UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số: 18/2010/QĐ-UBND
|
Buôn Ma Thuột, ngày
30 tháng 6 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH “QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT ĐỐI VỚI SẢN
PHẨM CÀ PHÊ NHÂN ROBUSTA”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật sở hữu trí tuệ, ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP , ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ, quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở
hữu công nghiệp; và Nghị định số 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ, quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ và quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 19/TTr-KHCN,
ngày 14 tháng 4 năm 2010;
QUYẾT ĐỊNH
Điều
1.
Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý, sử
dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta”.
Điều
2.
Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các
Sở: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội cà phê Buôn Ma
Thuột và các đơn vị liên quan theo dõi và hướng dẫn thực hiện theo đúng Quy chế
này.
Điều
3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở,
ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu
trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Sỹ Thanh
|
QUY CHẾ
QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ BUÔN MA THUỘT ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CÀ PHÊ NHÂN ROBUSTA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2010/QĐ-UBND, ngày 30/6/2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy
định về quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý (CDĐL) Buôn Ma Thuột cho sản phẩm cà
phê nhân Robusta (sau đây gọi tắt là cà phê nhân).
2. Đối tượng áp dụng
a) Quy chế này áp
dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân được cấp quyền sử dụng, các tổ chức quản
lý sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
b) Tổ chức, cá nhân được
cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có thể là các cơ sở cà phê, các tổ chức sản
xuất (công ty, hợp tác xã v.v…); nhà kinh doanh, xuất khẩu; đại lý hợp pháp có
liên quan đến dây chuyền sản xuất kinh doanh cà phê nhân mang chỉ dẫn địa lý cà
phê Buôn Ma Thuột.
c) Tổ chức quản lý
đối với chỉ dẫn địa lý cà phê BMT là tổ chức do cộng đồng cà phê trong vùng địa
danh lập ra một cách hợp pháp, hoạt động vì quyền lợi cộng đồng, theo điều lệ
được các thành viên của tập thể thống nhất, các cơ quan chức năng quản lý Nhà
nước trong tỉnh được uỷ quyền nhằm hỗ trợ các thành viên của cộng đồng đăng ký
sử dụng và tổ chức quản lý, kiểm soát chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
Điều
2. Giải thích từ ngữ
1. Chỉ dẫn địa lý
là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh
thổ hay quốc gia cụ thể (Điều 4, khoản 22 của Luật Sở hữu trí tuệ).
2. Chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ là tên của một vùng, một địa phương, hoặc trong một số trường
hợp đặc biệt, là tên của một quốc gia, được dùng để gắn lên một sản phẩm nông
sản hoặc thực phẩm để mô tả sản phẩm:
- Có nguồn gốc từ
vùng, nơi hoặc quốc gia tương ứng
- Có chất lượng đặc
thù, danh tiếng hoặc tính chất riêng nào đó mà do tính chất đặc thù của nguồn
gốc địa lý tạo nên
- Việc sản xuất, chế
biến được tiến hành trọng phạm vi của vùng địa lý đã được xác định ([1]).
3. Chỉ dẫn địa lý
cà phê Buôn Ma Thuột là dấu hiệu dùng để chỉ dẫn đối với sản phẩm cà phê
nhân Robusta được sản xuất và chế biến trong vùng địa danh Buôn Ma Thuột, có
các điều kiện đặc thù về địa lý tự nhiên và truyền thống sản xuất dẫn đến chất
lượng sản phẩm có những đặc tính khác biệt.
4. Sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột là sản phẩm cà phê nhân Robusta có
nguồn gốc nguyên liệu từ vùng địa danh Buôn Ma Thuột.
5. Đăng ký quyền
sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột là hoạt động nhằm xác lập quyền
được sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột của các tổ chức, cá nhân hội
đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và tuân thủ các quy định tại quy
chế này.
6. Sử dụng chỉ dẫn
địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:
a) Gắn chỉ dẫn địa lý
được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao
dịch trong hoạt động kinh doanh.
b) Lưu thông, quảng
cáo sản phẩm nhằm để bán hoặc lưu giữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được
bảo hộ.
7. Vùng địa danh
tương ứng với chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột là khu vực địa lý có các
điều kiện tự nhiên đặc thù với ranh giới được xác định trên bản đồ, tại đó diễn
ra một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn của quá trình sản xuất cà phê nhân.
