Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1901/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 22/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1901/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VIỆT NAM-NHẬT BẢN HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2011;

Căn cứ Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động phát triển Ngành Công nghiệp đóng tàu thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia:
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐ các Vụ: TH, KTN, KTTH, ĐMDN, V.III, Công báo;
- Lưu: VT, QHQT (XH) (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VIỆT NAM-NHẬT BẢN HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1901/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

I. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG

1. Thế giới và khu vực

Thị trường đóng mới tàu quốc tế chỉ tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2003-2007, sau đó sụt giảm đột ngột vào các năm 2008-2009 do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Số đơn hàng tàu hàng khô năm 2008 là 295 triệu DWT, đến năm 2009 là 288 triệu DWT. Mặc dù phục hồi nhẹ vào năm 2010, thị trường đóng tàu mới tiếp tục sụt giảm vào năm 2011-2012 do kinh tế thế giới chậm phục hồi, khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng Euro và giảm tín dụng cho ngành đóng tàu. Dữ liệu thống kê toàn ngành công nghiệp cho thấy, tính đến cuối tháng 9 năm 2013, ngành công nghiệp đóng tàu toàn cầu đã đạt hiệu quả kinh doanh vượt mức năm 2012. Khối lượng đơn đặt hàng tăng khoảng 63% so với cùng kỳ năm 2012. Trong năm 2013, các công ty đóng tàu trên thế giới nhận được đơn đặt hàng cung cấp 3.159 tàu với tổng trọng tải là 101.343GT.

Kể từ thập kỷ 1980, ngành đóng tàu thế giới đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ khu vực châu Âu sang châu Á. Đến đầu thập kỷ 1990, châu Á đã trở thành trung tâm đóng tàu mới của thế giới. Cho đến năm 2011, Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao nhất về số đơn hàng, trong khi ngành đóng tàu ở Hàn Quốc phục hồi vị thế hàng đầu. Các nước như Ấn Độ, Việt Nam, Bra-xin, Phi-lip-pin và Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực để gia tăng thị phần của mình.

Châu Âu vẫn giữ thế mạnh về tàu cao cấp, trong khi Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường tàu cấp thấp. Xu hướng dịch chuyển ngành đóng tàu sẽ tiếp tục từ Châu Âu chuyển sang Châu Á. Hàn Quốc và Nhật Bản vẫn dẫn đầu thế giới về khả năng đóng các tàu phức tạp như các tàu LNG và tàu chở Container cỡ lớn. Các nhà máy Hàn Quốc đang mở rộng sang các thị trường chuyên ngành mới như tàu khoan, giàn khoan và năng lượng tái tạo, sử dụng cơ sở hạ tầng và nhân công trước đây dùng để đóng tàu thương mại.

Ngành đóng tàu đang chứng kiến những thay đổi lớn như: tăng các loại tàu phục vụ khai thác dầu khí, tàu chở khí, các loại tàu mới phải đảm bảo các yêu cầu cao về tiêu chuẩn môi trường, giảm khí thải, tiết kiệm năng lượng, ứng dụng mạnh các công nghệ tự động hóa, công nghệ thông tin... Bên cạnh đó, các định chế tài chính tập trung nguồn vốn hơn cho các ngành liên quan đến năng lượng, và ít chú trọng hơn đến ngành đóng tàu.

2. Vị trí, vai trò của ngành đóng tàu ở Việt Nam

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km, và vùng đặc quyền kinh tế trên biển Đông rộng hơn 1.000.000 km2, là một trong 10 quốc gia có chỉ số cao nhất về độ dài của bờ biển ở ba hướng Đông, Nam và Tây Nam; có vị trí thuận lợi cho phát triển ngành đóng tàu.

Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 xác định kinh tế biển là động lực để lôi kéo, thúc đẩy các vùng khác phát triển; tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện cơ cấu kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một giải pháp quan trọng để thực hiện Chiến lược biển đến năm 2020 là phát triển công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển. Chính phủ vừa quyết định phát triển năm nhóm khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 - 2015: Khu kinh tế Chu Lai (tỉnh Quảng Nam) và Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi); khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (thành phố Hải Phòng); khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa); khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); khu kinh tế đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang). Các khu kinh tế ven biển hình thành sẽ tạo môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho một số vùng ven biển và có thể kích thích phát triển ngành đóng tàu.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020 được Đại hội lần thứ XI của Đảng thông qua nhấn mạnh: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với đảm bảo an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền vùng biển. Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, đóng tàu, xi măng, chế biến thủy sản chất lượng cao... Phát triển cảng biển, dịch vụ cảng biển và vận tải biển, sông - biển; phát triển các đội tàu, công nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu biển

Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 yêu cầu phải phát triển ngành cơ khí đóng, sửa chữa tàu thuyền và dịch vụ hậu cần nghề cá: Tập trung đầu tư củng cố phát triển đồng bộ công nghiệp cơ khí, đóng, sửa chữa tàu cá... Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất vỏ tàu, máy tàu, ngư cụ...

3. Thực trạng phát triển ngành đóng tàu

Ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam bắt đầu được đầu tư mạnh mẽ từ năm 2002, và mới chỉ đang trong giai đoạn tiếp nhận chuyển giao từ các trung tâm đóng tàu lớn ở châu Á. Khủng hoảng tài chính thế giới từ năm 2008 đã khiến cho toàn ngành đóng tàu chịu ảnh hưởng nặng nề và dẫn đến quá trình tái cơ cấu toàn diện Tập đoàn công nghiệp tàu thủy (Vinashin).

