ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1337/QĐ-UBND
|
Lạng Sơn, ngày 11
tháng 7 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG ĐỀ
ÁN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH TÂN THANH - PÒ CHÀI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông tư số
08/2019/TT-BKHĐT ngày 17/5/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn về định mức
cho hoạt động quy hoạch;
Xét đề nghị của Trưởng Ban
Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn tại Tờ trình số
25/TTr-BQLKKTCK ngày 16/6/2020 và của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số
1286/STC-HCSN ngày 25/6/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Đề án
phát triển thương mại, du lịch Tân Thanh - Pò Chài như sau:
1. Tên Đề án: Phát triển
thương mại, du lịch Tân Thanh - Pò Chài.
(Nội dung Đề cương Đề án chi
tiết kèm theo).
2. Cơ quan chủ trì: Ban
Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.
3. Cơ quan phối hợp: Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây
dựng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở
Ngoại vụ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội
Biên phòng, Cục thuế, Công an tỉnh, UBND huyện Văn Lãng.
4. Thời gian thực hiện: năm
2020.
5. Tổng dự toán kinh phí:
175.450.000 đồng (Một trăm bảy mươi lăm triệu, bốn trăm năm mươi nghìn đồng
chẵn). Trong đó:
- Chi phí xây dựng đề cương và
dự toán: 30.000.000 đồng;
- Chi phí xây dựng Đề án:
104.500.000 đồng;
- Chi phí gián tiếp: 25.000.000
đồng;
- Thuế VAT: 15.950.000 đồng.
(Có biểu dự toán kinh phí
chi tiết kèm theo).
6. Nguồn vốn: ngân sách
tỉnh.
Điều 2.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý Khu
kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Công Thương, thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND huyện Văn
Lãng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- C, PCVP UBND tỉnh,
các phòng CV, TTTH-CB;
- Lưu: VT, KT (LC).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hồ Tiến Thiệu
|
ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI, DU LỊCH TÂN THANH - PÒ CHÀI
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……../QĐ-UBND ngày…. /7/2020 của Chủ tịch
UBND tỉnh Lạng Sơn)
I.
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Khu vực cửa khẩu Tân Thanh đang được quản lý quy hoạch
và thực hiện các hoạt động xây dựng theo các đồ án quy hoạch gồm: Điều chỉnh quy
hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn đến
năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1055/QĐ-TTg ngày 08/7/2010; Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng cửa khẩu Tân
Thanh, huyện Văn Lãng, tỷ lệ 1/1.000 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
1662/QĐ-UBND-XD ngày 16/11/2006; Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu hợp tác kinh tế
biên giới Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn - tỷ lệ 1/2.000 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
1890/QĐ-UBND ngày 29/11/2010; Quy hoạch phân khu Trục trung tâm Khu kinh tế cửa
khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tỷ lệ 1/2.000 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết
định số 1578/QĐ-UBND-XD ngày 01/9/2015.
Đến thời điểm hiện nay, toàn bộ khu vực
cửa khẩu Tân Thanh thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chưa được
lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều
28 Luật Xây dựng năm 2014.
Hiện nay, tuyến
đường chuyên dụng vận tải hàng hóa Tân Thanh - Pò Chài qua khu vực mốc
1088/2-1089 đã đưa vào khai thác sử
dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thông quan xuất nhập khẩu
hàng hóa qua khu vực cửa khẩu. Đối với
hiện trạng khu vực cửa khẩu Tân Thanh hiện nay, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định
số 413/QĐ-UBND ngày 12/3/2020 phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án lập
quy hoạch chi tiết xây dựng cửa khẩu Tân Thanh tỷ lệ 1/500; theo đó, Sở Xây dựng sẽ chủ trì nghiên cứu, rà soát,
đánh giá tổng thể tình hình thực hiện quy hoạch tại khu vực của khẩu Tân Thanh,
đề xuất các nội dung điều chỉnh quy hoạch chi tiết cửa khẩu Tân Thanh, huyện
Văn Lãng, tỷ lệ 1/500 phù hợp với yêu cầu phát triển của khu vực. Quy hoạch sẽ
định hướng dần chuyển đổi công năng sử dụng đất đối với các dự án bến bãi thành
đất thương mại dịch vụ. Đây là tiền đề để nghiên cứu, xây dựng Đề án phù hợp với
nhu cầu phát triển trong tương lai.
