Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 170/QĐ-HQBP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Võ Tri Tâm
Ngày ban hành: 13/08/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

TỔNG CỤC HẢI QUAN
CỤC HẢI QUAN
BÌNH PHƯỚC

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 170/QĐ-HQBP

Bình Phước, ngày 13 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN BÌNH PHƯỚC

CỤC TRƯỞNG CỤC HẢI QUAN BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Hải quan ngày 29/06/2001; Luật sửa đi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14/6/2005;

Căn cứ Quyết định số 1027/QĐ-TCHQ ngày 04/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Quy định chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng cục Hải quan;

Căn cứ Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành quy định áp dụng Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;

Căn cứ Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy định chi tiết và hướng dẫn cụ tháp dụng Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;

Căn cứ Quyết định số 15/QĐ-TCHQ ngày 08/03/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể áp dụng Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;

Căn cứ Quyết định số 343/QĐ-TCHQ ngày 08/03/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc Ban hành quy chế quản lý, vận hành, ứng dụng hệ thống thông tin Quản lý rủi ro;

Căn cứ công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn bổ sung thực hiện Quyết định số 35/QĐ-TCHQ về việc áp dụng quản lý rủi ro tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố;

Căn cứ Công văn số 983/TCHQ-ĐT ngày 09/3/2011 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn triển khai áp dụng Quản lý rủi ro;

Theo đề nghị của Trưởng phòng Nghiệp vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế thực hiện Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan Bình Phước”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 13/QĐ-HQBP ngày 25/01/2010 của Cục trưởng Cục Hải quan Bình Phước.

Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan Bình Phước chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Ban QLRR - TCHQ (để b/c);
- Lưu: VT, NV.

CỤC TRƯỞNG




Võ Tri Tâm

 

QUY CHẾ

THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 170/QĐ-HQBP ngày 13 tháng 8 năm 2012)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Đỉều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định mối quan hệ phối hợp của các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan Bình Phước trong việc thực hiện Quản lý rủi ro theo quy định tại Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2009, Quyết định 15/QĐ-TCHQ ngày 08/03/2011, Quyết định số 343/QĐ-TCHQ ngày 08/03/2011, công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 và công văn số 983/TCHQ-ĐT ngày 09/03/2011 của Tổng cục Hải quan tại Cục Hải quan Bình Phước

Điều 2. Nguyên tắc tổ chc thực hiện Quản lý rủi ro

Việc tổ chức thực hiện Quản lý rủi ro tại Cục Hải quan Bình Phước tại Quy chế này phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Tập trung thống nhất từ Cục đến các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục; Phòng Nghiệp vụ (đơn vị Quản lý rủi ro) có trách nhiệm tham mưu cho Lãnh đạo Cục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ tại các Chi cục, Đội Kiểm soát. Các Chi cục, Đội Kiểm soát chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ của Cục và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của đơn vị cấp trên.

2. Tuân thủ pháp luật về hải quan, các quy trình, quy định của ngành Hải quan có liên quan.

3. Đảm bảo khách quan, chính xác; việc kiểm tra, kiểm soát Hải quan phải được dựa trên kết quả thu thập, phân tích thông tin, phân tích đánh giá rủi ro theo quy định về áp dụng Quản lý rủi ro của ngành Hải quan.

4. Nghiêm cấm tiết lộ bí mật thông tin liên quan đến việc áp dụng Quản lý rủi ro cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Đơn vị Quản lý rủi ro

1. Tại Cục: Phòng Nghiệp vụ là đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện công tác Quản lý rủi ro. Phòng Nghiệp vụ (đơn vị Quản lý rủi ro) có trách nhiệm tham mưu giúp Cục trưởng những nội dung công việc liên quan đến công tác Quản lý rủi ro trong toàn Cục.

2. Tại các Chi cục, Đội Kiểm soát có công chức chuyên trách quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm tham mưu giúp trưởng đơn vị những nội dung công việc liên quan đến công tác Quản lý rủi ro.