8. Hiệp hội cà phê
Buôn Ma Thuột là tổ chức xã hội nghề nghiệp tập hợp và đại diện cho các tổ
chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh cà phê hoạt động trên nguyên tắc tự
nguyện, nhằm phối hợp quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
Điều
3. Hệ thống quản lý chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột
Hệ thống quản lý chỉ
dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột bao gồm Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột và đại
diện các sở, ngành chức năng quản lý Nhà nước được Ủy ban nhân dân tỉnh uỷ
quyền và chịu trách nhiệm cấp và quản lý quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê
Buôn Ma Thuột.
Chương
II
QUY ĐỊNH
VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM CÀ PHÊ MANG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÀ PHÊ
BMT
Điều
4. Các điều kiện sản xuất sản phẩm cà phê nhân mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn
Ma Thuột.
Các tổ chức cá nhân
sản xuất cà phê nhân mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột phải nằm trong
vùng địa danh đã được cấp đăng bạ theo Quyết định số 896/QĐ-SHTT, ngày 14 tháng
10 năm 2005, là các vùng lãnh thổ thuộc các huyện: Cư M’gar, Ea H’leo, Krông
Ana, Cư Kuin[2], Krông Buk, thị xã Buôn
Hồ[3], Krông Năng, Krông Pắk, thành
phố Buôn Ma Thuột (kèm theo bản đồ vùng địa danh) và đáp ứng các điều kiện sau:
1. Điều kiện tự nhiên
đặc thù:
a) Đất trồng cà phê
là đất đỏ bazan;
b) Địa hình: có độ
cao so với mặt biển từ 400- 800m;
c) Biên độ dao động
nhiệt độ ngày và đêm:
- Từ tháng IX đến
tháng X có biên độ nhiệt ngày và đêm từ 11,30C trở lên.
- Từ tháng XI đến XII
có biên độ nhiệt ngày và đêm từ 13,50C trở lên.
2. Điều kiện tự nhiên
liên quan:
a) Tầng dầy lớp đất trên
70cm và độ dốc ít hơn 150;
b) Số giờ nắng trong
năm trung bình là 2.400 – 2.800 giờ;
c) Nhiệt độ trung
bình các tháng trong năm là 24 – 260C;
d) Tổng lượng mưa
trung bình từ tháng V - IX : ≥ 1.000mm;
đ) Tổng lượng mưa
trung bình tháng I: ≤ 15mm;
3. Quy trình sản xuất
chế biến cà phê mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột:
Thực hiện theo Quy
trình kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch và chế biến theo Quyết định số
674/QĐ-UB, ngày 20/4/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
Điều
5. Quy định về các điều kiện kinh doanh sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý cà
phê Buôn Ma Thuột.
Các tổ chức, cá nhân
kinh doanh cà phê nhân mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột phải đáp ứng
các điều kiện sau:
1. Sản phẩm cà phê
nhân được thực hiện toàn bộ các công đoạn chế biến (sơ chế, phơi, sấy, đánh
bóng, phân loại, đóng gói) nằm trong vùng địa danh;
2 Sản phẩm cà phê
nhân được thực hiện một phần các công đoạn chế biến nằm trong vùng địa danh
hoặc chế biến ở ngoài vùng địa danh phải truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu
từ vùng địa danh mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột;
3. Đặc thù chất lượng
sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột phải đảm bảo các đặc tính cơ
bản sau (theo Quyết định số 896/QĐ-SHTT ngày 14 tháng 10 năm 2005 đã đăng bạ):
Đặc tính sản phẩm:
- Màu: Xanh xám, xanh
lục hoặc xám lục nhạt.
- Kích thước hạt: Dài
10 - 11mm, rộng 6 - 7 mm, dày 3 - 4mm.
- Mùi: Khi rang đến
độ chín thích hợp có hương thơm đặc trưng của cà phê.
- Vị nước cà phê đắng
dịu, nhẹ, không chát, (đặc thù).
- Hàm lượng cà phê
in: từ 2,0 đến 2,2 % chất khô (đặc thù).
4. Phân loại chất
lượng cà phê nhân theo Tiêu chuẩn sản phẩm: TCVN 4193-2005.
Chương
III
ĐĂNG KÝ
SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI CÀ PHÊ NHÂN ROBUSTA BUÔN MA THUỘT
Điều
6. Điều kiện để đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
1. Các tổ chức, cá
nhân trong vùng địa danh Buôn Ma Thuột có nhu cầu sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê
Buôn Ma Thuột trong sản xuất, kinh doanh cà phê nhân Robusta phải làm hồ sơ đăng
ký nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 4 (đối với sản xuất) và Điều
5 (đối với kinh doanh) của Quy chế này.
