BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
100/QĐ
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 2 năm 1995
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM SỐ
100/QĐ NGÀY 23 THÁNG 02 NĂM 1995 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC THẨM ĐỊNH
SẢN XUẤT, GIA CÔNG, ĐĂNG KÝ, XUẤT, NHẬP KHẨU, LƯU CHỨA, TIÊU HỦY, NHÃN THUỐC,
BAO BÌ ĐÓNG GÓI VÀ QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm
dịch thực vật, ban hành ngày 15/02/1993 và Nghị định số 92/CP ngày 27/11/1993 của
Chính phủ ban hành Điều lệ về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật;
Căn cứ Nghị định 46/HĐBT ngày 05/03/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là
Chính phủ) quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và
Công nghiệp thực phẩm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Vụ trưởng Vụ Khoa học Kỹ
thuật.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Nay ban hành Quy định về thủ tục thẩm định sản xuất, gia
công, đăng ký, xuất, nhập khẩu, lưu chứa, tiêu hủy, nhãn thuốc, bao bì đóng gói
và quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật.
Quy định này áp dụng cho các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến các công việc trên
tại Việt Nam.
Điều 2:
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định
trước đây trái với Quy định này đều bãi bỏ.
Điều 3:
Các ông Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Vụ trưởng Vụ Khoa
học Kỹ thuật, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực
phẩm, Giám đốc Sở Nông nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH
VỀ THỦ TỤC THẨM ĐỊNH SẢN XUẤT, GIA CÔNG, ĐĂNG KÝ, XUẤT, NHẬP
KHẨU, LƯU CHỨA, TIÊU HỦY, NHÃN THUỐC, BAO BÌ ĐÓNG GÓI VÀ QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 100 ngày 23 tháng 02 năm 1995 của Bộ Nông
nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm)
I/- THỦ TỤC
THẨM ĐỊNH SẢN XUẤT, GIA CÔNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 1:
Thủ tục thẩm định sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực
vật.
1- Các tổ chức, cá nhân muốn sản
xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật phải được Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực
phẩm thẩm định về tiêu chuẩn, chủng loại, dạng và tính năng tác dụng của thuốc;
2- Hồ sơ xin thẩm định gửi cho Bộ
Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm gồm:
a- Đơn xin thẩm định kèm theo
danh mục các loại thuốc xin sản xuất, gia công;
b- Tài liệu về tiêu chuẩn, chủng
loại, dạng và tính năng tác dụng của thuốc.
Việc thẩm định các điều kiện để
tổ chức, cá nhân xin đăng ký sản xuất, gia công thuốc bảo vệ thực vật được quy
định tại Điều 8 Điều lệ về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị
định số 92/CP ngày 27/11/1993 của Chính phủ do các cơ quan quản lý Nhà nước có
liên quan giải quyết.
3- Tổ chức, cá nhân muốn sản xuất,
gia công thuốc bảo vệ thực vật phải nộp lệ phí thẩm định theo quy định tại
Thông tư Liên bộ số 27-TT-LB ngày 30/03/1994 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp
và Công nghiệp Thực phẩm;
4- Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp
Thực phẩm có ý kiến thẩm định chậm nhất là 45 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp
lệ. Nếu ý kiến thẩm định là không đồng ý thì phải nói rõ lý do bằng văn bản.
II/ - THỦ TỤC
ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT:
Điều 2:
Các loại
thuốc bảo vệ thực vật phải đăng ký sử dụng ở Việt Nam:
1- Thuốc chưa có tên trong danh
mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam;
2- Thuốc có tên trong danh mục
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, nhưng mang tên thương mại khác, thay đổi
phạm vi sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất, dung môi, phụ gia hoặc hỗn hợp
các thuốc với nhau thành thuốc mới;
3- Thuốc có tên trong danh mục
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam nhưng chưa qua đăng ký.