Liên quan đến việc
phát triển khu cửa khẩu Tân Thanh
thành Khu thương mại, du lịch Tân Thanh - Pò Chài, trong khuôn khổ cuộc trao đổi hội đàm giữa lãnh đạo UBND
tỉnh Lạng Sơn và Thị trưởng thành phố
Sùng Tả ngày 22/5/2019 tại thành phố
Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc, hai bên đã thống nhất cùng nghiên cứu xây dựng Khu du lịch - thương mại tại khu vực
cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài phục vụ khách du lịch hai bên qua lại tham quan,
mua sắm hàng hóa. Đồng thời, nội dung Biên bản ghi nhớ Hội nghị lần thứ 11 Ủy
ban công tác liên hợp giữa 04 tỉnh của Việt Nam (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng
và Hà Giang) với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc ký kết tại
thành phố Liễu Châu, Trung Quốc cũng thống nhất triển khai thực hiện nội dung
trên.
Từ lý do trên, việc
nghiên cứu xây dựng Đề án Phát triển thương mại, du lịch Tân Thanh - Pò Chài
là cần thiết và phù hợp với tình hình hiện nay, là nhiệm vụ quan trọng để từng bước cụ thể hóa chủ trương của tỉnh Lạng Sơn và
Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây - Trung Quốc thống nhất xây dựng cặp cửa khẩu
Tân Thanh - Pò Chài trở thành khu thương mại, dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu
hàng hóa và tiến tới xây dựng phát triển cửa khẩu Tân Thanh là một bộ phận của
cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, dự báo đây sẽ là khu vực phát triển rất năng động,
hướng tới phát triển trở thành đô thị loại 5.
II.
CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Quyết định số
1890/QĐ-UBND ngày 29/11/2010 của UBND
tỉnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây
dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn - tỷ lệ 1/2.000.
Biên bản ghi nhớ
xây dựng và phát triển các khu hợp tác kinh tế qua biên giới ký ngày 13/10/2013
giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ trưởng
Bộ Thương mại Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Kết quả chuyến
thăm và làm việc tại thành phố Sùng Tả, Quảng Tây, Trung Quốc của Đoàn công tác
tỉnh Lạng Sơn từ ngày 22/5/2019 đến ngày 23/5/2019.
Biên bản ghi nhớ
Hội nghị lần thứ 11 Ủy ban công tác liên hợp giữa 04 tỉnh của Việt Nam (Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và Hà Giang) với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây
- Trung Quốc ký kết tại thành phố Liễu Châu, Trung Quốc.
Quyết định số
124/QĐ-UBND ngày 17/01/2020 của UBND tỉnh về việc
phê duyệt nhiệm vụ trọng tâm lãnh đạo,
chỉ đạo và tổ chức thực hiện của Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng
Sơn năm 2020.
Quyết định số
413/QĐ-UBND ngày 12/3/2020 phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án lập quy
hoạch chi tiết xây dựng cửa khẩu Tân Thanh tỷ lệ 1/500.
III.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Đánh giá lại
thực trạng công tác quy hoạch, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội; tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực cửa khẩu Tân Thanh
giai đoạn 2016 - 2020; đánh giá những tiềm năng, lợi thế để phát triển và làm
rõ những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân để ra giải pháp phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch cho phù hợp.
2. Xây dựng lộ
trình, định hướng phát triển để khu cửa
khẩu Tân Thanh thành Khu thương mại, du lịch Tân Thanh - Pò Chài trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030,
đặc biệt chú trọng đến việc nhận dạng những lợi thế để phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch.