Điều 4. Trách nhiệm phối hợp thu thập, cung cấp, cập nhật thông tin phục vụ Quản lý rủi ro tại Cục Hải quan Bình Phước

1. Thông tin cần thu thập phục vụ Quản lý rủi ro

a) Thông tin Hồ sơ doanh nghiệp: Nội dung và nguồn thông tin Hồ sơ quản lý doanh nghiệp cần thu thập phục vụ Quản lý rủi ro được quy định tại Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/07/2008 của Bộ Tài chính; Điều 10, Điều 11, Điều 12 Quy định chi tiết, mục 2, Phần II - Hướng dẫn cụ thể ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2009; Phần I, công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 và phần 1, công văn số 983/TCHQ-ĐT ngày 09/3/2011 của Tổng cục Hải quan. Cụ thể như sau:

a.1) Nội dung thông tin doanh nghiệp cần thu thập thực hiện theo Phụ lục 3 - Ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ 10/07/2009 và Biểu mẫu QLRR/TTDN.10 - Phiếu đề nghị cung cấp, bổ sung thông tin doanh nghiệp - Phụ lục 3 ban hành theo công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan.

a.2) Việc tổ chức thu thập thông tin doanh nghiệp được thực hiện đối với doanh nghiệp có trụ sở chính đóng trên địa bàn Cục quản lý; trường hợp có thông tin về doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nhưng trụ sở của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác thì khuyến khích các đơn vị cập nhật thông tin về các doanh nghiệp này vào hệ thống thông tin quản lý rủi ro.

a.3) Chỉ tiêu thu thập thông tin về doanh nghiệp được thực hiện theo Kế hoạch thu thập thông tin phục vụ Quản lý rủi ro hàng năm được Cục trưởng phê duyệt.

a.4) Phương pháp thu thập: tùy theo điều kiện cụ thể của từng đơn vị có thể áp dụng các phương pháp theo hướng dẫn tại Điểm 1.4 Mục 1, Phần I, Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan.

b) Nội dung và nguồn thông tin rủi ro cần thu thập được quy định tại Điều 5 Quy định chi tiết, Mục 1, phần II- Hướng dẫn cụ thể ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2009 và Mục 2, Phần I công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan.

2. Phân công nhiệm vụ thu thập, cung cấp, cập nhật thông tin phục vụ quản lý rủi ro

a) Đội Kiểm soát Hải quan thực hiện thu thập, cung cấp cho đơn vị Quản lý rủi ro những thông tin sau:

- Phương thức thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại thường diễn ra trong quá trình làm thủ tục Hải quan;

- Danh sách doanh nghiệp, hàng hóa có nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

- Các vụ việc vi phạm được phát hiện qua hoạt động kiểm soát Hải quan;

- Thông tin trinh sát liên quan đến quá trình áp dụng quản lý rủi ro;

- Phản hồi kết quả tiến hành các hoạt động kiểm soát đối tượng rủi ro do đơn vị quản lý rủi ro chuyển giao để xử lý theo phương án, kế hoạch cụ thể.

b) Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện thu thập, cung cấp cho đơn vị quản lý rủi ro những thông tin sau:

- Tổng hợp, cung cấp kết quả kiểm tra sau thông quan về:

+ Doanh nghiệp vi phạm, nội dung vi phạm và các thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp;

+ Hàng hóa bị lợi dng vi phạm, nội dung vi phạm và các thông tin khác liên quan đến hàng hóa.

- Hạn chế trong việc đánh giá rủi ro đối với lô hàng cụ thể và các sơ hở, thiếu sót trong quá trình làm thủ tục hải quan;

- Phản hồi kết quả kiểm tra sau thông quan về đối tượng rủi ro do đơn vị quản lý rủi ro chuyển giao để xử lý theo phương án, kế hoạch cụ thể.

c) Chi Cục Hải quan cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư, Chi cục HQCK Hoàng Diệu, Chi cục Hải quan Chơn Thành cung cấp cho đơn vị Quản lý rủi ro những thông tin sau:

- Thu thập, cập nhật thông tin Hồ sơ doanh nghiệp trên địa bàn quản lý vào Hệ thống thông tin Quản lý rủi ro;

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về các vụ việc vi phạm được phát hiện tại Chi cục.

