ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1215/QĐ-UBND
|
Đà Nẵng, ngày 04
tháng 5 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN CHUẨN HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ
TẠI 04 CHỢ LOẠI 1 THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG QUẢN LÝ (CHỢ CỒN, CHỢ HÀN, CHỢ ĐỐNG ĐA
VÀ CHỢ ĐẦU MỐI HÒA CƯỜNG)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ số Quyết định 349/QĐ-UBND ngày 26 tháng
01 năm 2022 của UBND thành phố về việc ban hành Danh mục Đề án, dự án, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2022;
Thực hiện Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 23 tháng
11 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc triển khai thực hiện Chiến lược
“Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ
trình số 923/TTr-SCT ngày 28 tháng 4 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Đề án Chuẩn
hóa công tác quản lý chợ tại 04 chợ loại 1 thuộc Sở Công Thương quản lý (chợ Cồn,
chợ Hàn, chợ Đống Đa và chợ đầu mối Hòa Cường) với các nội dung chính như sau:
1. Tên Đề án: Chuẩn hóa công tác quản lý chợ tại 04
chợ loại 1 thuộc Sở Công Thương quản lý (chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa và chợ đầu
mối Hòa Cường).
2. Cơ quan thực hiện: Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng.
3. Phạm vi và thời kỳ lập Đề án
- Phạm vi: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Thời kỳ: Giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến
2030.
4. Đề cương Đề án: Phụ lục đính kèm.
5. Kinh phí thực hiện: Không quá 400.000.000 đồng
(Bốn trăm triệu đồng chẵn).
6. Nguồn kinh phí: Sở Công Thương chủ động sử dụng
từ nguồn dự toán kinh phí năm 2022 được giao (nguồn kinh phí không tự chủ) tại
Quyết định số 4078/QĐ-UBND ngày 18/12/2021 của UBND thành phố để thực hiện. Trường
hợp không đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện, Sở Công Thương tổng hợp hồ sơ, chứng
từ gửi Sở Tài chính trình UBND thành phố phê duyệt bổ sung dự toán cho đơn vị
trong năm 2022.
7. Thời gian thực hiện: Năm 2022
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các vị
liên quan tổ chức xây dựng Đề án theo chức năng, nhiệm vụ được giao và thực hiện
thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Công
Thương, Tài chính; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng và Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện;
- Cty QL và PT các chợ ĐN;
- Lưu: VT, KT, SCT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Phước Sơn
|
PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ ÁN CHUẨN HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TẠI 04 CHỢ
LOẠI I THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG QUẢN LÝ (CHỢ CỒN, CHỢ HÀN, CHỢ ĐỐNG ĐA VÀ CHỢ ĐẦU MỐI
HÒA CƯỜNG)
(Kèm theo Quyết định số 1215/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Chủ tịch
UBND thành phố Đà Nẵng)
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Sự cần thiết lập đề án
Ngành thương mại thành phố Đà Nẵng thời gian qua có
sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ liên tục tăng, góp phần nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần của người dân; thị trường hàng hóa dồi dào, đáp ứng
được sức mua của người tiêu dùng, từng bước thể hiện vai trò là trung tâm trung
chuyển hàng hóa của khu vực miền Trung và Tây Nguyên; các trung tâm thương mại,
siêu thị, cửa hàng tự chọn,., ngày càng phát triển, có phương thức mua bán mới,
hiện đại, văn minh, đã đóng góp ngày càng lớn vào hệ thống phân phối thành phố;
bên cạnh đó, chợ truyền thống được xác định là kênh phân phối quan trọng trong
chuỗi cung ứng hàng hóa trên địa bàn thành phố, như: cung cấp hàng hóa thiết yếu
cho nhân dân, giải quyết công ăn việc làm, hoặc góp phần tạo dựng hình ảnh điểm
đến đối với khách du lịch bốn phương, mở rộng giao lưu hàng hóa với các vùng
trong nước, kể cả quảng bá sản phẩm, xuất khẩu tại chỗ để đưa hàng hóa ra nước
ngoài. Có thể nói rằng, văn hóa của một địa phương phần nào được phản ánh qua
nhịp sống người dân tại các chợ. Hệ thống chợ trên địa bàn thành phố được quy
hoạch lại, đầu tư xây dựng mới, nâng cấp ở cả khu vực thành thị và nông thôn với
74 chợ các loại[1]; đã góp
phần tích cực trong việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển dịch vụ, lưu thông hàng
hóa, phục vụ tốt đời sống của Nhân dân.