3. Đề xuất các giải
pháp hoàn chỉnh để sớm hình thành Khu
thương mại, du lịch Tân Thanh - Pò Chài,
bao gồm các giải pháp, chương trình, dự án
cũng như chính sách hỗ trợ nhằm đưa Khu
thương mại, dịch vụ Tân Thanh - Pò Chài trở thành Khu thương mại, du lịch kiểu
mẫu ở biên giới với các tiêu chí xanh, sạch, đẹp, hiện đại, văn minh.
4. Đưa ra các kiến nghị,
đề xuất nhiệm vụ cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính khả thi
trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
IV.
GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi về
ngành kinh tế: các hoạt động thương mại, dịch
vụ, du lịch, đầu tư trong khu vực; so
sánh mối tương quan trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc.
2. Phạm vi về
không gian: khu vực cửa khẩu Tân Thanh, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng
Sơn.
3. Phạm vi về thời gian: phân tích tổng quan thực trạng hình
hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2019 và những tháng đầu năm 2020.
V.
PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phương pháp
nghiên cứu: điều tra, khảo sát, thống kê, thu thập số liệu; tổng hợp
phân tích số liệu; mô hình hóa, chuyên
gia, hội thảo chuyên đề.
2. Tổ chức thực
hiện: Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn chủ trì, phối
hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan nghiên cứu, xây dựng
hoàn thiện Đề án, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG KHU CỬA KHẨU
TÂN THANH
I. Đặc điểm và điều kiện phát triển thương mại, du lịch
1. Đặc điểm tình hình khu cửa
khẩu Tân Thanh
2. Công tác quản lý quy hoạch, đất đai, xây dựng
3. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
4. Thực trạng các dự án đầu tư tại khu vực cửa khẩu.
II. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
1. Về phát triển kinh tế
2. Về văn hóa, xã hội và quốc phòng an ninh
3. Về du lịch
4. Khái quát về tiềm năng, thế mạnh của cửa khẩu Tân Thanh
- Tiềm năng về kinh tế cửa khẩu.
- Tiềm năng về thương
mại, dịch vụ, du lịch.
- Tiềm năng khác.
III. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
1. Về quy hoạch,
quản lý, thực hiện quy hoạch
2. Về kinh tế - xã hội
3. Tồn tại hạn chế
trong phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch
3.1. Về cơ sở hạ
tầng
3.2. Về sản phẩm
thương mại, dịch vụ và du lịch
3.3. Về nguồn lực
4. Nhân tố ảnh hưởng đến phát
triển cửa khẩu
4.1. Nhân tố chủ quan
4.2. Nhân tố khách quan
Phần thứ hai
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I. Dự báo bối cảnh tình hình
1. Tình hình
trong nước, quốc tế, khu vực
2. Định hướng
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện
3. Định hướng phát triển của khu vực
Pò Chài, Trung Quốc
II. Quan điểm, mục tiêu phát triển
1. Quan điểm
2.
