Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 19/QĐ-UBND 2023 giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Bình Định

Số hiệu: 19/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Phạm Anh Tuấn
Ngày ban hành: 04/01/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 04 tháng 01 năm 2023

QUYẾT ĐỊNH

GIAO CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU, NHIỆM VỤ CỤ THỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2023 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2023:

Căn cứ Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 của HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 9 (khóa XIII) về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;

Theo kết quả Hội nghị triển khai Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2023 do UBND tỉnh tổ chức vào ngày 04/01/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Giao chi tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và giải pháp chủ yếu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ địa phương (phía Nam);
- Bộ Tư lệnh Quân khu 5;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh:
- UB Mặt trận TQVN tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Các đoàn thể, Báo BĐ, Đài PT-TH tỉnh;
- HĐND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP, CV;
- KSTT, BTCD, TTTHCB, TTPVHCC;
- Lưu: VT, K3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Anh Tuấn

GIAO CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU, NHIỆM VỤ CỤ THỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 04/01/2023 của UBND tỉnh)

Kế thừa những thành quả đã đạt được năm 2022 và để thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ, Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2023, góp phần thực hiện hoàn thành đạt và vượt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra; các cấp, các ngành cần tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả những mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát là: Tiếp tục phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh và huy động tổng hợp các nguồn lực cho đầu tư phát triển cùng cả nước thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế tiếp tục tăng trưởng, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) khoảng 7,0%-7,5%. Trong đó, tập trung xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi đối với các thành phần kinh tế. Tiếp tục thúc đẩy sản xuất công nghiệp, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững; tập trung đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh chú trọng ứng dụng công nghệ số; phát triển giáo dục, đào tạo nhân lực, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa, thể thao và bảo vệ môi trường; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2023, với các giải pháp, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và một số nhiệm vụ cụ thể sau đây:

A. VỀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH:

- Các sở, ban, ngành, địa phương đổi mới phong cách chỉ đạo, điều hành và triển khai theo hướng “làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá” với tinh thần ưu tiên dành thời gian tập trung nghiên cứu đổi mới, đề xuất ý tưởng sáng tạo phát triển kinh tế - xã hội và tập trung giải quyết các nút thắt, điểm nghẽn, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp phát triển kinh tế. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, công vụ.

- Toàn bộ hệ thống chính quyền lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sản xuất phát triển kinh tế trong khuôn khổ quy định pháp luật. Hệ thống chính quyền phải gần dân sát cơ sở, hỗ trợ giúp đỡ để người dân chuyển đổi phương thức sản xuất mới, hiệu quả để vươn lên làm giàu bền vững.

- Các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã bằng hệ thống các chỉ số, chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã được lượng hóa, có liên thông, liên kết theo từng tháng, từng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm (thuận lợi trong việc theo dõi, phân tích, đánh giá, lãnh đạo, chỉ đạo điều hành).

Các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết công việc được giao; trong đó, ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số phục vụ giải quyết hồ sơ, thủ tục cho người dân, doanh nghiệp nhanh chóng, thấu tình đạt lý và phù hợp theo quy định của Nhà nước.

I. VỀ KINH TẾ:

Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp khôi phục và đẩy mạnh phát triển kinh tế, phấn đấu mức tăng trưởng Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) đạt 7-7,5%, trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 3-3,2%, Công nghiệp và xây dựng tăng 9,0-9,5% (trong đó công nghiệp tăng 9,5 - 9,7%, xây dựng tăng 8-9,1%), Dịch vụ tăng 7,9-8,7%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 9%). Cụ thể như sau:

1. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

- Tập trung chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, đề án, dự án, kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 và xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2023-2025.

- Duy trì phát triển toàn diện sản xuất nông, lâm, thủy sản; xây dựng kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai sản xuất năm 2023 đạt hiệu quả, phù hợp với điều kiện nguồn nước tưới, sử dụng cơ cấu cây trồng, vật nuôi chất lượng, hiệu quả; tăng cường chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây giống cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với chế biến, bảo quản, thị trường tiêu thụ, an toàn dịch bệnh và môi trường; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm, đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục thực hiện các dự án trồng rừng theo kế hoạch. Khuyến khích trồng rừng kinh tế theo mô hình kinh doanh cây gỗ lớn và thường xuyên tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng.

- Tăng cường hoạt động khai thác gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đẩy mạnh phát triển các dự án ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản; khuyến khích đầu tư mở rộng công suất các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản xa bờ và khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo theo quy định (IUU). Chú trọng đảm bảo an toàn cho ngư dân, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, bảo đảm phòng tránh thiên tai. Thực hiện kiểm dịch tốt con giồng thủy sản gắn với xử lý môi trường ao nuôi, phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng và phát triển nguồn lợi thủy sản.

- Thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo theo quy định. Tăng cường công tác quản lý đất đai, thực hiện việc giao đất, cho thuê đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định, nhất là đất lâm nghiệp để người sử dụng đất bổ sung đất sản xuất, ổn định đời sống; đơn giản hóa thủ tục hành chính về đất đai, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, công trình cho tổ chức, công dân. Xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép. Thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.

2. Sản xuất công nghiệp và xây dựng:

- Tập trung chỉ đạo ra soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, đề án, dự án, kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020- 2025.

- Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, làng nghề; phát triển sản xuất các ngành công nghiệp gắn với đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, mở rộng thị trường. Tiếp tục triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn, chủ động nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; kịp thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc động viên, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Tập trung quảng bá, xúc tiến, thu hút đầu tư các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp có tiềm năng về vốn, công nghệ cao, công nghệ sạch, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng và thân thiện với môi trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh; ưu tiên thu hút đầu tư vào khu kinh tế và các khu, cụm công nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả công tác khuyến công, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển làng nghề, khuyến khích các hộ gia đình, tư nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tham gia xuất khẩu.

- Thường xuyên phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thành và đi vào hoạt động các dự án lớn tạo động lực đã đăng ký đầu tư, như dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu Công nghiệp Becamex Bình Định, Khu liên hợp gang thép và Bến cảng Long Sơn, Dự án điện gió ngoài khơi... Theo dõi, đôn đốc các dự án sản xuất công nghiệp đã đi vào hoạt động phát huy công suất và các dự án khác đang đầu tư xây dựng sớm hoàn thành, đi vào hoạt động, phát huy hiệu quả sản xuất. Đồng thời, tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là hoàn thành các công trình trọng điểm về giao thông, thủy lợi, văn hóa, y tế, giáo dục, phúc lợi công cộng, như: Đường ven biển đoạn Cát Tiến - Diêm Vân, đường Điện Biên Phủ nối dài đến Khu đô thị Diêm Vân, các tuyến đường ngang kết nối Đông - Tây, đập dâng Phú Phong... Ngoài ra, đôn đốc tiến độ thực hiện hoàn thành các dự án phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch trên Bán đảo Phương Mai và trong nội thành Quy Nhơn và các đô thị lớn như thị xã An Nhơn, thị xã Hoài Nhơn, huyện Tây Sơn...

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc triển khai dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, công tác kinh doanh bất động sản của chủ đầu tư, các doanh nghiệp; kịp thời chấn chỉnh, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm; đưa công tác quản lý, phát triển nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp, phát triển ổn định, lành mạnh.

3. Về thương mại, dịch vụ

- Tập trung triển khai hiệu quả các giải pháp kích cầu, thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch. Chú trọng phát triển thị trường nội địa, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh (như: nông sản chế biến, sản phẩm gỗ, đá granite, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ,...) và tích cực phát triển các mặt hàng có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu mới; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thông tin, chính sách thị trường xuất khẩu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp và khai thác có hiệu quả các cơ hội, các ưu đãi trong cam kết quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu.

- Thúc đẩy các hoạt động thương mại; tăng cường xúc tiến thương mại thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; phát triển thương mại điện tử. Tăng cường liên kết, hợp tác với các địa phương trong nước để phát triển thương mại, dịch vụ. Phát triển các trung tâm thương mại tại các đô thị lớn (chủ ý lồng ghép yêu cầu các trung tâm thương mọi khi được cấp phép phải chấp nhận tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp, người dân trong tỉnh sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận); cụm thương mại, dịch vụ ở các thị trấn, thị tứ và điểm dân cư nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, góp phần đẩy mạnh lưu thông hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; duy trì và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống... Chú trọng tăng cường thực hiện tốt công tác quản lý thị trường; kiểm soát, bình ổn giá cả thị trường, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023; ngăn chặn có hiệu quả hành vi gian lận thương mại, nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng, găm hàng, tăng giá thu lời bất chính.

- Tập trung chỉ đạo ra soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, đề án, dự án, kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020-2025 và xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch giai đoạn 2023-2025, góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, phát huy thương hiệu du lịch “Quy Nhơn - thành phố sạch ASEAN”; liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong khu vực và cả nước; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm hoàn thành đưa vào hoạt động các dự án đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh, nhất là tại thành phố Quy Nhơn, ven đầm Thị Nại và trong Khu kinh tế Nhơn Hội; khai thác tốt các đường bay tại Cảng Hàng không Phù Cát...

- Tiếp tục đầu tư hạ tầng và nâng cao sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển; nâng cao chất lượng vận tải, bảo đảm phục vụ lưu thông hàng hóa và nhu cầu đi lại của nhân dân. Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng các cảng cạn (ICD), kho bãi, các trung tâm logistics để phát triển dịch vụ cảng biển, logistics của tỉnh và khu vực; hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics.

- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hoạt động các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính - viễn thông, tư vấn, khoa học công nghệ... Mở rộng, phát triển các dịch vụ mới, nhất là dịch vụ có giá trị cao, giải quyết nhiều việc làm.

4. Tài chính, ngân sách

- Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước năm 2023. Bám sát, rà soát từng chỉ tiêu thu ngân sách đã được HĐND tỉnh giao đầu năm, thường xuyên theo dõi chặt chẽ tiến độ thu trên từng địa bàn, phân tích đi sâu, đánh giá, phân loại cụ thể từng sắc thuế, từng ngành, từng lĩnh vực và từng đối tượng để có biện pháp quản lý thu phù hợp hơn. Luôn tìm cách đổi mới biện pháp quản lý để đạt hiệu quả cao hơn, hướng đến tiêu chí “thu đúng, thu đủ, thu văn minh”; thực hiện có hiệu quả các giải pháp về cải thiện môi trường kinh doanh nhằm tạo động lực thu hút đầu tư tạo nguồn thu mới, nuôi dưỡng nguồn thu, đặc biệt là thu nội địa để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, chống thất thu và đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sử dụng ngân sách nhà nước; trong đó, quản lý chặt chẽ chi ngân sách, bảo đảm cân đối đúng mục đích, đúng chế độ.

- Đối với việc cân đối nguồn vốn (chi đầu tư, chi thường xuyên) thực hiện theo nguyên tắc: Ngoài việc đảm bảo các nhiệm vụ chi theo quy định, ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các lĩnh vực an sinh xã hội, giáo dục, y tế, môi trường,...; do đó, các ngành, địa phương bám sát định hướng nêu trên để triển khai thực hiện. Đối với vốn của tỉnh phân cấp về cho địa phương phải triển khai bố trí thực hiện các dự án quan trọng (ưu tiên lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường,...), có tính chất liên kết vùng, tạo hiệu ứng lan tỏa, là nhân tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời, trong quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư công, dự toán ngân sách nhà nước hàng năm phải gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để tham gia ý kiến hoàn thiện trước khi trình HĐND các cấp quyết nghị thông qua.

- Các ngành, các cấp quan tâm, chỉ đạo cụ thể, sâu sát công tác phát triển quỹ đất trên địa bàn. Đồng thời, các đơn vị có chức năng phát triển quỹ đất chủ động xây dựng kế hoạch, tiến độ, tổ chức thực hiện thu tiền sử dụng đất (đấu giá, đấu thầu thực hiện dự án, giao đất có thu tiền sử dụng đất) của đơn vị đảm bảo kế hoạch giao.

- Chỉ đạo nắm bắt tình hình tiếp cận, sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng, tập trung xử lý các khoản nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh; triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là thanh toán qua ngân hàng đối với dịch vụ công.

