KẾ HOẠCH
TIẾP
TỤC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 673/QĐ-TTG NGÀY 10/5/2011 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1928/QĐ-UBND ngày 15/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
- Tạo điều kiện để Hội Nông dân trực
tiếp thực hiện hoặc phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2015 - 2020 phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của Hội.
- Làm cơ sở đề xuất chính sách, cơ chế
phù hợp để Hội Nông dân phát huy vai trò trung tâm, nòng cốt trong phong trào
nông dân và chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững.
2. Yêu cầu:
- Thực hiện triệt để, có hiệu quả
Công văn số 597-CV/TU, ngày 16/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp tục
thực hiện Kết luận 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Hội Nông dân Việt Nam trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số
chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn trên địa bàn
tỉnh giai đoạn 2016 - 2020”.
- Các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố có trách nhiệm phối hợp, tạo điều
kiện phát huy vai trò của Hội Nông dân cùng cấp tham gia quá trình xây dựng và
thực hiện các cơ chế, chính sách, một số chương trình, đề án liên quan đến lĩnh
vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
II. Nội dung:
1. Tham gia phát triển kinh tế
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới:
- Tổ chức tuyên truyền các chủ
trương, chính sách có liên quan đến chuyển đổi sản xuất
theo mô hình hợp tác; xây dựng mô hình - điển hình nông dân giỏi ở từng xã; tuyên truyền, phát động nông dân
tham gia xây dựng mô hình nông thôn mới ở các xã điểm của tỉnh đến 2020.
- Tập huấn, chuyển giao các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất gắn với bảo vệ môi trường để
nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp.
- Vận động hội viên tích cực tham gia
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh, chuyển dịch cơ cấy cây trồng, vật
nuôi, phát huy lợi thế vùng. Xây dựng các mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi
giá trị trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản, phối hợp thực hiện các mô hình
trình diễn, mô hình nông dân tham gia cánh đồng lớn để tổng kết rút kinh nghiệm và triển khai ra diện rộng.
- Phát huy vai
trò tổ chức Hội Nông dân các cấp trong tham gia, thực hiện
một số chương trình, đề án, dự án
phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Huy động các nguồn
lực từ lực lượng nông dân giỏi góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo
việc làm, thay đổi bộ mặt nông thôn.
- Tổ chức dạy nghề, phối hợp dạy nghề
- truyền nghề, phát triển các ngành
nghề truyền thống, hỗ trợ tạo việc làm cho nông dân.
- Xây dựng, quản lý và sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ nông dân.
- Phối hợp xây dựng và nhân rộng các
mô hình bảo vệ môi trường nông thôn, tăng cường trách nhiệm trong công tác bảo
vệ tài nguyên, môi trường; sử dụng hiệu
quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Nâng cao năng lực cho nông dân ứng
phó và thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
2. Tham gia phát triển văn hóa, xã
hội trên địa bàn nông thôn:
- Thực hiện có hiệu quả các chương
trình mục tiêu quốc gia, giúp nông dân tích cực tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện,
tiếp cận đầy đủ, kịp thời việc khám-chữa bệnh, giáo dục và các chính sách ưu
đãi của Nhà nước.
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao, gắn với xây dựng đời sống văn hóa mới. Thực hiện quy chế
dân chủ, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân, giữ vững an ninh,
trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn nông thôn.
III. Tổ chức thực
hiện:
1. Hội Nông dân tỉnh:
- Hoàn thành việc đổi tên và đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả
Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân.
- Điều hành, quản lý, sử dụng Quỹ hỗ
trợ nông dân theo hướng dẫn của Trung ương Hội và các quy định tài chính hiện
hành; trực tiếp quản lý, bảo quản nguồn
vốn, chịu trách nhiệm trước Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Ủy ban nhân dân
tỉnh về kết quả và hiệu quả hoạt động của Quỹ.
- Ngoài nguồn vốn ngân sách tỉnh hỗ
trợ, Hội Nông dân các cấp (tỉnh và các huyện, thị xã và thành phố) chủ động xây
dựng kế hoạch và tổ chức vận động, huy động các nguồn khác để bổ sung cho Quỹ hỗ
trợ nông dân.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ có
liên quan một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông
thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ
nay đến năm 2020.