2.
Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột thực hiện việc kiểm tra và xác nhận hồ sơ yêu cầu
cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Điều
7. Hồ sơ đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột
1. Đơn yêu cầu cấp
Giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý theo mẫu (2 bản).
2. Giấy xác nhận đủ
điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột theo quy định tại khoản
1, Điều 6 quy chế này (1 bản).
3. Bản sao giấy tờ sản
xuất, kinh doanh cà phê hợp pháp bao gồm:
a) Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất trồng cà phê đối với các tổ chức, cá
nhân sản xuất cà phê;
b) Giấy phép kinh
doanh đối với các tổ chức, cá nhân chế biến, kinh doanh cà phê;
4. Sơ đồ mô tả phạm
vi lãnh thổ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột trong đó chỉ dẫn địa điểm sản
xuất kinh doanh của người nộp đơn (1 bản);
5. Bản sao Giấy chứng
nhận đăng ký Nhãn hiệu được bảo hộ (nếu có);
6. Giấy uỷ quyền nếu
tổ chức, cá nhân không trực tiếp nộp hồ sơ theo yêu cầu cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
7. Hồ sơ nộp tại Sở
Khoa học và Công nghệ - là cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
Điều
8. Cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột
1. Thủ tục xem xét
đơn:
a) Trong vòng 07 ngày
làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ xem xét hồ sơ nếu đáp ứng đầy đủ các điều
kiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7 của Quy chế này sẽ thông báo hồ sơ hợp lệ
để tiến hành làm thủ tục cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn
Ma Thuột cho tổ chức hoặc cá nhân nộp đơn đăng ký.
b) Nếu chưa đạt yêu
cầu, sẽ thông báo sửa đổi bổ sung đơn; các tổ chức, cá nhân trong vòng 20 ngày
làm việc phải bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ; nếu quá thời gian trên thì từ chối chấp
nhận hồ sơ.
2. Cấp giấy chứng
nhận:
Trong vòng 15 ngày
làm việc, kể từ ngày có thông báo hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ ra
quyết định cấp “Giấy chứng nhận” quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá
nhân nộp đơn.
3.
Nội dung cấp Giấy chứng nhận theo mẫu kèm theo Quy chế.
Điều
9. Sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột:
1. Mỗi tổ chức, cá
nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột
sẽ được hướng dẫn đăng ký để cấp một mã số, mã vạch riêng và được gắn kèm theo
dấu hiệu chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột lên bao bì, dụng cụ chứa sản phẩm
cà phê đảm bảo chất lượng, có xuất xứ từ vùng địa danh Buôn Ma Thuột hoặc sử
dụng trên các hợp đồng giao dịch và tài liệu quảng bá kinh doanh;
2. Được in ấn trên
bao bì sản phẩm, giấy tờ, giao dịch kinh doanh trong và ngoài nước, bảng hiệu ở
trụ sở, quảng cáo pa nô, áp phích theo quy định của pháp luật; được đăng ký ra
nước ngoài theo các hiệp định quốc tế đối với sản phẩm cà phê nhân Robusta mang
chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột;
3. Chỉ dẫn địa lý cà
phê Buôn Ma Thuột được sử dụng đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng sản phẩm
và không được chuyển giao cho bất kỳ cá nhân, tổ chức khác chưa được quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột;
4. Sản phẩm cà phê có
dấu hiệu xác nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột phải có hồ sơ lưu
được gắn mã số, mã vạch để theo dõi quản lý và có thể truy xuất được nguồn gốc
khi cần thiết;
5.
Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là 5 năm.
Điều
10. Thu hồi và cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý
1. Thu hồi quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý
Nếu tổ chức hoặc cá
nhân nào vi phạm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột theo quy
định Điều 21, Chương VI sẽ bị đình chỉ hiệu lực hoặc thu hồi giấy chứng nhận
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột
2. Cấp lại quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý
Tổ chức, cá nhân bị
thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, sau
khi khắc phục các điểm vi phạm, có thể làm hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột. Hiệp hội cà phê Buôn Ma
Thuột là tổ chức kiểm tra và xác nhận hồ sơ đủ điều kiện. Hồ sơ xin cấp lại
theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
Điều
11. Trách nhiệm và nghĩa vụ của người được cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn
địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
1. Tổ chức, cá nhân được
cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột có trách
nhiệm:
a) Sử dụng chỉ dẫn
địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đúng danh mục được cấp quyền sử dụng
b) Đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu riêng để gắn dấu hiệu chỉ dẫn địa lý lên sản phẩm cà phê đã được đăng
ký bảo hộ nhãn hiệu.
d) Bảo vệ lợi ích hợp
pháp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được chứng nhận;
đ) Được hưởng ưu đãi
về giá cả từ uy tín, chất lượng và sự nổi tiếng của sản phẩm mang lại.