Điều 3:
Các loại
thuốc bảo vệ thực vật không được đăng ký:
1- Thuốc trong danh mục thuốc bảo
vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam (trừ các thuốc chuyên dùng trong vệ sinh
phòng dịch, khử trùng kho tàng, bến bãi, xử lý gỗ...);
2- Thuốc chưa có tên thương mại;
3- Thuốc có tên thương mại trùng
với tên hoạt chất;
4- Thuốc thành phẩm có độc cấp
tính thuộc nhóm I theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới và các loại thuốc dù
không thuộc nhóm I nhưng chậm phân huỷ, gây ô nhiễm môi trường.
Điều 4:
Các hình thức đăng ký
1- Đăng ký khảo nghiệm:
a- Đăng ký khảo nghiệm được áp dụng
cho các loại thuốc:
- Mới sáng chế ở trong nước;
- Đã thành sản phẩm hàng hoá ở
nước ngoài, nhưng lần đầu tiên được đưa vào sử dụng ở Việt Nam;
- Thuốc thay đổi phạm vi sử dụng,
dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất, dung môi, phụ gia;
- Sản phẩm mới hỗn hợp từ hai
hay nhiều loại hoạt chất khác nhau;
b- Đăng ký khảo nghiệm phải được
tiến hành theo hai giai đoạn: Khảo nghiệm diện hẹp và khảo nghiệm diện rộng. Khảo
nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành sau khi kết quả khảo nghiệm diện hẹp được
công nhận.
2- Đăng ký chính thức:
Đăng ký chính thức được áp dụng
cho các loại thuốc đã qua khảo nghiệm và kết quả được công nhận.
3- Đăng ký bổ sung:
Đăng ký bổ sung được áp dụng cho
các loại thuốc:
a) Thay đổi phạm vi sử dụng, dạng
thuốc, hàm lượng hoạt chất, dung môi, phụ gia hoặc hỗn hợp với nhau thành thuốc
mới và đã qua khảo nghiệm diện rộng và kết quả được công nhận;
b) Mang tên thương mại khác;
c) Đã được đăng ký chính thức
trong thời hạn 3 năm, nếu chủ sản phẩm có yêu cầu đăng ký bổ sung hoặc chuyển
nhượng quyền đăng ký bổ sung cho người khác.
4- Tái đăng ký:
Tái đăng ký được áp dụng cho tất
cả các loại thuốc có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở
Việt Nam, nhưng giấy đăng ký đã hết hạn. Thời hạn nộp hồ sơ tái đăng ký là 6
tháng trước khi giấy đăng ký hết hạn.
Điều 5:
Hồ sơ xin
đăng ký gửi về Cục Bảo vệ thực vật, bao gồm:
1- Đơn xin đăng ký (theo mẫu quy
định);
2- Bản sao văn bằng bảo hộ quyền
sở hữu công nghiệp (có công chứng) do Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam cấp hoặc
bản sao (có công chứng) giấy uỷ nhiệm, giấy chuyển nhượng quyền sử dụng các văn
bản bảo hộ quyền sở hữu sản phẩm ở Việt Nam của các chủ sở hữu các sản phẩm đó
(nếu có). Trong trường hợp không có văn bằng hoặc giấy tờ trên thì chủ sản phẩm
không được quyền khiếu nại khi tổ chức hoặc cá nhân khác xin đăng ký sản phẩm
đó;
3- Thuốc mẫu và tài liệu băng tiếng
Việt, nếu là bản dịch phải kèm theo bản gốc bằng tiếng Anh (có phụ lục đăng ký
thuốc bảo vệ thực vật kèm theo).
Điều 6:
Phí đăng ký
Tổ chức, cá nhân xin đăng ký phải
nộp lệ phí đăng ký theo quy định tại Thông tư Liên bộ số 27-TT-LB ngày
30/3/1994 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm.
Điều 7:
Trách nhiệm của cơ quan cấp đăng ký
1- Tiếp nhận hồ sơ và thuốc mẫu;
2- Thẩm định hồ sơ và thuốc mẫu;
3- Trả lời kết quả thẩm định cho
phép đăng ký trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
4- Cấp giấy phép khảo nghiệm và
thu lệ phí thẩm định đăng ký khảo nghiệm;
5- Tổ chức và quản lý Nhà nước
việc khảo nghiệm;
6- Tổ chức việc đánh giá kết quả
khảo nghiệm và lập hồ sở trình Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm xét cấp
đăng ký;
7- Cấp giấy đăng ký và thu phí cấp
giấy đăng ký.