Công tác quản lý chợ từ lâu đã được Nhà nước quan
tâm và đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chợ để tạo hành lang pháp
lý, tạo cơ chế, chính sách và hướng dẫn thực hiện đến từng chợ. Đến nay, về cơ
bản, công tác quản lý tại các chợ trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến
tích cực, từng bước đi vào nề nếp, nhất là tại 04 chợ hạng 1 (chợ Cồn, chợ Hàn,
chợ Đống Đa và chợ đầu mối Hòa Cường) do Sở Công Thương quản lý.
Nhìn chung, công tác điều hành, quản lý hoạt động
04 chợ luôn được Sở Công Thương chỉ đạo Công ty Quản lý và Phát triển các chợ
Đà Nẵng thực hiện tốt, đúng quy định trong công tác quản lý khai thác mặt bằng,
hộ kinh doanh, các nguồn thu dịch vụ, công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,
phòng chống cháy nổ, chợ văn minh thương mại, công tác an toàn thực phẩm,...
Hàng năm, chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa và chợ đầu mối Hòa Cường đều được thành
phố đánh giá đạt tiêu chí văn minh thương mại. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát
triển, công tác quản lý chợ vẫn còn nhiều hạn chế nhất định: quy hoạch, sắp xếp
ngành hàng trước đây giờ không còn phù hợp; việc đầu tư, sửa chữa, nâng cấp chợ
cần nguồn kinh phí lớn, khó khăn trong việc vận động tiểu thương xây dựng chợ đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và văn minh thương mại; chưa có sự chủ động trong
việc hướng dẫn, vận động hộ tiểu thương đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử,
công nghệ số để bán hàng theo hình thức trực tuyến; việc kiểm tra, giám sát
công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại một số chợ đôi lúc chưa thường
xuyên, còn để xảy ra tình trạng một số tiểu thương kinh doanh một số hàng hóa
không đảm bảo an toàn thực phẩm...; chưa phát huy hết tiềm năng để phát triển.
Nội quy, quy chế tại các chợ; tổ chức bộ máy cũng như việc phân cấp quản lý vẫn
còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu và cải tiến cho phù hợp với thực tế.
Trong bối cảnh kinh tế, xã hội hiện nay với nhiều
thay đổi đáng kể so với khoảng 20 năm về trước, khi Nghị định số 02/2003/NĐ-CP của
Chính phủ về phát triển và quản lý chợ được ban hành; chợ truyền thống đang gặp
phải sự cạnh tranh từ các loại hình như thương mại điện tử, chuỗi cửa hàng bán
lẻ,... khiến việc kinh doanh tại chợ gặp không ít khó khăn; do đó, công tác quản
lý chợ cần thiết phải được rà soát lại một cách toàn diện và kiện toàn, chuẩn
hóa để tiếp tục phát triển một cách bền vững trong tương lai. Đà Nẵng là một địa
phương được xác định là có vị trí, vai trò quan trọng, động lực kinh tế của khu
vực miền Trung, là nơi có mật độ dân số lớn và định hướng cơ cấu kinh tế lấy dịch
vụ làm trọng tâm, yêu cầu chấn chỉnh và phát triển hệ thống chợ là tất yếu, trực
tiếp là tạo môi trường và nền tảng cho các chợ phát triển.
Từ thực tế và yêu cầu nêu trên, việc nghiên cứu,
xây dựng Đề án Chuẩn hóa công tác quản lý chợ tại 04 chợ loại 1 thuộc Sở Công
Thương quản lý (chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa và chợ đầu mối Hòa Cường) là cần
thiết.
