UỶ
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------
|
Số:
108/2002/QĐ-UB
|
TP.Hồ
Chí Minh, ngày 25 tháng 9 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Luật Xuất bản ngày 07 tháng 7 năm 1993;
Căn cứ Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989 và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Căn cứ Pháp lệnh Quảng cáo ngày 16 tháng 11 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 87/CP ngày 12 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ về tăng cường
quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạng bài trừ một số tệ nạn
xã hội nghiêm trọng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá Thông tin và Kiến trúc sư trưởng thành phố;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
- Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hoạt động
quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2.
- Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể
từ ngày ký; những quy định trước đây của thành phố trái với quy định này đều
bãi bỏ.
Điều 3.
- Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân
dân thành phố, Giám đốc Sở Văn hoá và Thông tin, Thủ trưởng các sở-ngành thành
phố, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các quận-huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Tài
|
QUY ĐỊNH
VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 108/2002/QĐ-UB ngày 25/9/2002 của Uỷ ban nhân dân
thành phố)
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Quy định chung về hoạt động quảng cáo:
1. Hoạt động quảng cáo trên địa
bàn thành phố phải tuân thủ quy định của Pháp lệnh Quảng cáo và các văn bản
pháp luật hiện hành về quảng cáo.
2. Việc cấp phép thực hiện quảng
cáo phải dựa trên cơ sở quy hoạch quảng cáo trên địa bàn thành phố đã được Uỷ
ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Điều 2. Bản
quy định này được áp dụng cho các hình thức, phương tiện hoạt động quảng cáo
như sau:
1- Quảng cáo ngoài trời gồm:
Panô, hộp đèn, trụ đèn, trạm dừng, nhờ chờ xe buýt, trụ điện thoại, sân vận động,
màn hình điện tử và các loại hình quảng cáo ngoài trời khác.
2- Quảng cáo trên quần áo, mũ,
túi xách, dù che và các hàng hoá khác.
3- Quảng cáo trên các vật thể
trên không, trên bộ, dưới nước, người chào hàng giới thiệu sản phẩm nhãn hiệu
hàng hoá. Quảng cáo cho nhà tài trợ trong các chương trình hoạt động văn hoá
nghệ thuật, thi đấu thể thao và các cuộc thi khác. Quảng cáo trong các hoạt động
triển lãm, hội chợ, tại nhà thi đấu thể thao, rạp hát, rạp chiếu bóng, vũ trường,
nhà hàng, quán ăn, quán giải khát.
4- Quảng cáo trên xuất bản phẩm,
văn hoá phẩm, tặng phẩm, bao bì, băng rôn, cờ phướn.
5- Quảng cáo trên băng âm thanh,
băng hình, đĩa âm thanh, đĩa hình.
6- Quảng cáo trên báo chí gồm
báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, mạng thông tin máy tính và trên các
phương tiên thông tin khác.
7- Quảng cáo trên các phương tiện
và hình thức khác.
Chương II.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Tổ
chức, cá nhân hoạt động quảng cáo phải bảo đảm:
1- Chỉ được thực hiện các loại
hình quảng cáo theo quy định tại Điều 1 khi có giấy phép thực hiện quảng cáo do
một trong các cơ quan sau đây cấp:
- Bộ Văn hoá-Thông tin;
- Sở Văn hoá và Thông tin;
- Uỷ ban nhân dân quận-huyện.
2- Người kinh doanh dịch vụ quảng
cáo ở các tỉnh, thành phố khác hoặc do Trung ương quản lý muốn hoạt động quảng
cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phải có giấy chứng nhận đăng ký chi
nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Điều 4. Quy
định về khu vực cấm quảng cáo:
Cấm quảng cáo ở các vị trí, địa
điểm, khu vực sau đây:
1- Nơi đặt tượng đài; nới dành
riêng cho việc cổ động chính trị và các mục đích kinh tế-xã hội khác; nơi niêm
yết các văn bản của Nhà nước; trụ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
xã hội, cơ quan ngoại giao; bảo tàng, di tích lịch sử, khu đặt bia tưởng niệm;
đình, đền, chùa, nhà thờ, thành thất; khu quân sự, nghĩa trang.
2- Quảng cáo thương mại đặt tại
trường học, bệnh viện.
3- Quảng cáo ngoài trời bằng
panô bao quanh mặt tiền các công trình, trên sân thượng, nóc nhà, nóc các cao ốc,
chợ, các công trình kiến trúc lịch sử văn hoá, tại các đầu cầu, các giao lộ,
vòng xoay, khu vực trung tâm thành phố làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao
thông và mỹ quan đô thị.