Ngoài Vinashin được thành lập từ năm 2006 (nay là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC)) giữ vai trò nòng cốt, ngành đóng tàu của Việt Nam còn có các cơ sở đóng tàu thuộc sở hữu của các đơn vị sau: (1) Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (2) Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam và một số tập đoàn và Tổng công ty Nhà nước khác, (3) các cơ sở đóng tàu thuộc quản của Bộ Quốc phòng, (4) các doanh nghiệp địa phương và tư nhân, và (5) doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Năng lực đóng và sửa chữa tàu: Việt Nam có 120 nhà máy đóng, sửa chữa tàu với trọng tải trên 1.000 DWT, với 170 công trình nâng hạ thủy (chủ yếu cho tàu dưới 5.000 DWT, chỉ có 2 công trình cho tàu 300 - 400 nghìn DWT). Tổng công suất thiết kế của các nhà máy khoảng 2,6 triệu DWT/năm, nhưng năng lực thực tế đạt 800.000 - 1.000.000 DWT/năm (31-39% công suất thiết kế), trong đó đảm nhận 50% nhu cầu trong nước (300.000 - 400.000DWT/năm); xuất khẩu 500.000 - 600.000 DWT/ năm chiếm 0,3 - 0,4% thị phần đóng tàu thế giới. Về sửa chữa mới đáp ứng 41,7 - 46% đội tàu quốc gia, một phần do hầu hết các công trình nâng hạ thủy phục vụ cho đóng mới. Tính trong năm 2010 tàu Việt Nam ra nước ngoài sửa chữa hết khoảng 75 triệu USD. Do đó, thị trường trong nước và thế giới vẫn còn tiềm năng, phụ thuộc vào mức độ phục hồi của kinh tế thế giới và bản thân nỗ lực của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, hiệu quả tổ chức sản xuất, cải thiện chất lượng và tính cạnh tranh về giá của sản phẩm. Mặc dù năng lực sản xuất về trọng tải đảm bảo được, song tiến độ giao tàu và tỉ lệ nội địa hóa không đạt.

Về công nghiệp hỗ trợ: Quyết định số 2840/QĐ-BCT ngày 28/5/2010 của Bộ Công Thương ban hành danh mục máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được trong đó có một số thiết bị sử dụng cho ngành đóng tàu gồm: Nồi hơi công suất đến 25kg/h; Động cơ diesel 50 HP (sử dụng cho các xuồng cỡ nhỏ); một số máy gia công như: máy tiện, máy khoan, máy bào, máy nén khí; lắp đặt được một số loại cần trục tàu, chế tạo máy bơm, van. Tổng Công ty máy Động lực và máy Nông nghiệp sản xuất được một số loại xích neo, vòng bi, máy phát điện. Một số cơ sở liên doanh và 100% vốn nước ngoài sản xuất nồi hơi, chân vịt, trang thiết bị điện, sơn, nội thất, cần cẩu, xuồng cứu sinh; một số cơ sở tư nhân sản xuất máy neo, neo, xích neo, chân vịt, thiết bị trên boong, vật liệu hàn, hệ trục... Tuy nhiên tiến độ phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ còn chậm; đầu tư dàn trải, chưa đạt được mục tiêu tỉ lệ nội địa hóa.

Về lao động: tính đến năm 2010, toàn ngành có khoảng gần 100.000 lao động, trong đó Vinashin có khoảng 43.797 lao động (đến 7/2013 còn khoảng 26.000 lao động), song các lao động có chứng chỉ quốc tế còn rất ít so với yêu cầu.

Về thiết kế: Có thể thực hiện khâu thiết kế công nghệ phục vụ thi công của các nhà máy. Khâu thiết kế kỹ thuật chỉ đáp ứng được yêu cầu cho các dòng tàu nhỏ, thông dụng. Chưa có bể thử mô hình đạt tiêu chuẩn quốc tế để phát triển các mẫu thiết kế mới, toàn bộ thiết kế kỹ thuật của các tàu xuất khẩu vẫn mua của nước ngoài. Đây là điểm yếu nhất của ngành đóng tàu Việt Nam hiện nay và sẽ còn là điểm yếu trong thời gian tới nếu không có chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo đội ngũ kỹ sư thiết kế.

Về đăng kiểm: Cục Đăng kiểm Việt Nam là thành viên của Hiệp hội các tổ chức giám sát kỹ thuật và phân cấp tàu quốc tế (OTNK), thành viên sáng lập của Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu châu Á (ACS), đồng thời có mối quan hệ song phương, thay thế lẫn nhau với hầu hết các thành viên của Hiệp hội các tổ chức phân cấp tàu quốc tế (IACS), song chưa tham gia nhiều vào các hợp đồng đóng tàu xuất khẩu cũng như đăng kiểm độc lập với một số đơn hàng đóng tàu lớn cho các chủ tàu trong nước.

Về đào tạo: ngoài các trường Đại học: Bách khoa, Hàng hải, Giao thông vận tải và các trường nghiệp vụ GTVT còn có các cơ sở đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ và trung cấp nghề với năng lực đào tạo 8.000-10.000 lao động trung, sơ cấp đủ đáp ứng về số lượng, song chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành.

4. Vấn đề tồn tại đối với ngành công nghiệp đóng tàu

Thứ nhất, thiếu tầm nhìn chiến lược và chương trình hành động cụ thể hướng đến phát triển ngành công nghiệp đóng tàu phù hợp với diễn biến phát triển mang tính chu kỳ của ngành công nghiệp đóng tàu thế giới. Hiện chưa có cơ quan nghiên cứu được giao làm nhiệm vụ thống kê, dự báo, nghiên cứu chiến lược nên ngành luôn ở thế bị động, phát triển thiếu bền vững.

Thứ hai, Hầu hết các công trình nâng hạ thủy của các nhà máy đóng tàu trong nước đều phục vụ cho đóng mới. Hiệu quả sử dụng hạ tầng ngành đóng tàu còn thấp; đầu tư dàn trải, trang thiết bị chưa đồng bộ. Hiệu quả quản trị và ứng dụng IT để quản trị hệ thống (thiết kế-sản xuất-tài chính) còn thấp, chưa đảm bảo được quản trị chi phí và giao tàu đúng hạn.

Thứ ba, Năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) còn yếu; đầu tư cho R&D trong ngành hàng hải và công nghiệp đóng tàu hầu như không đáng kể; kỹ năng và đội ngũ nhân lực chưa được tăng cường theo kịp yêu cầu phát triển của ngành. Nhân lực/kỹ sư thiết kế còn rất yếu, ngay cả SBIC tỷ lệ kỹ sư thiết kế cũng thấp, khoảng trên 1%. Tiến trình đào tạo thiết kế, kỹ sư hàng hải, chuyên gia hoạch định sản xuất và kỹ sư đóng tàu còn tụt hậu xa so với các tiêu chuẩn quốc tế. Không đủ khả năng để thiết kế tàu theo kịp yêu cầu thị trường. Những khó khăn kinh tế nói chung và của các cơ sở đóng tàu nói riêng trong thời gian gần đây cũng ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và động lực làm việc của nhân lực trong ngành.