Mục tiêu tổng quát
3. Mục tiêu cụ
thể
III. Định hướng phát triển các ngành nghề
1. Tính chất, chức
năng của Khu thương mại, du lịch
2. Phát triển các
ngành nghề trọng điểm
-
Dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa
-
Dịch vụ du lịch và các hoạt động có liên quan
-
Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa
-
Dịch vụ tài chính, tín dụng
-
Dịch vụ thông tin, viễn thông
- Dịch vụ
đào tạo
- Dịch vụ
liên quan đến sức khỏe và xã hội
- Dịch vụ
giải trí, văn hóa, thể thao
- Các dịch
vụ khác
Phần thứ ba
CÁC CƠ CHẾ, CHÍNH
SÁCH ÁP DỤNG
I. Về công tác chỉ đạo, điều hành
1. Về ban hành
nghị quyết, chương trình hành động, văn bản chỉ đạo
2. Về công tác cải
cách hành chính
3. Về rà soát, bổ
sung và ban hành mới các quy hoạch
4. Về tiếp cận đất
đai
5. Về tiếp cận
các chính sách hỗ trợ tại tỉnh
II. Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ
1. Về xuất nhập cảnh
và lưu trú của người nước ngoài
2. Chính sách hỗ
trợ đầu tư, ưu đãi đầu tư
3. Chính sách hỗ
trợ lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ
4. Chính sách về tiếp
cận vốn tín dụng và huy động các nguồn lực hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp
5. Hỗ trợ về thuế,
kế toán
6. Chính sách hỗ
trợ đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
7. Chính sách hỗ
trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
8. Chính sách hỗ
trợ pháp lý
9. Quỹ hỗ trợ
phát triển và các chính sách hỗ trợ khác
Phần thứ tư
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. Về quy hoạch tổng thể khu vực cửa khẩu Tân Thanh
II. Về phát triển kết cấu hạ tầng
1. Sửa chữa, cải
tạo hạ tầng hiện có
2. Các hạng mục đầu
tư xây dựng mới
III. Về đối ngoại, hợp tác và liên kết với khu Pò Chài,
Trung Quốc
IV. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
-
Hỗ trợ cung
cấp thông tin
-
Hỗ trợ tư
vấn pháp lý
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng phát triển
nhân lực
- Hỗ trợ tiếp cận
đất đai
- Hỗ trợ tiếp cận tín dụng
-
Hỗ trợ xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường
- Cải cách thủ tục
hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp
- Hỗ trợ thành lập
doanh nghiệp
- Hỗ trợ doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
- Hỗ trợ tham gia
cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
- Hỗ trợ doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch
V. Kinh phí triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của
Đề án
Dự kiến kinh phí
thực hiện đề án chia làm 03 giai đoạn:
- Giai đoạn 1:
trong năm 2020 và 2021 hoàn thiện việc nghiên cứu đề án; hoàn thiện cải tạo sửa
chữa hạ tầng hiện có; lập danh mục các hạng mục, dự án và tăng cường công tác
tuyên truyền cần đầu tư; ước kinh phí khoảng 50 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2:
2021-2025 thử nghiệm vận hành mô hình thương mại, dịch vụ với các cơ chế thông
thoáng về xuất nhập cảnh và mua sắm; đầu tư hoàn thiện một số hạng mục công
trình từ ngân sách nhà nước; thu hút đầu tư một số khu thương mại dịch vụ, vui
chơi giải trí,...; ước kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách
nhà nước 50 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách 9.500 tỷ đồng.
- Giai đoạn 3:
2025-2030 hoàn thiện cơ bản các mô hình thương mại, du lịch; các cơ chế chính
sách về xuất nhập cảnh, lưu trú; các ưu đãi về thuế quan, mua sắm của khách du
lịch; khai thác hiệu quả khu thương mại dịch vụ; lựa chọn một số hình thức vui
chơi giải trí đặc thù; ước kinh phí khoảng 1.500 tỷ đồng, trong đó vốn ngân
sách nhà nước 100 tỷ đồng, vốn ngoài ngân sách 1.400 tỷ đồng.
Phần thứ năm
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì thực hiện Đề án: Ban Quản lý Khu kinh tế cửa
khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.
II. Trách nhiệm của các sở, ngành có liên quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Lao động Thương
binh và Xã hội, Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Sở Ngoại vụ, Ngân hàng Nhà nước
chi nhánh tỉnh, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Cục thuế, Công an tỉnh.
III. Trách nhiệm chính quyền cơ sở
1. UBND huyện Văn Lãng
2. UBND xã Tân Thanh
IV. Đối với doanh nghiệp
1. Các doanh nghiệp kinh doanh bến bãi trong khu vực cửa khẩu
2. Các doanh nghiệp có dự án thương mại,
dịch vụ trong khu vực cửa khẩu
3.
Các doanh nghiệp khác
Phần thứ sáu
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị