Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 129/TĐC-QĐ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Người ký: Nguyễn Hữu Thiện
Ngày ban hành: 03/07/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 129/TĐC-QĐ

Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

- Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng Hàng hóa ngày 27 tháng 12 năm 1990;
- Căn cứ Nghị định số 22-HĐBT ngày 8 tháng 2 năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
- Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa;
- Căn cứ Quyết định số 2578/QĐ-TĐC ngày 28 tháng 10 năm 1996 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành Quy định về việc kiểm tra Nhà nước đối với chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Theo đề nghị của Ông Trưởng ban Tổng hợp Pháp chế.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này 9 Quy trình kiểm tra Nhà nước đối với chất lượng hàng hóa nhập khẩu để áp dụng trong năm 1997.

Điều 2. Các Cơ quan kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

 

 

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC
TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG




Nguyễn Hữu Thiện

 

QTKT 6 QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG

ĐỘNG CƠ ĐIỆN NHẬP KHẨU
(Ban hành theo Quyết định số 129/TĐC-QĐ ngày 03 tháng 7 năm 1997 của Tổng cục trưởng, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

1. Quy định chung

1.1 Quy trình này quy định nội dung và thủ tục tiến hành kiểm tra nhà nước chất lượng Động cơ điện nhập khẩu theo "Quy định về việc kiểm tra nhà nước đối với chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu" ban hành theo Quyết định số 2578/QĐ - TĐC ngày 28.10.1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1.2 Quy trình này áp dụng trong việc kiểm tra nhà nước về chất lượng Động cơ điện nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải qua kiểm tra nhà nước về chất lượng do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường công bố hàng năm và do các Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Trung tâm Kỹ thuật TĐC) tiến hành.

1.3 Căn cứ để kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với Động cơ điện nhập khẩu bao gồm:

- TCVN 1987-94. Động cơ điện không đồng bộ 3 pha rôto ngắn mạch có công suất từ 0,5 KW đến 90 KW

- TCVN 3817-83. Động cơ tụ điện không đồng bộ, rôto ngắn mạch. Yêu cầu kỹ thuật chung.

- Qui định các yêu cầu kỹ thuật chung để quản lý nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng ban hành theo Quyết định số 1762/QĐ-PCTN ngày 17.10.1995 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1.4 Thuật ngữ và định nghĩa

1.4.1 Chuyến hàng là tập hợp các loại hàng hóa ghi trong Hợp đồng, Hóa đơn, Vận đơn, Bảng liệt kê hàng hóa.

1.4.2 Lô hàng là một tập hợp sản phẩm đồng nhất về tên gọi, công dụng nhãn hiệu, model ... được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ trong cùng một thời điểm nhất định.

2. Trình tự tiến hành

2.1 Kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của hồ sơ đăng ký, bao gồm:

(a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu (02 bản)

(b) Hợp đồng ngoại thương (contract) hoặc Tín dụng thư (L/C)

c) Hóa đơn hàng (Invoice)

d) Vận đơn (Bill of Lading)

e) Bảng liệt kê hàng hóa (Packing List)

f) Công văn xin miễn kiểm tra (nếu hàng hóa thuộc đối tượng miễn kiểm tra) kèm theo các văn bản có liên quan đến điều kiện miễn kiểm tra nêu ở mục 2.3.3 của Quy trình này.

g) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origine - nếu có)

g) Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (nếu có).

i) Phiếu kết qủa thử nghiệm hàng hóa (nếu có).

Các bản sao thuộc mục f đều được đối chiếu với bản gốc khi kiểm tra nếu bản sao không có công chứng.

Kết qủa kiểm tra phải được ghi vào Phiếu kiểm tra hồ sơ đăng ký (Biểu 08)

2.2 Kiểm tra tổng quát lô hàng nhập khẩu, bao gồm:

- Tình trạng chưa sử dụng/đã qua sử dụng.

- Sự phù hợp của lô hàng (nhãn hiệu, model ...) với hồ sơ.

- Điều kiện bao gói của lô hàng

- Các dấu hiệu chứng tỏ phù hợp với điều kiện miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng.

- Sự phù hợp của lô hàng với mẫu chào hàng trước khi nhập. Kết qủa kiểm tra phải được lập thành Biên bản kiểm tra (Biểu 10) có chữ ký của đại diện khách hàng và kiểm tra viên.

2.3 Kiểm tra chất lượng

2.3.1 Nội dung kiểm tra

2.3.1a Danh mục chỉ tiêu cần kiểm tra, mức quy định và phương pháp thử đối với động cơ điện chưa qua sử dụng được quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Số TT

Tên chỉ tiêu kiểm tra

Mức quy định theo

Phương pháp thử theo

1

Ngoại quan, sơ đồ và cách ghi các đầu dâu

Điều 5.1 TCVN 1987-94 và 1.9 TCVN 3817-83

 

2

Kích thước

Điều 1.5 TCVN 1987-94

 

3

Điện trở cách điện ở trạng thái nguội, mêga ôm

>=5

 

4

Độ bền của cách điện, V-ph

1500

 

5

Độ bền điện của cách điện vòng dây

Ut= 130% Udđ trong 3ph

 

6

Độ bền khi nâng cao tốc độ quay

Điều 3.1 TCVN 1987-94

TCVN 3190: 79

7

Qúa tải ngắn hạn dòng điện

Điều 2.3.1 TCVN 1987-94

và các tài liệu kỹ thuật liên quan

8

Động tăng nhiệt

Điều 2.1 TCVN 1987-94

 

9

Dòng điện và công suất không tải

 

 

10

Dòng điện và tổn hao ngắn mạch

 

 

2.3.1b Đối với động cơ điện đã qua sử dụng phải xác định mức chất lượng thực tế so với động cơ điện cùng loại chưa qua sử dụng.

- Mức chất lượng thực tế không thấp hơn 80%.

- Phương pháp xác định mức chất lượng thực hiện theo Qui trình KTNNCL Thiết bị công nghệ nhập khẩu ban hành theo Quyết định số 137/TĐC-QĐ ngày 24.5.1995 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

2.3.2 Phương thức kiểm tra

a) Thử điển hình mẫu chào do khách hàng cung cấp trước khi nhập khẩu hoặc mẫu lấy từ lô hàng nhập khẩu theo tất cả các chỉ tiêu quy định trong bảng 1. Sau đó căn cứ kết qủa thử điển hình để áp dụng chế độ kiểm tra giảm khi lô hàng nhập về hoặc các lô hàng tương tự nhập về sau đó theo quy định ở mục 2.3.3

b) Kiểm tra mẫu đại diện theo các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 quy định trong bảng 1 với qui định lấy mẫu nêu ở mục 2.3.4

2.3.3 Chế độ kiểm tra

a) Miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với lô hàng nhập khẩu có công văn xin miễn kiểm tra và kết qủa kiểm tra chứng tỏ lô hàng nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện miễn kiểm tra sau đây:

- Mang dấu phù hợp tiêu chuẩn của nước xuất khẩu đã được Tổng cục TCĐLCL thừa nhận.