Thứ tư, hiện có quá nhiều nhà máy đóng tàu được phân tán ở nhiều địa phương trong cả nước. Nhiều nhà máy đầu tư chưa hoàn thiện, đầu tư chắp vá qua nhiều giai đoạn, ít có nhà máy đạt chuẩn quốc tế. Thiếu sự gắn kết hữu cơ giữa các ngành kinh tế khác như vận tải, công nghiệp dầu khí, du lịch và thủy sản với công nghiệp đóng tàu.

Thứ năm, công nghiệp phụ trợ trong nước phát triển tự phát, thiếu đồng bộ, phụ thuộc quá lớn vào các nhà sản xuất vật tư thiết bị tại Trung Quốc và các nước Châu Á khác cũng như tại Châu Âu.

Thứ sáu, các công ty vận tải hàng hải trong nước gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư mở rộng đội tàu.

Cuối cùng, năng lực quản lý và tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế, tính minh bạch thông tin ở phần lớn các nhà máy đóng tàu còn yếu.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020

Đưa ngành đóng tàu trở thành ngành mũi nhọn trong thực hiện Chiến lược kinh tế biển; tập trung vào sản xuất một số gam sản phẩm phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam; xác lập lòng tin trên thị trường thế giới về Việt Nam một quốc gia có ngành đóng tàu với chất lượng cao. Một số chỉ tiêu định lượng đến năm 2020:

- Tốc độ tăng giá trị sản lượng toàn ngành: 5-10%.

- Dành 70-80% năng lực sản xuất phục vụ nhu cầu đóng tàu các loại ở trong nước, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, trừ một số loại tàu như: tàu ngầm, tàu tuần dương hạm, tàu chiến đấu, đòi hỏi công nghệ và kỹ thuật cao.

- Từ 3-10% dành cho xuất khẩu; Số lượng tàu xuất khẩu dự kiến 1,67-2,16 triệu tấn/năm.

Các nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. Hình thành 3 cụm liên kết ngành đóng tàu ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Tập trung vào ưu tiên sản xuất một số gam tàu có nhu cầu cao trên thị trường trong nước và thế giới trên cơ sở tận dụng cơ sở hạ tầng đã có và hợp tác với các đối tác có nhiều kinh nghiệm và trình độ khoa học - kỹ thuật cao như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Chỉ tiêu trung gian: giảm mạnh số nhà máy lắp ráp tàu đi liền với hình thành/củng cố một số ít các doanh nghiệp cốt lõi, xóa bỏ từng bước tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán.

Nhóm tàu tập trung phát triển: Ngày 27/11/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2290/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo đó xác định duy trì và phát huy năng lực của các cơ sở đóng và sửa chữa tàu hiện có, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và ngoài nước. Đóng mới tàu biển tập trung vào nhóm tàu có trọng tải 30.000-50.000 DWT phù hợp với nhu cầu sử dụng của chủ tàu trong nước bao gồm: tàu khách, tàu vận tải cỡ nhỏ, tàu tìm kiếm cứu nạn xa bờ, tàu tuần tra, tàu vận tải thông thường như tàu hàng khô, tàu container, tàu chở hóa chất, tàu hàng rời tới 50.000 tấn, tàu chở xi măng rời tới 30.000 tấn; và các tàu đặc chủng dành cho thị trường xuất khẩu như tàu phục vụ khai thác dầu khí, tàu đánh bắt thủy sản, tàu công trình, tàu lai dắt, tàu kéo, tàu cuốc, tàu hút.

2. Xây dựng ba trung tâm sửa chữa tàu hạng thấp đến trung theo hướng tập trung ở các vùng có lợi thế về vị trí địa lý, gần các cảng biển lớn và/hoặc tuyến hàng hải quốc tế.

Theo Quyết định số 2290/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020 đề cập đến vấn đề sửa chữa tàu biển: đầu tư thiết bị phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường để có thể sửa chữa tàu có tải trọng từ 100.000 - 300.000 tấn khi nhu cầu tăng cao.

Chỉ tiêu trung gian: đến năm 2020, các trung tâm sửa chữa tàu có khả năng đáp ứng 90% nhu cầu sửa chữa của tàu hạng thấp và 60-70% nhu cầu sửa chữa tàu hạng trung.

3. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trên cơ sở bảo đảm liên kết giữa ngành đóng tàu và các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước và khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp hỗ trợ cho ngành đóng tàu, trước hết ưu tiên cho một số gam tàu có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước và có lợi thế cạnh tranh.

4. Xây dựng thể chế, hệ thống văn bản pháp lý cho ngành, phát triển các loại hình sản phẩm, quy mô sản phẩm, nâng cao năng lực R&D.

III. TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Phát triển công nghiệp tàu thủy dài hạn phù hợp với nhu cầu của thị trường, khả năng tài chính và năng lực quản lý.

2. Hình thành một số trung tâm có khả năng đóng mới tàu chuyên dụng công nghệ cao, giá trị kinh tế lớn bao gồm cả tàu container, tàu chở dầu, kho nổi chứa dầu đến 100.000 tấn đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ trong nước và xuất khẩu.

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH CHIẾN LƯỢC

1. Tái cơ cấu (sắp xếp, tổ chức lại...) hệ thống nhà máy đóng tàu cả nước hiện có theo hướng sử dụng tập trung cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực hiện có.

2. Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành đóng tàu (các loại máy, thiết bị điện chuyên dụng, động cơ diesel cỡ nhỏ, máy phát điện cỡ nhỏ, trục chân vịt, thép tấm, thép hình, ống …) và bảo đảm quan hệ cung ứng-hợp tác giữa các ngành này.

Đến năm 2020: tập trung vào các loại phụ tùng máy thủy, thiết bị, phụ kiện boong, ống điện chuyên dụng và cơ khí; từng bước hình thành công nghiệp sản xuất thép vỏ tàu cho các tàu hạng thấp đến trung.

3. Phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu tàu thủy và dịch vụ sửa chữa tàu; ưu tiên một số gam tàu có thị trường tiêu thụ và có lợi thế cạnh tranh. Thực hiện nhiệm vụ chung trong chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020: “củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá, có lộ trình phù hợp chuyển nhanh các tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép, vật liệu mới…”

4. Đào tạo nhân lực có trình độ cao, chuyên nghiệp ở tất cả các cấp từ quản lý, kỹ sư, đến công nhân, đặc biệt ưu tiên đội ngũ kỹ sư thiết kế tàu thủy, quản lý dự án đóng tàu.

