quy định VSATTP, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thay đổi dần thói quen tiêu dùng theo hướng tích cực.

- Thúc đẩy việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, chăn nuôi để tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, đảm bảo VSATTP cung ứng cho các chợ; góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

3. Hiệu quả về môi trường

- Hệ thống xử lý nước thải và hệ thống thu gom chất thải rắn tại chợ được đầu tư cải tạo và nâng cấp làm cho cảnh quan, môi trường luôn sạch đẹp, hạn chế tối đa tác động xấu tới môi trường xung quanh.

- Thực hiện mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP, hàng hóa trước khi đưa vào chợ được kiểm tra chặt chẽ nên đã tác động đến khâu sản xuất, hạn chế tình trạng sử dụng bừa bãi các loại hóa chất, gây ảnh hưởng môi trường.

- Tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý vệ sinh môi trường nói chung và VSATTP nói riêng trên địa bàn.

4. Hiệu quả kinh tế - xã hội theo khả năng mở rộng dự án

Nếu dự án được nhân rộng theo kế hoạch và lộ trình hàng năm cho các chợ có đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh, thì trong tương lai hạ tầng thương mại sẽ ngày càng được đầu tư khang trang hơn, giúp cho môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, hàng hóa ngày càng được đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm, ý thức của người bán lẫn người mua ngày càng được nâng cao trong lựa chọn hàng hóa tiêu dùng.

Phần 3

GIẢI PHÁP HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN “MÔ HÌNH CHỢ THÍ ĐIỂM” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

I. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ VSATTP

1. Công tác thông tin, tuyên truyền

- Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh và các địa phương về công tác tuyên truyền VSATTP, thực hiện thường xuyên và tăng cường trong các đợt định kỳ như lễ, tết dưới nhiều hình thức như phát thanh, truyền hình, băng rôn, pano, áp phích, tờ rơi...

- Định kỳ tiến hành tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về VSATTP tới các hộ kinh doanh và người lao động giúp việc tại các hộ kinh doanh để mọi người hiểu và chấp hành tốt các quy định về VSATTP.

- Xây dựng và thực hiện các chương trình chuyên đề, chuyên mục của báo, đài truyền thanh, đài phát thanh - truyền hình, trang Website về VSATTP để thông qua đó phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật và các qui định trong sản xuất, kinh doanh về VSATTP; kinh nghiệm các điển hình và các trường hợp vi phạm VSATTP khuyến cáo cần tránh và biểu dương đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác VSATTP.

- Tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu việc xây dựng dự án mô hình thí điểm chợ đảm bảo VSATTP tại chợ Thái Bình trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của các ngành, các địa phương để mọi người dân biết, tham quan, hưởng ứng.

2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức VSATTP

- Lựa chọn nội dung phù hợp với từng đối tượng, mở các lớp tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các chủ thể tham gia mô hình thí điểm. Trong đó chú trọng tới đối tượng là các thương nhân tại chợ, coi đây là điều kiện quan trọng, không thể thiếu để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mọi cán bộ quản lý và thương nhân kinh doanh tại chợ mô hình. Tạo điều kiện để các thương nhân kinh doanh thực phẩm được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận VSATTP. Đồng thời việc tập huấn, hướng dẫn cần bố trí nội dung phù hợp với độ tuổi, trình độ tiếp thu và không làm ảnh hưởng đến thời gian bán hàng của thương nhân.

- Quan tâm tổ chức cho đơn vị quản lý chợ và các hộ kinh doanh thực phẩm đi học tập kinh nghiệm, khảo sát thực tế công tác VSATTP tại một số chợ trong và ngoài tỉnh.

- Cung cấp thông tin về tình hình thị trường, về tình hình sản xuất, chăn nuôi tiêu thụ cho các thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ để kết nối tạo lập hình thành chuỗi sản xuất, tiêu thụ nhằm để cung ứng các loại thực phẩm có nguồn gốc, đảm bảo VSATTP cho người tiêu dùng.

- Hướng dẫn và cung cấp thông tin về nguyên nhân, cách nhận biết về nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm và các biện pháp phòng, chống sự cố về VSATTP; khuyến cáo những tác hại tới sức khỏe người tiêu dùng khi sử dụng thực phẩm không đảm bảo VSATTP để người tiêu dùng biết, thực hiện và phòng tránh.

II. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH KHU VỰC NUÔI, TRỒNG VÀ SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM THỰC PHẨM BẢO ĐẢM VỆ SINH

Qua điều tra khảo sát cho thấy, tỷ trọng hàng thịt gia súc, gia cầm; hàng thủy sản và hàng rau củ quả lưu thông qua chợ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong hàng thực phẩm lưu thông qua chợ. Những mặt hàng này được cung cấp từ người sản xuất nhỏ lẻ; thương lái; các trang trại, lò giết mổ tập trung ... Có hàng hóa không xác định được nguồn gốc xuất xứ, không có giấy kiểm dịch của cơ quan thú y. Việc kiểm tra, kiểm nghiệm hàng thực phẩm kinh doanh tại chợ cần nguồn kinh phí lớn; khi có vi phạm xử lý rất khó khăn vì nhiều hộ kinh doanh nhỏ, lẻ, trị giá hàng hóa kinh doanh không lớn. Để có nguồn hàng ổn định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp cho thị trường nói chung, các chợ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nói riêng phục vụ nhu cầu người tiêu dùng cần thiết phải quy hoạch khu vực nuôi trồng và sản xuất các sản phẩm thực phẩm bảo đảm vệ sinh.