2. Hội Nông dân phối hợp với các sở,
ban, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
2.1 Sở Lao động-Thương binh và Xã
hội:
- Tuyên truyền, vận động nông dân
tích cực tham gia thực hiện công tác giảm nghèo; Tập huấn, đào tạo cán bộ làm
công tác giảm nghèo bền vững.
- Tham mưu UBND tỉnh phân bổ chỉ tiêu
dạy nghề cho Hội Nông dân hàng năm thực
hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
2.2 Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn:
- Tuyên truyền, vận động nông dân gia các hoạt động,
xây dựng mô hình ở các xã điểm trong chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh; cùng Hội Nông
dân chọn một số địa phương xây dựng các mô hình thực hiện
Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2012 - 2020
tầm nhìn đến 2030” và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang.
- Thực hiện các hoạt động khuyến nông
và hướng dẫn đổi mới phát triển hình thức Kinh tế tập thể, xây dựng các mô hình
trình diễn phát triển sản xuất nông nghiệp để nông dân học tập nhân rộng.
- Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo
nghề, chuyển giao tiến khoa học kỹ thuật cho nông dân.
- Phối hợp chỉ đạo và đẩy mạnh phong
trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi”, Phong trào “Nông dân tham
gia xây dựng nông thôn mới”.
- Giám sát việc thực hiện Pháp luật về
sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản hàng hóa giai đoạn
2016-2020 theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.
2.3 Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Xây dựng kế hoạch
tuyên truyền, nâng cao kiến thức, nhận thức cho nông dân về
bảo vệ tài nguyên, môi trường, năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và nước
biển dâng; sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả đúng pháp luật về đất đai; hàng năm xây dựng các mô hình điểm về bảo vệ môi
trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý sử dụng đất đai ở nông thôn.
- Tuyên truyền và tham gia giải quyết
khiếu nại, tố cáo của nông dân về đất đai và các vấn đề liên quan.
2.4 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Phối hợp Hội
Nông dân tổ chức liên hoan tiếng hát nông dân 2 năm/lần; hội thao nông dân 2 năm/lần và các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho hội viên, nông dân.
- Xây dựng và duy trì các hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng; vận động, hướng dẫn nông dân
tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
- Vận động xây dựng nếp sống văn hóa;
Xây dựng và nhân rộng mô hình gia đình nông dân đạt tiêu chuẩn văn hóa, khóm, ấp
văn hóa và nông thôn mới.
- Hỗ trợ nông dân duy trì và phát triển
hình thức du lịch nông dân.
- Phối hợp Hội Nông dân thực hiện Đề
án “Giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình tại địa bàn nông thôn” theo Quyết định
số 235/QĐ-TTg ngày 14/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
2.5 Sở Công thương:
- Tuyên truyền, quảng bá, xây dựng
thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh thông qua việc tổ chức, tham gia các
hội chợ, triển lãm. Thực hiện chính sách của Nhà nước về tiêu thụ nông sản hàng
hóa cho nông dân.
- Giám sát việc thực hiện Pháp luật về
sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản hàng hóa giai đoạn
2016-2020 theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.
2.6 Sở Thông tin và Truyền thông:
- Tuyên truyền chính sách quản lý Nhà
nước về công nghệ thông tin, phát triển
thông tin khu vực nông thôn; phát hiện
biểu dương, nhân rộng những mô hình mới,
các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông
thôn.
- Phối hợp với các cơ quan báo chí
cung cấp thông tin thị trường, hàng hóa cho nông dân. Cung cấp thông tin và tài
liệu tuyên truyền về hoạt động của Hội tham gia phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội ở nông thôn.
- Hỗ trợ Hội Nông dân trong việc tổ
chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về sử dụng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều
hành và “Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang”.
- Tư vấn, hỗ trợ nâng cao chất lượng
trang thông tin điện tử của Hội Nông dân tỉnh và các phần mềm ứng dụng trong quản
lý, điều hành hoạt động của Hội.