5. Xây dựng năng lực R&D, phục vụ cho ba cụm liên kết ngành ở ba miền Bắc, Trung, Nam.

6. Cơ chế giám sát.

V. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

1. Tái cơ cấu hệ thống nhà máy đóng tàu cả nước hiện có theo hướng sử dụng tập trung cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực đã có

TT

Kế hoạch hành động

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

1.1

Hình thành 3 cụm liên kết ngành đóng tàu và xây dựng một số ít các doanh nghiệp cốt lõi của ngành:

- Đánh giá, lựa chọn, xác định các doanh nghiệp cốt lõi, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có vị trí thuận lợi, cơ sở vật chất được trang bị tương đối tốt và có khả năng liên kết với các cơ sở đóng tàu trong nước.

- Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu để đạt mục tiêu: hình thành ba cụm liên kết ngành đóng tàu và xây dựng một số ít các doanh nghiệp cốt lõi, thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia.

Bắt đầu từ Quý IV/2014 và hoàn thành vào Quý II/2015

Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam

1.2

Liên doanh đóng tàu với nước ngoài:

Lựa chọn 01 nhà máy để liên doanh đóng tàu với đối tác chiến lược, các dòng tàu sử dụng năng lượng hiệu quả, thân thiện với môi trường

Bắt đầu từ Quý IV/2014 đến Quý I/2018.

Bộ Giao thông vận tải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2. Phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành đóng tàu

TT

Kế hoạch hành động

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

2.1

Về chính sách thuế:

Rà soát lại toàn bộ thuế suất ưu đãi đối với nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện và đề xuất thuế nhập khẩu/danh mục nguyên liệu, linh kiện được hưởng ưu đãi. Xem xét lại cơ chế, chính sách thuế đang áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị tàu thủy đang xuất khẩu, hướng ưu đãi khi họ bán được cho nhà máy đóng tàu trong nước. Cần rà soát toàn bộ các văn bản hiện hành liên quan, ưu đãi đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ, ưu đãi trong chương trình cơ khí trọng điểm kết hợp với lộ trình giảm thuế theo AFTA và WTO, đề xuất danh mục/thuế suất ưu đãi theo lộ trình.

Bắt đầu từ Quý IV/2014 và hoàn thành vào Quý II/2015

Bộ Tài chính

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương

2.2

Ưu đãi thuế:

Rà soát các ưu đãi về thuế: (1) thuế thu nhập doanh nghiệp; (2) thuế ưu đãi đối với sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đối với sản xuất sản phẩm trung gian cho ngành đóng tàu.

Bắt đầu từ Quý IV/2014 và hoàn thành vào Quý II/2015

Bộ Tài chính

 

2.3

Thủ tục hải quan và thuế:

Xây dựng và công khai hóa các thủ tục, tiêu chuẩn áp dụng cho các doanh nghiệp.

Rà soát, đơn giản hóa và giảm thiểu thủ tục hành chính; thực hiện hiện đại hóa khâu thủ tục hành chính và hải quan; thủ tục và quy trình thẩm định để được ưu đãi.

Áp dụng cơ chế kho ngoại quan cho các cơ sở đóng tàu xuất khẩu (Đơn giản hóa các thủ tục) giảm chi phí, thời gian của quá trình nhập khẩu, đóng tàu, tái xuất tàu.

Bắt đầu từ Quý IV/2014 và hoàn thành vào Quý II/2015

Bộ Tài chính

 

2.4

Tạo cơ chế tín dụng:

Hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển ngành đóng tàu trong giai đoạn 2015-2020

Bắt đầu từ Quý IV/2014 và hoàn thành vào Quý III/2015

Bộ Giao thông vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2.5

Giảm chi phí tiếp cận vốn và vay vốn:

Thực hiện chế độ bảo lãnh khi dự án có chủ trương cấp bảo lãnh, thời điểm thực hiện phải phù hợp với tiến độ dự án và thời hạn vay, lãi suất vay phù hợp đảm bảo hiệu quả dự án.

Bắt đầu từ Quý IV/2014 và hoàn thành Quý II/2015

Bộ Giao thông vận tải

Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2.6

Quy hoạch ngành:

Thực hiện theo Quy hoạch ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2290/QĐ-TTgCP ngày 27/11/2013.

Bắt đầu từ Quý I/2014 và thực hiện đến quý IV/ 2020

Bộ Giao thông vận tải

 

2.7

Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược:

Thiết lập đối tác chiến lược giữa các nhà đầu tư tiềm năng vào các doanh nghiệp đóng tàu nhằm xây dựng và củng cố quan hệ cung ứng - hợp tác, hình thành công nghiệp hỗ trợ.

Bắt đầu thực hiện Quý IV/2014

Bộ Giao thông vận tải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2.8

Áp dụng tiêu chuẩn quốc tế:

Xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn Ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, từng bước áp dụng tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ, bảo vệ môi trường vào ngành đóng tàu Việt Nam.

Bắt đầu thực hiện Quý I/2015 hoàn thành Quý I/2018

Bộ Giao thông vận tải

 

3. Phát triển thị trường tiêu thụ tàu và dịch vụ sửa chữa tàu trong nước và xuất khẩu

TT

Kế hoạch hành động

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

3.1

Nghiên cứu, xác định một số gam tàu có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước và Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở đó phát triển công nghiệp hỗ trợ, trước hết ưu tiên cho sản xuất các gam tàu này:

Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đóng tàu trong nước đối với các gam tàu mà Việt Nam có điều kiện phát triển và tăng cường mối liên kết giữa các ngành kinh tế khác với công nghiệp với đóng tàu

Bắt đầu thực hiện Quý IV/2014 hoàn thành quý II/2015

Bộ Giao thông vận tải

 

3.2

Thực hiện nhiệm vụ chung trong chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020: “củng cố, phát triển ngành cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá, có lộ trình phù hợp chuyển nhanh các tàu cá vỏ gỗ sang vỏ thép, vật liệu mới.. Tìm kiếm nguồn vốn từ các nước đối tác để tài trợ cho chương trình đóng mới tàu cá vỏ thép, vật liệu mới tại Việt Nam. Đối tác có thể hỗ trợ tư vấn thiết kế, công nghệ đóng tàu cho các nhà máy đóng tàu tại Việt Nam, đồng thời phối hợp với các nhà máy đóng tàu chuyển giao công nghệ đánh bắt, bảo quản thủy sản cho ngư dân.