- Tổng hợp báo cáo kịp thời các lỗi (chính sách, áp mã, trị giá, số lượng, chất lượng...) bị lập biên bản chng nhận nhưng không xử phạt;

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (theo yêu cầu nghiệp vụ) về doanh nghiệp, hàng hóa có khả năng vi phạm (không thuộc 02 trường hợp trên);

- Tổng hợp, báo cáo kịp thời các dấu hiệu rủi ro (bất thường) phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan;

- Tổng hợp, báo cáo kịp thời các vướng mắc liên qua đến đánh giá rủi ro và kiểm tra hải quan; các kiến nghị liên quan đến áp dụng quản lý rủi ro;

d) Các bộ phận của Phòng Nghiệp vụ thực hiện thu thập, cung cấp những thông tin có liên quan cho đơn vị Quản lý rủi ro, cụ thể:

d.1) Bộ phận Thuế, Trị giá tính thuế:

- Danh sách hàng hóa (Tên hàng, mã hàng) trọng điểm về phân loại hàng hóa trên địa bàn quản lý;

- Doanh nghiệp (tên doanh nghiệp, mã doanh nghiệp trọng điểm rủi ro về trị giá hoạt động trên địa bàn quản lý;

- Danh sách hàng hóa (tên, mã, thuế suất) có thuế suất cao trên địa bàn quản lý;

- Các thông tin khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu được khai thác trên hệ thống thông tin giá tính thuế (GTT01), Hệ thống thông tin Kế toán thuế (KT559) để phục vụ việc phân tích rủi ro.

d.2) Bộ phận Giám sát quản lý:

- Danh sách hàng hóa (tên, mã) trọng điểm về phân loại hàng hóa trên địa bàn quản lý, kèm theo tên và mã ẩn (mã ngụy trang) theo từng hàng hóa cụ thể;

- Danh sách hàng hóa (tên, mã) thương bị khai sau tên, mã, thành phần, công dụng, đơn vị tính... trên địa bàn quản lý;

- Danh sách hàng hóa (tên, mã) có khả năng vi phạm về giấy chứng nhận xuất xứ, kèm theo tên quốc gia thường bị lợi dụng trên giấy chứng nhận xuất xứ, tên quốc gia là xuất xứ (thật) của hàng hóa nhập khẩu (nếu có), tên quốc gia nhập khẩu hàng hóa (đối với trường hợp lợi dụng xuất xứ hàng hóa của Việt Nam);

- Loại giấy phép, chứng từ cần kiểm tra cùng với các thông tin liên quan đến phương thức, thủ đoạn vi phạm;

- Các thông tin khác liên quan đến rủi ro trong quá trình làm thủ tục hải quan;

- Các thông tin khác liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu được khai thác trên hệ thống thông tin quản lý tờ khai (SLXNK) để phục vụ việc phân tích rủi ro.

d.3) Bộ phận Tin học có trách nhiệm cấp tài khoản và quyền sử dụng truy cập, khai thác thông tin trên các hệ thống thông tin ứng dụng nghiệp vụ hải quan cho cán bộ chuyên trách Quản lý rủi ro khi có yêu cầu; chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn dữ liệu hệ thng trong phạm vi Cục.

e) Văn phòng Cục có trách nhiệm chuyn giao hoặc sao chuyn (hoặc tham mưu cho lãnh đạo Cục chuyển giao) các văn bản quy định, hướng dẫn, chỉ đạo liên quan đến thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan... cho đơn vị Quản lý rủi ro.

f) Đơn vị chuyên trách Quản lý rủi ro có trách nhiệm:

- Tiếp nhận, phân tích, trình lãnh đạo Cục phê duyệt thông tin Hồ sơ doanh nghiệp. Sau khi được lãnh đạo Cục phê duyệt đơn vị Quản lý rủi ro tiến hành phê duyệt trên Hệ thống thông tin Quản lý rủi ro;

- Tiếp nhận thông tin, phân tích thông tin rủi ro do các đơn vị trong Cục cung cấp và tiến hành thu thập bổ sung nếu chưa đy đủ để đánh giá về độ tin cậy và giá trị sử dụng của thông tin, xây dựng Hồ sơ Quản lý rủi ro trình lãnh đạo Cục phê duyệt. Sau khi lãnh đạo Cục phê duyệt đơn vị Quản lý rủi ro tiến hành phê duyệt trên Hệ thống thông tin Quản lý rủi ro;