2. Tổ chức, cá nhân được
cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột có nghĩa vụ:
a) Bảo đảm chất lượng
đặc thù của sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột.
b) Bảo đảm truy
nguyên được nguồn gốc sản phẩm; quy trình sản xuất, chế biến theo tiêu chuẩn đã
được đăng ký cấp đăng bạ chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
c) Thực hiện các yêu
cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan Nhà nước, tổ chức Hiệp hội cà phê Buôn
Ma Thuột thực hiện việc kiểm tra, giám sát phân định chất lượng sản phẩm cà phê
nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột khi cần thiết.
d) Đóng phí và lệ phí
theo quy định; áp dụng Thông tư số 22/2009/TT-BTC , ngày 04 tháng 02 năm 2009
của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ
phí sở hữu công nghiệp.
Điều
12. Quyền lợi của người được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma
Thuột
1. Được cung cấp
thông tin cập nhật về thị trường cà phê trong nước và thế giới về các dạng cà
phê đặc thù (cà phê có chỉ dẫn địa lý; cà phê hữu cơ; cà phê sinh thái; cà phê
có chứng nhận hoặc kiểm tra…);
2. Được ưu tiên tham
gia vào các đoàn khảo sát trong và ngoài nước các sản phẩm cà phê đặc thù có
danh tiếng để học tập kinh nghiệm sản suất và kinh doanh cà phê có chỉ dẫn địa
lý; các cà phê có chứng nhận hoặc kiểm tra;
3. Khuyến khích các
tổ chức, cá nhân có tham gia vào các chương trình sản phẩm cà phê có chứng nhận
(hữu cơ, thương mại công bằng, UTZ certified, cà phê có kiểm tra (4c)) hoặc đã
đăng ký bảo hộ nhãn hiệu riêng ở trong vùng địa danh, được ưu tiên cấp quyền sử
dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột;
4. Được bảo vệ lợi
ích hợp pháp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được chứng nhận; yêu cầu các cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền buộc tổ chức, cá nhân khác chấm dứt hành vi vi phạm do sử
dụng bất hợp pháp chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột, làm tổn hại đến uy tín
chất lượng và thiệt hại về kinh tế đối với chủ thể được cấp quyền sử dụng chỉ
dẫn địa lý;
5. Được hưởng ưu đãi
về giá cả từ uy tín chất lượng và chia xẽ lợi ích từ hiệu quả kinh doanh sản
phẩm cà phê có chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột đem lại;
6. Được ưu tiên kết
nạp làm hội viên của Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột.
Chương
IV
QUẢN LÝ
SỬ DỤNG CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT
Mục
I: QUẢN LÝ BÊN TRONG (NỘI BỘ)
Điều
13.
Quản lý bên trong (nội bộ) chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma
Thuột là việc kiểm soát quá trình canh tác và chế biến cà phê theo quy trình đã
ban hành và giám sát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân đã được
cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Điều
14. Nội dung của công tác quản lý bên trong (nội bộ)
1. Quản lý hiện trạng
canh tác cà phê trong vùng địa danh Buôn Ma Thuột; lập kế hoạch khoanh vùng,
thống kê xây dựng cơ sở dữ liệu về cà phê đến các tổ chức và hộ sản xuất cà phê
trong vùng địa danh để có các biện pháp giám sát phù hợp.
2.
Hướng dẫn lập sổ theo dõi canh tác vườn cây; kiểm tra và xác nhận quy trình
canh tác cà phê đối với các tổ chức và cá nhân trong vùng địa danh có nhu cầu cấp
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
3 Khuyến cáo các giải
pháp công nghệ, kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê
nhân thông qua các công đoạn thu hoạch, chế biến và phân loại sản phẩm;
4. Cung cấp thông
tin, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho các hộ nông dân, tổ chức tập thể, chuyển giao
các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và chế biến sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn
địa lý cà phê Buôn Ma Thuột;
5. Hướng dẫn áp dụng
tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm cà phê nhân đảm bảo theo quy định của Nhà nước
hoặc tiêu chuẩn phù hợp theo yêu cầu của khách hàng và thị trường nhằm tạo kênh
thị trường đặc thù mang tính cạnh tranh của sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý
Buôn Ma Thuột;
6.