II. VỀ VĂN HÓA - XÃ HỘI

- Tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh. Tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục, đào tạo; duy trì kết quả công tác phổ cập giáo dục. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đồng bộ cho các trường công lập theo đề án được duyệt.

- Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh - truyền hình. Tiếp tục đầu tư xây dựng, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng, chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng các môn thể thao thành tích cao. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các dịch vụ Internet, xuất bản, báo chí, quảng cáo, rao vặt...

- Tập trung chỉ đạo ra soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, đề án, dự án, kế hoạch thực hiện các Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển khoa học công nghệ tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025. Triển khai có hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản...; nâng cao hiệu quả hoạt động khởi nghiệp, sở hữu trí tuệ; tăng cường thanh tra, kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng đối với các loại sản phẩm hàng hóa trên địa bàn; triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác về khoa học và công nghệ.

- Tập trung triển khai quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới theo chủ trương của Trung ương và của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác tiêm phòng vắc xin Covid-19, đảm bảo 100% người dân đủ điều kiện được tiêm phủ mũi 2 và mũi tăng cường và tiêm vắc xin cho trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tiếp tục củng cố, kiện toàn mạng lưới khám chữa bệnh trong tỉnh, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đồng bộ cho các cơ sở y tế công lập theo đề án đã được phê duyệt; duy trì hiệu quả công tác tiêm chủng mở rộng; triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế - dân số; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn vệ sinh thực phẩm, hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và kinh doanh thuốc.

- Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhất là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng dòng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động,... Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu của xã hội; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định, chính sách pháp luật về lao động, người có công.

III. QUỐC PHÒNG - AN NINH, XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN VÀ HOẠT ĐỘNG NỘI CHÍNH

- Tập trung chỉ đạo ra soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, đề án, dự án, kế hoạch thực hiện các Chương trình hành động của Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; về cải cách hành chính, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh của cách thủ tục hành chính trên địa tỉnh Bình Định giai đoạn 2020-2025.

- Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong cải cách thủ tục hành chính, tiếp lục triển khai có hiệu quả công tác tinh giản biên chế, kiện toàn, sắp xếp bên trong gắn với sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng hoạt động bộ máy chính quyền cơ sở; thực hiện tốt mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện công tác kiểm tra công vụ; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục nâng cao hiệu quả mô hình hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Thực hiện đồng bộ, nhiều giải pháp để cải thiện kết quả các Chỉ số PAPI, Chỉ số PCI, Chỉ số PAR Index và Chỉ số SIPAS của tỉnh thời gian đến.

- Tập trung đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát huy vai trò của nhân dân và các cơ quan báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Giải quyết kịp thời, đảm bảo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân, giải quyết các vụ việc tồn đọng, không để xảy ra điểm nóng, khiếu nại đông người, vượt cấp kéo dài, gây mất trật tự, an toàn xã hội.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch về quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Bảo vệ an toàn các ngày Lễ, sự kiện chính trị lớn của đất nước và của tỉnh. Chủ động tổ chức phòng, chống có hiệu quả các vấn đề chính trị phát sinh, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tình trạng tín dụng đen, giữ gìn trật tự công cộng. Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông; phòng, chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh.

- Các lực lượng vũ trang phối hợp với các địa phương làm tốt công tác tuyển quân năm 2023. giao quân đạt 100% chỉ tiêu, sẵn sàng lực lượng, phương tiện thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão lụt - tìm kiếm cứu nạn trong mùa mưa, bão.

B. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU VÀ NHIỆM VỤ CỤ THỂ ĐỐI VỚI CÁC SỞ, BAN NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023

Chi tiết tại Phụ lục 1 và 2 kèm theo Quyết định này.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung về các quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm và nhóm giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; định hướng theo ngành, lĩnh vực của Bộ, ngành Trung ương có liên quan và nội dung về giải pháp, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể tại Quyết định này, khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động cụ thể của đơn vị mình, báo cáo UBND tỉnh chậm nhất ngày 12/01/2023, trong đó quy định rõ từng mục tiêu, nhiệm vụ, phân kỳ thời gian theo tháng, quý và phân công người chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện cụ thể từng nội dung công việc; đồng thời, hàng tháng, hàng quý có báo cáo tiến độ, đánh giá kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.

2. Các cấp, các ngành chủ động tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các phòng, ban, đơn vị trực thuộc nghiêm túc, triển khai thực hiện và nắm bắt kịp thời các khó khăn, vướng mắc ở các cơ quan, đơn vị, địa phương để phối hợp, chỉ đạo giải quyết hoặc đề xuất cấp thẩm quyền giải quyết nhằm giúp các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2023.

3. UBND tỉnh tổ chức các buổi làm việc để kiểm tra tình hình thực tế tại các sở, ban, ngành, địa phương nhằm kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, định kỳ hàng tháng, quý, UBND tỉnh duy trì các hội nghị giao ban, họp thường kỳ hoặc họp đột xuất để đánh giá tình hình và đề ra các biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định và các cơ quan liên quan chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức phổ biến Quyết định này trong các cấp, các ngành; tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động để cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh biết, tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện.

5. UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh và HĐND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường trách nhiệm, thực hiện tốt vai trò giám sát theo quy định của pháp luật và thường xuyên phối hợp, tạo điều kiện giúp UBND tỉnh, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp đã đề ra.

6. UBND tỉnh đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội, đoàn thể chỉ đạo, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết, nlực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 theo các Nghị quyết của Chính phủ, HĐND tỉnh và các giải pháp điều hành của UBND tỉnh như đã nêu tại Quyết định này.

7. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, triển khai thực hiện Quyết định này tại cơ quan, địa phương, đơn vị mình và báo cáo kết quả bằng văn bản cho UBND tỉnh trước ngày 15/11/2023.

PHỤ LỤC 1

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU NĂM 2023
(đính kèm Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 04/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Ch tiêu

Đơn vị

Kế hoạch năm 2023

Cơ quan chủ trì theo dõi, đánh giá

I

CHỈ TIÊU HĐND TỈNH GIAO

1

Tốc độ tăng GRDP

%

7 - 7,5

Trong đó:

- Nông, lâm, thủy sản

%

3,0 - 3,2

Sở Nông nghiệp và PTNT

- Công nghiệp và xây dựng

%

9,0 - 9,5

Sở Công Thương

+ Công nghiệp

%

9,5 - 9,7

Sở Công Thương

- Dịch vụ

%

7,9 - 8,7

Sở Công Thương, Sở Du lịch

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

%

9

Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh

- GRDP bình quân đầu người

Triệu đồng

74,9 - 75,2

2

Chỉ số sản xuất CN (IIP)

%

7,5 - 7,7

Sở Công Thương

3

Kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

1.600

Sở Công Thương

4

Tổng thu ngân sách trên địa bàn

Tđồng

13.650

Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan Bình Định

Trong đó: Thu nội địa

Tỷ đồng

12.558,5

Sở Tài chính, Cục Thuế tỉnh

5

Tốc độ tăng Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

%

10

Sở Kế hoạch vả Đầu tư

6

Duy trì mức sinh thay thế bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có từ 2.0 đến 2.2 con

Duy trì

Sở Y tế

7

Tạo việc làm mới

Người

28.500

Sở Lao động, TB & XH

8

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghề

%

62

Sở Lao động, TB& XH

9

Giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới

%

1,8

Sở Lao động, TB & XH

10

Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế

%

96,05

Sở Y tế

11

Tỷ lệ người lao động tham gia bảo hiểm xã hội

%

18,21

Sở Lao động, TB & XH

12

Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ

%

100

SY tế

13

Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế

%

100

SY tế

14

Số giường bệnh trên 1 vạn dân

Giường

35,5

Sở Y tế

15

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

%

7,3

SY tế

16

Tỷ lệ che ph rừng

%

57,3

Sở Nông nghiệp và PTNT

17

Tý lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh

%

100

Sở Nông nghiệp và PTNT

Trong đó: Tỷ lệ sử dụng nước sạch

%

33

Sở Nông nghiệp và PTNT

18

Tỷ lệ dân cư đô thị sử dụng nước sạch

%

85,07

Sở Xây dựng

19

Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom

%

85

Sở Tài nguyên và Môi trường

II

MỘT S CHỈ TIÊU KHÁC

1

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tỷ đồng

106.264

Sở Công Thương

2

Số xã đạt chuẩn nông thôn mới

3

Sở Nông nghiệp và PTNT

3

Số huyện đạt chuẩn nông thôn mới

2

Sở Nông nghiệp và PTNT

4

Tổng lượng khách du lịch

Lượt

5.000.000

Sở Du lịch

5

Doanh thu du lịch thuần túy

Tỷ đồng

16.400

Sở Du lịch

6

Thu hút dự án mới

Dự án

60

Sở Kế hoạch và Đầu tư (32 dự án), Ban quản lý Khu kinh tế (28 dự án)

7

Số doanh nghiệp thành lập mới

Doanh nghiệp

1.200

Sở Kế hoạch và Đầu tư

8

Số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới

Tđồng

10.000

Sở Kế hoạch và Đầu tư

PHỤ LỤC 1.1

PHÂN BỔ CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TRÊN LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, THỦY SẢN THEO ĐỊA PHƯƠNG TRONG NĂM 2023

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Đơn v tính

Kế hoạch 2023

Toàn tnh

%

3,00 - 3,20

1

Thành phố Quy Nhơn

%

2,50 - 2,50

2

Thị xã An Nhơn

%

2,50 - 2,51

3

Thị xã Hoài Nhơn

%

3,00 - 3,20

4

Huyện Tuy Pớc

%

3,20 - 3,30

5

Huyện Phù Cát

%

3,50 - 4,00

6

Huyện Phù Mỹ

%

3,05 - 3,15

7

Huyện Tây Sơn

%

3,40 - 3,50

8

Huyện Hoài Ân

%

4,00 - 4,50

9

Huyện An Lão

%

3,50 - 4,00

10

Huyện Vân Canh

%

3,00 - 3,50

11

Huyện Vĩnh Thạnh

%

3,70 - 3,80

PHỤ LỤC 1.2

PHÂN BỔ CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TRÊN LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG THEO ĐỊA PHƯƠNG TRONG NĂM 2023

STT

Chỉ tiêu

Giá trị Sản phẩm Công nghiệp (Triệu đồng)

Giá trị KNXK

(Triệu USD)

Tổng mức BLHH và DTDVXH

(Tỷ đồng)

GRDP 7,0% đến 7,5%

1

TP Quy Nhơn

26.380.172 -

26.501.183

1.030

51.854

2

Huyện An Lão

122.501 -

122.545

693

3

Thị xã Hoài Nhơn

4.477.338 -

4.477.338

206

10.280

4

Huyện Hoài Ân

322.809 -

322.809

0

3.904

5

Huyện Phù Mỹ

2.343.830 -

2.364.757

8

5.898

6

Huyện Vĩnh Thạnh

1.250.691 -

1.252.945

9

571

7

Huyện Tây Sơn

2.084.248 -

2.084.248

53

4.449

8

Huyện Phù Cát

3.965.766 -

3.997.748

128

5.588

9

Thị xã An Nhơn

14.317.824 -

14.450.396

72

12.054

10

Huyện Tuy Phước

4.952.038 -

4.975.508

68

10.536

11

Huyện Vân Canh

1.859.678 -

1.862.372

26

437

Tổng số toàn tỉnh

62.076.895 -

62.411.849

1.600

106.264

PHỤ LỤC 1.3

PHÂN BỔ CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH TRÊN LĨNH VỰC XÂY DỰNG THEO ĐỊA PHƯƠNG TRONG NĂM 2023

STT

Tên huyện/thị xã/thành phố

Kịch bản tăng trưởng GRDP của tỉnh năm 2023/2022 là 7%

Kịch bản tăng trưởng GRDP của tỉnh năm 2023/2022 là 7,5%

Giá trị sản phẩm xây dựng (triệu đồng)

Tốc đ
(%)

Giá trị sản phẩm xây dựng (triệu đồng)

Tốc đ
(%)