1. Xây dựng các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản tập trung theo hướng an toàn sinh học để cung cấp cho chợ

- Quy hoạch và định hướng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, có kiểm soát theo quy trình an toàn sinh học, đảm bảo chất lượng thực phẩm và an toàn vệ sinh thú y, xử lý tốt các vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Sắp xếp bố trí hệ thống sản xuất giống gia súc, gia cầm, thủy sản chủ động cung cấp giống cho các cơ sở chăn nuôi; lựa chọn các giống vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng cao, sức đề kháng tốt, ít dịch bệnh vào sản xuất rộng rãi trên địa bàn tỉnh.

- Hình thành các khu chăn nuôi tập trung, công nghiệp để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa ổn định cung ứng cho thị trường nói chung, các chợ trên địa bàn tỉnh nói riêng; tạo điều kiện thuận lợi để kiểm soát, khống chế dịch bệnh, kiểm tra quy trình chăn nuôi, thức ăn trong chăn nuôi và tuyên truyền các đơn vị sản xuất chấp hành quy định về VSATTP.

+ Đối với chăn nuôi gia súc: tập trung tổ chức sản xuất giống chất lượng cao; phát triển chăn nuôi trang trại, quy mô công nghiệp theo hướng an toàn sinh học.

+ Đối với chăn nuôi gia cầm: chăn nuôi gia cầm tập trung, công nghiệp an toàn sinh học có kiểm soát chặt chẽ.

+ Đối với nuôi thủy sản: Tập trung vào vật nuôi phù hợp điều kiện địa phương và nhu cầu thị trường, không sử dụng các loại hóa chất kháng sinh độc hại cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật vào sản xuất, kiểm soát tốt quá trình sản xuất, đảm bảo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt quy trình chăn nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm để có nguồn thịt sạch cung cấp vào các hệ thống phân phối, trong đó có chợ.

- Tổ chức hệ thống cơ sở giết mổ, chế biến theo Quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; thiết lập mối quan hệ hợp tác tiêu thụ sản phẩm giữa các cơ sở giết mổ với các thương nhân kinh doanh tại chợ.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm dịch trước khi đưa vào giết mổ chế biến. Kiểm soát chặt chẽ quy trình giết mổ, chế biến để vừa giữ được chất lượng sản phẩm vừa đảm bảo VSATTP và bảo vệ môi trường.

- Triển khai thực hiện tốt quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau quả tập trung; thực hiện nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật, ứng dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển vùng sản xuất rau quả tập trung; áp dụng các chính sách hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

2. Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn:

- Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, các chất kích thích tăng trưởng và bảo vệ thực vật không được phép sử dụng cũng như việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách diễn ra khá phổ biến trong sản xuất rau, củ, quả, nhất là ở các hộ sản xuất quy mô hộ gia đình. Để có nguồn hàng ổn định bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh nói chung, cung ứng cho các chợ trên địa bàn nói riêng cần thiết phải quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn gắn với quy hoạch các vùng sản xuất rau chuyên canh.

- Hiện nay có nhiều loại hình công nghệ sử dụng cho sản xuất rau an toàn, mỗi loại có mức đầu tư và phương thức sản xuất khác nhau (nhà kính, nhà lưới, sản xuất rau thủy canh...) để tạo ra nhiều sản phẩm rau an toàn đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng và cộng đồng. Tuy nhiên cần lưu ý đến công nghệ bảo quản sau thu hoạch để nâng giá trị thương phẩm, đảm bảo chất lượng sạch. Bên cạnh đó, phải có sự kết nối cung ứng - tiêu thụ sản phẩm giữa các đơn vị đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn với các vựa, chợ đầu mối nơi tập trung cung cấp sản phẩm cho các chợ trên địa bàn.

3. Quy hoạch các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Qua điều tra khảo sát tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn cho thấy, có rất ít thịt gia súc, gia cầm cung ứng cho chợ được lấy từ các lò giết mổ tập trung. Việc kiểm dịch thú y đối với mặt hàng này trước khi được đưa vào chợ đã được cơ quan thú y tích cực thực hiện nhưng do kinh phí kiểm nghiệm lớn, lực lượng mỏng, các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nhiều nên một lượng hàng không nhỏ thịt gia súc gia cầm chưa qua kiểm dịch vẫn được lưu thông qua chợ. Việc quy hoạch các khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung và thực hiện các quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo Thông tư số 60, 61/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn không những giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường; tạo điều kiện thuận tiện cho công tác kiểm nghiệm vệ sinh thú y và tiết kiệm kinh phí kiểm nghiệm mà còn cung cấp được các sản phẩm sạch cho thị trường nói chung, mạng lưới chợ trên địa bàn toàn tỉnh nói riêng, góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn.

