Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 178/1999/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 30/08/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 178/1999/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 1999

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 178/1999/QĐ-TTG NGÀY 30 THÁNG 8 NĂM 1999 BAN HÀNH QUY CHẾ GHI NHÃN HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRONG NƯỚC VÀ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 6 (sáu) tháng kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

QUY CHẾ

GHI NHÃN HÀNG HÓA LƯU THÔNG TRONG NƯỚC VÀ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 8 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ)

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.

1. Quy chế này quy định việc ghi nhãn đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước và để xuất khẩu; hàng hóa sản xuất tại nước ngoài được nhập khẩu để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.

2. Hàng hóa là thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, nhu yếu phẩm không có bao gói sẵn được bán trực tiếp cho người tiêu dùng; đồ ăn, đồ uống có bao gói sẵn và có giá trị tiêu dùng trong 24 giờ, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng.

Đối tượng áp dụng của Quy chế này là các tổ chức, cá nhân, thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam để lưu thông trong nước, để xuất khẩu; tổ chức, cá nhân, thương nhân nhập khẩu hàng hóa để bán tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ.

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, in nổi trực tiếp hoặc được dán, đính, cài, chắc chắn trên hàng hóa hoặc bao bì để thể hiện các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa đó.

2. Bao bì thương phẩm là bao bì gắn trực tiếp vào hàng hóa và được bán cùng với hàng hóa cho người tiêu dùng, gồm bao bì chứa đựng, bao bì ngoài:

a) Bao bì chứa đựng là bao bì trực tiếp chứa đựng hàng hóa, tạo ra hình, khối cho hàng hóa, hoặc bọc kín theo hình, khối của hàng hóa.

b) Bao bì ngoài là bao bì dùng chứa đựng một, hoặc một số bao bì chứa đựng hàng hóa.

3. Bao bì không có tính chất thương phẩm là bao bì không bán lẻ cùng với hàng hóa, gồm nhiều loại được dùng trong vận chuyển, bảo quản hàng hóa trên các phương tiện vận tải hoặc trong các kho tàng.

4. Ghi nhãn hàng hóa là việc ghi các thông tin cần thiết, chủ yếu về hàng hóa lên nhãn hàng hóa nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cơ bản để nhận biết hàng hóa, làm căn cứ để người mua quyết định việc lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng hàng hóa, các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra giám sát.

5. Nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa là phần bao gồm những thông tin quan trọng nhất về hàng hóa phải ghi trên nhãn hàng hóa.

6. Nội dung không bắt buộc của nhãn hàng hóa là phần bao gồm những thông tin khác, ngoài nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa.

7. Phần chính của nhãn (Principal Display Panel: PDP) là một phần ghi các nội dung bắt buộc của nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhìn thấy dễ dàng và rõ nhất trong điều kiện bầy hàng bình thường được thiết kế tùy thuộc vào kích thước thực tế của bao bì trực tiếp chứa đựng hàng hóa, không được nằm ở phần đáy bao bì.

8. Phần thông tin là phần tiếp nối ở phía bên phải phần chính của nhãn, ghi các nội dung không bắt buộc của nhãn hàng hóa, hoặc một số nội dung bắt buộc trong trường hợp phần chính của nhãn không đủ chỗ để ghi các nội dung bắt buộc đó.

Điều 4. Yêu cầu cơ bản của nhãn hàng hóa.

Tất cả các chữ viết, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu, ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng, đúng với thực chất của hàng hóa, không được ghi mập mờ, gây ra sự nhầm lẫn với nhãn hàng hóa khác.

Điều 5. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa.

1. Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước phải được viết bằng tiếng Việt Nam, tùy theo yêu cầu của từng loại hàng hóa có thể viết thêm bằng tiếng nước ngoài nhưng kích thước phải nhỏ hơn.

2. Nhãn hàng hóa xuất khẩu, có thể viết bằng ngôn ngữ của nước, vùng nhập khẩu hàng hóa đó nếu có thỏa thuận trong hợp đồng mua, bán hàng hóa.