- Đã được kiểm tra tại bến đi theo Hiệp định của Nhà nước đã ký với nước ngoài.

b) Kiểm tra giảm áp dụng đối với phương thức kiểm tra nêu ở 2.3.2a, lô hàng có Phiếu kết qủa thử nghiệm điển hình của tổ chức có thẩm quyền hoặc các lô hàng nhập trước đó chất lượng bảo đảm và ổn định. Khi đó chuyển chế độ kiểm tra, giảm bậc kiểm tra so với quy định ở 2.3.4b và chỉ kiểm tra đối với các chỉ tiêu 1,2,3,4 quy định trong bảng 1 hoặc chỉ kiểm tra tổng quát lô hàng.

c) Chế độ kiểm tra thường áp dụng đối với lô hàng không thuộc diện nêu ở 2.3.3a và 2.3.3b và theo các quy định 2.3.1 và 2.3.4b.

d) Chế độ kiểm tra ngặt áp dụng khi:

- Lô hàng nhập khẩu không phù hợp với mẫu chào hàng trước khi nhập khẩu.

- Kết qủa thử điển hình mẫu chào hàng trước khi nhập khẩu hoặc mẫu lấy từ lô hàng trước đây không phù hợp tiêu chuẩn quy định.

Ghi chú: Phương thức và chế độ kiểm tra được chọn phải được ghi trong Biên bản kiểm tra.

2.3.4 Quy định về lấy mẫu

a) Địa điểm kiểm tra và lấy mẫu: Nơi bảo quản hàng hóa trước khi làm thủ tục thông quan.

b) Việc lấy mẫu thực hiện theo phương án lấy mẫu 1 lần bậc kiểm tra D3, AQL=1,5 trên cơ sở TCVN 2600-78. Kiểm tra thống kê chất lượng. Kiểm tra nghiệm thu định tính. Phương pháp nhị phân. Mẫu để thử điển hình được lấy với số lượng bảo đảm thử tất cả các chỉ tiêu theo quy định ở mục 2.3.1

c) Mẫu lấy được phải được đánh số. Việc lấy mẫu phải được ghi vào biên bản kiểm tra hay Biên bản lấy mẫu (Biểu 9) có chữ ký của đại diện khách hàng và kiểm tra viên.

2.3.5 Nơi thử nghiệm

- Các phòng Thử nghiệm được công nhận trong lĩnh vực thử nghiệm điện.

- Các phòng thử nghiệm được chỉ định trong lĩnh vực thử nghiệm điện.

- Thử nghiệm tại hiện trường với các thiết bị có cấp chính xác phù hợp.

Nơi thử nghiệm phải được ghi trong Biên bản kiểm tra hay Biên bản lấy mẫu.

3. Xử lý kết qủa kiểm tra

3.1 Sau khi kết thúc kiểm tra, Trung tâm Kỹ thuật TĐC phải lập Phiếu đánh giá tổng hợp (Biểu 11).

3.2 Lô hàng nhập khẩu được cấp Thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng (Biểu 12) nếu được xác định phù hợp với các điều kiện miễn kiểm tra.

3.3 Lô hàng nhập khẩu được cấp Giấy xác nhận chất lượng nhập khẩu (Biểu 03) nếu đảm bảo các yêu cầu sau:

- Hồ sơ đăng ký đầy đủ

- Kết qủa kiểm tra tổng quát lô hàng nhập khẩu phù hợp với hồ sơ.

- Số lượng mẫu không đạt chất lượng không vượt qúa trị số chấp nhận c.

3.4 Trung tâm Kỹ thuật TĐC ra Thông báo lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu (Biểu 04) trong trường hợp hồ sơ đăng ký phù hợp yêu cầu, kết qủa kiểm tra tổng quát lô hàng nhập khẩu phù hợp với hồ sơ nhưng có số lượng mẫu không đạt chất lượng bằng hoặc lớn hơn trị số bác bỏ b.

3.5 Các loại giấy trên đây đều được gửi cho khách hàng và các cơ quan có liên quan theo quy định ở mục 4.4 ở "Quy định về kiểm tra nhà nước đối với chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu" ban hành theo Quyết định 2578/QĐ - TĐC ngày 28.10.1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Trong trường hợp lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu, hồ sơ gửi Thanh tra Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại Khu vực gồm có:

- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.

- Thông báo lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu.

- Phiếu kết qủa thử nghiệm tại Phòng Thử nghiệm.

- Báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu (Biểu 13).

4. Hồ sơ kiểm tra

4.1 Hồ sơ kiểm tra nhất thiết phải bao gồm:

a) Hồ sơ đăng ký của khách hàng

b) Phiếu kiểm tra hồ sơ đăng ký

c) Biên bản kiểm tra chất lượng/Biên bản lấy mẫu.

d) Các Phiếu kết qủa thử nghiệm.

e) Phiếu đánh giá tổng hợp.

f) Thông báo miễn kiểm tra/Giấy chứng nhận chất lượng/ Thông báo lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu và Báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu.

g) Quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

4.2 Hồ sơ kiểm tra phải được bảo mật, lưu giữ cẩn thận theo quy định.

 

QTKT 7 QUY TRÌNH KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG

 MÁY PHÁT ĐIỆN ĐỒNG BỘ NHẬP KHẨU
(Ban hành theo Quyết định 129/TĐC-QĐ ngày 03 tháng 7 năm 1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

1. Quy định chung

1.1. Quy trình này qui định nội dung và thủ tục tiến hành kiểm tra nhà nước chất lượng Máy phát điện đồng bộ nhập khẩu theo "Quy định về việc kiểm tra nhà nước đối với chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu" ban hành theo Quyết định số 2578/QĐ-TĐC ngày 28.10.1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1.2. Quy trình này áp dụng trong việc kiểm tra nhà nước về chất lượng Máy phát điện đồng bộ nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải qua kiểm tra nhà nước về chất lượng do Bộ Trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường công bố hàng năm và do các Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Trung tâm Kỹ thuật TĐC) tiến hành.

1.3. Căn cứ để kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với Máy phát điện đồng bộ nhập khẩu bao gồm:

- TCVN 4757:1989. Máy phát điện đồng bộ 3 pha công suất lớn hơn 110 kW. Yêu cầu kỹ thuật chung.

- TCVN 4758:1989. Máy phát điện đồng bộ công suất lớn hơn 110 kW. Yêu cầu kỹ thuật chung.

- Quy định các yêu cầu kỹ thuật chung, để quản lý nhập khẩu các thiết bị đã qua sử dụng ban hành theo Quyết định số 1762/QĐ-PTCN ngày 17.10.1995 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1.4. Thuật ngữ và định nghĩa.

1.4.1. Chuyến hàng là tập hợp các loại hàng hóa ghi trong Hợp đồng, Hóa đơn, Vận đơn, Bảng liệt kê hàng hóa.

1.4.2. Lô hàng là một tập hợp sản phẩm đồng nhất về tên gọi, công dụng nhãn hiệu, model... được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ trong cùng một thời điểm nhất định.

2. Trình tự tiến hành.

2.1. Kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của hồ sơ đăng ký, bao gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu (02 bản)

b) Hợp đồng ngoại thương (Contract) hoặc Tín dụng thư (L/C)

c) Hóa đơn hàng hóa (Invoice)

d) Vận đơn (Bill of Lading)

e) Bảng liệt kê hàng hóa (Packing List) f) Công văn xin miễn kiểm tra (nếu hàng hóa thuộc đối tượng miễn kiểm tra) kèm theo các văn bản có liên quan đến điều kiện miễn kiểm tra nêu ở mục 2.3.3 của Quy trình này.

g) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origine - nếu có)

h) Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (nếu có)

i) Phiếu kết qủa thử nghiệm hàng hóa (nếu có) Các bản sao thuộc mục f đều được đối chiếu với bản gốc khi kiểm tra nếu bản sao không có công chứng.

Kết qủa kiểm tra phải được ghi vào Phiếu kiểm tra hồ sơ đăng ký (Biểu 08).

2.2. Kiểm tra tổng quát lô hàng nhập khẩu, bao gồm: - Tình trạng chưa sử dụng/ đã qua sử dụng. - Sự phù hợp của lô hàng (nhãn hiệu, model...) với hồ sơ. - Điều kiện bao gói của lô hàng. - Các dấu hiệu chứng tỏ lô hàng phù hợp với điều kiện miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng. - Sự phù hợp của lô hàng với mẫu chào hàng trước khi nhập. Kết qủa kiểm tra phải được lập thành Biên bản kiểm tra (Biểu 10) có chữ ký của đại diện khách hàng và kiểm tra viên.

2.3. Kiểm tra chất lượng

2.3.1. Nội dung kiểm tra. 2.3.1a. Danh mục chỉ tiêu cần kiểm tra, mức qui định và phương pháp thử đối với máy phát điện chưa qua sử dụng được quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Số TT

Tên chỉ tiêu kiểm tra

Mức quy định

Phương pháp thử theo

1

Ngoại quan, sơ đồ và cách ghi các đầu dây

Điều 1.9.2 TCVN 4757 - 89

 

2

Kích thước

Điều 1.6.3 TCVN 4757 - 89

 

3

Điện trở cách điện trạng thái nguội, Mêga Ôm

>=20

 

4

Độ bền điện của cách điện

Điều 1.1 TCVN 4757 - 89

 

5

Độ bền điện của cách điện vòng dây

Ut=130% Udđ trong 3ph

 

6

Điện trở cách điện trạng thái nóng

Điều 1.8.2 TCVN 4758:89

TCVN 3190:79

7

Độ tăng nhiệt

Điều 1.1 TCVN 4757 - 89

kỹ thuật liên

8

Hiệu suất

Điều 1.4 TCVN 4758 - 89

 

9

Sai lệch điện áp

Điều 1.7.2 đến 1.7.7 TCVN 4758 - 89

 

2.3.1b. Đối với máy phát điện đã qua sử dụng phải xác định mức chất lượng thực tế so với máy phát điện cùng loại chưa qua sử dụng.

- Mức chất lượng thực tế không thấp hơn 80%.

- Phương pháp xác định mức chất lượng thực hiện theo Qui trình KTNNCL Thiết bị công nghệ nhập khẩu ban hành theo Quyết định số 137/TĐC-QĐ ngày 24.5.1995 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

2.3.2. Phương thức kiểm tra.

a) Thử điển hình mẫu chào hàng do khách hàng cung cấp trước khi nhập khẩu hoặc mẫu lấy từ lô hàng nhập khẩu theo tất cả các chỉ tiêu qui định trong bảng 1. Sau đó căn cứ kết qủa thử điển hình để áp dụng chế độ kiểm tra giảm khi lô hàng nhập về hoặc các lô hàng tương tự nhập về sau đó theo qui định ở mục 2.3.3

b) Kiểm tra mẫu đại diện theo các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4, 5, 6 qui định trong bảng 1 với qui định lấy mẫu nêu ở mục 2.3.4

2.3.3. Chế độ kiểm tra

a) Miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với lô hàng nhập khẩu có công văn xin miễn kiểm tra và kết qủa kiểm tra chứng tỏ lô hàng nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện miễn kiểm tra sau đây:

- Mang dấu phù hợp tiêu chuẩn của nước xuất khẩu đã được Tổng cục TCĐLCL thừa nhận.

- Đã được kiểm tra tại bến đi theo Hiệp định của Nhà nước đã ký với nước ngoài.

b) Kiểm tra giảm áp dụng đối với phương thức kiểm tra nêu ở 2.3.2a, lô hàng có Phiếu kết qủa thử nghiệm điển hình của tổ chức có thẩm quyền hoặc các lô hàng nhập trước đó chất lượng bảo đảm và ổn định. Khi đó chuyển chế độ kiểm tra, giảm bậc kiểm tra so với qui định ở 2.3.4b và chỉ kiểm tra đối với các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4 quy định trong bảng 1 hoặc chỉ kiểm tra tổng quát lô hàng.

c) Chế độ kiểm tra thường áp dụng đối với lô hàng không thuộc diện nêu ở 2.3.3a và 2.3.3b và theo các qui định ở 2.3.1 và 2.3.4b.

d) Chế độ kiểm tra ngặt áp dụng khi:

- Lô hàng nhập khẩu không phù hợp với mẫu chào hàng trước khi nhập khẩu.

- Kết qủa thử điển hình mẫu chào hàng trước khi nhập khẩu hoặc mẫu lấy từ lô hàng trước đây không phù hợp tiêu chuẩn qui định.

Ghi chú: Phương thức và chế độ kiểm tra được chọn phải được ghi trong Biên bản kiểm tra.

2.3.4. Qui định về lấy mẫu.

a) Địa điểm kiểm tra và lấy mẫu: Nơi bảo quản hàng hóa trước khi làm thủ tục thông quan.

b) Việc lấy mẫu thực hiện theo phương án lấy mẫu 1 lần bậc kiểm tra D3, AQL = 1,5 trên cơ sở TCVN 2600-78. Kiểm tra thống kê chất lượng. Kiểm tra nghiệm thu định tính. Phương pháp nhị phân và được trình bày trong bảng 2. Mẫu để thử điển hình được lấy với số lượng đảm bảo thử tất cả các chỉ tiêu theo qui định ở 2.3.1.

c) Mẫu được lấy phải được đánh số. Việc lấy mẫu phải được ghi vào Biên bản kiểm tra hay Biên bản lấy mẫu (Biểu 9), có chữ ký của đại diện khách hàng và kiểm tra viên.

2.3.5. Nơi thử nghiệm.

- Các phòng Thử nghiệm được công nhận trong lĩnh vực thử nghiệm điện.

- Các phòng Thử nghiệm được chỉ định trong lĩnh vực thử nghiệm điện.

- Thử nghiệm tại hiện trường với các thiết bị có cấp chính xác phù hợp.

Nơi thử nghiệm phải được ghi trong Biên bản kiểm tra hay Biên bản lấy mẫu..