Trên cơ sở quy hoạch các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh, cần rà soát lại quy hoạch để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo đủ lượng gia súc, gia cầm giết mổ phục vụ nhu cầu về thực phẩm an toàn cho nhân dân trong vùng.

III. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI

1. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trước khi sản phẩm lưu thông tại chợ

- Đơn vị quản lý chợ thường xuyên kiểm tra trong và ngoài khu vực chợ về nguồn gốc sản phẩm, về các thông tin liên quan đến sản phẩm. Khi phát hiện trường hợp vi phạm, cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để xử lý theo đúng quy định pháp luật.

- Khi phát hiện ra các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin để người tiêu dùng biết, lựa chọn. Những sản phẩm vi phạm phải được thu hồi, tiêu hủy theo quy định hiện hành của pháp luật.

2. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học trong phòng chống dịch, bệnh cây trồng, vật nuôi trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ

2.1. Đối với cây trồng:

- Xây dựng mô hình sản xuất cây giống rau đảm bảo chất lượng: nhằm mục đích cung cấp cây giống rau sạch bệnh, có chất lượng cao trên địa bàn các vùng quy hoạch. Từ đó giúp giảm chi phí trong sản xuất đặc biệt là lượng thuốc bảo vệ thực vật/vụ rau, rút ngắn được thời gian sản xuất trên đồng ruộng và tăng độ đồng đều về chất lượng sản phẩm khi thu hoạch để đưa vào tiêu thụ.

- Xây dựng mô hình sản xuất các loại rau ăn lá, rau ăn củ, quả và rau gia vị với cơ cấu hợp lý trong điều kiện nhà lưới và ngoài tự nhiên có áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất rau an toàn. Các mô hình này sẽ được đầu tư thường xuyên, hàng năm thông qua việc hỗ trợ xây dựng các chương trình nghiên cứu, thử nghiệm và mô hình khuyến nông trên địa bàn. Mục tiêu nhằm tạo ra các mô hình điểm thực sự hiệu quả kinh tế để cho người dân học tập và làm theo, từ đó nhân rộng diện tích ra toàn vùng.

- Trong sản xuất rau, củ, quả: Không dùng chất kích thích, thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng hoặc sử dụng không đúng liều lượng, thời gian quy định.

2.2. Đối với vật nuôi:

- Tăng cường các biện pháp thú y tại các cơ sở chăn nuôi tập trung và nuôi phân tán tại các thôn, xã. Kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông tiêu thụ thực phẩm, các chợ bán buôn trước khi đưa sản phẩm bán lẻ đến người tiêu dùng.

- Trong chăn nuôi: Không sử dụng thức ăn chăn nuôi không rõ nguồn gốc, xuất xứ và các chất tăng trọng không được phép sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường. Tăng cường các biện pháp thú y tại các cơ sở chăn nuôi tập trung và nuôi phân tán tại các địa phương trong tỉnh.

IV. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH, HỖ TRỢ ĐỐI VỚI CÁC CHỦ THỂ THAM GIA MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM

1. Chính sách hỗ trợ

Để xây dựng mô hình chợ đảm bảo VSATTP, cần huy động triệt để nguồn vốn tham gia đầu tư cho mô hình, trong đó:

- Ngân sách Trung ương: tập trung hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, một số trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh thực phẩm tại chợ; hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống chiếu sáng khu vực kinh doanh hàng thực phẩm, hàng ăn uống...

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, một số trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh thực phẩm tại chợ; đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cải tạo chợ; hệ thống xử lý nước thải và rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ trong khu vực chợ; tập huấn, tuyên truyền triển khai các quy định về VSATTP đến các thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ...

- Vốn huy động xã hội: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ kinh doanh, các điều kiện để tổ chức tuyên truyền triển khai các quy định về VSATTP; hỗ trợ các hộ kinh doanh thực phẩm tiếp cận, giao dịch với các cơ quan nhà nước để giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh đảm bảo VSATTP.

- Hỗ trợ thông qua vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi: Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các thương nhân kinh doanh tiếp cận với các nguồn vốn vay của ngân hàng thương mại theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Khuyến khích các thương nhân đầu tư vốn tham gia tạo nguồn thực phẩm sạch trong chuỗi “sản xuất - Chế biến - Tiêu thụ” của từng loại thực phẩm.

2. Đối tượng hỗ trợ

Để xây dựng mô hình chợ mẫu đảm bảo VSATTP, Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí ngân sách cho các chủ thể trực tiếp tham gia mô hình tại chợ Thái Bình bao gồm:

- Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hòa Bình (Doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và tổ chức quản lý chợ Thái Bình).