Bắt đầu thực hiện từ Quý IV/2014

Bộ Giao thông vận tải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính

3.3

Đơn giản hóa thủ tục bán hàng tại thị trường nội địa của doanh nghiệp xuất khẩu nhằm phát triển các doanh nghiệp hỗ trợ và tăng tỷ lệ nội địa hóa đối với doanh nghiệp đóng tàu.

Bắt đầu thực hiện từ Quý IV/ 2014 và hoàn thành Quý II/2015

Bộ Công Thương

 

4. Đào tạo nhân lực có trình độ cao, chuyên nghiệp, đẳng cấp quốc tế cho tất cả các cấp

TT

Kế hoạch hành động

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

 

Đào tạo nhân lực chất lượng cao:

Rà soát lại các chương trình đào tạo; nhất là đào tạo nhân lực chất lượng cao đang được thực hiện (cả giáo viên và học viên); rà soát lại các cơ sở đào tạo, dạy nghề có đào tạo về kỹ năng tay nghề liên quan đến lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành công nghiệp đóng tàu; đánh giá nội dung đào tạo; chương trình đào tạo, sửa đổi chương trình cho phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp đóng tàu như đã trình bày.

Lựa chọn 01 cơ sở giáo dục Đại học và 02 cơ sở đào tạo nghề hợp tác với nước ngoài để nâng cấp, nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành đóng tàu.

Về kinh phí đào tạo:

Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề, phân bổ chỉ tiêu đào tạo nước ngoài cho ngành công nghiệp hỗ trợ, tập trung ở các nước có ngành đóng tàu phát triển;

Xây dựng tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá tay nghề trong ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành công nghiệp đóng tàu.

Bắt đầu thực hiện Quý IV/2014 hoàn thành Quý IV/2015

Bộ Giao thông vận tải.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Xây dựng năng lực R&D, phục vụ cho ba cụm liên kết ngành ở ba miền Bắc, Trung, Nam

TT

Kế hoạch hành động

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

 

Xây dựng 01 trung tâm R&D ở phía Bắc nhằm phục vụ chung cho ba cụm ngành với sự tham gia của Nhà nước và của doanh nghiệp.

Bắt đầu thực hiện Quý II/2015 hoàn thành Quý IV/2019

Bộ Giao thông vận tải

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CƠ CHẾ GIÁM SÁT

1. Phân công nhiệm vụ

a. Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

- Thành lập Nhóm công tác với sự tham gia của các bên liên quan để tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động đồng bộ, hiệu quả.

- Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ban Chỉ đạo; định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện Kế hoạch hành động, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

b. Các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm:

- Tổ chức xây dựng và thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của mình nêu tại phần V của Kế hoạch.

- Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, nội dung được phân công để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đóng tàu căn cứ nội dung, nhiệm vụ trong Kế hoạch hành động này, chủ động xây dựng các đề án, dự án cụ thể để đầu tư triển khai thực hiện.

2. Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch hành động

Bộ Giao thông vận tải thực hiện giám sát tình hình triển khai Kế hoạch hành động và báo cáo tại các cuộc họp của Tổ Công tác Chiến lược công nghiệp hóa mỗi năm một lần. Tổ Công tác sẽ báo cáo kết quả giám sát lên Ban Chỉ đạo Chiến lược công nghiệp hóa.

3. Điều chỉnh Kế hoạch hành động

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phản hồi về Bộ Giao thông vận tải và Tổ Công tác Chiến lược công nghiệp hóa để xem xét giải quyết.

Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Tổ Công tác Chiến lược công nghiệp hóa và các Bộ, ngành liên quan tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện đến năm 2016 cũng như kinh nghiệm phù hợp của phía Nhật Bản, trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh lại Kế hoạch hành động cần được thực hiện từ năm 2017.

4. Nguồn kinh phí

Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch hành động được huy động từ các nguồn: ngân sách trung ương; ngân sách địa phương; vốn viện trợ quốc tế; vốn huy động xã hội, cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác./.

 

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
----------------

No. 1901/QD-TTg

Hanoi, October 22, 2014

 

DECISION

APPROVING THE PLAN OF ACTION FOR DEVELOPMENT OF THE SHIPBUILDING INDUSTRY IN IMPLEMENTATION OF VIETNAM’S INDUSTRIALIZATION STRATEGY WITHIN THE FRAMEWORK OF VIETNAM - JAPAN COOPERATION THROUGH 2020, WITH A VISION TOWARD 2030

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 1043/QD-TTg of July 1, 2013, approving Vietnam’s industrialization strategy within the framework of Vietnam - Japan cooperation through 2020, with a vision toward 2030;

At the proposal of the Ministry of Transport,

DECIDES:

Article 1. To promulgate together with this Decision the Plan of Action for development of the shipbuilding industry in implementation of Vietnam’s industrialization strategy within the framework of Vietnam - Japan cooperation through 2020, with a vision toward 2030, under the Prime Minister’s Decision No. 1043/QD-TTg of July 1, 2013.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People’s Committees and related units and individuals shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

PLAN OF ACTION

FOR DEVELOPMENT OF THE SHIPBUILDING INDUSTRY IN IMPLEMENTATION OF VIETNAM’S INDUSTRIALIZATION STRATEGY WITHIN THE FRAMEWORK OF VIETNAM - JAPAN COOPERATION THROUGH 2020, WITH A VISION TOWARD 2030
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 1901/QD-TTg of October 22, 2014)

I. ANALYSIS OF SITUATION

1. In the world and the region

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In the 1980s, the global shipbuilding industry saw a vigorous move from Europe to Asia. Since the early 1990s, Asia has become the world’s new shipbuilding center. By 2011, China had received the largest number of shipbuilding orders while the Republic of Korea’s shipbuilding industry had revived its prime position. India, Vietnam, Brazil, the Philippines and Turkey are striving to increase their market niches.

Europe still has advantages in high-class ships while China dominates the low-class ship market. The shipbuilding industry will continue to shift from Europe to Asia with the Republic of Korea and Japan still leading the world in building complicated ships such as large-tonnage liquefied natural gas (LNG) carriers and container ships. The Republic of Korea’s shipyards are expanding to new markets of special-use ships such as drilling ships, drilling platforms and renewable energy projects using infrastructure facilities and workforce previously used for building commercial ships.

The shipbuilding industry is witnessing such major changes as increase in the number of service ships for oil and gas exploitation, LNG carriers and new types of ships which are subject to high standards of environment, exhaust reduction, energy efficiency, automation and information technologies, etc. Besides, financial institutions have provided more loans for energy-related sectors and paid less attention to the industry.