Toàn tnh

20.498.934

107,47

20.552.847

107,75

1

Thành phố Quy Nhơn

10.411.945

108,00

10.431.226

108,20

2

Huyện An Lão

150.565

105,70

150.565

105,70

3

Thị xã Hoài Nhơn

2.117.798

107,50

2.127.648

108,00

4

Huyện Hoài Ân

609.137

108,75

609.137

108,75

5

Huyện Phù Mỹ

756.328

105,50

756.328

105,50

6

Huyện Vĩnh Thạnh

94.735

107,00

94.823

107,10

7

Huyện Tây Sơn

806.094

106,80

806.094

106,80

8

Huyện Phù Cát

1.574.208

108,00

1.581.496

108,50

9

Thị xã An Nhơn

2.489.612

106,50

2.501.301

107,00

10

Huyện Tuy Phước

1.181.260

106,00

1.186.832

106,50

11

Huyện Vân Canh

307.252

105,45

307.397

105,50

PHỤ LỤC 1.4

PHÂN BỔ CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO ĐỊA PHƯƠNG TRONG NĂM 2023

Số thứ tự

Huyện, thị xã, thành phố

Tng thu NSNN phát sinh

Chia ra:

Quý l

Quý II

Quý III

Quý IV

Tổng số

6.798.120

1.632.590

1.429.680

1.568.250

2.167.600

1

Quy Nhơn

3.220.915

773.530

677.390

743.060

1.027.040

2

An Nhơn

989.050

237.520

208.000

228.160

315.360

3

Tuy Phước

515.340

123.760

108.380

118.880

164.310

4

Tây Sơn

210.620

50.580

44.290

48.580

67.150

5

Phù Cát

507.210

121.810

106.670

117.010

161.730

6

Phù Mỹ

358.750

86.150

75.440

82.750

114.380

7

Hoài Ân

99.620

23.920

20.950

22.980

31.760

8

Hoài Nhơn

694.990

166.900

146.160

160.330

221.600

9

Vân Canh

82.100

19.720

17.270

18.940

26.180

10

Vĩnh Thạnh

77.700

18.660

16.340

17.920

24.770

11

An Lào

41.825

10.040

8.790

9.640

13.320

PHỤ LC 1.5

PHÂN BỔ CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH “TỶ LỆ DÂN CƯ ĐÔ THỊ SỬ DỤNG NƯỚC SẠCH” THEO ĐỊA PHƯƠNG TRONG NĂM 2023

STT

Tên đô thị

Dự kiến tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch năm 2023

(%)

Dự kiến số hộ cần tăng thêm trong năm 2023

(hộ)

1

TP. Quy Nhơn

99,86%

-

2

Huyện Tuy Phước

85,08%

2.643

3

Thị xã An Nhơn

90,00%

3.274

4

Huyện Phù Cát

87,35%

393

5

Thị xã Hoài Nhơn

69,02%

3.285

6

Huyện Phù Mỹ

74,09%

590

7

Huyện Hoài Ân

97,70%

42

8

Huyện Tây Sơn

93,42%

306

9

Huyện Vĩnh Thạnh

73,55%

136

10

Huyện Vân Canh

50,26%

313

11

Huyện An Lão

19,73%

199

Cả tỉnh

86,00%

11.182

PHỤ LỤC 1.6

PHÂN BỔ CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ THEO ĐỊA PHƯƠNG TRONG NĂM 2023

TT

Đơn vị

Năm 2023

Dân số dự báo

(người)

Số người tham gia BHYT

(người)

Tỷ lệ

(%)

1

Thành phố Quy Nhơn

293.114

293.114

100,00

2

Huyện Tuy Phước

181.828

172.010

94,60

3

Thị xã An Nhơn

180.025

171.192

95,09

4

Huyện Phù Cát

185.004

174.504

94,32

5

Huyện Phù Mỹ

163.260

153.101

93,78

6

Thị xã Hoài Nhơn

210.384

202.040

96,03

7

Huyện Tây Sơn

117.184

111.152

94,85

8

Huyện Hoài Ân

86.811

81.455

93,83

9

Huyện Vân Canh

28.170

28.170

100,00

10

Huyện Vĩnh Thạnh

30.934

30.622

98,99

11

Huyện An Lão

28.134

28.047

99,69

Tổng cộng

1.504.848

1.445.407

96,05

PHỤ LỤC 1.7

PHÂN BỔ CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH BAN QL KHU KINH TẾ TỈNH TRONG NĂM 2023

STT

NỘI DUNG

ĐVT

Phú Tài

Long Mỹ

Nhơn Hòa

Hòa Hội

Becamex

Nhơn Hội A

Nhơn Hội B

Khu chức năng

Tổng Cộng

1

Thu hút đầu tư

1

Số DA thu hút mới

DA

0

0

5

3

5

6

0

19

2

Vốn đăng ký

tỷ đồng

0

0

501.6

456

1368

866.4

0

3.192

3

Diện tích

ha

0

0

11

10

30

19

0

70

II

Hoạt động DN

1

Tổng Doanh thu

12.912.022

7.809.973

19.431.482

600.000

13.000

2.937.202

3.330.078

7.156.365

54.190.123

a

DN hoạt động từ đầu năm

Triệu đồng

12.656.332

7.652.333

19.034.699

600.000

2.839.091

3.264.782

7.046.053

53.093.291

b

DN hoạt động trong năm

Triệu đồng

255.690

157.640

396.783

13.000

98.111

65.296

110.312

1.096.832

2

Tổng KNXK

330.991

44.405

75.552

-

500

90.208

53.500

7.000

602.156

a

DN hoạt động từ đầu năm

1000 USD

314.682

42.124

74.352

500

85.499

51.000

7.000

575.157

b

DN hoạt động trong năm

1000 USD

16.309

2.281

1.200

4.709

2.500

27.000

3

Tổng Nộp ngân sách

420

19

552

5

2

25

6

30

1.059

a

DN hoạt động từ đầu năm

t đồng

411.6

18.0

546.0

5.0

-

16.0

6.0

30.0

1.032.6

b

DN hoạt động trong năm

Tỷ đồng

8.4

1.0

6.0

-

2.0

9.0

-

26.4

PHỤ LỤC 1.8

PHÂN BỔ CÁC CHỈ TIÊU NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐẾN CÁC ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023

STT

Địa phương

Chỉ tiêu Tạo việc làm (người)

Chỉ tiêu Đào tạo nghề lao động nông thôn (người)

Chỉ tiêu BHXH tự nguyện (người)

Tỷ lệ nghèo đa chiều

Số tạo việc làm

Trong đó, xuất khẩu lao động

Tổng cộng

Đào tạo nghề theo các CT MTQG

Đào tạo nghề theo xã hội hóa

Tổng số hộ giảm (hộ)

Trong đó:

Giảm tỷ lệ nghèo đa chiều (%)

Gim hộ nghèo (hộ)

Giảm hộ cận nghèo (hộ)

1.

TP. Quy Nhơn

6.500

98

260

150

110

2.157

26

11

15

0.04

2.

Huyện Tuy Phước

3.500

35

500

350

150

1.620

942

548

394

1.72

3.

Thị xã An Nhơn

2.000

30

716

566

150

1.295

932

363

569

1.8

4.

Huyện Phù Cát

2.150

40

650

500

150

1.771

720

300

420

1.29

5.

Huyện Phù Mỹ

2.200

80

450

300

150

2.124

524

250

274

1.08

6.

Thị xã Hoài Nhơn

5.900

90

410

210

200

2.606

650

300

350

1.07

7.

Huyện Hoài Ân

2.550

210

334

224

110

1.753

700

450

250

2.5

8.

Huyện Tây Sơn

2.000

72

350

200

150

1.426

994

420

574

2.58

9.

Huyện Vân Canh

500

5

460

350

110

706

800

500

300

8.9

10.

Huyện Vĩnh Thạnh

900

15

460

350

110

894

700

500

200

6.99

11.

Huyện An Lão

300

25

10

300

110

1.673

940

484

456

9.9

Tng

28.500

700

5.000

3.500

1.500

18.025

7.928

4.126

3.802

1.80

PHỤ LỤC 02

NHIỆM VỤ CỤ THỂ CÁC SỞ BAN NGÀNH THUỘC TỈNH VÀ UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ

1. ĐỐI VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH KHỐI KINH TẾ

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương và các đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp với tinh thần chủ động các yếu tố đầu vào (phân, thuốc, giống...) và dự báo đầu ra, công tác phòng chống dịch bệnh, tiêu thụ sản phẩm cho bà con; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi; xây dựng phương án chi tiết về chăn nuôi, tái đàn đối với từng loại gia súc, gia cầm; quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, chăn nuôi an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường. Với một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp; tăng cường liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất, trồng trọt ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả kinh tế tại các địa phương, như: Sản xuất lúa giống (Hoài Nhơn, Phù Cát), sản xuất rau đạt tiêu chuẩn VietGap (Tuy Phước, An Nhơn, Vĩnh Thạnh), trồng hoa (Tuy Phước), trồng bưởi, quýt, bơ và các cây ăn quả (Hoài Ân, Vĩnh Thạnh),... Khảo sát, nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển cây trồng chủ lực và cây ăn quả tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ với khoảng 1.400ha cây lúa sang trồng lạc và 1.000ha trồng lúa sang trồng rau các loại; ứng dụng công nghệ nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; từng bước quy hoạch, phát triển vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn. Phấn đấu tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt 685.160 tấn, trong đó: Sản lượng lúa đạt 631.400 tấn và ngô đạt 53.760 tấn.

+ Phát triển đàn heo, đàn bò thịt chất lượng cao, gà đồi nhằm đảm bảo số lượng đàn vật nuôi chủ lực: Tổng đàn bò 309.000 con; đàn lợn 721.000 con; đàn gia cầm 10.000 nghìn con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 207.000 tấn; trong đó: thịt lợn 138.000 tấn. Phát triển các vùng chăn nuôi tập trung công nghệ cao gắn với các thương hiệu nổi tiếng mang tầm quốc tế trong lĩnh vực chăn nuôi của Bình Định, như: Gà giống Minh Dư, Cao Khanh; gà thịt Hà My; nuôi heo công nghệ cao New Hope, Việt Thắng (Thaco)... Chú trọng thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, tiêm phòng, tiêu độc khử trùng theo kế hoạch. Theo đó, nghiên cứu xây dựng Kế hoạch phát triển chăn nuôi trang trại tập trung theo hướng an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan tích cực kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án chế biến thủy sản, gia súc, gia cầm, nông, lâm sản, thực phẩm để nâng cao giá trị sản xuất; khuyến khích phát triển các chuôi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng thu nhập cho người nông dân.

- Tiếp tục duy trì các hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển gắn với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; phấn đấu sản lượng khai thác đạt 275.000 tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 15.000 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi đạt 10.500 tấn. Tổ chức chuyển giao công nghệ mới trong khai thác thủy sản, nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ khai thác thủy sản đạt hiệu quả cao; tính toán phương án cơ cấu lại đội tàu khai thác xa bờ để có kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi nghề phù hợp (sang nuôi trồng thủy sản...); đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động và xử lý các tàu giã cào khai thác thủy sản còn hoạt động đánh bắt tận thu gây hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Tập trung thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sàn xa bờ; khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), với mục tiêu không còn tàu thuyền đánh bắt cá của tỉnh vi phạm vùng lãnh hải nước ngoài để sớm tháo gỡ thẻ vàng EC.

- Tiếp tục tạo điều kiện để các chủ đầu tư triển khai nhanh các dự án ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản (như: nuôi tôm công nghệ cao của Công ty TNHH Việt Úc, Công ty TNHH Thành Ly); chỉ đạo tiếp tục nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế tại các địa phương ven biển Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn; kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành.

- Tăng cường công tác quản lý rừng, nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; đồng thời nghiên cứu chuyển đổi đất rừng sản xuất ở những vị trí đồi núi cao, độ dốc lớn, vùng có nguy cơ sạt lở để tập trung vào trồng rừng gỗ lớn nhằm vừa bảo vệ rừng, vừa bảo vệ môi trường. Đặc biệt, khảo sát, nghiên cứu chuyển đổi trồng cây keo, cây bạch đàn (đã bộc lộ nhiều hạn chế như sinh trưởng kém, năng suất thấp, gây thoái hóa đất, sạt lở, lũ quét và nguy cơ cháy rừng) sang trồng cây ăn quả, trồng rừng cây gỗ lớn hoặc trồng rừng sinh thái để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, góp phần phát triển bền vững rừng sản xuất, bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển du lịch sinh thái, cũng như nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu.

Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan và các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp và khai thác gỗ trái phép. Khuyến khích người dân trồng rừng kinh tế, rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng quốc tế FSC. Hỗ trợ tạo điều kiện phát triển kinh tế dưới tán rừng nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

- Tập trung triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Tiến hành rà soát, phân loại, đánh giá kết quả đạt được theo Bộ tiêu chí nông thôn mới đối với các địa phương thực hiện đạt chuẩn giai đoạn 2021-2025. Phấn đấu năm 2023, toàn tỉnh có thêm 03 xã công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn là 90 xã/113 xã, đạt 79,6%; có thêm 08 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; các huyện Phù Mỹ, Tây Sơn hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2023-2025 của tỉnh, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu. Khuyến khích phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống để giải quyết việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu lao động. Từng bước khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, gắn với du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng, như: Làng rượu Bầu đá - An Nhơn, Nón ngựa Phú Gia - Phù Cát, Chiếu cói Hoài Châu Bắc - Hoài Nhơn, Dệt thổ cẩm Hà Ri - Vĩnh Thạnh,...

- Phối hợp với các địa phương quan tâm đầu tư, nâng cấp các công trình cấp nước sạch nông thôn; đẩy nhanh công tác bàn giao, đưa vào vận hành các công trình cấp nước sạch, vận động đấu nối cấp nước cho người dân sử dụng; có cơ chế hỗ trợ phù hợp để người dân nông thôn tham gia sử dụng nước sạch; có phương án quản lý, vận hành hiệu quả hoạt động của các công trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn tỉnh.

- Chủ động phối hợp với các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân, nhất là hộ đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, áp dụng phương thức sản xuất mới, cơ giới hóa, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn tái đầu tư... nhằm nâng cao thu nhập gia đình, cải thiện cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng.

2. Sở Công Thương

a) Về phát triển công nghiệp

- Tập trung chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi các nhà máy sản xuất đang hoạt động tiếp tục phát huy hết công suất, tạo giá trị mới về sản xuất công; Chỉ đạo các nhà máy đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất trong những tháng cuối năm năm 2022 phát huy tốt công suất, tạo giá trị mới về sản xuất công nghiệp; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án sản xuất công nghiệp đang triển khai sớm hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động đảm bảo tiến độ trong năm 2023 (tập trung các dự án, công trình trọng điểm), tạo ra giá trị gia tăng mới về sản xuất công nghiệp.

- Chủ động hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến, kêu gọi thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh theo hướng công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt khó khăn, vướng mắc để kịp thời phản ánh, tháo gỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường nhằm đảm bảo tăng trưởng sản xuất công nghiệp theo kế hoạch; thực hiện phân loại DN, thường xuyên gặp gỡ DN hàng tháng, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc kịp thời cho DN.

- Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật phục vụ hoạt động sản xuất, chủ động phối hợp các huyện, thị xã, thành phố rà soát, đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng và nâng cao hiệu quả hoạt động các CCN, tạo điều kiện về mặt bằng sạch thuận lợi trong thu hút đầu tư, nhất là các CCN đang đầu tư xây dựng dở dang; phối hợp với Công ty Điện lực Bình Định rà soát, đảm bảo nguồn cung ổn định phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp.

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh trong năm 2023, tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thực hiện để án khuyến công đảm bảo chất lượng và tiến độ; phấn đấu hoàn thành kế hoạch kinh phí khuyến công năm 2023 trước tháng 10/2023... có giải pháp hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh, cùng với nhà đầu tư và người dân đầu tư làm thí điểm phát triển làng nghề kiểu mẫu.

b) Về thương mại

- Tăng cường tần suất hỗ trợ xúc tiến thương mại nội địa và khuyến khích tiêu dùng nội địa thông qua các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh và xúc tiến thương mại quốc gia. Triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đưa ra các giải pháp gắn kết lưu thông với sản xuất, đẩy mạnh liên kết chuỗi nhằm kết nối cung cầu, đảm bảo ổn định từ khâu sản xuất hàng hóa đến tiêu thụ.

- Thu hút đầu tư các loại hình kinh doanh thương mại trong tỉnh đa dạng, phù hợp với quá trình phát triển hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường phát triển các trung tâm thương mại lớn tại các địa phương và các điểm dân cư tập trung gắn với đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, tạo sự gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình thương mại truyền thống.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án hỗ trợ tiêu thụ nông sản và các mặt hàng khác có lợi thế cạnh tranh của tỉnh (như: nông sản chế biến, sản phẩm gỗ, đá granite, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ,...); trong đó, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định các loại nông sản cần hỗ trợ tiêu thụ, làm việc với các nhà phân phối, chế biến nông sản lớn của cả nước để hình thành các kênh tiêu thụ nông sản bền vững, đồng thời chủ trì, làm việc với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan để hỗ trợ tiêu thụ, xuất khẩu đối với các mặt hàng khác có lợi thế cạnh tranh của tỉnh.

- Phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các doanh nghiệp sản xuất cung ứng hàng hóa chân chính.

c) Về xuất, nhập khẩu

- Nghiên cứu xây dựng Đề án Phát triển hàng xuất khẩu của tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh.

- Tổ chức tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại thị trường ngoài nước nhằm phát triển thị trường mới cho các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh, chú trọng thị trường các nước là thành viên các FTA thế hệ mới mà Việt Nam tham gia.

- Tiếp tục thông tin tuyên truyền, phổ biến các FTAs, đặc biệt là Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA, Hiệp định UKVFTA, Hiệp định RCEP,... cho Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Thông tin thị trường và phổ biến các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Kịp thời đưa ra các giải pháp cụ thể, quyết liệt, có định hướng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu, phát triển thị trường.

3. Sở Xây dựng

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương tập trung tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị; triển khai các giải pháp quản lý cụ thể, hiệu quả để dưa công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng đi vào nề nếp. Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh năm 2023; trong đó, phân tích, đánh giá cụ thể về thực trạng quản lý trật tự xây dựng trong thời gian qua; hạn chế, tồn tại; giải pháp xử lý, giải quyết, khắc phục cho phù hợp.

+ Tổ chức hội nghị quán triệt về công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng đề thông báo, hướng dẫn các cơ quan quản lý về trật tự xây dựng cách thực hiện quản lý đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh và triển khai thực hiện tốt, nghiêm túc trong thời gian đến.

+ Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm trên lĩnh vực xây dựng và trật tự xây dựng theo đúng quy định; xử lý hoặc đề xuất xử lý đối với các tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý, để xảy ra vi phạm. Việc xử lý vi phạm phải thực hiện cương quyết, dứt điểm, không có vùng cấm, không bao che, dung túng vi phạm.

- Tập trung thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, kiến trúc và phát triển đô thị. Phối hợp, nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể xây dựng thành phố Quy Nhơn nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung là Trung tâm văn hóa phía Nam của vùng theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

+ Hướng dẫn, hỗ trợ, phối hợp với các địa phương xác định cụ thể định hướng quy hoạch, quản lý kiến trúc phù hợp, mang bản sắc riêng. Phương án quy hoạch, xác định chỉ tiêu kiến trúc các công trình, nhà ở tại khu đô thị, khu dân cư (kể cả vùng nông thôn và miền núi) cần đồng bộ, thẩm mỹ cao; xác định cụ thể về diện tích xây dựng công trình, tầng cao, hình thức kiến trúc, tường rào, cổng ngõ, vỉa hè, bậc cấp, công trình hạ tầng kỹ thuật, cây xanh,...

- Làm tốt công tác quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị; nghiên cứu, đề xuất triển khai các công trình hạ tầng kỹ thuật tại các đô thị trên địa bàn tỉnh, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, phù hợp với nguồn lực của địa phương; ưu tiên đầu tư các công trình bảo vệ môi trường như: Công trình quản lý, xử lý rác thải; thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung... các công trình thiết yếu phục vụ cho người dân.

+ Nghiên cứu, đề xuất ý tưởng quy hoạch và phát triển không gian ngầm đô thị như: trung tâm thương mại, dịch vụ, khu vui chơi, giải trí, bãi đậu xe... để quản lý và có định hướng để từng bước triển khai cho phù hợp.

+ Xây dựng kế hoạch đột phá để nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch và tỷ lệ thu gom nước thải tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý hoạt động xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng. Nghiên cứu, đề xuất các vật liệu xây dựng mới, nhân tạo, đảm bảo chất lượng, áp dụng công nghệ tiên tiến... từng bước thay thế cho các vật liệu truyền thống, tự nhiên, có nguy cơ cạn kiệt, ảnh hưởng đến môi trường.

+ Xây dựng và Ban hành kế hoạch cụ thể thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh cho giai đoạn 03 năm (2023-2025).

- Tổ chức kiểm tra, rà soát, đôn đốc chủ đầu tư các dự án nhà ở, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh triển khai đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình, nhà ở theo đúng quy hoạch được duyệt, đảm bảo chất lượng, tiến độ và tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Nghiên cứu, đề xuất địa điểm quy hoạch các dự án nhà ở xã hội phù hợp, đáp ứng nhu cầu cho người dân theo quy định; triển khai các giải pháp để thúc đẩy phát triển các dự án nhà ở xã hội, phù hợp với mức sống, mức thu nhập và nhu cầu ở của người dân. Kiểm tra, rà soát, xử lý đối với chung cư, nhà ở cũ do nhà nước quản lý, đề xuất phương án cải tạo, sửa chữa, xử lý, sắp xếp theo quy định.

4. Sở Giao thông vận tải

- Triển khai các giải pháp đảm bảo phương tiện vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán.

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, kịp thời tham mưu, đề xuất, tổ chức thực hiện duy tu, sửa chữa, khắc phục các hư hỏng hạ tầng giao thông theo phân cấp quản lý nhằm đảm bảo lưu thông an toàn, thông suốt, giảm thiểu các chi phí xã hội khi tham gia giao thông.

- Xây dựng kế hoạch định hướng phát triển hạ tầng giao thông với tầm nhìn dài hạn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương; quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông tĩnh trong đô thị nhằm giảm thiểu việc kẹt xe, ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường,..; căn cứ vào số liệu điều tra thực tế, luận cứ khoa học để tính toán phát triển hạ tầng giao thông chất lượng, hiệu quả, nhất là mang tầm chiến lược lâu dài tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và liên kết vùng kinh tế trọng điểm; trong đó, tập trung nghiên cứu, tham mưu đề xuất về các dự án giao thông quan trọng, huyết mạch trên địa bàn tỉnh như: Nâng cấp, mở rộng cảng hàng không Phù Cát; Nạo vét luồng hàng hải phục vụ tàu ra vào cảng Quy Nhơn; Đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku,... nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu, đề xuất quy hoạch đầu tư xây dựng các bãi đỗ xe tại khu vực đông dân cư, bến xe, trung tâm thương mại lớn, nhất là tại địa bàn thành phố Quy Nhơn và các thị xã An Nhơn, Hoài Nhơn.

- Tập trung quản lý chặt chẽ công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; trong đó quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo lái xe, nhất là về văn hóa giao thông nhằm đào tạo lái xe có chất lượng, tuân thủ pháp luật, văn minh lịch sự khi tham gia giao thông hướng đến xây dựng thương hiệu “lái xe của tỉnh Bình Định”. Theo đó, nghiên cứu tổ chức thực hiện đổi mới trong công tác quản lý cấp mới, cấp đổi giấy phép lái xe nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận với dịch vụ hành chính công đơn giản nhất, hiệu quả nhất. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể trong giai đoạn 3 năm 2023 - 2025.

- Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp vận tải, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ doanh nghiệp vận tải trong việc quản lý, điều hành về phương tiện, người lái tuân thủ theo đúng, quy định pháp luật về an toàn giao thông, văn hóa giao thông, chất lượng phục vụ đối với hành khách,...; xây dựng cơ chế thông tin, thường xuyên thông báo đối với các doanh nghiệp vi phạm về an toàn toàn giao thông, văn hóa tham gia giao thông và có các hành vi không đúng mực đối với hành khách; hàng tháng, quý tổng hợp báo cáo và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các doanh nghiệp cố tình không khắc phục, sửa chữa các vi phạm.

- Xây dựng kế hoạch định kỳ tổ chức làm việc với các doanh nghiệp vận tải để nhắc nhở, hướng dẫn, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông, chất lượng phục vụ vận tải; chấn chỉnh, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp vận tải. Đồng thời, đề xuất khen thưởng kịp thời đối với các doanh nghiệp vận tải, cá nhân chấp hành tốt quy định đảm bảo an toàn giao thông, văn hóa giao thông, nêu gương điển hình nhằm tạo tác động lan tỏa, phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền về an toàn giao thông.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức thực hiện đảm bảo an toàn giao thông giai đoạn năm 2023 - 2025.

5. Sở Tài chính:

- Theo dõi sát tình hình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, kịp thời tham mưu các biện pháp khai thác nguồn thu, chống thất thu và điều hành ngân sách nhà nước năm 2023 đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển lâu dài của tỉnh, các khoản chi ngân sách cần tính đến hiệu quả mang lại, đem lại dư địa phát triển, có thứ tự ưu tiên, kiên quyết không chi những nhiệm vụ không hiệu quả.

- Chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông rà soát việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin cho công tác quản lý tài chính ngân sách, đặc biệt là các lĩnh vực: quản lý tài sản, quản lý thu chi ngân sách,...

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan rà soát, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ, theo dó, khẩn trương rà soát danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đề xuất UBND tỉnh xem xét, trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước để làm cơ sở thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời, rà soát và xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/04/2019 của Chính phủ.

- Nghiên cứu, tham mưu việc triển khai thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh (gồm Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định và Công ty Cổ phần Dược - Trang thiết bị y tế Bình Định) theo Quyết định số 1479/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2022- 2025 để tăng thu cho ngân sách địa phương.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp, rà soát, nghiên cứu sửa đổi cơ chế một cửa trong cấp phép đầu tư, lượng hoá biểu thời gian thực hiện thủ tục đầu tư cho từng loại hình doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư, thực hiện các dự án. Phối hợp với sở, ngành liên quan đề xuất phân cấp, phân quyền phê duyệt một số nội dung về đầu tư xây dựng, quy hoạch gắn với cơ chế kiểm tra, giám sát. Trước mắt, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính rà soát, phân tích, đánh giá, báo cáo đề xuất việc phân cấp thẩm quyền làm chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác quản lý các vấn đề kinh tế, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư nhân, cơ cấu lại ngành nghề, lĩnh vực, nhất là ưu tiên phát triển các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ tiên tiến, hiện đại và đảm bảo bảo vệ môi trường; rà soát lại chức năng nhiệm vụ, xem xét đặt hàng sản phẩm nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội phù hợp theo định hướng và yêu cầu phát triển của địa phương.

- Nắm bắt định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hàng năm và giai đoạn 5 năm 2021 - 2025, tình hình thực tế doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực để đổi mới công tác đăng ký doanh nghiệp theo hướng nắm bắt, định hướng và tư vấn ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp chuẩn bị thành lập, góp phần giúp doanh nghiệp phát huy lợi thế cạnh tranh, hạn chế tình trạng doanh nghiệp không đảm bảo tiềm lực tài chính, doanh nghiệp “ma”[1]; xây dựng kế hoạch quản lý, triển khai việc cấp phép đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Tìm hiểu, xác định nhu cầu, thống nhất nội dung, danh mục ngành nghề, lĩnh vực cần thu hút đầu tư; xây dựng kịch bản, kế hoạch nhiệm vụ thu hút trên các lĩnh vực kinh tế chủ yếu cho 3 năm 2023 - 2025, đặc biệt nghiên cứu đề xuất các giải pháp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào khu kinh tế, các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Chủ động theo dõi, đôn đốc, giám sát các sở, ngành, địa phương tổ chức quản lý, thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 hiệu quả, theo đúng quy định, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, dự án. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia làm việc với cấp huyện, cấp xã về kết quả thực hiện đối với từng Chương trình, rà soát lại danh mục nội dung, công trình, dự án để lượng hóa nguồn lực, phân bổ theo tiêu chí, định mức đã được ban hành, phân loại theo thứ tự ưu tiên, phân kỳ đầu tư, hướng đến phân bổ vốn đầu tư trọn vẹn cho công trình, dự án trọng điểm, cấp bách, không chia theo tỷ lệ, “cào bằng”[2], gây lãng phí nguồn lực do đầu tư dàn trải, giảm tính hiệu quả đầu tư.

- Thường xuyên nắm bắt tình hình, gặp gỡ, đối thoại, trao đổi với doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh để hỗ trợ đơn vị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị mở rộng sản xuất kinh doanh; đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư các doanh nghiệp mới phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan rà soát các dự án đã được cấp phép, tổng hợp, phân tích, đánh giá việc triển khai thực hiện từng dự án, phân loại, tiến hành kiểm tra các dự án thuộc đối tượng chậm triển khai, chậm đưa đất vào sử dụng, kịp thời đề xuất giải quyết tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các dự án đi vào hoạt động, giải phóng nguồn lực về tài chính, đất đai, tạo không gian phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương và kiên quyết xử lý, thu hồi đối với đối với các dự án chủ đầu tư chây ỳ, cố tình không triển khai, không có năng lực.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ phương án xử lý vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh, nhất là trong vấn đề thu gom, vận chuyển, xử lý rác, chất thải rắn sinh hoạt (tăng tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nhất là ở khu vực nông thôn; tăng tần suất thu gom; thí điểm thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và thực hiện công tác thu gom, vận chuyển, xử lý theo phân loại), nước thải cả trong sản xuất và sinh hoạt; tăng cường thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực xử lý rác thải, chất thải, nước thải. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, dọn dẹp xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải chăn nuôi, cải tạo cảnh quan môi trường để nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển du lịch,...

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình truyền thông về môi trường để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, trong đó nòng cốt thực hiện công tác tuyên truyền là lực lượng Đoàn Thanh niên và Hội Phụ nữ các cấp.

- Xây dựng kế hoạch đột phá để nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch và tỷ lệ thu gom nước thải tại các đô thị trên địa bàn tỉnh. Triển khai phương án xử lý công tác quản lý nước thải sinh hoạt đô thị, công tác bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực môi trường; xây dựng hệ cơ sở dữ liệu khung và hệ thống thông tin về môi trường, trước hết thực hiện công tác quản lý một số dữ liệu về nguồn thải, chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại. Nghiên cứu, xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh giai đoạn 2023 - 2025.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, rà soát các quỹ đất trên địa bàn tỉnh, hoàn chỉnh kế hoạch đấu giá quyền sử dụng đất năm 2023.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu việc giao đất, cho thuê đất tuân thủ đúng pháp luật; đồng thời, tăng cường kiểm tra, rà soát các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đưa đất vào sử dụng để kịp thời xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố xử lý kịp thời các vướng mắc trong việc lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai; phát triển quỹ đất; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh, nhất là đường cao tốc Bắc - Nam đi qua tỉnh Bình Định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; đề xuất UBND tỉnh thu hồi các dự án khai thác khoáng sản gây suy thoái môi trường, các dự án hết thời hạn; các dự án không hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (nợ tiền ký quỹ, cấp quyền, tiền thuế các loại...) và các dự án khai thác khoáng sản không triển khai hoạt động quá thời gian quy định nhưng không có lý do chính đáng; đồng thời, không xem xét, đề xuất cấp phép khai thác khoáng sản, gia hạn giấy phép cho các trường hợp không hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính, thực hiện kết nối liên thông cơ sở dữ liệu về đất đai với cơ quan thuế.

8. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn đẩy nhanh tiến độ ĐTXD hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các KCN, nhất là KCN Becamex VSip Bình Định, KCN Hòa Hội đảm bảo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư các dự án thứ cấp.

- Thực hiện rà soát, cập nhật, chuẩn hóa và công khai minh bạch các quy trình, thủ tục hồ sơ, các chính sách ưu đãi thu hút vào các KCN, KKT; các vấn đề liên quan đôn giá thuê đất, phí hạ tầng dùng chung, vốn chủ sở hữu, ký quỹ đầu tư dự án,... Tiếp tục thực hiện cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu gây khó khăn cho doanh nghiệp; đẩy nhanh chuyển đổi số và ứng dụng khoa học - công nghệ trong công tác quản lý và giải quyết công việc cho doanh nghiệp trên nền tảng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

- Quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý các dự án sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, đôn đốc các dự án thực hiện dự án theo tiến độ cam kết; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xử lý, xử phạt vi phạm hành chính, chấm dứt hoạt động dự án đối với các dự án đầu tư chây ỳ, chậm tiến độ, nhất là các dự án du lịch, dịch vụ; đồng thời tập trung hỗ trợ, kịp thời giải quyết vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đang triển khai đầu tư xây dựng, dự án mở rộng quy mô đầu tư, phấn đấu hoàn thành đưa vào hoạt động theo kế hoạch.

- Tăng cường nắm tình hình, kịp thời phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư kiến nghị UBND tỉnh tổ chức đối thoại để chỉ đạo tháo gở khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp duy trì phát triển sản xuất kinh doanh.

9. Ban Giải phóng mặt bằng tnh

Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện công tác bồi thường, GPMB và di dời hạ tầng kỹ thuật (như: cáp quang, viễn thông và tuyến điện tử 110KV trở lên...) của các dự án được giao nhiệm vụ, trong đó có các dự án trọng điểm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Khu công nghiệp Becamex Vsip Bình Định; 04 dự án Khu tái định cư - dân cư tại Khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định - A (phân khu 7), Khu Kinh tế Nhơn Hội; Đường ven biển (ĐT.639), đoạn từ QL1D đến QL19 mới, thành phố Quy Nhơn; các dự án thuộc Khu Đô thị khoa học và Giáo dục Quy Hòa, thành phố Quy Nhơn; xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định....

II. ĐỐI VỚI CÁC SỞ, NGÀNH KHỐI VĂN HÓA - XÃ HỘI

10. Sở Văn hóa và Thể thao

- Chủ trì xây dựng Kế hoạch phát triển văn hóa và thể thao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025; trong đó, chủ trọng đến các hoạt động cụ thể mang đặc trưng riêng về vùng đất, con người Bình Định với mục tiêu hướng đến là mỗi người Bình Định đều biết sâu sắc về bản sắc văn hóa tỉnh nhà; xác định các điểm nhấn văn hóa đặc biệt của tỉnh để giới thiệu, quảng bá cho du khách trong và ngoài nước.

- Tập trung rà soát, nâng cấp, cải tạo các công trình văn hóa, lịch sử hiện có, đặc biệt là Bảo tàng Quang Trung, các Tháp Chăm trên địa bàn tỉnh, di tích lịch sử... nhằm góp phần tôn tạo, giữ gìn các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh và phát triển du lịch địa phương. Khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Văn hóa và Thể thao triển khai lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Võ cổ truyền Bình Định là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại và phối hợp xây dựng Đề án phát triển thành phố Quy Nhơn trở thành trung tâm văn hóa phía Nam của vùng Bấc Trung bộ và duyên hải Trung bộ theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày ngày 03/11/2022 của Bộ Chính trị.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan chuẩn bị chu đáo nội dung, chương trình, kịch bản tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao phục vụ các ngày Lễ hội, Tết; trước mắt, tập trung triển khai phương án tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật mừng Đảng - mừng Xuân Quý Mão và hỗ trợ các địa phương thực hiện tổ chức các lễ hội (lễ hội Đống Đa, lễ hội chùa Bà nước Mặn, chợ Gò,...) nhằm thu hút khách du lịch và phục vụ đời sống tinh thần của người dân.

- Nghiên cứu đề xuất Nhà nước đặt hàng các hoạt động văn hóa và thể thao theo quy định của pháp luật đảm bảo thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, nhất là tập trung tạo điều kiện để duy trì hoạt động văn hóa phi vật thể; phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động của Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh.

- Về chế độ, chính sách đối với các vận động viên, huấn luyện viên: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan rà soát, đề xuất UBND tỉnh ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp cho các vận động viên, huấn luyện viên theo các quy định hiện hành của Nhà nước, tạo điều kiện phát hiện, bồi dưỡng nhân tài về thể thao cho tỉnh Bình Định.