- Tiếp nhận thông tin, dữ liệu rủi ro do Tổng cục Hải quan cung cấp;

- Khai thác, kết xuất dữ liệu vi phạm trên hệ thống thông tin vi phạm của ngành Hải quan để thu thập thông tin về các vụ việc vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm và hàng hóa bị lợi dụng vi phạm có liên quan đến rủi ro trên địa bàn Cục quản lý;

- Thu thập các thông tin vụ việc vi phạm hoặc dấu hiệu rủi ro có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Cục quản lý, do các đơn vị trong và ngoài ngành phát hiện, xử lý từ các nguồn báo cáo, văn bản do các đơn vị chuyển giao hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng...;

- Xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn quản lý; các loại đối tượng trọng điểm, như: ngành hàng, loại hình, tuyến đường, địa bàn có khả năng vi phạm;

- Danh sách đối tượng trọng điểm về buôn lậu, gian lận thương mại, như: Hàng hóa (tên hàng, mã hàng), chủ hàng, đối tác nước ngoài...;

- Những sơ hở, thiếu sót trong thtục hải quan được phát hiện qua quá trình thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.

- Các thông tin khác có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu khai thác được từ các hệ thống thông tin ứng dụng nghiệp vụ hải quan để phục vụ việc phân tích rủi ro;

- Định kỳ vào đầu quý I, hàng năm đơn vị Quản lý rủi ro tiến hành xây dựng Kế hoạch thu thập thông tin phục vụ Qun lý rủi ro trình Cục trưởng phê duyệt;

3. Cơ chế thu thập, cập nhật, cung cấp thông tin phục vụ Quản lý rủi ro:

a) Việc thu thập thông tin phục vụ Quản lý rủi ro được thực hiện theo Kế hoạch thu thập thông tin phục vụ Quản lý rủi ro hàng năm được Cục trưởng phê duyệt.

b) Việc cung cấp thông tin được thực hiện theo các biểu mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan.

c) Thông tin, dữ liệu trong Hồ sơ Quản lý rủi ro được quản lý theo chế độ mật, theo quy định tại Điểm 4, Điều 9 Quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2009 của Tổng cục Hải quan.

Điều 5. Cập nhật, phân tích, phê duyệt thông tin thu thập vào Hệ thống thông tin Quản lý rủi ro

1. Hồ sơ quản lý doanh nghiệp:

Việc cập nhật, phân tích, phê duyệt thông tin hồ sơ quản lý doanh nghiệp trên hệ thống thông tin Quản lý rủi ro được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/QĐ-TCHQ, Quyết định 343/QĐ-TCHQ ngày 08/03/2011, công văn số 983/TCHQ-ĐT ngày 09/3/2011 của Tổng cục Hải quan, cụ thể như sau:

a) Nhập thông tin vào Hệ thống thông tin Quản lý rủi ro

- Căn cứ vào kết quả thu thập thông tin doanh nghiệp, công chức thu thập đề xuất lãnh đạo đơn vị (đơn vị được phân công nhiệm vụ thu thập thông tin doanh nghiệp theo hướng dẫn tại Công văn số 76/TCHQ-ĐT) phê duyệt cho cập nhật thông tin vào Hệ thống thông tin Quản lý rủi ro.

- Lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá sơ bộ độ tin cậy, tính phù hp và đầy đủ của nội dung thông tin doanh nghiệp được thu thập để quyết định việc nhập thông tin vào hệ thống hoặc yêu cầu công chức tiếp tục thu thập bổ sung thông tin.

- Căn cứ vào phê duyệt đồng ý của lãnh đạo đơn vị, công chức thực hiện nhập thông tin vào hệ thống và gửi phê duyệt.

b) Phân tích và phê duyệt thông tin doanh nghiệp

b.1) Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Cục thực hiện nhiệm vụ phân tích và phê duyệt thông tin doanh nghiệp trên hệ thống quản lý rủi ro, cụ thể như sau:

- Công chức phân tích tiếp nhận thông tin doanh nghiệp của công chức thu thập chuyển giao và tiến hành thực hiện phân tích như sau:

+ Kiểm tra nội dung thông tin thu thập được, đối chiếu với yêu cầu của công tác này để xác định tính đầy đủ và phù hợp.

