ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
150/QĐ-UB
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 06 năm 1988
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG VỀ : BỘT NÊM HỖN HỢP
- PHƯƠNG PHÁP THỬ VI SINH KÝ HIỆU 53 TCV 136-88
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1983
;
- Căn cứ Nghị định số 141/HĐBT ngày 24 tháng 8 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng
ban hành Điều lệ về công tác tiêu chuẩn hóa ;
- Căn cứ Thông tư số 488/KHKT-TT ngày 5 tháng 6 năm 1966 của Ủy ban Khoa học và
kỹ thuật Nhà nước về việc xây dựng, xét duyệt, ban hành và quản lý tiêu chuẩn kỹ
thuật địa phương của sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp ;
- Xét duyệt yêu cầu cần thiết của công tác quản lý kỹ thuật ở thành phố Hồ Chí
Minh.
- Theo đề nghị của đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và kỹ thuật thành phố Hồ
Chí Minh.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. -
Nay ban hành kèm theo quyết định này Tiêu chuẩn địa
phương về: BỘT NÊM HỖN HỢP – Phương pháp thử vi sinh, ký hiệu 53TCV 136-88.
Điều 2.
– Tiêu chuẩn này là căn cứ để đánh giá chất lượng, sản
phẩm trong phạm vi sản xuất (thuộc các cơ sở quốc doanh, công tư hợp doanh, tập
thể và cá thể) cũng như trong lưu thông phân phối.
Điều 3.
– Các cơ quan quản lý phải đôn đốc, theo dõi, kiểm
tra để đề nghị khen thưởng những cơ sở thưc hiện tốt tiêu chuẩn đã ban hành và
xử lý những cơ sở làm ăn gian dối.
Điều 4.
Tiêu chuẩn này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lưu
hành trong toàn thành phố.
Điều 5.
– Các đồng chí Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân thành
phố, Chủ nhiệm Ủy ban khoa học và kỹ thuật thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban,
ngành thành phố, Liên hiệp xã thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện
và các cơ sở liên quan đến sản xuất và kinh doanh mặt hàng này trong thành phố
chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
T/M
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
K/T.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Huấn
|
TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG
BỘT NÊM HỖN HỢP - PHƯƠNG PHÁP THỬ VI SINH
53 TCV 136-88
- Cơ quan biên soạn tiêu chuẩn :
Trung tâm Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng khu vực III.
- Cơ quan đề nghị ban hành : Chi
cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng
- Cơ quan trình duyệt : Ủy ban
Khoa học và kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ quan xét duyệt và ban hành
: Ủy ban nhân thành phố Hồ Chí Minh.
Quyết định ban hành số :
150/QĐ-UB, ngày 3-6-1988.
TIÊU CHUẨN ĐỊA PHƯƠNG
CỘNG
HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
---------
UỶ
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
|
BỘT
NÊM HỖN HỢP
Phương
pháp thử vi sinh
|
53
TCV 136-88
|
Có
hiệu lực từ :
|
Tiêu chuẩn này áp dụng cho mặt
hàng bột nêm hỗn hợp được sản xuất và lưu thông phân phối trong phạm vi thành
phố Hồ Chí Minh.
1.– Chuẩn
bị thử
1.1. Dụng cụ, hóa chất và môi
trường kiểm nghiệm.
- Đèn cồn hay đèn gaz.
- Que cấy các loại.
- Dao, kéo, thìa, đũa thủy tinh.
- Khay men.
- Ống nghiệm.
- Đĩa Petri.
- Pipet 1ml, 2ml, 10ml.
- Bông thấm nước.
- Cồn êtylic 70% và 90%.
- Môi trường các loại dùng kiểm
tra vi sinh vật (Xem phục lục đính kèm).
- Phẩm nhuộm gram.
- Lọ đựng dung dịch sát khuẩn
các pipet đã dùng (sulforonic, Natri hydroxit).
- Tủ sấy 37 ± 0,50C.
- Kính hiển vi.
- Lame, Lamelle.
- Cân kỹ thuật 0,1kg
- Tủ sấy dụng cụ.
- Nồi hấp (Autoclave).
- Bếp cách thủy.
Chú ý : Toàn bộ dụng cụ kiểm tra
phải bảo đảm vô trùng.