4- Đặt trước, đặt phía trên che
khuất các quảng cáo có trước; che khuất mặt đứng của công trình kiến trúc; làm
thay đổi cảnh quan kiến trúc công trình, ảnh hưởng mỹ quan, kiến trúc đô thị.
5- Treo, dựng, giăng, mắc ngang
đường giao thông, giữa các vòng xoay, trong hành lang an toàn giao thông đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không; an toàn lưới điện, an toàn phòng
cháy chữa chát, hành lang an toàn đê bao và các hình thức quảng cáo vi phạm trật
tự, an toàn xã hội khác; chế khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, che
khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông.
6- Tán phát ngoài đường các loại
tờ gấp, tờ rơi quảng cáo.
Tờ gấp, tờ rơi quảng cáo chỉ được
phát tại nơi bán hàng, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, treo dán tại những vị
trí đã được quy hoạch.
7- Băng rôn, áp phích, cờ dây, dù,
bạt, cờ, phướn, mô hình có nội dung quảng cáo khuyến mãi, giới thiệu mặt hàng,
giới thiệu dịch vụ treo, dán, đặt tại các địa điểm không phải là nơi kinh
doanh, hội chợ triển lãm, giới thiệu hàng hoá.
8- Dùng hình ảnh minh hoạ quảng
cáo, trưng bày cho quần lót, áo lót, băng vệ sinh, tã lót trẻ em ở nơi công cộng
hoặc mặt tiền nơi sản xuất, kinh doanh và trên phương tiện khác.
9- Quảng cáo trên các phương tiện
vận tải, vận chuyển hành khách công cộng.
Điều 5. Quy
định cấm trong nội dung, hình thức quảng cáo:
Cấm thực hiện quảng cáo có nội dụng,
hình thức sau đây:
1- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật
Nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh và an
toàn xã hội.
2- Quảng cáo trái với truyền thống
lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
3- Sử dụng Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc
huy, Quốc ca hoặc giai điệu Quốc ca, hình ảnh lãnh tụ, hình ảnh đồng tiền Việt
Nam, hình ảnh biển báo giao thông để quảng cáo.
4- Quảng cáo gian dối.
5- Lợi dụng quảng cáo để xúc phạm
danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6- Quảng cáo sản phẩm hàng hoá
chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng
cáo.
7- Quảng cáo hàng hoá, dịch vụ
mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo.
8- Đăng hoặc đóng kèm trang bìa
1 của báo in, phát quảng cáo ngay sau nhạc hiệu, hình hiệu Đài Phát thanh, Đài
Truyền hình.
9- Quảng cáo cho báo chí, tác phẩm,
chương trình nghệ thuật chưa được phép phát hành hoặc công diễn.
10- Dùng loa phóng thanh quảng
cáo trên các phương tiên di động.
11- Quảng cáo sản phẩm không phù
hợp với việc học tập, giảng dạy trên tập, vở học sinh.
12- In, vẽ quảng cáo trực tiếp
lên tường nhà, tường rào.
Điều 6. Quy
định về kích thước, số lượng, thời gian.
1- Các phương tiện quảng cáo cố
định có diện tích trên 12 m2 phải có thẩm định thiết kế hoặc giấy phép xây dựng
của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
2- Tỷ lệ quảng
cáo in trên bạt, chữ đèn nê-ông ốp sát vát tường nhà không vượt quá 30% diện
tích tường.
3- Kích thước hộp
đèn, bảng quảng cáo treo gắn tại các cửa hàng, quán, nơi kinh doanh tối đa 1,2m
x 8m. Mỗi địa điểm chỉ được treo, gắn một hộp đèn hoặc một bảng quảng cáo.
4- Bảng hiệu đặt
tại các địa điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phải xin phép nhưng nội dung
thể hiện phải theo đúng Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 87/CP ngày 12
tháng 12 năm 1995 của Chính phủ; đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị, kích thước tối
đa 1,2m x 8m. Mỗi địa điểm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chỉ treo, gắn một bảng
hiệu.
5- Băng rôn có
nội dung quảng cáo hội chợ, triển lãm, chương trình văn hoá-văn nghệ, thể dục-thể
thao, tài trợ cho các hoạt động xã hội, từ thiện, các cuộc thi phải treo đúng
nơi đã được quy định trong giấy phép; không treo trên các cây xanh, trụ điện
chiếu sáng, cột điện. Thời gian treo không quá 10 ngày, kích thước tối đa 1,2m
x 8m.
6- Các phương
tiện quảng cáo phải đặt cách tim giao lộ 100m, tim vòng xoay 200m.
Điều 7. Quy định về thủ tục hồ sơ xin phép thực hiện quảng cáo:
1- Đơn xin phép
thực hiện quảng cáo (theo mẫu).
