UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
137/2004/QĐ-UB
|
Bắc
Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ÁP DỤNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
UỶ BAN NHÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003
Căn cứ Pháp lệnh giá số 40/2002/PL- UBTVQH10 đuợc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/4/2002
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ- CP, ngày 25/12/2003 của Chính Phủ về quy định
chi tiết một số Điều của Pháp lệnh Giá
Căn cứ Thông tư số 05/2004/TT- BTC ngày 30/01/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn
quản lý giá hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng thanh toán bằng nguồn ngân
sách Nhà nước; Thông tư số 15/2004/TT- BTC ngày 09/03/2004 của Bộ Tài chính, về
hướng dẫn Nghị định số 170/2003/NĐ- CP, ngày 25/12/2003 của Chính phủ
Căn cứ Công văn số 81/QLG- CSTH ngày 04/05/2004 của Cục quản lý giá- Bộ Tài
chính, V/v Ban hành văn bản quy phạm Pháp luật quản lý giá tại địa phương
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính Bắc Giang
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy định của Nhà
nước về giá áp dụng trên địa bàn Tỉnh Bắc Giang
Điều 2:
- Quyết định
này thay thế Quyết định số 87/2000/QĐ- UB ngày 17 tháng 4 năm 2000 của UBND tỉnh
và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
- Giao cho Giám đốc Sở Tài chính
chủ trì phối hợp cùng các ngành liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quyết
định này.
Điều 3:
Giám đốc các Sở thuộc UBND Tỉnh, Chủ Tịch UBND huyện, thị
xã căn cứ quyết định thi hành
Nơi nhận:
Như điều 3
Bộ Tài chính (BC )
Bộ Tư pháp (BC)
TTTU, TT, HĐND tỉnh (BC )
CT, các phó CT. UBND tỉnh
Các ban của Đảng, DNNN
Mặt trận TQ, các đoàn thể ND
Viên KSND tỉnh, Toà án ND tỉnh
chánh VP, các phó CVP
Lưu: VT, LT, KT, TH, TKCT
|
TM.
UBND TỈNH BẮC GIANG
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Công Bộ
|
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 137/2004/ QĐ- UB, ngày 08 tháng 12 năm
2004 của Uỷ ban nhân tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Khái quát chung.
Uỷ ban nhân tỉnh thực hiện việc quản
lý Nhà nước về giá trên phạm vi toàn Tỉnh theo quy định của Pháp luật và sự
phân cấp quản lý Nhà nước về giá của Trung ương. Sở Tài chính là cơ quan
chuyên môn giúp Uỷ ban nhân tỉnh quản lý Nhà nước về giá tại địa phương. Uỷ ban
nhân dân các huyện, thị xã, các Sở, Ban, Ngành trực thuộc tỉnh thực hiện việc
quản lý Nhà nước về giá thuộc ngành, địa phương, theo quy định của Pháp luật và
thao sự phân cấp quản lý Nhà nước về giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Điều 2. Nội
dung quản lý Nhà nước về giá.
Thu thập, phân tích thông tin thị
truờng giá cả taị địa phương, đề xuất các biện pháp gáp phần bình ổn giá.
Ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về giá theo thẩm quyền và bãi bỏ các văn bản không phù hợp hoặc ban
hành không đúng thẩm quyền.
Quyết định giá một số tài sản,
hàng hoá, dịch vụ, theo phân cấp của Chính phủ, Thủ tuớng Chính phủ, Bộ Tài
chính và yêu cầu của địa phương.
Thẩm định kiểm tra, kiểm soát
giá tài sản, hàng hoá khi mua sắm thuộc sở hữu Nhà nước theo thẩm quyền quy định
của Pháp luật.
Thực hiện chủ trương, chính
sách, pháp luật về giá theo quy định của trung ương.
Thực hiện chính sách trợ giá, trợ
cước theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về giá. Kiểm soát chi phí sản
xuất, lưu thông đối với các loại hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục nhà nước định
giá, quản lý giá.
Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền về những chủ trương, biện pháp để bình ổn giá, góp phần thúc đẩy
sản xuất phát triển, ổn định đời sống nhân trong tỉnh.