Điều 8:
Thời hạn của
giấy phép khảo nghiệm là 3 năm và của giấy đăng ký bổ sung, chính thức và tái
đăng ký là 5 năm.
III- THỦ TỤC
THẨM ĐỊNH XUẤT, NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
IV- LƯU CHỨA
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 10:
Kho lưu
chứa thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1- Có giấy xác nhận của các cơ
quan có chức năng về môi trường, y tế;
2- Kho phải được xây dựng vững
chắc băng vật liệu khó cháy, không bị úng ngập, thông thoáng, có tường rào bảo
vệ, khoảng cách chung quanh giữa các nhà kho tối thiểu là 10 m để xe chữa cháy
có thể đi lại dễ dàng;
3- Phải có các phương tiện chữa
cháy, phòng độc và cấp cứu.
V- TIÊU HUỶ
THUỐC VÀ BAO GÓI ĐÃ ĐỰNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 11:
Việc tiêu
huỷ thuốc và báo gói đã đựng thuốc bảo vệ thực vật phải đạt được các yêu cầu
sau:
1- Mức dư lượng thuốc tối đa cho
phép trong đất, nước, không khí không được vượt quá mức quy định của tổ chức Y
tế thế giới;
2- Người thực hiện tiêu huỷ phải
được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng độc và bảo hộ lao động.
Điều 12:
Địa điểm
tiêu huỷ phải:
1- Xa khu dân cư, các công trình
xây dựng, nguồn nước, vùng trồng cây lương thực, thực phẩm, cây dược liệu, cây
công nghiệp, khu vực chăn nuôi;
2- Ở nơi đất cao, không bị ngập
úng, xói mòn, có độ hút ẩm lớn và độ thấm nước cao;
3- Không nằm trong quy hoạch sử
dụng lâu dài;
4- Có rào chắn và biển báo.
Điều 13:
Phương pháp tiêu hủy
1- Đối với bao gói đã đựng thuốc:
a) - Bao gói làm bằng vật liệu dễ
cháy: tiêu huỷ bằng cách đốt, trừ khi trên bao gói ghi chỉ dẫn không được đốt
thì tiêu huỷ bằng cách chôn sâu cách mặt đất ít nhất 1 m ở nơi tiêu huỷ, trước
khi tiêu huỷ phải mở hết nút, nắp và đâm thủng hoặc đập vỡ;
b)- Bao gói làm bằng vật liệu
không cháy:
- Đối với bao gói nhỏ thì chôn ở
nơi tiêu huỷ, trước khi tiêu huỷ phải mở hết nút, nắp và đâm thủng hoặc đập vỡ;
Đối với bao gói lớn từ 20-200
lít thì xử lý bằng một trong hai cách sau:
- Bán lại cho nơi cung ứng thuốc
hoặc cơ sở sản xuất, gia công thuốc có yêu cầu;
- Chôn sâu cách mặt đất ít nhất
1 m ở nơi tiêu huỷ, trước khi chôn phải mở hết nút, nắp và đâm thủng hoặc đập vỡ;
2- Đối với thuốc: chỉ tiêu huỷ
những loại thuốc mất phẩm chất không còn khả năng sử dụng và tái chế, thuốc cấm
sử dụng, thuốc pha chế thừa trong quá trình sử dụng, thuốc bị dò rỉ, đổ vỡ
trong quá trình lưu thông, lưu chứa, thuốc thu gom khi lau chùi dụng cụ sản xuất,
gia công thuốc:
a- Đối với thuốc mất phẩm chất
không còn khả năng sử dụng và tái chế có số lượng ít, độ độc từ nhóm II trở lên
(theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới) và không thuộc nhóm bền vững trong
môi trường thì tiêu hủy bằng cách trộn thuốc với vôi bột hoặc hóa chất có khả
năng phân hủy thuốc rồi chôn ở nơi tiêu hủy;
b- Đối với thuốc mất phẩm chất
không còn khả năng sử dụng và tái chế có số lượng lớn và độ độc từ nhóm II trở
lên, thuốc thuộc nhóm độc I, thuốc cấm sử dụng và thuốc thuộc nhóm bền vững thì
phải có phương án tiêu hủy được cơ quan bảo vệ môi trường duyệt;
c- Đối với thuốc pha chế thừa
trong quá trình sử dụng, thuốc bị dò rỉ, đổ vỡ trong quá trình lưu thông, lưu
chứa, thuốc thu gom khi lau chùi dụng cụ sản xuất, gia công thuốc thì tiêu hủy
bằng cách trộn với vôi bột hoặc các hóa chất có khả năng phân hủy thuốc rồi
chôn ở nơi tiêu hủy.