Xác nhận hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà
phê Buôn Ma Thuột.
7. Giám sát việc tuân
thủ các quy định của pháp luật về việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma
Thuột. Yêu cầu xử lý các hành vi vi phạm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đối với
các tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền;
8. Xây dựng, tổ chức
hệ thống thương mại nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của sản phẩm cà phê mang
chỉ dẫn địa lý.
Điều
15. Trách nhiệm quản lý nội bộ đối với chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột
Hiệp hội cà phê Buôn
Ma Thuột có trách nhiệm tổ chức quản lý bên trong (nội bộ) việc sử dụng chỉ dẫn
địa lý cà phê Buôn Ma Thuột nhằm thực hiện đầy đủ các khoản tại Điều 14.
Điều
16.
Ban chấp hành của Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột trong
phạm vi trách nhiệm quản lý nội bộ của mình, có trách nhiệm lập kế hoạch, đề
xuất với các cơ quan Nhà nước hỗ trợ giải quyết các vấn đề có liên quan đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất khẩu cà phê mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn
Ma Thuột.
Mục
II: QUẢN LÝ BÊN NGOÀI SẢN PHẨM CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT
Điều
17.
Quản lý bên ngoài sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn
Ma Thuột là việc giám sát, thanh tra, kiểm tra chất lượng, số lượng sản phẩm cà
phê nhân mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột, đồng thời kiểm tra việc thực hiện
các quy trình từ khâu canh tác, thu hoạch, chế biến của sản phẩm cà phê nhân
mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột.
Điều
18.
Tổ chức quản lý bên ngoài chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma
Thuột bao gồm đại diện các sở, ngành chức năng quản lý nhà nước, phối hợp với
Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột cùng các ngành chức năng khác trên địa bàn trong
tỉnh để tham gia giám sát chất lượng sản phẩm và xử lý tranh chấp, vi phạm
quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Giao cho sở Khoa học và công nghệ chủ trì phối
hợp các sở, ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công Thương; Hải
quan thành lập một tổ chức liên ngành để thực hiện việc quản lý chỉ dẫn địa lý
cà phê Buôn Ma Thuột.
Điều
19. Trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước đối với sản phẩm
cà phê nhân mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột
1. Sở Khoa học và
Công nghệ là cơ quan quản lý về sở hữu công nghiệp tại địa phương:
a) Được Ủy ban nhân
dân tỉnh uỷ quyền giao quản lý, cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà
phê Buôn Ma Thuột cho các tổ chức và cá nhân đủ điều kiện;
b) Tuyên truyền phổ
biến các quy định của pháp luật về chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh cà phê trong vùng địa danh;
c) Phối hợp với các
ngành tổ chức hướng dẫn, tập huấn đào tạo cán bộ của Hiệp hội có đủ trình độ
năng lực làm công tác quản lý kiểm soát và giám sát bên trong (nội bộ) quá
trình sản xuất, kinh doanh, sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột;
d) Giám sát, kiểm tra
việc áp dụng tiêu chuẩn sản phẩm và chất lượng sản phẩm cà phê nhân theo quy
định;
đ) Thanh tra, kiểm
tra xử lý các hành vi vi phạm về chỉ dẫn địa lý, giải quyết các khiếu tố, khiếu
nại về chỉ dẫn địa lý thuộc thẩm quyền;
e) Chủ trì phối hợp
với các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở Công Thương thành lập tổ
liên ngành kiểm tra định kỳ và đột xuất việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đối với các
tổ chức và cá nhân được trao quyền nhằm đảm bảo việc tuân thủ các quy định của
pháp luật và các quy định tại quy chế này;
g) Thu phí và lệ phí
cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột theo quy định;
2. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn:
a) Là cơ quan đầu mối
phối hợp với các viện, trường nghiên cứu và đào tạo chuyên ngành về cà phê giúp
Hiệp hội cà phê Buôn Ma Thuột và các tổ chức, cá nhân trong vùng địa danh áp
dụng các quy trình kỹ thuật về canh tác, thu hoạch, chế biến cà phê theo quy
trình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kèm theo quyết định đăng bạ. (Quyết
định số 674/QĐ-UB, ngày 20 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về Tiêu
chuẩn cơ sở “Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê vối”);
b) Giám sát chất
lượng sản phẩm cà phê nhân mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột từ khâu chăm sóc,
thu hoạch, chế biến và bảo quản bảo đảm chất lượng luôn ổn định ;
c) Xác định bổ sung
vùng địa danh trồng cà phê có các điều kiện địa lý đặc thù giống với cà phê Buôn
Ma Thuột, đề nghị bổ sung vào vùng đủ điều kiện mang chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn
Ma Thuột;
d) Đề xuất việc sắp
xếp lại các tổ chức sản xuất cà phê của hộ sản xuất cà phê trong vùng địa danh,
hình thành các tổ chức sản xuất phù hợp để đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý cà
phê Buôn Ma Thuột;
đ) Phối hợp xử lý
việc vi phạm quy trình canh tác dẫn đến sản phẩm kém chất lượng, không an toàn
vệ sinh thực phẩm và yêu cầu việc xử lý.
