ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
--------
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 1270/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 09
tháng 6 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC SẢN XUẤT,
KINH DOANH RAU, HOA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND
ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số
01/2002/QH KXI ngày 16 tháng 12 năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật
Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Luật Quản lý thuế số
78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế
tỉnh Lâm Đồng tại Tờ trình số 1096/TT-CT ngày 18 tháng 5 năm 2011;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Đổi mới
công tác quản lý thuế đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rau, hoa trên địa
bàn tỉnh Lâm Đồng”.
Điều 2.
1. Giao Cục trưởng Cục Thuế tỉnh phối hợp với các Sở, ban,
ngành, các địa phương trong tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.
2. Giao
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện và thành phố căn cứ tình
hình thực tế của từng địa phương phối hợp với ngành thuế chỉ đạo, triển khai thực
hiện Đề án thuộc phạm vi ngành và địa phương quản lý.
Điều 3.
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ
tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị,
tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT;
- Như điều 3;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- TT Công báo;
- Lưu VT, TC, TH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Yên
|
ĐỀ ÁN
QUẢN
LÝ THUẾ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC SẢN XUẤT, KINH DOANH, XUẤT KHẨU RAU, HOA TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÂM ĐỒNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1270/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2011 của
UBND tỉnh Lâm Đồng)
Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chống thất
thu ngân sách, UBND tỉnh ban hành Đề án “Quản lý thuế đối với lĩnh vực sản xuất,
kinh doanh, xuất khẩu rau hoa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”.
Phần 1
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ THUẾ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC SẢN XUẤT – KINH DOANH RAU, HOA TRÊN ĐỊA BÀN
I. Đánh giá thực trạng quản lý đối
với lĩnh vực SXKD rau hoa:
1. Về diện tích, sản lượng rau hoa:
Theo số liệu tổng hợp của cơ quan thống kê thì diện
tích, sản lượng rau hoa trên các địa bàn thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng, huyện
Đơn Dương, huyện Lạc Dương và của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)
trong 03 năm từ 2008 đến 2010, cụ thể như sau:
a) Rau:
- Năm 2008: diện tích 39.789 ha; sản lượng
1.128.365 tấn;
- Năm 2009: diện tích 43.402 ha; sản lượng
1.243.918 tấn;
- Năm 2010: diện tích 43.967 ha; sản lượng
1.266.863 tấn.
b) Hoa:
- Năm 2008: diện tích 3.359 ha; sản lượng 772.841
ngàn cành;
- Năm 2009: diện tích 4.263 ha; sản lượng 833.354
ngàn cành;
- Năm 2010: diện tích 5.177 ha; sản lượng 1.033.223
ngàn cành;
(Chi tiết theo biểu
số 1 kèm theo)
2. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD)
trên lĩnh vực kinh doanh rau, hoa:
Tổng số cơ sở kinh doanh rau, hoa hiện đang quản lý
thu thuế là 61 doanh nghiệp và 220 hộ cá thể. Trong đó:
- Cục thuế quản lý: 49 doanh nghiệp.
- Chi cục thuế quản lý: 12 doanh nghiệp và 220 hộ
cá thể; Trong đó:
+ Chi Cục thuế thành phố Đà Lạt quản lý 7 doanh
nghiệp và 108 hộ cá thể.
+ Chi Cục thuế huyện Đức Trọng quản lý 4 doanh nghiệp
và 37 hộ cá thể.
+ Chi Cục thuế huyện Đơn Dương quản lý 75 hộ cá thể.
+ Chi Cục thuế Lạc Dương quản lý 01 doanh nghiệp.
3. Doanh thu, thu nộp ngân sách nhà nước (NSNN):
a) Doanh thu:
- Năm 2008: 693.186 triệu đồng, trong đó doanh nghiệp
FDI: 489.245.
- Năm 2009: 1.167.030 triệu đồng, trong đó doanh
nghiệp FDI: 654.929.
- Năm 2010: 1.349.510 triệu đồng, trong đó doanh
nghiệp FDI: 690.368.
b) Thu nộp NSNN:
Tổng thu ngân sách nhà nước từ năm 2008 đến năm
2010 của lĩnh vực sản xuất kinh doanh rau, hoa là 31.940 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 0,74 % so với số thu từ thuế phí. Trong đó: các doanh nghiệp Cục thuế quản
lý nộp ngân sách: 24.692 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 77% tổng số thu lĩnh vực sản
xuất kinh doanh rau, hoa; các cơ sở Chi cục thuế quản lý nộp 7.248 triệu đồng,
chiếm tỷ trọng 23% tổng số thu lĩnh vực sản xuất kinh doanh rau, hoa; phân theo
các năm như sau:
- Năm 2008: 5.831 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,45%
trên số thu từ thuế phí.