Kiểm soát giá độc quyền và chống
phá giá.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Thẩm
quyền quản lý Nhà nước về giá của Uỷ ban nhân tỉnh.
Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật về giá theo thẩm quyền quy định của Pháp luật.B
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các
chủ trương, chính sách, pháp luật về giá và các quyết định giá tài sản, hàng
hoá, dịch vụ của Chính phủ, Thủ tuớng Chính phủ, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ
quan ngành Bộ.
Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm
tra các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh Bắc
Giang trong việc chấp hành các quy định của Pháp luật về giá; xử lý vi phạm
Pháp luật về giá theo thẩm quyền.
Tổ chức thực hiện các biện pháp
bình ổn giá theo quyết định của Chính phủ, Thủ tuớng Chính phủ, Bộ Tài chính và
các Bộ, cơ quan ngành Bộ đối với hàng hoá dịch vụ khi có biến động ảnh huởng đến
phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Quyết định các biện pháp bình ổn
giá và công bố thi hành các biện pháp bình ổn giá trong truờng hợp giá cả thị
truờng biến động bất thuờng ảnh huởng đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn tỉnh Bắc Giang.
Chỉ đạo công tác thẩm định giá đối
với tài sản, hàng hoá của Nhà nước phải thẩm định giá.
Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định
giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ sau:
Giá đất các loại theo khung giá
đất của Chính phủ;
Giá bán nước sạch khu vực thị
xã, thị trấn, huyên ly theo khung giá quy định của Bộ Tài chính;
Giá tài sản, cây cối, hoa mầu gắn
liền với đất phục vụ cho tính bồi thuờng giải phóng mặt bằng khi Nhà nứoc thu hồi
đất;
Ban hành bộ đơn giá xây dựng cơ
bản áp dụng trên địa bàn tỉnh.
Giá thóc để làm căn cứ thu thuế
sử dụng đất nông nghiệp ngoài hạn điền, quỹ đất nông nghiệp 5%, thuế nhà đất va
thu quỹ thuỷ lợi phí, các quỹ khác theo quy định;
Giá mua, bán hàng hoá, vật t dự
trữ chiến luợc của Tỉnh;
Giá trị tài sản, hàng hoá của
Nhà nước tham gia góp vốn; giá nhuợng bán tài nguyên do địa phương quản lý theo
quy định của Pháp luật;
Giá báo Bắc Giang;
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định
giá tài sản, hàng hoá. dịch vụ sau:
Mức giá cho thuê đất và giá thuê
đất có mặt nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
Mức trợ giá, trợ cước vận chuyển,
mức giá hoặc khung giá bán lẻ, mức giá thanh toán cấp không thu tiền hàng hoá
thuộc danh mục đuợc trợ giá, trợ cứơc đuợc chi nguồn ngân sách Trung ương và
ngân sách Tỉnh theo quy định của Nhà nước;
Giá trị tài sản, hàng hoá, máy
móc thiết bị, phương tiện làm việc… của các tổ chức trong nước, nước ngoài viện
trợ cho tỉnh (Nếu chưa có giá hoặc giá chưa phù hợp với giá thực tế trên thị
truờng trong nuớc);
Giá bán hoặc giá cho thuê nhà ở
thuộc sở hữu Nhà nước cho các đối tuợng tái định cư, đối tuợng chính sách; giá
bán hoặc cho thuê nhà thuộc sở hữu Nhà nước để làm việc hoặc sử dụng vào các mục
đích khác;
đ) Giá dịch vụ Thông tin quảng
cáo của đài Phát thanh - Truyền hình, báo Bắc Giang.
Giá cuớc vận chuyển hàng hoá chi
từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Điều 4.
Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Tài chính.
Sở Tài chính là cơ quan tham mưu
giúp Uỷ ban nhân tỉnh quản lý Nhà nước về giá, đề xuất các chủ trương, chính
sách và các biện pháp bình ổn giá theo chỉ đạo của Trung ương và Uỷ ban nhân tỉnh.