VI/- NHÃN THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 14:
1- Tất cả
các loại thuốc bảo vệ thực vật khi lưu thông phải có nhãn bằng tiếng Việt Nam
và phải được đăng ký theo đúng quy định với cơ quan có thẩm quyền;
2- Nhãn phải rõ ràng, dễ đọc,
không bị mờ nhạt hoặc dễ bị rách nát trong quá trình lưu thông, lưu chứa và sử
dụng;
3- Nhãn phải gắn chặt hoặc in
trên bao bì thuốc;
4- Không được dùng màu đỏ và màu
trùng với màu chỉ nhóm độc của thuốc để làm nền nhãn.
Điều 15:
Nội dung
ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật gồm:
1- Tên thương mại của thuốc, hàm
lượng hoạt chất, dạng thuốc, thành phần, tính năng tác dụng và độ độc của thuốc;
2- Hướng dẫn sử dụng;
3- Những biện pháp an toàn khi sử
dụng, sau khi sử dụng và sơ cứu khi bị ngộ độc thuốc;
4- Khả năng hồn hợp với các loại
thuốc khác (nếu có);
5- Cách bảo quản thuốc và cách
tiêu hủy bao gói;
6- Số đăng ký, tên và địa chỉ của
cơ sở sản xuất, gia công hoặc cung ứng, dung tích hoặc khối lượng tịnh;
7- Ngày sản xuất, gia công hoặc
đóng gói và thời hạn sử dụng;
8- Hình tượng hướng dẫn cách bảo
quản, pha chế, sử dụng (nếu có);
9- Vạch màu biểu thị nhóm độc của
thuốc.
Điều 16:
Nhãn thuốc
bảo vệ thực vật gồm:
Nhãn 1 cột, nhãn 2 cột, nhãn 3 cột
và nhãn bướm, (bố cục và nội dung của từng loại có phần phụ lục kèm theo).
VII/- BAO BÌ
ĐÓNG GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 17:
1- Thuốc
bảo vệ thực vật phải được đựng trong bao bì riêng;
2- Cấm dùng các loại bao bì
chuyên đựng đồ ăn, thức uống để đựng thuốc;
3- Không đựng thuốc bằng các bao
bì dễ gây nguy hiểm cho người sử dụng, không đựng thuốc trong ống tiêm thủy
tinh;
4- Bao bì đựng thuốc phải:
a- Bền trong quá trình bảo quản,
lưu thông và sử dụng:
b- Không làm ảnh hướng đến thành
phần và tính năng, tác dụng của thuốc;
c- Ngăn cản được các yếu tố của
môi trường ảnh hưởng đến chất lượng của thuốc.
VIII/ - QUẢNG
CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 18:
1- Chỉ được
quảng cáo các loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục được phép sử dụng;
2- Không được dùng những từ ngữ
để khẳng định về tính an toàn của thuốc như: "không nguy hiểm",
"không độc", "không có hại" để quảng cáo;
3- Quảng cáo phải chấp hành đúng
Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo trên
lãnh thổ Việt Nam.
PHỤ LỤC
ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Tùy theo từng hình thức đăng ký
mà tổ chức, cá nhân xin đăng ký thuốc bảo vệ thực vật phải nộp các tài liệu và
mẫu vật:
1- Với đăng ký khảo nghiệm:
Tài liệu về đặc tính lý, hóa của
thuốc thành phẩm, thuốc kỹ thuật và hoạt chất:
- Tên hóa học, tên hoạt chất,
tên thương mại, công thức cấu tạo và công thức phân tử của hoạt chất, màu sắc,
áp suất hơi, khả năng hòa tan, điểm nóng chảy (dạng rắn), điểm sôi (dạng lỏng),
tỷ trọng của thuốc thành phẩm, điểm bốc cháy, khả năng bắt lửa, khả năng gây nổ,
khả năng ăn mòn, khả năng hỗn hợp, khả năng bền vững và các tính chất lý, hóa
cơ bản khác;
- Dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất,
thành phẩm và hàm lượng dung môi hoặc phụ gia.