- Năm 2008: 8.444 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,61%
trên số thu từ thuế phí.
- Năm 2008: 17.665 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,07%
trên số thu từ thuế phí.
Như vậy: thu ngân sách hàng năm đều tăng, nếu năm
2009 tăng so năm 2008 là 44,8% (8.444/5.831) thì năm 2010 tăng so năm 2009 là
109,2%.
(Chi tiết biểu số
2 kèm theo)
4. Đối với Doanh nghiệp FDI:
Đến 31/12/2010, số liệu lĩnh vực SXKD rau hoa các
doanh nghiệp FDI, như
sau:
- Tổng số dự án: 45 dự án, trong đó:
+ Đã đi vào hoạt động 35 dự án
+ Đang XDCB: 10 dự án
- Tổng vốn đăng ký kinh doanh: 1.053.588 triệu đồng
- Tổng vốn thực góp đến 31/12/2010: 699.563 triệu đồng
- Tổng diện tích đất thuê: 6.040.898 m2, trong đó:
+ Đất XDCB: 313.237 m2
+ Đất SXNN: 5.722.088 m2
+ Đất thuê khác: 5.573 m2
- Tổng số lao động: 4.937 người, trong đó:
+ Lao động trong biên chế: 3.076 người
+ Lao động hợp đồng thời vụ: 1.861 người
Tổng thu ngân sách nhà nước từ năm 2008 đến năm
2010 của các doanh nghiệp FDI là 20.221 triệu đồng, bằng 63% tổng thu lĩnh vực
rau hoa (riêng Công ty TNHH Agrivina nộp 14.772 triệu, chiếm tỷ lệ 74% các
doanh nghiệp FDI).
(Chi tiết biểu số
3 kèm theo)
II. Những hạn chế và nguyên nhân
hạn chế trong công tác quản lý đối với lĩnh vực sản xuất - kinh doanh rau hoa:
1. Những hạn chế tồn tại:
- Rau, hoa là sản phẩm trồng trọt, là ngành nghề
chính của người nông dân, được Nhà nước khuyến khích sản xuất và tiêu thụ thông
qua các chính sách ưu đãi về thuế. Trong thời gian qua nhà nước đã có nhiều
quan tâm đầu tư đối với lĩnh vực này, nhưng số thu NSNN của lĩnh vực này chiếm
một tỷ trọng rất nhỏ. Ngành thuế chưa có biện pháp quản lý phù hợp, đặc biệt là
đối với các thương lái thu mua gom rau, hoa mang đi tiêu thụ tại các địa bàn
ngoài tỉnh, phát sinh lợi nhuận khá lớn nhưng chưa có biện pháp để thu thuế; thất
thu ngân sách trong lĩnh vực này thể hiện:
+ Đối với các cơ sở trong nước: theo số liệu thống
kê về sản lượng sản xuất 03 năm 2008 - 2010, nếu tính giá bán bình quân: rau là
1.500.000 đồng/tấn; hoa là 2.000 đồng/cành, ước tính tỷ lệ tiêu thụ trực tiếp của
người nông dân là 50% trên sản lượng sản xuất ra, vậy doanh thu phải quản lý
thu thuế trong 03 năm là: 2.712.824 triệu đồng; doanh thu ngành thuế đã quản lý
là: 1.375.184 triệu đồng (bằng 51%), tương ứng doanh thu chưa quản lý thu thuế
là: 1.337.640 triệu đồng (bằng 49%). Như vậy theo số liệu của cơ quan thống kê
thì còn thất thu khoảng 50% về sản lượng đối với lĩnh vực này. Tuy nhiên tỷ lệ
sản lượng thất thu đã giảm mạnh qua từng năm: năm 2008 là 75,7%, năm 2009 là
44,8%, đến năm 2010 chỉ còn 30,3%.
+ Đối với các doanh nghiệp FDI: tuy không thất thu
về sản lượng nhưng thất thu về giá vì chưa quản lý được giá bán (đặc biệt là
giá xuất khẩu) do hầu hết các doanh nghiệp có quan hệ liên kết với các đối tác
kinh doanh ở nước ngoài.
+ Một số doanh nghiệp thực hiện chưa đúng quy định
của pháp luật, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm theo báo cáo của
các doanh nghiệp hầu hết là lỗ (trong năm 2010 chỉ có 07/35 dự án báo cáo lãi;
số lỗ lũy kế đến 31/12/2010 của lĩnh vực này là: 501.876 triệu đồng).
+ Nhiều doanh nghiệp kê khai giá bán, đặc biệt là
giá xuất khẩu không trung thực, thấp hơn so với giá nội tiêu, giá thực tế xuất
khẩu, thấp hơn giá thành dẫn đến thường xuyên phát sinh lỗ, nhưng chưa có biện
pháp để điều tra, xác minh.
2. Nguyên nhân tồn tại:
- Đặc thù của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp địa bàn
kinh doanh rộng, khó kiểm tra kiểm soát nên nhiều cơ sở, hộ kinh doanh không
khai báo nhưng cơ quan thuế chưa kiểm tra, phát hiện được, dẫn đến thất thu thuế
ở lĩnh vực này.
- Ngành thuế chưa đề ra giải pháp hiệu quả để quản
lý đối với lĩnh vực này, còn phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của người nộp thuế.
Ngành thuế chưa tập trung nghiên cứu để tìm ra các biện pháp quản lý thu thuế
phù hợp cho từng đối tượng quản lý của lĩnh vực này.
- Sự phối hợp giữa cơ quan thuế và chính quyền địa
phương chưa thường xuyên, chặt chẽ nên các tiểu thương thu gom rau, hoa mang đi
tiêu thụ không thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước nhưng cơ quan thuế chưa kiểm
soát được.
- Chưa có cơ chế bồi dưỡng, trích thưởng hợp lý cho
các cán bộ địa phương trực tiếp tham gia vào việc hỗ trợ quản lý thu thuế.
- Trên một số địa bàn huyện có diện tích, sản lượng
rau, hoa lớn nhưng chưa có các chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm rau, hoa của nông
dân sản xuất ra. Chưa có các nhà máy chế biến, bảo quản để nâng cao giá trị
hàng hóa cho nông dân. Mặt khác, giá cả rau, hoa thường xuyên không ổn định, phụ
thuộc hoàn toàn vào thị trường mà chưa có sự can thiệp của Nhà nước.
- Ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận các hộ,
cơ sở kinh doanh chưa cao, đặc biệt là các thương lái thu mua, không chấp hành
việc kê khai thuế theo luật định, còn cố ý trốn thuế, gian lận thuế.
Phần 2
ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THUẾ ĐỐI VỚI LĨNH VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH RAU, HOA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
I. Mục tiêu của đề án:
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước nói chung và
quản lý thuế đối với lĩnh vực SXKD rau, hoa trên địa bàn.
- Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước
pháp luật trong việc kê khai nộp thuế; bảo đảm sự công bằng trong việc xác định
nghĩa vụ nộp thuế.
- Chống thất thu thuế, đảm bảo thực thi nghiêm các
quy định của pháp luật.
- Đối với lĩnh vực FDI: xác định đúng giá bán thực
tế, đặc biệt là giá xuất khẩu; xác định đúng các định mức chi phí thực tế phát
sinh trong quá trình SXKD.
- Thu ngân sách hàng năm tăng trưởng phù hợp với tốc
độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh, hoàn thành và vượt dự toán do HĐND và UBND tỉnh
giao.
II. Nội dung Đề án:
1. Quản lý thuế đối với các cơ sở, hộ kinh doanh
trong nước:
a) Phân loại đối tượng quản lý:
- Các cơ sở, hộ tự sản xuất và trực tiếp bán sản phẩm
ra thị trường thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), trường hợp
xuất khẩu sản phẩm thì được áp dụng thuế suất 0%. Các cơ sở, hộ sản xuất quy mô
lớn, thường xuyên sử dụng lao động thuê ngoài thì thuộc đối tượng phải khấu trừ
và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
- Các cơ sở, hộ, thương lái thu gom sản phẩm tại
nơi sản xuất bán lại cho các cơ sở kinh doanh trực tiếp hoặc người tiêu dùng:
phải đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế GTGT, TNCN. Bao gồm:
+ Các thương lái thu gom sản phẩm bán lại hoặc thuê
phương tiện vận tải chở đi tiêu thụ các địa bàn ngoài tỉnh.
+ Các phương tiện vận tải (trong và ngoài tỉnh) thu
gom sản phẩm mang đi tiêu thụ.
+ Các phương tiện vận tải (trong và ngoài tỉnh) được
thương lái thuê vận chuyển sản phẩm mang đi tiêu thụ.
- Các hộ nông dân thu gom sản phẩm bán lại cho các
thương lái hoặc các phương tiện vận tải; các cơ sở, hộ kinh doanh cố định (trực
tiếp mua, bán lẻ khác): phải đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế GTGT, TNCN.
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây: phải
đăng ký kinh doanh
+ Nếu trực tiếp sản xuất và bán sản phẩm ra thị trường:
thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Các cơ sở, hộ quy mô lớn, thường xuyên sử
dụng lao động thuê ngoài thì thuộc đối tượng phải khấu trừ và nộp thuế TNCN.
+ Trường hợp kinh doanh giống cây: phải kê khai nộp
thuế GTGT, TNDN và TNCN.
b) Biện pháp quản lý thu thuế:
- Cơ quan thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế
phường, xã, công an khu vực, các đoàn thể của địa phương (Hội phụ nữ, Hội nông
dân...) nắm bắt kịp thời, đầy đủ các thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh
rau, hoa trên địa bàn theo từng thời vụ.
- Sau khi nắm được danh sách các đối tượng kinh
doanh, phối hợp với HĐTV thuế tiến hành điều tra, khảo sát quy mô và mức độ
kinh doanh của từng cơ sở, trên cơ sở đó phân loại đối tượng để có biện pháp quản
lý thu thuế phù hợp:
+ Các cơ sở, hộ tự sản xuất và trực tiếp bán sản phẩm
ra thị trường thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, trường hợp xuất khẩu sản phẩm
thì được áp dụng thuế suất 0%. Theo quy định của Luật thuế TNCN và các văn bản
hướng dẫn thực hiện: thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng được miễn thuế TNCN. Đối với các
cơ sở, hộ quy mô lớn, thường xuyên sử dụng lao động thuê ngoài thì thuộc đối tượng
phải khấu trừ và nộp thuế TNCN.
+ Đối với các thương lái thu gom sản phẩm bán hoặc
thuê phương tiện vận tải chở đi tiêu thụ ở các địa bàn khác: phối hợp chặt chẽ
với chính quyền địa phương (phường, xã), các tổ chức đoàn thể đặc biệt là Hội
nông dân, Chi hội rau, hoa... yêu cầu các đối tượng này phải đăng ký kinh
doanh, kê khai nộp thuế theo quy định.
+ Đối với các phương tiện vận tải: tăng cường quản
lý trên khâu vận doanh, gắn quản lý rau, hoa với quản lý kinh doanh vận tải. Từng
bước tuyên truyền, vận động các chủ xe tự giác đăng ký kinh doanh, trường hợp cố
tình không chấp hành thì xử phạt theo các quy định. Thông qua các phương tiện vận
tải để khai thác, quản lý được các chủ kinh doanh (đầu nậu, thương lái).
Trong thời gian đầu, thành lập các điểm “kê khai nộp
thuế trên khâu lưu thông” để kiểm tra, yêu cầu các phương tiện vận tải phải chấp
hành đúng quy định.
+ Các hộ nông dân thu gom sản phẩm bán lại cho các
thương lái hoặc các phương tiện vận tải; các cơ sở, hộ kinh doanh cố định (trực
tiếp mua, bán lẻ khác); các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây: các hộ, cơ sở
có quy mô, mức độ kinh doanh lớn thì hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán, hóa
đơn, chứng từ và từng bước cho áp dụng hình thức tự kê khai - tự tính - tự nộp
thuế. Các hộ, cơ sở có quy mô, mức độ kinh doanh nhỏ, lẻ thì bước đầu áp dụng
phương pháp quản lý thu thuế khoán, khi quy mô kinh doanh tăng lên đáp ứng đủ
điều kiện thì cho áp dụng hình thức tự kê khai - tự tính - tự nộp thuế.
- Cơ quan thuế có kế hoạch thường xuyên phối hợp với
chính quyền địa phương, Hội đồng tư vấn thuế, Hội nông dân, chi hội rau hoa...
và các hộ kinh doanh tham gia bình xét về quy mô, mức độ kinh doanh giữa các hộ,
cơ sở với nhau trên cơ sở số liệu tự kê khai và số liệu điều tra của cơ quan
thuế.
- Công khai doanh số, mức thuế của từng hộ, cơ sở
kinh doanh trên địa bàn tại trụ sở phường xã, đội thuế để mọi người dân biết,
so sánh và giám sát lẫn nhau, đồng thời thông báo cho cơ quan thuế các trường hợp
bất hợp lý.
2. Quản lý thuế đối với các tổ chức kinh tế, các
doanh nghiệp FDI:
- Cơ quan thuế phải thường xuyên kiểm tra 100% hồ
sơ khai thuế của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp FDI. Trong quá trình kiểm
tra hồ sơ phát hiện những nội dung khai chưa đúng, số liệu khai không rõ ràng,
chính xác phải yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu
theo đúng qui định. Đặc biệt lưu ý đối với những doanh nghiệp: doanh thu cao,
doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn; giá xuất khẩu thấp hơn giá nội tiêu hoặc
giá bán bình quân chung của các doanh nghiệp cùng ngành nghề; liên tục phát
sinh lỗ nhưng vẫn mở rộng quy mô kinh doanh; số thuế GTGT xin hoàn cao.
- Yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng phương án
và biện pháp bảo toàn vốn (không để tình trạng: khai báo thua lỗ nhưng vẫn tiếp
tục mở rộng đầu tư). Doanh nghiệp tự xác định chính xác giá thành từng chủng loại
sản phẩm sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán; trên cơ sở đó xây dựng giá bán hợp
lý (sao cho giá bán cao hơn giá thành, kinh doanh có lãi, bảo toàn vốn và đảm bảo
đầu tư có hiệu quả kinh tế); doanh nghiệp thực hiện đăng ký chất lượng sản phẩm
hàng hóa với cơ quan có thẩm quyền và phải niêm yết công khai giá bán sản phẩm
trên thị trường.
- Xác định mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách
hàng, các chủ nợ... từ đó xác định rõ: trường hợp các giao dịch của doanh nghiệp
trong kỳ kế toán là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết thì doanh nghiệp
phải kê khai điều chỉnh theo giá thị trường tại thời điểm phát sinh giao dịch.
- Đối với các nguồn vốn từ nước ngoài chuyển về
theo hình thức cho vay không tính lãi, không giới hạn thời gian trả nhằm bù đắp
cho các khoản lỗ phát sinh của doanh nghiệp tại Việt Nam thì xác định là một
khoản thu nhập chịu thuế TNDN của doanh nghiệp.
- Đối với các trường hợp vi phạm nhưng không kê
khai điều chỉnh, bổ sung theo quy định, cơ quan thuế thực hiện ấn định thuế
theo Luật Quản lý thuế và các văn bản quy định về chống chuyển giá.
Đối với các doanh nghiệp vi phạm phải xử lý ấn định
thuế, ngoài việc xử phạt VPHC theo quy định thì không được hưởng các ưu đãi về
thuế, hoàn thuế kể từ thời điểm xác định vi phạm.
III. Các biện pháp bảo đảm thực
hiện đề án:
1. Công tác tuyên truyền hỗ trợ:
- Xác định công tác tuyên truyền, hỗ trợ là khâu
then chốt. Thường xuyên phổ biến chính sách pháp luật thuế; thực hiện tốt công
tác tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế nâng cao tính tự giác, ý thức tuân thủ pháp
luật trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Đặc biệt chú trọng đến người nông dân,
làm sao cho nông dân hiểu được quyền lợi, nghĩa vụ của họ để thông qua đó cung
cấp thông tin giúp ngành thuế quản lý được các đầu nậu, thương lái thu gom sản
phẩm.
- Tuyên dương kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện
tốt nghĩa vụ nộp thuế, lên án mạnh mẽ các hành vi gian lận, trốn thuế, để nợ đọng
thuế, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của nhân dân trong công tác thuế.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, đối thoại để
các doanh nghiệp FDI hiểu đúng và đủ trong việc thực hiện các nghĩa vụ với địa
phương và Nhà nước khi tới đầu tư tại địa phương.
2. Về chỉ đạo điều hành:
- Cấp ủy, chính quyền cơ sở (phường, xã, khu phố, tổ
dân phố...) phải xem công tác quản lý, chống thất thu NSNN trong lĩnh vực SXKD
rau, hoa là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền và các
đoàn thể.