+ Đối chiếu thông tin thu thập với thông tin hiện có trên hệ thống để xác định thông tin thu thập có bị trùng lặp hoặc khác biệt hay không?

+ Thẩm tra các nguồn thông tin khác có liên quan với thông tin thu thập được. Ví dụ: Thông tin vi phạm, thông tin tờ khai...

+ Bổ sung các thông tin có được trong quá trình thu thập thông tin để kiểm tra, đối chiếu;

+ Trên cơ sở việc kiểm tra, đối chiếu thông tin nêu trên kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm thực tế, công chức tiến hành đánh giá theo các tiêu chí về độ tin cậy, tính phù hợp và đầy đủ của thông tin.

- Trường hợp thông tin đáp ứng yêu cầu cập nhật hệ thống, công chức in nội dung thông tin dự kiến phê duyệt và đính kèm Tờ trình lãnh đạo đơn vị Quản lý rủi ro và lãnh đạo Cục để phê duyệt.

- Trường hợp thông tin thu thập trùng lặp với thông tin trên hệ thống hoặc thông tin được thu thập không phù hợp, không rõ ràng, không đầy đủ thì công chức báo cáo lãnh đạo đơn vị quản lý rủi ro và phản hồi thông tin về cho người nhập để trả lại hoặc yêu cầu thu thập bổ sung thêm thông tin.

- Căn cứ vào phê duyệt của lãnh đạo đơn vị đơn vị Quản lý rủi ro và lãnh đạo Cục, công chức phân tích thực hiện phê duyệt thông tin doanh nghiệp trên hệ thống; đồng thời lưu trữ tờ trình cùng với các tài liệu trình phê duyệt thông tin phê duyệt theo quy định của ngành.

b.2) Trường hợp đơn vị Quản lý rủi ro cấp Cục trực tiếp thu thập thông tin hoặc tiếp nhận thông tin theo các hình thức khác (không gửi qua hệ thống) từ các đơn vị trong và ngoài ngành Hải quan thì sử dụng chức năng để nhập, phân tích và phê duyệt trực tiếp trên Hệ thống thông tin Quản lý rủi ro.

c) Lưu trữ thông tin Hồ sơ quản lý doanh nghiệp

c.1) Hồ sơ doanh nghiệp được lưu trữ trên hệ thống thông tin Quản lý rủi ro. Thời gian lưu trữ quá trình hoạt động và những thay đổi của doanh nghiệp là 03 năm kể từ ngày cập nhật.

c.2) Thông tin, tài liệu liên quan đến việc thu thập và cập nhật thông tin doanh nghiệp vào hệ thống được lưu trữ trong thời gian 03 năm kể từ ngày cập nhật, cụ thể như sau:

- Đơn vị thực hiện thu thập thông tin doanh nghiệp lưu trữ: thông tin, tài liệu được thu thập về doanh nghiệp; nội dung thông tin nhập hệ thống (được in từ hệ thống) và phiếu (hoặc báo cáo) đề xuất phê duyệt nhập thông tin vào hệ thống.

- Đơn vị Quản lý rủi ro cấp Cục lưu trữ: Nội dung thông tin cập nhật, phê duyệt (được in từ hệ thống) và phiếu (hoặc báo cáo) đề xuất phê duyệt.

2. Hồ sơ Quản lý rủi ro

Việc cập nhật thông tin rủi ro và phê duyệt Hồ sơ rủi ro (Hồ sơ Quản lý rủi ro) trên hệ thng thông tin Quản lý rủi ro được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 15/QĐ-TCHQ và Quyết định 343/QĐ-TCHQ ngày 08/03/2011 của Tổng cục Hải quan, cụ thể như sau:

a) Nhập thông tin vào hệ thống

- Căn cứ vào kết quả thu thập thông tin rủi ro, công chức thu thập báo cáo đề xuất lãnh đạo đơn vị trực tiếp (đơn vị được phân công nhiệm vụ thu thập thông tin theo hướng dẫn tại Công văn số 76/TCHQ-ĐT) phê duyệt đồng ý cho cập nhật thông tin rủi ro vào hệ thống thông tin Quản lý rủi ro.