2- Hợp đồng giữa
người quảng cáo và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.
3- Hợp đồng giữa
người kinh doanh dịch vụ quảng cáo với người cho thuê phương tiện quảng cáo.
4- Giấy chứng
nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm,
tên gọi, biểu tượng (chỉ nộp một lần).
5- Sơ đồ vị trí
quảng cáo và ảnh chụp vị trí quảng cáo (chỉ nộp một lần).
6- Ma-két nội
dung quảng cáo (có đóng dấy xác nhận của người quảng cáo hoặc người kinh doanh
dịch vụ quảng cáo).
7- Bản sao giấy
phép xây dựng công trình quảng cáo của Sở Xây dựng đối với công trình trên 12m2.
Đối với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo là doanh nghiệp Nhà nước hoặc công
ty có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài thì thực hiện theo Nghị định số
52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05
tháng 5 năm 2000, Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính
phủ, phải có giấy thoả thuận kiến trúc quy hoạch để thay thế giấy phép xây dựng.
8- Giấy phép của
Sở Giao thông công chánh hoặc Uỷ ban nhân dân quận-huyện nếu quảng cáo dựng
trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông.
9- Giấy phép thực
hiện nội dung quảng cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định.
10- Tuỳ theo sản
phẩm và phương tiện quảng cáo, đơn vị thực hiện quảng cáo phải bổ sung vào hồ
sơ các giấy tờ liên quan khác.
Điều 8. Thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện quảng cáo:
1- Sở Văn hoá
và Thông tin cấp giấy phép thực hiện quảng cáo cho các doanh nghiệp, chi nhánh
của doanh nghiệp.
2- Uỷ ban nhân
dân quận-huyện cấp giấy phép thực hiện quảng cáo cho các hộ kinh doanh cá thể.
3- Đối với hình
thức quảng cáo bằng phương tiện băng rôn, áp phích, cờ dây, dù, bạt, cờ phướn
không phân biệt người hoạt động quảng cáo là doanh nghiệp hay hộ kinh doanh cá
thể, sau khi Sở Văn hoá và Thông tin duyệt mẫu nội dung quảng cáo, Uỷ ban nhân
dân quận-huyện làm thủ tục cấp giấy phép thực hiện quảng cáo.
Điều 9. Trình tự và thời hạn giải quyết hồ sơ, thời gian thực hiện
quảng cáo:
1- Thời hạn giải
quyết tại Sở Văn hoá và Thông tin:
- Chậm nhất 5
ngày đối với quảng cáo có thời hạn từ 3 tháng trở xuống;
- Chậm nhất 10
ngày đối với quảng cáo có thời hạn trên 3 tháng.
2- Thời hạn giải
quyết hồ sơ tại Uỷ ban nhân dân quận-huyện tối đa 5 ngày.
3- Nếu không cấp
phép các cơ quan phải trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và
nêu rõ lý do.
4- Giấy phép thực
hiện quảng cáo có giá trị tối đa 1 năm. Sau 30 ngày kể từ ngày ký, nếu tổ chức,
cá nhân được cấp giấy phép mà không thực hiện quảng cáo thì giấy phép không còn
giá trị; nếu muốn tiếp tục thực hiện phải được sự đồng ý của cơ quan cấp giấy
phép thực hiện quảng cáo.
Điều 10. Quy định về an toàn đối với công trình quảng cáo:
Các tổ chức, cá
nhân khi thực hiện các loại phương tiện quảng cáo trên địa bàn thành phố phải đảm
bảo an toàn về các mặt: kết cấu xây dựng, phòng cháy chữa cháy, an toàn về điện,
an toàn giao thông và có chế độ bảo trì trong suốt thời gian giấy phép quảng
cáo còn hiệu lực. Ngoài ra các tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo phải chịu
trách nhiệm trước pháp luật đối với mọi sự cố do phương tiện quảng cáo của mình
gây ra.
Điều 11. Quy định về quảng cáo hàng hoá sản xuất ở nước ngoài mà người
quảng cáo không phải pháp nhân Việt Nam.
Hàng hoá sản xuất
ở nước ngoài mà người quảng cáo không phải pháp nhân Việt Nam muốn được quảng
cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phải có các điều kiện sau:
1- Đã được cấp
giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam.
2- Có hợp đồng
quảng cáo với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo được phép hoạt động tại thành
phố.
3- Hồ sơ, thủ tục
xin phép thực hiện quảng cáo phải tuân theo Điều 7 tại bản quy định này.
Điều 12. Quy định quảng cáo trên ấn phẩm báo chí.
1- Các Nhà xuất
bản và các tổ chức được phép hoạt động xuất bản kinh doanh dịch vụ quảng cáo
trên ấn phẩm thực hiện theo Luật xuất bản, Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản
pháp luật khác có liên quan.