2. Position and role of Vietnam’s shipbuilding industry

Vietnam, with a coastline of 3,260 km to the East, South and Southwest and an exclusive economic zone of over 1,000,000 km2 in the East Sea, is ranked among 10 countries having the longest coastline and holds a favorable position for shipbuilding development.

Vietnam’s marine strategy through 2020 has determined marine economy as a driving force for promoting the development of other sectors, creating a radical and comprehensive change in the economic structure toward industrialization and modernization. One important solution to implementing the marine strategy through 2020 is to develop the industry of building and repairing seagoing ships. The Government has decided to develop five groups of coastal economic zones that are eligible for concentrated state investment during 2013-15: Chu Lai economic zone (Quang Nam province) and Dung Quat economic zone (Quang Ngai province); Dinh Vu - Cat Hai economic zone (Hai Phong city); Nghi Son economic zone (Thanh Hoa province); Vung Ang economic zone (Ha Tinh province); and the economic zone of Phu Quoc island and South An Thoi islands (Kien Giang). Once formed, these zones will create a more favorable investment environment for coastal areas and stimulate the development of the shipbuilding industry.

The ten-year 2011-20 socio-economic development strategy adopted by the XIth Party Congress stresses “Strongly developing marine economy to match the marine position and potential of our country’s sea, combining the development of marine economy with maintenance of security and national defense and protection of sea sovereignty. Quickly developing a number of coastal economic zones and industrial parks, giving priority to development of energy, shipbuilding, cement and high-quality aquatic product processing industries, etc. Developing seaports, seaport services and ocean and river-ocean shipping; developing ship fleets and the industry of building and repairing seagoing ships.”

Vietnam’s aquatic resource development strategy through 2020 requires development of ship building and repair industry and provision of fishery logistic services: Concentrating investment in developing synchronous mechanical engineering, building and repair of fishing ships, stepping up research and application of advanced technologies to building of ship hulls, engines and fishing gear.

3. Actual development of shipbuilding industry

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In addition to Vinashin, which was founded in 2006 (now the Shipbuilding Industry Corporation - SBIC) and holds the key role, Vietnam’s shipyards are also owned or managed by (1) Vietnam National Shipping Lines, (2) Vietnam National Petroleum Group and some other state groups and corporations, (3) the Ministry of National Defense, (4) local and private enterprises, and (5) foreign-invested enterprises.

Regarding ship building and repair capacity: Vietnam has 120 yards for building and repairing ships of over 1,000 D WT, with 17 0 elevating and launching facilities (including only 2 facilities for ships of between 300,000 - 400,000 DWT, while others are mainly for ships of under 5,000 DWT). The total design capacity of these shipyards is around 2.6 million DWT/ year though their practical capacity reaches only 800,000 - 1,000,000 DWT/year (31-39% of the design capacity), which can meet 50% of the domestic demand (300,000 - 400,000 DWT/ year); the total export output is 500,000 - 600,000 DWT/year, accounting 0.3 - 0.4% of the global market. The repair capacity of these yards can meet only 41.7- 46% of the national ship fleet’s demand, partly because most elevating and launching facilities are used for shipbuilding. In 2010 alone, some USD 75 million was spent on overseas repair of Vietnamese ships. Thus, the domestic and global markets’ potential has not yet been fully tapped and depends on the recovery of the global economy as well as efforts of Vietnam’s shipbuilding industry to improve its administration effectiveness, manufacture efficiency, product quality and price competitiveness. Though the manufacturing capacity in terms of tonnage has been maintained, ship delivery schedule and localization rate remain unsatisfactory.

Regarding support industries: The Ministry of Industry and Trade’s Decision No. 2840/QD- BCT of May 28,2010, promulgates a list of machinery, equipment, supplies and materials which can be domestically made, including a number of equipment for use in shipbuilding industry, including boilers of a capacity of up to 25 kg/h; diesel engines of a capacity of 50 HP (for use for small-sized motor boats); a number of working machines such as lathe, drilling machine, plane machine and compressor; and the ability to install various kinds of ship derricks and manufacture pumps and valves. The Motor and Agricultural Machinery Corporation has been able to manufacture various kinds of anchor chain, ball bearings and power generators, a number of joint-ventures and wholly foreign-invested enterprises have managed to manufacture boilers, propellers, electric equipment, paints, interior furniture, cranes and lifeboats; and a number of private establishments have been able to manufacture anchor winders, anchors, anchor chains, propellers, board devices, welding materials, axial systems, etc. However, the development of support industries remains slow with thinned-out investment, failing to achieve the localization rate target.

Regarding labor: By 2010, the entire industry had nearly 100,000 workers, including 43,797 working for Vinashin (reduced to around 26,000 by July 2013), of whom there were few internationally certified workers compared to the demand.

Regarding engineering: Vietnam’s shipbuilding industry is capable of technological engineering to serve manufacturing activities of shipyards. The technical engineering ability can only meet requirements for building small-sized and common-use ships. There has been no model test tank up to international standards for development of design models; all technical designs of ships for export have been bought from foreign countries. This is currently and will continue to be the weakest point of Vietnam’s shipbuilding industry in the future unless policies on prioritized investment and training of designing engineers are introduced.

Regarding registration and inspection: Vietnam Register is a member of the International Association of Technical Survey and Classification Institutions (OTNK) and a founding member of the Asia Classification Society. At the same time, it has established bilateral and interchangeable relations with almost all members of the International Association of Classification Societies (IASC) but not yet entered into many export ship building contracts and provided independent registration and inspection for large shipbuilding orders for domestic ship owners.

Regarding training: In addition to the Polytechnic University, Vietnam Maritime University, University of Transport and Communications and professional transport training schools, there are technical and professional training and intermediate vocational training establishments which can train 8,000 -10,000 primary- and intermediate-level workers to fully meet the industry’s demand. However, the quality of these workers has not yet satisfied the requirements of the industry.

4. Existing problems facing the shipbuilding industry

Firstly, the lack of a strategic vision and specific programs of action toward development of a shipbuilding industry suitable to the cyclic development of the global shipbuilding industry. At present, the industry’s development remains passive and unsustainable for the reason that no research institution has been assigned to make statistics and forecasts and conduct strategic researches.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Thirdly, the research and development (R&D) capacity remains poor; investment in R&D in maritime and shipbuilding industry is negligible; skills and size of the workforce remain inadequate to meet the industry’s development requirements. The capacity of designing human resources/engineers remains poor and the proportion of designing engineers to total human resources, even in SBIC, remains low (1%). The framework program of training designing engineers, maritime engineers, manufacture planning experts and shipbuilding engineers is falling far behind the international standards and incapable of training those who can design ships meeting the market demand. Recent difficulties facing the economy in general and shipbuilding establishments in particular have also affected the working environment and motive of the industry’s workforce.