- Các thương nhân đang kinh doanh thực phẩm (cố định và có đăng ký kinh doanh) tại chợ Thái Bình, gồm:

+ Thực phẩm tươi sống (Thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm; thủy hải sản).

+ Nông sản thực phẩm (Rau, quả và các loại nông sản khác).

+ Thực phẩm chế biến ăn ngay, các món ăn đã nấu chín.

+ Dịch vụ ăn uống, giải khát.

3. Nội dung hỗ trợ chủ thể tại chợ

3.1. Hỗ trợ kinh phí đào tạo tập huấn về VSATTP cho cán bộ ban quản lý chợ; doanh nghiệp quản lý chợ và các thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ Thái Bình.

3.2. Hỗ trợ thương nhân kinh doanh thực phẩm cố định, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại chợ; gồm:

- Bàn cho các hộ kinh doanh thực phẩm (thịt gà, lợn).

- Tủ kính bảo quản thực phẩm đã qua chế biến.

3.3. Hỗ trợ thùng chứa rác MGB 240 trong chợ.

3.4. Hỗ trợ làm bảng (Mô hình điểm chợ bảo đảm VSATTP gắn tại cổng chính)

3.5. Hỗ trợ bảng nội quy VSATTP, bảng hiệu bàn bán thịt lợn, thịt gà, thức ăn chín.

3.6. Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền: In tờ rơi tuyên truyền VSATTP phát cho tiểu thương và người tiêu dùng.

4. Tổng mức kinh phí ngân sách hỗ trợ

- Tổng kinh phí nhà nước hỗ trợ: 350 triệu đồng, trong đó:

+ Kinh phí nghiên cứu xây dựng dự án: 58.110.000 đồng;

+ Kinh phí triển khai dự án: 266.890.000 đồng;

+ Kinh phí quản lý, điều hành: 25.000.000 đồng.

Ngoài ra, các chủ thể kinh doanh tại chợ Thái Bình cần tiếp tục huy động vốn đầu tư bổ sung để tăng nguồn lực đầu tư, cải tạo hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh doanh tại chợ đảm bảo khang trang, sạch sẽ đáp ứng yêu cầu VSATTP, từng bước thu hút và sự tin cậy của người tiêu dùng.

V. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỰ PHỐI HỢP GIỮA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÓ LIÊN QUAN VỀ CÔNG TÁC VSATTP TẠI CÁC CHỢ

1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

- Hàng năm, Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP các cấp xây dựng chương trình kế hoạch và chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện tốt nhiệm vụ thanh, kiểm tra về VSATTP; chú trọng triển khai kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định đảm bảo VSATTP tại các chợ trên địa bàn tỉnh.

- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình các cấp, các ngành làm tốt chức năng quản lý nhà nước, chủ động tham mưu, hướng dẫn và thực hiện tốt nhiệm vụ thanh, kiểm tra về VSATTP.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các Sở: Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Tài nguyên và Môi trường, các Sở, Ban, Ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong công tác quản lý nhà nước về VSATTP.

Thường xuyên trao đổi thông tin về kế hoạch hoạt động thanh tra, kiểm tra, nội dung kiểm tra để tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng, các đoàn thanh, kiểm tra, tránh chồng chéo hoặc bỏ ngỏ.

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra VSATTP cho cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra. Quan tâm trang bị phương tiện kỹ thuật, thiết bị kiểm nghiệm và bố trí kinh phí phục vụ công tác kiểm tra, giám sát cho các lực lượng chức năng (Quản lý thị trường, thú y, tiêu chuẩn đo lường và chất lượng, VSATTP, môi trường).

2. Đối với các chủ thể tham gia mô hình tự giám sát, kiểm tra

- Thực hiện tốt các quy định về VSATTP, các quy định về phòng chống sinh vật gây hại, phòng chống lây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm.

- Đối với thương nhân kinh doanh thực phẩm trong chợ: Thực hiện chế độ tự kiểm tra nguồn thực phẩm nhập vào, đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ; có hóa đơn chứng từ; có tem nhãn hàng hóa rõ ràng; có tên, địa chỉ cụ thể của người cung cấp thực phẩm; được kiểm tra cảm quan và ghi chép vào sổ sách theo dõi. Các thương nhân kinh doanh thực phẩm chín và thực phẩm chế biến phải thực hiện việc kiểm tra thực phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào, sơ chế biến đến khi sử dụng và thực hiện lưu mẫu thực phẩm theo quy định

- Đối với đơn vị quản lý chợ: Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về VSATTP và nội quy chợ; tổ chức cho thương nhân kinh doanh thực phẩm ký cam kết thực hiện đúng quy định của pháp luật về VSATTP. Khi phát hiện thấy các sản phẩm không đảm bảo VSATTP, cần thông báo rộng rãi trên hệ thống loa truyền thanh và các phương tiện thông tin tại chợ để người tiêu dùng biết.

3. Xử lý các hành vi vi phạm về bảo đảm VSATTP

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về VSATTP tại chợ phải được kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; đồng thời công bố công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người biết, phòng ngừa.