- Lãnh đạo đơn vị kiểm tra, đánh giá sơ bộ độ tin cậy, tính phù hợp và đầy đủ của nội dung thông tin rủi ro thu thập được để quyết định việc nhập thông tin vào hệ thống hoặc yêu cầu công chức tiếp tục thu thập b sung thông tin.

- Căn cứ vào phê duyệt đồng ý của lãnh đạo đơn vị, công chức thực hiện nhập thông tin vào hệ thống và gửi phê duyệt.

b) Phân tích và phê duyệt Hồ sơ rủi ro

- Lãnh đạo đơn vị Quản lý rủi ro kiểm tra thông tin rủi ro được đơn vị thu thập chuyển đến, tiến hành phân công và đưa ra các yêu cầu cho công chức phân tích rủi ro;

- Công chức phân tích thực hiện nhiệm vụ phân tích như sau:

+ Phân tích nội dung thông tin rủi ro để xác định loại rủi ro và phân nhóm theo phiên bản hồ sơ rủi ro;

+ Kiểm tra hồ sơ rủi ro hiện có trong hệ thống để xác định:

• Đã có hồ sơ rủi ro được xác lập trong hệ thống chưa? Đxem xét việc xác lập hồ sơ rủi ro mới hoặc bổ sung hồ sơ rủi ro hiện có hoặc không cần xác lập hồ sơ rủi ro;

• Các hồ sơ rủi ro hiện đã xác lập trên hệ thống có liên quan đến thông tin rủi ro, để hỗ trợ việc xác định lại loại rủi ro, phân nhóm rủi ro từ thông tin rủi ro.

+ Thu thập thông tin từ các nguồn hiện có liên quan đến rủi ro; ví dụ: Thông tin vi phạm, thông tin tờ khai... để thẩm định tính xác thực, tính liên quan và bổ sung làm đầy đủ thêm các thông tin về rủi ro;

+ Phân tích các thông tin đã thu thập được về rủi ro để xác định tần xuất, hậu quả, mức độ rủi ro và cp độ ưu tiên xử lý rủi ro theo hướng dẫn tại Quyết định số 35/QĐ-TCHQ và Công văn số 76/TCHQ-ĐT nêu trên;

+ Phân tích làm rõ các yêu cầu của lãnh đạo phân công;

+ Căn cứ vào kết quả phân tích nêu trên, kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm thực tế, nếu thấy cần thiết phải xác lập hồ sơ rủi ro để theo dõi, quản lý, công chức đề xuất lãnh đạo đơn vị Quản lý rủi ro và lãnh đạo Cục phê duyệt xác lập Hồ sơ rủi ro. Hồ sơ đề xuất bao gồm Phiếu đề xuất và nội dung thông tin Hồ sơ rủi ro được in từ hệ thống.

- Căn cứ vào phê duyệt của lãnh đạo đơn vị Quản lý rủi ro và lãnh đạo Cục, công chức phân tích thực hiện xác lập hồ sơ rủi ro và gửi lãnh đạo đơn vị Quản lý rủi ro phê duyệt trên hệ thống.

- Lãnh đạo đơn vị Quản lý rủi ro căn cứ vào đề xuất được phê duyệt và nội dung xác lập hồ sơ rủi ro của công chức phân tích để quyết định phê duyệt hồ sơ rủi ro trên hệ thống thông tin Quản lý rủi ro.

c) Trong quá trình áp dụng Quản lý rủi ro, từ thông tin có được hoặc các yêu cầu thực tế quản lý rủi ro có thể phát sinh các tình huống: đơn vị Quản lý rủi ro có thể sửa đổi, bổ sung hồ sơ rủi ro hoặc xác lập mới Hồ sơ rủi ro hoặc xác lập một hồ sơ rủi ro từ một hồ sơ rủi ro trước đó hoặc loại bỏ Hồ sơ rủi ro. Trình tự tiến hành tương tự như điểm b nêu trên. Cách thức thực hiện trên hệ thống theo sổ tay hướng dẫn vận hành hệ thống thông tin Quản lý rủi ro.