Fourthly, at present too many shipyards are scattered throughout the country, of which many remain uncompleted due to insufficient investment through many phases and few attain international standards. Shipbuilding industry lacks an inherent linkage with other economic sectors such as transport, oil and gas, tourism and fisheries.

Fifthly, domestic support industries have developed in a spontaneous and asynchronous manner and heavily depended on material and equipment manufacturers in China and other Asian and European countries.

Sixthly, domestic shipping companies have encountered numerous difficulties in seeking investment capital sources for expanding their fleets.

Finally, the shipbuilding management and organization and business administration capacity of, and information transparency in, most shipyards remain inadequate.

II. OBJECTIVES SET FOR 2020

To turn shipbuilding into a spearhead industry in the implementation of the marine economy strategy; to concentrate on manufacturing a number of products suitable to Vietnam’s development conditions; and to win the global market’s trust in Vietnam as a country with high-quality shipbuilding industry. To strive to achieve the following quantitative targets by 2020:

- The industry’s output value growth rate will be 5 - 10%.

- Between 70 - 80% of the industry’s manufacturing capacity will be used to build ships to serve socio-economic development, national defense and security, except for submarines, cruisers and warships which require high technologies and techniques.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Specific tasks are as follows:

1. Forming 3 linked shipbuilding clusters in northern, central and southern regions. Giving priority to manufacturing types of ships highly demanded by the domestic and global markets based on existing infrastructure and cooperation with such partners with experience and high scientific and technical levels as Japan and the Republic of Korea.

Intermediary targets: To sharply reduce the number of ship-assembling yards and form/ consolidate several key enterprises, with a view to stopping thinned-out investment.

Group of ships prioritized for development: On November 27, 2013, the Prime Minister issued Decision No. 2290/QD-TTg, approving the master plan on development of Vietnam’s ship industry through 2020, with a vision toward 2030, which requires maintenance and promotion of the capacity of existing ship building and repairing yards to meet demands of the domestic and foreign markets. Building of seagoing ships will focus on the group of ships with a tonnage of between 30,000 and 50,000 DWT suitable to use needs of local ship owners, including passenger ships, small-sized transport ships, offshore search and rescue ships, patrol ships and ordinary cargo ships (dry cargo ships, container ships, chemical carriers, bulk cargo ships of up to 50,000 tons, loose cement earners of up to 30,000 tons); and special-use ships for export, such as oil and gas exploitation service ships, fishing ships, work ships, tugboats, towing ships and dredgers.

2. Building 3 centers for repair of low- and medium-class ships in regions with geographical advantages and close to major seaports and/or international shipping routes.

The Prime Minister’s Decision No. 2290/QD-TTg of November 27, 2013, approving the master plan on development of Vietnam’s ship industry through 2020, with a vision toward 2030, also mentions the issue of ship repair: Environment-friendly equipment should be acquired to repair ships of a tonnage of 100,000 - 300,000 tons when the demand is high.

Intermediary targets: By 2020, ship repair centers will be capable of meeting 90% of the low-class ship repair demand and 60-70% of the medium-class ship repair demand.

3. Raising the localization rate based on guaranteeing linkage between the shipbuilding industry and domestic support industries and attracting foreign investment in support industries for the shipbuilding industry, with priority given to types of ships with a competitive edge on domestic and foreign markets.

4. Developing institutions and formulating legal documents for the industry, developing product types and production scale, and building the R&D capacity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To develop the shipbuilding industry for a long term to meet the market demand and financial and management capabilities.

2. To form a number of centers capable of building special-use ships using high technologies and generating large economic value, including also container ships, oil tankers and floating oil storage facilities of up to 100,000 tons up to international standards for domestic use and export.

IV. STRATEGIC ISSUES

1. To restructure (rearrange, reorganize) the existing shipyards nationwide, concentrating on using existing infrastructure and manpower.

2. To develop support industries for the shipbuilding industry (machines, special-use electric equipment, small-sized diesel engines, small-sized power generators, propeller shafts, steel sheets, shapes and tubes) and ensure the supply-cooperation relationship among these industries.

By 2020, to focus on hydraulic machine parts, deck equipment and accessories, special- use electric tubes and mechanical products; to step by step form an industry of manufacturing ship-hull steel for low- and medium-class ships.

3. To develop the domestic and export markets for ships and ship repair services; to give priority to types of ships with a competitive edge on the market. To perform the general tasks of Vietnam’s fisheries development strategy through 2020: “consolidating and developing the mechanical engineering to build and repair fishing ships, adopting an appropriate roadmap to quickly building fishing ships with steel or new-material hulls in replacement of wooden-hull ships...”

4. To train highly qualified and professional human resources for all levels, including managers, engineers and workers, with special priority given to ship designing engineers and shipbuilding project managers.

5. To build R&D capacity for the three linked shipbuilding clusters in the three regions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

V. PLAN OF ACTION

1. Restructuring the existing shipyards nationwide, concentrating on using existing infrastructure and manpower

No.

Plan of action

Implementation duration

Implementing agency

Coordinating agency

1.1

To form 3 linked shipbuilding clusters and build several key shipbuilding enterprises:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Continuing the restructuring to achieve the objective: to form 3 linked shipbuilding clusters and build several key enterprises, encourage enterprises to join value chains of transnational corporations

Commencing in the fourth quarter of 2014 and expected to be completed in the second quarter of 2015

Ministry of Transport

Ministry of Industry and Trade, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Science and Technology, and Vietnam Association of Mechanical Engineering Enterprises

1.2

To enter into shipbuilding joint ventures with foreign partners:

Selecting one yard to enter into a joint venture with a strategic partner to build types of ship with efficient and environment-friendly energy use

From the fourth quarter of 2014 to the first quarter of2018

Ministry of Transport

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Developing support industries for the shipbuilding industry

2.1

Regarding tax policies:

To review all preferential duty rates for imported materials and parts and proposing import duty rates/ list of materials and parts eligible for incentives. To reconsider tax mechanisms and policies currently applied to enterprises manufacturing ship equipment for export and providing incentives to them when they sell equipment to local shipyards. To review all relevant current legal documents and incentives for support industries and incentives under the key mechanical engineering program integrated with the tax reduction roadmap under AFTA and WTO, and propose the list/preferential duty rates

Commencing in the Ministry fourth quarter of 2014 and expected to be completed in the second quarter of 2015

Ministry of Finance

Ministry of Transport and Ministry of Industry and Trade

2.2

Tax incentives:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Commencing in the fourth quarter of 2014 and expected to be completed in the second quarter of 2015

Ministry of Finance

 

2.3

Customs and tax procedures:

To elaborate and publicize procedures and standards applicable to enterprises. To review, simplify and minimize administrative procedures; to modernize administrative and customs procedures, and appraisal procedures for enjoyment of incentives.