1.2. Phòng vô trùng.
- Lau chùi phòng, đốt cồn bán
tráng men, sau đó mở đèn cực tím 30 phút trước khi tiến hành thử.
1.3. Xử lý mẫu kiểm tra.
- Phải kiểm tra độ kín của bao
bì và tiến hành dùng cồn lau sạch phía ngoài bao bì, sau đó đưa mẫu vào phòng
kiểm tra.
- Cho 10g bột nêm đã được cân
chính xác đến 0,1g vào 90ml nước cất đã tiệt khuẩn, lắc trộn mẫu pha loãng cho
đều. Ta có đậm độ 10-1.
- Nếu cần có thể pha loãng mẫu
thành các dung dịch 10-2, 10-3… với nước cất đã tiệt khuẩn.
Chú ý : Chỉ chuẩn bị làm mẫu
ngay khi tiến hành pha loãng không quá 15 phút .
2– Tiến
hành thử
2.1. Tổng số vi sinh vật hiếu
khí
2.1.1. Môi trường .
- Thạch đếm.
- Nước cất đã tiệt khuẩn.
2.1.2. Nuôi cấy .
Cho vào hai đĩa petri, mỗi đĩa
1ml dung dịch mẫu ở những nồng độ thích hợp (thường cấy 3 nồng độ liên tục). Đổ
khoảng 15-20 ml thạch đếm đã đun tan chảy và để nguội đến 45-500C
vào đĩa đã cấy mẫu. Xoay nhẹ theo chiều và ngược chiều kim đồng hồ để dung dịch
mẫu được trộn đều trong môi trường nuôi cấy. Để đông tự nhiên lật ngược đĩa
petri. Đặt ở tủ ấm 370C trong 24 giờ. Đọc kết quả.
2.1.3. Đọc kết quả.
Dùng mắt thường hoặc qua kính
phóng đại trong ánh đèn để đếm số khuẩn lạc đã mọc trên đãi petri. Chỉ chọn các
đĩa mà số khuẩn lạc nằm trong khoảng 30-300.
2.1.4. Tính kết quả.
Nhân số khuẩn lạc đếm được với hệ
số pha loãng tương ứng. Tính trung bình cộng của số vi sinh vật có ở cùng nồng
độ. Sau đó tính trung bình cộng của số vi sinh vật từ các nồng độ nuôi cấy là kết
quả tổng số vi sinh vật hiếu khí có trong 1g sản phẩm.
2.2. Escherichia Coli.
2.2.1. Môi trường
- Canh thang mật bò lục sáng
lactose 2%.
- Nước Peptore.
- Thạch thường.
- EMP (hoặc Mac conkey).
- Clark luds.
- Citrate simmons.
2.2.2. Nuôi cấy
2.2.2.1. Lấy 1ml nước mẫu vào một
ống canh thang mật bò lục sáng lactose 2% để ở 370C trong 24-48 giờ.
Quan sát sự lên men đường lactose (sinh hơi hoặc không sinh hơi ).
Phân lập tiếp trên thạch đĩa EMP
(hoặc Mac conkey). Ủ 370C trong 24-48 giờ. Nếu phát hiện thấy khuẩn
lạc có màu xanh đen với ánh kim loại trên môi trường EMP hoặc khuẩn lạc có màu
đỏ trên môi trường Mac conkey, tính khuẩn lạc riêng sẽ nhuộm gram để kiểm tra
hình thái và cấy để chuyển sang thạch thường. Ủ 370C trong 24-48 giờ.
Trên môi trường thạch thường khuẩn lạc nghi ngờ có dạng tròn đều, đường kính
1-2mm, dẹp, trắng, bóng.
2.2.2.2. Thực hiện phản ứng
IMVIC.
2.2.2.2.1. Phản ứng sinh Indol
Cấy truyền vi khuẩn nghi ngờ từ
thạch thường vào nước peptone. Ử 370C trong 24 giờ. Cho 0.5ml thuốc
thử kovac vào nước peptone đã cấy vi khuẩn trên. Phản ứng dương khi có màu tím
đỏ xuất hiện trên lớp thuốc thử.
2.2.2.2.2. Phản ứng MR
Cấy truyền vi khuẩn nghi ngờ từ
thạch thường vào môi trường Clark lubs. Ủ 370c trong 48-96 giờ. Dùng
pipet hút 5 ml canh khuẩn Clark lubs vào 1 ống nghiệm khác dùng cho phản ứng
văn phòng.