Tài liệu về độc lý của thuốc
thành phẩm, thuốc kỹ thuật và hoạt chất:
- Độc cấp tính (đường miệng, đường
tiếp xúc, đường hô hấp), khả năng gây kích thích mắt, da, khả năng gây dị ứng;
- Độc mãn tính như khả năng gây ung
thư, gây quái thai, gây đột biến gen, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản...
Các tài liệu khác:
Quá trình chuyển hóa của thuốc
trong cơ thể người, động vật; khả năng tích lũy trong mỡ; quá trình chuyển hóa
và phân giải trong cây, trong đất và trong điều kiện tự nhiên; ảnh hưởng của
thuốc đến động vật hoang dã như cá, chim, ong, động vật có ích (giun đất, thiên
địch...); mức hấp thụ hàng ngày cho phép đối với người (ADI); mức dư lượng tối
đa cho phép (MRL); thời gian cách ly (PHI); hiệu lực phòng trừ dịch hại của thuốc
ở nước ngoài; tình hình đăng ký thuốc ở nước ngoài (bản sao giấy đăng ký ở các
nước trong khu vực.
Nhãn thuốc bằng tiếng Anh đối với
tổ chức, cá nhân nước ngoài và mẫu nhãn bằng tiếng Việt Nam đối với tổ chức, cá
nhân trong nước.
2- Với đăng ký chính thức:
2 gr chất chuẩn, 1 lít hoặc 1kg
thuốc thành phẩm, kết quả khảo nghiệm hiệu lực phòng trừ dịch hại ở Việt Nam. Kết
quả này phải có ý kiến xác nhận của cơ quan quản lý thử nghiệm thuốc bảo vệ thực
vật mới.
Tài liệu về phương pháp phân
tích chất lượng và dư lượng thuốc, tài liệu về phương pháp sơ cứu khi bị ngộ độc
thuốc, mẫu nhãn thuốc bằng tiếng Việt, nội dung phù hợp với quy định của Việt
Nam và hướng dẫn của FAO.
3- Với đăng ký bổ sung:
Trường hợp thay đổi phạm vi sử dụng:
Tài liệu về lý do thay đổi, về hiệu lực phòng trừ dịch hại ở Việt Nam (kết quả
khảo nghiệm diện rộng), phương pháp sử dụng, thời gian cách ly.
Trường hợp thay đổi dạng thuốc,
thay đổi hàm lượng hoạt chất, thay đổi dung môi và phụ gia: tài liệu về độc lý
nếu thuốc có hàm lượng hoạt chất cao hơn thuốc đã có trong danh mục, tài liệu về
tính chất lý, hóa, hiệu lực phòng trừ dịch hại ở Việt Nam (kết quả khảo nghiệm
diện rộng), phương pháp sử dụng, thời gian cách ly, phương pháp sơ cứu, tình
hình đăng ký ở nước ngoài và 250gr hoặc 250ml thuốc thành phẩm.
Trường hợp hỗn hợp các thuốc với
nhau: Tài liệu về tỷ lệ các loại thuốc cấu thành, đặc tính lý hóa, độc lý, hiệu
lực phòng trừ dịch hại ở Việt Nam (kết quả khảo nghiệm diện rộng), phương pháp
sử dụng, thời gian cách ly, phương pháp sơ cứu, tình hình đăng ký ở nước ngoài
và 250gr hoặc 250ml thuốc thành phẩm.
Trường hợp mang tên thương mại
khác: Tài liệu về lý do mang tên khác, đặc tính lý hóa của hoạt chất và thuốc
thương phẩm, phương pháp sử dụng, thời gian cách lý, tình hình đăng ký ở nước
ngoài và 250gr hoặc 250ml thuốc thành phẩm.