To apply the bonded warehouse mechanism to yards building ships for export (simplified procedures) to reduce costs and time for import, building and re-export of ships

Commencing in the fourth quarter of 2014 and expected to be completed in the second quarter of 2015

Ministry of Finance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.4

Creation of a credit mechanism:

To form a support fund for development of the shipbuilding industry in the 2015-20 period

Commencing in the fourth quarter of 2014 and expected to be completed in the third quarter of 2015

Ministry of Transport

Ministry of Finance and Ministry of Planning and Investment

2.5

Reduction of expenses for accessing and borrowing capital:

To provide guarantee for projects eligible for guarantee at time suitable to project progress and with appropriate terms and interest rates to ensure project efficiency

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ministry of Transport

Ministry of Finance, Ministry of Planning and Investment and State Bank of Vietnam

2.6

Industry planning:

Under the master plan approved by the Prime Minister in Decision No. 2290/QD-TTg of November 27, 2013

Commencing in the first quarter of 2014 and expected to be completed in the fourth quarter of 2020

Ministry of Transport

 

2.7

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To build a strategic partnership among potential investors in shipbuilding enterprises in order to build and consolidate the supply-cooperation relationship and form support industries

Commencing in the fourth quarter of 2014

Ministry of Transport

Ministry of Planning and Investment

2.8

Application of international standards:

To elaborate and promulgate a set of standards of Vietnam’s shipbuilding industry, and step by step apply international standards on technologies and environmental protection to Vietnam’s shipbuilding industry

Commencing in the first quarter of 2015 and expected to be completed in the first quarter of 2018

Ministry of Transport

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Developing the market for domestic sale and export of ships and ship repair services

3.1

Identification of types of ships for which domestic and foreign markets have demands and in which Vietnam has a competitive edge, and develop support industries first of all for the manufacture of these types of ships:

To study and promulgate mechanisms and policies to improve the competitiveness of local shipbuilding enterprises for types of ships for which Vietnam has development conditions and enhance the relationship between other economic sectors and the shipbuilding industry

Commencing in the fourth quarter of 2014 and expected to be completed in the second quarter of 2015

Ministry of Transport

 

3.2

Performance of the general task in Vietnam’s strategy for fisheries development through 2020: “consolidating and developing the mechanical engineering to build and repair fishing ships, adopting an appropriate roadmap to quickly build fishing ships with steel or new-material hulls in replacement of wooden-hull ships...”:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Commencing in the fourth quarter of 2014

Ministry of Transport

Ministry of Planning and Investment, Ministry of Agriculture and Rural Development and Ministry of Finance

3.3

Simplification of procedures for sale of products in the domestic market by export enterprises in order to develop support enterprises and increase the localization rate of shipbuilding enterprises

Commencing in the fourth quarter of 2014 and expected to be completed in the second quarter of 2015

Ministry of Industry and Trade

 

4. Training highly qualified, professional and international-level human resources for all levels

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Training of high-quality human resources:

To review training programs, especially those for training of high- quality human resources, currently implemented (applicable to both trainers and trainees); to review training and vocational establishments which provide training in professional skills related to support industries for the shipbuilding industry; to evaluate and revise training curricula to meet the development requirements of support industries and the shipbuilding industry.

To select one tertiary education institution and two vocational training establishments to cooperate with foreign countries for training high- quality human resources for the shipbuilding industry.

Regarding training funds:

To provide support funds for vocational training and allocate overseas training quotas for support industries, especially in countries with developed shipbuilding industry;

To elaborate standards for examination and evaluation of professional skills in support industries

Commencing in the fourth quarter of 2014 and expected to be completed in the fourth quarter of 2015

Ministry of Transport

Ministry of Planning and Investment, Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, Ministry of Education and Training

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

To build one R&D center in the North to serve the three shipbuilding clusters with the participation of the State and enterprises

Commencing in the second quarter of 2015 and expected to be completed in the fourth quarter of 2019

Ministry of Transport

Ministry of Planning and Investment

VI. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION AND SUPERVISION MECHANISM

1. Assignment of tasks

a/ The Ministry of Transport shall:

- Form a working group with the participation of involved parties to organize the implementation of the Plan of Action in a synchronous and effective manner.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Related ministries and sectors shall:

- Elaborate and implement contents and tasks of the Plan of Action within the ambit of their functions and tasks prescribed in Part V of the Plan.

- Work with the Ministry of Transport in evaluating results and effectiveness of the performance of assigned tasks and implementation of assigned contents before summarizing and reporting them to the Prime Minister.

c/ Enterprises operating in the shipbuilding industry shall base themselves on the contents and tasks in this Plan of Action to formulate specific schemes and investment projects for implementation of the Plan.

2. Supervision of the implementation of the Plan of Action

The Ministry of Transport shall supervise the implementation of the Plan of Action and report it at annual meetings of the Working Group for the Industrialization Strategy. The working group shall report supervision results to the Steering Committee for the Industrialization Strategy.

3. Adjustment of the Plan of Action

Any difficulties or problems arising in the course of implementation of the Plan of Action should be reported to the Ministry of Transport and the Working Group for the Industrialization Strategy for consideration and settlement.

The Ministry of Transport shall work with the Working Group for the Industrialization Strategy and related ministries and sectors in summarizing and evaluating implementation results by 2016 as well as relevant experience of Japan, then adjust the Plan of Action for implementation from 2017.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Funding sources for the implementation of the Plan of Action shall be mobilized from the central budget, local budgets, international aid, social and community sources and other lawful sources. -

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1901/QĐ-TTg ngày 22/10/2014 phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển Ngành Công nghiệp đóng tàu thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.156

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.104.120
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!