3. Xử lý kết qủa kiểm tra.

3.1. Sau khi kết thúc kiểm tra, Trung tâm Kỹ thuật TĐC phải lập Phiếu đánh giá tổng hợp (Biểu 11).

3.2. Lô hàng nhập khẩu được cấp Thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng (Biểu 12) nếu được xác định phù hợp với điều kiện miễn kiểm tra.

3.3. Lô hàng nhập khẩu được cấp Giấy xác nhận chất lượng nhập khẩu (Biểu 03) nếu đảm bảo các yêu cầu sau:

- Hồ sơ đăng ký đầy đủ, đúng đắn. - Kết qủa kiểm tra tổng quát lô hàng nhập khẩu phù hợp với hồ sơ. - Số lượng mẫu không đạt chất lượng không vượt qúa trị số chấp nhận c.

3.4. Trung tâm Kỹ thuật TĐC ra Thông báo lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu (Biểu 04) trong trường hợp hồ sơ đăng ký phù hợp yêu cầu, kết qủa kiểm tra tổng quát lô hàng nhập khẩu phù hợp với hồ sơ nhưng có số lượng mẫu không đạt chất lượng bằng hoặc lớn hơn trị số bác bỏ b.

3.5. Các loại giấy trên đây đều được gửi cho khách hàng và các cơ quan có liên quan theo quy định ở mục 4.4 của "Quy định về kiểm tra nhà nước đối với chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu" ban hành theo Quyết định 2578/QĐ-TĐC ngày 28.10.1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Trong trường hợp lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu, hồ sơ gửi Thanh tra Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại khu vực gồm có:

- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.

- Thông báo lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu.

- Phiếu kết qủa thử nghiệm tại phòng Thử nghiệm.

- Báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu (Biểu 13).

4. Hồ sơ kiểm tra.

4.1. Hồ sơ kiểm tra nhất thiết phải bao gồm:

a) Hồ sơ đăng ký của khách hàng.

b) Phiếu kiểm tra hồ sơ đăng ký.

c) Biên bản kiểm tra chất lượng/biên bản lấy mẫu.

d) Các Phiếu kết qủa thử nghiệm.

e) Phiếu đánh giá tổng hợp

f) Thông báo miễn kiểm tra/Giấy xác nhận chất lượng/Thông báo lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu và Báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu.

g) Quyết định xử lý, của cơ quan có thẩm quyền.

4.2. Hồ sơ kiểm tra phải được bảo mật, lưu giữ cẩn thận theo quy định.

 

QTKT 7 QUY TRÌNH KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG

DỤNG CỤ ĐIỆN SINH HOẠT DÙNG TRONG GIA ĐÌNH CÓ LẮP ĐẶT ĐỘNG CƠ NHẬP KHẨU
(Ban hành theo Quyết định 129/TĐC-QĐ ngày 03 tháng 7 năm 1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

1. Quy định chung

1.1. Quy trình này qui định nội dung và thủ tục tiến hành kiểm tra nhà nước chất lượng Dụng cụ điện sinh hoạt dùng trong gia đình có lắp động cơ (sau đây gọi tắt là Dụng cụ điện) nhập khẩu theo "Quy định về việc kiểm tra nhà nước đối với chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu" ban hành theo Quyết định số 2578/QĐ-TĐC ngày 28.10.1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1.2. Quy trình này áp dụng trong việc kiểm tra nhà nước về chất lượng Dụng cụ điện nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải qua kiểm tra nhà nước về chất lượng do Bộ Trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường công bố hàng năm và do các Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Trung tâm Kỹ thuật TĐC) tiến hành.

1.3. Căn cứ để kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với Dụng cụ điện nhập khẩu là TCVN 5699-92. Dụng cụ điện sinh hoạt - Yêu cầu an toàn và phương pháp thử.

1.4. Thuật ngữ và định nghĩa.

1.4.1. Chuyến hàng là tập hợp các loại hàng hóa ghi trong Hợp đồng, Hóa đơn, Vận đơn, Bảng liệt kê hàng hóa.

1.4.2. Lô hàng là một tập hợp sản phẩm đồng nhất về tên gọi, công dụng nhãn hiệu, model... được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ trong cùng một thời điểm nhất định.

2. Trình tự tiến hành.

2.1. Kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của hồ sơ đăng ký, bao gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu (02 bản)

b) Hợp đồng ngoại thương (Contract) hoặc Tín dụng thư (L/C)

c) Hóa đơn hàng hóa (Invoice)

d) Vận đơn (Bill of Lading)

e) Bảng liệt kê hàng hóa (Packing List)

f) Công văn xin miễn kiểm tra (nếu hàng hóa thuộc đối tượng miễn kiểm tra) kèm theo các văn bản có liên quan đến điều kiện miễn kiểm tra nêu ở mục 2.3.3 của Quy trình này.

g) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origine - nếu có)

h) Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (nếu có)

i) Phiếu kết qủa thử nghiệm hàng hóa (nếu có) Các bản sao thuộc mục f đều được đối chiếu với bản gốc khi kiểm tra nếu bản sao không có công chứng.

Kết qủa kiểm tra phải được ghi vào Phiếu kiểm tra hồ sơ đăng ký (Biểu 08).

2.2. Kiểm tra tổng quát lô hàng nhập khẩu, bao gồm:

- Sự phù hợp của lô hàng (nhãn hiệu, model...) với hồ sơ.

- Điều kiện bao gói của lô hàng.

- Các dấu hiệu chứng tỏ lô hàng phù hợp với điều kiện miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng.

- Sự phù hợp của lô hàng với mẫu chào hàng trước khi nhập. Kết qủa kiểm tra phải được lập thành Biên bản kiểm tra (Biểu 10) có chữ ký của đại diện khách hàng và kiểm tra viên.

2.3. Kiểm tra chất lượng

2.3.1. Danh mục chỉ tiêu cần kiểm tra, mức qui định và phương pháp thử được quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Số TT

Tên chỉ tiêu kiểm tra

Mức quy định theo TCVN 5699-92

Phương pháp thử theo TCVN 5699 - 92

1

Cấp bảo vệ

Điều 1.1.1 và 1.1.2

Điều 1.3.2

2

Dòng điện khởi động

Điều 1.3.2

Điều 1.3.3

3

Thiết bị bảo vệ qúa tải

Điều 1.3.3

Điều 1.4

4

Công suất và dòng điện tiêu thụ

Điều 1.4

Điều 1.5

5

Độ tăng nhiệt

Điều 1.5

Điều 1.5

6

Bảo vệ chống tai nạn điện

Điều 2.1

Điều 2.1

7

Cách điện và dòng rò ở nhiệt độ làm việc

Điều 2.2

Điều 2.2

8

Độ chịu ẩm

Điều 2.3

Điều 2.3

9

Điện trở cách điện và độ bền điện sau khi thử ẩm

Điều 2.4

Điều 2.4

10

Dây dẫn nguồn nối với mạng điện ngoài

Điều 2.10 và 2.11

Điều 2.10 và 2.11

11

Nối đất bảo vệ

Điều 2.12

Điều 2.12

Ghi chú: Bảng 1 quy định chung cho các sản phẩm thuộc nhóm 8509-8510. Đối với từng sản phẩm cụ thể, cơ quan kiểm tra có thể tham khảo các tiêu chuẩn liên quan (nếu có).