Ngoài các tài liệu nêu trên, nếu
chủ sản phẩm xin đăng ký bổ sung không phải là người đã đăng ký chính thức thì
phải nộp thêm các tài liệu theo quy định tại mục 1 của phụ lục này.
Tất cả các trường hợp đăng ký bổ
sung đều phải nộp mẫu nhãn thuốc bằng tiếng Việt như đăng ký chính thức.
4- Tái đăng ký:
Đối với các thuốc đã được đăng
ký sử dụng ở Việt Nam nhưng hết hạn cho phép thì phải nộp đơn xin gia hạn, tài
liệu về tình hình đăng ký và sử dụng ở nước ngoài hiện nay.
Đối với thuốc đã có trong danh mục
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam theo Quyết định số 208 ngày
16/7/1991 của Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm về việc ban hành Danh mục
thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam thì phải nộp các tài liệu và
mẫu vật như đăng ký chính thức. Thời hạn tiến hành đăng ký các loại thuốc này
trong vòng 9 tháng kể từ khi ban hành Quy định này.
PHỤ LỤC
NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
PHỤ LỤC
1: NỘI DUNG NHÃN MỘT CỘT
- Thông tin về độ độc (phụ lục
5, mục 1)
- Tên thuốc và dạng thuốc (phụ lục
5, mục 2)
- Thành phần:
+ Hoạt chất
+ Dung môi (nếu cần) (phụ lục 5,
mục 3)
- Công dụng (phụ lục 5, mục 4)
- Hướng dẫn cách sử dụng (phụ lục
5, mục 5)
- Thời gian cách ly (phụ lục 5,
mục 6)
- Chú ý về an toàn (phụ lục 5, mục
7)
- Chỉ dẫn về cấp cứu ngộ độc (phụ
lục 5, mục 8)
- Dung tích hoặc khối lượng tịnh,
ngày đóng gói, ngày hết hạn sử dụng
- Tên và địa chỉ nơi sản xuất,
gia công, đại lý hoặc cung ứng
- Vạch màu (phụ lục 5, mục 9).
PHỤ LỤC 2:
NỘI DUNG NHÃN 2 CỘT
Cột chính (phía bên trái
nhãn)
- Thông tin về độ độc (phụ lục
5, mục 1)
- Tên thuốc và dạng thuốc (phụ lục
5, mục 2)
- Thành phần:
+ Hoạt chất
+ Dung môi (nếu cần) (phụ lục 5,
mục 3)
- Công dụng (phụ lục 5, mục 4)
- Chú ý về an toàn (phụ lục 5, mục
7)
- Chỉ dẫn về cấp cứu ngộ độc (phụ
lục 5, mục 8).
Cột phụ (phía bên phải nhãn)
- Hướng dẫn cách sử dụng (phụ lục
5, mục 5)
- Thời gian cách ly (phụ lục 5,
mục 6)
- Dung tích hoặc khối lượng tịnh,
ngày đóng gói, ngày hết hạn sử dụng
- Tên và địa chỉ nơi sản xuất,
gia công, đại lý hoặc cung ứng
- Vạch màu (chung cho cả 2 cột)
(phụ lục 5, mục 9).
PHỤ LỤC 3:
NỘI DUNG NHÃN 3 CỘT
Cột chính (ở giữa)
- Thông tin về độ độc (phụ lục
5, mục 1)
- Tên thuốc và dạng thuốc (phụ lục
5, mục 2)
- Thành phần:
+ Hoạt chất
+ Dung môi (nếu cần) (phụ lục 5,
mục 3)
- Công dụng (phụ lục 5, mục 4)
- Dung tích hoặc khối lượng tịnh,
ngày đóng gói, ngày hết hạn sử dụng
- Tên và địa chỉ nơi sản xuất,
gia công, đại lý hoặc cung ứng.
Cột phụ 1 (phía bên trái cột chính)
- Hướng dẫn cách sử dụng (phụ lục
5, mục 5)
- Thời gian cách ly (phụ lục 5,
mục 6).
Cột phụ 2 (phía bên phải cột
chính)
- Chú ý về an toàn (phụ lục 5, mục
7)
- Chỉ dẫn về cấp cứu ngộ độc (phụ
lục 5, mục 8)
- Vạch màu (chung cho cả 3 cột)
(phụ lục 5, mục 9).