3. Đối với hàng hóa nhập khẩu để lưu thông, tiêu thụ ở thị trường Việt Nam thì ngôn ngữ trình bầy trên nhãn hàng hóa được áp dụng một trong các cách thức sau đây:

a) Khi ký kết hợp đồng nhập khẩu, thương nhân cần yêu cầu để phía cung cấp hàng chấp thuận ghi trên phần nhãn nguyên gốc các thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt Nam.

b) Trường hợp không thỏa thuận được như nội dung điểm a khoản 3 Điều này thì thương nhân nhập khẩu hàng hóa phải làm nhãn phụ ghi những thông tin thuộc nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt Nam đính kèm theo nhãn nguyên gốc bằng tiếng nước ngoài của hàng hóa đó trước khi đưa ra bán hoặc lưu thông ở thị trường.

Chương 2

MỤC 1. NỘI DUNG BẮT BUỘC

Điều 6. Tên hàng hóa.

1. Tên hàng hóa là tên gọi cụ thể của hàng hóa, là tên đã được sử dụng trong tiêu chuẩn Việt Nam của hàng hóa đó. Chữ viết tên hàng hóa có chiều cao không nhỏ hơn một nửa (1/2) chữ cao nhất có mặt trên nhãn hàng hóa.

2. Trường hợp hàng hóa chưa có tên trong tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) thì tên của hàng hóa được lấy từ tên ghi trong tiêu chuẩn Quốc tế mà Việt Nam đã công bố áp dụng.

3. Trường hợp hàng hóa không có tên quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì dùng tên hàng hóa kèm theo danh mã trong bảng phân loại hàng hóa H.S (Harmonized commodity description and Coding System) Quốc tế mà Việt Nam đã công bố áp dụng.

4. Trường hợp hàng hóa không có tên quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này thì được dùng tên mô tả cụ thể hoặc nói rõ công dụng của hàng hóa.

Điều 7. Tên và địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.

1. Nếu hàng hóa được sản xuất hoàn chỉnh tại một cơ sở sản xuất, tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa là tên cơ sở sản xuất, với dòng chữ ghi trên nhãn hàng hóa là:

Sản xuất tại ...................... hoặc sản phẩm của .................

2. Nếu hàng hóa được lắp ráp từ các chi tiết, phụ tùng do từ nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa là tên cơ sở lắp ráp thành phẩm, với dòng chữ ghi trên nhãn hàng hóa là: cơ sở lắp ráp...................... hoặc lắp ráp tại.............

3. Nếu hàng hóa là hàng nhập khẩu hoặc hàng thuộc đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài, thì tên thương nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa là tên thương nhân nhập khẩu hoặc tên thương nhân đại lý bán hàng, với dòng chữ: thương nhân nhập khẩu.......... hoặc thương nhân đại lý................

4. Địa chỉ gồm có: số nhà, đường phố (thôn, xóm), phường (xã), quận (huyện, thị xã), thành phố (tỉnh).

Điều 8. Định lượng của hàng hóa.

1. Định lượng của hàng hóa là số lượng (số đếm) hoặc khối lượng tịnh; thể tích, kích thước thực của hàng hóa có trong bao bì thương phẩm.

2. Đơn vị đo lường dùng để thể hiện định lượng hàng hóa là đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam, theo hệ đơn vị đo lường Quốc tế (S.I).

Nếu dùng hệ đơn vị đo lường khác thì phải ghi cả số quy đổi sang hệ đơn vị đo lường (S.I), trừ hàng hóa đặc biệt như màn hình máy thu hình (TV), dầu khoáng nguyên khai v.v...

3. Kích thước và chữ số để ghi định lượng trên nhãn hàng hóa được thiết kế theo diện tích phần chính của nhãn (PDP).

4. Vị trí để ghi định lượng nằm ở phía dưới của phần chính của nhãn (PDP) với diện tích chiếm 30% diện tích của nhãn (PDP) và chiều cao khoảng 1/3 chiều cao của nhãn (PDP).

5. Chữ và số ghi định lượng theo dòng song song với đáy bao bì.

Điều 9. Thành phần cấu tạo.