2. Các căn cứ lập Đề án
a) Các văn bản của Trung ương
- Luật Thương mại ngày 14/6/2005; Luật Đầu tư công
ngày 13/6/2019; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21/6/2017; Luật Đầu tư
ngày 17/6/2020; Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015; Luật Đấu thầu ngày
26/11/2013; Luật Giá ngày 20/6/2012; Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020; Luật Bảo vệ môi trường
ngày 01/01/2022; Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng cháy và Chữa cháy ngày 22/11/2013; Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006; Luật An toàn thực phẩm ngày
17/6/2010;
- Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc
hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách
đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng;
- Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ
Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045;
- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của
Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày
23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
02/2003/NĐ-CP; Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
- Quyết định số 393/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số
359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch
chung của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số
1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược “Phát
triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”;
- Quyết định số 6481/2007/QĐ-BCT ngày 26/06/2015 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ
toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày
28/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố Tiêu chuẩn Quốc gia
(TCVN 9211: 2012, Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế);
- Các văn bản khác có liên quan.
b) Các văn bản của thành phố Đà Nẵng
- Chương trình số 29-CTr/TU ngày 10/5/2019 của
Thành ủy về triển khai thực hiện Nghị quyết số 43-NQ/TW;
- Nghị quyết số 156/NQ-HĐND ngày 12/7/2018 của HĐND
thành phố thông qua Chương trình phát triển đô thị thành phố giai đoạn 2018 -
2030;
- Quyết định số 14/2012/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 của
UBND thành phố ban hành Quy định về đấu thầu kinh doanh khai thác và quản lý chợ
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 8105/QĐ-UBND ngày 24/11/2016 của
UBND thành phố ban hành Đề án “Phát triển mạnh các ngành dịch vụ trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, định hướng đến năm 2035”; Quyết định số
5944/QĐ-UBND ngày 05/12/2018 của UBND thành phố về việc phê duyệt Chương trình
phát triển đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2030; Quyết định số
349/QĐ-UBND ngày 26/01/2022 của UBND thành phố ban hành danh mục Đề án, dự án,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2022;
- Kế hoạch số 623/KH-UBND ngày 23/01/2017 của UBND
thành phố về triển khai thực hiện Đề án Phát triển mạnh các ngành dịch vụ trên
địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2035 trong lĩnh vực dịch vụ
thương mại và dịch vụ logistics; Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 23/11/2021 của
UBND thành phố về việc triển khai thực hiện Chiến lược “Phát triển thương mại
trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng;
- Các văn bản khác có liên quan.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chợ tại
04 chợ hạng 1 thuộc Sở Công Thương quản lý (chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Đống Đa và chợ
đầu mối Hòa Cường).
b) Phạm vi: Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; áp dụng
giai đoạn 2022-2025, định hướng đến 2030.
4. Mục tiêu của Đề án
Đề xuất phương án chuẩn hóa công tác quản lý chợ tại
các chợ hạng 1 thuộc Sở Công Thương quản lý, gồm: chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Đống Đa
và chợ đầu mối Hòa Cường. Trên cơ sở đó, định hướng hoàn thiện công tác quản lý
chợ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng phù hợp với quy định của pháp luật, đặc điểm
phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và thực tiễn hiện nay cũng như trong
tương lai.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận về quản lý chợ, các văn bản của
Đảng và Nhà nước có liên quan đến công tác quản lý chợ;
- Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chợ của
thành phố, trọng tâm là tại 4 chợ hạng 1 thuộc Sở Công Thương quản lý hiện nay;
qua đó, xác định các vấn đề hạn chế, tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ, giải quyết;
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chợ tại các địa
phương trong nước để học tập, vận dụng;
- Đề xuất nội dung chuẩn hóa công tác quản lý chợ tại
các chợ hạng 1 thuộc Sở Công Thương quản lý và định hướng hoàn thiện công tác
quản lý chợ trên địa bàn thành phố;
- Đề xuất các giải pháp thực hiện Đề án và tổ chức
thực hiện Đề án.
6. Sản phẩm của Đề án
- Báo cáo Đề án, gồm: Báo cáo chính và Báo cáo tóm
tắt;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án.
