ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
12/2008/QĐ-UBND
|
Thái Bình,
ngày 03 tháng 12 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ KHUYẾN THƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương Thái
Bình tại Tờ trình số 74/TTr-SCT ngày 27/10/2008 và đề nghị của sở Tư pháp tại
Báo cáo thẩm định số 61/BC-STP ngày 02/10/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý và sử dụng
kinh phí khuyến thương.
Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, các sở,
ngành có liên quan hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến
thương đúng mục đích, hiệu quả và đảm bảo đúng các quy định hiện hành của Nhà
nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký, thay thế Quyết định số 17/2006/QĐ-UBND ngày 13/3/2006 của UBND tỉnh Thái
Bình V/v ban hành Quy định quản lý và sử dụng vốn khuyến thương;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương,
Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch UBND huyện, Thành phố; tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TTTỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu VP, CN, TH.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hạnh Phúc
|
QUY ĐỊNH
VỀ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ KHUYẾN THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2008/QĐ-UBND ngày 03/12/ 2008 của UBND tỉnh
Thái Bình)
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích sử dụng kinh
phí khuyến thương
1. Nhằm hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại:
Thu thập, xử lý thông tin, quảng bá giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu
hàng hóa, nghiên cứu, khảo sát, mở rộng thị trường trong và ngoài nước để đẩy mạnh
hoạt động tiêu thụ hàng hóa của địa phương;
2. Hỗ trợ nghiên cứu và tổ chức các hoạt động xúc
tiến thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ; các hoạt động
nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách, xây dựng chiến lược phát triển thương mại
dịch vụ trên địa bàn;
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình,
dự án tổ chức các hoạt động phát triển thị trường nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu
thụ trong nước và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp, nông sản thực phẩm và thủy hải sản của tỉnh.
Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp
dụng
1. Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thành
lập theo Luật Doanh nghiệp;
2. Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã;
3. Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh theo Nghị định
số 88/2006/NĐ-CP , ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
4. Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức
chính trị xã hội; các đơn vị sự nghiệp, các trung tâm xúc tiến, tư vấn phát triển
và đào tạo nghiệp vụ thương mại dịch vụ và các Ban quản lý phát triển thương mại
dịch vụ do UBND tỉnh thành lập.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý và
sử dụng kinh phí khuyến thương
1. Quản lý, sử dụng kinh phí khuyến thương đúng mục
đích, đúng chế độ và các quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng kinh phí khuyến
thương chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
Chương 2
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Nguồn kinh phí khuyến
thương
1. Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm;
2. Tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong
nước và quốc tế;
3. Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của
pháp luật.
Điều 5. Nội dung sử dụng kinh
phí khuyến thương
Kinh phi khuyến thương được sử dụng cho các hoạt động
sau:
1. Nghiên cứu thị trường, thu thập, xử lý, cung cấp
thông tin, dự báo về giá cả hàng hóa, dịch vụ; dự báo cung, cầu vật tư nguyên
liệu, hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước;
2. Quảng bá, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thông qua
các hoạt động: phát hành ấn phẩm, thông tin quảng cáo giới thiệu sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ trên báo, đài phát thanh truyền hình Trung ương và
địa phương, trên trang Website và phòng trưng bày sản phẩm hàng hóa;
3. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ;
4. Tổ chức lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo chuyên đề,
tuyên truyền phổ biến chính sách về thương mại dịch vụ của Nhà nước, của tỉnh;
các hiệp ước, hiệp định thương mại song phương, đa phương và của tổ chức Thương
mại thế giới (WTO);
5. Tổ chức cho cán bộ các cơ quan quản lý nhà nước
có liên quan và các doanh nghiệp đi nghiên cứu tìm hiểu, học tập, hợp tác phát
triển thị trường thương mại dịch vụ trong và ngoài nước;
6. Hoạt động thúc đẩy tiêu thụ nông sản thực phẩm,
thủy sản, sản phẩm nghề và làng nghề của tỉnh;
7. Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển hạ tầng
kinh tế kỹ thuật ngành thương mại dịch vụ và phát triển mặt
hàng xuất khẩu mũi nhọn;
8. Hỗ trợ kinh phí gian hàng và các chi phí khác
phù hợp với quy định của các Bộ, ngành, địa phương cho các doanh nghiệp, các tổ
chức và cá nhân của tỉnh tham gia hội chợ, triển lãm thương mại trong nước và
nước ngoài.
9. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu hàng hóa và dịch vụ
gắn liền với việc đăng ký bản quyền cấp quốc gia và quốc tế;
10. Hỗ trợ hoạt động phát triển công nghệ thông
tin, thương mại điện tử;
11. Kinh phí cho các Ban chỉ đạo của tỉnh tổ chức
các hoạt động nhằm phát triển thương mại, dịch vụ và công tác quản lý và sử dụng kinh phí khuyến thương.
12. Mua sắm thiết bị phục vụ công tác khuyến thương
cho Trung tâm xúc tiến Thương mại- Du lịch.
Điều 6. Nội dung dự án sử dụng
kinh phí khuyến thương
Dự án sử dụng kinh phí khuyến thương được lập với
các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án sử dụng kinh phí khuyến thương:
2. Cơ quan thực hiện dự án sử dụng kinh phí khuyến
thương: (Địa chỉ; Điện thoại; Fax; Số tài khoản);
3. Địa điểm thực hiện dự án;
4. Thời gian thực hiện dự án;
5. Mục đích yêu cầu dự án;
6. Nội dung chính dự án;
7. Dự toán kinh phí: Kinh phí khuyến thương được hỗ
trợ. Nêu chi tiết từng hạng mục chi (số lượng, định mức chi phù hợp với các quy
định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của các bộ ngành Trung ương);
8. Đánh giá hiệu quả của dự án.