- Về thể thao thành tích cao: Báo cáo, đề xuất phân loại các môn thể thao mà tỉnh có thể mạnh để tập trung đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng theo hướng phát triển vững mạnh.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 19/10/2022 của UBND tỉnh và các quy định hiện hành của Nhà nước

11. Sở Du lịch

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung kích cầu du lịch; duy trì triển khai các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đường phố, thể thao và xây dựng kế hoạch, tổ chức lễ hội du lịch Bình Định năm 2023 với chủ đề “Quy Nhơn - Thiên đường biển”; tiếp tục đẩy mạnh tổ chức hội nghị, hội thảo, sự kiện lễ hội dặc sắc của địa phương. Phấn đấu năm 2023 đạt 5 triệu lượt khách đến tỉnh, tăng 21,4% và doanh thu dạt 16.400 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2022.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch về các sự kiện, hoạt động văn hóa nghệ thuật, lễ hội đặc trưng... của Bình Định, các điểm đến du lịch thu hút khách tham quan du lịch đến tỉnh; xây dựng Bình Định trở thành điểm du lịch “3 tốt” và “3 không”[3].

- Nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển một số điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch phát triển các sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025; Kế hoạch quản lý phát triển một số điểm du lịch trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

- Đẩy mạnh thực hiện chương trình hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố có chương trình hợp tác với du lịch Bình Định; đồng thời mở rộng hợp tác với các tỉnh, thành phố phát triển mạnh du lịch như: Hải Phòng, Lâm Đồng - Đà Lạt...; chủ động tham gia các hội chợ, hội thảo, triển lãm như: Ngày hội đồng hương Tp Hồ Chí Minh, Ngày hội Du lịch Tp Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hanoi,...

- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao và bền vững, tạo thương hiệu cạnh tranh lâu dài; hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án du lịch ven biển theo quy hoạch được duyệt; huy động các nguồn lực đầu tư phát triển các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao; đồng thời, kêu gọi đầu tư phát triển các loại hình thể thao, vui chơi giải trí trên biển, sản phẩm du lịch ẩm thực, các hoạt động thu hút khách du lịch ban đêm...

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch thông qua đào tạo, tập huấn, trao đổi kinh nghiệm. Phối hợp với các ngành, Hiệp hội Du lịch trong đào tạo nghiệp vụ cho người lao động trong các đơn vị kinh doanh du lịch; tập huấn, hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn Du lịch ASEAN; tập huấn, hướng dẫn chuyển đổi số trong hoạt động du lịch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương vận động yêu cầu các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh ký cam kết tiêu thụ các sản phẩm cho bà con phù hợp theo mùa vụ. Thường xuyên chỉnh trang, tu sửa các điểm du lịch, làm mới các hoạt động du lịch tạo điểm đến hấp dẫn để đón khách, nhất là trên địa bàn thành phố Quy Nhơn và các khu di tích, danh lam thắng cảnh.

- Tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh các hoạt động du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch thực hiện đúng các quy định của pháp luật về việc niêm yết giả, cung ứng dịch vụ theo giá niêm yết.

12. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Phối hợp với Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ và các đơn vị có liên quan tập trung công tác an sinh xã hội, chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo và các đối tượng yếu thế, xây dựng phương án hỗ trợ cho các nhóm đối tượng này trong dịp các Lễ, Tết với phương châm “không ai bỏ lại phía sau”; đồng thời, bám sát tình hình chăm lo Tết cho người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, có giải pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

- Chú trọng đẩy mạnh đào tạo nghề (trong đó quan tâm đến đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số); xuất khẩu lao động; triển khai, hoàn thiện dự báo thị trường lao động, từ đó đề xuất tham mưu những giải pháp để ổn định thị trường lao động, kết nối lao động vào các doanh nghiệp. Phấn đấu tạo việc làm cho 28.500 lao động (trong đó xuất khẩu lao động 700 người). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 62%.

Triển khai các chương trình, đề án về hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững. Phấn đấu năm 2023, tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh giảm 1,8% năm (trong đó, tỷ lệ nghèo dân tộc thiểu số giảm từ 3% - 4%/năm). Tỷ lệ nghèo huyện nghèo An Lão giảm trên 5%.

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành, địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh thực hiện các chính sách ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập trung bình vay vốn tạo việc làm, hỗ trợ về giáo dục, y tế, nhà ở..., giúp các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

- Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh, các địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai công tác phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội; phấn đau tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội so với lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội vào cuối năm 2023 đạt 18,21%.

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương quan tâm bảo đảm mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là gia đình chính sách, người có công, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, các đối tượng bảo trợ xã hội; mở rộng và nâng dần mức thụ hưởng của người nghèo, người khuyết tật, người già, nhất là người già neo đơn; bảo vệ và kiên quyết xử lý các hành vi ngược đãi, xâm hại trẻ em và phụ nữ.

13. Sở Y tế

- Tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh nguy hiểm khác ở người; chủ động chuẩn bị chu đáo vắc xin phòng ngừa các dịch bệnh, nhất là vắc xin cho trẻ em. Phối hợp, hỗ trợ, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương xây dựng phương án tiêm chủng vắc xin Covid-19, đặc biệt là mũi tiêm nhắc lại cho các nhóm đối tượng có liên quan, nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Covid-19 theo quy định của Trung ương. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tiêm chủng vắc xin Covid-19 trên địa bàn tỉnh năm 2023.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đẩy mạnh thực hiện công tác chuyển đổi số trong ngành y tế, nhất là triển khai hồ sơ khám chữa bệnh điện tử, chẩn đoán từ xa bằng hình ảnh, nhằm hạn chế tình trạng chuyển viện không cần thiết gây áp lực lên các bệnh viện tuyến trên; đồng thời, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét giải quyết các vấn đề tài chính của ngành y tế theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Thực hiện tốt các nhiệm vụ, hoạt động về phòng, chống một số bệnh không lây nhiễm, tiêm chủng mở rộng, an toàn thực phẩm, dân số,... và các hoạt động y tế dự phòng, kiểm soát bệnh tật khác.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc người bệnh; gắn liền với đổi mới phong cách, thái độ phục vụ và nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm của nhân viên y tế; xây dựng cơ sở y tế “xanh - sạch - đẹp” hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

- Tăng cường quản lý dược và thiết bị y tế; bảo đảm cung ứng đủ và kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư y tế,... phục vụ khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát chặt chẽ quy trình mua sắm, chống thất thoát, lãng phí; thường xuyên giám sát, kiểm tra công tác mua sắm, quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế.

14. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tập trung nâng cao chất lượng dạy và học, trong đó có chất lượng dạy học ngoại ngữ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục; bổ sung một số nội dung giáo dục thực hành trong chương trình giảng dạy. Triển khai thực hiện phương án xã hội hóa một số hoạt động đối với các trường, đặc biệt là cấp mầm non.

- Tiếp tục thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và phương thức kiểm tra, đánh giá nhằm tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục phổ thông.

- Tiếp tục thực hiện việc tuyển dụng, sắp xếp, luân chuyển đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ ở một số đơn vị trực thuộc. Chuẩn bị các điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở khối lớp 4, lớp 8 và lớp 11 năm học 2023-2024.

- Chú trọng thực hiện công tác giáo dục - đào tạo cho học sinh và người dân, trong đó đặc biệt quan tâm các trường hợp là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh và các ngành, địa phương liên quan rà soát lại số lượng, chất lượng học sinh đồng bào dân tộc thiểu số tại các cấp học trên địa bàn tỉnh và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước hiện có, kịp thời tham mưu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách hỗ trợ, nhằm tạo điều kiện để các em yên tâm học tập văn hóa đến hết trung học phổ thông; đồng thời, thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp, đào tạo kỹ năng nghề cho các em từ khi còn trên ghế nhà trường và tại các trường/trung tâm đào tạo nghề của tinh, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các em quay lại địa phương phục vụ, khởi nghiệp, trước mắt quan tâm hỗ trợ tư vấn, đào tạo nghề cho các em học sinh tại Trường Phổ thông DTNT THPT tỉnh

15. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức khoa học, các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường hỗ trợ các địa phương áp dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, nhất là các loại giống, kỹ thuật canh tác mới, quy trình chế biến, bảo quản sản phẩm... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; hỗ trợ xây dựng quy trình truy xuất nguồn gốc, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm; xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP, lựa chọn đưa một số sản phẩm OCOP của tỉnh đến các thị trường trên thế giới, giúp minh bạch thông tin sản phẩm và tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng, đáp ứng những yêu cầu nhập khẩu của các nước...

- Phát triển các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn tỉnh; chú trọng thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp KH&CN lớn đầu tư vào tỉnh. Triển khai xây dựng nhiệm vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và đổi mới công nghệ năm 2023.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 729-TB/TU ngày 31/10/2022.

- Hoàn thiện các thủ tục liên quan để sớm đưa vào hoạt động Khu Công viên phần mềm Quang Trung - Bình Định và từng bước hình thành Trung tâm Đổi mới sáng tạo tại Khu đô thị Khoa học Quy Hòa; phối hợp giải quyết các khó khăn, vướng mắc về đất đai, bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Khu đô thị Long Vân và Khu Đô thị Khoa học Quy Hòa (trong đó, tập trung giải quyết vướng mắc tại dự án của Trung tâm ICISE); khai thác có hiệu quả các dịch vụ trải nghiệm khoa học, phương pháp giáo dục STEM tại Trung tâm Khám phá khoa học và Đổi mới sáng tạo theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Hoàn thành 100% UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động cơ quan hành chính nhà nước và 100% cơ quan đã xây dựng công bố phù hợp duy trì hiệu lực áp dụng. Triển khai việc xây dựng và tích hợp hệ thống phần mềm ISO điện tử theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

16. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, xây dựng kế hoạch truyền thông năm 2023, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó lưu ý đến xây dựng kế hoạch truyền thông chính sách theo hướng dẫn của cơ quan Trung ương; làm đầu mối đề xuất đặt hàng, giao nhiệm vụ thông tin truyền thông cho các cơ quan thông tấn, báo chí phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đảm bảo theo quy định. Chủ động thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông, nhất là về chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh nguy hiểm khác,... theo quy định.

- Chủ trì, làm đầu mối, thực hiện thống nhất công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đồng bộ, hiệu quả; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hoàn thiện kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh năm 2023; xây dựng kế hoạch chuyển đổi số chung toàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 đồng bộ và có lộ trình thực hiện cụ thể; triển khai kho dữ liệu của tỉnh, trong đó tích hợp đầy đủ các dữ liệu về kinh tế, tài chính, đầu tư, tài nguyên đất, giá, dịch vụ... của các sở, ban, ngành, địa phương của tỉnh để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng các nền tảng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện các mảng nhiệm vụ công việc chủ yếu của các sở, ban, ngành, địa phương như: Nền tảng dữ liệu Hệ thống báo cáo thống kê kinh tế - xã hội thống nhất tỉnh đến các cấp huyện, xã, Nền tảng dữ liệu số nông nghiệp; Nền tảng định danh và xác thực điện tử; Hệ thống trung tâm điều hành IOC giáo dục; nền tảng cơ sở dữ liệu để quản lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng tích hợp, dùng chung cho tất cả các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực.

- Triển khai Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung những vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng lõm; đảm bảo mạng lưới thông tin được phủ sóng toàn tỉnh. Tham mưu, đề xuất việc chuyển đổi các đài truyền thanh cơ sở từ có dây/không dây FM sang đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin viễn thông trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền. Tiếp tục kế hoạch triển khai công tác chỉnh trang, sắp xếp cáp viễn thông, truyền hình ở các địa phương.

- Triển khai kho dữ liệu của tỉnh, trong đó cần quan tâm đến công tác tích hợp dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung và khai thác hiệu quả dữ liệu (lưu ý: cơ sở dữ liệu phải được cập nhật thường xuyên, liên tục trên một nền tảng thống nhất trên địa bàn tỉnh đảm bảo kết nối giữa cơ quan quản lý và đối tượng quản lý; chú trọng việc rà soát, sử dụng cơ sở dữ liệu đã có sẵn của các sở ngành).

17. Ban Dân tộc tỉnh

- Tăng cường bám sát địa bàn, tuyên truyền nâng cao nhận thức trong công tác quản lý vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quan tâm hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Tập trung phối hợp tham mưu, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an sinh xã hội vùng đồng bào DTTS, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ quan trọng ưu tiên hàng đầu. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn hộ đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi tập quán sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, biết chi tiêu hợp lý để tích lũy vốn tái đầu tư,... Ưu tiên nguồn lực đrrt giải quyết vấn đề cấp thiết như cải thiện nhà ở, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường sinh thái cho bà con đồng bào DTTS.