- Cấp uỷ, chính quyền và các ngành trên các địa bàn
phải tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế
biến rau, hoa áp dụng khoa học công nghệ cao, sản xuất rau an toàn. Khuyến
khích các nhà đầu tư vào lĩnh vực chế biến, bảo quản, đóng gói... để nâng cao
giá trị sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy hoạch
vùng rau chuyên canh, an toàn, thường xuyên hướng dẫn người dân trồng các loại
rau, hoa đạt chất lượng cao và có giá trị xuất khẩu.
- Các địa phương có sản lượng rau, hoa lớn đề xuất
UBND tỉnh xây dựng các kho lạnh (trạm trung chuyển, chợ đầu mối) để tập kết, bảo
quản rau hoa, bước đầu hình thành sàn giao dịch rau, hoa trên địa bàn, góp phần
tạo bình ổn giá đồng thời thuận lợi trong công tác quản lý, từng bước nâng cao
thu nhập cho người nông dân trực tiếp sản xuất và nâng cao giá trị sản phẩm
rau, hoa của tỉnh trên thị trường.
- Chính quyền cấp xã thông qua công tác quản lý
nhân khẩu trên địa bàn phải nắm được các cơ sở thu mua rau, hoa vận chuyển ra
ngoài tỉnh bán cho các chợ đầu mối, thông báo cho cơ quan thuế địa bàn phối hợp
quản lý thu thuế theo quy định.
3. Biện pháp về kinh tế:
- Ngành thuế xem xét đề nghị tăng chế độ cho ủy nhiệm
thu, Hội đồng tư vấn thuế. Tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục ủy nhiệm thu một số
khoản thu cho cấp xã.
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố xem xét cấp lại
đối với số thu vượt so với dự toán giao đầu năm (phần điều tiết cho ngân sách cấp
huyện được hưởng) của lĩnh vực kinh doanh rau, hoa cho ngân sách cấp xã.
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trọng điểm có
rau, hoa nghiên cứu xây dựng kế hoạch đầu tư sàn giao dịch rau, hoa tại địa
phương để hỗ trợ cho nông dân và nhà sản xuất giao dịch tiêu thụ sản phẩm, hạn
chế tình trạng bị tư thương ép giá.
4. Các biện pháp quản lý thuế:
- Đối với các cơ sở, hộ kinh doanh rau, hoa thì việc
nắm bắt đầy đủ thông tin về các đối tượng kinh doanh để đưa vào quản lý thu thuế
là khâu then chốt. Vì vậy cơ quan thuế địa phương phải thường xuyên phối hợp với
Hội đồng tư vấn thuế, công an khu vực, các đoàn thể của địa phương (Hội Phụ nữ,
Hội Nông dân...) nắm bắt kịp thời, đầy đủ các thông tin về tình hình sản xuất
kinh doanh rau, hoa trên địa bàn theo từng mùa vụ.
- Củng cố các Hội đồng tư vấn thuế, cơ cấu thành phần
trong Hội đồng có sự tham gia của Hội nông dân (Chi hội rau, hoa...), và một số
tổ chức đoàn thể (Hội Phụ nữ...).
- Ngành thuế tăng cường phân cấp quản lý thu đối với
lĩnh vực kinh doanh rau, hoa cho địa phương. Gắn kết trách nhiệm, quyền lợi của
địa phương với việc thực hiện thu thuế nói chung và lĩnh vực sản xuất kinh
doanh rau, hoa nói riêng.
- Đối với các địa phương có chợ đầu mối nông sản:
phối hợp với Ban quản lý chợ và UBND phường, xã sở tại quản lý thu thuế theo từng
đầu xe khi xuất hàng ra khỏi chợ mang đi tiêu thụ.
- Trong thời gian đầu triển khai thực hiện Đề án,
thành lập các điểm “kê khai nộp thuế trên khâu lưu thông” để quản lý thu thuế
các phương tiện vận chuyển rau, hoa mang đi tiêu thụ ở địa phương khác.
- Thu thập các thông tin, dữ liệu của các cơ sở
cùng ngành nghề, quy mô kinh doanh. Trên cơ sở đó ngành thuế phối hợp với Sở
Tài chính thông báo giá thị trường của một số loại rau, hoa chủ yếu trên địa
bàn theo từng thời điểm để cơ quan thuế tham khảo xác định giá giao dịch thị
trường làm căn cứ ấn định giá mua, giá bán đối với các trường hợp kê khai không
trung thực.