2.7 Sở Tư pháp:
- Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho cán bộ, hội viên nông dân; phối hợp Hội Nông dân thành lập, hướng dẫn hoạt động hiệu quả các câu
lạc bộ nông dân với pháp luật.
- Tham gia việc tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
- Xây dựng kế hoạch tham mưu UBND tỉnh
hỗ trợ Hội Nông dân tỉnh thực hiện có hiệu quả Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg,
ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phối hợp giữa các Bộ, Ngành,
UBND các cấp với các cấp Hội Nông dân Việt Nam trong việc tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại tố cáo của nông dân.
2.8 Thanh tra tỉnh:
- Tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức
việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của
nông dân.
- Tham gia việc tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân.
2.9 Sở khoa học và Công nghệ:
- Xây dựng kế hoạch
phối hợp Hội Nông dân tỉnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trình độ ứng dụng khoa học, công nghệ
vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho cán bộ, hội viên nông dân; xây dựng các mô hình, tổ hợp tác ứng dụng khoa học công nghệ thực hiện
có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU
ngày 27/6/2012 của Ban chấp hành Đảng
bộ tỉnh về “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
giai đoạn 2012 - 2020 tầm nhìn đến 2030”.
- Đề xuất, nghiên cứu, ứng dụng các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ mang tính cấp thiết phục vụ chương trình xây dựng
nông thôn mới.
2.10 Sở Nội vụ:
- Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp
vụ công tác chuyên môn cho cán bộ chủ chốt của Hội Nông dân xã, phường, thị trấn.
- Hàng năm, bồi dưỡng, cập nhật những
văn bản, chính sách pháp luật mới cho cán bộ, công chức của Hội Nông dân cấp tỉnh,
các huyện, thị xã và thành phố.
2.11 Sở Tài chính:
- Tùy vào khả năng cân đối ngân sách
hàng năm của tỉnh, Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí
để tăng cường cho hoạt động thực hiện một số chương trình, dự án phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn của Hội Nông dân cũng như bổ sung ngân sách
cho Quỹ hỗ trợ nông dân theo quy định.
- Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị quản
lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Phối hợp cùng Hội Nông dân tỉnh xây dựng cơ chế quản lý tài chính, giám sát việc
thực hiện cơ chế, chính sách và hướng dẫn việc sử dụng Quỹ hỗ trợ nông dân theo
quy định.
2.12. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã và thành phố:
- Triển khai Kế hoạch và chỉ đạo các ban, ngành, UBND cấp cơ sở thực hiện.
- Căn cứ Kế hoạch và nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội địa phương, xác định những nội dung và kinh phí cụ thể để
giao cho Hội Nông dân cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội. Thành lập và hỗ trợ nguồn vốn cho Quỹ hỗ trợ nông dân.
Hội Nông dân tỉnh cùng với các sở,
ngành tham gia trong Kế hoạch tổ chức ký kết chương trình hoạt động giai đoạn
2016 - 2020. Hàng năm, các sở, ngành có trách nhiệm chủ trì phối hợp Hội Nông
dân tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện các nội dung nêu trong Kế hoạch, có
cơ chế cụ thể và bố trí nguồn lực bảo đảm thực hiện, gắn với việc thực hiện tổng
thể các đề án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
IV. Nguồn Kinh phí
thực hiện:
1. Các chương trình, nhiệm vụ của tỉnh
giao cho Hội Nông dân tỉnh chủ trì, trực tiếp thực hiện sẽ do ngân sách tỉnh hỗ
trợ và bố trí trong dự toán kế hoạch hàng năm của Hội Nông dân tỉnh.
2. Các chương trình, nhiệm vụ các sở,
ban, ngành phối hợp với Hội Nông dân tỉnh thực hiện: các sở, ban, ngành có
trách nhiệm phối hợp với Hội Nông dân tỉnh lập dự toán kinh phí hoặc lồng ghép
các chương trình, dự án khác trình cấp thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực
hiện.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã
và thành phố căn cứ phân cấp ngân sách Nhà nước để bố trí thực hiện.
4. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác để
triển khai thực hiện./.