- Các vi phạm Nội quy chợ do Ban Quản lý chợ hoặc doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ xử lý theo quy định. Để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát thực hiện nội quy chợ, cần xây dựng đội ngũ cán bộ của Ban Quản lý chợ có năng lực, trình độ, hiểu biết pháp luật. Đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý để giúp đội ngũ này yên tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

VI. NHÓM GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG, ĐÀO TẠO NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC CHỦ THỂ THAM GIA MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM

1. Lựa chọn nội dung phù hợp với từng đối tượng, mở các lớp tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các chủ thể tham gia mô hình thí điểm

- Tăng cường công tác hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho các thương nhân tại chợ, coi đây là điều kiện quan trọng, không thể thiếu để nâng cao nhận thức của mọi cán bộ quản lý và thương nhân kinh doanh tại chợ mô hình. Nhằm tạo điều kiện để các thương nhân kinh doanh thực phẩm được cấp giấy chứng nhận kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bổ sung thêm kiến thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thông qua các lớp tập huấn, cán bộ, người lao động trong các Ban quản lý chợ và thương nhân kinh doanh tại chợ được trang bị những kiến thức cơ bản về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ công tác quản lý cũng như trong trong chế biến thực phẩm, các yếu tố làm cho thực phẩm không an toàn; hướng dẫn các cách thực hành, lựa chọn thực phẩm an toàn. Ngoài ra, các thương nhân còn được tìm hiểu các văn bản qui định về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định xử phạt đối với các thương nhân kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh,... để chủ động phòng ngừa, góp phần hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

Thời gian tập huấn, hướng dẫn có thể dài, ngắn khác nhau song cần bố trí nội dung phù hợp với độ tuổi, trình độ tiếp thu và không làm ảnh hưởng đến thời gian bán hàng của thương nhân.

2. Quan tâm tổ chức cho đơn vị quản lý chợ và các hộ kinh doanh đi khảo sát thực tế công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số chợ trong và ngoài tỉnh

Để tăng cường công tác quản lý chợ cũng như nâng cao chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các chợ trên địa bàn tỉnh, cần tạo điều kiện cho đơn vị quản lý chợ và các hộ kinh doanh đi học tập kinh nghiệm, khảo sát thực tế công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại một số chợ trong và ngoài tỉnh.

VII. NHÓM GIẢI PHÁP XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN HÀNH

1. Xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về vệ sinh ATTP theo quy định

Công tác đảm bảo VSATTP trong những năm qua ở nước ta đã từng bước được hoàn thiện về hệ thống văn bản quản lý, tổ chức bộ máy, năng lực cán bộ và nguồn lực tài chính nhằm đáp ứng các đòi hỏi, bức xúc của xã hội. Tuy nhiên, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hiện đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mà đặc biệt là tình hình vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn diễn biến hết sức phức tạp, xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực. Xử lý các hành vi vi phạm quy định pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng để tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Các hành vi vi phạm thường gặp như: sản xuất, kinh doanh các loại nông sản có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép; sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã bị biến chất, nhiễm bẩn, có tạp chất lạ hoặc nhiễm các chất độc hại có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người; sản xuất, kinh doanh thực phẩm có ký sinh trùng gây bệnh không được phép có trong thực phẩm hoặc vượt quá giới hạn cho phép; sản xuất, kinh doanh thực phẩm có sử dụng các chất phụ gia thực phẩm, các vi chất dinh dưỡng, các chất hỗ trợ chế biến không được phép sử dụng hoặc sử dụng không đúng liều lượng, giới hạn quy định hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ... Để xử lý được những vi phạm này, trước hết cần tăng cường đội ngũ cán bộ thanh kiểm tra có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp để tăng cường cho lĩnh vực này.

2. Xử lý các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo nội quy chợ đã được phê duyệt

Vi phạm thường gặp là không giữ gìn vệ sinh chung, phóng uế, xả rác, đổ nước, chất thải, xác động vật chết, thức ăn ôi thiu bừa bãi trong phạm vi chợ; bán hàng kém phẩm chất... Để ngăn ngừa các vi phạm về quy định của nội quy chợ, cần xây dựng đội ngũ những người làm công tác quản lý chợ có trình độ hiểu biết pháp luật và hiểu biết về công tác quản lý chợ nói chung, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng. Có chế độ đãi ngộ hợp lý để giúp đội ngũ này yên tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Phần 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ

I. KẾ HOẠCH VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN

TT

NỘI DUNG

THỜI ĐIỂM HOÀN THÀNH

1

Điều tra, khảo sát thực tế, nghiên cứu lựa chọn chợ đưa vào mô hình thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm, xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện dự án.

Tháng 6/2014

2

Tổ chức hội thảo, góp ý xây dựng dự án.

Tháng 8/2014

3

Chỉnh sửa, thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt Dự án.