- Đổi mới nhận thức của ngành thuế trong lĩnh vực
quản lý rau, hoa. Khắc phục những nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý,
kiểm tra, giám sát. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên sâu về chống
chuyển giá, kinh nghiệm quản lý đối với lĩnh vực FDI cho cán bộ thuế.
IV. Hiệu quả mang lại khi thực
hiện Đề án:
1. Nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước thông qua
việc thực hiện nghiêm túc Luật Quản lý thuế, các Luật thuế; Luật kế toán và thực
hiện cải cách hành chính về thuế; quản lý sát đúng doanh thu thực tế phát sinh
của các cơ sở kinh doanh. Chống thất thu thuế, đảm bảo thực thi nghiêm các quy
định của pháp luật.
2. Phát huy chức năng, quyền hạn của cơ quan thuế
và các cơ quan hữu quan của tỉnh, huyện, thành phố và UBND các phường, xã trên
địa bàn trong công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước theo quy định của Luật
Quản lý thuế.
3. Nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước
pháp luật trong việc kê khai nộp thuế; bảo đảm sự công bằng trong việc xác định
nghĩa vụ nộp thuế.
4. Giảm dần tỷ lệ thất thu tiến tới đảm bảo thu
NSNN theo đúng thực tế phát sinh đối với lĩnh vực kinh doanh rau, hoa.
- Đối với các cơ sở kinh doanh trong nước: tăng thu
NSNN hàng năm từ 20% trở lên. Từ năm 2012 quản lý được trên 90% sản lượng rau,
hoa thực tế phát sinh.
- Đối với các doanh nghiệp FDI: xác định đúng giá
bán thực tế, đặc biệt là giá xuất khẩu, xác định đúng các định mức chi phí thực
tế phát sinh trong quá trình SXKD, đảm bảo kinh doanh có lãi và nộp thuế TNDN
cho NSNN.
Phần 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để Đề án đạt được mục tiêu yêu cầu đề ra UBND tỉnh
giao UBND các huyện, thành phố và các Sở, ngành thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Đối với các Sở, ngành:
a) Cục Thuế tỉnh:
Chủ động phối hợp với các Sở, ngành và các địa
phương có liên quan triển khai thực thành công Đề án, đặc biệt thực hiện chống
chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI kinh doanh trong lĩnh vực rau, hoa.
Tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ về mặt nghiệp vụ của Tổng
cục thuế, Bộ Tài chính trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, nhất là đối
với các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI.
b) Sở Tài chính: Xây dựng bản tin về giá thị trường
của một số loại hàng hóa chủ yếu trên địa bàn theo từng thời điểm để người sản
xuất biết khi mua, bán, trao đổi sản phẩm, hàng hóa; đồng thời để ngành thuế
tham khảo xác định giá giao dịch thông thường làm căn cứ ấn định giá mua, giá
bán đối với các trường hợp kê khai không trung thực.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư: hướng dẫn các doanh nghiệp
FDI thường xuyên báo cáo tiến độ thực hiện dự án, các điều kiện ưu đãi về thuế
theo GCNĐT được cấp. Định kỳ, chủ trì cùng các Sở, ngành có liên quan tổ chức
các Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện dự án của các doanh
nghiệp.
d) Sở Công thương chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường
phối hợp với Chi cục thuế và các cơ quan có liên quan kiểm tra xử lý nghiêm đối
với các trường hợp trốn lậu thuế và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh.
đ) Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn: tiếp tục
hoàn chỉnh quy hoạch các vùng sản xuất rau, hoa theo hướng chuyên canh, hỗ trợ
về giống, công nghệ, tập huấn về kỹ năng tổ chức, quản lý cho các hộ nông dân,
tạo ra các vùng chuyên canh rau, hoa, xây dựng thương hiệu rau an toàn, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
e) Công an tỉnh: chỉ đạo Công an các huyện, thành
phố phối hợp với Chi cục thuế và các cơ quan liên quan tại điểm “kê khai nộp
thuế trên khâu lưu thông” trên địa bàn các huyện, thành phố để quản lý thu thuế
đối với sản phẩm hàng hóa luân chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh trong khâu lưu
thông.
f) Hội nông dân tỉnh: chỉ đạo Hội nông các cấp (đặc
biệt là Chi hội rau, hoa) phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cơ quan
thuế trong việc tuyên truyền, vận động các hộ nông dân, các cơ sở sản xuất kinh
doanh rau, hoa trên địa bàn chấp hành đúng các quy định của Nhà nước trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các chính sách pháp luật về thuế.
g) Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng, Báo Lâm đồng:
định kỳ hàng tuần đưa tin, bài về giá cả thị trường một số mặt hàng chính, thiết
yếu trên địa bàn (do Sở Tài chính cung cấp) để mọi người dân, doanh nghiệp tham
khảo khi mua, bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Phản ánh tuyên dương những cá
nhân điển hình tiên tiến trong việc thực hiện nghĩa vụ với NSNN, đồng thời phê
phán những cá nhân, cơ sở kinh doanh cố tình không thực hiện đúng các quy định.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở xác định công
tác quản lý, chống thất thu NSNN trong lĩnh vực SXKD rau, hoa là nhiệm vụ trọng
tâm, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể.
- Thống kê chính xác diện tích, sản lượng rau, hoa
trên địa bàn.
- Chỉ đạo các ngành phối hợp với Chi cục thuế tổ chức
tốt việc thu thuế trên khâu lưu thông tại các điểm “kê khai nộp thuế trên khâu
lưu thông”.
3. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo: các Chi cục thuế thực
hiện các báo cáo kế toán, thống kê….. theo quy định của ngành thuế; ngoài ra thực
hiện đánh giá tình hình, kết quả, những kiến nghị đề xuất về việc thực hiện đề
án gửi Cục thuế định kỳ 6 tháng (trước ngày 15 tháng 07) và cả năm (trước ngày
20 tháng 01 năm sau) để Cục thuế tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
Biểu
số 1
THỐNG KÊ DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG RAU, HOA
Năm 2008, 2009, 2010
STT
|
Chỉ tiêu
|
|
Ghi chú
|
2008
|
2009
|
2010
|
I
|
Rau
|
|
|
|
|
1
|
Diện tích (Ha)
|
39.789
|
43.202
|
43.967
|
|
1.1
|
- TP Đà Lạt
|
8.377
|
7.961
|
7.048
|
|
1.2
|
- Huyện Lạc Dương
|
2.502
|
2.740
|
2.806
|
|
1.3
|
- Huyện Đơn Dương
|
16.283
|
17.933
|
18.800
|
|
1.4
|
- Huyện Đức Trọng
|
10.224
|
12.109
|
12.782
|
|
2
|
Sản lượng (Tấn)
|
1.128.365
|
1.243.918
|
1.266.863
|
|
2.1
|
- TP Đà Lạt
|
211.336
|
226.643
|
212.235
|
|
2.2
|
- Huyện Lạc Dương
|
60.724
|
69.594
|
71.791
|
|
2.3
|
- Huyện Đơn Dương
|
508.167
|
568.977
|
594.253
|
|
2.4
|
- Huyện Đức Trọng
|
313.803
|
347.894
|
358.487
|
|
II
|
Hoa
|
|
|
|
|
1
|
Diện tích (Ha)
|
3.359
|
4.263
|
5.177
|
|
1.1
|
- TP Đà Lạt
|
1.908
|
2.557
|
3.414
|
|
1.2
|
- Huyện Lạc Dương
|
208
|
332
|
357
|
|
1.3
|
- Huyện Đơn Dương
|
69
|
70
|
54
|
|
1.4
|
- Huyện Đức Trọng
|
1.093
|
1.227
|
1.289
|
|
2
|
Sản lượng
|
|
|
|
|
2.1
|
Cơ sở trong nước (1.000 cành)
|
671.723
|
778.602
|
844.555
|
|
2.1.1
|
- TP Đà Lạt
|
514.000
|
600.000
|
640.000
|
|
2.1.2
|
- Huyện Lạc Dương
|
7.000
|
4.000
|
9.000
|
|
2.1.3
|
- Huyện Đơn Dương
|
10.300
|
1.120
|
10.000
|
|
2.1.4
|
- Huyện Đức Trọng
|
140.423
|
173.482
|
185.555
|
|
2.2
|
Doanh nghiệp FDI
|
|
|
|
|
2.2.1
|
- Cành (1.000 cành)
|
101.118
|
154.752
|
188.668
|
|
|
+ Xuất khẩu
|
83.430
|
133.283
|
133.283
|
|
|
+ Nội tiêu
|
17.688
|
21.469
|
55.385
|
|
2.2.2
|
-Chậu
|
28.790
|
68.883
|
77.533
|
|
|
+ Xuất khẩu
|
317
|
750
|
1.210
|
|
|
+ Nội tiêu
|
28.473
|
68.133
|
76.323
|
|