2.3.2. Phương thức kiểm tra.

a) Thử điển hình mẫu chào hàng do khách hàng cung cấp trước khi nhập khẩu hoặc mẫu lấy từ lô hàng nhập khẩu theo tất cả các chỉ tiêu qui định trong bảng 1. Sau đó căn cứ kết qủa thử điển hình để áp dụng chế độ kiểm tra giảm khi lô hàng nhập về hoặc các lô hàng tương tự nhập về sau đó theo qui định ở mục 2.3.3

b) Kiểm tra mẫu đại diện theo các chỉ tiêu 5, 6, 7, 9, 11 qui định trong bảng 1 với qui định lấy mẫu nêu ở mục 2.3.4

2.3.3. Chế độ kiểm tra

a) Miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với lô hàng nhập khẩu có công văn xin miễn kiểm tra và kết qủa kiểm tra chứng tỏ lô hàng nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện miễn kiểm tra sau đây:

- Mang dấu phù hợp tiêu chuẩn của nước xuất khẩu đã được Tổng cục TCĐLCL thừa nhận.

- Đã được kiểm tra tại bến đi theo Hiệp định của Nhà nước đã ký với nước ngoài.

b) kiểm tra giảm áp dụng đối với phương thức kiểm tra nêu ở 2.3.2a, lô hàng có Phiếu kết qủa thử nghiệm điển hình của tổ chức có thẩm quyền hoặc các lô hàng nhập trước đó chất lượng bảo đảm và ổn định. Khi đó chuyển chế độ kiểm tra, giảm bậc kiểm tra so với qui định ở 2.3.4b và chỉ kiểm tra đối với các chỉ tiêu 7 quy định trong bảng 1 hoặc chỉ kiểm tra tổng quát lô hàng....

c) Chế độ kiểm tra thường áp dụng đối với lô hàng không thuộc diện nêu ở 2.3.3a và 2.3.3b và theo các qui định ở 2.3.1 và 2.3.4b.

d) Chế độ kiểm tra ngặt áp dụng khi:

- Lô hàng nhập khẩu không phù hợp với mẫu chào hàng trước khi nhập khẩu.

- Kết qủa thử điển hình mẫu chào hàng trước khi nhập khẩu hoặc mẫu lấy từ lô hàng trước đây không phù hợp tiêu chuẩn qui định.

Ghi chú: Phương thức và chế độ kiểm tra được chọn phải được ghi trong Biên bản kiểm tra.

2.3.4. Qui định về lấy mẫu.

a) Địa điểm kiểm tra và lấy mẫu: Nơi bảo quản hàng hóa trước khi làm thủ tục thông quan.

b) Việc lấy mẫu thực hiện theo phương án lấy mẫu 1 lần trên cơ sở TCVN 2600-78. Kiểm tra thống kê chất lượng. Kiểm tra nghiệm thu định tính. Phương pháp nhị phân và được trình bày trong bảng 2. Mẫu để thử điển hình được lấy với số lượng đảm bảo thử tất cả các chỉ tiêu theo qui định ở bảng 1.

Bảng 2

Kiểm tra

Bậc kiểm tra

AQL, %

Đối tượng áp dụng

Ngặt

T-2

1,0

Lô N<1000: Qua kiểm tra các lần trước chất lượng không đều.

Thường

D-3

1,0

Lô N>= 1000: Đã qua kiểm tra các lần trước chất lượng đều. Lô N<1000: Chưa qua kiểm tra

Giảm

D-3

1,0

Lô N>1000: Đã qua kiểm tra các lần trước chất lượng đều.

c) Mẫu được lấy phải được đánh số. Việc lấy mẫu phải được ghi vào Biên bản kiểm tra hay Biên bản lấy mẫu (Biểu 9), có chữ ký của đại diện khách hàng và kiểm tra viên.

2.3.5. Nơi thử nghiệm.

- Các phòng Thử nghiệm được công nhận trong lĩnh vực thử nghiệm điện.

- Các phòng Thử nghiệm được chỉ định trong lĩnh vực thử nghiệm điện.

Nơi thử nghiệm phải được ghi trong Biên bản kiểm tra hay Biên bản lấy mẫu..

3. Xử lý kết qủa kiểm tra.

3.1. Sau khi kết thúc kiểm tra, Trung tâm Kỹ thuật TĐC phải lập Phiếu đánh giá tổng hợp (Biểu 11).

3.2. Lô hàng nhập khẩu được cấp Thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng (Biểu 12) nếu được xác định phù hợp với điều kiện miễn kiểm tra.

3.3. Lô hàng nhập khẩu được cấp Giấy xác nhận chất lượng nhập khẩu (Biểu 03) nếu đảm bảo các yêu cầu sau:

- Hồ sơ đăng ký đầy đủ, đúng đắn.

- Kết qủa kiểm tra tổng quát lô hàng nhập khẩu phù hợp với hồ sơ.

- Số lượng mẫu không đạt chất lượng không vượt qúa trị số chấp nhận c.

3.4. Trung tâm Kỹ thuật TĐC ra Thông báo lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu (Biểu 04) trong trường hợp hồ sơ đăng ký phù hợp yêu cầu, kết qủa kiểm tra tổng quát lô hàng nhập khẩu phù hợp với hồ sơ nhưng có số lượng mẫu không đạt chất lượng bằng hoặc lớn hơn trị số bác bỏ b.

3.5. Các loại giấy trên đây đều được gửi cho khách hàng và các cơ quan có liên quan theo quy định ở mục 4.4 của "Quy định về kiểm tra nhà nước đối với chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu" ban hành theo Quyết định 2578/QĐ-TĐC ngày 28.10.1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Trong trường hợp lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu, hồ sơ gửi Thanh tra Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại khu vực gồm có:

- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu. - Thông báo lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu. - Phiếu kết qủa thử nghiệm tại phòng Thử nghiệm. - Báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu (Biểu 13).

4. Hồ sơ kiểm tra.

4.1. Hồ sơ kiểm tra nhất thiết phải bao gồm:

a) Hồ sơ đăng ký của khách hàng.

b) Phiếu kiểm tra hồ sơ đăng ký.

c) Biên bản kiểm tra chất lượng/biên bản lấy mẫu.

d) Các Phiếu kết qủa thử nghiệm.

e) Phiếu đánh giá tổng hợp

f) Thông báo miễn kiểm tra/Giấy xác nhận chất lượng/Thông báo lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu và Báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu.

g) Quyết định xử lý, của cơ quan có thẩm quyền.