Soạn thảo và trình Uỷ ban nhân tỉnh
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giá và các biện pháp trong việc quản
lý Nhà nứơc về giá trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn và đề xuất thực hiện
các biện pháp quản lý Nhà nước về giá đối với các tài sản, hàng hoá, dịch vụ
thuộc thẩm quyền quyết định của Trung ương Uỷ ban nhân tỉnh.
Trình Uỷ ban nhân tỉnh công bố
và áp dụng các biện pháp bình ổn giá, thông báo chấm dứt áp dụng các biện pháp
bình ổn giá trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Lập, trình và thẩm định các
phương án giá tài sản, hàng hoá và dịch vụ thuộc thẩm quyền quyết định Uỷ ban
nhân dân tỉnh theo đề nghị của các Sở, Ban, Ngành.
Giao Sở Tài chính quyết định mức
giá đối với hàng hoá, dịch vụ do các Sở, Ban, Ngành và đơn vị đặt hàng giao nhiệm
vụ cho các đơn vị sản xuất kinh doanh mà không qua hình thức đấu thầu, đấu giá
được thanh toán từ ngân sách tỉnh.
Trong thời gian thành lập doanh
nghiệp thẩm định giá; Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền cho Sở Tài chính thực hiện
công tác thẩm định giá đối với tài sản, hàng hoá được mua sắm bằng toàn bộ hoặc
một phần từ nguồn vôn ngân sách tỉnh, không qua đấu thầu, không do hội đồng xác
định giá được thành lập theo quy định của pháp luật.
Tài sản của Nhà nước, của doanh
nghiệp nhà nứoc cho thuê, chuyển nhuợng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và
các hình thức chuyển đổi khác.
Tái sản là hàng hoá, dịch vụ,
máy móc thiết bị, đồ dùng trang trí nội thất, phương tiện làm việc… được thanh
toán từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn tín dụng đầu t
phát triển của Nhà nước, vốn vay tín dụng do tỉn bảo lãnh và vốn khác thuộc nguồn
ngân sách; tài sản, hàng hoá trong các vụ án hình sự, hình sự, hành chính kinh
té.
mức giá trị của tái sản, hàng
hoá phải thẩm định giá.
Có giá trị mua đơn chiếc hoặc
mua một lần cùng loại tài sản có giá trị từ 20 triệu đồng đến duới 100 triệu đồng
và từ 100 triệu đồng trở lên nếu không qua đấu thầu, không qua Hội đồng xá định
giá được thành lập theo quy định của pháp luật.
Có giá trị từ 500 triệu đồng trở
lên đối với tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp nhà nứơc cho thuê,
chuyển nhuợng, bán, góp vốn, cổ phần hoá, giải thể và các hình thức chuyển đổi
khác.
Có giá trị từ 500 triệu đồng trở
lên đối với tài sản khác của Nhà nước.
thông báo giá cả thị truờng về
tài sản, hàng hoá phục vụ cho việc lập dự toán, phê duyệt tổng dự toán được
hình thành nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn vốn khác theo đề nghị của cơ quan,
tổ chức, cá nhân.
Thông báo giá tài sản, hàng hoá
phục vụ cho việc xác định giá đấu thầu, giá giao thầu, giá nhuợng bán, chuyển
giao tài sản của các cơ quan hành chính sự nghiệp và tổ chức đoàn thể. Định giá
hàng hoá tịch thu sung quỹ Nhà nước theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân tỉnh.
Phối hợp với Sở Xây dựng thông
báo và kiểm soát giá vật liệu xây dựng theo danh mục mặt hàng đã được Bộ Tài
chính và Bộ Xây dựng quy định trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, áp dụng trên địa
bàn tỉnh.
Chủ trì phối hợp với các ngành,
Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, xây dựng phương án giá đất, trình Uỷ ban nhân
dân tỉnh, để thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh truớc khi quyết định và công bố
ngày 01/ 01 hàng năm.
Tổ chức hiệp thương giá theo yêu
cầu của bên mua, bên bán đối với hàng hoá, dịch vụ quan trọng có tính chất độc
quyền mua, độc quyền bán, không thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ quyết định giá
của nhà nước.