1. Hàng hóa là thực phẩm đóng gói sẵn, đồ uống, mỹ phẩm có cấu tạo từ hai thành phần trở lên thì phải ghi thành phần cấu tạo trên nhãn hàng hóa.

2. Hàng hóa khác có cấu tạo từ hai thành phần trở lên thì phải ghi thành phần cấu tạo quyết định giá trị sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa.

3. Thành phần cấu tạo được ghi theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng hoặc tỷ khối (% khối lượng) của mỗi thành phần cấu tạo hàng hóa, với dòng chữ viết là: thành phần......................... hoặc thành phần cấu tạo:........

4. Đối với hàng hóa có quy định về yêu cầu bảo đảm an toàn đối với người, với môi trường khi sử dụng, nếu thành phần cấu tạo là thành phần phức hợp gồm từ hai chất trở lên, thì ghi tên thành phần phức hợp đó cùng với tên các chất tạo nên thành phần phức hợp đó, theo thứ tự từ cao xuống thấp về khối lượng hoặc tỷ khối (% khối lượng) của các chất đó.

5. Những thành phần hoặc chất trong thành phần phức hợp thuộc loại đặc biệt: đã chiếu xạ, đã áp dụng kỹ thuật biến gen hoặc chất bảo quản,... đã quy định liều lượng sử dụng hoặc được xếp trong danh sách gây kích ứng, độc hại... phải được ghi trên nhãn hàng hóa theo các quy định Quốc tế mà Việt Nam công bố áp dụng.

Điều 10. Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.

Những chỉ tiêu chất lượng chủ yếu quyết định giá trị sử dụng và chỉ tiêu an toàn đối với người, với môi trường khi sử dụng phải được ghi trên nhãn hàng hóa.

Điều 11. Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản.

1. Đối với những hàng hóa mà trong hướng dẫn chi tiết của các Bộ quản lý ngành nói tại khoản 2 Điều 19 Quy chế này có quy định phải ghi ngày sản xuất thì trên nhãn hàng hóa phải ghi ngày sản xuất. Ngày sản xuất là số chỉ ngày, tháng, năm hoàn thành sản xuất hàng hóa đó.

2. Tùy theo tính chất, yêu cầu hướng dẫn sử dụng và quản lý của từng nhóm, loại hàng hóa cụ thể, phải ghi một trong các thời hạn sau đây trên nhãn hàng hóa:

a) Với các nhóm, loại hàng hóa là thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm phải ghi thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng là số chỉ ngày, tháng, năm mà quá mốc thời gian đó, hàng hóa không được phép lưu thông và không được sử dụng.

b) Với các nhóm, loại hàng hóa cần đảm bảo an toàn chất lượng trong bảo quản dự trữ phải ghi thời hạn bảo quản trên nhãn hàng hóa. Thời hạn bảo quản là số chỉ ngày, tháng, năm có thể lưu giữ hàng hóa trong kho bảo quản mà quá mốc thời gian đó hàng hóa có thể bị biến đổi xấu về chất lượng trước khi hàng hóa đó được đưa ra tiêu thụ.

3. Cách ghi ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản:

a) Ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch.

b) Số chỉ ngày: gồm hai con số;

Số chỉ tháng: gồm hai con số hoặc tên tháng bằng chữ;

Số chỉ năm: gồm hai con số cuối của năm.

Điều 12. Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng.

1. Trên nhãn hàng hóa phải ghi hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo nguy hại có thể xẩy ra nếu sử dụng hàng hóa không đúng cách thức và cách xử lý sự cố nguy hại xẩy ra.

2. Trường hợp nhãn hàng hóa không đủ diện tích để ghi các hướng dẫn nói trên thì phải ghi các nội dung đó vào một tài liệu kèm theo hàng hóa để cung cấp cho người mua hàng.

Điều 13. Xuất xứ của hàng hóa.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trên nhãn hàng hóa phải ghi tên nước xuất xứ.

MỤC 2: NỘI DUNG KHÔNG BẮT BUỘC

Chương 3

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GHI NHÃN HÀNG HÓA

Điều 15. Nội dung quản lý Nhà nước về ghi nhãn hàng hóa.

1. Xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa;

2. Giám sát, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa;

3. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm quy phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

Điều 16. Cơ quan quản lý Nhà nước về ghi nhãn hàng hóa.

1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thực hiện việc quản lý Nhà nước về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về Thương mại trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Chương 4

HÀNH VI VI PHẠM

Điều 17. Các hành vi vi phạm pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.

1. Lưu thông hàng hóa không có nhãn hàng hóa theo quy định.

2. Nhãn hàng hóa có những nội dung thông tin bằng hình ảnh, hình vẽ hoặc chữ viết không đúng với bản chất thực của hàng hóa đó.

3. Nhãn hàng hóa không rõ ràng, mờ nhạt đến mức mắt thường không đọc được nội dung ghi trên nhãn.

4. Nhãn hàng hóa không có đủ các nội dung bắt buộc theo quy định.

5. Nội dung trình bày trên nhãn hàng hóa không đúng kích thước vị trí, cách ghi và ngôn ngữ.

6. Nội dung ghi trên nhãn hàng hóa bị tẩy xóa, sửa đổi.

7. Thay nhãn hàng hóa nhằm mục đích lừa dối người tiêu dùng.

8. Sử dụng nhãn hàng hóa đã được pháp luật bảo hộ mà không được sự chấp thuận của chủ sở hữu.

9. Nhãn hàng hóa trùng với nhãn hàng hóa cùng loại của thương nhân khác đã được pháp luật bảo hộ.

Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm bất kỳ nội dung nào nói trên đều phải bị xử lý theo đúng quy định của Pháp luật.

Điều 18. Hình thức và thẩm quyền xử lý vi phạm.

Hình thức xử lý vi phạm và thẩm quyền xử lý vi phạm về ghi nhãn hàng hóa được thực hiện theo quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

Chương 5

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 178/1999/QD-TTg

Hanoi, August 30, 1999

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON THE LABELING OF GOODS TO BE CIRCULATED IN THE COUNTRY AND EXPORT AS WELL AS IMPORT GOODS

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Commercial Law of May 10, 1997;
At the proposal of the Minister of Trade,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Regulation on the labeling of goods to be circulated in the country and export as well as import goods.

Article 2.- This Decision takes effect 6 (six) months after its signing. The previous stipulations which are contrary to this Decision are now annulled.

Article 3.- The Minister of Trade shall have to guide the implementation of this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

THE REGULATION

ON THE LABELING OF GOODS TO BE CIRCULATED IN THE COUNTRY AND EXPORT AS WELL AS IMPORT GOODS
(Issued together with Decision No.178/1999/QD-TTg of August 30, 1999 of the Prime Minister)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Goods being processed foodstuffs, raw and fresh foodstuffs, essential commodities and necessities which are not ready-packed and sold directly to consumers; foods and drinks which are ready-packed and have a consumption value within 24 hours, shall not be governed by this Regulation.

Article 2.- Application objects

Subject to this Regulation are organizations, individuals and merchants that produce and/or trade in goods made in Vietnam for domestic circulation and/or for export; as well as organizations, individuals and merchants that import goods for sale in Vietnam.

Article 3.- Interpretation of terms

In this Regulation, the following terms shall be construed as follows:

1. Goods labels are inscriptions, prints, drawings, images or signs which are imprinted or embossed directly or affixed, stuck or pinned firmly on goods or their packings to display necessary and principal information about such goods.

2. Merchandise packings are those directly attached to goods and sold together with such goods to consumers, including holding packings and exterior packings:

a/ Holding packings are those directly holding goods, forming shapes and figures of goods, or tightly covering goods to their shapes and figures.

b/ Exterior packings are those used to contain one or several goods holding packings.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Goods labeling is the inscription of necessary and principal information about goods on their labels in order to provide consumers with basic information to identify goods and serve as basis for purchasers to decide the selection, consumption and use of such goods, and for functional bodies to effect the inspection and supervision.

5. Compulsory content of goods labels is the part containing the most important information about goods that must be inscribed on the goods labels.

6. Non-compulsory content of goods labels is the part containing other information other than the content compulsorily inscribed on the goods labels.