Tháng 9-10/2014

4

Triển khai thực hiện dự án trên thực tiễn

Tháng 10-11/2014

5

Tổng kết, đánh giá tác động về kinh tế, xã hội của việc thực hiện Dự án, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công thương; đồng thời thực hiện kế hoạch nhân rộng mô hình chợ thí điểm theo lộ trình được UBND tỉnh phê duyệt.

Tháng 11-12/2014

II. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Sở Công thương

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện theo các nội dung của Dự án này. Tổng kết rút kinh nghiệm, lập kế hoạch triển khai nhân rộng mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP theo lộ trình của Dự án.

- Hướng dẫn, kiểm tra đơn vị quản lý chợ được lựa chọn triển khai thực hiện các nội dung của Dự án theo yêu cầu mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP.

- Chủ trì, phối hợp với đơn vị chức năng tổ chức các lớp tập huấn công tác quản lý chợ và các quy định về VSATTP cho các đối tượng liên quan.

- Tổ chức cho các hộ kinh doanh hàng thực phẩm tiêu biểu và cán bộ đơn vị quản lý chợ đi khảo sát, học tập kinh nghiệm công tác VSATTP tại một số chợ trong và ngoài tỉnh, rút kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khảo sát thực tế, nghiên cứu thiết kế hoặc thuê tư vấn thiết kế khu bán hàng thực phẩm; các trang thiết bị mẫu phục vụ quá trình kinh doanh hàng thực phẩm đảm bảo VSATTP; xem xét, đề xuất các hạng mục cần ngân sách nhà nước hỗ trợ để đáp ứng yêu cầu xây dựng chợ bảo đảm VSATTP.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra việc đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc nguồn vốn ngân sách hỗ trợ cho nhân rộng mô hình chợ bảo đảm VSATTP. Hàng năm lập danh mục và kế hoạch nhu cầu vốn ngân sách (Trung ương và địa phương) hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ theo mô hình thí điểm.

- Tổng hợp tình hình thực hiện Dự án “Mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP”, báo cáo định kỳ và đột xuất về Bộ Công thương và UBND tỉnh theo quy định.

- Lập dự toán kinh phí các hạng mục đầu tư xây dựng chợ đề nghị ngân sách tỉnh hỗ trợ; Tổ chức xây dựng mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP, đảm bảo theo đúng số lượng, chất lượng, thiết kế và dự toán được phê duyệt. Thanh, quyết toán vốn hỗ trợ đầu tư với cơ quan tài chính theo quy định hiện hành.

2. Trách nhiệm của các Sở, ban ngành khác

2.1. Sở Y tế

- Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra VSATTP thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với các sở ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất.

- Phối hợp tổ chức tuyên truyền các quy định của pháp luật về VSATTP đến các thương nhân kinh doanh tại chợ.

- Tổ chức tập huấn kiến thức về VSATTP cho các hộ kinh doanh trong chợ và cán bộ Ban Quản lý chợ khi tham gia.

- Định kỳ, đột xuất lấy mẫu giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm trong chợ; cảnh báo về nguy cơ gây mất ATTP và gây ngộ độc thực phẩm trong chợ.

2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì thẩm định các dự án chợ VSATTP được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Tổng hợp nhu cầu vốn đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ VSATTP theo lộ trình của Dự án, trình UBND tỉnh phê duyệt

- Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP, vốn hỗ trợ đầu tư chợ đảm bảo VSATTP.

2.3. Sở Tài chính

- Bố trí kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án. Hàng năm bố trí kinh phí thuộc ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các chợ bảo đảm VSATTP theo lộ trình của Dự án.

- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị quản lý chợ trong việc cấp, sử dụng vốn ngân sách đối với các chợ được hỗ trợ kinh phí xây dựng chợ bảo đảm VSATTP.

- Chủ trì, phối hợp với đơn vị liên quan kiểm tra việc đầu tư xây dựng các hạng mục thuộc nguồn vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng và nhân rộng mô hình chợ bảo đảm VSATTP.

2.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Công bố, hướng dẫn thực hiện các quy hoạch liên quan của ngành về phát triển chăn nuôi; cơ sở giết mổ tập trung; quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn,... Từng bước tạo nguồn cung các sản phẩm sạch, đảm bảo VSATTP; kết nối hình thành chuỗi sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng thực phẩm ổn định, bền vững.

- Phổ biến kiến thức, thông tin, các kinh nghiệm trong phòng ngừa, chữa trị các dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cho các đối tượng là nông dân biết để chủ động trong sản xuất.

- Đề xuất các chính sách hỗ trợ về vốn, cây, con giống nhằm khuyến khích người nông dân sản xuất, chăn nuôi thực phẩm sạch, an toàn, bảo đảm sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

- Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, giết mổ, sơ chế, bảo quản đối với các sản phẩm thực phẩm và dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Cấp giấy chứng nhận/xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm thực phẩm sản xuất an toàn, sạch.

- Kiểm soát chặt chẽ các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; thực hiện tốt công tác kiểm dịch động, thực vật.

2.5. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố

2.5.1. UBND thành phố Hòa Bình

- Phối hợp với Sở Công thương tổ chức xây dựng mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP tại chợ Thái Bình.

- Xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, điểm kinh doanh tại chợ Thái Bình, phù hợp với các tiêu chí quy định mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP.

- Chỉ đạo UBND phường Thái Bình tham gia thực hiện việc xây dựng chợ thí điểm đảm bảo VSATTP tại chợ Thái Bình theo dự án được duyệt.

- Nghiên cứu, bố trí, sắp xếp chợ chuyên doanh gia súc, gia cầm sống, chợ đầu mối rau quả ở ngoại thành; từng bước thiết lập mạng lưới phân phối thực phẩm theo ngành hàng, đảm bảo VSATTP.

2.5.2. UBND các huyện

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về VSATTP, vệ sinh môi trường; chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi, chế biến các sản phẩm thực phẩm sạch, an toàn cung cấp cho các chợ trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với Sở Công thương triển khai tổ chức thực hiện xây dựng chợ bảo đảm VSATTP trên địa bàn theo dự án được duyệt.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng mô hình chợ bảo đảm VSATTP trên địa bàn theo lộ trình triển khai nhân rộng của Dự án.

- Phối hợp với Sở Công thương lựa chọn chợ thuộc địa bàn quản lý để xây dựng theo mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP.

2.6. Trách nhiệm của các Sở, Ban, ngành liên quan

Căn cứ chức năng nhiệm vụ, chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện tốt các quy định về VSATTP, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Dự án.

2.7. Trách nhiệm của Ban Quản lý chợ; doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý và kinh doanh chợ tham gia mô hình chợ thí điểm

2.7.1. Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Hòa Bình

- Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai Dự án xây dựng mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP theo đúng tiến độ và thời gian quy định.

- Rà soát sửa đổi, bổ sung Nội quy chợ và điều chỉnh Phương án bố trí sắp xếp ngành nghề kinh doanh, điểm kinh doanh tại chợ Thái Bình theo quy định của pháp luật và các tiêu chí chợ thí điểm đảm bảo VSATTP, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Bố trí, sắp xếp các ngành hàng kinh doanh thực phẩm trong chợ Thái Bình theo đúng Phương án đã được phê duyệt. Nghiên cứu, bố trí khu vực bán thực phẩm sạch, chất lượng cao riêng biệt tại chợ.

- Chủ động bố trí kinh phí của doanh nghiệp và huy động kinh phí của các thương nhân kinh doanh thực phẩm tại chợ, để tăng nguồn lực đầu tư, xây dựng mô hình chợ thí điểm đảm bảo VSATTP tại chợ Thái Bình đạt hiệu quả.

2.7.2. Trách nhiệm của các hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ Thái Bình

- Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về VSATTP; ký cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật và Nội quy chợ trong suốt quá trình kinh doanh. Nghiêm chỉnh chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của các cơ quan chức năng và Ban quản lý chợ về công tác đảm bảo VSATTP.

- Tham dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng kiến thức về VSATTP do các cơ quan nhà nước tổ chức.

- Có trách nhiệm bảo quản giữ gìn và sử dụng dụng cụ, trang thiết bị phục vụ kinh doanh thực phẩm theo đúng quy định; trường hợp mất mát, hư hỏng phải bổ sung, sửa chữa kịp thời.

- Hướng dẫn, giải thích, giải đáp các thắc mắc của người tiêu dùng phát sinh trong quá trình mua bán; trường hợp không giải quyết được thì báo cáo Ban quản lý chợ hoặc các cơ quan, tổ chức liên quan phối hợp giải quyết.

III. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

1. Đối với Chính phủ

- Đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phát triển và quản lý chợ, trong đó quy định cụ thể: chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển chợ nông thôn; chế tài xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định VSATTP tại chợ, theo hướng có nhiều mức phạt để dễ thực hiện.

- Đề nghị quan tâm hỗ trợ kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia về VSATTP cho tỉnh Hòa Bình để có điều kiện tổ chức thực hiện tốt công tác bảo đảm VSATTP nói chung và công tác VSATTP tại chợ nói riêng.

2. Đối với các Bộ, ngành

3.1. Đối với Bộ Công thương:

- Hàng năm hỗ trợ kinh phí cho Sở Công thương Hòa Bình để thực hiện các hoạt động: nhân rộng mô hình chợ thí điểm bảo đảm VSATTP; đào tạo tập huấn công tác VSATTP cho cán bộ quản lý chợ, các hộ kinh doanh trong chợ; trang bị một số thiết bị kỹ thuật để kiểm nghiệm nhanh thực phẩm, nguồn nước sử dụng trong kinh doanh thực phẩm,...

- Nghiên cứu, ban hành văn bản quy định thống nhất điều kiện kinh doanh thực phẩm tại chợ.

3.2. Đối với Bộ Y tế:

- Rà soát, sửa đổi hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP cho phù hợp với thực tế. Xem xét ban hành quy định, các tiêu chí chung về VSATTP tại chợ.