Kiểm tra, kiểm soát chi phí sản
xuất, lưu thông, giá hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khi phát hiện có dấu
hiệu liên kết độc quyền về giá theo quy định của pháp luật. kiến nghị cơ quan
nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thực hiện giá hàng hoá, dịch vụ do tổ chức,
cá nhân liên kết độc quyền về giá.
Hướng dẫn các huyện, thị xã, tổ chức
thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Tổ chức thanh tra, kiển
tra giá đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Xử
lý các vi phạm pháp luật về giá theo quy định.
Điều 5.
Trách nhiệm và quyền hạn của các Sở, Ban, Ngành và đơn vị thuộc tỉnh.
Tổ chức thực hiện các chủ trương,
chính sách quản lý Nhà nước về giá, biện pháp bình ổn giá và các quyết định giá
của Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh công bố.
Chỉ đạo các đơn vị sản xuất kinh
doanh thuộc lĩnh vực chuyên ngành quản lý, lập trình phương án trợ giá, trợ cước
và giá bán lẻ đối với mặt hàng chính sách, giá hàng hoá, dịch vụ thuộc thẩm quyền
của Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
Lập, trình Sở tài chính quyết định
mức giá hàng hoá, dịch vụ do Sở, Ban, Ngành, đơn vị đặt hàng, giao nhiệm vụ cho
các đơn vị sản xuất, kinh doanh mà khong qua hình thức đấu thầu, đấu giá được
thanh toán từ ngân sách tỉnh.
Phê duyệt giá mua sắm tài sản,
hàng hoá có giá trị mua đơn chiếc hoặc mua một lần cùng loại tài sản có tổng
giá trị từ 5 triệu đến duới 20 triệu đồng theo uỷ quyền cua Uỷ ban nhân dân tỉnh
và hướng dẫn của Sở Tài chính và phải chịu trách nhiệm về mức giá phê duyệt.
Phối hợp với Sở tài chính kiểm
tra, kiểm soát chi phí lu thông, giá hàng hoá ở các đơn vị sản xuất kinh doanh
thuộc lĩnh vực ngành quản lý, khi có biến động về giá và có dấu hiệu liên kết độc
quyền về giá.
Thành lập hội đồng để xác định
giá trị tài sản, hàng hoá khi thanh lý, điều chuyển, nhuợng bán theo phân cấp của
Uỷ ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính
Tham gia đóng góp ý kiến các
phương án giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ (Thuộc thẩm quyền quyết định của uỷ
ban nhân dân tỉnh) theo đề nghị của các đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh
vực chuyên ngành quản lý, gửi Sở Tài chính thẩm định bằng văn bản truớc khi đơn
vị trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra giá
trong phạm vi ngành phụ trách theo quy định của Pháp luật, tham gia đoàn thanh
tra, kiểm tra giá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 6.
Trách nhiệm và quyền hạn của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã.
Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các
chủ trương, chính sách và các quyết định về giá của cấp có thẩm quyền trên địa
bàn huyện, thị xã.
Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện
niêm yết giá và bán theo giá niêm yết theo quy định của Pháp luật.
Báo cáo giá cả thị truờng hàng
hoá, dich vụ, giá vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện, thị xã theo quy định của
Uỷ ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính.
Phối hợp với các ngành của tỉnh
xác định giá các loại đất trên địa bàn huyện, thị xã gửi Sở Tài chính tổng hợp
trình UBND tỉnh theo quy định của Luật Đất đai.
Thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân
các huyện, thị xã.
Phê duyệt giá trị thanh lý, nhuợng
bán, điều chuyển cho thuê tài sản thuộc cơ quan, đơn vị do cấp huyện, thị xã quản
lý theo phân cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Phê duyệt giá mua sắm tài sản,
hàng hoá có giá trị mua đơn chiếc hoặc mua một lần cùng loại tài sản có tổng
giá trị từ 5 triệu đến duới 20 triệu đồng được mua bằng toàn bộ hoặc một phần từ
nguồn vốn ngân sách huyện, thị xã và ngân sách xã, phuờng, thị trấn theo uỷ quyền
của Uỷ ban nhân dân tỉnh, hướng dẫn của Sở Tài chính và phải chịu trách nhiệm về
mức giá phê duyệt.