7. Principal display panel (PDP) is a part on which the compulsory contents of goods labels are inscribed, which can be easily and clearly spotted by the consumers in normal goods display conditions, and designed according to the actual size of the packing directly holding goods, and must not be laid out on the packings bottom part.

8. Information part is the part laying to the right of the principal display panel, on which the non-compulsory contents of goods label or some compulsory contents in cases where the principal display panel is not large enough to contain such compulsory contents, are inscribed.

Article 4.- Basic requirements of goods labels

All letters, numerals, drawings, images, signs and/or marks put on goods labels must be clear and true to the real properties of goods. They must not be ambiguously inscribed, thus causing mistakes for other goods labels.

Article 5.- Languages used to display goods labels

1. Labels of goods to be circulated in the country must be inscribed in Vietnamese, but depending on the requirements of each kind of goods, they may be inscribed in foreign language(s) but in smaller sizes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. For goods imported for circulation and sale on the Vietnamese market, the language(s) on such goods labels shall be displayed by one of the following methods:

a/ When signing the import contract, the merchant shall request the goods supplier to agree on the inscription on the original label of the compulsory contents information in Vietnamese.

b/ In cases where the agreement defined at Point a, Clause 3 of this Article cannot be reached, the goods importing merchant shall have to make an auxiliary label inscribing the compulsory contents information in Vietnamese and stick it together with the foreign-language original label of such goods, before such goods are put on sale or circulated on the market.

Chapter II

INSCRIBING CONTENTS OF GOODS LABELS

Section I. COMPULSORY CONTENTS

Article 6.- Goods appellations

1. Goods appellations are particular names of goods or names already used in the Vietnamese standards of such goods. The names of goods shall be inscribed in letters of a height not shorter than half (1/2) of the highest letter on the goods label.

2. In cases where a goods item has not had its name specified in the Vietnamese standards (the VS), its name shall be the one specified in the International Standards publicized for application by Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. In cases where a goods item has no name specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, such goods item shall be entitled to use a name concretely describing or clearly stating its utility.

Article 7.- Names and addresses of merchants responsible for goods

1. In cases where a goods item is completely produced at a production establishment, the name of the merchant responsible for such goods shall be the name of such production establishment, with the following inscription on the goods label:

Manufactured at.....................or produce of......................

2. In cases where a goods item is assembled from components and spare parts produced by different production establishments, the name of the merchant responsible for such goods shall be the name of the establishment that assembles finished products, with the following inscription on the goods label:

Assembly establishment:............................ or assembled at.............................

3. In cases of imported goods or goods sold by sale agents for foreign merchants, the name of the merchant responsible for such goods shall be the name of the importing merchant or the merchant acting as the sale agent, with the following inscription on the goods label:

Importing merchant:.......................................or agency merchant..........................

4. Each address shall comprise: house number, street (village, hamlet), ward (commune), urban district (rural district, provincial town), city (province).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Quantity of goods is the actual number (counting number) or net weight, volume or measures of goods contained in merchandise packing.

2. Measuring units used to denote the quantity of goods are the lawful measuring units of Vietnam, under the international system of measuring units (S.I).

If another system of measuring units is applied, the coefficients for converting such system into the S.I system of measuring units must be inscribed, except for such special goods as picture tubes of television set (T.V), crude mineral oils, etc.

3. The size of numerals for inscribing goods quantity on goods labels shall be designed depending on the size of the principal display panel (PDP).

4. The quantity shall be inscribed on the position below the PDP with an area equal to 30% of that of the PDP and a height equal to about 1/3 (one third) of that of the PDP.

5. Letters and numerals used to inscribe the quantity shall be lined up in parallel with the packings bottom.

Article 9.- Composition

1. Goods being ready-packed foodstuffs, drinks or cosmetics, which are composed of two or more constituents must have their constituents inscribed on the labels.

2. Other goods composed of two or more constituents must have the constituent(s) decisive to the goods use value inscribed on their labels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. For goods which are required to ensure safety for human beings and environment, when being used and having a complex composition of two or more constituents, the names of such complex composition as well as its constituents must be inscribed in the order of from high to low volume or content (volume percentage).