3. Sở Công Thương:
a) Cung cấp thông tin
công nghệ về chế biến phân loại sản phẩm cà phê trong vùng địa danh cà phê Buôn
Ma Thuột;
b) Cung cấp thông tin
về thị trường, ngành hàng khả năng cạnh tranh của sản phẩm cà phê trong nước và
quốc tế trong đó có sản phẩm đặc thù chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột;
c) Tổ chức xúc tiến
thương mại sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột quảng bá hình ảnh
sản phẩm cà phê chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột trong và ngoài nước;
d) Đưa lên sàn giao
dịch cà phê sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột;
đ) Phối hợp thanh,
kiểm tra quy trình sản xuất trong chế biến, phân loại chất lượng sản phẩm cà
phê Buôn Ma Thuột, ghi nhãn sản phẩm, dấu hiệu chỉ dẫn địa lý trên bao bì sản
phẩm, có các biện pháp xử lý vi phạm, xử phạt hành chính đối với các tổ chức,
cá nhân làm giả sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột.
Chương
V
KINH PHÍ
CHO HOẠT ĐỘNG
Điều
20. Kinh phí cho hoạt động quản lý sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột
1. Để hỗ trợ cho các cơ
quan quản lý Nhà nước thực hiện các chức năng quản lý sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý cà phê Buôn Ma Thuột, hằng năm Nhà nước sẽ phân bổ nguồn kinh phí thuộc ngân
sách để đảm bảo cho hoạt động và phục vụ công tác quản lý.
2. Kinh phí ngân sách
Nhà nước hỗ trợ một phần giúp Hiệp hội cà phê thực hiện việc kiểm tra, giám sát
bên trong nội bộ sản phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột và triển
khai một số chương trình tiếp thị, xúc tiến thương mại, giới thiệu và quảng bá sản
phẩm cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột.
3. Việc sử dụng kinh
phí theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.
Chương
VI
XỬ LÝ VI
PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Điều
21. Thu hồi quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đã được cấp
Tổ chức, cá nhân được
cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột sẽ bị thu hồi
giấy chứng nhận được cấp nếu vi phạm một trong các trường hợp sau đây :
a) Nếu 03 lần liên
tiếp không đảm bảo yêu cầu về chất lượng quy định, Hiệp hội đã kiến nghị và
không có hướng khắc phục nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê nhân;
b) Sử dụng không
đúng mục đích hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được cấp cho tổ
chức, cá nhân khác không hợp pháp sẽ bị thu hồi Giấy xác nhận quyền sử dụng chỉ
dẫn địa lý, sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu
hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột đã cấp;
Điều
22. Xử lý hành vi xâm phạm quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột
1.Việc xử lý vi phạm
đối với chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột được áp dụng theo các Điều 199 và
200, Phần thứ năm, Chương XVI - Luật Sở hữu trí tuệ.
2.Giải quyết tranh
chấp
a) Mọi tranh chấp
giữa tổ chức Hiệp hội với mọi tổ chức, cá nhân sử dụng chỉ dẫn địa lý cà phê
Buôn Ma Thuột được giải quyết bằng thoả thuận cả 2 bên. Nếu không thoả thuận
được thì tổ chức, cá nhân có quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp
luật.
b) Các cơ quan chức
năng quản lý Nhà nước nếu vi phạm các quy định của quy chế này cũng sẽ bị xử lý
theo các quy định của pháp luật.
Chương
VII
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều
23. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực
hiện quy chế, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh
về Ủy ban nhân dân tỉnh để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp./.
FILE
ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|