Điều 6. Trách nhiệm phối hp thc hiện kiểm tra, kiểm soát hải quan dựa trên kết quả phân tích, đánh giá rủi ro

1. Đơn vị Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm:

- Chủ trì tổ chức áp dụng Hồ sơ Quản lý rủi ro tại Cục theo quy định tại Điều 8 Quy định chi tiết và hướng dẫn tại mục 1, Phần II- Hướng dẫn cụ thể ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2009 và Điểm 3, Mục I, Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan;

- Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan thuộc Cục tiến hành xây dựng phương án, kế hoạch xử lý rủi ro theo quy định, hướng dẫn tại Điểm 1.5, Mục 1, Phần II- Hướng dẫn cụ thể Ban hành kèm theo Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2009 và Điểm 3.3, Mục I Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan;

- Chuyển giao phương án, kế hoạch xử lý rủi ro cho các đơn vị nghiệp vụ chuyên môn thuộc và trực thuộc Cục theo chức năng, nhiệm vụ quy định.

- Xây dựng tiêu chí phân tích đảm bảo việc đánh giá rủi ro đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định, hướng dẫn tại Điểm b, Khoản 2, Điều 16 Quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định 35/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2009 và Điểm 4, mục I, Công văn số 76/TCHQ-ĐT ngày 04/12/2009 của Tổng cục Hải quan.

2. Các đơn vị nghiệp vụ chuyên môn thuộc và trực thuộc Cục khi tiếp nhận phương án, kế hoạch xử lý rủi ro có trách nhiệm bố trí lực lượng, biện pháp và các điều kiện cần thiết đảm bảo thực hiện xử lý rủi ro có hiệu quả; đồng thời phản hồi kịp thời tiến trình và kết quả về đơn vị Quản lý rủi ro.

3. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục Hải quan Bình Phước theo chức năng nhiệm vụ được phân công, căn cứ vào quy định của pháp luật về hải quan và kết quả phân tích, đánh giá rủi ro, nếu xét thấy cần áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan đối với chủ hàng hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan thì có văn bản đnghị đơn vị Quản lý rủi ro thiết lập, cập nhật tiêu chí vào hệ thống thông tin Quản lý rủi ro. Nội dung phối hợp cụ thể được quy định tại điểm b.2, Khoản 2, Điều 16 Quy định chi tiết ban hành kèm theo Quyết định 35/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2009 và Khoản 8, Điều 1 Quyết định số 15/QĐ-TCHQ ngày 08/03/2011 của Tổng cục Hải quan.

Điều 7. Chế độ báo cáo

1. Báo cáo định kỳ thực hiện theo quy định tại công văn số 681/HQBP-NV ngày 15/06/2012.

2. Báo cáo đột xuất thực hiện ngay khi có yêu cầu hoặc khi có phát sinh thông tin.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm triển khai thực hiện

1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này; tổ chức, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, cá nhân thuộc và trực thuộc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân công.

2. Phòng Nghiệp vụ (Đơn vị Quản lý rủi ro) chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế.

3. Nghiêm cấm các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, quy trình, quy định của ngành Hải quan. Việc chấp hành của các đơn vị là cơ sở đánh giá thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với đơn vị, cán bộ, công chức hàng năm hoặc theo tng trường hợp cụ thể; trường hợp vi phạm, tùy tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại (nếu có) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Điều khoản thi hành

1. Những nội dung không được đề cập trong quy chế này thì được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC ngày 04/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Quyết định số 35/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2009, Quyết định số 15/QĐ-TCHQ ngày 08/03/2011, Quyết định số 343/QĐ-TCHQ ngày 08/03/2011 và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn hoặc phát sinh vướng mắc thì Thủ trưởng các đơn vị báo cáo kịp thời về Cục Hải quan Bình Phước để được hướng dẫn và phối hợp xử lý./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 170/QĐ-HQBP ngày 13/08/2012 về Quy chế thực hiện Quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu thương mại tại Cục Hải quan Bình Phước

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.629

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.78.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!