5. Those constituents or substances in a complex composition of a special type, which have been treated by radiation, genetic engineering or preservatives... , of which the use doses have been prescribed or which have been put on the list of substances that cause reactions or hazards..., must be inscribed on the goods labels under the international regulations already publicized for application by Vietnam.

Article 10.- The principal quality criteria

The principal quality criteria decisive to the use value and the human and environmental safety criteria set for goods when they are used must be inscribed on such goods labels.

Article 11.- Production date, expiry date and preservation duration

1. For goods of which the production date, under detailed guidance of the branch managing ministries defined in Clause 2, Article 19 of this Regulation, is required to be inscribed, such production date must be inscribed on the goods labels. A goods items production date is the index of the day, month and year when the production of such goods item is completed.

2. Depending on the characteristics and requirements of the instructions on the use and management of each specific group and category of goods, one of the following dates must be inscribed on the goods labels:

a/ For goods groups and categories being food, cosmetics and pharmaceuticals, the expiry date must be inscribed. The expiry date is the number indicating the day, month and year, beyond which the goods must not be circulated and used.

b/ For goods groups and categories requiring quality safety in their preservation and storing, the preservation duration must be inscribed on their labels. The preservation duration is the number indicating the day, month and year, during which the goods can be kept in preservation storage and beyond which the goods quality may deteriorate before they are put on sale or consumed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) They are inscribed according to calendar day, month and year.

b) Day indicator comprises two numerals;

Month indicator comprises two numerals or in letters;

Year indicator comprises two last numerals of the indicated year.

Article 12.- Preservation instruction and use instruction

1. There must be on goods labels the preservation instruction, the use instruction and cautions of possible harms if the goods are used improperly, as well as the way of dealing with possible harmful occurrences.

2. In cases where a goods label is not large enough for inscribing the above-said instructions, such instructions must be inscribed on a manual to be provided together with the goods to the goods purchasers.

Article 13.- Goods origin

For export goods and import goods, the names of the countries of origin must be inscribed on the goods labels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 14.- Besides the compulsory contents that must be displayed on the goods labels, depending on the specific requirements and peculiarities of each goods item, other necessary information may be inscribed, which, however, must not contravene the provisions of law and this Regulation, and at the same time must neither hide nor lead to misunderstanding of the compulsory contents on the goods labels.

Chapter III

STATE MANAGEMENT OVER THE GOODS LABELING

Article 15.- Contents of the State management (by State management agencies) over the goods labeling

1. Compiling and submitting to the competent State agencies for promulgation or promulgate according to assigned competence the legal documents on goods labeling;

2. Supervising and inspecting the observance of the legal documents on goods labeling;

3. Detecting, preventing and handling according to assigned competence or proposing the competent agencies to handle violations of the legislation on goods labeling.

Article 16.- The agencies in charge of the State management over goods labeling

1. The Ministry of Trade shall have to perform the State management over the labeling of goods circulated in the country as well as the export and import goods.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

VIOLATION ACTS

Article 17.- Acts of violating the legislation on goods labeling include:

1. Circulating goods without goods labels as prescribed.

2. Inscribing on goods labels information in images, drawings or letters which are not true to the real properties of such goods.

3. Using goods labels which are so unclear and dim that the contents inscribed thereon cannot be read by bare eyes.

4. Failing to fully inscribe on goods labels the compulsory contents as prescribed.

5. Displaying contents on goods labels not in the prescribed sizes, positions or languages or by improper inscribing method.

6. Erasing, crossing out or modifying contents inscribed on goods labels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Using goods labels already protected by law without their owners consents.

9. Using goods labels identical to those of the same kind of other merchants, which are protected by law.

All organizations and individuals that commit any of the above-said violation acts shall be handled according to the provisions of law.

Article 18.- The forms of and competence for handling of violations

The forms of and competence for handling of violations in the field of goods labeling shall comply with the regulations on the handling of administrative violations in field of commerce.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 19.- Effect

1. This Regulation takes effect 6 (six) months after its promulgation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.660

DMCA.com Protection Status
IP: 116.97.118.162
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!