2- Các cơ quan
báo chí kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện theo Luật Báo chí, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản pháp
luật khác có liên quan.
Điều 13. Quy định quảng cáo bằng phương tiện màn hình điện tử.
1- Địa điểm lắp
đặt màn hình điện tử phải được Uỷ ban nhân dân thành phố duyệt quy hoạch và cho
phép.
2- Chỉ pháp
hình và thuyết minh bằng chữ, không được phát âm thanh.
3- Phải đảm bảo
20% thời lượng phát hình dành cho việc thông tin cổ động, tuyên truyền chính trị
và phải được Sở Văn hoá và Thông tin thẩm định nội dung.
Điều 14. Cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo.
1- Sở Văn hoá
và Thông tin là cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức
năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực quảng cáo.
2- Sở Kế hoạch
và Đầu tư; Sở Thương mại, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công chánh, Sở Tài chính-Vật
giá, Cục Thuế thành phố, Công an thành phố, Kiến trúc sư trưởng thành phố thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn trong phạm vi,
nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3- Uỷ ban nhân
dân quận-huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo trên
địa bàn; phối hợp với các ban-ngành liên quan tổ chức kiểm tra giám sát, xử lý
vi phạm trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn mình quản lý.
Chương III.
THANH TRA, KIỂM TRA, XỬ
LÝ VI PHẠM
Điều 15. Thanh tra chuyên ngành văn hoá thông tin,
các sở-ngành nêu tại Điều 14 và Uỷ ban nhân dân quận-huyện có trách nhiệm thành
tra, kiểm tra việc thực hiện quy định này và các quy định của các văn bản pháp
luật có liên quan đến hoạt động quảng cáo, xử lý nghiêm minh những vi phạm theo
thẩm quyền.
Điều 16. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tại
Việt Nam khi thực hiện quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có hành vi
vi phạm pháp luật về quảng cáo và vi phạm nội dung quy định này thì tuỳ theo
tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 17. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm
các quy định về việc cấp, thu hồi giấy phép thực hiện quảng cáo, cản trợ hoạt động
quảng cáo đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân; sách nhiễu hoặc có hành vi vi phạm
các quy định của Pháp lệnh quảng cáo, vi phạm quy định này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ
luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại
thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương IV.
LỆ PHÍ CẤP GIẤY PHÉP THỰC
HIỆN QUẢNG CÁO
Điều 18. Lệ phí cấp giấy phép thực hiện quảng cáo:
1- Các tổ chức,
cá nhân hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phải nộp lệ phí
cấp giấy phép thực hiện quảng cáo theo Thông tư số 28/TT-LB ngày 30 tháng 5 năm
1996 của Liên Bộ Tài chính và Văn hoá-Thông tin.
2- Sở Văn hoá
và Thông tin, Uỷ ban nhân dân quận-huyện có trách nhiệm tổ chức thu lệ phí cấp giấy
phép thực hiện quảng cáo và quản lý, sử dụng theo quy định tại Thông tư số
28/TT-LB ngày 30 tháng 5 năm 1996 của Liên Bộ Tài chính và Văn hoá-Thông tin.
Chương V.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 19. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng
cáo tại Việt Nam phải tuân thủ nghiêm chỉnh quy định này, các quy định của Pháp
lệnh quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 20. Giấy phép thực hiện quảng cáo được cấp trước
khi quy định này có hiệu lực thi hành, thì vẫn được sử dụng cho đến khi hết thời
hạn ghi trong giấy phép.
Điều 21. Giao Sở Văn hoá và Thông tin chủ trì phối
hợp với Kiến trúc sư trưởng thành phố và Uỷ ban nhân dân quận-huyện tham mưu đề
xuất cho Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt quy hoạch quảng cáo ngoài trời
trên địa bàn từng quận-huyện, quy hoạch địa điểm lắp đặt màn hình quảng cáo điện
tử, theo hướng không được thực hiện quảng cáo ngoài trời bao quanh mặt tiền các
công trình, trên nóc các cao ốc, chợ và các công trình kiến trúc lịch sử văn
hoá, tại các đầu cầu, các giao lộ vòng xoay, khu vực trung tâm thành phố, làm ảnh
hưởng mỹ quan, kiến trúc đô thị, trật tự an toàn giao thông.
Điều 22. Sở Văn hoá và Thông tin có trách nhiệm phối
hợp với các sở-ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân quận-huyện triển khai thực hiện
nghiêm túc quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, Sở Văn
hoá và Thông tin kịp thời đề xuất, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố để xem
xét, sửa đổi, bổ sung quy định này./.
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