Định giá bán tài sản hàng hoá tịch
thu sung công quỹ Nhà nước từ các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính
theo phân cấp và quy định của pháp luật.
Quyết định mức trợ giá, trợ cước
thuộc ngân sách cấp huyện, thị xã quản lý.
Quyết định giá bán nước sạch ở
các xã nông thôn thuộc dự án nhỏ lẻ phục vụ dân c tại xã theo khung giá của Bộ
Tài chính quy định và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Kiểm tra, kiểm tra chi phí sản
xuất, lu thông, giá hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khi phát hiện có dấu
hiệu liên kết độc quyền về giá trên địa bàn huyện, thị xã theo hướng dẫn của Sở
tài chính.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra giá
trong phạm vi địa bàn huyện, thị xã quản lý, tham gia các cuộc thanh tra, kiểm
tra giá theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã
giao cho phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giá
trên địa bàn theo quy định của Bộ tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn
của Sở Tài chính.
Điều 7. Quyền
và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh có các quyền sau:
Quyết định giá mua, giá bán tài
sản, hàng hoá và dich vụ theo đúng thẩm quyền quy định của pháp luật trừ những
tài sản, hàng hoá thuộc danh mục Nhà nước định giá.
Quyết định giá tài sản hàng hoá,
dịch vụ trong khung gia giới hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tổ
chức hiệp thương về giá có quyền rút lại hồ sơ hiệp thương về giá, tự thoả thuận
với nhau về giá mua, giá bán của hàng hoá, dịch vụ đề nghị hiệp thương giá, truớc
khi cơ quan có thẩm quyền hiệp thương.
Khiếu nại quyết định về giá của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của đơn vị,
cá nhân.
khiếu nại, tố cáo các hành vi vi
phạm pháp luật về giá.
Yêu cầu các tổ chức, cá nhân bồi
thuờng thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh có nghĩa vụ sau đây:
Lập, trình phương án giá hàng
hoá dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định báo cáo Sở quản lý Nhà nước chuyên
ngành xem xét, tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quýet định sau khi có ý kiến
bằng văn bản Sở Tài chính. Hoặc trình Sở Tài chính quyết định theo phân cấp của
uỷ ban nhân dân tỉnh.
Thực hiện đúng việc niêm yết giá
và bán theo giá niêm yết. Chấp hành các quyết định và các biện pháp bình ổn giá
theo công bố của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Cung cấp đầy đủ, chính xác chi
phí sản xuất và các yếu tố hình thành giá thuộc thẩm quyền quyết định của đơn vị
theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Chịu trách nhiệm vè tính trung
thực, chính xác về giá đối với hàng hoá, dịch vụ sản xuất kinh doanh thuộc đơn
vị mình theo quy định của pháp luật.
Chấp hành theo yêu cầu của cơ
quan thanh tra, kiểm tra giá, chịu trách nhiệm truớc pháp luật về tính trung thực
và số liệu trong hồ sơ về giá được lu trữ tại đơn vị mình. Báo cáo đầy đủ về
giá thành sản xuất, giá bán, giá mua, chi phí sản xuất lu thông hàng hoá và dịch
vụ theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.
Bồi thuờng thiệt hại do hành vi
vi phạm về giá theo quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Xử
lý vi phạm pháp luật về giá
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi
vi phạm pháp luật về giá thì tuỳ theo tình chất, mức độ phạm vi ma bị xử phạt
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thuờng theo quy định của pháp luật.
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền
hạn vi phạm các quy định về giá, nhận hối lộ, bao che cho người vi phạm pháp luật
về giá; thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái các quy định của cơ quan Nhà
nước trong việc quản lý giá hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về giá, thì
tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thuờng theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Tổ
chức thực hiện.
Thủ truởng các Sở, Ban, Ngành,
cơ quan, đoàn thể thuộc tỉnh, Chủ tịch uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, Giám
Đốc các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tổ
chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định quản lý nhà nước về giá theo quy định
của Trung ương và bản quy định này.
Trong quá trình thực hiện có vấn
đề vuớng mắc, phản ánh gửi về Sở tài chính tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh
để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung kịp thời.