7. Tiến độ thực hiện xây dựng Đề án
- Tháng 4/2022: Xây dựng đề cương chi tiết và dự
toán kinh phí lập Đề án; Lấy ý kiến các cơ quan, đơn vị có liên quan và hoàn chỉnh
đề cương Đề án, dự toán, trình UBND thành phố phê duyệt;
- Tháng 4-6/2022: Hoàn chỉnh dự thảo Đề án (lần 1);
lấy ý kiến của các sở ngành, đơn vị liên quan, tổng hợp và hoàn chỉnh dự thảo Đề
án (lần 2); tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến; tổng hợp, hoàn chỉnh dự thảo Đề
án (lần 3);
- Tháng 7/2022: Hoàn thiện dự thảo Đề án và thực hiện
thủ tục trình UBND thành phố.
II. DỰ KIẾN CÁC NỘI DUNG CHỦ
YẾU CỦA ĐỀ ÁN
Phần
1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHỢ
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN HẠNG CHỢ
1. Khái niệm chợ
2. Phân hạng chợ
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỢ
1. Đặc điểm chung của chợ
2. Đặc điểm của các hạng chợ
III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỢ
1. Nội dung quản lý nhà nước về chợ
2. Phân công, phân cấp quản lý chợ
IV. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TẠI CHỢ
1. Tổ chức bộ máy quản lý chợ
2. Quản lý hoạt động kinh doanh tại chợ
Phần
2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG VÀ TẠI 04 CHỢ HẠNG 1 THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN 2017-2021
I. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1. Vị trí, địa giới hành chính và dân số
2. Tình hình kinh tế - xã hội
II. TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
1. Mạng lưới chợ trên địa bàn thành phố hiện nay (Số
lượng, cơ cấu, đặc điểm, tình hình hoạt động,...)
2. Công tác tổ chức quản lý và phát triển chợ trên
địa bàn thành phố
a) Mô hình tổ chức và phân cấp quản lý chợ
b) Quy hoạch phát triển chợ
c) Đầu tư phát triển chợ
d) Đánh giá chung về công tác tổ chức quản lý và
phát triển chợ trên địa bàn thành phố
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TẠI 04 CHỢ
HẠNG 1 THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG QUẢN LÝ (CHỢ CỒN, CHỢ HÀN, CHỢ ĐỐNG ĐA VÀ CHỢ ĐẦU MỐI
HÒA CƯỜNG)
1. Công tác tổ chức và bộ máy quản lý
2. Quản lý mặt bằng kinh doanh và thương nhân, hàng
hóa, dịch vụ
3. Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng; đầu tư nâng cấp,
cải tạo, sửa chữa
4. Quản lý thu, chi tài chính
5. Quản lý an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy,
phòng chống thiên tai, dịch bệnh
6. Quản lý an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường
7. Xây dựng văn minh thương mại
8. Đánh giá chung về công tác quản lý chợ tại 04 chợ
hạng 1 thuộc Sở Công Thương quản lý hiện nay
a) Kết quả đạt được
b) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
c) Bài học kinh nghiệm
IV. KINH NGHIỆM VỀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG, CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHỢ CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH TRONG NƯỚC
Phần
3
ĐỊNH HƯỚNG, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CHUẨN HÓA CÔNG TÁC QUẢN
LÝ CHỢ TẠI 04 CHỢ HẠNG 1 THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC
TIÊU CHUẨN HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TẠI 04 CHỢ HẠNG 1 THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG QUẢN
LÝ GIAI ĐOẠN 2022 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1. Bối cảnh, dự báo xu hướng phát triển của
ngành dịch vụ phân phối và hệ thống chợ trên địa bàn thành phố
2. Quan điểm và định hướng chuẩn hóa công tác quản
lý chợ
a) Quan điểm
b) Định hướng
3. Mục tiêu chuẩn hóa công tác quản lý chợ
a) Mục tiêu chung
b) Mục tiêu cụ thể
II. NỘI DUNG CHUẨN HÓA CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHỢ TẠI 04 CHỢ HẠNG 1 THUỘC SỞ CÔNG THƯƠNG QUẢN LÝ
1. Tổ chức và mô hình quản lý
a) Chuẩn hóa chức năng, nhiệm vụ và mô hình quản lý
chợ
(Nghiên cứu mô hình quản lý thông qua đấu thầu quyền
khai thác, kinh doanh chợ; cổ phần hóa,...)