4.2. Hồ sơ kiểm tra phải được bảo mật, lưu giữ cẩn thận theo quy định.

 

QTKT 9 QUY TRÌNH KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG

DỤNG CỤ ĐUN NẤU BẰNG ĐIỆN NHẬP KHẨU
(Ban hành theo Quyết định 129/TĐC-QĐ ngày 03 tháng 7 năm 1997của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

1. Quy định chung

1.1. Quy trình này qui định nội dung và thủ tục tiến hành kiểm tra nhà nước chất lượng Dụng cụ đun nấu bằng điện nhập khẩu theo "Quy định về việc kiểm tra nhà nước đối với chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu" ban hành theo Quyết định số 2578/QĐ-TĐC ngày 28.10.1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1.2. Quy trình này áp dụng trong việc kiểm tra nhà nước về chất lượng Dụng cụ đun nấu bằng điện nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải qua kiểm tra nhà nước về chất lượng do Bộ Trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường công bố hàng năm và do các Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Trung tâm Kỹ thuật TĐC) tiến hành.

1.3. Căn cứ để kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với Dụng cụ đun nấu bằng điện nhập khẩu bao gồm:

- TCVN 5699-92. Dụng cụ điện sinh hoạt. Yêu cầu chung về an toàn và phương pháp thử.

- TCVN 5130-93. ấm điện. Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 5393-91. Nồi cơm điện tự động. Yêu cầu kỹ thuật.

- TCVN 5854-94. Bình đun nước bằng điện.

1.4. Thuật ngữ và định nghĩa.

1.4.1. Chuyến hàng là tập hợp các loại hàng hóa ghi trong Hợp đồng, Hóa đơn, Vận đơn, Bảng liệt kê hàng hóa.

1.4.2. Lô hàng là một tập hợp sản phẩm đồng nhất về tên gọi, công dụng nhãn hiệu, model... được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ trong cùng một thời điểm nhất định.

2. Trình tự tiến hành.

2.1. Kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của hồ sơ đăng ký, bao gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu (02 bản)

b) Hợp đồng ngoại thương (Contract) hoặc Tín dụng thư (L/C)

c) Hóa đơn hàng hóa (Invoice)

d) Vận đơn (Bill of Lading)

e) Bảng liệt kê hàng hóa (Packing List)

f) Công văn xin miễn kiểm tra (nếu hàng hóa thuộc đối tượng miễn kiểm tra) kèm theo các văn bản có liên quan đến điều kiện miễn kiểm tra nêu ở mục 2.3.3 của Quy trình này.

g) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origine - nếu có)

h) Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (nếu có)

i) Phiếu kết qủa thử nghiệm hàng hóa (nếu có) Các bản sao thuộc mục f đều được đối chiếu với bản gốc khi kiểm tra nếu bản sao không có công chứng.

Kết qủa kiểm tra phải được ghi vào Phiếu kiểm tra hồ sơ đăng ký (Biểu 08).

2.2. Kiểm tra tổng quát lô hàng nhập khẩu, bao gồm:

- Sự phù hợp của lô hàng (nhãn hiệu, model...) với hồ sơ.

- Điều kiện bao gói của lô hàng.

- Các dấu hiệu chứng tỏ lô hàng phù hợp với điều kiện miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng.

- Sự phù hợp của lô hàng với mẫu chào hàng trước khi nhập. Kết qủa kiểm tra phải được lập thành Biên bản kiểm tra (Biểu 10) có chữ ký của đại diện khách hàng và kiểm tra viên.

2.3. Kiểm tra chất lượng

2.3.1. Danh mục chỉ tiêu cần kiểm tra, mức qui định và phương pháp thử được qui định trong bảng 1

Số

Tên chỉ tiêu kiểm tra

Mức qui định theo

Phương pháp thử theo

Kiểm tra

Thường

Giảm

1.

Nồi cơm điện

TCVN 5393- 91

TCVN5394-91

 

 

1.1

Công suất tiêu thụ

+-10%

Điều 2.2

x

 

1.2

Độ chịu nhiệt của các chi tiết bằng nhựa

105oC/4 giờ

Điều 2.3

x

 

1.3

Kiểm tra độ rò rỉ

-

Điều 2.4

 

 

1.4

Dòng điện rò

Max 0,5mA

Điều 2.5

x

x

1.5

Nhiệt độ ở đáy nồi khi

105oC+10

Điều 2.6

x

 

 

nồi tự động ngắt

-5

 

 

 

1.6

Nhiệt độ hâm nóng

60oC+5 -10

Điều 2.7

x

 

1.7

Nhiệt độ của quai nồi

Max 50oC

Điều 2.10

x

 

1.8

Điện trở cách điện

Min 2MêgaÔm

Điều 2.5

x

x

1.9

Độ bền điện

1500 v/min

Điều 2.12

x

x

1.10

Kiểm tra dây nguồn

Min 1,5 m

Điều 2.13

x

 

1.11

Kiểm tra ổ ra của nồi và phích cắm của dây

-

Điều 2.14

 

 

1.12

Thử chịu nóng ẩm

-

Điều 2.15

x

 

2.

ấm điện

TCVN5130-93

TCVN5131-93

 

 

2.1

Nhiệt độ của quai ấm

Min 60oC

Điều 2.2

x

 

2.2

Công suất tiêu thụ

-

Điều 2.3

x

 

2.3

Dây cắm điện của ấm

-

Điều 2.4

x

 

2.4

Độ bền cách điện ở trạng thái nguội

 

 

 

x

 

. Cách điện chính

1250 v/min

Điều 3.2

 

 

 

. Cách điện tăng cường

4000 v/min

Điều 3.2

 

 

2.5

Độ bền cách điện ở

 

 

x

 

 

trạng thái nóng.

 

 

 

 

 

. Cách điện chính

1000 v/min

Điều 3.2

 

 

 

. Cách điện tăng cường

3500 v/min

Điều 3.2

 

 

2.6

Dòng điện rò

Max 0,5mA

Điều 3.3

 

x

2.7

Điện trở cách điện ở trạng thái nóng.

Min 2 M ôm

Điều 3.2

 

x

3.

Bình đun nước bằng điện

TCVN5854-94

TCVN5854-94

 

 

3.1

Độ tăng nhiệt

Điều 3.2

Điều 3.2

x

 

3.2

Cách điện và dòng điện rò ở nhiệt độ làm việc

Điều 3.4

Điều 3.4

x

x

3.3

Độ bền cách điện

Điều 3.4

Điều 3.4

x

 

3.4

Chịu nóng ẩm

Điều 3.5

Điều 3.5

 

 

3.5

Kiểm tra thiết bị bảo vệ theo nhiệt độ

Điều 3.7

Điều 3.7

x

 

3.6

Kiểm tra cơ cấu điều chỉnh nhiệt độ

Điều 3.9

Điều 3.9

x

 

4.