Canh khuẩn còn lại cho 5 giọt
metyl đỏ 0,2% vào. Phản ứng dương khi môi trường có màu đỏ ngay sau khi cho thuốc
thử vào.
2.2.2.2.3. Phản ứng VP
a) Phương pháp 1
- Cho 5ml dung dịch ammonium
sulfat đồng vào 5ml canh khuẩn Clark luds ở phần 2.2.2.2.2.
- Phản ứng dương khi có màu đỏ
xuất hiện trong vòng 15-20 phút sau khi cho thuốc thử vào.
b) Phương pháp 2
- Cho 5 ml dung dịch ec-naptol
5% và 1ml dung dịch KOH 40% vào 5 ml canh khuẩn Clark lubs ở phần 2.2.2.2.2.
- Phản ứng dương khi có màu đỏ
xuất hiện trong vòng 15-20 phút sau khi cho thuốc thử vào.
2.2.2.2.4. Phản ứng Citrate.
Cấy truyền vi khuẩn nghi ngờ từ
thạch thường vào môi trường citrate simmons. Đặt ở tủ ấm 370C trong
24 giờ.
Phản ứng dương khi môi trường
chuyển sang màu xanh dương.
2.2.3. Kết luận.
Xác định E.Coli nhiễm phân khi
phát hiện trực khuẩn gram âm với các tính chất sinh hóa sau:
|
Indol
|
MR
|
VP
|
Citrate
|
E.Coli
Type I
|
+
|
+
|
-
|
-
|
E.Coli
Type II
|
-
|
+
|
-
|
-
|
Chú thích : Có một vài E.Coli
cho phản ứng Indol âm như E.Coli type II.
2.3. Staphylococus aureus
2.3.1. Môi trường
- Môi trường tăng sinh canh
thang mặn NaCl 7,5%.
- Môi trường Chapman
- Huyết tương thỏ để thử
Coagulaza
2.3.2. Nuôi cấy
Cấy 1ml mẫu pha loãng 1/10 vào
môi trường canh thang mặn 7,5% để ở 370C trong 24 giờ.
Cấy chuyển sang thạch Chapman (đổ
đĩa petri) bằng phương pháp cấy bia ở 370C trong 24 giờ.
2.3.3. Đọc kết quả.
Chọn khuẩn lạc da cam thể Smooth
(tròn nhẵn, bờ đều).
Lên men đường manitol môi trường
chapman chuyển từ màu hồng cam sang màu vàng.
Nhuộm gram: Chọn khuẩn lạc riêng
rẽ điển hình nhuộm gram tìm tụ cầu hình chùm nho, gram dương.
- Tiếp tục làm phản ứng
coagulaza
- Hút 5ml huyết tương thỏ vào ống
nghiệm 12mm, cho vào ống vài giọt canh trùng hoặc khuẩn lạc nghi vấn đã nuôi cấy
24 giờ, để tủ ấm 370C trong 24 giờ, đọc kết quả sau 6 giờ và sau 24
giờ.
Chú thích : Thí nghiệm phải kèm
theo 2 ống nghiệm đối chứng :
- Một ống đối chứng âm tính
không có vi khuẩn mà chỉ cấy với huyết tương thỏ và vài giọt nước cất đã tiệt trùng.
Kết quả dương tính khi huyết tương thỏ đã cấy vi khuẩn bị đông.
- Một ống nghiệm đối chứng đã cấy
tụ cầu khuẩn gây bệnh chuẩn có sẵn trong phòng thí nghiệm.
2.3.4. Kết luận.
Xác định có staphylococcus
aureus khi phat hiện tụ cầu gram dương với các tính chất sau :
- Lên men dương manitel
- Làm đông huyết dương.
2.4. Streptococus faesalis.
2.4.1. Môi trường
- Canh thang axit glucose
- Thạch SF
- Thạch 40% mật
- Canh thang glucose, 6,5% NaCl
2.4.2. Nuôi cấy
2.4.2.1. Lấy 1ml nước mẫu vào
canh thanh axit glucose, Ủ 370C trong 24-48 giờ sau đó phân lập trên
thạch SF. Ủ 370C trong 24 giờ. Trên thạch SF, khuẩn lạc nghi ngờ có
dạng tròn, nhỏ, biên đều, bóng trắng và làm môi trường đổi từ màu tím sang màu
vàng.