b) Tổ chức và hoạt động của đơn vị quản lý chợ
c) Ban hành và tổ chức thực hiện nội quy chợ
2. Quản lý nhân sự
a) Vị trí việc làm và chức danh công việc trong đơn
vị quản lý chợ
b) Yêu cầu và tiêu chuẩn nhân sự
c) Chuẩn hóa một số nội dung công tác quản lý nhân
sự
3. Quản lý mặt bằng và tài sản kết cấu hạ tầng
chợ
a) Ban hành quy chế quản lý tài sản kết cấu hạ tầng
b) Đầu tư xây dựng, mua sắm, trang bị và sửa chữa kết
cấu hạ tầng
c) Bố trí, sắp xếp mặt bằng cho các ngành nghề kinh
doanh
d) Hợp đồng về mặt bằng/điểm kinh doanh; chuyển đổi,
sang nhượng hợp đồng
4. Quản lý tài chính
a) Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật
b) Xây dựng, ban hành quy chế chi tiêu nội bộ
c) Xây dựng kế hoạch, dự toán thu, chi tài chính
d) Tổ chức công tác kế toán, thống kê, báo cáo
5. Quản lý thương nhân (hoạt động tại chợ)
a) Thu hút thương nhân kinh doanh
b) Cung cấp dịch vụ cho thương nhân
c) Hợp tác và giải quyết các vướng mắc với thương
nhân
6. Quản lý hàng hóa, dịch vụ (kinh doanh tại chợ)
a) Đăng ký, theo dõi hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại
chợ
b) Phát triển hàng hóa, dịch vụ của chợ
7. Quản lý an toàn thực phẩm, văn minh thương mại
và vệ sinh môi trường
a) Quản lý an toàn thực phẩm
b) Văn minh thương mại
c) Quản lý vệ sinh môi trường
8. Quản lý an ninh trật tự, phòng cháy chữa
cháy, phòng chống thiên tai và dịch bệnh (phòng chống bệnh truyền nhiễm)
a) Quản lý an ninh trật tự
b) Phòng cháy chữa cháy
c) Phòng chống thiên tai
d) Phòng chống bệnh truyền nhiễm
9. Công tác quản lý khác
a) Công tác dân vận
b) Tổ chức các hoạt động văn hóa - xã hội,... tại
các chợ
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về cơ chế, chính sách
a) Xã hội hóa đầu tư phát triển chợ
b) Phân cấp quản lý chợ
c) Giao quyền tự chủ cho đơn vị quản lý chợ
d) Khuyến khích và thu hút đầu tư phát triển chợ
đ) Ưu đãi và hỗ trợ thương nhân kinh doanh tại chợ
2. Giải pháp về quản lý nhà nước
a) Lập kế hoạch phát triển chợ
b) Quản lý đầu tư xây dựng chợ
c) Lựa chọn hình thức tổ chức quản lý chợ
d) Quy định về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ
đ) Quy định, hướng dẫn về nội quy chợ
e) Quy định về quản lý điểm kinh doanh tại chợ
g) Quản lý, chỉ đạo về công tác thông tin - tuyên
truyền tại chợ
h) Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm
3. Giải pháp về nguồn nhân lực
a) Tập huấn, bồi dưỡng công tác quản lý chợ cho
nhân viên các Ban quản lý chợ
b) Đào tạo cán bộ quản lý chuyên trách về chợ
4. Giải pháp về kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông
tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý
a) Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
b) Áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý
c) Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
trong quản lý (kể cả truy xuất nguồn gốc hàng hóa)
5. Giải pháp về tài chính
a) Phân cấp quản lý tài chính chợ
b) Giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị quản
lý chợ
c) Hỗ trợ tài chính cho phát triển chợ
6. Giải pháp hỗ trợ khác
a) Thông tin, tuyên truyền
b) Tổ chức các hoạt động kết nối, quảng bá, giới
thiệu sản phẩm
c) Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể
d) Phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền
địa phương
IV. KINH PHÍ VÀ TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Lộ trình thực hiện
2. Kinh phí thực hiện
3. Tổ chức thực hiện
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
[1] 02 chợ đầu mối, 06
chợ hạng 1, 19 chợ hạng 2, 42 chợ hạng 3 và 05 chợ tạm.