PHỤ LỤC 4:
NỘI DUNG NHÃN BƯỚM
Khi mà lượng thông tin cần truyền
đạt về thuốc quá nhiều mà diện tích nhãn trên bao gói có hạn và không đáp ứng đủ
thì lượng thông tin đó được in thêm trên một nhãn khác gọi là nhãn bướm.
Khi sử dụng nhãn bướm thì ở cột
chính của nhãn trên bao gói phải in dòng chữ "Đọc kỹ nhãn bướm kèm theo
trước khi sử dụng thuốc".
- Thông tin về độ độc (phụ lục
5, mục 1)
- Tên thuốc và dạng thuốc (phụ lục
5, mục 2)
- Hướng dẫn cách sử dụng (phụ lục
5, mục 5)
- Thời gian cách ly (phụ lục 5,
mục 6)
- Chú ý về an toàn (phụ lục 5, mục
7)
- Chỉ dẫn về cấp cứu ngộ độc (phụ
lục 5, mục 8).
PHỤ LỤC 5:
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
1- Thông tin về độ độc:
- Những thông tin về độ độc của
thuốc như "Rất độc", "Độc cao", "Nguy hiểm",
"Cẩn thận" và hình tượng biểu hiện độ độc tương ứng của mỗi loại thuốc
(Đầu lâu xương chéo đối với thuốc thuộc nhóm độc I và chữ thập trong hình vuông
đặt lệch đối với thuốc thuộc nhóm độc II) phải được đặt ở phía trên của cột
chính trong nhãn.
- Câu "Bảo quản xa trẻ
em" phải được đặt ngay dưới thông tin và hình tượng biểu hiện độ độc.
- Ngoài những thông tin trên,
trên nhãn có thể có hình tượng biểu hiện tính chất vật lý của thuốc như tính ăn
mòn, tính dễ nổ, tính dễ cháy, tính dễ ô xi hóa... (nếu có) (phụ lục 6).
Hình tượng biểu hiện độ độc và
tính chất vật lý của thuốc được in trong hình vuông đặt lệch, phải theo màu quy
định và độ lớn của hình không được nhỏ hơn 1/10 diện tích cột chính.
2- Tên thuốc và dạng thuốc:
- Tên thương mại
- Loại thuốc (trừ sâu, bệnh, cỏ...)
- Hàm lượng hoạt chất và dạng
thuốc (ký hiệu Việt Nam hoặc Quốc tế)
Ví dụ: Thuốc trừ sâu Padan 95
SP.
Thuốc trừ bệnh Vanicide 3 DD.
Thuốc từ cỏ Vidiu 80 BTN.
3- Thành phần:
- Hoạt chất: Tên và hàm lượng của
tất cả các hoạt chất có trong thuốc (đơn vị g/kg hoặc g/l hoặc %).
- Dung môi: Khi dung môi làm
tăng độ độc hay tăng tính chất vật lý của thuốc như phụ lục 6 thì phải ghi tên
và hàm lượng của dung môi trên nhãn.
4- Công dụng: Phải ghi rõ thuốc
được dùng để phòng trừ dịch hại gì trên đối tượng bị hại gì.
Ví dụ: Dùng trừ cỏ trên cây trồng
cạn.
Dùng trừ cỏ một năm mới nảy mầm
trên lúa gieo thẳng.
Dùng trừ đạo ôn trên lúa.
5- Hướng dẫn cách sử dụng: Phải
ghi rõ dịch hại, thời gian và phương pháp sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả
nhất. Hướng dẫn cách sử dụng phải bao gồm:
- Mọi thông tin nhằm ngăn ngừa
việc sử dụng sai hoặc không phù hợp.
Ví dụ: + Không sử dụng khi trời
sắp mưa
+ Chỉ sử dụng ở giai đoạn 2 đến
5 lá.
- Liều lượng, nồng độ, thời gian
và phương pháp áp dụng đối với tình trạng dịch hại.