Chọn khuẩn lạc nghi ngờ riêng sẽ
nhuộm gram, tìm khuẩn cầu gram dương.
2.4.2.2. Tính chất phát triển
trên môi trường có 40% mật.
Lấy chuyền vi khuẩn nghi ngờ từ
thạch SF vào môi trường thạch có 40% mật. Ủ 370C trong 24-48 giờ và
quan sát sự phát triển của vi khuẩn. Vi khuẩn có khã năng phát triển trên môi
trường thạch mật khi có khuẩn lạc xuất hiện trên môi trường này.
2.4.2.3. Tính chất phát triển
trên môi trường 6,5% NaCl.
Lấy chuyền vi khuẩn nghi ngờ từ
thạch SF vào môi trường canh thang 6,5% NaCl. Ủ 450C trong 24-48 giờ
và quan sát sự phát triển của vi khuẩn. Ở môi trường canh than này, stretococus
faecalis thường mọc thành những hạt nhỏ, trắng và lắng xuống đáy ống làm môi
trường vẫn trong như khi chưa cấy.
2.4.3. Kết luận.
Xác định có streptococcus
faecalis khi phát hiện chuỗi cầu gram dương với các tính chất sau :
- Phát triển trên môi trường thạch
40% mật
- Phát triển trên canh thang
6,5% NaCl.
2.5. Clostridium perfringens.
2.5.1. Môi trường.
- Tarosi.
- Canh thang VF.
- Thạch VF.
- Thạch Wilson Blair.
- Môi trường sữa.
2.5.2. Nuôi cấy.
2.5.2.1. Lấy 1ml nước mẫu vào
môi trường tarosi có paraffin đặc cho vào bếp cách thủy 850C trong
15 phút. Ủ 370C trong 24-96 giờ. Quan sát hiện tượng sình hơi đẩy
đĩa parafin lên.
2.5.2.2. Đốt sáng đũa thủy tinh
cho xuyên qua đũa parafin để phân lập trong thạch VF. Cách phân lập trong thạch
VF :
- Dùng pipet nhúng vào canh
thang tarosi rồi lấy lần lượt vào 4-6 ống thạch VF (đã đun cách thủy 1000C
trong 20 phút và làm nguội dưới vòi nước đến 45-540C) làm lạnh ngay
dưới vòi nước.
- Ủ 370C trong 24-96
giờ. Tìm các khuẩn lạc hình tim, hình hạt đậu cách mặt thạch từ 2-3cm.
2.5.2.3. Chọn khuẩn lạc nghi ngờ
nhuộm gram. Nếu có trực khuẩn gram dương, to, tiếp tục cấy sang canh thang VF. Ủ
370C trong 24 giờ để khảo sát tính chất sinh hóa.
2.5.2.4. Tính chất H2S.
Hút 1 ml canh thang VF vào môi
trường Wilon Blair đã đun tan chảy thạch và để nguội 45-500C, cho
thêm 2ml dung dịch Natri sufphic 20 và 5 giọt dung dịch phèn sắt 5%. Trộn đều bằng
cách lắc ống. Đun cách thủy 750C trong 5 phút. Lấy ra làm đông ngay dưới vòi nước
chảy hay để trong tủ lạnh. Sau đó lau khô. Bịt giấy đầu ống để nuôi ở tủ ấm 370C
trong 24-72 giờ. Vi khuẩn H2S sẽ cho những khuẩn lạc màu đen.
2.5.2.5. Tính chất làm đống sữa.
2.5.2.5.1. Đun cách thủy môi trường
sữa ở 1000C trong 20 phút. Làm nguội dưới vòi nước chày ấm 45-500C.
Cho vào môi trường từ 1-2 ml dầu parafin.
2.5.2.5.2. Cấy 1ml canh khuẩn VF
vào môi trường sữa, chú ý không để bọt khí từ pipet vào môi trường. Ủ 370C
trong 24-48 giờ và quan sát hiện tượng đông sữa.
2.5.3. Kết luận.
Xác định có Welchinperfringens
khi phát hiện có trực khuẩn gram dương to với các tính chất sinh hóa sau :
- Có khuẩn lạc đặc trưng trong
thạch VF.
- Có khả năng sinh H2S.
- Có khả năng làm đông sữa.
ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