Các sản phẩm còn lại

Theo TCVN 5699-92

TCVN5699-92

 

 

4.1

Độ bền cách điện ở trạng thái nguội

 

 

 

 

 

. Cách điện chính

1250 v/min

Điều 2.4

x

X

 

. Cách điện tăng cường

4000 v/min

 

 

 

4.2

Độ bền cách điện ở trạng thái nóng

 

 

x

 

 

. Cách điện chính

1000 v/min

Điều 2.2

 

 

 

. Cách điện tăng cường

3500 v/min

Điều 2.2

 

 

4.3

Điện trở cách điện ở trạng thái nóng

Min 2 M ôm

Điều 2.2

x

x

4.4

Dòng điện rò

Max 0,5 mA

Điều 2.2

x

x

2.3.2. Phương thức kiểm tra.

a) Thử điển hình mẫu chào hàng do khách hàng cung cấp trước khi nhập khẩu hoặc mẫu lấy từ lô hàng nhập khẩu theo tất cả các chỉ tiêu qui định trong bảng 1. Sau đó căn cứ kết qủa thử điển hình để áp dụng chế độ kiểm tra giảm khi lô hàng nhập về hoặc các lô hàng tương tự nhập về sau đó theo qui định ở mục 2.3.3

b) Kiểm tra mẫu đại diện theo các chỉ tiêu qui định trong bảng 1 với qui định lấy mẫu nêu ở mục 2.3.4

2.3.3. Chế độ kiểm tra

a) Miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với lô hàng nhập khẩu có công văn xin miễn kiểm tra và kết qủa kiểm tra chứng tỏ lô hàng nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện miễn kiểm tra sau đây:

- Mang dấu phù hợp tiêu chuẩn của nước xuất khẩu đã được Tổng cục TCĐLCL thừa nhận.

- Đã được kiểm tra tại bến đi theo Hiệp định của Nhà nước đã ký với nước ngoài.

b) kiểm tra giảm áp dụng đối với phương thức kiểm tra nêu ở 2.3.2a, lô hàng có Phiếu kết qủa thử nghiệm điển hình của tổ chức có thẩm quyền hoặc các lô hàng nhập trước đó chất lượng bảo đảm và ổn định. Khi đó chuyển chế độ kiểm tra, giảm bậc kiểm tra so với qui định ở 2.3.4b và chỉ kiểm tra đối với các chỉ tiêu qui định trong bảng 1, hoặc chỉ kiểm tra tổng quát lô hàng.

c) Chế độ kiểm tra thường áp dụng đối với lô hàng không thuộc diện nêu ở 2.3.3a và 2.3.3b và theo các qui định ở 2.3.1 và 2.3.4b.

d) Chế độ kiểm tra ngặt áp dụng khi:

- Lô hàng nhập khẩu không phù hợp với mẫu chào hàng trước khi nhập khẩu.

- Kết qủa thử điển hình mẫu chào hàng trước khi nhập khẩu hoặc mẫu lấy từ lô hàng trước đây không phù hợp tiêu chuẩn qui định.

Ghi chú: Phương thức và chế độ kiểm tra được chọn phải được ghi trong Biên bản kiểm tra.

2.3.4. Qui định về lấy mẫu.

a) Địa điểm kiểm tra và lấy mẫu: Nơi bảo quản hàng hóa trước khi làm thủ tục thông quan.

b) Việc lấy mẫu thực hiện theo phương án lấy mẫu 1 lần bậc kiểm tra D3, AQL = 1 trên cơ sở TCVN 2600-78. Kiểm tra thống kê chất lượng. Kiểm tra nghiệm thu định tính. Phương pháp nhị phân. Mẫu để thử điển hình được lấy với số lượng đảm bảo thử tất cả các chỉ tiêu theo quy định ở bảng 1.

c) Mẫu được lấy phải được đánh số. Việc lấy mẫu phải được ghi vào Biên bản kiểm tra hay Biên bản lấy mẫu (Biểu 9), có chữ ký của đại diện khách hàng và kiểm tra viên.

2.3.5. Nơi thử nghiệm.

- Các phòng Thử nghiệm được công nhận trong lĩnh vực thử nghiệm điện.

- Các phòng Thử nghiệm được chỉ định trong lĩnh vực thử nghiệm điện.

- Thử nghiệm tại hiện trường với các thiết bị có cấp chính xác phù hợp.

Nơi thử nghiệm phải được ghi trong Biên bản kiểm tra hay Biên bản lấy mẫu.

3. Xử lý kết qủa kiểm tra.

3.1. Sau khi kết thúc kiểm tra, Trung tâm Kỹ thuật TĐC phải lập Phiếu đánh giá tổng hợp (Biểu 11).

3.2. Lô hàng nhập khẩu được cấp Thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng (Biểu 12) nếu được xác định phù hợp với điều kiện miễn kiểm tra.

3.3. Lô hàng nhập khẩu được cấp Giấy xác nhận chất lượng nhập khẩu (Biểu 03) nếu đảm bảo các yêu cầu sau:

- Hồ sơ đăng ký đầy đủ, đúng đắn.

- Kết qủa kiểm tra tổng quát lô hàng nhập khẩu phù hợp với hồ sơ.

- Số lượng mẫu không đạt chất lượng không vượt qúa trị số chấp nhận c.

3.4. Trung tâm Kỹ thuật TĐC ra Thông báo lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu (Biểu 04) trong trường hợp hồ sơ đăng ký phù hợp yêu cầu, kết qủa kiểm tra tổng quát lô hàng nhập khẩu phù hợp với hồ sơ nhưng có số lượng mẫu không đạt chất lượng bằng hoặc lớn hơn trị số bác bỏ b.

3.5. Các loại giấy trên đây đều được gửi cho khách hàng và các cơ quan có liên quan theo quy định ở mục 4.4 của "Quy định về kiểm tra nhà nước đối với chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu" ban hành theo Quyết định 2578/QĐ-TĐC ngày 28.10.1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Trong trường hợp lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu, hồ sơ gửi Thanh tra Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tại khu vực gồm có:

- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu.

- Thông báo lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu.

- Phiếu kết qủa thử nghiệm tại phòng Thử nghiệm.

- Báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu (Biểu 13).

4. Hồ sơ kiểm tra.

4.1. Hồ sơ kiểm tra nhất thiết phải bao gồm:

a) Hồ sơ đăng ký của khách hàng.

b) Phiếu kiểm tra hồ sơ đăng ký.

c) Biên bản kiểm tra chất lượng/biên bản lấy mẫu.

d) Các Phiếu kết qủa thử nghiệm.

e) Phiếu đánh giá tổng hợp

f) Thông báo miễn kiểm tra/Giấy xác nhận chất lượng/Thông báo lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu và Báo cáo và kiến nghị biện pháp xử lý lô hàng không đạt chất lượng nhập khẩu.

g) Quyết định xử lý, của cơ quan có thẩm quyền.

4.2. Hồ sơ kiểm tra phải được bảo mật, lưu giữ cẩn thận theo quy định.

 

QTKT 10 QUY TRÌNH KIỂM TRA NHÀ NƯỚC CHẤT LƯỢNG

 QUẠT ĐIỆN SINH HOẠT NHẬP KHẨU
(Ban hành theo Quyết định 129/TĐC-QĐ ngày 03 tháng 7 năm 1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)

1. Quy định chung

1.1. Quy trình này qui định nội dung và thủ tục tiến hành kiểm tra nhà nước chất lượng Quạt điện sinh hoạt bằng điện nhập khẩu theo "Quy định về việc kiểm tra nhà nước đối với chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu" ban hành theo Quyết định số 2578/QĐ-TĐC ngày 28.10.1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.