- Hướng dẫn về chuẩn bị pha thuốc,
cách pha thuốc, cách phun thuốc, cách bảo quản, cách tiêu hủy thuốc thừa và bao
bì.
- Thuốc có thể hoặc không hỗn hợp
được với các loại thuốc khác.
6- Thời gian cách ly: Phải ghi
rõ thời gian cách ly đối với từng đối tượng như:
- Không sử dụng thuốc trước khi
thu hoạch (ngày/tuần)
- Không xử lý vật nuôi trước khi
giết thịt (ngày/tuần)
- Nguy hiểm (độc) đối với vật
nuôi. Không thả vật nuôi vào khu vực xử lý (giờ/ngày)
- Người không có trang bị bảo hộ
không được vào khu vực xử lý (giờ/ngày)
- Thông gió khu vực xử lý (giờ/ngày)
trước khi vào làm việc (nhà, kho...).
7- Chú ý về an toàn:
- Đối với thuốc:
+ Gây ngộ độc nếu hít phải
+ Gây ngộ độc nếu uống phải
+ Gây ngộ độc nếu tiếp xúc với
da
+ Gây dị ứng đối với da, mắt, hệ
hô hấp.
- Khi sử dụng:
+ Tránh hít phải thuốc
+ Tránh để thuốc tiếp xúc với
da, mồm, mắt và mũi
+ Không hút thuốc, ăn, uống
+ Sử dụng trang bị bảo hộ (quần
áo, kính, mũ, găng tay, ủng, mặt nạ...)
- Trong trường hợp thuốc dính
vào người cần:
+ Thay ngay trang bị bảo hộ (quần
áo, khẩu trang, mũ, ủng...)
+ Rửa sạch ngay vùng bị dính thuốc
bằng nhiều nước.
- Sau khi sử dụng:
+ Rửa chân tay hay tắm rửa.
+ Rửa sạch trang bị bảo hộ lao động.
Những thông tin này phải được
ghi rõ nét bằng chữ in hoa để đảm bảo an toàn cho người sử dụng thuốc.
8- Chỉ dẫn về cấp cứu ngộ độc:
Ghi rõ phương pháp sơ cứu khi bị
ngộ độc thuốc:
- Khi thuốc dính vào da hoặc mắt
phải làm gì
- Khi hít phải hơi thuốc phải
làm gì
- Khi uống phải thuốc phải làm
gì
- Nếu thuốc dính vào quần áo phải
làm gì
- Trong hoặc sau khi sử dụng thuốc
nếu thấy triệu chứng ngộ độc phải làm gì.
- Triệu chứng ngộ độc như thế
nào
- Thuốc giải độc (nếu có).
9- Vạch mầu:
Màu của vạch màu được xác định dựa
theo bản phân loại thuốc của tổ chức y tế thế giới (WHO).
- Đối với thuốc nhóm I vạch màu
đỏ (pantone red 199-C)
- Đối với thuốc nhóm II vạch màu
vàng (pantone yellow-C)
- Đối với thuốc nhóm III vạch
màu xanh nước biểu (pantone black 293-C)
- Vạch màu này đặt ở phần dưới cùng
của nhãn và có độ dài bằng độ dài của nhãn, diện tích không nhỏ hơn 15% diện
tích nhãn.
- Màu của vạch màu phải bền,
không bị nhòe hoặc phai.
PHỤ LỤC 6:
HÌNH TƯỢNG BIỂU DIỄN ĐỘ ĐỘC VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA
THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Độ độc
- Hình tượng màu đen trên nền
màu trắng
|
Tính
ăn mòn
- Hình tượng màu đen trên nửa
nền màu vàng hoặc da cam và chữ in màu trắng trên nửa nền màu đen
|
Tính
dễ nổ
- Hình tượng màu đèn trên nền
màu vàng hoặc da cam
|
Phản
ứng với nước (dễ cháy):
- Hình tượng màu đen trên nền
màu xanh da trời
|
Rất
dễ cháy:
-
Dễ cháy
- Hình tượng màu đen trên nền
màu đỏ
|
- Hình tượng màu đen trên nền
màu trắng với những kẻ sọc đỏ
|
Ô
xy hoá
- Hình tượng màu đen trên nền
màu vàng hoặc dâ cam
|