Điều 7. Quy trình lập, xét duyệt,
thực hiện, quyết toán dự án sử dụng kinh phí khuyến thương
1. Xây dựng kế hoạch dự toán kinh phí khuyến thương
- Đối tượng thuộc quy định tại Điều 2, tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều nội dung quy định tại Điều 5 Quy định này, cú văn bản đề
nghị tham gia chương trình nội dung khuyến thương và được hỗ trợ kinh phí khuyến
thương (theo mẫu) gửi về Sở Công Thương trước ngày 15/9 hàng năm.
- Sở Công Thương tập hợp đề nghị của tổ chức, cá
nhân xin hỗ trợ kinh phí khuyến thương, xét, lựa chọn chương trình nội dung
khuyến thương; thông báo cho tổ chức, cá nhân được xét chọn trước ngày 10/10
hàng năm.
- Sở Công Thương lập kế hoạch kinh phí khuyến
thương của năm báo cáo, cùng thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm gửi Sở
Tài chính trước ngày 20/ 10 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem
xét, quyết định;
2. Lập, phân bổ, thẩm định dự án sử dụng kinh phí
khuyến thương trình UBND tỉnh phê duyệt
- Tổ chức, cá nhân được thụ hưởng kinh phí khuyến
thương lập dự án, nội dung dự án theo Điều 8 Quy định này. Dự án được lập thành
4 bộ gửi về Sở Công Thương, chậm nhất không quá 1(một) tháng kể từ ngày UBND tỉnh
ban hành Quyết định giao dự toán thu chi ngân sách Nhà nước hàng năm.
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định dự án, thống nhất danh mục, nội
dung, phân bổ kinh phí từng dự án trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Cấp phát, quyết toán kinh phí khuyến thương.
- Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh phân bổ kinh
phí cho từng dự án khuyến thương, Sở Tài chính thực hiện các thủ tục cấp phát
kinh phí cho các dự án sử dụng kinh phí khuyến thương.
- Các đơn vị thực hiện dự án sử dụng kinh phí khuyến
thương quyết toán kinh phí khuyến thương đã sử dụng với Sở Tài chính theo quy định.
Chương 3
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan
quản lý kinh phí khuyến thương
1. Sở Công Thương
- Lập kế hoạch sử dụng kinh phí khuyến thương hàng
năm gửi Sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Hướng dẫn tổ chức, cá nhân xây dựng triển khai
thực hiện dự án sử dụng kinh phí khuyến thương.
- Quyết định thành lập Tổ thẩm định, chủ trì thẩm định
từng dự án, trình UBND tỉnh phê duyệt, phân bổ vốn cho từng dự án sử dụng kinh
phí khuyến thương.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị thực hiện
dự án sử dụng kinh phí khuyến thương.
- Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện công tác
khuyến thương trên địa bàn theo qui định.
- Là đầu mối giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt
động khuyến thương của địa phương.
2. Sở Tài chính
- Tổng hợp kế hoạch kinh phí khuyến thương do Sở
Công Thương lập, trình UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.
- Hướng dẫn các đơn vị thực hiện dự án sử dụng
kinh phí khuyến thương về các thủ tục tài chính liên quan đến dự án và cấp phát
kinh phí khuyến thương cho các dự án theo đúng quy định.
- Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương quyết toán
kinh phí dự án sử dụng kinh phí khuyến thương theo đúng quy định hiện hành của
Nhà nước.
Điều 9. Trách nhiệm của tổ chức,
cá nhân thực hiện dự án sử dụng kinh phí khuyến thương:
1. Tổ chức triển khai thực hiện dự án theo các nội
dung đã được UBND tỉnh phê duyệt, sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả,
đúng dự toán và các qui định hiện hành của Nhà nước, của UBND tỉnh.
2. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền trong việc đánh giá, kiểm tra việc thực hiện dự án.
3. Báo cáo kết quả thực hiện dự án và Quyết toán
kinh phí khuyến thương đã sử dụng theo quy định.
4. Đảm bảo và chịu trách nhiệm toàn diện pháp lý về
các thông tin đã cung cấp cho cơ quan quản lý trong việc thực hiện dự án, các
báo cáo tình hình thực hiện và quyết toán dự án, các văn bản có liên quan khác
của dự án sử dụng kinh phí khuyến thương.
5. Chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, tài liệu về nội
dung kết quả thực hiện dự án theo qui định của pháp luật.
Điều 10. Điều khoản thi hành
1. Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu
tư, UBND huyện, thành phố, tổ chức, cá nhân thực hiện dự án sử dụng kinh phí
khuyến thương, thực hiện việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến thương theo qui
định hiện hành của Nhà nước và của UBND tỉnh. Trường hợp sử dụng sai mục đích
hoặc làm thất thoát, thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định của
pháp luật.
2. Mọi khiếu nại tố cáo liên quan đến quản lý, sử dụng
kinh phí khuyến thương được xem xét, giải quyết theo Luật Khiếu nại tố cáo.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng
mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh
xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.