1.2. Quy trình này áp dụng trong việc kiểm tra nhà nước về chất lượng Quạt điện sinh hoạt nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu phải qua kiểm tra nhà nước về chất lượng do Bộ Trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường công bố hàng năm và do các Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng (Trung tâm Kỹ thuật TĐC) tiến hành.

1.3. Căn cứ để kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với Quạt điện sinh hoạt nhập khẩu là TCVN 4264-94: Quạt điện sinh hoạt. Yêu cầu an toàn và phương pháp thử.

1.4. Thuật ngữ và định nghĩa.

1.4.1. Chuyến hàng là tập hợp các loại hàng hóa ghi trong Hợp đồng, Hóa đơn, Vận đơn, Bảng liệt kê hàng hóa.

1.4.2. Lô hàng là một tập hợp sản phẩm đồng nhất về tên gọi, công dụng nhãn hiệu, model... được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ trong cùng một thời điểm nhất định.

2. Trình tự tiến hành.

2.1. Kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của hồ sơ đăng ký, bao gồm:

a) Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu (02 bản)

b) Hợp đồng ngoại thương (Contract) hoặc Tín dụng thư (L/C)

c) Hóa đơn hàng hóa (Invoice) d) Vận đơn (Bill of Lading)

e) Bảng liệt kê hàng hóa (Packing List)

f) Công văn xin miễn kiểm tra (nếu hàng hóa thuộc đối tượng miễn kiểm tra) kèm theo các văn bản có liên quan đến điều kiện miễn kiểm tra nêu ở mục 2.3.3 của Quy trình này.

g) Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origine - nếu có)

h) Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (nếu có)

i) Phiếu kết qủa thử nghiệm hàng hóa (nếu có) Các bản sao thuộc mục f đều được đối chiếu với bản gốc khi kiểm tra nếu bản sao không có công chứng.

Kết qủa kiểm tra phải được ghi vào Phiếu kiểm tra hồ sơ đăng ký (Biểu 08).

2.2. Kiểm tra tổng quát lô hàng nhập khẩu, bao gồm:

- Sự phù hợp của lô hàng (nhãn hiệu, model...) với hồ sơ.

- Điều kiện bao gói của lô hàng.

- Các dấu hiệu chứng tỏ lô hàng phù hợp với điều kiện miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng. - Sự phù hợp của lô hàng với mẫu chào hàng trước khi nhập. Kết qủa kiểm tra phải được lập thành Biên bản kiểm tra (Biểu 10) có chữ ký của đại diện khách hàng và kiểm tra viên.

2.3. Kiểm tra chất lượng

2.3.1. Danh mục chỉ tiêu cần kiểm tra, mức qui định và phương pháp thử được qui định trong bảng 1

2.3.2. Phương thức kiểm tra.

a) Thử điển hình mẫu chào hàng do khách hàng cung cấp trước khi nhập khẩu hoặc mẫu lấy từ lô hàng nhập khẩu theo tất cả các chỉ tiêu qui định trong bảng 1. Sau đó căn cứ kết qủa thử điển hình để áp dụng chế độ kiểm tra giảm khi lô hàng nhập về hoặc các lô hàng tương tự nhập về sau đó theo qui định ở mục 2.3.3

b) Kiểm tra mẫu đại diện theo các chỉ tiêu 6, 7, 10, 11 qui định trong bảng 1 với qui định lấy mẫu nêu ở mục 2.3.4

2.3.3. Chế độ kiểm tra

a) Miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với lô hàng nhập khẩu có công văn xin miễn kiểm tra và kết qủa kiểm tra chứng tỏ lô hàng nhập khẩu thỏa mãn các điều kiện miễn kiểm tra sau đây:

- Mang dấu phù hợp tiêu chuẩn của nước xuất khẩu đã được Tổng cục TCĐLCL thừa nhận.

- Đã được kiểm tra tại bến đi theo Hiệp định của Nhà nước đã ký với nước ngoài.

b) kiểm tra giảm áp dụng đối với phương thức kiểm tra nêu ở 2.3.2a, lô hàng có Phiếu kết qủa thử nghiệm điển hình của tổ chức có thẩm quyền hoặc các lô hàng nhập trước đó chất lượng bảo đảm và ổn định. Khi đó chuyển chế độ kiểm tra, giảm bậc kiểm tra so với qui định ở 2.3.4b và chỉ kiểm tra đối với các chỉ tiêu 6, 7, 11 qui định trong bảng 1, hoặc chỉ kiểm tra tổng quát lô hàng.

c) Chế độ kiểm tra thường áp dụng đối với lô hàng không thuộc diện nêu ở 2.3.3a và 2.3.3b và theo các qui định ở 2.3.1 và 2.3.4b.

d) Chế độ kiểm tra ngặt áp dụng khi:

- Lô hàng nhập khẩu không phù hợp với mẫu chào hàng trước khi nhập khẩu.

- Kết qủa thử điển hình mẫu chào hàng trước khi nhập khẩu hoặc mẫu lấy từ lô hàng trước đây không phù hợp tiêu chuẩn qui định.

Ghi chú: Phương thức và chế độ kiểm tra được chọn phải được ghi trong Biên bản kiểm tra.

2.3.4. Qui định về lấy mẫu.

a) Địa điểm kiểm tra và lấy mẫu: Nơi bảo quản hàng hóa trước khi làm thủ tục thông quan.

b) Việc lấy mẫu thực hiện theo phương án lấy mẫu 1 lần trên cơ sở TCVN 2600-78. Kiểm tra thống kê chất lượng. Kiểm tra nghiệm thu định tính. Phương pháp nhị phân. Mẫu để thử điển hình được lấy với số lượng đảm bảo thử tất cả các chỉ tiêu theo qui định ở bảng 2.

Bảng 1

Số TT

Chỉ tiêu cần kiểm tra

Mức qui định theo TCVN 4264 - 94

Phương pháp thử TCVN 4264 - 94

1.

Cấp bảo vệ

Điều 1.1.1 và 1.1.2

Điều 2.2.1

2.

Khả năng chạm ngẫu nhiên

Điều 1.1.3

Điều 2.2.1

3.

Yêu cầu về cách điện tăng cường

Điều 1.1.6

Điều 2.2.1

4.

Chiều dài đường dò và khe hở không khí

Điều 1.1.7

Điều 2.2.3

5.

Chiều dày của lớp cách điện

Điều 1.1.8

Điều 2.2.3

6.

Điện trở cách điện sau khi thử nóng ẩm

Điều 1.2.1

Điều 2.3.1

7.

Độ bền cao áp sau khi thử nóng ẩm

Điều 1.2.2

Điều 2.3.2

8.

Yêu cầu dây dẫn nguồn

Điều 1.5.1

Điều 2.6.1

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 129/TĐC-QĐ ngày 03/07/1997 ban hành quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


12.578

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.233.83
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!