- Đẩy mạnh công tác thông tin và giáo dục truyền thông về vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và đánh giá thực hiện kế hoạch hàng năm.

- Hỗ trợ đầu tư trang thiết bị kỹ thuật để xét nghiệm nhanh thực phẩm cho các tỉnh.

3.3. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

Trong kế hoạch phân bổ vốn hàng năm có bố trí kinh phí hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các chợ nói chung và xây dựng mô hình chợ thí điểm VSATTP nói riêng.

3.4. Đối với Bộ Tài chính:

Đề nghị hỗ trợ kinh phí cho Hòa Bình nhân rộng mô hình chợ bảo đảm VSATTP trong chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm.

3.5. Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến quản lý VSATTP.

- Tăng cường triển khai việc xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án về sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn, sạch, trong đó chú trọng tới việc sản xuất rau, củ, quả, thực phẩm tươi sống để tạo nguồn cung thực phẩm bảo đảm VSATTP cho thị trường./.

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC VĂN BẢN CỦA CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, NGÀNH TRUNG ƯƠNG LIÊN QUAN TỚI VSATTP

1. Một số văn bản của Chính phủ

- Nghị quyết 34/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội đẩy mạnh chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ “về phát triển và quản lý chợ” ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ “về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ “về phát triển và quản lý chợ”;

- Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18/7/2008 quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Nghị định 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;

- Quyết định 734/QĐ-TTg ngày 25/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 34/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Quyết định 36/2010/QĐ-TTg ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

- Quyết định 149/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-2010;

- Quyết định 408/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Quyết định 147/2008/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia đẩy nhanh thực hiện cam kết đối với Hiệp định về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật đáp ứng nghĩa vụ thành viên WTO;

- Nghị định 89/2006//NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

2. Một số văn bản của các Bộ, Ngành

2.1. Về sản xuất, kinh doanh thực phẩm chín, ăn ngay và bao gói sẵn

- Thông tư Liên tịch số 10/2006/TTLT-BYT-BTM-BVHTT-UBDSGĐTE ngày 25/8/2006 hướng dẫn Nghị định của Chính phủ số 21/2006/NĐ-CP ngày 27/2/2006 về kinh doanh, sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ;

- Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT ngày 28/11/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành quy định về các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm;

- Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 01/12/2009 của Bộ Y tế về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với chất lượng nước ăn uống;

- Thông tư số 34 /2011/TT-BYT ngày 30/ 8/ 2011 của Bộ Y tế Ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm;

- Quyết định 43/2005/QĐ-BYT ngày 20/12/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định yêu cầu kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm";

- Quyết định 41/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống";

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 11/2006/QĐ-BYT ngày 9/3/2006 về việc ban hành Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao;

- Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/3/2007 ban hành “Quy định yêu cầu sức khỏe đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Thông tư Liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 9/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

2.2. Về sản xuất, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống (thịt, trứng, thủy, hải sản, rau, củ, quả)

- Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y;

- Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/03/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

- Quyết định số 85/2005/QĐ-BNN ngày 23/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn về việc kiểm dịch, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm;

- Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch;

- Quyết định số 46/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban hành Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thú y;

- Quyết định số 48/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định mẫu dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y;

- Thông tư số 31/2010/TT-BNNPTNT ngày 24/5/2010 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia lĩnh vực thú y;

- Thông tư số 29/2010/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành “Danh mục chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với một số sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc động vật nhập khẩu, sản xuất lưu thông trong nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”;

- Quyết định số 3065/QĐ-BNN-NN ngày 07/11/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành quy định về điều kiện chăn nuôi, ấp trứng, vận chuyển, giết mổ, buôn bán gia cầm và sản phẩm gia cầm.

- Thông tư số 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 21/01/ 2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản;

- Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản

- Quyết định số 649/2000/QĐ-BTS ngày 4/8/2000 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành Quy chế về việc kiểm tra, công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 28/12/2007 Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau an toàn;

Ngoài các văn bản trên còn có rất nhiều văn bản có liên quan hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm như:

- Quyết định 38/2008/QĐ-BYT ngày 1/12/2008 của Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định mức giới hạn tối đa của melamine nhiễm chéo trong thực phẩm”;

- Công văn số 3157/BCT-KHCN ngày 30/3/2010 của Bộ Công thương về việc tổ chức Tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2010;

- Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 08/7/2008 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong các cơ sở giáo dục;

- Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm";

Quyết định 818/QĐ-BYT ngày 5/3/2007 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm theo mã số HS;

- Hệ thống các văn bản về quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với các chất có trong thực phẩm; Quy định về cấp giấy chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm như: Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 01/12/2009 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn số 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống; Thông tư số 02/2011/TT-BYT ngày 01/8/2011 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn số 8-1:2011/BYT về giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm; Quyết định số 11/2006/QĐ-BYT ngày 09/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành "Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao". Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 của Bộ Công thương quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương...

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1971/QĐ-UBND ngày 02/12/2014 phê duyệt Dự án “Mô hình chợ thí điểm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.124

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.188.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!