ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1079/QĐ-UBND
|
Sóc Trăng, ngày
05 tháng 5 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày
03/11/2015 của Chính phủ phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm
2016 đến năm 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06/8/2020 của
Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 30/6/2022 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng thực hiện Kết luận số 08-KL/TU ngày 06/11/2021 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
13-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về phát triển công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tỉnh
Sóc Trăng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng giai đoạn 2023 - 2025.
Điều 2. Quyết định này hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu: TH, VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lâm Hoàng Nghiệp
|
CHƯƠNG TRÌNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
VỀ
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2025
(Kèm theo Quyết định số: 1079/QĐ-UBND ngày 05/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Sóc Trăng)
Căn cứ Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06/8/2020 của
Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 30/6/2022 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng thực hiện Kết luận số 08-KL/TU ngày 06/11/2021 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số
13-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về phát triển công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Chương trình về phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2023 - 2025, như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát huy tiềm năng thế mạnh, lợi thế cạnh tranh và
định hướng phát triển của ngành công nghiệp, thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất công nghiệp phát triển sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục
vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu, tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu.
Phấn đấu đến năm 2025, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp
ứng nhu cầu cho sản xuất công nghiệp của địa phương.
2. Mục tiêu cụ thể
Tuyên truyền, phổ biến văn bản, quy định về lĩnh vực
công nghiệp hỗ trợ; Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc ba lĩnh vực chủ
yếu, gồm: linh kiện phụ tùng; công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may - da giày và
công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao phù hợp với Quyết định số
68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
Nhiệm vụ giai đoạn 2023 - 2025, ngành công nghiệp hỗ
trợ tỉnh Sóc Trăng thực hiện các hoạt động chính như sau:
1. Tập huấn văn bản, quy định về lĩnh vực công nghiệp
hỗ trợ; Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt
động công nghiệp hỗ trợ.
2. Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở trong và ngoài nước; xúc tiến
thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ: Tư vấn hỗ trợ doanh
nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
3. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp
ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản
trị sản xuất. Bao gồm các hoạt động chính:
- Đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn,
hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp;
- Tổ chức đào tạo cho doanh nghiệp về sản xuất sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ, quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.
4. Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển
giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên
liệu và vật liệu. Bao gồm các hoạt động chính:
- Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ hoàn thiện,
đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm;
- Hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm,
chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực
công nghiệp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp các cơ quan,
đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện
hiệu quả các nhiệm vụ đã đề ra tại Chương trình này và các nội dung hỗ trợ từ
Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ của Trung ương, đảm bảo theo quy định
pháp luật hiện hành.
- Nghiên cứu, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa
phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết
định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số
115/NQ-CP ngày 06/8/2020 của Chính phủ phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế
- xã hội của địa phương.
- Thường xuyên rà soát, hoàn thiện tổ chức, nâng
cao năng lực bộ máy của Sở Công Thương và các đơn vị trực thuộc liên quan đến
triển khai các hoạt động phát triển công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ trên địa
bàn tỉnh.
- Phổ biến Chương trình phát triển công nghiệp hỗ
trợ đến các đơn vị liên quan, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, các
tổ chức kinh tế, hướng dẫn thủ tục cho các đơn vị, doanh nghiệp tham gia thực
hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực
hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Trường hợp
phát sinh khó khăn, vướng mắc, kịp thời tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân
dân tỉnh.
- Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình phát
triển công nghiệp hỗ trợ, chủ trì, phối hợp với các sở ngành, địa phương có
liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Tài chính xem xét, thẩm định.
2. Sở Tài chính
Phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương và các đơn vị
liên quan thẩm định dự toán kinh phí thực hiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố
trí, phê duyệt kinh phí thực hiện trong khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, đảm
bảo theo quy định hiện hành.
3. Các sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã và thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách:
- Rà soát, tổ chức thực hiện hiệu quả, thiết thực
các hoạt động hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với Chương trình
này, đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 và Nghị
quyết số 115/NQ-CP ngày 06/8/2020 của Chính phủ; dự toán chi tiết kinh phí các
hoạt động thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ gửi Sở Công
Thương tổng hợp; chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí
theo đúng chế độ, tiêu chuẩn quy định.
- Xúc tiến, thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ; tạo điều kiện để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản
phẩm công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh đầu tư phát triển, mở rộng liên kết,
hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước;
hỗ trợ thực hiện các thủ tục về đất đai, giải phóng mặt bằng và tuyển dụng lao
động cho nhu cầu sản xuất...
4. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
- Phối hợp Sở Công Thương và các sở ngành triển
khai thực hiện các nội dung Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ
trợ trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mạnh dạn
đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển ngành công
nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí thực hiện Chương trình bao gồm
nguồn từ ngân sách nhà nước (trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện); từ kinh phí sự
nghiệp và nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
2. Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, thực hiện
theo phân cấp nhà nước hiện hành. Các sở ngành, địa phương căn cứ mục tiêu, nhiệm
vụ hỗ trợ nêu trong Chương trình để xây dựng dự toán kinh phí chi tiết cho các
hoạt động hỗ trợ cụ thể. Kinh phí thực tế thực hiện đối với từng nội dung hỗ trợ
sẽ được thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành.
3. Đẩy mạnh huy động các nguồn kinh phí từ các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia thực hiện hoạt động
Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng theo quy
định pháp luật.
Trong quá trình thực hiện Chương trình này, trường
hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy
ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Công Thương)./.