- Tập trung tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị, địa phương có liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và giải ngân vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023; phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án khác trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành có liên quan rà soát, phân tích các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, nhất là 12 chỉ tiêu về giảm nghèo bền vững, các chỉ tiêu về phát triển sinh kế, giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào,... và xây dựng kế hoạch thực hiện tổng thể, toàn diện hoạt động của Ban Dân tộc tỉnh 3 năm (2023-2025) về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh, trong đó tính toán lồng ghép, đề xuất nguồn lực, để đảm bảo thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp vả Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ (trực tiếp và lâu dài) cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các chính sách giúp thúc đẩy phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội; trước mắt, ưu tiên nguồn lực để giải quyết vấn đề cấp thiết như cải thiện nhà ở, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường sinh thái cho bà con đồng bào DTTS.

III. ĐỐI VỚI CÁC SỞ, NGÀNH KHỐI NỘI CHÍNH

18. Sở Nội vụ:

- Tập trung nghiên cứu, đề xuất thực hiện phân cấp, phân quyền kịp thời, theo đúng quy định, trên cơ sở xây dựng các nguyên tắc, nguyên lý đảm bảo quản lý chung, thống nhất theo ngành, lĩnh vực trên phạm vi toàn tỉnh, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau khi phân cấp, ủy quyền.

- Tiếp tục đề ra các giải pháp để thực hiện có hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bên trong của các sở, ban, ngành; sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp theo hướng Nhà nước giao nhiệm vụ, đấu thầu hoặc đặt hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công cho đơn vị sự nghiệp và chuyển đổi một số đơn vị sự nghiệp có đủ điều kiện sang công ty cổ phần. Đồng thời, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch, phương án để đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công, báo cáo UBND tỉnh.

- Kịp thời rà soát, thống kê việc quản lý, sử dụng biên chế của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đảm bảo quản lý chính xác, khoa học, gắn với vị trí việc làm theo quy định; theo đó, rà soát, căn cứ nhu cầu và tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh để đề xuất phương án luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ, công chức cho những cơ quan, đơn vị thiếu biên chế hoặc có khối lượng công việc nhiều.

- Tiếp tục thực hiện công tác tinh giản biên chế đảm bảo chỉ tiêu theo quy định của giai đoạn 2022 - 2026, gắn với hoàn thiện vị trí việc làm, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Trong đó, cần có giải pháp, phương án giảm sâu số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, nâng cao năng suất lao động, chất lượng dịch vụ để cải thiện thu nhập cho viên chức.

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 để tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho toàn tỉnh; trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn, với chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đổi mới, mang tính ứng dụng cao trong thực tiễn công việc. Trước mắt, chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hoàn thiện nội dung tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực cho cán bộ cấp xã trên địa bàn tỉnh để có cơ sở triển khai thực hiện trong quý I/2023; đồng thời, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông số hóa tài liệu đào tạo theo hướng dễ hiểu, dễ tiếp cận, phù hợp với từng vị trí công tác tại UBND cấp xã.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng danh mục các ngành nghề, lĩnh vực, điều kiện tiêu chuẩn cụ thể để thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ theo đúng quy định của Trung ương; đồng thời nghiên cứu, đề xuất các chính sách tuyển dụng, đãi ngộ phù hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định để làm cơ sở thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao hiệu quả hơn trong thời gian đến.

- Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hiện nghiêm các quy định về văn hóa, đạo đức công vụ; cán bộ, công chức, viên chức phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, có thái độ phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.

- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác thi đua - khen thưởng đảm bảo hiệu quả, kịp thời và thực chất. Xây dựng các nhiệm vụ, kế hoạch triển khai các phong trào thi đua phù hợp, gắn với các phong trào thi đua do Trung ương phát động và gắn với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Nghị quyết của Tỉnh ủy và Hội đồng nhân dân tỉnh đã đề ra.

19. Sở Ngoại vụ:

- Tiếp tục theo dõi, nắm chắc tình hình triển khai thực hiện các dự án, phi dự án Phi Chính phủ nước ngoài (PCPNN) tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương; Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, lợi thế, các chính sách, dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh ra nước ngoài để kêu gọi thu hút các nhà đầu tư, thu hút nguồn vốn trực tiếp nước ngoài, vốn hỗ trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài... phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Kịp thời tham mưu đề xuất các biện pháp phù hợp để ngày càng đưa các lĩnh vực công tác đối ngoại như tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, quản lý các đoàn vào... đi vào nền nếp, tuân thủ đúng các quy định hiện hành của pháp luật. Đồng thời, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung Thỏa thuận hợp tác mà UBND tỉnh đã ký kết với các đối tác nước ngoài.

- Xây dựng Kế hoạch đón tiếp và làm việc với một số đoàn ngoại giao và khách quốc tế có nhu cầu làm việc với tỉnh trong năm 2023.

- Xây dựng Kế hoạch mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế gắn với thu hút đầu tư, phát triển thương mại, du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo.

20. Thanh tra tỉnh

- Công tác thanh tra: Triển khai thực hiện các cuộc thanh tra đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3934/QĐ-UBND ngày 25/11/2022; đồng thời chủ động triển khai kịp thời các cuộc thanh tra đột xuất do của cấp ủy, chính quyền giao; phấn đấu hoàn thành 100% số thanh tra theo kế hoạch và các thanh tra đột xuất được giao. Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với phương châm “lấy phòng là chính, từ xa, từ sớm, từ cơ sở”. Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan có liên quan nhằm tránh chồng chéo, trùng lắp, nhất là trong hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với các doanh nghiệp. Chú trọng thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng các Kết luận thanh tra.

- Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC cho cán bộ và Nhân dân. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 55/2022/NĐ-CP ngày 25/8/2022 của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC cho lãnh đạo và cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC trên địa bàn toàn tỉnh. Chú trọng chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý về tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Rà soát, giải quyết các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài; chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp, kéo dài đã có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và Chủ tịch UBND tỉnh.

- Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực: Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh ban hành kế hoạch công tác PCTN, tiêu cực năm 2023; theo dõi, nắm tình hình, nâng cao hiệu quả phát hiện tham nhũng qua hoạt động thanh tra, giải quyết tố cáo của công dân; thực hiện kiên quyết các biện pháp thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật. Chú trọng hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho Mặt trận Tổ quốc, các hội, đoàn thể, cơ quan báo chí và Nhân dân giám sát, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về PCTN, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

21. Sở Tư pháp

- Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bản gắn với công tác kiểm soát thủ tục hành chính; thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành pháp luật; tăng cường rà soát, kịp thời phát hiện các vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luật để đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực đấu giá, trọng tài thương mại, quản tài viên, hòa giải thương mại, giám định tư pháp.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện có chất lượng các hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL), chú trọng tăng cường các hoạt động tham gia tố tụng cho người được TGPL. Đảm bảo 100% số người thuộc diện TGPL được thụ hưởng chính sách TGPL khi có yêu cầu trong tất cả các lĩnh vực: Hình sự, Hành chính, Dân sự...

22. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, kế hoạch về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, xây dựng và hoạt động khu vực phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Huy động các nguồn lực xây dựng các tiềm lực trong Khu vực phòng thủ vững mạnh. Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án, kế hoạch đã xác định. Phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra. Tăng cường chức năng quản lý Nhà nước về quốc phòng; thẩm định chặt chẽ về mặt quốc phòng tất cả các dự án kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Lực lượng vũ trang tiếp tục nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, duy trì nghiêm các chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; chủ động, nhạy bén nắm, dự báo sớm, đánh giá đúng tình hình, kịp thời tham mưu xử lý thắng lợi các tình huống, không để bị động, bất ngờ, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện quan trọng, các ngày lễ, Tết và bảo vệ khu vực phòng thủ địa phương.

- Chuẩn bị chu đáo nội dung và các điều kiện có liên quan để tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh năm 2023, công tác giao quân năm 2023.

- Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật chặt chẽ, đúng quy định. Giao nguồn huy động huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên đạt chỉ tiêu kế hoạch giao.

- Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp. Huy động lực lượng dân quân tham gia huấn luyện, diễn tập bắn đạn thật theo kế hoạch, bảo đảm đầy đủ chế độ chính sách cho lực lượng dân quân tự vệ huy động thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

- Lực lượng vũ trang đột phá “Nâng cao chất lượng huấn luyện, diễn tập ở các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”. Theo đó, tổ chức huấn luyện cho các đối tượng đầy đủ thời gian, chương trình quy định; coi trọng huấn luyện đồng bộ, chuyên sâu, lấy thực hành là chính, huấn luyện làm chủ vũ khí trang bị được biên chế, huấn luyện đêm, huấn luyện cơ động, huấn luyện cường độ cao trong mọi điều kiện, sát với từng đối tượng và phương án tác chiến.

23. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh triển khai các chủ trương, biện pháp tăng cường quốc phòng, an ninh, xây dựng nền Biên phòng toàn dân vững mạnh và công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia vùng biển trong tình hình mới. Chủ động triển khai lực lượng bám sát địa bàn, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, các lực lượng liên quan phát hiện và xử lý kịp thời, đúng chủ trương, đối sách các vụ việc vi phạm về an ninh, trật tự, vi phạm quy chế khu vực biên giới biển; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự trong toàn tỉnh. Duy trì nghiêm chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống.

- Chỉ đạo các đơn vị tổ chức các hoạt động, đảm bảo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho bộ đội, các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn phụ trách và kết nghĩa. Chỉ đạo đảm bảo đầy đủ, kịp thời các mặt công tác hậu cần, kỹ thuật trong thực hiện nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, nhất là trực chiến tăng cường bảo vệ các ngày lễ, tết; không để xảy ra cháy nổ, mất an toàn trong tham gia giao thông.

- Hỗ trợ ngư dân ứng phó bão; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về IUU cho nhân dân nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về tác hại của IUU đối với ngành thủy sản Việt Nam. Từ đó, tăng cường phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư triển khai quyết liệt các biện pháp về chống khai thác IUU, tăng cường công tác tuyên truyền, tuần tra, kiểm soát, quản lý tàu cá, xử lý vi phạm trên các vùng biển. Đồng thời, phối hợp với ngành thủy sản các địa phương đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, truy xuất nguồn gốc thủy sản theo chức năng, thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng.

- Kịp thời xây dựng, triển khai luyện tập, thực hiện các văn kiện tác chiến; kế hoạch sử dụng lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh trong tác chiến bảo vệ biên giới, vùng biển, vùng trời; kế hoạch huy động nhân lực, phương tiện tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của nước CHXHCN Việt Nam. Phối hợp, tham gia diễn tập tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... đảm bảo đạt kết quả tốt và đảm bảo an toàn tuyệt đối.

24. Công an tỉnh

- Tập trung triển khai các biện pháp công tác nắm chắc tình hình, huy động lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng vũ trang của tỉnh phát hiện kịp thời, chủ động đấu tranh, ngăn chặn âm mưu, hoạt động phá hoại của các loại đối tượng với mục tiêu cao nhất là không để hình thành tổ chức chính trị đối lập, xảy ra khủng bố, phá hoại, “điểm nóng” về an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn các dự án kinh tế trọng điểm, các sự kiện, hội nghị diễn ra trong năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

- Kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, trật tự; làm tốt công tác nắm tình hình, phân tích, đánh giá và dự báo tình hình. Đặc biệt là tình hình an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh tuyến biển, tuyến núi, an ninh nông thôn, khiếu kiện đông người; những vấn đề có liên quan đến việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh, như: về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, ô nhiễm môi trường... Đồng thời, tham mưu tăng cường công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng trong tình hình mới.

- Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm to lớn của lực lượng CAND đối với Đề án 06; đây là trách nhiệm, vinh dự, đồng thời là cơ hội thể hiện sự cống hiến của lực lượng Công an đối với công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Phải tiếp tục phát huy cao độ giá trị của dữ liệu dân cư và căn cước công dân theo các mục tiêu cụ thể đã được xác định trong Đề án 06, trước mắt là hoàn thành các mục tiêu dã nêu trong Kế hoạch công tác Công an tỉnh năm 2023, tạo nền tảng cho các năm tiếp theo; có giải pháp bảo đảm dữ liệu dân cư “đúng, đủ, sạch, sống” bền vững, lâu dài, gắn với nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú, quản lý địa bàn, quản lý đối tượng phục vụ phòng, chống tội phạm. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong tỉnh, đặc biệt là Sở Thông tin và Truyền thông trong thực hiện Đề án 06; bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống và dữ liệu, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu dân cư thực hiện đề án.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, phòng chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; trước mắt, cần tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch của UBND tỉnh về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Quý Mão 2023; thực hiện quyết liệt việc tổng rà soát, kiểm tra an toàn phòng cháy, chữa cháy; không để xảy ra cháy, nổ nghiêm trọng thời điểm Tết Nguyên đán và các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đầu năm.

- Đối với công tác phòng, chống tội phạm, cần tổ chức thực hiện hiệu quả chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và tiếp tục duy trì khí thế tấn công trong cả năm. Trong đó, lưu ý trong phòng, chống tội phạm, phải chuyển đổi, tư duy, cách nhìn, cần chú trọng công tác phòng ngừa là chính, đây là vấn đề căn cơ, có ý nghĩa sâu sắc, góp phần làm giảm nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm. Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp làm tốt công tác quản lý, giáo dục cảm hóa người lầm lỗi, người vi phạm pháp luật, người sử dụng trái phép chất ma túy,... ở địa phương. Tiếp tục xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với những hình thức và nội dung phù hợp với tình hình, nhiệm vụ mới. Đẩy mạnh nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống tội phạm. Tập trung xây dựng, củng cố Công an xã tổ chức chính quy, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, đảm bảo giải quyết những vấn đề bức xúc ngay từ cơ sở.

- Kịp thời tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị khóa XIII về “Đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thực sự trong sạch vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”. Theo dó, Công an tỉnh phải xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện, phù hợp để triển khai thực hiện Nghị quyết một cách bài bản, chặt chẽ, khoa học và hiệu quả; tăng cường quan hệ gắn bó với các ngành, các cấp, tổ chức, đoàn thể và Nhân dân trong thực thi nhiệm vụ; kết hợp chặt chẽ giữa bảo đảm an ninh, trật tự với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

25. Văn phòng UBND tỉnh:

- Tăng cường theo dõi, đôn đốc các sở, ban, ngành, địa phương; nghiên cứu, chủ động đề xuất các giải pháp trên lĩnh vực theo dõi; tổng hợp các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao các sở, ban, ngành, địa phương để có giải pháp đôn đốc, xử lý theo quy định. Giao Tổ công tác của Chủ tịch UBND tỉnh (do Chánh Văn phòng UBND tỉnh làm tổ trưởng) trên cơ sở các nội dung chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp giao ban tuần, cung cấp thông tin từ các chuyên viên (về nội dung, thời hạn giao việc, số hiệu văn bản...) và thông tin từ cơ quan thông tấn báo chí, người dân và doanh nghiệp; tổng hợp, báo cáo đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện, giải quyết hoặc xử lý đối với những cơ quan, đơn vị để tồn đọng (trễ hạn) nhiệm vụ do cấp trên giao; đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuẩn bị chu đáo nội dung, tài liệu phục vụ các cuộc họp, buổi làm việc của lãnh đạo UBND tỉnh.

- Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra, làm rõ các thông tin phản ánh cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực khi thực hiện thủ tục hành chính để xử lý nghiêm theo quy định.

- Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các chi tiêu liên quan công tác CCHC như: DVCTT, thanh toán trực tuyến, chứng thực điện tử...và gửi văn bản đôn đốc các cơ quan thực hiện hằng tháng. Đồng thời, báo cáo cụ thể cho Chủ tịch UBND tỉnh.

IV. ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG ĐÓNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG

26. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh

- Tăng cường thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả, chú trọng tập trung vốn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; có giải pháp xử lý nợ xấu và hạn chế nợ xấu phát sinh nhằm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn.

- Thường xuyên rà soát, tập hợp các khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về tín dụng; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng; đồng thời, chủ động gặp gỡ các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thống nhất các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn về tín dụng cho các doanh nghiệp.

- Chủ động tham mưu UBND tỉnh về những vấn đề triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn với những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương theo Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

27. Cục Thuế tỉnh

- Xây dựng kịch bản thu NSNN cụ thể theo từng tháng, đồng thời chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc bám sát, rà soát từng chỉ tiêu thu ngân sách đã được HĐND tỉnh giao đầu năm, thường xuyên theo dõi chặt chẽ tiến độ thu trên từng địa bàn, phân tích chuyên sâu, đánh giá, phân loại cụ thể từng sắc thuế, từng ngành, từng lĩnh vực và từng đối tượng để có biện pháp quản lý thu phù hợp. Đẩy mạnh các biện pháp tăng thu ngân sách, nhất là thu thuế công; thương nghiệp - ngoài quốc doanh và các khoản thu khác; kích thích tạo nguồn thu mới; tăng cường công tác quản lý thu và chống thất thu ngân sách nhà nước, đặc biệt là các nguồn thu còn dư địa, dự kiến tăng trưởng trong năm 2023 như: du lịch, xây dựng, khai thác khoáng sản, kinh doanh số, thương mại điện tử,.... Luôn tìm cách đổi mới biện pháp quản lý để đạt hiệu quả cao hơn, hướng đến tiêu chí “thu đúng, thu đủ, thu văn minh”, nuôi dưỡng nguồn thu không phải “tận thu” bằng mọi cách. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy.

- Tiếp tục là “điểm tựa” cho doanh nghiệp, người dân vượt khó: tích cực triển khai kịp thời các chính sách thuế, các gói hỗ trợ của Quốc hội, Chính phủ tới tận tay đối tượng thụ hưởng; xử lý hoàn thuế nhanh chóng, đúng quy định để doanh nghiệp có thêm nguồn vốn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; xác định lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình sức khỏe doanh nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế; hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi, đồng hành giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, cải thiện môi trường kinh doanh, qua đó, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, nuôi dưỡng nguồn thu bền vững cho tương lai.

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, số hóa toàn diện các nghiệp vụ quản lý thuế chuyên ngành và xây dựng cơ sở dữ liệu, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả, ổn định hệ thống; thực hiện tăng cường kết nối, chia sẻ dữ liệu với các sở, ban, ngành để theo dõi, quản lý tất cả các lĩnh vực.

- Tổ chức Hội nghị quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.

28. Cục Thống kê

- Căn cứ 19 chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết HĐND tỉnh ban hành hàng năm, tiếp tục rà soát, nghiên cứu, xây dựng các bảng, biểu số liệu thống kê áp dụng thống nhất cho tất các cơ quan, đơn vị có liên quan; đồng thời, thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn công tác thu thập, nhập số liệu thống kê của các cơ quan, đơn vị có liên quan; trên cơ sở số liệu thu thập chủ động chuyển số liệu theo định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm cho Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ban, ngành, địa phương đề thống nhất, làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho các cuộc họp kinh tế - xã hội định kỳ tháng, quý, các cuộc họp theo chuyên đề của UBND tỉnh.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan xây dựng chỉ tiêu kinh tế - xã hội đến từng cấp xã để thực hiện từ Quý II/2023.

29. Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân tích cực tham gia BHXH, BHYT nhằm đảm bảo thực hiện đạt, vượt chỉ tiêu BHYT được Thủ tướng Chính phủ, HĐND tỉnh giao.

- Phối hợp với ngành lao động - thương binh và xã hội, các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra các vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.

- Rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin về lực lượng lao động thực tế tại địa phương, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan thuế nhằm đảm bảo công tác chống thất thu về thuế.

- Rà soát, cập nhật, phân loại đối tượng tiềm năng chưa tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình theo từng địa bàn để tổ chức tuyên truyền, vận động tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.

30. Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tính

- Phối hợp các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo sinh kế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Trên cơ sở nhu cầu vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, cùng với nguồn vốn cân đối từ Trung ương, phối hợp Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cân đối, bổ sung ngân sách tỉnh ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ cho vay hỗ trợ tạo việc làm trên địa bàn tỉnh theo quy định.

31. Cục Quản lý thị trường tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố nắm chắc tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, đặc biệt trong dịp cuối năm và cao điểm đón Tết Nguyên đán Kỷ Mão - 2023. Tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp, góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình lưu thông hàng hóa, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu... không để xảy ra tình trạng khan hiếm hay đầu cơ, găm hàng trục lợi trái pháp luật

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố nắm chắc tình hình thị trường, giá cả hàng hóa; tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại, công nghiệp, góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển; tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình lưu thông hàng hóa, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu... không để xảy ra tình trạng khan hiếm hay đầu cơ, găm hàng trục lợi trái pháp luật. Làm tốt vai trò Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh. Đồng thời, phối hợp với Sở Công Thương tham gia hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của người dân trên địa bàn tỉnh.

32. Cục Hải quan Bình Định

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa thủ tục hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là các dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động nghiệp vụ nhằm giảm thời gian thông quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh.

- Thường xuyên phân tích đánh giá các yếu tố tác động đến nguồn thu để đưa ra các dự báo và giải pháp phù hợp; nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có hoạt động XNK thường xuyên, kim ngạch XNK lớn có khả năng mang lại nguồn thu cho đơn vị, động viên doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đề xuất các giải pháp quản lý, kiến nghị với các cấp, các ngành cùng phối hợp hỗ trợ, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo các nguồn thu phải được thu đúng, thu đủ; đẩy mạnh tuyên truyền triển khai Chương trình nộp thuế điện tử doanh nghiệp nhờ thu.

- Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, kịp thời đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, ma túy, tiền chất qua biên giới.

33. Kho bạc Nhà nước tỉnh

- Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh, hệ thống ngành ngân hàng và các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết kịp thời các tồn tại vướng mắc, góp phần quan trọng vào việc thực hiện dự toán ngân sách, giúp cho công tác điều hành tài chính ngân sách địa phương ổn định, hiệu quả. Đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện đúng quy định về việc thu hồi vốn tạm ứng, phối hợp với chủ đầu tư thu hồi những khoản tạm ứng tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.

- Hệ thống Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tăng cường kiểm tra, kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách đảm bảo đúng chính sách, chế độ quy định và luôn tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thanh toán vốn đầu tư theo quy định.

V. ĐỐI VỚI CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ:

Cụ thể tại Công văn số 20/UBND-TH ngày 03/01/2023 của UBND tỉnh về việc thông báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 đối với các huyện, thị xã, thành phố.

Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ các chỉ tiêu được giao, nghiên cứu, xây dựng kịch bản thực hiện chi tiết cho cả năm và từng quý, từng tháng để triển khai tại địa bàn đến UBND các xã, phường, thị trấn. Trong đó, các chỉ tiêu theo kịch bản tăng trưởng của các địa phương không thấp hơn chỉ tiêu UBND tỉnh giao và có giải pháp trọng tâm, đột phá để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra; đồng thời, cần lượng hóa chi tiết các chỉ tiêu thành giá trị tuyệt đối như: số lượng, sản phẩm, sản lượng, diện tích, tiền... để UBND cấp xã dễ dàng thực hiện, chuyển đổi, triển khai, cập nhật số liệu thống kê và phân tích.



[1] Doanh nghiệp “ma” với mục đích hoạt động kinh doanh trái phép nhằm trục lợi bất chính, gây ra những hệ lụy xu cho kinh tế xã hội như tình trng lừa đảo đi tác, ký kết hợp đồng không đlừa đảo nhiều doanh nghiệp, lừa đảo tổ chức, cá nhân, lừa đảo người lao động, gây ra tình trng trốn thuế nhà nước.

[2] Coi như nhau, ngang nhau, không phân biệt mức độ hơn kém, cao thấp (cái lẽ ra phải phân biệt).

[3]3 tốt” (an ninh tt, môi trường tốt, quan hệ cộng đồng tốt) và “3 không” (không chặt chém, không giành giật khách, không người ăn xin)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 19/QĐ-UBND về giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và giải pháp chủ yếu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngày 04/01/2023 trên địa bàn tỉnh Bình Định

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.546

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.190.101
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!